Tướng Phạm Trường Long: ‘Đảo ở Nam Hải là của TQ’

Tướng Phạm Trường Long: ‘Đảo ở Nam Hải là của TQ’

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long trong chuyến thăm hai ngày 18-19/6 đã gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.

Theo Tân Hoa Xã, khi ở Việt Nam ông Phạm đã nói rõ về chủ quyền của Trung Quốc ở ‘Nam Hải’.

Ông Phạm Trường Long hôm Chủ Nhật có các cuộc họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Ông Phạm được Tân Hoa Xã dẫn lời theo đó nói nhờ sự nỗ lực thúc đẩy của lãnh đạo hai nước nên quan hệ Việt-Trung nay đang phát triển tốt, và đã gặt hái được kết quả trong một số lĩnh vực.

“Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong việc đưa sáng kiến Một Vành đai Một Con đường của Trung Quốc kết nối phù hợp với kế hoạch Hai Hành lang Một Vành đai Kinh tế của Việt nam, và thúc đẩy hợp tác thiết thực trong mọi lĩnh vực để cùng phát triển,” ông nói.

Trung Quốc coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác quân sự với Việt Nam, và sẵn sàng cùng Việt Nam thúc đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ này, ông Phạm nói thêm.

Liên quan tới chủ đề Biển Đông, Tân Hoa Xã tường thuật rằng ông Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng “toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải [là tên gọi Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông] đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ.”

Ông cũng ghi nhận tình thế hiện thời tại Biển Đông đã được ổn định và đang trở nên ngày càng tích cực hơn, đồng thời kêu gọi hai nước tuân theo sự nhận thức chung quan trọng các lãnh đạo đảng, nhà nước hai bên.

“Hai bên cần tăng cường đối thoại chiến lược và kiểm soát tốt các khác biệt, nhằm duy trì quan hệ chung cũng như nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Nam Hải,” Tướng Phạm Trường Long nói.

Trong các cuộc gặp gỡ riêng rẽ với Tướng Phạm, giới lãnh đạo Việt Nam đều đánh giá cao quan hệ hợp tác Việt-Trung, Tân Hoa Xã tường thuật.

Trung Quốc lại đưa giàn khoan Biển Đông?

Trước đó, cũng trong tháng Sáu này, có tin nói giàn khoan của Trung Quốc đã hoạt động trở lại tại Biển Đông.

DWNews hôm 7/6/2017 đăng bài và ảnh nói các tàu cá Việt Nam 'quấy nhiễu giàn khoan' Trung Quốc, nhưng không nêu rõ thời gian và địa điểm xảy ra các hoạt động 'quấy nhiễu' này
Bản quyền hình ảnh  DWNEWS
DWNews hôm 7/6/2017 đăng bài và ảnh nói các tàu cá Việt Nam ‘quấy nhiễu giàn khoan’ Trung Quốc, nhưng không nêu rõ thời gian và địa điểm xảy ra các hoạt động ‘quấy nhiễu’ này

Đặc biệt, không lâu trước chuyến thăm Việt Nam của Tướng Phạm Trường Long, một số trang mạng tiếng Trung như DWNews đăng tin nói” “các thuyền cá của Việt Nam liên tiếp quấy nhiễu quá trình hạ đặt giàn khoan” của họ.

Trong một bài đăng hôm 7/06/2017, trang DWNews đăng hình hai chiếc thuyền được cho là của Việt Nam bị công nhân giàn khoan Trung Quốc dùng vòi rồng phun nước đuổi ra.

Bài này mô tả đây là cách công ty khai thác dầu Trung Quốc dùng “phún xạ phản kích” và cho hay rằng phía Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam “lập tức đình chỉ quấy nhiễu”.

Tuy nhiên, bài báo không nói rõ về tọa độ của giàn khoan dầu đang được đặt ở đâu trong Biển Đông, cũng như ngày xảy ra “các hoạt động quấy nhiễu” đó.

Bài báo này cũng nhắc lại các vụ việc về giàn khoan HD-981 năm 2014 “bị 40 tàu thuyền Việt Nam” liên tiếp “công kích”.

Điều hiển nhiên là cả vùng biển này luôn được Trung Quốc khẳng định là thuộc chủ quyền của họ và Việt Nam cũng nói là của mình.

Hồi tháng 1/2017, Việt Nam ký một thỏa thuận với tập đoàn ExxonMobil mà cựu lãnh đạo là ông Rex Tillerson, hiện là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, để khai thác khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ngoài Biển Đông.

Trấn áp vẫn theo chiều hướng gia tăng

Trấn áp vẫn theo chiều hướng gia tăng

 

Công an tỉnh Hà Nam đọc lệnh bắt chị Trần Thị Nga tại Hà Nội ngày 21 tháng 1 năm 2017

Công an tỉnh Hà Nam đọc lệnh bắt chị Trần Thị Nga tại Hà Nội ngày 21 tháng 1 năm 2017

Tình hình trấn áp ngày càng căng thẳng gia tăng

Kể từ sau Đại hội lần thứ 12 của Đảng cộng sản Việt Nam, thêm nhiều nhà hoạt động bị bắt giam như blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà hoạt động Trần Thị Nga, anh Hoàng Đức Bình, phóng viên tự do trẻ Nguyễn Văn Hóa…Bên cạnh đó, nhiều nhà hoạt động bị sách nhiễu trong cuộc sống thường ngày, một trong những trường hợp gần đây nhất là Luật sư Lê Quốc Quân bị chặn không cho ra khỏi nhà, sau khi anh đã có cuộc gặp với phái đoàn Thượng nghị sỹ Mỹ tới Hà Nội.

Chia sẻ nhận định về những sự trấn áp sau Đại hội 12, Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, tình trạng này đang gia tăng:

“Hàng chục nhà hoạt động đã bị bắt và nhiều việc hành hung, thậm chí như cá nhân tôi từng xảy ra chuyện bị đe dọa hành hung rất côn đồ. Đối với tôi việc này chưa bao giờ xảy ra. Tôi khẳng định tình hình ngày càng căng thẳng và bắt bớ ngày càng gia tăng”

Anh Nguyễn Chí Tuyến – thành viên nhóm No-U Hà Nội, nạn nhân của một vụ hành hung sau các hoạt động tuần hành năm 2015 đánh giá, sự trấn áp đối với các nhà hoạt động trẻ thực sự đáng quan ngại:

Khi chúng ta có công lý, sự thật, có con đường để đi tới, có một mục tiêu để theo đuổi trên cuộc đời này thì chúng ta hãy cứ bình an bước tới, theo đuổi đam mê, dấn thân và phụng sự.
– Luật sư Lê Quốc Quân, Hà Nội

“Khi ý thức người dân lên cao thì đương nhiên việc này không dễ chút nào cho những người cai trị, những người cầm quyền. Vốn dĩ họ vẫn hành xử như vậy từ xưa đến nay, do vậy họ vẫn tìm cách để dập tiếng nói đó và họ cố kéo dài tình trạng này.”

Nhiều năm qua, cộng đồng quốc tế và chính phủ nhiều nước đã có sự hối thúc mạnh mẽ đối với chính quyền Việt Nam, buộc họ phải cải thiện hồ sơ nhân quyền, tôn trọng các quyền tự do về chính trị, xã hội của người dân, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu, mở rộng ngoại thương.

Nhiều nhà hoạt động quan ngại về sự gia tăng đàn áp trong thời gian sắp tới. Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, tính bạo lực sẽ gia tăng khi rơi vào tình trạng tận cùng:

“Vì Việt Nam là một nước đang hoà bình và rõ ràng chúng ta phải tận dụng cơ hội hòa bình này để phát triển đất nước. Chúng ta thực hiện một tinh thần ôn hòa, hòa hợp hòa giải dân tộc để phát triển kinh tế. Thay vì đó tôi vẫn thấy có một sự bức xúc và một sự xung đột đang gia tăng dần lên trong xã hội giữa việc sử dụng bạo lực, cường quyền, thậm chí chia rẽ lương-giáo, giữa người hoạt động với người bảo vệ chính quyền. Và tính bạo lực ngày càng gia tăng thì đó là điều rất đáng ngại.”

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sức ép từ bên ngoài dường như không còn được như kỳ vọng. Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, có sự liên hệ giữa tình hình quốc tế với tình trạng trấn áp trong nước:

“Lịch sử trải qua những giai đoạn thăng trầm, tất yếu là có những đoạn lên, đoạn xuống, và những đoạn dẫn đến sự tột cùng của mâu thuẫn. Có thể vào những lúc đó thì sự bạo lực, sự hung hăng sẽ lên ngôi.”

Anh Nguyễn Chí Tuyến cho rằng, vì mục đích duy trì quyền lực độc tôn càng lâu càng tốt, chính quyền sẽ vẫn gia tăng trấn áp:

“Họ sẽ nhằm vào bất cứ một người nào, đặc biệt là những người trẻ tuổi có tiếng nói ảnh hưởng nào đó. Họ đều tìm cách cô lập người đó bằng cách bắt bớ, tù đày, hoặc đánh đập, đe dọa, hoặc bao vây kinh tế.”

Bạn trẻ Nguyễn Peng là nạn nhân của việc bắt giữ tuỳ tiện, đánh đập tại Buôn Mê Thuột vừa qua, nhưng bạn vẫn mong muốn lên tiếng cho một đất nước Việt Nam nhân quyền được tôn trọng:

“Bản thân tôi không bao giờ chùn bước. Tôi đã bị nhiều lần rồi nên những việc đó đối với tôi rất bình thường.”

Con đường công lý và sự thật

maxresdefault.jpg
Nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh bị đồng bọn của Phan Sơn Tùng đánh đập tại Sài Gòn Citizen

Trong bối cảnh tình hình nhân quyền còn chưa được bảo đảm, các nhà hoạt động bị trấn áp, Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, giới đấu tranh cần kiên định con đường đã chọn:

“Cá nhân tôi luôn theo đuổi tinh thần ôn hoà, bất bạo động. Tôi cũng chia sẻ rằng mới đây công an đe dọa tôi, định đánh tôi, nắm cổ áo và dí nắm đấm vào người tôi. Tôi mỉm cười vì tôi thấy rằng sau những hành vi như vậy là những tâm hồn yếu đuối bởi vì nó không có công lý, sự thật. Còn khi chúng ta có công lý, sự thật, có con đường để đi tới, có một mục tiêu để theo đuổi trên cuộc đời này thì chúng ta hãy cứ bình an bước tới, theo đuổi đam mê, dấn thân và phụng sự. Chắc chắn dần dần rồi sẽ có kết quả.”

Tuy dù chịu nhiều sự trấn áp, các nhà hoạt động vẫn trông đợi một sự thay đổi và cởi mở về mặt chính trị. Luật sư Lê Quốc Quân cho biết:

“Để chống lại sự đàn áp mà nhà cầm quyền đang tước đoạt các quyền công dân như vậy thì người dân phải có sự liên kết, chia sẻ và đồng cảm lẫn nhau, để cùng nhau phối hợp, hành động trong những lãnh vực và những khả năng có thể với nhau.”Anh Nguyễn Chí Tuyến cho rằng, người dân cần hiểu về quyền của mình và thực hành các quyền đó trong thực tế, để làm tăng sức mạnh ý chí của từng cá nhân:

“Tôn trọng dân chủ, nhân quyền, thực hành quyền đa nguyên đa đảng, cải cách chính trị là những bước đi tôi nghĩ chính quyền nên lựa chọn và theo đuổi nó một cách nhất quán và mạnh mẽ hơn nữa.”

Còn anh Nguyễn Chí Tuyến thì cho rằng:

“Các ông, các bà nên nhớ rằng thời đại đã thay đổi, đừng nên níu kéo quyền lực độc tôn mãi mãi như xưa nữa và cần thay đổi tư duy. Các ông, các bà cần trao lại quyền cho người dân vì người ta mới xây dựng được đất nước.”

Con đường đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại những quốc gia độc đảng, quân phiệt lâu nay cho thấy đầy chông gai, thử thách và phải trả cả bằng ‘giá máu’ của những người tham gia. Tuy nhiên đó không phải là con đường vô vọng!

Thế giới lên án Bắc Hàn sau cái chết của sinh viên Mỹ

Thế giới lên án Bắc Hàn sau cái chết của sinh viên Mỹ


Ông Fred Warmbier, cha của sinh viên Mỹ Otto Warmbier, phát biểu tại buổi họp báo ngày 15/6/2017.

Ông Fred Warmbier, cha của sinh viên Mỹ Otto Warmbier, phát biểu tại buổi họp báo ngày 15/6/2017.

Cái chết bi thảm của sinh viên Mỹ Otto Warmbier hôm thứ Hai 19/6, chỉ vài ngày sau khi anh được phóng thích khỏi nhà tù Bắc Triều Tiên trong tình trạng hôn mê, một lần nữa gây sự chú ý của thế giới về những hành động vi phạm nhân quyền phổ biến của chính quyền Kim Jong Un.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, nói:

“Nói thẳng thừng thì đây là một chính quyền đáng ghê tởm về mặt nhân quyền. Đây là một hố đen về nhân quyền.”

Otto Warmbier bị bắt ở Bình Nhưỡng hồi tháng 1/2016 về cáo buộc đã trộm một tấm áp phích tuyên truyền ở một khách sạn. Anh bị kết án 15 năm lao động khổ sai, và rơi vào tình trạng hôn mê cách đây 15 tháng cho đến khi qua đời.

Các giới chức Bắc Triều Tiên lý giải rằng anh sinh viên người Mỹ 22 tuổi đã bị ngộ độc trong thời gian bị giam giữ và được cho uống một viên thuốc ngủ khiến anh rơi vào trạng thái hôn mê.

Các bác sĩ tại bệnh viện thành phố Cincinnati, nơi anh Otto được điều trị sau khi được phóng thích, bác bỏ lý do mà Bắc Triều Tiên viện ra, nhưng không xác định nguyên nhân dẫn đến chấn thương hệ thần kinh nghiêm trọng như vậy.

Gia đình nạn nhân nói trong một tuyên bố:

“Thật đau lòng, hành vi ngược đãi thậm tệ theo kiểu tra tấn dưới tay của người Bắc Triều Tiên mà con trai chúng tôi phải chịu đựng đã dẫn tới hậu quả không thể tránh khỏi, không thể khác hơn hậu quả bi thảm mà chúng tôi trải nghiệm ngày hôm nay.”

Chia buồn và phẫn nộ

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gửi lời chia buồn cùng gia đình nạn nhân trong một tuyên bố hôm thứ Hai nói rằng “Đối với cha mẹ, không có gì bi thảm hơn là mất đi một đứa con đang ở độ tuổi tươi đẹp nhất của cuộc đời.”

Tổng thống Trump nói cái chết của anh sinh viên càng khiến ông thêm quyết tâm muốn ngăn chặn những bi kịch tương lai dưới “bàn tay của các chế độ không thượng tôn luật pháp, không tôn trọng nhân phẩm cơ bản của con người.”

Các giới chức Mỹ khác cũng ngỏ lời chia buồn với gia đình Warmbier. Họ bày tỏ phẫn nộ về cách đối xử tàn bạo, vô nhân đạo của chính quyền Bắc Triều Tiên đối với anh Warmbier.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ra tuyên bố “chia buồn và an ủi” gia đình anh Warmbier, đồng thời lên án Bắc Triều Tiên về việc giam giữ người nước ngoài mà không tôn trọng các quyền làm người được luật pháp quốc tế bảo đảm.

Người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc Park Soo-hyun nói:

“Bắc Triều Tiên vẫn đang giam giữ công dân miền Nam chúng tôi và các công dân Mỹ, họ cần lập tức trả lại những người này về lại cho gia đình họ, và chính phủ của chúng tôi sẽ dồn mọi nỗ lực để thực hiện điều này.”

Hiện có sáu người Hàn Quốc đang bị giam cầm ở miền Bắc. Một số là các nhà truyền giáo bị buộc tội gián điệp, và những người khác được cho là bị gián điệp Bắc Triều Tiên bắt cóc trong khi đang giúp đỡ những người đào tị chạy sang bên kia biên giới vào Trung Quốc.

Các giới chức Mỹ nói họ quan ngại về ba người Mỹ gốc Triều Tiên vẫn bị cầm giữ ở miền Bắc. Chính phủ Mỹ tố cáo Bắc Triều Tiên là dùng dụng những người bị họ cầm giữ như những con bài chính trị. Bắc Triều Tiên tố cáo Washington và Hàn Quốc đã đưa gián điệp vào nước này nhằm lật đổ chính phủ của họ.

Những hành động tàn bạo trong nước

Ông Marion Smith, giám đốc Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân Chủ Nghĩa Cộng Sản nói trong một thông báo hôm thứ Hai:

“Chế độ Bắc Triều Tiên còn phát động một cuộc chiến chống lại cả những công dân của nước họ.”

Phúc trình của Ủy ban Truy vấn LHQ năm 2014 (COI) thu thập các dữ liệu về những hành động tàn bạo đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên, mà họ nói có thể mang ra so sánh với những tội ác của Đức quốc xã.

Chuyện đời Nữ Tu Sĩ từng là Ngôi Sao Điện Ảnh

Chuyện đời Nữ Tu Sĩ  từng là Ngôi Sao Điện Ảnh 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một Nữ Tu sĩ sống ẩn dật, lánh đời suốt 50 năm, vừa tâm sự chuyện đời khiến dư luận sửng sốt.

Không ai có thể ngờ rằng một Nữ Tu Sĩ đã sống ẩn dật lánh đời suốt gần 50 năm lại từng là Ngôi sao Điện ảnh đang lên ở Hollywood, từng đóng cặp rất tình tứ với “Ông Hoàng Rock & Roll” Elvis Presley trên màn ảnh.

Nữ Tu sĩ Dolores Hart ở Tu viện Regina Laudis, thuộc Thị trấn Bethlehem, Bang Connecticut – USA.
Câu chuyện về một thời tuổi trẻ của Nữ tu sĩ Dolores Hart đã khiến nhiều người thấy bất ngờ thú vị, rằng trước đây Bà từng là một Ngôi sao Điện ảnh đang lên ở Hollywood, nhưng vào năm 1963, Bà đã quyết định rời xa Hollywood để trở thành một Nữ Tu sĩ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nữ tu Dolores Hart đã quyết định chia sẻ câu chuyện đời mình, nhằm mục đích thu hút sự chú ý của Công chúng đối với chiến dịch gây Quỹ sửa chữa Tu viện đang ngày càng xuống cấp, nơi Bà và 40 Nữ tu khác đã gắn bó gần suốt cuộc đời.


 

 

 

 

 

 

 

 

Dolores Hart (thời trẻ) và “Ông Hoàng Rock & Roll” Elvis Presley, từng cùng xuất hiện trong hai Bộ phim được thực hiện hồi Thập niên 1950-1960.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bà Dolores (76 tuổi) lần đầu tiên chia sẻ về “một thời quá khứ huy hoàng” của mình hồi năm 2011 – khi Bà và 40 nữ Tu sĩ khác trong Tu viện đang phải đối diện với nguy cơ mái nhà chung của Họ có thể sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn vì xuống cấp, mà Tu viện không có kinh phí sửa chữa.

Các Nữ Tu đã cùng nhau nghĩ cách làm sao để có thể cứu Tu viện. Bà Dolores đã nảy ra sáng kiến viết Tiểu sử kể về những bí mật thú vị trong cuộc đời mình. Cuốn sách đã tạo được hiệu ứng tốt. Sau đó, Bà còn được mời xuất hiện trong những cuộc Diễn thuyết và trò chuyện trên Truyền Hình.

 

 

 

 

 

 

Hồi năm 2012, lần đầu tiên sau gần 5 Thập kỷ, Bà trở lại Hollywood để tham dự Lễ trao giải Oscar khi Bộ phim Tài liệu ngắn làm về cuộc đời Bà – “God is the Bigger Elvis” nhận được đề cử.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau tất cả, đối với Bà Dolores, phần thưởng lớn nhất mà Bà nhận được chính là Tu viện đã có đủ kinh phí để sửa chữa.


  

 

Ngay sau khi cuốn Tiểu sử của Bà ra mắt Độc giả, Tu viện bắt đầu nhận được thư và tiền quyền góp gửi về. “Những người hâm mộ Elvis Presley đã rất quan tâm và gửi tiền quyên góp về cho chúng tôi” – Bà Dolores cho biết.

Tính đến thời điểm hiện tại, Tu viện đã có được 3 triệu đô la (65 tỉ đồng) để tu sửa. Những gì nhận được đã vượt xa mong mỏi của các Nữ Tu ở Tu viện Regina Laudis.

 

 

 

 

 

 

 

 

Dolores Hart và Elvis Presley trong phim “Loving You”. Nữ Diễn viên trẻ xinh đẹp vào vai người yêu của chàng Ca sĩ.

 

 

 

 

 

 

Trong phim, nữ Diễn viên Dolores Hart đã có nhiều cảnh tình tự với nam Ca sĩ Elvis Presley. Chính điều này đã thu hút sự quan tâm của Công chúng, một phần vì sức hấp dẫn của Elvis Presley, một phần vì hình ảnh trái ngược của một Nữ Tu sĩ trong những năm tháng Tuổi trẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau bộ phim đầu tiên đóng cặp với Elvis – “King Creole”, nữ Diễn viên Dolores Hart bắt đầu được biết tới và còn xuất hiện trong vài Bộ phim nữa, trong đó có “Loving You”, diễn cặp trở lại với Elvis Presley.

Where the Boys Are (1960) Directed by Henry Levin Shown: George Hamilton, Dolores Hart

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong bức ảnh này, Dolores Hart xuất hiện bên nam Diễn viên George Hamilton trong phim “Where The Boys Are” (1960).


 

 

 

 

 

 

 

Dolores Hart đang trên đà trở thành một Ngôi sao Điện Ảnh thì quyết định chuyển hướng để trở thành một Nữ Tu sĩ. Trong ảnh, Dolores đang xuất hiện bên nam Diễn viên John Saxon và Nhà đầu tư Điện ảnh Serge Semenenko.

Bà Trưởng Tu viện – Nữ Tu sĩ Lucia Kuppens cho biết việc kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài vốn là việc rất khó khăn với các Nữ Tu, bởi họ đã quen với cuộc sống ẩn dật, tu kín, việc ra ngoài gặp gỡ mọi người để mong nhận được sự giúp đỡ là cả một thách thức. Giải pháp mà Nữ tu Dolores Hart thực hiện đã giúp Tu viện thoát khỏi cảnh hiểm nghèo.

Giờ đây, khi được Công chúng biết đến nhiều hơn, các Nữ Tu sĩ bắt đầu thực hiện những món đồ thủ công, đồ gốm, đồ thêu, ghi âm những bản Thánh ca … nhằm giúp tăng thêm nguồn thu cho Tu Viện.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tu viện Regina Laudis giờ đây đã thoát khỏi nguy cơ bị đóng cửa vì xuống cấp

 

 

 

 

 

 

 

Nữ Tu sĩ Dolores của thời hiện tại


 

 

 

 

 

 

Cuộc sống thường ngày bên trong Tu viện

 

 

 

 

 

 

 

Một buổi cầu kinh chiều tại Tu viện Regina Laudis

 

 

 

 

 

 

 

Nữ tu Dolores cầu nguyện 7 lần một ngày tại Tu viện. Bà đã gắn bó với nơi này kể từ năm 25 tuổi. 

 

Toàn cảnh Tu Viện Regina Laudis

 Bên trong Nhà Thờ Tu Viện

 

 

 

 

 

 

 

 

Chăn nuôi gia súc 

 Các Nữ Tu trong giờ lao động

Hy sinh vì chính nghĩa

Hy sinh vì chính nghĩa

 

Vaclav Havel * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch

21 tháng Hai 1989

Lời phát biểu cuối cùng của Vaclav Havel ở Tòa án Quận 1 Prague

Thưa tòa,

Vì tôi đã bình luận đủ về từng lý do trong cáo trạng, cả trong quyết định khởi tố trước khi xét xử và ở tòa án này, cho nên tôi không có ý định nhắc lại mà chỉ tóm tắt lập trường của tôi. Tôi tin đến nay vẫn không có bằng chứng nào được đưa ra nhằm chứng minh hoặc sự kích động hay sự cản trở người thi hành công vụ, vì thế tôi xem như mình vô tội và yêu cầu thả tôi ra.

Tuy nhiên, cuối cùng tôi muốn nói đôi điều về một khía cạnh cho đến nay chưa bao giờ được đề cập đến của toàn bộ vụ án. Cáo trạng tuyên bố rằng tôi “ra sức che đậy bản chất chống nhà nước và chống chủ nghĩa xã hội của cuộc tụ họp như dự tính.” Ngẫu nhiên lời tuyên bố ấy mà không trưng ra bằng chứng cụ thể nào – và cũng chẳng có thể có bằng chứng- gán các động cơ chính trị cho những hành vi của tôi. Vì thế trong phạm vi quyền của mình tôi sẽ nói kỹ trong chốc lát về các khía cạnh chính trị của toàn bộ vụ án.

Trước tiên, tôi phải chỉ ra rằng những từ “chống nhà nước” và “chống chủ nghĩa xã hội” từ lâu đã mất tất cả các ý nghĩa ngữ nghĩa, sau nhiều năm xử dụng hoàn toàn tùy tiện đã trở thành chỉ là sự quy chụp xúc phạm đến tất cả các công dân mà làm cho chế độ khó chịu vì bất cứ lý do nào đấy, nhưng tuyệt đối không liên quan gì đến quan điểm chính trị thực sự của họ. Vào những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời họ, ba vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc-Slánský, Husák và Dubček- đã được mô tả bằng chính những từ này. Bây giờ chính sự chụp mũ này lại được áp dụng đối với Hiến chương 77 và các nhóm kiến nghị của các công dân độc lập, chỉ vì chính quyền ghét các hoạt động của họ và cảm thấy cần thiết phải làm giảm uy tín họ bằng cách nào đấy. Như ta có thể thấy rõ, cáo trạng trong vụ án của tôi cũng sa đà vào sự lạm dụng chính trị như thế.

Mục đích chính trị thực sự của hoạt động của chúng tôi là gì? Hiến chương 77 được lập ra và vẫn tiếp tục hoạt động như một cộng đồng không chính thức nhằm cố gắng theo dõi sự tôn trọng nhân quyền trong nước ta, bao gồm sự tuân thủ các công ước quốc tế liên quan hay hiến pháp Tiệp Khắc, tùy theo trường hợp. Trong mười hai năm qua, Hiến chương 77 đã thu hút sự chú ý của nhà cầm quyền vào sự tương phản giữa những cam kết pháp luật và những gì là thực tế thực sự trong xã hội ta. Trong mười hai năm qua Hiến chương đã báo trước nhiều hiện tượng bất ổn khác nhau và những dấu hiệu khủng hoảng, và vạch trần những vi phạm các quyền hiến pháp, cũng như những hành vi tùy tiện, sự sai lầm và bất tài về phía nhà cầm quyền. Khi theo đuổi những hoạt động này, Hiến chương 77 đang thể hiện quan điểm của đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội ta, vì bản thân tôi có thể đánh giá từng ngày. Trong mười hai năm qua, chúng tôi thường mời nhà cầm quyền tham gia vào cuộc đối thoại về những vấn đề này.Trong mười hai năm qua, nhà cầm quyền lờ đi công cuộc vận động của chúng tôi và chỉ là giam cầm hay truy tố chúng tôi về vai trò của chúng tôi trong Hiến chương. Tuy nhiên, chế độ bây giờ thừa nhận nhiều vấn đề mà Hiến chương đã phơi bày cách đây nhiều năm và có thể đã được giải quyết từ lâu nếu như nhà cầm quyền lưu tâm đến tiếng nói của Hiến chương. Hiến chương 77 luôn luôn nhấn mạnh đến bản chất bất bạo động và pháp luật của những hoạt động của mình. Hiến chương không bao giờ có mục tiêu tổ chức gây rối loạn trên đường phố.

Chính tôi thường công khai nhấn mạnh nhiều lần rằng mức độ tôn trọng dành cho những công dân có đầu óc chỉ trích và bất đồng chính kiến chính là mức độ tôn trọng công luận nói chung. Nhiều lần tôi thường nhấn mạnh rằng tiếp tục coi thường sự bày tỏ ôn hòa của công luận chỉ có thể dẫn đến sự phản kháng xã hội càng ngày càng công khai và mạnh mẽ. Tôi thường nói rõ sẽ chẳng có lợi cho ai nếu chính quyền cứ chờ đợi cho tới khi nhân dân bắt đầu biểu tình và tiến hành đình công, nhưng điều ấy hoàn toàn có thể tránh được dễ dàng nếu nhà cầm quyền nên bắt đầu tham gia đối thoại và tỏ ra sẵn sàng lắng nghe những tiếng nói chỉ trích.

Chưa từng bao giờ chú ý đến những lời cảnh báo như thế cho nên bây giờ chế độ mới gặt lấy những hậu quả từ chính thái độ xem thường ấy.

Tôi phải thú nhận một điều: vào ngày 16 tháng Một tôi có ý định rời Quảng trường Wenceslas ngay sau khi đặt hoa ở tượng đài. Hóa ra, tôi ở lại đấy hơn một giờ, chính vì tôi không thể nào tin vào mắt mình. Một chuyện đã xảy ra mà tôi có nằm mơ cũng không thể nào thấy. Sự ngăn cản hoàn toàn vô ích của công an đối với những người chỉ muốn âm thầm và lặng lẽ đặt hoa gần tượng đài đã thành công tức thì trong việc biến một nhóm người tình cờ đi ngang qua thành một cuộc biểu tình đông người. Tôi nhận thức chính xác rằng nếu việc như thế có thể xảy ra được thì dân chúng ắt hẳn vô cùng bất mãn.

Cáo trạng trích dẫn lời tôi nói với các nhà lãnh đạo nước ta rằng tình hình là nghiêm trọng. Thực ra tôi nói với họ tình hình còn nghiêm trọng hơn họ nghĩ nhiều. Rồi vào ngày 16 tháng Một, tôi bất ngờ nhận thức rằng tình hình còn nghiêm trọng hơn cả tôi nghĩ trước đây.

Là một công dân muốn thấy mọi sự trên đất nước mình diễn ra ôn hòa và êm thắm, tôi thành thực tin tưởng rằng cuối cùng nhà cầm quyền sẽ chú ý đến bài học ấy để bắt đầu đối thoại nghiêm túc với mọi tầng lớp trong xã hội, và không một ai sẽ bị loại ra khỏi cuộc đối thoại ấy chỉ vì họ bị quy chụp là “chống chủ nghĩa xã hội”. Tôi thành thực tin tưởng rằng cuối cùng nhà cầm quyền sẽ không còn đóng vai cô gái xấu xí đập vỡ gương vì tin rằng hình ảnh trên gương thật đáng trách. Đó cũng là lý do tôi tin tưởng tôi sẽ không bị kết tội vô căn cứ một lần nữa.

(Lời tuyên bố của Václav Havel sau khi tuyên án)

Vì tôi cảm thấy không có tội nên tôi cảm thấy không có gì hối hận, còn nếu tôi phải chịu sự trừng phạt, tôi sẽ coi sự trừng phạt đối với tôi là sự hy sinh vì chính nghĩa, một sự hy sinh rất nhỏ nhoi so với sự hy sinh tuyệt đích của Jan Palach*, mà nhân ngày hy sinh ấy chúng tôi định đến tưởng niệm.

Nguồn: Bản dịch tiếng Anh của Alice và Gerald Turner. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.

http://nsarchive.gwu.edu/NSAEBB/NSAEBB271/doc18-trans.pdf

Chú thích

* Jan Palach là sinh viên Tiệp Khắc tự thiêu vào ngày 16 tháng Một 1969 tại Quảng trường Wenceslas ở Prague. Qua sự hy sinh cao quý nhất này anh muốn đánh thức sự vô cảm của người dân Tiệp theo sau vụ Nga xâm lăng Tiệp Khác vào ngày 20 tháng Tám 1968. (chú thích của người dịch)

Trần Quốc Việt

danlambaovn.blogspot.com

Quốc hội thông qua điều 19 BLHS: Luật sư tố cáo thân chủ

2017-06-20
 

Phiên xử blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh cùng người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thuý tại tòa án Hà Nội ngày 22 tháng 9 năm 2016.

Phiên xử blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh cùng người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thuý tại tòa án Hà Nội ngày 22 tháng 9 năm 2016.

AFP photo
 
 Quốc hội Việt Nam chiều ngày 20 tháng 6 thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, trong đó có Điều 19 bị giới luật sư phản đối mạnh mẽ.

 

Cụ thể đối với Điều 19, Bộ Luật sửa đổi theo hướng thu hẹp hơn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa về hành vi không tố giác tội phạm như sau: Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.

Ngoài ra, luật sửa đổi cũng quy đinh về trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với một số tội danh. Theo đó, những người này chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng đối với 3 tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018.

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM- VTV1 ĐƯA TIN

From facebook:   Tran Dat shared Võ Minh Triều‘s post.
 
Image may contain: 1 person, eyeglasses and text

Võ Minh Triều

 

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM- VTV1 ĐƯA TIN

(Bản tin 11 trưa ngày 11/10/2016 chuyện cũ nhắc lại)

– Ở Hàn Quốc, nhiều cơ sở mở lớp :quay phim, chụp hình …

Để người dân có điều kiện giám sát cán bộ công quyền nhận hối lộ. ..nếu cung cấp cho chính quyền có cơ sở thì sẽ được thưởng ….còn Việt Nam thì sao. .?
Để ông cục trưởng chống tham nhũng trả lời thay cho bài viết này .

các luật sư nghĩa vụ tố giác thân chủ của mình

From facebook:  Lê Công ĐịnhFollow

 

Ngày hôm nay 20/6/2017 sẽ đi vào lịch sử nghề luật sư Việt Nam như một ngày điếm nhục nhất, khi lũ điếm ở quốc hội nhục nhã thông qua Bộ luật hình sự sửa đổi, trong đó áp đặt cho các luật sư nghĩa vụ tố giác thân chủ của mình.

Ở Việt Nam có nghề luật sư chăng? Nên dùng lại danh xưng ban đầu là “bào chữa viên nhân dân” nghe hợp thời hơn!

​TTO – 434/457 đại biểu có mặt tại hội trường Quốc hội chiều 20-6 đã bấm nút thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015. Có 19…
 
TUOITRE.VN|BY TUỔI TRẺ
 

DI CƯ – 1975

httpv://www.youtube.com/watch?v=n6A7ILbB8rk

DI CƯ – 1975

DI CƯ – 1975 : Di tản qua Subic Bay – Philippine, đảo Wake, đảo Guam, các trại tị nạn Eglin Air Force Base – Florida, Fort Indiantown Gap – Pensylvania, Fort Chaffee – Arkansas, Camp Pendleton – California.

VIỆT NAM ĐANG ĐỐI DIỆN VỚI 2 CUỘC KHỦNG HOẢNG LỚN.

VIỆT NAM ĐANG ĐỐI DIỆN VỚI 2 CUỘC KHỦNG HOẢNG LỚN.

1) KHỦNG HOẢNG VỀ KINH TẾ.

Việt Nam là một nước nông nghiệp khoảng 80% dân sô làm nông nghiêp. Nhưng từ lợn Thanh Long lúa gạo đều rớt giá.

Việt Nam lấy DNNN là chủ đạo. Nhưng toàn bộ hệ thống DNNN bị đổ bể như các tập đoàn lớn Vinashin Vinalines điện lực than khoáng sản mang lại món nợ công khổng lồ khoảng 321 tỷ đô la bằng 157% GDP của Việt Nam .

Số liệu cho thấy đầu năm 2017 số người được trả thất nghiệp trong khu chế xuất tăng 26%, vậy khối ngoại FDI không khá gì không tăng trưởng và sút giam

Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế Việt Nam. Món nơ xấu khổng lồ khoảng 600 nghìn tỷ VN Đ bằng 27 tỷ đô la đang làm tắc huyết mạch của nền kinh tế, phần nợ xấu này chỉ tính phần nổi của tảng băng được loại ra trong bảng cân đối tài khoản kế toán. Phần chìm của tảng băng được dấu trong lãi dự thu theo ước tính gấp khoảng nhiều lần phần trên. Nó có thể loàm nền kinh tế vỡ bất cứ lúc nào.

Nợ công của chính phủ đã lên đến 64.5 GDP bằng 107 tỷ đô la. Ngân sách nhà nước năm nào cũng bội chi ngân sách khoảng 6% tương đương 12 tỷ đô la, khoảng 70% ngân sách chi thường xuyên cho 11 triệu người hưởng lương từ ngân sách.

Ngân sách nhà nước hụt thu từ nông nghiệp, DNNNN, hộ gia đình,FDI. Ngân sách nhà nước chỉ trông chờ vào 2 nguồn thu chính bán tài nguyên khoáng sản như dầu thô, bán quyền sử dụng đất và thu thuế.

GDP Việt Nam tăng trưởng chậm 6%, trong khi tín dụng cho vay rất cao khoảng 18%.

2) KHỦNG HOẢNG VỀ NIỀM TIN.

Người dân mất niềm tin về thể chế, mất niềm tin về ý thức hệ cộng sản.

Người dân mất niềm tin ĐCS suốt ngày hô hào chống tham nhũng. Nhưng chẳng thấy tham nhũng giảm mà lại thấy tăng.

Người dân mất niềm tin vào Quốc hội năm nào cũng họp toàn bàn chuyện trên trời dưới biển mà chẳng có tác dụng gì VD điển hình sân bay Tân Sơn Nhất, Quốc hội VN nợ luật BIểu Tình đối với người dân VN.

Người dân mất niềm tin khởi tố vụ cưỡng chế đất Đồng Tâm. người dân đâu còn tìn vào lời hứa của các quan chưc Việt Nam.

Người dân mất niềm tin vào Q Đ và CA suốt ngày làm kinh tế còn đâu lo bảo vệ đất nước nữa.

Người dân lo bi bần cùng hóa mất đất đai nhà cửa trên mảnh đất của mình, trong khi các đại gia và các QC giầu có bất minh.

Người dân mất niềm tin ô nhiễm môi trường thực phẩm bẩn.

Người dân mất niềm tin vào giáo dục ở Việt Nam.

Người dân mất niềm tin vào tham nhũng chính sách quan chức ĐCS.

PTS

Yêu rồi làm

Yêu rồi làm

(Lc 10, 25-37)

 Một vị ẩn sĩ sống trong một khu rừng luôn bị một cô gái làng chơi đến cám dỗ. Ngạc nhiên trước sự thanh thản của vị tu hành, nhưng đồng thời cũng nghi ngờ sự bất bình thường của người đàn ông, cô liền hỏi một câu chế nhạo:

– Thầy không biết yêu sao?

Vị ẩn sĩ trả lời:

– Chưa đến giờ đó thôi?

Câu chuyện bỏ lửng tại đó. Một lần kia, trong lúc đi khất thực, vị tu hành phát hiện người con gái hay đến phá phách mình đó bị bọn cướp trấn lột và đánh cho thừa sống thiếu chết bên lề đường. Ông bèn dừng chân lại săn sóc cô ta, chữa các vết thương và đưa cô về thành phố điều trị.

Cô gái sững sờ nhìn vị ân nhân mà chưa biết mở lời ra sao, thì vị ẩn sĩ mỉm cười nói:

– Đã đến giờ rồi đấy, giờ của lòng thương xót!
***
Người thông luật trong bài Tin Mừng hôm nay hỏi Chúa Giêsu: “Ai là người thân cận của tôi?” Thay vì trả lời, Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn người Samari tốt lành: Một khách bộ hành đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, bị bọn cướp đánh nhừ tử, trấn lột, rồi bỏ nằm nửa sống nửa chết bên lề đường. Trong khi hai thầy tư tế và Lê vi “tránh qua bên kia mà đi”, thì người Samari ngoại đạo lại dừng chân, băng bó vết thương, đem nạn nhân về nhà trọ săn sóc.

Chúa Giêsu hỏi lại người thông luật: “Vậy ai là người thân cận của kẻ bị cướp?”. Hỏi tức là trả lời. Và người thông luật đáp: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót”. Chúa Giêsu bảo: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy” (Lc 10, 37).

Vị ẩn sĩ trong câu chuyện trên đây và người Samari nhân hậu đã sống luật yêu thương một cách tuyệt vời, đó là “yêu bằng việc làm”. Yêu không chỉ trên đầu môi chót lưỡi, rồi phủi tay không làm gì cả, mà yêu chính là “miệng nói tay làm”, làm thực sự với hết khả năng của mình. Những việc làm cụ thể thường hùng hồn hơn những lời nói suông. Con đường dài nhất là con đường từ trái tim đến đôi tay. Chúa Giêsu muốn chúng ta đi hết con đường đó: “Hãy đi và làm như vậy”. Pascal đã nói: “Khuyết tật lớn nhất của một người là phục vụ quá ít cho những kẻ họ yêu thương”.

Sở dĩ người ta không dám làm một cái gì đó cho những người anh em, là vì họ không có can đảm vượt qua nỗi sợ.

Sở dĩ thầy tư tế và thầy Lê vi “tránh qua bên kia mà đi” là vì các thầy sợ ô uế khi đụng vào xác chết, sợ bọn cướp còn ẩn nấp đâu đây, sợ rắc rối phiền hà đến bản thân.

Sở dĩ chúng ta không dám làm một cái gì đó cho người anh em khi họ cần giúp đỡ, là vì chúng ta sợ phải thiệt thòi, sợ tốn công sức, sợ mất thời gian, sợ phải trả giá, sợ đụng đến sự an toàn, tiện nghi của mình. Chúng ta muốn được yên thân! Thầy tư tế và thầy Lêvi đã tự hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra cho tôi, nếu tôi dừng lại và săn sóc người anh em bị đánh nhừ tử?”. Trái lại, người Samari đã đảo ngược câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra cho người anh em bị đánh nhừ tử, nếu tôi không dừng lại và chăm sóc người ấy?” Người Samari tốt lành đã xả thân vào một hành động vị tha đầy nguy hiểm.

Yêu thương không phải là cho đi một cái gì, nhưng là cho đi chính bản thân. Yêu thương là hy sinh, là quên mình, là hiến thân phục vụ tha nhân: Kahil Gibram có một câu nói chí tình: “Bạn cho đi quá ít khi chỉ cho đi của cải. Chỉ khi nào cho đi chính mình, bạn mới thực sự cho đi”. Càng đi tìm bản thân, con người càng đánh mất chính mình. Càng co cụm trong vỏ ốc ích kỷ của mình, con người càng chết dần mòn trong nỗi cô đơn. Càng muốn được yên thân, con người càng vong thân.

Nỗi khát khao hạnh phúc của con người chỉ có thể được lấp đầy khi họ biết đến gần, cúi xuống phục vụ tha nhân.

Con người chỉ thành đạt thực sự, con người chỉ thục sự là người khi họ dám sống chết cho anh em.

Người tín hữu Kitô chỉ thực sự là con Chúa khi họ dám tiêu hao vì người khác. Mẹ Têrêsa Calcutta nói: “Ki tô hữu là người trao ban chính bản thân mình”.

Yêu rồi làm. Khi đã yêu rồi chúng ta sẽ biết phải làm gì cho người anh em. Khi đã yêu rồi chúng ta sẽ có sáng kiến để xả thân vì mọi người, nhất là những người nghèo hèn đau khổ. Khi đã yêu rồi, chúng ta sẽ biết cách làm cho kẻ xa lạ nên người thân cận, kẻ thù địch nên người bạn tốt, chỉ cần chúng ta dám đừng lại, đến gần và cúi xuống trước anh em.

***

Lạy Chúa cuộc sống đạo của chúng con sẽ trở nên phù phiếm nếu cái cốt lõi của đạo là yêu thương chỉ là điều phụ thuộc.

Xin đừng để chúng con loay hoay với những tính toán ích kỷ; chai đá, dửng dưng trước những khổ đau của anh em. Nhưng xin dạy chúng con biết chạnh lòng xót thương và giúp đỡ những ai đang cần đến chúng con. Amen.

Thiên Phúc