Hàng ngàn người Hà Tĩnh biểu tình phản đối Formosa trước Quốc khánh

Hàng ngàn người Hà Tĩnh biểu tình phản đối Formosa trước Quốc khánh

01.09.2016

Người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh tuần hành phản đối hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của Formosa, 1/9/2016.

Người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh tuần hành phản đối hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của Formosa, 1/9/2016.

Sáng thứ Năm, 1/9, đã có một cuộc biểu tình lớn ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi được coi là tâm điểm của thảm họa ô nhiễm biển do nhà máy của Formosa, Đài Loan, xả chất thải trái phép.

Cuộc biểu tình nổ ra bất ngờ vào ngày thường, không phải vào ngày Chủ Nhật như các cuộc biểu tình trước đây, và diễn ra chỉ một ngày trước Quốc khánh thứ 71 của Việt Nam. Các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam nhận xét điều này cho thấy những bức xúc của ngư dân bị thiệt hại và những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa đã bị dồn nén quá nhiều.

Nhà hoạt động Hoàng Bình trực tiếp tham gia cuộc biểu tình lớn hôm 1/9. Anh đã đăng nhiều đoạn video về cuộc biểu tình trên trang Facebook cá nhân. Sau đó, rất nhiều người đã tiếp tục chia sẻ các hình ảnh này trên mạng xã hội. Anh Bình mô tả lại với VOA Việt Ngữ rằng hàng ngàn người đã tuần hành đến trung tâm thị xã Kỳ Anh:

“Sáng nay, người dân Giáo xứ Quý Hòa ước tính con số ban đầu khoảng 2.000 người tập trung về xã Kỳ Hà. Họ biểu tình phản đối Formosa, yêu cầu chính quyền bồi thường cho họ. Họ đi tuần hành, họ đi bộ trên 10 cây số. Người dân ở xung quanh đấy họ thấy như vậy thì họ tham gia cũng rất là đông. Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.

VOA không có điều kiện để kiểm chứng về con số người biểu tình. Nhà hoạt động Hoàng Bình nói người biểu tình đã giương các biểu ngữ đòi khởi tố Formosa. Anh cho biết nổi bật lên là biểu ngữ “Chọn Formosa hay chọn dân” mà anh nhận xét “rất quan trọng và rất hay”.

Một trong những thông điệp chính của cuộc biểu tình là người dân tiếp tục đòi tiền bồi thường cho thiệt hại do Formosa gây ra. Những người tham gia biểu tình khẳng định cho đến nay họ “chưa nhận được một xu nào” và nêu câu hỏi trên các biểu ngữ là “Tiền đền bù của chúng tôi đi về đâu?”

Nhà hoạt động Bình cho biết khi đoàn biểu tình đến thị xã, đã có xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát. Anh nói:

“Có một đoạn cái đường chính ý thì người ta [cảnh sát] chặn lại đấy thì bạo lực xảy ra, thì hai bên xô xát với nhau. Rồi đến lúc người dân đông quá người ta [người biểu tình] tràn qua, người ta phá tất cả barrier người ta đi qua. Người ta đi lên trung tâm thị xã bằng được. Dân ở đây hiện tại rất là quyết tâm”.

 

Cũng như các cuộc biểu tình trước, Formosa đã không cử bất cứ ai đại diện ra đối thoại với người biểu tình. Về phía chính quyền địa phương, anh Bình cho hay họ đã nói chuyện với người biểu tình nhưng anh gọi đó là sự “câu giờ”. Anh tường thuật lại:

“Chính quyền sau một hồi thấy căng thẳng quá thì họ mời tất cả bà con nhân dân vào trụ sở ủy ban thị xã. Vào thì thương thuyết, họp. Mục đích của họ chắc chỉ câu giờ thôi. Vấn đề là sức mạnh của dân đông quá cho nên họ mời vào đấy. Bà con cũng bàn bạc với họ một hồi, đưa ra ý kiến, xong bà con rút về. Họ vẫn cứ hứa hẹn như vậy thôi. Họ chỉ nói chung chung thôi. Nhưng mà trong đấy họ cũng né tránh. Chưa có một cam kết nào. Người dân ở đây thì họ có nói họ sẽ biểu tình tiếp. Chừng nào có đền bù và đóng cửa Formosa thì họ mới thôi”.

Báo chí Việt Nam mới đây cho hay Formosa đã chuyển 500 triệu đôla tiền bồi thường cho chính quyền Việt Nam. Nhưng không có tin tức về việc số tiền này bao giờ mới được phân chia đến những người bị ảnh hưởng.

Báo chí Việt Nam cũng chỉ ra rằng theo thông tin của Tổng cục Thuế, đến nay số thuế đã hoàn cho công ty Formosa Hà Tĩnh là hơn 14.600 tỷ đồng, như vậy sau khi bồi thường 500 triệu đôla, tương đương hơn 11.500 tỷ đồng, công ty này vẫn hưởng 2.900 tỷ đồng chênh lệch giữa giá trị thuế được hoàn và số tiền phải chi để đền bù.

Thâm hụt ngân sách, Việt Nam bán hai công ty bia lớn nhất

 Thâm hụt ngân sách, Việt Nam bán hai công ty bia lớn nhất

Nguoi-viet.com

Người dân Hà Nội uống “bia hơi” trong đại hội bia được tổ chức dịp cuối năm 2014. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Người dân Hà Nội uống “bia hơi” trong đại hội bia được tổ chức dịp cuối năm 2014. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Nhà cầm quyền Việt Nam chuẩn bị bán hai công ty sản xuất bia lớn nhất nước vào lúc tình hình thâm thủng ngân sách ngày mỗi trầm trọng hơn.

Tuy bề ngoài có vẻ là một chủ trương đã được chuẩn bị từ lâu nhằm “thoái vốn” của nhà nước trong nhiều đại công ty quốc doanh, nhưng việc bán hai công ty Bia Sài Gòn (Sabeco) và Bia Hà Nội (Habeco) được ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc giục bán vào lúc này để “rút bài học kinh nghiệm cho việc bán vốn tại các doanh nghiệp khác” được hãng tin Bloomberg cho là “không có tiền lệ.”

Toàn bộ 89.59% cổ phần trong công ty Sabeco trị giá 40,500 tỉ đồng ($1.8 tỉ) sẽ được thoái vốn vào hai đợt năm nay và năm tới, còn 82% cổ phần trong công ty Habeco trị giá 9,000 tỉ đồng hay $404 triệu sẽ được bán toàn bộ trong năm nay, theo một bản tin phổ biến trên trang mạng ‘chinhphu.vn.’

Trong cuộc họp báo về phiên họp thường kỳ của chính phủ diễn ra cuối tháng 8, ông Bộ Trưởng-Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng, thuật lại ý kiến của ông thủ tướng là “chính phủ không đi bán bia, bán sữa.”

Từ thập niên 1990, các định chế tài trợ quốc tế đã khuyến cáo, thúc giục thường xuyên nhà cầm quyền Việt Nam dẹp bỏ hệ thống quốc doanh đại đa số “lời giả lỗ thật.” Nhưng các cơ quan kinh tài này lại là chỗ béo bở để đám quan chức đảng viên rúc rỉa, làm giàu cho bản thân nên việc cổ phần hóa hoặc giải thế chúng rất chậm chạp.

Năm ngoái, Việt Nam đặt kế hoạch cố phần hóa 514 xí nghiệp nhưng chỉ thực hiện được cổ phần hóa tại 289 công ty.

Việt Nam cần rất nhiều tiền cho các dự án hạ tầng cầu, đường, nhà máy điện, bệnh viện, trường học nhưng ngân sách thì thiếu hụt ngày một nhiều hơn trước vì nhiều lý do. Sản lượng dầu thô giảm sút trong khi giá dầu giảm trên thế giới, hạn hán, lũ lụt và lại đang có họa biển bị đầu độc ở miền Trung.

Hồi đầu năm, nhà cầm quyền trung ương đặt chỉ tiêu thâm thủng ngân sách năm nay nằm trong giới hạn 4.95%. Tuy nhiên ngay từ giữa năm, Tổng cục Thống kê ở Hà Nội ngày 4 tháng 7, 2016 cho hay thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong nửa đầu năm 2016 là 82.9 nghìn tỷ đồng, tương đương $3.7 tỷ, do “tăng chi thường xuyên và trả nợ.”

Từ tình trạng “bóc ngắn cắn dài,” mức thâm hụt trong năm 2016 của Việt Nam mà các tổ chức kinh tế quốc tế dự báo các con số cao hơn. Như ngân hàng HSBC dự báo con số thâm hụt bằng 6.6%, làm cho tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lên mức 64.5% do nợ công cao và giá dầu giảm.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế nghiên cứu hồi năm 2014, tuy người Việt Nam dẫn đầu khu vực Ðông Nam Á về tiêu thụ bia, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam lại thuộc mức thấp nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, chỉ bằng 1/15 so với dân Singapore.

Hai công ty rượu bia Sabeco và Habeco là những công ty thuộc loại con cưng của chế độ vì làm ăn khấm khá. Tiêu thụ bia ở Việt Nam đa tăng 40% từ năm 2010 đến 2015. Năm nay, dự trù người Việt Nam uống 4.04 tỉ lít bia trong khi năm ngoái đã tiêu thụ đến 3.88 tỉ lít.

Vì người Việt ham nhậu nhẹt say sưa, rất nhiều nhà sản xuất bia trên thế giới đã nhào đến kiếm ăn.

Theo tin tức của Bloomberg trong số những công ty quốc tế muốn nắm Sabeco, người ta thấy có Thai Beverage PCL, Asahi Group Holdings Ltd. và Heineken NV. Công ty Sabeco vơi hai thương hiệu Bia Saigon và Bia 333 chiếm tới 40% thị trường tiêu thụ bia tại Việt Nam.

Việt Nam hiện có khoảng 30 thương hiệu bia trong và ngoài nước với hơn 400 nhà máy sản xuất bia tại gần hết các tỉnh, thành phố. Riêng về nhập khẩu, con số thống kê của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam nói nước này đang nhập khẩu từ 3.6 đến 4 triệu lít mỗi năm.

 

Tại sao nhà cầm quyền từ trung ương đến các địa phương lại quá “mặn mà” với các kế hoạch thúc đẩy sản xuất rượu bia những năm gần đây? Vì nó được tiếng đóng góp rất tốt cho ngân sách của chế độ, các quan chức thì có của lễ hậu hĩ.

Hồi năm 2013, Việt Nam xuất khẩu được 6.61 triệu tấn gạo, trị giá $2,95 tỉ thì cả nước lại uống bia đúng con số $3 tỉ.

Trong khi không ít công ty, tập đoàn quốc doanh thua lỗ chỏng chơ, năm 2015 Bia Sài Gòn nộp ngân sách nhà nước tổng cộng 17,000 tỷ đồng trên tổng doanh thu khoảng 30,000 tỷ đồng với vốn theo nguyên giá là hơn 6,200 tỷ đồng. Habeco nộp ngân sách nhà nước hơn 4,000 tỉ đồng trên tổng số doanh thu gần 10,000 tỉ đồng. Nay phải bán đi hai con bò sữa cho thấy nhà cầm quyền không còn nhiều lựa chọn để bù đắp thâm thủng ngân sách(TN)

Hội đồng Liên tôn Việt Nam lên án nhà cầm quyền

Hội đồng Liên tôn Việt Nam lên án nhà cầm quyền

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-09-02

hooidonglientonvn.png

hoidonglientonvn.png

Photo: RFA

Hội đồng Liên tôn lên án đảng Cộng sản Việt Nam

02:57/07:50

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Hội đồng Liên tôn Việt Nam vừa ra tuyên bố lên án chính sách đàn áp tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt 71 năm cầm quyền. Tuyên bố ký hôm 30 tháng 8 vừa qua.

Mục đích

Theo nội dung của bản tuyên bố do Hội đồng Liên tôn Việt Nam đưa ra để nói về thực trạng tôn giáo trong nước trong 71 năm qua cho biết, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam luôn coi tôn giáo là những thế lực thù nghịch, các giáo hội là những thành phần cần phải tiêu diệt.

Linh mục Phe-ro Phan Văn Lợi, thành viên của Hội đồng liên tôn Việt Nam cho biết trong 71 Đảng Cộng sản đặt quyền cai trị lên đất nước, thì các tôn giáo là lực lượng luôn gây những lo lắng cho nhà cầm quyền. Theo linh mục, lý do vì tôn giáo là những thế lực tinh thần và là một sự cản trở đối với ách độc tài của Cộng sản, với chế độ vô luật và vô luân. Chính vì vậy, nhân dịp này Hội đồng liên tôn Việt Nam muốn nhìn lại 71 năm qua và những điểm chính, nhất là đối với thời điểm hiện tại, Đảng Cộng sản đã làm gì đối với các tôn giáo.

“Cái chủ trương của Cộng sản 71 năm qua như nhau đối với tôn giáo, luôn luôn làm cho tôn giáo phải bị tiêu diệt. Có nơi thì họ dùng bạo lực vũ khí, như bắt giam, thủ tiêu, quản thúc. Rồi có những trường hợp họ dùng bạo lực hành chánh, tức những luật lệ làm cho các tôn giáo, các chức sắc của tôn giáo bị tê liệt. Đó là mục đích của chúng tôi.”

Cái chủ trương của Cộng sản 71 năm qua như nhau đối với tôn giáo, luôn luôn làm cho tôn giáo phải bị tiêu diệt. Có nơi thì họ dùng bạo lực vũ khí, như bắt giam, thủ tiêu, quản thúc.
– LM Phan Văn Lợi

 

Trong bản tuyên bố nêu rõ những trường hợp của các chức sắc tôn giáo phải chịu nhiều sách nhiễu, đàn áp, bắt bớ hoặc cấm cản vô lý trong sinh hoạt tôn giáo và hoạt động cá nhân. Trường hợp mục sư Nguyễn Công Chính được nhắc đến trong bản tuyên bố và mục sư Nguyễn Hoàng Hoa nhấn mạnh thêm rằng.

“Bản án dành cho ông hết sức nặng nề. Có thể nói đây là một áp đặt lên để tiêu diệt giáo hội này ngay từ lúc đầu.”

Ông cho biết bản tuyên ngôn được những đại diện của năm tôn giáo ở Việt Nam đưa ra nhằm phản ảnh thực trạng và tình hình thực tế và khó khăn vẫn còn tồn tại.

“Bản tuyên bố cũng xin nói rõ lên để cho dư luận trong và ngoài cũng như các nước tự do về dân chủ nhân quyền và tôn giáo có sự cầu nguyện đặc biệt, phản ánh cho chúng tôi để chính phủ Việt Nam thay đổi chính sách tự do tôn giáo đúng nghĩa của nó.”

Bản tuyên bố của Hội đồng liên tôn Việt Nam lần này nhắc đến rất nhiều những trường hợp bị đàn áp, sách nhiễu đối với các chức sắc và hoạt động tôn giáo của các tôn giáo thuần tuý và độc lập ngoài sự quản lý của nhà cầm quyền. Theo Hoà thượng Thích Không Tánh, bên cạnh nội dung chính nói về dân chủ và nhân quyền thì thực tế trong 71 năm qua, không thể kể hết những việc sách nhiễu, xâm phạm, hoặc lấy đất đai của tôn giáo. Cụ thể là những sự việc diễn ra trong thời gian gần đây

“Nhân dịp rằm tháng 7 gần đây của bên Phật giáo thì công an bao vâycô lập chùa Liên Trì, không cho phật tử đến lễ. Phía linh mục Phan Văn Lợi cũng bị công an giả dạng ném đồ dơ vào nhà. Phía chức sắc bên Phật giáo Hoà Hảo đi tham dự những khoá niệm Phật thì bị họ bao vây, hành hạ rất nặng nề.”

Ảnh hưởng

Thời gian qua, phản ứng của người dân trong nước thể hiện trong các hoạt động dân sự và diễn biến xã hội có thể thấy rằng, các tôn giáo đã có tiếng nói mạnh hơn và sự liên kết chặt chẽ, cụ thể là Hội đồng liên tôn quốc nội cùng với chức sắc của 5 tôn giáo lớn ở Việt Nam. Linh mục Phe-ro Phan Văn Lợi cho biết.

“Chúng tôi cố gắng liên kết với nhau và cố gắng có những lời nói, phát biểu, văn kiện chung để cho đồng bào thấy rằng tôn giáo cần phải đứng với nhau để lo việc đạo và việc đời. Không những đòi tự do tôn giáo mà còn tự do nhân quyền cho con người.”

Chúng tôi cố gắng liên kết với nhau và cố gắng có những lời nói, phát biểu, văn kiện chung để cho đồng bào thấy rằng tôn giáo cần phải đứng với nhau để lo việc đạo và việc đời.
– LM Phan Văn Lợi 

 

Việc đoàn kết 5 tôn giáo trong Hội đồng liên tôn được Hoà thượng Thích Không Tánh nhìn nhận là một quá trình có nhiều khó khăn dưới chế độ độc tài toàn trị của nhà cầm quyền Việt Nam

“Bởi vì dưới chế độ tài toàn trị theo chủ trương duy vật vô thần của Cộng sản, nên bằng mọi cách họ cô lập, đánh phá và triệt tiêu hết tôn giáo chân truyền hoặc chính thống, độc lập nhằm mục đích để cho giao hội quốc doanh chịu thần phục dưới sự điều khiển của nhà cầm quyền Cộng sản thôi.”

Những năm gần đây, các tôn giáo đã lên tiếng rất nhiều về các hành vi bắt bớ không đúng pháp luật, những sách nhiễu, đàn áp bạo lực đối với tín đồ.

Linh mục Phan Văn Lợi cho biết “khi nhà nước Việt Nam ra Luật về tín ngưỡng tôn giáo, hoặc ra dự thảo Hiến pháp mới thì các tôn giáo đã phản bác rất mạnh mẽ.

Khó khăn

Những đàn áp do nhà cầm quyền Việt Nam áp dụng đối với các tìn đồ tôn giáo được Hội đồng liên tôn Việt Nam đề cập đến trong bản tuyên bố trên hai phương diện, lý thuyết và thực tế. Trong đó, Luật tôn giáo tín ngưỡng, một phương pháp mà Hoà thượng Thích Không Tính gọi đó là “cái vòng kim cô” dùng để đàn áp các tôn giáo được đặt ra như một khó khăn lớn cho tôn giáo Việt Nam. Ông nói:

“Đánh giá chung thì luật mới còn có thể khó khăn và khắc khe hơn. cho nên đa phần người ta nhận định là không có sự đổi mới hay không có sự thay đổi gì về luật tự do tín ngưỡng này. Nó gần như là một vòng kim cô hay cái dây tròng vào để thắt nút lại, để cuối cùng tất cả phải chịu cơ chế xin và cho. Chứ không thể có vấn đề tự do tối thiểu.”

Chúng tôi có tham khảo vì thấy có những điểm bất cập, không khác gì lắm với những văn bản và nghị định cũ.
– Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa 

 

Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa có cùng nhận định:

“Chúng tôi có tham khảo vì thấy có những điểm bất cập, không khác gì lắm với những văn bản và nghị định cũ. Có những câu lúc đầu như mở nhưng rồi có những điều khoản chi tiết cột lại. Đây cũng không nằm ngoài cơ chế xin-cho như những văn bản cũ.”

Theo những vị chức sắc tôn giáo mà chúng tôi nói chuyện thì cho dù Luật Tín ngưỡng- tôn giáo trong thời gian tới sẽ là một trong những khó khăn cho sinh hoạt của của các tôn giáo tại Việt Nam, họ vẫn kiên định sống đạo, hành đạo và truyền đạo như tự bao đời nay nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân.

Nghệ An: Lại thêm một người chết trong trụ sở công an

Nghệ An: Lại thêm một người chết trong trụ sở công an

Nguoi-viet.com

Người nhà nạn nhân lo hậu sự cho ông Quân. (Hình: Tiền Phong)

Người nhà nạn nhân lo hậu sự cho ông Quân. (Hình: Tiền Phong)

NGHỆ AN (NV) – Một người đàn ông đã chết tại nhà tạm giam của công an huyện Diễn Châu khi bị giam giữ để điều tra “tình nghi làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan nhà nước.”

Nhiều báo tại Việt Nam đưa tin, ngày 29 tháng 8, công an huyện Diễn Châu của tỉnh Nghệ An xác nhận thông tin nghi can Đinh Hồng Quân (56 tuổi), trú tại xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu “tử vong khi bị tạm giữ ở trụ sở công an huyện.”

Ít nhất, ông Quân là nạn nhân thứ 6 chết trong khi bị tạm giam tại trụ sở công an từ đầu năm 2016 đến nay.

Theo trình bày trên tờ dân Việt của bà Đinh Thị Hà – chị gái ông Đinh Hồng Quân thì vào khoảng 7 giờ sáng ngày vừa kể trên, gia đình nhận được thông tin em trai bà tử vong tại nhà tạm giam công an huyện Diễn Châu.

“Các cán bộ công an nơi đây cho biết, thi thể ông Quân đã được chuyển vào bệnh viện đa khoa huyện Diễn Châu. Sau khi xác định tử vong, cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm tử thi, điều tra làm rõ nguyên nhân sự việc,” tờ Dân Việt kể lại.

Bà Hà cũng cho biết, khoảng 3 ngày trước, em bà bị đưa về trụ sở công an huyện Diễn Châu chờ xét xử tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng mà công an phát hiện trước đó trong nhà…”

Khoảng 16 giờ chiều ngày 28 tháng 8, 2016, bà Hà được 2 người cháu (con của ông Quân) gọi đi cùng lên nhà tạm giam của công an huyện Diễn Châu để thăm gặp ông Quân. Qua tấm cửa kính của phòng thăm gặp tại trụ sở công an huyện Diễn Châu, bà Hà cùng 2 người cháu đã gặp được ông Quân khoảng 8 phút. Sau đó, lực lượng công an không cho gặp nữa nên cả 3 người ra về. Sự việc sau đó gia đình không biết gì nữa, theo bản tin tờ Dân Việt.

“Chúng tôi gặp được khoảng 7-8 phút nhưng em tôi vẫn cười, tự đi lại thoải mái, khỏe mạnh lắm. Trước đó em trai tôi cũng khỏe mạnh, không có tiền sử của bệnh gì cả. Thế mà đột ngột sau 1 đêm thì em trai tôi lại mất. Tôi mong các cơ quan chức năng sớm làm rõ nguyên nhân vì sao em tôi chết như vậy? Nếu đau ốm, bệnh tật sao phía công an không thông báo cho gia đình tôi?” Lời bà Hà nói trên tờ Dân Việt.

Hồi tháng 10 năm ngoái, ông Quân đã bị công an tỉnh Thái Bình bắt do “tình nghi làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan nhà nước.” Khi xét nhà ông Quân, công an tỉnh Thái Bình và của huyện Diễn Châu “thu được khẩu súng quân dụng.” Đến tháng 7, ông Quân bị tòa tuyên phạt 30 tháng tù. Ông Quân bị di lý về nhà tạm giữ công an huyện Diễn Châu để đợi ngày ra tòa xét xử về “hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.”

Tuy nhiên, về khẩu súng, bà Hà cho biết “đây không phải là khẩu súng của em tôi mà khẩu súng này của bố tôi lúc đi bộ đội ở bên Lào về giữ nó làm kỷ niệm… Lúc đó tôi cũng được biết, khẩu súng đã cũ, bị gỉ không dùng được nhưng lực lượng công an cũng đã lập biên bản thu lại…”

Tra tấn, nhục hình để ép cung đã dẫn đến cái chết của hàng trăm người dân khi bị bắt về trụ sở công an nhưng hầu hết đều bị vu cho là “Biểu hiện khó thở,” “sức khỏe yếu,” “viêm phổi cấp,” “sốc ma túy,” “biểu hiện co giật, đầu đập vào tường”… nếu không thì “tự tử,” “treo cổ tự sát.”

Năm ngoái 2015, có 17 nạn nhân chết trong tay công an mà riêng tháng 12 đã có tới 3 nạn nhân. Năm 2014 có tới 24 nạn nhân. Năm 2013 có 12 nạn nhân và năm 2012 có 13 nạn nhân.

Cuối năm 2013, Việt Nam ký vào bản Công Ước Quốc Tế về Cấm Tra Tấn Nhục Hình. Nhưng dù ký cam kết với thế giới, guồng máy công an vẫn không thay đổi cách điều tra nghi can. Tra tấn ép cung vẫn là phương cách để công an “phá án” cho nhanh để có “thành tích,” dẫn đến cái chết bất thường.

Theo Bộ Công An báo cáo ở Quốc Hội hồi tháng 3 2015, từ năm 2011 đến 2014, có đến “226 người chết trong các trại tạm giữ, tạm giam, chủ yếu do tự sát và bệnh lý” mà không mấy người tin đó là sự thật. (TN)

Giáo dân Quý Hòa và Phú Yên biểu tình chống Formosa

Giáo dân Quý Hòa và Phú Yên biểu tình chống Formosa

BTV Mặc Lâm
2016-09-01

Giáo dân Quý Hòa biểu tình trước trụ sở UB Thị xã Kỳ Anh

Giáo dân Quý Hòa biểu tình trước trụ sở UB Thị xã Kỳ Anh

Cộng tác viên RFA

Sáng hôm nay ngày 1 tháng 9 hàng ngàn giáo dân của hai giáo xứ Quý Hòa và Phú Yên thuộc giáo phận Vinh đã biểu tình phản đối Formosa.

Tại giáo xứ Quý Hòa giáo dân đi từ nhà thờ Quý Hòa đến Ủy ban thị Xã Kỳ Anh, khi vừa đến quốc lộ 1A họ bị lực lượng an ninh giật hết biều ngữ, khẩu hiệu. Khoảng 200 viên công an xã, công an thị xã đã được điều động đến, họ dựng hàng rào ở rất nhiều điểm trên quốc lộ 1 A.

Ông Lạng, thành viên của Hội đồng Mục vụ giáo xứ Quý Hòa cho chúng tôi biết:

“Rất đông, giáo xứ có 4.600 người mà đi khoảng 2/3 khoảng 2.500 đến 3000 người chủ yếu tới Ủy Ban Thị xã Kỳ Anh”

Lý do của cuộc biều tình ngày hôm nay tập trung nhiều giáo xứ không gì khác ngoài các đòi hỏi thiết thực cho cuộc sống người dân tại nơi xảy ra thảm họa môi trường, ông Lạng cho biết:

“Vì cuộc sống khổ sở quá, Formosa 4-5 tháng trời làm ô nhiểm môi trường, dân không có việc làm, con em không đến được trường biển không có, mình đi dời hỏi quyền lợi đòi hỏi sự trong sạch của biển rồi đòi hỏi cho con em vào trường”

Vào lúc hơn 9 giờ 45 đã có xô xát nhỏ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh tại quốc lộ 1A nhưng không nghiêm trọng lắm.

Cụ Nguyễn Thị Phận cho biết bức xúc của người dân đi biểu tình hôm nay trong khi đứng giữa quốc lộ 1 A bất chấp sự ngăn cản của công an:

“Formosa trả tiền cho Việt Nam 500 triệu đô la mà chính phủ vẫn không trả lại cho dân. Dân đang kiếm tiền cho con đến trường học và yều cầu nhà nước chính quyền phải cho con em đến trường chứ không thì gia đình chúng tôi rất thiệt thòi và rất đau khổ vì con em không đến trường để học”

Cùng lúc đó gần 1.000 giáo dân xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu cũng xuống đường biểu tình, họ đi từ nhà thờ Phú Yên đến bến thuyền cách nhà thờ 4km, rất nhiều biều ngữ khẩu hiệu phản đối Formosa được giăng lên cũng như an ninh, thường phục và sắc phục đứng ở đường nhưng không có bất kỳ xô xát nào xảy ra.

Linh mục Đặng Hữu Nam quản xứ Phú Yên cho biết:

“Trên con đường đi biều tình thì chúng tôi cầm rất nhiều biều ngữ như là Formosa cút khỏi Việt Nam, đất nước Việt Nam này không có chỗ cho Formosa, yêu cầu khởi tố Formosa và đồng bọn, yêu cầu Formosa phải cải tạo biển và trả lại biển sạch cho người dân, yêu cầu Formosa phải đền bù thỏa đáng nạn nhân của thảm họa. . .trên con đường đi quanh một vòng địa bàn của giáo xứ có rất nhiều công an chìm hiện diện. Người ta quay phim chụp hình rất nhiều nhưng chúng tôi đi rất trật tự kề cả vấn đề giữ luật lệ giao thông và tuần hành rất ôn hòa cho nên không có chuyện đụng độ nào xảy ra”

Hôm nay cũng là ngày Quốc tế chăm sóc môi trường theo lời mời gọi của Đức Giáo hoàng Phan Xi Cô. Đây là lần thứ hai Giáo hội Công giáo toàn cầu lấy ngày mùng 1 tháng 9 làm ngày chăm sóc môi trường.

CÔ LÀ NGƯỜI Ư? CÔ LẤY GIẤY CHỨNG NHẬN RA ĐÂY XEM NÀO?

CÔ LÀ NGƯỜI Ư? CÔ LẤY GIẤY CHỨNG NHẬN RA ĐÂY XEM NÀO?

Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi đi làm thuê. – Soát vé

Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc: “Ðây là vé trẻ em.”
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp: “Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao ?”
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi : “Anh là người tàn tật ?”

“Vâng, tôi là người tàn tật.”

“Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.”

Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp: “Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.”

Cô soát vé cười gằn: “Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?”
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên: “Anh chỉ còn một nửa bàn chân?”

Cô soát vé liếc nhìn, bảo: “Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật !”

Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích: “Tôi không có tờ khai gia đình của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra tai nạn ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định…

Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình. Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật…

Trưởng tàu cũng hỏi: “Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu ?”

Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.

Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói: “Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.”

Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 50 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc: “Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.”

Trưởng tàu nói kiên quyết: “Không được.”

Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu: “Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.”

Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý: “Cũng được.”

Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi: “Anh có phải đàn ông không ?”

Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại: “Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không ? Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không ?”

“Ðương nhiên tôi là đàn ông!”

“Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông ? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem ?”

Mọi người chung quanh cười rộ lên.

Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói: “Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả ?”

Ðồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói: “Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.”

Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành: “Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.”

Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng: “Cô hoàn toàn không phải người !”

Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé: “Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?”

Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói: “Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào…”

Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa. Chỉ có một người không cười. Ðó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn trân trân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận.

Sống ở trên đời cần phải có một tấm lòng đó là lòng yêu thương, lòng hiểu biết, sự vi tha.

Mong mỏi mỗi người chúng nên ngồi lại với nhau để soi gương nhìn lại.

ST

 

Biểu tình ở Kỳ Anh đòi đóng cửa Formosa

Biểu tình ở Kỳ Anh đòi đóng cửa Formosa

HOI NGU DAN MIEN TRUNG

Cuộc biểu tình của người dân Hà Tĩnh hôm 1/9

Hôm 1/9, nhiều người đã tham gia biểu tình tại thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh với yêu cầu đóng cửa Formosa và chi tiền đền bù cho người dân bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết.

Hình ảnh và video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy đám đông tuần hành từ địa phương lên trung tâm thị xã cầm trên tay các biểu ngữ: “Tiền đền bù của chúng tôi đã đi về đâu? Yêu cầu đóng cửa và khởi tố Formosa…”.

BBC không kiểm chứng độc lập được con số người tham gia.

Hôm 1/9, BBC đã liên hệ Ủy ban Nhân dân thị xã Kỳ Anh nhưng số máy liên tục bận.

Trong video clip được linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, giáo phận Vinh, chia sẻ trên mạng xã hội cùng ngày, người được cho là đại diện Ủy ban Nhân dân thị xã Kỳ Anh nói: “Mong bà con thông cảm. Đề nghị các phòng ban chuẩn bị nước nôi cho bà con.”

“Giao cho Phòng Quản lý đô thị và văn phòng ghi chép lại ý kiến đề xuất của bà con để có văn bản trả lời.”

“Những phần nào Kỳ Anh trả lời được thì sẽ trả lời, còn những phần khác chúng tôi sẽ ghi nhận để chuyển lên trên”.

Tin biểu tình tại Miền Trung

Suong Quynh and Thomas Trung shared Sơn Văn Lê‘s post.
Sơn Văn Lê's photo.
Sơn Văn Lê's photo.
Sơn Văn Lê's photo.
Sơn Văn Lê's photo.

Sơn Văn Lê added 4 photos and a video — with Nguyen Lan Thang and Đỗ Đức Hợp.

Tin biểu tình tại Miền Trung

Giáo phận Vinh – Sáng nay 1/9/2016, khoảng hơn 2000 người dân xã Kỳ Hoa, Hà Tĩnh tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối Formosa và yêu cầu minh bạch tiền đền bù cho ngư dân. Họ cùng nhau hát bài Dậy Mà Đi và tiến về tập trung tại trụ sở uỷ ban Huyện Kỳ Anh giương cao các khẩu hiệu:

– YÊU CẦU KHỞI TỐ FORMOSA VÀ ĐỒNG BỌN,
– HÃY ĐỀN BÙ THIỆT HẠI CHO CHÚNG TÔI
– TIỀN ĐỀN BÙ CỦA CHÚNG TÔI ĐÃ ĐI VỀ ĐÂU ?
– CHỌN NHÂN DÂN HAY CHỌN FORMOSA

Đã nhiều tháng trôi qua kể từ ngày xảy ta thảm hoạ do Formosa xả thải ra biển gây nên. Ngư dân bốn tỉnh miền Trung liên tục xuống đường biểu tình đòi bồi thường và yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa.

Gần đây, người dân tại một số nơi nhận số gạo mốc meo đền bù từ phía nhà cầm quyền trong khi nghề đánh bắt cá của họ bị triệt hạ, con em họ không có tiền đóng học phí để đến trường học.

Ngày 01.09 năm nay cũng được Giáo hội Công giáo chọn làm ngày Bảo vệ môi trường và Giáo phận Vinh đã thể hiện bằng hành động thiết thực khi họ bày tỏ quan điểm yêu cầu đóng cửa nhà máy độc hại Formosa.

Hôm Chúa Nhật, 28.08.2016, trong giờ Kinh Truyền Tin, ĐTC Phanxicô nói đến ngày này như sau: “Ngày Thứ 5 đến đây, tức ngày 1 tháng Chín, chúng ta sẽ đánh dấu Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho việc chăm sóc thiên nhiên, cùng với anh em Chính Thống của chúng ta và với các Giáo hội khác, đây là một cơ hội để chúng ta tăng cường cam kết chung về việc bảo vệ sự sống, tôn trọng môi trường và thiên nhiên.”

Nguồn ảnh và video: bằng hữu gởi cho Lê Sơn

Trong mọi lúc hãy giữ lòng cao thượng,

Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 23 thường niên năm C 04/9/2016

 

                                                            Tin Mừng: (Lc 14: 25-33)

 

Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giêsu. Người quay lại bảo họ:

 

“Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được. “Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chê cười mà bảo: “Anh ta đã khởi công xây, mà chẳng có sức làm cho xong việc. Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng? Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hoà. Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được.

& & & 

 

“Trong mọi lúc hãy giữ lòng cao thượng”,

“không tỵ hiềm, không giận dữ ghen tuông.

Xoá hận-thù bằng mọi dấu yêu thương,

Mỗi kinh-nghiệm là một thày dậy dỗ.”

(Dẫn từ thơ Nguyên Đỗ)

Mai Tá lược dịch.

 

“Giận dữ, ghen tương cùng tỵ hiềm xót xa”, nhất nhất đều là những đau thương đuối ngã trên đường đời. Con đường lâu nay vẫn thắm đượm nhiều kinh nghiệm cần lướt thắng. Lướt bằng yêu thương. Thắng bằng tha thứ. Bằng cách giữ lòng cao thượng như Chúa dạy, suốt hôm nay. Lời Chúa dạy hôm nay, thoạt nghe ta tưởng như đó là nghịch lý, rất khó nghe. Nghịch lý và khó nghe, là bởi nếu không thận trọng ta những tưởng Chúa dạy phải giận hờn ghét ghen. Ghét vợ ghét con, ghét cha mẹ ghét cả người thân ta cứ tưởng là có ghét như thế, mới được gần gũi với Chúa. Với Cha.

 

Không. Không phải thế. Trình thuật hôm nay, thánh sử Luca muốn diễn bày quyết tâm của  các đồ đệ theo Chúa. Thánh sử diễn tả bằng những lời lẽ rất triệt để. Điều, thánh nhân muốn nói, là: khi đã dấn bước theo chân Chúa, con dân nhà Đạo cũng nên dứt khoát tư tưởng, cho trọn tình trọn nghĩa. Trọn tâm can. Trọn tình vẹn nghĩa, tức chấp nhận lối cảm nghiệm rất sâu sắc về cuộc đời. Cảm nghiệm để rồi, đem thái độ sống ấy vào chính con đường mòn ta đi, trong cuộc đời.

 

Đọc Tin Mừng thánh Luca với đầu óc hoàn toàn cởi mở, không theo theo nghĩa đen. Không thành kiến rất tối, người đọc hẳn sẽ nhận ra rằng thánh Luca không có ý bảo: hãy ghét hết mọi người. Hoặc, ghét bỏ chính mình. Ngược lại, thánh sử kêu gọi người người hãy yêu thương giùm giúp lẫn nhau. Yêu thương giùm giúp mà chẳng cần tìm hiểu hoặc cứu xét xem người ấy là ai. Người ấy có đáng yêu không. Cũng chẳng cần xét xem người ấy có là họ hàng người thân, không.

 

Những gì Đức Kitô căn dặn nơi trình thuật, đã đưa ta về lại với xác tín ta vẫn có từ trước. Đặc biệt hơn cả, là: dụ ngôn kể về người Sa-ma-ri tốt bụng, mới đề cập hồi tuần trước. Điều này còn ghi rõ nơi lời nguyện cầu “Lạy Cha”, Chúa vẫn khuyên.

 

Xem như thế, đã là đồ đệ theo chân Chúa, hết thảy đều phải tâm niệm câu nói nằm lòng “tứ hải giai huynh đệ”. Tức, anh em bốn bể đều người nhà. Con cái muôn phương đều một Cha. Người Cha yêu thương. Cha trên trời. Đó là điều Đức Chúa dạy tất cả các người con dưới thế: hãy yêu thương nhau như con một nhà.

 

Trình thuật hôm nay, nhấn mạnh đến nền tảng của Đạo: tương quan với Chúa. Tương quan – hiệp thông với Chúa, phải được dẫn chứng bằng đường lối ta cư xử với các người anh, người chị cùng một Cha. Đường lối cư xử, tức cách xử sự của những người con cùng Cha trên trời, không tùy vào hệ thống quân giai rắc rối, như ở đời. Cũng chẳng tách bách họ hàng như gia tộc. Tương quan và hiệp thông với Chúa, không thể cân đong đo đếm bằng những danh xưng/chức tước, tiền bạc của cải, hoặc tôn giáo, nghề nghiệp, hoặc giai cấp xã hội. Tương quan với Chúa, là tâm tình thân thương trìu mến được diễn bày với người dưng khác họ, ở đâu xa. 

 

Trình thuật hôm nay, còn bàn về tương quan ta đang có giữa những người anh em đồng hội đồng thuyền, sống gần gũi với ta. Trong tương quan đối xử, điều quan trọng không nằm ở chỗ: người này người kia đánh giá thế nào về ta. Nhưng, bằng vào mức độ ta quan tâm chăm sóc mọi người đến thế nào. Quan tâm chăm sóc ấy còn được gọi là lòng yêu thương xót xa thể hiện bằng cử chỉ và tâm tình khi ta tiếp xúc với những người dưng khác họ, mà thôi.

 

Ai tìm sự bình an hài hoà nơi thái độ quan tâm chăm sóc những người ngoài luồng, ngoài Đạo, thì người ấy sẽ cảm nghiệm được điều mà thánh Phao-lô khẳng định trong thư gửi cộng đoàn tín hữu Do thái: “Nơi mà anh chị em phải đến, đó chính là núi Sion. Là chốn thành đô của Thiên Chúa cùng với toàn thể Hội thánh ở nơi đó mỗi người là “trưởng tử” và là công dân của Nước Trời.”

 

Trình thuật hôm nay cũng nhấn mạnh thêm điều này: chúng ta đương nhiên là đã yêu thương người thân thuộc cùng giòng họ. Không cần nói cũng biết. Nhưng, điều hệ trọng Chúa ân cần dặn dò, là: nếu ta chỉ yêu thương đùm bọc người thân yêu ruột thịt mà thôi, như thế hoàn toàn không trọn nghĩa, vẫn chưa đủ.

 

Giả như, ta chỉ thỏa mãn ước nguyện của người thân yêu/ruột thịt mà thôi, chẳng đoái hoài đến nhu cầu và thân phận của người dưng khác họ nào khác, tức là ta đã bất công với gia đình rộng lớn gồm những người con cùng Cha trên trời. Nếu không nhận ra người anh người chị trong gia đình lớn như người thân thuộc, ta không thể nào trở thành đồ đệ của Thầy Chí Thánh. Bởi, như thánh sử Luca ghi rõ:“Mỗi lần các ông từ chối không chăm sóc những người anh chị em của Ta, tức là các ông từ chối chính Ta.

 

Nếu chỉ yêu thương đùm bọc mỗi giòng họ người thân của mình, thôi. Đó là thứ “ghét bỏ” mà Đức Giê-su không muốn con cái và đồ đệ Ngài thực hiện. Nói tóm lại, là người theo Chúa đích thật, ta phải nhận ra sao bản của Thầy Chí Thánh nơi tất cả những người anh người chị thân thương hoặc chỉ người dưng khác họ, không hơn không kém.

 

Yêu thương đùm bọc Đức Giê-su nói đến, còn được thánh Phao-lô bổ túc bằng thư tâm tình xin anh Phi-lê-môn nhận người dưng khác họ là nô lệ Ônêximô làm người anh em thân thuộc: “Tôi xin anh cho đứa con sinh ra trong cảnh xiềng xích, xin gửi về anh để xin anh đón nhận như người ruột thịt.” (Plm 1: 10-14).

 

Tình yêu thương mà thánh nhân đề cập là tha thứ cho những gì nô lệ Ô-nê-xi-mô đã làm. Nay người nô lệ ấy đã trở thành anh em cùng nhà. Nhà của tín hữu Đức Kitô Nhân Hiền. Ở nơi đó, mọi người coi nhau như anh em ruột thịt.

 

Cuối cùng, cởi bỏ mọi hình thức thân cận, ruột thịt là để ta có được tự do mà theo đuổi sự thật. Sự thật về lòng yêu thương đùm bọc luôn thăng hóa. Và, khi đã thăng hóa trong yêu thương như thế, mọi người theo chân Chúa sẽ tự tạo cho mình niềm phấn khởi sẵn sàng lập một hành trình. Hành trình luôn “có lòng cao thương; không tỵ hiềm, không giận dữ ghen tuông”. Nhưng, xóa bỏ hận thù bằng mọi dấu yêu thương.

 

Lm Richard Leonard sj biên-soạn  –

Mai Tá lược dịch.

 

Lìa nhau cho tim bốc cháy,

 Lìa Nhau –   Nguyễn Đức Quang

      httpv://www.youtube.com/watch?v=V6d3E1tdlzs

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 23 mùa thường niên năm C 04/9/2016

“Lìa nhau cho tim bốc cháy,”

Thù sâu lan khắp ư lan khắp địa cầu.
Lìa nhau cho nhau giá buốt,

Tình thương chôn dưới chôn dưới hận sầu
Lìa nhau đem theo đói khát nhục nhằn,
Lìa nhau cho giấc dài trở trăn.”

(Nguyễn Đức Quang – Lìa Nhau)

(Lc 12: 32/ 12: 50)

 Trần Ngọc Mười Hai

Còn nhớ, có lần bầu bạn trong nhóm sinh-hoạt văn-học/nghệ-thuật thuộc loại “bỏ túi” ở Sydney, Úc Châu có nói với bần-đạo bầy tôi đây, rằng: “Chừng như nhạc Việt mình ít có giai-điệu ồn-ào, vui-tươi/nhộn-nhịp như nhạc của người nước ngoài, đấy chứ?” Có lẽ vì nơi quê-hương ta xảy ra quá nhiều chiến-tranh và chia-cắt khiến người mình mới “lìa nhau” ra như thế!

Nghe hỏi, bỉ-nhân đây bèn lục-lạo các bài mình từng trích-dẫn khi viết “phiếm” mới thấy rằng: nhận-định trên đây rất ư là thực-tế. Nó đúng thực và tinh-tế như nhận-xét của người xưa thời thực-dân từng minh-chứng bằng những ca-từ lặp đi lặp lại đến buồn đau với những cụm-từ “lìa nhau” và “lìa nhau” như câu hát tiếp:

“Lìa nhau cho gian nan.

Lìa nhau cho bẽ bàng.

Lìa nhau cho gian dối lan tràn.

Lìa nhau cho non nước bước phiêu lưu.


Lìa nhau cho nhau luống đất,

ngày nay không lúa,

không lúa không mầu.
Triều sông dâng theo uất ức,

tràn lan trôi khắp, trôi khắp quê sầu.

Lìa nhau đem theo tiếng nói ngọt ngào.
Lìa nhau cho chút lòng làm cao.
Đàn trâu đi bơ vơ, bên nhà xiêu nước mắt mờ.
Lìa nhau cho kiếp sống xác xơ.
(Nguyễn Đức Quang – bđd)

Áp-dụng vào sinh-hoạt phụng-vụ nhà Đạo, nhiều lúc và lắm khi câu nhận-định trên xem ra cũng tương-tự.

Chẳng nói giấu gì bạn đọc hoặc các bạn không thích đọc mà chỉ thích hát hoặc nghe câu ca/tiếng hát xưa/cũ thời ông bành-tổ của bần-đạo vẫn được nghe hoài và hát mãi những lời cầu sau thánh-lễ rất Misa mừng kính Đức Maria, như:

Lạy Mẹ xin yên ủi chúng con luôn luôn.
Mẹ từ bi xin phá những nỗi u buồn.
Vì đời con gieo rắc biết bao đau thương.
Và tràn lan gai góc vướng trên con đường.

Ơ, Mẹ rất nhân từ,

Mẹ quên sao được hôm xưa.
Lời Mẹ hứa khi ở trên núi kia.
Lúc mà Chúa sinh thì,

Mẹ đứng âu sầu lặng yên.
Là Mẹ chúng con,

Mẹ xin lĩnh quyền.”

(Nguyễn Khắc Xuyên – Lạy Mẹ Xin Yên Ủi)

Câu hát trên đây, lại đã đưa dẫn bần-đạo đi vào một rừng sách gồm các cuốn có những giòng tư-tưởng/nhận-định khá “lìa nhau” như sau:

“Thật cũng lạ, là: có những tuyên-ngôn cho rằng bất cứ văn-bản viết bằng chữ nào trong lịch-sử gồm lập-trường hoặc từ-vựng đều chứa đựng “Lời của Chúa” hết. Khẳng-định như thế, tức bảo rằng Thiên-Chúa cũng rất giống con người là ở chỗ: Ngài cũng có khả-năng nói bằng lời cho một dân-tộc nào đó rất cá-biệt bằng thứ ngôn-ngữ mà dân-tộc ấy hiểu được và từ đó hiểu rằng Thiên-Chúa cũng đầu-tư vào các chi-tiết vụn-vặt của đời sống phàm-trần một cách thân-thương, mật-thiết rất đặc-biệt.

 Quả thật rất rõ là: tuyên-ngôn ấy lâu nay vẫn được thế-giới Tây-Phương luôn coi đó là Thánh Kinh của Đạo Chúa. Trong khi đó, các đạo-giáo khác cũng làm như thế, thì Đạo Chúa lại chẳng bao giờ coi các “tuyên-ngôn” của bạn đạo mình một cách nghiêm chỉnh hết. Nói khác đi, thì bất cứ tuyên-ngôn tương-tự xuất từ cội-nguồn ngoài Kitô-giáo rõ-ràng đều bị coi là phi-lý. Không cần phải đi đâu xa mới nhận ra được điều này mỗi lần tín-hữu Đạo Chúa tụ-tập nhau ở nhà thờ để cử-hành Tiệc lễ người nghe đều thấy câu “Đó là Lời Chúa” trước khi người đọc sách kết-thúc một đoạn trích ở Kinh Sách.

 Quả thật, khi tuyên-xưng lời kết một bài đọc trong Tiệc Thánh-thể bằng các cụm-từ như thế, người nghe đọc lại sẽ hoan-hỉ thưa: “Tạ ơn Chúa”, rất rõ rệt.

 Ở một số Giáo-hội có cơ-cấu ít kiên-cố hoặc tập-trung nhấn mạnh về Phúc Âm hơn, thì người đọc Tin Mừng Tân-Ước lại sẽ kết-thúc bằng một tuyên-ngôn khác, như vẫn bảo: “Xin Đức-Chúa Trời ban thêm ơn lành cho việc đọc Lời của Ngài ở nơi đây.”

Khi người đọc câu tuyên-ngôn này bằng tiếng Anh, người đọc bao giờ cũng dùng đại-từ giống “đực” để chỉ Đức Chúa Trời. Như thế có nghĩa: Thiên-Chúa là nam-nhân. Điều này không gây cho các Hội-thánh bất cứ một quan-ngại chút nào hết. Nhưng, riêng bản thân tôi, lại thấy đó là chuyện dị kỳ, khó chấp-nhận…” (X. Tgm John Shelby Spong, A claim that cannot endure, Exposing the Bible’s Texts of Hate to Reveal the God of Love, Harper Collins Publishers 2005 tr. 15-16)

Nhận-định của Tổng-giám-mục Anh-giáo John Shelby Spong trích-dẫn ở trên, có lẽ đối với một số tín-hữu khác đạo hoặc khác giáo-phái thấy đó là lý-do gây nên sự “chia lìa” giữa những người cùng thờ GiaVê Thiên-Chúa.

Bần-đạo bầy tôi đây thật sự không lấy đó làm điều, bèn tự-nhủ: hay ta thử nghe thêm ít câu hát hoặc đọc lại vài truyện kể nào đó may ra cũng thấy được lằn sáng cuối đường hầm thay cho việc ngồi đó cứ nghĩ đến chia rẽ với “Lìa nhau” cũng được đấy. Nghĩ vậy, nên bần-đạo lại mời bạn và mời tôi, ta nghe thêm đôi câu khác trong nhạc bản “Lìa nhau” ở trên, như bên dưới rồi hãy xem:

“Lìa nhau mây đen lớp lớp,

về đây che khuất, che khuất mẹ hiền
Mẹ buồn nhìn đời khốn khó,

đàn con gieo thêm lắm, thêm lắm ưu phiền.


Mẹ khuyên khuyên con tiếng nấc nghẹn ngào:
à ơi con hỡi đừng lìa nhau.
Đạn bay trên non cao,

hay đạn tuôn về xóm nghèo
Lìa nhau cho non nước tiêu điều.”

(Nguyễn Đức Quang – bđd)

Đã “lìa nhau mây đen lớp lớp” thế rồi, thì còn gì nữa mà khuyên với nhủ mấy đứa con “tiếng nấc nghẹn ngào”? “Lìa nhau cho non nước tiêu-điều”, rày như tác-giả là Tổng Giám Mục John S. Spong  lại nói lên đôi điều khá sầu buồn nhận thấy ở Kinh Sách, như sau:

“Vốn xác-tín rằng Đạo Chúa có cơ-chế tổ-chức đã và đang đòi-hỏi sức-mạnh/quyền-uy cho Giáo-phái của mình mà phần lớn các đòi hỏi ấy lạ bén rễ sâu nơi tuyên-ngôn Kinh thánh bảo rằng tiếng/giọng và Lời của Chúa không còn được ai nghe thấy tận bên trong Sách thánh nữa.

 Chính vì thế, nay tôi mời gọi mọi người hãy cùng nhau leo lên đỉnh núi để từ đó ta có thể xem xét/ngắm nhìn cơn gió đầy uy-lực cực-kỳ, coi xem các trận động đất và lửa ngọn tàn-phá không chỉ mỗi thần-tượng tín-điều bắt buộc mọi người phải tin, nhưng cả đến Kinh thánh, Giáo-hội, nhất nhất vẫn có thói-quen che-đậy không cho ta thấy được những gì thật sự là Thực-chất của Thiên-Chúa.

 Và khi mọi sự đã bị tàn-phá đến vỡ toang rồi, thì hy-vọng của tôi sẽ là: cả chúng ta nữa lúc đó cũng sẵn sàng để vẫn còn nghe được tiếng/giọng nhỏ-nhẹ của sự lặng-thinh vốn dĩ khuyến-khích ta trở về với lời gọi mời mà theo tôi, đó là bản-chất của những gì có nghĩa trở-nên đồ-đệ của Đức Giêsu. Và rồi, ta có bổn-phận dựng-xây một thế-giới trong đó mỗi người và mọi người đều có thể sống đầy-đặn hơn, yêu-thương một cách phung-phí hơn nữa và trở thành con người mà Thiên-Chúa muốn mỗi người trở nên như thế.

 Bằng lời gọi mời này, ta sẽ phản-đối tất cả những gì làm cho cuộc sống của bất cứ ai cũng không bị suy-giảm, giản-lược dù có khác-biệt về giòng giống, sắc-tộc, bộ-lạc, giới-tính hoặc hướng-chiều về phái-tính khác hoặc ngay đến đạo-giáo nữa.”(Xem thêm Tgm John Shelby Spong, A Claim that Cannot Endure, sđd tr. 25-26)

Xét lập-trường và nguyên-nhân gây nên việc “Lìa nhau” theo ý đấng bậc ở trên xong, nay ta lại mời nhau đi vào vườn thượng-uyển có những hoa thơm/cỏ lạ đầy những Lời Vàng Ngọc của bậc thánh-hiền khi xưa từng nhất-quyết:

“Anh em tưởng rằng

Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao?

Thầy bảo cho anh em biết:

không phải thế đâu,

nhưng là đem sự chia rẽ.

Vì từ nay,

năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau,

ba chống lại hai, hai chống lại ba.”

(Lc 12: 51-52)

Sống hài-hoà/bình-an hay đầy những cảnh “Lìa nhau” như thế, đó là tiền-đề và phản-đề của một biện-chứng bàn về cuộc sống thực ở đời của nhà Đạo. Đấng Thánh-hiền nói thế là để cảnh-giác người đọc và nghe Lời Ngài. Để rồi, tác-giả Tin Mừng lại ta dẫn về tổng-đề rất “có hậu” như sau:

“Hỡi đoàn chiên nhỏ bé,

đừng sợ!

vì Cha anh em

đã vui lòng ban Nước của Ngài

cho anh em.”

(Lc 12: 32)

Vâng. “Nước” của Ngài đã được ban cho ta như thế rồi. Còn gì đâu nữa mà âu sầu, sợ sệt! Vâng. Nghe những Lời chắc-nịch của Ngài thế rồi, nay ta cứ tiếp-tục mời nhau dấn bước vào vùng trời đầy truyện kể để tìm cho ra câu nói hoặc cốt truyện ý-nhị dù truyện kể có hơi cường-điệu hoặc nhàm-chán như một triết-thuyết, vẫn không ngại.

Vậy thì, ta cứ đi thẳng vào truyện kể nói về sự thật ở đời cũng rất “Lìa nhau”, như sau:

“Truyện kể, là về người lính nọ, cuối cùng ra cũng đã trở về với gia-đình sau nhiều trận-chiến ác-liệt ở Việt Nam , vào thời ấy, như sau:

 Từ San Francisco, anh con trai gọi điện cho cha mẹ mình, rằng:

-Ba mẹ ơi, con đã về lại quê nhà rồi, nhưng con có một chuyện muốn xin với ba mẹ. Con có người bạn đang trong cảnh ngặt-nghèo nên muốn đưa anh ấy về nhà cùng sống với con.

-Chắc chắn rồi, hỡi con trai yêu quý, cha mẹ anh vui vẻ nói: Ba mẹ rất muốn gặp bạn của con”.

-Nhưng có điều con muốn nói trước với ba mẹ là: bạn con bị thương khá nặng trong chiến tranh. Anh ta hơi đãng trí và chỉ còn mỗi cánh tay và một chân thôi. Anh không có nơi nào để về sống, và con muốn anh ấy đến sống với gia đình ta, ba mẹ nghĩ sao?

-Ấy chết! Ba mẹ xin lỗi con, con trai yêu quí của Ba mẹ… Có lẽ ta có thể giúp anh ấy tìm nơi nào khác để sinh sống cũng được vậy!…

-Không đâu, ba mẹ à, con muốn anh ấy đến ở chung với gia đình mình cơ.

-Con à! Con có biết là con đang yêu cầu ba mẹ làm một điều quá sức hay không? Đem về nhà mình người bạn tàn tật như vậy sẽ là gánh nặng khủng khiếp cho ba mẹ đấy. Ba mẹ còn có cuộc sống riêng-tư của mình nữa chứ, ba mẹ không thể để điều ấy làm ảnh hưởng tới cuộc sống riêng của gia-đình ta. Ba nghĩ: con hãy về nhà và quên anh bạn của con đi. Anh ấy rồi cũng sẽ tìm ra cách tự lo-liệu cho cuộc sống của mình đấy thôi…

 Lúc ấy, người con bèn gác điện thoại, không nói gì nữa. Cha mẹ anh không nghe thấy gì từ đầu giây bên kia nữa. Song, ít ngày sau, họ đột-nhiên nhận được cú điện-thoại từ đồn cảnh sát San Francisco gọi về bảo cho biết: Con trai ông bà đã qua đời sau khi bị ngã từ ban-công trên cao-ốc xuống đất, cảnh sát đã thông-báo cho ông bà như vậy. Cảnh sát San Francisco quyết được rằng đây chắc chắn là một vụ tự-vẫn có suy-tính.

 Cha mẹ người lính trẻ, trong cơn đau-đớn tột bực, đã vội bay tới San Francisco và ông bà được dẫn tới nhà xác thành-phố để nhận-diện thi-thể của người con trai. Họ nhận-diện đúng là anh ta, người con trai yêu quý của hai ông bà. Nhưng đột nhiên, hai ông bà kinh-hãi không thốt nên lời, khi nhận thấy điều mà trước đó họ không hề hay biết, đó là: con họ chỉ còn duy-nhất có một tay và một chân thôi.”

 Thế rồi, những giọt nước mắt đau thương/ân-hận đã bắt đầu tuôn, nhưng tất cả đều đã quá muộn. Cha con gia-đình này, nay đã “lìa nhau” không được sống chung với nhau nữa, dù có muốn.” (Truyện kể lan nhanh qua điện-thư vi-tính rất thường ở thời này)    

 Truyện kể chỉ có thế. Không nhàm và cũng chẳng chán, vẫn như chuyện thường ngày ở huyện, mà lại là huyện Tây Phương rất cực-lạc. Nhưng người kể hôm nay lại đã gửi đến người nghe, một cảm-nhận như sau:

Bạn đừng bao giờ đối xử phân-biệt/kỳ-thị với người khác. Bởi, bạn sẽ không biết được người thực sự bị tổn-thương đây là ai hết. Hãy cứ bao-dung/độ-lượng với mọi người và nghiêm-khắc với chính mình! Nếu mọi người trong ta đều có thể để lòng bao-dung/nhân-ái với người lạ giống như người thân của mình, thì thế giới này rồi đây sẽ tốt đẹp dường bao.”

 Bởi, với lòng từ-bi/bao-dung, ta có đủ sức để mài/dũa bất cứ hòn đá vô-tri vô-giác nào đi nữa thành viên ngọc quí lung-linh chiếu sáng. Ta cũng sẽ đủ sức biến những việc khó-khăn thành dễ-dàng; đủ sức biến người tầm-thường hay khuyết-tật thành vĩ-nhân, cũng không khó.” (Bạch Mỹ sưu-tầm)

 Truyện kể gọn nhẹ là như thế. Thi-ca âm-nhạc ở đâu cũng như vậy. Cũng có câu ca hoặc điệu hát thoạt nghe có vẻ âu-sầu/buồn-bã, nhưng hễ nghe hoài, nghe kỹ sẽ không còn thấy nhàm thấy chán như ai đó đã cất lên giai-điệu đầy hưng-phấn, quyết-tâm như sau:

“Đừng sợ bạn ơi hãy đứng thẳng lên.
ca ngợi quê hương của chúng ta.
bằng niềm tin chứa chan trong tim,

người thanh niên.

Đừng sợ bạn ơi hãy đứng thẳng lên.
Cuộc đời đang dang tay đón ta.
Bằng yêu thương ta đi xóa tan,  

mọi căm hờn.

Đừng ngồi yên, nghe tiếng khóc quanh mình
đừng ngồi yên, trên nhung gấm vô-tình hỡi bạn thân!
đừng vùi lương tri dưới gót chân.
đừng nhìn tha-nhân

đang kêu gào chống ngục tù xin công bằng, đòi cơm áo.

Đừng đùa vui khi đói khát vẫn còn.
đừng đùa vui khi áp-bức vẫn còn, nhân-loại ơi!
Đừng làm quê hương thêm tả tơi.
Đừng khoe-khoang trên những xác người
đã ngã gục chết cho đời được thêm vui.

 “Đừng sợ bạn ơi hãy đứng thẳng lên!
Ngợi ca quê hương của chúng ta.
Bằng niềm tin chứa chan trong tim,  

người thanh niên.

Đừng sợ bạn ơi hãy đứng thẳng lên.
Cuộc đời đang giang tay đón ta.
Bằng yêu thương ta đi xóa tan mọi căm hờn.

(Lê Hựu Hà – Bài Ca Tuổi Trẻ)

Đúng thế. Dẫu có ra sao, cũng đừng sợ! Sợ gì mà không hát lại những câu ca buồn-bã rất “lìa nhau” hoặc chia-lìa như sau:

“Lìa nhau cho nhau luống đất,

ngày nay không lúa,

không lúa không mầu.
Triều sông dâng theo uất ức,

tràn lan trôi khắp, trôi khắp quê sầu.

Lìa nhau đem theo tiếng nói ngọt ngào.
Lìa nhau cho chút lòng làm cao.
Đàn trâu đi bơ vơ, bên nhà xiêu nước mắt mờ.
Lìa nhau cho kiếp sống xác xơ.
(Nguyễn Đức Quang – bđd)

Vâng. Thế đó là niềm vui có gọi mời “Đừng sợ bạn ơi!” gặp thấy trong mọi nỗi buồn cuộc đời, dù rất chán. Và, dù có “Lìa nhau cho tim bốc cháy những ‘thù sâu lan khắp địa cầu”. Cả vào khi ta hát những câu “Lìa nhau đem theo tiếng nói ngọt-ngào”, “chút lòng làm cao”, “nước mắt mờ”, “xác xơ”, một kiếp sống rất ơ-hờ, thờ-ơ, rất đáng chán!

Trần Ngọc Mười Hai

Nhiều lúc thấy đời mình

Cũng khá nhàm và hơi chán

nhưng không sợ.

Vẫn đầu cao mắt sáng

Nhìn về phía trước có tương-lai mầu hồng

đầy sức sống,

Rất miên-trường. 

-Nước mắt nụ cười qua từng câu chuyện kể-

-Nước mắt nụ cười qua từng câu chuyện kể-


  1. Lương tâm  .
    Con ốm, nhập viện. Làm thủ tục, bác sĩ mặt lạnh tanh. Biết ý, tay mẹ run run dúi trăm nghìn vào túi “lương y”… Bác sĩ thân mật: “Nằm giường này cháu, đừng lo có bác!”. Biết đâu mẹ đang xỉu dần vì bán máu cho con. Lương tâm?

    2. Xứ lạ quê người .
    Qua xứ người được vài năm thì ông anh họ của tôi bắt đầu gởi tiền về, giục các con lo học tiếng Anh và vi tính đẻ mai mốt qua đó có thể dễ dàng kiếm việc làm.
    Hôm vừa rồi, anh gọi điện về thăm gia đình chúng tôi, tôi hỏi anh có địa chỉ eMail chưa để tiện liên lạc, giọng anh chùng hẳn xuống: ”Suốt ngày tích- cực  lao-ôộng, làm thêm “over time”, đâu rảnh để chơi internet!”

    3. Chung Riêng.
    Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên…
    Uống chung một ly rượi mừng, chụp chung tấm ảnh… cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa mình sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta…

    4. Bàn tay

    Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em… mềm mại.
    Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em… chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
    Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.

    5. Vòng cẩm thạch  .
    Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường…

    Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: 
    -Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui. Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.

    6. Ngậm ngùi
    Ba mất nửa năm, má dẫn hai con nhỏ về quê. Xin được mảnh đất hoang, cùng mần cỏ, dọn nền, lối xóm lạ hoắc tới tiếp dựng mái lá ở tạm. Tối, má gói bánh – nấu. Sáng, hai nhỏ út bưng bán. Má mượn xuồng đi chợ, áo thâm kim, nón lá rách.
    Anh Hai ở Sài Gòn, thành đạt, giàu. Hôm về quê, anh đi dọc bờ sông, má thấy, bơi xuồng riết theo, goi tên con hụt hưởi. Anh ngoái nhìn rồi quay mặt đi tiếp. Má tủi, gạt dầm, cúi mặt khóc. Nước mắt má làm xuồng quay ngang!

    7. Tết  .
    Ngồi một mình trong căn phòng chung cư ở tầng 15, anh đón Tết một cách lặng lẽ. Ở nơi này vẫn có bánh chưng, bánh tét, vẫn có pháo, có hoa nhưng hình như vẫn thiếu một thứ gì đó.
    Đã 35 cái Tết tha hương nhưng hình như trong anh vẫn còn tìm kiếm, dẫu rằng sự tìm kiếm đó ngày càng nhạt nhòa theo năm tháng. Phải chăng ‘thứ ấy’ là hương vị Tết quê nhà?
    “Phải đi ngủ sớm thôi” Anh tắt đèn tự nhủ, “Mai còn phải đi làm…”

    8. Nghĩa tình  .
    Bố bị tai biến mạch máu não, nằm liệt giường. Em phải xin nghỉ việc để về nhà phụ mẹ chăm sóc bố. Hơn năm sau, bố mất. Em lại phải đi làm xa kiếm tiền gởi về cho mẹ trả nợ nần, thuốc men. Mãi bươn chải vì chén cơm manh áo, hơn ba mươi tuổi vẫn chưa lập gia đình.
    Anh hai giục mẹ bán nhà ra ở với ảnh, có dâu có cháu cho vui tuổi già. Ngày về căn nhà ngày xưa đã đổi chủ, em chỉ còn biết khóc.

    9. Bóng nắng, bóng râm
    Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
    – Nhà ngoại ở cuối con đê.
    Trên đê chỉ có mẹ, có con
    Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
    – Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
    Con cố.
    Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
    – Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
    Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
    Trời vẫn nắng, vẫn râm…
    … Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

    10. Câu Hỏi  .
    Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa.
    Cuối buổi học.
    – Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô.
    – Hát đi cô.
    Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài “Đi học về”.
    – Hát theo cô nè… Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen…
    Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
    – Tao không có ba mẹ thì chào ai?
    – …
    Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.

    11. Ba Và Mẹ .
    Mẹ xuất thân gia đình trí thức nghèo, yêu thích thơ, văn. Ba tuy cũng được học nhưng là con nhà nông “chánh hiệu”.
    Mẹ sâu sắc, tinh tế. Ba chất phác, hiền hòa.
    Mỗi khi ba mẹ đấu lý, chị em nó thường ủng hộ mẹ, phản đối ba. Mẹ luôn đúng và thắng.
    Hôm ba bệnh nặng, cả nhà lo lắng vào ra bệnh viện.
    Tối ba nói sảng điều gì đó không ai hiểu. Nhưng lần đầu tiên nó nghe mẹ nói “Đúng! Ông nói đúng…” Quay đi, mẹ sụt sùi. Nó thút thít khóc.

    12. Tình Đầu .
    Về quê, lần nào cũng vậy, hễ chạy qua ngã ba An Lạc là tôi cho xe chạy chậm hẳn lại, mắt nhìn vào ngôi nhà khuất sau vườn lá. Một lần, đứa con trai mười tuổi của tôi hỏi:
    – Ba tìm gì vậy?
    – Tìm tuổi thơ của ba.
    – Chưa tới nhà nội mà?
    – Ba tìm thời học sinh.
    – Nội nói, lớn ba học ở Sài Gòn mà?
    – À, ba tìm người… ba thương.
    – Ủa, không phải ba thương mẹ sao?
    – Ừ, thì cũng … thương.
    – Ba nói nghe lộn xộn quá. Con không biết gì cả.
    – Ba cũng không biết.
    Chỉ có Hồng Hạ biết. Mà Hạ thì hai mươi năm rồi tôi không gặp.

    13. Bão .
    Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với tàu, với biển, với những chuyến khơi xa. Anh đi suốt, về nhà chẳng được bao ngày đã tiếp tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, ti vi báo bão. Đêm chị ngủ chẳng yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.
    Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắng nhà, bảo vì công việc làm ăn. Nhưng nghe đâu…
    Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóng gió, bão trong lòng chị.

    14. Khóc .
    Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
    Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
    Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói:
    – Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.

    15. Đánh Đổi .
    Chị yêu anh vì vẻ lãng mạn và coi thường vật chật. Chị xa anh cũng vì lẽ đó. Nhân chứng của cuộc tình là chiếc xe đạp, nó chở đầy kỷ niệm của một thời yêu nhau.
    Mười năm xa cách, anh lao vào cuộc mưu sinh và có một gia sản ít ai bằng.
    Tình cờ anh gặp chị tại nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp ngày xưa, chị hỏi: anh còn giữ nó? Anh nghẹn ngào: anh làm ra những thứ này mong đánh đổi những gì anh có trên chiếc xe đạp ngày xưa.

    16. Mẹ tôi .
    Mẹ sinh tôi giữa ruộng bùn vì lúc có mang tôi cũng là lúc gia đình lâm vào túng quẫn, mẹ đi cấy thuê lặn lội đồng sâu nước độc nên sinh tôi thiếu tháng. Tôi ốm đau èo uột. Mẹ thường cõng tôi qua sông đến nhà thầy thuốc. Tôi khỏe. Nhưng mẹ phải còng lưng ba năm trời để trả nợ.
    Lớn lên tôi định bỏ học đi làm sớm. Mẹ quyết nhịn ăn bắt tôi đến trường. Mẹ là tấm gương soi suốt đời tôi.

    17. Túi khoai thối
    Thử hình dung những cơn giận dữ của ta như những củ khoai, mỗi lần giận là bỏ vào túi một củ, ngày càng nhiều và chúng dần thối đi. Nếu không biết bỏ qua lỗi lầm của người khác, cứ giận họ mãi thì với ta chẳng lợi ích gì, họ cũng chẳng vì ta giận họ mà mập hay ốm đi, còn ta khác nào phải mang theo túi khoai vừa thối vừa nặng. Nếu biết bỏ qua, ta sẽ có nhiều bạn, không còn phiền lòng vì túi khoai thối ấy.

    18. CHUYỆN CÁI VÉ
    Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
    “Người lớn: $10.00
    Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00
    Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí”
    Đọc xong, ông nói với người bán vé:
    – Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
    – Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
    – Vâng.
    – Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
    – Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.

    19. Ba…
    Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.
    Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
    Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:
    – “Có dư đồng nào không con?”.
    Tôi đáp:
    – “Còn dư bốn ngàn ba ạ”.
    Ba nói tiếp:
    – “Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.
    Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng.

    20. Mẹ và con
    Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
    Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.

    21. Anh
    Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng “Sanh ra… giờ cãi lời bố mẹ…phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”
    Anh lặng thinh không nói năng gì…Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
    Ngày bé Út vào Đại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán đi con bò sữa -gia tài duy nhất của gia đình-, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít…Anh cười, “Út ráng học ngoan…”
    Miệt mài 4 năm Đại học, Út tốt nghiệp lọai giỏi, được nhân ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
    Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn thờ nghi ngút khói…Mẹ khóc, “Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ… lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”

    22. Cua rang muối
    Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
    – Cua rang muối thật đó mẹ.
    Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
    – Còn răng đâu mà ăn?!

    23. Xa xứ
    Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
    Thư đầu viết: “ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…”
    Cuối năm viết: “mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”
    Mùa đông sau viết: “em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…”

    24. Đi thi
    Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út – cấp II, cấp III, tú tài, đại học – Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
    … Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
    Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”

    25. THỊT GÀ
    Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe:
    – Nhà Tý ăn thịt gà.
    Đêm đó, bà Tám chửi:
    – Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.
    Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui.
    Trời đổ mưa.
    Thằng Tý la lớn:
    – Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.
    Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt nhìn lên quan tài ông giáo.
    (Đừng vội kết tội cho người khác bạn nhé. Hãy bao dung độ lượng và tha thứ)

    26. Chỉ có một người thôi
    Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:
    – Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.
    Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.
    Bác làm công trở về gặp người chủ.
    Người chủ hỏi:
    – Ở bên ấy có nhiều người không?
    Bác làm công trả lời:
    – Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.
    – Tại sao vậy?
    – Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.

    27. Phấn Son

Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping.
Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì./.

Giáo sư Nguyễn Phi Phượng gởi

LÀM MÔN ĐỆ CỦA CHÚA

LÀM MÔN ĐỆ CỦA CHÚA

ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

MON DE CUA CHUA

 

 

 

 

 

 

 

 

Ai trong chúng ta cũng mong ước được làm môn đệ của Chúa.  Ai cũng muốn theo chân Chúa.  Nhưng ta có thực sự hiểu làm môn đệ Chúa là như thế nào không?  Hôm nay Chúa chỉ cho ta thấy rõ điều đó.

Làm môn đệ là một việc làm nghiêm túc.  Đây không phải là một cảm tính bồng bột nhất thời.  Nhưng là một việc lâu dài.  Chúa Giêsu ví việc làm môn đệ theo Chúa với việc “xây dựng một cây tháp” và việc “chiến đấu với kẻ thù.”  Xây dựng cây tháp là một việc làm lớn lao.  Chiến đấu với kẻ thù là việc làm nghiêm trọng.  Vì thế cần phải ngồi xuống suy tính cho cẩn trọng, chi li.  Cũng thế việc làm môn đệ của Chúa là một việc làm nghiêm túc, vừa lớn lao như sự nghiệp cả đời, vừa nghiêm trọng vì ảnh hưởng tới cả định mệnh.  Vì thế phải ngồi xuống suy tính cho kỹ lưỡng để có thể theo Chúa đến cùng.  Phải suy tính kỹ lưỡng vì làm môn đệ là từ bỏ đến tận cùng.

Làm môn đệ là từ bỏ đến tận cùng.  Môn đệ không phải là kẻ hiếu kỳ cưỡi ngựa xem hoa.  Môn đệ không phải là kẻ tài tử nay làm mai không.  Môn đệ là người đi theo thày suốt đời, sống như thày trong mọi sự.  Chính vì thế mà phải coi thày là thần tượng duy nhất.  Chính vì thế mà phải từ bỏ tất cả, không chỉ người thân mà từ bỏ cả chính bản thân với những ý nghĩ riêng tư.  Để không những đi theo thày, sống như thày mà con ăn nói như thày, suy nghĩ như thày nữa.  Kitô hữu là người mang Chúa Kitô trong mình.  Muốn có Chúa Kitô trong mình, ta phải loại bỏ tất cả những gì không phải Chúa ra khỏi mình.  Điều này chắc chắn không dễ dàng.  Nhưng ta an tâm, vì Chúa Giêsu không chỉ đòi hỏi ta.  Người đã đòi hỏi chính mình trước.  Chúa Giêsu không chỉ đòi ta vác thánh giá. Chính Người đã vác thánh giá trước.  Ta sẻ cảm thấy dễ dàng vì chỉ việc làm như Chúa Giêsu.

Làm môn đệ là làm như Chúa Giêsu.  Nếu Chúa Giêsu đòi hỏi ta từ bỏ, chính Người đã từ bỏ trước.  Người đã từ bỏ trời cao để xuống đất thấp.  Người đã từ bỏ địa vị làm Thiên Chúa để xuống thế làm người.  Sự từ bỏ được thấy rõ qua việc Chúa tự nguyện sống nghèo khổ, tự nguyện nhận lấy tội lỗi của loài người và tự nguyện chết thay loài người.  Khốc liệt nhất là Người đã từ bỏ ý riêng để hoàn toàn vâng theo ý Chúa Cha.  Cuộc chiến đấu khốc liệt đã thấy trong vườn Giêtsimani, khi nhìn thấy trước cái chết đau đớn tủi nhục sắp tới, Người run sợ muốn lẩn tránh bỏ cuộc, nên đã tha thiết cầu xin Chúa Cha:“Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén đắng này.”  Nhưng cuối cùng, Chúa đã từ bỏ ý riêng, vâng theo ý Cha, sẵn sàng ra đi chịu chết: “Nhưng đừng theo ý con, xin vâng ý Cha mà thôi.”

Nhờ hoàn toàn từ bỏ ý riêng, vác thánh giá đi đến cùng, Chúa Giêsu đã hoàn thành công việc của Chúa Cha trao phó, đem ơn cứu độ đến cho mọi người.  Người môn đệ, khi hoàn toàn từ bỏ chính mình, sẽ nên một với Chúa Kitô, cộng tác vào công cuộc cứu độ của Chúa.

ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

From : langthangchieutim