Hội Dân Oan Việt Nam có Ban Đại Diện

Hội Dân Oan Việt Nam có Ban Đại Diện
Thursday, May 01, 2014

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) .- Sau nhiều tháng xin phép hành chính để hoạt động và bị cản trở, Hội Dân Oan Việt Nam vừa loan báo thành phần Ban Đại Diện gồm các tỉnh thành từ Bắc đến Nam.

Dân oan thuộc nhiều tỉnh phía Nam đi biểu tình ngày 29/4/2014 tại Sài Gòn với băng rôn “30-4 dân Việt mất quyền con người”. (Hình: Dân Làm Báo)

Một bản thông báo mới phổ biến trên nhiều diễn đàn và các trang mạng xã hội cho biết Hội Dân Oan Việt Nam ra đời với thành phần gồm ông Nguyễn Xuân Ngữ làm trưởng ban đại diện Dân Oan Việt Nam kiêm đại diện phía Nam.

Có 6 phó ban là đại diện dân oan ở Sài Gòn, Bình Dương, Cần Thơ, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, đều là những nơi có số lượng các vụ khiếu kiện và biểu tình tập thể về đất đai lớn, gây xôn xao dư luận thời gian qua. Bà Lê Hiền Đức, 82 tuổi, một người nổi tiếng về bênh vực dân oan tại Việt Nam, được mời làm chủ tịch danh dự.

Đây là hội đoàn dân sự mới nhất ra đời, một trong những hội đoàn độc lập tự quyết định thành lập và tuyên bố hoạt động mà không cần sự chấp thuận của nhà cầm quyền CSVN vốn cấm cản những tổ chức tư nhân.

Theo bản thông báo đề ngày 30/4/2014, của Hội nói trên “Ngày 24/4/ 2014 ông Nguyễn Xuân Ngữ đại diện Dân Oan phía Nam đã đến Văn Giang, Hưng Yên theo lời mời của nông dân Văn Giang, Hưng Yên để kỷ niệm 2 năm ngày nông dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật. Đại diện dân oan phía Nam đã gặp gỡ nhiều dân oan các tỉnh phía Bắc, có bàn về ý định thành lập Hiệp hội dân oan Việt Nam và chọn ngày dân oan Việt Nam. Mọi người nhất trí tiếp tục đấu tranh để thành lập hợp pháp Hiệp hội dân oan Việt Nam, trước mắt nhất trí cử Ban Đại Diện Dân Oan Việt Nam.”

Theo đó “Để ghi nhớ sự kiện ngày 24/4/2012 tại Văn Giang, một trong những vụ cưỡng chế thu hồi đất lớn nhất đối với dân oan Việt Nam và hoan nghênh tinh thần đoàn kết, đấu tranh bền bỉ của nông dân Văn Giang, mọi người nhất trí lấy ‘Ngày 24/4 hằng năm sẽ là Ngày Dân Oan Việt Nam’.

Ngày 28/2/2014, Bộ Nội Vụ CSVN gửi cho bà Lê Hiền Đức và ông Nguyễn Xuân Ngữ văn thư từ chối cho họ vận động thành lập Hội dân Oan Việt Nam, lấy cớ “không phù hợp quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của chính phủ quy dịnh về tổ chức, hoạt động và quản lý hội”.

Tuy nhiên, ngày 7/3/2014, bà Lê Hiền Đức và ông Nguyễn Xuân Ngữ gửi đơn khiếu nại nói rằng văn bản của Bộ Nội Vụ CSVN “có nội dung cấm hoặc hạn chế công dân thực hiện quyền tự do lập hội” mà như thế “trái với Hiến pháp 2013 và trái Thông điệp đầu năm 2014 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.

Đơn khiếu nại dẫn điều 25 của bản Hiến pháp CSVN 2013 nói “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp và lập hội”.

Khi đọc bản thông điệp đầu năm 2014, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trong đó rằng “…Người dân có quyền làm tất cả những gì luật pháp không cấm và sử dụng luật pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”, thư khiếu nại trích dẫn.

Ông Trịnh Bá Khiêm, một dân oan phường Dương Nội quận Hà Đông, bị đám người cưỡng chế hành hung trước khi bị đẩy lên xe Công an đưa đi nhốt. (Hình: Dân Làm báo)

Hiện Hội Dân Oan Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu thành lập nên đại diện các địa phương sẽ được bổ túc trong những ngày sắp tới. Bản thông báo số 12 của Hội dân Oan Việt Nam nói rằng nhiệm vụ trước mắt của Ban Đại diện Dân Oan Việt Nam gồm: “A/.Tập hợp các hồ sơ về dân oan để gửi các lãnh đạo Đảng và Nhà Nước, gửi công luận trong và ngoài nước để công luận biết rõ tình trạng dân oan VN. B/. Lên tiếng về các vụ việc đàn áp, cưỡng chế dân oan VN. C/. Đấu tranh chống tham nhũng trong những lĩnh vực liên quan đến dân oan. D/. Giới thiệu cho dân oan các luật sư, luật gia, chuyên gia trợ giúp trong việc khiếu nại, giải quyết các vấn đề của dân oan.”

Các cơ quan nhà nước CSVN từng nhìn nhận 70% các đơn từ khiếu kiện trong số hàng ngàn vụ khiếu kiện tập thể diễn ra hàng năm là về đất đai cưỡng chế, giải tỏa đền bù theo kiểu cướp ngày, đẩy người dân vào đói khổ trong khi làm giầu cho một số ít cán bộ đảng viên nhà nước cùng với đám công ty xí nghiệp tay sai của họ.

Mới đây nhất, khoảng gần một chục người đã bị công an bắt giam khi họ chống lại vụ cưỡng chế đất ngày 24 và 25/4/2014 tại phường Dương Nội quận Hà Đông, Hà Nội. Một số người dân đã bị hành hung trước khi bị tống lên xe của công an. (TN)

 

Hướng tới tự do thông tin tại Việt Nam

Hướng tới tự do thông tin tại Việt Nam

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-05-01

20140501_125650_1-600.jpg

Từ trái sang: Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng, nghệ sĩ Kim Chi, blogger Nguyễn Tường Thụy, blogger Nguyễn Đình Hà, nhà báo tự do Tô Oanh, ông Lê Thanh Tùng (DCCT) đến từ Việt Nam tham gia hội thảo mang tên ‘Hướng đến một nền tự do thông tin tại Việt Nam’ tổ chức tại trụ sở đài RFA chiều 01/5/2014

RFA photo

Nghe bài này

Ngày 1/5/2014, tại trụ sở đài RFA ở thủ đô Washington diễn ra cuộc hội thảo mang tên ‘Hướng đến một nền tự do thông tin tại Việt Nam’. Hội thảo có sự tham dự của các bloggers và nhà báo tự do đến từ Việt Nam. Ngoài ra còn có những đại diện các công ty cung cấp dịch vụ internet là Google và Access, cũng như ông trợ lý ngoại trưởng Hoa kỳ phụ trách các vấn đề nhân quyền và lao động.

Trước khi buổi hội thảo bắt đầu, nghệ sĩ Kim Chi, một trong những khách mời từ Việt Nam cho chúng tôi biết lý do tại sao một nghệ sĩ như bà lại dấn thân vào công cuộc đấu tranh cho tự do truyền thông:

Tôi thì đơn giản tôi thấy bất công ở Việt nam nó nhiều quá, nhân quyền bị vi phạm tất cả mọi thứ khiến tôi bức xúc. Tôi bức xúc thì tôi thấy mình phải lên tiếng phản đối, bởi vì mình là người nghệ sĩ, người của công chúng, của nhân dân, mà không bày tỏ chính kiến của mình thì rất là kỳ, lương tâm tôi không cho phép. Khi đó các đài xúm lại phỏng vấn tôi thì tôi trả lời, đơn giản vậy thôi. Tới một lúc thì tôi hóa ra phương tiện truyền thông nó tuyệt vời, những việc mình làm, mình yêu ghét được ủng hộ.

Nhà báo tự do Tô Oanh đến từ Việt Nam trình bày sự vận hành của ngành truyền thông do nhà nước kiểm soát tại Việt Nam. Theo đó thì một bài báo phải qua nhiều lần kiểm duyệt, các Tổng biên tập của các tờ báo phải định kỳ họp giao ban với ban tuyên giáo trung ương, và đây chính là nơi định hướng cho các bài viết phải chứa đựng nội dung như thế nào. Theo ông Tô Oanh thì các vấn đề nhạy cảm sẽ được các buổi định hướng này tránh đi.

Blogger nổi tiếng Nguyễn Tường Thụy thì nói rằng ở Việt Nam nhà nước kiểm soát truyền thông từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập hồi năm 1945 đến nay. Nhưng hiện nay thì Internet là một điều kỳ diệu giúp đỡ mọi người chống lại sự độc quyền truyền thông của nhà nước. Ông Thụy cũng cho biết là những người dấn thân hoạt động truyền thông như là blogger hay nhà báo tự do vì thách thức sự độc quyền đó của nhà nước sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm, phải trả giá. Nhưng ông Thụy vẫn hy vọng là truyền thông qua Internet sẽ vẫn liên tục phát triển.

Tiếp lời ông Nguyễn Tường Thụy, ông Lê Thanh Tùng hoạt động truyền thông của dòng Chúa Cứu thế tại Việt Nam nêu ra các trường hợp những bloggers và nhà báo độc lập bạn bè ông bị bỏ tù, như các bloggers Điếu Cày và Tạ Phong Tần, ngoài ra còn bị sách nhiễu trong tù.

20140501_132004-250.jpg

Đại diện các công ty cung cấp dịch vụ internet là Google và Access và trợ lý ngoại trưởng Hoa kỳ tại trụ sở đài RFA chiều 01/5/2014. RFA photo

Blogger trẻ tuổi Nguyễn Đình Hà thì trình bày về nghị định 72 được chính phủ Việt Nam đưa ra hồi năm ngoái nhằm kiểm soát thông tin internet, đồng thời yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp thông tin về các nhà hoạt động nhân quyền trên Internet. Theo anh Nguyễn Đình Hà thì các bloggers đã thực hiện những hành động bất tuân dân sự chống lại nghị định 72 và các công ty như Google cũng có vẻ không hợp tác.

Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng kết thức phần trình bày của các bloggers đến từ Việt Nam rằng do hệ thống chính trị Việt Nam dựa trên sự dối trá nên những nhà cầm quyền rất sợ sự thực. Nhưng ông hy vọng rằng nhu cầu nói lên sự thực của các công dân và nhà báo nên hệ thống truyền thông tự do sẽ vẫn phát triển và ông hy vọng Việt Nam sẽ có báo chí độc lập trong tương lai.

Những người tham gia hội thảo cũng được nghe các bloggers bị giữ lại Việt Nam, không được phép xuất cảnh, trình bày ý kiến của họ qua những đoạn video.

Tiếp nối chương trình, ông Scott Busby nói rằng ông quan ngại về nghị định 72 và các trường hợp bloggers bị giam giữ. Ông nói với các diễn giả từ Việt Nam tham dự hội thảo này khi về nước nên thiết lập và duy trì mối quan hệ với đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt Nam để có thể góp phần bảo vệ họ không bị sách nhiễu.

Các vị đại diện cho các công ty Access và Google nói về những khả năng trợ giúp của họ cho những người sử dụng internet những vấn đề kỹ thuật. Ông Jonathan Fox cũng nhận thấy có những vụ tấn công những nhà hoạt động nhân quyền trên bằng các mã độc, hay ngăn cản tự do bằng tường lửa. Ông nói thêm là những doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong sự thúc đẩy tự do nhân quyền.

Ông Đỗ Hoàng Điềm, đại diện của tổ chức Việt Tân cũng đồng ý với việc cung cấp những giải pháp kỹ thuật để tránh các ngăn trở của nhà cầm quyền.
Ông Scott Busby cũng cho biết rằng cuối tháng năm 2014 hai chính phủ Hoa kỳ và Việt Nam lại sẽ có cuộc đối thoại về nhân quyền và ông cho biết sẽ đưa những vấn đề được nêu lên trong buổi hội thảo hôm nay cho phía Việt Nam.

Kết thúc buổi hội thảo, bà Libby Liu, Tổng giám đốc đài Á Châu tự do nói rằng bà cám ơn các bloggers đến từ Việt Nam, và nhắn lời với họ rằng họ không đơn độc trong cuộc dấn thân của họ vì tôn chỉ tự do thông tin của họ cũng là của đài Á Châu Tự Do.

Những câu chuyện về ngày 30 tháng 4

Những câu chuyện về ngày 30 tháng 4

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-04-29

000_Hkg2309681-305.jpg

Tranh ảnh cổ động cho ngày 30 tháng 4 diễn ra hàng năm trên khắp nước Việt Nam.

AFP photo

Sau 39 năm, thời gian đủ để một đứa bé ra đời, lớn lên, có vợ và sinh con, và đó cũng là thời gian đủ để một đứa bé từ chỗ vô tư, hồn nhiên, ngây thơ đến chỗ trưởng thành, biết suy tư về thân phận con người cũng như thân phận một quốc gia. Hơn nữa, thời gian 39 năm đủ để làm lành mọi vết thương nếu như thịt da trên cơ thể lành tính, ngược lại, đó cũng là thời gian quá đủ để một vết thương cắn xé làm đau nhức và dẫn đến hoại thư. Câu chuyện sau 39 năm của một đời người, một dân tộc cùng những nỗ lực hòa giải, hòa hợp cũng chính là câu chuyện làm lành vết thương trên cơ thể Việt Nam.

Những thế hệ lớn lên

Một người bạn yêu cầu giấu tên, sinh đúng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh ra đời trong lúc mẹ anh đang trên đường di chạy từ Xuân Lộc vào Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung là mình chưa thấy đó là một thiện ý thật sự cho những người muốn đặt ra vấn đề hòa hợp hòa giải, tức là đặt vấn đề với những người có quyền lực ấy. Mà mình thấy cái thiện ý đó chưa chân thành, người ta chỉ nói cái gì đó để tuyên truyền là chính thôi. Mình cứ nghe ti vi, đài ra rả đó, đại khái là những vết tích xưa cũ như là tự hào ấy. Cái đó mình cho rằng hòa hợp hòa giải khó mà đạt được, người ta chưa tin. Với những người Sài Gòn cũ thì còn lâu mới đạt được, nói nôm na ví dụ như Sài Gòn, hãy đổi hãy trả lại cái tên Sài Gòn đi sẽ thấy hòa hợp hòa giải liền.”

Theo người bạn này, sau ba mươi chín năm, sau một quá trình gia đình anh vất vả để cưu mang người cha bệnh tật sau khi rời trại cải tạo và sau đó không lâu ông qua đời, anh nhận ra rằng cuộc đời anh buồn nhiều hơn vui. Và khái niệm quê hương, đất nước gắn trong ký ức anh cùng với mùi khoai mì, mùi hạt kê độn và bánh tráng sắn thời thơ ấu. Tuổi thơ của anh bị ám ảnh bởi tiếng kẻng họp đội, tiếng loa phát thanh ngoài đầu xóm và tiếng gõ mõ liên hồi báo động an ninh… Dường như tất cả những ký ức tuổi thơ của anh đều mang mang một thanh âm đượm buồn trong sắc màu trầm, nặng của nó.

Khi lớn lên, anh phải bỏ học sớm và bươn bả ngoài cuộc đời với cái lý lịch không được tốt cho mấy bởi vì cha của anh là “ngụy quyền”. Mặc dù anh học rất giỏi và ước mơ được học đại học như bao bạn khác nhưng hoàn cảnh nghèo túng của gia đình đã khiến anh phải bỏ học, theo làm bốc vác ở bến xe, sau đó sắm xe ba gác để chở hàng và hiện tại, anh đã có xe tải để chở rau cho chợ đầu mối nhưng anh vẫn thấy tiếc nuối thời đi học của mình. Bởi ngày từ nhỏ, anh luôn tâm niệm rằng không có vốn liếng nào tốt hơn vốn liếng tri thức.

Và anh cũng cay đắng nhận ra rằng nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, trong đó có thế hệ của anh đã không có được thứ vốn liếng quí giá của tri thức mà có chăng chỉ là cơ hội để làm việc cật lực và tích lũy tiền bạc. Nhưng rất tiếc, một khi nền tảng tri thức của con người bị hạn chế thì kéo theo vốn văn hóa cũng có nguy cơ bị hạn chế. Có nhiều tiền trên tay nhưng hạn chế về văn hóa là một tai họa. Anh đã nhìn thấy tai họa đó ngay trong thế hệ của anh cũng như nhiều thế hệ khác khi con người, xã hội mỗi ngày thêm lạnh lùng, vô cảm và tham lam.

Anh nói rằng nếu như có một cơ hội làm trẻ thơ trở lại, anh sẽ tìm đến một chân trời khác để trưởng thành, bởi vì sự trường thành mà mẹ anh đã dạy chính là phải tích lũy văn hóa, phải biết chia sẻ cùng đồng loại và phải tôn trọng quyền con người. Anh luôn dạy cho con cái mình điều này nhưng anh cũng luôn lo lắng trước môi trường giáo dục quá ư thực dụng hiện tại. Đó là anh chưa muốn nghĩ đến một xã hội đầy rẫy thù hận, tham lam, tranh giành… Như vậy, ít có sự hòa hợp hay hòa giải nào giữa con người với con người một khi quyền làm người không được tôn trọng đúng mức.

Chuyện hòa giải, hòa hợp dân tộc

Một bạn trẻ khác, tên Dũng, có người thân là thuyền nhân của những năm 1980 thế kỉ trước, chia sẻ: “Sau năm 1975 có sự sai lầm là người Việt với người Việt đối xử tàn khốc với nhau, rồi từ đó sinh ra những người trung lập, họ yêu đất nước, họ muốn hòa bình không muốn có chiến tranh gì nữa. Nhưng sự thật là người Việt với người Việt đối xử quá tàn khốc sau chiến tranh. Sau ba mươi tháng tư năm bảy lăm thì có sự thay đổi về văn hóa, chính trị… Tức nước thì vỡ bờ thôi!”

000_HKG2005042754750-305.jpg

Bộ đội cộng sản Việt Nam dẫn giải lính VNCH trên đường phố Saigon sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975.

Theo Dũng, vấn đề hòa giải hòa hợp giữa người Việt trong nước và người Việt hải ngoại là cả một câu chuyện dài không có hồi kết thúc. Vì lẽ, sự khác nhau về phông văn hóa và ý thức hệ cũng như hằng ngàn mối trở ngại xuất phát từ ý thức hệ đã dẫn đến hệ quả nếu có chăng hòa giải hòa hợp thì cũng chỉ trên hình thức chứ khó mà có sự hòa hợp về mặt nội tâm.

Giải thích thêm, Dũng cho rằng mọi sự hòa hợp đều phải có qui trình hòa giải của nó, mà muốn có hòa giải, người ta phải biết lắng nghe nhau và phải biết tôn trọng giá trị cũng như quyền lợi của nhau. Hiện tại, chỉ riêng những ngôi mộ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với thành quách xiêu vẹo, tượng đài bị giật sập, bảng ghi công bị đập nham nhở. Điều này cho thấy có sự phân biệt quá lớn giữa ta và thù, kẻ chiến thắng và người chiến bại cũng như sự tồn tại mọi biểu tượng của đối phương đều không được chấp nhận.

Nhưng, riêng vấn đề người đã khuất, mọi biểu tượng ghi công, nhớ ơn chỉ đóng vai trò thể hiện và biểu cảm những giá trị văn hóa đương đại dành cho người đã khuất, điều này không mảy may đụng chạm đến sự tồn vong của một chế độ nào nếu không muốn nói là là còn nâng tầm cho chế độ hiện tại bởi nét nhân văn và tính tôn trọng quá khứ của họ. Nhưng rất tiếc, điều này thật là khó khăn. Và đáng nói hơn là chính những đồng đội, những cha anh trong chế độ cũ không được mồ yên mả đẹp trong hiện tại sẽ là một bức rào cản rất lớn đối với tiến trình hòa giải để đi đến hòa hợp.

Một bạn trẻ khác, yêu cầu giấu tên, chia sẻ, sự hòa giải, hòa hợp dân tộc như bạn vẫn thường thảo luận với bạn đồng lứa phải đến từ hai hướng, hòa giải giữa người trong nước với nhau và hòa giải giữa người trong nước với người Việt ở nước ngoài. Trục chính của hòa giải gồm những ai? Cũng theo nhận định của bạn trẻ này, ranh giới hòa giải ở đây không phải là đường biên giới quốc gia mà là đường biên ý thức hệ và đường biên quyền lợi.

Về đường biên ý thức hệ, chỉ cần trả lời được câu hỏi rằng liệu mọi đảng viên đảng Cộng sản có thể cùng “người phía bên kia” ngồi chơi, cùng làm việc và cùng chia sẻ trách nhiệm cũng như quyền lợi về quốc gia, dân tộc với nhau hay không? Nếu câu trả lời là có thì mọi việc sẽ dễ dàng đi đến hòa hợp. Về đường biên quyền lợi, chỉ cần trả lời rằng mọi người dân Việt Nam có ai không bị oan, có ai bị ức chế, uất ức hay không? Nếu câu trả lời là không thì vấn đề hòa hợp dân tộc sẽ diễn ra nhanh chóng bởi vì lúc đó, mọi quyền lợi đã được chia đều trên toàn cõi, con người không bị chặn đứng nếp nghĩ trong biên kiến quyền lợi phe nhóm và nhân dân thấp cổ bé miệng.

Một bạn khác tên Ngọc, hiện là giảng viên đại học kinh tế Đà Nẵng thì tỏ ra lạc quan hơn khi bạn nói rằng sau 39 năm, con người đủ trưởng thành và chín chắn hơn để vượt qua mọi định kiến, đi đến hòa giải, hoàn hợp dân tộc. Và đương nhiên, muốn có điều này, mọi nỗ lực phải xoay quanh trục con người và quyền của con người!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

10 điều để sống … cho ngày hôm nay.

10 điều để sống … cho ngày hôm nay.

ĐứcThanh’ Gioan XXIII khuye^n: 10 điều để sống … cho ngày hôm nay.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.
Đây là “thập điều” của thánh Gioan XXIII dể sống thanh thản bằng cách sống trọn cho ngày hôm nay.

1. Chỉ cho ngày hôm nay tôi sẽ cố gắng sống cho trọn ngày, chứ không muốn giải quyết tất cả mọi vấn đề của cuộc đời một lần cho xong.

2. Chỉ cho ngày hôm nay tôi sẽ cố gắng ý tứ cẩn thận trong lời ăn tiếng nói: tôi sẽ ăn mặc tươm tất, tôi sẽ không nói to tiếng; tôi sẽ cố gắng nhã nhặn lịch thiệp; tôi sẽ không chỉ trích ai hết; tôi sẽ không chủ trương cải thiện hoặc sửa lỗi ai khác ngoại trừ chính tôi.

3. Chỉ cho ngày hôm nay tôi sẽ sống hạnh phúc vì thâm tín rằng tôi đã được dựng nên để hưởng hạnh phúc không chỉ ở đời sau mà kể cả ngay từ ở đời này nữa.

4. Chỉ cho ngày hôm nay tôi sẽ thích nghi vào hoàn cảnh, chứ không đòi hỏi hết mọi hoàn cảnh phải thích nghi vào các mơ ước của tôi.

5. Chỉ cho ngày hôm nay tôi sẽ dành ra 10 phút để đọc một cuốn sách tốt, vì nhớ rằng cũng như lương thực cần cho đời sống thể xác thế nào thì đọc sách tốt cũng cần cho đời sống tinh thần như vậy.

6. Chỉ cho ngày hôm nay tôi sẽ làm một việc tốt nhưng tôi sẽ không nói cho ai biết hết.

7. Chỉ cho ngày hôm nay tôi sẽ làm ít là một điều mà tôi không ưa thích, và nếu tình cảm tôi có bị đụng chạm cách nào thì tôi sẽ tìm cách để không ai nhận ra điều đó.

8. Chỉ cho ngày hôm nay tôi sẽ thảo hoạch một chương trình sống: có lẽ tôi sẽ không thi hành được tất cả mọi chi tiết, nhưng tôi vẫn cứ soạn thảo. Cần phải tránh hai thái cực: hấp tấp và chần chừ.

9. Chỉ cho ngày hôm nay tôi sẽ tin vững vàng rằng, – cho dù có những dấu chỉ trái ngược đi nữa – , Thiên Chúa vẫn chăm sóc tôi như là một thụ tạo độc nhất vô nhị trên cõi đời.

10. Chỉ cho ngày hôm nay tôi sẽ không sợ hãi gì hết. Cách riêng, tôi sẽ không sợ vui hưởng cái đẹp và tin vào cái tốt. Trong vòng 12 giờ đồng hồ tôi sẽ làm được điều mà tôi sẽ hoảng hốt khi nghĩ rằng mình phải làm suốt đời. Vì có lời chép rằng: “Các con đừng lo lắng cho ngày mai; ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào lo cho ngày ấy là đủ rồi” (Mt 6,34).

Nguồn: Đa Minh Việt Nam

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Nhìn lại lần nữa hậu quả của ngày 30-4-1975

Nhìn lại lần nữa hậu quả của ngày 30-4-1975

Hồng Trung, gửi RFA từ VN
2014-04-27

Bộ đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn ngày 30 tháng Tư, 1975

Bộ đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn ngày 30 tháng Tư, 1975

Files photos

30-4-1975 ghi dấu ngày chấm dứt cuộc nội chiến vũ trang, huynh đệ tương tàn của hai miền Nam – Bắc sau hơn 20 năm chia cắt bởi hiệp định Giơ-Ne-Vơ 1954. Nhưng thời điểm này cũng là một trang lịch sử tang thương đau buồn và mất mát chung cho cả dân tộc Việt Nam.

Triệu người vui, triệu kẻ buồn

Khi ông Lê Duẩn đã nói: “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc.” thì rõ ràng danh nghĩa phát động chiến tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước chỉ là phụ, mà mục đích chính là để thỏa vọng quốc tế hóa CS thế giới của Liên Xô, Trung Cộng. Hậu quả là dân tộc đã phải trả giá cho cuộc chiến tranh bằng xương máu của hơn 3 triệu sinh linh và sự tàn phá của bom đạn trên đất mẹ.

Như lời của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt nói về ngày 30-4-75: “là ngày có triệu người vui, triệu kẻ buồn”. Bên Cộng sản Miền Bắc vui vì thắng cuộc, thống lĩnh sự cai trị và được thu lợi những khối tài sản vật chất từ nền văn minh tư bản của chế độ VNCH. Bên Quốc gia ở Miền Nam buồn vì thua cuộc, phải chịu chính sách hà khắc của chế độ mới dưới các mỹ từ “cải tạo, chính sách kinh tế mới, cải tạo công thương nghiệp, quốc hữu hóa. ..” khiến bao nhiêu người không chịu nổi phải tìm đường vượt biên, liều mình trên biển, bỏ xứ ra đi bằng sự đánh đổi mạng sống với tỷ lệ sinh tồn rất thấp.

Ba mươi chín năm trôi qua, cứ mỗi tháng tư về là báo chí truyền thông lề phải trong nước được chỉ đạo ca ngợi tiếp tục sự tài tình của Đảng CS trong chiến dịch HCM giải phóng miền Nam song trong thực tế, chữ “giải phóng” đó có quá nhiều mâu thuẫn và cay đắng.

Xin trích lời thơ của anh Trần Trung Đạo viết tặng em gái tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh:

“Bom đạn đã thôi rơi nhưng tiếng khóc vẫn không ngừng,

Câu hát hòa bình nhưng nước mắt vẫn cứ rưng rưng.”

Chiến tranh vũ trang đã chấm dứt nhưng hòa bình vẫn chưa thực sự trọn vẹn. Vẫn còn đó một mặt trận tranh đấu giằng co quyết liệt từng ngày của những con người đi đòi công lý, nhân quyền, tự do dân chủ. Vẫn còn đó trên khắp ba miền Trung – Nam- Bắc phong trào đấu tranh của những người nông dân biểu tình, khiếu kiện tập thể đòi đất. Và vẫn còn đó những làn sóng bất mãn của giáo dân, tín hữu, đạo hữu của các hội đoàn tôn giáo đòi quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng. Nhà nước CSVN đã dùng vũ lực để trấn áp và qui kết bỏ tù rất nhiều người trong thời gian qua: bằng chứng sống động của sự bất ổn chính trị đương thời. Nhưng công cụ bạo lực của bất cứ nhà cầm quyền nào cũng chỉ là biện pháp trấn áp, đè nén người dân tạm thời chứ không phải là giải pháp chính trị ưu việt để tháo gỡ các bế tắc to lớn của một đất nước.

DSC00315-250.jpg

Băng rôn cho ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5 tại Hà Nội. RFA photo

Ba mươi chín năm là khoảng thời gian dài đủ để Việt Nam có thể tái thiết, khôi phục đất nước, phát triển phồn vinh ngang hàng với các nước Nam Hàn, Thái Lan, Đài Loan, Singapore sau chiến tranh. Nhưng dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, đất nước vẫn trong tình trạng chậm tiến, suy thoái kinh tế mặc dù đã vắt cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước cũng đã thâm lạm, lãng phí vô số viện trợ nhân đạo, kinh tế của nước ngoài, chưa kể mấy trăm tỷ đô la kiều hối từ cộng đồng người Việt ở ngoài nước gửi về nước trong bốn thập niên qua.

Sự tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công vẫn tung hoành gây nhức nhối cho toàn xã hội, làm nóng trên diễn đàn Quốc hội và căn bệnh ấy như trở thành thứ bệnh nan y bất trị. Hậu quả là sự nghèo khó cùng với món nợ quốc gia khổng lồ mà “dân chịu” như lời chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu. Theo ước tính của các chuyên gia, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 80,070 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 886,36 USD (gần 20 triệu VND/người. Vẫn còn bỏ ngõ một nền công nghiệp hóa dang dở, đang trên đà phá sản. Việt Nam phải nhập siêu các trang thiết bị, nguyên vật liệu trong công nghệ lắp ráp ô tô và trong ngành xây dựng từ các nhà thầu nước ngoài nên tỉ lệ nội địa hóa rất thấp; trong khi đó Cam-Pu-Chia đã qua mặt Việt Nam trong ngành sản xuất ô tô và cho ra đời dòng sản phẩm AngKor EV 2014 khiến các tiến sĩ giấy của VN phải ngượng ngùng

Dậm chân tại chỗ?

Cùng lúc đó, đến hôm nay nền giáo dục vẫn phải còn loay hoay trong nhu cầu cải cách hầu như toàn bộ với số tiền 34.000 tỷ đồng khiến mọi người dân nghe phải giật mình. Việt Nam có con số hơn 24 ngàn tiến sĩ (đông bậc nhất thế giới) nhưng lại là nước nghèo đội sổ trên thế giới. Những phát minh khoa học, những tác phẩm văn học lớn cũng rất ít có trên đăng ký bản quyền trong nước và quốc tế. Chất lượng đào tạo Đại học kém nên hầu hết các sinh viên thất nghiệp hay làm việc trái ngành chuyên môn. Đáng ưu tư nhất là ngành y tế, với vô số đề tài sôi nổi trên mặt báo, truyền thông trong suốt thời gian qua, đặc biệt là trong tháng tư này. Nạn dịch sởi đã lan tràn trên khắp cả nước cướp đi 118 sinh mạng trẻ em và gây quá tải trong các bệnh viện nhi trung ương ở Sàigòn, Hà Nội cũng chỉ vì một thứ văc-xin. Vì muốn giấu nhẹm những yếu kém, tắc trách trong ngành y tế mà bà bộ trưởng Tiến không dám công bố dịch và ngăn cấm các phóng viên nhà báo vào bệnh viện tác nghiệp.

Song song với những vấn nạn xã hội quốc nội là ngoài biên ải là sự hiểm họa đe dọa xâm lăng của Trung Quốc. Biển đảo, lãnh hải đang nguy cơ mất dần vào tay của “người bạn láng giềng 4 tốt –16 chữ vàng” bởi sự dung túng yếu hèn của đảng cầm quyền. Những dự án lớn trong ngành khai thác xây dựng là những nhịp cầu để đưa người và hàng hóa Trung Quốc vào sâu trong lãnh thổ VN một cách hợp pháp. Từ Cà Mau, Tây Nguyên, Miền Trung (Vũng Áng), Đà Nẳng đến Quảng Ninh đi đâu cũng gặp người Tàu cùng với những khu phố mang bảng hiệu chữ Tàu như một điềm báo nguy cơ cho cả dân tộc.

Lịch sử dựng nước và giữ nước là khoảng dài thời gian trước và sau công nguyên gần 4 ngàn năm, chứa đựng biết bao nhiêu công lao của các bậc tiền nhân anh hùng qua các triều đại của Việt Nam. Triều đại này suy vong, buộc phải nhường chỗ cho triều đại khác thay thế để nối tiếp sứ mạng bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Ngày 30-4-1795 chỉ là một cái mốc lịch sử. Đảng CS cũng chỉ được xem như là một triều đại trong nhiều triều đại trước đây. Đảng CSVN không phải là tổ quốc VN. Vì vậy, không thể bắt buộc QĐND, CAND và ND phải trung thành với đảng CSVN. Công hay tội chỉ có lịch sử mới có quyền phán xét, và chắc chắn sẽ được phán xét công bằng trong một thời gian không xa.

Đảng CS VN cần dừng lại ngay hành động tung hô quá khứ để tự tôn vinh chính mình, và hãy nhìn vào thực trạng hiện tại của đất nước. Đảng CSVN có khả năng gây chiến tranh để chiến thắng miền Nam nhưng đã không chứng tỏ được khả năng xây dựng nên hòa bình trong lòng dân tộc, và ổn định, phát triển đất nước trong suốt bốn thập niên qua. Hãy nhìn kỹ những vấn nạn của đất nước để trả lại quyền lãnh đạo cho dân tộc.

Viết từ Gia Lai (VN) ngày 26-4-2014

Hồng Trung

 

ĐƯỜNG EMMAUS

ĐƯỜNG EMMAUS

TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Đường Emmaus thật lạ kỳ.  Cùng một con đường, cùng một buổi chiều mà hai môn đệ đi lại hai lần, mỗi lần lại mỗi dáng vẻ hoàn toàn khác nhau.  Khi đi thì đường xa vời vợi, mãi không thấy đến.  Lúc về thì sao chóng vánh, chưa đi đã đến.  Khi đi thì ảo não u sầu.  Lúc về lại phấn khởi hân hoan. Khi đi trời còn sáng mà tưởng như đi trong đêm đen.  Lúc về trời đã tối mịt mà tưởng đi giữa ban ngày.  Khi đi tuyệt vọng chán chường.  Lúc về tràn đầy hi vọng.  Chắc hẳn ai cũng hiểu, lúc về có kết quả tốt đẹp như thế là vì hai môn đệ đã gặp được Chúa Kitô Phục Sinh.  Chính Chúa Kitô Phục Sinh làm nên khác biệt.  Gặp Chúa Kitô Phục Sinh là bí quyết giúp thay đổi cuộc đời, giúp cuộc đời có ý nghĩa, có niềm vui, có hi vọng và có lẽ sống.

Nhưng làm thế nào để gặp được Chúa Kitô Phục Sinh?  Thực ra sau khi phục sinh, Chúa không còn bị giới hạn trong không gian.  Chúa ở khắp mọi nơi.  Chúa ở ngay bên ta.  Nhưng ta không thấy được Ngài và có khi thấy nhưng không nhận ra Ngài.  Muốn gặp Ngài và nhận ra Ngài, ta hãy học hỏi bí quyết của hai môn đệ Emmaus: bí quyết đó là xây dựng những cộng đoàn chia sẻ.

Trước hết là chia sẻ Lời Chúa.  Hai môn đệ không đi một mình nhưng lúc nào cũng bên nhau.  Hai môn đệ không nói chuyện vu vơ, nhưng cùng nhau nhớ đến Chúa, nói chuyện về Chúa, chia sẻ tâm tư về Chúa.  Các ngài đã thực hành Lời Chúa: “Ở đâu có hai ba người tụ họp nhân danh Thày thì Thày ở giữa họ.”  Chúa đã thực hiện lời hứa nên đã đến đồng hành với các môn đệ.  Hơn nữa, Chúa còn chia sẻ Lời Chúa giúp các ngài hiểu biết và yêu mến Lời Chúa.

Tiếp đến là chia sẻ bác ái. Chúa giả vờ muốn đi xa hơn.  Nhưng các môn đệ van nài: “Xin ở lại với chúng tôi vì trời đã chiều và ngày sắp tàn.”  Thật cảm động khi lỡ đường mà được mời chia sẻ một mái nhà, dù chỉ là quán trọ.  Và chia sẻ một bữa ăn dù đơn sơ đạm bạc.  Nếu các môn đệ không có lòng bác ái chia sẻ như thế, có lẽ Chúa đã bỏ đi.  Cảm động trước tấm lòng chia sẻ chân thành nên Chúa đã ở lại.  Các môn đệ đã thực hành Lời Chúa: “Mỗi lần các con làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40).  Nhờ chia sẻ bác ái, các ngài đã được gặp Chúa.  Và chính Chúa đã ở lại để chia sẻ tâm tình với các ngài.

Sau cùng là chia sẻ Thánh Thể. Ngồi vào bàn, Chúa Giêsu “cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ.”  Đúng như cử chỉ Chúa làm khi lập phép bí tích Thánh Thể.  Mắt các môn đệ mở ra và nhận ra Chúa.  Phép Thánh Thể cho các ngài bảo chứng về sự hiện diện của Chúa.  Phép Thánh Thể ban cho các ngài niềm vui được gặp gỡ Chúa.  Phép Thánh Thể ban cho các ngài sức sống mới để tiếp tục xây dựng các cộng đoàn chia sẻ rộng lớn hơn.  Từ đó nhân lên các cộng đoàn chia sẻ Lời Chúa, chia sẻ bác ái và chia sẻ Thánh Thể đi khắp thế giới.

Tôi rất vui mừng vì giáo xứ nhà thờ chính tòa chúng ta đang phấn đấu xây dựng thành một cộng đoàn theo gương các môn đệ.  Cha Xứ và Anh chị em đang tích cực khuyến khích nhau học hỏi, chia sẻ và thực hành Lời Chúa, khuyến khích tổ chức các nhóm họat động từ thiện bác ái, và khuyến khích mọi người đến tham dự thánh lễ ngày càng đông đảo.  Đó là dấu hiệu Chúa đang ở giữa chúng ta.  Có Chúa hiện diện tôi tin chắc cộng đoàn giáo xứ chúng ta sẽ được ơn biến đổi, sẽ tràn đầy niềm vui, niềm bình an, sẽ ngày càng thêm đoàn kết yêu thương và sẽ hăng hái đi loan Tin Mừng.  Xin Chúa cho con đường cộng đoàn chúng ta đang đi trở nên con đường Emmaus, khi đi dù có khó khăn vất vả, nhưng với sự phấn đấu ta sẽ gặp Chúa và đường về sẽ tràn ngập niềm vui.

Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh xin cho chúng con được sống lại thật về phần linh hồn.  Amen!

TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

From: langthangchieutim & Anh chị Thụ Mai gởi

 

THẦN ĐỒNG Y KHOA GỐC VIỆT

THẦN ĐỒNG Y KHOA GỐC VIỆT
http://www.sgu.edu/news-events/news-archives12-james-nguyen-wins-prestigious-award.html

James Nguyễn trở thành thần đồng của ngành y khoa Mỹ với nhiều thành tích xuất chúng khi bạn bè cùng trang lứa vẫn còn học phổ thông.
Thần đồng James Nguyễn được Đại học (ĐH) Santa Ana, ở bang California của Mỹ, vinh danh trong bảng vàng nhờ những dấu ấn đáng kinh ngạc. Anh tốt nghiệp trường này khi mới 14 tuổi, năm 16 tuổi trở thành phụ giảng ngành sinh lý học. Trả lời phỏng vấn Thanh Niên mới đây qua thư điện tử, James chia sẻ về quá trình học tập và những dự định tương lai.

Từ điểm kém đến siêu thành tích
James có thể kể lại quá trình học tập của mình, tại sao anh chọn ngành y?
Thuở nhỏ, tôi khá nghịch ngợm khi đi học và toàn bị điểm kém. Nhà trường liên tục mời mẹ tôi lên để than phiền. Tôi thường gây chuyện đánh nhau hoặc làm phiền người khác như vẽ lên áo khoác của bạn bè, gấp máy bay giấy rồi phóng lên trong khi giáo viên đang viết trên bảng… Một ngày nọ, tôi về nhà với cánh tay bị gãy khiến mẹ tôi liên tục dò hỏi do ai gây ra. Suốt đêm đó, bà chẳng ngủ để chờ đến khi trời sáng rồi chở tôi đến trường, tìm hiểu nguyên nhân.

Đến nơi, bà lập tức gặp cô hiệu trưởng và yêu cầu được biết ai làm tôi gãy tay. Đáp lại, cô hiệu trưởng nói: “Nếu là bà, tôi sẽ chẳng muốn biết nguyên nhân. Con bà gãy tay nhưng một bạn học của em bị đánh thẳng vào mặt khiến một mắt sưng vù. Mẹ của cậu học sinh đó đang muốn gặp bà để yêu cầu thanh toán hóa đơn thuốc men. Bà có muốn gặp phụ huynh đó không”. Mẹ tôi chẳng biết nói gì rồi ra về. Sau vụ đó, giáo viên xếp tôi ngồi vào một góc và chẳng thèm đoái hoài tới. Sau vài tuần bị phạt như thế, tôi cảm thấy cô đơn, buồn tủi và trở nên chán nản. Tôi nói với mẹ tôi nhiều lần về cảm giác của mình nhưng bà cũng chẳng muốn nghe. Sau đó, tôi giải thích cho mẹ hiểu rằng tôi chẳng muốn đến trường nữa và lý do khiến tôi chẳng muốn đi học là vì không hứng thú với chương trình đào tạo. Cho nên, bà đến lớp để quan sát xem điều tôi nói có đúng hay không.
Quả thực bà đã sốc khi nhận ra điều tôi nói là sự thật, chương trình dạy không tương đương với khả năng của tôi. Mẹ tôi cố gắng thuyết phục cô hiệu trưởng rằng nhà trường đã đặt tôi ngồi “sai lớp” nên tôi chán rồi trở thành nỗi phiền toái của mọi người. Cuối cùng, cô hiệu trưởng cũng đồng ý sẽ cho tôi thử ở một lớp học danh dự để xem tôi có đủ sức theo không trước khi chấp nhận để tôi chuyển sang lớp này. Kể từ đó, tôi toàn đạt điểm loạt giỏi và không còn gây rối nữa. Điều này khiến mẹ tôi vô cùng lấy làm lạ, khi con trai bà chưa bao giờ đạt nổi điểm khá ở lớp thường thì làm cách nào đạt được toàn điểm giỏi trong một lớp danh dự. Mẹ cảm thấy có điều gì đó đặc biệt nên muốn tôi thử sức với những chương trình cao hơn.
Năm 1998, bà tìm đến ĐH Santa Ana và được Chủ tịch Hội đồng quản trị Pete Maddox đồng ý kiểm tra năng lực của tôi. Chỉ với bài đánh giá duy nhất, tôi được phép nhập học và hoàn toàn đạt điểm loại giỏi. Tôi nhập học trường này khi mới 12 tuổi. Đến năm 17 tuổi, tôi tốt nghiệp chương trình sau ĐH của Trường UCI (University of California, Irvine – NV).

Tôi đã chọn ngành y khoa theo đúng mong muốn của mình trước đó khi một bác sĩ cứu sống cha tôi trong một cơn đau tim. Tôi ngưỡng mộ các bác sĩ và muốn nối bước họ chăm sóc sức khỏe cho người khác.
Thần đồng y khoa gốc Việt
James (hàng đầu tiên, thứ 3 từ phải sang) và các nghiên cứu sinh ở Đại học Arizona chụp hình cùng vợ chồng Tổng thống Mỹ Barack Obama – Ảnh: nhân vật cung cấp

Muốn cưới vợ Việt
Công việc của anh hiện tại thế nào và anh có dự định gì trong tương lai?
Hiện nay, tôi còn 6 tháng nữa sẽ hoàn thành chương trình đào tạo về tim mạch tại ĐH Arizona. Tôi sẽ chuyển sang Texas để tham gia khóa đào tạo kéo dài 2 năm về tim mạch can thiệp (interventional cardiology) ở ĐH UTSA (University of Texas, San Antonio).

Tim mạch can thiệp là một chuyên ngành điều trị cho các bệnh nhân bị đau tim do nghẽn động mạch vành. Trong trường hợp đó, tôi sẽ mở lại động mạch vành. Khi hoàn thành khóa đào tạo tại Texas, tôi sẽ quay về và cố gắng đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng người Việt.
James có muốn chia sẻ thêm về cuộc sống của mình?
Tôi rất biết ơn những gì cha mẹ đã làm cho tôi. Hiện giờ, tôi vẫn đang độc thân nên mong muốn sẽ tìm được một cô gái Việt Nam xinh đẹp để cưới làm vợ, cùng nhau chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống.
Cám ơn anh!
Thần đồng y khoa gốc Việt
Nhân tài xuất chúng

James Nguyễn (30 tuổi) sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Hồi thập niên 1970, gia đình anh đến nước này và định cư tại thành phố Garden Grove thuộc bang California. Thuở nhỏ, James luôn là một học sinh nghịch ngợm và thành tích học khá bết bát. Thế nhưng, sau khi được mẹ phần nào hiểu được năng lực thực sự của anh, James không ngần ngại khẳng định mong muốn chinh phục những đỉnh cao tri thức. Sau gần 20 năm, ông Pete Maddox, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH Santa Ana, vẫn chưa thể quên được ấn tượng lần gặp đầu tiên khi James mới 12 tuổi. Ông Maddox nhớ lại: “Ngay lần đầu gặp, James đã nói cậu ấy muốn nhập học ĐH Santa Ana. Cậu chỉ ra những mục tiêu học tập và muốn nhanh chóng làm điều đó. Thế nhưng vấn đề là James chỉ mới 12 tuổi. Kiến thức trung học chưa đủ để cậu từ một học sinh lớp 7 trở thành sinh viên đại học. Chúng tôi thảo luận về mục tiêu của James, về những rắc rối của cậu ở nhà trường phổ thông cũng như khó khăn của bậc ĐH. Thế nhưng, cậu chẳng hề nản chí. James biết rõ bản thân muốn gì, và quan trọng hơn là cậu sẵn sàng vượt qua thử thách để đạt mục tiêu”. James còn trình bày rõ nguyện vọng trở thành bác sĩ tim mạch và đã khiến ông Maddox tin tưởng vào năng lực của anh. Vì thế, ông đưa James gặp một tiến sĩ ở Santa Ana để “kiểm tra chất lượng”. Cuối cùng, James được nhập học tại ĐH Santa Ana vào năm 12 tuổi. Anh không hề khiến ông Maddox thất vọng khi tốt nghiệp trường này vào năm 14 tuổi với thành tích xuất sắc. Sau đó, thần đồng này chuyển sang UCI (University of California, Irvine – NV) để học tiếp về ngành y và lại tốt nghiệp xuất sắc khi mới 16 tuổi. Cũng trong năm này, James trở thành trợ giảng. Năm 19 tuổi, James vào ngành y của ĐH St George và 4 năm sau trở thành bác sĩ nội trú thuộc Bệnh viện khu vực Orlando ở thành phố Orlando, bang Florida. Trong giai đoạn 3 năm làm bác sĩ nội trú tại đây, James hoàn thành một nghiên cứu được đánh giá hạng ưu ở cuộc thi giữa các trường y của nước Mỹ. Trong Hội nghị nội khoa 2009, nghiên cứu này vượt qua 420 bài trình bày khác để giành giải nhất. Năm 26 tuổi, James trở thành bác sĩ nội trú trưởng của khoa nội tại Bệnh viện UMC thuộc ĐH Arizona ở Tucson rồi nghiên cứu sâu về tim mạch tại đây cho đến nay. Năm 2011, phát biểu trong buổi vinh danh James vào bảng vàng của ĐH Santa Ana, ông Maddox tuyên bố: “Chẳng có cơ hội nào lớn hơn cho trường (ĐH Santa Ana – NV) và cộng đồng so với việc chúng ta phát hiện những người trẻ như James Nguyễn để giúp anh ấy theo đuổi con đường học tập cho riêng mình”.
Ahead Of His Time: 28-Year-Old James Nguyen, MD Wins Prestigious Award

James Nguyen
Earning his MD at St. George’s University School of Medicine at just 23 years old was only the first accomplishment of James Nguyen’s professional life in medicine. Dr. Nguyen is now a Fellow in the Department of Cardiology at the University of Arizona Medical Center (UMC) in Tucson, a facility that treats more than 100,000 patients each year.
In December, Nguyen was selectedas one of four recipients of the California Community College Distinguished Alumni Award in 2011. The honor is bestowed upon those who have achieved educational and professional success, provide service to the community, and are deemed exceptional by the Community College League of California. The organization received nominations from more than 100 colleges within its network, including Santa Ana College, where Nguyen enrolled after completing high school at age 12.
It is just the latest in a long line of accolades for the SGU grad who credits his family, teachers, and experience at SGU for his success. “SGU is just as good as any medical school in the United States,” Nguyen said. “My education has been everything I could have hoped for—it’s helped me achieve my goals and gotten me to where I want to be in cardiology.”
He embraced the multiculturalism of the campus both in its student body and faculty. The experience even had extracurricular benefits he didn’t foresee.
“I like to be involved with people from different cultures and backgrounds and to learn more about them,” Nguyen said. “A lot of my friends were people from other islands like Trinidad, Barbados and St. Lucia, and during break, they’d take me home with them.”
Nguyen said his experience at St. George’s University paved the way for him to realize his dream of being a cardiologist. “If you truly want to practice medicine, if that is your dream, you should pursue all options and do whatever it takes to make sure that your dream comes true,” Nguyen said. “I’m thankful for St. George’s University setting the foundation for me.”
James Nguyen, MD Wins Prestigious Award
– See more at: http://www.sgu.edu/news-events/news-archives12-james-nguyen-wins-prestigious-award.html#sthash.hpi2aR3t.dpuf

Lâm Kim Trọng gởi

CHỐN XƯA, & GIẤC MƠ,

CHN XƯA,

Tôi v thăm li c hương,
Băng cây c
u kh vn vương ngp lòng,
Bèo trôi n
ước chy php phng,
Cá tôm bi
t dng mui mòng phiêu diêu,
Vì đâu c
nh cũ tiêu điu,
Nhà hoang tr
c nóc qu diu đy sân,
Tr
thơ rám nng đu trn,
Theo chân cha m
li dm rung sâu,
Đ
i nghèo trường hc biết đâu !
Cho đ
i thơ di hc câu : Làm Người…
Trong tôi thi
ếu mt n cười,
Con tim đau nhói m
y mươi năm bun…

Liverpool.1/5/2014.
Song Nh
ư.

GIẤC MƠ,

Gom từng giọt nắng long lanh,
Gửi về cho mẹ ngày xanh tủi hờn,
Quê hương vội vã lớn khôn,
Giờ đây cách biệt tâm hồn nhói đau,
Xa rồi biết nói làm sao ?
Cõi lòng quạnh quẽ chập chờn giấc mơ,
Tuổi thơ biết mấy dại khờ,
Bây giờ chất chứa nguồn thơ cuối mùa,
Chiều tàn ngọn cỏ gió lùa,
Tâm tư héo hắt chuông chùa buồn thêm,
Đi vào mộng mị êm đềm,
Đôi bờ nối lại khiến đêm thành ngày….

Liverpool.1/5/2014.
Song Như

Hãy thong thả Sống

Hãy thong thả Sống

Trần Mộng Tú

“Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước.”

Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào. Ta hối hả sống, vui, buồn, khỏe, yếu, ta cứ lướt qua rồi không ngoái đầu lại nhìn chuỗi ngày tháng ta đã tiêu hao của một đời người.

Cho đến khi có một người bạn vừa ngã bệnh, bệnh nặng, không biết sẽ mất đi lúc nào, lúc đó ta mới xa, gần, hốt hoảng gọi nhau. Tưởng như chưa từng có người bạn nào “Chết” bao giờ. Hay ta có một người thân trong gia đình, đang rất khỏe vừa báo tin bị bệnh hiểm nghèo. Gia đình, họ hàng cuống lên, sợ hãi như chưa nghe đến ai nói về cái chết bao giờ, chưa chứng kiến cảnh vào bệnh viện, cảnh tang ma bao giờ.

Cả hai người trên có thể đã ngoài 70 tuổi. Lạ thật! Cái tuổi nếu có chết thì cũng đã sống khá lâu trên đời rồi, sao những người chung quanh còn hoảng hốt thế. Hóa ra người ta, không ai muốn nghe đến chữ “Chết” dù chữ đó đến với mình hay với người thân của mình.

Hình như không ai để ý đến mỗi sáng chúng ta thức dậy, nhìn thấy mặt trời mọc (nếu còn để ý đến mặt trời mọc) là chúng ta đã tiêu dùng cái ngày hôm qua của đời sống mình. Có người vì công việc làm ăn, cả tuần mới có thời giờ ngửng mặt nhìn lên mặt trời. Buổi sáng còn tối đất đã hấp tấp ra đi, buổi chiều vội vã trở về lúc thành phố đã lên đèn, làm gì nhìn thấy mặt trời. Nhưng mặt trời vẫn nhìn thấy họ, vẫn đếm mỗi ngày trong đời họ. Họ tiêu mất cái vốn thời gian của mình lúc nào không biết. Tiêu dần dần vào cái vốn Trời cho mà đâu có hay. Rồi một hôm nào đó bỗng nhìn kỹ trong gương, thấy mình trắng tóc. Hốt hoảng, tiếc thời gian quá! Khi nghe tin những người bạn bằng tuổi mình, bệnh tật đến, từ từ theo nhau rơi xuống nhanh như mặt trời rơi xuống nước, họ vừa thương tiếc bạn vừa nghĩ đến phiên mình.

Thật ra, nếu chúng ta bình tâm nghĩ lại một chút, sẽ thấy “Cái chết” nó cũng đến tự nhiên như “Cái sống” . Đơn giản, mình phải hiểu giữa sống và chết là một sự liên hệ mật thiết, vì lúc nào cái chết cũng đi song song từng ngày với cái sống.

Dẫu biết rằng, đôi khi có những cái chết đến quá sớm, nhưng ta cũng đâu có quyền từ khước chết.

Tôi biết có người mẹ trẻ, con của bạn thân tôi. Chị bị ung thư, chị cầu xin Thượng Đế cho sống đến khi đứa con duy nhất của mình vào Đại Học. Chị không cưỡng lại cái chết, chị chỉ mặc cả với Thượng Đế về thời gian vì con chị lúc đó mới lên 3 tuổi. Thượng Đế đã nhận lời chị. Ngày con chị tốt nghiệp Trung Học, chị ngồi xe lăn đi dự lễ ra trường của con và tuần lễ sau chị qua đời. Trong suốt mười mấy năm trị bệnh, chị vẫn làm đủ mọi việc: chị đội tóc giả đi làm, đến sở đều đặn, lấy ngày nghỉ hè và ngày nghỉ bệnh đi trị liệu.

Những bạn làm chung không ai biết chị bị ung thư, ngay cả xếp của chị. Khi họ biết ra, thì là lúc chị không đứng được trên đôi chân mình nữa. Chị sửa soạn từng ngày cho cái chết với nụ cười trên môi. Vẫn vừa đi làm, vừa cơm nước cho chồng con, ân cần săn sóc cha mẹ, hiền hòa giúp đỡ anh em trong nhà, chị mang niềm tin đến cho tất cả những người thân yêu của mình. Sau ba năm chị mất, cậu con trai mỗi năm vẫn nhận được một tấm thiệp sinh nhật mẹ viết cho mình (Mẹ đã nhờ qua người dì gửi hộ). Hôm sinh nhật 21 tuổi của cậu cũng vào ngày giỗ năm thứ ba của Mẹ, cậu nhận được tấm thiệp mừng sinh nhật mình, với dòng chữ nguệch ngoạc, chị viết cho con: Mừng sinh nhật thứ 21 của con. Hãy bước vui trong đời sống và nhớ rằng mẹ luôn luôn bên cạnh con. Tôi đọc những dòng chữ mà ứa nước mắt.

Tôi nghĩ đến chị với tất cả lòng cảm phục. Chị là người biết sống trong nỗi chết. Khi không thắng được bệnh tật, chị biết hòa giải với nó để sống chậm lại với nó từng ngày cho con mình. Chắc “Cái chết” cũng nhân nhượng với chị, thông cảm với chị như một người bạn.

Một chị bạn kể cho nghe về một bà bạn khác. Bà này mới ngoài sáu mươi, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và tính nết vui vẻ, yêu đời. Nhưng khi nào đi ra khỏi nhà bà cũng mang theo một bộ quần áo đặc biệt, đủ cả giầy vớ bỏ vào một cái túi nhỏ riêng trong va-li. Hỏi bà, sao lại để bộ này ra riêng một gói vậy, bà thản nhiên nói:“Nếu tôi chết bất thình lình ở đâu, tôi có sẵn quần áo liệm, không phiền đến ai phải lo cho mình.” Bà mang theo như thế lâu lắm rồi, tôi không biết có khi nào bà ngắm nghía mãi, thấy chưa dùng tới, bà lại đổi một bộ mới khác cho ưng ý không? Giống như người phụ nữ sắp đi dự tiệc hay cầm lên, để xuống, thay đổi áo quần sao cho đẹp. Đi vào cái chết cũng có thể coi như đi dự một đám tiệc.

Tôi nghĩ đây là một người khôn ngoan, sẵn sàng cho cái chết mà bà biết nó sẽ đến bất cứ lúc nào. Bà đón nhận cái chết tự nhiên, giản dị như đi dự tiệc, hay một chuyến đi xa, đi gần, nào đó của mình.

Nhưng không phải ai cũng nghĩ về cái chết giản dị như vậy. Phần đông muốn được sống lâu, nên bao giờ gặp nhau cũng thích chúc cho nhau tuổi thọ. Thích hỏi nhau ăn gì, uống gì cho trẻ trung mãi. Loài người nói chung, càng ngày càng thích sống hơn chết. Họ tìm kiếm đủ mọi phương thuốc để kéo dài tuổi thọ. Người ta ức đoán, trong một tương lai rất gần, loài người có thể sống đến 120 tuổi dễ dàng với những môn thuốc ngăn ngừa bệnh tật và bồi dưỡng sức khỏe.

Rồi người ta sẽ còn tạo ra những bộ phận mới của nội tạng để thay thế cho những bộ phận gốc bị nhiễm bệnh. Gan, ruột, bao tử v.v, sẽ được thay như ta thay những phần máy móc của một cái xe cũ. Chúng ta, rồi sẽ sống chen chúc nhau trên mặt đất này.

Chỉ tiếc một điều là song song với việc khám phá ra thuốc trường thọ người ta cũng phải phát minh ra những người máy (robot) để chăm sóc những người già này, vì con cháu quá bận (chắc đang chúi đầu tìm thuốc trường sinh) không ai có thời giờ chăm sóc cha mẹ già. Theo tôi, ngắm nhìn hình ảnh một cụ ông hay một cụ bà lưng còng, tóc bạc, đang cô đơn ngồi trong một căn buồng trống vắng, được một người máy đút cơm vào miệng, thật khó mà cảm động, đôi khi còn cho ta cái cảm giác tủi thân nữa.

Nhưng sống như vậy mà có người vẫn thích sống. Một người đàn ông ngoài bẩy mươi, bị bệnh tim nặng, đang nằm trong phòng đặc biệt (ICU) lúc mơ màng tỉnh dậy, nhắn với các con cháu là khi nào vào thăm không ai được mặc áo mầu đen. Ông kiêng cữ mầu của thần chết. Ông quên rằng thần chết, đôi khi, có thể đến với chiếc áo mầu hồng.

Thật ra, chính nhờ “cái chết” cho ta nhận biết là “cái sống” đẹp hơn và có giá trị hơn, dù có người sống rất cơ cực vẫn thấy cuộc đời là đẹp.

Những bậc thiên tài, những nhà văn lớn đã tự tìm về cái chết khi họ bắt đầu nhìn thấy cái vô vị trong đời sống như nhà văn Ernest Hemingway, Yasunari Kawabata và họa sĩ Vincent van Gogh, v.v… Chắc họ không muốn sống vì thấy mình không còn khả năng hưởng hết vẻ đẹp của “cái sống” nữa. Họ là một vài người trong số nhỏ trên mặt đất này sau khi chết để lại tên tuổi trên những trang sử, lưu lại hậu thế, còn phần đông nhân loại, sau khi chết một thời gian, không để lại một di tích nào. Con cháu có thờ cúng được một hai thế hệ, sau đó tên tuổi mờ dần, mất hẳn theo ngày tháng, vì chính những kẻ thờ phụng đó lại tiếp theo nằm xuống cùng cát bụi.

Ðời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích.(Thánh Vịnh)

Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước.

Chúng ta cứ thong thả sống từng ngày, khi nào chết thì chết, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn, bông hoa nở rồi bông hoa tàn, thế thôi.

Tại sao ta phải cay cú với cái chết? Hãy dùng trí tưởng tượng của mình, thử hình dung ra một thế giới không có cái chết(*)

Chắc lúc đó chúng ta sẽ không còn không khí mà thở chứ đừng nghĩ đến có một phiến đất cho bàn chân đứng.

Trần Mộng Tú

Anh chị Thụ Mai gởi

Sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam

Sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc

30.04.2014

Trước đây, trên thế giới, có 15 quốc gia chính thức theo chủ nghĩa cộng sản và 11 quốc gia tự nhận là cộng sản hoặc theo khuynh hướng cộng sản. Mười lăm quốc gia ở trên là: Albania, Bulgaria, Czechoslovakia, Đông Đức, Hungary, Mông Cổ, Ba Lan, Romania, Liên Xô, Yugoslavia, Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào và Việt Nam. Mười một quốc gia ở dưới là: Angola, Benin, Congo, Ethiopia, Mozambique, Zimbabwe, Grenada, Nicaragua, Campuchia, Afghanistan và Nam Yemen. Tổng cộng, từ hai bảng danh sách ấy, có cả thảy 26 nước cộng sản hoặc có khuynh hướng theo cộng sản. Từ đầu thập niên 1990, tất cả các chế độ cộng sản ấy đều lần lượt sụp đổ. Hiện nay, trên cả thế giới, chỉ còn năm nước mang nhãn hiệu cộng sản: Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào và Việt Nam.

Chưa có dấu hiệu nào cho thấy chủ nghĩa cộng sản ở năm quốc gia này sẽ sụp đổ sớm. Trong năm nước, có ba nước có quan hệ chặt chẽ với nhau: Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Có lẽ Lào chỉ thay đổi được thể chế chính trị nếu, trước đó, Việt Nam cũng thay đổi; và Việt Nam có lẽ chỉ thay đổi nếu trước đó Trung Quốc cũng thay đổi. Như vậy, quốc gia có khả năng châm ngòi cho bất cứ sự thay đổi lớn lao nào là Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc và Việt Nam chưa thay đổi và chưa từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, giới nghiên cứu cũng phát hiện những dấu hiệu suy tàn âm thầm của chủ nghĩa cộng sản bên trong hai quốc gia này.

Ở đây, tôi chỉ tập trung vào Việt Nam.

Nhìn bề ngoài, chế độ cộng sản tại Việt Nam vẫn mạnh. Hai lực lượng nòng cốt nhất vẫn bảo vệ nó: công an và quân đội. Dân chúng khắp nơi bất mãn nhưng bất mãn nhất là nông dân, những người bị cướp đất hoặc quá nghèo khổ. Có điều nông dân chưa bao giờ đóng được vai trò gì trong các cuộc cách mạng dân chủ cả. Họ có thể thành công trong một số cuộc nổi dậy nhưng chỉ với một điều kiện: được lãnh đạo. Trong tình hình Việt Nam hiện nay, chưa có một tổ chức đối kháng nào ra đời, hy vọng nông dân làm được gì to lớn chỉ là một con số không. Ở thành thị, một số thanh niên và trí thức bắt đầu lên tiếng phê phán chính phủ nhưng, một, số này chưa đông; và hai, còn rất phân tán. Nói chung, trước mắt, đảng Cộng sản vẫn chưa gặp một sự nguy hiểm nào thật lớn.

Thế nhưng, nhìn sâu vào bên trong, chúng ta sẽ thấy quá trình mục rữa của chủ nghĩa cộng sản đã bắt đầu và càng ngày càng lớn. Như một căn bệnh ung thư bên trong một dáng người ngỡ chừng còn khỏe mạnh.

Sự mục rữa quan trọng nhất là về ý thức hệ.

Khác với tất cả các hình thức độc tài khác, chủ nghĩa cộng sản là một thứ độc tài có… lý thuyết, gắn liền với một ý thức hệ được xây dựng một cách có hệ thống và đầy vẻ khoa học. Thật ra, chủ nghĩa phát xít cũng có lý thuyết, chủ yếu dựa trên sức mạnh và tinh thần quốc gia, nhưng không phát triển thành một hệ thống chặt chẽ và có ảnh hưởng sâu rộng như chủ nghĩa cộng sản. Còn các chế độ độc tài ở Trung Đông chủ yếu gắn liền với tôn giáo cộng với truyền thống quân chủ kéo dài (thường được gọi là độc tài quốc vương, sultanistic authoritarianism) hơn là lý thuyết. Nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh: các chế độ cộng sản không thể tồn tại nếu không có nền tảng ý thức hệ đằng sau.

Ý thức hệ cộng sản một thời được xem là rất quyến rũ vì nó bao gồm cả hai kích thước: quốc gia và quốc tế. Ở bình diện quốc gia, nó hứa hẹn giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân; ở bình diện quốc tế, nó hứa hẹn giải phóng giai cấp vô sản và tạo nên sự bình đẳng và thịnh vượng chung cho toàn nhân loại. Ở bình diện thứ hai, chủ nghĩa cộng sản, gắn liền với một ước mơ không tưởng, rất gần với tôn giáo; ở bình diện thứ nhất, đối lập với chủ nghĩa thực dân, nó rất gần với chủ nghĩa quốc gia. Trên thực tế, hầu hết các nước cộng sản trước đây đều cổ vũ và khai thác tối đa tinh thần quốc gia trong cả quá trình giành chính quyền lẫn quá trình duy trí chế độ. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa quốc gia dễ thấy nhất là ở các nước thuộc địa và cựu thuộc địa như Việt Nam.

Sau năm 1991, tức sau khi chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ý thức hệ cộng sản cũng bị phá sản theo. Thực trạng nghèo đói, bất công và áp bức dưới các chế độ cộng sản ấy đều bị vạch trần và phơi bày trước công luận. Sự hứa hẹn về một thiên đường trong tương lai không còn được ai tin nữa. Tính hệ thống trong chủ nghĩa Marx-Lenin cũng bị đổ vỡ. Nền tảng ý thức hệ của các chế độ cộng sản bị tan rã tạo thành một khoảng trống dưới chân chế độ.

Để khỏa lấp cái khoảng trống ấy, Trung Quốc sử dụng hai sự thay thế: chủ nghĩa Mao và Nho giáo (trong chủ trương tạo nên một xã hội hài hòa, dựa trên lòng trung thành). Việt Nam, vốn luôn luôn bắt chước Trung Quốc, không thể đi theo con đường ấy. Lý do đơn giản: Đề cao chủ nghĩa Mao là một điều nguy hiểm cả về phương diện đối nội lẫn đối ngoại; còn với Nho giáo, một là Việt Nam không am hiểu sâu; hai là, nó đầy vẻ… Tàu, rất dễ gây phản cảm trong quần chúng. Bế tắc, Việt Nam bèn tạo nên cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng ông Hồ Chí Minh lại không phải là một nhà lý thuyết. Ông chỉ là một người hành động. Ông viết nhiều, nhưng tất cả đều rất thô phác và đơn giản. Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay, cũng không có một người nào giỏi lý thuyết để từ những phát biểu sơ sài của Hồ Chí Minh xây dựng thành một hệ thống sâu sắc đủ để thuyết phục mọi người. Thành ra, cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn toàn không trám được khoảng trống do sự sụp đổ của ý thức hệ Marx-Lenin gây ra. So với Trung Quốc, khoảng trống này ở Việt Nam lớn hơn gấp bội.

Mất ý thức hệ cộng sản, chính quyền Việt Nam chỉ còn đứng trên một chân: chủ nghĩa quốc gia.

Nhưng cái chân này cũng rất èo uột nếu không muốn nói là đã lung lay, thậm chí, gãy đổ.

Trên nguyên tắc, Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước rất cao. Bao nhiêu chế độ ra đời từ giữa thế kỷ 20 đến nay đều muốn khai thác và tận dụng lòng yêu nước ấy. Tuy nhiên, với chế độ cộng sản hiện nay, việc khai thác vốn tài sản này gặp rất nhiều khó khăn. Lý do là lòng yêu nước bao giờ cũng gắn liền với sự căm thù. Không ai có thể thấy rõ được lòng yêu nước trừ phi đối diện với một kẻ thù nào đó của đất nước. Hai kẻ thù chính của Việt Nam, trong lịch sử mấy ngàn năm, là Trung Quốc; và gần đây nhất, là Mỹ. Nhưng Việt Nam lại không dám nói quá nhiều về hai kẻ thù này. Với Mỹ, họ cần cả về phương diện kinh tế lẫn phương diện chiến lược. Đề cao truyền thống chống Mỹ, do đó, là điều rất nguy hiểm. Đề cao truyền thống chống Trung Quốc lại càng nguy hiểm hơn: Trung Quốc có thể đánh hoặc ít nhất đe dọa VIệt Nam bất cứ lúc nào.

Bởi vậy, Việt Nam, một mặt, phải hạ giọng khi nói về truyền thống chống Mỹ và phải né tránh việc nhắc nhở đến truyền thống chống Trung Quốc. Hai hành động này có lợi về phương diện đối ngoại nhưng lại có tác hại nghiêm trọng về phương diện đối nội: chính quyền hiện ra, dưới mắt dân chúng, như những kẻ hèn, hèn nhát và hèn hạ. Từ một chế độ được xây dựng trên thành tích chống ngoại xâm, chế độ cộng sản tại Việt Nam lại bị xem như những kẻ bán nước, hoặc bán nước dần dần bằng cách hết nhượng bộ điều này sang nhượng bộ điều khác trước sự uy hiếp của Trung Quốc.

Trước sự sụp đổ của cả hai nền móng, ý thức hệ cộng sản và chủ nghĩa quốc gia, đảng Cộng sản Việt Nam bèn chuyển sang một nền tảng khác: kinh tế với phương châm ổn định và phát triển. Nội dung chính của phương châm này là: Điều cần nhất đối với Việt Nam hiện nay là phát triển để theo kịp các quốc gia khác trong khu vực cũng như, một cách gián tiếp (không được nói công khai), đủ sức để đương đầu với Trung Quốc. Nhưng để phát triển, cần nhất là phải ổn định về chính trị, nghĩa là sẽ không có thay đổi về thể chế và cũng không chấp nhận đa đảng.

Phương châm ấy, thật ra, là một sự bịp bợm: Nó chuyển vấn đề từ chính trị sang kinh tế với lý luận: nếu vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay là vấn đề kinh tế thì mọi biện pháp sửa đổi sẽ chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế. Với lập luận này, chính quyền có thể trì hoãn mọi yêu cầu cải cách chính trị.

Tuy nhiên, nó hoàn toàn không thuyết phục, bởi, ai cũng thấy, lãnh vực kinh tế là mặt mạnh nhất của chủ nghĩa tư bản và cũng là mặt yếu nhất của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản. Tất cả các quốc gia dân chủ ở Tây phương đều có hai đặc điểm nổi bật: về chính trị, rất ổn định và hai, về kinh tế, rất phát triển. Ở Việt Nam, người ta cố thu hẹp phạm vi so sánh: các cơ quan truyền thông chính thống chủ yếu tập trung vào các nước Đông Nam Á, đặc biệt Thái Lan với một thông điệp chính: đa đảng như Thái Lan thì lúc nào cũng bị khủng hoảng. Nhưng ở đây lại có hai vấn đề: Một, dù liên tục khủng hoảng về chính trị, nền kinh tế của Thái Lan vẫn tiếp tục phát triển, hơn hẳn Việt Nam; hai, ngày nay, do xu hướng toàn cầu hóa, tầm nhìn của dân chúng rộng rãi hơn nhiều; chính quyền không thể thu hẹp mãi tầm nhìn của họ vào tấm gương của Thái Lan được.

Về phương diện lý luận, chiêu bài ổn định và phát triển, do đó, không đứng vững. Về phương diện thực tế, những sự phá sản của các đại công ty quốc doanh và đặc biệt, khối nợ nần chồng chất của Việt Nam khiến dân chúng càng ngày càng thấy rõ vấn đề: các chính sách kinh tế của Việt Nam không hứa hẹn một sự phát triển nào cả, nếu không muốn nói, ngược lại, chỉ lún sâu vào chỗ bế tắc.

Thành ra, có thể nói, tất cả các nền tảng chế độ cộng sản Việt Nam muốn nương tựa, từ chủ nghĩa Marx-Lenin đến chủ nghĩa quốc gia và lập luận ổn định để phát triển, đều lần lượt sụp đổ. Chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay như một đám lục bình chỉ nổi bập bềnh trên mặt nước. Sự tồn tại của nó chỉ dựa vào sự trung thành của công an. Do đó, một mặt, đảng cộng sản đưa ra sự khuyến dụ đối với công an: “Còn đảng, còn mình”; mặt khác, họ ngoảnh mặt làm ngơ trước hai tệ nạn do công an gây ra: tham nhũng và trấn áp dân chúng một cách dã man. Nhưng chính sách này chỉ càng ngày càng biến công an thành một đám kiêu binh và càng ngày càng đẩy công an cũng như chính quyền trở thành xa lạ với dân chúng. Sự xa lạ này càng kéo dài và càng trầm trọng, đến một lúc nào đó, trở thành đối nghịch với quần chúng.

Một nhà nước được xây dựng trên một đám kiêu binh, trong thời đại ngày nay, không hứa hẹn bất cứ một tương lai nào cả.