THIÊN ĐÀNG (TRỜI)
Thánh Kinh thường dùng Nước Trời (Trời) chỉ dùng từ Thiên Đàng 3 lần. Lần thứ nhất, khi Đức Giêsu đã nói đến thiên đàng khi hứa hẹn với người trộm ăn năn trở lại trên thập giá (Lc 23,43). Lần thứ hai, Thánh Phaolô nói: “Tôi biết có một người môn đệ Đức Ki-tô, trước đây mười bốn năm đã được nhắc lên tới tầng trời thứ ba -có ở trong thân xác hay không, tôi không biết, có ở ngoài thân xác hay không, tôi cũng không biết, chỉ có Thiên Chúa biết. Tôi biết rằng người ấy đã được nhắc lên tận thiên đàng -trong thân xác hay ngoài thân xác, tôi không biết, chỉ có Thiên Chúa biết và người ấy đã được nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại” (2Cr 12,1-4). Lần thứ ba, Sách Khải Huyền nói đến lời hứa ban thưởng cho người chiến thắng, và cho những ai hoàn tất các điều Ðức Giêsu đã truyền (Kh 2,26). Phần thưởng ấy là được ăn quả cây sự sống trồng ở trên thiên đàng (Kh 2,7) không hề bị cái chết thứ hai làm hại (Kh 2,11).
Thánh Kinh phân biệt rõ ràng bầu trời vật lý có cùng bản chất với đất, “trời và đất”; còn trời của Thiên Chúa là trời không phải là đất. Tuy nhiên ý niệm bầu trời vật lý thường cho phép con người suy tưởng đến trời của Thiên Chúa.
1. Trời và đất
Người Do thái cũng như chúng ta quan niệm rằng trời là một phần của vũ trụ, khác biệt với đất nhưng lại tiếp giáp với trái đất. Trời là một bán cầu bao trùm trái đất và cùng với trái đất tạo thành vũ trụ. Vì thiếu danh từ để đặt tên cho vũ trụ nên người Do thái gọi vũ trụ là “trời và đất” (St 1,1; Mt 24,35).
2. Trời không phải là đất
Nhìn vũ trụ vĩ đại, bao la nhưng có trật tự, điều hòa, kỳ diệu và huyền bí, nên con người thường cho rằng tất cả những gì chất chứa vũ trụ này đều mang mầu nhiệm không thể biết hết được. Con người không thể dò thấu các chiều kích sâu thẳm của trái đất và đại đương mênh mong được (G 38,4-16). Vì vậy, những gì không hiểu thấu kia của bầu trời, con người cho đó là trời mà chưa ai lên đó (Ga 3,13; Cn 30,4; Rm 10,6), chỉ Thiên Chúa Chúa ngự ở trên đó mà thôi, “Trời là trời của Chúa nhưng Ngài đa ban trái đất cho con cái Ađam” (Tv 115,16).
3. Trời, nơi Thiên Chúa ngự
Sau khi mở rộng cõi trời như trải rộng tấm lều, Thiên Chúa đã xây cung điện Ngài trên sóng nước (Tv 104,2tt) từ đó Ngài thăng ngự tận cõi mây ngàn (Tv 68,5.34; Đnl 33,26) và tiếng Ngài vang dội uy hùng trên sóng nước đại dương giữa các tiếng gầm vang trong gió bão (Tv 29,3). Ngài đặt ngai tòa trên đó và hội họp triều thần của Ngài hay còn gọi là “đạo binh thiên quốc”, để loan truyền và chu toàn mệnh lệnh của Ngài tới tận cùng thế giới (1V 22,19; Is 6,1tt; G 1,6-12). Ngài thật là Thiên Chúa của trời (Nkm 1,4; Đn 2,37). Thiên Chúa ngự trên trời gợi lên tính chất siêu việt bất khả xâm phạm của Ngài đồng thời cho biết sự hiện diện rất gần của Ngài nữa, tựa như Ngài có
mặt khắp nơi của bầu trời trái đất với con người vậy.
mặt khắp nơi của bầu trời trái đất với con người vậy.
Vì Thiên Chúa của Israel là một vị Thiên Chúa cứu thế và Ngài ngự ở trên trời cao nên Ngài luôn tuôn đổ nguồn ơn cứu rỗi xuống mặt đất. Cụ thể, từ trời cao Gabriel xuống trên Đaniel (9,21) để hứa hẹn sự kết liễu thời kỳ tủi nhục (9,25). Con Người phải xuất hiện trên mây trời để trao ban vương quốc cho các đấng thánh ( Đn 7,13). Và sau hết từ trời cao, Gabriel được sai đến với Zacaria (Lc 1,11-19) và với Maria (Lc 1,26-38), và chính trời cao các thiên thần xuống mặt đất để ca tụng và loan tin “vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14). Sự
hiện diện của các thiên thần Thiên Chúa giữa chúng ta là dấu chỉ Thiên Chúa đã
thực sự vạch xé mây trời đến ngự giữa chúng ta, Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở
cùng chúng ta.
hiện diện của các thiên thần Thiên Chúa giữa chúng ta là dấu chỉ Thiên Chúa đã
thực sự vạch xé mây trời đến ngự giữa chúng ta, Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở
cùng chúng ta.
3. Trong Đức Giêsu Kitô, trời hiện diện trên mặt đất
a. Đức Giêsu nói về trời
Đức Giêsu luôn nói về Trời nhưng Trời ở đây không bao giờ chỉ một thực tại tự hữu, độc lập với Thiên Chúa. Đức Giêsu nói đến phần thưởng dành trên trời cho những ai vâng giữ và thi hành Lời Chúa (Mt 5,12), đó là cả một kho tàng vô cùng quí báo đã được tạo lập trên trời (Mt 6,20; 19,21). Trời ở đây cũng chính là sự hiện diện của Chúa Cha tuy vô hình nhưng ân cần, ôm ấp cả thế gian và chim trời (Mt 6,26), bao phủ người công chính lẫn tội nhân (Mt 5,45) với lòng nhân từ vô bờ của Ngài (Mt 7,11). Con người không nhận ra sự hiện diện này nhưng chỉ nhờ Đức Giêsu đến nói cho chúng ta biết và minh chứng điều Ngài đã thấy ở trên trời (Ga 3,11).
b. Đức Giêsu từ trời đến
Đức Giêsu vốn ở trên trời (Ga 3,13) nên Người mang định mệnh trên trời xuống cho con người và rồi trở về trời (Ga 6,62). Vì vậy các công trình của Ngài đều thuộc về trời và công trình thiết yếu là hy lễ bằng thịt bằng máu Người, đó là bánh Thiên Chúa ban cho chúng ta, bánh từ trời xuống (Ga 6,33-58) và là bánh thông ban sự sống đời đời, sự sống của Chúa Cha, sự sống ở trên trời.
c. Dưới đất cũng như trên trời
Đức Giêsu từ trời xuống và trở về trời dĩ nhiên người Kitô hữu cũng về trời cùng với Người, và Chúa Cha đã phục sinh cho họ và cho họ đồng bàn trên Nước Trời (Ep 2,6; Cl 2,12). Dù thế, công trình của Đức Giêsu vẫn được tiếp tục. Công trình này hệ tại ở chỗ liên kết đất với trời một cách bền vững để cho Nước Trời ngự đến, ý Chúa được thể hiện dưới đất cũng như trên trời (Mt 6,10) và để nhờ Người mà mọi vật được hòa giải dưới đất cũng như trên trời (Cl 1,20). Khi sống lại, Đức Giêsu lãnh nhận mọi quyền năng trên trời dưới đất (Mt 28,18), Ngài vào trong đền thánh Thiên Chúa tức là trời ( Dt 4,14), được tôn lên cao hơn các tầng trời ( Dt 7,26) và ngự bên hữu Thiên Chúa. Người đã đính kết một giao ước mới giữa trời và đất (Dt 9,25) và Người ban cho Giáo Hội quyền lực của Người khi Người hoàn tất trên trời các hoạt động mà Giáo Hội thực hiện dưới đất (Mt 16,19; 18,19).
d. Các tầng trời mở ra
Nhờ sự hòa giải mà Đức Giêsu thực hiện, nhiều dấu chỉ được bày tỏ cho chúng ta: Các tầng trời mở ra (Mt 3,16), Thần Khí Thiên Chúa đa ngự xuống trên Con Người (Ga 1,31), và các Tông đồ (Cvtđ 2,2).
4. Niềm hy vọng lên trời
“Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,20). Tất cả đặc điểm của bầu trời hy vọng Kitô giáo đều được kết tụ nơi đây: một thành đô, một cộng đoàn được thành lập cho chúng ta, một Giêrusalem mới (Kh 3,12). Giêrusalem mới này là vũ trụ mới (Kh 21,5) do trời mới đất mới tạo nên, như vũ trụ của chúng ta đây (2Pr 3,13) trong đó sẽ không còn chết chóc, lệ sầu, rên siết, khổ cực (Kh 21,4), ô uế (21,27), đêm tối (Kh 22,5) nhường chỗ cho hạnh phúc và niềm vui bất tận đó là sự hiệp thông với Chúa (1Tx 4,17)
Maria Thanh Mai gởi
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay