Người Cha H.O. Thầm Lặng

Người Cha H.O. Thầm Lặng

 Năng Khiếu

Bố tôi đến dịch vụ làm hồ sơ xuất cảnh diện HO. Cầm theo những giấy tờ cần thiết như giấy khai sanh, giấy ra trại, tờ hộ khẩu… Chỉ vỏn vẹn có hai Bố con, trước con mắt tò mò của nhiều người. Thế rồi “Cha già con cọc”dắt díu nhau lên máy bay qua Mỹ, năm tôi tròn bảy tuổi.

Đầu mùa thu năm 1993, Bố xin cho tôi vào học lớp hai tại trường

Willmore School, ở đường Goldenwest, thành phố Westminster. Mỗi lần

họp phụ huynh xong, cô giáo mời cha mẹ học sinh đến tham quan lớp học

và ký tên. Nhưng tôi không có ai đi họp, cũng chẳng có ai ký tên, vì

Bố bận đi làm. Mẹ tôi còn ở Việt Nam. Khi cha hoặc mẹ các bạn tôi ký

tên gần hết, tôi vẫn đứng tựa cửa lớp, dõi mắt ra cổng đợi Bố đến như

lời hẹn. Nhưng chắc Bố đang mắc làm trong hãng nhiều hàng gấp. Chờ đợi

mỏi mòn chẳng thấy bóng dáng Bố đâu! May sao mẹ của một người bạn ở

gần nhà, biết hoàn cảnh cha con đơn chiếc đã đến hỏi thăm, và tôi xin

cô giáo để bà ký tên thay cho Bố. Cô nhận lời và nói tôi thông dịch

cho bà trước khi ký tên, cô chỉ lên bảng dán những bức hình tôi vẽ

trong giấy cứng, cô khen tôi học chăm chỉ và rất giỏi.

Bây giờ chỉ còn bốn tháng nữa là tôi đủ ba mươi hai tuổi. Như vậy là

tôi đã sống ở Mỹ một thời gian khá dài. Từ một con bé còm cõi, nay tôi

đã có gia đình và là mẹ của hai đứa con, trai ba tuổi và gái mới đầy

năm.

Từ khi còn rất nhỏ, nhiều người vẫn hỏi tôi: Tại sao Mẹ còn ở Việt

Nam? Sao chỉ có hai Bố con đi Mỹ thôi? Còn nhiều câu hỏi khác, mà hồi

nhỏ tôi có hiểu gì đâu mà trả lời, chỉ cười trừ, nhưng bây giờ lớn tới

đâu là hiểu tới đó.

Cuối năm 1982. Bố tôi đi tù về, tá túc ở nhà bà nội tôi tại xứ Thánh

Mẫu, Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Bồ về chiều hôm trước, ngay sáng

hôm sau, Sáu Sẹo, Công an khu vực đã ghé nhà hỏi thăm sức khỏe, rồi

nhắc nhở: “Vì vợ con anh đã đi theo đế quốc Mỹ, mà lại không có hộ

khẩu ở đây, anh phải đi kinh tế mới”.

Bao nhiêu năm tù đày, ngày được thả về, Bố tôi thấy bạn bè háo hức,

nôn nóng mong xum họp với vợ con, mà thấy tủi thân!

Sau mấy năm tù đầy, người vợ “đầu gối tay ấp” đến thăm Bố lần cuối,

yêu cầu bố ký vào tờ giấy ly dị, để bà dẫn hai đứa con trai đi Mỹ,

theo diện đoàn tụ ODP, vì cha mẹ bà di tản năm 1975 gửi giấy tờ bảo

lãnh về. Nhưng khi làm hồ sơ ra đi, họ đòi phải có giấy ly dị của ông

chồng sĩ quan ngụy đang cải tạo mới chịu. Thấy Bố chần chờ, bà nói:

“Ông phải nghĩ đến tương lai các con, tôi đưa chúng nó đi để ăn học,

chứ ở mãi xứ này mà chết chùm à!” Bố tôi đành ký tên vào tờ giấy ly

dị.

Sau khi tới Mỹ, thời gian đầu bà cũng gửi tiền về nhờ người em còn ở

Saigon đi thăm nuôi Bố tôi. Nhưng chỉ được vài lần, rồi vì “Người khôn

của khó” không ai kiên nhẫn đi thăm nuôi người tù không án. Sau đó Bố

mất liên lạc với vợ con luôn. Từ dạo ấy Bố là “con bà Sơ” trong tù,

nhưng Trời thương nhờ vóc dáng cao lớn, nên Bố còn cầm cự được giữa

sóng gió tù đày…

Bị công an đuổi đi kinh tế mới, bố tôi cũng tìm được đất sống. Đó là

khu kinh tế mới Sông Ray, cách Long Khánh khoảng ba mươi cây số. Khu

mới khai khẩn, chỉ lưa thưa vài chục nóc nhà, Bố tôi sang rẻ lại của

người quen miếng đất ngay đầu lối, cất lên một căn nhà nhỏ như cái

chòi. Nhờ có hai người bạn cùng cảnh ngộ đến phụ giúp, chẳng mấy chốc

Bố đã có chỗ che nắng che mưa, lại yên thân không bị công an khu vực

dòm ngó! Xung quanh nhà Bố tôi trồng đủ thứ, nào bắp, khoai lang, củ

mì, bầu, bí….. là những thứ mau thu hoặch. Đó là “thành tích” sau bảy

tám năm Bố tôi học được trong các“ trại tù cải tạo”.

Để kiếm thêm thu nhập, Bố tôi cùng vài người bạn rủ nhau đi sâu vào

trong rừng gần chân núi, khai hoang thêm mấy mẫu đất nữa, cặm cụi

trồng trọt tiếp.

Sống trong vùng kinh tế mới này cũng hơn nửa năm, Bố cứ âm thầm lặng

lẽ, cuốc cuốc, xới xới suốt ngày không để ý đến ai. Hoa mầu trồng được

thì đã có người đến tận vườn thu mua giá rẻ, nhưng khỏi mất công gánh

ra chợ.

Khu xóm kính tế mới nhà này cách nhà kia bằng những hàng rào gỗ lưa

thưa, xa xa nhìn không rõ mặt. Một ngày mưa nghỉ làm, khi xế trưa mưa

tạnh, bố tôi có dịp sang thăm hàng xóm, một căn nhà tranh vách đất

cách một con đường đất đỏ.

Chủ nhà hàng xóm là một thiếu phụ tuổi ngoài ba mươi, tuy sống đời cực

nhọc tại vùng kinh tế mới nhưng vẫn còn nét thanh lịch của dân Sài gòn

cũ, cho biết ông chồng sĩ quan đã mất sau những năm đi “học tập cải

tạo”.

Trên bàn thờ kê giữa nhà, dưới chân cây thánh giá là hình người đàn

ông trạc ngoài bốn mươi, nhìn quen quen mà Bố chưa nhớ ra, đến lúc hỏi

tên tuổi, thì ra là Tính, Ngô Xuân Tính. Nhìn kỹ khuôn hình thờ, chợt

ký ức hiện về, Tính một người bạn hiền lành và tốt bụng, hai người

sống cùng đội trong trại tù ở núi rừng Việt Bắc. Đầu năm 1977, bố tôi

bị chuyển trại vào một đêm khuya, từ đó hoàn toàn mất liên lạc, nào

ngờ…

Bà vợ góa của người bạn tù xấu số cho biết Tính bị bệnh sơ gan ngay

trong tù, không thuốc men, bụng chướng to như người đeo ba lô ngược.

Thấy đã hết đường sống, trại tù cộng sản thả cho về nhà chờ hết. Mặc

dù chị đã đã tận lực cố chạy chữa cho anh, nhưng cũng không chống chỏi

được bao lâu.

Sau khi lo ma chay cho chồng, chị bồng con về nhà cha mẹ chồng ở Bảo

Toàn nương nhờ. Nhưng cha mẹ già yếu, nhà lại đông con. Nhờ sự giúp đỡ

của anh em nhà chồng, chị và ba con có được căn nhà nhỏ ở vùng kinh tế

mới này, sống qua ngày. Đứa con trai lớn nhất mười bốn tuổi, đã biết

chở than mướn kiếm tiền về cho mẹ đong gạo, mà hôm nay trời mưa chưa

thấy về, còn hai đứa con gái một đứa mười hai và một đứa mười tuổi,

mặt mũi xanh xao, cũng biết vác cuốc ra rẫy làm cỏ với mẹ.

Nghe chuyện người góa phụ trẻ, nhìn lên bàn thờ, Bố tôi thấy thương

người, thương mình. Từ đó thường lui tới giúp đỡ. Thấy nhà cửa dột

nát, Bố đưa thằng con lớn vào rừng cắt tranh, dặm lại má nhà. Nhìn đàn

con chị đói rách, bữa gạo bữa bo bo, Bố chia lại cho mẹ con chị một

nửa khu đất đã khai khẩn được, rồi chỉ cách trồng trọt, chăm bón, và

nhặt ống lon buộc quanh rẫy để gây tiếng động, cất lều ở canh thú

rừng. Chẳng mấy chốc cuộc sống mẹ con đỡ chật vật, những đứa nhỏ được

đi học trở lại.

Sớm hôm lui tới, có nhau khi tối lửa tắt đèn giữa vùng kinh tế mới heo

hút, Bố trở thành người đàn ông duy nhất trong nhà bà mẹ góa. Tôi được

sanh ra trong hoàn cảnh đó, thành đứa con thứ tư của Má.

Sau thời bao cấp, nhà nước cộng sản mở cửa để cứu nguy chế độ, đời

sống dân chúng dần dà dễ thở hơn. Bà nội đã già yếu, nên chạy hộ khẩu

cho Bố tôi về thị xã sống với bà, đem theo tôi về lúc vừa thôi nôi.

Tôi xa Má từ dạo ấy. Bà nội và Bố tôi lên “rước Má về dinh”, nhưng Má

tôi không đi vì còn bổn phận với các anh chị tôi. Thỉnh thoảng Bố đưa

tôi lên thăm Má.

Đầu năm 1989, bắt đầu có chương trình HO., đưa các cựu tù nhân chính

trị sang Mỹ. Sau nhiều năm bặt tin, bà vợ cũ của Bố mà tôi gọi là Mẹ

cả trở về Việt nam thăm Bố tôi, nói có thể bảo lãnh Bố khi đến Mỹ. Bên

gia đình nhà nội tôi chia làm hai phe, người thì trách Mẹ cả bạc tình

bạc nghĩa. Kẻ thì khuyên bố trở về hàn gắn gia đình, vì còn vướng phép

hôn phối.

Bố tôi chần chờ mãi. Đầu năm 1990 người HO đầu tiên đã lên đường, Bố

mới bắt đầu đi làm hồ sơ cho Má và các anh chị tôi đi theo. Nhưng

“Người dưng khác họ” khác hộ khẩu không được chấp nhận. Bố tôi đã lên

tận Bộ Tư Pháp của Cộng Sản Việt Nam khiếu nại, nhưng chỉ một mình Má

tôi đi được. Cuối cùng Má quyết định ở lại nuôi đàn con nhỏ, và ký

giấy tờ, bằng lòng để Bố tôi được quyền đưa tôi đi theo. Cuộc tình của

Bố và Má tôi chia ly từ đây.

Tuy nộp hồ sơ xin xuất cảnh muộn, nhưng nhờ sau này có chương trình ưu

tiên cho những tù nhân trên bảy năm, nên hồ sơ Bố tôi được đôn lên đi

trước.

Vì không muốn đi theo diện “đầu trọc” để nhà thờ Tin Lành bảo lãnh về

tiểu bang lạnh. Bố tôi nhờ Mẹ cả bảo trợ, và đón Bố con tôi từ Phi

trường LAX về nhà ở Thành phố Santa Ana.

Những ngày đầu gia đình cũng hạnh phúc, người con trai lớn đang học

trường Berkeley ở Bắc Cali fornia cũng về đón Bố. Mẹ cả thì tỏ ra lo

lắng cho Bố, nào chở bố đi làm giấy tờ, chở đi thăm bạn bè quen biết,

dẫn cả tôi đi shopping mua quần áo mới…

Căn Mobile home của Mẹ cả, có ba phòng rộng rãi. Trước nhà trồng hoa

hồng rất đẹp, còn vườn sau có nhiều cây ăn trái, tôi thích nhất là cây

ổi đào trái chín vàng thơm phức, cao bằng cây ổi nhà nội bên Việt Nam.

Thấy tôi trèo thoăn thoắt như con khỉ để hái trái, Mẹ cả liền la lên

vì sợ tôi té rồi mang họa.

Tôi biết thân biết phận không dám nhõng nhẽo Bố như ở Việt Nam. Anh

lớn tên là Peter ở chơi với Bố được vài ngày lại đi học tiếp, nhà chỉ

còn lại anh Mike đi học về là vào phòng đóng cửa, ít nói chuyện. Mẹ cả

và anh Mike, nhìn tôi với ánh mắt không mấy thiện cảm. Tôi có cảm giác

mình là cái gai trước mắt họ, nên luôn tìm cách lẩn tránh.

Nhiều lần thu mình trong góc phòng, tôi nghe tiếng Bố và Mẹ Cả cãi

nhau nho nhỏ. Rồi một buổi tối định mệnh, tôi đang học bài trong

phòng, nghe Mẹ cả lớn tiếng với bố ngoài phòng khách: “Một là ông chọn

con bé, hai là ông chọn gia đình này…” Tôi hồi hộp lắng nghe. Tiếng

Mẹ cả lại chì chiết, “ông còn giấu tôi gửi thư về cho Mẹ nó. Tôi không

chịu được cảnh một chốn đôi quê, ông dứt khoát đi!”

Không bao lâu sau, Bố con tôi khăn gói ra đi bắt đầu lại cuộc đời mới

nơi đất khách.

Khu Apartment Bố thuê gần trường tôi học, có hai tầng lầu khoảng hơn

mười units, thì chín nhà là Việt Nam, đâu hai ba gia đình người mễ,

coi như thiểu số ở xóm này. Ở đây mọi người coi nhau như người nhà,

thấy gia đình có hai cha con côi cút tội nghiệp, đến hỏi thăm xem có

cần giúp đỡ chi không. Kế bên nhà tôi là một gia đình sống tại đây lâu

rồi, có bốn người, một bà ngoại ngót bảy mươi, hai vợ chồng trẻ và một

đứa con gái kém tôi một tuổi. Từ đó mỗi lần Bố đi đâu vắng là dắt tôi

qua gửi bà ngoại để tôi chơi với cháu bà. Bà ngoại thấy tôi nói tiếng

Việt rành rẽ thì thích lắm, hỏi chuyện miết: Nhà có hai Bố con thôi

sao? Má mày đâu? Sao ở lại Việt Nam? Bố mày xin được Housing chưa?

Chắc mày còn nhỏ có medical, được ăn Welfare. Có xin được Food stamp

không? Bà ngoại hỏi dồn dập, tôi nghe không hiểu mấy cái danh từ bằng

tiếng Anh lạ hoắc, làm sao mà trả lời, tôi chỉ lắc đầu cười, rồi bà

cũng cười. Hai bà cháu cứ vậy, nên bà thương tôi lắm. Ngoài lúc đi

học, về đến nhà là tôi chạy qua bắt chước cháu bà gọi ngoại ơi! Ngoại

à! Ngon ơ.

Nhân dịp Fathers Day sắp đến con xin phép được thưa với Bố đôi điều.

Kính thưa Bố.

Khi con ngồi viết những dòng chữ này, dư âm của bữa tiệc xum họp quanh

Bố tối hôm trước, có sự hiện diện của gia đình anh Peter và anh Mike.

Để chúng con nói lên lời cảm tạ và chúc mừng sinh nhật thứ tám mươi

của Bố, như còn đọng mãi trong con. Cũng là lúc sức khỏe Bố đã mỏi

mòn, đi đứng phải dựa vào chiếc gậy cầm tay. Vì ảnh hưởng lần Bố bị

stroke năm trước.

Con chạnh nhớ lại cách đây hơn hai mươi năm, ngày Bố con mình đến phi

trường Los Angles, con bị chóng mặt vì say máy bay, nên Bố phải cõng

con trên lưng bước xuống cầu thang, để đặt những bước chân đầu tiên

nặng nề trên đất Mỹ.

Rồi ở tuổi sắp nghỉ ngơi, nhưng vì con mà Bố phải khổ cực, không một

tiếng than van, Bố đã âm thầm, một lặng hai nín cũng vì con. Những

tưởng cuộc đời được tạm ổn trên quê hương thứ hai, nhưng kiếp tha

hương vẫn còn nhiều gian truân, Bố phải tranh đấu gay go với cuộc sống

mới, về tinh thần cũng như thể xác.

Giữa mùa đông rét mướt, Bố phải đi làm ca đêm nên bị ốm, con đã khóc

vì thương Bố, nhưng Bố nói không sao đâu con, suốt mấy năm trời tù

đày, Bố đã quen với cái lạnh thấu xương nơi núi rừng Yên Bái Bắc Việt.

Sau lần bị đau nặng, hãng chuyển qua cho Bố làm ca ban ngày. Mỗi buổi

sáng Bố ra khỏi nhà để đi làm, con cũng bắt đầu đi học. Chiều về hai

Bố con lủi thủi trong căn hộ chật hẹp trên lầu hai của chung cư, mỗi

lần thấy Bố leo cầu thang mệt nhọc, con đã tự nhủ mình phải cố gắng

học hành, mai sau lớn lên làm việc thật nhiều để có tiền, sẽ mua một

căn nhà khang trang đẹp đẽ, để tuổi già Bốđược an nhàn hơn.

Khi con ra trường High School, Bố đã dành dụm mua cho con từ chiếc xe,

rồi đóng tiền insurance, để con yên trí bước lên bậc đại học. Bốn năm

qua nhanh ở trường Cal State University Fullerton, con đã hoàn tất cử

nhân sinh học (Biology major) và chương trình dự bị y dược. Con đã nộp

đơn xin vào vài trường Dược Khoa nhưng bị từ chối. Thấy con buồn Bố đã

an ủi con. Nghỉ một năm ở nhà ôn bài và đi làm thiện nguyện.

Sau con apply vào trường University of Roseman Pharmacy School in

Nevada, và được nhận. Con đã hoàn tất chương trình Pharm D trong vòng

ba năm. Sau ba năm vất vả, vừa đi học vừa đi làm kiếm thêm tiền chi

tiêu, vừa phải đi thực tập. Con đã chuẩn bị kiến thức đầy đủ để trở

thành một Dược Sĩ. Để được nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt khắc khổ

của Bố. Khi trở về Cali, con phải thi bằng Dược sĩ của tiểu bang

California. Để được việc làm tại đây, và được sống cạnh Bố.

Bố thương yêu!

Con đã lớn lên trong vòng tay của Bố. Bố là chỗ dựa tinh thần vững

chãi của con. Bố không để con kém cạnh bạn bè, Bố thương con trong

tình thương người cha, trong tình yêu của mẹ. Rồi một ngày con đưa về

nhà giới thiệu với Bố ý trung nhân của con, anh là người cùng quê và

học hơn con nhiều lớp, nên đã hướng dẫn cho con vào cùng ngành. Và

giới thiệu để con có được việc làm tốt hiện nay. Bố vui mừng biết

dường nào. Bố đã khen anh hiền lành và chững chạc. Rồi ngày vu quy của

con Bố đã chúc phúc cho chúng con thật nhiều.

Hạnh phúc hơn, khi những đứa cháu kháu khỉnh lần lượt ra đời. Bây giờ

Bố con mình đã có một gia đình đông vui. Có tiếng khóc, tiếng cười,

tiếng nói líu lo của các cháu nhõng nhẽo ông ngoại. Mai sau các cháu

lớn lên được ông ngoại dậy nói, dậy viết tiếng Việt, để chúng con an

tâm đi làm. Những tình thương yêu Bố dành cho chúng con cả đời này làm

sao quên được. Chúng con cầu xin ơn trên ban cho Bố được khỏe mạnh,

sống lâu, để chúng con được phụng dưỡng Bố mãi mãi, bù lại những ngày

tháng Bố âm thầm hy sinh cho chúng con.

Tất cả những gì con có được ngày hôm nay, là nhờ Bố không nỡ bỏ con,

Bố đã đánh đổi hạnh phúc cuối đời để ở bên con, khuyến khích nâng đỡ

để con cố gắng vươn lên, giữa muôn vàn khó khăn của cuộc đời.

“Bố ơi! Bố thương yêu của chúng con! Với chúng con, thì ngày nào cũng

là Fathers Day.

Năng Khiếu

TÔI KHÔNG THỂ TIN VÀO MẮT MÌNH ĐÂY LÀ VỊNH HẠ LONG !!!

From facebook:  Thuong Phan and Trung Minh Le shared Emily Page-Le‘s post.
Image may contain: outdoor, nature and water
Emily Page-LeFollow

 

TÔI KHÔNG THỂ TIN VÀO MẮT MÌNH ĐÂY LÀ VỊNH HẠ LONG !!!

Vịnh Hạ Long được xếp vào danh sách 29 vịnh đẹp nhất thế giới, mà nay nhìn xem, 2 dãy núi đã bị khai thác đá đến hoang tàn. Đất nước của chúng ta đó mà không biết trân quý, gìn giữ thì còn trách ai bây giờ…

Chưa bao giờ đất mẹ VN lại tan nát như hôm nay… Miền Trung, cá chết, biển nhiễm độc. Lãnh hải thì giặc kéo giàn khoan ra vào như chốn không người. Tài nguyên thiên nhiên thì bị khai phá vô cùng tàn nhẫn.

DÂN VN MÌNH ĐANG Ở ĐÂU ?

Cafe, quán nhậu, những cuộc chè chén không điểm dừng. Nghệ sĩ, giải trí, game show tràn ngập báo đài… Phải rồi, các bạn chỉ là những người tạm bợ trên đất nước này. Các bạn chỉ việc còng lưng đi làm và đóng thuế, quê hương mai này có còn không cũng đừng quan tâm, mọi việc đã có đảng và nhà nước lo.

SỰ TỒN VONG CỦA DÂN TỘC VÀ THẾ HỆ NGÀY SAU CŨNG ĐỪNG NGHĨ ĐẾN !!!

P/s: Thở dài… Bất lực !

Video clip vu khống cắt ghép nhận tội giả mạo.

From facebook:  Phan Thị Hồng with Hoa Kim Ngo and 18 others.
Video clip vu khống cắt ghép nhận tội giả mạo.

Báo chí cộng sản không còn ai tin.
Truyền thông một chiều đã thất bại.
Cộng sản có muốn vu khống hay triệt hạ uy tín của bất cứ một ai cũng không phải dễ dàng.

Mạng xã hội trung thực FB đã làm nên kỳ tích.

Người dân tìm đọc những cây bút uy tín, của những nhân cách đã được mặc nhiên công nhận và tôn trọng.

Tất cả đều là ý Chúa !

Là lương tâm của một người phụ nữ yêu nước và dũng cảm đã được thế giới thừa nhận và được Đệ Nhất Phu nhân và Bộ Ngoại giao nước Mỹ vinh danh.

Người phụ nữ gan dạ ấy là Mẹ Nấm – Nguyễn Ngoc Như Quỳnh.

Tuy chưa ra tòa nhưng ai cũng biết bản án bỏ túi đã định sẵn.

Những tội trạng hết sức phi lý mà nhà cai trị áp đặt trên đôi vai gầy bé nhỏ của Quỳnh quả là nặng nề.

Bất cứ bản cáo trạng và luận tội như thế nào, Quỳnh vẫn là người VÔ TỘI.

Bất cứ hoàn cảnh nào Quỳnh vẫn xứng danh nữ anh thư đất Việt.

Chế độ này sẽ không tồn tại để giam người phụ nữ gan dạ ấy đến hết hạn tù.

Chúng ta càng trân trọng những công lao đóng góp và cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam của Quỳnh.

Khi đã dấn thân và chấp nhận hy sinh.

Quỳnh đặt niềm tin vào ý Chúa.

Chúa đã sắp đặt cuộc đời.

Chúa là sức mạnh của Quỳnh.

Không còn ai có thể nghi ngờ đức tin của Quỳnh.

Chúng ta hãy yêu thương, cảm phục và kính trọng người phụ nữ gan dạ ấy!

Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

*

Tâm thư của bà Nguyễn Tuyết Lan Tuyet Lan Nguyen – người MẸ đã sinh ra và giáo dục lòng yêu nước cho con mình – về clip nhận tội giả mạo, cắt ghép tư liệu từ năm 2009 nhằm triệt hạ uy tín của Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Mời các bạn cùng đọc tâm thư, tự nhận định và vui lòng chia sẻ để rộng đường dư luận.

Xin chân thành cám ơn các bạn!

***

Kính thưa Anh chị em, bà con, bạn bè trong và ngoài nước, đặc biệt là những người bạn của con tôi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Tôi vừa nhận được thông tin rằng Công An Tỉnh Khánh Hòa loan truyền đoạn video clip có nội dung rằng: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đọc bản nhận tội và xin khoan hồng, đồng thời cam kết từ bỏ các hoạt động đấu tranh.

Tôi đã xem đoạn clip này và nhận thấy đoạn clip này đã lấy những hình ảnh từ năm 2009 khi con tôi bị bắt vì lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa-Trường Sa, cảnh báo những tác hại nghiêm trọng về môi trường trong việc khai thác Bauxite tại Tây Nguyên.

Tôi cho rằng đây là âm mưu lập lờ đánh lận con đen để hạ uy tín Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trước thời điểm xảy ra phiên tòa xét xử con tôi vào ngày 29/06/2017 sắp đến. Đây cũng là một thủ đoạn để mong làm mất tinh thần những người bạn đồng hành của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Nhân đây tôi cũng xin thông báo vào sáng ngày 20/06/2017, Luật sư Nguyễn Khả Thành đã gặp con gái tôi trong Trại tạm giam Khánh Hòa. Luật sư thông báo cho tôi là tinh thần của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vẫn vững vàng, cương quyết không khuất phục trước những áp lực và luôn khẳng định rằng những hành động yêu nước của mình là chính đáng và không vi phạm luật pháp.

Tôi phản đối những hành vi bỉ ổi và lập lờ.

Tôi xác định con tôi hoàn tôi vô tội.

Xin chân thành cám ơn tất cả mọi người và xin quý anh chị em, bà con, bạn bè trong và ngoài nước, những người bạn của con tôi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vẫn luôn đồng hành và cầu nguyện cùng gia đình chúng tôi.

Image may contain: 3 people, people standing, child and outdoor

Một Cơn Đau Tim

Một Cơn Đau Tim

Tối thứ ba tuần trước, sau khi gửi ý kiến về Lá Diêu Bông vào Diển Đàn, tôi đi ngủ rất ngon đến hơn 6 giờ sang, dậy đi tắm và sửa soạn đi làm, cảm thấy thoải mái bình thường, không có triệu chứng gì khác lạ. Khoảng 7 giờ hơn, khi với tay tắt ngọn đèn trên đầu tủ (hơi cao), tôi bỗng thấy mặt nóng bừng, mồ hôi toát ra, hai cánh tay rã rời như vừa khiêng vác vật nặng quá sức. Khi đó, tôi hơi nghi là bị stroke (đứt hoặc nghẽn mạch máu dẫn vào óc), liền lấy máy đo huyết áp, thấy rất cao, khoảng 180/100. Tôi vội lấy 2 viên thuốc chống cao máu uống liền một lúc. (Tiếc rằng nhà không có sẵn aspirin). Ngay sau đó, tôi xuống cầu thang thì bắt đầu thấy tức ngực, đau khoảng giữa lồng ngực, nửa như đau bao tử (xót bao tử khi đói), nửa như bị ai đấm vào chấn thủy. Nhìn vào gương, cười, nói, dơ tay lên xuống thì không thấy có gì biến đổi hay khó khăn, không nhức đầu chóng mặt, hát thử vài câu vẫn thấy như thường, nghĩa là không có những triệu chứng của stroke. Tôi liền nghĩ ngay đến heart attack (cơn đau tim), chứ không phải stroke. Không chần chờ nữa, tôi gọi số cấp cứu 911 ngay. Lúc đó vào khoảng 7 giờ 20, chỉ chừng 10 phút sau khi tôi nhận thấy triệu chứng khó chịu đầu tiên.

Qua điện thoại, nhân viên cấp cứu bảo tôi ngồi hoặc nằm ở tư thế nào thấy thoải mái nhất, nhờ người nhà lấy tất cả những thứ thuốc tôi đang uống để sẵn, và để ngỏ cửa vào nhà. Khi đó tôi vẫn tỉnh táo, đọc tên từng loại thuốc và liều lượng đang uống cho họ, nhưng rất khó thở và hai cánh tay rất mỏi.

Vẫn không thấy nhức đầu và không nói líu lưỡi (không phải stroke). Chừng 5 phút sau, xe cấp cứu tới. Người paramedic (chuyên viên cấp cứu) cho tôi nhai ngay chừng 5 hay 6 viên baby aspirin (loại 81 mg), nhai rồi nuốt chứ không với nước để cho thuốc thấm theo nước miếng vào các mạch máu nhỏ dưới lưỡi, mục đích là làm cho máu loãng ra. Đồng thời họ xịt Nitroglycerin lỏng vào dưới lưỡi tôi ba lần, mỗi lần cách nhau chừng 5 phút, để cho các mạch máu giãn nở (không được dùng quá 3 lần, kẻo sự giãn nở mạch máu quá đáng, có thể gây stroke). Tôi thấy bớt tức ngực, thở dễ hơn, nhưng hai cánh tay vẫn rã rời. Trái lại, đầu óc tỉnh táo, không nhức đầu, và chân đi vẫn vững vàng (không stroke).

Chừng 5 phút sau, xe cứu thương tới. Tôi đã cảm thấy dễ thở hơn và có thể tự đi ra trèo lên băng-ca cấp cứu. Trên đường vào vào bệnh viện, tôi để ý thấy xe không hụ còi – có nghĩa là không có gì khẩn cấp lắm. Trên xe, người paramedic hỏi chuyện tôi liên tục, mục đích là coi tôi có tỉnh táo, có bị stroke khiến nói ngọng không. Có người vừa bị heart attack vừa bị stroke, rất nguy hiểm.

Khoảng 15 phút sau đến bệnh viện, họ đưa tôi vào khu cấp cứu, có bác sĩ chăm sóc ngay lập tức. Họ tiếp “nước biển” hòa thuốc làm loãng máu và làm tan máu đông (blood clots), morphine làm bớt đau, chụp quang tuyến X lồng ngực để tìm dấu vết sưng phổi nếu có (pneumonia), đo tâm động đồ (EKG). Đồng thời họ cho thử máu để tìm chỉ số enzyme định bệnh tim. Khi tim bị thiếu máu, tim sẽ tiết ra loại enzyme này. Nếu chỉ số enzyme cao tức là bệnh nhân đã bị heart attack. Lần đầu, có lẽ vì thử nghiệm quá sớm, nên chỉ số không cao. Họ chờ 2 tiếng sau thử lại, thì mới rõ ràng là bị heart attack. Vì nhịp tim của tôi đập không quá nguy cấp, nên bác sĩ không mổ ngay. Trong thời gian đó, tuy vẫn nằm ở khu cấp cứu, nhưng tôi rất tỉnh táo, bớt đau ngực và tay, và còn có thể lấy smart phone ra trả lời ngắn gọn một hai emails.

Lạ một điều là tâm động đồ làm mấy lần đều không có dấu hiệu heart attack rõ ràng. Sau này bác sĩ giải thích rằng bắp thịt tim tôi chưa bị hư hại và còn hoạt động mạnh dù bị attacked, có lẽ nhờ vào việc tôi bơi lội thường xuyên
(tôi thường bơi 40 đến 60 chiều dài hồ bơi trong một giờ, một hai lần mỗi tuần – nhưng từ sáu tháng nay bận nhiều việc quá nên chuồn, không bơi, không tập thể dục gì hết!).

Khoảng 3 giờ chiều thì bác sĩ chuyên khoa tim quyết định làm phẫu thuật thông mạch máu tim (angioplasty). Theo kỹ thuật này, bác sĩ cắt một lỗ rất nhỏ ở mạch máu gần háng hay cổ tay – trường hợp của tôi bác sĩ cắt ở cổ tay – rồi luồn một camera cực nhỏ ở đầu một catheter (ống mềm rất mảnh) đưa vào đến động mạch tim. Camera sẽ chiếu lên màn ảnh computer lớn như TV cỡ 60″ để cho thấy chỗ bị tắc nghẽn. Khi đó tôi vẫn tỉnh, chỉ hơi mơ mơ buồn ngủ do được chích thuốc an thần, không làm mê hoàn toàn, và không cảm thấy đau đớn gì hết. Khi tìm ra chổ mạch máu nghẽn, bác sĩ sẽ “bắn” cho cục máu đông (blood clot) tan ra, rồi đẩy một “bong bóng” (balloon) vào chỗ đó, xong bơm cho bong bóng căng lên, làm phồng khúc mạch máu nghẹt khiến cho máu thông dễ dàng, trước khi xì hơi bong bóng, còn để lại một “giàn lưới” (stent) hình ống, nằm lót bên trong nhằm căng khúc mạch máu đó ra. Lưới sẽ nằm vĩnh viễn trong mạch máu tim, nên bệnh nhân sẽ phải uống thuốc làm loãngmáu dài dài, nếu không, máu đông có thể kẹt vào đó làm heart attack nữa!

Cuộc giải phẫu, ban đầu dự tính chừng 45 phút, đúng hai giờ mới xong! Mà vẫn còn hai mạch máu nữa chưa được thông, nên vài tuần nữa tôi sẽ phải vào bệnh viện làm tiếp. Tuy nhiên, lần sau sẽ dễ dàng hơn nhiều, có thể làm xong trong ngày, trừ khi tôi để cho bị heart attack nữa. Sau khi mạch máu tim được thông, tôi cảm thấy dễ chịu ngay lập tức. Hai cánh tay hết mỏi rã rời, ngực hết tức, nhịp thở gần bình thường trở lại.

Bác sĩ đã mổ từ mạch máu ở cổ tay tôi, luồn vào tim, nên tôi mau hồi phục hơn là mổ từ dưới háng. Sau ba ngày, mở băng ra, cổ tay tôi chỉ còn vết đóng vảy cỡ như bị con kiến lửa cắn rồi mình gãi ra mà thôi! Tuy nhiên, dọc theo cánh tay có vết bầm phía bên trong, chắc là do đường ống luồn qua gây nên.
Không đau đớn gì cả. Tim không có cảm giác gì mới lạ, vẫn yêu, thương, hờn, giận… như thường! Đặc biệt là sau khi được thông mạch máu tim, huyết áp của tôi xuống và nằm ở mức rất tốt, rất ổn định. Bác sĩ giải thích là do mạch máu được thông nên tim đỡ phải làm việc nhiều, không cần bơm máu mạnh như trước nữa, nên áp suất nén vào thành mạch máu cũng giảm đi. Thật là một công đôi việc!

Qua tai biến này, tôi rút ra được vài kinh nghiệm quý báu như sau, xin được chia sẻ cùng Diễn Đàn:

Thứ nhất: BÌNH TĨNH MÀ RUN! Đúng vậy, ai mà không run khi nghĩ đùng một cái mình đang bị một trong hai chứng bệnh giết người nhiều nhất và nhanh chóng nhất: Heart attack đứng đầu, stroke thứ ba, chỉ sau ung thư. Nhưng phải thật bình tĩnh và tỉnh táo để không lãng phí từng giây phút và làm bệnh thêm trầm trọng.

Thứ hai: NGƯNG MỌI HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỂ Ý NGAY KHI CÓ TRIỆU CHỨNG LẠ THỨ NHẤT
(trường hợp tôi là toát mồ hôi dù buổi sáng khá lạnh). Nếu đang lái xe, cần phải tìm chỗ an toàn đậu lại ngay. Chú ý: Nếu có cell phone, luôn luôn mang bên mình, không để trong cặp hay giỏ đàng sau cóp xe.

Thứ ba: GỌI CẤP CỨU NGAY KHI CÓ NHIỀU HƠN MỘT TRIỆU CHỨNG LẠ của stroke hay heart attack (thí dụ: cánh tay mỏi rã, tức ngực, ngay sau khi toát mồ hôi).

Ở Mỹ: Không nên nhờ người nhà chở vô nhà thương, mà phải gọi 911. Lý do: bệnh viện có bổn phận phải cấp cứu ngay lập tức khi tiếp nhận một bệnh nhân do 911 đưa tới. Người paramedic đưa mình tới phải chờ cho đến khi thấy mình được chăm sóc bởi bác sĩ, rồi mới đi được. Nếu mình tự tới xin cấp cứu, trừ khi bị thương máu me đầm đìa như bị đụng xe, còn không sẽ phải làm nhiều thủtục và chờ đợi trước khi được cấp cứu. Nếu bị stroke hay heart attack mà mất chừng 15 phút là nguy lắm rồi.

Thứ tư: Cố gắng PHÂN BIỆT CÁC TRIỆU CHỨNG GIỮA STROKE VÀ HEART ATTACK. Khi chuyên viên cấp cứu đến nhà, cố gắng trả lời rõ ràng sao cho họ có thể hướng sự cấp cứu về một loại tai biến: Stroke hay Heart Attack. Lý do: những giây phút cấp cứu đầu tiên là cực kỳ quan trọng. Nếu không phải stroke vì máu nghẽn, mà vì đứt mạch máu, nhức đầu mạnh, mạch máu chính trên đầu bị bể, mà nhân viên cấp cứu cho thêm aspirin làm loãng máu, nitroglycerin làm giãn mạch… thì tiêu luôn tại chỗ! Theo các bác sĩ, khi thiếu máu vào nuôi, tế bào óc sẽ chết mau hơn tế bào tim nhiều. Do đó, nếu nhân viên cấp cứu tin là bệnh nhân bị stroke do đứt, bể mạch máu thì nhiều phần là họ sẽ lo chở bệnh nhân vào bệnh viện thật sớm (bây giờ ở Mỹ và các nước tiên tiến có thuốc chích có thể hồi phục stroke, nếu được chích trong vòng một, hai giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, càng sớm càng tốt.) Nếu tin là heart attack thì họ sẽ thử làm cho máu loãng và mạch nở tại chỗ, mất chừng 10 phút trước khi họ chở đi. Mười phút phù du đầu tiên đó quý giá bằng 10 năm hay có thể bằng cả quãng đời còn lại!

Thứ năm: Trong bệnh viện, cần TỈNH TÁO (khi còn có thể), NÓI CHUYỆN NHÌỀU với y tá, bác sĩ (không hiểu thì yêu cầu người thông dịch). Đặt câu hỏi mỗi khi nhân viên y tế làm bất cứ thủ thuật nào trên cơ thể mình. Thí dụ: Chích thuốc này làm gì? Tại sao cần chụp X-ray ngực hai lần trong vòng vài giờ khi tình trạng không có gì thay đổi? – Nhờ hỏi mà tôi tránh được 1 lần X-ray vô ích do lỗi của y tá, người ca trước đã làm, người ca sau lại định làm nữa!

Thứ sáu: Khi đã lên bàn phẫu thuật mà không bị đánh thuốc mê thì hãy quên hết mọi sự.

S.T.

 

Thế nào là “thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc”?

Thế nào là “thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc”?

Gần đây, một kênh truyền thông New Zealand đã đăng một bài viết nói về “thông minh kiểu Trung Quốc” và nhận được sự chú ý của đông đảo người sử dụng internet. Tác giả bài viết tự nhận là người Hoa, đã nhận định rằng “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng trắng đen hay thị phi, không cần biết thật giả hay đúng sai, có sơ hở liền lách vào, có tiện nghi liền chiếm lấy. “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng chính nghĩa hay tà ác, bất cứ lúc nào cũng có thể vì bảo hộ bản thân mình mà làm trái lương tâm. “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là để cho người khác phải phó xuất và gặp nguy hiểm, còn bản thân mình những gì mười phần có lợi sẽ giành lấy hết. Kỳ thực, “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không nói đến thành tín, ức hiếp người thiện lương, chính là các giá trị đều đã đảo lộn, không xét đến quy tắc…

Nhiều người Việt có người thân là Việt Kiều ở Mỹ, có thể đã nghe câu chuyện về việc hàng hóa sau khi mua ở Mỹ có thể được trả và lấy lại tiền mà không cần phải giải thích lý do. Vì vậy, nhiều người khi chuẩn bị tham dự một sự kiện nào đó, liền đến “mua” một bộ quần áo, sau khi tham dự sự kiện xong rồi, lập tức mang trả lại quần áo để lấy tiền về.

Hệ thống bán hàng ở Mỹ còn có một chính sách đáng chú ý, gọi là Price Match. Với chính sách này, nếu bạn mua một sản phẩm sau đó chứng minh được sản phẩm này bán giá rẻ hơn giá tại cửa hàng nào khác, thì có thể được mua sản phẩm với mức giá tương đương mức giá mà bạn tìm thấy. Do vậy, có một số người, khi đi mua hàng với giá đắt hơn những nơi khác, họ không hề mặc cả, mà lại chọn những màu sắc hay kích cỡ (mà ở các cửa hàng khác không có), sau đó khi tìm được cửa hàng nào có mức giá rẻ hơn thì sẽ mang hóa đơn quay lại nơi mua hàng để được giảm giá.

Những người này dương dương tự đắc với hành vi của bản thân, đi đến đâu cũng tự cho rằng bản thân mình thông minh, thậm chí còn đặt câu hỏi sao những người khác quá “ngu ngốc”, không biết lợi dụng “kẽ hở” này.

Coi việc chiếm tiện nghi của người ta là “thông minh”, coi gian xảo là có “năng lực lớn”… mọi giá trị dường như đều đảo lộn.

Bài viết của tác giả người Hoa trên truyền thông New Zealand còn liên hệ đến tỷ phú Warren Buffett. Rất nhiều nhà đầu tư hỏi về tiêu chí chọn đầu tư cổ phiếu của ông Warren Buffett, và thông thường ông hay nhấn mạnh rằng ông rất coi trọng sự thành tín của giám đốc điều hành công ty, nếu không phải công ty làm ăn chân chính, ông nhất định sẽ không lựa chọn đầu tư. Với ông, lợi nhuận không phải là yếu tố hàng đầu, mà là chữ tín.

Một người Hoa đưa đứa con nhỏ mới 3 tuổi đến Mỹ du lịch và ở tại nhà người thân. Người nhà đã đưa cho người Hoa này một chiếc ghế ngồi ô tô dành cho trẻ nhỏ và nói: “Ở đây quy định trẻ nhỏ khi đi xe nhất định phải dùng loại ghế này, tôi đưa cho anh dùng, nhưng vì là ghế đi mượn, nên anh phải giữ gìn cẩn thận, vì chúng ta sẽ phải trả lại cho người ta.” Hai tuần sau khi không dùng xe ô tô nữa, chiếc ghế này đã được đem đến trả lại cửa hàng. Người bán hàng không hỏi lý do tại sao, chỉ đơn giản là đưa đủ số tiền cho người trả hàng. Người nhà liền tự hào nói: “Các cửa hàng ở Mỹ đều như vậy, nếu mua hàng trong vòng 2 tuần thì đều có thể mang hóa đơn đến và trả lại, do đó chúng tôi thường đến đây ‘mượn’ một số đồ đạc. Nhiều người Đại lục thậm chí còn mượn cả TV. Anh nói xem, người Mỹ có ngốc hay không chứ? Trả lại hàng vô điều kiện đúng là sơ hở quá lớn, vậy mà họ còn chẳng biết điều đó!”

Một năm sau, người Hoa này đến Nhật Bản, một số bạn bè đồng hương ở Nhật đã tiếp đón và dùng ô tô để đi lại. Người Hoa này hỏi: “Tokyo đất chật người đông, có phải là rất khó đỗ xe không?”

Đồng hương trả lời: “Không nghiêm trọng đến như vậy đâu, chính phủ quy định cần có chỗ để xe trước rồi sau đó mới được phép mua xe, vì vậy mà không có nhiều xe như anh nghĩ đâu.”

“Ồ, vậy tức là anh có một bãi đỗ xe riêng sao? Chắc là phải đắt đỏ đến mức cắt cổ có đúng không?”

“Anh nghĩ là ai cũng ngốc giống người Nhật Bản sao! Muốn mua xe thì trước tiên đi thuê một chỗ ở bãi đỗ xe, sau khi mua xe xong thì trả lại chỗ đó, vậy chẳng phải là vấn đề được giải quyết hay sao?”

Hai ngày sau, một số bạn bè người Nhật đến đưa người Hoa này đi chơi, họ đi bộ hoặc là đi bằng tàu điện ngầm. Những người bạn Nhật phân trần rằng: “Tokyo mua xe thì dễ, nhưng tìm chỗ đỗ xe thì không dễ dàng gì. Do đó, anh chịu khó đi tàu điện ngầm vậy nhé.”

Người Hoa này lập tức truyền cho anh ấy cách để giải quyết vấn đề. Không ngờ rằng anh ấy đã không “ngộ đạo” mà còn dửng dưng nói: “Nếu muốn lợi dụng sơ hở, thì có nhiều cách lắm. Ví dụ như mẹ tôi sống ở quê, nếu muốn thì có thể dùng hộ khẩu cũ là mua được xe. Nhưng thực tế thì tôi định cư ở Tokyo, không có chỗ đỗ xe mà lại mua xe, vậy thì những người hàng xóm sẽ nhìn tôi như thế nào? Lái xe đi làm, tôi phải đối diện với đồng nghiệp ra sao? Cấp trên và những người đàng hoàng sẽ không làm như vậy.”

Cơ chế trả lại hàng vô điều kiện ở Mỹ và những quy định đầy lỗ hổng ở Nhật, đều được xây dựng trên cơ sở “tín nhiệm”. Nếu sự “tín nhiệm” sụp đổ, thì xã hội cũng sẽ có thể sụp đổ. Do đó, ở xã hội Tây phương, người ta có thể tha thứ cho các chính trị gia làm sai, nhưng không thể tha thứ cho những chính trị gia nói dối.

Nếu như chúng ta “giả đổi thành thật, thật cũng giả”, mỗi người đều hư hư thực thực, thì toàn xã hội sẽ vận hành trên cơ sở “hoài nghi”. Tư duy ảnh hưởng đến hành vi, mà hành vi của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng rộng ra đến dịch vụ kinh doanh và vận hành xã hội.

Khi đi tàu điện ngầm tại Rome bạn sẽ phát hiện rằng có máy bán vé nhưng không có soát vé. Chắc hẳn bạn sẽ thấy lạ lắm phải không? Làm thế này làm sao kiểm soát được xem hành khách lên tàu có mua vé hay không? Vận hành tàu điện ngầm thế này chẳng phải sớm muộn gì cũng bị lỗ hay sao?

Đây chính là cách nghĩ quen thuộc của chúng ta, luôn liên tưởng mọi chuyện theo kiểu khôn vặt hoặc vì tham lợi nhỏ cho bản thân mình. Đối với người Ý mà nói, nếu chúng ta hỏi câu hỏi này thì thật kỳ lạ. Đi xe có thể không mua vé chăng? Đi xe làm sao có thể không mua vé cho được? Cách nghĩ, cách tư duy của hai bên quả có sự khác biệt lớn.

Nếu như bạn thực sự muốn biết có thể đi tàu mà không cần mua vé hay không, thì câu trả lời là có thể, hoàn toàn có thể lên tàu đi một vài trạm, nhưng phải đảm bảo không để cho giới quản lý ở Ý biết được, nếu biết họ nhất định sẽ phạt bạn. Và sau này nếu bị phạt nhiều lần, có thể tạo thành tiếng xấu ở nước ngoài, thật sự là cái được không bõ cho cái mất!

Xây dựng tín nhiệm không dễ, nhưng điều này lại thực sự quan trọng! Mức độ tín nhiệm lẫn nhau càng cao, thì quản lý sẽ càng nới lỏng hơn. Nếu như đi đúng đường, thì sẽ không sợ phải đi xa!

Hồng Ngọc

Tướng Phạm Trường Long: ‘Đảo ở Nam Hải là của TQ’

Tướng Phạm Trường Long: ‘Đảo ở Nam Hải là của TQ’

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long trong chuyến thăm hai ngày 18-19/6 đã gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.

Theo Tân Hoa Xã, khi ở Việt Nam ông Phạm đã nói rõ về chủ quyền của Trung Quốc ở ‘Nam Hải’.

Ông Phạm Trường Long hôm Chủ Nhật có các cuộc họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Ông Phạm được Tân Hoa Xã dẫn lời theo đó nói nhờ sự nỗ lực thúc đẩy của lãnh đạo hai nước nên quan hệ Việt-Trung nay đang phát triển tốt, và đã gặt hái được kết quả trong một số lĩnh vực.

“Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong việc đưa sáng kiến Một Vành đai Một Con đường của Trung Quốc kết nối phù hợp với kế hoạch Hai Hành lang Một Vành đai Kinh tế của Việt nam, và thúc đẩy hợp tác thiết thực trong mọi lĩnh vực để cùng phát triển,” ông nói.

Trung Quốc coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác quân sự với Việt Nam, và sẵn sàng cùng Việt Nam thúc đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ này, ông Phạm nói thêm.

Liên quan tới chủ đề Biển Đông, Tân Hoa Xã tường thuật rằng ông Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng “toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải [là tên gọi Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông] đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ.”

Ông cũng ghi nhận tình thế hiện thời tại Biển Đông đã được ổn định và đang trở nên ngày càng tích cực hơn, đồng thời kêu gọi hai nước tuân theo sự nhận thức chung quan trọng các lãnh đạo đảng, nhà nước hai bên.

“Hai bên cần tăng cường đối thoại chiến lược và kiểm soát tốt các khác biệt, nhằm duy trì quan hệ chung cũng như nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Nam Hải,” Tướng Phạm Trường Long nói.

Trong các cuộc gặp gỡ riêng rẽ với Tướng Phạm, giới lãnh đạo Việt Nam đều đánh giá cao quan hệ hợp tác Việt-Trung, Tân Hoa Xã tường thuật.

Trung Quốc lại đưa giàn khoan Biển Đông?

Trước đó, cũng trong tháng Sáu này, có tin nói giàn khoan của Trung Quốc đã hoạt động trở lại tại Biển Đông.

DWNews hôm 7/6/2017 đăng bài và ảnh nói các tàu cá Việt Nam 'quấy nhiễu giàn khoan' Trung Quốc, nhưng không nêu rõ thời gian và địa điểm xảy ra các hoạt động 'quấy nhiễu' này
Bản quyền hình ảnh  DWNEWS
DWNews hôm 7/6/2017 đăng bài và ảnh nói các tàu cá Việt Nam ‘quấy nhiễu giàn khoan’ Trung Quốc, nhưng không nêu rõ thời gian và địa điểm xảy ra các hoạt động ‘quấy nhiễu’ này

Đặc biệt, không lâu trước chuyến thăm Việt Nam của Tướng Phạm Trường Long, một số trang mạng tiếng Trung như DWNews đăng tin nói” “các thuyền cá của Việt Nam liên tiếp quấy nhiễu quá trình hạ đặt giàn khoan” của họ.

Trong một bài đăng hôm 7/06/2017, trang DWNews đăng hình hai chiếc thuyền được cho là của Việt Nam bị công nhân giàn khoan Trung Quốc dùng vòi rồng phun nước đuổi ra.

Bài này mô tả đây là cách công ty khai thác dầu Trung Quốc dùng “phún xạ phản kích” và cho hay rằng phía Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam “lập tức đình chỉ quấy nhiễu”.

Tuy nhiên, bài báo không nói rõ về tọa độ của giàn khoan dầu đang được đặt ở đâu trong Biển Đông, cũng như ngày xảy ra “các hoạt động quấy nhiễu” đó.

Bài báo này cũng nhắc lại các vụ việc về giàn khoan HD-981 năm 2014 “bị 40 tàu thuyền Việt Nam” liên tiếp “công kích”.

Điều hiển nhiên là cả vùng biển này luôn được Trung Quốc khẳng định là thuộc chủ quyền của họ và Việt Nam cũng nói là của mình.

Hồi tháng 1/2017, Việt Nam ký một thỏa thuận với tập đoàn ExxonMobil mà cựu lãnh đạo là ông Rex Tillerson, hiện là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, để khai thác khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ngoài Biển Đông.

Trấn áp vẫn theo chiều hướng gia tăng

Trấn áp vẫn theo chiều hướng gia tăng

 

Công an tỉnh Hà Nam đọc lệnh bắt chị Trần Thị Nga tại Hà Nội ngày 21 tháng 1 năm 2017

Công an tỉnh Hà Nam đọc lệnh bắt chị Trần Thị Nga tại Hà Nội ngày 21 tháng 1 năm 2017

Tình hình trấn áp ngày càng căng thẳng gia tăng

Kể từ sau Đại hội lần thứ 12 của Đảng cộng sản Việt Nam, thêm nhiều nhà hoạt động bị bắt giam như blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà hoạt động Trần Thị Nga, anh Hoàng Đức Bình, phóng viên tự do trẻ Nguyễn Văn Hóa…Bên cạnh đó, nhiều nhà hoạt động bị sách nhiễu trong cuộc sống thường ngày, một trong những trường hợp gần đây nhất là Luật sư Lê Quốc Quân bị chặn không cho ra khỏi nhà, sau khi anh đã có cuộc gặp với phái đoàn Thượng nghị sỹ Mỹ tới Hà Nội.

Chia sẻ nhận định về những sự trấn áp sau Đại hội 12, Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, tình trạng này đang gia tăng:

“Hàng chục nhà hoạt động đã bị bắt và nhiều việc hành hung, thậm chí như cá nhân tôi từng xảy ra chuyện bị đe dọa hành hung rất côn đồ. Đối với tôi việc này chưa bao giờ xảy ra. Tôi khẳng định tình hình ngày càng căng thẳng và bắt bớ ngày càng gia tăng”

Anh Nguyễn Chí Tuyến – thành viên nhóm No-U Hà Nội, nạn nhân của một vụ hành hung sau các hoạt động tuần hành năm 2015 đánh giá, sự trấn áp đối với các nhà hoạt động trẻ thực sự đáng quan ngại:

Khi chúng ta có công lý, sự thật, có con đường để đi tới, có một mục tiêu để theo đuổi trên cuộc đời này thì chúng ta hãy cứ bình an bước tới, theo đuổi đam mê, dấn thân và phụng sự.
– Luật sư Lê Quốc Quân, Hà Nội

“Khi ý thức người dân lên cao thì đương nhiên việc này không dễ chút nào cho những người cai trị, những người cầm quyền. Vốn dĩ họ vẫn hành xử như vậy từ xưa đến nay, do vậy họ vẫn tìm cách để dập tiếng nói đó và họ cố kéo dài tình trạng này.”

Nhiều năm qua, cộng đồng quốc tế và chính phủ nhiều nước đã có sự hối thúc mạnh mẽ đối với chính quyền Việt Nam, buộc họ phải cải thiện hồ sơ nhân quyền, tôn trọng các quyền tự do về chính trị, xã hội của người dân, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu, mở rộng ngoại thương.

Nhiều nhà hoạt động quan ngại về sự gia tăng đàn áp trong thời gian sắp tới. Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, tính bạo lực sẽ gia tăng khi rơi vào tình trạng tận cùng:

“Vì Việt Nam là một nước đang hoà bình và rõ ràng chúng ta phải tận dụng cơ hội hòa bình này để phát triển đất nước. Chúng ta thực hiện một tinh thần ôn hòa, hòa hợp hòa giải dân tộc để phát triển kinh tế. Thay vì đó tôi vẫn thấy có một sự bức xúc và một sự xung đột đang gia tăng dần lên trong xã hội giữa việc sử dụng bạo lực, cường quyền, thậm chí chia rẽ lương-giáo, giữa người hoạt động với người bảo vệ chính quyền. Và tính bạo lực ngày càng gia tăng thì đó là điều rất đáng ngại.”

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sức ép từ bên ngoài dường như không còn được như kỳ vọng. Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, có sự liên hệ giữa tình hình quốc tế với tình trạng trấn áp trong nước:

“Lịch sử trải qua những giai đoạn thăng trầm, tất yếu là có những đoạn lên, đoạn xuống, và những đoạn dẫn đến sự tột cùng của mâu thuẫn. Có thể vào những lúc đó thì sự bạo lực, sự hung hăng sẽ lên ngôi.”

Anh Nguyễn Chí Tuyến cho rằng, vì mục đích duy trì quyền lực độc tôn càng lâu càng tốt, chính quyền sẽ vẫn gia tăng trấn áp:

“Họ sẽ nhằm vào bất cứ một người nào, đặc biệt là những người trẻ tuổi có tiếng nói ảnh hưởng nào đó. Họ đều tìm cách cô lập người đó bằng cách bắt bớ, tù đày, hoặc đánh đập, đe dọa, hoặc bao vây kinh tế.”

Bạn trẻ Nguyễn Peng là nạn nhân của việc bắt giữ tuỳ tiện, đánh đập tại Buôn Mê Thuột vừa qua, nhưng bạn vẫn mong muốn lên tiếng cho một đất nước Việt Nam nhân quyền được tôn trọng:

“Bản thân tôi không bao giờ chùn bước. Tôi đã bị nhiều lần rồi nên những việc đó đối với tôi rất bình thường.”

Con đường công lý và sự thật

maxresdefault.jpg
Nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh bị đồng bọn của Phan Sơn Tùng đánh đập tại Sài Gòn Citizen

Trong bối cảnh tình hình nhân quyền còn chưa được bảo đảm, các nhà hoạt động bị trấn áp, Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, giới đấu tranh cần kiên định con đường đã chọn:

“Cá nhân tôi luôn theo đuổi tinh thần ôn hoà, bất bạo động. Tôi cũng chia sẻ rằng mới đây công an đe dọa tôi, định đánh tôi, nắm cổ áo và dí nắm đấm vào người tôi. Tôi mỉm cười vì tôi thấy rằng sau những hành vi như vậy là những tâm hồn yếu đuối bởi vì nó không có công lý, sự thật. Còn khi chúng ta có công lý, sự thật, có con đường để đi tới, có một mục tiêu để theo đuổi trên cuộc đời này thì chúng ta hãy cứ bình an bước tới, theo đuổi đam mê, dấn thân và phụng sự. Chắc chắn dần dần rồi sẽ có kết quả.”

Tuy dù chịu nhiều sự trấn áp, các nhà hoạt động vẫn trông đợi một sự thay đổi và cởi mở về mặt chính trị. Luật sư Lê Quốc Quân cho biết:

“Để chống lại sự đàn áp mà nhà cầm quyền đang tước đoạt các quyền công dân như vậy thì người dân phải có sự liên kết, chia sẻ và đồng cảm lẫn nhau, để cùng nhau phối hợp, hành động trong những lãnh vực và những khả năng có thể với nhau.”Anh Nguyễn Chí Tuyến cho rằng, người dân cần hiểu về quyền của mình và thực hành các quyền đó trong thực tế, để làm tăng sức mạnh ý chí của từng cá nhân:

“Tôn trọng dân chủ, nhân quyền, thực hành quyền đa nguyên đa đảng, cải cách chính trị là những bước đi tôi nghĩ chính quyền nên lựa chọn và theo đuổi nó một cách nhất quán và mạnh mẽ hơn nữa.”

Còn anh Nguyễn Chí Tuyến thì cho rằng:

“Các ông, các bà nên nhớ rằng thời đại đã thay đổi, đừng nên níu kéo quyền lực độc tôn mãi mãi như xưa nữa và cần thay đổi tư duy. Các ông, các bà cần trao lại quyền cho người dân vì người ta mới xây dựng được đất nước.”

Con đường đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại những quốc gia độc đảng, quân phiệt lâu nay cho thấy đầy chông gai, thử thách và phải trả cả bằng ‘giá máu’ của những người tham gia. Tuy nhiên đó không phải là con đường vô vọng!

Thế giới lên án Bắc Hàn sau cái chết của sinh viên Mỹ

Thế giới lên án Bắc Hàn sau cái chết của sinh viên Mỹ


Ông Fred Warmbier, cha của sinh viên Mỹ Otto Warmbier, phát biểu tại buổi họp báo ngày 15/6/2017.

Ông Fred Warmbier, cha của sinh viên Mỹ Otto Warmbier, phát biểu tại buổi họp báo ngày 15/6/2017.

Cái chết bi thảm của sinh viên Mỹ Otto Warmbier hôm thứ Hai 19/6, chỉ vài ngày sau khi anh được phóng thích khỏi nhà tù Bắc Triều Tiên trong tình trạng hôn mê, một lần nữa gây sự chú ý của thế giới về những hành động vi phạm nhân quyền phổ biến của chính quyền Kim Jong Un.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, nói:

“Nói thẳng thừng thì đây là một chính quyền đáng ghê tởm về mặt nhân quyền. Đây là một hố đen về nhân quyền.”

Otto Warmbier bị bắt ở Bình Nhưỡng hồi tháng 1/2016 về cáo buộc đã trộm một tấm áp phích tuyên truyền ở một khách sạn. Anh bị kết án 15 năm lao động khổ sai, và rơi vào tình trạng hôn mê cách đây 15 tháng cho đến khi qua đời.

Các giới chức Bắc Triều Tiên lý giải rằng anh sinh viên người Mỹ 22 tuổi đã bị ngộ độc trong thời gian bị giam giữ và được cho uống một viên thuốc ngủ khiến anh rơi vào trạng thái hôn mê.

Các bác sĩ tại bệnh viện thành phố Cincinnati, nơi anh Otto được điều trị sau khi được phóng thích, bác bỏ lý do mà Bắc Triều Tiên viện ra, nhưng không xác định nguyên nhân dẫn đến chấn thương hệ thần kinh nghiêm trọng như vậy.

Gia đình nạn nhân nói trong một tuyên bố:

“Thật đau lòng, hành vi ngược đãi thậm tệ theo kiểu tra tấn dưới tay của người Bắc Triều Tiên mà con trai chúng tôi phải chịu đựng đã dẫn tới hậu quả không thể tránh khỏi, không thể khác hơn hậu quả bi thảm mà chúng tôi trải nghiệm ngày hôm nay.”

Chia buồn và phẫn nộ

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gửi lời chia buồn cùng gia đình nạn nhân trong một tuyên bố hôm thứ Hai nói rằng “Đối với cha mẹ, không có gì bi thảm hơn là mất đi một đứa con đang ở độ tuổi tươi đẹp nhất của cuộc đời.”

Tổng thống Trump nói cái chết của anh sinh viên càng khiến ông thêm quyết tâm muốn ngăn chặn những bi kịch tương lai dưới “bàn tay của các chế độ không thượng tôn luật pháp, không tôn trọng nhân phẩm cơ bản của con người.”

Các giới chức Mỹ khác cũng ngỏ lời chia buồn với gia đình Warmbier. Họ bày tỏ phẫn nộ về cách đối xử tàn bạo, vô nhân đạo của chính quyền Bắc Triều Tiên đối với anh Warmbier.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ra tuyên bố “chia buồn và an ủi” gia đình anh Warmbier, đồng thời lên án Bắc Triều Tiên về việc giam giữ người nước ngoài mà không tôn trọng các quyền làm người được luật pháp quốc tế bảo đảm.

Người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc Park Soo-hyun nói:

“Bắc Triều Tiên vẫn đang giam giữ công dân miền Nam chúng tôi và các công dân Mỹ, họ cần lập tức trả lại những người này về lại cho gia đình họ, và chính phủ của chúng tôi sẽ dồn mọi nỗ lực để thực hiện điều này.”

Hiện có sáu người Hàn Quốc đang bị giam cầm ở miền Bắc. Một số là các nhà truyền giáo bị buộc tội gián điệp, và những người khác được cho là bị gián điệp Bắc Triều Tiên bắt cóc trong khi đang giúp đỡ những người đào tị chạy sang bên kia biên giới vào Trung Quốc.

Các giới chức Mỹ nói họ quan ngại về ba người Mỹ gốc Triều Tiên vẫn bị cầm giữ ở miền Bắc. Chính phủ Mỹ tố cáo Bắc Triều Tiên là dùng dụng những người bị họ cầm giữ như những con bài chính trị. Bắc Triều Tiên tố cáo Washington và Hàn Quốc đã đưa gián điệp vào nước này nhằm lật đổ chính phủ của họ.

Những hành động tàn bạo trong nước

Ông Marion Smith, giám đốc Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân Chủ Nghĩa Cộng Sản nói trong một thông báo hôm thứ Hai:

“Chế độ Bắc Triều Tiên còn phát động một cuộc chiến chống lại cả những công dân của nước họ.”

Phúc trình của Ủy ban Truy vấn LHQ năm 2014 (COI) thu thập các dữ liệu về những hành động tàn bạo đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên, mà họ nói có thể mang ra so sánh với những tội ác của Đức quốc xã.

Chuyện đời Nữ Tu Sĩ từng là Ngôi Sao Điện Ảnh

Chuyện đời Nữ Tu Sĩ  từng là Ngôi Sao Điện Ảnh 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một Nữ Tu sĩ sống ẩn dật, lánh đời suốt 50 năm, vừa tâm sự chuyện đời khiến dư luận sửng sốt.

Không ai có thể ngờ rằng một Nữ Tu Sĩ đã sống ẩn dật lánh đời suốt gần 50 năm lại từng là Ngôi sao Điện ảnh đang lên ở Hollywood, từng đóng cặp rất tình tứ với “Ông Hoàng Rock & Roll” Elvis Presley trên màn ảnh.

Nữ Tu sĩ Dolores Hart ở Tu viện Regina Laudis, thuộc Thị trấn Bethlehem, Bang Connecticut – USA.
Câu chuyện về một thời tuổi trẻ của Nữ tu sĩ Dolores Hart đã khiến nhiều người thấy bất ngờ thú vị, rằng trước đây Bà từng là một Ngôi sao Điện ảnh đang lên ở Hollywood, nhưng vào năm 1963, Bà đã quyết định rời xa Hollywood để trở thành một Nữ Tu sĩ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nữ tu Dolores Hart đã quyết định chia sẻ câu chuyện đời mình, nhằm mục đích thu hút sự chú ý của Công chúng đối với chiến dịch gây Quỹ sửa chữa Tu viện đang ngày càng xuống cấp, nơi Bà và 40 Nữ tu khác đã gắn bó gần suốt cuộc đời.


 

 

 

 

 

 

 

 

Dolores Hart (thời trẻ) và “Ông Hoàng Rock & Roll” Elvis Presley, từng cùng xuất hiện trong hai Bộ phim được thực hiện hồi Thập niên 1950-1960.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bà Dolores (76 tuổi) lần đầu tiên chia sẻ về “một thời quá khứ huy hoàng” của mình hồi năm 2011 – khi Bà và 40 nữ Tu sĩ khác trong Tu viện đang phải đối diện với nguy cơ mái nhà chung của Họ có thể sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn vì xuống cấp, mà Tu viện không có kinh phí sửa chữa.

Các Nữ Tu đã cùng nhau nghĩ cách làm sao để có thể cứu Tu viện. Bà Dolores đã nảy ra sáng kiến viết Tiểu sử kể về những bí mật thú vị trong cuộc đời mình. Cuốn sách đã tạo được hiệu ứng tốt. Sau đó, Bà còn được mời xuất hiện trong những cuộc Diễn thuyết và trò chuyện trên Truyền Hình.

 

 

 

 

 

 

Hồi năm 2012, lần đầu tiên sau gần 5 Thập kỷ, Bà trở lại Hollywood để tham dự Lễ trao giải Oscar khi Bộ phim Tài liệu ngắn làm về cuộc đời Bà – “God is the Bigger Elvis” nhận được đề cử.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau tất cả, đối với Bà Dolores, phần thưởng lớn nhất mà Bà nhận được chính là Tu viện đã có đủ kinh phí để sửa chữa.


  

 

Ngay sau khi cuốn Tiểu sử của Bà ra mắt Độc giả, Tu viện bắt đầu nhận được thư và tiền quyền góp gửi về. “Những người hâm mộ Elvis Presley đã rất quan tâm và gửi tiền quyên góp về cho chúng tôi” – Bà Dolores cho biết.

Tính đến thời điểm hiện tại, Tu viện đã có được 3 triệu đô la (65 tỉ đồng) để tu sửa. Những gì nhận được đã vượt xa mong mỏi của các Nữ Tu ở Tu viện Regina Laudis.

 

 

 

 

 

 

 

 

Dolores Hart và Elvis Presley trong phim “Loving You”. Nữ Diễn viên trẻ xinh đẹp vào vai người yêu của chàng Ca sĩ.

 

 

 

 

 

 

Trong phim, nữ Diễn viên Dolores Hart đã có nhiều cảnh tình tự với nam Ca sĩ Elvis Presley. Chính điều này đã thu hút sự quan tâm của Công chúng, một phần vì sức hấp dẫn của Elvis Presley, một phần vì hình ảnh trái ngược của một Nữ Tu sĩ trong những năm tháng Tuổi trẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau bộ phim đầu tiên đóng cặp với Elvis – “King Creole”, nữ Diễn viên Dolores Hart bắt đầu được biết tới và còn xuất hiện trong vài Bộ phim nữa, trong đó có “Loving You”, diễn cặp trở lại với Elvis Presley.

Where the Boys Are (1960) Directed by Henry Levin Shown: George Hamilton, Dolores Hart

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong bức ảnh này, Dolores Hart xuất hiện bên nam Diễn viên George Hamilton trong phim “Where The Boys Are” (1960).


 

 

 

 

 

 

 

Dolores Hart đang trên đà trở thành một Ngôi sao Điện Ảnh thì quyết định chuyển hướng để trở thành một Nữ Tu sĩ. Trong ảnh, Dolores đang xuất hiện bên nam Diễn viên John Saxon và Nhà đầu tư Điện ảnh Serge Semenenko.

Bà Trưởng Tu viện – Nữ Tu sĩ Lucia Kuppens cho biết việc kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài vốn là việc rất khó khăn với các Nữ Tu, bởi họ đã quen với cuộc sống ẩn dật, tu kín, việc ra ngoài gặp gỡ mọi người để mong nhận được sự giúp đỡ là cả một thách thức. Giải pháp mà Nữ tu Dolores Hart thực hiện đã giúp Tu viện thoát khỏi cảnh hiểm nghèo.

Giờ đây, khi được Công chúng biết đến nhiều hơn, các Nữ Tu sĩ bắt đầu thực hiện những món đồ thủ công, đồ gốm, đồ thêu, ghi âm những bản Thánh ca … nhằm giúp tăng thêm nguồn thu cho Tu Viện.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tu viện Regina Laudis giờ đây đã thoát khỏi nguy cơ bị đóng cửa vì xuống cấp

 

 

 

 

 

 

 

Nữ Tu sĩ Dolores của thời hiện tại


 

 

 

 

 

 

Cuộc sống thường ngày bên trong Tu viện

 

 

 

 

 

 

 

Một buổi cầu kinh chiều tại Tu viện Regina Laudis

 

 

 

 

 

 

 

Nữ tu Dolores cầu nguyện 7 lần một ngày tại Tu viện. Bà đã gắn bó với nơi này kể từ năm 25 tuổi. 

 

Toàn cảnh Tu Viện Regina Laudis

 Bên trong Nhà Thờ Tu Viện

 

 

 

 

 

 

 

 

Chăn nuôi gia súc 

 Các Nữ Tu trong giờ lao động

Hy sinh vì chính nghĩa

Hy sinh vì chính nghĩa

 

Vaclav Havel * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch

21 tháng Hai 1989

Lời phát biểu cuối cùng của Vaclav Havel ở Tòa án Quận 1 Prague

Thưa tòa,

Vì tôi đã bình luận đủ về từng lý do trong cáo trạng, cả trong quyết định khởi tố trước khi xét xử và ở tòa án này, cho nên tôi không có ý định nhắc lại mà chỉ tóm tắt lập trường của tôi. Tôi tin đến nay vẫn không có bằng chứng nào được đưa ra nhằm chứng minh hoặc sự kích động hay sự cản trở người thi hành công vụ, vì thế tôi xem như mình vô tội và yêu cầu thả tôi ra.

Tuy nhiên, cuối cùng tôi muốn nói đôi điều về một khía cạnh cho đến nay chưa bao giờ được đề cập đến của toàn bộ vụ án. Cáo trạng tuyên bố rằng tôi “ra sức che đậy bản chất chống nhà nước và chống chủ nghĩa xã hội của cuộc tụ họp như dự tính.” Ngẫu nhiên lời tuyên bố ấy mà không trưng ra bằng chứng cụ thể nào – và cũng chẳng có thể có bằng chứng- gán các động cơ chính trị cho những hành vi của tôi. Vì thế trong phạm vi quyền của mình tôi sẽ nói kỹ trong chốc lát về các khía cạnh chính trị của toàn bộ vụ án.

Trước tiên, tôi phải chỉ ra rằng những từ “chống nhà nước” và “chống chủ nghĩa xã hội” từ lâu đã mất tất cả các ý nghĩa ngữ nghĩa, sau nhiều năm xử dụng hoàn toàn tùy tiện đã trở thành chỉ là sự quy chụp xúc phạm đến tất cả các công dân mà làm cho chế độ khó chịu vì bất cứ lý do nào đấy, nhưng tuyệt đối không liên quan gì đến quan điểm chính trị thực sự của họ. Vào những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời họ, ba vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc-Slánský, Husák và Dubček- đã được mô tả bằng chính những từ này. Bây giờ chính sự chụp mũ này lại được áp dụng đối với Hiến chương 77 và các nhóm kiến nghị của các công dân độc lập, chỉ vì chính quyền ghét các hoạt động của họ và cảm thấy cần thiết phải làm giảm uy tín họ bằng cách nào đấy. Như ta có thể thấy rõ, cáo trạng trong vụ án của tôi cũng sa đà vào sự lạm dụng chính trị như thế.

Mục đích chính trị thực sự của hoạt động của chúng tôi là gì? Hiến chương 77 được lập ra và vẫn tiếp tục hoạt động như một cộng đồng không chính thức nhằm cố gắng theo dõi sự tôn trọng nhân quyền trong nước ta, bao gồm sự tuân thủ các công ước quốc tế liên quan hay hiến pháp Tiệp Khắc, tùy theo trường hợp. Trong mười hai năm qua, Hiến chương 77 đã thu hút sự chú ý của nhà cầm quyền vào sự tương phản giữa những cam kết pháp luật và những gì là thực tế thực sự trong xã hội ta. Trong mười hai năm qua Hiến chương đã báo trước nhiều hiện tượng bất ổn khác nhau và những dấu hiệu khủng hoảng, và vạch trần những vi phạm các quyền hiến pháp, cũng như những hành vi tùy tiện, sự sai lầm và bất tài về phía nhà cầm quyền. Khi theo đuổi những hoạt động này, Hiến chương 77 đang thể hiện quan điểm của đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội ta, vì bản thân tôi có thể đánh giá từng ngày. Trong mười hai năm qua, chúng tôi thường mời nhà cầm quyền tham gia vào cuộc đối thoại về những vấn đề này.Trong mười hai năm qua, nhà cầm quyền lờ đi công cuộc vận động của chúng tôi và chỉ là giam cầm hay truy tố chúng tôi về vai trò của chúng tôi trong Hiến chương. Tuy nhiên, chế độ bây giờ thừa nhận nhiều vấn đề mà Hiến chương đã phơi bày cách đây nhiều năm và có thể đã được giải quyết từ lâu nếu như nhà cầm quyền lưu tâm đến tiếng nói của Hiến chương. Hiến chương 77 luôn luôn nhấn mạnh đến bản chất bất bạo động và pháp luật của những hoạt động của mình. Hiến chương không bao giờ có mục tiêu tổ chức gây rối loạn trên đường phố.

Chính tôi thường công khai nhấn mạnh nhiều lần rằng mức độ tôn trọng dành cho những công dân có đầu óc chỉ trích và bất đồng chính kiến chính là mức độ tôn trọng công luận nói chung. Nhiều lần tôi thường nhấn mạnh rằng tiếp tục coi thường sự bày tỏ ôn hòa của công luận chỉ có thể dẫn đến sự phản kháng xã hội càng ngày càng công khai và mạnh mẽ. Tôi thường nói rõ sẽ chẳng có lợi cho ai nếu chính quyền cứ chờ đợi cho tới khi nhân dân bắt đầu biểu tình và tiến hành đình công, nhưng điều ấy hoàn toàn có thể tránh được dễ dàng nếu nhà cầm quyền nên bắt đầu tham gia đối thoại và tỏ ra sẵn sàng lắng nghe những tiếng nói chỉ trích.

Chưa từng bao giờ chú ý đến những lời cảnh báo như thế cho nên bây giờ chế độ mới gặt lấy những hậu quả từ chính thái độ xem thường ấy.

Tôi phải thú nhận một điều: vào ngày 16 tháng Một tôi có ý định rời Quảng trường Wenceslas ngay sau khi đặt hoa ở tượng đài. Hóa ra, tôi ở lại đấy hơn một giờ, chính vì tôi không thể nào tin vào mắt mình. Một chuyện đã xảy ra mà tôi có nằm mơ cũng không thể nào thấy. Sự ngăn cản hoàn toàn vô ích của công an đối với những người chỉ muốn âm thầm và lặng lẽ đặt hoa gần tượng đài đã thành công tức thì trong việc biến một nhóm người tình cờ đi ngang qua thành một cuộc biểu tình đông người. Tôi nhận thức chính xác rằng nếu việc như thế có thể xảy ra được thì dân chúng ắt hẳn vô cùng bất mãn.

Cáo trạng trích dẫn lời tôi nói với các nhà lãnh đạo nước ta rằng tình hình là nghiêm trọng. Thực ra tôi nói với họ tình hình còn nghiêm trọng hơn họ nghĩ nhiều. Rồi vào ngày 16 tháng Một, tôi bất ngờ nhận thức rằng tình hình còn nghiêm trọng hơn cả tôi nghĩ trước đây.

Là một công dân muốn thấy mọi sự trên đất nước mình diễn ra ôn hòa và êm thắm, tôi thành thực tin tưởng rằng cuối cùng nhà cầm quyền sẽ chú ý đến bài học ấy để bắt đầu đối thoại nghiêm túc với mọi tầng lớp trong xã hội, và không một ai sẽ bị loại ra khỏi cuộc đối thoại ấy chỉ vì họ bị quy chụp là “chống chủ nghĩa xã hội”. Tôi thành thực tin tưởng rằng cuối cùng nhà cầm quyền sẽ không còn đóng vai cô gái xấu xí đập vỡ gương vì tin rằng hình ảnh trên gương thật đáng trách. Đó cũng là lý do tôi tin tưởng tôi sẽ không bị kết tội vô căn cứ một lần nữa.

(Lời tuyên bố của Václav Havel sau khi tuyên án)

Vì tôi cảm thấy không có tội nên tôi cảm thấy không có gì hối hận, còn nếu tôi phải chịu sự trừng phạt, tôi sẽ coi sự trừng phạt đối với tôi là sự hy sinh vì chính nghĩa, một sự hy sinh rất nhỏ nhoi so với sự hy sinh tuyệt đích của Jan Palach*, mà nhân ngày hy sinh ấy chúng tôi định đến tưởng niệm.

Nguồn: Bản dịch tiếng Anh của Alice và Gerald Turner. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.

http://nsarchive.gwu.edu/NSAEBB/NSAEBB271/doc18-trans.pdf

Chú thích

* Jan Palach là sinh viên Tiệp Khắc tự thiêu vào ngày 16 tháng Một 1969 tại Quảng trường Wenceslas ở Prague. Qua sự hy sinh cao quý nhất này anh muốn đánh thức sự vô cảm của người dân Tiệp theo sau vụ Nga xâm lăng Tiệp Khác vào ngày 20 tháng Tám 1968. (chú thích của người dịch)

Trần Quốc Việt

danlambaovn.blogspot.com

Quốc hội thông qua điều 19 BLHS: Luật sư tố cáo thân chủ

2017-06-20
 

Phiên xử blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh cùng người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thuý tại tòa án Hà Nội ngày 22 tháng 9 năm 2016.

Phiên xử blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh cùng người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thuý tại tòa án Hà Nội ngày 22 tháng 9 năm 2016.

AFP photo
 
 Quốc hội Việt Nam chiều ngày 20 tháng 6 thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, trong đó có Điều 19 bị giới luật sư phản đối mạnh mẽ.

 

Cụ thể đối với Điều 19, Bộ Luật sửa đổi theo hướng thu hẹp hơn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa về hành vi không tố giác tội phạm như sau: Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.

Ngoài ra, luật sửa đổi cũng quy đinh về trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với một số tội danh. Theo đó, những người này chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng đối với 3 tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018.