TIN TỪ NƯỚC ĐỨC “AI SẼ MANG VŨ NHÔM RA KHỎI ĐẤT NƯỚC SINGAPORE…?”

From:  Hung Pham added 3 new photos — with Ô’c Nhỏ Xinh and 19 others.
 

TIN TỪ NƯỚC ĐỨC
“AI SẼ MANG VŨ NHÔM RA KHỎI ĐẤT NƯỚC SINGAPORE…?”

Phan Văn Anh Vũ có hy vọng được bảo lãnh sang Đức tỵ nạn chính trị hay không?

Theo Theo TAZ đưa tin – VỤ BẮT CÓC TỪ BERLIN ĐẾN VIỆT NAM

(Vũ Nhôm chưa được xét hưởng quy chế tị nạn ở Châu Âu hay ở Đức)
“Tuy nhiên, các đơn xin tị nạn chỉ có thể được thực hiện ở các bang tương ứng chứ không phải trong các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài…”

https://m.facebook.com/story.php…

Theo thông tin được vị luât sư Đức này thông báo cho thoibao.de hôm 1.1.2018 với nội dung: ´´ Chúng tôi đã đề nghị với Đại sứ quán Đức ở Singapore cho ông Phan Văn Anh Vũ sang Đức tỵ nạn căn cứ theo điều luật số §4Abs. 1 của Bộ luật Tỵ nạn Đức (AsylG). Điều luật này cho phép những người đang bị truy bức, có nguy cơ bị án tử hình khi dẫn độ về nước, nhận được bảo lãnh sang Đức tỵ nạn chính trị. Đề nghị nêu trên đã được gửi thẳng tới Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31.12.2017 và đang chờ trả lời´´.

Sự việc diễn ra sau khi Bộ Công an Việt Nam, hôm 21.12 đã khởi tố Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ ”nhôm”) về hành vi ”Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”, đây là lý do rất mơ hồ và nặng màu sắc chính trị này đã buộc chủ doanh nghiệp bất động sản lớn tại Đà Nẵng Phan Văn Anh Vũ phải trốn chạy và đã bị lực lượng biên phòng Singapor tạm giữ hôm 28.12.2017 tại cửa khẩu Tuas của nước này khi định xuất cảnh sang một nước thứ 3.

Theo nguồn tin từ một sĩ quan đồng nghiệp với ông Vũ tại Tổng cục 5 ´´ kế hoạch di chuyển của ông Phan Văn Anh Vũ đã bị lộ lúc tới sân bay Singapore hôm 21.12 và bị người của Tổng cục 2 tình báo quân đội phát hiện cấp báo về. Đặc biệt, việc Vũ lọt qua được hàng rào hải quan sân bay tại Việt Nam là nhờ vào thẻ an ninh sân bay 4 chữ số mà ông Vũ đã sở hữu trước đó để phục vụ công tác tình báo (được đi lại ở 4 khu vực bên trong ga, kể cả khu vực đậu máy bay). Vũ đã đeo thẻ này, gây ngộ nhận cho an ninh sân bay là đang làm công tác tại đây ´´.

Ngay sau đó, lập tức các phương án tiếp cận ông Phan Văn Anh Vũ được hoạch định với việc các nhân sự thuộc Cục Đối ngoại (V12) và Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (Tổng cục VIII) thuộc Bộ Công an lập tức được lệnh di chuyển sang Singapore để triển khai lực lượng để bằng mọi cách đưa ông Phan Văn Anh Vũ trở về Việt Nam, lúc này Cục An ninh điều tra (A92)thuộc Bộ Công an Việt Nam chỉ tham gia với vai trò hỗ trợ trong nước vì không có thẩm quyền vượt biên giới. Hiện nay toàn bộ vụ án Phan Văn Anh Vũ được giao cho Cục An ninh chính trị nội bộ (A83) Bộ Công an giám sát.

Trong lúc đợi phía Chính phủ Đức đưa ra quan điểm về việc ông Phan Văn Anh Vũ muốn được đến Đức để khai báo và đưa ra các bằng chứng về việc mật vụ Việt Nam đã tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin hôm 23.7.2017, thì các luật sư của ông Vũ tại Singapore cũng đang gắng sức bảo vệ thân chủ của mình chống lại một lệnh dẫn độ mà phía Việt Nam đang tìm nhiều cách để hối thúc Chính phủ Singapore chấp thuận.
Một câu hỏi được đặt ra, liệu Chính phủ Singapore có thể sẽ nhanh chóng chấp thuận dẫn độ Phan Văn Anh Vũ trước khi Chính phủ Đức trả lời đề nghị nêu trên của luật sư ông Vũ hay không? Nhất là trong tình huống truyền thông báo chí quốc tế, từ đài BBC, RFA cho đến nhật báo TAZ của Đức và nhất là The Straitstimes tờ báo uy tín ở Singapore, đã vào cuộc đưa tin công khai về vụ việc này.

Báo The Straitstimes của Singapore đăng tin hôm 1.1.2018 về vụ ông Phan Văn Anh Vũ bị tạm giữ tại cửa khẩu Tuas của nước này hôm 28.12.2017.
http://www.straitstimes.com/…/vietnamese-property-magnate-w…
Lê Anh – Thoibao.de 
Nhật báo TAZ của Đức đăng tin về ông Phan Văn Anh Vũ trên đường tới Đức: 
http://thoibao.de/…/vu-bat-coc-tu-berlin-ve-viet-nam–nguoi… 
Phan Văn Anh Vũ muốn khai kẻ chủ mưu bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức
http://thoibao.de/…/phan-van-anh-vu-muon-khai-ke-chu-muu-ba…

Theo:http://thoibao.de/…/phan-van-anh-vu-co-hy-vong-duoc-bao-lan…

Image may contain: 3 people, people smiling
Image may contain: 4 people, people smiling, people standing, screen and indoor
Image may contain: 1 person, smiling, sky and closeup
 
 
Luân Tá Võ Phạm Lê Vương Các

CƠ HỘI TỴ NẠN CỦA VŨ “NHÔM”?

Thời gian ngắn vừa qua, ghi nhận một xu hướng rõ rệt của các quan chức VN khi bị “ngã ngựa” là kiếm đường tẩu ra nước ngoài, lợi dụng các cơ chế bảo vệ nhân quyền quốc tế và hệ thống xét xử thiếu chuẩn mực pháp quyền tại Việt Nam để kiếm một suất “tỵ nạn chính trị” nhằm tránh bị trừng phạt.

Thông tin báo chí quốc tế loan tải, Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) trong hành trình đào tẩu đang bị tạm giữ ở Singapore, đã thuê luật sư làm hồ sơ xin tỵ nạn chính trị ở một quốc gia Châu Âu và chống lại việc bị dẫn độ về Việt Nam.

Cơ hội xin được tỵ nạn chính trị của Vũ “nhôm” có thật sự khả quan hay không khi đối chiếu với cách vận hành của hệ thống pháp luật và chính trị bảo vệ cho người tìm kiếm tỵ nạn?

Có thể nói, tình trạng pháp lý của Vũ “nhôm” hiện tại là khá bi đát, ông ta chưa được cơ quan Cao ủy tỵ nạn cấp quy chế “người tỵ nạn” để được Liên Hợp Quốc bảo vệ theo Công ước về vi thế của người tỵ nạn 1951. Ông ta cũng đang ở một quốc gia ngoài Châu Âu, ngay cả khi một quốc gia Châu Âu nào muốn rước Vũ về cũng không phải là điều đơn giản vì Singapore-nơi đang tạm giữ Vũ không dễ dàng để Vũ rời khỏi Singapore trước áp lực đòi dẫn độ ở Việt Nam.

Vũ “nhôm” không phải là một người có cống hiến xuất chúng cho nhân loại, hay chịu cảnh đày ải cuộc đời như “đoạn trường tân thanh” để làm lay động sự quan tâm của Cao ủy tỵ nạn Liên hợp Quốc, các quốc gia Châu Âu, hay các tổ chức nhân quyền Phi chính phủ để họ lên chiến dịch “giải cứu Vũ nhôm”. Tất cả họ dễ dàng “dị ứng” khi nhìn thấy các bằng chứng rõ ràng được phát tán trên mạng về việc Vũ đã có thành tích vơ vét công sản quốc gia và lũng đoạn kinh tế ở Đà Nẵng.

Con đường xin tỵ nạn và đến định cư ở một quốc gia ở Châu âu, bằng con đường pháp luật về bảo vệ người tỵ nạn xem ra có vẻ là ngõ cụt đối với Vũ, vì Vũ khó lòng đáp ứng được tiêu chuẩn là “người tỵ nạn” theo Công ước về vị thế người tỵ nạn 1951.

Theo nhóm luật sư của Vũ cho biết, hồ sơ xin tỵ nạn của Vũ đang nhắm đến nước Đức, với lý do đưa ra Vũ sẽ hợp tác phục vụ cho công tác điều tra của nước Đức về vụ án Trịnh Xuân Thanh. Có thể nói đây là khe cửa nhiệm mầu duy nhất để biến Vũ nhôm thành một người “rất đặc biệt” đối với phía Đức để phía Đức quan tâm và can thiệp.

Nói thẳng ra là phía Vũ “nhôm” đang đề xuất cho một sự “đổi chác” với phía Đức. Vũ sẽ hợp tác điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh và cung cấp thông tin tình báo mà Vũ đang nắm giữ, phía Đức có thể cấp quy chế tỵ nạn tạm thời cho Vũ đến nước Đức để khai thác các thông tin mà Vũ đang có.

Hiện vẫn chưa biết phía Đức quan tâm đến đề xuất của Vũ ở mức độ nào, nhưng cửa ải khó qua nhất mà Vũ phải vượt qua là cánh cửa Singapore. Trong cuộc chiến pháp lý và chính trị tay 3 giữa Việt Nam-Singapore-và Quốc gia muốn tiếp nhận Vũ, Vũ vẫn không có đồng minh tiếp sức, dò đường chỉ lối cho mình trong hành trình nguy cấp ấy, ngoài mấy vị luật sư mà Vũ phải trả tiền.

Bài học rút ra dành cho các quan chức đương thời, đừng bao giờ biến mình thành kẻ thù của xã hội dân sự và nhân quyền, nếu muốn dành cửa hậu tìm đường thoát thân.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay