SỢ QUÁ….

From facebook:  Hoa Kim Ngo shared Cao Duy‘s post. 
 
Image may contain: 1 person, outdoor
Cao Duy is with Huỳnh Phi Long and 89 others.

 

SỢ QUÁ….

Ngô Trường An

Quấc hội vừa rồi đề nghị đưa những cá nhân bôi nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước vào xử tội hình sự. Chu choa! Sợ quá!

Thôi! Bắt đầu từ hôm nay, An tui không dám bôi nhọ lãnh đạo nữa đâu! Không bôi nhọ, nhưng tui chửi! Vì sao phải chửi? Vì lãnh đạo ngu dốt bán rẻ tài nguyên đất nước, vì lãnh đạo tham lam vơ vét tiền thuế máu xương của nhân dân, vì lãnh đạo độc ác nhập chất cấm, chất gây ung thư về tàn sát đồng bào….Tất cả những điều này đều liên quan đến bản thân và gia đình tôi, tôi không chửi sao được?

Thử hỏi trong mỗi chúng ta, có ai nhẫn nhịn được khi sức khoẻ, tiền bạc, cơ đồ của mình bị người khác xâm hại? Cho dù đó là anh em ruột thịt hay bạn bè chí cốt thì cũng phải phản đối để bảo vệ mình chứ, đúng không? Bởi vậy, bất cứ người nào xâm phạm đến quyền lợi của tui là tui chửi vì đó cũng là quyền của tui.

Tui chửi: Bọn lãnh đạo nào ra lệnh bán dầu cho TQ với giá 400 USD/tấn? Trong khi đó giá dầu Thế Giới là 408 USD/tấn. Chỉ trong 8 tháng đầu năm ta đã mất hơn 340 tỷ đồng vì bán rẻ cho TQ. 
Trong khi đó lãnh đạo đảng, nhà nước ra sức tăng giá xăng dầu trong nước làm cho người dân và doanh nghiệp lâm vào cảnh khốn đốn. Đây có phải là hành động khôn nhà, dại chợ của lãnh đạo không?

Tui chửi: Bọn lãnh đạo nào ký giấy mua than của TQ với giá trên trời? Giá than thế giới dao động từ 50 đến 54 usd/tấn. Nga, Úc, Indonesia…. họ bán đầy ra đó mà mình không mua lại đi mua than của TQ với giá 71 usd/ tấn, đắt gấp rưởi? Bà mẹ chúng mày! Tiền thuế máu xương của dân chứ đâu phải lá rừng mà chúng mày phung phí thế hả?

Tui chửi: Bà mẹ bọn lãnh đạo nào ký cho phép nhập chất cấm, chất tạo nạc để đưa vào thức ăn chăn nuôi rồi bán đại trà cho dân? Bọn chúng mày độc ác như thế bảo sao dân không chửi 3 đời dòng họ chúng mày được chứ??
Tui chửi…….. à mà thôi, mệt quá rồi, để hôm khác chửi tiếp. Nhưng tui chỉ chửi chớ không có bôi nhọ à nghe! Các ngài quấc hội đừng có đưa tui vào xử lý hình sự hỉ. Tui sợ lắm !

Ngô Trường An

http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=75037

71 người Đà Nẵng đứng tên mua 137 lô đất gần sân bay quân sự cho người Trung Quốc

71 người Đà Nẵng đứng tên mua 137 lô đất gần sân bay quân sự cho người Trung Quốc

Chuyên mục: Xã hội

Ngoài việc mua đất, tại địa bàn P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn có gần 20 căn nhà, khách sạn loại 1-2 sao, một số người Trung Quốc thuê trọn căn nhà để cho công nhân, kỹ sư ở, làm việc.

Một vệt đất được cho là có một số người Việt mua đất đứng tên giúp người Trung Quốc – Ảnh: Hữu Khá

Sáng 6-12, trao đổi với Tuổi Trẻ, bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) Đào Tấn Bằng cho biết ông đã có báo cáo tại Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng lần thứ 2 diễn ra ngày 4-12-2015 về các vấn đề liên quan đến lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc cư trú tại quận Ngũ Hành Sơn.

Do số lượng người nước ngoài (cả lao động và du khách), đặc biệt người Trung Quốc đến trên địa bàn ngày càng đông nên thời gian qua và sắp tới quận sẽ tiếp tục siết chặt công tác quản lý, đặc biệt là vấn đề quản lý cư trú.

Từ đầu năm 2015 đến nay, có khoảng 129.000 lượt khách nước ngoài tới địa bàn, trong đó gần 65.000 lượt người Trung Quốc. Riêng khu nghỉ dưỡng Silver Shores khai thác đường bay trực tiếp từ các địa phương của Trung Quốc về Đà Nẵng hàng tuần.

Số lao động, du khách Trung Quốc đến chủ yếu làm việc và nghỉ dưỡng trong khu vực dự án Silver Shores Hoàng Đạt.

Trong năm 2015 tại địa bàn quận cũng xử lý 11 vụ việc liên quan tới người nước ngoài vi phạm an ninh trật tự, trong đó có tai nạn, lừa đảo. Nổi bật như vụ lừa đảo 20.000 USD liên quan đến người Trung Quốc.

Ngoài ra, một điều đáng lưu ý là tại địa bàn quận Ngũ Hành Sơn có tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh bằng đường du lịch nhưng ở lại làm các công việc khác. Cụ thể đã xử lý một nhà thầu sử dụng 64 lao động sai mục đích, xử lý một nhà nghỉ cho thuê chỗ ở hơn 30 người nước ngoài nhập cảnh du lịch nhưng làm công việc khác.

Liên quan đến việc người Việt Nam đứng tên mua đất giùm người Trung Quốc, ông Bằng cho biết qua công tác quản lý, rà soát của các ngành đã phát hiện 71 cá nhân đứng tên mua 137 lô đất cho người Trung Quốc.

“Việc này chính quyền địa phương đã phối hợp với các ngành chức năng của TP phát hiện kịp thời và có hướng xử lý khéo léo, đúng qui định của pháp luật nhưng đảm bảo về mặt an ninh quốc phòng. Sắp tới quận sẽ tăng cường nắm thông tin, rà soát kỹ lưỡng trong công tác quản lý người nước ngoài tại địa phương theo tinh thần chỉ đạo của bí thư Thành ủy.

Quận sẽ chỉ đạo công an các địa bàn siết chặt công tác quản lý cư trú, trường hợp người nước ngoài vi phạm sẽ kiến nghị xử lý nghiêm. Không để xảy ra tình trạng người nước ngoài vào Đà Nẵng theo diện du lịch rồi ở lại lao động, không đăng ký cư trú tại địa phương” – ông Bằng, nói.

Theo tìm hiểu của PV Tuổi Trẻ, thực tế tại địa bàn phường Khuê Mỹ có gần 20 căn nhà, khách sạn loại 1-2 sao, một số người Trung Quốc thuê trọn căn nhà để cho công nhân, kỹ sư ở, làm việc.

Theo ông Lê Tấn Nghĩa, chủ tịch UBND phường Khuê Mỹ, phường luôn theo dõi rất kỹ về công tác quản lý cư trú, an ninh trật tự, đặc biệt đã quán triệt với các chủ hộ khách sạn là phải tuân thủ cho thuê theo đúng qui định pháp luật, nếu không sẽ có biện pháp xử lý.

Nguồn: tuoitre.vn

Thảo luận

Sao các cháu không đi học mà phải ra vỉa hè ngồi bán rau thế này?

From facebook: Thiên Đức‘s post.
 
Image may contain: 2 people, people sitting
Thiên Đức

-Sao các cháu không đi học mà phải ra vỉa hè ngồi bán rau thế này?
-Dạ cả nhà chúng cháu không có nổi 100 ngàn đồng mua cho cháu bộ đồ mới để đi tựu trường mà nhà trường bắt cha mẹ chúng cháu đóng những hơn 10 triệu đồng cho mỗi đứa thì lấy đâu chúng cháu có cơ hội đến trường nữa chú?
-Các cháu không sợ ông Đoàn Ngọc Hải tới hốt các cháu sao?
-Dạ chúng cháu cũng đang rất mong ông ấy tới hốt chúng cháu đi cho khỏe !
-Sao vậy các cháu?
-Chúng cháu mong được hốt đi ở tù vì ở tù còn có áo quần tù để mặc, có cơm tù để ăn chứ ở nhà chúng cháu rách ruới, bữa đói bữa no khổ lắm chú ạ.
-Thế các cháu có điều gì mong ước?
-Dạ chúng cháu mong được làm con của các “tên đầy tớ” để được ăn ngon mặc đẹp. Đi học bằng xe hơi mát lạnh…sướng lắm chú ạ. Nghe nói ba má chúng cháu là những “ông bà chủ” mà sao khốn nạn đến thế hả chú?
-…hic…hic…
-ủa ủa sao chú khóc???
-…hic…hic…

Chồng đi VN chơi ba tuần, về nghe vợ muốn ly dị liền siết cổ cho chết

 


Bà Michelle tại tiệm Penn Nails

MINNEAPOLIS – Thảm kịch của đời một người làm nail. Những người thân quen và thân chủ của một tiệm làm móng tay ở thị xã Richfield đã bày tỏ sự thương yêu dành cho một phụ nữ vừa bị sát hại. Nạn nhân là chủ tiệm nail và bị chồng giết tại tư gia.

Tony Lê sau khi bị cảnh sát bắt (Hennepin County)

Theo tin của đài WCCO, vào sáng thứ Hai, 25 tháng Chín, 2017, cảnh sát nhận được một cú gọi 911 và liền đến nhà của bà Michelle Lê ở ngoại ô phía nam thành phố Minneapolis.

Vào trong nhà, cảnh sát thấy xác của Michelle Lê nằm cuộn mình trong phòng tắm ở tầng trệt.
Họ đã bắt ông Tony Lê, 55 tuổi, chồng của bà Michelle, 48 tuổi. Vào ngày thứ Ba, 26 tháng Chín, ông Tony Lê bị truy tố tội sát nhân với mức nghiêm trọng ở cấp bậc thứ hai.


Bà Michelle Lê (WCCO)

Cặp vợ chồng này đã sống với nhau được 20 năm. Cảnh sát nói rằng bà Michelle Lê bị siết cổ chết bằng dây điện thoại.

Người gọi số 911 chính là ông Tony Lê. Cảnh sát rằng ông Tony Lê mới trở lại Minnesota sau ba tuần đi “vacation” ở Việt Nam. Ông đã nổi nóng khi nghe vợ đã làm đơn ly dị.


Ông Tony Lê bị bắt ngày thứ Hai, sau khi giết bà Michelle ở trong nhà của họ tại Minneapolis, Minnesota. (WCCO)

Ông Tony có nói với cảnh sát rằng hôn nhân của họ đang có khó khăn. Và sau chuyến đi Việt Nam thì ông đã nổi nóng khi nghe vợ đã làm đơn ly dị.

Người chồng này kể với cảnh sát rằng vào sáng sớm thứ Hai, ông đã đợi cho đến 3 hoặc 4 giờ sáng để chờ vợ về. Sau đó hai người đã cãi nhau kịch liệt.

Tony Lê nói rằng ông đi theo vợ vào phòng tắm, nơi mà ông dùng dây điện thoại để siết cổ vợ từ đằng sau lưng, trong lúc bà Michelle chống cự mãnh liệt.
Sau khi vợ bị nghẹt thở, ông gọi số 911. Ban đầu ông nói ông không biết tại sao vợ chết.
Khi cảnh sát đến nhà vào lúc 9 giờ sáng, ông đã mở cửa đón họ và nói “vợ tôi đã chết.”
Sau khi bị bắt, ông mới thú thật rằng ông đã giết bà Michelle.

Hai con trai đã lớn của họ và những người bạn của gia đình cũng cho biết trong thời gian gần đây Michelle Lê đã nói với chồng rằng bà muốn ly dị.


Các thân chủ chụp hình lưu niệm tại tiệm Penn Nails ở Richfield. (Facebook)

Tại tiệm nail, nhiều thân chủ nói rằng họ quí mến bà Michelle rất nhiều, không phải chỉ vì bà phục vụ họ tận tâm.

Bà Karen Stone nói với đài truyền hình WCCO ngày thứ Ba, “Tôi sẽ thương nhớ bà ấy rất lâu. Bà không chỉ là một người làm móng, mà còn là một người bạn tốt.”
Như một số thân chủ của Michelle Lê, bà Karen Stone đã đi theo bà Michelle từ tiệm nail này đến tiệm nail khác, và cuối cùng là tại Penn Nails và Spa ở Richfield, nơi mà Michelle Lê đã mua và làm chủ năm năm trước.


Hình bên ngoài tiệm Penn Nails ở Richfield đăng trên Facebook của tiệm.

“Tôi rất đau buồn,” bà Karn Stone nói. “Tôi đã quen Michelle suốt 17 năm. Tôi đã từng ăn tối ở nhà bà ấy.”
Bà Stone không là người duy nhất nói về khiếu nấu ăn món Việt Nam của bà Michelle Lê, và tình thương yêu mà bà Michelle đã dành cho hai con trai ở tuổi mới trưởng thành.
Vào ngày thứ Ba, bà Barb Gellatly, một thân chủ lâu năm của Michelle, đã nhận trách nhiệm làm việc ở quày tiếp khách.

Bà Barb nói với đài WCCO về việc đứng tiếp khách ở tiệm Penn Nails, “Đây là vinh dự. Tôi rất hân hạnh được giúp đỡ bà Michelle.”

Ông Charles Parsons, một cựu chiến binh từ thời chiến Việt Nam, cho biết ông từng được bà Michelle Lê trợ giúp với đôi chân bị đau của ông. Cựu chiến binh này kể rằng hai người thường trao đổi những mẩu chuyện về Việt Nam.

“Bà ấy là một trong những người rất đặc biệt. Bạn không thể nào quên,” ông Charles Parsons nói. “Thật đáng buồn khi bà ấy không còn ở đây với chúng ta nữa.”

Bà Michelle Lê từng tâm sự với vài thân chủ là bà có vấn đề khó khăn trong hôn nhân.
Ba ngày trước khi bị chồng giết, bà có ghé văn phòng của một luật sư chuyên về ly dị. Thế nhưng đối với những ai từng biết ông Tony Lê, họ đã kinh ngạc khi hay tin ông đã giết vợ.

“Thật không thể ngờ,” bà Barb Gellatly nói. “Làm sao mà chuyện đó có thể xảy ra?”
Tại tiệm nail, nhiều người đã mang hóa đến phúng điếu. Họ tạo một bàn thờ nhỏ theo nghi thức Phật giáo.
Các thân chủ nói rằng họ sẽ vận động để giúp gia đình điều hành tiệm móng tay, vì họ tin rằng bà Michelle Lê muốn tiệm được duy trì.

Tổng thống Trump và phu nhân sẽ tới VN dự APEC

From facebook: Phan Thị Hồng‘s post.
 
 
Image may contain: 1 person, standing and suit
Phan Thị Hồng

1 hr · 

 

Tổng thống Trump và phu nhân sẽ tới VN dự APEC

Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm 5 quốc gia châu Á trong tháng 11. Bản quyền hình ảnh REUTERS

Tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo thăm 5 quốc gia châu Á trong tháng 11, trong đó có chặng dừng tại Việt Nam dự hội nghị APEC.

Nhà Trắng cho hay hôm thứ Sáu rằng ông Trump sẽ thăm Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines từ 3 đến 14/11.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thúc đẩy nghị trình thương mại của ông tại APEC ở Việt Nam và hội nghị ASEAN ở Philippines.

Theo BBC

Thành thật khen ngợi và biết ơn người khác.

Đắc Nhân Tâm – Phần I – Chương 2

Chương 2 : Bí Mật Lớn Nhất Trong Phép Ứng Xử :

Thành thật khen ngợi và biết ơn người khác.

Chỉ có một cách hiệu quả nhất để khiến một người thực hiện đều ta mong muốn. Và hãy luôn nhớ rằng không có cách nào khác, nếu chúng ta : 

* Một tay giật tóc, một tay gí súng vào đầu một người nào đó và thét lớn : “Có bao nhiêu tài sản, hãy đưa hết cho ta!“; 

* Vênh mặt cau có và thách thức nhân viên của mình : “Nếu không làm việc chăm chỉ, tôi sẽ đuổi việc anh/chị ngay lập tức. Nhìn ra ngoài kia mà xem, biết bao nhiêu người muốn được làm nhân viên của tôi đấy!“; 

 * Cầm một cây roi mây to và quát con trai : “Đồ ngu ! Nếu mày còn ham chơi làm dơ bẩn áo quần, tao sẽ cho mày 100 roi“;  

Chúng ta cùng thử hình dung chuyện gì sẽ xảy ra trong ba trường hợp trên ? 

Mẫu số chung của cả ba trường hợp là những người bị chúng ta đe doạ sẽ làm theo những gì được yêu cầu. 

Nhưng, quan trọng hơn cả là họ sẽ làm với sự chịu đựng, khó chịu, cau có và phẫn uất.Trường hợp xấu hơn nữa là họ sẽ làm ngược lại.

Người bị gí súng có thể quật lại người có súng, nhân viên sẽ siêng năng trước mặt và dối trá sau lưng hoặc đi tìm một chỗ làm khác có ông chủ cư xử tốt hơn, còn đứa bé thì sẽ vẫn trốn đi chơi và sau đó lẻn về nhà tắm rửa tươm tất trước khi bạn kịp phát hiện ra nó đã không nghe lời. Thay vì cưỡng bức người khác phải làm theo ý mình, cách đơn giản hơn có thể khiến người khác làm bất cứ điều gì chính là: Hãy để họ làm điều họ muốn. 

Nhà phân tâm học lừng danh Sigmund Freud nói rằng: “Mọi hành động của con người đều xuất phát từ hai động cơ: niềm kiêu hãnh của giới tính và sự khao khát được là người quan trọng”. John Dewey, một trong những nhà triết học sâu sắc nhất của nước Mỹ lại có cách nhìn hơi khác một chút: “Động cơ thúc đẩy sâu sắc nhất trong bản chất con người là sự khao khát được thể hiện mình”.

Vậy bạn khao khát điều gì cho mình? Những đòi hỏi mãnh liệt nào đang bùng cháy trong bạn?

Hầu hết mọi người chúng ta đều mong muốn những điều sau đây:

 1.Có được sức khoẻ tốt và một cuộc sống bình an

2.Có những món ăn mình thích

3. Có giấc ngủ ngon

4. Có đầy đủ tiền bạc và tiện nghi vật chất

5. Có cuộc sống tốt đẹp ở kiếp sau

6. Được thoả mãn trong cuộc sống tình dục 

7. Con cái khoẻ mạnh, học giỏi 

8. Có cảm giác mình là người quan trọng

Hầu hết mọi ước muốn này thường được thoả mãn, chỉ trừ một điều, mà điều ấy cũng sâu sắc, cấp bách như thức ăn hay giấc ngủ nhưng lại ít khi được thoả mãn. Đó là điều mà Freud gọi là “sự khao khát được là người quan trọng” hay là “sự khao khát được thể hiện mình” mà Dewey có nhắc tới. Tổng thống Lincoln viết: “Mọi người đều thích được khen ngợi còn William James thì tin rằng:

Nguyên tắc sâu sắc nhất trong bản tính con người đó là sự thèm khát được tán thưởng”. Không phải chỉ là “mong muốn”, hay “khao khát” mà là “sự thèm khát” được tán thưởng. “Sự thèm khát” diễn tả một nỗi khao khát dai dẳng mà không được thoả mãn. Và những ai có khả năng thoả mãn được sự thèm khát này một cách chân thành thì người đó sẽ “kiểm soát” được những hành vi của người khác. Sự  khao khát được cảm thấy mình quan trọng là một trong những khác biệt chủ yếu nhất giữa con người và những sinh vật khác.

*Khi tôi còn là một cậu bé ở vùng quê Missouri, cha tôi có nuôi những con heo giống Duoroe Jersey ngộ nghĩnh thuộc nòi mặt trắng. Chúng tôi thường mang những chú heo này và những gia súc khác đến triển lãm ở hội chợ đồng quê cũng như các cuộc triển lãm gia súc khắp vùng Trung Tây. Chúng tôi luôn đứng đầu các cuộc thi với giải thưởng là những dải băng màu lam. Cha tôi thường gắn những dải băng này trên một tấm vải mỏng màu trắng. Khi bạn bè hay khách khứa đến thăm nhà, cha tôi thường mở miếng vải ra khoe. Ông cầm một đầu và tôi cầm đầu kia, rồi ông kể chi tiết với mọi người về từng giải thưởng với niềm tự hào ánh lên trong mắt. Những chú heo chẳng hề quan tâm đến các giải thưởng mà chúng đã giành được. Nhưng cha tôi thì có. Những phần thưởng này khiến ông cảm thấy mình quan trọng.

Nếu như tổ tiên chúng ta không có sự khao khát cháy bỏng là cảm thấy mình quan trọng thì sẽ không bao giờ có những nền văn minh độc đáo và loài người chúng ta ngày nay chẳng hơn gì những loài động vật khác. Chính sự khao khát được thấy mình quan trọng đã khiến một nhân viên bán tạp hoá ít học, nghèo khổ chịu khó nghiên cứu những quyển sách luật cũ kỹ mà cậu tình cờ tìm thấy dưới đáy một cái thùng đựng đồ lặt vặt được cậu mua lại với giá 50 xu. Có lẽ các bạn đã nghe nói đến tên anh chàng bán tạp hoá này rồi. Tên anh ta là Lincoln.

Và cũng chính sự khao khát cảm thấy mình quan trọng đã thúc đẩy Charles Dickens viết nên những tiểu thuyết bất hủ. Sự khao khát này cũng là động lực để Christopher Wren viết những bản giao hưởng của mình lên đá. Và chính sự khao khát ấy cũng đã giúp Rockefeller kiếm được hàng triệu đô-la mà hầu như ông chẳng cần dùng đến một đồng trong số đó!

Khi chúng ta mặc quần áo thời trang, dùng hàng hiệu, đi những chiếc xe thời thượng, dùng điện thoại di động sành điệu, kể về những đứa con thông minh, chính là lúc chúng ta thể hiện sự khao khát được tỏ ra quan trọng trước mọi người.

Tuy nhiên, nỗi khao khát này cũng có mặt trái của nó. Không ít thanh niên gia nhập các băng nhóm, tham gia những hoạt động tội phạm, sử dụng heroin vào thuốc lắc như để khẳng định mình, để được xã hội nhìn họ như những “Siêu nhân”. E. P. Mulrooney, Uỷ viên Cảnh sát New York, cho biết: Hầu hết những tội phạm trẻ tuổi đều thể hiện cái tôi rất lớn. Yêu cầu đầu tiên của chúng sau khi bị bắt giam là đòi xem những tờ báo tường thuật về chuyện của chúng như thế nào.

Chính cách mỗi người thể hiện sự quan trọng của mình nói lên rất rõ tính cách thật của họ. John D. Rockefeller tìm được cảm giác về tầm quan trọng của mình bằng cách đóng góp tiền để dựng nên một bệnh viện hiện đại ở Bắc Kinh để chữa cho hàng triệu người nghèo mà ông chưa bao giờ gặp và cũng chưa hề có ý định gặp. Dillinger thích có được cảm giác về tầm quan trọng của mình bằng cách giết người cướp của. Khi bị FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ) săn đuổi, hắn ta đã lao vào một trang trại ở Minnesota và dõng dạc tuyên bố: “Ta chính là Dillinger!” với niềm tự hào không cần giấu giếm.

Thực ra, đây là một yếu tố rất “người”. Gần như ai cũng thế. Nếu không xem sự khát khao được là người quan trọng là một thuộc tính của con người thì có lẽ nhiều người sẽ kinh ngạc khi biết rằng, ngay cả những nhân vật nổi tiếng nhất, những con người được tôn vinh nhất trong lịch sử loài người cũng thế. Người ta có thể ngạc nhiên tự hỏi vì sao người vĩ đại như George Washington cũng muốn được gọi là “Đức Ngài Tổng thống Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ”. Người ta lại thắc mắc tại sao một con người tài trí như Christopher Columbus cũng muốn có được danh hiệu “Thuỷ sư Đô đốc Đại dương và Phó vương Ấn Độ“. Và, người ta sẽ càng ngạc nhiên hơn nữa nếu biết rằng nữ hoàng Catherine vĩ đại không chịu mở bất kỳ bức thư nào nếu không có lời đề bên ngoài: “Kính gửi Nữ Hoàng Quyền uy”. …

Các nhà tỷ phú chỉ đồng ý tài trợ cho cuộc viễn chinh của thuỷ sư đô đốc Byrd đến Nam Cực năm 1928 với yêu cầu duy nhất là tên của họ phải đượcc đặt cho những dãy núi bằng ở đó. Victor Hugo không khao khát gì hơn là thành phố Paris được đổi thành tên ông. Ngay cả Shakespeare, người được mệnh danh là người vĩ đại nhất trong số những người vĩ đại, cũng muốn làm vẻ vang thêm tên tuổi của mình bằng cách xin hoàng gia ban cho một tước hiệu quý tộc.

*Đôi khi, có người tự biến mình thành tàn tật để có được sự thương hại, sự quan tâm của người khác, để cảm thấy mình quan trọng. Đệ nhất phu nhân McKinley tìm cảm giác quan trọng bằng cách bắt chồng bà, Tổng thống William McKinley của Mỹ, mỗi ngày phải tạm gác việc quốc chính một vài giờ để ở bên giường bà và ru bà ngủ. Bà nuôi dưỡng khao khát cháy bỏng được mọi người chú ý bằng cách yêu cầu ông phải ở bên bà ngay cả khi bà đi khám răng. Có lần, bà đã làm ầm ỉ khi ông “dám” để bà một mình với nha sỉ vì phải tham dự một cuộc họp quan trọng với Bộ trưởng Ngoại giao.

*Nhà văn Mary Roberts Rinehart có lần kể tôi nghe về một cô gái thông minh và mạnh khoẻ đã trở nên bệnh tật chỉ vì muốn có được cảm giác mình quan trọng. Bà Rinehart kể: “Cô ta nằm lỳ trên giường suốt 10 năm ròng để người mẹ già phải vất vả lên xuống ba tầng lầu phục dịch cô mỗi ngày. Một hôm, người mẹ già mệt mõi đổ bệnh và sau đó qua đời. Trong vài tuần kế đó, cô ta mới ốm liệt giường thực sự. Nhưng rồi cô ta nhanh chóng hồi phục và bắt đầu cuộc sống khoẻ mạnh bình thường như chưa bao giờ ngã bệnh”.

Thậm chí, người ta có thể hoá điên để tìm trong cơn điên cái cảm giác là người quan trọng, điều mà họ không thể có được trong thế giới trần trụi này. Không ít người mải mê “chiến đấu” trong các trò chơi vi tính để biến mình thành anh hùng hảo hán. Trong khi ngoài đời thực họ chỉ là những con người bình thường, không vai vế, không địa vị xã hội.

*Một vị bác sĩ trưởng khoa thần kinh của một bệnh viên tâm thần uy tín nhất nước Mỹ quả quyết rằng nhiều bệnh nhân đã tìm thấy trong thế giới điên rồ cái cảm giác trở thành một nhân vật quan trọng mà họ không thể có được trong đời thực. Ông kể cho tôi nghe câu chuyện sau: “Gần đây, tôi có một nữ bệnh nhân gặp bi kịch gia đình. Cô ấy muốn được quan tâm, muốn được an ủi, yêu thương. Cô muốn có con cái và có uy tín xã hội, nhưng cuộc sống thực tế đã chà đạp lên tất cả những ước muốn của cô. Chồng cô không yêu cô. Anh ta thậm chí không chịu ngồi ăn cùng cô mà bắt cô phải phục vụ bữa ăn cho anh ta trong một căn phòng trên gác. Cô không có con, cũng không có địa vị xã hội gì cả. Kết quả là cô bị bệnh tâm thần. Trong tưởng tượng của cô, cô thấy mình đã ly dị chồng, trở lại là một con người tự do. Rồi sau đó, cô lại nghĩ rằng mình đã lấy được một người thuộc dòng dõi quý tộc Anh và nhấn mạnh việc mình được gọi là “Phu nhân Smith”. Hơn thế nữa, cô còn hình dung mỗi tối cô có thêm một đứa con. Mỗi lần tôi đến thăm, cô đều nói: “Thưa bác sĩ, tối qua tôi vừa sinh con”.

Cuộc sống đã đẩy mọi con tàu mơ ước của cô va vào những tảng đá sắc cạnh của thực tế. Nhưng tại những hòn đảo tràn ngập ánh nắng của trí tưởng tượng điên rồ, con tàu mơ ước ấy đã cập bến với cánh buồm phấp phới hoan ca trong gió. Vị bác sĩ khẳng định với tôi: “Nếu như chỉ cần giơ tay ra là có thể chữa lành căn bệnh cho cô ấy, tôi cũng sẽ không làm. Sống như thế này cô ấy hạnh phúc hơn nhiều”.

Nếu một vài người khao khát cảm giác được trở nên quan trọng đến đỗi hoá điên để có được cảm giác ấy thì bạn hãy hình dung xem, bạn và tôi sẽ đạt được phép mầu gì nếu ta có được điều đó mà không cần phải đến miền điên rồ của trí tưởng tượng?

*Một trong những người đầu tiên ở Mỹ được trả lương trên một triệu đô-la mỗi năm là Charles Schwab (thời mà nước Mỹ chưa có thuế thu nhập cá nhân và một người được xem là giàu có khi mỗi tuần kiếm được 50 đô-la). Ông đã được Andrew Carnegie bổ nhiệm vào chức chủ tịch đầu tiên của Tập đoàn Thép Hoa Kỳ vào năm 1921 khi chỉ mới ba mươi tám tuổi. Vì sao Andrew Carnegie đồng ý trả một triệu đô-la mỗi năm, tức gần 30 ngàn đô-la mỗi ngày cho Charles Schwab? Phải chăng vì Charles Schwab là một thiên tài? Hay vì ông có kiến thức về thép hơn những người khác?

Hoàn toàn không. Chính Charles Schwab bảo tôi rằng, nhiều người làm việc cho ông có kiến thức về chế biến thép hơn hẳn ông. Lý do Schwab được trả lương cao như thế là vì ông có khả năng thu phục lòng người. Ông chia sẻ, bí quyết của ông chính là “khả năng tạo niềm hưng phấn ở những người cùng làm việc, phát huy những ưu điểm mạnh nhất ở một con người bằng cách nhìn nhận, tán thưởng và khuyến khích họ”.

Không có cách nào giết chết ước mơ và nỗ lực phấn đấu của con người bằng thái độ và những lời chỉ trích của cấp trên. Tôi không bao giờ chỉ trích một ai. Tôi tin tưởng vào việc tạo ra động lực cho mọi người làm việc. Điều này làm cho tôi luôn mong muốn khen ngợi người khác và không thích làm tổn thương thêm những lỗi lầm của họ. Nếu tôi thích thú một điều gì đó, tôi sẽ luôn động viên, khuyến khích bằng tất cả sự chân thành và họ hưởng ứng nhiệt tình nhất của mình.

Đó là những gì Schwab đã làm. Vậy những người tầm thường ứng xử ra sao? Họ làm ngược lại hoàn toàn. Nếu họ  không thích điều gì, họ sẽ quát mắng nhân viên; còn nếu họ thích, họ sẽ chẳng nói gì. Như một câu nói xưa: “Làm tốt đến đâu, không một lời khen; sai lầm một lần, nhắc nhở suốt đời.”

Schwab chia sẻ: “Trong suốt cuộc đời mình, tôi chưa từng gặp người nào làm tốt công việc của mình nếu không có sự ủng hộ của người khác”.

Andrew Carnegie cũng vậy. Và đó là một trong những lý do làm nên thành công phi thường của “ông vua” thép. Andrew Carnegie khen ngợi những người hợp tác với mình lúc công khai, lúc kín đáo. Thậm chí, ngay cả trên tấm bia mộ của mình, ông còn khen tặng tất cả những người đã từng làm việc cho ông: “Đây là nơi yên nghỉ của một người biết cách tập hợp những người tài giỏi hơn mình”.

Sự khen ngợi, cảm kích thành thực là một trong những bí quyết thành công đầu tiên của John D. Rockefeller trong ứng xử với mọi người. Khi nhân viên của ông là Edward Bedford gây thiệt hại một triệu đô-la trong một vụ mua bán ở Nam Mỹ, thay vì chỉ trích, John D. Rockefeller lại tán thưởng Bedford vì đã cứu được 60% số tiền Rockefeller đã đầu tư. Rockerfeller làm như vậy vì biết rằng Edward đã cố gắng hết sức. Ông nói: “Điều đó thật tuyệt. Chúng ta không phải lúc nào cũng làm tốt được như vậy.”

Trong số các mẫu báo tôi cắt để lại, có một câu chuyện vui mà tôi biết là không có thực nhưng nó lại minh hoạ cho một sự thật. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe: Lần nọ, sau một ngày làm việc cực nhọc, vợ một người nông dân đã quẳng trước mặt những người đàn ông trong gia đình bà một đống cỏ khô thay vì dọn bữa ăn tối như mọi khi. Khi họ tức tối hỏi bà có điên hay không, bà đáp: “Tôi đã nấu ăn cho các người suốt 20 năm nay và trong suốt thời gian đó tôi chưa hề nghe ai cám ơn một câu hay nói với tôi rằng các người không biết ăn cỏ khô”. Một công trình nghiên cứu cách đây vài năm về việc những người vợ bỏ nhà ra đi cho thấy nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này chính là do “thiếu sự nhìn nhận và trân trọng”. Và tôi chắc chắn rằng nếu có một công trình nghiên cứu về lý do những người chồng bỏ nhà đi thì cũng thu được một kết quả tương tự. Chúng ta thường cho rằng việc vợ hay chồng mình ở bên cạnh là lẽ đương nhiên nên rất hiếm khi dành cho họ một lời cám ơn hay sự trân trọng.

*Một học viên trong lớp của chúng tôi kể rằng vợ anh và một nhóm phụ nữ khác trong nhà thờ cùng tham gia vào một chương trình tự hoàn thiện bản thân. Chị đề nghị anh giúp bằng cách liệt kê sáu điều mà anh cho là chị có thể thay đổi để trở thành một người vợ tốt hơn. Anh ấy kể lại với lớp học như sau: “Tôi ngạc nhiên trước một yêu cầu như vậy. Thú thực, tôi có thể dễ dàng liệt kê sáu điều tôi muốn cô ấy thay đổi. Và, tất nhiên là cô ấy cũng có thể liệt kê một ngàn chuyện cô ấy muốn tôi thay đổi nhưng tôi đã không làm thế. Tôi bảo: “Cho anh suy nghĩ và sáng mai anh sẽ trả lời”. Sáng hôm sau, tôi dậy rất sớm, tìm mua tặng vợ sáu bông hồng với một tấm thiệp ghi: “Anh không thể nghĩ ra sáu điều mà anh muốn em thay đổi. Anh yêu em như chính em bây giờ!”. Chiều hôm đó, khi về nhà, tôi được vợ chào đón bằng những giọt nước mắt đầy xúc động. Không cần phải nói, tôi vô cùng vui sướng vì đã không phê phán cô ấy như yêu cầu. Chủ nhật sau đó ở nhà thờ, sau khi vợ tôi báo cáo lại kết quả của công việc được giao, nhiều phụ nữ cùng học với cô ấy đã đến gặp tôi và nói: “Từ trước đến nay chúng tôi chưa bao giờ nghe thấy một cử chỉ nào lịch thiệp, chu đáo và ngọt ngào đến như vậy”. Lúc đó tôi mới thật sự hiểu được sức mạnh của sự trân trọng và lòng biết ơn”.

*Tôi đã có lần tập theo phong trào nhịn ăn và đã thử sống sáu ngày sáu đêm mà không ăn gì. Thực ra cũng không khó lắm. Cuối ngày thứ sáu, tôi cũng không đói hơn cuối ngày thứ hai. Tuy nhiên, nếu chúng ta để gia đình hay nhân viên của mình nhịn đói sáu ngày thì lại là một lỗi lầm lớn. Thế mà chúng ta lại để gia đình thân yêu của mình, những nhân viên cần mẫn và tận tuỵ của mình phải nhịn đến sáu tuần hay thậm chí đến sáu mươi năm mà không có đến một lời tán thưởng thật lòng. Chúng ta không chịu nhớ rằng họ đang khao khát đến cháy lòng một lời khen ngợi của chúng ta, chẳng kém gì một người mong có được một bữa ăn ngon lành khi đang đói cồn cào.

Alfred Lunt, một trong những diễn viên xuất sắc nhất mọi thời đại, người đóng vai chính trong vở kịch Reunion in Vienna, đã nói: “Điều tôi cần hơn cả cho cuộc sống của mình là nuôi dưỡng sự trân trọng đối với bản thân mình”.

Chúng ta nuôi dưỡng phần thể chất của con cái, quan tâm đến cuộc sống vật chất của nhân viên mình nhưng lại rất ít khi nuôi dưỡng hay truyền cho họ sự tự trân trọng những giá trị bản thân. Chúng ta có thể cung cấp cho họ những thức ăn ngon nhưng lại thường quên tặng họ những lời khen ngợi thật lòng mà họ sẽ nhớ mãi như nhớ những giai điệu êm ái tuyệt vời nhất.

*Paul Harvey, trong một buổi phát thanh của mình, đã kể một câu chuyện minh chứng rằng việc khen ngợi, cảm kích thành thật có thể thay đổi cuộc đời một con người như thế nào: “Cách đây nhiều năm có một cô giáo ở Detroit nhờ Stevie Morris giúp cô tìm một con chuột trong lớp học. Cô đánh giá rất cao tài năng của Stevie và khen Stevie rằng Thượng Đế đã tặng cho Stevie một đôi tai thính để bù lại sự khiếm thị.Cô không ngờ rằng đây thực sự là lần đầu tiên Stevie được người khác trân trọng, đánh giá cao về khả năng của đôi tai mình và quên đi sự khiếm khuyết trước giờ. Cho đến bây giờ, Stevie thừa nhận rằng sự trân trọng ngày ấy đã tạo ra một bước ngoặt trong cuộc đời ông. Từ khi được đề cao và phát hiện ra năng khiếu nghe của mình, ông đã nỗ lực phát huy khả năng cho đến khi trở thành một trong những ca sĩ nhạc pop tuyệt vời nhất đồng thời là nhạc sĩ sáng tác những ca khúc hay nhất trong thập niên 70, dưới cái tên huyền thoại Stevie Wonder”.

Khi đọc những câu chuyện này, có thể bạn sẽ nói: “Trời! Toàn là những lời xu nịnh vô nghĩa! Tôi cũng đã từng thử như vậy. Nhưng cách này thực sự không ổn, đặc biệt với những người nhạy cảm và căm ghét thói giả dối, xu nịnh!

Dĩ nhiên, xu nịnh ít khi thành công với những người hiểu biết và có khả năng phân biệt sâu sắc giữa nịnh hót với lời khen ngợi và cám ơn chân thành. Bởi vì tâng bóc chỉ là lời lẽ hời hợt, ích kỷ, hoàn toàn không trung thực, và chắc chắn thất bại. Tuy vậy, cũng có một số người khao khát được tán thưởng đến mức họ nuốt bất kỳ lời khen nào như một người đói ăn cả rau lẫn con sâu bám trong đó. Tâng bóc giả tạo cũng như tiền giả, nó sẽ gây khó khăn khi chúng ta chuyển nó cho một người nào khác.

Sự khác nhau giữa cảm kích và tâng bóc nằm ở đâu? Rất đơn giản! Điều này là thành thực còn điều kia là không thành thực. Một điều xuất phát từ tấm lòng, một điều chỉ từ cửa miệng. Một điều là vô tư, chân thành, một điều là ích kỹ, có mục đích. Một điều được mọi người cảm nhận, xúc động, một điều thì bị mọi người lên án.

Gần đây tôi được nhìn thấy bức tượng bán thân của một anh hùng Mexico là Tướng Alvaro Obregon tại lâu đài hapultepec ở Mexico. Dưới tượng khắc những lời lẽ đầy triết lý của Obregon: “Đừng sợ những kẻ thù tấn công anh mà hãy sợ những người bạn nịnh hót anh”.

Đúng! Tôi hoàn toàn không khuyến khích sự xu nịnh! Tôi đang nói đến một cách sống mới. Cho phép tôi nhắc lại: Một cách sống mới.

*Vua George V có một loạt sáu câu châm ngôn được viết trên những bức tường trong phòng học của ông tại cung điện Buckingham. Một trong những châm ngôn này viết: “Hãy ngăn tôi đừng trao và nhận những lời khen ngợi rẻ tiền”. Mọi lời nịnh hót đều là lời khen ngợi rẻ tiền. Tôi rất tâm đắc với một định nghĩa cho rằng: “Nịnh hót là nói với một người khác chính điều mà anh ta thích nghĩ về mình”.

Khi đầu óc không vướng bận, chúng ta thường dành gần 95% thời gian để nghĩ về mình. Hãy ngưng việc nghĩ về bản thân trong chóc lát và bắt đầu nghĩ về điều tốt của những người xung quanh. Khi ấy, tôi và bạn sẽ thấy mình không cần dùng đến những lời nịnh hót nữa. Đó chỉ là một thứ rẻ tiền và giả dối.

Một trong những giá trị bị chúng ta lãng quên nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày chính là sự cảm kích, trân trọng. Chẳng biết vì sao chúng ta cứ hay quên khen ngợi con cái mình khi nó đem về nhà tờ giấy khen hay quyển sổ liên lạc ghi thành tích học tập tốt trong tháng qua. Chúng ta quên khuyến khích con cái khi lần đầu tiên tự chúng làm được một cái bánh hay tự giác dọn dẹp gọn gàng góc học tập của mình… Không có điều gì làm con trẻ vui sướng hơn là sự quan tâm và khen ngợi của bố mẹ. Mỗi khi thưởng thức một món ngon ở nhà hàng, tôi luôn tự dặn mình nhớ nói với người đầu bếp rằng món ăn ấy rất tuyệt. 

Khi gặp một người bán hàng mệt mỏi mà vẫn biểu lộ sự ân cần với khách thì tôi cũng luôn nhắc nhở mình hãy nhớ cám ơn anh ta vì sự phục vụ tận tâm, nhiệt tình.

Tất cả diễn viên, ca sĩ và diễn giả trên thế giới đều nản lòng nếu không nhận được những tràng vỗ tay khen ngợi nào từ khán thính giả. Nếu điều này đúng đối với những người biểu diễn chuyên nghiệp thì nó còn đúng gắp nhiều lần đối với những người làm việc trong các cơ quan, cửa hàng, nhà máy, trong gia đình và bạn bè chúng ta.

Trong tất cả quan hệ giữa người với người, chúng ta hãy luôn nhớ rằng mọi người hợp tác với mình cũng đều là những con người và họ đều khao khát nhận được sự công nhận, đánh giá cao và trân trọng vì những gì họ đã làm

Hãy thắp lên ngọn lửa của sự biết ơn chân thành đối với mọi người trong cuộc sống. 

Sự lan toả của ngọn lửa này sẽ mang lại cho bạn những giá  trị vượt thời gian. Chỉ trích hay xúc phạm người khác không bao giờ làm thức tỉnh thay đổi được họ trở nên tốt hơn, vậy nên bạn đừng bao giờ làm thế! Có một câu châm ngôn cổ rất hay mà tôi đã dán lên tấm gương soi để ngày nào cũng có thể nhìn thấy: “Tôi chỉ sống trên thế gian này có một lần, vì vậy nếu có thể làm bất cứ điều tốt đẹp nào hay thể hiện lòng nhân ái, tri ân của mình với bất kỳ ai, tôi sẽ thực hiện ngay không chậm trễ, bởi tôi biết mình sẽ không sống đến lần thứ hai, hoặc sợ mình không còn cơ hội”.

Triết gia Emerson nói: “Mọi người tôi gặp đều có những điểm hay hơn tôi và tôi luôn học được điều gì đó từ họ”. Mong rằng điều này cũng đúng với bạn và tôi. Chúng ta hãy ngừng nghĩ đến những thành tích, mong muốn của mình và thử tìm hiểu những điểm tốt của người khác. 

Mọi người sẽ hết sức ghi nhận những lời khen ngợi của bạn và luôn có động lực để thực hiện những điều tốt đẹp tương tự trong suốt cuộc đời họ.

Biết khen ngợi và cám ơn những người xung quanh một cách chân thành chính là chiếc đũa thần tạo nên tình thân ái và nguồn động viên tinh thần to lớn. Đó là niềm vui rằng mỗi người đang được quan tâm, công nhận và yêu thương. Mỗi người được khen ngợi chân thành sẽ tự nhiên sửa đổi những tính xấu để trở nên hoàn thiện hơn.

“Động cơ thúc đẩy sâu sắc nhất trong bản chất con người là sự khao khát được thể hiện mình.” – Nhà triết học Mỹ – John Dewey

Ở cũng bâng khuâng, đi chẳng đành,

Suy Tư Tin Mừng trong tuần thứ 26 thường niên năm A 01/10/2017

(Mt 21: 28-32)

            Khi ấy Đức Giêsu nói với các thương tế và kỳ mục trong dân rằng:

“Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.” Nó đáp: “Con không muốn đâu!” Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: “Thưa ngài, con đây!” nhưng rồi lại không đi. Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?” Họ trả lời: “Người thứ nhất.” Đức Giêsu nói với họ: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy.”

& & &

 “Ở cũng bâng khuâng, đi chẳng đành,”

“đêm trời, sao cũ sáng long lanh.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

  Mai Tá lược dịch. 

 Bâng khuâng đi chẳng đành, nên người đời có ra đi nhưng miệng mồm nào đã nói. Đêm trời sáng long lanh, nên đời người dù có hứa, nhưng chân mình rày chẳng buớc. Chẳng bước đi, dù miệng mình vẫn cứ nói. Nói và làm, trình thuật thánh sử viết hôm nay.

Trình thuật thánh Mát-thêu nay kể về dụ ngôn hai người con có những lời lẽ và lập trường thực hiện rất khác biệt. Cả hai hành xử kiểu đối nghịch. Người con đầu nói mình sẽ không làm điều cha muốn, nhưng cuối cùng vẫn thực hiện. Còn người kia, tuy nói làm nhưng lại không thực hiện lời mình nói. Tức, một người những nói và nói, nhưng không làm. Còn người kia, vẫn làm mà không cần nói. Dụ ngôn đây cho thấy: chính hành động nói nhiều hơn lời nói, ngoài cửa miệng.

Thời của Chúa, dụ ngôn được dùng như huấn dụ để khen ngợi những người hành động thiết thực hơn là nói. Bằng dụ ngôn này, Chúa bênh vực đám người bị khích bác, chê bai như đám đĩ điếm, dân thu thuế bệ rạc hơn giới thượng lưu, Pharisêu, ký lục chỉ nói và nói chứ chẳng làm gì để đổi thay con người mình. Thời của thánh Mát-thêu sau đó, dụ ngôn còn được dùng để đề cao người ngoại đạo hơn một số người Do thái cứ tự hào mình chuyên chăm đạo hạnh. Thế kỷ 20 lại dùng dụ ngôn hôm nay nhằm nâng đỡ đám người nghiện ngập dám làm sửa đổi chính mình hơn những người chỉ những nói và nói, khiến người khác bị khùng điên.

Áp dụng vào nhà Đạo, thấy dân con Đạo mình nhiều lúc có cả hai. Tức, nhiều khi ta những nói và nói, mà không làm. Có những lúc, ta vẫn làm mà chẳng nói, lấy một lời. Điều này làm ta nhớ về nhân vật trong phim dài nhiều tập có đầu đề “Cha Phó Xứ Đạo Dibley” luôn bắt đầu câu nói của ngài bằng những tiếng “Không! không! và không!” để rồi sau đó kết thúc bằng chữ “Có”. Có làm thực. Có hợp tác. Và đôi lúc nghĩ lại thấy mình từng nói “Có! có! Nhất định sẽ làm”, nhưng cuối cùng vẫn thành: Không! Không làm. Và cũng chẳng làm điều mình từng nói từng hứa, giống nhiều người trong ta.

Đi vào thực tế, giống truyện kể về cuối buổi lễ, các vị chủ tế có thói quen đứng ở cuối nhà thờ nói năng chào hỏi hết mọi người. Có lần, vị linh mục hỏi một giáo dân: tuần sau có đi lễ không đó? Rất nhiều người cứ trơn tru trả lời: “Dạ thưa cha, có chứ!” Thưa thì thưa “có”, nhưng các tuần sau đó lại khó mà thấy mặt vì nhiều lý do. Chính đó, là hiện trạng của người đi Đạo ở trời Tây, hôm nay. Hôm nay đây, có thể cũng có người lúc đầu tình thật không dám nói, nhưng sau đó suy đi nghĩ lại, vẫn cứ đến. Có người coi đây là chuyện linh mục không nên hỏi, vì ai nào dám thưa.

Nghiên cứu khảo sát hôm nay nhiều khi cho thấy: thế hệ trẻ hôm nay, và cả người cao niên cũng thế, lại cứ tính chuyện lời lãi mỗi khi được hỏi, ở nhà thờ hay ngoài ngõ, về bất cứ chuyện gì cần lấy ý kiến. Nói chung, nhiều người chỉ muốn dính dự vào các cuộc khảo sát với phỏng vấn khi biết mình chắc chắn có được lợi lộc, nếu trả lời. Tức là, họ chỉ muốn làm người dưng, trên trời rơi xuống. Chẳng muốn dính vào chuyện gì, dù thuộc vấn đề trong Đạo. Quần chúng hôm nay ra như lạc lõng ở đâu đó. Chẳng muốn ai ngó ngàng hỏi han mình điều gì, dù là ý kiến riêng tư. Kín đáo. Hoặc ép buộc. Khi xưa, ở phương Tây, các linh mục còn có thói quen đến từng nhà thăm viếng, hỏi han về cuộc sống của mỗi người. Ngày nay, làm thế tức vi phạm đời tư, rất nguy hiểm và dễ bị ra toà.

Nhiều năm về trước, mỗi khi có đề tài cần hỏi han góp ý hay tranh luận ở giáo xứ, còn có người chủ trương phóng khoáng. Bảo thủ. Hoặc trung lập. Ngày hôm nay, lại đã thấy những người như thế đi đâu mất. Hoặc, họ còn đó nhưng chẳng thiết tha gì chuyện bàn luận hay tranh đấu cho sự sống còn của Hội thánh. Nói chung, người đạo hạnh hôm nay không còn muốn dính dự vào chuyện chung của Hội thánh. Nhiều vị vẫn lành thánh, chuyên chăm chuyện lễ lạy, đạo hạnh. Nhưng không còn thiết tha chuyện tham gia nhóm hội đoàn thể có sinh hoạt tập thể, năng nổ tích cực. Mà chỉ muốn rút vào vỏ sò, sống riêng rẽ, cho khoẻ.

Nhiều người nhận ra rằng: thế giới nhà đạo họ đang sống nay khác trước rất nhiều. Khác nhiều thế giới của người phàm thực tế luôn trong sáng. Đầy dẫy thông tin. Đủ mọi chọn lựa. Nên, họ vẫn hết mình với mọi người. Nơi sở làm, ngừời người đều hăng say trách nhiệm. Vẫn cứ làm, vì chuyện chung. Nhưng trong Hội thánh, nhiều người đã bắt đầu ít nói. Không cà kê như trước. Dù, chuyện hội đoàn.

Thế nên, khi hỏi: “Anh/chị tính sao? Có định tham dự chầu Thánh Thể thứ sáu này chứ?” Câu trả lời thường là: “Không dám đâu! Tụi này bận lắm. Chẳng kiếm đâu ra giờ, để đi chầu!” Nếu hỏi: “Anh/chị tính sao? Có định tham gia biểu tình phản đối đôi ba chuyện chính phủ làm không?” Câu trả lời, chắc cũng thế. Giống như người hành tinh vừa chợt ghé bến. Không chuyện trò, cũng không trao đổi. Chẳng bước đi về nhiều phía.

Dụ ngôn hôm nay, câu Chúa hỏi cũng tựa như thế: “Các ông nghĩ sao?” Hỏi như thế, không có nghĩa Chúa yêu cầu ta bắt chước những người chỉ biết nói chứ không làm, hoặc chỉ làm chứ không nói. Chúa không có ý khen ngợi hai lớp người nói ở trên. Ngài cũng chẳng giải thích sao Ngài lại không làm thế. Hoặc, vẫn làm như thế. Ngài chẳng nói hoặc có nói, bất cứ thứ gì. Ngài cũng không đi vào chi tiết để cho biết tại sao Ngài có lập trường như vậy. Dù, lập trường đó có là bê trễ, biếng nhác. Dù, đó có là kế hoạch, hoặc cảnh tình nào đó khó đoán. Dù, đó là chuyện đáng quên đi. Hoặc, chẳng lý gì về công kia việc nọ, cần công chúng tôn trọng. Điều Ngài hỏi chỉ là: “Các ông nghĩ sao?”

Liên tưởng chuyện này, có thể ta sẽ nghĩ mình đang đi vào loại hình nào đó của Hội thánh, vào thời buổi rất khác trong lịch sử. Một Hội thánh từng đòi rất ít ở dân con trong Đạo. Đòi và hỏi, về thời gian và thiện chí. Một Hội thánh không đòi những gì là ngoại lệ, nơi con người. Một thánh hội từng học hỏi cung cách biết tôn kính hết mọi người. Tôn và kính, chuyện riêng tư của dân con nhà Đạo. Học hỏi và trân trọng, việc phục vụ họ hơn việc sắp xếp để họ phục vụ Hội thánh, mà thôi.

Phục vụ dân con, còn có nghĩa: không dùng bạo động để dính dự cuộc sống đích thực của dân con. Phục vụ dân con, còn có nghĩa: tôn trọng phẩm cách tư riêng của mỗi người. Chính đó là nền tảng của việc yêu thương lẫn nhau. Nền và tảng, của việc trở nên cộng đoàn dân con sống thân thương như thế. Nền và tảng, để dân con sống, với lập trường hăng say đi đến mà nhận lãnh Thánh Thể Tình Yêu đích thật, ngày Chúa Nhật. Đó là những người con đang sống rất khác biệt. Sống rất đẹp, ở thế giới cuộc đời, cũng rất thực. Một đời người, luôn tham gia giùm giúp rất đắc lực.

Bởi thế nên, lời Chúa ở dụ ngôn hôm nay với câu hỏi: “Các ông nghĩ sao?” sẽ là lời nhắc nhở về động thái ta phải có trong đời, với người đời. Dù, người đó có là bạn đạo hay bạn đời, cũng như thế.

Trong cảm nhận tình Ngài thương ta qua câu hỏi ấy, cũng nên ngâm lại lời thơ trên, để còn nhớ:

“Tôi cũng chưa đi hết dặm đường,

Đời dài, mới đến nửa sầu thương.

Một đêm trở bước cho lòng nghĩ,

Sao biếc rơi tàn mộng phấn hương.”

(Đinh Hùng – Đêm Khuya Trờ Bước)

Trở bước hay cất bước, để rồi đi. Đi rồi, sẽ nhớ lời Thầy dặn. Dù đời mình ra sao đi nữa, vẫn cứ bước. Cứ ra đi rao truyền lời Thầy vẫn hỏi và vẫn răn dạy. Để rồi, mọi người tin vào Thầy. Ở đây. Bây giờ.

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn – 

 Mai Tá lược dịch. 

Yêu em, vì ta ghét buồn

Chuyện Phiếm đọc trong tuần 26 thường niên năm A 01/10/2017

 “Yêu em, vì ta ghét buồn “
Yêu em, vì ta ghét hờn
Yêu em, vì ta khinh khi dối gian
Yêu em, vì ta chán người
Yêu em, vì ta chán đời
Yêu em, vì ta không tin ở trời.”

(Lê Hựu Hà – Yêu Em)

(Rôma 1: 25-27)

 Trần Ngọc Mười Hai

Bạn à. Nếu bảo rằng: “Yêu em, vì ta khinh khi dối gian” thì bọn mình đây nghe còn được. Chứ, bạn lại hát những câu như: “Yêu Em, vì ta chán đời.” hoặc:“Yêu Em, vì ta không tin ở trời!”, thì chuyện này cũng nên bàn lại, dù bạn và tôi đôi lúc hiểu chữ “trời” theo nhiều nghĩa.

Ý-nghĩa yêu đương ở nhạc-bản “Yêu Em” nếu dẫn bạn và tôi đi vào vấn-đề niềm tin, thì hết biết! Tin gì đây? Tin vào những ca-từ được bạn hát tiếp không?  Có hay không, thì bạn và tôi hãy cứ nghe tiếp, rồi mình tính:  

 “Ta không thèm mái tóc huyền.
Ta không thèm đôi mắt đẹp.
Ta không màng lời khen chê thế gian.
Ta không cần ai hiểu mình.
Khi ta ngợi ca ái tình.
Khi ta dìu em đi trong ý thơ.

Em ơi, anh muốn nói rằng.
Sao em còn mãi hững hờ.
Khi anh trọn lòng yêu em thiết tha.
Xin em đừng luôn dối lòng.
Khi tim làm đôi má hồng.
Cho ta được gần nhau trong giấc mộng… “

(Lê Hựu Hà – Yêu Em)

 À thì ra, bạn có nói chán ghét đủ mọi thứ, cuối cùng rồi cũng lại nói lên điều mà ca sĩ cứ muốn hát, đó là: “Anh trọn lòng yêu em thiết tha”, “Cho ta được gần nhau trong giấc mộng”, vân vân và vân vân.

À thì ra, “Không màng lời khen chê thế gian” và “Gần nhau trong giấc mộng”,lại là lời nói chân-phương/thành-thật vào đôi lúc? Điều này, lại khiến tôi hỏi rằng: phải chăng đó là ý thơ và điệu nhạc, chỉ mỗi thế?

Thế nghĩa là, cuộc đời con người, có nhiều thứ khiến bạn và tôi nên đặt lại vấn đề, rồi hãy phán hoặc bảo. Có lẽ, cách hay nhất trong mọi sự, là: đừng nên tin thứ gì mà chữ nghĩa cứ mù mờ, hoặc chỉ là những tư-duy trừu-tượng, chẳng đi vào lòng người được bao lăm.

Thế có nghĩa, là: mọi sự trong đời, đều có cái giá của nó. Có cái rẻ mạt, cái khác lại có giá trên trời/dưới biển thì sao đây? Chuyện đời, nhiều thứ cũng “có giá” lắm chứ chẳng chơi? Tuy nhiên, đôi lúc ta không thể dùng tiền/bạc, châu báu để mua chuộc được. Ấy, thứ gì mà ghê thế?

Trước khi trả lời câu này, để nghị bạn và tôi, ta nghe thử “câu chuyện làm quà” ở dưới, hạ hồi sẽ rõ.

Truyện kể hôm nay, có đầu đề là: “Chuộc lại lương-tâm”, đơn giản chỉ như sau:

 Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học phổ thông cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh; nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn. Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.

 Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ: 

-Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ! 

 Mẹ tôi trả lời: 

-Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con? Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo, rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi: 

-Con cần đồng hồ làm gì thế hả?

 Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy-vọng trong lòng tôi. Rất nhanh trí, tôi bịa ra một câu chuyện: 

-Hồi này, lớp con đang học ngày học đêm, để chuẩn bị thi đại học, vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp. 

 Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý; thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào. Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa.

 Thế nhưng, chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mác Thượng Hải mới toanh sáng loáng. Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời. Rồi tôi xắn tay áo lên với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.

 Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo: 

-Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi để giữ cho nó khỏi bị sây xướt chứ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy! Thôi, mẹ về đây.”

 Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi: 

-Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ?” 

Mẹ tôi trả lời: 

-Bố mày bán máu lấy tiền đấy!”

 Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi? Trời ơi ! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói. Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa.

 Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không. Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích. Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.

 Cuối cùng, tôi đành phải nhờ thầy chủ-nhiệm lớp giúp tôi tìm người mua đồng hồ và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng. Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói: 

-Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé! 

 Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể. Có điều khó hiểu là sau đó chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ-nhiệm đeo đồng hồ cả. Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.

 Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lỵ xa quê. Câu chuyện chiếc đồng hồ kia cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.

 Trong dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủ-nhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy. Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả.

Thầy bảo: 

-Chiếc đồng hồ vẫn còn đây. 

 Nói rồi, thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu năm nào mẹ tôi đưa cho tôi. Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên!

Tôi kinh ngạc hỏi: 

-Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ? 

Thầy chủ-nhiệm từ-tốn trả lời: 

-Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy! 

Tôi hỏi tiếp: 

-Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ? 

Thầy bảo: 

-Bởi vì nó không đơn-giản chỉ là chiếc đồng hồ, mà điều quan-trọng hơn, nó là lương tâm của con người.” (Nguyên Hải dịch từ “Kim Nhật Nữ báo” 24.2.2004)

 “Điều quan-trọng hơn, nó là lương-tâm con người!”, lời thầy chủ-nhiệm nói như đinh đóng cột vào đầu học trò xưa. Thì ra, là như thế! Như thế, tức như thể bảo: đời người không có thứ gì quí giá hơn lương-tâm!

Tuy nhiên, đó là chuyện xưa, cũ rích cũ rang, không còn bắt mắt người đọc để họ đầm mình trong tư-duy nữa. Ngày nay, chừng như mọi người lại đã quên món hàng độc chiêu/hiếm quí của ai đó rồi sao? 

Thế có nghĩa, là: con người ngày nay mải lo-toan nhiều thứ, không còn để ý đến chuyện lương-tâm/chức-năng hoặc chuyện hư hư/thực thực, đáng tin cậy nữa. Cũng thế, ngày hôm nay, lại thấy xảy ra quá nhiều “tin vịt cồ” khiến người đọc và người nghe không còn biết tin thứ nào thực, cái  nào hư, nữa rồi.

Và ngày hôm nay, chừng như mọi người chỉ để ý đến những gì vui nhộn, nổi cộm độ dăm phút để cười rộ, rồi thôi. Chẳng còn ai thiết tha nghiên-cứu xem chuyện thực-hư thế nào? Có đáng tin không? Ngày nay, nhiều chuyện có thực lại trở-thành hư ảo, và chuyện hư-ảo lại đã trở-thành sự thực, khiến người nghe đã thấy buồn.

Chuyện thực/hư hoặc giả-mạo tin-tức thứ thiệt, lại đã tạo nhiều vấn đề rất ư là hư và không thực tí nào. Hệt như biện-luận của tác-giả nọ khi ông đặt bút viết lên giấy, những điều như sau:

“Vừa qua, các trang Facebook tiếp tục phá vỡ thành-tích của “Tin vịt”. Truyền-thông xã hội nọ mang tên “Hà Mã” có lời bình ngắn gọn rằng: Tin vịt hay tin lệch lạc, lâu nay gây hại cho cộng đồng chúng ta cũng rất nhiều. Nó làm cho thế- giới trong đó ta sống mất đi nhiều thông-tin và hao mòn tình-trạng tin-tưởng lẫn nhau.

 Ít tháng gần đây, người sáng lập ra Facebook là Mark Zuckerberg đã tỏ ra khá lạc-quan về tình-trạng thế-giới nay có thể đối đầu với các tin lệch lạc, được rồi. Ít lâu sau kỳ bầu tổng thống Mỹ hồi cuối năm 2016 đã đưa ông Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ, Zuckerberg có nói: “Về nội-dung tin/bài xuất-hiện trên Facebook, hơn 99% những gì dân chúng thấy được, đều có thật. Chỉ một số rất ít là “tin vịt hoặc lệch-lạc” hoặc chơi khăm người đọc, thôi…

 Nói chung thì, dường như các trò chơi khăm đã thay đổi kết-quả của cuộc bầu bán nói trên, theo chiều-hướng này/khác thế thôi. Nhưng, phần đông dân-chúng vẫn cho rằng “tin lệch lạc” đã tạo ảnh-hưởng rất nhiều lên cuộc bầu cử tổng thống ấy. Vậy thì, đâu là bằng cớ của sự việc như thế?

 Theo ông, có cả tảng chứng cớ cho rằng “tin lệch  lạc” đã xuất-hiện trong cuộc vận-động tranh-cử tổng thống Mỹ, điều này mọi người đều thấy rõ…

 Với báo chí, đây chính là cơn ác-mộng cho mọi người. Điều sai chậy/lệch lạc, một khi đã xuất-hiện trên facebook là nó xoáy tít vào tận trang mạng và từ đó cả trăm ngàn người lại cứ vào đó để đọc tin. Thế nhưng, vấn-đề đích-thực là hỏi rằng: tin lệch lạc, có thể thay đổi đầu óc và phiếu bầu của ai không? Và, lạ thay, nó bị đủ loại quảng-cáo ở truyền-thông khuynh-loát, nên ít khi ta có đủ chứng cớ biện minh cho các sự-kiện này…

 Điều rõ nhất, là: ngày nay các vị ưu-tú trong xã-hội đều khổ sở vì thấy mình đánh mất đi thứ đòn bẩy quyền-lực. Với họ, sự ngu-dốt và tình-trạng láo-khoét đã bị tin lệch tràn lan đe-doạ đặc-trưng dân-chủ và uy-lực truyền-thông cách hợp-pháp. Với họ, sự việc này trông giống như Cách-mạng Pháp khi xưa lấn tràn mọi địa hạt: bọn dân-ngu-khu-đen trên mạng đang làm mưa làm gió mọi cửa ải bằng giáo mác/gậy gộc, cùng biện-chứng-pháp khó hiểu và áo quần thốc thếch, bẩn thỉu.

 Đây không là vấn-đề tài-chánh hoặc kỹ-thuật gì cho cam, nhưng đúng ra, báo/đài và các loa phát thanh như: các tờ New York Times, Washington Post và CNN là thủ phạm cho mọi người lên án. Nay, ta sống trong xã-hội hậu-chân-lý ở đó các tin lệch-lạc đang nở rộ; và truyền-thông đại chúng lại đã soi mòn/huỷ-hoại ý-niệm “chân-lý”, cũng rất nhiều.

 Điều này có gốc gác rất dài về tính-cách trí-thức của chúng, nhưng hồi thập niên 1980s chủ-thuyết hậu-hiện-đại lại đã trồi lên tại một số đại-học ở Anh, Hoa Kỳ và Úc. Ý-tưởng chủ-lực về cái-gọi-là “PoMo” cho thấy chẳng bao giờ ta có được sự thật nhất-định và không thay-đổi, bao giờ hết. Tất cả chỉ là quan-điểm và/hoặc tầm nhìn khác nhau đứng trước hàng loạt các gương soi, mà thôi.

 Tính yếm-thế của ngành truyền-thông đại-chúng đã nhiễm độc giới trí-thức và đề-suất thái-độ hoài-nghi cả các nền khoa học khác nhau, ngờ-vực mọi quyền-bính và bày tỏ tính thù-địch chống lại truyền-thống vững chắc như Giáo-hội và gia đình, nữa.          

 Tất cả sự việc này được giới truyền-thông cổ-vũ như thứ tự-do cơ-bản. Nếu trên đời này không còn sự thật, thì mọi người buộc phải phải tái-tạo lại xã-hội và có khi cấu tạo nên cơ-thể của ta nữa, cũng không chừng. Cấu-tạo lại theo lý-thuyết theo khả-năng tưởng-tượng của mọi người. (X. Michael Cook, Is fake news a fake problem? MercatorNet 29/8/2017)

Nói cho cùng, thời nay mọi người lại thấy xảy đến những tin lệch-lạc đầy tính giả mạo. Người giả mạo đã nhân-danh thứ gì đó để trốn chạy lương-tâm. Bởi, chỉ có lương-tâm mới là thứ/là sự mà con người không thể giả mạo, được.

Không tin ư? Vậy thì, mời bạn và mời tôi, ta nghe thêm lời vàng ngọc của đấng thánh hiền từng khuyên bảo rằng:

“Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục vọng

mà làm những điều ô uế,

khiến thân thể họ ra hư hèn.

Thay vì Thiên Chúa thật,

họ đã theo những thần giả;

họ đã tôn thờ những loài thọ tạo,

thay vì chính Đấng Tạo Hoá.” 

Bởi thế nên, Thiên Chúa đã để mặc họ

buông theo dục tình đồi bại…

Như vậy là họ chuốc vào thân

các hình phạt xứng với sự lầm lạc của mình.

(Rôma 1: 25-27)

Về sử-dụng tin lệch-lạc này/khác, có lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng bộc-bạch như sau:

“Theo tôi, truyền-thông đại-chúng phải có động-thái đúng-đắn, trong sáng chứ đừng rơi –dù không có ý xúc-phạm một ai- vào bệnh ám-ảnh cốt để bao che tai tiếng, phủ lấp những sự/việc xấu xa/tồi-tệ dù đôi lúc chúng có thực. Và một khi con người có khuynh-hướng mắc phải tâm-trạng bị ám-ảnh như thế rồi, đều có thể gây rất nhiều tai-hại.

 Sử-dụng phương-tiện trao-đổi có mục đích dễ bị cám dỗ vu khống hoặc phỉ báng người khác, rồi từ đó vấy bẩn họ thường xảy ra rất nhiều ở chính-trường. Họ sử-dụng cung-cách ấy là để bôi nhọ phe đối lập…

 Không ai có quyền được làm thế. Làm thế tức có tội. Làm thế rất dễ gây tổn-hại đến người khác. Thông tin lệch-lạc là cung-cách được giới truyền-thông đại-chúng sử-dụng đại trà là bởi nó điều-khiển dư-luận theo một chiều, một ý-hướng và bỏ quên phần khác của sự thật…” (X. Nhật báo Sydney Morning Herald ngày 8/12/2016 qua bản tin Pope Francis compares consuming fake news to eating excrement”)

Để giải quyết vấn đề sử-dụng phương-tiện sai trái, lệch lạc trong thông-tin đây đó, có lẽ cũng không nên đưa ra nguyên tắc hoặc trường phái này/khác làm chỉ-tiêu cho mọi người noi theo. Hay nhất, chi bằng ta đưa ra những bài học bằng truyện kể vừa gần gũi lại dễ cảm nhận. Kể truyện là kể những chuyện đại loại như sau:

“Trên chuyến xe khách đường dài, một hành khách nữ vì không tìm được chỗ ngồi nên phải đứng ở giữa xe. Đến đoạn quành gấp khúc trên đường núi, cả xe nghiêng ngả, cô cũng mất đà loạng choạng.

 Đúng lúc ấy, cô cảm thấy như có người đụng phải người mình một cái, rồi sau đó phát hiện ví tiền không còn nữa, liền lớn tiếng hô mất trộm.

 Tuy nhiên nhân viên bán vé trên xe khi ấy không giục tài xế lái xe đến đồn công an gần đó mà nói với tất cả hành khách rằng:

-Mọi người ra khỏi nhà vốn không dễ dàng gì, tiền bạc cũng chẳng có dư. Mong người nhanh tay này rộng lòng phối hợp, hãy để túi tiền xuống sàn. Trước mặt sắp phải đi qua một đường hầm, sẽ không ai nhìn thấy bạn cả. Nếu như chỉ vì chuyện này mà bị tuyên phán hai năm tù, thì quả thật là không đáng.

 Thế là, sau khi chiếc xe chạy qua đường hầm tối đen, ví tiền đã trở về tay của nữ hành khách nọ.

 Trong cuộc đời, không có đường rẽ nào là không thể quay đầu lại, không có sai lầm nào là không thể cải chính. Đối diện với sai lầm của người khác, có khi khoan dung lại có sức mạnh cải biến hơn cả trừng phạt.

 Khiến cho tình huống ngày càng đen tối hơn thường thường không phải là sai lầm, mà chính bởi trái tim lạnh lùng không chịu bỏ qua, không chịu tha thứ cho người khác.

 Nếu như người bán vé đó bảo tài xế lái xe đến sở cảnh sát thì “người nhanh tay” móc ví kia chắc chắn sẽ phải nhận sự trừng phạt của pháp luật. Tuy hành động là giương cao chính nghĩa, trừng trị tội phạm nhưng nó lại khiến một người mãi mất đi cơ hội sửa sai, chuộc lại lỗi lầm, làm lại từ đầu.

 Người bán vé thông minh nọ không chỉ đã bảo vệ được tài sản của nữ hành khách mà còn cho kẻ trộm ví một cơ hội hoàn lương. Nhận được sự tha thứ, khoan dung, kẻ trộm kia có lẽ từ đây cũng sẽ hồi tâm chuyển ý, sống cuộc đời mới. Nếu điều đó thực sự xảy ra, người nhân viên bán vé há chẳng phải đã cứu vớt được một linh hồn sa ngã đó sao? (Truyện kể do St sưu tầm)

Nói cho cùng, đời người cũng lắm công-phu. Cũng đủ mọi thứ chuyện thực-hư/hư-thực khiến người đời thấy vui rồi tin hết mình. Chuyện thực-hư/hư-thực trên đời, cũng giống như truyện kể rất ngắn có dính đến thiên-đường của ông Phêrô nào đó không là “thánh cả” sau đây là kết luận:

“Có 3 cô gái nọ bị tai nạn chết người, tức thì lên tới thiên đường gặp thánh cả Phêrô. Thánh-nhân bèn dẫn cả 3 vào bên trong thiên đường cực đẹp có đầy vịt con lép chép đi lại kín cả khu vườn.

Thánh-nhân lại đã phán:

-Ai mà dẫm phải mấy chú vịt con này, sẽ bị phạt rất nặng.

 Nói xong ngài bỏ đi nơi khác. Được một lúc, cô gái thứ nhất dẫm bẹp một cái, chết một chú vịt con. Lập tức thánh “cả” Phêrô hiện ra tức thì, trên tay ngài dắt theo một người đàn ông cực-kỳ xấu rồi nói với cô gái:

-Đây là hình phạt dành cho con, con phải sống với hắn ta”.

Hai cô còn lại sợ khiếp vía nên đã biết cẩn thận hơn cô kia. Nhưng cũng chẳng ăn thua gì. Bởi, một lúc sau, cô gái thứ hai lại cũng làm bẹp một chú nữa, thế là thánh cả nhà ta lại hiện ra cùng với một người còn xấu hơn lúc nãy, trao tặng cô gái thứ hai.

 Đến lượt cô gái thứ ba run rẩy như “cầy sấy”, cứ là dò dẫm từng bước và từng bước một, cho chắc ăn. Bước đi mãi, mà chẳng dẫm chết chú vịt con nào hết. Cô bèn dừng chân ngơi nghỉ, thở phào nhẹ nhõm.

 Thánh cả Phêrô hiện ra dắt theo một chàng trai tuyệt đẹp và trao anh chàng này cho cô ta. Cô gái này cảm thấy rất ư là hạnh phúc. Còn chàng trai kia, mặt mày cứ cau có, bực bội nói đi nói lại có mỗi câu, rằng: “Thực tức chết đi được. Mình đã cẩn thận như thế rồi, mà sao cứ dẫm phải chú vịt con cho nó chết, vậy cơ chứ?” (Truyện kể, rút từ mạng vi-tính rất ư “vịt cồ”)

 Những mong rằng, các chú “vịt con” trong truyện kể ở trên không là truyện kể rất “vịt cồ” để ta tin và sống trong đời, cho thoải mái rồi kết thúc chuyện phiếm rất “đạo/đời” hôm nay.

Và, cũng để kết-thúc chuyện phiếm hôm nay cho thoải mái, lại mời bạn và tôi, ta hát lại nhạc bản ở trên có những lời rằng:

“Em ơi, anh muốn nói rằng.
Sao em còn mãi hững hờ.
Khi anh trọn lòng yêu em thiết tha.
Xin em đừng luôn dối lòng.
Khi tim làm đôi má hồng.
Cho ta được gần nhau trong giấc mộng… “

(Lê Hựu Hà – Yêu Em) 

 Trần Ngọc Mười Hai

Nhiều lúc những muốn thoải mái

để kể rất nhiều và hát cũng không thiếu

những tin/chuyện

không mang tính cách

rất “vịt cồ”,

thời hôm nay. 

THỰC THI Ý CHÚA

 THỰC THI Ý CHÚA

      Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: “Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con.  Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!”  Nó thưa lại rằng: “Con không đi.”  Nhưng sau nó hối hận và đi làm.  Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy.  Nó thưa lại rằng: “Thưa cha, vâng, con đi.  Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?”  Họ đáp: “Người con thứ nhất.”  Chúa Giêsu bảo họ: “Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông.  Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài.  Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài” (Mt 21:28-32)

 ****************************** **

Qua đoạn Tin Mừng trên chúng ta thấy Thiên Chúa đã trao ban cho con người sự tự do.  Và với sự tự do này, con người có thể bước theo Chúa nhưng cũng có thể quay lưng chống lại Ngài.  Con người có thể vâng theo thánh ý Chúa nhưng cũng có thể từ khước đường nẻo của Ngài.  Thế nhưng điều quan trọng hơn đó là Thiên Chúa sẽ xử sự với chúng ta tuỳ theo việc chúng ta có hay không thực thi thánh ý Ngài, chứ không tuỳ thuộc vào lời nói của chúng ta.

     Trong hai người con, người được coi là đã thực thi ý định của cha không phải là người đã mau mắn trả lời vâng trước lệnh truyền của cha, nhưng trong hành động thì lại không làm.  Mà chính là người tuy đã trả lời không, nhưng trong thực tế lại đi làm điều người cha truyền dạy.

     Trong xã hội thời Chúa Giêsu cũng như thời nay, vẫn có những hạng người tỏ ra ngoan đạo, công chính, siêng năng với các việc đạo đức, kinh hạt, nhà thờ nhà thánh.  Lời nói thì đầy vẻ thuần phục đối với các giáo huấn của Chúa, nhưng trong hành động lại chẳng có chút vẻ gì là ưng thuận đối với điều Chúa truyền dạy. Những người bề ngoài xem ra dễ bảo, nhưng thực chất lại là người khó dạy.  Họ đã có thể đánh lừa được dư luận vì cái mau mắn bên ngoài của họ.

     Trong xã hội thời Chúa Giêsu, những người này tượng trưng nơi hàng tư tế, đầu mục, nhóm biệt phái và thông luật.  Tuy đánh lừa được dư luận, nhưng thực ra, họ đã đánh mất chỗ của họ trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa.  Thế vào chỗ của họ lại là những người thu thuế, những gái điếm, những người mà ai cũng biết là đang vi phạm ý Chúa, được bày tỏ trong lề luật và trong giới răn của Ngài.  Họ là những người qua lối sống của mình, đã nói không trước lệnh truyền của Chúa.  Nhưng một lúc nào đó, những người này đã nhận ra sự sai trái của mình, đã biết hối cải và đi làm điều Chúa truyền dạy.  Họ là những người được giáo huấn và những việc làm của Ngài lay động, làm thức tỉnh, thay đổi hẳn cuộc sống của họ.  Họ là người đàn bà xứ Samaria gặp Chúa bên giếng nước; là ông Giakêu được Chúa viếng thăm; là bà Maria xức dầu cho Chúa; là tên trộm cướp bị đóng đinh bên cạnh Chúa; là tất cả những kẻ tội lỗi biết hối cải.  Vấn đề chính yếu là làm theo ý Chúa. 

    Thế nhưng, người ta lại thường hay tự mãn với một nhãn hiệu, một dấu chỉ bên ngoài nào đó.  Chẳng hạn tự hào là người công giáo ngoan đạo, chúng ta khó mà nghĩ đến việc trở lại, mở rộng cửa tâm hồn đón nhận cái mới, cái bất ngờ, cái chưa được nghe biết bao giờ.

     Dụ ngôn cho chúng ta thấy trở ngại lớn nhất trên đường vào Nước Trời không phải là tội lỗi mà là sự ngủ mê giữa những tiêu chuẩn đạo đức được chúng ta dựng nên, sự sợ hãi phải đặt lại vấn đề những cái mà chúng ta đã xác tín.  Tuy nhiên, có đặt lại vấn đề như thế, chúng ta mới nhận biết được thánh ý Chúa và mới đi đúng con đường Chúa muốn chúng ta đi.

     Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết can đảm đặt lại vấn đề với chính mình, nhìn lại cách mình đang sống đạo để xem Chúa đang ở đâu trong đời sống chúng con.  Xin mở mắt tâm hồn để chúng con nhìn ra thánh ý Chúa và giúp chúng con hiểu rằng lắng nghe lời Chúa không chưa đủ, mà còn phải sống theo thánh ý Chúa muốn.  Amen.

 Sưu tầm

    From: KittyThiênKim & KimBang Nguyen