CUỘC SỐNG LÀ MỘT QUÀ TẶNG

CUỘC SỐNG LÀ MỘT QUÀ TẶNG (Lc 12, 32-48)

Hương Vĩnh chuyển ngữ

Phần lớn đoạn Phúc Âm nầy nói về sự đánh giá đúng mức đối với quà tặng của cuộc sống, đừng hoang phí hay để trôi mất.

    Nhiều năm trước đây, Thornton Wilder đã sáng tác một vở kịch hay, nhan đề là “Our Town” (“Thành Phố Chúng Ta”).  Cảnh trí sau cùng của vở kịch là một nghĩa địa ở New England.  Ngồi trên những chiếc ghế đong đưa là những người dân thị thành đã chết, trẻ có, già có.  Họ có thể thấy và nghe người sống, nhưng người sống không thể thấy và nghe họ được.

     Một em bé gái tên là Emily nhập bọn với họ.  Em vừa mới chết và phải xa cách gia đình một cách đau đớn.  Em chào hỏi những người bạn mới và cho biết ước nguyện đầu tiên của em là được trở về nơi chốn người sống, nhưng họ đã mạnh mẽ khuyến khích em không nên trở về.  Họ bảo: “Những người sống không quí trọng cuộc sống.  Tất cả những tặng phẩm của Chúa trên trần gian đều bị đánh giá thấp: những buổi hoàng hôn, sinh hoạt nghệ thuật, tự do hát xướng, sức khỏe và tình bạn.”  

     Tuy nhiên, mặc cho những lời cảnh cáo, Emily vẫn rời xa họ.  Em được Chúa cho sống lại một ngày trong đời em.  Ngày mà em chọn lựa là sinh nhật thứ mười hai của mình.  Trong thời gian mười mấy tiếng đồng hồ trong ngày đó, em nhận thấy không ai xem ra để ý tới em hết.  Họ rất bận rộn để chuẩn bị cho ngày sinh nhật của em.  Em đã khóc lên: “Tôi không thể tiếp tục được nữa.  Thời gian trôi qua rất nhanh.  Chúng ta không có thời giờ để nhìn mặt nhau nữa.”  

     Rồi em nói tiếp: “Quả địa cầu ơi, ngươi quá đẹp đối với ai biết thưởng thức.”  Và rồi với đôi mắt đẫm lệ, em đặt câu hỏi: “Có bao giờ loài người nhận ra cuộc sống như thế nào khi họ đang sống trong đó không?”  Một tiếng nói đáp lại: “Không có.  Có thể các Thánh hay các thi sĩ mà thôi.”  

QUA TANG  

Sau đó em trở về với những bạn bè đã chết, dao động bởi nhận thức mới là những kẻ ra đi, mới là những người biết nhận chân giá trị đích thực của cuộc sống.  Vở kịch muốn nói lên điều nầy: phần đông người ta “không sống” mà “chỉ hiện hữu” thôi.  Cuộc sống đã đi qua bên cạnh họ như một con thuyền trôi lờ lững trong đêm tối. 

 Cuộc sống là để sống 

      Henry David Thoreau đã viết lên giòng chữ tuyệt vời nầy: “Chúa ôi, khi đạt tới đích điểm sự chết, chính lúc đó người ta mới nhận ra mình chưa sống bao giờ.” Thật buồn biết bao và đúng là một cuộc sống đã bị hoang phí!        

 Phúc Âm còn mạnh mẽ dứt khoát hơn.  Chúa phán: “Hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn.” Hãy ăn mặc chỉnh tề vì cuộc sống.  Cuộc sống là để sống.  Ngài muốn chúng ta vui hưởng tất cả những gì Ngài đã trao ban cho chúng ta.

     Triết gia Aristote có lần đã mô tả “học giả là người có thể tiêu khiển với một tư tưởng, với một người bạn và với chính mình.”  Nhiều người đã đánh mất khả năng thích thú, khoái trá.  Giống như những người trong vở kịch “Thành Phố Chúng Ta,” họ không biết làm thế nào để vui hưởng những chuyện tầm thường trong cuộc sống.  

Họ giống những người rất bận rộn, để ra nhiều tháng lập nên kế hoạch nghỉ hè.  Họ vừa đến nơi và ở đó chẳng bao lâu, lại lo lắng giữ chỗ máy bay để trở về nhà.  Họ đi đó đây, chụp thật nhiều hình. Về sau, họ phô bày những hình ảnh về những nơi mà họ chưa bao giờ thấy, nhưng chỉ chụp được mà thôi.

     Tôi nhớ lại đã trò chuyện với một chị đang hấp hối, ở lứa tuổi đôi mươi.  Chị nói một điều tôi không bao giờ có thể quên được: “Con thà chết trẻ mà biết sống, còn hơn sống già mà không bao giờ biết quý trọng cuộc sống.”  Đó là sự thách đố đối với đoạn Phúc Âm hôm nay. 

    Quà tặng phải được chia sẻ

    Cuộc sống là một quà tặng vay mượn.  Chúng ta không trao tặng cuộc sống cho chính chúng ta. Nếu được, có thể chúng ta muốn sống mãi và trẻ mãi không già.  Điều rắc rối là phần đông chúng ta tự xem mình là sở hữu chủ cuộc sống chúng ta, thay vì xem đó là quà tặng được Thiên Chúa trao phó cho chúng ta.  

    Chúng ta thường nói: “Đây là cuộc sống của tôi.  Tôi có thể sử dụng tùy thích.  Đây là thân xác của tôi.  Tôi có thể dùng nó để làm bất cứ điều gì mà tôi chọn lựa.  Đây là sức khỏe của tôi.  Tôi có thể tiêm vào mình bất cứ chất gì tôi thích.”  Chúng ta thường nói là nhà cửa của tôi, phòng ốc của tôi, xe cộ của tôi, nhà thờ của tôi, giáo xứ của tôi, thành phố của tôi… tất cả là “của tôi, của tôi và của tôi.”

   Chúng ta nói như thể chúng ta là sở hữu chủ những thứ đó.  Nhưng chúng ta không phải là sở hữu chủ, như cuộc sống đã nhắc nhở chúng ta.  Những thứ đó chỉ được cho chúng ta mượn tạm trong chốc lát.  Đó là một quà tặng phải được sử dụng một cách có trách nhiệm và đầy tinh thần sáng tạo. 

    Vậy đích thực Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì?  Ngài muốn truyền đạt điều nầy: Bạn phải thương yêu mọi người!  Mọi người là anh em chị em của bạn.  Mọi người là con cái của Chúa.  Tôi phải quan tâm họ như thế nào, tình trạng pháp lý của họ ra sao, cũng như trình độ trí thức, màu da, tôn giáo hay chủng tộc của họ.  

     Bạn hãy nhìn thế giới nầy như một quà tặng để được san sẻ và không phài là một giải thưởng phải chiếm đoạt.  Mọi điều bạn có là quà tặng và người ta trông mong bạn chia sẻ tài năng, tiền bạc cùng thời giờ của bạn.  Chúng ta là những tạo vật.  Tất cả những gì chúng ta có là quà tặng của Cha trên trời.  Chúng ta không sở hữu chúng.  Chúng ta chỉ chia sẻ chúng.

    Nữ Thánh Catherine Sienna là một trong số ít nữ tiến sĩ Giáo Hội, có lần đã nói về cuộc sống như sau: “Đó là thiên đàng thì tất cả mọi đường đều đưa tới thiên đàng; hoặc đó là hỏa ngục thì tất cả mọi đường đều đưa tới hỏa ngục.”  Sự lựa chọn tùy thuộc chúng ta. 

   Ngay Đấng Trao Ban Mọi Tặng Phẩm Tốt Đẹp không nghĩ tưởng là không chia sẻ cho chúng ta.  Nhưng đối lại, Ngài đòi hỏi điều gì?  Thật đơn giản, Ngài chỉ muốn chúng ta là những ủy viên quản trị tốt đẹp cho cuộc sống, chứ không phải là những sở hữu chủ của cuộc sống.

 Nguyên Tác IN STEP WITH GOD LM Vincent Travers, OP

Hương Vĩnh chuyển ngữ

From: Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

TỔ QUỐC ĂN NĂN – Trích một chương ở Phần hai, về Gia Long: “Cõng rắn cắn gà nhà”

TỔ QUỐC ĂN NĂN – Trích một chương ở Phần hai, về Gia Long: “Cõng rắn cắn gà nhà”

“Sự sửa đổi lịch sử được thể hiện trên thực tế. Tại Sài Gòn, đường Nguyễn Hoàng được thay bằng đường Trần Phú, theo tên một cấp lãnh đạo cộng sản đã chết. Chúa Hiền, người có công khai mở miền Nam, nhường tên đường cho Võ Thị Sáu, một nữ cán bộ khủng bố cộng sản. Đường Gia Long dĩ nhiên không còn, nay là đường Lý Tự Trọng. Vô số công thần lập quốc bị xóa tên đường nhường chỗ cho nhưng cán bộ cộng sản không tên không tuổi. Từ ngày 30-4-1975, nước Việt nam không phải chỉ thay đổi hiện tại và tương lai mà còn thay đổi cả quá khứ”.

____

Thái Bá Tân

7-8-2016

H1

Nếu nỗi oan khiên kéo dài của Lê Chiêu Thống có thể giải thích được thì sự lên án Nguyễn Ánh là cõng rắn cắn gà nhà lại càng khó hiểu.

Nguyễn Ánh bị nhiều người lên án là đã rước quân Pháp vào Việt nam, để rồi Việt nam bị Pháp đô hộ. Điều này hoàn toàn sai.

Nguyễn Ánh chết năm 1820, trong khi người Pháp chỉ bắt đầu xâm chiếm nước ta từ năm 1858, nghĩa là 38 năm sau dưới triều Tự Đức, cháu nội ông. Hai vị vua nhà Nguyễn, Minh Mạng và Tự Đức, xứng đáng bị lên án nặng nề, nhưng không phải vì họ đã thỏa hiệp với Pháp mà vì họ đã chống Pháp một cách điên cuồng và mù quáng.

Nguyễn Ánh không phải đã không làm những việc sai trái. Năm 1784, ông đã gởi hoàng tử Cảnh theo giám mục Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện Louis XVI. Hai bên ký kết thỏa ước, theo đó Nguyễn Ánh sau khi thành công sẽ dành nhiều đặc quyền lớn cho người Pháp và nhượng đứt đảo Côn Lôn cho Pháp. Ông cũng đã cầu viện quân Xiêm sang Việt nam giúp đánh quân Tây Sơn. Nhưng cả hai việc làm đáng trách này đã không giúp được gì cho ông. Thỏa ước ký với Louis XVI đã không được thực hiện, còn đám quân Xiêm thì đã bị Nguyễn Huệ đánh tan nhanh chóng. Sau này Nguyễn Ánh thành công, khôi phục được nhà Nguyễn hoàn toàn dựa vào cố gắng của chính ông. Nguyễn Ánh có sử dụng một số tay đánh thuê người Pháp, nhưng đó chỉ là những cá nhân, điều này rất bình thường thời đó. Anh em Tây Sơn cũng đã sử dụng bọn cướp biển Lý Tài và Tập Đình; họ cũng cố tranh thủ sự ủng hộ của người phương Tây mà không được vì người phương Tây chỉ coi Tây Sơn là quân cướp.

Có người nói vì Nguyễn Ánh cầu viện mà người Pháp mới biết tới Việt nam. Lời buộc tội này lại càng ngây ngô hơn nữa.

Người châu Âu nói chung và người Pháp nói riêng đã đến Việt nam từ đầu thế kỷ 16, lúc tổ tiên Nguyễn Ánh là Nguyễn Hoàng chưa ra đời, rồi liên tục gia tăng sự hiện diện. Họ đã thiết lập nhiều trung tâm thương mại tại Hội An, Hà Nội và Hưng Yên. Người châu Âu đến nước ta là lẽ tự nhiên vì lúc đó họ đã mạnh và đang bung ra khám phá thế giới. Việc họ đến nước ta, đem theo một văn hóa và một kỹ thuật mới đáng lẽ phải là một may mắn lớn cho nước ta, chỉ tiếc rằng chúng ta đã không đủ sáng suốt để lợi dụng.

Nguyễn Ánh có công lớn với đất nước. Chính ông đã thống nhất được đất nước. Không có ông không chừng ngày nay miền Nam và miền Bắc vẫn còn là hai quốc gia riêng biệt.

Phe cộng sản mạt sát Nguyễn Ánh là điều dễ hiểu, nhưng điều ngạc nhiên là Nguyễn Ánh bị lên án một cách hồ đồ như thế mà không được minh oan một cách rõ rệt, trong khi tôn thất nhà Nguyễn, ngày trước và ngay bây giờ, không thiếu những người có kiến thức và trình độ cao. Đó là vì một bên có lý do để ra sức buộc tội Nguyễn Ánh, còn một bên dù muốn bênh Nguyễn Ánh cũng không thể bào chữa cho ông một cách thông suốt. Nếu muốn bào chữa cho Nguyễn Ánh thì phải mổ xẻ sự nghiệp của ông một cách khách quan nhưng điều này lại khó làm. Muốn nói rõ về Nguyễn Ánh thì bắt buộc phải nhìn nhận những sai phạm của ông đối với đất nước – cầu viện Pháp, cầu viện Xiêm, và cách đối xử thô bạo của ông đối với con cháu Tây Sơn. Cũng phải luận việc ông bội bạc và giết hại các công thần. Điều này các vua nhà Nguyễn không cho phép vì họ không thể chấp nhận một phê phán nào về ông tổ của họ. Sau này Ngô Đình Diệm, sau khi đã truất phế vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn, cũng không dại gì mà bênh vực ông tổ nhà Nguyễn. Sau Ngô Đình Diệm là chế độ của các tướng tá, trong đó nhưng vấn đề văn hóa, lịch sử không đặt ra nữa.

Nguyễn Ánh bị buộc tội oan trong khi ông là người có công lớn, và hơn thế nữa tổ tiên ông còn có công rất lớn là đã khai phá ra một nửa đất nước.

Nếu ai hỏi tôi ai là người có công nhất đối với Việt nam, tôi sẽ lưỡng lự giữa Lý Công Uẩn và Nguyễn Hoàng. Lý Công Uẩn có công lập ra một quốc gia Việt nam thực sự, có kỷ cương, có triều chính, có văn hóa và đặt nền nếp cho Việt nam từ đó về sau (nhưng đồng thời ông cũng vô tình làm một điều tai hại là khẳng định vai trò của Khổng Giáo như một văn hóa chính thức). Nguyễn Hoàng có công mở ra một nửa đất nước, và đó cũng là nửa nước trù phú nhất. Lưỡng lự giữa hai người nhưng nếu bắt buộc phải chọn một người có lẽ tôi thiên về Nguyễn Hoàng.

Trước năm 1945, hình như không có chuyện buộc tội Nguyễn Ánh. Phan Chu Trinh, một người chủ trương dân chủ và công khai bài xích triều Nguyễn, khi xỉ vả vua Khải Định là hèn đốn đã viết:

Ai về âm phủ hỏi Gia Long,
Khải Định thằng này phải cháu ông?

nghĩa là cũng nhìn nhận Nguyễn Ánh là bậc anh hùng.

Sau năm 1945, nhà Nguyễn đã thoái vị, đảng cộng sản đã nắm chính quyền tất nhiên không còn muốn lòng dân nhớ nhà Nguyễn nữa. Lời cáo buộc Gia Long cõng rắn cần gà nhà bắt đầu từ đấy. Khi cựu hoàng Bảo Đại trở về thành lập chính quyền quốc gia, mạt sát và hạ bệ Gia Long dĩ nhiên nằm trong chính sách tuyên truyền của đảng cộng sản. Dưới chế độ cộng sản bênh vực Gia Long, chưa nói đến khen Gia Long, là phạm tội phản động.

Vụ án Gia Long tuy không ồn ào bề ngoài nhưng trong chiều sâu đã gây chia rẽ không nhỏ trong hàng ngũ miền Nam trước năm 1975. Tôi đều có nhiều dịp nhận ra điều đó. Một lần tôi được chứng kiến một cuộc cãi vã ngắn nhưng rất dữ dội. Trong một câu chuyện vãn, không hiểu tại sao hai nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh lại được đề cập tới. Một anh bạn khen Nguyễn Huệ là anh hùng, chê Gia Long là tầm thường, may nhờ Nguyễn Huệ mất sớm mà thắng được. Một anh bạn khác phản ứng một cách giận dữ: “Nguyễn Huệ là một tên tướng cướp gặp thời, Gia Long mới có công thống nhất đất nước”. Anh kia cũng không chịu thua. Cả hai đi tới kết luận là người trước mặt mình không có trình độ, rồi họ chấm dứt cuộc thảo luận với cùng một nét mặt khinh bỉ. Về sau tôi có hỏi người nọ về người kia, cả hai đều nói về nhau một cách nặng lời, chắc chắn là không thể hợp tác với nhau được nữa. Tại sao một giai đoạn lịch sử hai trăm năm về trước lại có thể chia rẽ những con người ngày hôm nay? Chúng ta đặt quá nhiều đam mê và xúc động vào một lịch sử rất không chính xác.

Thương nhau thương cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.

Có lẽ nhiều người đã giận các vua Minh Mạng, Tự Đức mù quáng và ngoan cố làm mất nước, ghét Bảo Đại hèn nhát trác táng, rồi ghét luôn cả Gia Long.

Nhưng cách vận dụng lịch sử thiếu lương thiện nhất vẫn thuộc về đảng cộng sản. Họ luôn luôn bóp méo lịch sử cho những mục đích tuyên truyền. Năm 1979 khi vừa cải tạo về tôi nghe đứa cháu gái tôi học lịch sử: “Năm… tên bán nước Gia Long đem quân đánh Phú Xuân”. Tôi giật mình, sách sử gì mà ngôn từ hạ cấp như vậy? Tôi đòi xem cuốn sách và còn thấy cả “tên cướp nước Triệu Đà”. Triệu Đà chết đã hơn hai ngàn năm nay cũng bị vạ lây, bởi vì lúc đó hai chế độ cộng sản Việt nam và Trung Quốc đang xung đột. Để ý đến cách dạy sử lúc đó, tôi phải phẫn nộ. Hình như Việt nam chỉ mới thực sự thành lập từ khi có đảng cộng sản.

Những đề tài thi sử thường gặp lúc đó là: “Đảng cộng Sản Việt nam thành lập ngày nào, năm nào?”, “Quân Dội Nhân Dân Việt nam thành lập ngày nào, năm nào?”, “Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm nào, ở đâu?”. Và câu hỏi quan trọng nhất: “Ngày 2-9-1945 tại vườn hoa Ba Đình, trước khi đọc tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ đã nói gì?” (Câu trả lời là “Bác Hồ đã nói: Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?“).

Sự sửa đổi lịch sử được thể hiện trên thực tế. Tại Sài Gòn, đường Nguyễn Hoàng được thay bằng đường Trần Phú, theo tên một cấp lãnh đạo cộng sản đã chết. Chúa Hiền, người có công khai mở miền Nam, nhường tên đường cho Võ Thị Sáu, một nữ cán bộ khủng bố cộng sản. Đường Gia Long dĩ nhiên không còn, nay là đường Lý Tự Trọng. Vô số công thần lập quốc bị xóa tên đường nhường chỗ cho nhưng cán bộ cộng sản không tên không tuổi. Từ ngày 30-4-1975, nước Việt nam không phải chỉ thay đổi hiện tại và tương lai mà còn thay đổi cả quá khứ.

Lịch sử là gia phả chung của đất nước, là ký ức tập thể của dân tộc, xuyên tạc nó là xúc phạm đến trí tuệ của dân tộc. Chưa nói rằng bôi nhọ một người đã nằm xuống từ lâu rồi cho một mục đích giai đoạn là một việc mà chỉ có những kẻ thấp kém mới làm. Làm như thế đang cộng sản cũng đã hạ giá chính cái lý tưởng của họ. Nếu lý tưởng của họ trong sáng, dự án chính trị của họ đặc sắc thì họ cần gì phải vận dụng những thủ đoạn tồi tàn như vậy?

Nhưng một câu hỏi cũng đặt ra cho chúng ta. Tại sao họ lại có thể làm như thế và một phần nào đó đã thành công? Đó là vì chúng ta thiếu một sử quan đứng đắn. Lịch sử của ta thiếu sót và thiếu chính xác, đó là một điều đáng tiếc; nhưng điều còn đáng tiếc hơn nữa là cách tiếp cận lịch sử của chúng ta. Chúng ta không coi lịch sử như một tài sản chung của dân tộc mà mọi người phải trân trọng. Từ bao đời rồi lịch sử vẫn chỉ được coi là một diễn đàn để hạ nhục đối phương và tâng bốc mình lên.

Tập quán đó dần dần ăn rễ vào tâm lý mọi người, trong tiềm thức chúng ta. Chúng ta không coi việc xuyên tạc lịch sử là nghiêm trọng, chúng ta không coi lịch sử là ký ức của những cố gắng dựng nước, trái lại chúng ta coi lịch sử như là sự nối tiếp nhau của những trận đánh tàn phá đất nước. Chúng ta đọc lịch sử một cách sơ sài và dựa vào lịch sử để đưa ra những phê phán hồ đồ nhưng chắc nịch. Các dân tộc khác có thể chia rẽ vì không đồng ý với nhau trên những việc cần làm cho hôm nay và ngày mai; người Việt nam lại còn có thể chia rẽ và hận thù nhau vì những chuyện đã hoàn toàn thuộc về quá khứ mà mọi người chỉ biết một cách rất mơ hồ.

_____

Mời xem lại: TỔ QUỐC ĂN NĂN – Trích một chương về LÊ CHIÊU THỐNG: “Rước voi về giày mả tổ” (Thái Bá Tân/ BS).

Quy định dùng tên ‘Bún Bò Huế’ phải xin phép bị ‘ném đá’

Quy định dùng tên ‘Bún Bò Huế’ phải xin phép bị ‘ném đá’

August 7, 2016

Nguoi-viet.com

Logo nhãn hiệu chứng nhận “Bún Bò Huế” do tỉnh Thừa Thiên-Huế “đăng ký sở hữu.” (Hình: Tuổi Trẻ)

Logo nhãn hiệu chứng nhận “Bún Bò Huế” do tỉnh Thừa Thiên-Huế “đăng ký sở hữu.” (Hình: Tuổi Trẻ)

HUẾ (NV) – Độc giả của nhiều tờ báo tại Việt Nam đã vô cùng tức giận khi thấy chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế bất ngờ đưa ra “quy chế” về sử dụng nhãn hiệu “Bún Bò Huế.”

Cười hay mếu? Món Bún Bò Huế nổi tiếng suốt từ biết bao nhiêu năm qua không biết ai là tác giả của cái công thức làm món ăn này, nhưng mới đây, chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế đã “đăng ký” kèm theo logo với Cục Sở Hữu Trí Tuệ ở Hà Nội rồi “ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ‘Bún Bò Huế.’”

Dư luận rộ lên với hàng trăm phản ứng gay gắt và phẫn nộ trên các báo mạng tại Việt Nam về cái sự “bảo hộ” chẳng giống ai về một món ăn mà những ông bà cầm quyền xứ Huế của cái nước “dân chủ đến thế là cùng” không phải là tác giả phát minh.

Hôm Thứ Sáu, 5 Tháng Tám, người ta thấy một số báo tại Việt Nam đưa tin kèm theo những lời bình luận của độc giả về một thứ quy định bất ngờ của chính quyền Thừa Thiên-Huế. Một trong những tờ báo đó là tờ Thanh Niên nói rằng tỉnh này đã “ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ‘Bún Bò Huế’ vào ngày 13 Tháng Bảy, 2016.”

Ông Phan Ngọc Thọ, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, được thuật lời giải thích trên tờ Thanh Niên rằng: “Việc UBND tỉnh đứng ra đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Bún Bò Huế là điều cần thiết và là trách nhiệm của địa phương.”

Theo ông này được thuật lại lời thì “Bún Bò Huế được nêu trên là một nhãn hiệu do UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế thiết kế và đăng ký bảo hộ, thể hiện bằng logo riêng. Nhãn hiệu chứng nhận Bún Bò Huế đang được UBND tỉnh đăng ký bảo hộ với Cục Sở Hữu Trí Tuệ theo quy định của pháp luật. Đây là nhãn hiệu do UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế làm chủ sở hữu và giao cho Hiệp Hội Du Lịch Thừa Thiên-Huế quản lý.”

Tiếp theo lời ông Thọ, báo Thanh Niên dẫn lời ông Đinh Mạnh Thắng, chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Thừa Thiên-Huế, là “Món Bún Bò Huế đã phổ biến, tuy nhiên mỗi nơi có một hương vị khác nhau. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Bún Bò Huế nhằm mục đích xây dựng thành một sản phẩm đặc trưng của Huế, có uy tín trên thị trường, được bảo chứng về chất lượng, hương vị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.”

Món bún bò nổi tiếng của Huế nhưng phổ biến khắp nơi “bị” tỉnh Thừa Thiên-Huế đăng ký giữ bản quyền. (Hình: Tuổi Trẻ)

Tuy cùng một nguyên tắc hay công thức chung khi nấu món Bún Bò Huế nhưng hương vị mỗi nhà, mỗi tiệm đều có thể khác nhau tùy sự nêm nếm, gia giảm các loại gia vị, mắm muối cũng như cách nấu.

Dù vậy ông Thắng vẫn nói: “Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Bún Bò Huế nhằm mục đích xây dựng thành một sản phẩm đặc trưng của Huế, có uy tín trên thị trường, được bảo chứng về chất lượng, hương vị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau khi được Cục Sở Hữu Trí Tuệ công nhận, những tổ chức và cá nhân nào muốn sử dụng nhãn hiệu thì phải đăng ký và bảo đảm các tiêu chí theo quy định về nguyên liệu, về cách thức chế biến, đảm bảo an toàn thực phẩm…”

Đồng thời, ông này bảo rằng: “Sau khi được cấp chứng nhận sử dụng nhãn hiệu Bún Bò Huế, các tổ chức, cá nhân kinh doanh Bún Bò Huế được gắn nhãn hiệu chứng nhận trên biển hiệu, phương tiện kinh doanh, thư từ giao dịch, phương tiện quảng cáo do mình sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận.”

Ông này cũng như ông Thọ còn giải thích là: “Ai không muốn dùng nhãn hiệu đó thì vẫn kinh doanh bình thường và tự chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm, về chất lượng món ăn theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không có chuyện muốn bán bún bò thì phải đến Huế xin giấy phép.”

Hầu hết các lời bình luận của độc giả trên các tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ và Người Lao Động đều bực tức hay phẫn nộ về một quyết định bất thường của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nó cũng giống như quyết định của Bộ Y Tế mấy năm trước cấm người “ngực lép” chạy xe gắn máy nên đã bị “ném đá” tơi bời.

“Quy định tào lao, các món thức ăn Việt Nam là những loại thực phẩm thuần túy của người Việt, đã có từ bao đời, do sự biến tấu theo từng miền để hợp khẩu vị cho người ăn, ai cũng có quyền để kinh doanh buôn bán cho người ăn, không thể đưa ra các quy định không giống ai cho là đó là sản phẩm trí tuệ!!!” Độc giả tên “Dân tui” bình luận trên tờ Người Lao Động.

“Đăng ký nhãn hiệu này ở Huế là không đúng với hiện trạng thực tế. Bún bò ở Huế không bao giờ được gọi là Bún Bò Huế mà chỉ gọi là bún bò, và đặc trưng sợi bún lẫn thức ăn đều không giống với Bún Bò Huế ở Sài Gòn. Chỉ có ở Sài Gòn người ta bắt đầu định nghĩa Bún Bò Huế (và từ đó lan ra cả nước), Bún Bò Huế ở Sài Gòn khác hoàn toàn Bún Bò ở Huế, tôi có thể phân biệt được bún bò nào là Bún Bò Huế và bún bò nào làm ở Huế, ngay cả khi ở Huế tôi cũng dễ dàng phân biệt được bún bò ở Sài Gòn hay bún bò ở Huế. Đừng lạm dụng đăng ký nhãn hiệu mà sai phạm, chỉ có ở Sài Gòn mới đăng ký nhãn hiệu Bún Bò Huế vì những quán đầu tiên đã tồn tại hơn 50 năm chứ ‘Bún Bò Huế’ (thực ra là bún bò Sài Gòn nhãn hiệu Bún Bò Huế) chỉ mới được bán ở Huế trong vài năm trở lại đây, trước đó họ chỉ bán bún bò (kiểu Huế),” Một độc giả khác tên Văn Minh bình luận trên tờ Thanh Niên.

Trong một bài viết trên tờ Người Lao Động ngày 7 Tháng Tám, Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hải Vân, giảng viên trường đại học luật ở Sài Gòn, cho rằng món “Bún Bò Huế không phải là một nhãn hiệu!” Sau khi đưa ra các dẫn chứng và phân tích về nhãn hiệu hàng hóa để vạch ra sự sai trái của tỉnh Thừa Thiên-Huế “không hội đủ điều kiện để được bảo hộ như là một nhãn hiệu,” bà kết luận rằng: “Ngay từ bây giờ bất kỳ người thứ ba nào có lợi ích liên quan, như các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống có Bún Bò Huế tại địa phương hoặc trên cả nước đều có quyền nộp đơn yêu cầu Cục Sở Hữu Trí Tuệ không cấp giấy chứng nhận hoặc ra quyết định hủy bỏ “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Bún Bò Huế” vì không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo điều 96 Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 và sửa đổi năm 2009.” (TN)

Còn bao lâu nữa !

Còn bao lâu nữa !

Tụi mình trên dưới sáu/bảy mươi;

Nhìn đi ngó lại chỉ mười năm thôi.

Số đông biến mất đâu rồi;

Số hên còn lại lẻ loi chắc buồn.

Đếm kỹ còn mấy trăm tuần;

Thời gian vun vút, bao lần gặp nhau?

Thôi thì còn lại ngày nào;

Hãy vui ngày ấy, miệng chào thật tươi.

Khác biệt gì cũng thế thôi;

Mai kia nằm xuống để rồi được chi.

Sao bằng ta cứ vui đi;

                 Hơn thua dẹp hết, ôm ghì bạn xưa.

Anh chị Thụ Mai gởi

Cha Jacques Hamel bị giết ở Pháp là chứng nhân của phục vụ và tình huynh đệ

Cha Jacques Hamel bị giết ở Pháp là chứng nhân của phục vụ và tình huynh đệ

Sáng hôm qua (26/7/2016), một tin tức khủng khiếp đã truyền đi khắp thế giới. Đó là 2 người Hồi giáo cực đoan mang theo dao đã vào một nhà thờ ở Saint-Etienne du Rouvray, thuộc Giáo phận Rouen, miền Bắc nước Pháp, cắt cổ vị Linh mục đang dâng Thánh lễ và làm bị thương một người khác. Khi tin tức về vụ sát hại loan truyền, nhiều người đã bày tỏ lòng đau đớn và lên án sự dã man của nó.

Vị Linh mục bị giết là cha Jacques Hamel, 86 tuổi, thụ phong Linh mục vào năm 1958. Cha Hamel rất được các giáo dân yêu quý và ngày cả các người Hồi giáo sống ở Saint-Etienne du Rouvray cũng yêu quý cha. Vài giáo dân đã chia sẻ: “Đó là một Linh mục lớn tuổi, nhưng mà luôn sẵn sàng với bất cứ ai cần đến cha”; “cha sẵn sàng phục vụ”; “đó là một Linh mục giỏi và đã thực thi sứ vụ của mình cho đến giây phút cuối cùng”. Nữ tu Danielle, người đã hiện diện trong giây phút cha Hamel bị sát hai đã khăng định: đây là một Linh mục vĩ đại, một Linh mục phi thường.
Cha Hamel đã phục vụ trong giáo xứ này từ 10 năm nay nhưng không phải là cha xứ, mà chỉ như một Linh mục đơn giản, vì cha đã nghỉ hưu và cha cảm thấy thoải mái trong vai trò phục vụ và còn mong muốn có ích cho cộng đoàn. Dù cho tuổi tác đã cao, nhưng cha luôn tích cực trong các cử hành Thánh lễ và các bí tích.
Cha đã chọn di chuyển đến cộng đoàn nhỏ này, nơi có đông người Hồi giáo sinh sống để loan truyền sứ điệp của tình huynh đệ. Ý nguyện của cha Hamel thể hiện cả trong những dòng chữ viết cuối cùng của cha được đăng trong bản tin giáo xứ vào đầu mùa hè và nay đã trở thành chúc thư tinh thần của ngài. Cha viết: “Chúng ta có thể lắng nghe trong thời gian này lời mời gọi của Thiên Chúa chăm sóc cho thế giới để làm cho thế giới nơi chúng ta đang sống thêm ấm áp, thêm nhân đạo và tình anh em. Một thời gian (cha đề nghị) dành cho việc gặp gỡ những người khác. Một thời gian chia sẻ, gần gũi các trẻ em và những người cô đơn. Cũng có một thời gian cầu nguyện: để ý đến những gì xảy ra trong thế giới chúng ta”.
Cha mời gọi mọi người cầu nguyện cho những ai cần lời cầu nguyện., cho hòa bình, cho một sự chung sống tốt hơn. Cha kết luận: “năm nay là năm lòng thương xót, chúng ta hãy thực hiện trong cách thức mà con tim chúng ta hướng đến những điều tốt đẹp và đến người khác. Ước mong kỳ nghỉ hè giúp chúng ta có tràn đầy niềm vui và tình bạn. Và bây giờ chúng ta có thể chuẩn bị và tiếp tục lên đường với nhau”. (RV 26/7/2016)

Hồng Thủy Op

LM PHAP

Giáo phận Vinh gửi đơn kiến nghị lãnh đạo nhà nước Việt Nam về thảm họa môi trường

Giáo phận Vinh gửi đơn kiến nghị lãnh đạo nhà nước Việt Nam về thảm họa môi trường

Ngày 27/7/2016, Ban Công lý và Hòa bình thuộc giáo phận Vinh đã gửi tới các cấp lãnh đạo cao nhất của Nhà nước Việt Nam tờ đơn kiến nghị về “Thảm họa ô nhiễm biển miền Trung do công ty Formosa gây nên”.

 

Kể từ khi thảm họa môi trường biển Miền Trung diễn ra, sau Thư chung của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp gửi đoàn con cái giáo phận Vinh ngày 13/5/2016, giáo phận Vinh đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị tới các cấp chính quyền yêu cầu làm rõ trách nhiệm của chính quyền cũng như trách nhiệm của Công ty Hưng nghiệp Formosa, đồng thời yêu cầu có những chính sách đền bù thỏa đáng cho người dân, truy cứu trách nhiệm các cá nhân liên quan, đóng cửa vĩnh viễn Formosa, nhưng chính quyền hầu như đã “không lắng nghe một cách đúng mức”.

Trái lại, sau hơn một tháng kể từ ngày Formosa chính thức nhận trách nhiệm gây ô nhiễm môi trường – ngày 30/6/2016, nhà cầm quyền tiếp tục cho thấy sự bế tắc trong việc tìm ra hướng giải quyết. Số tiền 500 triệu đền bù theo thỏa thuận giữa Formosa và chính quyền Việt Nam vẫn chưa đến được tay người dân. Quả bóng trách nhiệm tiếp tục được các quan chức trong chính phủ và địa phương đá qua đá lại để rồi không có ai chịu trách nhiệm về hậu quả của thảm họa môi trường.

vinhvinh 1Một lần nữa, với đơn kiến nghị này, giáo phận Vinh, qua Ban Công lý và Hòa bình yêu cầu: 1/ Nhanh chóng cứu trợ ngư dân để họ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hỗ trợ tầu thuyền và những phương tiện cần thiết để ngư dân đánh bắt xa bờ nhằm bảo đảm cuộc sống và bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia. 2/Buộc công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường thiệt hại căn cứ trên cơ sở thực tế đã xảy ra và thiệt hại kéo dài trong tương lai… 3/ Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với công ty Formosa và các cá nhân, tổ chức liên quan căn cứ trên những qui định của pháp luật. 4/ Yêu cầu đóng cửa vĩnh viễn Formosa để bảo đảm môi trường sống ổn định cho người dân.

Giáo phận Vinh với hơn 500 ngàn giáo dân bao gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, là những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa môi trường biển lần nay.

Theo Thông báo của Ban Công lý và Hòa bình của giáo phận, ngày 7/8 tới đây, toàn thể các xứ họ trong giáo phận sẽ cùng nhau tổ chức “ngày môi trường của giáo phận”. Đây thực sự là một hoat động hữu ích giúp các giáo dân ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người dân đối với môi trường, các riêng ý thức về trách nhiệm của họ đối với thảm họa môi trường biển lần này – một thảm họa đang gây nhức nhối cho toàn xã hội.

1/8/2016

Hà Thạch

Ảnh: Giáo phận Vinh

Vay tiền Trung Quốc làm đường cao tốc Vân Đồn-Mông Cái hay là muốn mở đường cho giặc dễ tràn vào cướp nước (1)

Vay tiền Trung Quốc làm đường cao tốc Vân Đồn-Mông Cái hay là muốn mở đường cho giặc dễ tràn vào cướp nước (1)

Đỗ Minh Tuấn

Hóa ra lại là Bộ GTVT nơi đang muối dưa ăn dần cái Dự án đường tàu cao tốc trên cao vay tiền TQ đội giá gấp ba lần mà có người đã tính ngàn năm sau tiền thu từ bán vé cũng không trả hết cả gốc và lãi. Âm mưu trấn yểm cố ý cho con đường vòng qua những chỗ linh thiêng của đất nước nơi chôn xác bọn Tàu xâm lựợc ngày xưa như khu vực Gò Đống đa, đường Nguyễn Trãi, khu mộ Kinh Dương Vương… ai cũng thấy rõ nhưng cả lũ vẫn làm ngơ vay tiếp làm con đường mới chưa cần thiết để mở đường cho giặc Trung Quốc dễ tràn vào cướp nước. Cái kế hoạch trấn lột của con cháu, mở đường đón giặc vào nhà của bọn quỷ “tư bản thân hữu” thấp thoáng dấu vết cái đường dây đưa Formosa vào Việt Nam thật trắng trợn, nhơ bẩn mà đại đa số nhân dân Việt Nam căm giận, lo âu và phỉ nhổ. Trên báo Dân trí có mục thăm dò ý kiến về dự án um sùm này đã có hơn 98% người phản đối. Vậy chúng nó cứ cố đấm ăn xôi thì dân sẽ để yên sao?

Sự tham lam coi thường lòng dân, coi thường vận mạng đất nước, coi thường tương lai con cháu của nhóm lợi ích này đã làm bẩn cả kỳ họp đầu tiên của Quốc hội, khi tạo ra tình huống giống như có kẻ ngậm nước bọt Trung Quốc nhổ vào kỳ họp mà nhân dân đang hào hứng theo dõi này. Khóa QH trước Tập Cận Bình đã nhổ nước bọt vào Micro phòng Diên Hồng, làm bẩn cả biểu tượng dân chủ rực rỡ của cha ông. Nay bọn Trung Quốc giấu mặt lại truyền nước bọt qua các nhóm tư bản thân hữu cộng sinh với chúng để bọn này nhổ vào ekip lãnh đạo mới ngay sau khi họ thực hiện lời thề nguyện thiêng liêng. Thật đáng tiếc cho sự trong trắng thiêng liêng của Nhà Quốc hội, vừa mới mở tiệc mừng tương lai hứa hẹn với ekip mới ít nhiều khác biệt đã phải dọn rác của các nhiệm kỳ trước, bàn toàn những chuyện hót phân, dọn chất độc do Formosa thải ra và chuyện có nên cho đặt tiếp phân Trung Quốc mà ekip cũ bưng vào lên bàn tiệc mới hay không?

Đ.M.T.

(Facebook Đỗ Minh Tuấn)

(1) Đầu đề do BVN đặt

1. Trung Quốc cho vay 300 triệu USD làm cao tốc: Đừng vội mừng

Liên quan khoản vay 300 triệu USD xây cao tốc Vân Đồn-Móng Cái, các bộ liên quan đều đề nghị đàm phán lại với Trung Quốc về điều kiện và lãi suất. Bởi “quả đắng” từ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn còn đó. Các chuyên gia cũng cảnh báo cẩn trọng với những điều khoản đi kèm vốn vay từ Trung Quốc.

Đừng vội mừng

Ngày 31/7, trao đổi với PV Tiền phong, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ KH&ĐT đã có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về khoản vay hơn 300 triệu USD của Trung Quốc cho dự án xây cao tốc Vân Đồn – Móng Cái (Quảng Ninh).

“Khi trả lời Bộ KH&ĐT, các bộ đều thống nhất phải đàm phán lại với Trung Quốc rồi mới quyết định vay hay không, do điều kiện đưa ra trong khoản vay chưa tốt, như lãi suất còn cao, phải chỉ định thầu với nhà thầu Trung Quốc…”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, số tiền 300 triệu USD mà Bộ GTVT đề xuất vay Trung Quốc nằm trong 1 hiệp định Chính phủ 2 nước ký cách đây vài năm. “Đây là khoản vay Trung Quốc đề xuất (cho Việt Nam vay), nên 2 bên đang xem xét, chủ yếu vẫn là điều kiện vay chưa thuận lợi”, ông Dũng nói thêm.

Theo người đứng đầu ngành Kế hoạch Đầu tư, những bài học từ các dự án sử dụng vốn vay Trung Quốc như đường sắt Cát Linh – Hà Đông đều để chúng ta phải cân nhắc, tính toán chuyện vay hay không.

Theo ông Dũng, các khoản vay ưu đãi nước ngoài thường kèm nhiều điều kiện, nên đôi khi giá đi vay không rẻ, nên phải tính toán cho hợp lý. “Tùy từng nhà đầu tư sẽ có các điều kiện đi kèm vốn vay, nhưng thường các nhà đầu tư đa phương (như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á – PV ) không quan tâm việc buộc nhà thầu phải là của họ, phải mua hàng hóa của họ… Nhưng nhà thầu song phương họ lại quan tâm điều này”, ông Dũng nói.

Tuy vậy, nếu sử dụng vốn vay trong nước sẽ phải chịu chi phí vay cao, dẫn tới hiệu quả đầu tư sẽ thấp, nên cũng phải cân nhắc. Vì vậy, theo ông Dũng, đi vay phải đảm bảo hài hòa lợi ích người đi vay và cho vay, giảm thiểu những điều kiện đi kèm và minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, giảm chi phí không hợp lý.

Trong phần trả lời Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính cho rằng, các khoản vay ưu đãi của Trung Quốc đều có ràng buộc, như phải sử dụng nhà thầu, công nghệ, máy móc, thiết bị Trung Quốc. Trong khi đó, đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc là dự án đầu tư phát triển có nguồn thu trực tiếp.

clip_image001

Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) là bài học lớn về vốn ưu đãi Trung Quốc. Ảnh: Phạm Thanh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/318604/trung-quoc-cho-vay-300-trieu-usd-lam-cao-toc-dung-voi-mung.html

2. Vay Trung Quốc 7.000 tỷ làm cao tốc: Tránh ‘vết xe đổ’ đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Việc quyết định có vay của đối tác Trung Quốc trong dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái (Quảng Ninh) hay không đang được cân nhắc và đàm phán.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc quyết định có vay của đối tác Trung Quốc số tiền 300 triệu USD, tương đương 7.000 tỷ đồng trong dự án xây dựng cao tốc Vân Đồn – Móng Cái (Quảng Ninh) hay không đang được cân nhắc và đàm phán.

Theo đó, nội dung đàm phán chủ yếu nhằm thay đổi điều kiện vay thuận lợi hơn, như mức lãi suất vay thấp hơn và bỏ chỉ định cho nhà thầu Trung Quốc.

clip_image002

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dùng vốn ODA Trung Quốc

Trước thực tế, vay vốn ưu đãi Trung Quốc thường đi kèm rất nhiều điều kiện, nếu tính cộng những điều kiện này thậm chí giá đi vay không hề rẻ, trao đổi với báo chí Bộ trưởng Dũng cho rằng, điều kiện đi kèm vốn vay ưu đãi tùy nhà đầu tư.

Cụ thể, có nhà đầu tư đa phương không quan tâm việc buộc nhà thầu phải là của họ, phải mua hàng hóa vật tư của họ nhưng nhà thầu song phương lại quan tâm đến điều này. Do đó, vấn đề cần hài hòa lợi ích người đi vay và cho vay để giảm thiểu những rủi ro đi kèm nếu có.

“Trong dự án này, chúng ta đang cố gắng đàm phán không chỉ định thầu là nhà thầu Trung Quốc, tất cả phải đấu thầu công khai. Đạt được điều kiện này thì sẽ tăng hiệu quả của dự án”, Bộ trưởng Dũng cho hay.

Hiện, các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra nhiều lưu ý liên quan đến đề xuất này từ phía Trung Quốc chủ yếu liên quan đến hiệu quả dự án, vấn đề lãi suất và đặt vấn đề phía Trung Quốc liệu có chỉ định thầu, dây dưa, đội vốn dự án,…

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển, trước khi đề cập đến nguồn vốn 300 triệu USD thì vấn đề cần xem dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái có quan trọng hơn các dự án khác hay không, nếu con đường chưa thật cần thiết và làm vì có vốn vay điều này sẽ khiến ngân sách trở nên căng thẳng hơn.

clip_image003

Từ trái qua: TS. Lê Đăng Doanh, TS. Đinh Thế Hiển, TS. Lưu Bích Hồ

“Có rất nhiều con đường làm ra vì có nguồn vốn làm nhưng nguồn vốn ở đâu thì cũng đưa về nợ ngân sách cũng là nợ, có nhiều con đường ở miền Bắc rơi vào tình huống này, đầu tư quá nhiều nhưng không hiệu quả”, ông Hiển nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, nhập siêu từ Trung Quốc trong bối cảnh tái cấu trúc thương mại thì đẩy mạnh thương mại với Trung Quốc là chưa cần thiết trong khi tại phía Nam, nhiều hạ tầng như tại Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên đầu tư chưa đạt, thiếu các con đường có động lực kết nối. Do đó, theo ông trong bối cảnh ngân sách khó khăn, cao tốc Vân Đồn – Móng Cái nên để lại sau tập trung vốn đầu tư các con đường trọng điểm phía Nam.

Ông Hiển cũng thẳng thắn chỉ ra những nhược điểm của các dự án vốn vay Trung Quốc, không được giám sát chặt chẽ như WB, IMF… từ đó khiến khoản vay không đưa đến đúng công trình, các nước không thấy hiệu quả nên đã “dị ứng”.

Ở Việt Nam, ông cũng cho rằng có quan điểm là không nên vay Trung Quốc do quản lý khoản vay không minh bạch, khác với khoản vay thương mại thuận mua vừa bán, rõ ràng và không có yếu tố gì khác và phía vay được chủ động sử dụng.

TS. Hiển cũng chia sẻ, tại Việt Nam, hầu hết các dự án vốn vay Trung Quốc đều đội vốn công trình và kéo dài thời gian. “Chưa thấy dự án nào vốn vay Trung Quốc, nhà thầu Trung Quốc mà trọn vẹn, hoàn thành đúng tiến độ, hiệu quả mà thường đội vốn, kéo dài. Hầu hết các khoản vay đều kèm theo các điều kiện thi công, nhà thầu Trung Quốc”, ông Hiển nói.

Đồng quan điểm, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cũng cho biết, nếu vay ưu đãi Trung Quốc, Việt Nam có thể phải chấp nhận phương án thi công, thiết kế, nhân công, nhà thầu Trung Quốc.

“Không ngoại trừ trường hợp phía Trung Quốc cho vay không đủ tiền, dây dưa đội vốn công trình, chẳng hạn như đối với dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông”, ông Doanh cảnh báo.

Cũng dẫn bài học đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, theo TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), không áp dụng điều kiện thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng EPC với nhà thầu Trung Quốc. “Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông là một bài học, về tình trạng đội vốn, nhà thầu Trung Quốc quyết định toàn bộ”, ông nói.

(Theo Bizlive)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/318560/vay-trung-quoc-7-000-ty-lam-cao-toc-tranh-vet-xe-do-duong-sat-cat-linh-ha-dong.html

Lại vay tiền của giặc, dọn đường cho cướp!

Lại vay tiền của giặc, dọn đường cho cướp!

CTV Danlambao – Bộ Giao thông Vận tải đang dự định sẽ vay Trung cộng 300 triệu USD để xây dựng đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái dài 96 km. Dự tính này đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị với Bộ Tài chính đàm phán với Trung cộng về mức lãi và điều kiện vay trong đó có điều kiện phải là nhà thầu Trung Cộng được chỉ định thực hiện dự án.
Khi được hỏi tại sao nhà nước không tìm nguồn vốn nội địa thì ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết vay vốn trong nước thì sẽ phải chịu chi phí vay cao.
Câu hỏi cần được đặt ra là tại sao Trung cộng đổ tiền cho vay với lãi xuất rẻ vào các công trình xây dựng của Việt Nam.
Câu trả lời là Trung Quốc muốn cho vay xây dựng cao tốc Vân Đồn – Móng Cái để dùng tuyến đường này và cảng Vân Đồn vận tải hàng hóa nhập vào Việt Nam. Tức là Trung cộng cho Việt Nam mượn tiền nhưng nhà thầu họ xây dựng, vừa tạo công ăn việc làm cho dân Tàu, thu nhập đến từ tiền Việt Nam vay của chính họ, vừa lấy lại tiền cho vay sau này, vừa tiêu thụ những nguyên vật liệu dư thừa và vừa sử dụng công trình này cho nhu cầu thương mại của họ.
Quan trọng hơn cả là Vân Đồn là địa điểm chiến lược về kinh tế, quốc phòng của vùng biển sát cạnh với Trung cộng:
Từ đó một câu hỏi khác cũng nổi lên: tại sao đảng và nhà nước cứ tiếp tục quay sang kẻ xâm lược để kéo họ vào những dự án xây dựng của Việt Nam?
Câu hỏi này chỉ có Nguyễn Phú Trọng và các thành viên Bộ Chính trị đảng CSVN mới có thể trả lời chính xác.
Khi được hỏi tại sao nhà nước không tìm nguồn vốn nước ngoài (không là Trung cộng) thì cũng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết là thường đi kèm rất nhiều điều kiện.
Ông không cho biết những điều kiện đó là gì, có khó khăn và bất lợi cho Việt Nam như điều kiện phải sử dụng nhà thầu, công nghệ, máy móc, thiết bị của Trung Quốc mà Bắc Kinh luôn dùng nó làm “chỉ nam” cho mọi cuộc vay nợ từ trước đến nay?
Được biết đây không phải là lần đầu tiên Bộ GTVT đề xuất vay tiền Trung cộng để thực hiện dự án. Từ đầu năm 2016, chính Đinh La Thăng lúc ấy trong vai trò bộ trưởng đã có công văn gửi Thủ tướng bấy giờ là Nguyễn Tấn Dũng để xin chấp thuận: “Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng chấp thuận chuyển thầm quyền quyết định đầu tư và vận động vay vốn ODA Trung Quốc để thực hiện đầu tư đoạn tuyến đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái từ UBND tỉnh Quảng Ninh về Bộ Giao thông vận tải theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 2529/VPCP-HTQT ngày 25/11/2015 nêu trên, Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp với UBND Quảng Ninh trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư đoạn tuyến này”.
Cho nên, không cần biết ai là thủ tướng, bộ trưởng, bộ chính trị cũ hay mới, tuyến đường Việt-Tàu và sứ mệnh mượn tiền của giặc để xây nhà cho giặc sử dụng vẫn được tiếp tục theo đúng sự nghiệp mà chủ tịch Hồ Quang phát huy.
30.07.2016

Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị ‘chiến tranh nhân dân trên biển’

Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị ‘chiến tranh nhân dân trên biển’

VnExpress

Như Tâm

2-8-2016

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Ảnh: AFP.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị cho “chiến tranh nhân dân trên biển” để đối phó với những mối đe dọa an ninh ngoài khơi và bảo vệ chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn “kêu gọi công nhận sự nghiêm trọng của tình hình an ninh quốc gia, đặc biệt là mối đe dọa từ ngoài biển”, hãng tin Xinhua hôm nay cho biết.

Quân đội, cảnh sát và người dân nên chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, ông Thường nói trong chuyến thăm tỉnh Chiết Giang. Hãng tin không nêu ngày diễn ra chuyến thăm và không cung cấp thêm chi tiết.

Bình luận của ông Thường được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Tòa Trọng tài, The Hague, Hà Lan, ngày 12/7 ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ ra nhằm đòi chủ quyền với Biển Đông. Trung Quốc bác bỏ phán quyết này.

Trung Quốc còn cải tạo một số đá chiếm phi pháp ở Biển Đông, biến chúng thành đảo nhân tạo rồi xây đường băng cùng các công trình trên đó. Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục tuần tra trên biển sát các đá để khẳng định nguyên tắc tự do đi lại, động thái khiến Trung Quốc tức tối.

Trung Quốc hôm nay ban hành bản diễn giải về cái gọi là “các vùng biển của Trung Quốc” ở Biển Đông, dọa phạt tù một năm với hoạt động đánh bắt ở đây. Động thái này được cho là nhằm tăng cường sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với Biển Đông.

Nhật Bản cùng ngày ra sách trắng quốc phòng cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ tạo ra xung đột với các quốc gia khác trong khu vực liên quan đến lập trường của Bắc Kinh về tranh chấp trên biển.

_____

BBC

TQ ‘cần chuẩn bị chiến tranh nhân dân’

2-8-2016

H1Hải quân Trung Quốc tập trận. Ảnh: Xinhua

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vừa kêu gọi chuẩn bị “chiến tranh nhân dân ngoài biển” để đối phó đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền.

Tân Hoa Xã hôm thứ Ba 2/8 dẫn lời Thượng tướng Thường Vạn Toàn kêu gọi người dân Trung Quốc “nhận thức được tình hình an ninh quốc gia nghiêm trọng, nhất là đe dọa [an ninh] trên biển”.

Ông Thường được hãng thông tấn nhà nước nói trong chuyến thị sát tỉnh duyên hải Chiết Giang rằng quân đội, công an và người dân cần sẵn sàng huy động lực lượng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Hôm 12/7 Tòa trọng tài quốc tế phán quyết rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử đối với đường chín đoạn mà nước này sử dụng để hoạch chiếm Biển Đông.

Trung Quốc đã chống lại phán quyết này bằng cách dấy lên một làn sóng yêu nước, những cuộc biểu tình rải rác và các bài viết mạnh mẽ trên các kênh truyền thông quốc gia.

Cho đến bây giờ, Bắc Kinh chưa cho thấy bất kì hành động nào chỉ dấu mong muốn tác động mạnh hơn. Thay vào đó, Bắc Kinh đã kêu gọi một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán và hứa hẹn sẽ bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc.

Nhưng một số thành phần bên trong quân đội của Trung Quốc đang đẩy mạnh cho việc trang bị vũ khí nhằm nhắm vào Mỹ và các đồng minh trong khu vực, theo những cuộc phỏng vấn với các nguồn tin có liên quan đến quân sự và lãnh đạo nước này.

H1Trung Quốc tích cực xây cất trên đảo Quang Hòa, với căn cứ trực thăng mới

“Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng,” một nguồn tin có quan hệ với quân đội nói với hãng thông tấn Reuters.

Cũng theo Reuters, một nguồn tin có quan hệ với lãnh đạo Bắc Kinh mô tả khí thế của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang như diều hâu.

Trong một diễn biến liên quan quân đội Trung Quốc vừa khánh thành đài tưởng niệm liệt sỹ trên đảo Quang Hòa (tên quốc tế là Duncan, tiếng Trung là Sâm Hàng) thuộc nhóm Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa).

Hoàng Sa hiện hoàn toàn nằm trong tay Trung Quốc từ sau trận hải chiến với quân của Việt Nam Cộng hòa hồi tháng 1/1974.

Trận đánh đẫm máu khiến 74 thủy thủ Việt Nam tử trận, trong khi thiệt hại nhân mạng phía Trung Quốc là 18 người.

H1Biểu ngữ ở Việt Nam nhắc đến trận Hoàng Sa

Việc Trung Quốc dựng đài tưởng niệm những người chết trận ở Hoàng Sa cho thấy phần nào thái độ cứng rắn của quân đội Trung Quốc.

Bỏ tù ngư dân

Trong khi đó, Tòa án Tối cao Trung Quốc ra phán quyết vào hôm thứ Ba 2/8 rằng những ai bị bắt khi đang đánh bắt trái phép trong vùng biển của Trung Quốc có thể bị tù tới một năm.

Tòa này nói phán quyết này được đưa ra dựa trên luật pháp Trung Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Theo Tòa Tối cao Trung Quốc: “Các tòa án nhân dân sẽ tích cực thực thi quyền tài phán trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc, hỗ trợ các ban ngành hành chính quản lý biển một cách hợp pháp… bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích của Trung Quốc”.

Tòa này cũng khẳng định các vùng biển này bao gồm cả vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa.

Như vậy, theo cách định nghĩa của tòa Trung Quốc thì bất cứ ai đánh bắt trong khoảng 80% diện tích Biển Đông mà sau khi bị nhắc nhở không rút lui đều có thể bị cưỡng chế, bị phạt và có thể bị bỏ tù.

Tòa án Tối cao Trung Quốc nói phán quyết của tòa “bảo đảm về mặt pháp lý cho lực lượng chấp pháp nghề cá”.

Nó một lần nữa cho thấy sự phản kháng của Bắc Kinh trước phán quyết của tòa quốc tế.

H1Trung Quốc ‘sẽ bỏ tù ngư dân nước ngoài đánh bắt trộm’. Ảnh: AFP

Kêu gọi “Một ngày vì môi trường” của giáo phận Vinh

Kêu gọi “Một ngày vì môi trường” của giáo phận Vinh

Gia Minh, PGĐ ban Việt Ngữ
2016-08-02

00-00-vinh-1.jpg

Khoảng hơn 1.000 giáo dân Giáo xứ Phú Yên, Giáo Phận Vinh thuộc xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An tham gia diễu hành trong ôn hòa nhân ngày Môi Trường Thế Giới hôm 05/06/2016.

Photo courtesy of gpbuichu.org

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Chủ nhật 7 tháng 8 tới đây là ‘Một ngày vì môi trường’ theo như kêu gọi mà giáo phận Vinh vừa đưa ra vào tuần qua. Đây là giáo phận nơi có nhiều địa phương bị tác động nặng nề bởi thảm họa cá chết hằng loạt xảy ra hồi đầu tháng tư vừa rồi và đến nay hậu quả vẫn còn nặng nề đối với nhiều người dân trong khu vực.

Kêu gọi

Văn thư đề ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Ban Công Lý- Hòa Bình, nêu lại tình trạng môi trường sống đang bị de dọa nghiêm trọng của người dân trong giáo phận Vinh với chừng nửa triệu tín đồ Công giáo. Thủ phạm gây ra thảm họa cá chết hằng loạt từng thú nhận trên truyền hình Việt Nam là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh qua hoạt động xả thải hóa chất độc hại thẳng ra biển Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ngoài chất thải ra biển, công ty này còn ký kết với một số đơn vị địa phương đưa chất thải đi chôn tại nhiều nơi khác trên đất Việt Nam.

Còn phía cơ quan chức năng thì chậm chạp và thiếu minh bạch trong công tác xử lý, khắc phục hậu quả của thảm họa khiến tình trạng bị cho là thêm tệ hại.

Đây là tiếng nói chính thức, hiệu triệu của bề trên giáo phận đối với người dân trong mấy tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình- trung tâm của thảm họa môi trường diễn ra.
– Linh mục Đặng Hữu Nam
 

Ủy ban Công lý- Hòa bình, giáo phận Vinh đưa ra kêu gọi với 3 điểm cụ thể. Thứ nhất chọn ngày chủ nhật 7 tháng 8 tới đây thực hiện ‘Một ngày vì môi trường’ trong giáo phận gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Thứ hai đọc lại trong các thánh lễ thư chung của người đứng đầu giáo phận là giám mục Nguyễn Thái Hợp đưa ra vào ngày 13 tháng 5 về thảm họa môi trường biển khởi phát từ đầu tháng tư vừa qua.

Thứ ba các hội đoàn cùng toàn thể giáo dân chung tay dọn dẹp vệ sinh ở địa phương cũng như có những sáng kiến tiến hành những hoạt động bảo vệ môi trường một cách thích hợp.

Ý kiến – Hưởng ứng

Linh mục Đặng Hữu Nam, người phụ trách xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An, cho biết ý kiến về kêu gọi của giáo phận về ngày môi trường vào chủ nhật 7 tháng 8 tới đây như sau:

“Có thể nói đây là tiếng nói chính thức của giám mục, của những người lãnh đạo giáo phận tiếp theo Thư Chung của đức cha vào ngày 13 tháng 5 vừa rồi. Đây là tiếng nói chính thức, hiệu triệu của bề trên giáo phận đối với người dân trong mấy tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình- trung tâm của thảm họa môi trường diễn ra.

Thông báo của Ban Công lý-Hòa bình nói về ngày thảm họa môi trường vào chủ nhật tới đây xem ra là chờ đợi của nhiều người; dù có chậm nhưng người dân và các linh mục tại các giáo xứ rất háo hức vì bề trên luôn đồng hành trong những lúc gian nan, nhất là trong thảm họa môi trường biển hiện nay.”

Một giáo viên trong khu vực cũng có ý kiến về kêu gọi tiến hành ngày vị môi trường mà Ban Công lý- Hòa bình, giáo phận Vinh đưa ra:

“Có lời kêu gọi bảo vệ môi trường thì tốt quá. Bảo vệ môi trường cho bản thân họ, cho đất nước, quê hương. Ai mà tham gia thì tốt quá. Tôi nghĩ giáo phận Vinh kêu gọi như thế là họ rất tử tể, có tâm huyết với quê hương mới làm được như thế. Ở Việt Nam nếu không chỉ giáo phận Vinh mà các nơi khác cũng làm thì không chỉ bảo vệ được cho Việt Nam mà còn đóng góp bảo vệ môi trường cho toàn cầu nữa.”

Thực hiện

00-00-vinh-3.jpg-400.jpg

Giáo dân Giáo xứ Phú Yên, Giáo Phận Vinh tham gia diễu hành nhân ngày Môi Trường Thế Giới – 05/06/2016. 

Là người phụ trách một giáo xứ và để hưởng ứng kêu gọi của giáo phận, linh mục Đặng Hữu Nam cho biết kế hoạch hoạt động tại giáo xứ Phú Yên do ông quản như sau:

“Trước hết tôi thông báo công khai kêu gọi của Ban Công lý- Hòa bình: đưa lên mạng truyền thông, đọc ở nhà thờ, đưa lên bản tin, in ra cho mọi người để họ biết. Tôi phân tích, khuyến khích sáng kiến của người dân đối với việc làm bảo vệ môi trường.

Riêng giáo xứ có những  việc làm trong ngày này: không chỉ dâng thánh lễ, chầu Thánh Thể, thắp nến cầu nguyện mà còn dọn vệ sinh trong giáo xứ cũng như ngoài đường phố nơi do cơ quan Nhà nước phụ trách… Chúng tôi cũng có sáng kiến trong ngày đó sẽ biểu tình, xuống đường tuần hành. Bản thân tôi hiện liên kết cùng các giáo xứ khác để cùng nhau làm việc. Như tuần trước giáo xứ của tôi cũng liên kết với giáo xứ bên cạnh tổ chức thánh lễ cầu cho hòa bình, cho môi trường và biểu tình để nói lên tiếng nói của mình. Tuần tới chúng tôi cũng sẽ làm như vậy. Có thể không chỉ 2 xứ mà 3 xứ… để nói lên tiếng nói của mình.”

Hoạt động lâu nay

Tổ chức ngày môi trường không phải là một hoạt động mới tại Việt Nam. Lâu nay Việt Nam từng hưởng ứng những công tác bảo vệ môi sinh như Ngày Môi trường Thế giới 5 tháng 6 hằng năm hay Giờ Trái Đất…

Sau khi xảy ra thảm họa cá chết dọc theo bờ biển 4 tỉnh miền Trung từ hồi tháng tư vừa qua, nhân ngày Môi trường Thế giới, một số công dân có ý thức tại Hà Nội xuống đường tiến hành kêu gọi bảo vệ môi trường cũng như có biện pháp kiên quyết đối với những thủ phạm gây ô nhiễm như Formosa Hà Tĩnh…, họ đã bị cơ quan chức năng ngăn chặn.

Muốn làm tốt thì phải đồng lòng từ trên xuống dưới chứ nói một đằng làm một nẻo thì sao tốt được. Người cần làm tốt thì làm chơi chơi, còn ngược lại có người làm tốt thì lại bị ngăn cản, ghép cho tội nọ, tội kia nữa!
– Một giáo viên 
 

Người giáo viên tại giáo phận Vinh đưa ra nhận xét về cách làm của cơ quan chức năng Nhà nước trong hoạt động bảo vệ môi trường qua các phong trào hưởng ứng sinh hoạt của thế giới như vừa nêu:

“So sánh giữa Việt Nam với các nước thì nơi nào người ta làm một cách nghiêm túc, nghiêm minh thì hiệu quả hơn. Còn chỗ nào hình thức, nửa với thì cũng chỉ ‘chơi chơi’ thế thôi.

Muốn làm tốt thì phải đồng lòng từ trên xuống dưới chứ nói một đằng làm một nẻo thì sao tốt được. Người cần làm tốt thì làm chơi chơi, còn ngược lại có người làm tốt thì lại bị ngăn cản, ghép cho tội nọ, tội kia nữa!”

Linh mục Đặng Hữu Nam cũng có đánh giá về  mặt này như sau:

“Tôi lấy ví dụ Ngày Môi trường Thế giới vừa qua, có các tổ chức dân sự,  các giáo xứ tổ chức Ngày Môi Trường, thậm chí có các cá nhân cũng tham gia. Phía Nhà nước cũng lên truyền thông rất rầm rộ nhưng chẳng mấy ai quan tâm cả. Tại Hà Nội, Sài Gòn người ta làm rất rầm rộ đem các phương tiện như xe quét rác ra biểu diễn, tốn nhiều kinh phí nhưng xem ra hiệu quả chẳng đến đâu.

Trong khi đó có những nhóm tiến hành nhặt rác, xuống đường biểu tình, tuần hành kêu gọi bảo vệ môi trường…  nếu không phải chính qui của Nhà nước thì bị ngăn chặn, đàn áp thậm chí bắt bớ. Như thế có thể hiểu những việc làm chung bảo vệ môi trường cũng chỉ dành cho các đoàn thể, quan chức của nhà nước mà thôi. Điều đó khiến người dân không còn ‘mặn mòi’ với những hoạt động đó.

Còn các tổ chức xã hội dân sự hay các tổ chức khác dù làm những công tác như bảo vệ môi trường và cả bảo vệ chính thể này nữa mà không thuộc Nhà nước thì (nhà nước) không ưa!”

Mong đợi hiệu quả

Những người hưởng ứng kêu gọi thực hiện ‘Một ngày vì môi trường’ mà Ban Công Lý- Hòa bình giáo phận Vinh đưa ra đều có mong muốn là hoạt động được duy trì đều đặn và cần có sự ủng hộ của phía cơ quan chức năng thay vì bị ngăn trở như lâu nay.

Linh mục Đặng Hữu Nam phát biểu:

“Cạnh việc chúng ta chung tay giải quyết vấn đề môi trường từ việc nhỏ nhất; đối với thảm họa môi trường hiện nay chúng ta cũng phải chung tay giải quyết. Thứ nhất nhằm nâng đỡ cho những nạn nhân của thảm họa; tìm phương án khả dĩ giúp cho họ. Thứ hai phải lên tiếng nói yêu cầu nhà cầm quyền có phương án hữu hiệu để xử lý thảm họa môi trường. Cũng như yêu cầu Formosa phải giải quyết hậu quả gây ra.

Có những cuộc biểu tình đòi minh bạch, Formosa cần phải đóng cửa xử lý thảm họa… thì nhà cầm quyền lại dẹp bỏ. Dù khó khăn như thế, chúng ta cần phải hành động, kiên trì đấu tranh thì mới đạt được kết quả.
– Linh mục Đặng Hữu Nam 
 

`Trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức phải được nêu ra và xử lý một cách rốt ráo; lúc đó mới có được một môi trường trong sạch.

Có những cuộc biểu tình đòi minh bạch, Formosa cần phải đóng cửa xử lý thảm họa… thì nhà cầm quyền lại dẹp bỏ. Dù khó khăn như thế, chúng ta cần phải hành động, kiên trì đấu tranh thì mới đạt được kết quả.”

Người giáo viên tại giáo phận Vinh tỏ ra lạc quan khi cho rằng ngày càng có nhiều người dân ý thức hơn về vấn đề môi sinh. Thông qua Internet họ biết được nhiều thông tin và tích cực hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, cũng như lên tiếng đòi hỏi cơ quan chức năng phải có trách nhiệm chặn đứng mọi tác nhân gây ô nhiễm.

CẨN TRỌNG KHI SỬ DỤNG TIỀN CỦA

CẨN TRỌNG KHI SỬ DỤNG TIỀN CỦA

CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN, C

(Gv 1,2 ; 2,21-23; Cl 3,1-5.9-11; Lc 12,13-21)

Jos. Vinc. Ngọc Biển

Đã từ lâu đời, nơi xã hội loài người, con người luôn coi trọng đồng tiền. Đồng tiền nhiều khi đóng vai trò quyết định thành công hay thất bại… chẳng thế mà người ta thường nói:

“Đồng tiền là tiên là phật

Là sức bật của con người

Là nụ cười của tuổi trẻ

Là sức khỏe của tuổi già

Là cái đà danh vọng

Là cái lọng che thân

Là cán cân công lý…!”.

Và còn có những người mạnh miệng hơn khi tuyên bố rằng: “Có tiền mua tiên cũng được”.

Tuy nhiên, phụng vụ Lời Chúa hôm nay chỉ ra sự giới hạn của đồng tiền. Đồng thời cũng dạy cho chúng ta bài học về cách sử dụng tiền của sao cho hợp lý, để nó không chỉ có ích cho cuộc sống, mà còn có lợi cho phần hồn và ơn cứu chuộc.

  1. Thái độ của con người về tiền bạc

Khi diễn tả tâm lý của con người về sự quý chuộng đồng tiền, người ta đã đúc kết qua một câu nói: “Đồng tiền liền khúc ruột”.

Bởi vậy, nhiều người đã dành cả một cuộc đời cặm cụi kiếm tiền, tìm mọi cách để giữ tiền và không chịu rời bỏ đồng tiền. Khi phải sử dụng hay mất mát, họ cảm thấy như mất đi một phần cuộc sống, chẳng khác gì: “Của đau con xót”.

Thực ra, việc kiếm tiền và giữ tiền tự bản chất không xấu. Tuy nhiên, sử dụng tiền làm sao cho hợp lý mới là điều đáng lưu tâm.

Đáng buồn thay, trong thực trạng xã hội hiện thời, người ta coi trọng đồng tiền đến độ tôn thờ nó như ông chủ. Họ sẵn sàng sử dụng đồng tiền để làm cho cán cân công lý bị lệch chuẩn cũng như đổi trắng thành đen…

Thật vậy:

Đồng tiền không phấn không hồ,

                              Đồng tiền khéo điểm, khéo tô mặt người”.

Chính vì lẽ đó, mà thi sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thốt lên một cách chua chát:

Nếu không điều lợi khôn thành dại,

                                      Đã có đồng tiền dở cũng hay”.

Nếu sử dụng đồng tiền cho tốt thì nó sẽ trở thành tên đầy tớ trung thành, còn nếu sử dụng sai, nó sẽ là ông chủ bất nhân và lẽ đương nhiên, ta trở thành nô lệ cho nó.

Kinh nghiệm cuộc sống của mỗi người đã dạy cho chúng ta bài học về đồng tiền. Thật vậy, đồng tiền nó cũng có thể trang điểm cho chúng ta vinh quang, danh dự và giúp chúng ta trở thành con người có nhân nghĩa với anh chị em đồng loại. Nhưng ngược lại, đồng tiền nó cũng nhấn chìm chúng ta xuống tận bùn đen và nó tước hết tất cả những gì là danh thơm tiếng tốt nơi mỗi người nếu đặt để chúng sai vị trí!

  1. Thái độ và lời dạy của Đức Giêsu về tiền bạc 

Bài Tin Mừng hôm nay, thánh Luca cho thấy thái độ của Đức Giêsu về vấn đề tiền bạc và làm toát lên lời dạy của Ngài cho người đương thời biết sự giới hạn của đồng tiền.

Câu chuyện được khỏi đi từ việc có hai anh em đến nhờ Ngài phân chia tài sản, bởi lẽ, trước mắt họ, Đức Giêsu là một bậc thầy rabbi có uy tín trong dân, nên việc nhờ Ngài phân chia tài sản là điều cần thiết.

Tuy nhiên, trước lời đề nghị này, Đức Giêsu đã thẳng thắn từ chối vai trò trung gian. Ngài từ chối, không phải vì Ngài thờ ơ, lạnh lùng với thực trạng cuộc sống của hai anh em này. Nhưng qua đó, Ngài muốn khẳng định rằng: sứ vụ Thiên Sai của Ngài không phải là để làm những chuyện như thế, mà là loan báo ơn cứu độ và phần rỗi của con người. Vì thế, Ngài đã trả lời khi được đề nghị: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người  xử kiện hay chia gia tài cho các anh”?.

Nhân dịp thuận lợi này, Đức Giêsu đã dạy cho hai anh em này bài học: hãy tránh xa mọi thứ tham lam, bởi lẽ những của cải chiếm dụng được sẽ không đảm bảo cho được sống đời đời. Vì thế, đừng cậy dựa vào chúng quá lẽ.

Như một sự chứng minh, Đức Giêsu đã kể cho họ nghe dụ ngôn nhà phú hộ giàu có, nhưng đã không biết sử dụng tiền của cách chính đáng và hữu ích.

Lý do, ông phú hộ này khi có tiền của dư thừa, đã chè chén say sưa, xây dựng đền đài kho lẫm khổng lồ; ăn chơi phung phí, không hề nghĩ đến việc chia sẻ cho người nghèo và mưu cầu sự sống mai sau, tức là phần hồn. Ông ta coi những thứ đó như là một thứ đảm bảo cho cuộc sống của ông. Vì thế, ông ta đã ngủ mê trên sự giàu có, nhưng thực ra, đến ngày tận cùng, sự giàu có đó đã tố cáo ông và làm cho ông trắng tay.

Kết thúc câu chuyện, Đức Giêsu đưa ra giả thiết: “Đêm nay người ta sẽ đến đòi linh hồn ngươi” thì lúc đó: “Những của cải ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai”?.

  1. Thái độ của người Kitô hữu về việc sử dụng tiền bạc 

Lời cảnh tỉnh trên của Đức Giêsu đã là một sự cảnh báo cho mỗi người chúng ta hôm nay.

Vì thế, với tư cách là Kitô hữu, chúng ta phải chọn sao cho trọn. Tức là trước khi lựa chọn, chúng ta hãy xét đến sự ưu tiên.

Sách Giảng Viên trong bài đọc I đã đưa ra lời nhắc nhở: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”.

Sang bài đọc II, thánh Phaolô tiếp nối tư tưởng đó để khuyên bảo tín hữu của ngài khi đã trở nên thụ tạo mới, mặc lấy Đức Kitô và thuộc về Ngài qua Bí tích Rửa Tội, thì: “Hãy hướng lòng trí  về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”.

Và, như một sự mặc khải, Đức Giêsu đã chỉ dạy thật rõ ràng: “Đừng thu tích của cải trần gian cho mình mà hãy lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa”.

Nhưng oái oăm thay! Nhiều người trong chúng ta không mảy may đến những lời cảch báo trên, mà ngược lại, chúng ta đã thượng tôn đồng tiền đến độ tôn thờ chúng. Coi chúng như gia tài. Giữ chúng như kho báu. Nên đã tìm mọi thủ đoạn để chụp giật được đồng tiền, đôi khi bán rẻ cả lương tâm để có được đồng tiền. Khi có nó, chúng ta đã phung phí cách thỏa thích nơi các cuộc ăn nhậu vô bổ, hút chích cũng như những việc làm bất chính khác…!

Trước những thái độ trên, hẳn là chúng ta đã đi vào vết xe đổ của nhà phú hộ ngu ngốc trong bài Tin Mừng hôm nay.

Sứ điệp Lời Chúa dạy chúng ta rằng:

Nhiều tiền lắm bạc không phải là tội hay xấu xa, nếu đồng tiền được làm ra bởi công khó của mình. Mặt khác, giàu có mà biết sử dụng đúng mục đích thì thật là hữu ích không chỉ cho phần xác, mà còn cả phần hồn. Vì thế, giàu có trước mặt Thiên Chúa không hệ tại ở đồng tiền, mà là ở cách sử dụng đồng tiền.

Cần nhớ rằng: “Chúng ta đã chẳng mang gì vào trong thế gian, và chúng ta cũng không thể mang bất cứ cái gì ra khỏi đó” (1Tm 6,7).

Vì thế, đừng bám víu quá lẽ vào tiền bạc, mà hãy: “Sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá” (Lc 12,33), đó là sự sẻ chia cho người nghèo.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hiểu rằng: chỉ có sự cho đi thì mới là gia tài của chúng con. Bởi vì khi nằm xuống, những gì chúng con đang có, cũng phải trả lại cho đời. Những gì thuộc về chúng con thì từ nay không còn nữa. Chỉ những gì đã cho đi vì lòng mến thì mới thuộc về chúng con và nó sẽ theo chúng con đến trước tòa phán xét để bênh vực chúng con mà thôi. Amen.

Tác giả:  Tu sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển