Lời Chúa ( Chúa nhật 13 thường niên)

 Tin Mừng (Lc 9: 51-62)

Khi đã tới ngày Đức Giêsu được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên                  Giêrusalem. Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Samari để chuẩn bị cho Người đến. Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giêrusalem. Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Gia-cô-bê và ông Gioan nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?” Nhưng Đức Giêsu quay lại quở mắng các ông. Rồi Thầy trò đi sang làng khác.

 Đang khi Thầy trò đi đường thì có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Người trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”

 Đức Giêsu nói với một người khác:”Anh hãy theo tôi!” Người ấy thưa:”Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã.” Đức Giêsu bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa.”

 Một người khác nữa lại nói:”Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã.” Đức Giêsu bảo: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.”

CHÚA CỨU MẸ CON TÔI KHỎI BỌN BUÔN NGƯỜI.

CHÚA CỨU MẸ CON TÔI KHỎI BỌN BUÔN NGƯỜI.

 Chị Maria Thủy – Chị Mỹ.
Phan Sinh Trần ghi

Tôi sinh ra trong một gia đình không có Đạo và rất nghèo,  sinh ra tôi được có bốn  ngày vỏn vẹn, thì Mẹ đã giao em bé cho Bà Ngoại và bỏ đi biệt tích. Bà Ngoại nấu nước cháo nuôi tôi sống và lớn lên. Tuy nhiên, hai bà cháu vật lộn với kế sinh nhai, nên tôi không được đi học, một chữ bẻ làm đôi tôi cũng không được biết, con số dê rô tôi cũng không hiểu nhận hết.Bà nói, “cho mày đi học thì sau này lấy ai nuôi bà”. Mới có bảy, tám tuổi tôi đã đi mót lúa, đi ở đợ để nuôi Bà. Lớn lên, rồi tôi cũng có được một con gái ngoại hôn.

Hai mẹ con chúng tôi qua Mỹ theo diện con lai đợt tái cứu xét, khi đi thì cháu được tám tuổi. Qua Mỹ, tôi cũng tiếp tục làm nghề dọn dẹp nhà ở tư của các chủ Việt. Ở Mỹ được mấy năm thì có người bạn cũ gọi qua hỏi thăm và mời về Việt Nam chơi, nó nói không cần tiền, cứ về đi, ở Việt Nam tao sẽ dẫn mày đi chơi, du lịch các nơi, vui lắm, nghỉ ngơi lấy lại sức sau bao năm vất vả. Tôi nghe thấy cũng bùi tai và nhận lời nó, tạm nghỉ việc đi về Việt Nam chơi một chuyến. Khi về đến nơi, một hai ngày đầu thật là vui vẻ, Bạn tôi lấy Honda đưa chúng tôi đi chơi, nó nói “mày có giấy tờ, nữ trang đưa tao giữ cho chứ ở Việt Nam cướp giựt và trộm cắp dữ lắm”, không nghi ngờ, tôi giao hết mọi thứ cho cô bạn, rồi nó nói bây giờ sẽ đi ra Rạch Giá, sau đó ra Phú Quốc chơi, nó mua vé tàu đưa hai mẹ con ra đảo, cùng đi còn có mấy người đàn ông, đàn bà bạn của nó, đến thị trấn Dương Đông, thì nó trở mặt liền, đưa chúng tôi về một xóm chung quanh có các nhà chứa với gái mãi dâm. Tôi năn nỉ nó trả lại giấy tờ thì bị la mắng:

Giấy tờ gì cái bản mặt mày, không có giấy má gì ráo, tao lấy đốt hết rồi, cái thứ tụi mày ngu ngốc, làm được cái gì chứ, bây giờ tụi mày phải ở đây chờ tao sắp xếp. Không được đi ra khỏi nhà khi tụi tao chưa cho đi. Lạng quạng bị đánh đừng nói tại sao.

Nói xong, tụi nó bỏ đi để mặc hai mẹ con bị đói trong căn phòng tồi tàn. Đói quá, tôi xin bọn nó cho phép đi rửa chén trong một nhà hàng để hai mẹ con có cái ăn, tội nghiệp con gái tôi, nó sợ hãi quá mức, lúc nào cũng mếu máo. Tôi đi làm, rửa chén mà lòng không yên, hết giờ làm là tôi ba chân bốn cẳng chạy về xem cháu có bị tụi nó bắt cóc và bán cho các ổ mãi dâm? Rất may là điều đó chưa xảy ra, có lẽ vì nó chưa tìm được khách ưng ý. Bọn chúng nói:

Tao đang tìm thằng thuyền chài để gả mày cho nó, rồi hai mẹ con sẽ có chỗ ăn ở.

Nghe chúng nói, hai mẹ con hoảng hồn, chúng tôi chỉ biết cầu Trời khấn Phật cho hai mẹ con được tai qua nạn khỏi, sực nhớ còn sợi dây chuyền nhỏ xíu dấu ở dưới cổ áo, có lẽ nhỏ quá nên tụi nó chưa thèm lấy, tôi vội lấy ra tìm cách bán đi và ngay nửa đêm hôm đó, hai mẹ con lén đi ra bến, nói dối với lái tàu là mẹ con bị móc bóp mất hết tiền bạc, giấy tờ, xin chủ tàu cứu giúp cho về đất liền, chủ tàu thương tình cho chúng tôi đi, đến Rạch Giá chúng tôi mua vé xe đò về Sài Gòn và sống lây lất ở Bến xe Miền Tây. Tôi nhờ người gởi thơ cho Bà Chủ Nhà mà tôi làm công trước đây nhờ giúp đỡ để về lại Mỹ. Tôi không dám nói thật sự thể, chỉ nói là tôi bị móc bóp và mất hết tiền bạc, giấy tờ tùy thân.

Cách xa nửa vòng trái đất, tại Houston, Texas Chị Thủy nghe chuyện và động lòng thương, chị kể:

–          Cách nay mấy năm, tôi đang làm nail cho một Bác thì được nghe bà kể lại câu chuyện có hai mẹ con ở Mỹ, về Việt Nam chơi bị móc túi, mất hết giấy tờ và cần giúp đỡ để về lại Hoa Kỳ. Bà đã chi ba ngàn đô, coi như ứng cho mượn trước số tiền, dùng để trả cho một Luật sư chuyên về di trú để nhờ giúp đỡ. Tôi muốn được đóng góp với Bác nọ để thêm phần tài chánh hòng giúp sức cho hai mẹ con chóng được về lại nhà. Nghe kể lại tình cảnh hai mẹ con rất đáng thương, tôi bức rức không yên, dù mình cũng chả dư dả gì nhưng tôi quyết phải giúp họ cho bằng được. tôi gọi phôn cho bốn Anh Chị Em còn đang ở Việt Nam để nhờ liên lạc, tìm cho ra hai mẹ con và giúp họ có nơi ăn chốn ở trong lúc chờ giấy tờ đi về Mỹ lại. Vì mình sinh hoạt trong Nhóm Thánh Linh, được biết rõ các kỳ tích từ Lòng thương xót của Chúa và ơn Mẹ Maria, nên tôi dâng hai mẹ con của chị Mỹ cho Chúa Mẹ và xin mọi người trong Nhóm cùng cầu nguyện. Chị Thủy kể tiếp:

–          Luật sư làm hơn một năm trời mà chắng tiến triển đến đâu, bà luật sư khám phá ra là Hai Mẹ con vì không rành rẽ thủ tục nên thẻ xanh đã bị hết hạn rồi, khó khăn chồng chất trong khi tiền phí tổn đã lên tăng lên nhiều. Vì thủ tục khá nhiêu khê, cần giấy cớ mất tại nơi xảy ra sự vụ, rồi phải có nơi tạm trú nhất định tại Việt Nam, sau đó làm thủ tục nhập khẩu và bắt đầu lại đơn xin xuất cảnh đi Mỹ. Tôi đi đến Luật sư Th-Th nhờ giúp đỡ, câu hỏi mà luật sư đưa ra là, tại sao họ không dám đến công an phường làm giấy cớ mất, rồi ai sẽ là người lo nhập hộ khẩu ở Việt Nam cho hai mẹ con, v. v . Vòng vo tam quốc một hồi, rồi Chị Mỹ mới xì ra sự thật là họ đã bị lừa đảo, từ Mỹ qua Việt Nam tới đảo Phú Quốc, rồi mới về lại vất vưởng ở bờ ở bụi, ăn xin, bữa đói bữa no, trong thành phố Sài Gòn.

Tại Việt Nam, Bốn Anh Chị Em của tôi ra sức giúp đỡ cho Mẹ con Chị Mỹ, Anh Ba thì lo giấy tờ dịch vụ, tôi gởi tiền dành dụm về, phí luật sư tốn thêm mấy ngàn đô nữa, chị Tư tôi thì giúp kế sinh nhai cho họ, Các Em Năm, Bẩy tìm cách cho họ nhập hộ khẩu, cả nhà ra sức cầu nguyện vì thực ra chỉ có Chúa mới có thể cứu họ trong hoàn cảnh hy hữu và thủ tục quá khó khăn này. Em Bẩy nói với hai mẹ con nên hết sức ngày đêm cầu Chúa Mẹ giúp cho dù họ chưa phải là tín hữu Công Giáo nhưng đức tin của họ sẽ được nhận lời. Chị Thủy ưu tư, nhận xét như sau:

–          Phái đoàn phỏng vấn tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ, có thể nào tin được vào câu chuyện của Chị Mỹ không? Cho dù có tin đi nữa, thẻ xanh hết hạn ở nước ngoài làm sao để được tái cứu xét, đặc cách? Các Bạn của tôi ở Hoa Kỳ, nghe kể lại chuyện làm đơn vốn kéo dài đã hai năm thì không còn chú ý nữa, họ cho là không biết sự thật hoàn cảnh của Chị Mỹ có đúng không? Cuối cùng thì chỉ còn có Tôi và gia đình Anh Em trong nhà, gồng mình giúp đỡ hai mẹ con của Chị Mỹ cho tới cùng. Cảm tạ Chúa, truyền thống giúp đỡ người dưng, luôn có trong gia đình tôi từ lâu, nhất là tôi lại được sinh hoạt trong Nhóm Thánh Linh, tôi được Chúa rót vào lòng mình tình yêu và lòng chạnh thương làm cho tôi không thể nào không ray rứt và mong mỏi điều tốt cho hai mẹ con suýt bị bắt cóc. Tôi được Chúa cho cảm thấy cái xốn xang, bức rứt, âu lo của cháu bé con chị Mỹ, tôi thương nó như con gái của tôi, càng thương cháu tôi càng bám víu vào lời Chúa:

“Và Ta bảo các ngươi: Hãy xin, thì sẽ được; hãy tìm thì sẽ gặp; hãy gõ thì sẽ mở cho, Vì phàm ai xin thì lĩnh; ai tìm thì gặp; và ai gõ thì sẽ mở cho.”   (Lc 11,9-10 ).
>
Thời gian làm giấy tờ tiếp tục trì trệ, Chị Thủy nhân xét:

–          Lòng kiên nhẫn của mọi người có hạn, dịch vụ tái cứu xét xuất cảnh đã kéo dài hơn ba năm, tôi đã chạy đến vị Luật sư thứ ba, tên T, tôi năn nỉ vị Luật sư cùng tham gia với tôi, cho dù đã có các luật sư và nhiều người giúp khác hoàn toàn hết kiên nhẫn và bỏ cuộc. Chúa làm cho vị luật sư chạnh lòng thương giúp cho trường hợp này, dù là chi phí quá ít ỏi hầu như chả đáng là bao, nhưng ông quyết định đóng góp phần của mình vào trong công tác này.

Cám ơn Chúa! Ngài không quên yên ủi tôi, Chúa làm thay đổi các Bạn trong Nhóm Thánh Linh, có anh đến ngỏ ý sẽ cùng chia sẻ một chút xíu về tài chánh dù là ít ỏi và cầu nguyện cùng với tôi. Cả Nhóm tiếp tục xin Chúa cứu vớt cho mẹ con của Chị Mỹ, rồi Chúa làm hết phép lạ này tới phép lạ khác, khi Em Năm cãi tay đôi với công an phường một số lần và cuối cùng đã được Phường cho phép nhập hộ khẩu cho mẹ con Chị Mỹ, khi phái đoàn Mỹ chấp nhận tái cứu xét, phỏng vấn và cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ cho dù giấy tờ có thiếu xót như là chỉ có thế vì khai sinh mới làm lại trong dịp này, rồi không có giấy hôn thú, tiếp đến là các mâu thuẫn trong giấy cớ mất bóp, rồi lại đến sự vi phạm khác, hết hạn visa, hết hạn thẻ xanh, v.v Mỗi một chặng gian nan là một lần Chúa ra tay cứu giúp. Còn mấy ngày trước khi lên máy bay, Lãnh sự quán lại đòi giấy cớ mất bóp một lần nữa, đến nước này rồi làm sao tìm ra giấy đây? Nhưng rồi mọi sự cũng được cho qua nhờ Chúa quan phòng. Chị Mỹ kể rất tội nghiệp:

–          Tụi bất lương ở Phú Quốc tiếp tục đe dọa và nhắn tin chúng sẽ phá, sẽ gởi khiếu nại đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ nếu tôi không trả nó một số tiền, do đó gia đình Chị Thủy ở Việt Nam dấu nhẹm tin tức về ngày giờ ra đi, lên xe ra sân bay mà hai mẹ con cũng chưa được cho biết, đến phi trường họ mới cho biết sẽ lên phi cơ về Mỹ trong vòng một vài tiếng và họ mua cho hai hộp cơm ăn lót đường, chúng tôi mừng quá run tay, không xúc cơm được, mẹ con mỗi người ăn được có một muỗng thôi. Khi đã vào khu cách ly con tôi còn năn nỉ mẹ ráng nhịn đừng đi tiểu vì sợ máy bay nó đi mất, cháu quá sợ nên đã khuyên tôi như vậy. Thế là sau hơn bốn năm trường đằng đẵng mà tôi cảm thấy dài như cả mười năm, Chúa Mẹ đã cứu chúng  tôi ra khỏi vùng đất sợ hãi. Có hai lần, lúc con gái tôi quá lo lắng, thất vọng nhưng khi nó cầu nguyện với Mẹ Maria và cảm thấy như Mẹ đang gật đầu nhìn nó, thì con bé được vững lòng và còn quay ra khuyên nhủ đức tin cho tôi là mẹ của nó.

Về đến Mỹ, gia đình chị  Thủy ra phi trường đón chúng tôi về nhà chị, Chị Mỹ và Cháu gái rất tin tưởng vào Chúa sẽ thương ban cho Chị và con nhưng tháng ngày an ủi. Chị Thủy nhỏ nhẹ,

“Cháu gái con Chị Mỹ đến nay đã vào tuổi mười bốn, mười lăm. Nhìn cháu ngây thơ, trong sáng xin gia nhập thiếu nhi Thánh Thể và đeo khăn quàng màu vàng mà mừng chảy nước mắt, Chúa của tôi thật là vĩ đại. Phần thưởng lớn nhất là được nhìn ngắm Chị Mỹ và Cháu cầu nguyện trong các buổi thờ phượng và ca ngợi Chúa”

Quả ơn nghĩa Yavê không hết,

lòng xót thương của Người không cạn,

mỗi buổi sáng thì lại mới  luôn.

Lớn thay tín nghĩa của Người! (Ai ca3:22-23)

Phan Sinh Trần

Sáu người Việt ăn trộm dưa ở Nhật bị bắt

Sáu người Việt ăn trộm dưa ở Nhật bị bắt

Nguoi-viet.com

 

HÀ NỘI (NV) – Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ 6 người Việt Nam sau khi nhóm này bị phát hiện ăn trộm 112 quả dưa lưới chưa chín trong một trang trại ở tỉnh Chiba.

Tang vật 112 quả dưa lưới Takami trong vụ trộm. (Hình: Tuổi Trẻ)

Truyền thông Việt Nam ngày 22 tháng 6 dẫn tin từ nhật báo Asashi Shimbun cho biết, ngày 19 tháng 6 cảnh sát quận Asashi, tỉnh Chiba, Nhật Bản đã bắt được 6 ông Việt Nam khi nhóm người này đang chuyển 112 trái dưa lưới, đặc sản chỉ có ở thành phố Asashi vừa trộm được để mang đi tiêu thụ.

Theo tin báo Tuổi Trẻ, khoảng 2 giờ 30 sáng (giờ Nhật Bản) cùng ngày, nhóm 6 người trên đã đột nhập vào một trang trại chuyên trồng dưa lưới thương hiệu Takami trên bán đảo Boso, tỉnh Chiba lấy đi 112 trái dưa lưới mà không biết rằng nó vẫn chưa chín.

Năm người đã thừa nhận tội trộm cắp nhưng đưa ra lý do “chỉ vì muốn ăn thử cho biết.” Người còn lại, được cho là sống tại Yotsukaido, tỉnh Chiba phủ nhận có liên quan tới vụ trộm. Tổng giá trị số dưa bị trộm là 67,000 yen (khoảng gần $700).

Đại diện Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Nhật Bản cho biết, mùa thu hoạch dưa lưới Takami thường rơi vào cuối tháng 6, đầu tháng 7. Tuy nhiên, những trái dưa trong vụ trộm vừa rồi còn quá xanh để có thể ăn như lời những người này nói.

Những câu chuyện về người Việt Nam ăn cắp ở Nhật Bản có xu hướng gia tăng. Theo báo điện tử VietNamNet, cơ quan cảnh sát Nhật Bản hồi tháng 5 năm 2015 đã công bố, tình hình bắt giữ tội phạm nước ngoài trong năm 2014, trong đó liên quan đến người Việt Nam là 2,488 vụ, tăng 61.6% so với năm 2013. Tính ra, trung bình mỗi ngày xảy ra 8 vụ ăn trộm dính đến người Việt Nam. (Tr.N)

Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về nhân quyền Việt Nam

Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về nhân quyền Việt Nam

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-06-23

RFA

Untitled-1.jpg

Buổi điều trần về sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam tại Hạ viện Mỹ dưới sự chủ trì của dân biểu Christopher Smith chiều 22/6/2016.

RFA photo

03:19/05:55

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

“Tổng Thống Obama Đến Việt Nam: Lỡ Một Cơ Hội Thúc Đẩy Việt Nam Cải Thiện Quyền Con Người” là tiêu để buổi điều trần này.

Với sự chủ trì và điều hợp của  dân biểu Christopher Smith, thành viên  cao cấp Ủy Ban Đối Ngoại kiêm chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu tại hạ viện, buổi điều trần còn có sự tham dự của đại diện các tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Boat People SOS cùng thành viên các tôn giáo đang bị bách hại tại Việt Nam như Tin Lành và Cao Đài.

“Tôi là mục sư Rmah Loan tại Budak, từ Việt Nam mới qua đây. Hôm nay tôi sẽ nói Việt Nam đối xử với tôn giáo như thế nào. Tôi rất mừng quí vị cho phép tôi nói chuyện về nhân quyền tại Việt Nam, về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam Việt Nam, đối xử về tôn giáo khác biệt lắm. Tôi sẽ nói với dân biểu ở đây những mục sư truyền đạo người dân tộc thiểu số có hơn 20 người đang ở trong tù.”

Đây là buổi điều trần được coi là nghiêm  khắc nhất  để một lần nữa trình bày về thực trạng nhân quyền sa sút và tồi tệ ở Việt Nam.
– DB Christopher Smith 

 “Tôi là Katie Dương đến từ Dallas, Texas, đại diện cho Cao Đài là một tôn giáo thành lập ở Việt Nam năm 1926. Lý do tôi đến đây là bởi vì Cao Đài đã bị nhà nước xóa sổ kể từ sau 1975 và nhà nước đã thành  lập một Cao Đài mới dưới sự quản lý của nhà nước cộng sản năm 1977 mà chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi muốn nói lên sự đàn áp  Cao Đài như thế nào, đặc biệt như trường hợp của ba tôi bị ở tù, bị bắt và bị truy nã phải trốn tị nạn.”

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do trước khi bắt đầu cuộc  điều trần, dân biểu Christopher Smith nói bất kể bao áp lực từ bên ngoài yêu cầu Việt Nam cải thiện nhân quyền nhưng các quyền căn bản của người dân Việt Nam như tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do bày tỏ chính kiến, tự do lập hội vân vân … vẫn bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Đặc biệt sau chuyến viếng thăm của tổng thống Obama thì Việt Nam đã không có sự nhượng bộ nào cũng như không có sự thăng tiến đáng kể về mặt nhân quyền. Dân biểu Christopher Smith nói:

Đây là buổi điều trần được coi là nghiêm  khắc nhất  để một lần nữa trình bày về thực trạng nhân quyền sa sút và tồi tệ ở Việt Nam. Chỉ một chi tiết như vụ luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt bớ  tù tôi hồi tháng 12 đủ cho thấy Việt Nam chẳng khác gì Bắc Hàn hay những đất nước không có quyền tự do ngôn luận khác, Việt Nam đang là  mối đe dọa chống lại những gì tốt đẹp nhất về quyền con người mà nhân loại hướng tới.

Untitled-2.jpg

Dân biểu Christopher Smith (phải) tại buổi điều trần. RFA photo

Thế nhưng tổng thống Obama lại nhìn sự việc một cách khác, ông chẳng những đã nêu vấn đế nhân quyền một cách hời hợt mà còn loan báo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Xét kỹ thì ta có thể thấy Mỹ đang bán khí giới cho một quốc gia mà chính sách tiên quyết của quốc gia đó là cường quyền, kiểm soát, hạn chế mọi quyền tự do căn bản của người dân. Mỹ đang  bán vũ khí cho một đất nước mà ở đó luôn có sự bất dung tôn giáo, luôn có sự kiểm duyệt và cấm đoán, luôn có sự đàn áp, bắt bớ  và bịt miệng đối lập.

Hãy nhớ  tương lai Việt Nam nằm trong tay giới trẻ là những người thực sự muốn có dân chủ, tụ do. Người trẻ  muốn đạo giáo được tôn trọng,  các  nhà báo,các  bloggers và  các nhà  hoạt động môi trường được bảo vệ. Những ước muốn đó không thể xảy ra dưới một chế độ chuyên dùng sức mạnh và sự đàn áp để cai trị như chính quyền hiện hành ở Việt Nam.

Không tiến bộ sau chuyến thăm của Tổng thống Obama

Vẫn lời dân biểu Christopher Smith, trước khi tổng thống Obama lên đường sang Việt Nam thì một số nhà lập pháp đã yêu cầu ông lên tiếng đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền. Thế nhưng đáng tiếc một tháng sau chuyến công du Việt Nam chẳng những không thay đổi mà còn mạnh tay đàn áp, bắt giữ hoặc bắt cóc những người biểu tình ôn hòa vì muốn một câu trả lời minh bạch về  thảm họa ô nhiễm môi sinh đang ảnh hưởng lên đời sống của họ.

Hiện diện trong buổi điều trần hôm thứ Tư còn có dân biểu Dana Rohrabacher, người đã đặt nhiều câu hỏi xác đáng với các thuyết trình viên về nhân quyền, nhất là sinh hoạt tôn giáo và sự thờ phượng của người Tin Lành sắc tộc ở vùng cao.

Tôi thực sự thất vọng vì ngài tổng thống khi đến Việt Nam chỉ chú trọng đến hợp tác kinh tế và thương mại hơn là cải tổ chính trị, vấn đề Việt Nam cần thực hiện hầu tạo niềm tin trong quan hệ song phương.
– DB Christopher Smith

 

Tôi thực sự thất vọng vì ngài tổng thống khi đến Việt Nam chỉ chú trọng đến hợp tác kinh tế và thương mại hơn là cải tổ chính trị, vấn đề Việt Nam cần thực hiện hầu tạo niềm tin trong quan hệ song phương.

Việt Nam không thể trở thành một thành viên của TPP Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương nếu một thể chế độc tài như thế còn tồn tại. Người ta không thể biết tin tức trung thực vì Việt Nam làm gì có tự do báo chí cũng như không có báo chí độc lập và không có đảng đối lập. Làm sao chúng ta có thể ủng hộ một chính phủ giống như vậy. Muốn có chỗ đứng trong một cơ chế mậu dịch  tự do thì Việt Nam phải tự thay đổi và đáp ứng những điều kiện cần phải có. Rõ ràng là Việt Nam không đủ khả năng để tự thay đổi và chúng ta phải tìm cách tiếp cận với họ, đưa họ ra khỏi cái gọi là một chế độ được điều khiển bằng những kẻ bất lương đang nắm mọi quyền hành cho tới lúc này.

Buổi điều trần chấm dứt bằng  kết luận của dân biểu Christopher Smith, rằng những điều mắt thấy tai nghe hôm nay chứng tỏ chuyến đi Việt Nam của tổng thống Obama đã không thăng tiến nhân quyền được cho Việt Nam  như  kỳ vọng của các nhà lập pháp, của người Mỹ gốc Việt cũng như người Việt trong nước. Ông nói buổi điều trần cũng là  dịp để quốc hội rà soát lại xem chuyến đi Việt Nam vừa rồi của hành pháp đạt kết quả bao nhiêu và cần thiết bao nhiêu để Quốc hội nhập cuộc bằng những hành động lập pháp tích cực.

CHIẾC BỊ

CHIẾC BỊ

Trích trong “Niềm Vui Chia Sẻ”

Một thi sĩ Pháp đã tả lại cuộc từ bỏ để đi theo Chúa qua một bài thơ dí dỏm mang tựa đề: “Chiếc bị” (La besace).  Thi sĩ coi Chúa như một người bạn và tâm sự rằng.

“Hôm ấy, tôi đang mê mải bóp trán nặn vần thơ thì tôi nghe tiếng Bạn mời.  Tôi vội vã đi theo.

Tôi bỏ vào trong chiếc bị một sống tiêu bằng trúc, nhiều áo quần và cả một tập thơ, một album kỷ niệm thân thương, với nhiều kỷ vật quý giá.

Tôi cùng Bạn lên đường khi mặt trời vừa hé.

Bạn đi trước, tay không nhẹ nhõm,

Tôi theo sau với chiếc bị nặng trĩu trên vai.

Chân kéo lê trên một quãng đường dài.

Một ngày đã trôi qua trên cánh đồng gió thoảng.

Mỏi vai, tôi xin dừng lại giữa đường.

Mở bị ra tôi quăng bớt áo quần, rồi cùng Bạn tôi rảo bước.

Vẫn tay không, Bạn nhẹ nhàng đi trước,

Tôi đi sau mồ hôi đẫm áo ngoài.

Sắp lên cầu để vượt khỏi dòng sông,

Tôi quăng đi tập thơ và sáo trúc, rồi cùng Bạn đi tiếp tục.

Đường lên cao dốc giác và uốn khúc quanh co.

Ôi cánh tay mỏi rã rời, tôi nài xin Bạn cho tôi dừng nghỉ một chút để tìm lại tấm hình mẹ tôi, người tôi yêu dấu nhất đời, chụp vào ngày hôn lễ với cha tôi.

Nhưng tấm hình không còn nữa, nó đã bay mất.

Tôi bỗng buông xuôi, mắt tôi tối tăm lại giữa mặt trời đúng ngọ.

Rồi đêm về khi trăng vừa mới ló trên những giọt sương rơi,

Tôi quăng luôn cả chiếc bị trên đường.

Nắm tay Bạn nhanh chân tôi đi tiếp.

Nhưng bỗng nhiên Bạn bảo tôi ngừng bước.

Dưới vòm trời trong suốt ánh trăng,

Bạn cười tươi nhè nhẹ vỗ vai tôi và nói: Hãy dừng chân vì chúng ta đã đến nơi rồi.”

 Anh chị em thân mến,

Muốn theo Chúa Giêsu đến cùng, phải ra đi tay không, phải bỏ lại đằng sau cả hành trang, kỷ vật và người thân.  Khi đã mất hết, chỉ còn lại một mình Ngài, cuộc hành trình sẽ kết thúc êm đẹp.  Đó cũng là những đòi hỏi mà Chúa Giêsu ngỏ cùng những người muốn đi theo Ngài trong bài Tin Mừng hôm nay:

Thánh Luca kể lại, khi Chúa Giêsu đang tiến lên Giêrusalem, nơi Ngài phải hoàn tất công cuộc cứu thế bằng tử nạn thập giá, thì một người chạy lại bày tỏ thiện chí tối đa: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu con cũng xin theo Thầy.”  Chúa Giêsu không vồn vã cũng không xua đuổi, nhưng nói lên thân phận của Ngài để giúp cho người kia ý thức rõ ràng những gì chờ đợi anh ta, nếu anh ta muốn theo Chúa một cách dứt khoát và tuyệt đối như vậy, Ngài nói: “Con cáo có hang, chim trời có tổ, còn Con Người không có chỗ dựa đầu.”  Điều nầy Chúa Giêsu đã thực hiện ngay từ lúc Ngài sinh ra: “không có chỗ cho ông bà trong quán trọ,” và Ngài đã được thân mẫu vấn tã đặt nằm trong máng cỏ.  Cuối cùng, trên thập giá, chúng ta cũng đã thấy tất cả sự khốc liệt của lời tuyên bố nầy.  Trong Tin Mừng thứ ba, không bao giờ thấy nói đến một ngôi nhà riêng của Chúa Giêsu hoặc của nhóm môn đệ.  Thực tế là vậy đó, muốn theo hay không tùy ý.

Một người khác lại được Chúa Giêsu ngỏ lời trước: “Hãy theo Tôi.”  Nhưng anh ta lại xin phép trở về nhà mai táng cha mình trước đã.  Chúa Giêsu không nhượng bộ: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết, còn anh, hãy đi loan báo Nước Thiên Chúa.”  Sứ mạng loan báo Nước Trời là ở cõi chết. Hãy để những người ở ngoài Nước Trời chôn cất những người ở ngoài Nước Trời.  Còn người đã được gọi phục vụ Nước Trời thì hãy lo bổn phận chính của mình trước hết và trên hết, không được trì hoãn vì bất cứ lý do gì.  Việc báo hiếu cha mẹ là việc quan trọng nhất theo quan niệm thông thường của người đời, cũng không thể làm trì hoãn việc rao giảng Nước Thiên Chúa.

Người thứ ba đến xin theo Chúa Giêsu thì vừa xin đi theo vừa đặt điều kiện:“Thưa Thầy, con xin đi theo Thầy, nhưng xin cho phép con về từ giã gia đình trước đã.”  Chúa Giêsu nói thẳng cho anh ta biết rằng thái độ ấy không xứng đáng với Nước Thiên Chúa.  Câu chuyện nầy cho ta liên tưởng đến câu chuyện ông Êlia gọi ông Êlizê mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc I: Ông Êlizê được gọi, xin về từ giã cha mẹ trước đã.  Ông Êlia đồng ý ngay.  Còn ở đây, Chúa Giêsu cho thấy đòi hỏi của Nước Thiên Chúa mãnh liệt hơn đòi hỏi của Cựu Ước.  Toan đi theo Chúa Giêsu mà còn quyến luyến cha mẹ hơn Chúa Giêsu thì khác nào kẻ đã cầm cày mà còn ngoái cổ lại đằng sau.  Cầm cày thì phải nhìn về phía trước mới cày được.  Muốn theo Chúa Giêsu thì không được quyến luyến cái gì khác, kể cả cha mẹ.

Ba mẫu đối thoại nầy đặt chúng ta trước ánh sáng chói lòa của những đòi hỏi của Nước Thiên Chúa.  Muốn theo Chúa Giêsu thì phải chấp nhận đồng số phận với Ngài: Nghèo khó, trần trụi, không nhà riêng, không trụ sở, không có gì bảo đảm cho mình ở trần gian nầy; phải coi nhiệm vụ rao giảng Nước Trời là nhiệm vụ trên hết.

Chúa Giêsu không nhượng bộ nửa bước trước những bổn phận chính đáng nhất như mai táng, từ giã cha mẹ.  Chính Ngài đã cư xử như vậy lúc Ngài ở lại trong đền thờ năm 12 tuổi.  Thánh Giuse và Đức Mẹ đã đau điếng về chuyện nầy.  Chúa Giêsu chỉ trả lời bằng một câu thật khó hiểu: “Ông Bà không biết rằng tôi phải lo việc của Cha tôi sao?”  Đức Mẹ đã ghi nhớ và nghiền ngẫm câu ấy suốt đời.  Những lời tuyên bố của Chúa Giêsu ở đây cũng làm cho chúng ta choáng váng chẳng khác Đức Mẹ và Thánh Giuse lúc ấy.  Muốn hiểu được, chúng ta phải im lặng suy đi nghĩ lại trong lòng.

Đối với những người được mời gọi hiến thân phục vụ Nước Thiên Chúa, những lời nầy mời gọi kiểm điểm lại thái độ sống của mình.  Chúa Giêsu và Nước Trời đã thực sự độc chiếm tâm hồn và cuộc đời của mình chưa?  Đối với mọi Kitô hữu, những lời nầy cũng có ý nghĩa, vì tất cả những ai muốn theo Chúa Giêsu trên con đường tới vinh quang đều phải coi Chúa Giêsu và Nước Thiên Chúa hơn tất cả, nếu còn ngoái cổ lại đằng sau, còn coi một cái gì hơn Chúa Giêsu thì không xứng đáng vào Nước Thiên Chúa.  Thánh Phaolô đã sống điều nầy và đã phát biểu: “Tất cả những cái tôi coi là mối lợi cho tôi, thì vì Đức Kitô, tôi đã coi như bất lợi.  Chẳng những thế, tôi còn coi mọi sự hết thảy như thua lỗ, bất lợi hết, trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa tôi.  Vì Ngài, tôi đành bị tổn hại về mọi sự và xem như rác rưởi tất cả, để lợi được Đức Kitô” (Pl 3, 7-13).

Theo Chúa thì có nhiều người muốn theo.  Nhưng lại chỉ muốn theo Chúa như quan niệm và ý muốn của mình, chứ không theo Chúa như Chúa muốn.  Vì thế, có khi mắc phải ảo tưởng là mình đang theo Chúa, nhưng thật ra họ đang theo mình và bắt Chúa theo mình.  Theo Chúa đúng nghĩa là phải chấp nhận rủi ro, mạo hiểm, mất gốc; phải từ bỏ tất cả những gì không phù hợp với ý Chúa, với sự thánh thiện của Ngài, phải từ bỏ những gì là nguy cơ làm cho ta xa Chúa hay cản trở ta kết hợp mật thiết với Chúa.  Theo Chúa là phải hoàn toàn tín nhiệm vào Chúa và thuộc trọn về Chúa.

Việc tham dự tích cực và trọn vẹn vào mầu nhiệm chết và sống lại của Đức Kitô được tái diễn trên Bàn Thánh nầy sẽ giúp chúng ta sống một cuộc đời thuộc trọn về Chúa mãi mãi.

Trích trong “Niềm Vui Chia Sẻ”

From: langthangchieutim

SỐNG TINH THẦN ĐỀN TỘI

SỐNG TINH THẦN ĐỀN TỘI

+ Gm. GB Bùi Tuần

  1. Hiện nay,tội đang trở thành một thời sự đen tối gây nhiều nhức nhối.

Tội cá nhân, tội tập thể, tội cơ chế. Tội loại nào cũng xúc phạm đến Thiên Chúa. Người phạm tội không những phải nhận tội, chừa tội, mà còn phải đền tội.

  1. Đền tội cho mình và đền tội cho người khác theo tình liên đới, đó là một việc đạo đức rất cần và rất quý.

Đền tội không phải chỉ đòi việc làm đạo đức, mà cũng đòi cả một nếp sống đạo đức.

  1. Ở đây, tôi xin chia sẻ đôi chút về nếp sống đạo đức, như một của lễ đền tội. Tôi gọi nếp sống đó làsống tinh thần đền tội.

Theo tôi, đền tội chủ yếu là làm những việc đạo đức có tính cách tránh cho mình khỏi sa vào đàng tội. Những việc đạo đức đó rất nhiều. Ở đây, tôi chỉ xin nhấn mạnh đến vài việc mà thôi.

  1. Việc thứ nhất là đừng để mình mất phương hướng nội tâm.

Phương hướng đúng của nội tâm tôi là bước theo Chúa Giêsu, là tin vào Chúa Giêsu, là bắt chước Chúa Giêsu. Trên lý thuyết, tôi vẫn nhận phương hướng đó. Nhưng trên thực tế, tôi dễ để mình bị lôi cuốn bởi những động lực khác ngoài Chúa Giêsu, thì đó là mất phương hướng nội tâm. Trường hợp như thế là dễ xảy ra lắm.

Phương hướng đúng của nội tâm tôi là chu toàn bổn phận của tôi. Nếu tôi lơ là với những trách nhiệm cốt yếu của bổn phận, để lao mình vào những trách nhiệm giả tạo, thì đúng là tôi mất phương hướng nội tâm. Trường hợp như thế là dễ xảy ra lắm.

  1. Việc thứ hai là sống nhân lành một cách cụ thể.

Sống nhân lành, theo nghĩa mà Chúa Giêsu dạy, là tham dự vào sự nhân lành của Chúa. “Tại sao gọi tôi là nhân lành? Chẳng ai là nhân lành, chỉ có Chúa mà thôi” (Lc 18,18-19). Nhân lành của Chúa là một tạo dựng của lòng thương xót. Nó có tính cách cho đi nhưng không. Như vậy, nhân lành là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Có hoa trái đó, tôi mới có thể thực hiện được lời Chúa dạy: “Chúng con hãy yêu thương nhau, như Thầy yêu thương các con” (Ga 13,34).

Những lần được gần Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tôi đều rất được ấn tượng về sự nhân lành của Ngài. Với nếp sống nhân lành đó, Ngài đã đền tội cho tôi, cho Hội Thánh và cho nhân loại.

  1. Việc thứ ba là sống hiền từ.

Chúa Giêsu phán: “Hãy học cùng Thầy, vì Thầy hiền từ và khiêm nhường” (Mt 11,29).

Thánh Phaolô khuyên Timôthê: “Hãy dịu hiền với mọi người, hãy có khả năng giảng dạy, biết chịu gian khổ. Phải lấy lòng hiền từ mà giáo dục những kẻ chống đối” (2Tm 2,24-25).

Theo kinh nghiệm của nhiều người đạo đức, thì hiền từ có sức mạnh dập tắt sự nóng nảy, kiêu căng và các thứ thô bạo. Hiền từ ở đây không có nghĩa là một thứ yếu đuối, nhưng là một nhân đức anh hùng. Thực sự, nó đã giúp tôi sống tinh thần đền tội cho mình và cho nhiều kẻ khác.

  1. Việc thứ bốn là sống hy vọng, bình an và vui trong Chúa.

Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã rất ảnh hưởng đến tôi do cách Ngài sống đầy hy vọng, bình an và vui trong Chúa. Đó cũng là cách sống tinh thần đền tội, mà Ngài đã thực hiện và đã khuyên tôi.

Ngài hay đơn giản hoá những sự việc rắc rối. Ngài hay uốn những khúc cong thành vòng tròn. Ngài hay biến những nét mặt giận dữ thành những nụ cười. Tôi xác tín động lực khiến Ngài làm được những việc đạo đức đó chính là Chúa Thánh Thần.

Đức Cố Hồng Y Thuận đã thực hiện lời thánh Phaolô xưa: “Hãy vui mừng và gắng nên hoàn thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí, và ăn ở thuận hoà. Như vậy, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và bình an, sẽ ở cùng anh chị em” (2Cr 13,11).

  1. Với bốn việc đạo đức trên đây, tôi đã sống tinh thần đền tội trong suốt nhiều năm. Đền tội như thế vẫn không miễn cho khỏi những việc khổ chế và nhiều hy sinh. Nhưng tất cả đều do tình yêu thương xót. Và đó là nguồn hy vọng, vui mừng và bình an. Cho dù đền tội như vậy vẫn chỉ là khởi đầu, nhưng tôi có thể quả quyết:Nhờ sống tinh thần đền tội như thế, chúng ta sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng một nền văn minh của tình yêu.
  2. Thế giới hiện nay đang đứng trước nguy cơ tội ác sẽ gây nên vô số thảm hoạ khôn lường. Hãy sám hối và đền tội, bằng những việc đạo đức có nền tảng từ Phúc Âm.Chỉ có tình yêu mới có sức đền tội cứu độ. Chỉ có tình yêu mới có thể xây dựng được một thế giới yêu thương.
  3. Viết tới đây, tôi cảm thấy mình mệt mỏi, đau nhức.Tôi dâng những đau mệt đó cho Chúa, như một lễ vật đền tội. Chỉ một lát sau, tôi nhận được những dấu chỉ về sự Chúa đang hiện diện và đang sai tôi đi làm chứng cho Chúa qua việc chia sẻ nhỏ mọn này. Tôi cảm tạ Chúa hết lòng. Tôi tin Chúa sẽ thương nhận việc tôi đang làm như một của lễ có giá trị đền tội cho mình và cho kẻ khác.

Long Xuyên, ngày 10.6.2016.

+ Gm. GB Bùi Tuần

From: vongtaysongnguyen

Venezuela: Từ cơ hội giàu có trở thành quốc gia thất bại

 Venezuela: Từ cơ hội giàu có trở thành quốc gia thất bại

Nguồn: Từ tu-phung

Matt O’Brienm – The Washington Post

Tóm tắt câu chuyện về Venezuela: Quốc gia có lượng dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới nhưng không đủ khả năng tự nấu bia, không có khả năng điều hành theo múi giờ trong khu vực, hoặc thậm chí người dân tại đây chỉ có thể làm việc khoảng hai ngày mỗi tuần.

Venezuela-

Venezuela

Nói cách khác, Venezuela đã trượt xa khỏi giai đoạn đáng lo ngại rằng nền kinh tế của nước này có thể bị sụp đổ. Chính xác hơn thì nền kinh tế tại đây đã sụp đổ. Đó là cách duy nhất để mô tả về nền kinh tế mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cho rằng sẽ giảm khoảng 8 phần trăm và lạm phát gia tăng khoảng 720 phần trăm trong năm nay. Và đó không phải điều tồi tệ nhất. Tình hình thực tế cho thấy chính quyền nước này đang đứng bên bờ vực thẳm. Venezuela hiện đang có tỷ lệ giết người đứng cao thứ hai trên thế giới, và bây giờ chế độ Chavista dường như đang đe dọa sử dụng bạo lực nếu phe đối lập thành công truất phế Nicolás Maduro khỏi chức vụ tổng thống. Nước này đang đứng trước một cuộc đua nghiệt ngã giữa tình trạng hỗn loạn và nội chiến.

Đây là một thảm họa hoàn toàn do con người tạo ra. Venezuela vốn có đủ tài nguyên để trở thành một quốc gia giàu có. Số lượng dầu mỏ ở Venezuela còn nhiều hơn so với Hoa Kỳ hoặc Saudi Arabia hay bất cứ nước nào khác trên thế giới. Mỉa mai thay, vì do điều hành kinh tế kém hiệu quả nhất trên thế giới, Venezuela không còn đủ tiền để thậm chí trả kinh phí dịch vụ in tiền. Nói cách khác, Venezuela gần như quá nghèo để có thể chịu đựng thêm mức lạm phát. Đây chỉ là một cách khác để nói rằng chính phủ hiện hành dường như đã bị phá sản.

Nhưng vì sao Venezuela lâm vào cảnh như ngày hôm nay? Đơn giản, nước này đã chi tiêu quá nhiều so với vốn họ có và không có nguồn dự trữ. Chúng ta hãy xem lại nước này đã tiêu tiền như thế nào trong thời gian vừa qua. Chính sách của chế độ Chavista là lấy tiền bán dầu mỏ chia cho người nghèo, nhưng chính vấn đề này đã dẫn nền kinh tế đến bờ suy sụp. Các quốc gia có nguồn dầu mỏ phong phú đều hiểu điều này. Bạn không thể phân phối lại lợi nhuận từ tiền bán dầu nếu như việc bán dầu không mang lại lợi nhuận. Tệ hơn, Hugo Chavez đã thay thế các lãnh đạo làm được việc tại công ty dầu do nhà nước cấp vốn bằng những người chỉ biết trung thành với ông. Việc này đã làm cho các đối tác nước ngoài lo ngại. Hoặc Chavez đã rút tiền ra [từ công ty dầu] mà không hoàn vốn, do đó dẫn đến việc công ty thiếu hụt vốn và mất khả năng tinh chế dầu từ sản lượng dầu thô. Kết cuộc là số lượng dầu do Venezuela sản xuất đã giảm khoảng 25 phần trăm từ giữa năm 1999 và 2013.

Nhưng điều đó chưa đủ để ngăn chặn chính phủ tiếp tục tiêu tiền. Theo tình hình hiện nay thì dù giá dầu có tăng đến ba con số cũng không đủ để nước này cần bằng số sách thâm hụt của mình. Vì vậy, Venezuela đã nhận tiền từ một nơi duy nhất mà họ có thế: công ty in tiền. Và họ đã nhận rất nhiều từ khi giá dầu toàn cầu bắt đầu sụt giảm trong vòng hai năm qua. Kết quả như bạn đã biết, việc tiếp tục in tiền dẫn đến việc đồng bolivar mất giả thảm hại so với đồng USD. Kể từ năm 2012, đồng bolivar theo giá thị trường chợ đen đã giảm 99,1 phần trăm so với đồng USD.

Venezuela-2

 

Nhưng thay vì phải đối mặt với thực tế này thì Venezuela đã chọn một trò chơi kinh tế của riêng họ. Nước này đã ban hành luật nhằm kiềm chế lạm phát bằng cách buộc các doanh nghiệp phải bán hàng theo giá do nhà nước quy định. Chính phủ thậm chí cố gắng trấn an dân chúng rằng lạm phát “không hề tồn tại”. Tất cả những điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì họ không thể tạo được lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với việc họ chẳng bán được món hàng nào. Vì vậy, chính phủ đã cố gắng khắc phục bằng cách cấp vốn cho một số công ty do chính họ chọn ra. Ý tưởng của chính phủ là cung cấp tiền cho các công ty này để họ tiếp tục kiếm tiền bằng cách trữ hàng và bán ra thị trường với giá mà chính phủ đã đề ra lúc ban đầu. Nhưng vấn đề với ý tưởng này tất nhiên nó không mang lại lợi nhuận cho các công ty không có vốn trợ cấp từ chính phủ mà chính các công được chính phủ tài trợ cũng chẳng tạo được đồng lợi nhuận nào. Đơn giản là họ có thể bán đồng USD trên thị trường chợ đen và mang về số tiền lời còn nhiều hơn việc mua hàng hóa nhập khẩu về bán lại cho người dân.

Kết quả là hàng ngàn cửa hàng không có hàng để bán. Người dân thì phải xếp hàng dài và đợi nhiều giờ đồng hồ để được mua hàng.

Điều này chỉ trở nên tồi tệ hơn khi mà tiền từ việc bán dầu đang bằt đầu cạn kiệt. Thật vậy, nhà sản xuất bia lớn nhất Venezuela vừa công bố rằng họ đóng cửa tất cả các nhà máy tại đây vì đã không nhận được tiền từ chính phủ để nhập khẩu nguyên liệu. Điều tương tự cũng đã xảy ra với các loại giấy vệ sinh. Venezuela vốn không có công ty in ấn tiền, thay vào đó họ phải trả tiền cho các công ty nước ngoài để in tiền cho họ. Điều đó có nghĩa là Venezuela cần phải có tiền mới có thể tạo ra đồng bolivar.

Nhưng điều này không chỉ là câu chuyện về những ý tưởng tồi dẫn đến phá hoại cả một nền kinh tế. Đó cũng là câu chuyện về việc thiếu kế hoạch. Chính phủ Venezuela cũng có kế hoạch nào khác để vận hành đất nước nếu như nhà máy thủy điện duy nhất của nước này không còn hoạt động. Gần đây Venezuela phải đối mặt với nạn hạn hán nên lượng nước đã xuống thấp kỷ lục. Maduro đã làm tất cả mọi thứ từ việc phân phối điện đến các trung tâm, đổi múi giờ nửa giờ với hy vọng rằng người dân sẽ không cần sử dụng điện nhiều vào ban đêm – cho đến buộc 30 phần trăm nhân viên nhà nước chỉ làm việc trong ngày thứ Hai và thứ Ba của mỗi tuần.

Cho đến thời điểm này, nêu ra một danh sách các chính sách thành công có lẽ dễ hơn nhiều. Đó chính là không có chính sách nào mà không thất bại tại Venezuela. Nền kinh tế và tiền tệ của Venezuela đang sụp đổ, các cửa hàng không còn hàng hóa để bán, điện cũng không còn và nạn cướp bóc giết người thì chạm nóc. Những điều mà chế độ Chavistas làm tốt là tạo ra con dê tế thần, lừa bịp và tạo ra đau khổ cho người dân Venezuela.

Có thể gọi đây là pháp luật của Maduro: Tất cả mọi thứ có thể sai và sẽ thất bại khi chính chính phủ của bạn làm ra điều đó.

Matt O’Brienm – The Washington Post

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước

venezuela 5

 

 

 

 

 

 

 

 

Venezuela Quốc gia ở Nam Mỹ

Venezuela là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Venezuela tiếp giáp với Guyana

về phía đông, với Brasil về phía nam, Colombia về phía tây và biển Caribbean về phía bắc.

Nhiều hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Caribbean cũng thuộc chủ quyền của Venezuela.

Thủ đôCaracas

Tổng thốngNicolás Maduro

Đơn vị tiền tệBolívar Venezuela

Châu lụcNam Mỹ

Tổng Sản phẩm Quốc nội438,3 tỷ USD (2013) Ngân hàng Thế giới

 Thiếu ăn, dân Venezuela cướp chợ và xe chở thực phẩm

Thứ Hai, 20 tháng Sáu năm 2016 22:22

Tác Giả: Người Việt

CUMANÁ, Venezuela (NV) – Trước tình trạng xe chở thực phẩm, lò bánh mì, thường xuyên bị tấn công, việc chuyên chở và lò sản xuất nhu yếu phẩm này ở Venezuela nay phải có lính võ trang bảo vệ.

 VENEZUELA_thieu_thucpham

Chen lấn mua thực phẩm bên ngoài một siêu thị ở Puerto Ordaz, Venezuela. (Hình: Getty Images/Carlos Becerra)

Theo NY Times, cảnh sát bắn đạn cao su để giải tán đám đông xông vào hôi của các chợ, nhà thuốc Tây và tiệm bán thịt.
Một bé gái 4 tuổi thiệt mạng khi nhiều nhóm tranh nhau giành thực phẩm.

Tại Cumaná, sinh quán của các anh hùng dân tộc Venezuela, hàng trăm người tuần hành đến trước một siêu thị, kêu gào đòi thực phẩm.

Họ phá sập cổng sắt lớn rồi túa vào bên trong, vơ lấy mọi thứ, từ nước uống đến lúa mì, bột bắp, muối, đường, khoai tây, và bất kỳ thứ gì họ có thể tìm thấy, để lại đằng sau cảnh hoang tàn, với các tủ lạnh bị đập vỡ và kệ tủ đổ nhào.

Sự kiện cho thấy, dù Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất thế giới nhưng dân chúng vẫn có thể nổi loạn vì thiếu ăn.
Chỉ riêng trong hai tuần vừa qua, có hơn 50 vụ nổi loạn cướp thực phẩm và nạn hôi của tập thể lan tràn trên khắp cả nước.

Hàng chục cơ sở buôn bán bị vơ vét hoặc bị phá hoại. Ít nhất 5 người chết.

Hồi năm 1989, quốc gia này từng trải qua một vụ tệ hại nhất, khi người nổi loạn bùng phát ở Caracas, thủ đô của Venezuela, do giá dầu hạ khiến chính phủ phải đưa ra biện pháp cắt giảm trợ cấp, làm người dân đột nhiên trở nên nghèo hẳn đi.

Trong biến cố này hàng trăm người thiệt mạng vì lực lượng an ninh phải dùng biện pháp mạnh để trấn áp.
Tình trạng sụp đổ kinh tế trong những năm gần đây khiến Venezuela không còn có thể tự sản xuất hay nhập cảng đủ thực phẩm cho dân chúng.

Các thành phố áp dụng biện pháp quân luật sau khi Tổng Thống Nicolás Maduro ban hành tình trạng khẩn trương.
Tổng Thống Maduro là người được ông Chávez chỉ định thay thế để tiếp tục cuộc cách mạng của mình trước khi qua đời cách đây ba năm.

Anh Raibelis Henriquez, 19 tuổi, người xếp hàng suốt ngày để chờ mua bánh mì ở Cumaná, nói: “Chừng nào còn thiếu thực phẩm, chừng đó nổi loạn vẫn còn.”
Cumaná là nơi có ít nhất 22 cơ sở thương mại bị tấn công chỉ trong một ngày hồi tuần trước.

87% người dân Venezuela cho biết không có đủ tiền để mua thực phẩm. Hết 72% tiền lương tháng được trích ra để mua đồ ăn.

Trung Tâm Hồ Sơ và Phân Tích Xã Hội, một tổ chức kết hợp với Liên Đoàn Giáo Chức Venezuela, cho biết, hồi Tháng Tư, họ khám phá thấy rằng một gia đình cần phải có số tiền tương đương với 16 mức lương căn bản mới đủ nuôi sống chính họ. (TP).

VENEZUELA 6

Người dân Venezuela biểu tình gần dinh tổng thống ở Caracas ngày 2/6 – Ảnh: Reuters.

Đợt bạo lực đường phố mới nhất ở quốc gia nhiều dầu lửa đang chìm sâu trong khủng hoảng này…

Lực lượng an ninh Venezuela đã xịt hơi cay vào những người biểu tình hô vang “chúng tôi muốn thức ăn” gần dinh tổng thống ở thủ đô Caracas hôm 2/6, đánh dấu đợt bạo lực đường phố mới nhất ở quốc gia nhiều dầu lửa đang chìm sâu trong khủng hoảng này.

Theo tin từ Reuters, hàng trăm người dân Venezuela trong tâm trạng bất bình, giận dữ đã đổ về dinh Miralores ở trung tâm Caracas để biểu tình. Tại đây, những người biểu tình đã bị hàng rào của lực lượng Vệ binh Quốc gia chặn lại. Cảnh sát cũng chặn một con đường chính để ngăn dòng người biểu tình.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro – người đang chịu sức ép lớn do cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ ở quốc gia Nam Mỹ 30 triệu dân này – trước đó đã lên kế hoạch phát biểu tại một cuộc tập trung của các nhóm thổ dân ở khu vực gần nơi diễn ra cuộc biểu tình.

Cuộc biểu tình nhanh chóng lan tới những dòng người dài đang xếp hàng chờ tới lượt mua hàng hóa thiết yếu tại các cửa hiệu gần đó, sau khi một số người tìm cách nhảy lên một xe tải chở thực phẩm để giành đồ.

“Tôi đã ở đây suốt từ 8 giờ sáng. Giờ đã không còn thực phẩm trong các cửa hàng và siêu thị”, một người phụ nữ chán nản nói. “Tất cả chúng tôi đều đói và mệt”.

Chính phủ Venezuela cáo buộc các chính trị gia đối lập kích động tình trạng hỗn loạn, nhưng nói rằng lực lượng an ninh đã kiểm soát được tình hình.

Dù sống ở quốc gia có trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới và là thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), người dân Venezuela đang phải chịu đựng cảnh thiếu mọi hàng hóa thiết yếu, từ sữa tới bột mì, giá cả tăng vọt hàng ngày, và nền kinh tế suy thoái sâu.

Tổng thống Maduro đổ lỗi cho giá dầu thế giới giảm sâu và “chiến tranh kinh tế” do kẻ thù gây ra đã dẫn tới tình trạng kinh tế tồi tệ của đất nước. Ông Maduro cho rằng phe đối lập đang tìm cách đảo chính nhằm lật đổ ông.

“Mỗi ngày, bọn chúng đều đưa đến những nhóm gây bạo lực nhằm gây náo loạn đường phố. Và mỗi ngày, người dân lại từ chối và trục xuất bọn chúng”, ông Maduro nói tại cuộc tập trung của các nhóm thổ dân diễn ra ở gần cung Miraflores sau khi đám đông biểu tình bị lực lượng an ninh giải tán.

Các nhà phê bình cho rằng sự hỗn loạn của nền kinh tế Venezuela hiện nay là kết quả những chính sách sai lầm mà nước này đã theo đuổi 17 năm qua, nhất là chính sách kiểm soát tiền tệ và giá cả.

Phe đối lập muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trong năm nay để bãi nhiệm Tổng thống Maduro. Các cuộc biểu tình phản đối tình trạng khan hiếm hàng hóa, cắt điện và tội phạm diễn ra hàng ngày, trong khi nạn cướp bóc ngày càng gia tăng.

Một số nhà báo của Venezuela nói họ bị cướp ngày trong lúc đang tác nghiệp trong cuộc biểu tình ở trung tâm Caracas hôm 3/6.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Venezuela Miguel Perez thừa nhận những khó khăn mà người dân Venezuela đang phải trải qua, nhưng cam kết tình hình sẽ sớm được cải thiện.

“Chúng tôi biết rằng tình hình tháng này rất nghiêm trọng. Đây là tháng mà nguồn cung hàng hóa xuống thấp nhất. Đó là lý do vì sao các gia đình lo lắng”, ông Perez nói trên đài phát thanh. “Chúng tôi đảm bảo là tình hình sẽ cải thiện trong mấy tuần sắp tới”.

Theo Diệp Vũ

Khi nào cảm thấy cuộc đời mình đau khổ, hãy nhớ đến hình ảnh này bạn nhé!

Khi nào cảm thấy cuộc đời mình đau khổ, hãy nhớ đến hình ảnh này bạn nhé!      HAI BA CHI

 1. Khi bạn vẫn đang mải mê chăm chút và buồn bã, vì tại sao mình không có nhiều tiền mua sắm quần áo mới, thì vẫn có những người đang phải đi trên những đôi giày rách bươm.

 Y NGHIA 2

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nếu bạn vẫn chưa hài lòng về ngôi nhà của mình, thì vẫn có những người vẫn đang mơ ước căn nhà lá của họ thôi bị dột.

 HINH 3


3. Cuộc sống mưu sinh chưa bao giờ là dễ dàng, thậm chí là khi người ta phải làm việc ở những bãi rác như thế này!

HINH 4

4. Nhưng ngay cả khi cuộc đời có trái ngược với những ước mơ của con người, người ta vẫn cứ mỉm cười vượt lên trên cả số phận.

HINH 5

5. Và nếu có một lúc nào đó bạn nghĩ rằng:  sao công việc của mình nặng nhọc quá, có những việc còn nặng hơn thế gấp trăm lần.

HINH 6

6. Nếu với bạn học hành là một gánh nặng, thì đứa trẻ này đang phải “ngồi nhờ” ánh đèn ở 1 cửa hàng để học cho nốt.

Cau_be_hieu_hoc_1

7. Bạn không hài lòng với công việc của mình, hàng triệu người đang thất nghiệp ngoài kia, họ thậm chí còn không có cơ hội để than vãn về điều đó.

 HINH 8


8. Người ta vẫn thường hay nói về vấn đề lãng phí thức ăn, đúng vậy, vì còn đó rất nhiều người dân Châu Phi đang thiếu thức ăn trầm trọng.

HINH 9

9. Và với những người vô gia cư, một chỗ ngủ đàng hoàng cũng là một điều ước quá xa xỉ.

HINH 10

10. Bạn luôn than vãn về đất nước của mình, vẫn còn đang rất nhiều trẻ em ngoài kia phải sống cùng chiến tranh, bom đạn, và bạo lực.

HINH 11

11. Vẫn còn đó rất nhiều những ánh mắt mang tên “chờ đợi”, chờ đợi về một cuộc sống khác hơn.

HINH 12

12. Cũng có những ánh mắt mang trong đó “khát vọng”, khát vọng được đổi đời.

HINH 19

Cuộc Sống.

HINH 20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hữu ý trồng hoa hoa chẳng nở,
Vô tình cắm liễu liễu mọc xanh.

HAI BÀ CHỊ

HAI BÀ CHỊ

Philato

HAI BA CHI

(Hình minh hoạ)

Tôi có hai người chị sinh đôi, bố tôi đặt tên cho các chị là Nư và Nữ. Thường thì những cặp sinh đôi rất giống nhau, xinh xắn duyên dáng nên cả hai tới tuổi thập-tam mà đã có nhiều chàng ngấp nghé, tới độ trăng tròn thì có người mang trầu cau đến đặt cọc và vừa 18 thì hai ông lính đến rước các “nàng về dinh”. Ông TQLC đón nàng Nư về Cửu Long trại, ông Hải Quân thì đem nàng còn lại về trại Nguyễn Văn Nho*, cả hai dinh cơ này đều thuộc Thị Nghè phường, Sài Gòn Phố.

Xem ra như vậy thì cái số của hai chị tôi giống nhau, vì cùng một trứng chia đôi, khóc óe chào đời trước sau cách nhau hai ba phút. Nếu sau này số phận có khác là do ngôi sao của phu quân chiếu mạng. Và quả như thế, cả hai bà nay đang độ tuổi xuân già “như chuối chín cây” 75, hai bà ở hai phương trời Đông Tây, tuy cùng một cuộc đời về già nhưng hai hình ảnh khác biệt.

Chồng chị Nư là lính tổng trừ bị TQLC nên đi hành quân quanh năm suốt tháng khắp bốn vùng chiến thuật, từ Bến Hải đến mũi Cà Mau, lâu lâu được vài ngày phép kể cả hai ngày đi đường. Vì về phép bất ngờ thì làm sao biết đường tính sổ, làm sao tính O-gi-nô? Thôi thì “mackeno” nên 7 lần anh về phép là chị tôi đẻ 7 lần, 3 trai, 4 gái. Kể từ sau trận Hạ Lào Lam Sơn 719 năm 1971, lính tổng trừ bị TQLC thành địa phương quân đóng đồn giữ đất vùng địa đầu giới tuyến, một lối sử dụng quân hoang phí, sai nguyên tắc. Chồng thì quanh năm ngủ động Chó, động Toán, động Ông Đô, núi Bá Hô, nếu có nhẩy dù vài ba tiếng thì vào Huế, xuống đò sông Hương hò ‘mái nhì”. Còn chị tôi, “mái nhất”, thì vò võ năm canh, vừa làm mẹ vừa làm cha, làm thầy săn sóc dạy dỗ đàn con, vì lương lính tính liền, anh không gửi tiền về thì chị tôi phải phải tự mưu sinh.

Thấy mẹ vất vả nặng gánh gia đình nên hai thằng con đành bỏ học đăng lính. Tưởng giúp mẹ một tay nhưng đâu ngờ càng làm mẹ khốn khổ. Con trưởng Vũ Văn Tuấn theo gương bố tình nguyện về TĐ.4/TQLC Kình Ngư và chết mất xác tại Quảng Trị năm 1972! Thằng thứ hai, Vũ Văn Hùng, chưa đủ tuổi 18 nhưng lấy trộm giấy khai sinh của bạn để nối nghiệp anh về TĐ.5/TQLC Hắc Long và rồi cũng mất xác tại bãi biển Thuận An, pháp trường cát, vào ngày 26/3/1975.

Chỉ ba ngày sau, lúc 7 giờ sáng ngày 29/3/1975, tôi và anh rể, bố Tuấn Hùng, còn vẫy tay chào nhau tại bãi biển Non Nước Đà Nẵng, tôi thuộc P3/BTL bơi ra tàu trước, còn anh, TĐ.2/TQLC Trâu Điên thì ở lại đi sau. Nhưng cho tới nay gia đình không biết anh phiêu bạt giang hồ phương trời nào? Có phần chắc anh là một trong số những bộ xương mà dân địa phương thỉnh thoảng nhặt được trên bãi cát. Họa vô đơn chí, con nằm ở Thuận An, bố nằm ở Non Nước, Huế Đà Nẵng đâu có bao xa mà sao không biết nhau? Thôi thì cha con cùng trùng phùng chốn bình yên.!

Mới đây, tháng 7/2010, một số đồng đội cũ ở trong nước trở lại thăm chiến trường Thuận An xưa thì được dân địa phương trao cho các anh một mớ xương cùng 7 cái thẻ bài. Thẻ bài là một miếng inox ghi họ và tên, số quân, loại máu mà bất cứ một quân nhân nào cũng phải có… Theo danh sách thì không có tên Hùng. Trong bài tạp ghi “Không Một Nấm Mồ” trên báo NV ngày 6/11, nhà văn Huy Phương cho biết đồng bào thôn An Dương, quận Phú Vang, Thừa Thiên đã vừa giúp cải táng và xây lăng mộ cho 132 quân nhân VNCH đã bỏ mình trên bãi biển Thuận An vào những ngày cuối tháng 3/75.

Ngoài nấm mồ tập thể của 132 quân nhân đã được đồng bào địa phương cải táng thì còn bao nhiêu nữa? Nhiều lắm, các anh vẫn “tắm” vẫn phơi xương trên bãi cát, những hồn-hoang vẫn dạo chơi buổi hoàng-hôn trên bờ biển. Bản tin đồng bào trong nước cải táng nấm mồ tập thể, trong đó chắc chắn có rất nhiều anh em TQLC, đã làm xúc động nhiều trái tim, nhất là đối với những người có chồng con còn nằm lại nơi đó, những pháp trường cát Thuận An, Non Nước, Mỹ Khê v.v.. Nhưng trong số những trái tim xúc động đó không có chị Nư tôi, dù cả chồng lẫn con còn ở đó, vì chị không còn trí nhớ. Chả biết chị điên hay “en-giai-mơ”? Chắc là điên vì người nghèo trong nước nào biết en-giai-mơ là gì đâu!

Chị Nư tôi, một người vợ lính, mẹ lính, sống trong hoàn cảnh chồng con đã trả nợ tổ quốc xong xuôi thì khó mà bình thản, dẫu cho mình đồng da sắt thì cũng phải han rỉ. Với lý lịch gia đình “ngụy quân” như thế thì những đứa con còn lại cũng sống thanh bạch, dẫu có thương mẹ thì cũng chỉ có hai bàn tay chai đá sần sùi, và chị tôi đang sống những ngày cuối đời trong vô tư và không bệnh hoạn. Mỗi lần gọi điện thoại về hỏi thăm sức khỏe chị thì các cháu trả lời:

– Mẹ cháu vẫn mạnh khỏe cậu ơi.

Tôi rất đỗi ngạc nhiên, hỏi lại thì các cháu tâm sự rằng “người nghèo không dám bệnh”. Nghe cháu than tôi tưởng là chuyện đùa, nhưng tôi vừa đọc trên trang báo điện tử trong nước VnExpress ngày 7/12/2010 có bài viết “người nghèo không dám ốm” thì mới biết các cháu tôi nói thật. Chị Nư tôi không có bệnh gì cả, không cao mỡ cao máu, không đái dường, không co-lét-tê-rôn, lục phủ ngũ tạng đều không có vấn đề, vì có đi khám bệnh bao giờ đâu mà biết. Có điều dễ nhận thấy là thân xác chị như thanh củi khô vì đói ăn, gọi văn hoa là suy dinh dưỡng. Hình ảnh chị Nư tôi là tượng trưng cho tất cả các bà quả phụ chế độ cũ đang sống trong chế độ mới, một cuộc đời khó ai mà tưởng tượng nổi.

Trong khi đó người em sinh đôi thì lại là một hình ảnh khác, nhờ ngôi sao mỏ neo của chồng là Hải Quân chiếu mạng nên đời chị Nữ cứ sáng như ngọn hải đăng. Trước 30/4 chị vui cùng con cái trong trại gia binh Nguyễn Văn Nho, nay nhàn hạ nơi hải ngoại.

Nếu hình ảnh chị Nư tượng trưng cho các quả phụ chế độ cũ sống trong chế độ mới XHCN thì hình ảnh của chị Nữ là tượng trưng cho cuộc sống mới của quý bà thuộc chế độ VNCH trong xã hội Hoa Kỳ. Gia đình chị Nữ cư ngụ trong một khu mô-bô-hôm ngay trung tâm cộng đồng người Việt

Đây là một khu phố gần như 90% là người Mỹ gốc Việt, các cụ vốn xuất thân là dân ODP, OD-GHE, OD-BO, HO v.v.. nay tới tuổi về hưu nên tập trung về đây an hưởng tuổi già. Có những cụ bán nhà to trên đồi về đây mua nhà nhỏ, có cụ con mua cho, có cụ được hao-zinh v.v.. Với cái nhìn bề ngoài thỉ đây là xóm nghèo, mà dân nghèo ở cái xứ Mỹ này thực sự sướng hơn cái cảnh dở-dở ương-ương, lương cao hơn “tiền già” dù chỉ $1USD.

Bỏ qua chuyện mấy cụ nói về sự thành công của con cái, đứa nào cũng là “ông nọ bà kia” và bỏ qua vấn đề “ông kia bà nọ” khi các cụ chiếu đèn sang hàng xóm. Không bàn về sự ăn, sự mặc của xóm tôi, bởi vì cụ nào cũng thiếu tủ để đựng quần áo, thiếu tủ lạnh để chứa thực phẩm, câu đầu tiên khi quý bà rủ nhau đi chợ là “hôm nay ăn cái gì nhẩy? Chả biết ăn cái gì! Tất cả biểu lộ sự dư thừa thực phẩm. Cái điều tôi chú ý là nếu chị Nư trong nước vì “nghèo không dám bệnh” thì chị Nữ ở hải ngoại có đầy đủ mọi phương tiện, mọi thuốc men để chữa bệnh thì lúc nào cũng than: “sao tôi nhiều bệnh quá!”

Bệnh “than” là bệnh hay lây và khó chữa, có lẽ chị tôi nhiều bệnh là do bị lây bệnh than, bất cứ bệnh gì của các bà trong khu phố mà chị được nghe kể là chị tôi nói “tôi cũng thế”, nói đúng hơn là các bà “đồng bệnh tương lân”.

Gặp chị, tôi vừa hỏi thăm chị có khỏe không thì chị đã than: “mệt quá, chị bị mất ngủ”. Trông sắc diện và “thanh tướng” thì không có dấu hiệu gì mệt mỏi của bệnh mất ngủ, nhưng tôi cũng cố an ủi cho vừa lòng người muốn bệnh:

– Hèn gì trông chị hơi xuống sắc, mất ngủ bao lâu rồi?

– Cả năm nay rồi cậu ơi, cứ hai ba giờ sáng là thức dậy, loay hoay cả tiếng mới chợp mắt lại được chút xíu cho đến khi thức giấc thì trời đã sáng.

– Anh chị ngủ chung phải không? Như vậy là tại anh ấy làm chị thức giấc vào lúc nửa đêm gà gáy canh ba, ông bà thức dậy..

– Cậu đừng có suy diễn linh tinh à nha, tiếng ngáy làm anh ấy mất ngủ nên thường ôm chăn gối ra ngoài salon.

Tôi không dám hỏi chị là “tiếng ngáy” là của ai, nhưng tôi có gọi điện thoại nhắc mấy cháu đưa mẹ đi “khám” bác sĩ, bệnh mất ngủ do nhiều nguyên nhân, để lâu nguy hiểm. Nhưng các cháu giải thích:

– Thường thì sau bữa cơm tối là mẹ cháu vào phòng coi phim Đại Hàn, chừng ít phút sau là mẹ cháu ngáy rồi, hết phim thì dậy thay phim xong lại ngáy tiếp, cứ ngủ chập chờn như vậy cho tới sáng. Cháu đã đưa mẹ cháu đi khám bệnh, sau khi kê khai bệnh trạng và được làm một vài thử nghiệm thì bác sĩ kết luận ít ngủ là do cơ thể của người lớn tuổi, tuổi già là vậy. Nghe bác sĩ bảo tại “già” thì mẹ cháu chê ông này “dỏm”, không biết định bệnh và đòi đổi BS khác.

– Đâu phải muốn đổi tổ hợp lúc nào cũng được, phải có thời hạn chứ…

– Mẹ cháu là dân medi-medi mà.

À ra thế, đây là những người có con làm tổng thống Mỹ, có medi-medi nên có đủ thứ bệnh. Khi được bảo lãnh vào Mỹ thì chị đã quá già để xin việc nên chỉ ở nhà giữ cháu, dần dà tới tuổi 65 và là dân nghèo nên mọi chi phí về sức khỏe được liên bang và tiểu bang đài thọ, “dân medi-medi muốn gì cũng có”, các cụ thường khoe với nhau như thế. Có được những bảo hiểm y tế như thế quả là niềm ước mơ của mọi người dân sống trên đất Mỹ. Khổ biết chừng nào khi đau yếu mà không có bảo hiểm sức khỏe, xin được tờ MSI cũng trầy vi tróc vẩy. Thôi thì đành chép miệng “tới đâu hay tới đó”. Chính vì ỷ vào điều “muốn gì cũng có” nên chị tôi không có cũng cố tìm ra để mà đi “khám” bác sĩ, như việc mất ngủ chẳng hạn. Quả là hai hình ảnh của hai bà chị, “kẻ ăn không hết người đào không ra”.

Ăn không hết nên phí phạm từ trên xuống dưới, ngứa đầu vì gầu thì đi bác sĩ, cái móng chân sần sùi, cái gót nứt nẻ thì đi bác sĩ thay vì gọt dũa bôi lotion. Tới tuổi phải rụng răng nhưng muốn có hàm răng trắng, đều như hạt dưa để vừa ăn cơm vừa đánh răng thì đi đâu? Câu trả lời là “đi nha sĩ”, chả bù với hồi còn ở quê nhà, cái răng lung lay thì cột sợi chỉ vào rồi tự tay giựt cái “phực”, vất cái răng xâu lên mái nhà cho chú chuột tha đi, miệng xúc hớp nước muối là xong ngay.

Chị tôi cả ngày ngồi đọc báo, xem phim, xem Thúy Nga thế là đau lưng, đi khám bệnh, bác sĩ cho đi chụp X-Ray, MRI, họ bảo xương sống có gai, các khớp xương hết chất nhờn, lớp sụn bị mòn đè lên dây thần kinh thế là đi vật lý trị liệu.

Thực phẩm dư thừa chất ngọt, chất béo sinh ra cao máu tiểu đường, uống thuốc cao máu sinh ra táo bón, táo bón thì sinh ra cau có. Ngày xửa ngày xưa, quần quật từ sáng tới tối, ngày hai bữa “vỗ bụng rau bình bịch” làm gì có mỡ có thịt đề sinh ra bệnh, đói ăn rau đau uống thuốc ….. “xuyên tâm liên”.

Có thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong tay là sinh ra đủ bệnh bởi yếu tố tâm lý “bói ra ma quét nhà ra rác”. Khám bệnh miễn phí dĩ nhiên cũng được cấp thuốc miễn phí, có thuốc rồi không uống, hoặc uống không đủ liều lượng như lời chỉ dẫn trong toa mà vẫn hết bịnh, thế là dư thuốc. Xin quý vị medi-medi coi lại tủ thuốc của mình xem có bao nhiêu thuốc dư và hết hạn như của chị tôi không. Với bản tính “tiết kiệm” và “thương người”, chị bèn đem những thuốc này đi cho bạn bè, hoặc gửi về VN gọi là để làm phúc!

Cũng vẫn bản tính tiết kiệm, “tiếc của trời” nên thấy ai có gì thì chị hỏi thăm để đi xin thứ đó. Một chiều nọ chị xách sang cho tôi một túi plastic đựng gần chục hộp sữa ensure! Tôi hỏi ở đâu có thì chị cho biết:

– Người ta xin hộ, dư nhiều nên đem cho cậu.

Tôi thực sự nổi cáu với bà chị thật thà và đám họ lưu nên gắt:

– Sữa ensure là dành cho người bệnh không ăn được, chị và em còn mạnh khỏe không cần đến thứ này.

– Họ cho thì mình nhận, không lấy thì “phí của trời”.

Cái đám họ lưu… đã dụ dỗ các cụ già thật thà để ăn cắp tiền chính phủ, chúng đã đi tù nhưng chính phủ cũng cạn tiền. Bữa khác chị sang nhờ tôi điền đơn xin xe wheel-chair, quá đỗi ngạc nhiên, tôi hỏi:

– Chị còn đi đứng mạnh khỏe mà xin xe lăn tay làm gì?

– Không phải lăn tay, mà loại có máy kia, bà Sáu mới xin được.

– Bà Sáu liệt hai chân, chị muốn liệt hả?

– Bà ấy mà liệt gì, bà ấy lái xe lăn “chạy bộ” mỗi sáng, khi vướng bậc thềm trước cửa nhà, chị thấy bà ấy bước xuống nhấc cái xe lăn lên mà! Cậu không giúp thì thôi sao nỡ trù ẻo chị liệt. Vậy thì nhờ cậu điền đơn xin cho chị vài chục giờ để có người lái xe cho chị đi SPA, giúp chị đi chợ và nấu nướng, vài giờ để có người đến kin-ấp nhà cửa …

– Xì-tốp, ai bày vẽ cho chị những chuyện này?

– Bà Bát có mấy đứa con nhà ở trên đồi và bãi biễn, nhưng bà ở hao-zinh một mình trong khu senior, mỗi tháng xin được 60 giờ để có người đến giúp mọi chuyện. Tuần ba lần có người đến chở bả đi SPA. Ông bà Bẩy vẫn đi bộ với chị thì mỗi tuần hai lần có người đến đi chợ và nấu cơm, vậy mà bà Bẩy còn cằn nhằn khó tính với người ta. Bà Tư “chó cắn*” thì mỗi tuần hai lần có người đến kin-ấp trước sau cả mấy tiếng đồng hồ chứ ít sao?

* Dân khu phố gọi là bà Tư chó cắn vì bả có nuôi một con pet kiểng, mỗi khi ai đi ngang thì nó chạy ra sủa ỏm tỏi. Nay nghe bà chị nói về sinh hoạt của các bà bạn và muốn xin được như thế khiến tôi muốn “sủa” vài câu:

– Họ yếu đuối hoặc độc thân, con cái ở riêng thì họ xin xã hội giúp đỡ, còn chị đã có anh ấy, và mấy đứa nhỏ….

Biết tôi sắp “giảng đạo” cản đường hưởng thụ, chị vội ngắt lời:

– Người ta cho không tội gì mình không xin, “bỏ phí của trời”, Vả lại, nếu hai vợ chồng sống chung thì tiền già hai người cộng lại chỉ có $xxxx , còn nếu độc thân thì mỗi người thêm được $xxx nên anh chị đang bàn tính ly thân hoặc ly dị để mỗi tháng anh chị cộng lại cũng thêm được vài trăm.. trong đám chị quen biết, thiếu gì những cặp đang sống như thế..

Nghe bà chị thật thà tâm sự những dự tính tương lai mà tôi rùng mình, thật là “nô-mê-đờ-xin”, “hết thuốc chữa”, “phi-nỉ nô đia”, hết nước nói! Có ai trong số đồng hương giống bà chị tôi không nè? Các cụ thường khoe với nhau có “con” làm tổng thống Mỹ, từ anh cả Linh-Tân, tới chú thứ Dọp-Bút rồi cậu út Ba-Ma nên không lo, mọi chuyện đã có họ lo, mình cứ việc no.

Không phải thế đâu chị ơi, tiền các cụ “vung tay đốt nhà táng giấy” là tiền của người dân đi làm và đóng thuế đấy, em đi làm 4 tuần thì chỉ lãnh lương có 3 tuần, còn lương một tuần là đóng thuế để chị có medi-medi đó. Người dân bản xứ họ đi làm từ năm 18 tuổi, đóng thuế 30%, gần 50 năm sau, tới tuổi về hưu họ được hưởng chế độ săn sóc y tế như thế, chúng ta là tỵ nạn, là di dân mới đây thôi, dù có đi làm hay không, khi tới tuổi về hưu cũng được hưởng ké những ưu đãi đó. Nhưng chị đã vung tay quá trán, hoang phí vô tội vạ, chị có biết một viên aspirin 81 mà chị được free thì chính phủ phải trả bao nhiêu không? Số thuốc dư quá hạn mà chị đem cho thì chính phủ phải trả là bao nhiêu đô la không?

Chị có nhớ bữa trước chị bị xây xẩm vì “mất ngủ”, chị bấm 911, xe cấp cứu chở chị vào BV Fountain Valley, rồi chị ra về, nhưng cái biu nó báo cho biết số tiền chính phủ phải trả làm tụi em tối mặt, gấp mấy tháng lương của em đó!

Mỗi lần em an ủi chị đừng đau tưởng tượng, tốn tiền medicaire thì chị mắng em là lo bò trắng răng, ngân khoản y tế mỗi năm vài trăm tỷ, xá gì vài đồng tiền lẻ chữa bệnh của chị. Em hoàn toàn đồng ý với chị là có bệnh thì phải đi chữa, nhưng lạm dụng quá thì không nên, chị có nghĩ đến những trường hợp “ông thầy ăn một thì bà cốt ăn hai”, ăn theo cái mê-đi-keo của chị không? Chính vì thế mà quỹ y tế dành cho người già đang tới hồi cạn kiệt, mới chỉ nghe chương trình y tế năm tới có vài thay đổi là đã lo rối lên.

Cuối cùng, điều quan trọng nhất là cứ đi nghe bạn bè định bệnh cho mình rồi chị đem lo âu sầu muộn về cho gia đình, cho chồng con. Làm sao họ vui và an tâm cho được khi chị không cười mà chỉ thấy than, than vắn thì thở dài từ sáng tới tối.

Chị Nữ ơi, xin chị xét kỹ lại những gì chị đang được hưởng dư thừa và những gì người chị song sinh đang thiếu thốn để mà an tâm với đời sống bình thường mạnh khỏe, đem niềm vui đến cho người thân và chính mình ở tuổi 75.

Philato.

NẾU TRỞ THÀNH MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC THÌ VIỆT NAM SẼ RA SAO?

NẾU TRỞ THÀNH MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC THÌ VIỆT NAM SẼ RA SAO?

FB Trần Đình Sử

6-8-2015

TC BINH

 

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh ĐCS đón Tập Cận Bình với cờ 6 sao năm 2011. Nguồn: internet

Trước hết tên nước bị xóa mất. Dân Tàu tràn sang ta. Chữ Hán là ngôn ngữ chính, tiếng Việt như tiếng Chuang bây giờ.

Người Việt sẽ bị di dời đi qua nhiều nơi hẻo lánh của Trung Quốc, bị phân tán triệt để để không còn tập trung, không có sức để khôi phục lại nước cũ.

Quân đội Việt Nam sẽ sang trấn thủ phía biên giới Ấn Độ, Pakistan, Duy Ngô nhĩ, đánh nhau, chết ở đó, còn quân Tứ Xuyên Quý Châu, Quảng Đông sang bảo vệ các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, …

Các nhân sĩ yêu nước bị đàn áp. Các sách vở quý hiếm trong viện Hán Nôm sẽ bị thủ tiêu dần cho đến khi không còn dấu tích.

Lịch sử sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các cuộc chiến tranh anh hùng của ông cha ta với các thống lĩnh như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Quang Trung bị viết thành các cuộc nổi loạn chống lại trung ương. Bọn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan là những nhà yêu nước vĩ đại, đâu đâu cũng có tượng đài của chúng.

Có một bọn văn nô viết bài ca ngợi: Lạc Việt lại trở về trong lòng Bách Việt. Bọn khác thì khảo chứng mối quan hệ thân thiết giữa vua Hùng với các hoàng đế Trung Hoa, rồi các mục trên báo “Chuyện bây gờ mới kể” nở rộ.

Dải đất hình chữ S vẫn còn mà giống người Việt, văn hóa Việt không còn nữa …

Thật đau lòng!

Trần Đình Sử

Giáo sư – Nhà Giáo Nhân Dân.

Sài Gòn: Chỉ tiểu bậy nhưng bị công an biến thành ‘cướp’

Sài Gòn: Chỉ tiểu bậy nhưng bị công an biến thành ‘cướp’
Nguoi-viet.com

SÀI GÒN (NV)Viện trưởng Viện Kiểm Sát huyện Bình Chánh vừa quyết định “thay đổi biện pháp ngăn chặn” đối với thanh niên Ong Văn Sệt, 25 tuổi. Theo đó, Sệt sẽ được tại ngoại sau 16 tháng bị tạm giam.

Sệt là bị can thứ ba trong vụ chỉ tiểu bậy nhưng bị công an biến thành cướp.

Cuối năm 2012, Trần Văn Uống và Khưu Khánh Sỹ bị công an xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Sài Gòn “bắt quả tang” vì cướp tài sản của ông Phan Thanh Quyền.

 

Thanh niên Ong Văn Sệt, một trong những người chỉ vì

tiểu bậy ngoài đường rồi bị biến thành “cướp.” (Hình: Pháp Luật)

Cả công an lẫn Viện Kiểm Sát huyện Bình Chánh cùng xác định rằng, Uống và Sỹ đã cùng hai người khác đi nhậu. Nhậu xong, cả bốn bàn với nhau chặn xe để cướp, bán lấy tiền xài.

Uống, Ðen, Sệt dùng mỗi người một cây tầm vông dài khoảng 50 cm cùng Sỹ đi bộ ra đường Trần Ðại Nghĩa, chia làm hai nhóm đứng đợi hai bên đường. Sau đó thì một người đàn ông tên là Phan Thanh Quyền đi tới. Thấy cả bốn chờ sẵn như thế, ông Quyền quay xe bỏ chạy. Ðen cầm cây đánh ông Quyền nhưng không trúng. Cả nhóm đuổi theo và ném các cây tầm vông về phía ông Quyền nhằm làm ông Quyền ngã xe nhưng ông Quyền tránh được và chạy đến chốt dân phòng khu công nghiệp Lê Minh Xuân báo tin. Do Ðen và Sệt đã bỏ trốn nên công an Bình Chánh chỉ khởi tố Uống và Sĩ. Viện Kiểm Sát huyện Bình Chánh truy tố Uống và Sĩ “cướp tài sản”…

Tại tòa, Uống và Sỹ một mực kêu oan. Dù bị cách ly (không cho trao đổi hay nghe lời khai của nhau) nhưng cả Uống và Sỹ đều khai giống nhau. Theo đó, cả hai cùng là công nhân của một cơ sở sản xuất thức ăn gia súc, tọa lạc tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.

Tối 5 tháng 12 năm 2012, cả hai đi nhậu cùng một số đồng nghiệp. Nhậu xong, trên đường về, cả nhóm dừng lại tiểu ở ven đường thì thấy một đám đông đổ đến đòi bắt. Cả nhóm bỏ chạy rồi Uống và Sỹ bị bắt, bị cáo buộc là cướp.

Tờ tường trình đầu tiên do “nạn nhân” của vụ cướp này viết ngay sau khi Uống và Sỹ bị bắt, kể rằng, khi còn cách nhóm thanh niên khoảng 30 mét thì ông thấy hai thanh niên cầm cây, đứng hai bên vệ đường nên ông “đoán là cướp” rồi quay đầu xe, báo cho dân phòng.

Ðến biên bản lấy lời khai được lập vào ngày hôm sau, “nạn nhân” khai thêm chi tiết, “hai thanh niên này xông về phía tôi, tôi quay đầu xe thì bị ném cây theo.”

Uống và Sỹ bị bắt từ đêm 5 tháng 12 năm 2012 nhưng trong hồ sơ của công an có một biên bản “bắt quả tang” được lập sau đó một ngày. Tuy “bắt quả tang” nhưng công an không thu được “ba cây tầm vông” được xác định là “hung khí nguy hiểm” – một tình tiết mà cả công an lẫn Viện Kiểm Sát đề nghị “tăng hình phạt” đối với Uống và Sỹ. Dù hồ sơ vụ án có nhiều điểm bất thường nhưng khi xử sơ thẩm lần thứ nhất, tòa án huyện Bình Chánh vẫn phạt Uống và Sỹ, mỗi người một năm bảy tháng và chín ngày tù, bằng với thời gian bị tạm giam để trả tự do cho cả hai ngay tại tòa.

Sau đó, bản án sơ thẩm này bị tòa án thành phố Sài Gòn hủy vì có nhiều uẩn khúc. Ðó là điều tra theo định hướng có tội. Lập biên bản phạm tội quả tang là để hợp thức hóa hành vi phạm tội theo lời khai của người bị hại. Ngoài lời khai có quá nhiều mâu thuẫn của người bị hại thì không có chứng cứ buộc tội khác. Cáo buộc hai bị cáo sử dụng gậy để cướp nhưng lại không thu giữ được cây nào. Ðặc biệt, chiếc xe của người bị hại không bị ai chiếm đoạt nhưng công an tự thu, tự định giá rồi tự trả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi bị cáo…

Sau khi bị buộc phải điều tra lại, tháng 2 năm 2015, công an huyện Bình Chánh về huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng bắt Ong Văn Sệt. Sệt từng bị cáo buộc là đồng phạm của Uống và Sỹ nhưng không bị xem xét trách nhiệm hình sự vì đã “trốn.” Tuy nhiên lúc bắt, hệ thống tư pháp chỉ xác định Sệt phạm tội “không tố giác tội phạm.” Một tháng sau khi bị bắt, Sệt “tự thú” đã tham gia “cướp tài sản” cùng với Uống và Sĩ nên tội danh của Sệt mới bị đổi thành “cướp tài sản.”

Thế nhưng dù Sệt tự thú, hệ thống tư pháp huyện Bình Chánh vẫn không đáp ứng được các yêu cầu của tòa án thành phố Sài Gòn, thành ra tòa án từ năm 2015 đến nay, tòa án huyện Bình Chánh liên tục đưa vụ án này ra xử sơ thẩm lần hai rồi hoãn nửa chừng. Mới đây, Viện Kiểm Sát huyện Bình Chánh xin tòa án huyện Bình Chánh cho rút hồ sơ về để xem lại và ngay sau đó cho Sệt tại ngoại.

Người ta tin rằng, không phải tự nhiên mà Viện Kiểm Sát huyện Bình Chánh làm như thế sau bốn năm nỗ lực buộc tội những thanh niên chỉ tiểu bậy ngoài đường rồi bị biến thành cướp.

Tháng trước, viên đại tá trưởng công an huyện Bình Chánh và viện phó Viện Kiểm Sát Bình Chánh vừa bị đình chỉ công tác sau khi dân chúng cũng như báo giới Việt Nam chỉ trích kịch liệt vì “thống nhất” khởi tố một người làm chòi nuôi vịt “vi phạm nghiêm trọng các qui định về xây dựng” và một người thuê đất của người làm chuồng gà mở quán cà phê tội “kinh doanh trái phép” dù đã có “giấy phép kinh doanh.” Tội thật của người làm chòi nuôi vịt là từ chối bán đất cho viên đại tá, trưởng công an huyện Bình Chánh và người kia là dám thuê thửa đất đó để mở quán cà phê. (G.Ð)

Đời làm chó, người làm báo

Đời làm chó, người làm báo

Tuấn Khanh

22-6-2016

Bao chi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự do báo chí. Ảnh: internet

Một ngày 21/6 nữa đã bước qua, thêm một vạch kỷ niệm về báo chí Việt Nam thật ảm đạm. Có lẽ là lần đầu tiên trong lòng Báo chí Cách mạng, người ta nói trắng ra, việc làm nghề báo được coi như đời của chó. Và rồi thì báo giới rúng động, nói với nhau về chuyện húy kỵ chữ nghĩa, khiến người thì bị rút thẻ, người mất chỗ. Và quan trọng hơn là cả một năm dài, ngoài các đỉnh điểm trên, nghề báo không có gì tỏa sáng hơn được trên đất nước này, bao gồm cố rườm rà các câu chuyện lịch sử ẩn khuất, cá nhiễm độc, biển chết, cho đến việc tử nạn trên biển lạ thường của các sĩ quan quân đội.

Kỷ niệm nền báo chí cách mạng, người ta còn rút ra được một bài học lớn của báo chí Việt Nam: làm báo hôm nay, không phải để mở rộng biên giới của thông tin và ngôn luận. Làm báo phải học cách chuyên sâu tay nghề, rằng có viết ngàn con chữ, cũng phải luyện đủ công phu để khiển bao nhiêu ngôn từ ấy phải tự trói mình vô nghĩa, vô thanh.

Nghề báo bị ví với chó. Thậm chí được khuyên là đừng buồn nếu bị coi là chó, vì bởi dù sao cũng có sự cao quý của nó, do biết vâng lời và trung thành.

Chuyện làm báo biết vâng lời, gợi nhớ về vụ án Slansky (1952) tại Prague, thủ đô Tiệp Khắc cũ, bây giờ là Cộng hòa Czech. Đó là vụ án các nhà lãnh đạo CS Tiệp xử nhau, mà có đến 11 người bị xử treo cổ, 3 người tù chung thân. Trong số đó, Rudolf Slansky (1901-1952) là nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản đồng Phó chủ tịch Quốc hội. Một trong những lý do ngầm của việc thanh trừng, do ông Slanksy là một người gốc Do thái.

Cũng từ phiên tòa này, “phát minh” có một không hai của tòa án Cộng sản Tiệp đã trở thành sách giáo khoa về truyền thông thú tội trong thế giới tòa án và báo chí của Cộng sản. Tội nhân được cho thu sẳn lời thú tội vào băng nhựa, sau đó, khi ra tòa, thì băng được mở rì rì thay cho phần tội nhân tự nói (tội nhân mặt đối với quan tòa, quay lưng lại người đến dự phiên tòa với một khoảng cách xa). Nếu tội nhận có ý muốn phản cung, băng sẽ bị ngắt, tội nhân sẽ bị cho ngồi xuống với 2 công an kề bên cặp nách, kiểu như vì mệt quá hay do bị tạm ngất đi.

Nhiều thập niên liền, phương thức “nhận tội” hiện đại ấy lan rộng các phiên xử của chế độ cộng sản, được bổ sung bằng bản viết tay, video cắt xén qua thẩm vấn. Các buổi xử “công khai” ấy chỉ truyền thanh hay truyền hình qua phòng bên cạnh, chứ không cho vào xem trực tiếp, dù chỉ nhau cách một cánh cửa. Sau khi Liên Xô và cộng sản Đông âu sụp đổ, hiện còn một vài quốc gia áp dụng hình thức thô bỉ này.

Nói về chuyện này, để nhắc cho các bạn tôi nhớ rằng nhiều thập niên trước, không ít “con chó” của các triều đại cộng sản vẫn chép lại trên báo các nội dung ghi âm đẫm máu và nước mắt đó, chép lại các bản tin do công an gửi đến, và gọi đó là nghề làm báo thời sự – tường thuật. Họ vẫn được vinh danh, được thưởng không khác gì đã khó nhọc đi săn tin. Quả là không có gì so sánh sống động hơn nghề làm báo trong các triều đại cộng sản như vậy, là thời huy hoàng những loài chó săn tin và báo tin, trung thành và cao quý.

Thế còn những người làm báo tự do?  Tôi nghĩ có bổng lộc đến mấy, chắc họ cũng không nhận mình là chó. Vì chó thì phải có chủ và được cho ăn. Còn người làm báo tự làm chủ tư duy của mình, họ kiếm sống lương thiện để phục vụ cho sự thật, cho con người nói chung.

Trong Luận ngữ viết vào năm 2015 của ông Lưu Hiểu Ba: “Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa”, người nhận giải Nobel Hòa bình năm 2010 này có nói về những loại chó học đòi một lý tưởng nhưng lại không có nổi một quê hương tinh thần trong đời mình, vì vậy chỉ còn cách chọn chủ để sủa hay cắn xé một ai đó theo lệnh. Nếu xui rủi mất chủ thì cũng chỉ là một loài chó lang thang hèn hạ, chứ không thể nào có được sự tự do kiêu hãnh của một con chó sói trên đồng hoang hay núi cao.

Nói chuyện chó, chợt thấy ngạc nhiên vì trùng hợp đến lễ ăn thịt chó hàng năm ở Ngọc Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc), cũng vào cuối tháng Sáu hàng năm. Nơi đó, chó trung thành hay cao quý cũng đều bị đem làm thịt. Vì bản chất nuôi và tuyển chọn chó ở một số nơi, rốt cuộc chỉ là để mua vui và kiếm lợi cho kẻ làm chủ. Chó có được tuyển chọn và huấn luyện tốt như nào, cũng là phần để hy sinh cho mục đích cuối cùng của lễ hội. Phần ăn hôm qua, luôn bị trả giá cho hôm nay.

Chắc chắn chó thì không thể có nỗi đau như của con người, nên trong vụ án Slansky 1952, người ta chỉ thấy giá trị phục vụ chứ không thấy giá trị đạo đức truyền thông của ngành báo chí. Nói đến đây, tôi lại muốn kể với bạn rằng những ngày biểu tình của người dân đòi minh bạch lý do cá chết, có những nhà báo âm thầm xuống đường ghi nhận mọi thứ dù không được tòa soạn phái đi. Những con người đó bị thúc đẩy bởi tính đạo đức nghề nghiệp nên xông vào chỗ mà họ cũng không có quyền được đến. Họ cũng bị bắt, bị đánh, bị nhốt vào sân Hoa Lư đến tận đêm, chỉ vì muốn chia sẻ mọi hiện trạng khốn cùng của người dân. Có những nhà báo bị đuổi việc, mất chỗ làm khi cùng đứng với nhân dân. Dù có bị ví hay răn đe là phải sống như “chó”, họ cũng không thể là vậy.

21 tháng 6 năm nay, chẳng có ai vinh danh các nhà báo không ăn lương nhà nước. Nhưng nếu nhiều năm nay, không có họ, những con người làm báo tự nguyện ấy, không biết người dân sẽ sống sao với đất nước đang dẫy đầy chuyện mù mờ. Chính họ là người đã điều chỉnh mọi thứ về cái đúng. Từ chuyện giải dịch đúng “tàu lạ” thành “tàu Trung Quốc” cho đến “sai quy trình” thành “vấn nạn.” Bóc trần từ ngữ “công trình thế kỷ” thành “bê-tông cốt tre” hay “ra văn bản” rõ thành “lạm quyền.” Những nhà báo đó góp phần tố cáo những kẻ đạp trên luật pháp, minh bạch những án oan và giải cứu cả tử tù.

Biển nhiễm độc, cá chết, các loại quan tham giấu mặt bằng ngôn từ mị dân… kể cả các loại quan lớn luôn thích tuyên ngôn mà không giữ được lời đều bị đưa ra trước ánh sáng và nhân dân. Video về biển miền Trung của Nguyễn Lân Thắng có lẽ là tường trình duy nhất minh bạch hiện trạng môi trường và con người khốn cùng lúc này, trong buổi truyền thông chung bị khép chặt mọi thứ, cùng tiếng sỉ vả “với động cơ nào?.” Nhờ truyền thông tự do của con người – dành cho con người – như trang Ba Sàm hay trang Nguyễn Xuân Diện…, mà nhân dân mới biết được kẻ mang lon tướng như Phạm Xuân Thệ, cướp công đồng đội Bùi Văn Tùng, đã đạo đức giả như thế nào khi lên giọng về tình chiến hữu. Và âu cũng là dịp để người người được biết về đức phục vụ và trung thành như thế nào của ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, khi mau mắn rút thẻ của nhiều nhà báo như Đỗ Hùng, Mai Phan Lợi… giúp chứng minh rõ hơn những gì người ta ví von về đời làm báo ở Việt Nam.

Ngày kỷ niệm nhà báo cách mạng nghe mỗi lúc càng nhạt. Chính làng báo chí nhà nước cũng cảm thấy ngại ngùng khi tự ca hát về mình trong ngày này. Không còn cách mạng trong truyền thông. Mà chỉ còn nẹp lưng vào tường, lần mò theo định hướng, lần mò tự kiểm duyệt để không ốm đau từ các con chữ mang dấu sắc cho đến lúc tan xác.

Thật buồn cho một nền báo chí mà từ thời khai sinh, đã luôn xiển dương ý thức tự do. Buồn cho một nền truyền thông chỉ còn sứ mạng xô đẩy các phong trào cảm xúc đời sống, để tiện che chắn cho những điều mà nhân dân cần được biết, cần được nói tới. Buồn cho những nhà báo dẫu có ăn lương nhà nước nhưng trái tim trong sáng, vẫn phải lặng nghe miệng kẻ ví von mình là chó.

Hãy mơ đến một ngày mới. Tôi và bạn nhất định phải ước mơ đến, nhé. Ngày của người làm báo bình thường và chân chính chỉ muốn tận hiến cho sự thật và cho quê hương. Ngày đó chẳng có ai sẽ phải bị gọi tên là “chó”. Và dù có bị khoác áp lên mình bộ lông sặc sỡ đến đâu, họ cũng sẽ rũ sạch và đứng lên, bắt đầu lại với một sứ mạng duy nhất: chuyển tải sự thật và lẽ phải. Ngày đó, mới thật sự là của những con người làm báo.