VÀO KHUNG CỬA HẸP

VÀO KHUNG CỬA HẸP

 ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Trong mùa thi vào đại học vừa qua, có nhiều bạn học sinh đã bị chứng suy dinh dưỡng, mất ngủ, thậm chí bị tâm thần.  Lý do là các bạn phải học rất nhiều, phải phấn đấu để được vào đại học.  Đại học hiện tại là một khung cửa hẹp.  Trường lớp có ít mà số lượng sinh viên mỗi năm mỗi tăng.  Thế nên các học sinh phải hết sức phấn đấu mới được vào.
KHUNG CUA HEP

Cảnh các thí sinh chen chúc trước các cổng trường đại học làm tôi nhớ đến bài Tin Mừng hôm nay.  Ai muốn vào Nước Trời cũng phải đi qua khung cửa hẹp.

Cửa hẹp không phải vì Nước Trời chật hẹp.  Nước Trời rộng mênh mông, có thể đón tiếp tất cả mọi người.  Nhưng không phải tất cả mọi người vào được, vì vào Nước Trời đòi có những điều kiện cần thiết.  Cửa hẹp chính là để tuyển lựa những người có phẩm chất thích hợp với Nước Trời.  Ai muốn vào Nước Trời phải phấn đấu.

Trước hết phải phấn đấu hạ mình xuống.  Ở đời người ta thường phấn đấu để vươn lên.  Người ở địa vị thấp phấn đấu để được địa vị cao.  Người hèn kém phấn đấu để được trọng vọng.  Người phải phục vụ phấn đấu để được người khác phục vụ mình.  Nhưng trong Nước Trời thì ngược lại.  Phải phấn đấu để đi xuống.  Phải phấn đấu để tìm chỗ thấp hèn nhất.  Phải phấn đấu để phục vụ anh em.  Như lời Chúa dậy: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống.  Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lc 14, 11).  “Khi anh được mời, hãy ngồi vào chỗ cuối” (Lc 14, 10).  “Ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ” (Lc 22, 26).  “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào” (Mc 10, 15).
Sau đó phải phấn đấu để bé nhỏ lại.  Thông thường ở đời người ta phấn đấu để to ra.  Ai có nhà nhỏ phấn đấu để có nhà lớn hơn.  Ai có ruộng vườn nhỏ cũng phấn đấu để vườn ruộng lớn rộng thêm.  Ai cũng phấn đấu để có nhiều của cải hơn, có nhiều bằng cấp hơn, có nhiều đặc quyền đặc lợi hơn.  Trái lại, người muốn vào Nước Trời phải phấn đấu để trở nên bé nhỏ.  Phải phấn đấu để trở nên nghèo.  Phải phấn đấu để bỏ bớt của cải đi.  “Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời.  Rồi hãy đến theo tôi” (Mt 19, 21).  “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3).

Cửa vào Nước Trời hẹp vì được làm theo kích thước của Chúa Giêsu.

Cửa này thấp vì Chúa Giêsu đã hạ mình thẳm sâu.  Là Thiên Chúa, Người đã tự nguyện trở nên người phàm.  Từ trời cao, Người đã tự nguyện xuống nơi đất thấp.  Là Thày, nhưng Người đã tự nguyện trở nên người phục vụ.  Vô cùng thánh thiện nhưng Người đã để bị đối xử như một đại tội phạm.  Người đã bị vùi dập xuống tận bùn đen.

Cửa này bé vì Chúa Giêsu đã trở nên bé nhỏ.  Người đã sinh ra nghèo, sống nghèo và chết nghèo. Người đã bị bóc lột hết, không phải chỉ quần áo mà cả uy tín và danh dự.

Chúa Giêsu đã mở đường về Nước Trời . Muốn vào Nước Trời chẳng có con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi.  Chẳng có cửa nào khác ngoài khung cửa hẹp mà Chúa Giêsu đã qua.  Ai muốn qua đó cũng phải noi gương Người phấn đấu hạ mình khiêm tốn, và từ bỏ hết cái tôi cồng kềnh ích kỷ mới qua được khung cửa hẹp mà vào Nước Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con biết “từ bỏ mình, vác thập giá mình” mà theo Chúa.  Amen!

ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

From: Langthangchieutim

Mẹ Teresa va` Hillary Clinton

Mẹ Teresa va` Hillary Clinton

Người có Thiên Chúa thì có sự khôn ngoan, dù người đó chỉ là một đứa bé không biết chữ, cũng khôn ngoan vượt bực, hơn xa các Tổng thống, Khoa trưởng đại học, hoặc người có bằng cấp đầy mình… mà không có Thiên Chúa trong linh hồn.

Kẻ không có Thiên Chúa thì không có khả năng nhận biết đâu là chân lý. Tương tự, tên tướng cướp nói, thì lâu la của nó hoan hô, mặc dù tướng cướp đang ra kế hoạch cướp của giết người.

Người có Thiên Chúa trong linh hồn, mới có khả năng nhận biết đâu là chân lý; bởi khả năng nhận biết đâu là chân lý là do Thiên Chúa ban cho những ai tôn thờ Ngài.

Nhân dịp ĐTC Phanxicô phong thánh Mẹ Têrêsa, ôn lại câu chuyện giữa Mẹ Thánh và Bà Hillary ClintonĐại Hội Đảng Dân Chủ (ĐDC) tổ chức tưng bừng tại Philadelphia vài tuần lễ trước đã đồng loạt quyết định chọn Bà Hillary Clinton làm ứng cử viên (UCV) chính thức của ĐDC ra tranh chức vụ Tổng Thống (TT) Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đánh dấu một sự kiện chưa từng có trong lịch sử nước này, đó là có một phụ nữ ra tranh cử–và rất có thể–sẽ đắc cử vào chức vụ tối cao này. Bà Clinton là cựu Đệ Nhất Phu Nhân, cựu Nghị Sĩ Tiểu Bang New York, cựu ƯCV tranh chức TT cùng với đương kim TT Obama, và cựu Ngoại Trưởng. Bậc nữ lưu như thế dễ có mấy ai!

Chúa Nhật 4 tháng 9 năm 2016 sắp tới lại chính là ngày Đức Thánh Cha (ĐTC) Phanxicô ấn định cử hành đại lễ phong hiển thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta (xem tin trên trang VietCatholic ngày 8/8/2016). Đây là vị thánh của thời đương đại, tưởng chừng như không ai không biết đến, đó là chưa nói tới biết bao nhiêu người đã được nhìn thấy, chạm tay vào, hưởng nhận những giúp đỡ cụ thể từ chính bàn tay Mẹ, hoặc từ Hội Dòng Mẹ đã sáng lập, nơi con cái Mẹ nối bước tiếp nhận và xoa dịu những con người khốn khổ trong nhân loại hôm nay. Bậc nữ lưu như Mẹ tưởng cũng chẳng có ai!

Trước khi ôn lại câu chuyện giữa hai bậc nữ lưu nổi bật này, tưởng cũng nên biết rằng Hillary Clinton là người cầm chịch phong trào “phò chọn lựa” (pro-choice) nghĩa là chủ trương người phụ nữ có toàn quyền quyết định giữ lại hay phá bỏ thai nhi còn trong bụng mình. Lý do đơn giản là vì cái bào thai ấy—vốn chỉ là một cái bọc nhầy nhụa—không hề có một chút nhân quyền gì ráo trọi. Thành ra, sau khi “dính bầu,” người phụ nữ được hoàn toàn tự do quyết định về số phận cái bào thai ấy: nếu cho nó sống thì giữ nó lại, còn muốn cho nó chết thì đẩy nó ra. Nếu không đẩy được bằng cách này, thì cứ tự nhiên tìm cách khác–đừng đặt vấn đề về phương pháp hay kiêng dè vì độ non già của bào thai–miễn sao là tống khứ cái của nợ đó—có khác chi một thứ ung nhọt tai quái—ra khỏi cái cơ thể mà người phụ nữ hoàn toàn làm chủ là được. Đứa nào ngăn cản hay cấm đoán thì đã có pháp luật trừng trị. Phá thai hợp pháp cơ mà! Điều này đã được (các “Đấng) Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ công bố vào ngày 22 tháng 1 năm 1973 qua phán quyết ‘Roe vs. Wade.’

Trong khi đó, Mẹ Têrêsa–với tấm lòng khoan dung nhân hậu, giầu tình xót thương—đã nỗ lực tối đa để cứu các bào thai đó, trước khi các thai phụ thực hiện quyền tự quyết của mình. Đó là bối cảnh xẩy ra câu chuyện giữa hai người phụ nữ lừng danh.

Ngày 22 tháng 1 năm 1994, trong dịp gọi là “National Prayer Breakfast,” Mẹ Têrêsa được mời làm diễn giả chính. Ngay trước mặt TT Bill Clinton và Đệ Nhất Phu Nhân Hillary Clinton cùng quan khách, Mẹ Têrêsa dõng dạc vạch trần sự thối nát về mặt văn hóa nẩy sinh từ những tội ác chống lại các thai nhi. Mẹ Têrêsa nói như sau: “Tôi tin rằng thủ phạm tồi tệ nhất đang phá hoại nền hòa bình của ngày hôm nay chính là nạn phá thai, bởi vì đó chính là cuộc chiến tranh chống lại trẻ em, việc trực tiếp giết hại trẻ thơ vô tội, mà kẻ giết người lại chính là người mẹ của chúng. Nếu chúng ta đành tâm chấp nhận để cho người mẹ có thể ra tay sát hại con mình, thì làm thế nào chúng ta có thể nói cho người khác là đừng giết hại lẫn nhau? Làm cách nào chúng ta có thể thuyết phục một người phụ nữ đừng có phá thai? Lúc nào cũng thế, ta phải dùng tình yêu để thuyết phục họ, bởi vì tình yêu có nghĩa là sẵn sàng cho đi đến khi nào thấy nhói đau mới thôi. Quốc gia nào chấp nhận cho phá thai thì quốc gia ấy không hề dậy cho dân mình biết yêu thương, mà trái lại dậy cho họ cứ sử dụng bạo lực để đạt tới điều mình mong muốn. Đó là lý do tại sao thủ phạm tồi tệ nhất đang phá hoại tình yêu và nền hòa bình chính là nạn phá thai.”

Mẹ còn nói thêm: “Phá thai là chối bỏ giáo huấn của chính Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã dậy rằng ‘ai đón tiếp một em nhỏ, tức là đón tiếp chính Ta vậy.’ Rồi Mẹ kết luận: “Phá thai đúng là từ chối không tiếp nhận trẻ nhỏ, và do đó, cũng từ chối đón nhận chính Chúa Giêsu.”

Mẹ dừng lại giây lát để đón nhận những tràng pháo tay từ phía cử toạ đang nhất loạt đứng lên biểu tỏ lòng ngưỡng phục.

Chỉ có điều là cả Ông lẫn Bà Clinton đều không hề đứng lên và cũng chẳng hề vỗ tay.

Mẹ Têrêsa vẫn dõng dạc: “Tôi xin nói cho quý vị một điều đẹp đẽ. Chúng tôi chiến đấu chống nạn phá thai bằng việc tiếp nhận–tức là chăm sóc cho người mẹ và đón nhận thơ nhi…Xin đừng giết hại thơ nhi. Tôi muốn nhận thơ nhi. Hãy trao nó cho tôi. Tôi sẵn sàng đón nhận bất kỳ thơ nhi nào đang chờ bị phá bỏ để trao em cho một đôi vợ chồng đang sẵn lòng thương yêu trẻ thơ và được trẻ thơ yêu thương lại. Chỉ từ mái ấm tại Calcutta, chúng tôi đã cứu được hơn ba ngàn trẻ em khỏi bị phá bỏ. Các thơ nhi này đã đem lại tình yêu thương và niềm hân hoan vui sướng đến cho các cha mẹ nuôi của chúng. Chúng đã lớn lên đầy ắp yêu thương và hân hoan rạng rỡ.”

Tuy trong bụng không vui, nhưng Bà Clinton vẫn phải thốt lên: “Lời nói của Mẹ Têrêsa thật thẳng thắn, cho thấy rõ ràng Mẹ không cùng quan điểm với tôi.”

Nhưng cho dù nói năng thẳng thừng như thế, Mẹ vẫn cống hiến một điều gì đó mà Bà Clinton không thể chối từ, đó là đồng ý với Mẹ Têrêsa rằng việc tiếp nhận trẻ em chính là một chọn lựa khác, một chọn lựa tối hảo. Sau đó Mẹ Têrêsa đến gặp Bà Clinton để ngỏ ý xin thiết lập tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn một trung tâm tiếp nhận các trẻ thơ không ai muốn, các trẻ em côi cút và bị bỏ rơi. Mẹ đã nhờ Đệ Nhất Phu Nhân tiếp tay với Mẹ để làm việc này và mời Bà Clinton sang Ấn Độ để chứng kiến các công cuộc Mẹ làm tại xứ sở nghèo khổ này.

Cuộc vận động của Mẹ Têrêsa không hề vô ích. Sau khi về lại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Bà Clinton đã khởi sự giúp Mẹ xây dựng “Trung Tâm Têrêsa Nuôi Dậy Trẻ Thơ” vào năm 1995 tại vùng ngoại ô Hoa Thịnh Đốn. Bà Clinton đã mời Mẹ Têrêsa đến khánh thành cơ sở này hai năm trước khi Mẹ qua đời. Thế là trước khi về trời, Mẹ Têrêsa đã tỏ cho người phụ nữ đầy quyền lực này nhìn thấy một nét gì đó thật đáng chú ý nơi con người nhỏ thó của một nữ tu khiêm hạ tầm thường, và cũng đã gây cảm hứng cho Bà Clinton thực hiện một công trình tốt đẹp, cho dù vẫn cương quyết chủ trương “phá thai an toàn và hợp pháp,” điều mà nhóm “Cha Mẹ Có Kế Hoạch” (Planned Parenthood) vẫn đang thực hiện hàng ngày.

Rất tiếc, “Trung Tâm Têrêsa Nuôi Dậy Trẻ Thơ”—vốn được tưng bừng khai trương thế nào không rõ—đã “âm thầm đóng cửa” vào năm 2002.

Tháng Chín tới, Mẹ Têrêsa sẽ được tôn phong lên bậc hiển thánh. Tháng 11 sắp đến, liệu Bà Clinton có làm nên lịch sử khi đắc cử chức vụ Nữ Tổng Thống đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hay không? Điều này đang được nói đến hàng ngày, nhất là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Chưa bao giờ có cuộc tranh cử nào kỳ quái đến thế, khi hai đối thủ chửi nhau ra rả, bới móc nhau một ngàn lẻ một chuyện, từ đời tư ra đến đời công, không trừ một ngõ ngách nào! Trong khi chờ đợi lịch sử sang trang, thôi thì ta cứ ôn lại bài học lịch sử giữa hai người phụ nữ lừng danh mà ta đang nói tới: Mẹ Têrêsa Calcutta và Bà Hillary Clinton, qua giai thoại nhỏ để kết thúc câu chuyện hôm nay:

“Trong một bữa ăn trưa được khoản đãi long trọng tại Toà Bạch Ốc, Đệ Nhất Phu Nhân Hillary Clinton hỏi nhỏ một thực khách cùng bàn: ‘Bà nghĩ sao khi mãi đến hôm nay chúng ta vẫn chưa có được một người phụ nữ lên làm tổng thống?’ Người phụ nữ nhỏ thó đồng bàn với Bà Clinton không chần chừ trả lời: ‘Có lẽ bởi vì người phụ nữ ấy đã bị bóp chết ngay từ lúc còn là bào thai.”

Đúng là câu trả lời của một vị thánh. Phải, người phụ nữ đồng bàn nhỏ thó ấy chính là Mẹ Têrêsa Calcutta.

Vọng Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

08/14/2016

Nguyễn Kim Ngân

Anh chị Thụ Mai & gởi

Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm

Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm

 Tác giả: D.L (sưu tầm)

LAU NHAU CHANG DANG

 Lần đầu gặp anh , chị mới 16 tuổi , nhỏ xíu , tóc bó đuôi gà , đôi môi mỏng lém lĩnh . Hôm ấy , Ba chị đưa về một thanh niên trẻ người Mỹ , giới thiệu người phụ tá của mình với gia đình , anh đã nhìn chị không chớp mắt , … đến khi chị vênh mặt hỏi … ” Tôi có chỗ nào không ổn ” .. Anh mới ngượng ngùng sực tỉnh lí nhí …nói câu xin lỗi ….!

Không biết sao anh bị chị thu hút , đến mất hồn mất viá , Còn chị thì tỉnh rụi , chẳng để ý gì đến anh chàng người Mỹ đồng nghiệp của ba mình. Sau đó anh hỏi Ba chị thuê hẳn một tầng lầu trên cùng để ở , thì chị và anh gặp nhau mỗi ngày ..
Sống chung nhà , nhưng đường ai nấy đi , đối với chị , anh là bạn của Ba , người lớn rồi , nên chị không coi anh như bạn bè của mình, nhưng rồi chị cũng biết anh mới 24 tuổi , đến từ Washington DC , nhiệm sở ở VN này là công việc đầu tiên của anh . Tuy còn bỡ ngỡ với xã hội VN , nhưng lạ một đều là anh nói tiếng việt giọng bắc rất chuẩn , và lưu loát như được đào tạo qua trường lớp đàng hoàng .

Anh ít nói nghiêm nghị , nhưng mỗi lần gặp chị , anh lúng túng , mặt mày đỏ gay , làm chị nỗi tính nghịch ngợm , muốn trêu cho anh …,

.. Có lần trong bữa ăn , chị đưa cho anh quả ớt tròn đỏ , rất đẹp , chị bỏ nguyên trái vô miệng , nói ngon lắm , và đưa cho anh một trái , bảo ăn thử …, anh cũng tưởng thật , bắt chước chị , bỏ vô miệng nguyên trái , nhai rốt rột , rồi anh sặc , anh ho , anh khóc, còn chị , nhả trái ớt ra , ôm bụng cười ngặt nghẽo . Anh cay quá , có ý giận , cầm cốc nước bỏ lên lầu một mạch …

Đến tối không thấy anh xuống , thấy cũng tội nghiệp , chị sai thằng em , bưng lên cho anh ly nước đậu nành tạ tội , nhưng thằng em xuống nói , Anh ấy không có ở trên lầu , đi đâu rồi ?? ,

Chị có ý đợi , muốn thử coi sau khi ăn trái ớt , mặt mũi anh ra sao ?? . Nhưng mấy ngày liền anh không về , nghe Ba nói với mẹ , anh đi công tác …
Cả tuần không gặp , chị thấy thiếu thiếu , chị nghĩ có lẽ tại mình chơi ác với người ta nên mình thấy có lỗi .. áy náy đó thôi .

Tuần sau Anh về , bước vô nhà thấy chị , còn tức nên vờ như không thấy , anh xách va li đi thẳng lên gác , từ đó anh luôn giữ vẻ mặt lạnh lùng .. làm chị thấy .. tự ái ghê gớm luôn …

Một hôm chị đang học thi tú tài bán , ban đêm ở trường thầy Hai Ngô về , từ đường Nguyễn Huệ đạp xe về tới nhà chị cũng khá xa , vừa tới góc ngã ba hơi tối , xe chị tự nhiên trở chứng , phải dắt bộ về , đường tối chị thấy sợ ma ..
Vừa đi vừa run , vậy mà xui khiến sao gặp anh , đang lái xe đi ngang mặt , tài thật anh nhận ra chị ngay , và de xe ngược lại . Dù đang giận , nhưng chị cũng để anh giúp , đem xe về nhà . Trên đường về anh không nói , chị cũng không …( đang hờn mát mà .)

Gần tới nhà , Anh quay qua nhẹ giọng hỏi chị :… ” sao em ghét tôi quá thế?? ” .
… Bị hỏi thình lình , Chị ấm ớ : ” Tôi có ghét anh đâu ?.”
Anh nhìn vào mắt chị , ( trời ạ , tối thui , sao mắt anh ấy sáng thế , xanh biếc như hai vì sao … ) 
” .. thế sao em vẫn muốn tôi khóc , để em cười … ? “
Tự nhiên chị thấy lúng túng , …. May quá tới nhà rồi , chị cảm ơn , rồi vội vã xuống xe vào nhà , để anh ngẩn ngơ nhìn theo ….

Đêm ấy lạ ghê , không ngủ được , chị cứ thấy đôi mắt như hai ánh sao của anh chập chờn trước mặt , lần đầu tiên chị mất ngủ về một chàng trai … 
Sáng ra , trước khi đi học , chị có ý chờ xem có gặp anh không, nhưng không gặp , đến giờ , chị phải lên lớp thôi . Chiều về chị cũng không gặp. Ba chị nói , anh về nước có chuyện gấp.

Mấy ngày anh không có nhà, chị như người mất hồn, chị cứ ra vô, ăn ngủ không yên …Lạ nhỉ , sao tâm trạng mình bất ổn như vậy ??

Đến khi anh về , vừa thấy anh bước vô từ cửa , chị mừng như bắt được vàng , ánh mắt long lanh , chị cười nói huyên thuyên . Anh bỏ va li xuống , rạng rỡ nhìn chị , âu yếm lắng nghe , và cuối cùng hỏi chị một câu …:

” Em nhớ tôi lắm hả ??? … “

Câu hỏi bất ngờ , làm chị khựng lại mấy giây , đỏ mặt … như ăn trộm bị bắt quả tang. Xấu hổ quá , ( sao anh ta có thể đọc được ý nghĩ của mình thế nhỉ ??? …) , chị vờ có việc …
kiếm cớ bỏ đi.

Sinh nhật 17 tuổi của chị , chị mời bạn bè tới nhà chơi , một đám choai choai con nít , nói cười ầm ỉ.. Tới tối tiệc tan , lúc về phòng ở lầu hai , chị thấy anh đứng đó , trong bóng tối , chìa ra cho chị một bó hoa hồng , rồi anh bỏ đi.

Ôm bó hoa , chị hồi hộp… Về phòng , cả đêm chị cứ ngắm bó hoa , từng cánh nhung mềm mại , đẹp ơi là đẹp , mở ra , trong cánh thiệp mỏng có bức thư ngắn kèm theo:
” Em của tôi .
Lần đầu gặp em đẹp như một bức tranh,
Lần thứ hai gặp , em tinh quái như một con mèo,
Lần thứ ba gặp , con mèo đánh cắp trái tim tôi ..
Bây giờ, tôi bắt đền …em để trái tim tôi ở đâu ??? 
Tôi muốn xin em trả lại …! “

Trời đất! phải làm sao đây , đọc xong bức thư , chị tái mặt … lại cả đêm trằn trọc , sáng ra chị không dám ra khỏi phòng , lỡ gặp anh chàng thì biết ăn nói làm sao ..?? ..
.
Mối tình của chị bắt đầu như vậy, dễ thương , nhẹ nhàng.

Năm ấy , chị thi tú tài IBM lần đầu ở Qui nhơn . Tràn đầy tự tin , chị xúc tiến thủ tục đi du học …

Nhưng một sáng mùa hè , năm 75 , Anh đi SG họp khẩn cấp và không trở về … toàn bộ nhân viên Ngoại giao được lệnh rút khỏi VN , Anh gọi điện thoại cho Ba chị , Xin Ông đưa cả gia đình đi , anh sẽ sắp sếp chuyến bay , nhưng ba chị không chịu . 
Anh lại xin Ba chị cho cưới để đem chị theo , nhưng ba chị cũng không chịu , đời nào ông để con gái ông lấy Mỹ ?.

Những chi tiết này chị không hề hay biết , thấp thỏm chờ , và lòng chị có ý trách , sao anh nỡ bỏ đi không một lời từ giã …
Biến cố 75 ập tới , Ba chị đi tù , ( Là nhân viên cao cấp Bộ ngoại giao ) , nhà cửa toàn bộ bị tịch biên hết , giấc mộng du học của chị vỡ tan .
Cả gia đình chị tan tác như chiếc lá rơi rụng cuối mùa , chị buồn đau một thời gian dài …

Rồi chị cũng gượng dậy giúp mẹ bôn ba , buôn bán nuôi đàn em dại . Và chị lấy chồng, hai vợ chồng tương đối hạnh phúc , nhưng lại gặp phải mẹ chồng khắc nghiệt , nên làm chị kiệt quệ tinh thần lẫn thể xác . Chị thất vọng về chồng mình , vì thấy anh rất sợ mẹ, không giúp gì được cho chị , dù bụng mang dạ chửa, chị cũng phải quần quật không khác gì con ở , nên với chồng chị có phần oán trách , và tình cảm chị dành cho chồng , do đó phai nhạt ít nhiều .

Đứa con gái ra đời , cũng không cứu vãn được vấn đề. Mẹ chồng lúc nào cũng chì chiết , hà khắc , chị cô đơn trong gia đình chồng , đến nổi có lần chị xin chồng ly dị , vì thấy mình khổ quá quá không chịu nỗi. Nhưng rồi … chị phát giác mình mang thai đứa con thứ hai ..

Đành vậy , có những lúc buồn , chị ôm con mà nhớ quay quắt về anh , với những thương yêu cũ , sau này chị đã biết rõ câu chuyện do ba chị trước khi đi tù , đã kể lại với giọng ân hận … ” …. Biết vậy Ba gả con cho nó ..” ,

Khi chị biết anh đã tìm đủ mọi cách có thể để đưa chị đi . Nhưng tình trạng hỗn loạn lúc đó , anh không làm sao hơn được , chị tin chắc anh cũng đau lòng như chị , khi phải đành phải xa nhau …và chị chấp nhận số phận , không còn oán trách anh nữa.

Sau đó không lâu , có một người lạ mặt tới đưa cho má chị ít tiền và địa chỉ & số điện thoại của anh bên Mỹ . Chị cầm đọc , mà hai hàng nước mắt chảy dài , chẵng biết để làm gì , nhưng chị vẫn cất kỹ số điện thoại và địa chỉ của anh , để thỉnh thoảng lấy ra nhìn , mà buồn vời vợi …
Mang thai lần này chị yếu hẳn , thai 7 tháng mà bụng chị nhỏ xíu , chị gầy , khô như que cũi , nhìn vô gương chị không nhận ra mình , đứa con gái xinh đẹp , nhí nhảnh , năng động năm xưa đâu rồi nhỉ ?.

Thình lình , một tối chồng chị về , mẹ con rầm rì to nhỏ, có chuyến đi vượt biên . Mẹ chồng muốn mẹ con chị ở lại , để chồng chị đi một mình . Nhưng anh không chịu , đi thì phải đi cùng , lần đầu tiên chị thấy anh cương quyết, cuối cùng mẹ chồng nhượng bộ. Vậy là vợ chồng , con cái chị , dắt díu nhau ra khơi .

Tàu gặp bão , giông tố tưởng đã nhấn chìm con tàu mấy lượt , vậy mà trời thương , may sao chiếc tàu rách nát vẫn còn tiếp tục chạy. Nhưng mấy hôm sau nữa thì máy hư , hết nước , hết thức
ăn , lênh đênh vô định trên biển …

Môi nứt nẻ , rướm máu , sức làn lực kiệt. Mấy lần chị hôn mê tưởng chừng không bao giờ tỉnh lại , trong cơn mộng mị, chị thấy mình về lại ngày mới lớn , vui tươi , nhí nhảnh bên anh , những ngày lãng mạn, tươi đẹp, nhuộm xanh cả bầu trời.

Hình như giấc mơ đã giúp cho chị thêm chút sức lực , và trời thương , đã có lúc chị thấy mình mở mắt , để thấy đứa con gái bé bõng ngủ vùi trong lòng mình , và đứa con trong bụng có lúc quẫy đạp .

Có lẽ nhờ đó, mà ý chí phải sống trong chị trỗi dậy mạnh mẽ, nhưng tới lúc gặp được tàu cứu thì chị một lần nữa chìm sâu vào hôn mê …

Không biết bao lâu , khi chị tỉnh dậy , thấy mình đang nằm trong bệnh xá xa lạ , tâm trí hoang mang , mơ hồ , chị hỏi đây là đâu ? . Qua người y tá bản xứ , chị biết đây là một đảo thuộc Mã lai .
Biết mình đã tới bến tự do , nhưng quá yếu , chị lại hôn mê , trước khi ngất , không hiểu sao trong tiềm thức , như một lời trăng trối , chị rút cái địa chỉ , dấu trong lai áo , đưa cho cô y tá , nhờ đánh dùm điện tín cho người này , nói chị đang ở đây

Qua hôm sau , trong cơn thập tử nhất sinh , cái thai có triệu chứng sinh non , mà chị lại quá yếu , Bác sĩ đang lo lắng , không biết có cứu nỗi cả mẹ lẫn con không ? .. 
Trong cơn mê , chị nghe tiếng khóc của chồng , và cảm giác hơi ấm bàn tay nhỏ nhắn của đứa con gái bé bõng vuốt ve trên mặt, chị như được được hồi sinh lần nữa …
Bác sĩ quyết định mổ

Như cơn gió lốc..
Anh của những ngày tháng cũ , vẫn cao gầy , dáng thư sinh , tuy khuôn mặt bơ phờ , mái tóc nâu rối bời , và cặp mắt xanh lơ , giờ đã không còn sáng như hai vì sao nữa , bởi từ lúc nhận được điện tín , liên lạc được với Liên hiệp quốc để xác minh , anh đã không hề chợp mắt 
..
Chuyến bay tốc hành đã đưa anh tới đảo nhỏ này , và giờ đây, đứng nhìn chị bé bỏng, hôn mê trên giường bệnh .

Trước khi đi qua đây , trong đầu anh không hề nghĩ tới chị đã có chồng , con , và một đứa nữa sắp chào đời …

Đứng đó nhìn chị, anh đau đớn , xót xa, đầu óc Anh tràn đầy xúc động, anh véo tay mình mấy lần , để chắc , đây không phải là một giấc mơ .

Khoảnh khắc , đau đớn , ngỡ ngàng rồi cũng qua đi , Anh thảo luận với bác sĩ , nói chuyện với chồng chị , giới thiệu sơ về mình , và anh khẩn cấp liên lạc bệnh viện lớn nhờ giúp đỡ .

Ngay ngày hôm đó chị được trực thăng , chuyển về benh viện lớn ở thủ đô Kuala Lumpur, với sự chăm sóc đầy đủ nhất . Chị được cứu sống , cả mẹ lẫn con .

Biết chị đã vượt qua cơn nguy hiểm , lòng anh rộn rã . Đứng bên ngoài phòng , nhìn đứa bé gái sinh non , nhỏ như con chuột , ngo ngoe trong lồng kính , cảm giác tràn ngập thương yêu như chính con mình . Anh ngỏ lời với chồng chị , xin làm cha đỡ đầu của đứa bé ..

Trước hôm về lại Mỹ , Anh & Chị lần đầu nói chuyện trực tiếp với nhau ở bệnh viện , khi chị đã tỉnh táo. Bên giường bệnh, nhìn chị , ốm xanh như chiếc lá . Ánh mắt yêu thương , anh như ngàn lời muốn nói, nhưng anh biết , có rất nhiều điều cần phải giữ lại cho riêng mình.

Chị nhìn anh cảm kích ? , biết ơn ?. Những thứ này có nghĩa gì với những đều chị đang chất chứa trong lòng , Nhưng cũng như anh , chị biết mình không thể nói , hay biểu lộ ra những gì mình đang nghĩ … , tự nhủ lòng … phải quên thôi … !

Ánh mắt nhìn nhau thăm thẳm như biển sâu , chị chỉ nói được một câu ” Em xin lỗi …..”

Có những niềm riêng một đời dấu kín .. 
Như rêu như rong đắm trong biển khơi
Có những niềm riêng một đời câm nín
Nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi …

Trước lúc chia tay , anh trao riêng cho chồng chị một phong bì , bên trong có một xấp tiền mặt . Chồng chị tự ái , không nhận , nhưng Anh cứ bắt chồng chị phải nhận , anh nói :
” cứ coi như tôi cho mượn , sau này , anh có thì trả lại cho tôi …”

Bốn tháng sau , giữa năm 80 gia đình chị chính thức định cư ở San jose , Ca …

Thời gian qua nhanh, hai năm sau đó , chị có thêm một thằng cu Tí ra đời , nhìn ba đứa con , ngày mỗi lớn , Chị giờ đã bình thản hơn , sóng gió trong lòng đã dịu đi nhiều . 
Mổi năm đến ngày lễ lớn , hay sinh nhật của từng đứa con chị , Anh đều gửi thiệp , gưi quà . Nhưng hai bên không ai nói chuyện trực tiếp , chị thấy vậy cũng tốt , thôi thì … cố coi như ” .. chỉ là giấc mơ qua “.. !

Hai vợ chồng chị đều đi học lại , có nghề nghiệp ổn định và đời sống kinh tế vững vàng . Món tiền 7 ngàn dollars năm xưa , chồng chị gởi trả lại cho Anh sau 3 năm tới Mỹ ..
… Nợ tiền đã trả được … nhưng nợ tình thì sao ??.

Có một đều làm chị bứt rứt là anh không lấy vợ , 40 tuổi anh vẫn sống độc thân …công việc của anh đi nhiều , và anh lấy công việc , bận rộn làm vui ..

Mẹ anh thỉnh thoảng nói chuyện với chị qua điện thoại , Bà thương chị như con , dù chưa bao giờ gặp, tuy nhiên bà biết mặt chị , qua tấm ảnh trong phòng anh .
Những gì bà ấy nói , thường làm chị buốt nhói trái tim , làm chị cảm động đến khóc được , và qua bà , chị biết được toàn bộ cuộc sống của anh …
Hai người đàn bà , cùng nắm giữ trái tim một người đàn ông . Chị gọi bà bằng Mẹ , các con chị gọi bà là bà Ngoại

Một chiều mùa thu , Bà gọi cho chị biết Anh đang ốm nặng .
Chị muốn đi thăm lắm , nhưng vì công việc làm không thể nghỉ, hơn nữa có những lý do tế nhị , chị không đi được . Chị chỉ có thể gởi một bình hoa thật đẹp vào bệnh viện cho anh .
Hôm biết anh xuất viện , chị gọi điện thăm , nhưng anh còn yếu , chưa nói chuyện được . Mẹ anh , vừa khóc , vừa nói vớí chị :

Con biết không ? Họ hàng , bạn bè , đồng nghiệp gửi hoa tới bệnh viện rất nhiều , nhưng cho đến lúc xuất viện , ngồi trên xe lăn , còn rất yếu, mà nó chỉ ôm khư khư bình hoa của con , đem về nhà, để trên đầu giường”

Chị khóc !
Hai năm sau đang giờ làm việc mẹ anh gọi báo tin anh hấp hối, cuộc giải phẫu tim không thành công .
Chị bỏ hết công việc lên thăm anh lần cuối , đi cùng chị có con bé giữa , đứa bé năm nào nhờ anh mà được sống sót …

Nhìn anh thoi thóp trên giường bệnh , chị khóc như chưa bao giờ được khóc , lần đầu cũng là lần cuối , chị khóc thương cho tình yêu của Anh và của chị . Khóc thương cho người đàn ông , đã yêu chị bằng một tình yêu bền bỉ , không bao giờ ngưng nghỉ, chưa hề đòi hỏi ở chị một đều gì ..!

Trong một lúc hiếm hoi , tỉnh táo , anh bình thản , nhìn chị với ánh mắt tràn ngập thương yêu … Anh cười , bảo chị đừng buồn , đời sống có sinh , có tử . Anh cám ơn thượng đế , đã cho anh gặp và yêu chị Chị đau đớn nghẹn lời , cũng chỉ nói được một câu ” Em xin lỗi ..”

Ánh mắt xanh lơ , cái nhìn đằm thắm , anh thu hết tàn lực nói với chị rằng :

Nếu có kiếp sau , em đừng nói câu xin lỗi ..”
Đám tang anh vào một ngày đầu đông ….. buồn . Anh ra đi ở tuổi 46 tuổi.

Chị trở về cuộc sống thường ngày , thế gian này từ nay thiếu vắng anh … nhưng trong lòng chị , anh vẫn có một chỗ …. đặc biệt dành riêng.

Ba tháng sau đám tang anh , chị nhận được thư mời của luật sư, sẵn dịp chị bay lên thăm mẹ anh , bà đã già đi nhiều sau cái chết của con trai. 
Hôm mở di chúc của anh , chị mới biết , cả ba đứa con chị , đều có phần trong tài sản của anh để lại , số tiền không nhiều , nhưng dư đủ cho cả ba đứa , vào học những trường đại học danh tiếng nhất

Chiều tàn, bên ngôi mộ anh , chị lặng lẽ thầm thì những lời thương yêu mà lúc anh còn sống , chị đã không thể nói . Theo gió chị gửi tới anh , những lời của một tình yêu , mà chị biết , kiếp này và… cho tới kiếp sau chị vẫn ao ước được có , cũng như được gặp lại.

Văng vẳng bên tai chị nghe có tiếng anh thì thầm “Nếu có kiếp sau , xin em đừng nói câu ” Xin lỗi “….

(D.L sưu tầm)

LAY NHAU

Giáo Lý về Lòng Thương Xót Chúa trong Năm Thánh Thương Xót 2016

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ – BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG HẰNG TUẦN

THỨ TƯ NGÀY 10-8-2016

DUC TC 10-8

 

 

 

 

 

 

 

     

Giáo Lý về Lòng Thương Xót Chúa trong Năm Thánh Thương Xót 2016

Bài 21

DUC TC 2

 

 

 

 

 

 

Lòng thương xót là con đường bắt đầu từ con tim đến bàn tay,

tức là đến các công việc của lòng thương xót”.

Xin chào Anh Chị Em thân mến!

DUC T C 3

Đoạn Phúc Âm của Thánh ký Luca chúng ta vừa nghe (7:11-17) cho chúng ta thất một phép lạ thực sự là lớn lao của Chúa Giêsu, đó là phép lạ hồi sinh một nam nhân trẻ trung. Tuy nhiên, tâm điểm của trình thuật này không phải là phép lạ mà là lòng êm ái dịu dàng của Chúa Giêsu giành cho mẹ của nam nhân trẻ ấy. Ở đây lòng thương xót mang danh nghĩa là một tấm lòng cảm thương cao cả đối với một người phụ nữ đã mất chồng và bấy giờ lại đang mang đứa con trai duy nhất của mình ra nghĩa địa. Chính nỗi sầu thương lớn lao này của bà mẹ đã tác động Chúa Giêsu và thúc đẩy Người làm phép lạ hồi sinh ấy.

Khi dẫn nhập vào trình thuật này, vị Thánh ký đã kể đến nhiều điều đặc biệt. Gặp nhau ở cửa ngõ của một tỉnh lỵ nhỏ bé, một thôn làng là hai đám đông qua lại ngược chiều nhau chẳng có gì là chung đụng nhau. Chúa Giêsu, theo sau là các môn đệ và một đám rất đông dân chúng, đang sắp vào thôn tỉnh ấy, trong khi đó thì một đoàn rước buồn thảm đang tiến ra khỏi cổng, một đoàn rước đang đưa đám kẻ chết, bao gồm người đàn bà góa ấy cùng với nhiều người khác. Gần cổng có hai nhóm người vừa băng ngang qua nhau, một nhóm theo chiều hướng của mình, nhưng vào chính lúc bấy giờ Thánh Luca ghi nhận cái cảm xúc của Chúa Giêsu: Nhìn thấy thế (thấy người phụ nữ góa) Chúa cảm thấy hết sức xót xa cho bà “mà nói cùng ba rằng: ‘Đừng khóc nữa’. Và Người đến gần chạm tới quan tài, khiến những ai khiêng quan tài đứng nguyên tại chỗ” (câu 13-14). Lòng cảm thương sâu xa đã hướng dẫn tác hành của Chúa Giêsu: Người đã chặn đám tang lại và chạm đến quan tài, để rồi được tác động bởi một lòng xót thương sâu xa đối với người mẹ, Người đã quyết định ra tay trực tiếp đối mặt với tử thần. Và Người đã trực diện đương đầu với nó một cách vĩnh viễn ở trên Thánh Giá.

Trong Năm Thánh Thương Xót này, thật là tốt đẹp, khi bước qua Cửa Thánh, Cửa Thương Xót, những ai hành hương hãy nhớ đến trình thuật Phúc Âm này, một câu chuyện xẩy ra ở cổng thành Naim. Khi Chúa Giêsu thấy người mẹ này khóc lóc thì bà đã động chạm đến lòng của Người! Mỗi người đi đến Cửa Thánh đều mang theo đời sống của mình, kèm theo những niềm vui của nó cùng với các nỗi đau của nó, những dự tính cùng với những thất bại, những nghi ngờ cùng với những sợ hãi, để dâng chúng lên cho lòng thương xót Chúa. Chúng ta tin rằng, ở tại Cửa Thánh, Chúa đến gần để gặp gỡ từng người chúng ta, để mang đến cho chúng ta và cống hiến cho chúng ta lời an ủi mãnh liệt của Người: “Đừng khóc nữa!” (câu 13). Đó là Cửa hội ngộ giữa nỗi đau đớn của nhân loại và lòng cảm thương của Thiên Chúa. Chúng ta hãy luôn nghĩ đến điều này: một cuộc hội ngộ giữa nỗi đau đớn của nhân loại và lòng cảm thương của Thiên Chúa. Bằng việc bước qua ngưỡng cửa này chúng ta hoàn trọn cuộc hành hương của chúng ta trong lòng thương xót Chúa là Đấng lập lại cùng tất cả chúng ta, như Người đã phán cùng nam nhân trẻ trung: “Ta truyền cho anh hãy chỗi dạy!” (câu 14). Hãy chỗi dậy! Thiên Chúa muốn chúng ta đứng. Ngài đã tạo dựng nên chúng ta để đứng: bởi thế, lòng cảm thương của Chúa Giêsu mới tiến đến cử chỉ chữa lành, để chữa lành chúng ta, nên chữ chốt yếu ở đây là: “Hãy chỗi dậy! Hãy đứng lên, như Thiên Chúa đã tạo dựng nên anh chị em!” – Đứng. “Thế nhưng thưa cha chúng con thường hay sa ngã lắm” – “Cứ chỗi dậy!” Đó là những gì Chúa Giêsu luôn nói. Khi bước qua Cửa Thánh, chúng ta hãy tìm cách nghe lại lời này trong lòng của chúng ta: “Hãy chỗi dậy!” Lời nói quyền lực này có thể làm cho chúng ta chỗi dậy và thực hiện nơi chúng ta cuộc vượt qua sự chết mà vào sự sống. Lời của Người làm cho chúng ta hồi sinh, cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng, phấn khởi những tấm lòng mệt mỏi, mở rộng nhân sinh quan vượt lên trên đau khổ và chết chóc. Đối với mỗi người chúng ta thì kho tàng khôn dò của lòng thương xót Chúa được ghi khắc ở trên Cửa Thánh!

Nghe thấy lời Chúa Giêsu, “người chết đã ngồi lên và bắt đầu nói. Và Người đã trao anh ta cho mẹ của anh ta” (câu 15). Câu này thật là tuyệt vời: nó cho thấy nỗi êm ái dịu dàng của Chúa Giêsu: “Người đã trao anh ta cho mẹ của anh ta”. Người mẹ này được lại con của mình một lần nữa. Lãnh nhận con từ bàn tay của Chúa Giêsu, bà trở thành mẹ một lần nữa, nhưng người con trai bấy giờ được hồi sinh đã không nhận lãnh sự sống từ bà. Như thế bà mẹ và đứa con nhận được cái căn tính tương xứng của mình nhờ lời nói quyền năng của Chúa Giêsu cùng với cử chỉ yêu thương của Người. Bởi vậy, nhất là trong Năm Thánh, Mẹ Giáo Hội nhận lãnh con cái của mình, nhìn nhận nơi chúng sự sống được ban cho chúng xuất phát từ ân sủng của Thiên Chúa. Do bởi ân sủng này, ân sủng Phép Rửa, mà Giáo Hội trở thành Mẹ và từng người chúng ta trở thành con cái của Giáo Hội.

Trước nam nhân trẻ trung được hồi sinh và được trao trả về cho mẹ của anh ta như thế, “tất cả mọi người đều kinh sợ; và họ đã tôn vinh Thiên Chúa mà rằng: ‘Một vị đại tiên tri đã sống lại giữa chúng ta’ và ‘Thiên Chúa đã viếng thăm dân Ngài!'” Bởi thế, những gì Chúa Giêsu đã làm không phải chỉ là một hành động cứu độ nhắm đến người mẹ góa và người con trai của bà mà thôi, hay là một cử chỉ nhân lành chỉ hạn hẹp cho thôn tỉnh này thôi. Trong việc phục hồi thương xót của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đến để gặp gỡ dân của Ngài; nơi Người tất cả ân sủng của Thiên Chúa tỏ hiện và sẽ tiếp tục tỏ hiện cho nhân loại. Khi cử hành Năm Thánh này, một năm thánh tôi muốn được sống động nơi tất cả mọi Giáo Hội riêng, tức là nơi tất cả mọi Giáo Hội trên thế giới, chứ không phải chỉ ở Roma, toàn thể Giáo Hội khắp nơi trên thế giới liên kết với nhau trong cùng một bài hát duy nhất chúc tụng Chúa. Cả hôm nay đây, Giáo Hội nhìn nhận bản thân mình được Thiên Chúa viếng thăm. Bởi thế, khi đến Cửa Thương Xót, mỗi người nên biết rằng họ tiến đến với tấm lòng nhân hậu của Chúa Giêsu: thật vậy, Người là Cửa đích thực dẫn chúng ta tới ơn cứu độ và phục hồi sự sống mới cho chúng ta. Lòng thương xót, nơi Chúa Giêsu ở nơi chúng ta, là con đường khởi đi từ con tim tới đôi tay. Nghĩa là gì? Chúa Giêsu nhìn anh chị em, Người chữa lành anh chị em bằng lòng thương xót của Người, Người nói cùng anh chị em rằng; “Hãy chỗi dậy!” – và tâm can của anh chị em được đổi mới. Đâu là ý nghĩa của việc theo con đường từ con tim đến đôi tay? Nghĩa là với một con tim mới mẻ, một con tim được Chúa Giêsu chữa lành, tôi có thể thi hành các công việc của lòng thương xót nhờ đôi bàn tay của tôi, cố gắng giúp đỡ, chăm sóc cho tất cả những ai đang cần đến tôi. Lòng thương xót là con đường bắt đầu từ con tim đến bàn tay, tức là đến các công việc của lòng thương xót.

(Trước khi chào các phái đoàn hành hương trong ngày đang tham dự buổi triều kiến chung hằng tuần này, ĐTC đã dẫn giải thêm về mối liên hệ giữa con tim và đôi tay vừa được ngài đề cập tới ở phần kết bài giáo lý hôm nay, như sau:)

Tôi nói rằng lòng thương xót là con đường đi từ con tim đến đôi tay. Chúng ta lãnh nhận được trong con tim của chúng ta lòng thương xót của Chúa Giêsu, Đấng tha thứ cho chúng ta hết mọi sự, vì Thiên Chúa tha thứ hết mọi sự và hồi sinh chúng ta; Ngài ban cho chúng ta một sự sống mới và làm cho chúng ta nhiễm lây lòng cảm thương của Ngài. Từ con tim được tha thứ ấy và với lòng cảm thương của Chúa Giêsu, con đường này bắt đầu đến đôi tay, tức là đến các hoạt động thương xót. Một ngày kia có một vị Giám Mục nói với tôi rằng ngài đã thực hiện việc vào qua và đi ra các cửa thương xót ở Vương Cung Thánh Đường của ngài cũng như ở các nhà thờ khác. Tôi đã hỏi ngài: “Tại sao huynh làm như thế?” – “Vì một cửa để đi vào, để xin ơn tha thứ và lãnh nhận lòng thương xót của Chúa Giêsu; cửa kia là cửa lòng thương xót đi ra, để mang lòng thương xót cho người khác, bằng các công việc thương xót”. À thì ra vị Giám Mục này tinh khôn! Chúng ta cũng cần phải làm như thế bằng con đường đi từ con tim đến đôi tay, ở chỗ chúng ta tiến vào nhà thờ qua cửa thương xót, để lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa Giêsu, Đấng nói với chúng ta rằng: “Hãy chỗi dậy! Hãy đi, đi!” – và với cái “đi” này – cái đứng – chúng ta đi ra qua ngõ thoát. Đó là Giáo Hội ra đi, là con đường thương xót đi từ con tim đến đôi tay. Hãy thực hiện đường lối này!

https://zenit.org/articles/gen eral-audience-text-on-crossing -the-holy-door-like-the-widow- of-nain/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chỗ tự ý nhấn mạnh

From: daminhmariacaotantinh

Trách nhiệm Vietcombank ở đâu?

Trách nhiệm Vietcombank ở đâu?

Mặc Lâm, BTV Ban Việt ngữ RFA
2016-08-17

000_Hkg8563082.jpg

Logo chính thức mới được thay đổi của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tại trụ sở chính của ngân hàng tại Hà Nội ngày 10 tháng 5 năm 2013.

 AFP PHOTO

06:23/07:26

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Nhiều khách hàng của Vietcombank bị kẻ gian liên tục hack vào tài khoản của họ để rút tiền đang là đề tài nóng cho những người có tài khoản trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Hack tài khoản và cách giải quyết của Vietcombank

Vào ngày 4 tháng 8 năm 2016, chị Hoàng Thị Na Hương hiện cư ngụ tại Cầu Giấy, Hà Nội phát hiện trên thẻ ngân hàng của Vietcombank mà chị là chủ tài khoản đã bị kẻ gian liên tiếp rút 7 lần với số tiền tổng cộng 500 triệu đồng. Ngay sau đó chị đã báo cho ngân hàng và có sự xác nhận của nhân viên trách nhiệm về báo cáo này.

Ngân hàng Vietcombank sau khi kiểm tra đã cho chị Na Hương biết lý do là chị đăng nhập vào một web site không an toàn từ điện thoại của chị và từ đó kẻ gian đã nắm được thông tin về tài khoản của chị để rút ra số tiền trong đó.

Vietcombank có nói là sẽ kiểm tra về thông tin đó phải mất nhiều thời gian gần hai tháng rất rắc rối nhưng cho tới ngày hôm nay đã hơn bốn tháng rồi mà chúng tôi cũng chưa nhận được bất cứ một phản hồi nào.
– Chị Nguyễn Thanh Thu

 Không riêng trường hợp của chị Na Hương, theo kênh truyền hình VTC cho biết chị Nguyễn Thanh Thu sống tại Hàng Bông Hà Nội đã mở thẻ tín dụng Visa tại ngân hàng Vietcombank. Chiếc thẻ này bị kẻ gian dùng để mua hàng mà chị hoàn toàn không biết. Ngay sau đó chị đã gọi tới Vietcombank để khóa thẻ nhưng sáng ngày hôm sau khi chị tới văn phòng của Vietcombank thì họ thông báo cho chị rằng số tiền trong tài khoản của chị đã dùng để mua thẻ kênh mặc dù chị không sử dụng dịch vụ đó. Vậy là muốn khóa thẻ chị phải trả số tiền 6 triệu mà kẻ gian đã lấy từ tài khoản của chị để mua hàng.

Trả lời kênh truyền hình VTC về lời hứa của Vietcombank sẽ giải quyết sự gian lận này làm thiệt hại trực tiếp đến tài sản của mình chị Nguyễn Thanh Thu cho biết:

“Ngày 14 tháng 4 Vietcombank có nói là sẽ kiểm tra về thông tin đó phải mất nhiều thời gian gần hai tháng rất rắc rối nhưng cho tới ngày hôm nay đã hơn bốn tháng rồi mà chúng tôi cũng chưa nhận được bất cứ một phản hồi nào từ Vietcombank.”

Nhận xét về các diễn biến này anh Hoàng Ngọc Diêu, chuyên gia bảo mật ngân hàng hiện đang làm việc tại Úc cho biết cái nhìn của anh về vấn đề an ninh mạng của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam:

“Dường như các ngân hàng ở Việt Nam bị thiếu sót ở chỗ họ không có một cơ chế gọi là “Risk Control” có nghĩa là có thể kiểm soát mọi giao dịch (transaction/chuyển ngân) có chuyện gì bất bình thường hay không. Những ngân lớn ngoài này họ có hệ thống đó. Khi người dùng đăng nhập vào tài khoản để chuyển ngân, mua sắm hay việc gì đó thì phần mềm này dựa trên quá trình sử dụng của tài khoản đó trong thời gian nào, họ chuyển bao nhiêu tiền, chuyển đi đâu. Họ đang ở một vị trí địa lý nào. Nó có chương trình gọi là “Rule engine”, nó lọc những thông tin cái thói quen sử dụng của người dùng rồi nó mới biến sự việc đó thành màu đỏ, cam, vàng hay xanh có nghĩa là tùy vào mức hiểm họa cao hay thấp.

Ví dụ như anh đang ngồi ở Sài Gòn vì nhà anh ở Sài Gòn tự nhiên ngân hàng nó thấy có một người đăng nhập từ Bangladesh chẳng hạn, rút 500 triệu thì tự nhiên điều đó rất bất bình thường nó sẽ hiện lên màu đỏ và ngân hàng đó lập tức phải gọi cho thân chủ của mình và hỏi có phải bạn vừa rút hoặc là chuyển ngân 500 triệu hay không. Lúc ấy họ mới có thể kịp thời ngăn chặn cái transaction không hợp lệ đó.”

000_Hkg5704712.jpg

Nhân viên Vietcombank tại Hà Nội ngày 19 tháng 12 năm 2011. AFP PHOTO

Ngân hàng Vietcombank cho báo chí biết rằng thường xuyên thông báo cho khách hàng thủ tục bảo mật, khách hàng chỉ nên đăng nhập vào website chính thức của Vietcombank mỗi lần muốn giao dịch. Nếu khách hàng không làm đúng những quy định về bảo mật thì việc chịu trách nhiệm số tiền bị đánh cắp sẽ không xảy ra.

Luật sư Trương Thanh Đức nhận bảo vệ quyền lợi cho chị Na Hương có mặt cùng với chị tại Ngân hàng Vietcombank và đánh giá rằng có ba khả năng quy lỗi vào chính chị Na Hương hay Vietcombank đó là lỗi 100% về chị vì đã nhập vào tài khoản của mình không đúng quy định, thứ hai lỗi của ngân hàng nếu Vietcombank làm lộ thông tin của khách hàng, trường hợp thứ ba là lỗi của cả hai phía.

Theo luật sư Trương Thanh Đức thì tùy vào trường hợp lỗi của ai thì tính toán mức độ bồi hoàn số tiền 500 triệu này cho chị Na Hương.

Trách nhiệm của ngân hàng

Rất khác với cách làm này của Vietcombank, các ngân hàng trên thế giới không bao giờ buộc khách hàng của mình phải chịu trách nhiệm về sự sơ suất của họ dẫn tới việc bị hacker đánh cắp tiền trong tài khoản, bởi việc bảo mật là trách nhiệm của ngân hàng, khách hàng không có trách nhiệm gì trong việc bảo mật cả.

Khách hàng có thể là một thanh niên sành sõi khi sử dụng computer nhưng cùng có những khách hàng tuổi đã 90 hay các bà nội trợ không bao giờ biết internet là gì thì không thể đánh đồng họ được.

Cách làm của ngân hàng Bank of America của Mỹ có thể làm cho các ngân hàng Việt Nam phải nghĩ lại khi có sự cố gian lận thẻ tín dụng. Chúng tôi gọi cho đơn vị phục vụ khách hàng của ngân hàng Bank of America tại Mỹ hỏi rằng khi ra nước ngoài chúng tôi phát hiện thẻ ATM của mình bị kẻ gian lấy mất tiền thì phải làm sao, ngay lập tức nhân viên trực cho biết:

“Đầu tiên, ở đằng sau cái thẻ có số điện thoại nếu ở ngoài nước Mỹ thì nó có số International call cho những người đang ở ngoài nước Mỹ. Anh gọi cho chúng tôi báo cáo lại sự gian lận này cho chúng tôi biết. Chúng tôi có nhiều chuyên gia về vấn đề gian lận và sẽ giúp anh thông qua điện thoại.”

Chúng tôi bảo đảm 100% nếu có xảy ra sự gian lận trong tài khoản của anh thì 100% số tiền đó sẽ được trả lại cho anh.
– Nhân viên ngân hàng Bank of America của Mỹ

 Chúng tôi cũng thắc mắc vậy số tiền này nếu không tìm ra thì ngân hàng có bồi hoàn lại cho chúng tôi hay không, chúng tôi nhận được trả lời:

“Chúng tôi bảo đảm 100% nếu có xảy ra sự gian lận trong tài khoản của anh thì 100% số tiền đó sẽ được trả lại cho anh.”

Theo kinh nghiệm bản thân anh Hoàng Ngọc Diêu cho biết nếu ngân hàng tiếp tục hành xử như cách thường làm, chối bỏ trách nhiệm khi bị tấn công mà quên đi việc chuyên môn hóa cao trong công tác bảo mật thì hậu quả là chính ngân hàng chịu nặng nề hơn thân chủ của mình:

“Nếu quả thật ngân hàng mất một số tiền lớn như vậy mà họ không phát hiện kịp thời và không có cơ chế gì để mà bảo vệ sau này khi phát hiện ra chuyện đó nó chứng tỏ rằng cái cơ chế bảo mật của ngân hàng quá kém. Nó kém tới cái độ những hoạt động bất thường đi ra đi vô trong một ngân hàng của mình mà họ không phát hiện được thì có thể dẫn tới sự đổ vỡ của ngân hàng đó khá dễ dàng.”

Ngày 12 tháng 8 ngay sau khi có kết luận về bảo mật của ngân hàng Vietcombank (VCB), giới đầu tư chứng khoán đã bán ra cổ phiếu của ngân hàng này mức giá thấp. Chốt phiên 12/8 VCB đã giảm 1.500 đồng trên mỗi cổ phiếu, xuống 54.500 đồng một cổ phiếu khiến vốn hóa thị trường Vietcombank “bốc hơi” gần 4.000 tỷ đồng chỉ trong một phiên giao dịch cuối tuần.

Mỗi ngân hàng của ngoại quốc đều phải mua bảo hiểm rủi ro cho việc hacker có thể làm thiệt hại cho khách hàng của mình, ngay cả cho chính bản thân của ngân hàng dù là hệ thống bảo mật của họ tốt đến mức nào đi chăng nữa. Đổ trách nhiệm cho khách hàng là cách nhanh nhất khiến cho ngân hàng sụp đổ vì thân chủ ngày nay là những người hiểu biết và tự quyết định nên gửi tiền vào nơi nào trong hàng trăm ngân hàng đang cạnh tranh với nhau trong và ngoài nước.

Bài toán về an ninh mạng không chỉ Việt Nam mới phải đối đầu nhưng đối với việc kinh doanh, đặc biệt là ngân hàng, cần phải có chiến lược thích hợp vừa chống lại sự gian lận của hacker vừa bảo vệ được khách hàng của mình đang là hướng phấn đấu vất vả cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay.

Một Đóa Hoa (Nhầu) Cho Người Ngã Ngựa

Một Đóa Hoa (Nhầu) Cho Người Ngã Ngựa

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

Nhật ký Vương Trí Nhàn, ghi ngày 14 tháng 8 năm 1979, có đoạn rất xúc cảm. Đọc mà không ứa nước mắt (chắc) cũng ứa gan: “Các bệnh viện quá đông người. Bệnh viện St.Paul khoa nhi ba trẻ con một giường, đêm có đứa ngã xuống đất chết luôn. Không có điện, nhiều trẻ bị chết, các bà mẹ trông cả về Lăng Bác mà khóc.”

Ba mươi năm sau, vào ngày 1 tháng 12 năm 2008, báo Tuổi Trẻ đi tin: “Tám bệnh nhân trên một giường … tại các khoa hô hấp, sốt xuất huyết BV Nhi Đồng 1, bệnh nhân nằm gần kín các hành lang…  Ban ngày hành lang còn có lối nhỏ để đi, chứ đến đêm kín mít chiếu. Mỗi gia đình là một khoảnh chiếu, cứ nằm vậy để thay nhau chăm con…”

Những bà mẹ hồi năm 1979 nay đã phải thành nội/ngoại hết trơn. Những em bé thơ, vào thời điểm đó (nếu còn sống sót) hẳn cũng đều làm mẹ cả rồi. Phụ nữ thuộc thế hệ này, chắc chắn, không còn ai “trông về Lăng Bác mà khóc” nữa. Dân Việt – cũng may – tuy ngây thơ thật, ngây thơ lâu, và ngây thơ lắm nhưng không ngây thơ mãi.

Ảnh: vhea.org

Khóc lóc không giải quyết được gì. Để cho người thân có một chỗ nằm ở nhà thương thì điều cần là vài cái phong bì, chứ không phải là những giọt nước mắt.

Ở nhà giam cũng thế, theo lời của cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên: “Cánh sĩ quan được tắm hàng ngày vào các buổi chiều. Một tuần được 3 lần gội đầu. Nước và thời gian cũng được nhiều gấp đôi cánh tù bình dân. Sĩ quan, là những người tù có tiền. Nói cho chính xác, đám này thuộc diện có gia đình ở ngoài khá giả … Ngay cả chỗ họ nằm, cũng là gia đình lo lót, mua cho. Thời điểm tôi bị giam ở Trần Phú (2008- 2009) mỗi xuất nằm trên sàn trung tâm  có giá từ 2 đến 3 triệu đồng. Sàn đối diện giá rẻ hơn một chút, dao động từ 1 đến dưới 3 triệu, tùy theo vị trí.”

Một “xuất nằm” trong nhà thương, hay trong nhà lao mà cũng cần chạy tiền thì có chỗ nào ở nước CHXHCNVN mà không phải lo lót – kể cả chỗ đứng rất khiêm tốn, trước bảng đen/phấn trắng (với đồng lương còm cõi) của những người dậy học.

Trong bức Thư Ngỏ Gửi Quốc Hội & Ba Bộ Trưởng , gửi hôm 17 tháng 10 năm 2015, nhà báo Nguyễn Thu Trang viết:

“Từ năm 2009 đến nay, 185 giáo viên của huyện Sóc Sơn được UBND huyện nhận vào làm với mức giá, trên, dưới 50 triệu đồng/1 người. Không có tiền thì không bao giờ xin nổi việc và ngược lại. Vì muốn có việc làm, nhiều giáo viên phải vay mượn tiền để chạy việc, thông qua các đường dây cò mồi, một số trường, đích thân hiệu trưởng nhận tiền theo giá chung. Nhưng mọi quyết định cuối cùng đều nằm ở huyện…”

Tôi đã đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của họ để viết giúp họ một bức thư, như một tiếng kêu cứu thống thiết, gửi đến những người có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cao nhất có thể xem xét lại giúp họ…”

Nguyễn Thu Trang chắc cũng không ngờ rằng những kẻ “quyền hạn cao nhất” mà bà vừa gửi đến “tiếng kêu cứu thống thiết” cũng phải chạy (thấy mẹ luôn) mới thành được bộ trưởng hay dân biểu quốc hội, chớ chức tước đâu phải là đồ miễn phí. Điều khác biệt duy nhất giữa họ và những cô/thầy giáo (đáng thương) là một đằng chạy chỗ để kiếm sống qua ngày, còn đằng khác  chạy chức để đầu tư.

Đại Biểu Quốc Hội Lê Văn Cuông cho biết: “Bây giờ chạy vào Quốc hội là bình thường, có tiền là chạy được, có quan hệ thân là chạy được.”  Và chạy xong thì “tránh sao khỏi tâm lý ít nhất là hoàn vốn,” theo lời của  nhà báo Bùi Hoàng Tám.

Sao hoàn vốn thôi sao, cha nội? Đâu có quan chức nào chịu (“huề”) như vậy? Họ đầu tư là để kiếm lời, bằng mọi cách, càng nhiều càng tốt, bất kể nhân phẩm và đạo lý. Xin đơn cử một trường hợp tiêu biểu, theo Wikipedia:

Võ Kim Cự (sinh 1957) là một chính khách Việt Nam, Bí thư, Chủ tịch đoàn Liên minh HTX Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13khóa 14 thuộc đoàn đại biểu Hà Tĩnh, thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Không phải khi khổng khi không mà ông Võ Kim Cự trở thành Bí Thư Tỉnh Ủy, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân, Đại Biểu Quốc Hội …  Ở một xứ sở mà một chỗ nằm trong nhà thương, hay nhà tù, đều phải mua bằng tiền thì để được trở thành chính khách – tất nhiên – là phải chạy điên luôn!

Ông Cự rất chịu chạy và chạy rất nhanh nhưng – đôi lúc –  có lẽ vì chạy bạo quá nên không tránh khỏi dăm ba điều tiếng (eo sèo) của người dân địa phương:

Ông Võ Kim Cự xuất thân từ cán bộ phong trào đoàn xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên. Ông chưa học hết cấp 3, nhưng nghe nói đã có bằng bổ túc công nông. Khi lên làm đoàn xã rồi đến đoàn huyện ở Cẩm Xuyên, ông có một lần bị kỉ luật vì làm cho một cô giáo mầm non bầu bí. Năm 1991, sau khi Hà Tĩnh tách ra từ Nghệ Tĩnh. Hà Tĩnh thành lập công ty khai thác Titan liên kết với Úc có tên là Khoảng sản Hà Tĩnh, tiền thân của tổng công ty Khoáng sản Thương Mại bây giờ. Trong quá trình làm ở Mitraco, ông Cự theo học lớp đại học tại chức luật được tổ chức ở thị xã Hà Tĩnh năm 1995-1997. Khi đó ông Cự là lớp trưởng, một người có vai trò tổ chức đưa đón thầy cô giáo và bố trí nơi ăn, chỗ nghỉ cho các thầy cô về dạy tại chức. Nên khi tốt nghiệp ông Cự đại loại cao, nhiều người thắc mắc thì có thầy giáo đã trả lời. “Chúng tôi nhờ có anh Cự giúp đỡ trong khi đi dạy ở đây nên chúng tôi cho anh điểm cao là chuyện dễ hiểu”. Sau khi có bằng đại học tại chức, ông Cự lên giám đốc rồi công ty chuyển thành tổng công ty nên ông mang danh Tổng giám đốc. Sau đó vài năm ông lên chức chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Có nghịch lý là trong những năm ông Cự làm giám đốc Mitraco, nhiều dự án được vẽ ra và không thu được gì. Cuối cùng, các dự án này đều được bán dần để trả nợ (mà nhiều người cho là ông dùng tiền để chạy chức phó chủ tịch tỉnh). Trong khi làm phó chủ tịch, ông học Thạc sỹ MBA theo chương trình liên kết với đại học Western Pacific University. Trường này cũng nằm trong danh sách những Scam Universities mà báo chí đã từng nêu. Trớ thêu hơn, ông lại là sinh viên “thủ khoa” của khóa học này.

Trớ trêu hay không thì ông VKC vẫn là người có bằng cấp, học vị “được công nhận” bởi nhà nước hiện hành. Nhờ thế, ông ấy được bầu vào vị trí Phó Chủ Tịch UBND tỉnh, kiêm Trưởng Ban Khu Kinh Tế Vũng Áng. Sau đó là Chủ tịch UBND tỉnh rồi Bí Thư Tỉnh Ủy…

Ở địa vị này, ông VKC đã góp phần không nhỏ vào việc cấp phép cho công ty Formosa mở nhà máy thép ở Hà Tĩnh, và nhận được nhiều ưu đãi “kịch trần” – theo như (nguyên văn) cách dùng từ của báo Đất Việt: “Được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (doanh nghiệp trong nước là 22%), miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; miễn thuế tài nguyên…”

Tổng cộng là hơn mười ngàn tỷ đồng tiền hoàn thuế. Theo phỏng tính của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phỏng tính: “Hơn 10.000 tỷ đồng nếu tính vào thời giá cuối năm 2014, đầu năm 2015 thì nó tương đương với 500 triệu USD.”

Thiệt là quá đã, và quá đáng!

Nếu phần lại quả là hai chục phần trăm thì số tiền sẽ là một trăm triệu Mỹ Kim. Ông VKC – tất nhiên – ăn chia tử tế, theo đúng qui trình: đầu tư – hoàn vốn – kiếm lời. Việc làm này hoàn toàn không có gì sai trái nên đương sự được sự tán trợ và ủng hộ nhiệt tình của mọi giới quan chức (lớn/nhỏ) từ trung ương đến địa phương.

Vấn đề chả qua, và chả may, là Formosa lại là đồ độc. Nuốt vào rồi mới biết là lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và e (cả đám) sẽ lôi thôi lớn!

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự đón tiếp Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Vũng Áng hồi tháng 9/2014

Vậy mà sau khi sự việc lỡ vỡ thì không thấy người gian nào (khác) mắc nạn hết trơn hết trọi, ngoài cái ông Kim Cự. Sao kỳ vậy chớ?

Câu hỏi thượng dẫn được blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trả lời rành rọt và chính xác: “Dồn hết sức tấn công ông Võ Kim Cự lúc này là cách cứu vãn hệ thống đúng đắn nhất mà đảng Cộng sản đã chọn.”

Thôi thế cũng đành. Chỉ có điều (hơi) khó đành và rất đáng phàn nàn là Đảng còn nhẫn tâm và trơ tráo xua ngay cả một bầy chó dại ra sủa nhặng xị cái người đồng chí (vừa mới vừa bị lộ) hôm qua:

Báo Tiền Phong (18/07/2016) : “Formosa và Ba Lần Đụng Độ Ông Võ Kim Cự”

Báo Tuổi Trẻ (22/07/2016) : “Ông Võ Kim Cự Có Trách Nhiệm Gì Trong Vụ Formosa Thuê Đất”

Báo Vnexpress (24/07/16) “Formosa Chôn Lấp Chất Thải ở Đâu”

Báo Dân Trí (25/07/2016) : “Trả Lời Của Ông Võ Kim Cự Là Lấp Liếm”

Báo Người Lao Động 26/07/2016 : “Ông Cự quyết cho Formosa thuê đất 70 năm trước khi xin ý kiến”

Báo VnMedia (26/07/2016) : “Cận Cảnh Biệt Thự Khủng Của Nguyên Bí Thư Tỉnh Ủy Võ Kim Cự”

Báo Tin Nhanh (27/07/2016) “Phát hiện căn biệt thự ‘khủng’của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự”

Cái biệt thự to đùng, xây từ 2010, chớ có phải cái kim đâu mà sáu năm sau mới “phát hiện” ra – mấy cha? Trơ tráo tới cỡ đó mà vẫn được xem như là chủ trương “đúng đắn” thì chung cuộc chỉ có sự lựa chọn của ông VKC là sai lầm, và sai ngay từ đầu lận.

Hồi đó, thay vì vào ĐCSVN, nếu ông Võ Kim Cự gia nhập vào một thứ băng đảng nào khác thì đã không đến nỗi. Giới giang hồ đối với những kẻ đồng đảng, hay đồng vụ, tử tế và nghĩa khí hơn nhiều.

Chính quyền đánh đập Giáo dân biểu tình phản đối Formosa?

Chính quyền đánh đập Giáo dân biểu tình phản đối Formosa?

Xuân Nguyên, RFA
2016-08-16

banho-400.jpg

Giáo dân bị công an đánh đập vì biểu tình phản đối Formosa

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Bà cụ Nhơn – 64 tuổi, bị công an đánh gãy tay.

Sáng ngày 15/8/2016 vừa qua, hơn 4.000 Giáo dân xứ Quý Hòa đã tuần hành biểu tình từ nhà thờ xứ đi đến thị xã Kỳ Anh để yêu cầu chính quyền minh bạch về việc hỗ trợ đền bù cho ngư dân bị tác hại bởi thảm họa môi trường do Formosa gây ra.

Yêu cầu chính quyền minh bạch

Hơn 4.000 Giáo dân xứ Quý Hòa mang theo rất nhiều biểu ngữ như: “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Hãy chung tay bảo vệ môi trường”,… đã tuần hành biểu tình đến trụ sở Ủy ban Nhân dân thị xã Kỳ Anh để yêu cầu minh bạch việc hỗ trợ, đền bù cho người dân ở trung tâm vùng thảm họa.

Tuy nhiên khi vừa đi đến đầu xóm đã bị công an xã, lực lượng cảnh sát cơ động của thị xã ngăn chặn.

Chị Phượng, một giáo dân tham gia cuộc biểu tình hôm 15/8 cho biết, chính quyền địa phương vẫn im lặng kể từ khi công ty Formosa nhận trách nhiệm và đã đền bù 11.500 tỉ đồng cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung, nên họ quyết tâm tuần hành biểu tình lên Ủy ban Nhân dân Thị xã để yêu cầu giải trình.

Cũng theo chị Phượng, giáo dân ở đây đã nhiều lần muốn tuần hành biểu tình đến Ủy ban Thị xã Kỳ Anh, nhưng lần nào cũng thất bại, vì chính quyền luôn ngăn chặn khi giáo dân vừa đi đến đầu xóm. Chị cho biết quyết tâm của người dân:

“Dân muốn lên tận ủy ban nhân dân của thị xã, muốn họ trả lời chi tiết và chính xác để dân hiểu, nhưng bị cản không đi được. Ngày hôm qua dân quyết định đi, nhưng vừa lên tới đường của xóm thì công an xã điện lên cho cơ động của Thị xã, sau đó các múi đường chính lên đường quốc lộ bị chặn hết”.

Ông Nguyễn Thành Lạng, trưởng Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Quý Hòa cho biết, Linh mục quản xứ đã đi vắng từ những ngày trước đó, nên ngày hôm qua bà con đã tự tổ chức biểu tình, Giáo dân rất bức xúc việc công ty Forrmosa đã lén lún chôn rác thải trong lòng đất ở khắp nơi trong Thị xã Kỳ Anh và có thể là ở nhiều tỉnh trên cả nước.

Theo ông đây cũng là nguyên nhân khiến cho hơn 4.000 Giáo dân quyết tâm biểu tình. Ông kể lại:

“Ngày hôm qua thì dân đi được khoảng 4 km so với nhà xứ thì không có chuyện chi, nhưng từ 3 km tiếp theo thì bị cản trở rất nhiều, họ không cho đi. Thậm chí công an còn đánh đập một số dân ở đây, một người bị gãy tay, còn một số bị thương nhẹ, đến bây giờ nạn nhân đó còn đang nằm tại bệnh viện thị xã Kỳ Anh”.

Công an đánh đập một số dân ở đây, một người bị gãy tay, còn một số bị thương nhẹ, đến bây giờ nạn nhân đó còn đang nằm tại bệnh viện thị xã Kỳ Anh

Ô. Nguyễn Thành Lạng, Giáo xứ Quý Hòa

Công an ngăn chận, đánh đập

Chị Phượng cũng xác nhận rằng, trong ngày hôm qua có khoảng 200 công an, cảnh sát cơ động được điều đến để ngăn chặn người dân đi biểu tình. Công an đã cướp hết băng rôn, biểu ngữ, loa phóng thanh của giáo dân, và họ lập hàng rào để chặn không cho dân bước qua.

Trước việc lực lượng công an đánh một số giáo dân khi họ cố gắng vượt qua hàng rào để tiếp túc biểu tình, giáo dân đã phải ‘tự vệ’. Chị Phượng cho biết:

“Dân vượt qua cái rào cản đó, nhưng họ không cho. Lực lượng của họ đông, có dùi cui và các vũ khí phòng vệ nhưng dân thì tay không, dân muốn qua nhưng không làm sao qua được. Giáo dân cũng đông, dân xông lên muốn vượt qua cái rào cản của họ, thì họ dùng dùi cui để đánh dân, có nhiều người bị đánh nhưng có một bà không may bị bong gân hay bị gì đó, công an bồng lên xe nhưng dân không cho, rồi có 2 người chở bà ấy đi bệnh viện, tiếp đó người dân mới bùng lên.”

Chị Phượng nói thêm, mặc dù bị cản trở nhưng giáo dân vẫn tiếp tục tuần hành lên Ủy ban thị xã Kỳ Anh, chỉ tiếc là tất cả băng rôn, biểu ngữ, loa phóng thanh đã bị cướp hết. Khi đến nơi thì chính quyền lại đóng cửa trụ sở, nên giáo dân đành kéo nhau trở về trong không khí bực bội.

Chị Hoa, con gái của bà Nhơn – một giáo dân bị công an đánh gãy tay trong ngày hôm qua kể về sự việc:

“Hôm qua dân đi biểu tình, thì bị công ăn chặn lại, thế là công an đập gục xuống, khi bà bắt đầu nằm xuống thì nó lại đạp bà 1 gậy nữa, tiếp theo nó đập vào chân. Khi anh công an đánh, bà liền ôm vào chân anh ấy, và anh ấy kéo lê lê bà đi 3 mét. Khi đó bà ngất xỉu nên họ bế bà vào viện. Vào đến bệnh viện Đa khoa Kỳ Anh thì bác sĩ siêu âm… và kết quả là bà bị bể xương ống”.

Chị còn cho biết, khi sự việc xảy ra, chính công an xã đã đưa mẹ của chị đến bệnh viện, họ chi trả những khoản viện phí cho việc điều trị. Chính quyền xã có đến hỏi thăm, nhưng viên công an đánh mẹ của chị bị gãy tay thì không thấy đến.

Chúng tôi liên lạc với một nhân viên công quyền ở xã Kỳ Hà để tìm hiểu về sự việc người dân biểu tình và một số người bị công an đánh đập trong ngày hôm qua, thì được ông cho biết:

“Công an có đánh dân đâu, do xô lấn nhau rồi bà tự ngã gãy tay thôi, chứ làm gì có ai đánh. Sau khi bà cụ bị gãy tay, thì có anh công an, cán bộ đưa đi bệnh viện. Ngày hôm qua dân đi biểu tình có mang băng rôn, loa đài, rồi hát,… đại ý như là nói xấu cán bộ, nói xấu nhà nước. Họ đòi hỏi sự minh bạch rồi, việc đền bù không thỏa đáng”.

Từ khi bị thảm họa đến giờ là không muối không biển, thì người dân lấy chi sống. Từ đó đến giờ gần 4 tháng trời rồi mà họ chỉ hỗ trợ 1 nhân khẩu 15kg gạo 1 tháng, mà số gạo người ta cấp cho mình đó không ăn được.

Người dân Kỳ Anh

Hiện trạng cuộc sống ngư dân

Người dân ở xã Kỳ Hà sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản và làm muối, nhưng từ ngày thảm họa ô nhiễm môi trường biển xảy ra, họ không có bất kỳ thu nhập nào để trang trải cho cuộc sống. Có chăng là sự hỗ trợ từ phía nhà thờ, các nhà hảo tâm.

Còn phía chính quyền thì chỉ được 5 triệu đồng đối với những thuyền có công suất lớn hơn 90 Cv, còn thuyền múng thì được 3 triệu đồng một chiếc, và một người nhận được 15 kg gạo/tháng. Nhưng số gạo hỗ trợ có chất lượng cực kỳ kém. Chị chia sẻ:

“Từ khi bị thảm họa đến giờ là không muối không biển, thì người dân lấy chi sống. Từ đó đến giờ gần 4 tháng trời rồi mà họ chỉ hỗ trợ 1 nhân khẩu là 15kg gạo 1 tháng, mà số gạo người ta cấp cho mình đó không ăn được, gạo quá khô không ăn được, chỉ dùng làm bún, làm bánh được thôi. Mà 15kg gạo 1 tháng đó ăn với cái gì? Và cũng chẳng có một lời động viên nào từ phía chính quyền.”

Lo ngại về việc hơn 1.000 học sinh tại giáo xứ có thể chưa được đi học trong năm học mới, ông Lạng cho biết, giáo viên các trường cấp I, II, III đã mời bà con đi họp phụ huynh để chuẩn bị cho năm học mới nhưng có lẽ các em học sinh sẽ khó có thể đến trường trong thời điểm này, vì gia đình không có tiền để đóng các khoản học phí. Ông tiếp lời:

“Các cô, thầy ở nhà trường cũng về để động viên, rồi lên kế hoạch cho năm học mới, nhưng dân ở đây bảo không có tiền để đóng các khoản đầu năm học mới. Nếu giả sử nhà trường giảm toàn bộ thì sẽ cho con em trở lại trường, còn nếu nhà trường chỉ giảm được mấy phần trăm đó, thì chắc chắn năm học mới này, con em ở Giáo xứ Quý Hòa thực sự chưa thể vào học được”.

Những giáo dân ở xứ Quý Hòa mà chúng tôi tiếp xúc sau cuộc biểu tình đều mong muốn, chính quyền địa phương cần triển khai nhanh việc hỗ trợ, đền bù cho người dân trong vùng thảm họa. Cần ưu tiên việc miễn tiền học phí, để các em có thể đến trường, đồng thời phải đóng cửa công ty Forrmosa, bởi nếu công ty còn hoạt động thì rác thải sẽ lại bị công ty này lén lút thải đi khắp nơi trên cả nước.

Trần Thị Lam – Chúng ta không vô can!

Trần Thị Lam – Chúng ta không vô can!

By Uyên Nguyên

2324713552309_n

Vậy là sau bao nhiêu ngày chờ đợi, cuối cùng dù đau đớn, ta cũng phải chấp nhận một sự thật là biển đã bị đầu độc.
Chúng ta tạm bằng lòng vì thủ phạm của tội ác đã được gọi tên.
Những người thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý… rồi đây phải trả lời trước công luận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nhưng còn chúng ta, chúng ta có thật sự vô can?
Chúng ta đã thờ ơ với tình hình chính trị xã hội của đất nước khi nghĩ rằng mọi việc đã có Đảng và chính phủ lo.
Chúng ta nghĩ chỉ cần chăm sóc cho cái tổ của mình là đủ, những biến động ngoài cánh cửa không ảnh hưởng đến gia đình mình.
Chúng ta chỉ cần yên ổn.
Chúng ta dửng dưng trao vận mệnh của mình và con cháu mình vào tay của những kẻ tham lam và năng lực quản lý yếu kém.
Chúng ta sợ hãi đủ thứ, sợ một từ nhạy cảm, sợ cả cái bấm like với một bài viết bày tỏ quan điểm trên các trang facebook, sợ một tiếng nói thầm, sợ thể hiện chính kiến.
Chúng ta sống câm lặng như những cái bóng hoặc phù phiếm, sặc sỡ như loài côn trùng.
Chúng ta vô cảm.
Chúng ta hèn nhát.
Cho đến một ngày chúng ta hoảng sợ nhận ra rằng, mâm cơm nhà mình đã thiếu khuyết đi món ăn từ biển, hạt muối ta ăn không biết có an toàn, món rau không thể không chấm nước mắm… mùa hè ta đến biển chỉ để đứng trên bờ ngắm nhìn những con sóng.
Tai hoạ đã gõ cửa nhà tất cả chúng ta, không trừ một ai.
Chúng ta nơm nớp lo sợ cho tương lai.
Chúng ta sống trong môi trường xã hội nhưng quên mất một điều chúng ta được mẹ thiên nhiên bao bọc và nuôi dưỡng.
Khi mẹ thiên nhiên nổi giận thì không có biệt lệ cho bất kì ai.
Sự hèn nhát, sự sợ hãi, sự dửng dửng, vô cảm đã biến chúng ta thành những kẻ đồng loã với cái ác.
Chúng ta đã phản bội thiên nhiên, phản bội quê hương và cái giá chúng ta phải trả là môi trường sống của chính mình bị đầu độc, là sức khoẻ, sinh mạng, sự tồn vong của nòi giống.
Để xảy ra thảm cảnh môi trường như ngày hôm nay, tôi, bạn, tất cả chúng ta đều không vô can.

Trần Thị Lam

MẸ LÊN TRỜI

MẸ LÊN TRỜI

 GM GB Bùi Tuần

ME LEN TROI
Ngày 1.11.1950 Đức Thánh cha Piô XII đã long trọng công bố tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời như sau: “Thánh Mẫu Thiên Chúa là Đức Maria Vô nhiêm trọn đời đồng trinh, sau khi đã đi trọn cuộc đời trần thế, được triệu vời cả hồn lẫn xác trong vinh quang thiên quốc.”   Đặc ân hồn xác lên trời vừa như hoa trái vinh quang của trọn vẹn cuộc đời hoàn toàn thuộc về Chúa, vừa là kết thúc và bao gồm mọi đặc ân Thiên Chúa đã ban cho Mẹ Maria.  Khi tuyên dương công trạng đầy tràn của Mẹ Maria bằng việc triệu vời Mẹ về trời, Thiên Chúa đã biểu dương chính hồng ân Chúa ban cho Mẹ.  Và như vậy Thiên Chúa muốn đề cao Mẹ Maria như thành quả tuyệt vời có một không hai của ân sủng, để mọi người ở mọi thời ngợi khen Mẹ diễm phúc, và nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, chí thánh chí tôn đã làm cho Mẹ biết bao điều cao cả.

  1.  “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?”

Bà Êlisabét được đầy tràn Thánh Thần đã lớn tiếng tuyên xưng thiên chức Thánh Mẫu của Mẹ Maria.  Thiên chức Thánh Mẫu cao cả giờ đây đang bày tỏ ra nơi chính con người thiếu nữ Maria bằng xương bằng thịt, bình thường, giản dị và khiêm nhường thẳm sâu.  Chỉ bằng việc có mặt khi đến thăm, và chỉ bằng một lời chào đơn sơ của Đức Maria, bà Êlisabét lại nhận ra thiên chức Thánh Mẫu của Mẹ.  Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa bằng cả hồn cả xác của mình.

1.1.Mẹ Thiên Chúa bằng tâm hồn

Trong khi Chúa Giêsu đang giảng thì có một người phụ nữ đã lên tiếng nói với Chúa:“Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm (Lc 11, 27).  Thuộc giới phụ nữ và trong tư cách làm mẹ, người phụ nữ ở đây cảm phục và yêu mến Chúa Giêsu bao nhiêu, thì lại muốn đề cao và hết lòng ca ngợi hồng phúc của người mẹ đã sinh ra Chúa bấy nhiêu.  Đó là cái nhìn thường tình.  Nhưng Chúa Giêsu cho thấy cần phải vượt lên trên quan niệm tự nhiên mới có thể đánh giá được hồng phúc làm Mẹ của Đức Maria, và hồng phúc đó trước hết và cốt yếu là ở trong tâm hồn: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.”

Một lần kia Mẹ Maria và anh em họ hàng đến thăm Chúa Giêsu và khi nghe biết thế, Chúa Giêsu đã đề cao Mẹ Maria trong chiều sâu thẳm của thiên chức Thánh Mẫu: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8, 2).  Như vậy căn bản thiên chức Thánh Mẫu của Đức Maria, không chỉ do ngài được làm Mẹ Đức Giêsu – Thiên Chúa làm người – tại tâm hồn của Mẹ đã hoàn toàn mở ra cho lời Chúa, và lời Chúa thành sự sống và lẽ sống của Mẹ.  Mẹ Maria đã cưu mang lời Chúa trong tâm hồn trước khi cưu mang Lời trong thân xác.  Thánh Augustinô còn nhận định tư cách môn đệ nơi Đức Maria (Mẹ trong tâm hồn) trổi vượt hơn tư cách làm mẹ nơi Đức Maria (Mẹ trong thân xác).

1.2. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa

Khi Lời Thiên Chúa đã đi vào và thấm nhuần trọn vẹn tâm hồn Đức Maria tới mức sung mãn, thì Lời Thiên Chúa đi vào trong thân xác vô nhiễm của Đức Maria.  Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa theo một nghĩa trọn vẹn (cả hồn xác).  “Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người.”   Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa bằng con người toàn diện, cả hồn lẫn xác.  Có nghĩa là hồn xác Mẹ vốn đã thuộc về Chúa, dành riêng cho một mình Chúa.  Và như vậy thân xác Mẹ không phải hư nát là dấu thuộc về trần gian cát bụi.  Mẹ xứng đáng lên trời cả hồn xác.  Đó là điều đã được tiền định do ý định khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa khi tuyển chọn Mẹ làm Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể.

  1. “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới”

Trong ngày Truyền tin, Đức Maria đã thưa lời xin vâng với Thiên Chúa, một lời xin vâng toàn vẹn và tuyệt hảo, bao gồm cả quá khứ, hiện tại, và tương lai.  Mẹ đã không ngừng “Xin vâng” với mọi lời Thiên Chúa đến với Mẹ từ trước đến nay.  Và giờ đây tiếng xin vâng thốt ra ngoài miệng là âm vang và kết quả của tâm hồn Mẹ đã hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa.  “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa” là một lời xác định rằng: từ trước đến nay và mãi mãi sau này, tôi là nữ tỳ của Chúa, hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa.  Hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa cả hồn xác trong mọi lúc, là một cách giải thích đặc ân Vô nhiễm nguyên tội và trọn đời đồng trinh của Mẹ Maria.
2.1. Mẹ Maria Vô Nhiễm nguyên tội

Vô nhiễm nguyên tội là không mắc tội nguyên tổ.  Có nghĩa là ngay từ giây phút đầu tiên thụ thai trong lòng thân mẫu, con người (hồn xác) của Mẹ hoàn toàn đóng kín, không một kẻ hở nào cho tội lỗi và cho tất cả những gì thuộc trần gian đã bị tội lỗi làm hư thối.  Mẹ cũng hoàn toàn đóng kín với chính bản thân của mình, cái “tôi” của mình.  Đóng kín với tất cả, để Mẹ có thể trọn vẹn mở ra cho Thiên Chúa, và chỉ một mình Thiên Chúa mà thôi.  Đó là đặc ân Vô Nhiễm của Mẹ Maria.  Với đặc ân này, Mẹ Maria dù vẫn sống cuộc đời trần thế của một con người, Mẹ có thể qui hướng tất cả, và trọn vẹn từng chi tiết của bản thân và từng giây phút của đời sống về cho Chúa.  Nói cách khác, đặc ân Vô Nhiễm ban cho Mẹ Maria có khả năng không ngừng thuộc về Chúa cả hồn lẫn xác.  Mẹ xứng đáng lên trời cả hồn xác để mãi mãi thuộc về Chúa.

2.2. Mẹ Maria trọn đời đồng trinh

Hội Thánh tuyên xưng Mẹ Maria trọn đời đồng trinh trước khi, đang khi, và sau khi sinh Chúa Giêsu.  Và Phụng Vụ đã giải thích như sau: “Khi Người giáng sinh, đức đồng trinh của Thánh Mẫu đã không vì thế mà bị tổn thương, nhưng đã được thánh hiến” (Lời nguyện tiến lễ, lễ chung Đức Mẹ).  Đức đồng trinh của Mẹ rất thánh không thể được nhìn theo thường tình mà phải được nhìn theo đức tin, nghĩa là như ý định nhiệm mầu và khôn ngoan của Thiên Chúa.  Thiên Chúa ban cho Mẹ ơn đồng trinh trọn đời có mục đích là để con người toàn vẹn của Mẹ, cả hồn cả xác, hoàn toàn thuộc về Chúa, không sứt mẻ, không biến chất, trái tại luôn luôn nguyên tuyền và mãi mãi toàn vẹn.  Do đó khi Con Một Thiên Chúa được thụ thai và được sinh ra bởi Mẹ, thì không những không làm tổn thương hồn xác nguyên tuyền của Mẹ, mà trái tại còn làm cho hồn xác thuộc về Chúa hơn nữa.  Thuộc về Chúa trọn vẹn hồn xác nguyên tuyền, và suốt cả cuộc đời từng giây từng phút như vậy, nên việc Mẹ được Chúa đưa lên trời cả hồn cả xác là kết quả đương nhiên và hợp tình hợp lý.

Kết luận

Con đường Thánh Mẫu Maria Vô Nhiễm trọn đời đồng trinh đã đi để được lên trời cả hồn cả xác, là con đường Tin Mừng đã ghi tại: “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” và “Riêng Mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2, 9-5).  Mẹ hằng đón nhận Lời Chúa, ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng, cho tới khi Lời Chúa thành máu thịt, thành hơi thở, thành sự sống cho mình.  Và lúc đó hồn xác Mẹ được thánh hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa, thuộc về Chúa từ trong ra ngoài, từ đầu đến chân.
Con đường đưa lên trời cả hồn cả xác của Mẹ Maria được mở ra cho mọi người như Tin Mừng đã ghi tại.  Tất cả mọi tín hữu đều được mời gọi đi con đường Mẹ Maria đã đi, để đến nơi Mẹ đã đến.

GM GB Bùi Tuần

Hơn 30 ngàn giáo dân biểu tình đòi ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’

Hơn 30 ngàn giáo dân biểu tình đòi ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’

Nguoi-viet.com

bieutinh-nghean-FB-DungMai-081516

Khoảng 30,000 giáo dân giáo phận Vinh biểu tình vì môi trường hôm Thứ Hai 15/8/2016. (Hình: FB Dũng Mai)

XÃ ĐOÀI (NV) –  Khoảng hơn 30,000 giáo dân giáo phận Vinh đã biểu tình tuần hành trước khi tham dự thánh lễ đòi nhà cầm quyền Hà Nội đóng cửa nhà máy gang thép Formosa để bảo vệ môi trường sống cho con người.

Cuộc biểu tình đã diễn ra hôm Thứ Hai 15/8/2016 thay vì vào ngày Chủ Nhật hay cuối tuần như những lần biểu tình trước đây sau khi thảm họa biển miền Trung bị đầu độc từ nước thải của nhà máy luyện gang thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Tin tức, hình ảnh và video clip về cuộc biểu tình hôm Thứ Hai ở Xã Đoài, nhà thờ chính tòa của giáo phận Vinh, được phổ biến nhanh chóng trên các trang facebook cá nhân cũng như trên trang mạng Tin Mừng cho Người Nghèo (GnsP).

Giáo dân từ các giáo xứ trong gió phận đã đi nhiều cây số “hành hương về nhà thờ Chính tòa Xã Đoài để tham dự Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời – Quan Thầy Giáo Phận Vinh và cùng hiệp thông cầu nguyện cho môi trường môi sinh, cho Ngư dân Miền Trung và cho Quê Hương Đất Nước”. Facebooker Đậu Văn Dương kể lại trên trang Facebook cá nhân.

bieutinh-nghean-FB-HungTran-081516

Giáo dân biểu tình với các biểu nghữ như “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Ai tiếp tay Formosa giết môi trường?”

Người ta đọc thấy nội dung của các biểu ngữ, băng-rôn như “Forrmosa cút khỏi Việt Nam”, “VTV phải xin lỗi Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp”, “MẸ Địa Phận Vinh ơi ! Formosa đang hủy diệt con cái Mẹ”, “Yêu cầu Chính Phủ Việt Nam khởi tố Formosa” , “Huỷ hoại môi trường là huỷ hoại cuộc sống”, “Yêu cầu chính phủ đóng cửa Formosa”, “Formosa nhận lỗi, chính phủ Việt Nam Nhận Tiền, còn Nhân dân nhận thảm hoạ,’…

Hình ảnh và video clips đưa lên mạng cho thấy giáo dân cùng các linh mục, tu sĩ đã đi tuần hành từ các giáo xứ của mình “hô vang các khẩu hiệu bảo vệ con dân nước Việt và tiến về phía nhà thờ” chính tòa của giáo phận Vinh tại Xã Đoài (xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An).

Hôm Chủ Nhật tuần trước (7/8/2015) chỉ có khoảng 5 ngàn giáo dân thuộc một số giáo xứ như Song Ngọc, Phú Yên và Mành Sơn biểu tình đòi đóng cửa Formosa và kêu gọi bảo vệ môi trường sống. Những cuối tuần trước đó kể từ khi có biến cố biển đầu độc cá chết dạt trắng bờ biển, các giáo xứ khác cũng đã luân phiên nhau biểu tình.

Theo sự tường thuật của trang mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo, trong bài giảng thánh lễ Đại trào, Giám mục giáo phận Vinh, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp kêu gọi cộng đoàn dân Chúa “Hơn bao giờ hết, chúng ta phải tha thiết xin Đức Maria giúp chúng ta giữ vững căn tính Kitô hữu của mình, có trách nhiệm với quê hương đất nước và với các thế hệ tương lai nhất quyết bảo vệ môi trường, đồng thời hiệp thông với những người đang là nạn nhân của thảm họa môi trường biển, cũng như nạn nhân của rất nhiều thảm họa khác. Xin Đức Maria cho chúng ta can đảm thực hiện quyền công dân được Hiếp pháp VN và các Công ước Quốc tế quy định, thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi sự minh bạch trong việc điều khiển đất nước, cũng như xử lý các thảm họa môi trường và buộc những người gây ra thảm họa phải bị xét xử một cách công minh và các nạn nhân được đền bù xứng đáng.”

bieutinh-chaxu-FB-HungTran-081516

Một linh mục đồng hành cùng giáo dân trong cuộc tuần hành vì môi trường tại giáo phận Vinh ngày 15/8/2016. (Hình: FB Hùng Trần)

Cho tới nay, hàng trăm ngàn gia đình người dân từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng nghiêm trọng mọi mặt từ thảm họa xả chất thải độc hại từ nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh. Nhà cầm quyền CSVN mới chỉ cấp phát cho một số người cầm cự cái đói 15kg gạo mỗi tháng có thể kéo dài trong 6 tháng. Nhiều người đã phải bỏ xứ mà đi vì nhìn thấy tương lai mờ mịt trước mặt.

Báo chí tuyên truyền của chế độ nói công ty Formosa nhận lỗi, chấp nhận đền bù số tiền khoảng 500 triệu đô la nhưng đồng thời, nhà cầm quyền lại “hoàn thuế” cho Formosa số tiền tương đương như thế.

Điều này gây ngỡ ngàng, phẫn nộ cho dư luận người dân tại Việt Nam mà một số bloggers bình luận là chế độ đã đồng ý cho “Formosa lấy mỡ người dân Việt Nam rán người dân Việt Nam.’ (TN)

Trung Quốc bất chấp thông lệ quốc tế ở Hoàng Sa

Trung Quốc bất chấp thông lệ quốc tế ở Hoàng Sa

Việt Hà, phóng viên RFA
2016-08-15

RFA

hoangsa.jpg

Bản đồ các đảo và bãi đá thuộc quần đảo Hoàng Sa.

 Courtesy of thiemthu62.blogspot.com

00:54/10:15

 

Báo chí trong nước mới đây dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao cho biết phía Trung Quốc hôm 12/8 đã từ chối không cho 6 tàu cá của ngư dân Việt Nam vào tránh sóng to gió lớn ở đảo Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước với lý do quần đảo này không thích hợp để tránh trú.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc từ chối các tàu thuyền của ngư dân Việt Nam đánh cá gần khu vực quần đảo Hoàng Sa vào trú bão, khiến ngư dân Việt Nam phải đối mặt với những nguy hiểm trên biển.

Hành động này của Trung Quốc bị cho là trái với thông lệ quốc tế trên biển và đi ngược với những thỏa thuận giữa hai nước. Việt Hà phỏng vấn tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới chính phủ về vấn đề này. Trước hết, nhận định về hành động mới đây của Trung Quốc, tiến sĩ Trần Công Trục cho biết:

“Các bạn biết là quần đảo Hoàng Sa bao gồm một số đảo và bãi cạn, các đầm nước lặng. Bong Bay là một vị trí, một vùng có thể cho tàu thuyền vào tránh bão được. Bong Bay nằm trên một rạn san hô, giữa đó là đầm nước lặng. Ngư dân đánh cá ở đây lâu đời và họ biết được là họ có thể tránh bão ở đầm nước lặng đó. Cho nên Trung Quốc nại ra lý do là không thích hợp cho trú bão là để họ từ chối không cho người dân bị gặp nạn trên biển vào trú đậu thôi chứ không phải là lý do chính đáng.”

Hành động sai trái

Tiến sĩ Trần Công Trục: Các bạn biết là quần đảo Hoàng Sa bao gồm một số đảo và bãi cạn, các đầm nước lặng. Bông Bay là một vị trí, một vùng có thể cho tàu thuyền vào tránh bão được. Bông Bay nằm trên một rạn san hô, giữa đó là đầm nước lặng. Ngư dân đánh cá ở đây lâu đời và họ biết được là họ có thể tránh bão ở đầm nước lặng đó. Cho nên Trung Quốc nại ra lý do là không thích hợp cho trú bão là để họ từ chối không cho người dân bị gặp nạn trên biển vào trú đậu thôi chứ không phải là lý do chính đáng.

Việt Hà: Vậy theo tiến sĩ thì hành động này của Trung Quốc có trái với những thỏa thuận hay thông lệ quốc tế hay không?

Hành xử theo thông lệ quốc tế là khi người đi biển gặp nạn thì họ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cứu giúp nhưng họ đã làm trái với văn hóa ứng xử thông thường của người đi biển.
– Tiến sĩ Trần Công Trục

 

Tiến sĩ Trần Công Trục: Theo tôi nghĩ họ nói như vậy thì có một số điều mà chúng ta cần bình luận. Thứ nhất quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam mà họ dùng vũ lực chiếm đóng từ những năm 70 của thế kỷ trước. Đây là thuộc lãnh thổ Việt Nam mà giờ họ chiếm đóng. Người Việt đến đây làm ăn thì họ bắt bớ và có nhiều hành động thì đó là sai về pháp lý.

Cái sai thứ hai là họ không để ngư dân Việt Nam làm ăn ở đây khi gặp tai nạn trên biển được cứu đậu. Hành xử theo thông lệ quốc tế là khi người đi biển gặp nạn thì họ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cứu giúp nhưng họ đã làm trái với văn hóa ứng xử thông thường của người đi biển. Đó là hành xử không tốt đẹp không được loài người hoan nghênh. Cho dù có mâu thuẫn và tranh chấp, nhưng khi người ta gặp nạn thì phải rộng lòng cứu giúp người ta.

Việt Hà: Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc từ chối không cho ngư dân Việt Nam vào trú bão ở quần đảo Hoàng Sa. Theo ông thì đâu là lý do thực sự đằng sau lý do mà họ đưa ra là Hoàng Sa không thích hợp để trú bão?

Tiến sĩ Trần Công Trục: Lần này họ không sẵn lòng cứu giúp ngư dân thì đúng như chị nói không phải là lần đầu tiên mà trước đây cũng rất nhiều lần rồi. Những ngư dân gặp nạn do thiên tai hoặc bị tàu họ húc đâm thì họ vẫn để mặc cho ngư dân chống chọi với sóng to gió lớn. Đó là điều mà mọi người không ngạc nhiên lắm. Ý của họ là không muốn có sự hiện diện của người Việt ở khu vực họ đã đánh chiếm của Việt Nam. Điều đó là mục tiêu của họ.

Ý sâu xa của họ là gì? Họ tạo nên một tình huống hết sức căng thẳng để đe dọa ngư dân hàng ngày ra đó làm ăn sinh sống từ xưa. Họ làm như vậy để tạo tình huống khó khăn, để răn đe ngư dân không ra khu vực này nữa. Về mặt pháp lý, làm như vậy họ nói họ có quyền làm chủ quần đảo này cho nên họ làm bất kỳ điều gì thuộc quyền của họ. Tất cả mọi hành động để nhằm mục đích để họ chứng tỏ trên thực tế quyền lực của họ đối với khu vực họ đánh chiếm của Việt Nam.

Triển vọng đàm phán?

Việt Hà: Mới đây Philippines và Trung Quốc đã cho thấy những tín hiệu về đàm phán giữa hai nước để giải quyết tranh chấp. Ông có hy vọng gì về việc Việt Nam và Trung Quốc có thể đàm phán và hợp tác trong việc chia sẻ ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa như hai nước đã làm ở vịnh Bắc Bộ không?

Hai bên đã đàm phán có được đường ranh giới và có những hoạt động tuần tra chung, hợp tác cứu nạn cứu hộ với ngư dân hoặc những người hoạt động trên biển gặp nạn.
– Tiến sĩ Trần Công Trục

 

Tiến sĩ Trần Công Trục: Chuyện Việt Nam đã nhiều lần nói với Trung Quốc là cùng Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trong đó giải quyết bằng đàm phán, hoặc chưa giải quyết được thì có những vấn đề có thể hợp tác được như hợp tác đánh cá, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học ở những khu vực có tranh chấp. Đó là chủ trương của Việt Nam.

Tôi nghĩ Trung Quốc khó có thể đáp ứng được nguyện vọng chính đáng đó của Việt Nam cũng như của một số nước khác. Khi họ thỏa thuận đàm phán thì họ chỉ tạo ra hình ảnh là có thiện chí nhưng trong thực chất họ phải đàm phán trên điều kiện là họ phải có quyền trong đó, quyền cho phép và không cho phép theo ý muốn của họ chứ không đàm phán bình đẳng, không như chúng ta hy vọng Trung Quốc phân chia mọi lợi ích trong khu vực họ đã đánh chiếm. Tôi nghĩ cho dù có thể có tín hiệu nhưng vì lý do nào đó họ vẫn đàm phán nhưng thực chất họ dùng cái đó để khẳng định hơn nữa cái quyền mà họ nói là họ có chủ quyền trong những vùng biển thuộc yêu sách của Trung Quốc.

Việt Hà: Xin ông cho biết là giữa Việt Nam và Trung Quốc có những thỏa thuận nào trong hợp tác cứu nạn trên biển không?

Tiến sĩ Trần Công Trục: Giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng từng có những hợp tác ở vịnh Bắc Bộ chẳng hạn. Hai bên đã đàm phán có được đường ranh giới và có những hoạt động tuần tra chung, hợp tác cứu nạn cứu hộ với ngư dân hoặc những người hoạt động trên biển gặp nạn. Trong đàm phán giữa hai nước thì hai bên cũng thỏa thuận phải tính đến những giải pháp để dần dần từng bước tháo gỡ những khó khăn để đến thỏa thuận cuối cùng.

Tôi nghĩ vấn đề cứu nạn cứu hộ là lẽ thường tình và tất cả các nước trên thế giới này khi gặp hoàn cảnh đó đều cứu vớt mà không phân biệt họ là ai, vi phạm gì chăng nữa. Đó mới là ứng xử văn minh. Còn Trung Quốc làm như vậy là bất chấp thông lệ quốc tế và thỏa thuận chính trị hai bên đạt được từ trước đến nay.

Việt Hà: Xin cảm ơn tiến sĩ Trần Công Trực đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.