Không tin ở mắt mình!

Image may contain: one or more people
No photo description available.

Nguyễn Đình BổnFollow

Không tin ở mắt mình!

Trên trang của một người bạn đưa những hình ảnh này lên, và cho biết đó là hệ thống lọc, xả nước của các máy lọc thận tại bệnh viện Hòa Bình. Tôi nhìn và không tin ở mắt mình!

Trong mắt của một người bình thường, tôi nghĩ dù nghèo đến mức cùng kiệt thì một thiết bị y tế tại bệnh viện (mà đây là bv tỉnh) cũng phải sạch sẽ, chất lượng ống dẫn phải bằng các chất liệu an toàn, cứng cáp (ví dụ bằng inox) có đâu bằng các ống nhựa rẻ tiền, như trong toilet của một hộ dân nghèo hay một quán ăn nhếch nhác thế này! Đặc biệt đây là nước truyền và xả của người bệnh!

Và vì không tin ở mắt mình, tôi phải nhờ bạn Lê Phong cho cái link và tôi để ở còm số 1.

Dân nghèo chết là điều dễ hiểu!

Bình đẳng của thời xhcn là đây!

Người dân Củ Chi tự chế ô tô điện, chạy 100km chỉ tốn chưa tới 5.000 tiền điện

VDAILY.FUN
Từng sửa chữa ô tô và bán xe đạp điện, ông Trần Minh Tâm (H.Củ Chi, TP.HCM) đã mày mò chế tạo ra chiếc ô tô chạy điện, có khả năng chạy 160km chỉ với 1 lần sạc, vận tốc 50km/giờ, và đặc biệt chạy quãng đường 100km chỉ tốn kh…

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chùa Xưa Người Cũ

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chùa Xưa Người Cũ

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

Một thứ Phật Giáo theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn quái dị hơn một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thích Tuệ Sỹ

Tôi không có duyên lắm với những người phụ nữ cầm bút, đặc biệt là những cô hay những bà làm thơ, kể cả Bà Huyện Thanh Quan. Vấn đề hoàn toàn chả phải vì lý do cá nhân, hay tư tiêng gì ráo. Điều không may chỉ vì tôi gặp nữ sỹ hơi quá sớm, thế thôi!

Thưở ấy, thưở mười ba mười bốn, tôi mới bước chân vào trung học mà đã giáp mặt với nàng thơ rồi. Có hôm, tôi vừa hối hả rời sân bóng đá (chạy vào phòng học) mồ hôi chưa kịp ráo lưng, đã nghe vị thầy phụ trách môn Việt Văn trầm giọng đọc bài Thăng Long Hoài Cổ:

Tạo hoá gây chi cuộc hý trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn chau mặt với tang thương…

Tôi vừa cắm cúi ghi chép, vừa khuých tay thằng ngồi cạnh:

  • Cuộc hý trường là cuộc gì vậy cà?
  • Không biết.
  • Thăng Long ở đâu?
  • Không biết luôn.

Thằng bạn chung bàn của những ngày xưa thân ái đã xa xôi và phôi phá ấy (nay) chả hiểu đã lưu lạc phương nào, sống chết ra sao? Còn tôi, sau cái cuộc hý trường (1975) thì lâm vào cảnh đời tha phương cầu thực và tha hương cho mãi đến bây giờ. Chiều qua, ở một góc trời xa, tôi tình cờ đọc lại một truyện ngắn (“Mái Chùa Xưa”) của Võ Hồng và mới chợt hiểu (thấm thía) thế nào là nỗi niềm hoài cổ: 

Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm…, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm.

Ngoại trừ cái áo nâu dài mặc đi ra đường là tươm tất, còn khi ở chùa thì thầy mặc áo vải thô vạt hò màu xám có nhiều mụn vá nơi vai hoặc nơi cùi chỏ. Cái vạt áo nhọn làm cho dáng thầy từ mảnh mai trở nên gầy gò… Đi ra đường thì thầy mang guốc sơn, còn ở chùa thì mang guốc bằng gỗ cây sầu đông tự thầy đẽo lấy. Quai guốc là một mảnh da trâu cứng.

Một cảnh chùa nghèo nàn như vậy không thể ban phát lợi lộc vật chất cho ai hết, nhưng nhờ đó mà nó trở nên thân mật với mọi người. Ai muốn ghé chơi chùa cũng được, ghé vào giờ nào cũng được, của Tam quan gần như không bao giờ đóng. Nhà chùa không phải coi chừng kẻ trộm cắp vì chẳng có chi đáng để trộm cắp…

Trải qua cuộc chiến giằng co, ấp Quảng Đức của tôi đã thành bãi chiến trường. Đồng bào bỏ nhà cửa ruộng vườn lũ lượt gồng gánh ra đi. Ngôi chùa xưa chắc còn tịch liêu tàn phế hơn xưa, những con chim chào mào chìa vôi chắc cứ ngang nhiên làm tổ ngay ở chái sau, hiên trước.

Cuối cùng “cuộc chiến giằng co” rồi cũng đến lúc kết thúc, hoà bình được tái lập. Chùa chiền nhiều nơi được trùng tu với qui mô lớn, đạt kỷ lục thế giới bởi những quần thể tu viện mênh mông và những pho tượng phật khổng lồ. Đây đều là những công trình tập thể, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều thành phần xã hội – theo nhận xét của T.S. Nguyễn Xuân Diện :

“Để tạo thành được những Chùa Bái Đính, Chùa Ba Vàng, Chùa Tam Chúc, Chùa Yên Tử như hiện nay, phải hội đủ ba mặt: Chức sắc Phật giáo + Chính quyền huyện đến tỉnh sở tại + Đại gia. Thiếu một trong ba thì không thể nào vẽ ra được các khu kinh doanh như vậy.”

Sau khi đã “vẽ” xong “các khu kinh doanh như vậy” thì vấn đề kế tiếp là điều hành, quản lý. Đây là giai đoạn cần sự “can thiệp” của Chính Quyền Trung Ương và Bộ Nội Vụ, với những ban ngành “có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để ‘yểm’ Hội Phật Giáo Việt Nam, để trấn giữ hệ thống chùa toàn quốc.”

Phương thức tổ chức này được nhập khẩu (nguyên con) từ nước bạn Trung Hoa Vỹ Đại: “Tất cả các nhóm tôn giáo dựa trên đức tin ở Trung Quốc, bao gồm 41 viện nghiên cứu Phật giáo trên toàn quốc, đều được Ban Tôn giáo Chính phủ [State Administration of Religious Affairs] giám sát.” (“The decline and fall of Chinese Buddhism: how modern politics and fast money corrupted an ancient religion.” South China Morning Post, Sep. 21, 2018 translated by Hoàng Kim Bảo).

Chỉ có điều hơi khác là ta “can thiệp” rất vụng về và “giám sát” quá sống sượng  nên đã gây rất nhiều điều tiếng:

Từ Thức: “Qua cửa BOT của chùa VN ngày nay, người ta bước vào thế giới ma quái của oan hồn, của ‘vong’ ngất nghểu, ra rả đòi tiền như nặc nô đòi nợ.”

Nguyễn Văn Tuấn: “Thuở đời nay nhà sư đã xuất gia mà ăn thịt chó, uống tiết canh, hút thuốc lào, uống rượu Tây, say xỉn bí tỉ. Đó không phải là nhà sư nữa (chưa nói đến bậc chân tu), mà là dân ‘giang hồ’ rồi.”

 Đặng Văn Sinh: “Có những hòa thượng vốn là nhân viên công lực hàm cấp cao tót vời, khoác áo cà sa trụ trì ở những chùa lớn theo dõi nhất cử nhất động của giới tăng ni phật tử.”

Mạnh Kim : “Những gì đang diễn ra khiến diện mạo Phật giáo ngày càng bi thảm là kết quả của chính sách ‘nhuộm đỏ’ Phật giáo, trong lớp áo ‘Đạo pháp và Dân tộc’ ra đời từ đầu thập niên 1980.”

Vương Trí Nhàn: “Ngày Phật đản… Sao ở giữa cảnh đèn nhang nghi ngút của chùa Quán Sứ, giữa bao nhiêu cụ bà thành tâm cúng vái, lại thấy một vị sư tuổi còn thanh niên, có nét mặt trông như một trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng nào đó, mà tôi từng thấy ở các mặt trận.”

Những vị sư “có nét mặt trông như một trung đoàn trưởng nào đó” – đôi lúc – vẫn tưởng rằng mình đang ở giữa mặt trận nên đã phát biểu như một chiến sĩ (thự thụ) khiến công luận không khỏi bàng hoàng: “Chúng ta phải quyết tâm xây dựng quân đội nước ta mạnh như là quân đội của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Ảnh: vietnamnet

Bây giờ thì còn tìm đâu ra một ngôi chùa nhỏ bé, nghèo nàn nhưng thân thiết như chùa Châu Lâm trong ký ức tuổi thơ của Võ Hồng:

“Ai muốn ghé chơi chùa cũng được, ghé vào giờ nào cũng được, của Tam quan gần như không bao giờ đóng. Nhà chùa không phải coi chừng kẻ trộm cắp vì chẳng có chi đáng để trộm… Sự liên hệ giữa dân xóm và nhà chùa là một liên hệ tinh thần, dầu không sâu đậm thiết tha nhưng mà lúc nào cũng sẵn sàng hiện diện. Khi có niềm đau nỗi buồn quá sức giải quyết của người thì về chùa để tìm sự an ủi và hy vọng. Nhà có tang mời thầy tụng kinh siêu độ, nhà có người đau ốm trầm kha mới thầy tụng kinh cầu an.

Mười năm một lần, ban trị sự Ấp tổ chức đàn tràng mời thầy hành lễ, làm chay múa lục cúng suốt ba ngày đêm để cầu an cho dân chúng cả Ấp. Người lớn trẻ con, thanh niên thiếu nữ dập dìu tới dự, áo quần tươm tất tắt mặt mày tươi vui khiến tôi nghĩ rằng đây vừa là lễ Tạ Ơn cho mười năm đã qua vừa là Lễ Cầu An cho mười năm sẽ tới. Cỗ bàn dọn ra, ai có mặt cũng được mời ngồi và cầm đũa thọ trai, không phân biệt kẻ lớn người nhỏ kẻ sang người hèn. Y như trong những ngày lễ lớn làm chay ở chùa vậy.”

Những vị tu sĩ “mặc áo vải thô vạt hồ màu xám có nhiều mụn vá nơi vai hoặc nơi cùi chõ, mang guốc bằng gỗ cây sầu đông tự thầy đẽo lấy” cũng đều đã biệt tăm/biệt tích.

Những người muôn năm cũ

Hôn bây giờ ở đâu?

“CÓ ĐI CHUNG VỚI NHAU LÂU Đ ÂU !”

“CÓ ĐI CHUNG VỚI NHAU LÂU Đ ÂU !”


Một thiếu nữ đang ngồi trên xe buýt. Ở trạm dừng, một bà mang đủ thứ lỉnh kỉnh, miệng lẩm bẩm càm ràm, bước lên xe, lao đến băng ghế cuối, ngồi phịch xuống bên cạnh cô gái, xô mạnh vào cô làm cô cũng bị dồn đẩy sang phía người đàn ông bên cạnh. Bất bình, ông ta hỏi tại sao cô không cự cái bà lộn xộn bất lịch sự ấy. Cô mỉm cười quay sang trả lời ông ấy: “Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu ! Trạm tới, em xuống rồi.”

Đây là một câu trả lời mà chúng ta phải xem như một khẩu hiệu viết bằng chữ vàng để hướng dẫn cách cư xử hằng ngày của chúng ta ở khắp mọi nơi: “Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu !”

Nếu chúng ta có thể ý thức rằng cõi đời tạm của chúng ta dưới thế thật ngắn ngủi, cãi cọ tầm phào vừa làm cho mất vui, vừa làm mình mất thời gian và sức lực cho chuyện không đâu.

Có ai làm mình tổn thương?  Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu !

Có ai phản bội, ức hiếp, sỉ nhục mình ? Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu !

Dù ai có gây ra cho chúng ta buồn phiền gì chăng nữa, hãy nhớ rằng: có đi chung với nhau lâu đâu !

Chúng ta hãy ăn ở hiền lành. Hiền lành là một đức tính không bao giờ đồng nghĩa với hèn nhát, nhu nhược nhưng đồng nghĩa với cao cả.

Chuyến đi chung của chúng ta trong cõi đời dưới thế này ngắn ngủi lắm và không thể trở ngược lại được. Cũng không ai biết chuyến đi của mình dài bao lâu ! Chẳng ai biết mình có phải xuống ở trạm tới hay không !

Vậy hãy bình tĩnh, chuyến đi cuộc đời ngắn lắm !

 KHUYẾT DANH

MỘT CẬU BÉ ĂN XIN NGƯỜI PHI LUẬT TÂN ĐƯỢC HỘI THÁNH CÔNG NHẬN LÀ TÔI TỚ CHÚA

MỘT CẬU BÉ ĂN XIN NGƯỜI PHI LUẬT TÂN ĐƯỢC HỘI THÁNH CÔNG NHẬN LÀ TÔI TỚ CHÚA

Tôi Tớ Chúa (Servant of God) là bước đầu tiên để có thể Tuyên Thánh ( gồm ba bước: Tôi Tớ Chúa – Á Thánh – Hiển Thánh ) cho một người đã chết, nhưng được nhìn nhận có những nhân đức anh hùng trong khi còn ở dương thế.

Từ khu ổ chuột, một thiếu niên Phi Luật Tân được Tòa Thánh công nhận là Tôi Tớ Chúa ngày 7.11.2018, vì luôn truyền cảm hứng của lòng tin, sự thánh thiện, niềm vui sống, tình yêu cuộc sống… cho đến khi trút hơi thở ở tuổi 17.

 1-TUỔI THƠ BẤT HẠNH

Darwin Ramos sinh tại khu ổ chuột của thành phố Pasay, ngoại ô Manila, Phi Luật Tân ngày 17.12.1994, trong một gia đình nghèo khổ. Mẹ là thợ giặt ủi. Cha nghiện rượu nặng. Khi Darwin đủ khôn lớn, người cha bắt cậu và đứa em gái Marimar đi bới rác kiếm tiền. Hai anh em không được đi học.

Lúc 5 tuổi, không hiểu sao cơ bắp Darwin Ramos cứ yếu dần. Cậu thường xuyên vấp té. Năm lên 7, hai chân càng lúc càng đau nhức, cuối cùng, cậu không thể tự đứng. Bác sĩ chẩn đoán cậu bị chứng loạn dưỡng cơ Duchenne.

Lẽ ra, biết con mình đau đớn bệnh tật, cha của cậu phải lo chạy chữa và cho con nghỉ ngơi. Ngược lại, ông lại thấy đây là cơ hội kiếm tiền. Mỗi sáng ông đưa đứa con tật nguyền tội nghiệp tới ga xe lửa Libertad, gần nhà để ăn xin.

Xót xa hơn, ông bắt cậu phải cho mọi người qua lại nhìn thấy đôi chân tật nguyền để đánh động lòng thương, sự trắc ẩn mà có thể có nhiều tiền…

Bất cứ ai biết hoàn cảnh của Darwin đều cảm thương cậu. Còn bản thân, với sự tốt bụng và hiền lành vốn có, dù mỗi ngày chỉ xin được ít tiền và bị cha lấy để uống rượu, Darwin không buồn, ngược lại, cậu thấy vui vì nghĩ, dù bệnh tật, mình vẫn có thể giúp mẹ và còn có thể có ích cho gia đình.

Cứ thế, trong nhiều năm, cuộc sống vất vả của Darwin vẫn phải tiếp tục trong hoàn cảnh: chui rúc trong khu ổ chuột, khuyết tật, chịu đựng sự đau đớn của căn bệnh, sống đói nghèo, và ăn xin…

 2-THAY ĐỔI LỚN

Đầu năm 2006, các chi dưới của Darwin hoàn toàn bất động. Mỗi khi di chuyển, cậu phải dùng tay để trườn người cách hết sức vất vả.

Cho đến một ngày, một nhóm giáo dục viên đường phố đến Libertad và phát hiện Darwin đang lê lết trên sân ga. Họ là những người thuộc Tổ Chức Nhịp Cầu Nối với Trẻ Em. Họ mang sứ mạng giúp đỡ người khyết tật và trẻ em tàn tật, bị vứt bỏ, sống lang thang trên đường phố Manila.

Sau nhiều lần chuyện trò, Darwin đồng ý theo họ về Trung Tâm Đức Mẹ Guadalupe, nơi nuôi dưỡng trẻ em tật nguyền. Cuộc đời Darwin bất ngờ biến đổi. Cậu được chăm sóc tử tế. Bệnh dù không thể khỏi, nhưng ít ra, cậu được quan tâm chu đáo và không phải ăn xin, không phải lê lết trên đường phố.

Tại đây, lần đầu tiên Darwin được biết Đức Tin Kitô giáo. Cậu mau chóng yêu mến Chúa Giêsu và đức tin. Dần dà, cậu khao khát trở thành Kitô hữu.

Darwin được lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy ngày 23.12.2006. Một năm sau, ngày 22.12.2007, cậu được Rước Lễ Lần Đầu và lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức.

 3-HẠNH PHÚC TRONG CHÚA

Những người bị loạn dưỡng cơ Duchenne sẽ ảnh hưởng đến tim và phổi. Vì thế, cậu càng lúc càng khó thở, cần được hỗ trợ bằng những điều trị y khoa.

Trong khi tình trạng bệnh tật mỗi ngày một tồi tệ, Đức Tin của Darwin vào Thiên Chúa càng lúc càng sâu sắc hơn, mãnh liệt hơn. Mối tương quan của cậu với riêng Chúa Giêsu càng ngày càng phát triển.

Cậu như chìm sâu vào lòng thương xót của Người đến độ, chính sự gắn kết chặt chẽ giữa cậu với Chúa Giêsu làm cho cậu được an ủi, được hạnh phúc lớn. Niềm an ủi và hạnh phúc này giúp cậu cảm thấy như không còn đau đớn và thống khổ về mặt thể xác. Người ta chưa bao giờ nghe cậu nói về bệnh tật, mà chỉ nghe cậu nói đến “nhiệm vụ vì Chúa Giêsu”.

Cậu dâng lên Chúa Giêsu mọi đau khổ như dâng chính hiến lễ đời mình. Cậu chấp nhận thánh giá và kết hợp cùng Thánh Giá của Chúa để thánh hóa mình. Có lần cậu nói với một Linh Mục trong ban điều hành trung tâm: “Con nghĩ, Chúa Giêsu muốn con kiên cường tới cùng, giống như Người vậy”.

 4-ĐỐI VỚI MỌI NGƯỜI XUNG QUANH

Như có sức mạnh thiêng liêng kỳ diệu kể từ ngày đón nhận Đức Tin, vốn hiền từ, Darwn lại càng dễ mến hơn. Người ta thấy cậu cười nhiều hơn. Dù bệnh tật có tấn công đến mức nào, cậu vẫn giữ nét mặt thật đẹp, đôi môi thật tươi. Nụ cười của Darwin sáng ngời, có sức đem lại niềm vui cho bất cứ ai cậu gặp gỡ. Cậu hoàn toàn mở lòng với hết mọi người để sống với mọi người càng lúc càng thân thiện hơn, hạnh phúc hơn…

 5-TUẦN THÁNH CỦA RIÊNG BẢN THÂN

Cứ thế, Darwin Ramos kiên cường chóng chọi với bệnh tật. Và rồi điều tồi tệ nhất vẫn xảy ra. Nhiều chứng nhân kể lại những ngày cuối của Darwin Ramos như là  tuần Thánh của riêng cậu. Cậu chiến đấu bất khuất, dũng cảm trong đức tin tuyệt đối vào Chúa Giêsu và phó thác cho Người đến cùng.

Ngày thứ hai 16.9.2012, Darwin không thể thở nên phải dùng máy trợ thở. Cậu chỉ giao tiếp với mọi người bằng cách viết vào một cuốn sổ.

Thứ năm 20.9.2012, Darwin viết rằng cậu đang trải qua cuộc chiến đấu tâm linh với ma quỷ.

Thứ sáu, đúng ngĩa là thứ sáu Tuần Thánh, 21.9.2012, Darwin viết hai lời cuối vào sổ tay: “Rất cảm ơn” và “Con rất hạnh phúc”. Darwin được lãnh nhận Bí Tích Xức Dầu. Sau đó cậu im lặng cho đến hết ngày thứ bảy, một thứ bảy Tuần Thánh của bản thân theo đúng ngày thứ bảy Tuần Thánh ngủ yêu mà Chúa Giêsu đã từng trải qua.

Chúa nhật 23.9.2012, Darwin Ramos chính thức tham dự lễ Phục Sinh của Chúa Giêsu bằng sự hiến dâng trọn vẹn cuộc đời, linh hồn và thân xác của mình.

Darwin Ramos vĩnh viễn rời bỏ trần gian ở tuổi 17, lứa tuổi đẹp nhất đời người. Đức Giám Mục Honesto Ongtioco của Giáo Phận Cubao đã bắt đầu tiến trình Tuyên Thánh theo đề nghị của Hiệp Hội Những Người Bạn của Darwin Ramos. “Darwin là một ví dụ điển hình của sự thánh thiện”, Đức Cha nhận định, “Cậu thiếu niên gần gũi với Chúa Giêsu trong nỗi đau lẫn hạnh phúc”.

Lm. JB. NGUYỄN MINH HÙNG, Giáo Phận Phú Cường

PHƯƠNG TÂY “RÚT” 883 TỶ USD RA KHỎI TRUNG QUỐC SAU KHI NƯỚC NÀY ĐÒI DÙNG QUÂN ĐỘI ĐỂ TRẤN ÁP SINH VIÊN HỒNG KÔNG

PHƯƠNG TÂY “RÚT” 883 TỶ USD RA KHỎI TRUNG QUỐC SAU KHI NƯỚC NÀY ĐÒI DÙNG QUÂN ĐỘI ĐỂ TRẤN ÁP SINH VIÊN HỒNG KÔNG

Sáng nay máu nhuộm đỏ thành Bắc Kinh & Hồng Kông. Thị trường chứng khoán Trung Quốc bốc hơi thê thảm: 883 tỷ USD.

Hàng chục ngàn công chức Hồng Kông xuống đường ủng hộ phong trào biểu tình chống luật dẫn độ tối ngày 2 tháng 8, 2019.

Tuy làm việc cho chính phủ Hồng Kông, nhưng các công chức đứng về phía người dân. Tầng lớp này cũng đã xuống đường, thêm một chiến thắng về nhân tâm nữa đã thuộc về giới sinh viên Hồng Kông.

Hồng Kông, với chỉ 7 triệu dân mà dám chống 1 tỷ 4 triệu của Trung Quốc. Điều mà làm thế giới phải kính nể là sự khiêm tốn của họ không thoát ra hai chữ vô địch từ miệng của họ.

Cả khối Á châu đang đặt hy vọng vào Hồng Kông và Đài Loan. Nếu hòn đảo Hồng Kông thủ lĩnh là Hoàng Chi Phong-cậu sinh viên 22 tuổi thì cả hòn đảo Đài Loan cũng được khích lệ bởi một người đàn bà nhỏ con là Thái Anh Văn-tổng thống. Trước sự cứng rắn của hai người này, tập đoàn lãnh đạo ở Bắc Kinh đã không làm gì được.

Chị Nguyễn Thị Bang ở Vũng Tàu, độc giả của Nghiệp đoàn báo chí nhận xét: “Lòng ái quốc của con người chính là tinh thần bất khuất kiêu hùng. Xưa kia các vị tiền nhân của chúng ta đối với giặc với một tinh thần bất khuất kiêu hùng. Dù rằng bất cứ thời điểm nào của lịch sử dân tộc đất nước ta vẫn yếu thế hơn. Nhưng vẫn không chịu khuất phục…Giặc chỉ dựa vào câu:” Mềm nắn rắn buông ” để đối xử với ta thôi. Hãy nhìn bà Thái Anh Văn với một tinh thần bất khuất kiêu hùng cũng đã làm cho giặc phải chùn bước tiến. Chỉ ngại rằng các quan ta khi mở miệng mắc quai…vì đã lỡ ăn cả một bụng rồi nên chỉ nhắm mắt làm lơ dù cho đất nước này diệt vong.

Giờ đây ở Hồng Kông, phụ nhi lão ấu, mọi giai cấp đều đã đứng lên đòi tự trị. Thức ăn cũng được dân địa phương phục vụ, mặt nạ chống độc 3M cũng đã được gom sạch tại các shop ở Mongkok và cung cấp dồi dào cho người biểu tình. Tầng lớp lãnh đạo công cuộc giành lại nền tự chủ cho đảo Hồng Kông là sinh viên và thanh niẻn. Chiều nay 3-8 dân xứ Cảng lại xuống đường ở Mongkok. Cô gái xinh xinh đội nón vàng trong hình là 1 trong những nhà tổ chức.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói tình hình ở Hồng Kông đã đến mức bạo loạn, và nếu xảy ra xung đột quân sự giữa quân đội Trung Quốc và người dân đảo Hồng Kông thì quân đội Hoa Kỳ sẽ không can thiệp. Nhưng ông Trump không nói là có cho giới tài phiền quốc tế can thiệp kinh tế hay không. Việc đồng loạt các nhà tư bản rút 883 tỷ Usd ra khỏi Trung Quốc để kìm chân quân đội nước này cho thấy, Donald Trump không hề vô cảm và không đứng ngoài cuộc tình hình Hồng Kông, Trump ủng hộ giới trẻ đảo này, và ông đã có tác động bằng các động tác tế vi, giới lãnh đạo Bắc Kinh không có bằng chứng quy cho Hoa Kỳ giật dây gây mầm nội loạn. Bản thân Trung Quốc cũng không thể ngăn chặn rút tiền, bởi người dân Trung Quốc ngoài mặt thì cười tươi nhưng trong lòng thì khinh bỉ chế độ duy vật đang cai trị nước mình.

 Môn đồ hỏi “Nghiệp là gì”, 

 Môn đồ hỏi “Nghiệp là gì”, 

Đức Phật trả lời bằng 1 câu chuyện khiến bao người thức tỉnh.

 Câu chuyện mà Đức Phật kể cho các môn đồ đã khiến nhiều người nhận ra, dù chưa làm điều gì có hại cho người khác, nhưng họ đã vô tình tạo nghiệp cho chính bản thân mà không biết.

Một hôm, Đức Phật đang ngồi cùng các môn đồ thì bỗng có 1 người hỏi Ngài rằng, “Nghiệp là gì?”.

Đức Phật trả lời: “Để ta kể cho các ngươi một câu chuyện.

Một vị vua đang cưỡi voi đi thăm thú vương quốc của mình. Đột nhiên ông ta dừng lại trước một cửa hàng ở trong chợ và nói với cận thần của mình: “Không biết tại sao, nhưng ta muốn treo cổ chủ cửa hàng này”.

Người cận thần bị sốc. Nhưng trước khi ông ta có thể hỏi rõ lý do tại sao thì nhà vua đã đi tiếp.

Hôm sau, người cận thần này tới cửa hàng hôm trước, ăn mặc như một người dân địa phương để tìm gặp chủ cửa hàng.

Ông ta gợi chuyện rồi hỏi xem tình hình buôn bán của cửa hàng ra sao. Chủ cửa hàng là một thương nhân buôn bán gỗ đàn hương, trả lời một cách buồn bã rằng anh ta hầu như chẳng có khách hàng nào.

Người ta cứ đến cửa hàng, ngửi mùi gỗ đàn hương rồi lại bỏ đi. Thậm chí họ còn khen ngợi chất lượng của gỗ đàn hương, nhưng hiếm khi mua thứ gì. Hy vọng duy nhất của anh ta là việc nhà vua sớm qua đời.

Có như thế thì người ta mới có nhu cầu mua thật nhiều gỗ đàn hương để phục vụ cho các công đoạn tang lễ. Và vì là người bán gỗ đàn hương duy nhất ở đây nên hẳn cái chết của nhà vua sẽ mang lại cơ hội làm giàu rất lớn cho anh ta.

Đến lúc này, vị quan cận thần mới hiểu lý do tại sao nhà vua dừng lại trước cửa hàng của ông ta và bày tỏ ý muốn giết người chủ cửa hàng. Có lẽ, ý nghĩ tiêu cực của người chủ cửa hàng, bằng 1 cách siêu nhiên nào đó, đã tác động tới nhà vua, và rồi, khiến nhà vua cũng lại có ý nghĩ tiêu cực với anh ta như vậy.

Vị quan cận thần vốn là một người có trí tuệ thâm sâu, đã ngẫm nghĩ một hồi rồi mới đưa ra quyết định. Ông không nói cho người chủ cửa hàng biết mình là ai, cũng không tiết lộ ý muốn của nhà vua. Ngược lại, ông chỉ nói rằng mình muốn mua một ít gỗ đàn hương.

Nghe thấy vậy, người chủ cửa hàng vô cùng vui mừng. Anh ta gói ghém món hàng rồi giao cho vị quan cận thần.

Khi trở về cung điện, vị quan cận thần đi thẳng đến chỗ của nhà vua và nói rằng người thương nhân có một món quà cho bệ hạ. Nhà vua hết sức ngạc nhiên. Khi mở gói quà, nhà vua đã thấy vô cùng thích thú và ấn tượng trước màu vàng tinh tế của miếng gỗ và hương thơm kỳ diệu tuyệt vời của nó.

Đang trong tâm trạng vui vẻ, nhà vua ra lệnh thưởng cho người thương nhân vài đồng tiền vàng. Trong thâm tâm, ông thầm tự trách mình rằng đã có ý nghĩ xấu khi muốn giết anh ta.

Còn khi người bán hàng nhận được những đồng tiền vàng do nhà vua thưởng cho, anh ta cũng hết sức sửng sốt. Anh ta bắt đầu nhận ra nhà vua là một đấng quân vương hào phóng, tốt bụng và đã cứu anh ta thoát khỏi cảnh phá sản.

Anh ta cũng rất hối hận khi đã trót có ý nghĩ độc ác là mong cho nhà vua băng hà sớm chỉ để có thể bán được nhiều gỗ đàn hương.””Vậy Nghiệp là gì?”, Đức Phật hỏi lại các môn đồ sau khi kết thúc câu chuyện.

Nhiều người đã đưa ra các câu trả lời khác nhau, rằng đó là lời nói, là hành động, là cảm xúc của chúng ta.

Nhưng Đức Phật đã lắc đầu và nói rằng, “Suy nghĩ của các ngươi chính là Nghiệp đó”.

 Lời bàn:

Hãy nhớ rằng, khi bạn có những suy nghĩ thiện lành, tốt đẹp về người khác, thì những suy nghĩ tích cực ấy cũng sẽ quay trở lại với bạn theo cách tương tự.

Còn khi chúng ta để cho những ý nghĩ độc ác, xấu xa xâm chiếm tâm trí mình, thì bằng một cách nào đó, chúng sẽ quay lại đáp trả, và nạn nhân phải nhận những hậu quả ấy, không ai khác, chính là bạn.

Câu chuyện còn cho thấy, qua lăng kính của một người lương thiện, mọi mâu thuẫn đều có thể được hóa giải, điều dữ trở thành chuyện lành, và ai trong chúng ta cũng nên là vị quan cận thần, hãy dùng suy nghĩ thiện lành của mình để giúp đỡ người khác, cũng là giúp chính mình.

From: Do Tan Hung & Kim Bang Nguyen

LÀM VIỆC QUÁ MỨC, MỚI ĐẦU LÀ TỐT LÀNH, KẾT CUỘC LÀ CHẠY TRỐN 

LÀM VIỆC QUÁ MỨC, MỚI ĐẦU LÀ TỐT LÀNH, KẾT CUỘC LÀ CHẠY TRỐN 

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

Có những mối nguy hại khi làm việc quá mức, dù việc làm hay động cơ của nó có cao đẹp thế nào đi chăng nữa.  Các hướng dẫn thiêng liêng, bắt đầu từ Chúa Giêsu, đã luôn luôn cảnh báo về những nguy hại của thói tham công tiếc việc.  Biết bao nhiêu bà vợ, trẻ con trong gia đình, biết bao nhiêu bạn bè, biết bao nhiêu người trong cộng đồng mong muốn người họ yêu thương chú tâm đến họ nhiều hơn thay vì cứ mải vùi đầu vào công việc.

Nhưng thật khó để tránh cho mình không rơi vào cảnh bận bịu quá mức và lao tâm khổ trí vì công việc, đặc biệt trong những năm tháng chúng ta dồi dào sinh lực, có những trách nhiệm nuôi nấng con cái, trả các khoản vay, điều hành giáo hội cũng như các tổ chức, đang ngày càng đè nặng hơn trên đôi vai chúng ta.  Nếu bạn là một người nhạy cảm, bạn sẽ đấu tranh không ngừng để những áp lực này không đè nặng trên bạn.  Về điểm này, Henry Nouwen mô tả đời sống của chúng ta như cái vali bị nhồi nhét quá nhiều.  Luôn luôn có việc phải làm, luôn luôn phải gọi điện thoại, phải gặp một ai đó, phải trả biên lai, phải kiểm tra một cái gì đó trên internet, phải đi khóa vòi nước bị hở, phải tuân theo thêm một đòi hỏi từ giáo hội hay xã hội, phải đi mua thêm thứ đồ gì đó.  Các đòi hỏi của đời sống cứ triền miên không dứt và chúng ta luôn nhận thấy vẫn còn có môt trách nhiệm gì đó mà chúng ta cần phải thực hiện.  Một ngày của chúng ta quá ngắn để làm cho hết những việc đó.

Và rồi chúng ta lao vào công việc.  Khởi đầu là một ý muốn tốt đẹp và vô hại, nhưng rồi nó biến qua thành một thứ khác.  Đầu tiên, chúng ta làm hết mình vì những đòi hỏi của cuộc sống buộc chúng ta phải làm như vậy, nhưng dần dần chúng ta gắn chặt với chúng, phục vụ tha nhân ngày càng ít mà thỏa mãn cá nhân ngày càng nhiều.

Đầu tiên, chúng ta thường thường mù quáng về điểm này, công việc sớm trở thành như một lối thoát.  Chúng ta luôn bận tâm bận trí, chúng ta có đủ lời để bào chữa và lý luận cố hữu sao cho khỏi đối diện với các mối mối quan hệ trong gia đình, giáo hội hay với Thiên Chúa.  Áp lực liên tục của công việc và trách nhiệm là gánh nặng nhưng lại là tấm chắn tối hậu của chúng ta.  Chúng ta không thấy được hương hoa cuộc sống nhưng cũng không đối diện với những điều sâu sắc nơi phần chìm của bề mặt cuộc sống.  Chúng ta có thể tránh né những vấn đề chưa giải quyết trong các mối quan hệ và trong tâm hệ mình.  Chúng ta có một lời bào chữa hoàn hảo!  Đó là chúng ta quá bận rộn.

Thường thì xã hội lại cổ võ cho xu hướng thoát ly này của chúng ta.  Với những thói nghiện khác, hẳn chúng ta đã phải đi gặp bác sĩ rồi, nhưng với thói nghiện công việc, thường thường chúng ta lại được ngưỡng mộ nếu nghiện nặng và được tuyên dương vì chính sự ích kỷ này: Nếu tôi ăn uống quá độ, nghiện chất kích thích, tôi bị người ta khó chịu và thương hại, nhưng nếu tôi làm việc quá độ đến đỗi thờ ơ với những cấp bách lớn lao và quan trọng của cuộc sống, người ta lại nói với tôi: “Hẳn bạn thật tuyệt vời!  Bạn tận tụy quá mức!”  Hội chứng nghiện công việc là một thói nghiện mà nhờ nó chúng ta được tuyên dương.

Ngoài việc nó cho chúng ta một lối không lành mạnh để thoát khỏi những vấn đề quan trọng mà đáng ra chúng ta phải giải quyết, thói làm việc quá mức còn gây nên một mối nguy lớn khác.  Chúng ta càng vùi đầu vào công việc thì càng dấn sâu vào mối nguy xem ý nghĩa đời sống dựa trên công việc hơn là dựa trên các quan hệ của mình.  Khi càng chìm đắm trong công việc, thì các mối quan hệ của chúng ta càng sứt mẻ nhiều hơn, và rồi ý nghĩa đời sống ngày càng phụ thuộc vào công việc hơn là quan hệ.  Vô số cây bút thiêng liêng đã nêu lên các mối nguy trong thói tham công tiếc việc, một điểm không nhỏ trong số đó là càng ngày chúng ta càng khó tìm ra ý nghĩa đời sống ở bất cứ nơi nào khác ngoài công việc.  Những thói quen cũ rất khó bị phá vỡ.  Nếu chúng ta đã dành nhiều năm để xây dựng bản sắc của mình qua cách làm việc cật lực và được yêu mến do tính cách nhà nghề hay lòng tận tụy của mình, thì thật khó để chúng ta thay đổi và tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời từ bất cứ điều gì khác. 

Các ngòi bút thiêng liêng kinh điển đều nhất loạt lưu ý về mối nguy trong sự làm việc quá mức và thói tham công tiếc việc.  Thật vậy, Chúa Giêsu đã lưu ý Martha khi cô mải mê với những việc cần làm để dọn bữa ăn rồi phàn nàn Maria không chịu giúp cô.  Câu trả lời của Chúa thật bất ngờ, thay vì trách Maria lười biếng và khen Martha tận tụy, Chúa Giêsu lại nói Maria đã chọn phần tốt hơn, và rồi trong lúc đó và trong bối cảnh đó, tính lười biếng của Maria lại thắng sự bận rộn của Martha.  Tại sao vậy?  Bởi đôi khi trong đời sống có những điều quan trọng hơn cả công việc, cho dù đó là công việc cao quý và cần thiết để thể hiện lòng hiếu khách và để chuẩn bị bữa ăn cho mọi người.

Thói lười biếng hẳn là do ma quỷ, nhưng bận rộn không phải lúc nào cũng là một đức tính tốt. 

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Mỹ cáo buộc: Trung cộng thao túng tiền tệ.

Mỹ cáo buộc: Trung cộng thao túng tiền tệ.

25 năm qua, Trung cộng vẫn kìm giá đồng nhân dân tệ, nhưng chưa có đời tổng thống Mỹ nào dám dán nhãn thao túng tiền tệ.

Các đồng tiền khác giảm giá thì đẩy đồng USD của Mỹ tăng giá. Việc Trung cộng hạ giá đồng nhân dân tệ thì hàng hoá xuất khẩu từ Mỹ vào thị trường này sẽ trở nên đắt đỏ, và ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ Mỹ sẽ rẻ hơn.

Nếu bị dán nhãn, thì đó sẽ không khác gì một cuộc chiến với nhiều hậu quả không thể lường trước.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã leo thang thành cuộc chiến tranh ngoại giao kinh tế.

Khi Mỹ cáo buộc Trung cộng thao túng tiền tệ, điều rõ ràng đó là những tín hiệu sẽ mở màn cho những đòn khốc liệt, vượt xa mức cuộc chiến tranh thương mại bình thường.

Mời đọc: Mỹ cáo buộc: Trung cộng thao túng tiền tệ.

(Tiêu đề do người đăng tự đặt).

***

Nhà báo @Duan Dang

Mỹ đã lập tức dán nhãn thao túng tiền tệ cho Trung Quốc vào sáng nay, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ kể từ khi tỷ giá nhân dân tệ/USD rớt qua mốc 7.

Ắt sẽ có nhiều người trong giới bình luận cho động thái này chỉ là biểu tượng, không làm sứt mẻ cọng lông nào của Trung Quốc vì không có cơ chế trừng phạt mạnh mẽ nào với hành vi này. Hoặc người khác sẽ nói Mỹ làm càn vì không có bằng chứng rõ ràng việc Trung Quốc thao túng tiền tệ.

Tuy nhiên, động thái mới nhất của Mỹ cộng với việc Trung Quốc thông báo dừng mua nông sản Mỹ và mua dầu Iran cho thấy việc triển vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng xa vời, nếu không muốn nói là đã không còn. Không còn tình bạn giữa Trump và Tập nữa, không cần phải nể mặt nhau nữa.

Việc Washington tùy nghi tuyên bố Trung Quốc thao túng tiền tệ cũng báo hiệu họ sẽ tùy nghi sử dụng nhiều biện pháp khác để trừng phạt Trung Quốc. Mà đòn phép của Mỹ thì còn nhiều.

Đây không còn là lúc nói chuyện phải quấy hay lý lẽ. Những chiếc găng tay đã được vứt xuống và không cần phải đóng vai chính nhân quân tử nữa, đặc biệt trước một đối thủ điếm đàng như Trung Quốc.

Image may contain: 3 people

Trung Cộng bắt đầu dạy sách giáo khoa lịch sử nói Biển Đông là lãnh thổ nước này

SBTN.TV
Tin Vietnam.- Báo Viettimes ngày 1 tháng 8 năm 2019 loan tin, trên các trang truyền thông của Trung Cộng thông báo, từ đầu tháng 9 năm 2019, bộ sách giáo khoa Lịch sử cấp trung học phổ thông với nhiều nội dung mới, trong đó có nội dung quần đảo …