Báo trước sự kinh hoàng.

Báo trước sự kinh hoàng.
Ai đọc mà hiểu tôi mừng. Ai đọc chưa hiểu xin đừng ba hoa.

Trần Đình Sử – Giáo sư – Nhà Giáo Nhân Dân.

Nếu Việt Nam là một khu tự trị của Trung Quốc thì sẽ ra sao?
Trước hết tên nước bị xóa mất.
Dân Tàu tràn sang ta.
Chữ Hán là ngôn ngữ chính, tiếng Việt như tiếng Chuang bây giờ.

Người Việt sẽ bị di dời đi qua nhiều nơi hẻo lánh của Trung Quốc, bị phân tán triệt để để không còn tập trung, không có sức để khôi phục lại nước cũ.

Quân đội Việt Nam sẽ sang trấn thủ phía biên giới Ấn Độ, Pakistan, Duy Ngô nhĩ, đánh nhau, chết ở đó, còn quân Tứ Xuyên Quý Châu, Quảng Đông sang bảo vệ các thành phố lớn Hà Nội, Hố Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, …

Các nhân sĩ yêu nước bị đàn áp.
Các sách vở quý hiếm trong viện Hán Nôm sẽ bị thủ tiêu dần cho đến khi không còn dấu tích.

Lịch sử sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các cuộc chiến tranh anh hùng của ông cha ta với các thống lĩnh như Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Quang Trung bị viết thành các cuộc nổi loạn chống lại trung ương. Bọn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan là những nhà yêu nước vĩ đại, đâu đâu cũng có tượng đài của chúng.

Có một bọn văn nô viết bài ca ngợi, Lạc Việt lại trở về trong lòng Bách Việt, bọn khác thì khảo chứng mối quan hệ thân thiết giữa vua Hùng với các hoàng đế Trung Hoa, rồi các mục trên báo Chuyện bây gờ mới kể nở rộ.

Dải đất hình chữ S vẫn còn mà giống người Việt, văn hóa Việt không còn nữa …
Thật đau lòng !.

Trần Đình Sử
Giáo sư – Nhà Giáo Nhân Dân.

Facebook   Hoang Le Thanh 

Làm thế nào để người có tài có cơ hội cống hiến?

Làm thế nào để người có tài có cơ hội cống hiến?

Kami

Báo chí và mạng xã hội đang ầm ĩ chuyện ông Vũ Quang Hải, con trai cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng sau khi du học ở nước ngoài về, dù còn rất trẻ và mới chỉ làm việc trong thời gia ngắn, nhưng liên tục được sắp xếp và bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo có nhiều bổng lộc trong các cơ quan và doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương.

Cụ thể là lúc mới 25 tuổi ông Hải đã được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam (PVFI) và đã làm công ty này lỗ hơn 220 tỷ đồng. Khi PVFI hoạt động đình trệ và có nguy cơ phá sản, thì ông Hải lại được điều về Cục Xúc tiến thương mại của Bộ, nhận chức Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (cấp Vụ Phó). Và chỉ sau một thời gian ngắn, theo đề nghị của ông Phan Đăng Tuất – nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn-Sabeco, ông Vũ Quang Hải đã trở thành thành viên HĐQT kiêm chức Phó tổng giám đốc Sabeco – một doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu tới 12.000 tỷ đồng, khi mới có 28 tuổi. Sự việc này có liên quan đến ông Võ Thanh Hà-Chủ tịch HĐQT Sabeco, sinh năm 1974 nguyên là thư ký của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Trước khi về Sabeco, ông Võ Thanh Hà giữ vị trí Chánh Văn phòng Bộ Công Thương từ tháng 2/2015. Toàn bộ việc bê bối này lđược giao cho tân Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Tuấn Anh là người chủ trì giải quyết.

Chỉ một vụ việc “bé bằng móng tay” như thế, mà thấy xuất hiện hàng loạt gương mặt con ông, cháu cha. Đó là các ông Vũ Quang Hải – con trai cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; ông Võ Thanh Hà – con trai Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Võ Hồng Phúc; ông Phan Đăng Tuất – chú vợ ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai Thủ tướng Dũng và ông Trần Tuấn Anh con trai Chủ tịch Nước Trần Đức Lương.

Phải chăng dư luận giận dữ bởi lý do này?

Câu trả lời là không! Vì thực ra trong một xã hội còn mang nặng tư tưởng “một người làm quan, cả họ được nhờ” như Việt nam hiện nay, thì việc các lãnh đạo cất nhắc con cái vào các vị trí béo bở thì cũng là chuyện bình thường. Vì mỗi chúng ta nếu ở cương vị lãnh đạo, thì cũng tìm mọi cách lách luật để thu vén cho lợi ích của cá nhân mình mà thôi. Khó mà làm khác được. Nhất là cơ chế hiện tại không chỉ thiếu chặt chẽ, mà họ không cấm hay ngăn chặn tình trạng này.

Vì thế trong nhiều năm trở lại đây, việc các cán bộ cao cấp bố trí, cất nhắc cho con cái của họ vào những vị trí thăng tiến tốt mặc nhiên trở thành một cái quyền của họ và chả riêng gì các ông lớn mà ai cũng vậy. Nếu nhìn lên trên người ta sẽ thấy, những cái tên của các cô cậu “tuổi trẻ tài cao” như: Nông Quốc Tuấn, Nguyễn Thanh Nghị, Tô Linh Hương, Lê Trương Hải Hiếu, Nguyễn Xuân Anh… trùng trùng, điệp điệp kể không hết. Nếu kể đến cả cấp lãnh đạo cỡ cấp huyện và tương đương, thì có đến hàng ngàn, hàng vạn trường hợp. Nếu nhìn xuống dưới thì không chỉ có con cái các sếp lớn nhỏ, mà cả con cháu của bạn bè sếp (đôi khi cũng chả cần), miễn là có tiền thì cũng được nhận vào làm viên chức nhà nước hay mấy chỗ dễ kiếm tiền. Chỉ lạ một điều, những người ấy không phải những người có tài cán đặc biệt, ngoài việc là có bố mẹ làm to.

Vậy mà, ông Vũ Quang Hải vẫn nói với báo chí rằng “Tôi được xin về Sabeco đúng quy trình”. không chỉ thế, ông Hải còn khẳng định rằng: “Trong một đất nước do Đảng lãnh đạo, mọi thứ bình đẳng hết, cơ hội của mọi người là như nhau. Thật sự tôi không nghĩ đây là sự ưu ái, vì tất cả chúng ta đều bình đẳng hết”. Cũng như thế, ông bố của ông – cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, việc bổ nhiệm con trai của mình là ông Vũ Quang Hải và thư ký – ông Võ Thanh Hà không phải ông đề xuất mà là do Sabeco có công văn thiết tha xin đích danh và Đảng ủy cơ quan bộ đã xem xét theo đúng quy trình. Thậm chí Cựu Chủ tịch HĐQT Sabeco Phan Đăng Tuất giải thích rằng ông Vũ Quang Hải được chọn làm phó tổng giám đốc vì là người “trẻ tuổi, tài cao, nói tiếng Anh câu nào hiểu câu ấy”. Người ta đã đặt ngay câu hỏi rằng “Nếu như người khác có tiêu chuẩn như ông Vũ Quang Hải nhưng không có bố là Bộ trưởng thì liệu có được quan tâm như thế hay không?”

Dư luận xã hội hết sức phẫn nộ vì những cái đó, họ coi đó là sự biện minh của những kẻ tham lam và vô liêm sỉ, là điều không  thể chấp nhận được và thấy rằng chính quyền đã quá coi thường dân chúng trong việc chia chác quyền lực. Tiến sĩ Hà Văn Thịnh, Trường Đại học Khoa học Huế tỏ ra hết sức bức xúc khi viết trên trang facebook cá nhân rằng: “Tàn tệ hơn cả thời phong kiến, mục ruỗng hơn cả ngôi nhà mục nát nhất, là sự thật không thể nào chối cãi!”. Đây là nhận xét hoàn toàn chính xác.

Dưới thời phong kiến, khi mà sự thừa kế “cha truyền con nối” được coi trọng, thì việc tuyển người làm quan có thể lệ gọi là tập ấm, tức là các con cái quan lại thì có tiêu chuẩn để bổ nhiệm làm quan, mà không phải qua thi cử. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chỉ mang tính động viên, chứ không phải nguồn chính để tuyển dụng người vào bộ máy nhà nước. Để phát hiện và sử dụng nhân tài, các triều đại phong kiến thường áp dụng hai phương thức chính là tiến cử và thi cử và chế độ thi cử là chủ yếu. Đồng thời trong chế độ phong kiến bên cạnh chức vị thì còn có tước vị để dành cho những người có công nhưng không có đủ năng lực làm quan, giúp họ có một tước vị cho rạng ranh với xã hội. Những kẻ có tiền thì cũng có thể công khai mua tước. Nhưng ở chế độ hiện nay, người có chức quyền là đi kèm theo hàng loạt các quyền lực, quyền lợi và được đa số các quan chức tận dụng để đục khoét núi ngân sách (vốn đã vô chủ) từ tiền thuế của người dân. Trong khi ấy, không có đủ các thiết chết giám sát và điều chỉnh quyền lực cần thiết. Khi quyền lực được trao cho những người không đủ nhân cách, thì đã trở thành công cụ phục vụ cho việc tìm kiếm lợi ích cá nhân và lợi ích phe nhóm.

Việc một số người được giữ các chức vụ cao từ lúc còn ít tuổi, điều mà những công chức mẫn cán, có tài và có quá trình công tác trên dưới 40 năm cũng không dám mơ đến là điều bất hợp lý. Với cơ chế như hiện nay đã không khuyến khích và tạo điều kiện cho người có tài có điều kiện đóng góp cho đất nước. Đây là sự bất bình đẳng về cơ hội. Vấn đề đặt ra là, chúng ta cần phải xây dựng được một một thể chế chính trị mà trong đó cơ chế giám sát và điều chỉnh quyền lực với những cơ quan giám sát hoàn toàn độc lập phải được hoàn thiện. Với thiết chế tam quyền phân lập rõ ràng, cộng với việc thừa nhận đa nguyên và cạnh tranh chính trị. Và chỉ có như thế thì mới ngăn chặn và đi tới chấm dứt được tình trạng những kẻ có chức có quyền nhưng thiếu nhân cách lộng quyền và bất chấp pháp luật như hiện nay. Có như thế mới có thể tạo điều kiện cho người có tài có được cơ hội để cống hiến cho xã hội.

Ngày 15/06/2015

© Kami

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Dòng nhạc lính theo thời gian

Dòng nhạc lính theo thời gian

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-06-19

VANCT061916.jpg

Hình minh họa cho ca khúc Cho người vào cuộc chiến do danh ca Thanh Thúy trình bày.

 Screen capture

04:01/13:28

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

 Trong giai đoạn của những năm 1954 đến 1975, có những ca khúc được sáng tác để nói lên hình ảnh và cuộc đời của những người lính. Rộng hơn nữa là hình ảnh chung cho các gia đình miền Nam thời đó. Bởi vì hầu như gia đình cũng có ít nhất một người thân vào quân ngũ.

Trong số những thanh niên lên đường tòng quân ấy, có rất nhiều người lính “tay súng, tay đàn”. Đó là Nguyễn Văn Đông, Trần Duy Đức, Song Ngọc, Lam Phương, Anh Bằng, Trần Thiện Thanh… qua dòng nhạc lính, họ kể lại lý tưởng của một thế hệ tuổi trẻ, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn, và đôi khi là cả bi kịch của thân phận con người do chiến tranh. Và thế hệ ca sĩ thời ấy như Thanh Thuý, Hoàng Oanh, Mai Lệ Huyền, Trung Chỉnh, Duy Khánh… đã rất thành công khi thực hiện những ca khúc này.

“Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi

Thành phố sau lưng ôm mộng ước gì

Tôi là người đi chinh chiến dài lâu

Nên mộng ước đầu tôi nghe đã chìm sâu

Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca:

“Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà”

Giữa rừng già vang tiếng hát thật cao

Nhưng giữa già tôi có thấy gì đâu?…”(Rừng lá thấp)

Rừng lá thấp là ca khúc được ca/nhạc sĩ Nhật Trường – Trần Thiện Thanh sáng tác trong giai đoạn cao điểm của cuộc chiến tranh 1968. Có người cho rằng đây là món quà và nỗi thương tiếc, sự vinh danh mà nhạc sĩ dành cho người bạn của mình, đại uý Vũ Mạnh Trường, người đã tử trận tại cầu Bình Lợi cửa ngõ vô Sài Gòn.

Đây là một trong hàng ngàn ca khúc được ra đời trong thời điểm mà người lính là hình ảnh được khắc họa rất nhiều trong tất cả lĩnh vực thơ, văn, hội hoạ, nhiếp ảnh, và đặc biệt là âm nhạc. Hình ảnh đó đi theo với chiều dài cuộc chiến như hình với bóng, trên khắp mọi nẻo đường đất nước.

Khi ấy, cuộc đời của người lính, sự đợi chờ của những gia đình có mẹ mong con, vợ mong chồng, cùng với những giây phút khốc liệt của chiến tranh là đề tài bất tận cho người sáng tác. Dòng nhạc lính được biết đến trong thời kỳ đó như một tấm gương phản chiếu trung thực, gần gũi, và rõ nét nhất về một thế hệ tuổi trẻ.

Sáng tác của những người tay súng, tay đàn ấy chân thật, gần gũi và “đời thường” như chính cuộc đời của họ, cuộc đời người lính.

“Mẹ ơi . . . biên cương giờ đây

Trời không . . . mưa nhưng nhiều mây

Nửa đêm nghe chim muông hú trong rừng hoang

Nghe . . . gió rung cây đổ lá vàng

Sương xuống mênh mang…” (Nửa đêm  biên giới)

Lúc đó, nói theo cách nói của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên:

“Ta hỏng tú tài

Ta hụt tình yêu

Thi hỏng mất rồi

Ta đợi ngày đi…”

Lý tưởng

Đối với những người trai trẻ thời đại ấy, họ xem việc khoác áo lính là trả nợ tang bồng với núi sông, là niềm kiêu hãnh khi được bước những bước chân hành quân vào con đường chiến chinh. Họ tạm biệt gia đình, tạm biệt mẹ cha, tạm biệt người thương để dấn thân vào cuộc sống mới đầy hứng thú và nhiều ý nghĩa trong tháng năm dài khói lửa chiến tranh.

nhat_truong_tran_thien_thanh_1.jpg

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, một trong những nhạc sĩ tay súng tay đàn.

“Cùng trang cùng lứa chúng tôi cùng đơn vị thương mến nhau chung một toán

Giã từ Sài Gòn yêu nửa đêm tâm sự lính kiếp tha hương độc hành

Vui chung cuộc hành trình phong sương chưa lần bước ba tháng dài được là bao

Hỏi em em lại khóc bàn tay xin níu lại xin thời gian chưa qua mau…” (Giã biệt Sài Gòn)

Nhạc lính được dùng để chuyển tải hình ảnh của những cuộc đời luôn “ngược xuôi theo đường mây” và vương màu khói súng, Những cuộc đời vừa đúng đôi mươi phải xa biệt đô thành, “vào đời manh áo chiến lúc tuổi còn xanh”

“Thôi nhé tôi đi… áo vương bụi đường

Nhớ đêm phố phường… người ơi lúc đèn buông

Đừng ngăn gió vào thu… để rơi lá vàng khô

Reo khúc quân hành… đưa tiễn người chinh phu

Đêm… đêm ngắm trăng khuya

Nghe gió bay về…

Ôm súng cầm canh… trông sao trời lấp lánh

Tưởng về đôi mắt… cố nhân chiều xưa…” (Chiều thương đô thị)

Nhạc sĩ Hoài Linh đã sáng tác Chiều thương đô thị để tặng cho người bạn của mình, nhạc sĩ Song Ngọc lên đường tòng quân vào năm 19 tuổi.

Hiện lên trong những ca khúc viết về người lính là hình ảnh của người nghệ sĩ lãng mạn mang khí chất oai hùng, là tinh thần của người trai đang ở lứa tuổi đẹp nhất đời người. Người trai trả nợ tang bồng với núi sông bằng ước mơ bay cao, bay xa bên dãy Ngân Hà, xem chuyện đời nhẹ như những chuyến bay.

“Giữa lòng trời khuya muôn ánh sao hiền

Người trai đi viết câu chuyện Một Chuyến Bay Đêm

Cánh Bằng nhẹ mơn trên làn gió

Đời ngây thơ xưa lại nhớ, lúc mình còn thơ

Nhìn trời cao mà reo mà mơ ước như diều để níu áo Hằng Nga ngồi bên dãy Ngân Hà…” (Một chuyến bay đêm)

Tình bạn

Họ là những người trai trẻ đến từ bốn phương. Mang cùng một lý tưởng, họ gặp nhau nơi chiến trường. Tiếng gọi anh, tôi thân thiết như anh em cùng một mẹ. Những đêm tiền đồn, bao nhiêu câu chuyện được kể cho nhau nghe, không bao giờ hết.

“Vùng cao nguyên đất đỏ, trời lạnh với sương mù

Thương mến anh vượt đường xa đến đây

Mưa vẫn bay mà lòng anh vẫn say

Diệt thù bên rừng sâu khi bên suối vắng đêm thâu

Gặp anh trong phút này là mừng trong phút này

Khi chiến tranh còn gây thêm máu lửa

Thì mộng mơ xin trả hết cho đời

Quê hương này còn mãi mãi nhờ anh…”

Tình đồng đội trong ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương chân thành và đơn giản như thế. Có lẽ cũng là người lính, nên ông hiểu lắm về những gian khổ cũng như giá trị của tình bằng hữu giữa những tháng ngày trên sa trường.

Nhạc sĩ Hoài Linh cũng thế. Tình bạn trong dòng nhạc lính của ông được xây dựng trong những tháng ngày xông pha. Tuy mỗi người rồi sẽ một nơi, nhưng dưới bầu trời bao la của miền đất Mẹ, ông và đồng đội vẫn là một thôi.

“Mình có ba người

Mà kiếp sống buông trôi

Đứa này ở ven trời

Thì đứa khác ra khơi,

Hợp xong lại tan

Trong giây lát xa không đành

Thế mới thương đời lính

Đường phố khuya rồi

Chênh chếch bóng trăng soi

Uống cạn hết ly này

Ghi nhớ mãi đêm nay

Mình ba người tuy không gian

Chia làm muôn lối

Nhưng là một thôi…” (Chúng mình 3 đứa)

Tình yêu

Dòng nhạc lính của những người nhạc sĩ ấy còn chính là những bản nhạc tình. Và cũng là nhạc quê hương. Trên những con đường hành quân khắp bốn vùng chiến thuật, sự xa cách, nhớ mong, ngay cả niềm tuyệt vọng và bi kịch tình yêu được họ ghi lại trong trang nhật ký của nhạc khúc.

ns-tranduyduc.jpg

Nhạc sĩ Trần Duy Đức.

“Từ KBC giá lạnh rừng sâu

Anh gởi lời thăm về em yêu dấu

Qua bao ngày chúng mình xa nhau

Chắc em để phấn son nhạt mầu

Và buồn trong cả giấc chiêm bao.

Đừng buồn em ơi! Nếu hiểu được anh

Đây miền rừng xanh bụi vương áo lính

Khi quê mình khói lửa điêu linh

Nhớ em nhiều biết làm sao thôi

Đành vùi chôn khỏa lấp chữ tình…”

Viết từ KBC của Mạc Phong Linh và Hoàng Minh là tiếng nói của những người lính vì lý tưởng mà cởi bỏ áo thư sinh, giã biệt học đường, để lại sau lưng tình yêu riêng của mình. Và cũng chính dòng nhạc lính là nơi nói lên tiếng lòng của những người ở lại, chung thuỷ đợi chờ “Cho người vào cuộc chiến”.

“Anh bỏ trường xưa, bỏ áo thư sinh

Theo tiếng gọi lên đường

Anh đi vì đất nước khổ đau

Anh đi … anh quên thân mình

Em vì anh tóc bới chẳng lược cài

Thôi điểm trang, má phấn chẳng cần dồi

Xa phồn hoa với những chiều dập dìu

Cho anh vững lòng … anh đi

Đêm rồi lại đêm, một bóng đơn côi

Em nhớ người phương trời

Tâm tư chẳng biết nói cùng ai

Đơn sơ… em ghi đôi dòng

Mong người đi giữa súng đạn chập chùng

Xin hiểu cho giữa cát bụi thị thành

Bao giờ em cũng vẫn bền một lòng

Thương anh suốt đời … Anh ơi!…” (Cho người vào cuộc chiến)

Đã hơn 40 năm, những nhạc sĩ tay súng tay đàn ấy, có những người đã xa rời cõi tạm. Có lẽ họ cũng đã mang theo mình dấu ấn của một đời lính oai hùng, những tháng ngày cùng đồng đội xông pha vì lý tưởng. Thế nhưng, dòng nhạc lính, nhân chứng cho một thời cuộc của đất nước, tiếng nói chung cho một thế hệ thì mãi mãi sẽ là dấu ấn của một nền văn hoá âm nhạc Việt Nam.

Nơi rốn thảm họa miền Trung: Ai là của dân và ai thuộc về dân?

Nơi rốn thảm họa miền Trung: Ai là của dân và ai thuộc về dân?

Cùng trong một buổi sáng, gần 1000 người dân Đông Yên từ chối đến trụ sở chính quyền xã để nhận quà cứu trợ, nhưng vỡ òa niềm vui khi bất ngờ được Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt ghé thăm.

TGMKietthamDongYen1

Thảm họa môi trường biển miền Trung thật khủng khiếp. Hàng chục triệu con người đang phải trực tiếp chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi thảm họa đó.

Nhiều tấm lòng trắc ẩn khắp nơi đã không thể ngồi yên nhìn những nạn nhân của thảm họa bị đẩy vào chỗ chết. Nhiều cuộc kêu gọi cứu trợ đã được phát động và những tấm lòng nhân ái của cộng đồng đã đến với miền Trung, nơi xảy ra thảm họa biển.

Nhưng chính quyền tại một số địa phương đã không trân trọng những tấm lòng nhân ái ấy. Trong số đó, có chính quyền xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Một cuộc cứu trợ bị buộc phải thông qua chính quyền

Sáng 16/6, đoàn từ thiện Quỹ Cầu Vồng từ Sài Gòn vượt hàng ngày cây số để đến trao quà cho bà con giáo dân Đông Yên (cũ) thuộc xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Trước đó, đoàn Quỹ Cầu Vồng đã cho người ra Vũng Áng đi tiền trạm. Họ đã liên hệ với UBND xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), xin được trao quà thiện tâm tại thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi.

Ông Lê Xuân Vượng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi trả lời rằng tại thị xã Kỳ Anh, đơn vị đặc trách công việc này là MTTQ Thị xã. Đại diện đoàn Quỹ Cầu Vồng đã phải lặn lội trở lại Trụ sở MTTQ Thị xã Kỳ Anh, gặp cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch MTTQ Thị xã để trực tiếp trao đổi về việc trao quà cứu trợ. Thời gian trao quà, số lượng quà, đối tượng nhận quà và địa điểm trao quà đều được trao đổi kỹ lưỡng và chi tiết. Trong đó, địa điểm trao quà sẽ là sân bóng thôn Đông Yên cũ.

Những tưởng việc đem chút quà biểu hiện tấm lòng của những ân nhân đến an ủi các nạn nhân nơi đây sẽ cứ thế mà tiến hành, vì đã bàn bạc, thống nhất với chính quyền thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và đã được chính quyền cho phép.

Thế nhưng mọi việc không đơn giản như người ta tưởng.

Khi đoàn mang quà đến, chính những người đại diện chính quyền tự xưng là “của dân, do dân và vì dân” đã tráo trở.

Vừa đến nơi, đoàn cứu trợ bị đích thân ông Lê Đình Trọng, Phó Chủ tịch MTTQ Thị xã Kỳ Anh, yêu cầu đến cơ quan chở ông cùng đi để “có sự chỉ đạo”.

Sau đó, thay vì đến địa điểm thôn Đông Yên như đã hẹn với người dân và như đoàn đã chuẩn bị theo sự thống nhất trước với chính quyền, thì vị “đại diện chính quyền sở tại” lại yêu cầu tài xế cho xe vào trụ sở UBND xã Kỳ Lợi và yêu cầu bà con đến nhận quà tại đó.

Gần 1000 người dân Đông Yên đã từ chối đến nhận quà cứu trợ tại trụ sở chính quyền xã Kỳ Lợi, mặc dù họ rất trân trọng và rất cảm động trước tấm lòng của đoàn từ thiện. Lý do của người dân thật đơn giản: từ lâu, chính quyền tự nhận là “của dân, do dân, vì dân” nơi đây đã tự chứng tỏ hoàn toàn không phải là của dân mà ngược lại.

Thực tế, chính quyền đã đẩy họ ra khỏi quê hương bản quán mà họ đã xây dựng và vun đắp bằng xương máu hàng trăm năm qua, cho dù hoàn toàn không có một căn cứ luật pháp nào, mà chỉ để thỏa mãn lợi ích của một phe nhóm nào đó muốn cướp quê hương của họ để kiếm ăn. Dù không có bất cứ cơ sở luật pháp nào, nhưng chính quyền đã sử dụng đầy đủ bạo lực công quyền để đàn áp họ, bằng những thiết bị và lực lượng được mua sắm và được nuôi sống nhờ chính những đồng thuế mà họ một nắng hai sương làm lụng để đóng góp. Độc ác hơn, để ép buộc người dân bỏ đất mà ra, bỏ nhà mà đi, chính quyền đã đập phá ngay cả trường học của trẻ, ép cha mẹ các cháu phải di dời đến nơi chính quyền muốn. Kết quả là 155 học sinh Đông Yên bị thất học hai năm nay chưa ai quan tâm giải quyết. Các em đã trở thành con tin của nhà cầm quyền.

Với những kinh nghiệm đó của mình, người dân Đông Yên đã cự tuyệt việc nhà cầm quyền cố tình buộc đoàn từ thiện đưa quà vào văn phòng Ủy ban Xã để buộc người dân đến nhận như một sự ra ơn của chính quyền đối với dân.

Và thế là đoàn từ thiện, đã vượt qua hàng ngàn cây số mang theo tấm lòng của muôn người phương xa, vẫn không thể trao quà cho người dân Đông Yên, dù chỉ còn cách Đông Yên có 300m.

Tất cả cơ sự chỉ vì chính quyền địa phương tráo trở.

Người dân Đông Yên chấp nhận lặn lòi ngoi nước kiếm ăn từng bữa trong hoạn nạn vì thảm họa. Người dân Đông Yên trân trọng tấm lòng của đồng bào phương xa. Nhưng khi những món quà biểu lộ những tấm lòng thành ấy chỉ cách họ có 300 mét thôi, họ đã phải buộc lòng từ chối đến nhận. Tại sao? Thưa: bởi vì ai cũng hiểu rằng 300 mét kia đã là nơi đang bị thế lực của sự dữ, sự bất chính và bất nhân chắn ngữ.

Và khoảng cách 300 mét kia chính là một cái hố mà nhà cầm quyền đã đào trong lòng người dân bao năm nay.

Một cuộc thăm viếng cảm động

Cũng trong sáng 16/6/2016, giáo dân Đông Yên bất ngờ nhận được những món quà vô giá từ Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt khả kính.

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm Linh mục, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã không tổ chức lễ lạt linh đình, nhưng dành tất cả những quà tặng và tiền bạc người ta tặng ngài để góp phần cứu trợ các nạn nhân của thảm họa môi trường Miền Trung.

Bất ngờ sáng nay, tại Đông Yên, ngài thực hiện chương trình mà ngài đã định đó.

Khi ngài vừa xuất hiện, nhiều người khóc thét lên, nhiều người già vặn tay khóc như trẻ con. Những tiếng khóc vỡ òa. Những dồn nén, oan ức mấy năm nay tự nhiên vỡ ra. Đoàn giáo dân Đông Yên hôm nay chẳng khác nào những đứa con cô đơn, đau khổ nay được gặp lại cha mẹ của mình. Quả thật, những giáo dân Đông Yên, những nạn nhân thảm họa liên tiếp của “nhân tai” nơi đây, nằm mơ cũng chưa bao giờ dám nghĩ có một ngày được đón Đức TGM Giuse đến thăm hỏi mình.

Đức Tổng đã cùng bà con vào nhà thờ. Ngài cùng giáo dân cầu nguyện, đọc kinh. Ngài ân cần hỏi thăm, động viên và chúc lành cho bà con giáo dân. Ngài căn dặn, trong đau khổ những người giáo dân phải can trường gìn giữ đức tin, làm chứng cho sự thật -công lý – hòa bình, sống yêu thương, tha thứ cho kẻ thù.

Ngài đã ân cần thăm hỏi động viên bà con nơi đây, chia sẻ và giúp đỡ cho họ, rồi chia tay. Mọi người lưu luyến xúc động chia tay ngài trong nước mắt.

Chỉ trong một buổi sáng 16/6/2016, 158 hộ dân Đông Yên gồm gần 1000 con người – những người đã không chấp nhận bỏ nhà cửa vô lý, quyết ở lại nơi quê hương mình dù phải đối diện với nhiều gian nan bởi “nhân tai” – đã trải qua hai thái cực hoàn toàn khác nhau với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ căm giận, nhẫn nhịn, kìm nén, thất vọng đến cảm xúc vỡ òa, sung sướng, tin tưởng, tín thác và tràn đầy hi vọng.

Ai của dân? Ai không phải của dân?

Thảm họa môi trường biển miền Trung đang gây ra những hậu quả khủng khiếp: môi trường biển bị hủy diệt, hàng chục triệu con người đối diện với hiện tại và tương lai khốn quẫn. Những hậu quả đó ảnh hưởng không chỉ một vùng miền và không chỉ một vài năm… Hơn ai hết, chính quyền phải đi đầu và chịu trách nhiệm chính yếu trong việc tìm ra nguyên nhân thực sự của thảm họa và tích cực giải quyết triệt để các hậu quả của thảm họa này, trước mắt cũng như lâu dài. Có thế, họ mới thực sự là chisng quyền “của dân, do dân và vì dân” như họ vẫn tự nhận.

Nhưng nhìn chọn lựa và cách hành xử của người dân Đông Yên trong buổi sáng 16/6, người ta hiểu ra: ai và cái gì thực là của dân; ai và cái gì không phải là của dân.

Thiết nghĩ, đây cũng là một cơ hội và là một bài học thêm cho những ai đang cầm quyền trong tay hiểu thêm rằng: Họ đang đứng chỗ nào trong lòng người dân.

Và họ cũng nên nhớ câu nói: Chèo thuyền là dân, nhưng lật thuyền cũng là dân.

Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh 16/6/2016.
JB Lê Trần

Bí thư Nguyễn Xuân Anh nói với bà Lê Hiền Đức: Già rồi biết gì mà ý kiến?!

Bí thư Nguyễn Xuân Anh nói với bà Lê Hiền Đức: Già rồi biết gì mà ý kiến?!

FB Lê Hiền Đức

18-6-2016

Bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Nguồn: báo Infonet.

Kính thưa các bạn: “Chuyện thường ngày ở huyện”, nhưng lại rất đáng quan tâm. Như tôi vừa hứa với các bạn trước đây 60 phút là: để tôi gọi điện thêm 1 lần nữa xem viên Bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng nói chuyện ra sao, rồi tôi sẽ thông tin báo cáo cụ thể với công luận.

Chuyện chi tiết là thế này ạ: Đoàn dân oan ở Cồn dầu (Đà Nẵng) ra Hà Nội nhiều lần rồi: (từ mùa hè năm 2013 đến nay là 8 lần), mỗi lần đi Hà Nội là có ít nhất hơn 40 người, nhiều nhất là 60 người.

Với lời “kêu cứu của dân oan” thì dù là nắng đổ lửa, mưa dầm dề, sáng sớm hay đêm khuya (như sáng sớm đến phường Minh Khai, Bắc Từ Liêm), tóm lại dân kêu cứu là tôi lên đường ngay tức thì! Hoặc đêm khuya sang Đông Anh, vào bệnh viện, hay ra vỉa hè, công viên, bãi cỏ v.v… ở đâu “dân cần là tôi có”, ở đâu dân khó là có tôi ngay.

Mùa hè cách đây 2 năm, tôi đến thăm bà con ở Cồn Dầu ra Hà Nội. Trong 1 căn gác nhỏ rộng chừng 30 mét vuông, giữa con ngõ ở phố Quang Trung (Hà Đông) cho 58 người dân chen chúc… (bà con thay nhau nằm ngủ!) Tôi nói với bà con rằng: “Nếu tất cả cùng nằm ngủ 1 lúc thì chỉ được phép nằm thẳng, chứ không thể co chân được!“. Và hôm nay khi nhắc lại kỷ niệm đó bà con vẫn nhớ và nói rằng: “con vẫn nhớ khi nghe câu đó, cụ vừa khóc vừa nói chuyện, chúng con vẫn nhớ như in…”

Sáng nay dân oan Cồn dầu lại đến nhà tôi, đưa đơn kêu cứu và cho biết cụ thể tình hình là: “… thanh tra chính phủ đã tiếp chúng con rồi, có công văn yêu cầu tỉnh Đà Nẵng ra Hà Nội để đối thoại với dân trước cơ quan thanh tra chính phủ… (vì chúng cướp đất nói rằng để làm khu du lịch sinh thái… nhưng thực ra là chúng chia lô, bán nền”!

Tôi gọi điện cho Bí thư Tỉnh ủy Đà nẵng (Nguyễn Xuân Anh: riêng trong ngày hôm nay là 9 lần), 2 lần nhắn tin cho Xuân Anh, 1 lần nhắn tin cho ông trưởng ban tổ chức trung ương, nói rõ:
“…nếu Xuân Anh không nghe máy thì tôi sẽ đưa lên công luận”!

Hồi 17 giờ 8 phút ngày hôm nay 18/6/2016, Bí thư Tỉnh ủy Đà nẵng Nguyễn Xuân Anh gọi lại tôi và nói chuyện: Nội dung câu chuyện không khác gì năm 2010, tổng thanh tra Trần Văn Truyền nói với tôi, khi nhân dân An Giang và UBND tỉnh An Giang mời tôi vào An Giang để dự đối thoại, đại ý như sau:

Truyền nói: “…bác có liên quan quyền lợi gì ở An Giang không?”

Tôi tức quá, nói: “… có liên quan! Tôi vào An Giang tôi xin 2 mét! (trong khi nhà tôi ở Pháo đài Láng đã 11 đời của ông cha tôi, con, cháu, chắt tôi đều ở Hà nội cả! Tôi ngu gì mà lại xin 2 mét để chôn tôi ở tận An Giang? Nhưng nay tôi lại đổi ý là: “Thiêu”, vậy cái “lọ tro” của tôi lại để trong phòng thờ tôi! Tôi lấy 2 m để làm gì?)

Và tôi nói thêm: Tôi không “vô cảm” như các người!

Xuân Anh mở đầu câu chuyện cũng hỏi tôi: “… bác có liên quan gì về quyền lợi ở Đà Nẵng không?

Trời ơi! thế ra chúng cùng 1 giuộc với nhau cả? Tôi cười khẩy: “Cứ phải có liên quan đến quyền lợi của mình, mới lên tiếng à?” Tôi lại nói: “…tôi không vô cảm như các người!”

Hắn khuyên tôi: già rồi biết gì mà ý kiến?! Hắn còn gắn cho dân oan cái tội là: bọn phản động lôi kéo bác đấy!

Trời ơi! Đấy chỉ tại cái tội “con ông, cháu cha” mà hắn lên làm bí thư Đà nẵng đó! Khi mới nhậm chức hồi năm trước, hắn công khai số điện thoại để khi dân cần cứ liên lạc. Hắn công khai email (tôi cũng gửi email cho hắn vài lần rồi, để động viên lớp trẻ mà!). Đúng là cái trò “Mị dân”! Chỉ thương cho dân tôi thôi!

Tôi mong các bạn chia sẻ thông tin này đến với bạn bè trong nước và trên thế giới, để cùng nhau lên tiếng giúp những người “Dân oan”.

Đằng sau sự câu kết của Giang Trạch Dân và La Cán trong hội nghị Bộ chính trị ngày 26 tháng 4 năm 1999

Đằng sau sự câu kết của Giang Trạch Dân và La Cán trong hội nghị Bộ chính trị ngày 26 tháng 4 năm 1999

Đại Kỷ Nguyên

Tác giả: Quách Huệ tổng hợp

Dịch giả: Daniel Nguyen

19-6-2016

goài bản thân Giang Trạch Dân ra, những tùy tùng bước chân theo cuộc bức hại Pháp Luân Công như La Cán, Chu Vĩnh Khang, Lưu Kinh, Lý Phong Thanh, Tăng Khánh Hồng, Bạc Hy Lai đều bị khởi tố. Rất nhiều người trong số họ đã bị tố cáo trên dưới hàng chục lần. (Ảnh là tranh minh họa trong cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân”. Ban biên tập chế bản Đại Kỷ Nguyên thời báo: Đồ Long, Mãnh Viên, họa sĩ: Đồng Chu)

Trong vòng 48 tiếng kể từ khi xảy ra sự kiện 25 tháng 4 đến ngày 26 tháng 4 năm 1999, Giang Trạch Dân và Bí thư Chính Pháp ủy đương thời La Cán đã bắt đầu một loạt những động thái trấn áp nhắm vào Pháp Luân Công. Từ hội nghị bộ Chính trị được diễn ra vào ngày 26 tháng 4 và những lời nói đay nghiến của hai họ Giang  – La có thể nhìn ra trên thực tế, trước lúc sự kiện “25 tháng 4” xảy ra, Giang và La sớm đã có sự bày mưu tính kế nhằm giá họa cho Pháp Luân Công, từ đó đạt được mục đích riêng của mỗi người.

Kể từ khi Giang Trạch Nhân “nhất ý cô hành” (tự làm theo ý mình) bắt đầu phát động cơ chế trấn áp, vận mệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dường như đã bị buộc chặt với cuộc bức hại nhắm vào Pháp Luân Công này, những cuộc đấu đá nội bộ của ĐCSTQ nổ ra cũng là xoay vòng ở vấn đề Pháp Luân Công. 48 tiếng đồng hồ đó đã quyết định, vận mệnh của Giang Trạch Dân và ĐCSTQ sẽ đi theo chiều hướng diệt vong.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, hàng vạn các học viên Pháp Luân Công đã đến Trung Nam Hải thỉnh nguyện một cách ôn hòa, còn được gọi là sự kiện “25 tháng 4”.

La Cán hấp tấp phát ngôn trên hội nghị của Bộ Chính trị

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Nam Hải đã nhận được rất nhiều sự tán dương từ trong và ngoài nước, vừa là tán dương sự hòa bình, lý trí của các học viên Pháp Luân Công, cũng tán dương sự sáng suốt của Chu Dung Cơ, còn được coi là cuộc đối thoại hòa bình, lý trí nhất giữa quan chức và dân chúng kể từ khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền, đã mở ra một trang hoàn toàn mới trong lịch sử ĐCSTQ.

Đối với một cục diện vui vẻ như thế, Giang Trạch Dân lại nhảy nhót như sấm dậy.

Theo cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân”, trong ngày thứ hai của sự kiện “25 tháng 4”, Bộ Chính trị vì việc này đã triệu tập hội nghị khẩn cấp, La Cán, Tăng Khánh Hồng đều tham gia và thảo luận ý kiến xử lý. Giang Trạch Dân vừa bước vào hội trường, sắc mặt mười phần khó coi. Ông ta moi ra một chồng tài liệu, ném lên bàn nói: “… Lần này hơn hai vạn tên học viên cư trú ở bốn phương tám hướng dùng phương thức ẩn mình như không để đến Bắc Kinh, trước đó trong một buổi sớm mà bao vây Trung Nam Hải một cách có tổ chức, mà cơ quan công an vẫn như không biết gì, việc tắc trách thế này không được cho phép xảy ra nữa!” Giang quay đầu nhìn La Cán, thanh sắc bén như dao nói: “Cơ quan an ninh của chúng ta, ở thủ đô Bắc Kinh đông đúc như vậy, nguy cơ tới sát chính quyền như thế lại còn không có chút cảm giác gì”.

Trong cuốn sách “Đời thứ tư” từng được phát hành tại hải ngoại, tác giả Tông Hải Nhân cũng viết về một vài tình tiết phát sinh trong hội nghị lúc đó. Trong cuốn sách nói, ngày 26 tháng 4, Thường ủy Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ đã nghe được những báo cáo của La Cán đối với vấn đề Pháp Luân Công.

Sau khi bị Giang Trạch Dân phê bình là thiếu độ nhạy cảm chính trị, La Cán đã tự mình giải thích: “Pháp Luân Công mấy năm nay tốc độ truyền bá cực nhanh. Năm 1997, bộ Công an từng phát thông báo, yêu cầu các nơi nghiêm mật khống chế sự phát triển của Pháp Luân Công”. Nhưng ông ta “thừa nhận”: “công việc nắm bắt không tốt”.

La Cán trong buổi hội nghị đã nói rằng: “Tại hiện trường vụ việc, tín đồ Pháp Luân Công từng lời từng tiếng đều biểu thị là không tham dự chính trị, cũng không hỏi về vấn đề chính trị, không cản trở công vụ, không gây mất trật tự quốc gia,cũng không làm loạn, chỉ là đến thỉnh cầu sự giải thích. Hơn hai vạn người trong cùng một thời gian xuất hiện tại Trung Nam Hải, không có một người nào tay cầm biểu ngữ, truyền đơn; không có một người nào hô khẩu hiệu; thậm chí nhân viên công an đứng bên đó giám sát một thời gian dài cũng không nhìn ra ai là kẻ chỉ huy hiện trường”.

Những điều này trong mắt La Cán đã trở thành chứng cứ cho thấy Pháp Luân Công “trên thực tế đã có một bối cảnh chính trị sâu sắc”.

“Học viên Pháp Luân Công bao gồm cả đảng viên ĐCSTQ, nhân viên công vụ nhà nước, quân nhân, võ cảnh, bác sĩ, giáo sư, còn có cả nhân viên ngoại giao, dường như các ngành các nghề đều có”. Vin vào đó, La Cán đã cố công nhào nặn mà bảo rằng thành phần tham gia Pháp Luân Công “vô cùng phức tạp”.

Cuối cùng La Cán đã đưa ra một cái kết luận dối trá rằng, “Tổ chức của Pháp Luân Công không chỉ là tranh đoạt quần chúng với Đảng, mà còn tranh đoạt Đảng viên, những cơ quan trọng yếu cũng xâm nhập vào, buộc phải có sự cảnh giác cao độ”.

Sau khi Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí truyền ra vào tháng 5 năm 1992, bộ môn khí công này đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm và yêu thích của quảng đại dân chúng Trung Quốc đại lục, trong đó không thiếu những quan chức cao cấp của ĐCSTQ. Những bài báo trước đó đã chỉ ra, bởi vì người theo học mỗi lúc một đông, điều này đã khiến Giang Trạch Dân đố kỵ bừng bừng, cho rằng Pháp Luân Công đang tranh đoạt quần chúng với ông ta.

Những kết luận của La Cán trong hội nghị bộ chính trị ngày hôm đó, rõ ràng đã thể hiện được ý tứ của Giang Trạch Dân.

Sự câu kết giữa hai họ Giang – La

Cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân” còn nhắc đến, trong hội nghị diễn ra lúc đó, bảy Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị (Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ, Hồ Cẩm Đào, Lý Bằng, Lý Thụy Hoàn, Úy Kiến Hành, Lý Phong Thanh), ngoài Giang Trạch Dân ra, những người khác đều biểu đạt ý kiến phản đối. Ông Chu Dung Cơ nói: “Học viên Pháp Luân Công đa phần là người ở độ tuổi trung – lão niên, phụ nữ là nhiều, cái nguyên vọng lớn nhất của họ cũng chỉ là sức khỏe mà thôi.” Ông ta còn dẫn thuật lời của một học viên Pháp Luân Công nói rằng tu luyện Pháp Luân Công có những lợi ích gì. Sau đó, Chu Dung Cơ biểu thị: “Nói mấy người này có ý đồ chính trị, quả thực tìm không ra. Ngoài ra, chúng ta không thể lại sử dụng phương thức vận động để giải quyết vấn đề tư tưởng, như thế không có lợi cho việc đẩy mạnh xây dựng kinh tế, cũng không có lợi cho hình tượng đối ngoại mở cửa của đất nước”.

Lúc đó Giang Trạch Dân “lập tức đứng lên”, chỉ vào mũi Chu Dung Cơ mà thét: “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Mất đảng mất nước! Tôi rất là xót xa”, đồng thời chỉ trích ông Chu Dung Cơ “độ nhạy bén chính trị kém như thế. Vấn đề Pháp Luân Công không tranh thủ giải quyết, sẽ phạm phải sai lầm mang tính lịch sử!”

“Vậy Tổng Bí thư nói nên làm thế nào” lúc đó La Cán hỏi.

“Diệt hết! Diệt hết! Nhanh chóng diệt hết!” Giang Trạch Dân khua múa hai tay hò hét, “việc gấp gáp hiện giờ là tra rõ nhân số của Pháp Luân Công, tình trạng phân bố và người phụ trách, mỗi một cơ quan, đơn vị, ủy ban đều phải tra ra”. Nguyên thời gian hội nghị của Bộ Chính trị Giang Trạch Dân lớn tiếng đến giọng khô sức kiệt. Những ủy viên khác chỉ im lặng.

Trong lần hội nghị đó, La Cán được chỉ định chuyên môn phụ trách cuộc điều tra mang tính toàn quốc đối với Pháp Luân Công, truy tìm trên quy mô lớn. Vì để biểu thị quyết tâm đánh phá Pháp Luân Công, qua chưa đầy 2 tháng điều tra, La Cán đã đưa báo cáo lên Bộ Chính trị Trung ương, đồng thời chính thức định vị Pháp Luân Công là “X giáo”, kiến nghị diệt trừ tận rễ.

Cái cách nói “X giáo” này, tác giả Kuhn trong cuốn “Chuyện về Giang Trạch Dân” có nói, trong ngày 25 tháng 4 năm đó, Giang Trạch Dân nửa đêm đã có sự “định tính” đối với Pháp Luân Công y hệt như thế.

Bình luận viên thời sự Thạch Cửu Thiên vào ngày 20 tháng 4 năm nay có nói, bây giờ lật lại xem, toàn bộ sự kiện “25 tháng 4” vốn là cái vòng mà Giang Trạch Dân và La Cán cố ý đặt ra, trong hội nghị ngày 26 tháng 4, cả hai lại cố ý diễn kịch đôi. Sau khi Giang Trạch Dân đội cái mũ “vong đảng vong quốc” lên sự kiện này xong, là có thể thong dong xuất thủ, bởi vì ĐCSTQ sợ nhất là để mất chính quyền. Còn La Cán thì ở một bên nhào nặn lý do, từ những lời nói của ông ta trong hội nghị là có thể nhìn ra, ông ta hoàn toàn không có chứng cứ, mà chỉ là bẻ cong sự việc, nghe nhìn lẫn lộn, để tạo ra cho Giang Trạch Dân một cái cớ để bức hại.

Thạch Cửu Thiên còn bày tỏ, kỳ thực vào ngày 26 tháng 4, Giang Trạch Dân đã công khai biểu đạt là sẽ “nhất ý cô hành” mà trấn áp Pháp Luân Công.

Trước hội nghị của Bộ chính trị, Giang Trạch Dân tự mình “định tính” cho Pháp Luân Công

Cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân” có nhắc đến, vào ngày 25 tháng 4, Giang Trạch Dân không chỉ gọi điện một lần cho khu đồn trú ở Bắc Kinh, hỏi rằng nếu như đến đêm mà Pháp Luân Công vẫn không chịu giải tán, quân đội đóng trú có thể lập tức tập kết, đồng thời bắt giữ những học viên Pháp Luân Công ở lân cận Trung Nam Hải được không. Buổi chiều, Giang còn tự mình đi “thị sát” một vòng.

Đối với tình huống lúc đó, Kuhn trong cuốn sách “chuyện về Giang Trạch Dân” cũng có ghi chép. Cuốn sách này viết: “sao lại như thế được?” Giang Trạch Dân lớn tiếng hỏi người bạn thân Thẩm Vĩnh Ngôn, “Pháp Luân Công sao lại có thể trồi lên trong vòng một đêm như thế? Chẳng lẽ chúng nó từ dưới đất chui lên sao? Cơ quan công an của chúng ta ở đâu? Cơ quan an ninh của chúng ta ở đâu?”

Chính là trong đêm đó (đêm trước hội nghị của Bộ Chính trị), Giang đã viết một bức thư với lời lẽ nghiêm trọng gửi cho các lãnh đạo cấp cao. Ông ta nói rằng: “Pháp Luân Công” là “X giáo” (tức tà giáo). “Tôi không tin rằng chủ nghĩa Marx lại không chiến thắng nổi Pháp Luân Công”, ông ta viết.

Vì để khiến cho các Ủy viên Thường ủy ủng hộ phán đoán của mình, Giang lại hỏi trong thư: “(Pháp Luân Công) rốt cuộc là có quan hệ với hải ngoại, với phương Tây, đằng sau không có ‘cao thủ’ nào đang bày vẽ chỉ huy sao?” Đồng thời nói “đây là một tín hiệu mới”, “thời kỳ nhạy cảm đã đến gần”.

Liên kết với quân đội, Giang trong đêm 25 tháng 4 triển khai trấn áp

Theo cuốn sách “Chuyện về Trương Vạn Niên” tiết lộ, tối 25 tháng 4, Giang Trạch Dân còn đưa ra vấn đề quân nhân trong cuộc thỉnh nguyện, nói với Phó chủ tịch Quân ủy đương thời là Trương Vạn Niên, yêu cầu tăng cường “công tác tư tưởng quân đội”.

Ngay trong đêm, Trương Vạn Niên chủ trì triệu tập hội nghị khẩn cấp Quân ủy Trung ương, ráo riết triển khai công tác đánh vào Pháp Luân Công với lực lượng bộ đội võ cảnh, đặc biệt là đối với quân đội đóng trú tại khu vực Bắc Kinh.

Ngày 26, theo yêu cầu của Trương Vạn Niên, bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị lập tức phát xuống thông tri khẩn cấp, yêu cầu toàn quân “nhanh chóng hành động”, tra rõ thân phận các học viên Pháp Luân Công là quân nhân, sĩ quan lão thành và cả con em của họ, “Tra rõ con số, nắm chắc người trọng yếu”.

Nhiều động cơ để Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công

Giang Trạch Dân ngoài việc đố kỵ Pháp Luân Công, cho rằng Pháp Luân Công giành giật quần chúng với ông ta ra, vẫn còn có nhiều nguyên nhân khác khiến ông ta thù hận Pháp Luân Công.

Giang Trạch Dân có một mối ganh ghét từ lâu đối với Chu Dung Cơ, sau khi nhìn thấy sự tán dương của dư luận đối với ông Chu khi ông này xử lý sự kiện 25 tháng 4, Giang vô cùng hậm hực.

Lúc trước, Giang Trạch Dân còn phẫn phẫn bất bình với sự ủng hộ của Kiều Thạch dành cho Pháp Luân Công.

Ông Kiều Thạch tuy rằng đã về hưu từ thời “thập ngũ đại”, nhưng ông ta lại là người công khai cho toàn thế giới biết tin tức Đặng Tiểu Bình chỉ định Hồ Cẩm Đào sẽ trở thành nhân vật lãnh đạo chính yếu đời thứ 4, cũng bằng như tuyên bố Giang Trạch Dân đến “thập lục đại” phải về hưu, để ghế lại cho Hồ Cẩm Đào. Bất kể là Giang muốn chèo kéo chức vị của mình hay tự đề bạt người của mình tiếp nhận chức Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước cũng không thể thực hiện được. Điểm này khiến cho Giang phẫn phẫn bất bình.

Ngoài ra, trong hai năm cuối cùng của thập niên 90, Giang Trạch Dân còn phải đối mặt với trùng trùng nguy cơ: mâu thuẫn từ tầng lớp cao nhất của ĐCSTQ càng ngày càng gay cấn và nhạy cảm, quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi, năm 1998 trận cuồng phong trong thị trường tài chính châu Á càng lúc càng ác liệt, người dân chịu thiệt hại cũng mỗi lúc một nhiều, ông Chu Dung Cơ đòi điều tra triệt để “Viễn Hoa án”, năm 1999 sự kiện “Lục Tứ” vừa tròn 10 năm, những điều này đã khiến Giang lâm vào tình cảnh “ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

Vì để đổi hướng mâu thuẫn, hóa giải nguy cơ, Tăng Khánh Hồng – “quân sư” đắc lực của Giang Trạch Dân đã hiến cho ông ta một kế sách “xây dựng kẻ địch giả tưởng trong nước”, mục tiêu khóa chặt vào một quần thể tu luyện thiện lương đang phát triển ngày càng đông: Pháp Luân Công.

La Cán châm ngòi cho sự kiện 25 tháng 4

Ngay từ rất sớm, tại những năm như 1997, 1998 La Cán đã có ít nhất hai lần muốn dán nhãn “X giáo” cho Pháp Luân Công để tiện tay trấn áp. Sau khi thế lực của Lý Bằng từ từ rơi rụng, ông ta nhận định đây chính là để lấy lòng Giang Trạch Dân, cố gắng vớt vát một ít vốn liếng chính trị để được cơ hội leo cao.

Được biết, bắt đầu vào năm 1997, Bộ Công an đã ra thông tri, yêu cầu các nơi “nghiêm mật khống chế Pháp Luân Công phát triển”. Lúc đó có các cơ quan Công an, Mặt trận và Đặc công đã đến các điểm luyện công của Pháp Luân Công nằm vùng, biểu hiện bề mặt là cùng với học viên Pháp Luân Công học tập “Chuyển Pháp Luân”.

Nhưng sau đó phát hiện, Pháp Luân Công chả có gì đáng để nằm vùng, bởi vì tất cả hoạt động của học viên là đều công khai. Rất nhiều nhân viên nằm vùng vì thế mà hiểu rất rõ về học viên Pháp Luân Công, từ đó trở thành một học viên chân chính.

Theo nguồn tin được biết, đương thời sau khi ông Chu Dung Cơ biết được việc này đã “giáo dục” một trận với La Cán, nói ông ta “Án lớn, án nặng để đó không đi bắt, lại đi lợi dụng đặc vụ cao cấp nhất để đối phó với bá tánh”, khiến cho La Cán tối mặt tối mày.

La Cán vẫn luôn tìm kiếm cơ hội đả kích Pháp Luân Công để đoái công lĩnh thưởng với Giang Trạch Dân nên đã câu kết với Hà Tộ Hưu. Vào ngày 11 tháng 4 năm 1999 ông Hà Tộ Hưu đã cho đăng một bài viết trên “Chuyên mục khoa học kỹ thuật thanh thiếu niên”, nhằm nhào nặn ra những lời công kích ác ý, bôi nhọ Pháp Luân Công, cuối cùng làm thành mồi lửa cho sự kiện thỉnh nguyện Trung Nam Hải vào ngày 25 tháng 4.

Vì bức hại tàn khốc lên Pháp Luân Công, nên La Cán vào năm 2002 đã được bước vào Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị. Sau khi Giang Trạch Dân về hưu, La Cán trở thành một trong những người thay mặt Giang để tiếp tục chính sách bức hại.

Lời kết

Giang Trạch Dân dốc toàn lực bức hại Pháp Luân Công, một thời hô hào “trong ba tháng trừ bỏ Pháp Luân Công”. Nhưng sự thực đã chứng minh, Pháp Luân Công không chỉ không bị đánh đổ, mà còn hồng truyền ra trên hơn 100 quốc gia và khu vực trên khắp thế giới, số người tu luyện lên đến khoảng hàng trăm triệu người, Pháp Luân Công còn nhận được rất nhiều giải thưởng và ủng hộ của nhiều  thành phần chính phủ cấp cao ở các nước.

Ngược lại ĐCSTQ trong cuộc bức hại này đã tự bức tử chính mình. Hiện nay sự băng hoại đạo đức của toàn xã hội Trung Quốc, nhiều hiện tượng dị thường xảy ra đều có quan hệ trực tiếp tới việc đàn áp Pháp Luân Công, đi ngược lại với  “Chân – Thiện – Nhẫn”. Các học viên Pháp Luân Công trong vòng 17 năm nay thông qua việc giảng rõ sự thật trên xã hội quốc tế đã không ngừng vạch trần tội ác của ĐCSTQ.

Từ tháng 5 năm 2015, hiện đã có hơn 200 ngàn học viên Pháp Luân Công và gia quyến của họ đã đệ đơn khởi kiện hung thủ cuộc bức hại Giang Trạch Dân lên Viện kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao.

Biểu tình chống Tập Cận Bình ở Ba Lan

Biểu tình chống Tập Cận Bình ở Ba Lan

BBC

Biểu tình chống Tập Cận Bình ở Ba Lan – BBC Tiếng Việt

Khoảng 500 người dân Việt Nam ở Ba Lan đã biểu tình trước cửa tòa Đại sứ của Trung Quốc tại Warsaw hôm 19/6/2016 để phản đối lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và đòi hòa bình cho Biển Đông, theo một nhà hoạt động và nhà báo tự do từ thủ đô Ba Lan, nơi Chủ tịch Trung Quốc đang có chuyến chính thức thăm kéo dài ba ngày.

Trao đổi với BBC hôm Chủ nhật, bà Mạc Việt Hồng cho hay cuộc biểu tình ôn hòa đã được chính quyền Ba Lan cho phép ‘phản đối tại chỗ’ và có thời điểm cho phép diễu hành qua cổng chính là mặt tiền của tòa đại sứ Trung Quốc.

” Chúng tôi đã hô vang các khẩu hiệu như ‘Trả lại biển đảo, trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam! Tự do hàng hải cho Biển Đông, tự do cho Biển Đông!

Nhà báo, nhà hoạt động Mạc Việt Hồng”

“Đoàn biểu tình của chúng tôi đã hô vang các khẩu hiệu như ‘Trả lại biển đảo, trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam!

“Tự do hàng hải cho Biển Đông, tự do cho Biển Đông!”, nhà hoạt động nói với BBC.

Thu hút chú ý

Theo bà Mạc Việt Hồng, cuộc biểu tình đã diễn ra vào một thời điểm quan trọng và thu hút sự chú ý của người dân sở tại.

“Vì đây là một dịp hiếm lãnh đạo Trung Quốc thăm Ba Lan” và “những cuộc biểu tình của người nước ngoài ở Ba Lan cũng hiếm”, bà nói và cho hay cuộc phản đối ôn hòa diễn ra từ 12h00 tới 15h00 giờ địa phương đã biểu dương “tinh thần hăng hái” và hứng khởi chống Trung Quốc, đòi chủ quyền Biển đảo cho Việt Nam trong cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan.

“Một số nhân viên sứ quán Trung Quốc lặng lẽ theo dõi chúng tôi từ trên các cửa sổ của tòa nhà sứ quán, nhưng họ không làm gì’, nhà hoạt động nói.

Còn đại diện sứ quán Việt Nam tại Ba Lan ‘không thấy hiện diện’, nhưng ‘chúng tôi biết là họ có quan tâm và theo dõi’ những sự kiện như thế này, nhà báo Mạc Việt Hồng cho BBC hay.

Kể từ vụ thảm sát Orlando, Mỹ có thêm 125 người chết vì súng

Kể từ vụ thảm sát Orlando, Mỹ có thêm 125 người chết vì súng
Nguoi-viet.com

WASHINGTON, DC (NV) Ít nhất 125 người bị giết bằng súng và năm vụ tàn sát hằng loạt xảy ra, từ hôm Omar Mateen nổ súng trong một hộp đêm của người đồng tính ở Orlando vào rạng sáng Chủ Nhật tuần trước.

 (Hình minh họa: Getty Images/Spencer Platt)

Theo báo mạng DailyBeast, bạo động bằng súng vẫn không ngưng sau vụ thảm sát tại hộp đêm Pulse ở Orlando, Florida, khiến 49 người chết và 53 bị thương.

Thống kê cho thấy từ hôm đó đến nay có ít nhất 125 người chết và 269 bị thương vì súng đạn.

Vào đêm Thứ Hai, một tay súng, cảnh sát nhận diện là Erick Shute, bắn chết ba người ở West Virginia trong một vụ tranh cãi về củi đốt.

Ở Oakland, California, súng đạn cũng giết chết một cô gái 17 tuổi hôm Thứ Ba tại một buổi lễ truy điệu hai nam thiếu niên bị chết đuối vào ngày Memorial Day.

Trong lúc Reggina Jefferies cùng khoảng 3,000 người dự lễ vào lúc 6 giờ chiều thì hai người đàn ông xuất hiện và nổ súng vào đám đông, khiến cô thiệt mạng và ba người khác bị thương.

Đến hôm Thứ Tư, một tay súng bắn chết ông Robert Sowers, 46 tuổi, một bác sĩ chỉnh hình ở Roy, Washington, trước khi tự sát.

Hung thủ tên Robert Knapp là chồng của một nhân viên văn phòng của ông Sowers.

Tại Houston, Texas, một người đàn ông bắn chết vợ và con gái trong một cuộc cãi vã.

 Ông Michael Ratliff, 44 tuổi, khai rằng khi ông vừa trở về nhà vào sáng sớm Thứ Năm, ông bị vợ con tấn công bằng dao, ông phải bắn họ để tự vệ.

Theo dữ kiện do tổ chức Mass Shooting Tracker thu thập về những vụ với bốn người trở lên bị bắn chết, tính đến nay, trong năm 2016, có ít nhất 288 người chết trong 182 vụ giết người hằng loạt.

Trong năm 2015, 469 người bị giết do hậu quả của 371 vụ tàn sát hằng loạt, so với 364 người chết trong 325 vụ của năm trước đó. (TP)

Biển Đông: Trung Quốc ngang ngược, Việt Nam im lặng

Biển Đông: Trung Quốc ngang ngược, Việt Nam im lặng
Nguoi-viet.com
HÀ NỘI (NV) – Chỉ mới có Hội Nghề Cá Việt Nam lên tiếng phản đối các tàu công vụ của Trung Quốc uy hiếp tàu đánh cá của Việt Nam, buộc ngư dân phải nộp hết hải sản đã đánh bắt được.

Một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi cập cảng Sa Kỳ trong tình trạng hỏng nặng vì bị tấn công ở Hoàng Sa. (Hình: Zing)

Hôm 15 Tháng Sáu, Hội Nghề Cá Việt Nam phát hành một văn bản, tường thuật hai vụ tấn công do các tàu Trung Quốc thực hiện trước đó cả tuần đối với hai tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam tại Biển Đông.

Ngày 7 Tháng Sáu, các tàu công vụ của Trung Quốc đã đuổi một tàu đánh cá mang số hiệu QNg 95193, do ông Nguyễn Trung Kiên, ngụ tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, làm thuyền trưởng ra khỏi vùng biển cách đảo Bom Bay, thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng năm hải lý. Sau đó cũng những tàu công vụ này của Trung Quốc dùng vòi rồng xịt vào con tàu đánh cá có 14 người. Vòi rồng đã khiến 2/14 ngư dân của tàu đánh cá QNg 95193 bị thương.

Ba ngày sau, hôm 10 Tháng Sáu, bốn tàu công vụ mang các số hiệu 589, 3103, 35101, 64501 của Trung Quốc tiếp cận một tàu đánh cá khác của Việt Nam mang số hiệu QNg 90657, do ông Nguyễn Văn Phú, cũng ngụ tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, làm thuyền trưởng, ra khỏi vùng biển cách đảo Bom Bay, thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 14 hải lý.

Nhân viên thi hành công vụ của Trung Quốc đã leo lên tàu đánh cá QNg 90657, buộc ngư dân Việt Nam phải chuyển sáu tấn hải sản mà họ đã đánh bắt được trong chuyến hải hành kéo dài 21 ngày sang tàu Trung Quốc. Trong ba giờ vận chuyển hải sản sang tàu Trung Quốc, nhiều ngư dân Việt đã bị đánh vì “chậm chạp.”

Cưỡng đoạt xong hải sản, nhân viên thi hành công vụ của Trung Quốc còn tịch thu nhiều thiết bị (máy định vị, radar tầm ngư, hệ thống liên lạc vô tuyến, các bộ đàm), nhiên liệu (năm phuy dầu), đồ lặn, hủy hoại nhiều ngư cụ (dây dẫn hơi, dây neo)… rồi bỏ đi.

Dù cách hành xử của nhân viên thi hành công vụ Trung Quốc hết sức ngang ngược nhưng chính quyền Việt Nam chưa có ý kiến. Chỉ có Hội Nghề cá Việt Nam “phản đối những hành động ngang ngược, phi nhân này,” đồng thời “yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái, đồng thời bồi thường thiệt hại về tài sản và các tổn thương cho ngư dân Việt Nam.”

Hội Nghề Cá Việt Nam cũng đã đề nghị các cơ quan hữu trách “phản đối và có biện pháp ngăn chặn hành động phi lý và ngang ngược của Trung Quốc, hỗ trợ ngư dân khi đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.”

Hai ngày sau bản phúc trình của Hội Nghề Cá, ngày 17 Tháng Sáu, trang thông tin Zing cho hay, trong lúc hành nghề lặn ở vùng biển Hoàng Sa, tàu cá khác của ngư dân Quảng Ngãi lại bị một tàu nước ngoài bất ngờ tấn công, rượt đuổi, đâm vỡ mạn tàu.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi đã báo cáo cơ quan chức năng về việc tàu cá QNg 95821 TS của ông Nguyễn Tuất (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) bị tàu nước ngoài ngăn cản, rượt đuổi, đâm vỡ mạn ở vùng biển Hoàng Sa.

Theo nguồn tin Zing kể lại, chiều 16 Tháng Sáu, ông Tuất cùng bảy ngư dân hành nghề cách đảo Bông Bay thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 9 hải lý về hướng Bắc thì bất ngờ bị tàu nước ngoài mang số hiệu 31102 ngăn cản, tông mạnh nên bị vỡ mạn phải.

Cần nhắc lại rằng, “lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông” của Trung Quốc đang có hiệu lực. Lệnh này vẫn được Trung Quốc công bố hàng năm và “có hiệu lực” từ 16 Tháng Năm đến 1 Tháng Tám.

Hồi thượng tuần Tháng Năm, một viên thứ trưởng của Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc từng tuyên bố sẽ tổ chức thực thi nghiêm ngặt lệnh cấm đó và hai lực lượng: Hải cảnh, kiểm ngư của Trung Quốc sẽ đảm trách chuyện này. Năm nào, Bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng phủ nhận “lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông” vì nó ngang ngược, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Tuy nhiên việc phủ nhận “lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông” chỉ ngừng ở mức… tuyên bố. Trừ việc khuyến khích ngư dân Việt tiếp tục ra biển đánh bắt hải sản để khẳng định chủ quyền, chính quyền Việt Nam chưa bao giờ thực thi bất kỳ hành động cụ thể nào tại Biển Đông để vô hiệu hóa “lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông” của Trung Quốc.

Đó cũng là lý do ngư dân Việt Nam trở thành mục tiêu cho các tàu công vụ của Trung Quốc săn đuổi, tấn công, cưỡng đoạt, hủy hoại tài sản, kể cả tước đoạt tính mạng của họ. (G.Đ)

. “THỜI KHẮC SPUTNIK”

. “THỜI KHẮC SPUTNIK”

Sau khi bị một cú đấm giáng vào đỉnh đầu dân tộc, quốc gia đó có tỉnh cơn mê và nhận thức được cần làm gì và làm như thế nào hay không… Tương lai và số phận đất nước không bao giờ là một ham muốn, dù ham muốn tột bật đến đâu. Nó là kết quả của những nỗ lực thay đổi sau những sai lầm. Nó là kết quả của sự tái nhận thức và quyết liệt hành động sau những thời điểm khắc nghiệt sống còn. Tương lai không đến từ thói quen xây dựng ảo tưởng sức mạnh. Nó đến từ sự nhận thức và đòi hỏi cấp bách rằng cần làm gì để đất nước tránh phải chứng kiến chuỗi những “Thời khắc Sputnik” trong bất lực”.

____

FB Mạnh Kim

18-6-2016

Thời khắc Sputnik của TT Eisenhower

“Thời khắc Sputnik”, cách nói được Tổng thống Dwight D. Eisenhower đặt ra sau sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên thế giới vào 4-10-1957, đã trở thành thuật từ chỉ sự tái nhận thức khi một quốc gia đối mặt cuộc khủng hoảng toàn diện nghiêm trọng mang tính sống còn. “Thời khắc Sputnik” gây ra cú sốc tâm lý chấn động, gây tổn thương lòng tự trọng dân tộc, mang lại cảm giác tự vấn nhục nhã. Nước Mỹ đã không bao giờ còn là nước Mỹ như trước đó kể từ sự kiện Sputnik.

“Thời khắc Sputnik” cũng có thể xuất hiện với bất kỳ quốc gia nào. Vấn đề là, sau khi bị một cú đấm giáng vào đỉnh đầu dân tộc, quốc gia đó có tỉnh cơn mê và nhận thức được cần làm gì và làm như thế nào hay không. Nước Nhật đã thấu hiểu được ý nghĩa của “thời khắc tái nhận thức”, khi họ nhìn ra sự yếu kém dẫn đến trì trệ trong phát triển. Người Nhật nhận ra điều đó thậm chí vào thời điểm mà thế giới còn chưa có sự kiện Sputnik. Mở cửa canh tân (thời Minh Trị) hay để đất nước tiếp tục chìm đắm trong tăm tối lạc hậu? Sau giai đoạn Minh Trị, nước Nhật còn nhiều lần tái nhận thức để cuối cùng trở thành một nước Nhật hiện đại hùng mạnh.

Có những “Thời khắc Sputnik” khiến Hàn Quốc phải nghĩ lại để tái cấu trúc toàn bộ hệ thống doanh nghiệp và tái điều chỉnh hệ thống vận hành kinh tế. Có những “Thời khắc Sputnik” khiến Philippines phải dứt khoát và quyết liệt trong việc chọn đồng minh. Có những “Thời khắc Sputnik” khiến Myanmar cương quyết đập bỏ hệ thống chính trị độc tài để khai thông con đường dân chủ, cho tương lai đất nước, vì ý nguyện nhân dân.

Với Việt Nam, dù nhiều lần xảy ra những “Thời khắc Sputnik”, từ “Sputnik kinh tế”, “Sputnik giáo dục”, “Sputnik ngoại giao” đến thậm chí “Sputnik quốc phòng” nhưng chưa “cuộc khủng hoảng Sputnik” nào mang lại hiệu ứng như một động lực thay đổi, ít nhất trong 10 năm qua. Nhớ lại sự kiện giàn khoan HD 981. Nó thật sự là một “Thời khắc Sputnik”. Không thời khắc nào mà lòng tự trọng dân tộc và tinh thần ái quốc trào dâng đỉnh điểm, kể từ cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979, bằng sự kiện giàn khoan. Sự kiện HD 981, tuy nhiên, gần như đã được thả trôi đi hơn là được tận dụng như một cơ hội thoát Trung. Nó không trở thành một sự tái nhận thức toàn diện và đầy đủ, một cách cần thiết, để tái thiết kế lại mối quan hệ bất xứng, ít nhiều mang tính chư hầu, đối với Trung Quốc.

Ngay thời điểm này, người ta lại chứng kiến hai “Thời khắc Sputnik”. Sự kiện Formosa nhắc rằng vấn đề môi trường không thể được đánh đổi bất chấp mọi giá. Làm gì để cứu biển và cứu dân sau thảm họa cá chết khắp bốn tỉnh miền Trung cho đến nay vẫn là câu hỏi chưa được trả lời. Thảm kịch kép Su-30MK2/CASA là một “Thời khắc Sputnik” kinh hoàng nữa. Một tai nạn máy bay quân sự nhanh chóng biến thành cuộc khủng hoảng dẫn đến tổn thất nhân lực khủng khiếp đã khiến không thể không đặt câu hỏi rằng nếu chẳng may xảy ra đụng độ quân sự với Trung Quốc, kết cục sẽ còn thảm khốc cỡ nào?

Tương lai và số phận đất nước không bao giờ là một ham muốn, dù ham muốn tột bật đến đâu. Nó là kết quả của những nỗ lực thay đổi sau những sai lầm. Nó là kết quả của sự tái nhận thức và quyết liệt hành động sau những thời điểm khắc nghiệt sống còn. Tương lai không đến từ thói quen xây dựng ảo tưởng sức mạnh. Nó đến từ sự nhận thức và đòi hỏi cấp bách rằng cần làm gì để đất nước tránh phải chứng kiến chuỗi những “Thời khắc Sputnik” trong bất lực.

Phi công Trần Quang Khải chết vì đã không tháo đai dù?

Phi công Trần Quang Khải chết vì đã không tháo đai dù?

FB Mai Bá Kiếm

Đâu cánh dù ôm gió? Đây cánh dù ôm kín đời anh!

18-6-2016

Lính thực tập tháo đai. Nguồn: FB Mai Bá Kiếm/ internet

Khuya hôm qua, đọc báo online, thấy Dân Trí và Người Lao Động cùng giật tít: “Tìm thấy thi thể phi công Trần Quang Khải cuộn trong dù”. Còn theo Báo Nghệ An, phi công Khải được tìm thấy trong tình trạng dù quấn chặt vào người. Tôi bỗng nhớ lời nhạc Trần Thiện Thanh trong bài “Anh không chết đâu anh”: “Đâu cánh dù ôm gió? Đây cánh dù ôm kín đời anh!”. Tôi xin mặc niệm phi công Trần Quang Khải bằng lời nhạc lính Cộng hòa. Có những lời nhạc phía bên này không những vượt thời gian, mà còn vượt không gian, qua bên kia chiến tuyến. Thí dụ, bài “Xuân này con không về” của Duy Khánh đã làm nhiều bộ đội chống Mỹ phải khóc khi nghe!

Trần Thiện Thanh viết: “Đây cánh dù ôm kín đời anh” để ví von sự đùm bọc nhau giữa cánh dù và lính dù, nhưng với phi công mà để cánh dù ôm kín lúc rơi xuống nước là thảm họa. Tháng 6/1974, tôi học 3 tuần lễ nhảy dù trước khi học lái phản lực cơ T.37 tại Shepard Air Force Base (Mỹ). Theo lý thuyết, nếu phi công nhảy dù thoát hiểm mà bên dưới là biển, sông, hồ thì việc đầu tiên là lấy dao móc ra móc đứt dây giày Bốt Đờ Sô và ném giày xuống nước, vì giày bó mắt cá và rất nặng nên khó bơi. Khi còn cách mặt nước 5 m, dùng tay mở khóa đai bụng của bộ đai dù (harness) thì hai đai dưới háng và hai đai trên vai sẽ bung ra, phi công nặng hơn sẽ rơi tự do xuống nước, vòm dù (rộng 80 m vuông) sẽ bọc gió bay đi chỗ khác. Nếu không tháo đai dù (release the harness), vòm dù sẽ trùm lên đầu phi công và 64 sợi dây dù sẽ trói tay và chân phi công.

Năm 1967, trong phi vụ thứ 23 ném bom Bắc Việt, thiếu tá John McCain lái Skyhawk A-4E đã bị hỏa tiễn bắn cháy, John McCain bị gãy cả hai tay và một chân khi phóng ra khỏi chiếc phi cơ, vì vậy ông không thể tháo đai dù trước khi rơi xuống hồ Trúc Bạch, chiếc dù suýt ôm kín đời ông, nếu như không có ông Mai Văn Ôn và nhiều người dân chèo thuyền ra gỡ dù cứu ông. Trước đó, năm 1965, khi John McCain dạy lái máy bay tại Căn cứ Không lực Hải quân Meridian ở Mississippi, ông đã từng nhảy dù thoát hiểm an toàn khi máy bay chết 2 động cơ. Vì vậy, John McCain thừa biết thảm họa “Đây cánh dù ôm kín đời anh” và đó là lý do John McCain nhớ ơn những người gỡ dù cho ông, sau này thành thượng nghị sĩ, ông là một trong 3 thượng nghị sĩ cựu chiến binh VN tích cực vận động chính phủ Mỹ bình thường hóa ngoại giao với VN.

Năm 2007, lúc 56 tuổi, tôi đăng ký học khóa 3 lớp nhảy dù tại Câu lạc bộ Hàng không phía Nam do Sư đoàn 370 Không quân huấn luyện. Tôi thấy cách dạy nhảy dù của XHCN cũng giống của Mỹ về nguyên tắc, cũng tháo đai dù trước khi rơi xuống nước (nhưng không dạy tháo giày bốt), đặc biệt là không có “chuồng cu” tập nhảy như của Mỹ: Học viên đứng trên sàn cao, mang đai dù vào người, nhưng không có vòm dù, nên đai dù móc vào một sợi dây trên cao (như dây xích đu). Huấn luyện viên xô học viên ra khỏi sàn, học viên tháo đai và người rơi xuống đất. Từ 2007 đến 2010 tôi nhảy dù 15 lần ở sân bay Biên Hòa.

Năm 2011 (60 tuổi), khi tập nhảy từ bục cao 2 m, đầu gối trái tôi yếu, cứ sụm chân nên mông nện mạnh xuống đất, và tôi hết dám nhảy từ máy bay nữa. Năm 2014, Câu lạc bộ hàng không VN dạy một khóa nhảy dù ở sân bay Gia Lâm, một học viên nữ 20 tuổi bị gió bê ra tới hồ, và cô quên bài tháo đai dù, đã bị vòm dù trùm lên khiến cô chết đuối.

Tôi biết phi công KQNDVN học nhảy dù 3 lần trước khi học bay, và hàng năm họ đều nhảy tập 3 lần, nên CLB hàng không mới lập ra để vừa dạy học viên dân sự vừa kết hợp cho phi công ôn tập nhảy dù. Vậy mà thượng tá Khải với 3.000 giờ bay và rất nhiều lần tập nhảy, nhưng không kịp tháo đai dù trước khi xuống biển. Vì vậy, tôi đề nghị Không quân nên xây dựng “chuồng cu” để phi công tập tháo đai dù trở thành phản xạ tự nhiên.

Đề nghị thứ hai, cho phi công và phi hành đoàn trên máy bay tiêm kích và những người đi trên máy bay cứu hộ mặc đồ màu cam, để khi rớt xuống biển màu cam dễ phản quang hơn màu xanh dương hay màu đen. Nên nhớ rằng, ngành công nhân vệ sinh đã chết rất nhiều người khi quét đường ban đêm bị xe tông, thì họ mới được “sáng kiến” mặc đồng phục màu cam kèm dây phản quang như hiện nay.

Thứ ba, tín hiệu phát ra từ phi công Trần Quang Khải là “tín hiệu đểu”? Lúc 13g05 ngày 16/6, máy bay CASA 212 mất liên lạc, cách phía Nam – Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) khoảng 44 hải lý (tại tọa độ 19o25’40″N – 107o19’54″E). Trong khi đó, lúc 18g ngày 17/6, thi thể phi công Trần Quang Khải cuộn trong dù đã được ngư dân Đâu Văn Kính tìm thấy ở khu vực biển giáp ranh Nghệ An – Hà Tĩnh, tại tọa độ cách Đông Đông Nam đảo Hòn Mê, Thanh Hóa khoảng 33 hải lý…, tức cách chỗ máy bay CASA rơi khoảng 200 km (118,5 hải lý) về phía Đông Nam. Như vậy tín hiệu phát ra từ phi công Khải trong ngày 15/6 là “tín hiệu đểu”.

Thứ tư, hai ngư dân không có máy dò tín hiệu định vị như máy bay CASA 212, hay máy quét sonar như tàu Hải quân, vậy mà cứu được phi công Cường và vớt được xác phi công Khải. Hải quân, CS Biển, Tàu Biên phòng, Máy bay cứu nạn đã nợ ngư dân rất lớn, vì vậy khi tàu ngư dân bị tàu Trung quốc tấn công, các lực lượng nói trên phải trả ơn, kịp thời cứu hộ ngư dân thì mới công bằng!