“Ta có gì đâu ngoài trái tim,”
Đem phơi hệ luỵ giữa thanh-thiên.
Ngờ đâu thiên-hạ vô tâm quá,
Mua vui trên những nỗi đoạn-trường.”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Mai Tá lược dịch.
Thiên-hạ vô-tâm quá, đâu ngờ ta còn có trái tim. Vậy mà thiên-hạ vẫn cứ ngờ và làm ngơ cảnh đoạn-trường giữa thanh-thiên ban ngày như truyện Chúa kể ở dụ-ngôn về người Samaritanô không vô-tâm trước nỗi đoạn-trường của người dưng bên vệ-đường, rất thương tâm.
Có lần, cựu thủ-tướng nước Anh là bà Margaret Thatcher đã méo mó nghề chính-trị, khi bình-luận truyện người Samaritanô nhân-hiền theo nhãn-giới chính-trị. Bà cho rằng: sở dĩ người Samaritanô làm phước làm đức là vì ông vốn dĩ là người lao-động cật-lực, năng dành-dụm tiền của, nên mới có khả-năng giúp đỡ người khác, ở vệ đường. Và, bà còn bảo: trọng-tâm của dụ-ngôn Chúa kể, là bằng chứng để bà khuyến-khích người thất-nghiệp ở nước Anh hãy hăng say làm việc cật-lực ngõ hầu tạo được an-sinh cho xã-hội.
Kể ra thì, nữ thủ-tướng này chỉ nói đúng có một phần, mà thôi. Đúng, là đúng theo tầm-nhìn méo mó của chính-trị-gia chuyên nói-dối và bẻ quặt sự thật, dù đó có là sự thật của Phúc Âm hoặc gì khác chỉ với mục-đích quyết đạt cho được điều mà cá-nhân hoặc đảng-phái của mình từng muốn thế. Thực-tế cuộc đời, lại hoàn-toàn khác. Với Tin Mừng thánh Luca, người Samari đại diện cho nhóm người ngoài Đạo, ngoài đời. Những người không có thái độ vênh vang, tự hào cho rằng mình chỉ biết có luật là luật.
Về việc tốt lành người Samaritanô ngoài Đạo làm, thánh Tôma Aquinô giải thích: hành động bác ái chính là mẹ hiền của các nhân đức. Đức bác ái, sẽ giải quyết mọi ước nguyện để giúp ta nhìn rõ những điều ta thực sự muốn làm. Người có lòng từ tâm bác ái, thấy được nhu cầu phải yêu thương mọi người. Nhu cầu ra tay giúp đỡ những ai cần mình giúp.
Truyện kể hôm nay, cho thấy có bốn loại người dính dự trong cuộc. Trước nhất là vị tư tế chuyên hành thiện, rồi đến đấng bậc Lêvi tử tế vào bậc thày, người Do Thái bị nạn, và cuối cùng là người Samari, ngoài Đạo đang đi trên đường. Có lẽ ông ta chỉ là nhà buôn đi ngang, thấy chuyện bất bình, nán lại mà giúp đỡ, thế thôi.
Kể về ông, người nghe tuyệt nhiên không biết gì về tín ngưỡng niềm tin của ông. Ở đây nữa, lý lịch, tôn giáo, và chính kiến lập trường hay ý thức hệ, không là điều hệ trọng. Chuyện hệ trọng ở đời, thật ra luôn là vấn nạn: người người ở thế gian có còn tình người nữa hay không, thôi. Và, chuyện quan trọng khác, cũng nên hỏi, là: bạn này/người kia, hoặc chính ta hôm nay, có còn lòng tốt/lòng Đạo, nữa hay không.
Đặc điểm của lòng tốt/lòng Đạo, là lòng xót thương công chính, khả dĩ giúp ta nhìn thấy mọi chuyện theo chiều hướng yêu thương, tử tế. Mọi chuyện đây, là: luật dân sự cũng như tôn giáo, đều là chuyện cần, nhưng không thể ngăn chặn công lý/lẽ phải. Không thể ngăn chặn ta xử sự cho tốt đẹp với người khác, chí ít, là người bị nạn cần giúp đỡ.
Sở dĩ người Samaritanô tuy ngoài Đạo nhưng tốt bụng, không vì ông đã làm việc cật lực nên mới có của dư của để, hầu có khả năng thực hiện những điều trái mắt ông nhìn thấy, ở dọc đường. Nhưng, sở dĩ ông có lòng tốt, là vì ông có mắt để thấy, và nhìn ra những việc nên làm. Tức, có cái nhìn đúng nghĩa.
Lòng tốt theo nhà Đạo, không là khoảnh khắc thấy vui trong lòng vì mình tốt bụng. Mà là, kinh nghiệm mình có được/tạo được, vì đã biết đến đổi thay, trong cuộc sống. Hiểu theo nghĩa này, người Samari tốt bụng sẽ là gương sáng về lòng bác ái, rất tốt. Điều này trái với lối diễn nghĩa của vị nữ lưu có thời từng làm thủ tướng nước Anh.
Truyền thống trong Đạo vẫn dạy ta, là: lòng tốt bụng/xót thương, tạo chính nghĩa, vẫn quyện vào nhau. Thánh Tôma Aquinô còn nói: lòng xót thương giúp ta biết nghe, và biết nhìn. Còn, sự công chính phải đạo kêu mời chúng ta làm việc tốt.
Người Samari thấy được những gì ông có thể làm và phải làm, nơi hiện trường ông chứng kiến. Và, ông tạm thời giúp người bị nạn và đem nạn nhân đến quán trọ để săn sóc. Ông không chỉ nhìn và thấy sự việc xảy đến thôi, nhưng còn biết phán đoán và hành động cách thức thời nữa.
Người Samari có thể đã không học luật như thầy Lêvi. Có thể, ông cũng không là người hành Đạo như các vị Tư tế, rất hiền lành. Nhưng, ông đã phá vỡ được các chấm phết vô tri, vô mộ của luật lệ trong Đạo/ngoài đời, nơi sách vở. Ông có lòng xót thương/bác ái, bằng hành động. Đặc điểm của lòng thương xót bác ái và sự công chính giúp ta nhìn thấy mọi sự, xấu cũng như tốt, một cách rõ ràng. Thấy được cả những rào cản nào không giúp ta đến với sự công chính của Chúa. Bởi, lề luật không quan trọng bằng lòng thương xót, bác ái.
Cuối cùng ra, ta có thể nói: toàn bộ mọi chương sách của Tin Mừng thánh Luca đều nhắm vào việc chuyển đổi người nhà Đạo về sự hệ trọng cần thay đổi quan điểm lập trường. Thay đổi niềm tin tưởng cá nhân khi nghĩ rằng ‘chỉ mỗi tôi và Chúa đã hợp lòng đối nghịch phàm trần’. Thay đổi, thành con người mới không chỉ mỗi ngồi suy nghĩ mà thôi; nhưng phải có hành động thiết thực, đầy xót thương, công chính.
Bằng vào dụ ngôn hôm nay, Đức Kitô đề nghị với mọi người –chí ít, là người nhà Đạo- bài học thực tế về lòng xót thương, công chính. Thương, những người ở bên trong cũng như bên ngoài nhà Đạo, đang khốn khó. Xót thương, những người đang có nhu cầu. Thương xót, giúp đỡ hết mọi người. Dù, điều đó không thấy có trong sách luật.
Truyện kể về người Samari tốt bụng, phải làm sống lại lòng bác ái/xót thương, và sự công chính vẫn có nơi người nhà Đạo. Truyện kể còn thách thức ta biết nhìn ra những ai cần được ta cưu mang, đùm bọc trên đường thực thi rao giảng Tin Mừng, của Chúa.
Hơn nữa, dụ ngôn hôm nay còn giúp ta nhớ rằng: Đức Kitô không dạy ta bài học tôn giáo cho thiểu số ưu việt được chọn. Nhưng, Ngài dạy mọi người biết cách mà sống đúng với phẩm giá con người. Nói cách khác, Ngài có kêu mời ta nhưng không để ta sống theo mẫu siêu nhân, phản tự nhiên. Nhưng, sống đích thực và trung thực với xác tín sâu xa về chính bản chất của mình. Bản chất dân con nhà Đạo.
Trong quyết-tâm làm được như Lời Ngài khuyên dạy, ta hãy cứ hiên-ngang hướng về phía trước, miệng nghêu-ngao hát lên bài ca của nghệ-sĩ trẻ ngày trước vẫn hát rằng:
“Đừng ngồi yên nghe tiếng khóc quanh mình.
Đừng ngồi yên trên nhung gấm vô-tình, hỡi bạn thân!
Đừng vùi lương-tri dưới gót chân.
Đừng nhìn tha-nhân đang kêu gào chống ngục-tù xin công-bằng, đòi cơm áo.
Đừng sợ bạn ơi, hãy đứng thẳng lên, cuộc đời đang giang tay đón ta
Bằng yêu-thương ta đi xoá ta …mọi căm hờn.”
(Lê Hựu Hà – Bài Ca Tuổi Trẻ)
Vâng. Bằng tình thương-xót, ta không xoá tan được mọi hờn-căm, nhưng còn làm cho mọi người không còn “mua vui trên những nổi đoạn-trường” ở trần-gian. Trần-gian hôm nay, sẽ còn nhiều Samarita-nô nhân-hiền, tốt bụng không vô-tâm.
Lm Richard Leonard sj biên-soạn
Mai Tá lược dịch.