LUẬT SƯ VŨ VĂN MẪU

Image may contain: 1 person, eyeglasses and closeup
Image may contain: 1 person, smiling, suit
No photo description available.
No photo description available.
No photo description available.
+2
Hoang Le Thanh is with Phan Thị Hồng and 2 others.

LUẬT SƯ VŨ VĂN MẪU

(Theo tài liệu Ls. Đoàn Thanh Liêm)

Vũ Văn Mẫu (1914-1998) là một học giả lớn về Luật Việt Nam, một Chính trị gia nổi tiếng trước năm 1975 ở Sài Gòn.

Ông từng là Thượng Nghị sĩ trong Liên danh Hoa Sen, Khối Dân tộc, từng giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao rồi Thủ tướng của Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài ra ông còn là Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Sài Gòn, Giáo sư Thực thụ Đại học Luật khoa Sài Gòn.

Ông sinh ngày 25-7-1914 tại Hà Nội. Như mọi thanh niên thuộc gia đình danh giá thời bấy giờ, ông được gia đình đưa sang học ở Pháp và tốt nghiệp Đại học Luật khoa Paris, Pháp. Ông tiếp tục theo học tại đây cho đến khi lấy được bằng Thạc sĩ và trở về hành nghề luật tại Hà Nội.

Hồi trước 1945, ông làm Tri huyện Đông Anh, Tỉnh Phúc Yên. Cha vợ ông là Cụ Cử Sen Hồ Hoàng Gia Luận, em trai Tổng Đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu.

Năm 1954, ông cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn và tham gia Giảng dạy Khoa Luật tại Đại học Sài Gòn. Ông trở thành Trưởng khoa người Việt đầu tiên của khoa này và được công nhận là một Chuyên gia về Pháp luật Dân sự và Lịch sử.

Sau khi thực hiện Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, tân Thổng thống Ngô Đình Diệm thành lập Chính phủ và mời ông giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa.

Ông giữ chức vụ này trong 8 năm, từ 1955 đến 1963. Trong cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963, ông đã từ chức, cạo đầu giống như một nhà sư để phản đối. Khi ông cố gắng rời Việt Nam Cộng Hòa để tham gia một cuộc hành hương đến đất phật Ấn Độ, thì bị bắt và bị quản thúc.

Vốn là một nhà kỹ trị, ông hầu như đứng ngoài mọi biến động của thời cuộc bấy giờ. Tuy nhiên, là một Phật tử với pháp danh Minh Không, ông phản đối những biện pháp đàn áp của chính phủ Ngô Đình Diệm với Phật giáo. Ông cạo trọc đầu và sau đó từ chức Bộ trưởng ngày 22-8-1963 để phản đối hành động tấn công các chùa Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Suốt thời gian biến động miền Nam 1964-1967, ông hoàn toàn không tham gia vì công tác ở Đại sứ ở nước ngoài. Mãi đến khi Tướng Nguyễn Văn Thiệu lên nắm quyền Tổng thống, ông mới được triệu hồi về nước. Ông trở thành Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Sài Gòn. Năm 1972, ông tranh cử Thượng nghị sĩ trong liên danh Hoa Sen và đắc cử.

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông luôn hoạt động tích cực cho phong trào hòa bình và hòa giải cho dân tộc. Chính vì vậy, khi tướng Dương Văn Minh trở thành Tổng thống, ông được đề cử cho chức vụ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa với mục đích tham gia thương lượng chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, ông chỉ ở trong chức vụ chỉ vỏn vẹn được “1 ngày” thì Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ vào tay của quân đội Miền Bắc. Ông phải cùng Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện để tránh đổ máu thêm nữa. Cũng như Tướng Dương Văn Minh, nhà cầm quyền mới tuy thực hiện các biện pháp hạn chế nhưng không quá khắt khe với ông. Sau khi tình hình ổn định, họ cho phép ông được xuất cảnh sang Pháp và định cư ở đây cho đến tận cuối đời.

Ông mất ngày 20-8-1998 tại Paris, thọ 84 tuổi.

Ông là một Học giả lớn về Luật của Việt Nam, uyên thâm cựu và tân học, biết nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Hán và là một Giáo sư giảng giải Luật rất hấp dẫn. Tác phẩm của ông còn được René David và John E.C Brierley trích dẫn trong cuốn sách nổi tiếng về luật so sánh Major Legal Systems in the World Today.

XIN NÓI THÊM:

Hơn 50 năm trước, lớp sinh viên tốt nghiệp văn bằng Cử nhân Luật khoa Saigon khóa năm 1958, thì chỉ có chừng 60-70 người. Đây là khóa đầu tiên của Trường Luật khoa Saigon dưới sự điều hành và giảng dạy của các giáo sư Việt nam, mà mới được người Pháp chuyển giao cho bên Việt nam, bắt đầu từ niên khóa 1955-1956.

Vị khoa trưởng tiên khởi lúc đó là Giáo sư Thạc sĩ Vũ Văn Mẫu. Vào thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa, thì Giáo sư Mẫu lại còn giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao nữa. Cho nên ông thường đến giảng dạy vào buổi sáng sớm hay buổi chiều, ngoài giờ làm việc của công sở, và lúc nào cũng có vệ sĩ đi theo để bảo vệ an ninh.

Hồi đó, chương trình Ban Cử nhân Luật khoa chỉ học có 3 năm, và hầu như vẫn còn giữ nguyên hệ thống giáo dục của Pháp. Chỉ có hai môn Dân luật và Kinh tế, thì phải học trong cả ba năm, còn các môn khác, thì chỉ học trong một hoặc hai năm mà thôi. Cho đến nay, sau trên nửa thế kỷ, thì hầu hết các vị giáo sư của trường Luật hồi đó đã ra đi về bên kia thế giới rồi. Và hiện theo chỗ tôi được biết, thì chỉ còn hai giáo sư môn kinh tế học vẫn còn sống, mà còn hăng say hoạt động dù đã xấp xỉ ở tuổi cửu tuần rồi, đó là Giáo sư Vũ Quốc Thúc hiện ở Paris nước Pháp và Giáo sư Nguyễn Cao Hách hiện ở San Diego, California.

Tất cả các môn sinh chúng tôi đều biết ơn các Vị Thầy đã rất tận tâm, chu đáo trong việc giảng dạy, hướng dẫn cho lớp hậu sinh có đủ khả năng chuyên môn để nối tiếp được sự nghiệp xây dựng và phát triển quốc gia trong các lãnh vực luật pháp, kinh tế tài chánh, quản trị hành chánh v.v…

Nói chung, thì tất cả các vị giáo sư đều soạn bài rất kỹ, dẫn giảng cho sinh viên rất rành mạch. Vì là bước đầu chuyển ngữ bằng tiếng Việt, nên các giáo sư hay phải “chua thêm” tiếng Pháp, để giúp sinh viên chúng tôi dễ tra cứu, tham khảo nơi sách, tạp chí xuất bản tại Pháp. Và ngay cả các bản án thời trước ở Việt nam, thì cũng đều viết bằng tiếng Pháp. Lớp sinh viên chúng tôi thời đó, thì đều thông thạo tiếng Pháp, nên việc nghiên cứu cũng dễ dàng.

– GS Vũ văn Mẫu thật là uyên bác, thành thạo cả tiếng La tinh và chữ Hán.

– GS Vũ Quốc Thúc giảng bài thật sáng sủa, gọn gàng dễ nhớ, dễ thuộc.

– GS Nguyễn Cao Hách lại còn nghiên cứu nhiều sách báo tiếng Anh và chỉ dẫn cho sinh viên làm quen được với các lý thuyết kinh tế hiện đại mà phần đông là do các tác giả người Anh hay Mỹ đề xướng.

– Luật sư Vũ văn Hiền, thì giảng dạy rất chu đáo, khúc chiết về môn Luật Di sản và Hôn sản trong các gia đình Việt nam, rút từ kinh nghiệm lâu năm hành nghề luật sư suốt từ Bắc vào Nam.

– GS Nguyễn Độ dạy môn Luật Hành chánh và Hình luật, thì cũng rất uyên bác. Bài giảng của ông đề cập nhiều về lý thuyết có tính cách triết học về luật pháp, nên sv phải dày công theo dõi, thì mới có thể thấu triệt hết được.

– Giáo sư Lưu văn Bình dạy môn Luật Hiến pháp và Quốc tế Công pháp ngay vào năm thứ nhất.

– Giáo sư Vũ quốc Thông dạy môn Pháp chế sử vào năm thứ nhất và môn các Định chế chính trị vào năm thứ ba.

– Luật sư Bùi tường Chiểu dậy về Luật Dân sự Tố tụng vào năm thứ ba.

– Luật sư Nguyễn huy Chiểu thì dậy môn Luật Hình sự đặc biệt cũng vào năn thứ 3.

– Giáo sư Lê đình Chân thì dạy môn Tài chính công vào năm thứ ba (Public Finance).

– Môn Quốc tế Tư pháp khá là phức tạp với các vụ Phân tranh Luật pháp (Conflit des lois), thì phải nhờ đến tài năng của giáo sư Vũ văn Mẫu chúng tôi mới có thể lãnh hội rõ ràng được.

Cả bốn Giáo sư Vũ văn Mẫu, Vũ quốc Thúc, Nguyễn cao Hách và Nguyễn Độ đều đã lần lượt kế tiếp nhau giữ chức vụ Khoa trưởng của trường Luật trong nhiều năm, theo như trí nhớ của tôi còn ghi nhận được.

Về phía sinh viên chúng tôi, thì phần đông lúc đó đang ở lứa tuổi hai mươi.

Có một số học cả bên Học viện Quốc gia Hành chánh. Nên số sinh viên học full-time vào năm thứ ba, thì chỉ có chừng 30 người. Số sinh viên lớn tuổi đang đi làm, thì cũng phải chiếm đến trên một phần ba. Người lớn tuổi nhất là hai bác Võ văn Diệu làm ở Nha Ngân sách, và bác Tăng khánh Đáng làm ở Ngân hàng Quốc gia. Năm nay nếu còn tại thế, thì hai bác có thể đã vào tuổi bát tuần rồi. Người sau này giữ chức vụ cao nhất là anh Châu kim Nhân, hồi năm 1971-73 đã làm Bộ trưởng Tài chánh. Có ba người làm Thẩm phán là anh Trần trung Hậu, Dương Lân ở ngạch Tư pháp, và anh Nguyễn cao Quyền bên ngạch Tòa án Quân sự.

Số làm Luật sư thì khá đông, có đến ít nhất là 15 người. Cụ thể như các LS Nguyễn tường Bá, Bùi chánh Thời, Nguyễn công Hoàng, Lê thị Hồng Điểm, Phạm xuân Định, Nguyễn phuợng Yêm, Lê trọng Nghĩa, Nguyễn minh Toàn, Trần thiện Hải, Đoàn văn Lượng, Đỗ Doãn Quế, Lê bạc Xăng, Đoàn Ý, Trần tiễn Tự, Đoàn thanh Liêm. Có ba anh gia nhập ngành Ngoại giao, đó là Nguyễn hữu Trụ, Đỗ quang Năng và Nghiêm Mỹ.

Có đến 7-8 người học lên bậc Tiến sĩ và làm giáo sư Đại học như các Chị Quách thị Nho, Lương mỹ Đức (dạy tại trường Luật Saigon). Riêng anh Cao huy Thuần thì dạy Luật ở bên Pháp và hình như anh Phạm Chung cũng dạy học đâu ở bên Mỹ, nhưng lâu ngày không có tin tức gì về anh ấy cả. Còn các anh Nguyễn quốc Trị (giữ chức vụ Viện trưởng Quốc gia Hành chánh thay thế Giáo sư Nguyễn văn Bông), Lê công Truyền (cũng dạy tại QGHC), Lê Quế Chi (dạy tại trường Luât Saigon), Vũ trọng Cảnh (Viện trưởng Viện Tu nghiệp Quốc gia).

Còn lại, thì một số đi dạy ở trường Sư phạm như anh Vũ ngọc Đại, Bùi văn Hiệp, hay làm viên chức tại các bộ như chị Nguyễn thị Nga ở Bộ Tài chánh, anh Vũ quang Vân ở Bộ Kinh tế, Mai như Mạnh thì làm ở Phủ Tổng ủy Dinh Điền. Tại Ngân hàng quốc gia, thì có anh Ngô vi Bảo. Tại Ngân hàng Việt nam Thương tín, thì có anh Nguyễn đình Thảng. Riêng chị Lê Mỹ Nhan thì làm trong ngành Thư viên v.v…

Trên 50 năm đã trôi qua, với bao nhiêu tang thương đổ vỡ trên quê hương đất nước Việt nam, nhưng cái mối duyên lành, cái tình bạn hồn nhiên, trong sáng giữa các đồng môn chúng ta với nhau, từ cái thời còn chung học dưới mái trường thân yêu tại con “Đường Duy Tân Saigon”, thì vẫn mãi mãi còn là một kỷ niệm thân thương nhất, sâu đậm nhất trong cuộc đời tình cảm của mỗi cá nhân chúng ta vậy.

(Theo tài liệu Đoàn Thanh Liêm).

——————————
Nguồn: Nguyễn Vô
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1833725203406216&id=100003062636866

Tô Lâm và một thoáng… thật thà!

Tô Lâm và một thoáng… thật thà!

Tờ Thanh Niên đã sửa tựa bài tường thuật buổi góp ý cho Dự luật Thi hành án hình sự từ: “Bộ trưởng Công an: Chế độ phạm nhân cao, có người sẽ tìm cách để đi tù” thành… “Bộ trưởng Công an: Quyền của phạm nhân phải phù hợp khả năng đáp ứng của nhà nước” (1).

Cho dù tựa bài tường thuật vừa kể đã được sửa nhưng ý kiến ông Tô Lâm đóng góp cho Dự luật Thi hành án hình sự vẫn thế: Ông Tô Lâm không tán thành việc sửa luật thi hành án hình sự theo hướng minh định các quyền của phạm nhân.

Dự luật Thi hành án hình sự nhằm sửa Luật Thi hành án hình sự được ban hành năm 2010 nhằm chứng tỏ Việt Nam có nỗ lực thăng tiến nhân quyền đúng như đã cam kết với cộng đồng quốc tế.

Theo dự luật, tuy bị tước bỏ tự do nhưng phạm nhân có quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, bảo đảm điều kiện ăn, ở, gặp gỡ thân nhân,… sao cho ra hồn người. Cũng theo hướng đó, họ còn có quyền lao động, học hành, học nghề…

Tháng 11 năm ngoái, Dự luật Thi hành án hình sự được trình cho Quốc hội để nghe các đại biểu góp ý. Một số tán thành, một số phản bác kịch liệt. Giờ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức lấy thêm ý kiến.

Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, một trong những đại biểu đại diện cho nhóm phản bác nói thẳng, dẫu dự luật minh định nhiều quyền dành cho phạm nhân giống như thiên hạ nhưng ở Việt Nam không phù hợp, không khả thi.

Bộ trưởng Công an nhấn mạnh, chuyện ấn định mỗi phạm nhân được 17 ký gạo, 15 ký rau, bao nhiêm gram thịt, bao nhiêu gram đường trong một tháng, rồi quần áo thế nào,… là quá cao. Ông Lâm dùng chính thực tế để nhắc nhở, ở Việt Nam, nhiều công dân lương thiện dẫu cần cù vẫn không đạt được mức đó! Cũng vì vậy, ông cảnh cáo, không loại bỏ tiêu chuẩn này, sẽ có nhiều người cố tình phạm tội để được vào tù. Tình huống đó sẽ gây khó khăn cho hệ thống chính trị, hệ thống công quyền.

***

Thiên hạ vẫn bảo giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam giảo hoạt song ít nhất là lần này, khi góp ý cho Dự luật Thi hành án hình sự, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại biểu Quốc hội, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Công an Tô Lâm tỏ ra rất thẳng thắn.

Cải thiện môi trường giam giữ ở Việt Nam – dẫu là một trong những cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, rõ ràng không phải là đã hứa thì sẽ làm. Ông Tô Lâm – nhân vật đặc trách giáo dục, cải tạo phạm nhân – không giấu diếm chuyện ông thay mặt toàn ngành không… ưng xóa bỏ tình trạng phạm nhân bị đối xử như những con vật.

Ông Tô Lâm còn hết sức thật thà khi so sánh tiêu chuẩn mà bộ phận soạn thảo Dự luật Thi hành án hình sự dự tính dành cho phạm nhân, với chuyện nhiều công dân lương thiện của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuy rất cần cù vẫn không thể đạt được mức dinh dưỡng tối thiểu là 17 ký gạo và 15 ký rau/tháng/người,…

Viễn cảnh mà ông Tô Lâm phác ra: Nếu cải thiện chế độ lao tù, cho phạm nhân được ăn no, mặc ấm, chỗ ở đạt các tiêu chuẩn tối thiểu dành cho một con người, sẽ khiến nhiều người lương thiện tìm cách này hay cách khác để được vào tù – chính là lời thú nhận chân thành về hiện trạng kinh tế – xã hội Việt Nam.

Hóa ra ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN nói… thật, khi nêu câu hỏi thay cho câu trả lời về hiện trạng kinh tế – xã hội Việt Nam: Đất nước đã bao giờ được như thế này chưa? Đã có rất nhiều người chế giễu ông Trọng vì hiểu “được” thuần túy là… được, trong khi “được” có thể hiểu theo nghĩa ngược lại.

Vâng, đúng là đất nước chưa bao giờ “được” như thế này! Sau bảy thập niên kiên định xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của đảng, 17 ký gạo và 15 ký rau/tháng/người,… vẫn nằm ngoài tầm với của nhiều người. Ăn ở, mặc,… ở mức tối thiểu vẫn là giấc mơ chẳng biết khi nào mới có thể trở thành sự thật.

Thực tế ấy và con số đang phải sống dưới mức tối thiểu mà một phạm nhân nên được hưởng khiến Bộ trưởng Công an phát hoảng, phải huỵch toẹt, rằng cải thiện chế độ lao tù sẽ khiến người ta lũ lượt xin vào tù, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa kham không nổi.

Thảm thay!

Image may contain: 1 person, smiling

Lập trường của Toà Tổng Giám mục Sài Gòn về khu đất Vườn Rau Lộc Hưng

Trần Bang
Lập trường của Toà Tổng Giám mục Sài Gòn về khu đất Vườn Rau Lộc Hưng:

Toà Tổng Giám mục Sài Gòn đã khẳng định “khu vườn rau Lộc Hưng thuộc phường 6 quận Tân Bình trước năm 30.04.1975 hoàn toàn không phải đất của nhà nước cũ sở hữu. Và cũng không hề có một cơ sở pháp lý nào cho phép xác định rằng trong thực tế, khu đất trên đã được trung tâm viễn thông 3 tiếp quản”.

Xem toàn bộ văn bản:

(Tin mừng cho người nghèo)

Image may contain: text
Image may contain: text
Image may contain: text
Image may contain: text
Image may contain: text
+4

QUỐC GIA THẤT BẠI

Hoa Kim Ngo
QUỐC GIA THẤT BẠI

Năm 1946 Hồ Chí Minh từng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

72 năm sau, trẻ em vẫn phải tha nhau ngoài đường kiếm sống thế này. Tôi không còn có thể tìm được bất cứ lý do nào để bao biện cho sự tồn tại của đảng Cộng Sản nữa cả.

Fb Trường Sơn Nguyễn

Công an chuẩn bị biến ‘đầu gấu’ thành ‘hiệp sĩ đường phố’

Van H Pham
Trong tương lai, Dân Việt phải nai lưng nuôi thêm bọn “đầu gấu, lưu manh” này để chúng “bảo kê” cho mình bằng cách đóng “hụi chết”….

Đây là một kiểu cai trị, kiểm soát đồng bọn của băng đảng Mafia. Còn lũ côn đồ CA lúc đó chỉ có nhiệm vụ bảo vệ chế độ & gián điệp!!!

Đối tượng của chúng sẽ là giới Trung lưu và nhà giàu, đại gia…. Hết đường chạy nhé bà con?!!!
*********

Công an chuẩn bị biến ‘đầu gấu’ thành ‘hiệp sĩ đường phố’

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Dân đâm thuê chém mướn sắp được “quản lý, huấn luyện” theo một số quy chế và còn được cấp “công cụ hỗ trợ” biến chúng thành “hiệp sĩ đường phố” làm cánh tay nối dài cho công an.

Tờ Thanh Niên hôm Chủ Nhật, 13 Tháng Giêng, 2019 đưa tin công an thành phố Sài Gòn đã báo cáo Bộ Công An về việc quản lý, huấn luyện “hiệp sĩ đường phố” theo “mô hình dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận.”

Những “ông kẹ” này lâu nay đã được công an thành phố sử dụng để đánh người hiện vẫn chỉ là những nhóm hoặc cá nhân “tự phát” hành động theo “lệnh miệng” của công an địa phương. Đổi lại, họ chỉ được hưởng những ân huệ nào đó chứ không hề có lương bổng ngoài danh xưng “hiệp sĩ đường phố” ở một lúc nào đó làm công cụ cho công an.

Tờ Thanh Niên thuật lời Đại tá Đinh Thanh Nhàn, phó giám đốc Công An Sài Gòn cho biết hệ thống cánh tay nối dài rất dài của công an “hiện trên địa bàn Sài Gòn có 83 loại mô hình tự phòng, tự quản về an ninh trật tự. Trong đó, khối đoàn thể thành phố quản lý 45 loại mô hình; khối cơ quan doanh nghiệp 3 loại mô hình; công an các cấp là 35 loại mô hình.”

Riêng với các “mô hình tự phát” ở Sài Gòn, theo ông Nhàn liệt kê ra, “có 4 nhóm mô hình với 25 người, thường được gọi là ‘hiệp sĩ đường phố.’ Hiện công an thành phố đã chỉ đạo công an các quận, huyện quản lý để có hướng dẫn, huấn luyện các ‘hiệp sĩ đường phố’ tự phát có kiến thức về pháp luật, kỹ năng trong quá trình hoạt động.”

Tướng Lê Đông Phong, giám đốc ông an thành phố Sài Gòn không che đậy khi nói “huấn luyện để họ trở thành ‘cánh tay nối dài,’ ‘tai mắt’ – ‘những cộng sự tích cực của lực lượng công an.’ Và ông còn ‘mong ước, mỗi công dân là mỗi chiến sĩ công an.’”

Trước đây, người ta thỉnh thoảng thấy có những nhóm “hiệp sĩ đường phố” tham gia bắt cướp tại một số tỉnh thị và cũng đã có hai ông bị cướp chém chết tại Sài Gòn hồi năm ngoái. Tỉnh Bình Dương có lẽ là địa phương có các nhóm “hiệp sĩ đường phố” nhiều nhất trên cả nước vì trộm cướp “nhiều như rươi.”

Theo tờ Thanh Niên ngày 23 Tháng Năm, 2018, “Trong năm 2017, các ‘hiệp sĩ’ tại Bình Dương đã phối hợp với công an ở địa phương tham gia tuần tra, hỗ trợ giúp sức phát hiện 232 vụ, bắt giữ 576 đối tượng phạm pháp các loại.” Trong đó một nhóm “đã phát hiện, bắt giữ trên 2,000 vụ phạm pháp giao công an xử lý, trong đó có rất nhiều vụ cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản…” Riêng từ đầu năm 2018 đến nay “đã phát hiện 56 vụ phạm pháp, bắt giữ gần 100 đối tượng giao cơ quan chức năng xử lý, trong đó cơ quan công an đã khởi tố 40 nghi can.”

Thấy những người này là tay sai đắc lực, công an tỉnh Bình Dương cho hay 91/91 xã phường, thị trấn của tỉnh đã “thành lập Câu Lạc Bộ Phòng Chống Tội Phạm với 3,248 thành viên, ban chủ nhiệm và hội viên. Trong đó có 84/91 địa phương thành lập đội xung kích phòng chống tội phạm (hay còn gọi là ‘hiệp sĩ’) với 1,508 đội viên.”

Tuy có thành tích như vậy nhưng tỉnh Bình Dương chỉ chi ra trên 9.1 tỉ đồng/năm để “duy trì hoạt động của các câu lạc bộ, trong đó có tiền xăng xe đi tuần tra, văn phòng phẩm…”

Nhiều tỉnh thành trong đó có cả công an Sài Gòn được Bộ Công An tổ chức cho học tập gương của Bình Dương, nên những gì sắp được hình thành ở Sài Gòn, nhiều phần rút tỉa từ kinh nghiệm của tỉnh bên cạnh.

Ngày 30 Tháng Mười, 2018, tờ báo điện tử Kiến Thức cho hay “Theo phản ánh của anh Nguyễn Khắc Vĩnh, khoảng 6 giờ 30 chiều ngày 29 Tháng Mười, anh điều khiển xe ô tô BKS 56N-6657, đến giao lộ đường Đinh Bộ Lĩnh và Bạch Đằng thì bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe. Tại đây, anh yêu cầu cảnh sát giao thông báo lỗi và lập biên bản vi phạm. Lát sau, có 4 đối tượng lạ mặt xuất hiện, mang theo hung khí hành hung. Anh cho biết, mình làm đơn trình trình báo sự việc bị 4 đối tượng lạ mặt hành hung khi làm việc với cảnh sát giao thông lên công an phường 15, quận Bình Thạnh, Sài Gòn.” Vụ việc đã cho chìm xuồng như nhiều vụ tương tự đã xảy ra và được tường thuật trên mặt báo.

Một số nhà hoạt động xã hội dân sự đã bị những tên đầu gấu có tên gọi mỹ miều “hiệp sĩ đường phố” có thể gồm cả công an đến hành hung tại nhà và cả trên đường lộ. Khi tin tức và hình ảnh phổ biến rộng rãi trên Facebook, những tên đó còn thách thức thưa kiện và còn dọa tiếp vì được công an bảo kê.

Buổi tối 15 Tháng Tám, 2018, ca sĩ Nguyễn Tín tổ chức một buổi hát có tên “Sài Gòn Kỷ Niệm” cho một nhóm vài chục thân hữu nghe. Chương trình vừa mới chuẩn bị bắt đầu thì cả một đoàn hàng chục công an và đầu gấu xông vào hành hung mọi người. Nguyễn Đại và Nguyễn Tín bị lôi đi, đánh suốt dọc đường rồi quẳng xuống đường ở một khu vực hẻo lánh của tỉnh Bình Dương. Người bị đánh nặng nhất là nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang phải vào cấp cứu tại bệnh viện.

Những ngày sắp tới, như tin tức loan báo, công an chuẩn bị biến “đầu gấu” thành “hiệp sĩ đường phố.”.

About this website

NGUOI-VIET.COM
Dân đâm thuê chém mướn sắp được “quản lý, huấn luyện” theo một số quy chế và còn được cấp “công cụ hỗ trợ” biến chúng thành “hiệp sĩ đường phố” làm cánh tay nối dài cho công an.…

164 hộ dân tham gia ký đơn khiếu kiện vụ cưỡng chế đất vườn rau Lộc Hưng

Đài Á Châu Tự Do
Tờ Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của thành ủy thành phố Hồ Chí Minh hôm 15/1 có bài viết cho biết cả 134 hộ dân đã đăng ký sử dụng đất đều có nhà ở bên ngoài khu đất. Tuy nhiên, ông Cao Hà Trực cho biết điều ngược lại….

RFA.ORG
Khoảng 164 hộ dân đã tham gia ký đơn khiếu kiện việc chính quyền quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, tiến hành cưỡng chế, phá dỡ gần 200 căn nhà tại khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình hôm 4 và 8 tháng 1 vừa qua.

Gia đình Schellenberg: bản án tử hình ‘thật khủng khiếp’

Bất chấp việc Canada khẳng định công dân của mình vô tội, Trung Quốc tăng mức hình phạt đối với Schellenberg từ 15 năm tù thành tử hình.

About this website

BBC.COM
Gia đình Schellenberg, người đàn ông Canada bị kết án tử hình ở Trung Quốc nói “nỗi sợ hãi tồi tệ nhất” đã trở thành sự thực.

Chuyện gì đang xảy ra tại BOT An Sương-An Lạc?

Ba ôtô, một nhóm tài xế trong đó có blogger, phóng viên bị cô lập tại một con đường nhỏ gần BOT An Sương – An Lạc vì phản đối trạm thu phí.

Tài xế cáo buộc họ bị giam lỏng hơn 12 giờ kể từ hôm 14/1.

BBC.COM
Một tài xế nêu cáo buộc với BBC rằng một nhóm tài xế, blogger “bị giam lỏng” hơn 12 giờ từ hôm 14/1 vì phản đối BOT An Sương-An Lạc.

Hai mươi hộ dân Vườn Rau Lộc Hưng đã mời luật sư, ít nhất 10 tổ chức hành nghề luật sư đã nhận lời.

Trần Bang

Hai mươi hộ dân Vườn Rau Lộc Hưng đã mời luật sư, ít nhất 10 tổ chức hành nghề luật sư đã nhận lời.

Chiều nay,15/1/2019, 4 đại diên cho hàng chục hộ dân Vườn Rau Lộc Hưng (VRLH) tại quận Tân Bình, TPHCM đã gặp những luật sư của nhiều tổ chức hành nghề luật sư. Họ đã trao giấy đề nghị luật sư của 20 hộ dân VRLH, tất cả các luật sư có mặt trong buổi gặp mặt đã đồng ý nhận trợ giúp pháp lý cho các hộ dân này. Theo các đại diện hộ dân này cho biết, hầu hết các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cuộc cưỡng chế phá nhà tại VRLH từ ngày 4/1 đến ngày 8/1/2019 (khoảng từ 150 đến 200 hộ) đều muốn nhờ các luật sư hỗ trợ về pháp lý. Đến nay, ngoài 10 tổ chức hành nghề luật sư đã đồng ý nhận trợ giúp các hộ dân này, còn nhiều luật sư và tổ chức hành nghề luật sư khác đã ngỏ ý tham gia vào việc trợ giúp cho các hộ dân VRLH.

Chúng tôi sẽ sớm thông tin chi tiết về việc này.

FB Vũ Hải Trần, Lê Bảo Nhi Lê

Image may contain: sky, shoes and outdoor

Tiến sĩ An Kim Bằng : ‘Nghèo đói là trường đại học tốt nhất’

Tiến sĩ An Kim Bằng : ‘Nghèo đói là trường đại học tốt nhất’

Posted on 07/03/2015

Đây câu chuyện cảm động mà tiến sĩ An Kim Bằng (Jinpeng An), người Trung Quốc, tốt nghiệp toán học tại Đại học Harvard, kể về người mẹ nghèo của mình.

“Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ…”.

Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.

Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất… Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà. Nhà tôi vô cùng nghèo khó.

Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó, mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi. Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.

 Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm; khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc Trung học Phổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.

Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày. Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu. Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời. Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa.

Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất “Giấy báo nhập học” thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ. Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi. Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi:

– Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?

Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi:

– Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học…

Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu? Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: “Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi”. Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên.

Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!

Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to…Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc…Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: “Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu…”.

Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ, thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn.

Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).

Khi nói, mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn xa xăm ra con đường đất ngoài kia, như thể con đường ấy dẫn tới tận Thiên Tân, tới Bắc Kinh.

Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali – chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào. Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo: “Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa”.

Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì. Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập. Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý. “Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!” Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống. Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng! Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng.

Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng. Tháng 1 năm 1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:

“Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?”

Tôi chả biết nói sao, vội đáp: “Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa – trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clintơn em cũng chẳng thấy ngượng”.

Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc. Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; Sau đó công bố Huy chương Bạc, cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi. Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: “Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!”

Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học Trung Quốc tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ… Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.

Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt…

Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng. Ngày 12/8, trường Trung học số Một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cụcgiáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:

“Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách “Đại từ điển Anh-Trung” để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ. Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa. Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: “Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ”.

Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh. Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa…Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi”.

Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn…

Suu tam

 

HÀNG NGÀN GÁI VIỆT NAM BÁN DÂM Ở MALAYSIA BỊ BẮT, Nhục quốc thể

Tho Nguyen shared a post.

20,512 Views

Thảo Trần

HÀNG NGÀN GÁI VIỆT NAM BÁN DÂM Ở MALAYSIA BỊ BẮT, Nhục quốc thể

Thời gian này cảnh sát Mã lai cứ bắt hết động mại dâm này đến động khác của gái Việt Vì gái Việt Nam sang đây bán dâm rất đông lên đến hàng ngàn . Họ bắt họ quay film đưa lên đài tuyền hình địa phương.

Các cô gái bị xiềng xích dẫn đi trông thật nhục nhã.

Vì đâu ra nông nỗi này? Vì cái nghèo túng thiếu mà ra.

Trong quá khứ, Phụ nữ Việt Nam vốn thông minh và chịu khó. Họ từng là phụ nữ đảm đang yêu chồng thương con , làm lụng vất vã nuôi sống gia đình
Nhưng hôm nay sống trong xã hội bất công đã đẩy họ đến sự nghèo đói cùng cực họ phải nhắm mắt đưa chân vào cái nghề tủi nhục này, Họ là nạn nhân của xã hội bất công thật đáng thương.

Xã hội chỉ ưu đãi cho cán bộ có chức có quyền, họ tham nhũng vơ vét tiền tỷ của dân , giàu xụ, ăn ba đời chưa hết . Quan tham chỉ biết tham nhũng không lo đời sống cho dân. Dân đen thì nghèo đói phải đi bán trôn nuôi miệng.

Họ bị cảnh sát xiềng xích dẫn đi từng đàn làm nhục quốc thế nước Việt Nam chúng ta.

Thắng Malaysia một trái banh giành vô địch cả nước tự hào xuống đường nhảy múa đi bão .

Hàng ngàn gái Việt chổng mông đi làm đĩ cho Mã lai thì còn tự hào không?

Ô nhục lắm Việt Nam ơi! Việt Nam ơi!

Mẹ Việt Nam đau lòng xót dạ khi thấy đàn con ngày đêm rong ruổi trong quán bar khách sạn để làm đĩ cho ngoại bang.

Ôi thời đại rực rở HCM

Giới trẻ trong nước thì đắm chìm trong Ma túy.
Gái trẻ thì đi làm đĩ khắp năm châu.

KHÔNG CÓ ĐẢNG LÀM GÌ CÓ NGÀY HÔM NAY. ?

Bạn và tôi có cùng máu đỏ da vàng là cùng giống Việt Nam thì chúng ta cũng bị nhục lây.

Xin hãy cùng nhau góp một bàn tay rửa cái nôi nhục này.

Bấm vào link xem thêm chi tiết
https://www.bbc.com/…/2013/07/130718_vn_malaysia_sex_workers

https://www.nguoi-viet.com/…/viet-nam-5000-phu-nu-ban-dam-…/
http://www.cuasotinhyeu.vn/…/thien-duong-mai-dam-viet-o-mal…
https://m.vietnamnet.vn/…/tham-dai-ban-doanh-gai-mai-dam-vi…

TẬN CÙNG CỦA SỰ TÀN NHẪN

Tho Nguyen shared a post.
Image may contain: 1 person, outdoor
Image may contain: tree, sky and outdoor

Mai-Agnetha Pham is with Mai-Agnetha Pham and 2 others.

TẬN CÙNG CỦA SỰ TÀN NHẪN
14.1.2019
DODUYNGOC

Khi vụ vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế và phá tan hoang, tui liền viết về anh bạn tui, người lớn lên ở vùng đất ấy với ngụ ý chứng minh rằng khu này đã tồn tại từ 1954 chứ không phải là xóm liều với toàn thành phần bất hảo chiếm đất mở quán thịt chó từ năm 1988 như nhà nước và báo chí đã thông tin.

Cho đến giờ này đã có nhiều bài viết về Lộc Hưng. Đã có hai ba luồng dư luận khác nhau dù giấy tờ chứng minh nguồn gốc đã được trưng ra , toàn chứng hợp pháp. Đúng sai cũng đã dễ dàng nhìn thấy.

Hôm nay, tui không nói về luật pháp nữa mà tui muốn nói đến sự tàn nhẫn tận cùng của con người.

Đối với người Việt, giỗ Tết là thời điềm quan trọng nhất của một năm. Kẻ ly hương không sum họp được với ngày Tết là kẻ bất hạnh. Người ở nhà không đốt được nén nhang trên bàn thờ tổ tiên trong ba ngày Tết là kẻ bất hiếu.

Đọc truyện của ông Nam Cao, ông Ngô Tất Tố trong hoàn cảnh nghèo đến tận đáy, người ta cũng cố cho có một nén nhang, miếng bánh trên bàn thờ. Thế mà thời nay, thời độc lập tự do hạnh phúc, thời của thiên đường, thời chưa có bao giờ đẹp như hôm nay, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc người ta nỡ lòng nào đem xe ủi phá nát 112 căn nhà.

Đập đổ 112 cái bàn thờ, xua hàng ngàn con người không còn nơi nương tựa, lâm vào cảnh màn trời chiếu đất trong khi Tết đã chạm ngõ.

Ngày trước có bài hát Xuân này con không về, nghe đã não nuột. Bây giờ Xuân này con không nhà nghe cay đắng hơn nhiều.

Tết này ở Lộc Hưng sẽ có nhiều người sẽ không biết đốt đèn vào đâu, cắm cây nhang vào đâu để rước ông bà, để đón xuân mới.

Sẽ không còn nồi bánh chưng đỏ lửa ven hè để đón xuân sang.

Lộc Hưng chẳng còn tiếng cười, chỉ còn giọt nước mắt.

Trẻ con không còn được khoe áo mới, được chúc Tết ông bà bởi căn nhà ấm êm bây giờ chỉ còn là đống gạch vụn.

Sự tàn nhẫn đã đi đến tận cùng. Dự án xây trường học có phải làm ngay đâu, sao phải đập nhà dân, phá hỏng cái ngày thiêng liêng nhất của dân trong thời gian này?

Căm thù dân đến thế sao?

Tàn ác với dân đến độ đó sao? Trả thù dân bằng cách dân không còn nhà ăn Tết là hành động vô đạo lý. Làm người lại là người đang nắm trong tay quyền lực mà hành động bất chấp đạo lý làm người thì còn tệ hơn con vật.

Có dư luận cho rằng vùng đất này dung dưỡng mấy người tham gia chống nhà nước.

Họ là những người lên tiếng trước bất công, kêu gọi dân chủ, chống mưu toan xâm lược Việt Nam của Trung quốc, chống Formosa ô nhiễm, đầu độc biển cả Việt Nam.

Họ bị bắt bớ, tra khảo tù đày, khi ra tù, công an cô lập họ, không thuê được nhà ở bất cứ đâu vì công an đến làm khó dễ với chủ nhà.

Họ đến với Lộc Hưng, cộng đồng giáo dân giúp họ thuê nhà, bênh vực họ và họ dễ thở hơn khi được đùm bọc của cộng đồng, điều này khiến cho chính quyền khó chịu, xem đó là cái gai cần phải nhổ.

Hơn nữa, ở Lộc Hưng lại có căn nhà tình thương của Dòng Chúa Cứu Thế xây lên để làm chỗ trú cho những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà.
Họ là những người cụt chân, cụt tay, mù mắt không còn thân thích, chẳng còn nơi nương tựa. Các cha cho về đây để có chỗ trú thân. 43 năm chiến tranh đã đi qua, xét cho cùng họ cũng chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh và bây giờ họ cũng chẳng còn bao ngày ở thế gian này nữa.

Thế nhưng, trong mắt của những cán bộ chế độ mới, họ vẫn là kẻ thù không chấp nhận được, không thể sống chung.

Những lần từ thiện, khám bệnh, tặng quà cho những người này đều bị đánh phá từ trong trứng nước. Do vậy, khi cưỡng chế Lộc Hưng, ngôi nhà tình thương này là ngôi nhà bị xe ủi dở bỏ đầu tiên, những người thương phế binh bày bị bắt về phường đầu tiên.

Tại sao chiến tranh đi qua đã gần nửa thế kỷ, chính quyền đã được củng cố từ đơn vị xã phường cho đến trung ương, quân đội trong tay, luật pháp trong tay, sức mạnh trong tay, chuyên chính vô sản có đầy đủ cả mà sao vẫn còn sợ chi mấy anh thương phế binh què cụt, sao không xem họ vẫn là đồng bào ruột thịt của mình, những con người bất hạnh bởi chiến tranh.

Cứ mãi phân biệt họ, cứ mãi xua đuổi họ khi họ đã ở tận cùng dưới đáy của xã hội. Làm như thế là quá bất nhân, chỉ là lối cư xử của loài quỷ. Là tận cùng của sự tàn nhẫn.

Trong chiến tranh, ở hai chiến tuyến đối nghịch, người ta còn đình chiến để hưởng Tết. Thế mà trong hoà bình, giữa một thành phố rực rỡ cờ hoa, người ta đành lòng đánh cắp cái Tết của người dân, khiến cho người dân đón Tết trên đống hoang tàn.

Họ có là người không khi nhìn thấy nước mắt của cụ già, tiếng gào của con trẻ, ánh mắt lạc thần của bà mẹ mấy chục năm gắn bó với luống rau.
Đêm giao thừa này, nhà nước rồi cũng sẽ bắn pháo hoa, ánh sáng của pháo hoa cũng sẽ soi sáng một mảnh đất bị phá nát thành đống đổ nát, sẽ chiếu rõ hơn những khuôn mặt bi thương và ánh mắt chưa khô nước mắt của người dân Lộc Hưng.

Tui vẫn không lý giải được tại sao chính quyền cứ sợ mãi thế lực phản động như trẻ con sợ ma. Thế lực ấy mơ hồ và như ảo ảnh và thế là những thương phế binh tàn phế này chính là thế lực phản động nguy hiểm cần phải đề phòng và tiêu diệt.
Người dân phản biện lại những vấn đề bức bách của xã hội là những kẻ phạm pháp.
Dân càng ngày càng mất lòng tin và tầng lớp lãnh đạo cũng chẳng còn tin vào những điều mình nói và những việc mình làm.