VÌ SAO CẢNH SÁT HONG KONG KHÔNG CHE DẤU TỘI ÁC?

VÌ SAO CẢNH SÁT HONG KONG KHÔNG CHE DẤU TỘI ÁC?

Xem nhiều clip của các phóng viên quay được những cảng sát Hong Kong dùng bạo lực tra tấn người biểu tình bị bắt, thậm chí cả những clip tự cảnh sát quay để khoe thành tích. Những cảnh tội ác đó các cảnh sát, công an các nước cộng sản tối kỵ và tìm mọi cách che đấu.

Vậy tại sao cảnh sát Hong Kong lại công khai và không chút sợ hãi bị truy tố sau này? vì tất cả các hành vi đó đều vi phạm luật pháp của chính nước này và luật pháp quốc tế.

Theo tôi, một là các cảnh sát có những hành vi tội ác đó đã được bảo kê của chính cấp trên. Hai là quân phục cảnh sát HK nhưng chính là đặc nhiệm của Trung cộng.

Nếu là điều thứ hai thì Trung cộng cực thâm và ác. Nếu truy tố thì cảnh sát HK sẽ chịu tội và đó cũng là cớ cho Trung cộng lu loa với TG là cảnh sát HK vi phạm pháp luật nên cho cảnh sát đại lục thay thế kiểm soát tình hình.

Còn nếu đúng là cảnh sát HK tưởng được bảo kê và không bị truy tố thì họ sẽ có bài học đắt giá về sự thí chốt, lừa dối, lật lọng của cầm quyền Trung cộng.

Từ mụ Cà ri Lâm cho đến cảnh sát HK chỉ là công cụ để Trung cộng thoả mãn tiếm quyền và cai trị mà “bàn tay vẫn sạch” với dư luận thế giới.

Sương Quỳnh

Image may contain: 6 people
Image may contain: one or more people and people standing
Image may contain: one or more people
Image may contain: one or more people
Image may contain: one or more people

Sự tàn bạo mà Elisabeth Fritzl đã phải chịu đựng…

https://www.facebook.com/mutex.vn/videos/1225229684344269/?t=8

Mutex

Đã có nhiều đứa trẻ phải chịu đựng cảnh bạo hành, lạm dụng suốt cuộc đời mình, nhưng sẽ khó có vụ án nào vượt qua được sự tàn bạo mà Elisabeth Fritzl đã phải chịu đựng…
—-
“Mẹ ơi con là quỷ thật sao? Sao mẹ lại sinh ra 1 con quỷ như con trên cõi đời này?”: http://bit.ly/2ox2UCC

Xem thêm Video định dạng Mutex

tại #Mutex #Nt #vụánnổitiếng #ElisabethFritzl

Việt Nam cho phép thành lập công đoàn độc lập

RFI: Để đáp ứng đòi hỏi của các hiệp định tự do mậu dịch, Việt Nam đã buộc phải sửa đổi luật lao động, cho phép thành lập các công đoàn độc lập ở cấp cơ sở.

Bộ luật Lao động sửa đổi đã được các đại biểu Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019 và đã được đại sứ quán Mỹ ca ngợi là một “đạo luật lịch sử”, vì đây là một bước quan trọng “đưa hệ thống pháp luật của Việt Nam đến gần hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế”.

Bộ luật Lao động sửa đổi, có hiệu lực vào năm 2021, cho phép thành lập các công đoàn độc lập, tức là không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn duy nhất hiện nay. Đây được coi là một thay đổi quan trọng nhất trong luật lao động mới. Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ILO Việt Nam, Chang Hee Lee, nhắc lại tự do hiệp hội là một quyền cơ bản được nêu trong Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong Lao động năm 1998 của ILO. Đối với ông Chang Hee Lee, Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được thông qua là « một tiến bộ quan trọng » do những sửa đổi trong luật « sẽ cải thiện đáng kể vấn đề việc làm và quan hệ lao động của Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho hội nhập quốc tế và thương mại công bằng. »

Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11, bộ Lao Động Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng việc cho phép thành lập công đoàn độc lập chính là nhằm « bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của ILO, các cam kết quốc tế khác và tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế ».

Trên thực tế, Hà Nội không thể làm khác hơn, vì đó là yêu cầu của các hiệp định tự do mậu dịch mà Việt Nam đã ký kết, như hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP và hiệp định với Liên Hiệp Châu Âu. Trong các cuộc đàm phán về các hiệp định đó, các vấn đề về lao động vẫn là những hồ sơ gay go nhất đối với Việt Nam.

Sau nhiều năm đàm phán, Liên Hiệp Châu Âu đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam vào tháng 6/2019, nhưng hiệp định này còn phải chờ sự phê chuẩn của các nghị sĩ châu Âu, vốn rất quan tâm đến vấn đề quyền lợi của người lao động và nhân quyền nói chung.

Ngoài việc cho phép lập công đoàn độc lập ở cấp cơ sở, Bộ luật Lao động sửa đổi còn cải thiện quyền thương lượng tập thể của người lao động, tăng cường bảo vệ người lao động chống phân biệt đối xử trong công việc và bảo vệ người lao động vị thành niên.

Theo tổ chức ILO, cùng với quyền tự do hiệp hội, xóa bỏ phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức là bốn nguyên tắc được đặt ra trong tám Công ước cơ bản của ILO trong khuôn khổ Tuyên bố 1998. Việt Nam đã phê chuẩn 6 trên 8 công ước này, hai công ước còn lại là Công ước số 105 về lao động cưỡng bức và Công ước số 87 về tự do hiệp hội dự kiến sẽ được phê chuẩn lần lượt vào năm 2020 và 2023.

Bộ luật Lao động sửa đổi đã được thông qua, nhưng còn phải chờ xem luật sẽ được áp dụng trên thực tế như thế nào. Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11/2019, đại sứ quán Mỹ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của « việc củng cố những cải cách trong Luật Lao động, bao gồm cải cách thông qua các văn bản pháp luật sắp được ban hành về thành lập, đăng ký và hoạt động của các tổ chức công đoàn độc lập và sự bảo vệ đầy đủ đối với quyền thương lượng tập thể và quyền đình công. »

Giám đốc ILO Việt Nam lưu ý là quyền tự do hiệp hội trong Bộ Luật Lao động sửa đổi hiện chỉ áp dụng đối với người lao động trong doanh nghiệp, nên sẽ cần phải được mở rộng phạm vi trong những năm tới đây « để song hành với những nỗ lực của chính phủ hướng tới phê chuẩn Công ước số 87 của ILO vào năm 2023 ». Tuy nhiên, theo ông, vấn đề cần chú trọng trước mắt là việc giải thích các điều khoản mới thông qua việc ban hành các nghị định hướng dẫn và thiết lập các thiết chế thực chất để áp dụng và triển khai những điều khoản mới đó.

VI.RFI.FR|BY RFI TIẾNG VIỆT
Để đáp ứng đòi hỏi của các hiệp định tự do mậu dịch, Việt Nam đã buộc phải sửa đổi luật lao động, cho phép thành lập các công đoàn độc lập ở cấp cơ sở.

TUYÊN XƯNG, SỐNG VÀ LÀM CHỨNG CHO ĐỨC TIN

TUYÊN XƯNG, SỐNG VÀ LÀM CHỨNG CHO ĐỨC TIN

+ ĐTGM Giuse Nguyễn Năng

1- Không một tôn giáo nào có một lịch sử kỳ lạ như Kitô giáo. Quả vậy, không một tôn giáo nào bị bách hại nhiều, lâu dài và đau thương như Kitô giáo; và cho dù bị bách hại nhiều, lâu dài và đau thương, Kitô giáo không hề bị tiêu diệt, trái lại vẫn không ngừng tăng trưởng cả về phẩm chất lẫn số lượng. Đó là những bí ẩn của lịch sử không thể lý giải bằng lý lẽ tự nhiên, nhưng chỉ có thể hiểu được trong ánh sáng của niềm tin.

Quả vậy, ngay từ những năm tháng đầu tiên loan báo Tin Mừng, Hội Thánh đã trải qua 300 năm bị bách hại dưới thời các hoàng đế Roma. Rồi từ đó, Phúc Âm được rao giảng ở đâu, thì ở đó không sớm thì muộn, các Kitô hữu cũng bị bắt bớ và giết chết, Hội Thánh bị bách hại và loại trừ. Lịch sử Hội Thánh là một lịch sử đầy những cuộc tử đạo, ở khắp mọi miền trên thế giới, vào hết mọi thời kỳ trong lịch sử.

Ngay trong thời đại chúng ta, trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI này, nếu tính tổng cộng tất cả các Kitô hữu, gồm Công giáo, Chính thống, Anh giáo và Tin lành, thì hằng năm có khoảng 170.000 người tử đạo, 200.000.000 người chịu bách hại vì đức tin Kitô giáo.

Trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này, 117 vị thánh đã được phúc tử đạo trong một giai đoạn bách hại kéo dài đúng 117 năm, tính từ hai vị tử đạo tiên khởi vào năm 1745 đến vị cuối cùng vào năm 1862, qua các triều đại vua Lê chúa Trịnh, Tây Sơn và các triều nhà Nguyễn. Đó là chưa kể chân phước Anrê Phú Yên tử đạo vào năm 1644, và hằng trăm ngàn tín hữu chết vì đức tin nhưng chưa được phong thánh.

Bức tranh trên đây là một thực tế, và đó cũng là một điều bí ẩn của lịch sử Hội Thánh. Các Kitô hữu bị ghét, vì trước hết, chính Chúa Giêsu đã bị ghét và đã chịu tử hình trên thánh giá. Chúa Giêsu chính là vị tử đạo đầu tiên vì Tin Mừng mà Ngài rao giảng. Ngài là con đường dẫn đến sự sống đích thực, nhưng thế gian lại yêu sự tối tăm hơn ánh sáng.

Chúa nói: “Vì anh em không thuộc về thế gian, và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em… Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em… Họ chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy” (Ga 15, 19-21). Đơn giản chỉ là thế. Sâu xa là như vậy.

Tuy nhiên, Chúa đã hứa ở cùng Hội Thánh mọi ngày cho đến tận thế, và Chúa đã tuyên bố không quyền năng nào có thể tiêu diệt Hội Thánh. “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33).

2- Ngày lễ các thánh tử đạo tại Việt Nam hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại đời sống đức tin của các thánh tử đạo Việt Nam để xem các ngài đã tuyên xưng, đã sống và làm chứng cho đức tin thế nào.

Tại sao các Kitô hữu bị ghét bỏ, bị bắt bớ và giết chết? Các thánh tử đạo đã làm gì?

Các thánh tử đạo bị giết chỉ vì tuyên xưng lòng tin vào Chúa Giêsu. Lòng tin ấy biểu lộ qua việc tôn thờ thánh giá Chúa. Thánh Anrê Kim Thông nói với quan tỉnh: “Thánh giá tôi kính thờ, tôi giẫm lên sao được!” Thánh Têôphan Ven nói: “Tôi đã suốt đời thuyết giảng về đạo thập giá, nay tôi lại đạp lên thập giá thế nào được? Tôi thiết nghĩ sự sống đời này đâu quí hoá đến độ tôi phải bỏ đạo mà mua!”

Chắc chắn không phải vì các ngài đã theo đạo Tây mà phản bội tổ quốc và dân tộc. Các ngài tôn trọng vua quan và hết lòng vì quê hương. Thánh linh mục Tự đối đáp với quan tòa: “Tôi kính Thiên Chúa như Thượng Phụ, kính vua như trung phụ, và kính song thân như hạ phụ. Không thể nghe cha ruột để hại vua, tôi cũng không thể vì vua mà phạm đến Thượng Phụ là Thiên Chúa được”.

Nhiều vị thánh đã ở trong hàng ngũ quân đội bảo vệ đất nước. Thánh Trần Văn Trung là một binh sĩ, đã bị giết vì khẳng khái tuyên bố: “Tôi là Kitô hữu, tôi sẵn sàng đi đánh kẻ thù của đất nước, nhưng bỏ đạo thì không bao giờ”. Thánh linh mục Khuông từng tuyên bố: “Đạo Giatô không những cấm tín hữu chống lại triều đình, mà còn khuyến khích để họ cầu nguyện và góp phần giúp quê hương an ninh thịnh vượng”.

Yêu nước không có nghĩa là phải thù ghét loại trừ các Kitô hữu và chống lại Kitô giáo.

3- Lời tuyên xưng của các thánh tử đạo không chỉ là lời tuyên bố trong một khoảnh khắc nhất thời trước khi chết, nhưng đó là hoa trái kết tinh từ một đời sống thấm nhuần Lời Chúa. Các ngài đã sống đức tin, đã thể hiện Tin Mừng yêu thương trong chính đời sống của mình.

Trước hết, đời sống đức tin của các thánh tử đạo được biểu lộ ngay trong bổn phận hằng ngày của đời sống gia đình.

Dù thời đó, chế độ đa thê vẫn đang thịnh hành trong xã hội Việt Nam, nhưng các thánh tử đạo đã trung thành với giáo huấn một vợ một chồng của Phúc Âm. Dĩ nhiên có những vị lúc đầu đã không trung thành với lời cam kết hôn nhân, như các thánh Gẫm, binh sĩ Huy, Cai Thìn, quan Hồ Đình Hy… đã có thời gian sa ngã, thế nhưng sau đó tất cả đều biết trở về để vun đắp lại mái ấm gia đình của mình.

Các thánh chu toàn bổn phận nuôi dạy con cái theo tinh thần đức tin. Thánh Thọ căn dặn các con vào thăm trong tù: “Các con thân mến, cha không còn làm gì giúp các con ở thế gian này được nữa, cha chỉ còn lo chuẩn bị tâm hồn đón nhận những thử thách cuối cùng. Ý Chúa đã muốn cha xa lìa các con mãi mãi, nhưng các con còn có mẹ, hãy cố gắng vâng lời mẹ. Các con lớn hãy nhớ quan tâm săn sóc em mình. Các con nhỏ phải biết kính trọng vâng lời anh chị. Hãy thương yêu nhau, siêng năng làm việc đỡ đần mẹ. Hãy nhớ đọc kinh tối sáng và lần chuỗi Mân Côi hằng ngày. Chúa trao cho mỗi người một thánh giá riêng, hãy vui vẻ vác theo chân Chúa và kiên trung giữ đạo”.

Về phần thánh Anê Lê Thị Thành, vị thánh nữ duy nhất trong số các vị tử đạo, người con gái thứ hai của ngài là cô Anna Năm xác nhận: “Bố mẹ chúng tôi chỉ gả các con gái cho những người thanh niên đạo hạnh. Sau khi tôi kết hôn, mẹ tôi thường đến thăm chúng tôi và khuyên bảo những lời tốt lành. Có lần mẹ dạy tôi: “Tuân theo Ý Chúa, con lập gia đình là gánh rất nặng. Con phải ăn ở khôn ngoan, đừng cãi lời cha mẹ chồng. Hãy vui lòng nhận thánh giá Chúa gửi cho”. Người cũng thường khuyên vợ chồng tôi: “Hai con hãy sống hoà hợp, vui vẻ, đừng để ai nghe chúng con cãi nhau bao giờ”.”

Kế đến, sống đức tin là sống Tin Mừng yêu thương.

Thánh y sĩ Phan Đắc Hòa rộng tay giúp người nghèo khổ, riêng bệnh nhân túng thiếu, không những ông chữa bệnh miễn phí, lại còn giúp tiền giúp lúa. Thánh Martinô Thọ nói: “Công bằng chưa đủ, phải có bác ái nữa, mà muốn thực thi bác ái phải có điều kiện”, nên ngài trồng thêm vườn dâu kiếm tiền giúp người thiếu thốn. Người cùng tử đạo với ngài là Gioan Cỏn từng mạnh dạn đấu tranh cho người nghèo chống lại chính sách đòi sưu cao thuế nặng. Thánh Năm Thuông là ân nhân của viện cô nhi trong vùng. Còn thánh Trùm Đích thường xuyên thăm viếng trại cùi và sẵn sàng nuôi người mắc bệnh dịch tại nhà mình.

Điều quan trọng trong đời sống đức tin của các thánh tử đạo là lòng tha thứ.

Nếu lòng anh dũng giúp các vị tử đạo bình thản đón nhận cái chết không run sợ, không quỵ lụy khóc than, thì chính lòng bao dung thứ tha mới là đặc tính phân biệt vị tử đạo với những vị anh hùng vì lý do khác.

Các tín hữu chỉ thực sự chết vì đạo nếu biểu lộ được tình yêu, lòng nhân ái, sự bao dung của Tin Mừng. Các vị chắc chắn không đồng ý với bản án bất công của triều đình, nhưng như Đức Giêsu trên thánh giá vẫn cầu nguyện cho quân lính giết hại mình, các chứng nhân tử đạo vẫn tiếp tục yêu thương vua quan và những người hành xử mình.

Khi viên quan nói: “Tôi phải theo lệnh vua, đừng giận tôi nhé”, linh mục Théophane Ven đáp: “Tôi chẳng ghét gì ai cả, tôi sẽ cầu nguyện nhiều cho quan”. Thánh Hoàng Lương Cảnh làm cho quan quân phá lên cười khi ngài đọc: “Cầu Chúa Giêsu, xin cho các quan trị nước cho yên càng ngày càng thịnh”.

4- Lời tuyên xưng và đời sống đức tin của các thánh tử đạo đã làm trổ sinh hoa trái phong phú trên quê hương Việt Nam thân yêu này.

Chính đời sống của các thánh tử đạo đã cảm hóa và chiếm được tình cảm của bà con hàng xóm. Dù triều đình nhà Nguyễn ra chiếu chỉ bách hại, bà con hàng xóm vẫn tỏ dấu hiệu thân ái với người công giáo.

Thánh linh mục Vũ Bá Loan là niên trưởng 84 tuổi, được mọi người kính trọng gọi bằng “cụ”, ngài không bị đánh đòn; và trong ngày xử, mười lý hình chạy trốn, đến người thứ mười một, đã lịch sự xin phép: “Việc vua truyền cháu phải làm, xin cụ xá lỗi cho. Cháu sẽ cố giúp cụ chết êm ái. Khi về trời cụ nhớ đến cháu nhé”.

Trong vụ án thánh linh mục Gioan Đạt, viên cai ngục nói: “Tôi thấy cụ khôn ngoan, đạo đức, thì muốn kết nghĩa huynh đệ lắm, ngặt vì cụ sắp bị án tử rồi. Tôi xin hứa biếu cụ một cổ quan tài để biểu lộ lòng tôi quí cụ.”

Hơn nữa, ngay trong lúc bị giam tù, các ngài đã đưa hằng trăm người đến với Chúa. Và từ đó đến nay, hạt giống Tin Mừng không ngừng lớn lên trong đất nước này. Tin Mừng như men đang thấm vào mọi sinh hoạt xã hội để đưa thế gian đi theo con đường của chân lý Phúc Âm.

Là con cháu các thánh tử đạo, chúng ta hãy phát huy gia sản đức tin mà cha ông đã để lại cho chúng ta. Đức tin ấy đã lớn lên trong máu và nước mắt, trong hy sinh và gian khổ. Bao nhiêu thế hệ đã nằm xuống để chúng ta được trung kiên với đức tin tông truyền.

Ngày nay, tuy không còn phải chịu những đau thương dữ dằn như trong quá khứ, nhưng chúng ta đang phải đối diện với một cuộc tấn công khác có thể còn nguy hiểm gấp bội, đó là sức mạnh của tiền bạc, địa vị, khoái lạc, tự do buông thả. Những sức mạnh này đã làm cho bao nhiêu tín hữu gục ngã, đã lôi kéo bao nhiêu Kitô hữu rời xa Hội Thánh, đã làm cho biết bao người quên Thiên Chúa.

Chúng ta hãy bắt chước các thánh tử đạo tuyên xưng đức tin một cách xác tín, ý thức. Chúng ta có thể nói như thánh Phaolô không: “Tôi biết tôi đã tin vào ai?” (2 Tm 1,12). Hãy để cho lòng tin vào Chúa thấm nhuần và biến đổi cuộc sống chúng ta, để tất cả mọi hành vi, ứng xử, chọn lựa, thái độ, của chúng ta luôn tỏa chiếu sức mạnh của Tin Mừng và tạo nên một sức hấp dẫn đối với những người chung quanh để đưa họ đến với Chúa Giêsu Cứu Thế.

 TÌNH CA TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Bài tình ca tử đạo

Thắm màu máu đỏ tươi

Trầm hùng và tuyệt diệu

Âm vang cả đất trời.

Những con người yếu đuối

Có sức mạnh niềm tin

Dẫu hiểm nguy không ngại

Vẫn hiên ngang ngước nhìn.

Da vàng và máu đỏ

Sắc màu thiêng Việt Nam

Kiên cường ôm thập giá

Dám chết vì đức tin.

Ác nhân luôn hèn hạ

Dùng đủ mọi cực hình

Nhưng tín nhân không sợ

Vẫn yêu Chúa hết tình.

Bài tình ca tử đạo

Những nốt yêu hòa âm

Êm đềm ngọt giai điệu

Dệt tình khúc Việt Nam. 

Viễn Dzu Tử

Kinh nguyện 

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 

Đội ơn Thiên Chúa muôn trùng

Ban cho các Đấng Anh Hùng Việt Nam

Một lòng chối bỏ trân cam

Mặc ai dụ dỗ chẳng ham phúc trần.

Máu đào dâng hiến trọn thân

Quyết tâm theo Chúa- chứng nhân Nước Trời

Ngày nay cho đến muôn đời

Thanh nhàn vĩnh phúc, gương soi chiên đoàn.

Chúng con còn ở trần gian

Nguyện xin các Thánh thông ban hộ phù

Ơn thiêng: sức mạnh, thân tu 

Nếu không tử đạo, cần cù siêng năng.

Vượt qua tục luỵ, lưới giăng

Noi gương các Thánh, Chúa hằng xót thương

Chờ ngày Chúa gọi lên đường

Về cùng các Thánh đồng hương Nước Trời. Amen.

(Thế Kiên Dominic)

Vùng đất kỳ lạ: 900 năm qua không ai mắc bệnh ung thư

Vùng đất kỳ lạ: 900 năm qua không ai mắc bệnh ung thư

Có lẽ, mọi người trên thế giới sẽ không ai biết đến khổ đau hay vất vả nếu chúng ta biết đủ, biết sống hài hòa với thiên nhiên. Giống như vùng đất kỳ lạ dưới đây, nơi tuổi thọ trung bình là 120, phụ nữ 60 tuổi vẫn có thể sinh con và 900 năm qua không ai mắc bệnh ung thư

Nghe có vẻ mơ hồ và khó tin. Nhưng, có một vùng đất tại phía Nam châu Á mà cư dân tại đây đã lấy sự an nhiên làm lẽ sống từ bao lâu nay, để rồi mỗi khi được nhắc đến thì đó luôn là nơi được kể đến với những cụm từ đầy ngưỡng mộ như: vùng đất bất tử, vùng đất hạnh phúc, thung lũng của những nụ cười… Đa số cư dân ở đây đều sống trung bình lên đến 120 tuổi, thậm chí là phụ nữ từ 60 – 90 tuổi còn đủ sức khỏe để có thể sinh con, gần 10 thế kỷ qua không có một người nào mắc căn bệnh ung thư.

Bộ tộc hạnh phúc sống chan hòa với thiên nhiên

Bộ tộc Burusho hay còn được gọi là Hunza (lấy tên từ chính nơi họ sống) là một bộ tộc định cư lâu đời và tách biệt với bên ngoài tại một trong những thung lũng xinh đẹp quyến rũ nhất trên thế giới – Hunza. Thung lũng này nằm ở vùng Gilgit-Baltistan, phía bắc Pakistan. Dân cư của bộ tộc này hiện nay có khoảng 30.000 người, sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau nhưng tất cả những nghề này đều gắn liền với thiên nhiên như trồng trọt, chăn nuôi, hái thuốc… mà không có bóng dáng của bất kỳ một ngành công nghiệp hiện đại nào.

Nói về lịch sử hình thành, bộ tộc Burusho được xem là hậu duệ của Alexander Đại Đế bởi theo truyền thuyết được lưu lại qua nhiều thế hệ, thì người Burusho luôn tin rằng họ đến từ Baltir – một ngôi làng được lập nên bởi những người lính bị thương trong đội quân của Alexander Đại Đế phải ở lại thung lũng trị thương vì không thể nào theo kịp quân đoàn. Từ đó, những binh lính bị bỏ lại này bắt đầu sinh sống và hình thành nên bộ tộc Burusho với cuộc sống giản đơn, không tiện nghi và tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

Người Burusho không hề cảm thấy mình thiệt thòi hay cực khổ khi cuộc sống của họ hoàn toàn không có sự hiện diện của trang thiết bị hiện đại phục vụ trong công việc. Trái lại họ luôn biết cách hài lòng với cuộc sống và không biết đến than thở. Vì lẽ đó cụm từ “stress”, “căng thẳng” hay “lo âu” dường như không tồn tại nơi đây. Họ sống hiền lành chan hòa với thiên nhiên, giữ cho mình nụ cười thân thiện vào mọi lúc, mọi ngày.

Nơi tồn tại những điều khó tin nhất: Tuổi thọ trung bình 120 tuổi, phụ nữ sau 60 vẫn có thể sinh con, 900 năm qua không có người bị ung thư

Từ sáng đến tối, người Burusho làm việc rất chăm chỉ, việc ai nấy làm, tối xuống thay vì chọn nghỉ ngơi cùng với gia đình họ lại chọn cách quây quần ca hát ăn uống và nhảy múa cộng đồng, họ cũng rất tôn trọng không gian sống chung cùng nhau, việc di chuyển họ chọn đi bộ thay vì đi xe sẽ gây tiếng ồn và ô nhiễm không khí. Trung bình mỗi ngày, một người Burusho có thể đi bộ từ 15-20km. Ngoài ra, người Burusho rất chăm chỉ ngồi thiền, mỗi người ở bộ tộc này là chuyên gia thực thụ về Yoga.

Và cũng chính vì lối sống hiền hòa an nhiên như thế, họ đã làm được khá nhiều điều đáng khâm phục. Chẳng hạn như suốt 100 năm qua không hề có tội phạm tuổi vị thành niên, và tỷ lệ tội phạm vô cùng thấp, nếu có cũng không phải là một tội ác quá nghiêm trọng. Tại đây, cụm từ “ly hôn” dường như cũng không tồn tại vì họ có xu hướng sống chung thủy trọn đời với người bạn đời. Đáng nói, nếu như tuổi thọ trung bình của người Pakistan là 60-70 tuổi thì người Burusho có tuổi thọ trung bình lên tới 120, và phụ nữ vẫn có thể có con sau tuổi 60, bệnh ung thư cũng chẳng dám “bén mảng” đến nơi này trong suốt hơn 900 năm qua.

Bí quyết sống lâu và khỏe mạnh là sự hòa hợp với thiên nhiên, trân quý những sản vật thiên nhiên ban tặng

Bí quyết khỏe mạnh, hạnh phúc của người Burusho còn ở những sản vật được thiên nhiên ưu ái ban tặng, đã tạo nên cho họ một nguồn thực phẩm sạch hoàn toàn, như trái cây (đặc biệt là quả mơ ở đây rất nổi tiếng), rau củ, các loại hạt… Nguồn nước chính của người Burusho cũng lấy trực tiếp từ các ngọn núi tuyết. Ngoài ra bộ tộc này cũng chọn chế độ ăn thực vật hơn là tiêu thụ các loại thịt động vật.

Quả thật, bằng lối sống không xô bồ, lại thanh thản, bình an, gắn bó chan hòa với thiên nhiên như thế thì không có gì quá khó hiểu khi mọi người trên thế giới đều công nhận đây là bộ tộc khỏe mạnh và hạnh phúc nhất trên thế giới

Với người Burusho, 100 tuổi chưa phải là nhiều, thậm chí họ còn rất khoẻ mạnh và minh mẫn khi về già. Thay vì sống để ăn, họ ăn để sống với 2 bữa/ngày. Bữa sáng phong phú và bữa tối nhẹ nhàng lúc hoàng hôn. Họ chỉ ăn các thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau, ngũ cốc, sữa và phô mai, không sử dụng hoá chất hay chất phụ gia trong chế biến. 

Quả mơ chính là chìa khoá cho sức khoẻ của người Burusho, cũng là lý do tại sao mảnh đất này chưa bao giờ biết đến bệnh ung thư. Trong quả mơ của thung lũng Hunza có chứa lượng lớn Amygdalin, một chất ngăn ngừa ung thư tốt nhất. Người Burusho có thói quen uống nước ép quả mơ khô trong 2-4 tháng. Đây là một truyền thống lâu đời được truyền lại cho tới tận ngày nay.

Các nhà khoa học cho rằng chính điều này đã góp phần vào cuộc sống không bệnh tật và sức khoẻ dẻo dai của họ. Người dân tại đây chỉ uống và tắm nước từ sông băng tinh khiết, lấy trực tiếp từ các ngọn núi. Họ còn sử dụng trà thảo dược nấu từ nước sông băng Tumuru, được cho là bí quyết cho làn da khoẻ mạnh.

Phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, tuyệt đẹp

Vào mùa xuân, thung lũng Hunzas được bao phủ trong sắc hồng của hoa mơ, còn mùa đông là thời điểm tuyệt vời cho những người thích leo núi hay trượt tuyết.

Chúc Di (t/h)

LỜI HỨA CỨU ĐỘ

LỜI HỨA CỨU ĐỘ

 ĐGM Giuse Vũ Văn Thiên

Nếu những tổng thống trần thế đưa ra những lời hứa hẹn chỉ để lấy lòng cử tri rồi nhanh chóng để những lời hứa hẹn ấy rơi vào quên lãng, thì Chúa Giêsu vị Vua trên thập giá lại chứng minh quyền năng là vua của mình bằng một lời hứa cứu rỗi.

Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của các ứng viên tổng thống Hoa Kỳ đã đến hồi kết thúc: ngày 8-11-2016, cử tri Mỹ đã chọn ra vị tân tổng thống cho đất nước của mình.  Theo kết quả bỏ phiếu, ông Donald Trump, thành viên đảng Cộng hòa, đã đắc cử và trở thành vị tổng thống thứ 45 của đất nước Cờ Hoa.

Trong cuộc tranh cử tổng thống, cả hai ứng viên, bà Hillary Clinton, đại diện cho Đảng Dân Chủ và ông Donald Trump, đại diện cho đảng Cộng Hòa đều hứa hẹn rất nhiều.  Họ tranh dành cử tri bằng việc đưa ra những chiến lược đổi mới trong nhiều lãnh vực: giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, điều chỉnh chính sách thuế, ổn định vấn đề người di dân, cải cách an sinh xã hội…  Giờ đây, công dân Mỹ đang chờ đợi xem vị tân tổng thống có thực hiện những điều ông đã hứa khi tranh cử hay không.  Thông thường, ngôn từ của các chính trị gia được gọi là “Lời nói gỗ – Langue de bois”, có nghĩa là không thực và chỉ là những “xảo ngôn”, hứa cho qua.

Hôm nay, Chúa nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo Hội suy tôn Chúa Giêsu với tước hiệu “Vua vũ trụ.” Người là Vua không giống như một vị tổng thống do cử tri bỏ phiếu bầu ra, nhưng, chính Thiên Chúa Cha đã ban cho Người “mọi quyền năng trên trời dưới đất” (Mt 28, 18).  Thiên Chúa Cha cũng sẽ quy phục mọi thù địch dưới chân Người (1Cr 15,25).  Đức Giêsu làm vua, vì Người là Con Thiên Chúa, Đấng tác tạo vũ trụ.  Người cũng là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là dung mạo đầy từ bi thương xót của Chúa Cha.  Người đã vâng lời Đức Chúa Cha đến mức chấp nhận cái chết trên thập giá, để cứu độ con người (x. Phl 2,6-12).  Chúa Giêsu là vị Vua đã chiến thắng sự chết và đã phục sinh vinh quang.  Người là Vua của vương quốc công chính, an bình và yêu thương.  Vương quốc của Người không biên giới.  Mọi người bất kỳ thuộc về nền văn hóa, chủng tộc hay ngôn ngữ nào, nếu họ thực hành đức yêu thương thì trở thành công dân của Vương quốc này.

Bài đọc I giới thiệu cho chúng ta vua Đavít, là một gương mặt điển hình trong hàng ngũ các vua của lịch sử Do Thái.  Đavít cũng là hình ảnh của vị Vua Giêsu trong tương lai.  Nếu Đavít đã đi vào lịch sử Do Thái bằng những chiến công hiển hách tiêu diệt quân thù, và một đời sống đạo đức cầu nguyện gương mẫu, thì vị Vua Giêsu lại hy sinh mạng sống để cứu chuộc con người, phục hồi phẩm giá của họ và mặc cho họ sự thánh thiện cao sang.  Người cũng không phải là một vị vua của quá khứ, cũng không phải là vị vua tương lai, mà là vị vua của hiện tại đang cai trị hoàn vũ này, và cai trị các tâm hồn bằng tình yêu thương.  Người mời gọi chúng ta hãy đón nhận vương quyền của Người để tâm hồn được thanh thản, và để gánh nặng cuộc đời trở nên nhẹ nhàng: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.  Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.  Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.  Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30).  “Mang lấy ách” là một kiểu nói diễn tả sự đón nhận, tâm tình yêu mến và thiện chí noi gương bắt chước một bậc thầy.

Nếu những tổng thống trần thế đưa ra những lời hứa hẹn chỉ để lấy lòng cử tri rồi nhanh chóng để những lời hứa hẹn ấy rơi vào quên lãng, thì Chúa Giêsu vị Vua trên thập giá lại chứng minh quyền năng là vua của mình bằng một lời hứa cứu rỗi.  Thánh Luca giới thiệu với chúng ta một vị vua không giống quan niệm trần gian.  Đó là một vị vua không có hoàng bào, không ngai vàng, không đội quân danh dự.  Ngai vàng của Người là cây thập giá.  Bên cạnh Người là hai kẻ trộm với hai thái độ khác nhau: một người hằn học lên án, một người khiêm tốn bênh vực.  Đối với người trộm bênh vực Chúa, Người hứa cho họ được vào Nước Trời: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng.”  Còn lời nào ngọt ngào và hy vọng hơn lời này?  Bởi lẽ hành phúc thiên đàng là đích điểm cuộc đời của mỗi chúng ta.  Qua lời tuyên bố này, Chúa Giêsu chứng tỏ quyền năng Thiên Chúa của Người.  Quyền ấy như quyền của một vị vua, có thể cho phép một công dân gia nhập vương quốc của mình.

Nhờ bí tích Thanh tẩy, chúng ta trở nên công dân của vương quốc của vị Vua Giêsu.  Khi suy tôn Người là Vua, chúng ta hãy cố gắng sống đúng với kỷ luật của vương quốc ấy.  Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: đừng quên rằng Đức Giêsu đã giải thoát chúng ta, đồng thời đưa chúng ta từ tối tăm vào ánh sáng kỳ diệu của vương quốc của Người, nhờ đó mà chúng ta được ơn tha thứ mọi tội lỗi (Bài đọc II).

Không chỉ hứa với người trộm biết sám hối ăn năn, Chúa cũng nhiều lần hứa ban những điều tốt lành cho những ai tin tưởng cậy trông vào Người.  Người hứa hiện diện giữa chúng ta khi chúng ta tập hợp với nhau cầu nguyện nhân danh Người.  Như người cha, người thày cảm thương những người con, Chúa khẳng định với chúng ta: “Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9).  Tin vào lời hứa của Chúa, chúng ta hãy thực hiện những gì Người dạy, vì “Chúa là Đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy, chẳng có lẽ nào sai được” (Kinh Trông cậy).

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ngự trị cõi lòng mỗi chúng con, để gánh nặng cuộc đời của chúng con trở nên nhẹ nhàng êm ái.  Xin hãy hướng dẫn soi sáng cuộc đời chúng con để lời nói, việc làm và tư tưởng của chúng con luôn ngay thẳng và thánh thiện, đẹp lòng Chúa và thân ái với anh chị em chúng con. Amen.

ĐGM Giuse Vũ Văn Thiên

From: Langthangchieutim

CÂU CHUYỆN VỀ CẬU BÉ LƯƠNG THIỆN MỒ CÔI ĐI TÌM MẸ.

CÂU CHUYỆN VỀ CẬU BÉ LƯƠNG THIỆN MỒ CÔI ĐI TÌM MẸ.

Tháng 2/1994,khi tuyết trắng phủ dày đặc cả miền Bắc nước Đức,trại trẻ mồ côi Yite Luo nằm bên sông Rhine,tĩnh lặng trong gió tuyết.Sáng hôm ấy,nữ tu sĩ Terri ra ngoài làm việc và nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Bà phát hiện một bé trai tóc vàng được đặt trong một bụi cây cạnh cổng trại. Nữ tu sĩ đã đưa cậu bé về trại trẻ nuôi dưỡng, đặt tên là Derby.

Bảy năm ở cô nhi viện, Derby lớn lên khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Cậu bé có tấm lòng lương thiện, nhưng tính cách lại có chút u buồn.

Một lần, khi các nữ tu sĩ dắt lũ trẻ ra ngoài dạo chơi, có một người mẹ ở trong thị trấn chỉ vào những đứa trẻ và nói với con của bà rằng: “Những đứa trẻ này đều là bị cha mẹ bỏ rơi, nếu con mà không nghe lời, mẹ cũng sẽ đem bỏ con vào cô nhi viện đấy!”

Derby cảm thấy vô cùng đau lòng khi nghe thấy những lời này. Cậu bé liền hỏi nữ tu sĩ:

– Mẹ ơi! Tại sao cha mẹ con lại không cần con? Có phải là họ rất ghét con không?

Nữ tu sĩ hiểu cậu bé đã tổn thương như thế nào. Bà an ủi cậu:

– Mặc dù ta chưa từng gặp mặt mẹ của con, nhưng ta tin rằng nhất định bà ấy rất yêu thương con. Trên đời này không có người mẹ nào là không yêu thương con của mình cả. Năm đó mẹ của con để con lại, chắc chắn là vì một lý do bất đắc dĩ nào đó thôi.

Dervy nghe xong lặng im không nói lời nào, nhưng cậu bé thay đổi rất nhiều kể từ ngày ấy. Cậu thường xuyên đứng bên cửa sổ của cô nhi viện nhìn ra dòng sông Rhine, trong lòng khao khát một ngày nào đó có thể gặp lại mẹ.

Vào “ngày của mẹ” năm 2003, trên tuyền hình chiếu những hình ảnh cảm động về tình mẹ con. Derby thấy một cậu bé 6 tuổi, mồ hôi chảy đầm đìa đang giúp mẹ cắt cỏ. Mẹ của cậu bé nhìn con rơi nước mắt. Derby cũng muốn làm việc giúp mẹ, cậu bé chạy đến chỗ tu sĩ:

– Con cũng muốn được làm việc giúp mẹ! Mẹ ơi! Mẹ có biết cha mẹ ruột của con đang ở đâu không ạ?

Nữ tu sĩ không nói được lời nào. Suốt mấy năm qua bà không hề nhận được tin tức gì của cha mẹ cậu bé. Derby đau khổ và khóc trong đau đớn. Cậu thực sự chỉ muốn được giúp mẹ của mình.

Mấy tháng sau, khi Derby được 9 tuổi, cậu bé rời khỏi cô nhi viện để đến học tập ở một ngôi trường gần đó. Một lần, thầy giáo kể cho học sinh nghe một câu chuyện: “Thời xưa, có một vị hoàng đế rất yêu thích chơi cờ vây, vì vậy ông liền quyết định ban thưởng cho người phát minh ra trò chơi này. Kết quả, người phát minh này lại mong muốn ban thưởng cho anh ta mấy hạt gạo. Tại ô thứ nhất trên bàn cờ đặt một hạt gạo, ô thứ hai đặt hai hạt gạo, tại ô thứ 3 số hạt gạo gấp lên 4 lần…Theo đó suy ra, đến khi bỏ đầy bàn cờ thì số hạt gạo đã là 18 triệu tỷ hạt”.

Đôi mắt của Derby lập tức sáng lên. Cậu nghĩ nếu như cậu giúp một người, sau đó yêu cầu người đó giúp 10 người khác, 10 người khác sẽ giúp 10 người khác nữa… Cứ như vậy, biết đâu một ngày nào đó người được trợ giúp sẽ là mẹ cậu. Ý nghĩ này đã khiến Derby vui mừng khôn tả. Từ đó về sau, cậu bé rất chăm chỉ giúp đỡ mọi người xung quanh. Khi ai đó cảm ơn, cậu bé đều nói: “Xin cô (chú…) hãy giúp đỡ 10 người khác ạ! Đó là cách cảm ơn lớn nhất đối với cháu!”

Mọi người tuy không biết câu chuyện của Derby nhưng sau khi nghe xong đều vô cùng cảm kích trước tấm lòng lương thiện của cậu. Tất cả họ đều thực hiện, mỗi khi họ giúp ai đó, họ lại đề nghị người kia giúp đỡ 10 người khác. Cứ như vậy, mọi người đều âm thầm thực hiện lời hứa của mình.

Derby không thể ngờ mình lại có thể giúp đỡ ông Rick – người dẫn chương trình nổi tiếng của Đức.

Vào năm 2003, Rick mắc bệnh trầm cảm và không thể tiếp tục được công việc, ông đã xin đài truyền hình cho ông được nghỉ dưỡng một năm. Rick đã tới thành phố mà Derby đang sinh sống để tham quan và bị vẻ đẹp của dòng sông Rhine thu hút. Một lần, khi trời chạng vạng tối, ông đang đi dạo trên bờ sông và bệnh tim đột nhiên tái phát. Ông ngất xỉu trên mặt đất. Derby lúc ấy đang câu cá trên bờ sông phát hiện ra điều này và đã gọi điện cho xe cấp cứu đến đưa ông đến bệnh viện.

Nhờ được cấp cứu kịp thời, Rick đã qua khỏi, ông nắm lấy đôi tay của Derby và nói:

– Cháu bé, ông phải làm sao để cảm ơn cháu đây? Nếu như cháu cần tiền, ông có thể cho cháu rất nhiều tiền!”.

Derby nghe xong liền lắc đầu nói:

– Nếu như ông có thể giúp đỡ 10 người khác khi họ cần sự giúp đỡ, như vậy chính là ông đã cảm ơn cháu rồi ạ!

Rick liền bị cậu bé kỳ lạ này thu hút. Nhìn vào đôi mắt đang rực sáng của cậu bé, trong lòng ông cảm thấy ấm áp, ông nghiêm túc gật đầu và hứa với cậu bé sẽ làm đủ 10 điều tốt.

Từ đó về sau, Rick bắt đầu chăm chỉ giúp đỡ những người khác. Mỗi lần giúp đỡ được một người, nhận được lời cảm ơn của họ, trong lòng ông lại cảm thấy vô cùng hạnh phúc, cảm thấy bản thân mình có giá trị hơn rất nhiều. Rick nhanh chóng trở lại đài truyền hình làm việc. Tất cả mọi người đều ngạc nhiên vì sự thay đổi chóng mặt của ông. Ông trở nên vui tươi, lạc quan và hòa đồng với mọi người hơn rất nhiều.

Ngày 01/12/2003 lần đầu tiên lên sóng sau kỳ nghỉ dài. Ông xúc động kể về sức mạnh của “10 việc tốt” mà ông đã học được từ một cậu bé 9 tuổi. Cuối cùng, ông nói:

– Có lẽ, không ai tin đây là câu chuyện thật, nhưng nó đã tiếp thêm rất nhiều động lực sống cho tôi. Xin các bạn cũng hãy giúp đỡ 10 người khác khi họ cần. Tôi tin rằng bạn cũng sẽ cảm nhận được loại cảm giác kỳ diệu này!

Chương trình của Rick được phát sóng trên khắp nước Đức. Mọi người đều rất xúc động về câu chuyện này. Nhiều người đã sẵn lòng làm “10 việc tốt” và yêu cầu được nghe Derby nói chuyện trên truyền hình bởi vì họ muốn gặp cậu bé lương thiện này.

Tháng 1/2004, Derby được mời đến đài truyền hình chia sẻ về câu chuyện của mình. Tại quay trường, có người đã hỏi cậu:

– Tại sao cháu lại có suy nghĩ như vậy?

Derby do dự, cậu đứng lặng một lúc, rồi bắt đầu kể câu chuyện của mình. Rất nhiều người đã bật khóc trước tình yêu vô bờ bến cậu bé dành cho mẹ. Rick ôm chặt lấy thân thể gầy yếu của Derby và nói:

– Mẹ của cháu nhất định yêu cháu vô cùng. Cháu nhất định sẽ tìm được mẹ!

Sau lần phỏng vấn ấy, gần như toàn bộ nước Đức đều biết về phong trào “10 việc tốt”. Mọi người bắt đầu quan tâm hơn đến những người xa lạ họ tình cờ gặp và sẵn sàng giúp đỡ khi cần. Derby đã trở nên nổi tiếng và đài truyền hình cũng giúp cậu tìm mẹ, nhưng mẹ của Derby mãi vẫn không thấy xuất hiện…

Tháng 2/2004, một sự việc bất hạnh và đau lòng đã xảy ra…

Sau khi Derby nổi tiếng, các tay xã hội đen trong thị trấn đã nghĩ rằng cậu bé có nhiều tiền.

Đêm ngày 16/02/2004, trên đường trở về trường học, Derby đã bị một nhóm lưu manh vây quanh. Bọn chúng không tìm thấy tiền nên đã đâm trọng thương cậu bé. Derby bị đâm thủng bụng và gan và nằm thoi thóp trên vũng máu. Hai tiếng đồng hồ sau, cảnh sát tuần tra mới phát hiện ra cậu bé và đưa vào bệnh viện cấp cứu. Trong lúc hôn mê, cậu bé vẫn một mực gọi “Mẹ! Mẹ! Mẹ!…” mãi không thôi.

Đài truyền hình tiếp sóng trực tiếp tình trạng của Derby. Mấy chục sinh viên đến quảng trường Alexanderplatz, nắm tay nhau thành một vòng tròn và gọi: “Mẹ! Mẹ!…” Những tiếng gọi này làm cảm động những người qua đường, họ liền gia nhập vào nhóm đứng xếp thành hình trái tim. Số người tham gia càng lúc càng đông lên, trái tim càng lúc càng lớn hơn…

Hàng trăm người mẹ đã gọi điện đến đài truyền hình xin được giả làm mẹ của Derby. Nhưng người mẹ thực sự của cậu thì vẫn không xuất hiện. Đài truyền hình đã thảo luận và chọn cô Judy làm mẹ của Derby. Bởi vì cô sống cùng thành phố và giọng nói của cô cũng giống với giọng của cậu.

Sáng ngày 17/02/2004, sau một thời gian dài hôn mê, Derby đã mở mắt. Cô Judy đã ôm một bó hoa loa kèn xuất hiện ở đầu giường. Cô nắm lấy bàn tay nhỏ bé của Derby và nói:

– Con trai Derby yêu quý! Mẹ chính là mẹ của con đây!

Đôi mắt Derby đột nhiên sáng rực lên:

– Mẹ thực sự là mẹ của con sao?

Cô Judy cố nuốt nước mắt vào trong và gật đầu. Tất cả mọi người có mặt ở đấy cũng mỉm cười gật đầu. Hai dòng nước mắt chảy ra từ đôi mắt của Derby, cậu bé thều thào nói:

– Mẹ ơi, con đã tìm mẹ từ lâu lắm rồi! Con xin mẹ đừng bỏ con nữa, được không mẹ?”

Cô Judy gật đầu và nghẹn ngào nói:

– Con trai yêu quý, con hãy yên tâm. Mẹ sẽ không bao giờ rời xa con nữa…!”.

Trên khuôn mặt tái nhợt của Derby nở một nụ cười. Cậu muốn nói nhiều hơn nữa nhưng đã không còn sức lực nữa rồi…

Đó là ngày cuối cùng của Derby ở trên cõi đời. Cậu bé nắm thật chặt bàn tay mẹ không buông. Cậu cũng không dám nhắm mắt lại vì muốn được nhìn thấy mẹ nhiều hơn… Tất cả mọi người đều òa khóc.

Hai giờ sáng ngày 18/02/2004, Derby nhắm mắt, vĩnh viên rời xa thế gian nhưng đôi bàn tay cậu bé vẫn còn nắm chặt bàn tay của mẹ…

Thiện Nam Sưu Tầm

STT *** Tại đây có nhiều câu chuyện thú vị! Hãy để lại biểu cảm để tôi biết bạn đã đọc. Bạn có thể Share, mời bạn fb nếu muốn!!!

Image may contain: 1 person, standing, hat, outdoor and nature
Image may contain: 1 person, outdoor
No photo description available.

Giới trẻ Campuchia xăm hình bản đồ vì lo sợ nhượng đất cho Việt Nam RFA

Giới trẻ Campuchia xăm hình bản đồ vì lo sợ nhượng đất cho Việt Nam

RFA

2019-11-21

Ngày càng có nhiều giới trẻ Campuchia xăm hình bản đồ nước này lên thân thể để phản đối một luật mới được Thượng viện Campuchia thông qua vì lo sợ chính phủ sẽ nhượng đất cho Việt Nam.

Hồi đầu tháng này, Thượng viện Campuchia thông qua một luật trong hiệp ước bổ sung công nhận 84% việc cắm mốc ranh giới dọc biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Những nhà hoạt động bảo vệ đường biên giới và thành viên của Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập nói hiệp ước trên sẽ nhượng đất cho Việt Nam theo hiệp ước năm 1985. Họ cho rằng đây là hiệp ước được ban hành sau khi Việt Nam ‘xâm chiếm’ Campuchia vào năm 1979 để lật đổ chế độ Khmer Đỏ và lập chính phủ ‘bù nhìn’ nhằm cai trị đất nước.

Một bạn trẻ ở tỉnh Siem Reap nói với Ban Khmer của Đài Á Châu Tự Do rằng anh và những người khác xăm hình bản đồ vì muốn đảm bảo rằng chính phủ Campuchia giữ nguyên hơn 181.000 km2 lãnh thổ Campuchia khi họ thực hiện việc phân chia ranh giới.

Người Campuchia này cũng cho biết việc xăm bản đồ Campuchia lên thân thể đã trở thành một phong trào phổ biến trong giới trẻ nước này.

Trong khi đó, Chủ tịch ủy ban biên giới Campuchia Var Kimhong từ chối bình luận về hình xăm bản đồ và cho rằng đây chỉ là quyết định cá nhân. Ông Var Kimhong cũng khẳng định chính phủ Campuchia chịu trách nhiệm về vấn đề biên giới.

Thù oán giữa Việt Nam và Campuchia đã có từ nhiều thế kỷ trước, nhưng được khơi gợi khi chế độ Khmer Đỏ do Pol Pot nắm chính quyền.

Những cáo buộc xung quanh việc phân chia lãnh thổ giữa Việt Nam và Campuchia trở thành một trong những điểm chính trong vấn đề chính trị ở Campuchia hiện nay, đặc biệt khi phe đối lập cho rằng Thủ tướng Hun Sen chỉ là một công cụ của người Việt Nam.

Nhiều người biểu tình Hồng Kông bị đưa đến Đại Lục giam giữ?

Trí thức Việt Nam
Phát ngôn phía cảnh sát Hồng Kông cho biết có khoảng 1100 người bị bắt giữ ở khu vực gần Đại học Bách khoa Hồng Kông. Trùng hợp là chuyến tàu qua lại giữ Đại Lục và Hồng Kông cũng phát đi thông báo tạm dừng 2 hôm, hủy 20 chuyến. Liệu có phải dùng để chở người biểu tình Hồng Kông đến Đại Lục thẩm vấn?