Cập nhật từng phút biểu tình tại bản doanh Formosa

Sơn Văn Lê added 5 new photos — with Chú Tễu.
 Tin cực vui: Công an và bồ đội đã chạy hết rồi. Lúc này Toàn giáo hạt hơn 10.000 người đang có mặt tại Fomorsa.

Cập nhật từng phút biểu tình tại bản doanh Formosa. Số người trong vùng biết đến biểu tình cũng đã nhập cuộc, bất kể tôn giáo. Hiện giờ số người tại hiện trường đã lên hơn 6.000 người.

Người dân các nơi còn đang tiếp tiếp ùn ùn kéo về Formosa hợp quần vào người dân đang có mặt tại bản doanh Formosa để biểu tình. Một trận đánh lớn của người dân Nghệ Tĩnh để cứu nước Việt Nam.

Đã có hiện tượng cơ động đánh đập người dân biểu tình ôn hòa, nhưng sau đó phải rút đi vì người dân bảo vệ nhau một cách chặt chẽ tuyệt đối.

Đặc biệt các giáo dân trong các giáo xứ Đông Yên, Dụ Yên, Quý Hoà, Dụ Thành có mặt đông đảo. Người dân đứng trước tất cả các cổng của Formosa.

formosa-5

formosa-4

formosa-1

formosa-2

formosa-3

Đừng Sợ! Vì Công Lý, Hãy Đứng Lên. Hủy Hoại Môi Trường là Tội Ác!

Hằng Lê

Một hình ảnh tuyệt đẹp, Một Nữ Tu – một thiên thần đứng giữa những kẻ đang ra sức bảo vệ cho Formosa và kêu gọi họ : Đừng Sợ! Vì Công Lý, Hãy Đứng Lên. Hủy Hoại Môi Trường là Tội Ác!

Các anh cơ động gân cốt, cơ bắp có nghe được trái tim và tâm trí của một người nữ tu bé nhỏ đang kêu mời các anh bảo vệ quê hương đất nước không?

(Son Van Le)

nu-tu

BẾ TẮC

Image may contain: car and outdoor

Huynh Ngoc Chenh with Nguyễn Thúy Hạnh.

 BẾ TẮC

Những người cộng sản đang cai trị đất nước chưa bao giờ lường hết sức bung lên của người dân Việt sau bao năm bị quản thúc dưới cơ chế độc đảng phản động.

Chính sức bung lên đó đã làm tan nát hàng rào bao cấp để đưa sinh hoạt người dân về với cơ chế thị trường.

Ít ai nghĩ rằng chính những người chạy chợ mang vài viên thuốc tây trong túi quần, mang vài đôi dép nhựa cùng một chiều dưới chân, khoác trong người hai ba lớp áo quần để mở “cừa hàng lưu động” bán thuốc tây, bán thời trang trước chợ Bến Thành là những người tiên phong phá tan thành luỹ bao cấp.
Nhưng chính cơ chế thị trường bung ra tự phát ấy, cộng thêm cái định hướng XHCN quái dị, đã làm nó phát triển hỗn loạn và méo mó dẫn theo sinh hoạt của toàn xã hội cũng hỗn loạn và méo mó tương thích.

Sài Gòn và Hà Nội là hai trung tâm đỉnh cao của sự hỗn loạn và méo mó.
Có nhiều cái để dẫn ra, nhưng rõ nét và bức thiết nhất hiện nay là giao thông đô thị và thoát nước.

Những người lãnh đạo hai đô thị lớn nhất nước nầy, từ trước đến ngay hiện nay đều không có kiến thức cơ bản về quản lý đô thị. Họ là những nhà chính trị được xây dựng lên để cai trị chứ không phải để quản trị, do vậy họ chỉ được học chính trị cao cấp theo kiểu của cộng sản chứ không hề được học về quản lý đô thị.

Quy hoạch sai và manh múm về nhà ở và giao thông, cho phát triển xe hai bánh áo ạt là nguyên nhân đưa đến tình trạng hoàn toàn bế tắc về giao thông và thoát nước của hai thành phố lớn hiện nay.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước các bài báo cảnh báo về việc cho nhập xe gắn máy ào ạt (của tôi và của vài nhà chuyên môn) không những bị nhà cấm quyền lạnh nhạt mà còn bị phản ứng tiêu cực của phần lớn xã hội. Hồi đó dùng biện pháp hành chánh hoặc kinh tế ngăn cấm xe gắn máy đồng thời với việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng còn kịp, chứ bây giờ thì không thể nào làm được nữa.

Vấn nạn kẹt xe và ngập nước của hai đô thị lớn rơi vào thế bế tắc không có lối ra.

Ấy thế mà lãnh đạo đất nước hiện nay lại phân về hai thành phố này những người cai trị nhằm phục vụ mục tiêu đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực chứ không phải nhằm mục tiêu giải quyết những vấn nạn bức thiết của xã hội và của người dân.

Sau đại hội 12, đưa về Sài Gòn và Hà Nội một ông Đinh La Thăng và một ông Hoàng Trung Hải quá nhiều lỗi lầm để cô lập hoặc để tạo vây cánh chứ không phải đưa về những người quản lý đô thị tài năng để giải quyết bức xúc đô thị.

Giữa lúc Sài Gòn đang ngập toàn diện thì người lãnh đạo cao nhất đang nằm trên lửa để đối phó với bản cáo trạng gần như chính thức từ nội bộ tung ra, mà nếu đúng theo đó có thể đưa ông ra toà nhận mức án tử hình chứ không thể nhẹ hơn. Lòng dạ ông ta bây giờ chỉ tràn ngập chuyện chống án chứ còn chỗ nào nữa cho việc chống ngập và chống kẹt.

Ông Hà Nội cũng chẳng hơn gì, đang ngay ngáy lo lục lại hồ sơ tội lỗi cũ để bưng bít và lo đi cúng bái tứ phương để tìm chữ yên thân chứ lòng dạ nào mà lo yên dân, yên nước.

Ôi, chưa bao giờ thấy Mao lại đúng như bây giờ ở VN, phải làm cho thiên hạ đại loạn…

Các ông làm loạn để cai trị chứ chưa hề nghĩ đến việc quản trị để yên dân.
Bế tắc, không chỉ Sài Gòn- Hà Nội và không chỉ giao thông- thoát nước, mà toàn tập bế tắc.

http://huynhngocchenh.blogspot.de/2016/09/be-tac.html

Lời Chúa để suy ngẫm chúa nhật này 02-10

Tin Mừng (Lc 17: 5-6)

Khi ấy, các Tông Đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con.”  Chúa đáp: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời anh em.

“TA THẤY EM ĐÊM ĐÊM ĐÒI LẠI TIẾNG NÓI”

“TA THẤY EM ĐÊM ĐÊM ĐÒI LẠI TIẾNG NÓI”

 Tác giả:  Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã ra đi, để lại cho chúng ta một kho tàng âm nhạc tuyệt vời, không chỉ những dòng giai điệu nhưng còn là cả ca từ nữa, ngoài những nét mộng mị triết lý, người nghe còn cảm nhận sự ngạc nhiên đến lạ lùng về tính tiên báo đầy cảm xúc của Trịnh qua mỗi câu chữ.

 

Kể từ khi xuất hiện bài hát “Gọi tên bốn mùa”, có ai ngờ một ngày hình ảnh những người tham gia tuần hành vì biến cố xả độc ra biển của Formosa, bị những thanh niên mạnh khỏe đầy sức trẻ đánh tóe máu đầu, nạn nhân là bà mẹ trẻ và đứa con thơ, để câu chữ “Tuổi xuân ơi sao lạnh dòng máu trong người ?” vẩn vơ trong tâm trí mọi người ? Ngày 30 tháng 4 năm 75, ông cầm đàn hát trên đài phát thanh Sàigòn lời “Huế – Sàigòn – Hà Nội” để hí hửng ca tụng cái gọi là “giải phóng”, thì cũng có ngày bao nhiêu con người ngậm ngùi lời “Gia tài của mẹ, một nước Việt buồn” của ông sau hơn 40 năm xây dựng một đất nước, trong đó có công sức đóng góp của chính ông làm thay đổi vận mệnh đất nước này, sự mắm muối là hơn 40 năm rồi lời ca mới thấm, mới xót !

  Và bây giờ, hôm nay, nhìn những người dân vùng biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, đã hơn sáu tháng, ngụp lặn từng ngày trong bầu khí chết chóc, âm u, buồn thảm. Đang “đi quanh từng giọt nước mắt”, đang “đi quanh từng ngọn nến tắt” và đang “kêu tên một ngày xa lắc” mà không ứa nổi nước mắt ? nghẹn họng và đắng lòng quá ! Bài “Ru đời đã mất” diễn tả thực tế thật lạ lùng. Đúng thật, đêm nay, người dân vùng biển chết đang “run từng ngọn gió bấc sang mùa”.

 Những hình ảnh gởi lên mạng truyền thông từ đoàn người đi thâu đêm “đòi lại tiếng nói”, những chuyến xe đêm âm thầm, căng thẳng, muộn phiền ! “Ta biết riêng em thôi buồn vì gian dối con người”.

 Có ai cảm được bầu khí u ám bao quanh những con người chờ chết không lối thoát, không phải một người, một xóm người, một làng người… Đừng tưởng như thế, đây là cả một giống dòng, một dân tộc, một đất nước. Cái chết đang len vào bàn cơm của mọi người qua mắm, qua muối, qua rau quả, qua nước uống ! Bao giờ chúng ta nhận ra để thuộc về những con người “đêm đêm đòi lại tiếng nói” ?

 Tôi nhìn thấy ở sân nhà xứ Giáo Xứ Phú Yên câu khẩu hiệu “Khởi kiện Formosa là mệnh lệnh của lương tâm”. Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh nói: “Khởi kiện Formosa là cứu lấy chính mình, cứu lấy dân tộc mình và cứu lấy chính họ, giúp cho họ thấy cái sai mà ngừng ngay lại”. Họ là ai vậy ?

 Hãy cùng nhau đòi lại tiếng nói của chính mình !

 Lm. VĨNH SANG, DCCT, 29.9.2016

Ờ, công an trị đấy, thì sao? – Thì “chửi” chứ sao!

Ờ, công an trị đấy, thì sao? – Thì “chửi” chứ sao!

FB. Pham Doan Trang

Tìm trên mạng khái niệm “công an trị”, bạn sẽ thấy một định nghĩa có liên quan: “Nhà nước cảnh sát là từ được dùng để chỉ một quốc gia mà chính phủ của nó dùng lực lượng cảnh sát để thực hiện các biện pháp độc đoán, kiểm soát cứng rắn và có tính áp bức đối với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của toàn dân…”.

Nói chung, định nghĩa này khá dài dòng. Mình thì chỉ muốn nói đơn giản như sau: xã hội công an trị là xã hội mà trong đó công an đánh người, công an bắt người, công an điều tra, công an giám định, công an lên báo định hướng dư luận, công an chỉ đạo báo chí. Tới lúc người ta ra tòa, cũng là tòa án của công an xử, sau đấy người ta đi tù thì nhà tù cũng là do công an làm quản giáo, cai ngục nốt. Vòng tròn khép kín, trong đó mọi khâu, mọi công đoạn đều do công an nắm giữ, giật dây, chỉ đạo thực hiện.

Vừa rồi, mấy đồng chí công an huyện Đông Anh đấm đá phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ đến hộc máu, sau đó một sếp công an nhơn nhơn nói với báo chí rằng đấy chỉ là “gạt tay trúng má” thôi, rồi đè Quang Thế ra phạt tiền.

Một số ý kiến cho rằng Tuổi Trẻ nên đưa vụ việc ra tòa, phản đối quyết định xử phạt của công an đối với Quang Thế. Cá nhân mình thì nghĩ, ở xứ công an trị, nơi tòa án vận hành theo sự chỉ đạo của ngành công an, dẫu có kiện ra tòa thì cũng sẽ thua lũ mọi mà thôi.

Thế nhưng, khác với tất cả các trường hợp là nạn nhân của công an khác, Tuổi Trẻ có trong tay một công cụ tuyệt vời là truyền thông, và bản thân họ là một tờ báo có tới hàng trăm ngàn độc giả. Không cần Tuổi Trẻ phải chiến thắng vang dội ở tòa án – nơi mà các thẩm phán trước khi ngồi vào ghế xét xử thì thường đã được an ninh đến gặp tận mặt để “quán triệt” trước mọi điều. Chỉ cần Tuổi Trẻ quyết tâm không để vụ việc chìm xuồng, cứ kiện, và cứ duy trì bài vở, thông tin, ý kiến hàng ngày liên quan đến vụ hành hung này và mọi sai phạm khác của ngành công an, xem hiệu quả ra sao. Mình tin chắc, không an ninh, tuyên giáo nào dám đến tòa soạn còng tay Tổng biên tập hay xử lý tờ báo, chỉ dám “bỏ nhỏ”, “nhắc nhở”, “vận động thông cảm” là cùng.

Đồng thời với đó, các nhà báo hãy lên tiếng – dù chỉ là trên facebook – ủng hộ đồng nghiệp, lên án bạo lực. Cũng mong các bạn lưu ý giùm, rằng bạo lực là cái phải bị lên án quyết liệt, chứ không phải với thái độ “xin các đồng chí đừng để người dân mất niềm tin”, “xin các cấp lãnh đạo xem xét”… giống như kiểu “xin cụ trông lại”, “mong quan lớn đèn giời soi xét” vậy.

‘TOÀN DÂN VẠCH TRẦN CÔNG AN’

Và tất cả chúng ta, nhà báo và blogger, hãy thử thực hiện điều này xem: kể từ nay, mọi sai phạm, mọi hành động vô luật, vô văn hóa, vô đạo đức của ngành công an nói chung và từng chiến sĩ công an nói riêng, đều sẽ được phản ánh trên báo chí, trên mạng xã hội, trên cả lề phải lẫn lề trái, cả công khai lẫn khuyết danh (như cách các dư luận viên nặc danh vẫn làm)…

Nếu bạn nghĩ một chiến dịch “toàn dân vạch trần công an” như vậy là một lối hành xử thấp, thì hãy nghĩ đến cách hành xử của công an bao nhiêu năm qua và đến ví dụ mới nhất là những gì họ làm với phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ. Khi làm như vậy, họ có coi báo chí, coi dư luận xã hội ra gì không?

Thêm nữa, chúng ta không đánh công an như họ đã đánh, thậm chí đánh chết, hàng chục, hàng trăm người dân. Chúng ta chỉ đơn giản là lột trần họ ra thôi.

Ta cứ thử áp dụng như thế, xem có thay đổi được gì không nhé.

Cá nhân mình thì mình cảm thấy vui vẻ khi có thể hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày viết ra những điều vạch trần, bóc mẽ những cái sai, cái xấu, cái lố bịch của ngành công an ở xứ công an trị này.

* * *

(PS. Tất nhiên, mình sẽ càng vui hơn nếu một ngày nào đó, không ai còn phải viết những điều ấy nữa. Nhưng để tới được ngày đó thì chúng ta phải trải qua giai đoạn hiện nay trước đã.)

Nguồn: https://www.facebook.com/pham.doan.trang/posts/10154804776373322

Cái ác được dung túng

 Cái ác được dung túng 

Phạm Đình Trọng (Danlambao) – Nhảy thách lên, toàn thân cong như một cánh cung và dồn toàn bộ sức bật của cánh cung cơ bắp đó vào cú phóng chân đầy uy lực đá thẳng vào mạn sườn một thân hình mảnh mai tay khư khư ôm chiếc túi nhỏ bên người. Khi tiếp cận kẻ hứng đòn vừa tầm tay tấn công, cánh cung cơ bắp lại dồn hết sức mạnh vào nắm đấm thoi thẳng vào mặt nạn nhân. Không kịp chống đỡ và cũng không biết chống đỡ, phải hứng trọn liên tiếp những cú ra đòn của một thế đánh thuần thục, bài bản đầy sức mạnh, máu mồm kẻ lãnh đòn trào ra. Sự việc diễn ra trên cầu Nhật Tân vắt qua sông Hồng lịch sử ngay cửa ngõ đất kinh kỳ Thăng Long ngàn năm văn vật một ngày thu nắng đẹp 23.9.2016 giữa thời bình yên.

Người tung thế võ hiểm ra đòn là Ngô Quang Hưng, cảnh sát hình sự công an huyện Đông Anh, Hà Nội và người hứng trọn cú đòn độc hộc máu mồn là Trần Quang Thế, phóng viên báo Tuổi Trẻ. Cả hai đều là người Việt Nam, cùng một thế hệ thanh niên, cùng sống trong một thời mà như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Công an và nhà báo cùng đến hiện trường làm phận sự của mình, công an điều tra và nhà báo lấy tin về một vụ việc dân sự không phải là an ninh chính trị, không phải là bí mật nhà nước vì thế công an và nhà báo đều bình đẳng, có thể hợp tác, hỗ trợ nhau. Nhưng ỷ thế là quyền lực nhà nước, là công cụ bạo lực con cưng của đảng cầm quyền tồn tại bằng bạo lực, lại muốn độc quyền khai thác sự việc, công an đã xua đuổi nhà báo và thế võ nghiệp vụ trấn áp tội phạm của công an hình sự đã được phô diễn với nhà báo chỉ biết khư khư giữ túi đồ nghề làm báo.

Công cụ bạo lực nhà nước tùy tiện giáng bạo lực xuống dân lành là chỉ dấu, là bằng chứng của một nhà nước suy đồi và một xã hội bất an. Sự suy đồi và bất an càng nghiêm trọng hơn khi con người công cụ nhà nước sử dụng bạo lực với dân không được nghiêm khắc nhìn nhận và ngăn chặn lại được bao che, dung túng. Người lính công an lao tới trong thế võ độc cước phóng chân đá vào mạn sườn và thoi nắm đấm vào mặt nhà báo được người chỉ huy công an bao che, biện bạch trơ trẻn là “gạt tay trúng má nhà báo”.

Bao che lấy được cho bạo lực mất tính người, bao che lấy được cho cái ác, bất chấp sự thật hiển nhiên trước sự chứng kiến tại chỗ của nhiều người và được ghi hình đưa lên mạng xã hội cho cả xã hội chứng kiến. Bao che bất chấp sự thật hiển nhiên đó là sự phỉ báng lòng trung thực không thể thiếu ở con người chân chính.

Bao che cho bạo lực vô lối là bao che cho cái ác phản con người, phản văn hóa. Bao che cho cái ác là sự vô cảm, không còn lương tâm để bất bình trước cái xấu, cái ác lộng hành.

Bao che cho cấp dưới làm điều tồi tệ đến mức ứng xử côn đồ với dân lành, sự bao che đó đã không còn biết đến danh dự và bổn phận của người công an nhân dân.

Coi chuyện công an vô cớ đánh hộc máu dân lành chỉ là chuyện thường, người vô cớ thượng cẳng chân hạ cẳng tay với dân chỉ bị khiển trách nhẹ nhàng như thú nhận rằng bạo lực với dân như đã trở thành phương cách hành xử, như đã là qui trình làm việc của công an.

Công an tùy tiện sử dụng bạo lực với dân được bao che, dung túng và dân lành bị công an đánh hộc máu, đánh đến chết diễn ra khắp nơi trên cả nước, kéo dài suốt năm này qua năm khác. Dựa vào bạo lực để tồn tại, nhà nước cộng sản Việt Nam đã quá chăm bẵm, o bế, nuông chìu công an và lực lượng công an đông đúc chưa từng có đã trở thành kiêu binh ngạo nghễ thoải mái dùng bạo lực với dân là nỗi ám ảnh khủng khiếp, nỗi bất an thường trực của người dân và là nỗi bất an của cả xã hội giữa thời yên hàn.

Ôi một thời đại rực rỡ!

01.10.2016

Phạm Đình Trọng

Khi quyền lực tối thượng được nuôi dưỡng?

 Khi quyền lực tối thượng được nuôi dưỡng?

Cát Linh, phóng viên RFA

RFA

congan_phongvien.jpg

Phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ bị một số cảnh sát mặc thường phục tấn công.

 Youttube screenshot

Khi quyền lực tối thượng được nuôi dưỡng?

  04:16/07:08

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Trong thời gian chỉ hơn một tuần, ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hai sự việc có liên quan đến lực lượng công an, gây bức xúc dư luận. Sự việc gây thêm nhiều tranh cãi sau khi sự việc kết thúc mà cơ quan có thẩm quyền không đưa ra lời giải thích rõ ràng thoả đáng, thậm chí có những yêu cầu được cho là không hợp lý.

Vì sao lực lượng công an, một lực lượng đóng vai trò giữ tính nghiêm minh pháp lý trong xã hội lại có những hành động mà mọi người đều cho là trái pháp luật?

Dung dưỡng, bao che

Vụ việc phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội bị hành hung khi đến tác nghiệp tại cầu Nhật Tân hôm 23 tháng 9 chưa kịp lắng xuống thì tối ngày 29 tháng 9, ở khu vực Hồ Con Rùa, TP Hồ Chí Minh, dư luận lại dậy sóng trước hành vi một cán bộ công an Phường Quận 3 nắm tóc, kéo lê một người phụ nữ.

Cách xử lý những hành vi sai phạm của lực lượng công an, luôn luôn là dung dưỡng, bao che. Nhiều trường hợp đã quá rõ, ai cũng thấy.
– Nhà báo Trương Duy Nhất

Hành vi của người thi hành công vụ ở hai miền Nam, Bắc này không phải là những sự việc đầu tiên được lan truyền trên mạng xã hội. Rất nhiều những vụ việc được chia sẻ rộng rãi từ trước đến nay như công an phường, xã vẫn có thể lôi kéo một người dân nhốt vào trụ sở phường, xã; hoặc một công an khu vực có thể gõ cửa kiểm soát nhà dân vào lúc nửa đêm mà không trình lệnh khám xét; hoặc cảnh sát giao thông chặn người dân lưu thông đường để tra hỏi giấy tờ bất cứ lúc nào…

Tất cả những hình ảnh đó được nhà báo Trương Duy Nhất giải thích rằng do luật pháp Việt Nam quá nặng về nghĩa bảo vệ cho các hành vi của phía công an.

“Cách xử lý những hành vi sai phạm của lực lượng công an, luôn luôn là dung dưỡng, bao che. Nhiều trường hợp đã quá rõ, ai cũng thấy. Như trong cuộc biểu tình năm 2011, một sĩ quan công an đứng trên xe buýt đạp vào mặt người dân.”

“Những hành vi của anh cảnh sát như thế là hành vi côn đồ, phải được xử lý nghiêm. Nhưng kẻ hành hung đó lại không bị kiểm điểm, thậm chí chỉ khiển trách, cảnh cáo thôi. Trong khi đó lại phạt hành chính anh nhà báo kia.”

Một điều đặc biệt mà những người quan tâm đến luật pháp Việt Nam đều nhận thấy, đó là những bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam được giao cho chính lực lượng công an soạn.

Chính vì điều này mà nhà báo tự do Trương Duy Nhất cho rằng luật pháp được xây dựng luôn nặng về ý nghĩa làm sao để cho cơ quan công quyền dễ hành xử hơn, bảo vệ quyền lợi của cơ quan đó chứ không phải tìm cách để bảo vệ quyền lợi của người dân.

100116.jpg

Phóng viên Quang Thế bị phạt hơn 14 triệu đồng về 6 lỗi vi phạm. Screen capture

Một nhận định khác từ bác sĩ Đinh Đức Long, nguyên trung tá quân đội Việt Nam cũng có cùng một lập luận:

“Xưa nay (trong pháp luật) bao giờ họ cũng bênh người thi hành pháp luật, cụ thể là cơ quan hành pháp luôn bảo vệ nhau. Thế còn người dân thấp cổ bé họng thì rất khó vì không ai bảo vệ, mặc dù có bằng chứng rành rành nhưng họ vẫn cố tình bóp méo đi.”

Cựu tù nhân công giáo, Trần Minh Nhật đưa ra nhận xét về những người làm luật, có trách nhiệm giữ gìn pháp luật lại chính là những người không biết luật, hoặc là biết mà cố tình làm ngơ:

“Xét ở 1 phạm vi tổng thể thì mình nhận thấy là bức tranh pháp luật ở Việt Nam đa phần là không biết, mà có biết cũng làm ngơ, hoặc ép người ta theo ý của mình. Đây không phải là pháp trị nữa mà là nhân trị, hay đa số trị.”

Trở lại với sự việc phóng viên Trần Quang Tuấn bị hành hung, đập phá máy ảnh trên cầu Nhật Tân, đại tá Nguyễn Duy Ngọc, phó giám đốc Công an Thành phố Hà Nội trả lời báo chí rằng đó là hành động gạt tay, chân chứ không phải đánh phóng viên. Tuy nhiên, rất nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng cho thấy sự việc không như lời giải thích của ông Nguyễn Duy Ngọc và càng làm cho dư luận những ngày qua bày tỏ sự bất bình trước hành vi của lực lượng công an. Nhà báo Trương Duy Nhất cho biết:

“Những phản ứng giận dữ trong sự việc đó đa phần trên mạng, chứ còn các toà báo phản ứng rất yếu ớt. Những hành vi với phóng viên như thế phải thuê luật sư khởi tố. Chính cái đó làm cho công an càng thêm lậm quyền và hành vi đó càng ngày càng nhiều hơn. Chưa bao giờ hình ảnh công an tệ đến mức như bây giờ.”

Quyền lực tối thượng?

Câu chuyện của những người dân bị triệu tập vào đồn công an, trải qua thời gian xét hỏi, giam giữ và cuối cùng là… chết vì một lý do nào đó không còn là những tin tức xa lạ với người dân trong nước. Tuy nhiên, dư luận chưa bao giờ bày tỏ sự đồng tình với những lý do mà phía lực lượng công an đưa ra.

Nói về điều này, bác sĩ Đinh Đức Long cho rằng:

Họ đã bế tắc hoàn toàn, cố tình bất chấp mọi phán xét dư luận và chà đạp lên hệ thống pháp luật để bao che cho hệ thống hành pháp, cụ thể là công an.
– Bác sĩ Đinh Đức Long

“Nó là cái trò hề nực cười. Nó thể hiện rằng họ đã bế tắc hoàn toàn, cố tình bất chấp mọi phán xét dư luận và chà đạp lên hệ thống pháp luật để bao che cho hệ thống hành pháp, cụ thể là công an.”

Khi một quyền lực, nhất là quyền lực của người cầm dây cương pháp luật, người thi hành công vụ được đặt trong một xã hội thiếu dân chủ thì nghiễm nhiên, quyền lực ấy có sức mạnh đàn áp tất cả dù là tự vệ từ phía người khác. Đó là nhận định của nhà báo Trương Duy Nhất.

“Một đất nước thiếu dân chủ cho nên tạo nên tâm lý người Việt sự sợ hãi quá, nhìn công an là thấy sợ, mà không ý thức được quyền của mình. ngay cả một toà báo cũng không dám đấu tranh. Càng ngày càng tạo cho lực lượng công an trở thành như một lực lượng kiêu binh của chế độ.”

Trần Minh Nhật thì cho rằng sự tồn tại của quyền lực tối thượng ấy một phần là do:

“Yếu tố bình đẳng trước pháp luật và đời sống không thực dự hoàn toàn, vì nền tảng dân chủ của mình còn rất thấp.”

“Công an đánh phóng viên không xử lý nghiêm, ngày mai sẽ đánh ai?”, đó là câu nói được dư luận ví von theo lời phát biểu của Bộ trưởng Công an Tô Lâm khi nói về công tác phòng chống tội phạm “Hôm nay cướp bánh mì, ngày mai sẽ cướp gì?”

Một câu hỏi về một quyền lực và công bằng trong xã hội mà chưa có câu trả lời.

Long An: Cãi lộn, vợ chém chồng phải khâu 30 mũi

Long An: Cãi lộn, vợ chém chồng phải khâu 30 mũi

Nguoi-viet.com

Ông Khánh phải khâu 30 mũi ở vùng lưng do vết chém của vợ. (Hình: Tiền Phong)

LONG AN (NV) – Trong lúc cãi lộn, do quá nóng giận, một bà vợ ở huyện Tân Trụ, Long An, cầm dao chém chồng tới tấp phải đi cấp cứu tại bệnh viện với 30 mũi khâu.

Sáng 30 tháng 9, khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh Long An cho biết, bệnh viên đã cấp cứu kịp thời một ông bị nhiều vết chém trên cơ thể, mang thương tích nặng. Cùng lúc, người thân của nạn nhân cho biết, họ sẽ trình báo vụ việc đến công an xã Lạc Tấn.

Đức Mẹ Nhắn Nhủ Tôi Về Ngày 13 Tháng 10 Năm Nay

 Đức Mẹ Nhắn Nhủ Tôi Về Ngày 13 Tháng 10 Năm Nay

Gm. GB Bùi Tuần

Lần đầu Đức Mẹ hiện ra ở Fatima là ngày 13 tháng 5 năm 1917. Liên tiếp các tháng sau, cứ ngày 13, Đức Mẹ lại hiện ra ở đó. Ngày 13 tháng 10 cũng năm 1917, Đức Maria hiện ra, xưng mình là “Đức Mẹ Mân Côi”.

  1. Ngày 13 tháng 10 năm 2016này là kỷ niệm 99 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima lần cuối.

Lần đầu Đức Mẹ hiện ra ở Fatima là ngày 13 tháng 5 năm 1917. Liên tiếp các tháng sau, cứ ngày 13, Đức Mẹ lại hiện ra ở đó. Ngày 13 tháng 10 cũng năm 1917, Đức Maria hiện ra, xưng mình là “Đức Mẹ Mân Côi”.

  1. Ba trẻ được Đức Mẹ hiện ra là Lucia, Franciscô và Jacinta. Ba trẻ đã qua đời rồi. Sự kiện Đức Mẹ hiện ra ở Fatima cũng đã qua rồi.

Nhưng mấy ngày nay, tôi nghe Đức Mẹ thôi thúc tôi hãy coi những gì Đức Mẹ đã nhắn nhủ ba trẻ ở Fatima cũng chính là những điều Đức Mẹ muốn nhắn nhủ tôi và chúng ta. Để rồi, ngày 13 tháng 10 năm nay, Đức Mẹ cũng gởi sứ điệp của Mẹ cho lịch sử hôm nay đầy những phức tạp và nguy hiểm.

Tôi xin vắn gọn.

  1. Đức Mẹ cảnh báo là:

Nhân loại đang bị lôi cuốn vào đàng tội một cách khủng khiếp. Quá nhiều xúc phạm tới Chúa. Nhiều kẻ tội lỗi không ăn năn sẽ phải sa hoả ngục.

Hoả ngục là ngục tù rất kinh khiếp. Những ai bị đốt trong đó sẽ rất đau đớn, kêu la và tuyệt vọng.

Và trước đó, sẽ có chiến tranh và đói khát. Hội Thánh sẽ bị bắt bớ. Chết chóc tàn khốc sẽ xảy ra nhiều nơi.

  1. Đức Mẹ khuyên nhủ là:

Hãy hối cải, đền tội.
Hãy cầu nguyện và hy sinh để cứu các linh hồn khỏi tội.
Hãy lần chuỗi Mân Côi.
Hãy tôn sùng Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ.

 Tôi thấy những gì Đức Mẹ cảnh báo về tình hình lúc đó, thì cũng đang rất đúng cho tình hình hiện nay.

  1. Tôi thấy cảnh xúc phạm đến Chúa hiện nay đang như một nhu cầu điên dại của nhiều người như đã mất tính người. 
  1. Tôi thấy cảnh hoả ngục không phải biển lửa còn xa, mà là rất gần, có thể là đang trong chính cuộc sống.

– Lửa hoả ngục là lửa kiêu căng,
– lửa ghen tương,
– lửa dâm ô,
– lửa ham hưởng thụ,
– lửa vị kỷ, lửa tham lam,
– lửa gian dối.

Các thứ lửa đó thiêu đốt tâm hồn con người, để rồi hoả ngục là trong chính mình, hoả ngục là trong gia đình, hoả ngục là trong cộng đoàn. Con người bị thiêu trong các thứ hoả ngục đó sẽ rất khổ ngay ở đời này. 

  1. Ra khỏi các thứ hoả ngục đó không là việc dễ.

Tôi có cảm tưởng này về tôi, đó là nếu tôi không được Hội Thánh và nhiều người cầu nguyện cho, chắc chắn tôi cũng sẽ rơi vào các thứ hoả ngục hãi hùng đó, và một khi đã rơi vào đó rồi, thì càng cần đến sự cầu nguyện và hy sinh của nhiều người, tôi mới được cứu thoát.

 Nhận thức trên đây giúp tôi đón nhận những gì Đức Mẹ khuyên nhủ ởFatima. Đó là hối cải, đền tội, lần chuỗi Mân Côi, tôn sùng Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ, và cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn ăn năn trở về với Chúa. 

  1. Tôi đón nhận, thì việc đầu tiên của đón nhận là khiêm nhường, xin Mẹ thương giúp tôi thực thi lời Mẹ dạy, từng bước, từng giây phút, từng hoàn cảnh.

Hiện giờ, tôi quá yếu về sức khoẻ thân xác. Đang ngồi mà muốn đứng dậy, tôi phải cố gắng lắm, rất nhiều khi phải nhờ người đỡ vực. Cũng vậy, bước một bước là cả một công trình phải nhờ người khác dắt đi một cách tế nhị.

Kinh nghiệm đó cho tôi thấy việc tôi đứng lên được và bước đi được trên đường đạo đức, không thể là chuyện của ý chí, mà chính là chuyện của ơn thánh. 

  1. Đón nhận ơn thánh và cộng tác vào ơn thánh là những việc của trái tim cầu nguyện. Trái tim cầu nguyện là trái tim hướng về Chúa, trong thái độ kết hợp lòng mình với Chúa Giêsu mà gặp gỡ Chúa Cha. Lúc đó Chúa Thánh Thần sẽ cho tôi phải cầu xin sự gì, cho hợp với ý Chúa Cha. 
  1. Ở Fatima, Đức Mẹ khuyên các con cái Mẹ hãy năng cầu nguyện kinh Mân Côi.

Tôi đã làm như Mẹ dạy. Và đây là một kinh nghiệm của tôi. Tôi đọc kinh Mân Côi như Mẹ dạy, và tôi đọc kinh Mân Côi theo cách, cũng do Mẹ dạy tôi.

Khi tôi đọc kinh Mân Côi, tôi dâng lên Mẹ những thánh giá của tôi, và tôi tin Mẹ hiện diện, Mẹ nghe và Mẹ thương tôi.

Khi tôi đọc kinh Mân Côi, tôi cũng dâng lên Mẹ những khổ đau của Hội Thánh, của đất nước, của đồng bào, và tôi tin Mẹ sẽ xin Chúa ban cho họ những ủi an cần thiết và ơn cứu độ.

Cách, mà Mẹ dạy tôi đọc kinh Mân Côi, như thế chính là một cách Mẹ đào tạo tôi, để tôi biết mến Chúa yêu người, theo gương của Mẹ, nhất là tôi được đào tạo về đức tin. 

  1. Ở Fatima, Đức Mẹ khuyên các con cái Mẹ hãy tôn sùng Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ.

Tôi đã làm như Mẹ dạy: Khi tôn sùng Trái tim vẹn sạch Mẹ, tôi được Mẹ dạy là trong mọi thử thách, Mẹ luôn luôn kết hợp với Chúa Giêsu, để trong đau khổ vẫn có ủi an, trong thất vọng vẫn có hy vọng, trong cô đơn vẫn có khích lệ, trong yếu đuối vẫn có sức mạnh, trong thánh giá vẫn có phục sinh. Tất cả đều nhờ có Chúa Giêsu ở cùng. 

  1. Như vậy, Mẹ dạy tôi là tôi được trở nên đẹp ý Chúa, không phải vì tôi là người tốt, nhưng chính vì Chúa là Đấng tốt lành. 
  1. Những gì Mẹ Maria đang gợi ý cho tôi về ngày 13 tháng 10 năm ấy và năm nay là một món quà quý, Mẹ ban cho tôi, đứa con bé nhỏ của Mẹ. Xin hết lòng cảm tạ Mẹ.

Với món quà này, tôi nhìn những biến chuyển của thời sự trên đất nước và Hội Thánh dấu yêu một cách tin tưởng. Ơn cứu độ sẽ đến từ trên cao. Trái tim Mẹ sẽ thắng. Sự thắng thế của Trái tim người mẹ sẽ rất lạ lùng.

Với món quà này, tôi cũng được Mẹ dạy là phải hết sức tỉnh thức, nhất là tỉnh thức trước mưu kế của quỷ dữ satan. Thánh Phêrô quả quyết:

“Satan là thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi căn xé” (1Pr 5,5).

Những con cái Đức Mẹ sẽ bị satan như thú dữ mưu hại. Nhưng Mẹ Maria sẽ thắng nó (Kh 12,17).

Tôi tin chắc như vậy.

Long Xuyên, ngày 20.9.2016.

– –

Gm. GB Bùi Tuần

VÒNG TAY SONG NGUYỀN

Thông tin nối kết phục vụ các gia đình

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình

Email: vongtaysongnguyen@gmail.com