Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm _ đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng “cần nâng đỡ” mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là “trơ nhạc”. Một trong những học sinh đó là Robby.
Robby đã 11 tuổi khi mẹ cậu thả vào lớp trong bài học dương cầm đầu tiên. Tôi thích những học sinh (đặc biệt là những cậu bé) bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn, và nói điều đó với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ cậu luôn luôn mơ ước được nghe cậu chơi dương cầm. Vì vậy tôi đã nhận cậu vào học. Thế là Robby bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên và tôi nghĩ rằng đó là sự cố gắng vô vọng. Robby càng cố gắng, cậu càng thiếu khả năng cảm thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ. Nhưng cậu rất nghiêm túc trong việc ôn lại những bài học và những bản nhạc sơ đẳng mà tôi yêu cầu cất cả các học sinh của mình đều phải học. Sau nhiều tháng ròng rã, cậu miệt mài cố gắng và tôi vẫn cứ lắng nghe và cố động viên cậu. Cứ hết mỗi bài học hàng tuần, cậu luôn nói: “Một ngày nào đó mẹ em sẽ đến đây để nghe em chơi đàn”. Nhưng điều đó dường như vô vọng. Cậu không hề có một năng khiếu bẩm sinh nào. Tôi chỉ thấy mẹ cậu (một phụ nữ không chồng) ở một khoảng cách khá xa khi thả cậu xuống xe và chờ cậu trong một chiếc xe hơi cũ mèm khi đến đón cậu. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ ở lại lâu.
Thế rồi một ngày nọ Robby không đến học nữa, tôi định gọi điện cho cậu nhưng thôi, bởi vì cậu không hề có chút năng khiếu nào, có lẽ cậu đã quyết định theo đuổi một con đường khác. Tôi cũng vui khi cậu không đến nữa. Cậu làm cho sự quảng bá trong việc dạy dỗ của tôi mất ưu thế! Vài tuần sau đó, tôi gởi đến nhà những học sinh của mình các tờ bướm thông báo cho buổi diễn tấu sắp tới. Trước sự ngạc nhiên của tôi, Robby (cũng đã nhận một tờ bướm) hỏi xem cậu có được tham dự biểu diễn hay không. Tôi bảo với cậu, buổi diễn chỉ dành cho học sinh đang học, vì cậu đã thôi học nên cậu sẽ không đủ khả năng thực hiện. Cậu nói rằng mẹ cậu đang ốm và không thể chở cậu đi học nữa, nhưng cậu vẫn luôn luyện tập. “Cô Hondorf… cô cho em diễn một lần thôi…”, cậu nài nỉ. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi cho phép cậu chơi trong buổi trình tấu đó. Có thể là cậu đã tha thiết quá, hoặc là một điều gì đó trong tôi đã bảo mách tôi rằng điều đó là đúng.
Đêm biểu diễn đã đến. Trong hội trường đông nghịt những phụ huynh, bạn bè và họ hàng. Tôi bố trí cho Robby ở cuối chương trình trước khi tôi xuất hiện để kết thúc và cảm ơn những học sinh đã trình diễn. Tôi nghĩ rằng tất cả những rủi ro mà cậu có thể gây ra cũng là lúc kết thúc và nếu có bề gì thì tôi cũng có thể “chữa cháy” cho sự biểu diễn yếu kém của cậu bằng tiết mục “hạ màn” của tôi. Và buổi biểu diễn trôi qua không một trở ngại nào. Những học sinh đã luyện tập nhuần nhuyễn và trình bày rất tốt. Thế rồi Robby bước ra sân khấu. A? quần cậu nhàu nát và mái tóc như tổ quạ.
“Tại sao cậu lại không ăn vận như những học sinh khác nhỉ? Tôi nghĩ “Tại sao ít ra mẹ cậu lại không chải tóc cho cậu vào cái đêm đặc biệt như thế này chứ?”
Robby mở nắp đàn lên và bắt đầu. Tôi ngạc nhiên khi thấy cậu tuyên bố rằng cậu chọn bản Concerto số 21 cung Đô trưởng của Mozart. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe những gì tiếp theo đó. Những ngón tay của cậu lấp lánh, nhảy múa trên những phím ngà. Cậu đã chơi những giai điệu từ nhẹ nhàng êm dịu đến hùng tráng… thật có hồn và đầy điêu luyện trong sự phối âm tuyệt diệu của nhạc Mozart. Chưa bao giờ tôi nghe một đứa trẻ ở tuổi ấy trình bày nhạc Mozart hay đến thế. Sau 6 phút rưỡi cậu đã kết thúc trong một âm thanh huy hoàng mạnh mẽ và mọi người đều đứng lên vỗ tay. Không nén được lệ tràn trong mắt, tôi chạy lên sân khấu và vòng tay ôm lấy Robby trong hạnh phúc: “Cô chưa bao giờ nghe em chơi hay như thế Robby ạ. Làm sao em có thể làm được điều đó?”. Robby giải thích qua chiếc micro “Thưa cô Hondorf… cô có nhớ là em đã kể rằng mẹ em đang ốm? Thực ra, mẹ em đã bị ung thư và qua đời sáng nay. Mẹ em bị điếc bẩm sinh vì vậy đêm nay là đêm đầu tiên mẹ em nghe thấy em đàn. Em muốn làm điều gì đó thật là đặc biệt”.
Tối hôm ấy, trong hội trường không đôi mắt nào không nhỏ lệ. Khi những người ở Trại Xã Hội đưa cậu từ sân khấu trở về trại mồ côi tôi nhận thấy mắt họ đỏ và sưng mọng. Tôi chợt nghĩ, đời tôi nhiều ý nghĩa biết bao khi đã từng nhận một học sinh như Robby. Không, tôi chưa bao giờ nhận một học sinh nào “cần nâng đỡ”, nhưng đêm đó tôi trở thành người được nâng đỡ bởi Robby. Cậu là thầy của tôi và tôi chỉ là một học trò. Bởi vì cậu đã dạy cho tôi ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính con người của chúng ta và điều đó có thể tạo ra cho người khác một cơ hội mà chúng ta không biết vì sao. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi sau này tôi biết Robby bị chết trong vụ nổ bom điên rồ tại tòa nhà Alfred P. Murrah Federal ở thành phố Oklahoma vào tháng 4 năm 1995 nơi cậu đang biểu diễn.
S.T.
( Từ Reader’s Digest)
từ: Nguyễn Phi Phượng gởi
|
Chứng nhân Cổng Trời Kiều Duy Vĩnh trở thành Kitô hữu
Chứng nhân Cổng Trời Kiều Duy Vĩnh trở thành Kitô hữu
LTCG (16.03.2011) – Kiều Duy Vĩnh là người từng trải qua 15 năm trong các trại tù cộng sản Việt Nam. Ông là cựu đại úy trong Quân Đội Viễn Chinh của Pháp. Năm 1960, ông Kiều Duy Vĩnh bị bắt vì tội “phản cách mạng”, cho đến năm 1970 mới được thả. Năm 1972, ông Kiều Duy Vĩnh lại bị bắt lần thứ hai cùng với nhiều người khác.
———————-
Vào ngày 14/3/2011 vừa qua, ông Kiều Duy Vĩnh, nhân chứng sống của một thời lịch sử đầy cay đắng của Bắc Việt đã trở thành một người Kitô hữu.
Kiều Duy Vĩnh là cựu học sinh trường Bưởi – Chu Văn An. Ông gia nhập quân đội Pháp và học trường võ bị Đà Lạt cùng lớp với Phó Tổng Thống của chính quyền Sài Gòn – Nguyễn Cao Kỳ. Mới 27 tuổi, ông đã là sỹ quan nổi tiếng chinh chiến nhiều trận mạc. Sau khi những người cộng sản lên năm quyền vào năm 1954, cuộc đời ông đầy đau khổ với những biến cố rất lớn đã xảy ra với gia đình ông. Bố của ông bị tử hình vì là địa chủ, ông đã bị giam cầm 2 lần tổng cộng 17 năm tù, vợ và các con phải vượt lên để sống giữa những cảnh vùi dập đầy đau khổ.
Linh Mục Đa Minh Vũ Quang Mỹ đang ân cần hỏi thăm Bác Kiều Duy Vĩnh
Trong những ngày bị giam cầm, ông đã từng ở cùng với rất nhiều Linh Mục, tu sĩ công giáo, đặc biệt với cha chính Vinh, chính xứ Nhà thờ Lớn Hà Nội. Ông đã gặp rất nhiều tấm lòng khoan dung, nhân hậu và sự hi sinh vô bờ bến của các Anh chị em người công giáo.
Ông đã ghi lại những ngày tù cay đắng đó trong tác phẩm “Cổng trời Cắn Tỷ” và “Người tu sỹ tử vì đạo Đỗ Bá Lung”. Trong tác phẩm: “Cổng trời Cắn Tỷ”, ông đã kể lại hết sức chân thực sự sống sót của duy nhất 2 người là chính ông và ông Nguyễn Hữu Đang là người cầm đầu trong vụ “Nhân văn giai phẩm” trong số 72 người bị giam ở trại Quyết tiến (Cổng trời). Lý do sống sót được ông kể lại : “Tôi sở dĩ sống sót là vì tôi không phải là người theo đạo. Nếu tôi mà đeo Thánh giá ở ngực và biết câu Kinh thì tôi phải chết đã lâu rồi”. Thật vui là, sau 80 năm làm người, hôm nay ông đã được chịu phép rửa và trở thành một người Kitô hữu.
Trong tác phẩm của mình ông Vĩnh đã viết về những người bạn tù của mình như sau: “Tôi đã thật sự gặp các vị thánh tử vì đạo. Các vị thánh tử vì đạo bằng xương bằng thịt sống cạnh tôi nhiều năm… Tôi vốn xa lạ với các tên Phêrô, Phaolồ và Mađờlen. Nhưng cái tên Đỗ Bá Lung thì cho đến hết đời tôi không thể nào quên được”.
Đúng là “vị thánh” Đỗ Bá Lung đã “chết đi và sống lại” vẫn còn mãi trong tâm tưởng của ông Vĩnh nên vẫn tiếp tục theo dõi, nâng đỡ đời sống tâm linh cho ông Kiều Duy Vĩnh để đến hôm qua, khi tỉnh táo nhất là lúc ông yêu cầu xin được làm lễ rửa tội.
Cha Đa Minh Vũ Quang Mỹ, Chính xứ Tư Đình, đang trao nến sáng cho ông Vĩnh
Một người bạn tù là ông Nguyễn Ngọc Thu đã vội vàng đi chở Cha xứ Tư Đình là Cha Vũ Quang Mỹ (Cha Trí) đến nhà Ông Vĩnh để làm lễ rửa tội cho ông. Cha Trí đã chọn tên thánh cho ông Vĩnh là Phaolô, ngụ ý là ông đã trở về với Chúa trong cuộc đời làm người đầy sóng gió.
Sau khi chịu phép rửa và phép Xức dầu thánh, hôm nay chúng tôi sang thăm ông và thấy sức khỏe của ông tốt hơn. Một người đã nói: “Chúng tôi thấy bác ngày càng khỏe hơn trong khi cộng sản đang ngày càng yếu đi, để xem ai “đi” trước”. Dù không thể nói được, ông đã mỉm cười thật vui. Kính mong Thiên Chúa gìn giữ ông và giúp ông chóng bình phục.
Maria Nguyễn Ngọc Khánh
Chứng nhân Cổng trời Phaolô Kiều Duy Vĩnh đã được Chúa gọi về
Chứng nhân Cổng trời Phaolô Kiều Duy Vĩnh đã được Chúa gọi về trích: Nuvuongcongly.net
Gia đình thân tộc, bạn bè vừa cho biết tin ông Phao lô Kiều Duy Vĩnh đã được chúa gọi về lúc 4h chiều ngày thứ 7 ngày 7 tháng 7 năm 2012.
Thánh lễ an táng cử hành lúc 10h sáng nay 9/7/2012 tại nhà thờ giáo họ Ngọc Lâm. Thánh lễ an táng do Linh mục Đaminh Vũ Quang Mỹ chủ sự.
Kiều Duy Vĩnh là cựu học sinh trường Bưởi – Chu Văn An. Ông gia nhập quân đội Pháp và học trường võ bị Đà Lạt cùng lớp với Phó Tổng Thống của chính quyền Sài Gòn – Nguyễn Cao Kỳ. Mới 27 tuổi, ông đã là sỹ quan nổi tiếng chinh chiến nhiều trận mạc. Sau khi những người cộng sản lên năm quyền vào năm 1954, cuộc đời ông đầy đau khổ với những biến cố rất lớn đã xảy ra với gia đình ông. Bố của ông bị tử hình vì là địa chủ, ông đã bị giam cầm 2 lần tổng cộng 17 năm tù, vợ và các con phải vượt lên để sống giữa những cảnh vùi dập đầy đau khổ.
Trong những năm tháng lao tù, nhất là tại Trại giam Cổng trời, ông may mắn được sống cùng với một số linh mục, tu sĩ công giáo như cha Chính Vinh, tu sĩ Đỗ Bá Lung. Những tháng năm lao khổ đã được ông viết lại trong tập “Cổng trời Cẳn Tỷ”.
Ông đã viết về những bạn tù Công giáo bằng những lời lẽ đầy thán phục: “Tôi đã thật sự gặp các vị thánh tử vì đạo. Các vị thánh tử vì đạo bằng xương bằng thịt sống cạnh tôi nhiều năm… Tôi vốn xa lạ với các tên Phêrô, Phaolồ và Mađalena. Nhưng cái tên Đỗ Bá Lung thì cho đến hết đời tôi không thể nào quên được”.
Sau khi ra tù, ông tiếp tục chịu nhiều áp bức do bàn tay sắt của chế độ.
Ngày 14/3/2011, ông Kiều Duy Vĩnh, nhân chứng sống của một thời lịch sử đầy cay đắng của Bắc Việt đã trở thành một người Kitô hữu và chọn thánh Phaolo làm thánh quan thầy.
Hình ảnh đến thăm Chứng Nhân Cổng trời (Cổng Trời Cắn Tỷ) Phaolô Kiều Duy Vĩnh
Hồi Ký Phần 1 : Cổng Trời Cắn Tỷ
Trưa hôm nay chúng tôi sang Gia Lâm đến nhà người chứng nhân lịch sử tại trại giam cổng trời, chứng nhân còn lại 72 người trong trại giam cổng trời ngày ấy, nhân chứng của các Đức Thánh Tử Vì Đạo
Xem ông viết trong Hồi Ký của ông ở đây: Đức Thánh Tử Vì Đạo Thứ Hai Mà Tôi Được Gặp
Ông say sưa nói về tất cả những gì ông gặp và ông luôn luôn khảng định với chúng tối rằng tôi là chứng nhân, “Tôi nói sự thật…., tôi không nói sai”. Rồi ông nói với Cha Tư rằng Các Cha phải dạy cho mọi người trở thành “Người”, chứ đừng như người CS)…
Ông nhắc đi nhắc lại là phải làm một Đài ở Cổng Trời để Tưởng Nhớ Các Đức Thánh Tử Vì Đạo…
Những thao thức của ông Phaolô Kiều Duy Vĩnh cũng được Maria Nguyễn Ngọc Khánh viết trong bài : Chứng nhân Cổng Trời Kiều Duy Vĩnh trở thành Kitô hữu mà chúng tôi trích dẫn dưới đây.
Trong những ngày bị giam cầm, ông đã từng ở cùng với rất nhiều Linh Mục, tu sĩ công giáo, đặc biệt với cha chính Vinh, chính xứ Nhà thờ Lớn Hà Nội. Ông đã gặp rất nhiều tấm lòng khoan dung, nhân hậu và sự hi sinh vô bờ bến của các Anh chị em người công giáo.
Ông đã ghi lại những ngày tù cay đắng đó trong tác phẩm “Cổng trời Cắn Tỷ” và “Người tu sỹ tử vì đạo Đỗ Bá Lung”. Trong tác phẩm: “Cổng trời Cắn Tỷ”, ông đã kể lại hết sức chân thực sự sống sót của duy nhất 2 người là chính ông và ông Nguyễn Hữu Đang là người cầm đầu trong vụ “Nhân văn giai phẩm” trong số 72 người bị giam ở trại Quyết tiến (Cổng trời). Lý do sống sót được ông kể lại : “Tôi sở dĩ sống sót là vì tôi không phải là người theo đạo. Nếu tôi mà đeo Thánh giá ở ngực và biết câu Kinh thì tôi phải chết đã lâu rồi”. Thật vui là, sau 80 năm làm người, hôm nay ông đã được chịu phép rửa và trở thành một người Kitô hữu.
Đúng là “vị thánh” Đỗ Bá Lung đã “chết đi và sống lại” vẫn còn mãi trong tâm tưởng của ông Vĩnh nên vẫn tiếp tục theo dõi, nâng đỡ đời sống tâm linh cho ông Kiều Duy Vĩnh để đến hôm qua, khi tỉnh táo nhất là lúc ông yêu cầu xin được làm lễ rửa tội.
Maria Nguyễn Ngọc Khánh
Xem thêm ở đây
Sau thời tù đầy ông đã viết những câu này!
Phút suy tư: Hãy cảm tạ Chúa vì bạn đang hạnh phúc
Phút suy tư: Hãy cảm tạ Chúa vì bạn đang hạnh phúc
Em bé chưa cao bằng cây lúa vừa khóc vừa gánh lúa. Khi ăn bát cơm ngon, bạn hãy nghĩ tới những người đã vất vả ngoài đồng cầy cấy.
Cõng gạch thuê sau mỗi giờ lên lớp để có tiền đi học. Công việc càng nặng nhọc, thì càng kiếm được nhiều hơn, nhưng cũng chỉ dao động từ 20 – 50.000/buổi. Khi bạn chê Ipad, Ipod đang có đã cũ hãy nhớ tới các em không có tiền mua bút giấy đi học.
Em gái bê đá. Khi nằm trên giường có máy quạt, hãy cám ơn vì bạn đang hạnh phúc hơn các em này.
Với bộ quần áo lấm lem, đen bẩn và đã sờn rách, em phải đeo gùi sau lưng đi kiếm miếng cơm ăn.
Mưu sinh ở bãi rác nhưng vẫn cười. Bạn hãy bằng lòng với cuộc sống và những gì bạn đang có.
Lục lọi khắp mọi nơi tìm một chút dư thừa. Khi quăng đi những đồ dư thừa, bạn có biết rằng nhiều người đang ước muốn cái bạn đang bỏ đi.
Hãy cảm tạ Chúa và biết ơn Ngài vì bạn đang hạnh phúc rất nhiều.
Maria Thanh Mai gởi
MỘT NGÔN SỨ ĐANG Ở GIỮA CHÚNG.
MỘT NGÔN SỨ ĐANG Ở GIỮA CHÚNG.
(Ed 2, 2 – 5) nguồn: conggiaovietnam.net
“Chúng vốn là loài phản loạn,
chúng có thể nghe hoặc không nghe,
nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng.” (c.5).
“Chúng vốn là loài phản loạn,”
Lạy Chúa, bản chất chúng là loài phản loạn,
chống lại Chúa và chống lại tình thương,
gieo rắc bạo tàn, gây ra bao đổ vỡ,
coi thường Chúa và xúc phạm thánh danh.
“chúng có thể nghe hoặc không nghe”,
Chúng có thể nghe hoặc có thể không nghe,
có thể thấy hoặc có thể không thấy,
biết hay không, ai hiểu được lòng chúng,
chúng muốn gì, chỉ có bóng tối hay.
“nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng.”
Có phải câu này Chúa dành cho con,
như đã nói với Edzekiel năm trước,
con phải chọn cho mình một con đường,
buộc con phải bước, dẫu phía trước hiểm nguy.
Con phải làm sao để họ biết Chúa đang ở giữa họ ?
Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.
Chúa nhật 14 TN. B
08/07/2012
Hiệp thông cùng giáo điểm Con Cuông – Vinh
******
Tác giả: Lm. Vĩnh Sang, DCCT
Lời tâm sự
Lời tâm sự
Thân gởi quý bạn đọc xa gần,
“Kẻ đi tìm” đến ngày hôm nay, 07 tháng 07 năm 2012, đã được tròn ba tháng. Là trang “Web” điện tử nghiệp dư mới thành lập nên còn lượm thượm, tài liệu không có nhiều nhưng lòng mong ước của người sáng lập là chuyển chở, gởi gắm thông tin, suy nghĩ, góp nhặt, sưu tầm bài vở có ý nghĩa hay những chuyện vui, bài thơ hay để cùng nhau là “Kẻ đi tìm”. Đi tìm gì đây? Tình yêu? Giàu sang? Danh vọng? Địa vị xã hội? Hay tìm “Hạnh phúc, vui vẻ” trong đời này, đời chúng ta đang sống và hy vọng sẽ có được “hạnh phúc, vui vẻ” trong đời sau, sau khi chúng ta mất.
Xin cám ơn tất cả tác giả có bài vở được trích vào “Web” này nhất là nhiều tài liệu từ Maria Thanh Mai gởi.
Tên “Kẻ đi tìm” là tên của một trong những tác phẩm của Linh mục Nguyễn tầm Thường suy niệm viết trên đường đi Hành Hương Đất Thánh, Giêrusalem.
“Kẻ đi tìm” đến ngày hôm nay đã có được 5900 lượt người vào đọc. Rất cám ơn các bạn đã đến với “Kẻ đi tìm” và xin các bạn đóng góp thêm ý kiến để “Kẻ đi tìm” càng ngày càng phong phú và có ý nghĩa hơn.
Người sáng lập
10 cách để sống hạnh phúc
10 cách để sống hạnh phúc
1. Hãy mỉm cười với mọi người xung quanh
Đó là cách gây mối quan hệ thiện cảm dễ dàng nhất trong cuộc sống, và nó cũng cho ta một cảm giác dễ chịu hơn là cau có, gắt gỏng.
2. Hãy quan tâm nuôi dưỡng tình thân đối với mọi người
Luôn biết quan tâm và chia xẻ tình cảm với những người xung quanh, nhất là những người thân gần gũi với ta. Đó là cách giảm stress tốt nhất cho cả tinh thần lẫn thể xác. Ngay cả những lúc bận rộn nhất ta cũng không nên quên đi những người xung quanh ta. Một lời hỏi thăm, một cánh thư, một tấm card luôn giữ mãi mối thân tình nồng thắm. Hãy tập thói quen làm điều tốt cho mọi người, rồi ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hẳn lên.
3. Hãy vượt qua nỗi buồn của bản thân
Đừng để những nổi buồn gậm nhấm ta. Cố gắng dành thời gian cho công tác thiện nguyện xã hội, chẳng hạn thăm viếng nhà dưỡng lão hay bệnh nhân tàn tật.
Thay vì ngồi một chỗ rầu rĩ, bạn hãy xăn tay áo đứng dậy.Tặng niềm vui cho người khác bằng những công việc thật ý nghĩa là một hạnh phúc.
4. Hãy khởi động cơ thể
“Một bộ óc minh mẫn nằm trong một cơ thể tráng kiện”
Thường xuyên luyện tập thể dục sẽ rất tốt cho tim mạch, nó là liều thuốc giải độc cho chứng trầm cảm và phiền muộn. Hãy chạy, nhảy, bơi lội, đạp xe hay đi bộ, luyện tập thành thói quen hằng ngày và đều đặn.
5. Hãy theo đuổi một công việc ưa thích nhất
Theo đuổi một công việc ưa thích là cách giúp ta quên đi những buồn chán một các hữu hiệu nhất. Chăm sóc vườn tược, đi dạo chơi ngoài trời, chơi đàn guitar, piano, thổi sáo… hay sưu tầm tem, thơ…
Hãy kiểm lại xem ta thích cái gì, có “hoa tay” với việc gì, và hãy bắt tay vào thực hiện điều đó ngay.
6. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đầy đủ sẽ làm hồi sinh sự tươi trẻ cho cơ thể và trí não. Nếu bị thiếu ngủ, ta sẽ mệt mỏi, ù lì và cáu gắt. Không nên thức quá khuya. Hãy nhớ rằng từ 11g30 tối cho đến 2g sáng là khoảng thời gian cần thiết cho việc tái tạo tế bào và năng lực cho cơ thể.
Một đêm ngủ đủ giấc sẽ cho ta một trạng thái tươi trẻ, khoan khoái và hạnh phúc vào buổi sáng hôm sau.
7. Hãy ghi lại những điều hay vào “nhật ký”
Cứ cuối mỗi ngày, hãy ghi vào cuốn nhật ký tổng kết toàn bộ những điều hay đẹp, vui tươi đã xảy đến cho ta, dù là những điều tưởng như nhỏ bé, vụn vặt nhất. Hãy tập thói quen tìm thấy những điều hay tốt đẹp, dù một ngày trôi qua không êm ả lắm. Làm như vậy ta sẽ luôn luôn có một thái độ tích cực, biết ơn cuộc sống.
8. Hãy tập tha thứ và quên
Đừng để tâm hồn và thể xác ta mãi bị dày vò trong nỗi oán hận, giận dữ và thương tổn bởi người khác gây ra cho ta. Hãy tập tha thứ ngay từ trong tim, ta sẽ thấy thanh thản hơn. Hãy chủ động viết một lá thư cho chính người đã làm ta đau lòng và diễn tả những cảm xúc của mình. Hay gởi một bức email, hoặc một cú phone để hâm nóng lại tình bạn đã băng giá.
9. Tìm sự thanh thản trong nghệ thuật hay môi trường thiên nhiên
Hãy tận dụng thời gian nhàn rỗi để đọc một tập thơ hay một tác phẩm văn học cổ điển. Hãy đi thăm một viện bảo tàng nghệ thuật hoặc đắm mình trong suối nhạc của Mozart, Bach hay Vivaldi. Hãy tận dụng ngày nghỉ đi ngắm cảnh thiên nhiên, ngồi bên bờ hồ trên vạt cỏ tươi xanh, hít thở không khí trong lành… Hãy tìm mọi cách để đón nhận, và tận hưởng thiên nhiên ta sẽ thấy đời vui khác hẳn lên.
10. Nuôi dưỡng tâm hồn
Thiền tịnh, cầu nguyện, tĩnh tâm, niềm tin sẽ mang lại cho ta một tâm trạng thư thái êm ả. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy người có niềm tin luôn luôn sống hạnh phúc hơn, và dễ dàng vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống hơn.
SUY NGẪM VỀ CUỘC SỐNG
Ngày tuyệt vời nhất chính là
NGÀY HÔM NAY
Điều dễ làm nhất chính là
BỚI MÓC LỖI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC
Điều xấu hổ nhất chính là
TỰ MÃN QUÁ ĐÁNG
Trở ngại lớn nhất của cuộc đời chính là
NỖI LO SỢ
Sai lầm lớn nhất chính là
TỪ BỎ MỤC ĐÍCH CAO ĐẸP CỦA MÌNH
Chướng ngại lớn nhất ngăn cản bạn đến thành công là
CÁI TÔI ÍCH KỶ
Cảm giác mãn nguyện nhất là khi
LÀM HẾT LÒNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA MÌNH
Người hay bất hòa nhất là
NGƯỜI HAY PHÀN NÀN,
Sự vỡ nợ tồi tệ nhất là
ĐÁNH MẤT NHIỆT HUYẾT, NIỀM TIN CỦA MÌNH
Nhu cầu lớn nhất của con người là
CẢM NHẬN CUỘC SỐNG
Qùa tặng quý giá nhất bạn có thể trao tặng cho mọi người chính là
LÒNG KHOAN DUNG
Điều vô giá mà bạn cần và có thể chia sẻ là
TÌNH THUONG
Điều đáng để bạn phải suy nghĩ nhiều nhất bây giờ
không phải CÁI CHẾT,
mà là SỐNG NHƯ THẾ NÀO?
sống như thế nào để
LỢI MÌNH + LỢI NGƯỜI
TÂM TRÍ ĐƯỢC AN TĨNH VƯỢT THOÁT MỌI ƯU PHIỀN
Trung H. Ly
[email protected]
Thánh Maria Goretti, đồng trinh tử đạo
Thánh Maria Goretti, đồng trinh tử đạo
Ngày 06/7
Thánh Maria Goretti sinh ngày 16 tháng 10 năm 1890 tại Ancona. Cha mẹ Ngài là những người nhà quê thất học. Vì hoàn cảnh nghèo túng, năm 1899, gia đình Ngài dời về sống trong một nông trại ở làng Auziô, gần Neturô. Đây là một gia đình nghèo khó nhưng giàu lòng tin đến độ chuyển núi dời non. Nhưng gia đình đã bị giao động khi người cha bất ngờ qua đời. Bà góa phụ Assunta không biết nương tựa vào đâu và quyết định tiếp nối công việc nặng nhọc vừa khởi sự. Bà giao các con nhỏ cho trưởng nữ mới 10 tuổi săn sóc. Maria, người con gái ấy là một đứa trẻ hiền lành can đảm biết vâng phục. Thánh nữ thật là một nguồn an ủi cho người mẹ hiền lành, nhưng tỏ ra cương nghị với các em. Dù còn trẻ thánh nữ đã sớm trở thành một người nội trợ giỏi.
Hàng xóm của bà Assunta, là gia đình Serenrlli, họ là những người có tinh thần phục vụ. Nhưng Alessandrô lại chơi với các bạn bè xấu và ham đọc sách nguy hiểm. Nhiều lần anh ta giúp đỡ Maria trong những việc nặng nhọc. Người ta có thể nghĩ là Alessandrô đã cải tính sửa nết vì những ảnh hưởng tốt từ Maria. Maria thì biết ơn và rất trong sáng trong quan hệ tình bạn, nhưng Alessandrô đã không ngần ngại đưa ra những đề nghị bỉ ổi, lại còn đe dọa cô không được nói với ai, không hiểu biết gì, Maria Goretti cảm thấy nguy hiểm phạm tội, và đã thú thực hết với mẹ. Run sợ cho tâm hồn còn tinh trong của con bị hoen ố, bà Assunta đã dạy cho Maria cách thắng vượt sự dữ, đề phòng cho cô khỏi mắc cơn nguy hiểm mà cô chưa biết đến. Maria Goretti hứa sẽ không bao giờ nhượng bộ.
Năm Maria mới 12 tuổi, Alessandrô lại tìm cách cám dỗ nhưng người thiếu nữ đã biết giữ gìn và chống cự lại. Thảm cảnh diễn ra ngày 5 tháng 7 năm 1902. Sáng hôm đó, đợi cho mọi người đi khỏi, Alessandrô tới gần ve vãn cô gái. Cầm dùi trong tay, anh còn đe dọa :
– Nếu cô không chịu, tôi sẽ giết cô.
Cô gái la lớn:
– Không, đó là việc tội Chúa cấm ! Anh sẽ phải vào hỏa ngục.
Không còn kềm được bản năng , Alessandrô lao vào con mồi, đâm cô hơn 14 nhát.
Tiếng kêu la của kẻ hung bạo và của nạn nhân vang tới mọi người lân cận. Bà Assunta vội đưa người con hấp hối của mình tới nhà thương ở Nettunô. Dọc đường Maria nói với mẹ:
– Mẹ ơi ! Anh đã muốn con phạm tội, nhưng con đã cự tuyệt.
Linh mục tới đầu giường cô và nhắc lại cái chết của Chúa Giêsu trên thánh giá với lưỡi đòng, sự hối cải của người trộm lành… rồi Ngài hỏi:
– Maria, con có tha thứ không ?
– Dạ tha, vì tình yêu Chúa Giêsu, chớ gì anh được lên thiên đàng với con.
Alessandrô bị kết án 30 năm khổ sai. Tính hung hăng của anh càng tăng làm các bạn tù khiếp sợ. Tám năm sau, một đêm đã làm biến đổi tất cả. Tội nhân mơ thấy Maria sáng chói giữa vườn huệ và hái một bông trao cho chàng. Hôm sau anh viết lời thú tội, tự thú tất cả cho Đức Giám mục và kể lại cả giấc mơ cho Ngài. Từ ngày đó, thái độ của anh rất gương mẫu. Năm 1929 anh được phóng thích. Năm 1937, quì dưới chân bà Assunta, anh hỏi:
– Bà có tha thứ cho con không ?
Và mẹ của thánh nữ trả lời:
– Nó đã tha cho con rồi, tôi làm khác sao được ?
Lễ Giáng sinh năm ấy, hai người cùng tiến lên bàn thờ rước lễ. Maria Goretti được phong chân phước ngày 27 tháng 4 năm 1927. Đến ngày 24 tháng sáu năm 1930, trước mặt người mẹ đã 87 tuổi, Maria Goretti được Đức Giáo hoàng Piô XII tôn phong lên bậc hiển thánh.
Thánh nữ Maria Goretti nêu gương cho chúng ta về đời sống thanh khiết. Luôn hướng lòng về Chúa với một tình yêu trong sáng, xa tránh tội lỗi. Đặc biệt Ngài đã biết tha thứ a tránh tội lỗi. Đặc biệt Ngài đã biết tha thứ cho người xúc phạm đến mình. Chúng ta cũng hãy xin Chúa ban cho chúng ta những ơn cần thiết ấy để hoàn thiện bản thân mỗi ngày một trở nên xứng đáng hơn.
Bí quyết hạnh phúc của Đức Kitô
Bí quyết hạnh phúc của Đức Kitô
TRẦM THIÊN THU
Đức Kitô có một số bí quyết tuyệt vời để sống hạnh phúc mà Ngài đã chia sẻ trong “Bài Giảng Trên Núi”, trong đó bao gồm “Bát Phúc” (Tám Mối Phúc Thật). Chúa Giêsu nói rất rõ đến từng chi tiết về những điều xem chừng rất “ngược đời”, rất “khó lọt tai”, nhưng lại rất hợp lý và thú vị.
1. Về giận ghét.
Luật Cựu ước: “Không được giết người. Chớ giết người vô tội và người công chính” (Đn 5:17; Đn 13:53). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng” (Mt 5:22-26; Lc 12:57-59). Như vậy, tội giận ghét người khác cũng giống như tội sát nhân, giết người không cần gươm giáo!
2. Về ngoại tình.
Luật Cựu ước: “Chớ ngoại tình” (Xh 20:14; Đnl 5:18). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục” (Mt 5:28-30).
3. Về ly dị.
Luật Cựu ước: “Ai rẫy vợ thì phải cho vợ chứng thư ly dị” (Đnl 24:1). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mt 5:31-32; Mt 19:9; Mc 10:11-12; Lc 16:18).
4. Về nhân chứng.
Luật Cựu ước: “Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa” (). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5:34-37).
5. Về thù hận.
Luật Cựu ước: “Mắt đền mắt, răng đền răng, mạng đền mạng” (Xh 21:24; Lv 24:20; Đnl 19:21). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin thì hãy cho; ai muốn vay mượn thì đừng ngoảnh mặt đi” (Mt 5:39-42; Lc 62:9-30).
Luật Cựu ước: “Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù” (Lv 19:18). Còn Chúa Giêsu dạy: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:4348; Lc 6:27-28, 32-36).
6. Về nhịn nhục.
Chúa Giêsu dạy: “Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài” (Mt 5:40), “Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa” (Lc 6:29).
7. Về lề luật.
Chúa Giêsu xác định: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5:20), rồi Ngài vừa dặn dò vừa cảnh báo: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời” (Mt 5:17-19).
8. Về công chính.
Chúa Giêsu nói: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5:20). Thiên Chúa xác định: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9:13). Như vậy, ai cảm thấy mình đạo đức thì đừng vội “chảnh”, và ai cảm thấy mình tội lỗi thì cũng đừng nản chí sờn lòng.
9. Về công lý.
Luật Cựu ước: “Ngươi không được phao tin đồn nhảm. Đừng làm chứng gian mà tiếp tay với kẻ xấu. Ngươi không được hùa theo số đông để làm điều trái; trong một vụ kiện, ngươi không được ngả theo số đông mà làm chứng, khiến công lý bị sai lệch. Ngươi không được thiên vị người yếu thế khi họ có việc kiện tụng” (Xh 23:1-3). Chúa Giêsu giải thích: “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ” (Mt 23:23). Công lý là 1 trong 3 điều quan trọng nhất trong luật pháp.
Chúa Giêsu nói với mỗi chúng ta: “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5:13-16).
Ngài bảo chúng ta là Muối mặn, là đèn sáng, đồng thời cũng phải là “hạt lúa mì thối trong đất” (Ga 12:24) và là Men giữa đời, nhưng Ngài cũng cảnh báo: “Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pharisêu và men Hêrôđê!” (Mc 8:15). Và Thánh Phêrô căn dặn: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5:8).
Lạy Thiên Chúa, kẻ thù con đang rình sẵn, xin lấy đức công chính của Ngài mà hướng dẫn con, xin san phẳng lối của Ngài để con tiến bước (Tv 5:9).
TRẦM THIÊN THU
http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net
nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi
Phê-rô và Phao-lô:
Phê-rô và Phao-lô:
29 THÁNG SÁU
Chết Cho Đức Tin
Giáo Hội công bố cái chết tử đạo của hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô. Và qua việc tưởng niệm cái chết của các ngài, chúng ta cử hành chính cuộc sống của các ngài. Thật vậy, cái chết không phải là kết cục của cuộc sống. Cái chết tựa như dấu ấn cuối cùng mà Thiên Chúa đóng trên toàn bộ cuộc hiện hữu trần thế của con người.
Do đó, cái chết của hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô cũng đồng thời trình bày lịch sử đời sống của các ngài. Cuộc sống của mỗi vị càng có ý nghĩa phi thường do bởi mối quan hệ của các ngài với Đức Kitô, Đấng đã gọi các ngài đi theo Người. Đức Kitô đã gọi Simon, con của Giôna, một ngư phủ ở Galilê, và đặt tên cho ông là Phê-rô – nghĩa là “đá”. Người cũng đã gọi Sao-lô thành Tarsus, vốn là một kẻ bách hại các Kitôhữu, và biến ông thành Phao-lô: vị Tông Đồ của các dân ngoại, “một khí cụ do Ta tuyển chọn” (Cv 9,15).
Đời sống của các ngài thật rất phi thường – nhờ ở quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đấng đã giúp các ngài làm chứng cho Đức Kitô chịu đóng đanh và phục sinh: “Người sẽ làm chứng về Thầy; cả anh em nữa, cũng làm chứng về Thầy…” (Ga 15,26-27).
Cái chết thảm khốc mà cả Phê-rô và Phao-lô đã trải qua ở Rôma vào thời Nê-ron chính là tiếng nói cuối cùng của chứng tá ấy. Cái chết của các ngài – cái chết đổ máu vì đức tin – là sự hoàn thành trọn vẹn sứ mạng làm chứng của các ngài. Chính vì cái chết tử đạo ấy mà các ngài vẫn còn sống mãi một cách đặc biệt trong sự tưởng niệm của Giáo Hội. Trước hết, các ngài vẫn tiếp tục sống trong Thiên Chúa, Đấng “không phải là Thiên Chúa của kẻ chết nhưng là Thiên Chúa của người sống” (Mt 22,32). Các ngài vẫn sống trong Thiên Chúa cũng như tất cả chúng ta hiện đang sống trong Thiên Chúa.
Nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi
Thánh Antôn Maria Giacaria, Linh mục
Thánh Antôn Maria Giacaria, Linh mục
Ngày 5/7
Thánh Antôn Maria Giacaria sinh năm 1502 tại Grêmôna, cha Ngài mất sớm. Mẹ Ngài, người góa phụ trẻ 18 tuổi không còn biết tới hạnh phúc nào hơn trên trần gian là đào tạo tâm hồn người con nhỏ của mình. Thấy con thích làm việc hơn là chơi giỡn và biết kiên trì hy sinh hãm mình, bà rất mừng rỡ, chính bà cũng phát huy tình bác ái đối với người nghèo khổ để làm gương cho con.
Thành Grêmôna nơi Antôn sinh trưởng vừa mới hết chiến tranh. Sau cuộc chiếm đóng của người Pháp, dân thành lại phải chiến đấu với Ludorse Sforza. Tình cảnh thật khốn khổ. Ngày kia trên đường đi học về, cậu bé Antôn đã cởi tấm áo thêu của mình cho người nghèo mặc. Thấy vậy, người mẹ đã âu yếm ôm con vào lòng. Từ đó Antôn xin mẹ cho mình được ăn mặc bình thường, có khi còn nhịn phần ăn cho người nghèo nữa.
Thân mẫu Antôn đã chọn cho Ngài những bậc thầy nổi danh về văn chương Hy lạp và Latinh. Vào tuổi 15, Antôn đã theo môn triết học ở Pavie, rồi lại theo đuổi y học ở Padua. Ở đại học người ta chế nhạo nếp sống nghèo khó của Ngài. Tốt nghiệp bằng tiến sĩ hạng ưu, Ngài được rất nhiều khách hàng tín nhiệm. Nhưng Antôn bỏ nghề thuốc để theo môn thần học.
Antôn Giacaria bắt đầu tụ tập trẻ em lại, Ngài nói cho chúng nghe về các chân lý cao trọng. Cha mẹ chúng cũng thường tới nghe dạy. Họ nói: Nào chúng mình đến nghe thiên thần của Chúa.
Tay cầm thánh giá, thánh nhân rảo qua khắp các đường phố nói về ơn cứu chuộc và việc thống hối. Nơi nào bị chế nhạo, bị xỉ nhục, Ngài càng năng lui tới hơn.
Năm 1528, lúc được 36 tuổi, Antôn được thụ phong Linh mục. Ngài đến ở Milan, thăm viếng các người đau khổ trong các nhà thương, nhà tù, nơi các xóm nghèo. Các nghĩa cử Ngài làm đã mang lại cho Ngài danh hiệu “người cha dân tộc”. Ngài ngồi tòa hàng giờ để phục sinh các linh hồn. Ngài chống lại phái thệ phản và đối đầu với bất cứ ai muốn tấn công đức tin tinh tuyền. Cha Antôn có hai người bạn tông đồ là Mariggia và Ferrari. Đức Giáo hoàng truyền cho các Ngài lập một hội dòng mới, các tu sĩ dòng thánh Phaolô. Các Ngài được trao cho việc coi sóc thánh đường thánh Barnabê, nên người ta gọi các Ngài là các cha Barnabê.
Thánh Antôn Maria Giacaria thường nói với các môn sinh:
– “Đặc tính của những tâm hồn đại lượng là phục vụ không mong phần thưởng, chiến đấu không chờ lương bổng. Hãy tiến tới không ngừng và hướng tới sự hoàn thiện cao cả hơn. Hãy nói với Chúa Giêsu bị đóng đinh về tất cả những gì bạn thấy và lãnh ý Người, cho mình và cho người khác”.
Ngài dạy họ phải quen với những phỉ báng khinh miệt nhưng không làm được nếu không hướng trọn ý tưởng về với Chúa. Thánh nhân còn dẫn anh em rảo qua đường phố bằng cách vác Thánh giá mà rao giảng. Họ còn tự động cột giây vào cổ, làm những việc nặng nhọc và một số khác còn đi ăn xin cho người nghèo. Thấy vậy, nhiều người thống hối và cải thiện đời sống. Thánh Antôn còn cổ động lòng sùng kính Thánh Thể khuyên năng rước lễ hơn. Thời đó người ta chỉ rước lễ một hai lần trong năm. Trước sự đổi mới này, nhiều người coi sự nhiệt thành của Ngài là cuồng tín dị đoan. Thánh nhân vẫn an lòng và cảm nghiệm điều Ngài thường nói:
– Bạn sẽ được tháp nhập vào Chúa đến độ không còn lo tưởng đến những sự trên thế gian này nữa.
Năm 1930, Ngài giúp nữ công tước Torelli thành lập một hội dòng nữ. Đức Giáo hoàng Phaolô III đã chuẩn y hội dòng này và đặt tên là “Dòng chị em các thiên thần”.
Năm 1536, cha Antôn Giacaria từ chức bề trên nhà dòng mà Ngài đã giữ từ đầu để đi truyền giáo. Ngài rao giảng Phúc âm và giải hòa các cuộc tranh chấp. Công việc thật bề bộn, không thể lường trước được, dầu vậy thánh nhân vẫn trung thành với tác vụ, các cuộc tĩnh tâm và thư tín. Tuy nhiên lần này, tại Guastalla, thánh nhân đã kiệt sức. Xa các môn sinh, Ngài lui về với thân mẫu. Bà khóc lóc khi thấy con. Nhưng Antôn nói:
– Mẹ ơi! Mẹ đừng khóc nữa. Chẳng bao lâu rồi mẹ cũng được vui mừng với con trong vinh quang bất tận mà bây giờ con đang tiến vào.
Ba giờ chiều ngày 5 tháng 7 năm 1539, Linh mục trẻ 37 tuổi Antôn Maria Giacaria thở hơi cuối cùng trong tay mẹ hiền.
Thánh Antôn Maria Giacaria là mẫu gương cho chúng ta về nhiệt huyết tông đồ. Xin Chúa ban cho chúng ta cũng biết noi gương thánh nhân, luôn hăng say nhiệt thành trong công cuộc truyền giáo.
nguồn: Maria Thanh Mai gởi
NGƯỜI ĐẠO PHẬT LẦN CHUỖI MÂN CÔI
NGƯỜI ĐẠO PHẬT LẦN CHUỖI MÂN CÔI
trích: memaria.org
Anh Phan Tiến Quá – một người Phật giáo, từng là chuyên viên phụ trách âm thanh ánh sáng tại tụ điểm ca nhạc126 nổi tiếng và rất quen thuộc trong giới trẻ tại TP. HCM. Đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam. Anh Quá có cơ hội đến làm việc cho một siêu thị lớn, cuộc đời anh vì thế mà thay đổi hòan toàn.
Khi còn lãnh đồng lương khiêm tốn, anh có đời sống khép kín, ít giao tiếp và rất yêu thương vợ con. Nhưng kinh tế khá lên, thì anh bắt đầu cởi mở hơn, giao lưu nhiều hơn với bạn bè. Muốn làm ăn thì phải là tay sành điệu, sành điệu với bạn bè và sành điệu trong ánh mắt các em ….gà móng đỏ ! Các quán bia ôm là địa chỉ anh thường xuyên lui tới. Vợ anh đau khổ vật vã vì người chồng phản bội nhưng chị không sao kéo anh về với gia đình được.
Bất ngờ anh mất việc, tiền bạc vì thế mà cạn kiệt dần, nợ nần chồng chất, không lối thoát. Anh trở nên gánh nặng cho người vợ mà anh từng nhẫn tâm phản bội. Mỗi ngày qua đi là một nỗi đau dày xé lương tâm anh. Qua bao đêm dày vò, thao thức, anh quyết định tự tử và xin hiến xác cho khoa học. Ít ra, anh nghĩ rằng, như thế là anh làm được một việc có ích cho đời sau khi chết ! Vợ con anh không còn phải chịu đựng người chồng khốn nạn này nữa! Và cái ngày định mệnh ấy đã đến ……..
Ngày 13/07/2006, anh bỏ nhà ra đi từ rất sớm để thực hiện ý định tự vẫn. Anh đi lang thang vô định, thẫn thờ không biết đi đâu, về đâu ! Gia đình cuống cuồng tìm kiếm nhưng vô ích ! Nhiều lần gọi điện thoại cho anh, chỉ nhận được những tiếng trả lời ò í e… anh đã tắt máy di động rồi ! Càng hoảng sợ, càng không biết làm gì, nhất là vợ con anh, họ chỉ biết ôm mặt mà khóc, kinh hoàng nghĩ đến giờ phút nhận xác của anh trở về !
Thật may mắn, anh có người em cột chèo có đạo, hiền lành và rất thật thà, cô em vợ tân tòng tốt bụng này hay giúp đỡ gia đình anh. Anh yêu mến họ mọi điều, duy chỉ có một điều anh không thích là họ đọc kinh Kính mừng hàng ngày. Anh rất ghét khi họ cầm Chuỗi Mân Côi, miệng thì nhai nhải câu “Kính mừng Maria” …. Anh có ngờ đâu, lúc này chỉ có cặp vợ chồng này nhờ kinh Kính Mừng và chuỗi Lòng Thương Xót, họ cầu nguyện liên lỉ xin Chúa và Mẹ Maria cứu anh thoát khỏi bóng đen của tử thần.
Điều kỳ diệu đã xảy ra, lúc 16:30 chiều, anh mở máy di động và vợ anh đã khóc thảm thiết xin anh nghĩ đến gia đình mà trở về nhà với họ và anh đã xiêu lòng …. Anh trở về trong trạng thái tuyệt vọng. Gia đình anh quá đỗi vui mừng vì anh vẫn còn sống, nhưng phần anh thì ngơ ngác, chán chường. Sáng hôm sau là ngày 14/07/2007, Nguyễn Thế Hùng, người em cột chèo của anh, đã nói vào tai anh :
– ‘’Anh Quá, anh theo tôi, tôi sẽ chỉ cho một người có thể giúp anh trong lúc này’’.
– ‘’ Ừ, đi thì đi’’, anh Quá trả lời.
Hai anh em đến nhóm cầu nguyện Đức Mẹ Mễdu. Đến nơi, Hùng chỉ lên bàn thờ có tượng Đức Mẹ Mễ du, và nói :
– “Anh Quá, bây giờ chỉ có Bà đó mới giúp anh được. Anh hãy qùi xuống và cầu xin Bà ấy đi’’.
Vừa thấy tượng Đức Mẹ Mễdu, như có một sức mạnh vô hình thúc đẩy, anh qùi xuống thầm thì thưa chuyện với Mẹ. Anh say xưa thổ lộ tất cả những ưu tư phiền muộn của anh với Mẹ. Anh nói hết về gia đình anh, bạn bè anh, về thân xác khốn khổ của anh. Bao nhiêu nỗi đắng cay của cuộc đời anh tâm sự hết với Mẹ, anh khẩn thiết xin Mẹ giúp đỡ anh và gia đình anh vượt qua cơn khốn khó này.
Một điều kỳ lạ đã xảy ra : Anh qùi gối suốt hai tiếng đồng hồ bên Mẹ mà không mệt. Đầu gối chưa bao giờ qùi nhưng lại chịu đựng được cơn đau suốt 120 phút ! Anh Hùng rất đỗi kinh ngạc, vì đã từng dặn rằng : “Nếu anh Quá qùi không được và cảm thấy khó chịu ở trước Nhà Chầu thì anh cứ ra ngoài chờ, khi nào em cầu nguyện xong thì hai anh em cùng về”. Nào ngờ, Quá không bỏ ra giữa chừng mà đắm chìm trong vòng tay yêu thương của Mẹ suốt 2 giờ cầu nguyện Đức Mẹ Mễdu. Anh Quá dường như đã trút được một gánh nặng đè trĩu trong lòng bao năm qua. Chưa bao giờ anh cảm thấy bình an và thanh thản như lúc này. Tâm hồn lâng lâng, tràn ngập một niềm vui khó tả.
Trở về nhà, anh bắt đầu thấy thấm mệt qua bao đêm mất ngủ, anh thèm được ngủ như chưa bao giờ được ngủ và anh thiếp đi trong ánh mắt bừng cháy niềm tin của những người thân yêu trong gia đình. Vừa chợp mắt được một chút thì anh mơ thấy Một Bà rất đẹp hiện đến và dẫn anh đến nhà thờ Huyện Sỹ (Saigon). Bà đưa anh đến núi Đức Mẹ, rồi biến mất. Anh choàng tỉnh giấc và bàng hoàng kinh ngạc về giấc mơ của mình. Anh quyết định đến Nhà Thờ lúc đó gần ba giờ chiều – giờ của lòng thương xót vĩ đại tuôn đổ xuống nhân loại. Anh nhận ra ý của Mẹ : Mẹ dẫn anh đến Lòng Thương Xót của Chúa.
Kể từ đó anh bắt đầu học cách cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi và lần Chuỗi Thương Xót mỗi ba giờ chiều. Kinh Kính Mừng ngày xưa anh ghét cay ghét đắng, nay anh lại dùng chính kinh Mân Côi này để tâm tình say xưa với Mẹ. Mỗi ngày qua đi là một niềm vui. Anh tham gia nhóm cầu nguyện Đức Mẹ Mễdu mỗi tối thứ tư hàng tuần tại nhà thờ Huyện Sỹ. Anh không còn làm cho tụ điểm ca nhạc 126 nữa, nhưng anh trở thành chuyên viên nhiệt thành về âm thanh ánh sáng cho cộng đoàn Mễdu. Anh vẫn là Phật tử nhưng anh đã lần đủ ba chuỗi Kinh Mân Côi, tham dự Thánh Lễ mỗi ngày mà chỉ rước lễ thiêng liêng, đọc Kinh Thánh hằng đêm để nghiền ngẫm và suy niệm Lời Chúa, ăn chay thứ tư và thứ sáu.
Anh ước ao, người vợ thân thương của anh cũng đón nhận đức tin như anh. Trong những lần cầu nguyện, anh dâng ý chỉ này cho Mẹ, cầu xin Mẹ giúp anh. Anh rất đỗi vui mừng vì căn bệnh xuất huyết hậu môn bác sỹ đã chê từ nhiều năm, nay tự nhiên biến mất, điều lạ lùng là anh không hề xin Chúa chữa lành. Người vợ cứng lòng đã nhiều lần thất hứa với Mẹ thì nay vui vẻ song hành với anh đi cầu nguyện và tham dự Thánh Lễ hàng ngày.
Một người đạo Phật đi cầu nguyện không dễ bao giờ, anh gặp rất nhiều trở ngại, có lần anh sắp sửa đi làm chứng cho Chúa thì bị vật té sấp mặt từ cầu thang xuống đất ! Anh bị bất tỉnh, mê man nhưng khi hồi tỉnh anh vẫn liên lỉ cầu nguyện và cuối cùng anh lại đến được với Chúa. Có điều kỳ lạ,̣ là trước mỗi Thánh Lễ anh hay bị sốt khiến anh không thể tham dự Thánh Lễ được. Không vì thế mà anh chùn bước, anh lần chuỗi nhiều hơn, tất cả nỗi đau thể xác anh dâng hết cho Mẹ và Mẹ đã cứu chữa anh. Đức tin của anh ngày một lớn mạnh hơn.
Anh càng hạnh phúc hơn nữa vì ngày 5/5/2007 vợ chồng anh chính thức được làm con Chúa và ngày 6/5/2007 sau khi chịu bí tích hôn phối anh chị đã tổ chức một đám cưới tuy khiêm tốn nhưng ấm cúng. Bạn bè vây quanh chúc cho họ hạnh phúc mãi mãi trong tình yêu Thiên Chúa. Anh chị nghẹn ngào trong niềm vui vô tận :
“Vợ chồng em phó thác hết cho Chúa, tất cả những gì chúng em có là của Chúa. Chúng em không giàu có về vật chất, nhưng đời sống tâm linh của chúng em rất thỏa mái và tròn đầy. Chúng em được đón rước Chúa vào tâm hồn mỗi ngày. Có Chúa là chúng em có tất cả. Chúa là tài sản qúi giá nhất của gia đình chúng em. Sau mấy chục năm chung sống, giờ đây gia đình em mới cảm nghiệm được thế nào là bình an, thế nào là hạnh phúc đích thực! ‘’.
Nguyện xin Mẹ Maria cầu bầu cho gia đình anh chị để họ luôn mãi là ánh sao rực sáng dẫn đường cho nhiều con chiên lạc, đang bước đi trong bóng đêm tội lỗi của thế giới hôm nay.
Một người con yêu mến Mẹ Mễdu,
Giuse Nguyễn Lê ghi ( .)
NGƯỜI ĐẠO PHẬT LẦN CHUỖI MÂN CÔI
Anh Phan Tiến Quá – một người Phật giáo, từng là chuyên viên phụ trách âm thanh ánh sáng tại tụ điểm ca nhạc126 nổi tiếng và rất quen thuộc trong giới trẻ tại TP. HCM. Đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam. Anh Quá có cơ hội đến làm việc cho một siêu thị lớn, cuộc đời anh vì thế mà thay đổi hòan toàn.
Khi còn lãnh đồng lương khiêm tốn, anh có đời sống khép kín, ít giao tiếp và rất yêu thương vợ con. Nhưng kinh tế khá lên, thì anh bắt đầu cởi mở hơn, giao lưu nhiều hơn với bạn bè. Muốn làm ăn thì phải là tay sành điệu, sành điệu với bạn bè và sành điệu trong ánh mắt các em ….gà móng đỏ ! Các quán bia ôm là địa chỉ anh thường xuyên lui tới. Vợ anh đau khổ vật vã vì người chồng phản bội nhưng chị không sao kéo anh về với gia đình được.
Bất ngờ anh mất việc, tiền bạc vì thế mà cạn kiệt dần, nợ nần chồng chất, không lối thoát. Anh trở nên gánh nặng cho người vợ mà anh từng nhẫn tâm phản bội. Mỗi ngày qua đi là một nỗi đau dày xé lương tâm anh. Qua bao đêm dày vò, thao thức, anh quyết định tự tử và xin hiến xác cho khoa học. Ít ra, anh nghĩ rằng, như thế là anh làm được một việc có ích cho đời sau khi chết ! Vợ con anh không còn phải chịu đựng người chồng khốn nạn này nữa! Và cái ngày định mệnh ấy đã đến ……..
Ngày 13/07/2006, anh bỏ nhà ra đi từ rất sớm để thực hiện ý định tự vẫn. Anh đi lang thang vô định, thẫn thờ không biết đi đâu, về đâu ! Gia đình cuống cuồng tìm kiếm nhưng vô ích ! Nhiều lần gọi điện thoại cho anh, chỉ nhận được những tiếng trả lời ò í e… anh đã tắt máy di động rồi ! Càng hoảng sợ, càng không biết làm gì, nhất là vợ con anh, họ chỉ biết ôm mặt mà khóc, kinh hoàng nghĩ đến giờ phút nhận xác của anh trở về !
Thật may mắn, anh có người em cột chèo có đạo, hiền lành và rất thật thà, cô em vợ tân tòng tốt bụng này hay giúp đỡ gia đình anh. Anh yêu mến họ mọi điều, duy chỉ có một điều anh không thích là họ đọc kinh Kính mừng hàng ngày. Anh rất ghét khi họ cầm Chuỗi Mân Côi, miệng thì nhai nhải câu “Kính mừng Maria” …. Anh có ngờ đâu, lúc này chỉ có cặp vợ chồng này nhờ kinh Kính Mừng và chuỗi Lòng Thương Xót, họ cầu nguyện liên lỉ xin Chúa và Mẹ Maria cứu anh thoát khỏi bóng đen của tử thần.
Điều kỳ diệu đã xảy ra, lúc 16:30 chiều, anh mở máy di động và vợ anh đã khóc thảm thiết xin anh nghĩ đến gia đình mà trở về nhà với họ và anh đã xiêu lòng …. Anh trở về trong trạng thái tuyệt vọng. Gia đình anh quá đỗi vui mừng vì anh vẫn còn sống, nhưng phần anh thì ngơ ngác, chán chường. Sáng hôm sau là ngày 14/07/2007, Nguyễn Thế Hùng, người em cột chèo của anh, đã nói vào tai anh :
– ‘’Anh Quá, anh theo tôi, tôi sẽ chỉ cho một người có thể giúp anh trong lúc này’’.
– ‘’ Ừ, đi thì đi’’, anh Quá trả lời.
Hai anh em đến nhóm cầu nguyện Đức Mẹ Mễdu. Đến nơi, Hùng chỉ lên bàn thờ có tượng Đức Mẹ Mễ du, và nói :
– “Anh Quá, bây giờ chỉ có Bà đó mới giúp anh được. Anh hãy qùi xuống và cầu xin Bà ấy đi’’.
Vừa thấy tượng Đức Mẹ Mễdu, như có một sức mạnh vô hình thúc đẩy, anh qùi xuống thầm thì thưa chuyện với Mẹ. Anh say xưa thổ lộ tất cả những ưu tư phiền muộn của anh với Mẹ. Anh nói hết về gia đình anh, bạn bè anh, về thân xác khốn khổ của anh. Bao nhiêu nỗi đắng cay của cuộc đời anh tâm sự hết với Mẹ, anh khẩn thiết xin Mẹ giúp đỡ anh và gia đình anh vượt qua cơn khốn khó này.
Một điều kỳ lạ đã xảy ra : Anh qùi gối suốt hai tiếng đồng hồ bên Mẹ mà không mệt. Đầu gối chưa bao giờ qùi nhưng lại chịu đựng được cơn đau suốt 120 phút ! Anh Hùng rất đỗi kinh ngạc, vì đã từng dặn rằng : “Nếu anh Quá qùi không được và cảm thấy khó chịu ở trước Nhà Chầu thì anh cứ ra ngoài chờ, khi nào em cầu nguyện xong thì hai anh em cùng về”. Nào ngờ, Quá không bỏ ra giữa chừng mà đắm chìm trong vòng tay yêu thương của Mẹ suốt 2 giờ cầu nguyện Đức Mẹ Mễdu. Anh Quá dường như đã trút được một gánh nặng đè trĩu trong lòng bao năm qua. Chưa bao giờ anh cảm thấy bình an và thanh thản như lúc này. Tâm hồn lâng lâng, tràn ngập một niềm vui khó tả.
Trở về nhà, anh bắt đầu thấy thấm mệt qua bao đêm mất ngủ, anh thèm được ngủ như chưa bao giờ được ngủ và anh thiếp đi trong ánh mắt bừng cháy niềm tin của những người thân yêu trong gia đình. Vừa chợp mắt được một chút thì anh mơ thấy Một Bà rất đẹp hiện đến và dẫn anh đến nhà thờ Huyện Sỹ (Saigon). Bà đưa anh đến núi Đức Mẹ, rồi biến mất. Anh choàng tỉnh giấc và bàng hoàng kinh ngạc về giấc mơ của mình. Anh quyết định đến Nhà Thờ lúc đó gần ba giờ chiều – giờ của lòng thương xót vĩ đại tuôn đổ xuống nhân loại. Anh nhận ra ý của Mẹ : Mẹ dẫn anh đến Lòng Thương Xót của Chúa.
Kể từ đó anh bắt đầu học cách cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi và lần Chuỗi Thương Xót mỗi ba giờ chiều. Kinh Kính Mừng ngày xưa anh ghét cay ghét đắng, nay anh lại dùng chính kinh Mân Côi này để tâm tình say xưa với Mẹ. Mỗi ngày qua đi là một niềm vui. Anh tham gia nhóm cầu nguyện Đức Mẹ Mễdu mỗi tối thứ tư hàng tuần tại nhà thờ Huyện Sỹ. Anh không còn làm cho tụ điểm ca nhạc 126 nữa, nhưng anh trở thành chuyên viên nhiệt thành về âm thanh ánh sáng cho cộng đoàn Mễdu. Anh vẫn là Phật tử nhưng anh đã lần đủ ba chuỗi Kinh Mân Côi, tham dự Thánh Lễ mỗi ngày mà chỉ rước lễ thiêng liêng, đọc Kinh Thánh hằng đêm để nghiền ngẫm và suy niệm Lời Chúa, ăn chay thứ tư và thứ sáu.
Anh ước ao, người vợ thân thương của anh cũng đón nhận đức tin như anh. Trong những lần cầu nguyện, anh dâng ý chỉ này cho Mẹ, cầu xin Mẹ giúp anh. Anh rất đỗi vui mừng vì căn bệnh xuất huyết hậu môn bác sỹ đã chê từ nhiều năm, nay tự nhiên biến mất, điều lạ lùng là anh không hề xin Chúa chữa lành. Người vợ cứng lòng đã nhiều lần thất hứa với Mẹ thì nay vui vẻ song hành với anh đi cầu nguyện và tham dự Thánh Lễ hàng ngày.
Một người đạo Phật đi cầu nguyện không dễ bao giờ, anh gặp rất nhiều trở ngại, có lần anh sắp sửa đi làm chứng cho Chúa thì bị vật té sấp mặt từ cầu thang xuống đất ! Anh bị bất tỉnh, mê man nhưng khi hồi tỉnh anh vẫn liên lỉ cầu nguyện và cuối cùng anh lại đến được với Chúa. Có điều kỳ lạ,̣ là trước mỗi Thánh Lễ anh hay bị sốt khiến anh không thể tham dự Thánh Lễ được. Không vì thế mà anh chùn bước, anh lần chuỗi nhiều hơn, tất cả nỗi đau thể xác anh dâng hết cho Mẹ và Mẹ đã cứu chữa anh. Đức tin của anh ngày một lớn mạnh hơn.
Anh càng hạnh phúc hơn nữa vì ngày 5/5/2007 vợ chồng anh chính thức được làm con Chúa và ngày 6/5/2007 sau khi chịu bí tích hôn phối anh chị đã tổ chức một đám cưới tuy khiêm tốn nhưng ấm cúng. Bạn bè vây quanh chúc cho họ hạnh phúc mãi mãi trong tình yêu Thiên Chúa. Anh chị nghẹn ngào trong niềm vui vô tận :
“Vợ chồng em phó thác hết cho Chúa, tất cả những gì chúng em có là của Chúa. Chúng em không giàu có về vật chất, nhưng đời sống tâm linh của chúng em rất thỏa mái và tròn đầy. Chúng em được đón rước Chúa vào tâm hồn mỗi ngày. Có Chúa là chúng em có tất cả. Chúa là tài sản qúi giá nhất của gia đình chúng em. Sau mấy chục năm chung sống, giờ đây gia đình em mới cảm nghiệm được thế nào là bình an, thế nào là hạnh phúc đích thực! ‘’.
Nguyện xin Mẹ Maria cầu bầu cho gia đình anh chị để họ luôn mãi là ánh sao rực sáng dẫn đường cho nhiều con chiên lạc, đang bước đi trong bóng đêm tội lỗi của thế giới hôm nay.