“Ôi ngông cuồng, ôi rồ dại, rồ dại!
Ta đi thuyền trên mặt nước long ta.
Ôi ngông cuồng, ôi rồ dại, rồ dại!
Ta cắm thuyền chính giữa vũng hồn ta.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mai Tá lược dịch.
Ngông cuồng và rồ dại. Ai dám bảo, thế đó là thái-độ của riêng ta. Ngông cuồng và rồ dại, vẫn có thể là lối sống của nhiều người. Những người “nằm chờ sung rụng” như truyện kể, ở dưới.
Trình thuật, nay cũng đề cập đến một dại khờ. Thứ khờ dại chẳng ai muốn có, là dại và khờ của những người vẫn cứ cư xử với lời của Chúa theo thói “nghe qua rồi bỏ”. Nghe, thì cũng có nghe đấy, nhưng chẳng tha chẳng thiết chuyện đưa Lời Ngài vào hiện thực. Lời Chúa nhắn, nay chừng đã nghe quen: “lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít.”
Rõ ràng là, lời Chúa phù hợp với tình huống cuộc sống của dân con, thời tiên khởi. Là cộng đoàn nhỏ, dân con Chúa vẫn phải chung đụng sống với đoàn người hầu hết là dân ở ngoài. Những vị ấy, thường dị đoan mê tín, tin vào thuyết “định mệnh đã an bài”, khó chữa. Thời ấy, Hội thánh tương tự như hạt cải nhỏ bé; như dúm men trong bột đầy ắp niềm tin khác biệt. Khác, ở ảnh hình lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt chuyên chăm, thì lại ít. Rất ít, vào thời Chúa sống. Thời, mà dân con theo Ngài vẫn là thợ gặt quí giá nơi cánh đồng truyền Đạo, tràn ngập những đợi mong, được thuyết giảng.
Cho đi, dân con nhà Đạo mình có triển vọng và ý thức trở thành thợ gặt trong khả năng mong ước, của chính mình. Thợ gặt đích thực, không duy nhất chỉ mỗi giám mục/linh mục/tu sĩ, hoặc nữ tu, thôi. Thánh Phaolô kia, là ví dụ rất cụ thể cho sự “rồ dại” mà người ngoại vẫn gán cho dân con nhà Đạo, rất hiển nhiên. Sự dại khờ của người nghe Lời Chúa trên đây, không như nhà triệu phú được kể, chỉ muốn làm chyện thật dễ, để rồi chẳng còn tâm trí mà nhận lời mời từ Đức Chúa. Chẳng nhận làm thợ gặt cho cánh đồng đầy lúa; dù chỉ với tư cách giáo dân chân phương, khiêm hạ.
Theo sự hiểu biết của mọi người, khi lĩnh nhận ơn thanh tẩy gia nhập đàn con của Chúa, người người đều đã nhận trong bài sai Chúa ủy thác. Nhận, là quyết sống thực những điều Ngài dạy dỗ. Quyết sống và rao truyền Lời Chúa gồm tóm Tin-vui-an-bình. Tin vui, vì được dạy, là: hãy khởi đầu hành trình đưa dẫn các người anh/người chị trong cộng đoàn kẻ tin vào với cuộc sống an bình, hài hoà. An-bình hài- hòa, là sống cả với người ở bên trong cũng như bên ngoài nhà Đạo. Sống an bình hài hoà như thế, đòi hỏi các kẻ tin phải biết canh cải cuộc đời mình.
Canh cải, để sống theo điều được Chúa nhủ khuyên, nơi sách thánh. Canh cải, là bởi nếu không, tất cả sẽ bị phê bình chỉ trích, như Mahatma Gandhi có lần từng nói: “Tôi sẽ hứng nhận từng giọt vắn giọt dài nơi giếng rửa của Đạo Chúa, nếu tôi thấy được những người trong Đạo biết sống điều Thầy của họ khuyên bảo.”
Đây, là điều thánh Phaolô tông đồ từng khẳng định khi thánh nhân có thư cho cộng đoàn kẻ tin ở Galát: “Anh chị em hãy cùng nhau trở nên thụ tạo đã đổi mới.”(Gl 6: 14-18) Bởi, nếu không canh cải trở thành người đổi mới, thì Bí tích Thanh Tẩy sẽ không còn giá trị và Đạo Chúa sẽ kết cuộc ở cuối đường hầm, đầy tăm tối. Đạo của Ngài, đích thực là đường lối hữu hiệu giúp những ai theo Ngài, biết canh cải chính mình để trở thành người mới. Mới vừa thay da đổi thịt. Thay, như lời Đức Kitô vẫn khuyến cáo, vào mọi lúc. Đổi, để sống cuộc đời trọn vẹn, trung thực hơn. Sống trọn vẹn và trung thực hơn, với lòng thương biết quan tâm đến mọi người. Biết sống an bình, tự do.
Rõ ràng, bằng vào trình thuật hôm nay, Chúa lại nhắc:“Các con đừng mang theo túi tiền. Bao bị. Giầy dép…” (Lc 10; 2). Nói thế, là bởi an toàn Ngài đem đến cho mọi người không nhất thiết sẽ hiển hiện nơi những gì mình đang có, như: tiền tài, nhà cửa, công cuộc đầu tư, tín dụng… An toàn thực sự không gắn liền quyền bính, chức vụ hoặc ảnh hưởng mình đang có, với người khác. An ninh/an toàn thực sự, nằm ở nội tâm con người. Không ai và không hoàn cảnh nào có thể cất nó, bỏ đi được.
Mặt khác, sự an ninh/an toàn, là cụm từ được lập đi lập lại nhiều lần trong cả 3 bài đọc. Với Isaya, thì:“Ta sẽ làm cho bình an chảy đến với nó như con sông.”(Ys 66: 12). Còn thánh Phaolô, lại vẫn chúc:“Bình an và lòng thương xót đối với những ai rập theo quy tắc đó.” (Gl 6: 16). Quả là, an ninh/an toàn sẽ không tùy thuộc tình hình ở ngoài đời. Nhưng, vẫn là sự an bình/an vui Chúa đã cảm nghiệm ở vườn Cây Dầu, Ngài cầu nguyện. Và, là sự an bình mà thánh Phaolô đã chia sẻ cùng với thập giá của Chúa.
Thành thử, công tác và phần vụ Chúa gửi dân con nhà Đạo, vẫn là: “đem bình an đến chốn u sầu”. Bình an của cuộc sống hài hoà không còn căng thẳng, giận hờn hoặc tham vọng làm giầu, làm lớn. Tức, vừa làm vừa reo vang những hời hợt chóng qua của tiền tài, dục vọng hoặc vật chất. Lời mời gọi nay Chúa gửi đến với các thợ gặt trần gian ở xã hội nhiễu nhương ta đang sống. Đó là lời mời khẩn thiết ta hãy dấn bước ra đi. Ra đi, mà cải hoán xã hội trần gian thành chốn tràn ngập giá trị cao quý, của Phúc Âm. Lời gọi mời mà chỉ ít người biết đáp ứng. Bởi, họ vương vấn quá nhiều vào những thứ gây lo toan, bịn rịn.
Lời mời gọi: “Các con hãy đi!” Tức, cứ đi mà rong ruổi chốn bụi trần. Rong ruổi, để đem Chúa đến với mọi người. Và, cùng đi. Cùng nhau rao truyền Lời Chúa. Cùng sống thực Lời Ngài dặn dò, từ nhiều năm. Và, như bẩy mươi hai môn đồ của Ngài khi trước, nay ta cũng ra đi. Đi, để rồi sẽ trở về, với lòng vui mừng hớn hở, mà nói: “Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng đã vâng phục chúng con.” (Lc 10: 17).
Hôm nay cũng thế, khi đón nhận lời mời từ Thầy Chí Thánh mà ra đi, ta sẽ hái/sẽ gặt thật nhiều đồng lúa chín. Sẽ hân hoan hát bài ca an-bình như người nghệ-sĩ khi xưa vẫn hát:
“Ngàn lời ca dâng lên say sưa,
Dù bình-minh hay trong đêm mưa
Ta hát vang vang ngập muôn lối
Gió mát lác đác hương quê êm dâng
Có tiếng ríu rít rì rào chào mừng
Mừng tự-do về trên quê hương.” (Văn Phụng – Ta vui ca vang)
Vâng. Con tim đã đổi mới, thì người người sẽ hát lời chào mừng tự-do. Tự-do và an-bình, nay đến với người anh, người chị đã chọn lựa theo Chúa ra đi về cánh đồng ngập tràn những lúa chín. Ở nơi đó, không còn những ngông-cuồng/rồ-dại, khi xưa nữa. Nhưng đã vui, đã an-bình vì có đổi mới, yêu thương, đỡ đần hết mọi người, trong cũng như ngoài nhà Đạo.
Lm Richard Leonard sj biên-soạn –
Mai Tá lược dịch.