PHẢI PHẠT THẬT NẶNG, THẬM CHÍ ĐÌNH CHỈ… MƯA

PHẢI PHẠT THẬT NẶNG, THẬM CHÍ ĐÌNH CHỈ… MƯA

#GNsP – Một bài viết hay, đăng trên báo Lao Động nhưng sau đó đã bị gỡ xuống. Và sau đây là nội dung bài báo còn lưu lại trên Google:

Cơn mưa chiều rơi rơi thành phố không nhỏ đã khiến người ta bật khóc khi nhớ lại khung cảnh lẫm liệt và bi tráng trong phim Titanic. Và trong cái khung cảnh đậm mùi đại hồng thủy ấy, người ta chợt thấy trong mình, và đồng bào đang co ro quanh mình đức tính nhẫn nại quý báu. Đức tính đã khiến nhiều năm qua, chúng ta luôn luôn chiến thắng hết cơn mưa này đến cơn mưa khác, mặc cho nó lịch sử đến đâu, cuốn theo bao nhiêu ngàn tỉ chống ngập!

Thưa các bạn, ngay cả Cảnh sát PCCC cũng được huy động, không phải bơm nước dập lửa mà để hút nước cứu ngập.

Hàng ngàn chiếc xe máy ở Nguyễn Siêu trở thành tàu ngầm.

Biệt thự triệu dollar của Mr Đàm ngập trong nước khiến anh, quần tới gối, khuôn mặt thẫn thờ như mặt bức tượng sáp 12 tỉ vnd.

Tòa “tháp” Bitexco ngập từ trong ngập ra, ngập từ ngoài ngập vào. Một khung cảnh dữ dội và lãng mạn như trong đại sảnh con tàu Titanic gãy đôi. Các nàng Rose ống thấp ống cao tay xách nách mang trong tòa tháp cao nhất Sài Thành.

Một clip quay cảnh anh soái ca lao mình giữa dòng nước “cứu” chiếc xe máy trôi như bao diêm, à như chiếc lá – thu hút đến ngót 100k like, 35k lượt bình luận và hàng vạn share.

Sân bay Tân Sơn Nhất trở thành sân bơi, bãi đáp của Thủy phi cơ. Bến xe Chợ Lớn biến thành bãi canoing.

À còn nữa, các nữ y tá hò dô ta bắt lươn trong hành lang bệnh viện.
Toàn dân sặc nước với những vận động viên bất đắc dĩ điện thoại dắt trên lưỡi trai nón bảo hiểm.

Những chiếc bus thủy phi cơ “mất điện” giữa dòng thác. 20 chuyến bay trong nước và quốc tế phải bay vòng vòng.

Facebook tràn ngập 2 chữ thất thủ. Có người, trí tưởng tượng thật là phong phú, nhắc đến một cơn “đại hồng thủy”.

Đâu đó vang lên bản nhạc “Sài Gòn ngập quá Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi”.

Một con chuột cố bám víu vào hàng rào B40 ở một nơi nào đó trong sự kiện “Sài Gòn thất thủ” tối qua. Đúng là một khoảnh khắc lịch sử! Một chi tiết câm lặng nhưng đầy biểu cảm mà bạn có thể chú thích với bất cứ caption nào.

GS Ngô Bảo Châu viết một status mấy chữ “Có thêm tàu điện ngầm có khi TPHCM thoát nước tốt hơn nhỉ?”.

24 ngàn tỉ, hoặc hơn đã được ném xuống nước. 75 ngàn tỉ chuẩn bị được nói đến. 1.200 tỉ được đề xuất cho “xe chống ngập”. Nhưng hôm qua, Sài Gòn “thất thủ” thật rồi với Chợ Nổi Bến Thành, con kinh Nguyễn Hữu Cảnh, bến cảng Tân Sơn Nhất.

Bạn sẽ hỏi giải pháp là gì?

Trước khi nói đến giải pháp, chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân.

Tôi phải khẳng định, thủ phạm đã gây ra sự cố, scandal, hay thảm họa ngày hôm qua chính là ông giời. Và, không khó để đoán nguyên nhân sẽ lại là “mưa quá to”, mưa lịch sử… như tuần trước, như tháng trước, như sắp tới… khi mùa mưa mới chỉ bắt đầu.

Nhưng nếu đó là nguyên nhân, chỉ có một giải pháp duy nhất là phạt. Phạt thật nặng, thậm chí đình chỉ mưa nếu lượng mưa vẫn đổ xuống TP to như ngày hôm qua.

Đào Tuấn
(Hình ảnh sưu tầm từ internet)

Tin Mừng Cho Người Nghèo's photo.
Tin Mừng Cho Người Nghèo's photo.
Tin Mừng Cho Người Nghèo's photo.
Tin Mừng Cho Người Nghèo's photo.

Thư gửi Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu!

Thư gửi Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu!

thanh-teresa-hai-dong-giesu

Hẳn là nhiều người chúng con đã quá quen thuộc với cuộc đời thánh thiện, lòng nhiệt thành yêu mến Chúa Giêsu của ngài. Tại Việt Nam, ngài cũng là vị thánh nổi tiếng vì ai cũng muốn bắt chước con đường nhỏ bé của ngài, để mỗi ngày người Công giáo thêm mến yêu Chúa Giêsu nhiều hơn. Mỗi khi mừng lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (1-10) , chúng con có dịp nhìn lại cuộc đời của ngài với cả một vườn hồng của tình yêu hạnh phúc.

Ngài ơi, tiếc thay xã hội chúng con hôm nay còn nhiều người không để tâm đến đời sống tôn giáo, phất lờ lối sống nhân bản. Nhiều khi chính chúng con cảm thấy mình đắm chìm trong niềm vui vô bổ, lạc hướng trong xã hội vô thần và hoang mang trong lối sống suy đồi. Lắm lúc chúng con không chọn Chúa Giêsu là niềm vui đích thực, ngại ngùng với sinh hoạt đạo đức. Không ít người thấy cuộc sống thánh thiện là điều gì quá xa lạ mơ hồ. Bởi thế chúng con thiếu vắng bình an, không nhiều hạnh phúc.

Mỗi khi chiêm ngắm cuộc đời thánh Têrêsa, chúng con được mời gọi để nên thánh ngay trong cuộc sống đời thường. Là trẻ thơ trong vòng tay Chúa giàu lòng thương xót, thánh Têrêsa Hài Đồng đã làm từng điều nho nhỏ với tình yêu nồng nàn. Tuy hành trình nên thánh của ngài lắm chông gai, nhiều thử thách, nhưng lúc nào ngài cũng dành trọn trái tim cho Thiên Chúa. Ngài may mắn có được một gia đình thánh thiện. Cha mẹ ngài lúc nào cũng để tâm đến Thầy Giêsu. Từ nền tảng vững chắc đó, cha mẹ ngài là hai thánh: Martin và Guérin, đã hun đúc cho con cái một tình yêu mãnh liệt nơi Thiên Chúa. Nhờ vậy, thánh nhân có được cảm thức yêu mến và nguyện trót đời dâng mình cho Thiên Chúa từ rất sớm.

Còn nhớ cung cách ngài cầu nguyện luôn là một sự trào dâng của con tim. Với thánh nhân, cầu nguyện đơn giản là một cái nhìn hướng về trời, là một tiếng kêu nhận biết và yêu thương, ôm lấy cả thử thách lẫn niềm vui. Điều này cần thiết cho chúng con là những người muốn nối tương quan với Thầy Giêsu bằng con đường cầu nguyện. Chúng em nhớ hoài lời chia sẻ của ngài: “Đừng sợ nói với Đức Giêsu rằng bạn yêu thương Người; cho dù không cảm thấy gì, đó là cách để buộc Người giúp đỡ bạn, và bồng lấy bạn như một em nhỏ quá yếu không thể bước đi.” Ngài quả đúng như lời nhận xét của nhiều người: “Đằng sau những việc nhỏ bé của con người thấp hèn ấy lại ẩn chứa một tình yêu cao cả”.

Với tình yêu ấy, thánh nhân đã sống 15 năm hạnh phúc trong gia đình thánh thiện, 9 năm thắm nghĩa vẹn tình với Thầy Chí Thánh trong Dòng kín Carmel. Rồi ngày 30 tháng 9 năm 1897, sau 18 tháng cuối đời chiến đấu với bệnh lao phổi nặng, thánh Têrêsa được đưa về Thiên đàng. Trên Thiên quốc, thánh nhân hằng gieo rắc muôn đóa hồng xuống trần gian. Nhờ ân huệ ấy, chúng con ước mong bắt chước thánh nhân để dâng về Chúa những đóa hồng của đời sống thường ngày. Mỗi hoa hồng là những hy sinh bé nhỏ, mỗi cái nhìn, mỗi lời nói và thực hiện mọi việc làm bé nhỏ với tình yêu thật lớn!

Hôm nay đây, chúng con tin rằng cả gia đình thánh nhân cũng tỏa ngát hương hoa hồng xuống từng người chúng con, từng gia đình dưới thế. Chúng con nài xin gia đình thánh nhân nơi Thiên quốc cầu bầu cùng Chúa cho mỗi gia đình chúng con trở nên thiên đường hạnh phúc, nên mái nhà yêu thương và nên tổ ấm thánh thiện!

Mừng lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu!

01-10-2016

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

Vì sao Thành phố Hồ Chí Minh luôn ngập?

Quế Tâm and 2 others shared Huy Phan‘s post.
Huy Phan's photo.
Huy Phan's photo.

Huy Phan added 2 new photos.Follow

QUA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT ĐỂ QUY HOACH & XÂY DỰNG SÀI GÒN, CÁC KIẾN TRÚC SƯ TÀI BA NGƯỜI PHÁP ĐÃ XÉP KHU QUẬN 7 (PHÚ MỸ HƯNG BÂY GIỜ) VÀO “VÙNG CẤM”. HỌ ĐỂ HOANG VÙNG SINH QUYỂN NÀY VỚI DỤNG Ý LÀ “TÚI CHƯA NƯỚC TỰ NHIÊN” CHO TOÀN TP MỖI KHI CÓ MƯA LŨ, TRIỀU CƯỜNG. NHƯNG KHI CHIẾM LẤY SÀI GÒN (1975 – NAY) NGƯỜI CỘNG SẢN HỌ KHÔNG NGHĨ THẾ !
__________________
Hiện đại và giàu có bậc nhất Sài Gòn: Khu Phú Mỹ Hưng – Quận 7.

Nhưng nếu mình cho các bạn biết hình ảnh tráng lệ này là nguyên nhân trực tiếp cho việc các bạn chịu cảnh ngập hôm nay, thì sao?

Tôi luôn tự an ủi rằng, đó là sự lựa chọn, và rằng ta chọn phát triển khu này, bất chấp nó sẽ đẩy đến việc ngập. Giống như chuyện bỏ cái nhỏ, được cái lớn vậy.

Nhưng càng làm lâu trong ngành xây dựng, càng đọc nhiều về thành phố, tôi chỉ có thể cảm khái: Ngày đó sai rồi.

Bây giờ đi từ gốc đến ngọn:

– Vì sao Phú Mỹ Hưng là lý do cho thành phố bị ngập. Để biết điều này. Các bạn cần nắm địa hình của thành phố. Thành phố này thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. .Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam – Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét.

– Vậy Đông – Tây – Nam – Bắc là ở đâu?

+ Khu đô thị Đông (thành phố Đông) gồm quận 2, 9 và Thủ Đức. Trước mặt khu Đông chính là 1, 3, 5 …

+ Khu đô thị Nam (thành phố Nam) gồm toàn bộ quận 7, huyện Nhà Bè và một phần diện tích của quận 8 (phần phía nam kênh Tẻ) và huyện Bình Chánh.

+ Khu đô thị Bắc (hay thành phố Bắc) sẽ gồm quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn… Đồng minh là khu vực Gò Vấp, Tân Bình.

+ Cuối cùng là khu đô thị Tây gồm quận Bình Tân hiện nay, một phần quận 8 và một phần huyện Bình Chánh.

Bây giờ quay lại địa hình: thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Chúng ta có 1 nguyên tắc vật lý: nước chảy chỗ trùng. Nước cứ chảy từ cao về thấp.

Có nghĩa vùng phía Nam là vùng thoát nước của thành phố. Mà vùng phía Nam chính là Phú Mỹ Hưng hiện tại. Khi chúng ta nâng Phú Mỹ Hưng lên, đồng nghĩa với việc nước không thoát được và cứ lang thang đi tìm các hố ga, ao hồ để thoát.

Hố ga, cống, ao hồ (sông Sài Gòn) của TP là không kịp cho nước thoát đi. Đấy là lý do các quận 1, 3, 5…bị ngập. Chính vì chỗ đáng lẽ phải thoát nước đã được nâng nền thành khu đô thị rồi.

Tiếp tục: thành phố thấp từ Tây sang Đông.

Bạn biết khi thành phố ngập chỗ nào tội nhất không? Bình Tân mới tội nhất. Đặc biệt là khu bến xe miền Tây. Nó vừa ngập, vừa bẩn, vừa đang làm đường và đặc biệt kẹt xe kín đặc. Dân ở đó đúng quá thảm.

Nhưng phía thấp để khu Tây thoát nước là khu Đông với quận 1, 3, 5 lại nâng nền rồi. Dẫn đến khu Bình Tân gặp đúng tình trạng như khu trung tâm. Nước không về được phía thấp để thoát, thành ra cứ lơ lửng đợi hố ga.

Phía Đông có lợi thế đấy chính là sông Sài Gòn. Và các con kênh dọc quanh nó. Nhưng vì sông Sài Gòn và các con kênh giờ phải hứng một lượng nước ko thoát được do Phú Mỹ Hưng nâng. Sao còn đủ sức chứa thêm nước từ Bình Tân đưa xuống.

Một vòng luẩn quẩn của nước. Đấy là lý do vì sao không chống ngập được. Và mùa mưa nào báo chí cũng có bài để tác nghiệp.

***

Đọc đến đây chắc các bạn đã hiểu vì sao Thành phố Hồ Chí Minh luôn ngập rồi chứ.

Và cũng hiểu luôn vì sao không khắc phục được: đấy chính là vì quy hoạch đã lầm lỡ rồi.

Lúc này bạn không thể bứng cái Phú Mỹ Hưng đi được.

Thành phố đã sai ngay từ đầu ở 3 điểm:

1/ Không đánh giá hết được Thủ Thiêm. Chính Thủ Thiêm mới là điểm cần đầu tư để phát triển trước

2/ Thủ Thiêm xong rồi mới hẵng chuyển hướng qua quận 7. Ở đây, ta làm ngược lại.

3/ Trong quá trình làm Phú Mỹ Hưng. Lại không tính đến phương án thoát nước. Cứ xây cho sướng.

Kết luận:

Khắc phục đương nhiên có. Hà Lan thấp hơn mực nước biển còn làm được, nói gì Sài Gòn. Thoát được nước hay không, là ở kênh rạch, hồ, đập đủ lớn để làm chỗ thoát nước cho thành phố.

Vấn đề là chúng ta ai cũng tham lam đầu tư, nâng nền, bán đất, ai cũng giành nhau từng mét vuông đất để bỏ túi cho mình. Ai cũng thích san lấp.

Khi không ai hy sinh, khi pháp quyền chưa đủ nặng với doanh nghiệp bất động sản, khi chính phủ cũng thoải mái với những dự án mà doanh nghiệp sẵn sàng lót tay. Khi ấy, thành phố sẽ còn những cơn mưa như hôm nay.

Năm sau, năm sau nữa, hay 5 năm nữa, stt này sẽ vẫn luôn đúng, cho đến một ngày đẹp trời nào đó…
(Dũng Phan)

Hải quân Mỹ Việt luyện tập chung ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông (RFI)

Hải quân Mỹ Việt luyện tập chung ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông

mediaHải quân Việt – Mỹ giao lưu. Trong ảnh, hạm trưởng USS Blue Ridge gặp các sĩ quan hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng, 07/11/2009.Ảnh : Wikipedia

Hôm nay, 28/09/2016, hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu các hoạt động chung, trong đó có cuộc tập luyện chung nhằm ngăn ngừa những va chạm giữa các tàu trên vùng Biển Đông. Tham gia cuộc diễn tập chung có khu trục hạm USS John S. McCain. Khu trục hạm này, chở theo 280 sĩ quan, thủy thủ, sẽ thăm hữu nghị Đà Nẵng từ ngày 28/09 đến 01/10.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm nay, đại tá Lê Bá Hùng, Chỉ huy biên đội tàu khu trục số 7, Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, cho biết là cuộc luyện tập chung giữa hải quân hai nước lần này sẽ tập trung vào việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử về các vụ chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES, viết tắt của Code for unplanned encounters at sea).

Bộ quy tắc không mang tính ràng buộc pháp lý này đã được 21 quốc gia ký kết vào năm 2014 tại một hội nghị ở Trung Quốc và đã giúp giảm bớt nguy cơ đụng độ giữa hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc ở châu Á.

Theo nhận định của tờ Stars and Stripes hôm qua, Việt Nam rất muốn bộ quy tắc CUES được tuân thủ nghiêm chỉnh, vì nước này phải đối phó với các tàu Trung Quốc lớn hơn và trang bị vũ khí mạnh hơn. Nhưng vấn đề là các tàu tuần duyên và tàu cá Trung Quốc, mà nay cũng được trang bị vũ khí, vẫn không tuân thủ CUES, bất chấp những lời kêu gọi của các quan chức chính quyền Mỹ và hải quân Mỹ.

Cũng theo tờ báo nói trên một số nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ, đặc biệt là thượng nghị sĩ John McCain, muốn Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ giữa hai quân hai nước.

Theo thông báo của Sở Thông tin- Truyền thông Đà Nẵng, ngoài cuộc tập huấn chung nói trên, hải quân Mỹ và Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân còn mở các hội thảo về luật Biển, chuyên môn y tế, kiểm soát thiệt hại trên tàu. Trong thời gian ở Đà Nẵng, sĩ quan, thủy thủ Mỹ cũng sẽ tham gia một số hoạt động từ thiện xã hội, giao lưu văn hóa, thể thao với học sinh, sinh viên và biểu diễn âm nhạc đường phố.

Hãy chuẩn bị cho trận chiến cuối cùng!

Hãy chuẩn bị cho trận chiến cuối cùng!

Chế độ CSVN sẽ tìm cách câu giờ, cù cưa đàm phán, kéo dài thời gian, không trả lời vụ kiện rõ ràng, dứt khoát, mục đích để làm cho ngư dân bỏ cuộc vì tốn thời gian, công sức, tiền bạc trở nên mệt mỏi, chán nản buông xuôi. Do đó cần phải gia tăng áp lực thật mạnh mẽ để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, yêu cầu Formosa phải đóng cửa, rời khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất.

 hinh-kien
Đoàn xe đưa ngư dân đi nộp đơn kiện ở Tòa án Kỳ Anh. Ảnh: Facebook

Ngày 26.09.2016, khoảng 600 ngư dân Quỳnh Lưu, Nghệ An đã tập trung, di chuyển bằng nhiều xe buýt về thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để khởi kiện tập thể khu công nghiệp Formosa, tác nhân gây ra vụ ô nhiễm môi trường khủng khiếp ở VN khiến cá chết hàng loạt, kéo dài hơn 240 km ở 4 tỉnh miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế – để đòi bồi thường thiệt hại, đồng thời yêu cầu công ty Formosa, đóng cửa khu công nghiệp ở thị xã Kỳ Anh, rời khỏi Việt Nam.

Đây cũng là lần đầu tiên CSVN phải đối mặt với một nguy cơ, chế độ bị đe dọa sụp đổ, trong lịch sử thành lập đảng 71 năm. Bên cạnh ngân sách rỗng tuếch, nợ công đã vượt qua mức an toàn, sự đấu đá kịch liệt trong nội bộ đảng đã đến mức lộ liễu, công khai, Formosa cũng là một tử huyệt kết liễu sự tồn tại của chế độ phi nhân, gian ác, hiểm độc nhất trong lịch sử nhân loại.

Việc chính quyền Hà Tĩnh cho công an tìm cách ngăn chận, không cho đồng bào tập trung, kéo về tòa án thị xã Kỳ Anh bằng cách đe dọa, ngăn cản các công ty cho thuê mướn xe buýt cho thấy, chế độ CS Hà Nội bắt đầu sợ hãi khi tử huyệt bị đe dọa.

Tại sao Formosa lại là tử huyệt của đảng CSVN? Độc giả chắc còn nhớ, ngày 22.04.2016 Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CS vẫn thản nhiên đẫn đoàn tùy tùng đến thăm khu công nghiệp này sau khi tin tức về thảm họa đã lan truyền khắp nơi trên mạng, báo chí lề phải cũng như lề trái, trong và ngoài nước. Chắc chắn Nguyễn Phú Trọng đã được thuộc hạ báo cáo tường tận về tình hình thảm họa, nhưng thay vì đến tận nơi bị ô nhiễm để tìm hiểu, ước lượng thiệt hại, tầm mức ảnh hưởng của môi trường đến đời sống ngư dân… Trọng lại vui vẻ đến thăm kẻ gây ra thảm họa. Cuộc thăm viếng, làm việc với lãnh đạo Formosa và Ủy ban ND Hà Tĩnh, phải chăng là một lời cam kết: Không có chuyện gì phải lo lắng, đã có chúng tôi bảo vệ các anh.

Sau khi tin tức thảm họa Formosa lan truyền làm rúng động cả nước lẫn hải ngoại, ngày 08.05.2016 tôi đã viết một bài, đăng trên ABS với tựa đề: “Làm cách nào để kiện Formosa ra tòa về tội làm ô nhiễm môi trường?”. Khi viết bài lúc đó, tôi đánh giá khả năng kiện Formosa gần như bằng không, nhưng nay xác suất để vụ kiện trở thành hiện thực đã dần dần lộ rõ qua việc 600 người dân huyện Kỳ Anh kéo về Hà Tĩnh khởi kiện tập thể.

Nếu việc khiếu kiện tiến triển tốt đẹp, lôi kéo thêm tất cả ngư dân các nơi bị thảm họa tham gia, vụ kiện sẽ tạo thành một cơn địa chấn, một trận đại hồng thủy cuốn trôi đảng CSVN ra biển. Tất nhiên ĐCSVN sẽ chống trả đến cùng, bằng mọi phương tiện, thủ đoạn gian ác, đê tiện, hèn hạ để giữ vững chế độ.

Để cho vụ kiện Formosa thành công, đòi hỏi ngư dân phải có kế hoạch, chuẩn bị từng bước thật kỹ càng, chi tiết. Đây là một cuộc chiến đấu sinh tử, liên hệ tới vận mệnh quốc gia, dân tộc, đòi hỏi sự hi sinh lớn lao, một ý chí kiên quyết, một sức chịu đựng bền bỉ. Dưới đây là một số trong những bước cần thiết, nên được thực hiện gấp:

1. Thành lập ngay môt quỹ pháp lý cho vụ kiện. Kêu gọi mọi thành phần trong xã hội, những người có khả năng trong và ngoài nước, đóng góp tài chánh.

2. In, phát tờ rơi cho mọi tầng lớp dân chúng trong xã hội, nói rõ về lý do, nguyên nhân vụ kiện. Thông báo trên mạng internet, báo online, Facebook, Twitter… mọi diễn tiến.

3. Liên lạc chặt chẽ, trao đổi thông tin, phối hợp làm việc với chính phủ các nước, các hội đoàn, tổ chức… quan tâm đến môi trường bờ biển, đến thảm họa do Formosa gây ra như chính phủ Đài Loan…

4. Những luật sư đại diện cho ngư dân trong vụ kiện nên tham khảo ý kiến với các chuyên viên luật pháp, các tổ hợp luật sư đặc trách về môi trường, rành rẽ về công pháp quốc tế nổi tiếng thế giới ở New York, London, Paris…

5. Phải tính đến việc chế độ CS thẳng tay đàn áp, bắt giữ, tra tấn, khủng bố những người tham gia ký tên vào đơn khởi kiện. Nên đề phòng việc những người lãnh đạo, các luật sư trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia cố vấn pháp luật cho ngư dân bị hăm dọa, hành hung, bôi nhọ, vu khống, bắt cóc…

6. Trường hợp cá nhân cầm đơn tập trung khiếu kiện như ngư dân Kỳ Anh vào ngày 26.09.2016 nên đề phòng bị đàn áp bằng vũ khí sát thương dẫn đến đổ máu, bị thương tích… cần chuẩn bị phương tiện cấp cứu, băng bó, nước uống, lương thực, dụng cụ chống hơi ngạt…

Việc xã hội có thêm vài trăm ngàn người dân thất nghiệp, vài triệu người đói khổ… không phải là mối lo của ĐCSVN. Đảng CSVN chỉ lo sợ mất quyền lãnh đạo, do đó khi cần, để bảo vệ chế độ họ sẽ dùng công an, quân đội bắn giết người dân như Đặng Tiểu Bình đã làm với người dân Trung Hoa năm 1989 ở Thiên An Môn.  Chế độ CSVN sẽ không bao giờ nhượng bộ trong việc bảo vệ Formosa, vì thế không nên tin tưởng bất cứ lời hứa nào của lãnh đạo CS, từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc đến Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân…

Chế độ CSVN sẽ tìm cách câu giờ, cù cưa đàm phán, kéo dài thời gian, không trả lời vụ kiện rõ ràng, dứt khoát, mục đích để làm cho ngư dân bỏ cuộc vì tốn thời gian, công sức, tiền bạc trở nên mệt mỏi, chán nản buông xuôi. Do đó cần phải gia tăng áp lực thật mạnh mẽ để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, yêu cầu Formosa phải đóng cửa, rời khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất – Điều chỉ có thể xẩy ra khi đảng CSVN sụp đổ. Do đó vụ kiện này không thể buông ngang mà phải được thực hiện cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng.

Ngư dân ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế hãy chuẩn bị tinh thần cho vụ kiện thế kỷ 21, vụ kiện này sẽ là trận chiến cuối cùng giữa người dân với đảng, chế độ CSVN. Các tổ chức, hội đoàn, các mảng xã hội dân sự cũng như toàn dân trong nước nên sẵn sàng tiếp tay, chung sức với ngư dân trong cuộc chiến này. Tuy nhiên ngư dân , các vị lãnh đạo phong trào khiếu kiện cũng nên cảnh giác, không vì quá năng nổ, bức xúc mà để cho các đảng phái, tổ chức vốn đã có quá khứ lường gạt, bịp bợm gian dối giật dây, điều khiển… dẫn đến hậu quả tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa.

Nếu ngư dân thắng lợi, được bồi thường thỏa đáng, Formosa phải rời khỏi Việt Nam, đảng CSVN có thể sẽ tự động tan rã, trả lại tự do, dân chủ cho người dân. Còn nếu thất bại, đất nước VN sẽ bị tàn phá không thương tiếc, sau Formosa sẽ đến nhà máy thép Hoa Sen, Cà Ná và nhiều dự án phá hoại môi trường khủng khiếp khác sẽ được thực hiện. Tương lai Việt Nam trở thành một tỉnh tự trị của Tầu là điều không thể tránh khỏi.

Thạch Đạt Lang  

(Ba sàm)

SỰ “GIÀU CÓ” CAY ĐẮNG

SỰ “GIÀU CÓ” CAY ĐẮNG

“Và, hơn mọi thứ, chúng ta sẵn sàng đều đặn bỏ cả trăm nghìn tỷ mỗi năm để nuôi một bộ máy để rồi lại cúi mặt cho nó cười hề hề, bỏ mặc chúng ta xoay xở giữa dòng nước cuốn phăng cả cuộc sống an lành ta hòng theo đuổi”.

______

FB Le Nguyen Duy Hau

28-9-2016

giau-co-cay-dang

Ngày mưa nhưng mình chọn tấm ảnh đại diện cho status này khi trời còn khô ráo. Tấm ảnh nói lên khá nhiều điều. Một ngày đẹp trời, lô cốt được dựng lên che phủ con đường huyết mạch của thành phố. Không một bản cảnh báo, không chỉ dẫn con đường thay thế, không một bóng cảnh sát giao thông. Tất cả để mặc cho người dân động não tìm cho mình lối thoát. Rất nhanh chóng, giải pháp được đưa ra, đó là chạy xe lên lòng đường. Sự bực dọc của người đi đường trút lên đứa đi xe bên cạnh (hoặc lên người đi bộ).

Nhưng mọi thứ sẽ mau chóng qua đi. Chỉ vài ngày hoặc vài tuần (tùy vào tấm lòng của nhà thầu và quan chức thầu), mọi thứ sẽ trở lại như cũ, và cuộc sống vẫn tiếp diễn. Tất cả đều có giải pháp của nó. Giải pháp nằm trong dân chứ không đâu cả. Chính quyền có thể không tin tưởng người dân ở nhiều điều nhưng tuyệt đối đặt lòng tin vô hạn vào sự luồn lách, khả năng thích ứng của người dân để vượt qua những rào cản do chính chính quyền dựng lên. Niềm tin đó thật vô hạn nhưng cũng thật ngang trái.

Cơn mưa hai ngày nay cũng vậy, không có quá nhiều quan chức đứng lên nói về nó. Có lẽ họ đang mong chờ chúng ta hãy làm quen với lũ lụt, hãy tìm giải pháp cho nó, vượt qua nó như cách chúng ta hàng ngày vượt qua những lô cốt kia. Mọi thứ có thể thay đổi, người dân cần sáng tạo, cốt chỉ để chiếc ghế của vị quan thoát nước năm này qua năm khác vẫn giữ yên. Lời nói hớ năm nào của bí thư Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trách móc người dân quá dựa dẫm nhà nước hóa ra lại là khẩu hiệu, là nguyên tắc vận hành của bộ máy hiện nay. Họ biết rằng, người dân rồi sẽ có cách. Sức dân sẽ mạnh hơn sức nước, họ tin vậy. Thế hệ này sang thế hệ khác, chúng ta đã chấp nhận như vậy, sau cơn mưa nước sẽ rút.

Cho đến một ngày, chúng ta gọi nó là văn hóa, là nét đặc trưng.

Nhiều người mỉa mai rằng “nước” đã mạnh đến mức trôi cả nhà 70 tỷ rồi, chỉ có dân là chưa được giàu lắm.

Nhưng mình tin chúng ta rất giàu. Chúng ta giàu đến mức sẵn sàng sở hữu một chiếc iphone 7 giá gấp 2 lần giá ở Mỹ, hoặc lái những chiếc siêu xe với bao nhiêu loại phí trên con đường lồi lõm ổ gà. Chúng ta sẵn sàng tiêu hàng nghìn tỷ đồng vào những tượng đài vô tri vô giác, xây những công trình nhất nhì Đông Nam Á để lên mặt với thiên hạ. Chúng ta tổ chức những lễ hội linh đình, những lễ diễu binh hoành tráng. Chúng ta giàu chứ, rất giàu.

Và, hơn mọi thứ, chúng ta sẵn sàng đều đặn bỏ cả trăm nghìn tỷ mỗi năm để nuôi một bộ máy để rồi lại cúi mặt cho nó cười hề hề, bỏ mặc chúng ta xoay xở giữa dòng nước cuốn phăng cả cuộc sống an lành ta hòng theo đuổi.

Sự “giàu có” đó thật cay đắng!

  • doi-cha-an-man

 

Nhóm …lợi ích quân đội và bi kịch sân bay Tân Sơn Nhất

Inna Lyna shared Like cho VIỆT NAM‘s photo.

Image may contain: sky and outdoor
Like cho VIỆT NAM

Thì ra nước không thoát được là do 157 mẫu đường cống rãnh bị các ông quân đội cuỗm chia chác nhau… cám ơn nhà báo Phạm Chí Dũng về bài viết này.
===
Nhóm lợi ích quân đội và bi kịch sân bay Tân Sơn Nhất
“Sân bơi Tân Sơn Nhất”
..
Thậm chí một thứ trưởng giao thông vận tải chủ quản của sân bay Tân Sơn Nhất – ông Nguyễn Nhật – còn thừa nhận rằng trong chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM hôm 11 tháng 9, 2016, ông cùng hơn 200 hành khách đã phải bay vòng trên trời hơn 40 phút do trời mưa to do sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập nặng khiến máy bay không thể hạ cánh được.

Bi kịch đang hiện hình tồi tệ. Có lúc đến 9 chuyến bay phải bay vòng trên trời trong tổng số 670 -750 chuyến bay trong và ngoài nước cất cánh, hạ cánh mỗi ngày. Ai cũng biết nguyên nhân tắc trên trời trước hết là do tắc ở dưới mặt đất.

Thêm nữa, sân bay này chỉ có 51 vị trí đỗ, trong khi nhu cầu cần khoảng 80 vị trí. Có 2 đường băng nhưng chỉ 1 đường lăn ra vào 2 chiều. Máy bay khi hạ cánh đi vào nhà ga thì máy bay khác phải chờ. Có tình trạng hết vị trí đỗ nên máy bay phải chờ trên đường lăn.

Tất nhiên, nếu không có sân golf quân đội thì Tân Sơn Nhất sẽ có được 80 vị trí đỗ và thêm một đường băng nữa.

Quân đội nào?

Từ sau 1975, sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm diện tích méo mó. Hàng loạt đại gia nhóm lợi ích quân đội đã thẳng tay chiếm đoạt một phần Tân Sơn Nhất để làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư.

Dù đất trống trong sân bay vẫn còn, nhưng một bàn tay đen đúa nào đó vẫn quyết cắt 157 ha đất vàng trong sân bay cho tập đoàn Him Lam làm sân golf, mặc cho sân bay này bị tắc nghẽn nghiêm trọng.

Được biết, dự án sân golf trong sân bay bận rộn nhất Việt Nam do tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư. Tập đoàn nổi tiếng với loạt scandan như: xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác; lọt vào danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài Chính với số tiền nợ lên tới 34.8 tỷ đồng… Nổi tiếng với những bê bối tày đình như thế nhưng không hiểu sao tập đoàn này vẫn được bảo kê để lập lãnh địa riêng trên 157 ha đất trong sân bay. Thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm đầu độc người dân thành phố bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm nhưng vẫn không bị truy cứu trách nhiệm.

Cũng phải kể đến một nhân vật có máu mặt khác – Đại Tá Phùng Quang Hải – “chủ” một doanh nghiệp lớn trong quân đội mà được biết đã chiếm được rất nhiều khu đất vàng ở nhiều địa phương trên toàn quốc, trong đó có đất ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Sau vụ “tướng Thanh đi Pháp chữa bệnh” vào tháng 6, 2015, và từ đó Phùng Quang Thanh gần như “mất tích” trên bàn cờ chính trị, nghe nói số phận của Đại Tá Phùng Quang Hải cũng không tốt lành hơn. Còn có đồn đoán rằng ông Hải đang phải chịu một chế độ quản thúc nào đó hoặc đã bị bắt.

Tuy nhiên dù hai ông Thanh và Hải “không còn nữa,” lợi ích nhóm quân sự vẫn là một bí mật kinh khủng và là một thách thức khủng khiếp đối với chính quyền dân sự.

Chỉ từ tháng 10, 2015 mới bắt đầu những cuộc bàn bạc giữa phía quân sự với đại diện nhà chức trách dân sự về việc dùng đất quân sự để mở rộng Tân Sơn Nhất.

Một lần nữa, nhu cầu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất được “đảng ta” đặt ra một cách đầy quyết liệt, trong bối cảnh dự án sân bay Long Thành còn lâu mới được khởi công do chưa tìm ra “tiền đâu.”

Chỉ mới đây, trước tình trạng quá tải và hết chỗ thoát nước của sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Quốc Phòng mới chịu “nhả” gần 20 ha để mở rộng sân bay này. Tuy nhiên trong lúc việc bàn thảo còn chưa đâu vào đâu, một liên danh nhà đầu tư gồm tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng), công ty dịch vụ thương mại, sản xuất, xây dựng Đông Mêkông và công ty cổ phần hạ tầng Đông Á lại đề xuất dự án xây dựng hệ thống đường trên cao kết nối sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) với đường Nguyễn Văn Trỗi – Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận) theo hình thức đầu tư PPP (nhà nước và tư nhân hợp tác) nhằm giải quyết ùn tắc giao thông ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, dự kiến vốn đầu tư đến 3.500 tỷ đồng.

Dự án trên về thực chất là nhằm né sân golf của nhóm lợi ích quân đội!

Tấn bi kịch còn lâu mới chấm dứt

Ngay lập tức đã xuất hiện hàng loạt ý kiến phản bác dự án trên: Liệu rằng khi xây xong, tình trạng kẹt xe trước ngõ vào sân bay có được giải quyết? Hay lại tăng thêm áp lực cho khu vực này khi không chỉ 3, 4 tuyến đường đổ về cùng lúc mà tận 6,7 tuyến? Liệu rằng khi đề xuất dự án “điên rồ” này, người ta có tính đường giải quyết nút thắt ngay cửa ngõ Tân Sơn Nhất không? Hay chỉ chăm chăm “vẽ” dự án nghìn tỷ “trên trời,” dự án càng nhiều, càng lớn lại càng có lợi?

Tại sao cứ phải vay hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ để xây mới sân bay quốc tế mà không phải là mở rộng diện tích sử dụng tại sân bay Tân Sơn Nhất, trả lại quy hoạch đồng bộ ban đầu cho khu vực sân bay, xây thêm các Terminal tại những cửa ngõ khác đi vào sân bay để tăng cường và khai thác hết công năng của Tân Sơn Nhất? Tại sao lại cắt đất sân bay làm sân golf, vừa lấn chiếm diện tích làm đường băng mới, vừa tạo thêm chướng ngại vật cho các phi công trong quá trình hạ cánh sau một chuyến bay dài đầy mệt mỏi và căng thẳng? Tại sao phải giữ dự án sân golf vốn chỉ dành phục vụ vài ông chủ của giới thượng lưu, cổng vào rộng thênh thang không một bóng người, mà không biến nó thành một cửa ngõ vào sân bay quốc tế, vừa giảm tải cho nhà ga sân bay, vừa giảm áp lực tại các cửa ngõ và các tuyến đường đổ về khu vực này?

Tại sao cứ đổ lỗi cho hệ thống mương cũ kỹ, không đáp ứng được nhu cầu khi người ta đã cắt xén và lấp không ít mương trong hệ thống để tạo nên những thảm cỏ sân golf xanh mướt hay bê tông hóa chúng thành những con đường rải nhựa phục vụ cho các ông chủ thỉnh thoảng đến giải trí? Tại sao người ta chỉ đề xuất chi hàng trăm tỷ đồng cho dự án làm kênh thoát nước chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi phần gốc của vấn đề vẫn còn đó? Tại sao không phải là trả lại quy hoạch ban đầu cho sân bay, nâng cấp mương thoát nước vốn cũ kỹ, phục hồi hệ thống thoát nước khổng lồ trong sân bay mà tiếp tục “né” sân golf, đào xới ngang dọc khiến sân bay như một chiếc áo chắp vá cũ nát?

Tại sao vẫn kiên quyết giữ cái sân golf chỉ chuyên phục vụ giới nhà giàu, rồi lại rút cạn ngân sách, tiền mồ hôi nước mắt của dân để “vẽ” ra những dự án trên trời, chẳng những không giải quyết được mà còn khiến vấn đề thêm trầm trọng?

Những người quan tâm cũng nêu ra một hướng giải quyết vô cùng đơn giản, ít tốn kém nhưng không hiểu sao các nhà quy hoạch không ai “nhìn ra” hay người ta “thấy” nhưng cố tình né tránh: Tại sao không xây thêm cổng vào từ các tuyến đường Cộng Hòa – Hoàng Hoa Thám, Trường Chinh, Tân Sơn (khu vực cổng vào sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất)?

Chỉ có điều, nếu làm đúng nguyện vọng của dân và trả lại cho sân bay Tân Sơn Nhất về chính nó thì ai sẽ là người dẹp loạn lấn chiếm đất đai sân bay của tập đoàn Him Lam và tổng công ty 319?

Như người đời bình phẩm, trong tất cả những ông lớn kinh doanh bất động sản, Bộ Quốc Phòng là một “cá mập” vào loại khủng nhất.

Bi kịch của sân bay Tân Sơn Nhất cũng bởi thế vẫn còn lâu mới chấm dứt!
Phạm Chí Dũng
Nguồn: @10-188-nhom-loi-ich-quan-doi-va-bi-kich-san-bay-tan-son-nhat

Nguyễn văn Quá ..q12. tphm

Facebook Anhviet Nguyen shared Bao Loc‘s post.

Image may contain: one or more people, outdoor and water

Bao Loc

Nguyễn văn Quá ..q12. tphm

Hôm qua mưa ngập toàn thành phố HCM

Do Duy Ngoc

Hôm qua mưa ngập toàn thành phố HCM, cũng từ hôm qua trên facebook của người Sài Gòn ướt sũng nước. Ai cũng than trời, đau khổ vì nước như lũ miền Tây. Lũ miền Tây mang theo tôm cá, phù sa, làm giàu cho đất và người. Lũ thành phố là tai hoạ. Nhưng theo tui, phải có những cơn lũ toàn thành thế này thì dân mới đặt được câu hỏi mấy chục ngàn tỉ đồng để chống ngập đã chảy vào đâu mà SG vẫn còn ứ nước?
Nhờ có mưa ngập phi trường Tân Sơn Nhất khiến hơn 20 chuyến bay trong và ngoài nước không đáp xuống được thì người ta mới lại đặt ra câu hỏi quân đội lấy 180 mẫu đất của phi trường để làm giàu cho ai khiến hệ thống thoát nước của sân bay bị ứ, phi đạo không mở thêm được, sân bay tù túng, chật hẹp và dự trù mở ở Long Thành, lại tiếp tục bóp họng dân với sưu cao thuế nặng để trả nợ tiền vay?
Nhờ những cơn lũ, chường ra những cán bộ ban ngành chống ngập lâu nay chỉ rung đùi bỏ túi từ hàng trăm dự án thoát nước, đến cơ quan để đi nhậu, chiều ung dung đi về vào quán hưởng lạc chứ không giải quyết được con mẹ gì mà phong bì thì thời nào cũng có?
Cũng nhờ cơn mưa lũ mới thấy chất lượng của những con đường với giá 1 tỉ đồng một mét đường bị ăn chận ăn bớt như thế nào vì nước mưa đã cuốn phăng những dấu diếm che đậy từ bên trong khi những ổ voi xuất hiện sau mưa.
Cũng nhờ mưa lũ mới thấy dân ta có sức chịu đựng khủng khiếp thế nào, nhẫn nhục thế nào. Từng đoàn người, từng đoàn xe lầm lũi dưới mưa. Những em bé đi học về ướt lem nhem, người mẹ tìm mọi cách vượt qua giòng chảy một cách tuyệt vọng, che chở con bằng những gì có được trong tay. Những người phu xe già còng lưng níu chiếc xe giữa giòng nước cuốn. Những người buôn gánh bán bưng luống cuống che những món hàng ít ỏi của mình mặc cho mưa rát mặt. Những chiếc xe tắt máy giữa biển nước, đoàn người đẩy xe đi như cơn mộng du vĩ đại. Tất cả đều chỉ có trách trời, nhưng thực chất, tội không bởi tại trời mà bởi lòng tham không đáy cùng sự ngu dốt đầy kiêu hãnh của con người.
Cũng nhờ mưa lớn ngập đường mới thấy cán bộ thành phố ta mặt trơ, trán bóng thế nào khi tất cả đều lặng im, không có hành động nào thể hiện trách nhiêm, không cảm thấy day dứt khi đã ăn biết bao tiền mà mưa lũ vẫn bao trùm thành phố!!!

Bởi mấy lí do trên, tôi không nguyền rủa cơn mưa chiều qua và những cơn lũ sắp tới. Tui còn cám ơn vì nhờ nó tất cả sự xấu xa, bỉ ổi đều được phô ra giữa thanh thiên bạch nhật. Hãy nguyền rủa cho chính xác thủ phạm của phố thành sông, đừng trách trời cao tội nghiệp.
27.9.2016

Đàn ông Việt uống bia hàng đầu thế giới

Đàn ông Việt uống bia hàng đầu thế giới

RFA

000_Hkg10126268.jpg

Thanh niên với Lễ hội bia hàng năm tại Hà Nội ngày 07 tháng 12 năm 2014.

 AFP photo

Khoảng 77% nam giới Việt Nam uống rượu bia, cao hơn tỷ lệ trung bình của khu vực và thế giới vốn ở mức khoảng 48%.

Đây là kết quả khảo sát điều tra được Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới công bố tại Hà Nội.

Theo kết quả điều tra, Việt Nam hiện đứng thứ hai ở Đông Nam Á (sau Thái Lan), thứ 10 ở châu Á,  và thứ 29 trên thế giới về lượng rượu bia được sử dụng. Cụ thể vào năm 2015, người Việt đã tiêu thụ 3,4 tỷ lít bia.

Khảo sát cũng cho thấy trong số 1.840 bệnh nhân tại nạn giao thông nhập viện thì có đến 67% người điều khiển phương tiện có độ cồn trong máu cao. 45% số người tham gia giao thông hai giờ sau khi uống rượu bia.

SAi LẦM PHÁP LÝ CHIẾN LƯỢC

SAi LẦM PHÁP LÝ CHIẾN LƯỢC

Bức ảnh dưới đây phơi bày sự khôi hài tột độ của nền tư pháp Việt Nam hiện đại, bởi lẽ không ở quốc gia nào công dân thực thi quyền tố tụng của mình theo luật định lại bị cả hệ thống chính trị đầy sợ hãi dùng công an cản trở, đe dọa và bao vây thế này!

Thay vì đứng về phía nhân dân xử lý thảm họa môi trường và buộc kẻ vi phạm tuân thủ luật pháp quốc gia, nhà cầm quyền Việt Nam lại chọn giải pháp bao che kẻ thủ ác vì những lý do khó hiểu, và nhục nhã trở giáo đối đầu với nhân dân mình.

Sai lầm pháp lý chiến lược của nhà nước trong vụ án này là ở chỗ vội vã thương lượng với Formosa một khoản tiền bồi thường hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý về mọi phương diện, bất chấp thiệt hại thực tế của các nạn nhân.

Sai lầm ấy nay trở thành điểm yếu chiến lược trong cuộc chiến vì môi trường của bên lẽ ra nắm giữ ngọn cờ chính nghĩa là nhà nước, nếu họ biết lựa chọn đứng bên cạnh nhân dân của mình. Trong khi đó, kiên trì tận dụng giải pháp pháp lý mặt khác đã trở thành thế mạnh của bên yếu thế ban đầu chính là các nạn nhân của thảm họa ở miền Trung.

Nhiều nhà phân tích thời cuộc từng nghĩ rằng cuộc chiến pháp lý nên diễn ra ở nước ngoài mới may ra giành lại công lý cho nạn nhân. Tôi nghĩ khác, chiến trường phải ở đây, nơi thảm họa đang xảy ra và nạn nhân đang sinh sống. Và công cụ pháp lý phải là vũ khí chiến lược, cần được sử dụng một cách uyển chuyển.

Do sai lầm pháp lý chiến lược của mình, nhà nước đã biến vấn đề thuần túy dân sự thành chính trị. Họ sẽ mãi mãi mệt mỏi vì nỗi ám ảnh chính trị này, bởi trận chiến pháp lý-chính trị chống Formosa chỉ mới bắt đầu, trừ phi họ phải sớm từ bỏ Formosa như từ bỏ con tàu Titanic chắc chắn sẽ bị đánh chìm bởi cơn phẫn nộ của toàn thể dân tộc này.

Như tôi đã nhiều lần cảnh báo trước đây, hàng ngàn đơn kiện của các nạn nhân sẽ tràn ngập Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, khiến tòa này sẽ bị tê liệt. Hôm nay Linh mục Anton Đặng Hữu Nam cùng hơn 600 nạn nhân Quỳnh Lưu, Nghệ An, đã chứng minh điều đó. Những ngày sắp tới sẽ có hàng ngàn đơn kiện như thế được nộp theo đúng cách Linh mục Đặng Hữu Nam đang làm, khiến tòa án Kỳ Anh nghiễm nhiên trở thành nơi nóng bỏng nhất của ngành tư pháp toàn thế giới.

Việc cấm khởi kiện tập thể từ trước đến nay tưởng rằng khôn ngoan, vì cho rằng sẽ làm nhiều ngàn người có ý định khởi kiện cùng một đối tượng giống nhau phải e dè do ngại đáo tụng đình một mình. Nay các nguyên đơn không còn e ngại nữa, bởi họ đang đứng trước câu hỏi “tồn tại hay là không?”, đã biết đoàn kết lại cùng kéo nhau đi kiện. Tòa án nào chịu thấu?

Xin hỏi thẳng, sau ngày hôm nay, liệu nhà nước cộng sản dám đàn áp hàng ngàn nguyên đơn khắp nơi đến tòa án Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện không? Xin thưa, nếu đàn áp xảy ra, những vụ kiện thuần túy dân sự thế này sẽ nhanh chóng bùng lên thành cơn lốc chính trị thổi phăng cái chế độ ngày càng bộc lộ bản chất phản dân của mình ngay lập tức.

(Le Cong Dinh)

Hằng Lê's photo.
Hằng Lê's photo.

Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã nổ

Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã nổ

RFA

Ảnh của nguyenhuuvinh

nguyenhuuvinh

Cuộc chiến trong lòng dân tộc

Cuộc chiến – phải gọi như vậy – của người dân Miền Trung nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đối với kẻ thủ ác trực tiếp là Formosa, kẻ đã đẩy hàng triệu ngư dân vào đường cùng đã bắt đầu nổ ra bằng cuộc hành quân đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nộp đơn kiện.

Cuộc hành quân dài 200 km của hơn 600 giáo dân giáo xứ Phú Yên, kết hợp với hàng ngàn giáo dân tại địa phương ngày 26/9/2016 là màn mở đầu, là phép thử đơn giản cho những hành động không thể tránh khỏi và không thể thiếu trong cuộc đối đầu giữa nạn nhân và thủ phạm.

Sở dĩ là màn mở đầu, bởi với thảm họa này, thì chắc chắn hậu quả không chỉ là một vùng, mà là cả một miền rộng lớn, thậm chí là cả đất nước và thời gian không chỉ là dăm bảy tháng, một năm mà là hàng chục năm sau đó.

Cũng không chỉ là vấn đề khu vực và thời gian khắc phục, mà cái chính là tập đoàn Formosa vẫn còn hiện diện ở đó, nghĩa là nguồn đầu độc vẫn tiếp tục tồn tại và đầu độc bằng mọi cách đối với môi trường Việt Nam.

Các nạn nhân thì không thể bán đất nước mình để đi đâu được.

Nếu như để bào chữa cho thái độ hèn nhát của mình trước giặc bành trướng phương Bắc, Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CS – đã biện bạch rằng: ” Không ai chọn được láng giềng“, thì người dân Việt Nam lại có quyền đuổi kẻ thủ ác ra khỏi đất nước mình một cách đàng hoàng và chính nghĩa.

Và họ có quyền, cũng như khả năng để làm việc đó một cách đàng hoàng.

Bởi đất nước này, dân tộc này là của chúng ta, của 90 triệu dân Việt Nam chứ không riêng của vài ba triệu đảng viên Cộng sản.

Thử xem lại thái độ bạn, thù!

Cho đến nay, thảm họa biển Miền Trung đã nửa năm trôi qua. Thời gian đó, đủ để cho chất độc phát tán theo làn nước biển đi khắp nơi, đủ để mọi sinh vật biển nhiễm độc, đủ để hàng triệu người dân thưởng thức trực tiếp hoặc gián tiếp và tích lũy các kim loại nặng vào cơ thể.

Hậu quả của việc nhiễm độc kim loại nặng ra sao, mọi người đều có thể qua mạng internet để tìm hiểu.

Ngay sau thảm họa xảy ra, Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại của Formosa đã thẳng thắn nói rõ: “Phải chọn lựa nhà máy thép hay tôm cá” – Nghĩa là nhà nước chọn đưa Formosa vào đây thì dân phải chấp nhận hủy hoại môi trường.

Đơn giản thế thôi.

Vấn đề đặt ra, là thái độ của nhà nước “của dân, do dân, vì dân” vốn được ầm ào kêu gọi, leo lẻo tuyên truyền qua cuộc bầu cử “dân chủ đến thế là cùng” vừa qua, đã thực hiện chức năng họ tự nhận trước quốc dân đồng bào ra sao? Những lời “tuyên thệ” được làm đi rồi làm lại trong vòng mấy tháng qua của quan chức lãnh đạo đất nước thực chất là gì?

Ba tháng nóng bỏng với những tin cá chết, biển chết, người ngộ độc trôi qua… Nguyên nhân cá chết, điều mà người dân ai ai cũng biết rõ tỏng tòng tong ngay từ đầu, thủ phạm là Formosa. Thế nhưng, nhà nước hết hết đổ cho “thủy triều đỏ”, “tảo nở hoa” rồi thì “tổn hại cho đất nước?”…

Người dân bày tỏ thái độ phản đối thảm họa môi trường thì bị rình rập, khủng bố và bắt như bắt giặc.

Thế rồi cán bộ, lãnh đạo đua nhau xúi dân ăn cá độc, tắm biển nhiễm độc mà không hề cho dân biết độc như thế nào, nguy hiểm ra sao. Họ đã làm rất tốt công việc hỗ trợ và quảng cáo cho thần chết mà nạn nhân là người dân Việt Nam.

Thế rồi báo chí bị bịt miệng, cấm đăng, gỡ bài viết về thảm họa miền Trung. Độc ác hơn, báo chí còn lu loa rằng “biển đã hết độc”… nhằm bịt tai, bịt mắt người dân, mặc người dân ngập ngụa trong biển độc, sống chết mặc bay, miễn bảo vệ được nguồn ô nhiễm là Formosa.

Thế nhưng, tận 3 tháng sau, vào tận những giờ cuối cùng của ngày cuối cùng tháng 6, nhà cầm quyền mới tuyên bố thủ phạm là Formosa.

Thế nhưng, cùng lúc với tuyên bố thủ phạm là Formosa, người dân té ngửa ra là nhà nước đã đàm phán trên lưng họ và nỗi đau khổ của họ đã trả giá bằng máu xương, tính mạng… để lấy 500 triệu đô la.

Hài hước hơn, chính phủ còn đưa ra lời kêu gọi: Hãy khoan hồng, độ lượng với Formosa. Vậy sao chính phủ không độ lượng với chính người dân Việt Nam, những nạn nhân trực tiếp của Formosa? Lại còn dùng công an, cảnh sát và đủ loại đòn bẩn để trấn áp?

Có lẽ chưa có trường hợp nào như ở Việt Nam, nạn nhân thì bị chính phủ mình trấn áp, trong khi chính phủ kêu gọi độ lượng với kẻ thủ ác!

Ngay sau đó, người ta biết được rằng, số tiền gọi là hoàn thuế cho Formosa còn hơn cả số tiền 500 triệu dola mà nhà nước chấp nhận đền bù?

Và điều trớ trêu nhất, là ngay khi thảm họa được phát hiện, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhanh nhẩu tí tởn đến Formosa khen ngợi như ngầm đưa ra một thông điệp sắc lạnh: Đây là nơi cấm kỵ, không được đụng đến?

Quả nhiên là như vậy, những cuộc biểu tình bị đàn áp không thương tiếc, nhà cầm quyền đã huy động cả hệ thống chính trị, cảnh sát và lực lượng vũ trang để ngăn chặn người dân nói lên nỗi đau của mình.

Người ta tự hỏi: Không rõ 500 triệu đô la kia, (nếu thật sự nhận được) có đủ để nhà nước chi vào việc huy động hàng vạn lượt quân cảnh đến giữ gìn, bảo vệ Formosa và đàn áp, rình rập người dân từ Nam chí Bắc? Chưa nói là để đền bù cho thiệt hại của người dân.

Trong khi, chưa hề có bất cứ con số nào về thiệt hại của đất nước, của người dân do thảm họa này gây ra, thì con số 500 triệu đô la kia căn cứ vào đâu mà họ nhận để gọi là đền bù? Nếu không đủ để đền bù thiệt hại cho dân, nhà nước sẽ lấy ở đâu để đền cho dân thỏa đáng?

Phải chăng lại tiếp tục rút từ đồng tiền thuế của người dân qua mọi hoạt động, mọi mặt hàng từ xăng dầu cho đến quả trứng gà phải chịu đến 14 thứ thuế, phí và… vay nợ nước ngoài?

Thế rồi, những cuộc bắt bớ, đàn áp những người biểu tình như ở Cồn Sẻ, Quảng Bình, những vây ráp, rình rập và khủng bố những người có tinh thần dân tộc, lo lắng trước thảm họa của đất nước được thực hiện ngày càng nhiều.

Trên mặt trận truyền thông, báo chí, đài truyền hình tập trung xuyên tạc, đánh phá những người biết nghĩ đến người dân, biết lo cho cộng đồng và đất nước như Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp và các linh mục thuộc Giáo phận Vinh… Những đòn lăng mạ đánh hội đồng được tung ra, những đám dư luận viên được nhà nước ưu ái không ngớt lời chửi bới những người công chính.

Đến lúc đó, bộ mặt nhà nước lộ rõ: Họ đang đứng về phía kẻ thù của nhân dân.

Người dân phải được đền bù, đất nước phải được an toàn

Chúng tôi đã có bài viết: “Ai sẽ đền bù cho người dân Việt Nam trong thảm họa Miền Trung?”. Ở đó, chúng tôi đã phân tích rõ ràng rằng phải có một kẻ nào đó chịu trách nhiệm đền bù cho người dân Việt Nam, và đất nước Việt Nam sau thảm họa, tội ác tầy trời này. Ở đó, chúng tôi cũng đã phân tích rõ khái niệm “hỗ trợ” và “đền bù” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Vậy ai sẽ đền bù?

Cho đến nay, chưa có bất cứ ai đứng ra nhận trách nhiệm đền bù cho người dân.

Tất cả những bao gạo mốc mà người dân được chia vừa qua, đó là sự “hỗ trợ” từ phía nhà nước trong cơn hoạn nạn. Hẳn nhiên là sự hỗ trợ đó, cũng chính từ tiền của mà nhân dân đóng góp từ trăm ngàn thứ thuế má khác nhau. Bởi nhà nước chẳng có một đồng nào ngoài tiền thuế của dân và đi vay mượn để người dân mang nợ.

Cho đến nay, chính phủ tuyên bố đã nhận 500 triệu đô la của Formosa, nhưng nửa năm trôi qua, người dân chưa được đền bù thiệt hại. Do vậy, cách đây mấy hôm, hơn 1.000 hộ dân Kỳ Anh đã gửi tới Quốc hội, chính phủ yêu cầu bồi thường thiệt hại với con số cụ thể và yêu cầu đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho người dân.

Xem ra, khi chính phủ tự nguyện đứng về phía kẻ thủ ác và nhận lấy trách nhiệm đền bù cho người dân là chuyện không dễ chịu chút nào. Vì thế, họ cứ lần khân và lẩn trốn.

Đó là cuộc chiến giữa cái sống và cái chết của người dân. Hoặc là công lý phải được thực thi, hay là cái chết từ từ hoặc ngay lập tức.

Hẳn nhiên là khi bị đẩy đến bước đường cùng, người dân không thể ngồi yên chịu chết. Họ đã hành động, bất chấp sự bao che, bảo vệ và sự lúng túng, thiếu minh bạch của nhà nước. Họ trực tiếp thủ phạm đã làm cho đời sống họ khốn đốn: Formosa.

Và hôm qua, vượt qua mọi sự ngăn cản, gây khó khăn, đoàn 600 người đại diện cho 600 hộ gia đình ở Quỳnh Lưu đã vượt hơn 200km về Tòa án Thị xã Kỳ Anh để nộp đơn kiện.

Và phát súng mở đầu cuộc chiến đã nổ.

Hà Nội, ngày 27/9/2016

J.B Nguyễn Hữu Vinh