Người Việt ở Đài Loan biểu tình phản đối Formosa

Người Việt ở Đài Loan biểu tình phản đối Formosa

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-06-21

RFA

000_C00Z1-622.jpg

Biểu tình tại Đài Loan phản đối công ty Formosa xả nước thải khiến cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. Ảnh chụp ngày 18 tháng 6 năm 2016.

AFP PHOTO

00:00/00:00

Liên quan đến thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam mà nghi phạm là công ty Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, thì tại Đài Loan liên tiếp 2 ngày 15-16 tháng 6 đã có một cuộc họp báo ở quốc hội và một ngày họp tiếp sau của các cổ đông Formosa, trong lúc bên ngoài thì một cuộc biểu tình phản đối Formosa với sự góp mặt của một số người Việt.

Gây ảnh hưởng môi trường sống

Được mời tham dự và góp tiếng tại buổi họp báo ở quốc hội cũng như có mặt trong cuộc biểu tình ngày hôm sau, linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt ở Đài Loan, thuật lại diễn biến sự việc. Đầu tiên, ông trình bày những thông tin về Formosa Việt Nam mà ông biết được:

Cái huy hiệu gắn trên con đường vào công ty Formosa thì quốc huy đó là quốc huy của Trung Quốc chứ không phải của Đài Loan. Thứ hai là hiện nay trong công ty Formosa cò rất nhiều công nhân lao động người Trung Quốc.
-LM Nguyễn Văn Hùng

LM Nguyễn Văn Hùng: Công ty Formosa ở Hà Tĩnh có vốn đầu tư là 75% của công ty Formosa Plastic Đài Loan, 25% của công ty gang thép là công ty quốc doanh của Đài Loan, và 5% của công ty Nhật Bản. Tính ra vốn đầu tư hết 95% là của Đài Loan.

Những gì tôi vừa mới nói là dựa trên tư liệu được công khai trên trang mạng của công ty Formosa Plastic ở bên Đài Loan. Còn ở trong Formosa Plastic có bao nhiêu cổ đông là người Trung Quốc thì chúng tôi không biết, tuy nhiên nhìn cái huy hiệu gắn trên con đường vào công ty Formosa thì quốc huy đó là quốc huy của Trung Quốc chứ không phải của Đài Loan. Thứ hai là hiện nay trong công ty Formosa cò rất nhiều công nhân lao động người Trung Quốc.

Thanh Trúc: Thưa linh mục Nguyễn Văn Hùng, được biết hôm thứ Năm 16 tháng Sáu 2016 có một cuộc họp báo ở quốc hội Đài Loan để nêu vấn đề Formosa, Văn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Lao Động Việt Nam tại Đài Loan, mà linh mục làm giám đốc, có được mời?

LM Nguyễn Văn Hùng: Cuộc họp báo được tổ chức bởi các dân biểu quốc hội Đài Loan cộng với các tổ chức phi chính phủ gồm Liên Minh Theo Dõi Và Thực Thi Công Ước Nhân Quyển, Hiệp Hội Luật Sư Về Môi Trường và Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Và Cô Dâu Việt Nam . Phia văn phòng có tôi và một người lao động, anh Lê Quang Đông, xuất thân từ huyện Kỳ Anh. Gia đình của họ cũng là một trong những gia đình bị bắt di dời khỏi vùng Đông Yên. Anh ấy đã trình bày những gì đã thấy, đã nghe và đã biết.

Thanh Trúc: Xin linh mục cho biết nội dung những phát biểu của ba nhà lập pháp Đài Loan về Formosa tại cuộc họp báo ở quốc hội?

LM Nguyễn Văn Hùng: Dân biểu Ngô Công Dụ, một giáo sư đại học, nói về vấn đề hóa chất có thể gây nên thảm trạng ô nhiễm môi trường. Dân biểu Tô Trị Phân, đến từ tỉnh Vân Lâm, là tỉnh mà ở đó cũng có một công ty Formosa lọc dầu. Chính công ty này đã gây nên ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống chung quanh của người dân Đài Loan cũng như các loài cá sống trong vùng biển mà họ thanh lập công ty.

SAM_0825-400.jpg

Biểu tình tại Đài Loan phản đối công ty Formosa xả nước thải khiến cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung Việt Nam.

Sau cùng là dân biểu Vu Mỹ Nữ đã nói lên quyền được sống, được an cư lạc nghiệp, được chọn nơi mình ở, được giáo dục… Thì những quyển đó đã bị tước đoạt khi mà công ty Formosa đền Hà Tĩnh, đã bắt cả ngàn hộ dân ở vùng Đông Yên phải di dời mà hiện nay còn 180 hộ từ chối không di dời vì mức bồi thường không công bằng. Vì vậy cho nên để tạo áp lực, nhà nước Việt Nam không cho con em của họ đi học ở trường quanh đó mà bắt các em phải đến cái trường nơi đó họ yêu cầu gia đình các em phải di dời đến.

Thanh Trúc: Thưa linh mục, đại diện các tổ chức NGO đã trình bày những gì?

LM Nguyễn Văn Hùng: Sau đó, đến những phát biểu của đại diện Hiệp Hội Luật Sư Về Môi Trường. Lý do là năm 2009 công ty Formosa cũng đã đệ trình dự án thành lập một công ty như công ty Formosa ở Hà Tĩnh nhưng đã bị chính quyền Đài Loan yêu cầu làm lại những việc họ nghĩ chưa tốt và sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống, Sau đó công ty Formosa đã rút lui dự án đó và đưa dự án đó qua Việt Nam.

Sau đó, đến phần báo cáo của một nhân viên cao cấp trong Bộ Môi Sinh, là khi biến cố cá chết xảy ra ở Hà Tĩnh thì chính họ có đề nghị với chính phủ Việt Nam là hợp tác để điêu tra nhưng bên phía Việt Nam từ chối.

Yêu cầu Formosa Đài Loan phải điều tra

Thanh Trúc: Về phần linh mục thì ông đã nói điều gì thưa ông?

LM Nguyễn Văn Hùng: Tôi nhấn mạnh đến vấn đề quan tâm của giáo hội Công Giáo. Năm ngoái Đức Giáo Hoàng Francis đã ra một công huấn liên quan đến môi sinh, Ngài có nói đến một yếu tố rất quan trọng là sự liên hệ việc tàn phá môi trường sống mà những công ty kinh doanh trong đó có công ty của nước ngoài, làm ô nhiễm môi trường sống là tội lỗi chống lại tự nhiên, chống lại chúng ta và chống lại Thiên Chúa.

Công ty Formosa Đài Loan phải điều tra và phải giải trình một cách công khai cho người Đài Loan, cho chính phủ Đài Loan và cho người Việt Nam biết được nguyên nhân gây tác hại môi trường sống như vậy.
-LM Nguyễn Văn Hùng

Tôi cũng yêu cầu chính phủ Đài Loan nghiêm túc yêu cầu công ty Formosa Đài Loan phải điều tra và phải giải trình một cách công khai cho người Đài Loan, cho chính phủ Đài Loan và cho người Việt Nam biết được nguyên nhân gây tác hại môi trường sống như vậy.

Thanh Trúc: Thưa linh mục, được biết là bước sang ngày thứ Sáu 17 tháng Sáu 2016 lại có cuộc họp các cổ đông Formosa, linh mục cũng có tham dự?

LM Nguyễn Văn Hùng: Vâng, ngày 17 tháng Sáu các tổ chức phi chính phủ đã có cuộc họp báo biểu tình tại khách sạn Vương Triều là bởi vìu công ty Formosa có một cuộc họp cổ đông tại khách sạn này. Mục tiêu của cuộc biểu tình là để nói cho những cổ đông của công ty Formosa biết họ giúp vốn làm ăn để kiếm lợi nhưng họ có biết là công ty Formosa đã đến những quốc gia, trong đó có Việt Nam, và nơi họ đầu tư đã xảy ra tình trạng cá chết hàng trăm tấn, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Dân không đi biển được  vì sợ không an toàn, có những người đi biển bắt cá về thì dân không dám ăn và những vấn đề liên quan khác đến nước mắm, đến muối, hệ quả của việc thải chất độc kim loại nặng trong lòng biển.

Buổi họp báo biểu tình hôm nay có rất đông báo chí , truyền thanh, truyền hình đến lấy thông tin. Số người Việt Nam chúng tôi khoảng chừng 30 người, chúng tôi in hình ảnh cá chết, hình ảnh người thợ lặn chết là anh Lê Văn Ngày, hình ảnh những gia đình vì không muốn di dời thành ra nhà họ bị phá, con em không được đi học. Chúng tôi dùng những hình ảnh đó dơ lên cao, hô khẩu hiệu bằng tiếng Việt và tiếng Hoa để những người cổ đông họ thấy và mong là họ hiểu được tại sao chúng tôi có mặt ngày hôm đó.

Trong khi biểu tình ở ngoài này thì một vài người trong ban tổ chức đã vào được bên trong buổi họp cổ đông. Họ đã lên phát biểu, nêu những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường sống, họ đặt vấn đề với công ty Formosa.

Thanh Trúc: Thưa linh mục, phản ứng của các cổ đông trong công ty Formosa như thế nào?

LM Nguyễn Văn Hùng: Phải nói là công ty Formosa phủ nhận, nói là không có chuyện cưỡng bức di dời ở vùng Hà Tĩnh ở ngay Vũng Án. Họ nói họ không biết chuyện con em những gia đình không đồng ý di dời không được đi học. Rồi họ nói họ hiện đã và đang hợp tác với chính phủ Việt Nam, đã thành lập một nhóm đặc biệt để mà điều tra vụ cá chết này bởi vì đến cuối tháng Sáu họ sẽ công bố kết quả. Sau đó họ cũng nói luôn là họ đã bồi thường cho những người di dời vân vân và vân vân… họ không chấp nhận những nghi ngờ họ chính là nguyên nhân.

Tôi nghĩ cuộc họp báo biểu tình ngày hôm nay đã tạo nên sự chú ý của dư luận cũng như các cơ quan truyền thông Đài Loan. Những điều mà công ty Formosa Đài Loan tự biện bạch cho mình, nói là họ không làm sai thì tôi nghĩ tối thứ Hai tới đây một đài truyền hinh công cộng sẽ cho trình chiếu đề tài liên quan đến sự kiện cá chết và vấn đề cưỡng bách di dời người dân sống tại Vũng Án. Tại vì phai đoàn của đài TV này đã về tới Việt Nam sau khi có sự cố cá chết. Tôi nghĩ họ đã có được một số thông tin chính xác hoặc những hình ảnh có thể chứng minh được là những cái phủ nhận của công ty Formosa trong buổi họp cổ đông ngày hôm nay là thiếu sự thành thật.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn linh mục Nguyễn Văn Hùng.

MẸ GIÀ CÒN MINH MẪN

MẸ GIÀ CÒN MINH MẪN

Tuyết Mai

Ở tuổi 91 mà mẹ già của tôi còn minh mẫn hơn nhiều người tưởng.   Tôi càng đến thăm mẹ thì càng được biết nhiều điều hơn và mẹ con càng thêm gắn bó.   Bức màn của tuổi thơ ấu của tôi cũng dần được vén lên cách sáng tỏ và rõ ràng hơn mà tôi trước đây phải đoán già đoán non.   Hẳn là bao nhiêu năm qua mẹ tôi đã không hoàn toàn quên tôi hay sống thiếu lương tâm của một người mẹ như tôi từng suy đoán vì tánh của mẹ tôi từ xưa đến nay thường sống vô tư, có thể do đó mà mẹ tôi sống được thọ cho đến ngày hôm nay chăng?.

Tôi cảm thấy và cảm nhận được những giòng lệ rơi của mẹ tôi đã dành cho tôi vì tôi là đứa con gái út nhất nhà mà mẹ tôi đã có công mang tôi trong dạ suốt 9 tháng 10 ngày, chịu banh da xẻ thịt và cho tôi chào đời nhưng vì giòng đời nghiệt ngã và vì hoàn cảnh trớ trêu đã không cho phép tôi được gần mẹ.   Từ suốt tuổi thơ ấu (không cha) cho đến ngày tôi phải rời xa quê hương, xa mẹ của tôi không biết có ngày nào được gặp lại đó là ngày 30 tháng 4 đen của năm 1975, đến nay đã là 41 năm tôi xa xứ.

Mẹ tôi buồn lắm vì đã không cho tôi được những gì mà mẹ tôi ao ước muốn đem tặng cho tôi, đứa con gái út ruột thịt (nó như đã chết nay được gặp lại) và rất yêu thương của bà để làm quà cho tôi và cho các cháu con của tôi để làm kỷ niệm và là cách thực tế nhất mà mẹ tôi có thể cho và nghĩ rằng cho được.   Mẹ tôi cũng biết cảm tạ Thiên Chúa ban cho bà được sang Mỹ, được vào Trung Tâm 5 ngày/ 1 tuần, được chính phủ ưu ái cấp tiền rộng rãi cho bà hằng tháng, cộng sức khoẻ còn rất tốt thì quả là Thiên Đàng hạ giới.

Tôi an ủi mẹ tôi rằng “Mẹ ơi tiền của Trần Gian có hôm nay, mất ngày mai mà mẹ lo làm gì.   Con chỉ cần hằng ngày mẹ cứ tiếp tục dâng kinh Mân Côi lên cho Thiên Chúa để Người sẽ ban cho mẹ, cho chúng con là con cái, cháu chắt trong gia đình được bình an, vui vẻ và hạnh phúc là đủ, là cần thiết nhất.   Còn ai phải, ai quấy thì đã có Thiên Chúa thưởng, phạt ngay tại đời này và ở cả đời sau … mẹ lo gì mẹ ơi!”.

Cảm tạ Thiên Chúa Đấng lòng lành vô cùng đã mở mắt, mở trái tim cho tôi thấy rất sớm và cảm nhận rất sớm về tiền của Trần Gian tuy rất cần nhưng nó chỉ được dùng như phương tiện để mua Nước Trời.   Chớ không phải để tom góp, tích trữ mà rồi đến khi Chúa Gọi ra khỏi đời này với hai bàn tay trắng, thì có mang theo được chi?.   Ngoài hiện tại sống lỗi đức công bằng, cả đời làm gương xấu, chỉ vì lòng tham vô đáy của ta mà ra.

Tôi bảo mẹ tôi rằng tôi tìm đến mẹ là để tìm sự cảm thông, hàn gắn, được gần gũi và được bù đắp tình mẹ con chớ không cần những gì mà mẹ tôi ao ước được cho tôi đâu vì những thứ ấy Thiên Chúa luôn ban cho tôi rất dư đầy và rất giầu ân sủng của Người.   Từ hằng ngày dùng đủ đến sức khoẻ, vợ chồng yêu thương gắn bó tựa keo sơn, con cái hiền lành ngoan ngoãn và chúng luôn yêu thương nhau.

Bấy nhiêu đã quá gọi là được Thiên Chúa ban cho giầu có trong ân sủng vì ai tiền của chất chồng mà mua được tình yêu vợ chồng, tình yêu con cái mà không là khư khư nắm giữ cái này của tôi hay cái này của anh.   Có phải ai sống tiền bạc quá, tính toán quá thì gia đình ấy hẳn sẽ khó mà có được một ngày hạnh phúc, mà không sống trong địa ngục, không có được một ngày bình an trong tâm hồn thì nói gì đến giữ linh hồn cho khỏi sa Hỏa Ngục?.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

21 tháng 6, 2016

Nhà báo bị rút thẻ ngành và thực trạng nghề làm báo tại Việt Nam

Nhà báo bị rút thẻ ngành và thực trạng nghề làm báo tại Việt Nam

Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ RFA
2016-06-21
gt363.jpg

Nhà báo Mai Phan Lợi và quyết định của Bộ Thông tin – Truyền thông về việc rút thẻ nhà báo của ông Lợi.

Courtesy of cand.com.vn
Đề tài được bàn tán trong Ngày Nhà báo Việt Nam năm nay là chuyện một nhà báo bị rút thẻ do đăng trên diễn đàn Nhà Báo Trẻ thăm dò về nguyên nhân máy bay CASA 212 đi cứu nạn lại bị rơi khiến 9 phi công trên đó thiệt mạng.

Mở đầu cuộc phỏng vấn dành cho RFA về vụ việc này cũng như một số thông tin liên quan nghề làm báo ở trong nước, nhà báo tự do Đoan Trang tóm tắt lại vụ việc khiến nhà báo Mai Phan Lợi bị rút thẻ.

Nhà báo tự do Đoan Trang: Trước hết tôi muốn sơ lược lại sự việc này để khán thính giả và độc giả của RFA có thể hiểu rõ hơn.

Cụ thể vào ngày 17 tháng 6 năm 2016, nhà báo Mai Phan Lợi – trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội, với tư cách của facebooker và quản trị của Diễn đàn Nhà báo Trẻ, đưa một (poll) khảo sát ý kiến các thành viên của Diễn đàn Nhà báo Trẻ lên diễn đàn. Tên của khảo sát (poll) đó là ‘Vì sao máy bay CASA 212 tan xác’. Và câu hỏi đặt ra là thật đau xót khi những người phi công đi cứu hộ lại chết. Theo bạn nguyên nhân của sự việc này là gì? Khảo sát đưa ra một số nguyên nhân: máy bay bị bắn, bị lốc xoáy, bị trục trặc máy do trang thiết bị trong máy bay (tức về mặt kỹ thuật) không đảm bảo bởi tham nhũng trong Bộ Quốc Phòng.

Chương trình thời sự của VTV – kênh truyền hình phủ sóng lớn nhất nước, phát một phóng sự tiếp tục đấu tố ông Lợi, đưa tin về việc rút thẻ nhà báo của ông Lợi.
– Nhà báo tự do Đoan Trang

Khảo sát đó được đưa lên và gặp phản ứng của một số thành viên trong Diễn đàn Nhà báo Trẻ. Họ cho rằng cách dùng từ tan xác không ổn, hay việc đưa ra khảo sát như thế vào thời điểm này không có lợi. Lẽ ra nên thể hiện sự đau xót các chiến sĩ hy sinh hơn là tìm hiểu nguyên nhân tại sao máy bay bị rơi.

Sau đó ông Lợi có xin lỗi và rút khảo sát (poll) đó xuống; thế nhưng đã muộn. Bởi vị một số nhà báo thành viên của Diễn đàn Nhà báo Trẻ làm cho tờ Petro Times (tổng biên tập Nguyễn Như Phong) của Công an đã ‘chỉ điểm’. Báo này có một số bài ‘đấu tố, chỉ điểm’ kêu gọi rút thẻ ông Mai Phan Lợi, tố cáo ông Phan Lợi không có đạo đức nghề nghiệp.

Vụ việc căng đến mức mà sau khi ông Lợi xin lỗi, Petro Times và một loạt những báo khác liên tiếp đưa bài. Tiếp đó Bộ Thông tin – Truyền thông tuyên bố rút thẻ nhà báo của ông Lợi. Tối đó chương trình thời sự của VTV- kênh truyền hình phủ sóng lớn nhất nước, phát một phóng sự tiếp tục đấu tố ông Lợi, đưa tin về việc rút thẻ nhà báo của ông Lợi. Thậm chí có những kêu gọi phải chấn chỉnh hoạt động của Diễn đàn Nhà báo trẻ, xem xét, thanh tra toàn diện diễn đàn này.

Ông Lợi còn bị tố cáo nói sai sự thật; thế nhưng họ không nói sai gì!

Thực sự khảo sát của ông Mai Phan Lợi đưa lên không khẳng định điều gì cả về nguyên nhân rơi. Nhưng đối với một số người thì họ cho từ ‘tan xác’ là phản cảm. Thế nhưng thật ra chiếc CASA 212 vỡ tan tành thật.

Gia Minh: Là người từng làm báo ở Việt Nam với những nhà báo khác, thì nhà báo Đoan Trang thấy vì sao có những người phản ứng dữ dội với một thăm dò như thế?

Lmp.jpg
Hình chụp cuộc khảo sát ‘Vì sao máy bay CASA 212 tan xác’ của nhà báo Mai Phan Lợi.


Nhà báo tự do Đoan Trang: Tôi cho rằng những nhà báo phản ứng với một khảo sát mà ông Phan Lợi đưa lên mạng như thế có thể vì một trong hai nguyên nhân. Thứ nhất những nhà báo Việt Nam thực sự là những tuyên truyền viên; tức họ tốt nghiệp trường báo chí ra những được đào tạo để trở thành những tuyên truyền viên. Họ nghĩ nhiệm vụ của báo chí là phản ánh đường lối của đảng và nhà nước đến dân chúng theo đúng định hướng. Họ không có ý niệm gì về quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin hay tự do biểu đạt. Cho nên khi ông Mai Phan Lợi đưa một khảo sát lên như thế thì họ cho rằng đó là một nốt nhạc chệch trong dòng nhạc đang ‘đau xót, đang ca tụng các chiến sĩ bỏ mình vì đất nước, hy sinh khi đang làm nhiệm vụ’. Trong khi đó thì ông Lợi lại đi tìm hiểu nguyên nhân, ai đó trong diễn đàn đưa ra một số nguyên nhân như máy bay bị bắn rơi, do tham nhũng trong Bộ Quốc Phòng… Đối với những nhà báo quen suy nghĩ theo lối tuyên truyền viên thì như vậy là chệch hướng, phản cảm không phù hợp với dư luận, không đúng thời điểm.

Nguyên nhân thứ hai khiến cho các nhà báo phản ứng dữ đội đối với khảo sát đó là họ có ‘mối thù’ với ông Mai Phan Lợi và Diễn đàn Nhà báo Trẻ đã lâu. Chắc các bạn biết Diễn đàn Nhà báo Trẻ có trao giải  thưởng thuần túy dân sự: giải Vành Khuyên cho các tác phẩm báo chí tốt trong tháng và giải Kển Kền cho những tác phẩm báo chí độc hại trong tháng. Thế thì không phải ngẫu nhiên mà những tờ báo gồm Petro Times, Đới sống & Pháp luật, VTV và Người Đưa tin (4 tờ công kích ông Mai Phan Lợi dữ nhất) là những tờ nhận được giải Kền Kền của Diễn đàn Nhà báo Trẻ nhiều nhất!

Gia Minh: Nhưng gần đây có những tờ như Tuổi Trẻ có những tranh biếm họa mà người ta nói mang tính phản biện chân thật, vậy trong làng báo Việt Nam tỉ lệ những người ‘lách’ thế nào và việc lách có hiệu quả ra sao không?

Nhà báo tự do Đoan Trang: Tỉ lệ ‘lách’ rất thấp. Tôi không nhớ rõ lắm nhưng trong làng báo Việt Nam có chừng 20 ngàn nhà báo. Nhưng không phải ai cũng viết về chính trị, xã hội; chỉ có một tỉ lệ nhất định viết về chính trị và xã hội thôi. Trong tỉ lệ nhỏ viết về chính trị – xã hội thì chỉ mốt tỷ lệ rất nhỏ ý thức được về quyền của người đọc, dân chủ, cần phải có nền chính trị tốt, minh bạch, nhà nước có trách nhiệm giải trình… Trong tỷ lệ thấp có nhận thức được thì một tỷ lệ rất nhỏ nữa dùng biện pháp lách để vượt qua hàng rào kiểm duyệt đưa thông tin trung thực đến bạn đọc.

Hiện tượng biếm hoạt nổi lên trong những năm gần đây là có thật; nhưng các bạn cũng nên biết số lượng tranh biếm họa không lọt qua được kiểm duyệt là khá nhiều.
– Nhà báo tự do Đoan Trang

Hiện tượng biếm hoạt nổi lên trong những năm gần đây là có thật; nhưng các bạn cũng nên biết số lượng tranh biếm họa không lọt qua được kiểm duyệt là khá nhiều. Tôi tin rằng có những họa sĩ, nghệ sĩ những tờ báo bị xử lý vì những bức tranh biếm họa đó.

Gia Minh: Nhiều nhà báo trẻ bây giờ họ được tiếp cận những công cụ mạng xã hội, thì khả năng mở ra diễn tiến dám nói lên sự thật thế nào?

Nhà báo tự do Đoan Trang: Tôi không nghĩ việc các nhà báo (Việt Nam) dám lên tiếng nói lên sự thật sẽ trở thành một xu hướng. Tôi không nghĩ lực lượng nhà báo Việt Nam sẽ trở thành lực lượng đi đầu hay dẫn dắt, lãnh đạo xã hội hay có suy nghĩ cải cách đâu!

Nhà báo Việt Nam mà phản ánh đúng thực tế khách quan, đúng sự thật là giỏi lắm rồi. Còn nếu họ mạnh mẽ đi đầu, lên tiếng thì tôi không nghĩ sẽ thành xu hướng đâu!

Gia Minh: E rằng hơi bi quan phải không?

Nhà báo tự do Đoan Trang: Tôi nghĩ những người lên tiếng trong xã hội nhiều, nhưng nhất thiết những người đó không phải là nhà báo. Theo tôi lực lượng nhà báo không phải là lực lượng dẫn đạo!

Gia Minh: Trong đợt biểu tình thảm họa cá chết vừa qua có một vài nhà báo tham gia, họ có thể được xem là nhân tố tích cực không?

Nhà báo tự do Đoan Trang: Thực ra họ tham gia từ thời biểu tình chống Trung Quốc năm 2011. Tôi cho rằng cả nước có được 20 nhà báo chính thống lề phải tham gia. Họ tham gia nhưng có trở thành điểm sáng, gương cho người khác nhìn vào hay không thì tôi nghĩ là không. Bởi vì chính sách cây gậy và củ cà rốt của đảng cộng sản (của tuyên giáo và công an) đối với báo chí vẫn có tác dụng. Một mặt họ đàn áp thực lực, đe dọa, khủng bố những nhà báo dám lên tiếng rất mạnh; đồng thời những nhà báo ngoan ngoãn nghe lời họ thì cơ hội sống rất tốt. Ít nhất là sống an lành, ngoài ra còn có điều kiện làm kinh tế và nhiều thứ khác… rất nhiều. Nếu suy nghĩ một cách duy lý thì các nhà báo không dại gì – đúng là không dại gì lên tiếng đấu tranh. Rất ít!

Gia Minh: Cám ơn nhà báo tự do Đoan Trang.

Nhà báo mất chức vì thăm dò dư luận vụ rớt máy bay

Nhà báo mất chức vì thăm dò dư luận vụ rớt máy bay
Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) – Một nhà báo thuộc dòng “chính thống” ăn lương nhà nước vừa bị nhà nước rút “thẻ nhà báo” và đồng thời bị tờ báo “tạm đình chỉ chức vụ” vì thăm dò dư luận trên mạng xã hội về vụ hai máy bay quân sự bị rớt ở Việt Nam trong tuần qua.

Truyền thông tại Việt Nam đều nhất loạt loan tin nhà báo Mai Phan Lợi, 45 tuổi, phó tổng thư ký tòa soạn và cũng là trưởng văn phòng đại diện của báo “Pháp Luật TP.HCM” tại Hà Nội, bị Bộ Thông Tin-Truyền Thông CSVN rút “thẻ nhà báo.”


Nhà báo Mai Phan Lợi phát biểu tại cuộc hội thảo về báo chí do Ngân Hàng Thế Giới tổ chức. (Hình: FB Mai Phan Lợi)

Tiếp theo ngay đó, tổng biên tập của tờ “Pháp Luật TP.HCM” liền ra quyết định “tạm đình chỉ chức vụ, công việc đối với ông Mai Phan Lợi, phó tổng thư ký tòa soạn, trưởng văn phòng đại diện báo Pháp Luật TP HCM tại Hà Nội.”

Diễn biến xảy ra nhanh chóng sau khi có sự tố cáo và chửi bới ký giả Mai Phan Lợi trên hai tờ “Petro Vietnam” và “Người Ðưa Tin,” quy chụp ông này “hả hê tung ra những phát ngôn bậy bạ, quy chụp thiếu căn cứ, gây hoang mang dư luận.”

Hai báo “Petro Vietnam” và “Người Ðưa Tin” còn đem mấy ông tướng nghỉ hưu ra lời bình luận, đả kích Mai Phan Lợi cũng như đòi “kỷ luật thật nặng” Mai Phan Lợi.

Tiếp tay với hai báo này là đài truyền hình Việt Nam (VTV) quốc doanh cũng đổ lên đầu Mai Phan Lợi cái tội thiếu “đạo đức nghề nghiệp” và đưa tin “sai sự thật.”

Quyết định ngày 20 tháng 6, 2016 rút thẻ nhà báo của ông Bộ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn, vu cho ông Mai Phan Lợi là “xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam, gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ, chiến sĩ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ; làm tổn hại đến uy tín của đội ngũ những người làm báo.”

Cũng như rất nhiều nhà báo khác, ngoài chuyện kiếm sống tại tờ báo chỉ chuyên tuyên truyền một chiều cho chế độ, Mai Phan Lợi còn có trang Facebook, trước kia thì có blog, để viết những gì liên quan đến thời sự, nghiệp làm báo nhưng không thể đưa lên mặt báo.

Ðụng đến thế lực quân đội

Cái tội của Mai Phan Lợi là đưa vào trang facebook của “Diễn đàn nhà báo trẻ” mà ông là người sáng lập một cuộc thăm dò dư luận riêng tư về nguyên nhân “vì sao Casa tan xác?”

Người được thăm dò sẽ trả lời 8 câu hỏi mà một số câu số hỏi “nhạy cảm” với chế độ độc tài. Ðó là những “giả thuyết” để người được thăm dò trả lời thế nào tùy sự suy nghĩ của mình.

Trong đó đáng chú ý là các câu hỏi: Máy bay bị tác động từ bên ngoài nên vỡ (câu 1). Bị bắn (câu 4). Không loại trừ bị bắn vỡ (câu 6) và Máy bay chất lượng kém do tham nhũng trong ngành quốc phòng luôn bị đóng dấu mật (câu 7).

Chiếc máy bay Casa 212 là máy bay tuần tra, tìm kiếm hạng nhẹ mà Việt Nam mới mua gần đây của liên doanh chế tạo máy bay Châu Âu, trang bị cho Cảnh Sát Biển. Nó rớt xuống biển ngày 16 tháng 6, 2016 ở khu vực có thể ở phía Ðông Nam đảo Bạch Long Vĩ phân chia Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, khi được đưa đi tìm viên phi công khu trục Sukhoi SU30-MK2 còn mất tích.

Không những tự tìm kiếm, Hà Nội còn xin Trung Quốc tiếp tay tìm kiếm cả 9 người phi hành đoàn lẫn chiếc Casa 212 mất tích. Hiện mới chỉ vớt được một số mảnh vỡ của chiếc máy bay này, còn 9 nạn nhân thì vẫn chưa thấy tung tích. Nguyên nhân tại sao nó rớt vẫn là điều bí mật.

Hai ông cựu tướng lãnh CSVN Phạm Xuân Thệ (trên báo Người Ðưa Tin) và Lê Mã Lương (trên báo báo Petro Vietnam) bắt bẻ ký giả Mai Phan Lợi dùng từ “tan xác” là “quá phản cảm” hay “rất phản cảm và vô trách nhiệm” đối với một “tai nạn kép” đang làm cả chế độ rúng động.

Chỉ vì thiếu “nhậy cảm” mà bị rút thẻ nhà báo và bị đuổi ra khỏi nghề báo theo sự chủ quan của mấy ông? Người ta ngờ rằng lý do nó nằm ở những thông tin và hình ảnh “ngoài luồng” hoặc riêng tư trên mạng xã hội của Mai Phan Lợi lâu nay bị đưa vào “tầm ngắm” mà cái cuộc thăm dò dư luận “Casa tan xác” chỉ là đỉnh điểm để người ta ra tay.


Bảng thăm dò của nhà báo Mai Phan Lợi về vụ máy bay Casa 212 rớt ngày 16 tháng 6, 2016. (Hình: Petro Vietnam chụp lại FB Mai Phan Lợi)

Vi phạm quyền tự do phát biểu

Mạng xã hội dậy lên những lời bình luận và thẳng tay ném đá vào vào quyết định bị coi là vi phạm quyền tự do phát biểu, quyền tự do thông tin của công dân.

Một trong những người ở “lề trái,” nhà báo tự do Phạm Ðoan Trang viết trên trang facebook rằng “Ban Tuyên Giáo, Bộ 4T, Bộ Công An Việt Nam, các người nên hiểu rằng:

“1. Những gì ông Mai Phan Lợi làm trên tư cách nhà báo, cũng như admin của Diễn Ðàn Nhà Báo Trẻ, hoàn toàn không vượt ra ngoài phạm vi quyền tự do ngôn luận của công dân, quyền tự do báo chí của nhà báo, không vi phạm đạo đức báo chí. (Ở đây, đạo đức báo chí là những nguyên tắc nghề nghiệp phổ quát của nhà báo trên toàn thế giới, tất nhiên nhà báo cách mạng thì khác, nhà báo cách mạng là “phải như con chó ấy” – theo tiêu chí do Nguyễn Như Phong tự đặt ra).

“2. Việc các cơ quan truyền thông quốc doanh đồng loạt, phồng mang trợn mắt tấn công cá nhân ông Mai Phan Lợi, chính là vi phạm quyền tự do báo chí. Ngoài ra, lợi dụng địa vị, lợi thế nghề nghiệp để tấn công một cá nhân, là hành vi chà đạp nhân quyền của công dân.

“3. Trên giác độ nghề báo, các nhà báo vu khống ông Mai Phan Lợi ‘nói sai sự thật’, cùng một loạt đồng nghiệp của ông theo đóm ăn tàn, xúm vào đấu tố ông, mới đúng là những kẻ vô đạo đức. Nên nhớ, đạo đức nhà báo nghiêm cấm việc vu khống, bôi nhọ người khác.”

Phạm Ðoan Trang cũng từng là ký giả tại tờ “Pháp Luật TP.HCM” và đã bị mất việc vì những bài viết “nhậy cảm” trên blog “Trang Ridiculous” nhiều năm trước.

Còn cựu nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên cũng viết trên facebook rằng, “Nếu còn một chút tôn trọng quyền tự do báo chí, ngôn luận, tôi nghĩ Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cần ngay lập tức cách chức ông Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn. Với việc ký quyết định rút thẻ nhà báo Mai Phan Lợi, trước đó là đình bản ấn phẩm Thế Giới Tiếp Thị, rút thẻ nhà báo Ðỗ Hùng… ông Tuấn thể hiện là người chống lại quyền tự do báo chí, ngôn luận một cách có hệ thống.”

Nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên đã bị đuổi việc hồi đầu năm 2013 khi ông làm cho tờ Gia Ðình & Xã Hội phản bác phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng rằng những ai đòi bỏ Ðiều 4 Hiến Pháp quy định sự độc tôn lãnh đạo của đảng Cộng Sản, muốn đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, và phi chính trị hóa quân đội là “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức.”

Các lời bình luận kèm theo những ý kiến vừa kể ném đá cả chế độ Hà Nội mà tóm tắt lại, họ đều cho là nhà cầm quyền độc tài “sợ sự thật.”

Theo nhà báo tự do Phạm Ðoan Trang, ký giả Mai Phan Lợi bị công an CSVN thẩm vấn liên tục sau khi bị hệ thống truyền thông nhà nước “chỉ điểm.” Rất có thể ông này còn bị tai kiếp nặng hơn là mất việc làm.

Theo Phạm Ðoan Trang cho biết, “Nhà báo Mai Phan Lợi, sinh năm 1971, chính là blogger Bút Lông nổi tiếng với nhiều bạn đọc từ thời Yahoo! 360. Ông là sáng lập viên Trung Tâm Nghiên Cứu Truyền Thông Phát Triển RED Communication, sáng lập viên và giám đốc Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Cộng Ðồng MEC, và cũng là một trong những người hoạt động xã hội dân sự gặp Tổng Thống Mỹ Barack Obama hôm 24 tháng 5 vừa qua tại Hà Nội.”

Năm ngoái, nhà báo Kim Quốc Hoa đã bị rút thẻ nhà báo và mất chức tổng biên tập của báo Người Cao Tuổi chỉ vì hăng say vạch lưng những ông quan chức cấp cao tham nhũng. (TN)

CÔNG AN, TUYÊN GIÁO HÃY CHẤM DỨT ĐE DỌA ÔNG MAI PHAN LỢI VÀ KHỦNG BỐ BÁO CHÍ

. CÔNG AN, TUYÊN GIÁO HÃY CHẤM DỨT ĐE DỌA ÔNG MAI PHAN LỢI VÀ KHỦNG BỐ BÁO CHÍ

FB Phạm Đoan Trang

20-6-2016

Ngày 17/6, nhà báo Mai Phan Lợi, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP.HCM tại Hà Nội, có đưa lên Diễn đàn Nhà báo trẻ một khảo sát (poll) nho nhỏ về nguyên nhân “vì sao CASA tan xác?”.

Ngay sau đó, tờ báo kền kền của “nhà báo cách mạng” Nguyễn Như Phong đã liên tiếp ra đòn chỉ điểm, tố cáo ông Mai Phan Lợi, thậm chí hô hào thanh tra toàn diện Diễn đàn Nhà báo trẻ. Nối gót Petro Times là tờ Người Đưa Tin, và đến tối nay là chương trình thời sự “giờ vàng” 19h của VTV. Quan báo Hoàng Hữu Lượng, nhà báo Lê Quang Vinh, và một loạt đồng nghiệp của ông Lợi ở các kênh truyền hình quốc doanh đồng loạt lên sóng chỉ trích ông không giữ đạo đức nghề nghiệp, đưa tin “sai sự thật”, nhưng sai sự thật chỗ nào thì chẳng thấy ai chỉ ra được một từ.

Ông Mai Phan Lợi đã bị tước thẻ nhà báo, đình chỉ chức vụ ở tòa soạn, đồng thời, vài hôm nay, ông liên tục bị cơ quan công an thẩm vấn; cả gia đình sống trong tâm trạng lo sợ.

Ban Tuyên giáo, Bộ 4T, Bộ Công an Việt Nam, các người nên hiểu rằng:

  1. Những gì ông Mai Phan Lợi làm trên tư cách nhà báo, cũng như admin của Diễn đàn Nhà báo trẻ, hoàn toàn không vượt ra ngoài phạm vi quyền tự do ngôn luận của công dân, quyền tự do báo chí của nhà báo, không vi phạm đạo đức báo chí. (Ở đây, đạo đức báo chí là những nguyên tắc nghề nghiệp phổ quát của nhà báo trên toàn thế giới, tất nhiên nhà báo cách mạng thì khác, nhà báo cách mạng là “phải như con chó ấy” – theo tiêu chí do Nguyễn Như Phong tự đặt ra).
  2. Việc các cơ quan truyền thông quốc doanh đồng loạt, phồng mang trợn mắt tấn công cá nhân ông Mai Phan Lợi, chính là vi phạm quyền tự do báo chí.
  3. Trên giác độ nghề báo, các nhà báo vu khống ông Mai Phan Lợi “nói sai sự thật”, cùng một loạt đồng nghiệp của ông theo đóm ăn tàn, xúm vào đấu tố ông, mới đúng là những kẻ vô đạo đức. Nên nhớ, đạo đức nhà báo nghiêm cấm việc vu khống, bôi nhọ người khác.
  4. Ai cũng biết Petro Times và Người Đưa Tin vốn là hai cơ quan báo chí thường xuyên nhận giải Kền Kền của Diễn đàn Nhà báo trẻ vì các sản phẩm báo chí vô bổ, độc hại của họ. Việc họ lớn tiếng đấu tố ông Mai Phan Lợi và kích động công an vào cuộc “thanh tra toàn diện” Diễn đàn Nhà báo trẻ, chẳng qua là một hành vi trả thù bẩn thỉu.

————-

Một số nhà báo lo sợ, không hiểu ông Mai Phan Lợi có bị bắt không. Xin nhắc để Tuyên giáo và an ninh nhớ, nhà báo Mai Phan Lợi là đảng viên – và Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị hẳn vẫn có tác dụng. Ngoài ra, các người không định bắt một nhà báo lề phải chỉ vì… một cái poll trên facebook đấy chứ?

Thấy gì qua hai vụ máy bay rơi

Thấy gì qua hai vụ máy bay rơi

Blog RFA

VietTuSaiGon

20-6-2016

Chiếc CASA 212 và xác của nó được tìm thấy (trái); chiếc SU-30MK2 và thượng tá Trần Quang Khải đã vĩnh viễn ra đi. Nguồn: cắt từ ảnh trên internet.

Chuyện đến lúc này mới nói có vẻ như hơi muộn. Nhưng đến thời điểm bây giờ mới có thể nhìn bao quát được trong chừng mực nào đó về vụ hai chiếc máy bay (SU-30 MK2 và CASA – 212) cùng với một người tử nạn và chín người mất tích. Có những câu hỏi đặt ra lúc này: Máy bay của quân đội Việt Nam bị bắn? Hệ thống kĩ thuật của hai chiếc máy bay này có vấn đề? Đâu là hướng điều tra?

Ở câu hỏi thứ nhất, máy bay quân đội Việt Nam bị bắn? Một phần xác của chiếc CASA 212 cho thấy rằng không phải tự nhiên mà nó rơi tan tành từng mảnh, giày nổi trôi, áo phao lênh đênh và vụn vỡ, không tìm thấy người như hiện tại. Nếu bị bắn thì ai bắn? Chắc chắn rằng quân đội Mỹ, Phillipines, Ấn Độ, Brunei, Indonesia không thể bắn. Vì chiếc SU này không nằm trong vùng cấm bay của họ, chiếc CASA 212 cũng không nằm trong vùng cấm bay của họ. Nếu có một vụ bắn, khả năng do quân đội Trung Quốc bắn là rất cao.

Nhưng cũng không loại trừ khả năng máy bay trục trặc kĩ thuật và tự phát nổ. Vấn đề trục trặc kĩ thuật, tự phát nổ có thể do hai nguyên nhân: bị rút ruột trong quá trình bảo trì, những linh kiện tốt đã bị rút đi để bán và thay vào đó là những linh kiện tương đương do một quốc gia không có uy tín hay chuyên môn trong sản xuất những linh kiện này nhưng lại có khả năng làm hàng nhái?! Và cũng không loại trừ khả năng thứ hai là đã có gián điệp cài cắm trong các khu quân sự Việt Nam, đặc biệt là trong các đội bảo trì quân khí cụ của quân đội Việt Nam. Bởi hiện tại, những quyết định mờ ám của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dành cho người Trung Quốc cũng như tính ngang ngược của họ trước toàn thể quốc dân Việt Nam cũng cho thấy có một vấn đề gì đó hết sức không bình thường trong quan hệ Việt – Trung.

Và nếu như không có gián điệp Trung Quốc cài cắm trong bộ phận bảo trì cũng như quân đội Việt Nam thì ngay cả thói quen rút ruột công trình, rút ruột linh kiện khí tài, tham nhũng và gian lận trong tài chính của giới quan chức quân đội cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệ rạc của hệ thống khí tài Việt Nam mặc dù nó được mua với giá hàng triệu, hàng tỉ đô la nhưng công năng của nó có khi chỉ là một con số rất nhỏ bởi nó đã bị rút ruột, tráo đổi quá nhiều trong quá trình nhập cảng và bảo trì. Khả năng này cũng không thấp bởi thứ văn hóa rút ruột vô tội vạ của hầu hết quan chức từ quân đội đến công an cũng như hành chính, giáo dục, y tế… tại Việt Nam hiện nay.

Ngay cả khẩu phần ăn của bộ đội cũng bị rút ruột đến mức đáng sợ. Tiêu chuẩn mỗi ngày ăn của người lính bộ đội hiện nay có chỉ số trung bình là 84 ngàn đồng, bên cạnh đó có thêm phần tự sản xuất để tăng cường dinh dưỡng trong các đơn vị. Tuy nhiên, hầu hết các bộ đội đã giải ngũ đều có kinh nghiệm đau lòng về chuyện chén cơm trong quân đội. Những chuyện kể của họ luôn mang nỗi ám ảnh của đói và thèm ăn, nợ nần căng tin, đến khi ra quân thì khoản tiền nhà nước trả lương bộ đội suốt ba năm trời không đủ trả nợ, phải xin thêm tiền gia đình. Và hầu hết các chuyện kể đều cho thấy bữa cơm của bộ đội Việt Nam hiện nay vẫn chưa thoát khỏi “canh toàn quốc và nước mắm đại dương”. Nghĩa là không có gì trong bữa ăn ngoài một bát canh lỏng, lèo tèo vài cọng rau và một bát cá thừa nước thiếu cái.

Đáng sợ nhất là chuyện của một cậu lính phòng không, đang tại ngũ kể cho tôi nghe “ngày 30 tháng Tư năm nay, nghe nói đơn vị cháu được cho 10 triệu đồng để ăn lễ, cả đơn vị gần hai trăm bốn chục lính và chỉ huy, tính ra mỗi đứa cũng được hơn trăm ngàn đồng, nghe mừng lắm. Vì nếu mang tiền đó đi mua lợn về mổ thịt và nhà lính tự nấu ăn thì chơi vô tư. Thế mà các chỉ huy cho mua hai chục con vịt xiêm về làm thịt, đánh tiết canh. Mấy phần nạc dành cho cấp trên, tụi cháu chỉ được ăn xương xẩu, đầu cánh cổ, cháo và một ít tiết canh… Biết là mình bị ăn chặn rồi đó nhưng không dám nói!”.

Thử hỏi, với cái đà ăn chặn một cách lộ liễu và trơ trẽn như các cấp chỉ huy quân đội Việt Nam hiện tại, với đà tham nhũng và rút ruột như hiện tại thì sức mạnh quân đội Việt Nam liệu có còn? Hơn nữa liệu người lính bộ đội có còn đủ dũng khí, sức mạnh để mà chiến đấu? Một quân đội mà lính tráng thì gầy nhom, thiếu ăn, chỉ huy thì bụng mỡ, bước đi núc ních như mang theo hủ hèm như vậy thì sức mạnh nằm ở đâu?

Đó là chưa muốn nói đến hệ thống khí tài Việt Nam là một thuộc hệ kĩ thuật Liên Xô và xã hội chủ nghĩa. Nó vẫn còn khá lạc hậu và lạc điệu so vối hệ thống khí tài của Mỹ. Nếu bây giờ Việt Nam mua một hệ thống khí tài hiện đại từ Mỹ, phải tốn ít nhất cũng ba đến năm năm mà làm quen, tập dượt và bảo trì. Trong tình hình hiện tại, khi mà kẻ thù lăm le bờ cõi, thời gian từ ba đến năm năm là khoản thời gian đủ dài để kẻ thù xâm chiếm, án cứ và cát cứ. Cơ hội đánh bại kẻ thù là không có.

Và có một câu hỏi nữa: Tại sao đường bay Hà Nội – Sài Gòn phải đổi tuyến, không bay ra biển Đông kể từ khi hai máy bay của quân đội bị mất tích? Phải chăng quân đội Trung Quốc đã chính thức cát cứ vùng trời Việt Nam và bay trong đất liền là thái độ lựa chọn của kẻ thua cuộc, mà cũng có thể là kẻ đã chấp nhận kết quả mua bán của mình?

Nếu thật sự có được một cuộc điều tra về vụ rơi và mất tích hai chiếc máy bay của quân đội trong tuần qua trên biển Đông, ngay trong vùng biển Việt Nam, thì việc điều tra này phải được tiến hành trên diện rộng, từ vấn nạn tham nhũng, hối lộ của giới chóp bu Cộng sản cho đến các chỉ huy cấp cao của quân đội và các nhân viên bảo trì máy bay. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra cả lịch trình và giờ bay thực của các phi công quân đội. Bởi riêng chuyện của phi công Khải, với 3000 giờ bay, kinh nghiệm thuộc vào hàng sư sãi nhưng lại bị chết trong tình trạng dù quấn lấy người là chuyện hết sức bất thường! Bởi cái chết đã phạm vào những lỗi rất cơ bản của một phi công theo phân tích của giới chuyên môn.

Và thực sự, cái chết cũng như sự mất tích của mười người trong không quân Việt Nam trong tuần qua cũng cho thấy sự yếu kém không thể tha thứ được của không quân Việt Nam cũng như quân đội Việt Nam. Đó là chưa muốn nói đến một câu hỏi khác: Vì sao Việt Nam từ chối Mỹ giúp đỡ tìm kiếm các máy bay mất tích? Vì sao trước đó họ cũng từ chối Mỹ giúp đỡ điều tra vụ cá chết ở bờ biển miền Trung?

Trong khi đó, họ lại rước vào biển Việt Nam 4 tàu hải quân, hai tàu tìm kiếm cứu nạn và hai tàu hải cảnh của Trung Quốc cùng với hai máy bay quân sự? Nguyễn Chí Vịnh thì tuyên bố “mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc không có gì thay đổi, vẫn tin tưởng nhau, vẫn anh em…”. Rõ ràng, sau vụ cá chết và máy bay tử nạn, có vẻ như những gương mặt bán nước dần lộ diện và họ cũng tự phơi bày bản chất của họ một cách thách thức, trơ tráo, coi thường nhân dân, thậm chí là xem nhân dân như một bầy cừu trong đòn roi bạo lực của họ! Thật là đáng buồn!

Những nghịch lý tồn tại đã từ lâu

Những nghịch lý tồn tại đã từ lâu

Song Chi.

RFA

Đọc hai bài báo “Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: 40 người dân phải nuôi một công chức” (Pháp Luật TP.HCM), và “11 triệu người ăn lương: Ngân sách nào kham nổi?” (VietnamNet).

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức.

Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy.

Nước Mỹ có diện tích lớn xấp xỉ 30 lần nước ta, dân số gần gấp bốn lần nhưng đội ngũ công chức của họ chỉ có 2,1 triệu. Nhìn sang Trung Quốc thì chúng ta thấy đội ngũ công chức của họ cũng chỉ chiếm 2,8% dân số.

Như vậy, chúng ta thấy 160 người dân Mỹ chỉ nuôi một công chức, trong khi đó 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức…” (“Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: 40 người dân phải nuôi một công chức”)

Chưa kể các tổ chức quần chúng công cần phải cấp kinh phí hoạt động như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, và Hội Cựu chiến binh, cùng 28 hội đặc thù khác…khiến ngân sách quốc gia rơi vào tình cảnh khó khăn từ lâu nay.

Thử nhìn sang các quốc gia như Bắc Âu nói chung và Na Uy nói riêng, dù giàu có nhưng bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính công rất gọn nhẹ, một phần do các nước này ít dân, họ luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để người dân có thể tự gánh bớt việc và nhà nước cũng như các công ty tư nhân khỏi phải thuê nhiều nhân công.

Người dân phải tự làm lấy hết, mọi thứ giao dịch được tiến hành qua internet, ví dụ sử dụng netbank để giao dịch chi tiêu tại nhà không cần phải đến ngân hàng chỉ trừ khi thật cần thiết, tự khai báo số điện hàng tháng qua internet chứ không cần có người đi ghi điện và trả tiền qua tài khoản ngân hàng, khai báo thuế, mua vé máy bay, đặt khách sạn, mua vé xem phim…qua internet. Khi lắp đặt điện thoại, khi sửa chữa bất cứ cái gì từ internet bị trục trặc chẳng hạn…thì gọi điện thoại cho cơ quan, công ty đó để được hướng dẫn và tự làm lấy chứ không có người tới làm thay, còn nếu bất cứ cái gì mà có người tới làm thì giá dịch vụ sẽ rất đắt, cho nên người dân phải tập làm tất cả mọi thứ.

Đã vậy các nước Bắc Âu còn tiến tới mức dùng máy móc để thay thế dần con người trong mọi công việc đơn giản. Ví dụ trong các siêu thị bây giờ bên cạnh các nhân viên ngồi cashier tính tiền cho khách hàng thì có một dãy máy tính tiền tự động, người mua sẽ sử dụng thẻ quẹt mã vạch của các món hàng mình mua và cuối cùng đi qua quầy tự động để trả tiền; đi vệ sinh công cộng bây giờ cũng không mấy nơi có người ngồi thu tiền nữa mà cứ tự động bỏ tiền vào máy, lấy cái giấy có mã vạch rồi quẹt cái mã vạch đó qua một cái máy scan bên ngoài nhà vệ sinh và cửa tự động mở ra cho ta đi vào; đi xem phim thì vẫn có thể mua vé tại rạp hay mua vé qua internet tại nhà, nhưng khi mua vé qua internet bây giờ các rạp họ không in vé ra cho khách như trước nữa mà họ sẽ gửi mã vạch vào điện thoại của người mua, khi đến rạp cứ việc giơ điện thoại có mã vạch ra cho người soát vé họ scan kiểm soát là xong…

Phần lớn mọi thứ chi tiêu bây giờ là bằng thẻ visa card, master card, credit card…chỉ trừ mua những thứ lặt vặt, chính phủ Thụy Điển còn tính đến chuyện trong tương lai gần sẽ hoàn toàn không sử dụng tiền mặt nữa, kể cả mua một chai nước ngọt hay một cái bánh mì. Các nước phát triển đang tiến dần tới một thực tế là tất cả những loại việc đơn giản sẽ giao dịch qua internet hoặc do máy móc tự động làm, con người do đó phải có trình độ, phải có những kỹ năng cao hơn thì mới kiếm được việc.

Mọi thứ chi tiết, giấy tờ hành chính liên quan đến mỗi công dân đều được lưu trữ vào hệ thống tư liệu của nhà nước, mỗi người chỉ cần có số cá nhân (personal number), khi đi tới bất cứ cơ quan nào người ta chỉ cần hỏi personal number là ra mọi thứ thông tin cần thiết.

Trong khi đó, ở những quốc gia lạc hậu mà lại đông dân như VN thì quá thừa người nên bất cứ việc gì cũng có thể thuê nhân công, từ ghi điện, lắp đặt điện thoại, đủ các loại dịch vụ sửa chữa từ sửa vá quần áo, sửa giày, đồng hồ, máy vi tính…trở đi, cái gì cũng có dịch vụ làm sẵn, kể cả dịch vụ đi du học hay kết hôn với người nước ngoài, muốn học cái gì cũng có người dạy và dạy cái gì cũng có người học.

Như vậy thì phù hợp với hoàn cảnh đông dân của VN. Và thuận lợi cho những ai có tiền là có đủ dịch vụ cần thiết, có người làm cho mình, mà giá nhân công ở VN thì rẻ rề, còn ở nước ngoài mà thuê người thì chỉ có chết tiền! Nhưng ngược lại, mặt tiêu cực là tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, khi có một tầng lớp người chỉ cần bỏ tiền ra là thuê được sức lạo động của người khác trong bất kỳ loại công việc gì dù đơn giản, và có một tầng lớp người chỉ chuyên đi làm các loại dịch vụ phổ thông phục dịch người khác. Và khi có thể kiếm sống được bằng những công việc đơn giản thì người ta không có như cầu phải tự học hỏi thêm, nâng cao mình hơn nữa.

Ngoài ra, có những điều đáng nói hơn ở đây. Thứ nhất là nền “kinh tế tiền mặt” ở VN. Cái này báo chí cũng đã nói nhiều lần. Một nền kinh tế mà mọi thứ giao dịch đều bằng tiền mặt như ở VN chỉ tồn tại ở những quốc gia lạc hậu, và chính việc giao dịch bằng tiền mặt như thế mới dẫn tới tình trạng là nhà nước không thể kiểm soát được nguồn gốc, đường đi của dòng tiền, tất cả những vấn nạn tham nhũng, hối lộ, trốn thuế, thu nhập không minh bạch, kể cả rửa tiền…mới có cơ hội tồn tại, sinh sôi phát triền đến mức không thể khống chế, tiêu diệt như hiện nay.

Cứ thử nghĩ nếu mọi thứ giao dịch tiền bạc đều đi qua cổng ngân hàng, công khai sờ sờ đó thì những “căn bệnh” trên làm sao mà hoành hành được? Tất nhiên, cũng sẽ có, ngay cả những quốc gia được đánh giá chỉ số minh bạch, trong sạch cao cũng không thể nói là 100% không có tham nhũng hay trốn thuế, rửa tiền, nhưng mức độ ít hơn nhiều vì không dễ thực hiện.

Tuy nhiên, đối với một nhà cầm quyền không minh bạch như VN và với một bộ máy quen “bôi trơn” bằng tiền, quan chức cho tới cán bộ quen sống bằng “bổng, lậu” nhiều hơn bằng lương, quen “chân ngoài dài hơn chân trong” thì chắc là sẽ không thích như vậy. Chỉ riêng chuyện phải kê khai tài sản thôi cũng đủ chết các quan to quan nhỏ, lộ hết cả bí mật!

Thứ hai là sự rườm rà trong khâu giấy tờ, hành chính, một người dân khi ra đời, lớn lên, đi học, đi làm… ở VN phải cần không biết bao nhiêu loại giấy tờ, bao nhiêu lần kê khai; mãi đến gần đây mới thấy học theo các nước là đơn giản hóa với số cá nhân, personal number, và lưu trữ mọi thứ trong hệ thống, nhưng cũng không rõ đã thực hiện được chưa.

Bài báo “Bắt đầu cấp mã số cá nhân cho người dân từ năm 2016” trên tờ Người đưa tin viết từ năm 2014:

“Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tư pháp, việc cung cấp số định danh cá nhân thay cho việc phải khai các thông tin cá nhân, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính sẽ giúp tiết kiệm thời gian điền thông tin, ước tính khoảng trên 461 tỷ đồng/năm. Nếu trừ đi các khoản chi phí tại 4 cấp chính quyền trong các giao dịch hành chính thì mới có thể tiết kiệm được tối thiểu là gần 2.500 tỷ đồng.

Theo thống kê, hiện nay trong số 5.400 thủ tục hành chính các loại thì có tới 1.600 thủ tục yêu cầu khai thông tin cá nhân liên quan tới giấy tờ của công dân. Với quy mô dân số lên tới gần 90 triệu, số lượng giao dịch hành chính công giữa công dân và cơ quan hành chính, sự nghiệp được thực hiện hàng năm trung bình khoảng 600.000 giao dịch/ngày. Phần lớn thủ tục hành chính đòi hỏi công dân phải tự chứng minh về nhân thân thông qua việc xuất trình hoặc nộp bản sao, trong khi mỗi công dân có thể sở hữu khoảng 20 loại giấy tờ…”

Và cuối cùng, bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính công quá nặng nề ở VN khiến ngân sách vốn còm cõi ngày càng hụt hơi. Như chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã vạch ra ở trên.

Mỗi người dân phải còng lưng nuôi cùng lúc hai bộ máy nhà nước rồi bộ máy đảng ngày càng phình to, thêm nhiều người, nhiều chức vụ, bên cạnh đó đội ngũ nhân viên ăn lương nhà nước quá đông, rồi đủ các loại tổ chức quần chúng công, hội này hội kia…chịu sao cho thấu. Rồi cũng sẽ đến lúc VN vỡ nợ mà thôi!

Có một câu hỏi rất đơn giản là tại sao đã cầm quyền hơn 7 thập kỷ ở miền Bắc và hơn 4 thập kỷ trên cả nước, nhưng trong rất nhiều khía cạnh, nhà nước cộng sản VN không thèm học hỏi những cái hay ở những nước đi trước, những nước phát triển, mà cứ để mặc cho những vấn đề tiêu cực, lạc hậu tồn tại hết năm này qua năm khác, và VN cứ càng ngày càng tụt hậu trong cái bãi lầy luẩn quẩn?

Nhưng có thể, câu trả lời cũng đơn giản không kém, là nhà nước này không thật tâm muốn cải cách, sửa đổi cái gì hết!

Khủng hoảng và lối thoát

Khủng hoảng và lối thoát

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-06-20

000_B650L.jpg

Người dân Sài Gòn xếp hàng trên đường phố để tạm biệt Tổng thống Mỹ Barack Obama trên đường đến sân bay hôm 25/5/2016.

 AFP photo

03:53/11:31

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Hãy tưởng tượng bạn là lãnh đạo cấp cao ở một quốc gia như Việt Nam.

Vị trí của bạn không phải do dân bầu, nên bạn không cần lo dân sẽ phế truất bạn bầu người khác.

Không có đảng đối lập, nghĩa là không có cạnh tranh.

Bạn không cần xuất hiện trên truyền hình tranh luận trực tiếp, không cần đưa ra chính sách và bảo vệ đường hướng, không bị chất vấn hay cãi lại. Bạn không cần thuyết phục và không cần giải thích.

Bạn không cần công khai thu nhập và tài sản. Bạn không bị bới móc đời tư.

Bạn đầy quyền lực, và có thể tự do làm bất kỳ điều gì, dù làm thất thoát hàng tỷ, hay gây chết người. Bạn (gần như) có bất khả xâm phạm. Tòa án bạn không cần lo – không có tam quyền phân lập, bạn sẽ không bao giờ bị lôi ra xét xử. Truyền thông bạn không cần ngại – báo chí tất cả thuộc về nhà nước, và chỉ trích có thể làm một tờ báo bị đình bản. Dân chúng bạn càng không bận tâm – dân bàn tán, bạn có thể block tin nhắn, xây tường lửa và chặn facebook; dân đả kích, bạn cứ tống vào tù; dân biểu tình, bạn chỉ việc cho công an đánh và bắt giữ; và khi dân muốn bạn từ chức, bạn cứ cười bảo trách nhiệm còn đó và từ chối rời ghế, thậm chí không cần xin lỗi.

Bạn có tiền, có quyền, có tự do, có Ðảng, có quân đội, có công an và an ninh, có báo chí, có dư luận viên.

Đó là lời blogger Di Nguyễn mô tả hệ thống chính trị quyền lực Việt Nam hiện nay.

Các gia đình đỏ

Có hai sự việc liên quan đến hệ thống quyền lực chính trị đó được báo chí chính thống Việt Nam xôn xao đưa tin trong tuần qua. Chuyện thứ nhất là một bộ trưởng thăng chức cho con trai mình, chuyện thứ hai là một quan chức cấp tỉnh đi xe hơi sang trọng của tư nhân gắn biển số xanh của nhà nước.

Một số blogger bàn nhau rằng đây là chuyện thanh trừng nội bộ của đảng cộng sản, với vị bộ trưởng nọ và ông quan chức cấp tỉnh kia thuộc một phe đang thất thế.

Sự công bằng mà người ta đòi hỏi là công bằng về cơ hội. Chắc chắn, điều đó không bao giờ có ở đất nước này khi những công tử đảng coi việc mình được nhận tiền từ nhà nước để đi học, được bổ nhiệm vào chỗ béo bở là đương nhiên.
– Nhà báo Trung Bảo

Nhưng bất kể nguyên nhân là như thế nào, hai câu chuyện đó thu hút nhiều chỉ trích của giới blogger về một hệ thống chính trị tham nhũng, phe cánh và gia đình trị.

Blogger Lê Luân viết bài Bố to sâu nhỏ, liệt kê một loạt con cái các vị lãnh đạo được thăng quan tiến chức trong thời gian qua:

Ông giám đốc sở tuổi 30 mê chơi chim mà bố làm cựu Bí thư tỉnh. Một ông 30 tuổi khác làm chủ tịch một quận mà bố đẻ cũng làm cựu bí thư thành phố này. Một ông thì 27 tuổi làm uỷ viên trung ương đảng dự khuyết và làm bí thư thành đoàn một thành phố lớn, con của cựu thủ tướng vừa rời chức. Một cô gái khác họ Tô sinh năm 1988 làm Chủ tịch Hội đồng quản trị một doanh nghiệp lớn của nhà nước cách đây 3 năm.

Trả lời báo chí về việc tự cất nhắc cho con trai mình, vị bộ trưởng nói rằng có nhiều người đề nghị ông làm việc ấy, còn người con trai thì nói là chuyện anh ta được thăng chức là một chuyện bình thường.

Nhà báo Trung Bảo nhận xét:

Như đa số các quan chức khác, ông Hoàng vẫn rất thản nhiên khi nói có người “tha thiết” xin con ông về làm lãnh đạo nhận tiền tỷ hằng năm. Còn cậu ấm Hải, chắc chắn cậu chưa đọc Trại Súc Vật nên mới đường hoàng lên báo trả lời về sự “bình đẳng” mà cậu và các công tử đảng khác đang được hưởng.

Trại súc vật mà Trung Bảo đề cập là tựa đề một quyển sách mô phỏng xã hội cộng sản qua hình ảnh những con vật áp bức lẫn nhau, nhân danh những lý tưởng tương tự như lý tưởng cộng sản đấu tranh vì người nghèo, thậm chí gán cho họ cái tên rất ấn tượng là lực lượng lãnh đạo xã hội.

Nhà hoạt động xã hội trẻ tuổi Nguyễn Anh Tuấn nói rằng đó là một sự tiếm danh của tầng lớp cầm quyền hiện nay, không dính dáng gì đến những công nhân nghèo đang ăn uống vất vả bên vệ đường cả.

Trở lại với hệ thống quyền lực gia đình trị, nhà báo Trung Bảo viết tiếp về một sự công bằng mà xã hội hiện nay không có:

Sự công bằng mà người ta đòi hỏi là công bằng về cơ hội. Chắc chắn, điều đó không bao giờ có ở đất nước này khi những công tử đảng coi việc mình được nhận tiền từ nhà nước để đi học, được bổ nhiệm vào chỗ béo bở là đương nhiên. Cũng không bao giờ có sự chuyển hoá tư tưởng sau khi đi ra ngoài ăn học để các công tử đảng nảy sinh ý định cải tổ quốc gia, thể chế. Sự tinh quái tư bản dạy cho họ rằng vị trí ăn trên ngồi trốc của họ hoàn toàn không đến từ khả năng của bản thân mà đến từ cái cơ chế đã đưa họ lên vị trí công tử đảng rất đúng quy trình.

Những nhà giáo trong cơn bất lực và hỗn loạn

Hai sự việc liên quan đến các gia đình cách mạng, và các quan hệ bổng lộc trong hệ thống cầm quyền có phần lấn át một loạt những biến cố xã hội môi trường quan trọng trong mấy tháng qua. Nhưng các blogger thì không quên.

Blogger Người Buôn Gió nhớ lại những biến cố ấy, từ chuyện cá chết đến chuyện tranh cãi về quá khứ chiến tranh, cho đến cả hai chuyện tham nhũng đang là thời sự, ông kết luận rằng Việt Nam giống như đang ở trong một trạng thái vô chủ và hỗn loạn.

Không có một nhân vật cao cấp nào trong bộ chính trị có phát ngôn thẳng thắn và trách nhiệm để dân chúng thấy rằng Đảng CSVN còn có mặt trên đất nước. Trong vụ cá chết,người dân cảm giác đất nước này đang vô chủ. Các lãnh đạo cao cấp ở Bộ chính trị thực hiện phương châm, ăn tìm đến, đánh nhau tìm đi. Từ Tổng bí thư đến chủ tịch nước đều tảng lờ như không biết chuyện cá chết.

000_B72QC.jpg-400.jpg

Hàng trăm người dân địa phương giải cứu một con cá voi bị dạt vào ven biển miền Trung thuộc tỉnh Nghệ An vào ngày 25 tháng 5 năm 2016. AFP photo

Sắp tới khi Trung Quốc hoàn tất khẳng định chủ quyền biển Đông. Lúc đó những người dân Việt Nam mới chợt nhận ra rằng đất nước của họ đang vô chủ. Tuy nhiên khái niệm vô chủ ở đây là những người chủ có trách nhiệm, có lương tâm.

Chỉ có sự bóc lột, tham nhũng, bất công, đàn áp luôn luôn là có chủ.

Tác giả Nguyễn Quang Dy gọi những biến cố dồn dập đó là những tín hiệu cho một cơn bão tố sắp đến. Còn Nguyễn Trọng Bình thì thách thức đài truyền hình Việt Nam và bà Tạ Bích Loan có dám đưa sự việc cá chết để bàn cho ra lẽ trước công chúng hay không.

Bà Tạ Bích Loan là một người dẫn chương trình của truyền hình Việt Nam bị giới blogger chỉ trích mạnh mẽ trong thời gian qua vì những lời lẽ được cho là ngụy biện, đấu tố đồng nghiệp như thời cải cách ruộng đất.

Nguyễn Trọng Bình gọi cái cách mà truyền thông của đảng đưa tin, bàn luận sự kiện, hay là phát biểu của các quan chức về những sự kiện ấy vẫn là cái cách gọi là qua mặt nhân dân.

Một trong những quan chức hay phát biểu của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay là ông Đinh La Thăng. Một phát biểu của ông chỉ trích giới giáo viên tại Sài Gòn đã bị tác dụng ngược. Ông nói rằng việc dạy học thêm của giáo viên để kiếm tiền là không tốt. Có một giáo viên trả lời ông rằng nếu có thể song được thì giáo viên đã không phải vất vả dạy thêm như vậy.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền, từ Úc bình luận rằng giáo viên lĩnh lương không đủ sống là điều không thể tránh được vì một bộ máy nhà nước khổng lồ của đảng cộng sản dùng để duy trì chế độ, chế độ phải tiêu tốn rất nhiều tiền của, vật chất của xã hội để nuôi bộ máy ấy.

Khủng hoảng hình tượng, tinh thần, và lối thoát

Một trong các cách được đảng cộng sản giải quyết khủng hoảng xã hội là kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân học tập đạo đức của ông Hồ Chí Minh, người thành lập đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng nhà văn Lưu Trọng Văn thì cho rằng điều ấy không có tác dụng gì:

Sự thật thì cụ Hồ đã không thành công trong việc mà cụ từng trối trăn trong di chúc của mình đó là “xây dựng một đảng cầm quyền trong sạch”. Bài học rất giản đơn mà ai ai cũng biết nhưng không có bất cứ ai dám vượt các rào cản tư tưởng thời đó để làm kể cả cụ Hồ, đó là tạo ra một cơ chế của dân và hệ thống pháp lý, hiến pháp có quyền lực giám sát đảng cầm quyền.

Cơn lên đồng Obama thể hiện một nỗi dằn vặt, một tâm trạng bức bách của người dân, cần một thần tượng, một sự cởi mở, so sánh với cái thực tại.
– Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Blogger Viết Từ Sài gòn thì đặt câu hỏi là không biết đạo đức của ông Hồ Chí Minh to lớn tới như thế nào mà sau bao nhiêu năm xã hội Việt Nam học tập và làm theo chỉ dẫn đến một sự vô cảm, thờ ơ trước số phận đồng loại của nhiều người trong xã hội.

Viết Từ Sài Gòn tự giải thích là vì người Việt Nam phải sống trong một xã hội nhiễu loạn nên phải chọn cho mình một thái độ vô cảm bởi vì thái độ ấy bảo đảm cho họ một sự an toàn trong sự nhiễu loạn.

Những con người vô cảm ấy đột nhiên trở nên nồng nhiệt đón chào một vị khách đến từ phương xa, Tổng thống Obama của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A giải thích:

“Cơn lên đồng Obama thể hiện một nỗi dằn vặt, một tâm trạng bức bách của người dân, cần một thần tượng, một sự cởi mở, so sánh với cái thực tại.”

Nhà thơ Bùi Minh Quốc nhận xét về vị khách phương xa Obama và hệ thống chính trị của ông:

Tôi tin rằng người dân ý thức rất rõ: một chàng trai gốc Phi có tên Barack Obama xuất thân bình dân trở thành Tiến sĩ luật rồi Thượng nghị sĩ và Tổng thống Mỹ chính là biểu hiện tính ưu việt của nền dân chủ Mỹ mà bất cứ ai, bất cứ thế lực nào dù ác ý đến đâu cũng không thể tìm cách gì hạ thấp.

Tuy nhiên vị khách phương xa ấy đã nói rằng những chuyện ở nước Việt và do người dân Việt đảm đương và lo lắng cho số phận và tương lai của mình.

Blogger Thanh Tôn đồng ý với lời phát biểu đó, và nhấn mạnh rằng Việt Nam, trong đó có cả những người cộng sản Việt Nam chỉ có một con đường là tự mình thay đổi, bằng nhiều cách để có thể thoát khỏi một thảm cảnh trong tương lai, mà không ai có thể làm thay mình:

Nếu không có một sức ép từ đại đa số nhân dân Việt Nam, thể hiện qua báo đài, qua FB, qua các hình thức bất tuân dân sự, bất hợp tác, biểu tình…; một sức ép đủ mạnh, đủ để buộc một bộ phận đảng viên CSVN tương đối còn lương tri và sáng suốt, phải vì lo sợ cho sự an toàn của chính họ và con cháu họ mà phản tỉnh, mà phải chọn tự diễn biến trong hòa bình, chọn phải tự đấu tranh với đảng để đảng phải tự diễn biến, thì trong tương lai rất gần thôi, ĐCSVN và Nhân Dân Việt Nam sẽ có thể phải trải qua tình trạng một mất, một còn, trong máu và nước mắt…

Blogger Viết Từ Sài Gòn thì bảo rằng sau sự đổi thay đó, chắc chắn người dân Việt sẽ không còn là những người vô cảm. Còn blogger nhà báo Đoan Trang thì nhắc mọi người là trong tình trạng mà nhiều người đang thất vọng về phong trào dân chủ vẫn có hàng ngàn người thầm lặng giúp đỡ thiểu số những người đi tiên phong, trong đó có một bác sĩ đang bị bệnh nặng, mà vẫn khao khát đựoc trông thấy mình sống trong một chế độ đàng hoàng hơn ở tương lai.

Việt Nam: Khó có hy vọng ‘con cha’ xử ‘cháu ông’

Việt Nam: Khó có hy vọng ‘con cha’ xử ‘cháu ông’
Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) – Ông Trịnh Xuân Thanh không còn là phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang và Bộ Công Thương đang kiểm tra lại việc điều động – bổ nhiệm cán bộ nhưng dân chúng không tin mà chỉ thêm ngao ngán.

Tháng 11 năm 2015, ông Vũ Huy Hoàng lúc đó vẫn là bộ trưởng Công Thương, tặng hoa chúc mừng ông Phan Đăng Tuất, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Kiêm Tổng Giám Đốc Sabeco được rút về làm một vụ trưởng ở Bộ Công Thương. (Hình: Dân Trí)

Cuối tuần qua, ông Trịnh Xuân Thanh “cáo bệnh” nên khi đại biểu Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Hậu Giang khóa mới họp phiên đầu tiên, họ không bầu ông ta làm phó chủ tịch tỉnh trở lại.

Ông Thanh không bị cách chức mà tự vạch ra một con đường để rút lui êm thấm.

Ông Thanh, 50 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, sau khi tốt nghiệp đại học kiến trúc năm 1990, ông Thanh sang Đông Âu “làm ăn.” Năm 1995, ông Thanh quay về Việt Nam và năm 1996 được bổ nhiệm làm lãnh đạo một công ty của “Ban Chấp Hành Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.”

Đến năm 2000, ông Thanh chuyển qua làm phó giám đốc Chi Nhánh Hà Nội của Tổng Công Ty Sông Hồng, sau đó được đề bạt làm phó tổng giám đốc rồi làm tổng giám đốc của Tổng Công Ty Sông Hồng cho đến năm 2007, ông Thanh chuyển qua Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC).

Năm 2010, PVC được vinh danh là một trong mười “Sao vàng Đất Việt.” Giữa năm 2013, người ta phát giác PVC thua lỗ 3,200 tỷ đồng! Ông Thanh lúc đó là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của PVC đột nhiên được rút khỏi PVC để về làm trưởng văn phòng đại diện của Bộ Công Thương ở miền Trung. Vài tháng sau, vào đầu năm 2014, thủ tướng Việt Nam chỉ đạo điều tra – xử lý các sai phạm khiến PVC thua lỗ nghiêm trọng, nhiều thuộc cấp của ông Thanh bị tống giam, còn ông Thanh thì quay trở về Hà Nội làm… chánh văn phòng Ban Cán Sự Đảng của Bộ Công Thương.

Năm 2015, ông Thanh được “luân chuyển” về tỉnh Hậu Giang. “Luân chuyển” là bước khởi đầu của tiến trình chuẩn bị cho việc bổ nhiệm các viên chức đã được lựa chọn trước để đảm nhận những chức vụ cao hơn và quan trọng hơn (từ trước đến nay, chính quyền Việt Nam gọi tiến trình lựa chọn trước về nhân sự lãnh đạo từ trung ương đến địa phương là “quy hoạch cán bộ”).

Trong trường hợp của ông Thanh, “luân chuyển” từ Bộ Công Thương về tỉnh Hậu Giang là bước khởi đầu để trở thành một trong các viên chức lãnh đạo chính quyền Việt Nam.

Tháng trước, ông Thanh trở thành “bia” cho báo chí “bắn” vì tiêu lòn với công an Hậu Giang, kiếm một biển số loại chỉ dành cho công xa, gắn lên xe riêng để được ưu tiên trong chuyện đi lại. Áp lực của dư luận đã khiến ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN yêu cầu phải điều tra về những vấn đề có liên quan đến ông Thanh.

Trong khi những thắc mắc về việc điều động, bổ nhiệm cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh chưa được trả lời thì mới có thêm những thắc mắc nữa về ông Vũ Quang Hải, 30 tuổi, con trai ông Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng Công Thương Việt Nam, vừa nghỉ hưu hồi tháng 4 vừa qua.

Tuần trước, Hiệp Hội Các Nhà Đầu Tư Tài Chính Việt Nam – thường được gọi tắt là VAFI, đã gửi văn bản đề nghị Bộ Công Thương giải thích tại sao bộ này lại bổ nhiệm ông Hải làm thành viên Hội Đồng Quản Trị, kiểm soát phần vốn của nhà nước (90%) tại Tổng Công Ty Bia Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn – thường được gọi tắt là Sabeco. Vì là thành viên Hội Đồng Quản Trị nên ông Hải được sắp đặt để đảm nhận vai trò phó tổng giám đốc của Sabeco.

VAFI vạch ra nhiều điểm bất thường trong con đường thăng tiến của ông Hải. Năm 24 tuổi dù không hề có kinh nghiệm quản lý – điều hành, ông Hải vẫn được bổ nhiệm làm tổng giám đốc Tổng Công Ty Đầu Tư Tài Chính của Công Đoàn Ngành Dầu Khí Việt Nam – một trong những doanh nghiệp do cha của ông chỉ đạo. Trong hai năm làm tổng giám đốc của doanh nghiệp vừa kể, ông Hải tạo ra khoản lỗ khoảng 200 tỷ đồng.

Sau đó, ông Hải được Bộ Công Thương rút về làm cục phó Cục Xúc Tiến Thương Mại và chỉ một năm sau, ông được đưa về Sabeco. VAFI thắc mắc, Bộ Công Thương căn cứ vào đâu để đưa một người như ông Hải về Sabeco.

Sau khi VAFI chất vấn, một vài tờ báo Việt Nam tiết lộ, trước khi “điều động” ông Hải về Sabeco. Ông Hoàng – cha ông Hải đã điều động ông Võ Thanh Hà, thư ký của mình về làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Sabeco!

Ông Hoàng phân trần việc điều động ông Hà – thư ký riêng của mình và ông Hải – con trai của mình về Sabeco là do ông Phan Đăng Tuất, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc Sabeco gửi công văn xin hỗ trợ nhân sự cho Sabeco trước khi ông Tuất rời khỏi Sabeco và công văn nêu đích danh ông Hà, ông Hải.

Trước đó, đa số dân chúng chỉ biết ông Hải là con ông Hoàng. Khi chuyện này trở thành lùm xùm, dân chúng có cơ hội biết thêm ông Hà là con ông Võ Hồng Phúc, cựu bộ trưởng Kế Hoạch – Đầu Tư. Ông Phan Đăng Tuất, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc Sabeco, nhân vật xin ông Hà và ông Hải về Sabeco (nơi thu nhập của mỗi viên chức lãnh đạo khoảng 1.5 tỷ đồng/năm), không phải thế chỗ cho ông Tuất và một số nhân vật khác của Sabeco nghỉ hưu mà là để họ… lên làm lãnh đạo Bộ Công Thương. Rời Sabeco, ông Tuất trở thành vụ trưởng chỉ đạo Ban Đổi Mới và Phát Triển Doanh Nghiệp, dưới quyền ông Hoàng!

Ông Tuất cũng thuộc loại có gốc gác. Ông là em ruột của sui gia với ông Nguyễn Tấn Dũng, người chỉ mới rời chức thủ tướng Việt Nam hồi tháng trước.

Sự phẫn nộ của dân chúng đã khiến ông Trần Tuấn Anh, tân bộ trưởng Công Thương phải chỉ đạo kiểm tra lại việc điều động – bổ nhiệm cán bộ. Ông Trần Tuấn Anh cũng là một “Thái tử Đảng.” Cha ông Anh là ông Trần Đức Lương, cựu chủ tịch Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam!

Thật ra chuyện các viên chức lãnh đạo đảng, lãnh đạo chính quyền từ trung ương đến phường, xã sử dụng “quy hoạch cán bộ” để sắp đặt con cháu, thân nhân kế nhiệm mình đã trở thành bình thường. Không phải tới bây giờ dân chúng, báo giới mới phản ứng.

Những phản ứng trước đó đều chẳng tới đâu vì kết quả các cuộc kiểm tra đều giống nhau: Đó là việc sắp đặt nhân sự luôn luôn “đúng quy trình.”

So với trước, sự khác biệt chỉ nằm ở chỗ, các băng nhóm đang thao túng hệ thống công quyền Việt Nam không còn khoanh gọn trong phạm vi một ngành hay một địa phương mà đan xen chằng chịt giữa nhiều ngành, nhiều cấp. (G.Đ)

DẶN CON.

Chúc mng Farther’s Day!

DẶN CON.

Cha đã cho con sự sống, nhưng cha không thể sống thay con.
Cha có thể dạy con nhiều điều, nhưng cha không thể buộc con học hành.
Cha có thể nói nhiều điều hướng dẫn con, nhưng không thể ở đó dẫn dắt con….

Cha có thể cho phép con được tự do, nhưng không thể giải thích nó.
Cha có thể dạy con làm lành lánh dữ, nhưng không thể quyết định thay con.
Cha có thể trao cho con tình thương, nhưng không thể buộc con phải thương yêu.

Cha có thể dạy con biết chia sẻ, nhưng không thể làm cho con không ích kỷ.
Cha có thể dạy con tôn trọng người khác, nhưng không thể buộc con tôn trọng họ.
Cha có thể khuyên con về bạn bè con, nhưng không thể chọn bạn cho con.
Cha có thể khuyên con về tính dục, nhưng không thể giữ con trong sạch.
Cha có thể kể cho con nghe nhiều sự kiện nổi bật, nhưng không thể làm cho con nổi danh.
Cha có thể nói với con về việc uống rượu, nhưng không thể nói “không uống” thay con
Cha có thể cảnh báo con về ma túy, nhưng không thể ngăn con sử dụng nó.
Cha có thể nói con nghe các mục tiêu cao thượng, nhưng không thể thực thi thay con.
Cha có thể cảnh báo con về tội lỗi, nhưng không thể làm cho con sống nhân từ.
Cha có thể nói hạnh phúc đích thực là gì, nhưng không thể đem nó lại cho con.

Cha có thể nói cần phải sống thế nào, nhưng không thể đem sự sống vĩnh cửu cho con.
Cha có thể yêu con với tình yêu vô điều kiện suốt đời… và mãi mãi, con ơi !!!…

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10154239060625762&set=pcb.10154239066435762&type=3