Nói cho con người (Thư Cần Giờ 1990-1993): Lm. Chân Tín (12)
Đăng bởi cheoreo lúc 1:24 Sáng 14/12/12
VRNs (14.12.2012) – Sàigòn – Cần Giờ 23/6/1990
Anh Lan mến,
Hôm qua, Công an Tp xuống “làm việc” sáng, chiều, và còn sáng nay. Tóm lại ba buổi
làm việc:
– Sự đóng góp của anh Lan vào ba bài giảng?
– Cho tin về Giáo Hoàng cuối bài 3?
– Soát tài liệu CT trong văn phòng, không có bài giảng, lại thấy trong nhật ký
anh Lan, như thế anh Lan đã góp ý và tài liệu cho bài giảng?
– Đôi khi có nhờ anh ấy tìm cho một tài liệu gì đó, tôi nhớ mà không tìm ra ở
đâu. Đó là bình thường.
– Có tham khảo anh Lan?
-Có đưa cho anh ấy xem. Anh không góp ý vì tôn trọng tôi. Có cho tin tức ngày
Giáo Hoàng ban phép lành cho Roma.
-Về vụ này, anh nói “tia hy vọng” đây là gì?
-Hy vọng giữa Giáo hội và VN có đối thoại trực tiếp không qua trung gian.
-Ai đánh mấy?
-Tôi nhờ cô Diệu, vì là nhân viên của tôi.
-Nhân viên từ hồi nào?
-Đầu tháng 5.
-Cô ấy bảo đã đánh cho anh đã lâu.
-Hồi đó tôi nhờ đôi khi, còn đầu tháng 5, tôi nhận làm nhân viên, nên cô ấy đánh
những gì tôi giao.
-Liên lạc của anh với cô Diệu.
-Câu hỏi kỳ cục. Tôi nhờ đánh máy và liên lạc nhân viên, chớ còn có liên lạc gì
nữa mà hỏi kỳ cục vậy.
–
Anh biết mẹ cô ta?
–
Có
–
Trước cô ta hay sau? Gặp ở đâu?
–
Sau. Gặp dịp liên hoan tết.
–
Đánh máy bao nhiêu bản?
–
Không nhớ.
–
Đánh để làm gì?
–
Cho người ta đọc chứ để làm gì?
–
Cho ai?
–
Ai cần biết nội dung đích xác.
–
Ai?
–
Không nhớ.
–
Có gửi cho anh Tri bên Pháp?
–
Không có gửi.
–
Sao lại có thư cho anh và khen anh? (thư nằm trong hộc).
–
Thì có ai đó gửi và anh ấy viết về.
–
Anh quen anh Tri hồi nào?
–
Năm ngoái.
–
Bạn của anh Lan?
–
Vâng.
–
Thư ấy gửi cho anh Lan hay cho anh?
–
Tôi không nhớ. Thường gửi cho anh Lan vì hai người ấy bạn thân từ bên Pháp.
–
Nội dung có hại cho đất nước.
–
Tôi làm theo lương tâm và vẫn xác tín là tôi làm cho nhân dân và Đất nước. Nếu
Nhà nước cho đó là xấu, thì Nhà nước cứ ra biện pháp, như biện pháp hiện tại.
Vì thế, tôi chấp nhận biện pháp đi đày và chỉ định cư trú. Nhưng không chấp
nhận lý do Nhà nước đưa ra.
–
Ba bài giảng đó, có ý đồ gì? Sao chỉ nói tiêu cực?
–
Tôi muốn giúp người dân ý thức tình trạng bi thảm của Đất nước hôm nay để người
dân cùng tôi góp phần vào việc thúc đẩy Nhà nước đổi mới.
–
Nếu có phần tích cực thêm thì được hoan nghênh.
–
Tôi không làm việc tổng kết để có cái hay cái dở. Tôi làm công việc bắt mạch
con bệnh để tìm cách chữa trị.
–
Anh có gửi đi ngoại quốc.
–
Tôi không gửi đi ngoại quốc.
–
Sao ông Dominic có thú nhận ở hải quan là anh đưa ba bài giảng khi anh và anh
Lan đến gặp ông ấy ở Phú Nhuận?
–
Tôi trao cho ông ấy xem ở đây chứ không gửi đi ngoại quốc. Đưa đi là việc của
ông ấy.
–
Đưa ông ấy để làm gì?
–
Ông xin tôi cho ông ấy để nghiên cứu.
–
Sao không nghiên cứu ở Tòa giám mục?
–
Chắc có. Nghiên cứu thì nghe nhiều tiếng chuông.
–
Anh biết ông ấy như thế nào?
–
Tôi biết ông ấy là linh mục dòng Tên đã từng dạy học ở Đà Lạt. Nhưng không quen
ông ấy.
–
Không quen sao gặp được ông ấy?
–
Sau mấy bài giảng của tôi, ông có viết vài chữ mời tôi đến.
–
Gặp mấy lần?
–
Một lần.
–
Có đưa cho người ngoại quốc nào nữa không?
–
Không.
–
Có gặp ai nữa không?
–
Có gặp một nhà báo Ý, tờ báo Il Regno.
–
Có đưa bài giảng?
–
Không.
–
Nói gì?
–
Ông ấy có đọc thư của tôi gửi Hồng y Etchegaray, nên ông muốn hỏi thêm cho rõ.
–
Tài liệu ngoại quốc do đâu?
–
Tôi đọc báo ngoại quốc, chỗ này chỗ nọ.
–
Ông Đỉnh và ông Tri có gửi báo?
–
Thỉnh thoảng có bài gì liên quan đến Giáo hội VN, các anh ấy có gửi photocopy.
–
Tri gửi cho anh hay anh Lan?
–
Nói chung là gửi cho anh Lan vì anh ấy là bạn của anh Lan.
–
Anh ấy có đưa cho anh xem?
–
Dĩ nhiên.
–
Còn anh Đỉnh gửi gì cho anh?
–
Có gửi thư anh ấy gửi cho CCFD (có trong văn phòng).
–
Liên hệ với anh Đỉnh như thế nào?
–
Đỉnh là học trò của tôi. Tôi thấy báo công an bảo Đỉnh là chủ nhiệm Nguyệt san
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở California là sai bét.
–
Ai gửi cho anh báo ĐMHCG mà người ta khám phá ra trong văn phòng anh?
–
Tôi không có liên lạc với báo đó. Nếu có một photocopy bài nào đó, thì do giáo
hữu nhận được từ bên kia rồi cho tôi một bản.
–
Ai cho?
–
Làm sao nhớ được. Vả lại nhiều lần họ gửi cho tôi trong lúc không có nhà.
–
Sau ba bài giảng, ông Trị có nhắn nhủ gì anh?
–
Ông cho biết Nhà nước không vui và yêu cầu tôi stop
–
Anh có làm theo?
–
Không, vì hôm Chúa nhật sau đó tôi còn nói một bài ở nhà thờ để giải đáp thắc
mắc: linh mục có được nói về chính trị không?
–
Nội dung?
–
Tôi nói: Giáo hội không làm chính trị, không nói chính trị vì chính trị, vì
đảng phái, nhưng có quyền và bổn phận phê phán chính trị khi chính trị không
phục vụ nhân dân.
–
Có gặp Dương Thu Hương?
–
Có.
–
Mấy lần?
–
Một lần.
–
Ở đâu?
–
Cô ấy đến thăm anh Lan và tôi được mời ăn cơm chung.
–
Có bàn gì?
–
Chắc cô nghe người ta bàn tán về bài giảng của tôi, nên có lẽ cô ta muốn biết
mặt tôi. Chứ chả bàn gì. Nói chuyện vui hoặc thời sự.
–
Có quen Lữ Phương?
–
Có.
–
Có gặp? Ở đâu? Quen như thế nào?
–
Có gặp ở văn phòng tôi. Trước kia anh đấu tranh ở Sài Gòn rồi vào bưng, nên
biết anh ấy hồi đó.
–
Có quen anh Đoàn Thanh Liêm? Có đến nhà? Có đi ăn đám cưới?
–
Có quen, vì làm việc với nhau trong công việc quận 3 nhờ làm kiều hối. Nhà,
chưa đến bao giờ. Có mời dự đám cưới, nhưng không đi vì bận.
–
Biết Cao Lập?
–
Cao Lập là sinh viên tranh đấu, ở tù, tôi đi nuôi với má anh. Nên anh biết ơn
tôi.
–
Có đến anh không? Gặp ở đâu?
–
Anh ấy không đến tôi. Tôi có đến nhà anh xem video.
–
Dịp phục sinh, anh, anh Lan và Cao Lập làm gì ở nhà anh Lan?
–
Gặp gỡ thường, ăn cơm chung.
–
Anh Lan có đọc cái gì về hiện tình đất nước?
–
Tôi không nhớ.
–
Anh làm gì trong câu lạc bộ kháng chiến cũ?
–
Tôi được mời đến tham dự.
–
Họ có giao công tác gì cho anh?
–
Anh Tạ Bá Tòng có nhờ tôi mời anh em Công giáo tranh đấu trước 75 gặp gỡ. Chỉ
có một lần rồi thôi, vì hình như Thành Ủy không tán thành.
–
Tài liệu kháng chiến cũ đâu mà anh có? Ai trao cho anh?
–
Tôi mua ở Câu lạc bộ.
–
Anh nghĩ thế nào?
–
Họ là những người 3, 4 chục tuổi đảng. Họ ao ước đất nước đổi mới.
–
Có gặp thường anh Tòng?
–
Không.
–
Anh tập họp cựu tu sĩ dịp Phục sinh?
–
Họ mỗi năm tổ chức tĩnh tâm và họ muốn ai thì mời giảng. Năm nay họ mời cha
Đào, nhưng ông ấy bận nên có nhờ tôi giảng.
–
Tĩnh tâm bao lâu, bao nhiêu người dự, anh giảng bao lâu?
–
Tĩnh tâm một ngày. Có khoảng 3, 4 chục người. Giảng nửa tiếng.
–
Nội dung?
–
Giảng về sám hối cá nhân.
–
Ai viết thư cho ông Bình và Hội đồng Giám mục?
–
Anh em bàn bạc trao đổi, rồi nhờ anh Hiên viết cho hàng giám mục, anh Thái viết
cho Đức cha Bình.
–
Anh có mặt.
–
Dĩ nhiên.
–
Các anh họp, anh Tri đến vì được mời?
–
Tình cờ anh đến từ giã đi Pháp.
–
Ai trao 2 lá thư cho anh Tri?
–
Anh em đang ký chưa xong, anh xin một bản. Chả ai trao.
–
Anh quen anh Điệp như thế nào?
–
Anh Điệp là học trò của tôi. Sau này, anh Điệp phụ trách dưới này, tôi cũng có
giúp vận động giáo dân đóng góp xây dựng hợp tác xã chế biến hải sản Cần Thạnh.
–
Anh có đầu tư?
–
Không. Do tiền mục sư Vinay, tôi có giúp gần một nửa số tiền 11 ngàn đô tôi
nhận được, phần khác giúp cho một trường học trên quận 3.
–
Anh có nhận viện trợ để giúp học trò nghèo.
–
Cho đến bây giờ, không. Tôi có nhờ giáo dân trong xóm tôi phụ trách làm một quỹ
nhỏ để giúp người nghèo.
–
Vụ cháy nhà anh xin viện trợ
-Tôi có gợi ý cho anh Trị và anh ấy đứng xin và họ đã cho như thấy đăng trên
báo.
-Anh quen anh Dong hồi nào?
-Không nhớ. Anh em linh mục quen nhau là sự thường.
-Anh Dong mời anh làm lễ?
-Không, tôi lên chơi thấy đôi khi ông bận hay đau như hồi bị tai nạn xe hơi, tôi
gợi ý giúp. Và anh ấy chấp thuận.
-Có gặp trước khi về Duyên Hải?
-Có, tối trước đó, có hai linh mục ở xa về lãnh tiền Thanh Hương tổ chức buổi
cơm thân mật tại nhà anh Dong.
-Còn mấy ông Ý, Diễm, Định?
-Cũng thỉnh thoảng gặp gỡ, bồi dưỡng, giải trí.
-Tại nhà anh Dong anh có trao đổi cho ông Diễm một tài liệu về sinh viên cựu
kháng chiến?
-Tôi không nhớ.
-Tôi đã theo dõi hoạt động của anh trước 75 và thán phục, nhưng tôi thắc mắc lý
do gì anh thay đổi như vậy?
-Tôi trước sau như một. Tôi không thay đổi. Trước cũng như bây giờ, tôi chỉ nghĩ
đến Đất nước, đến nhân dân. Luôn luôn vì nhân dân mà tôi phấn đấu, bất chấp
nguy hiểm. Nếu tôi muốn hưởng thụ thì quá dễ. Tôi và anh Lan là hai người đã
đấu tranh chống Mỹ, chống Thiệu như anh biết. Sau giải phóng tôi muốn hưởng chế
độ này thì có gì khó. Vì sao đến tuổi 70 này mà còn lên tiếng nói thẳng, nói
thật để phải gặp khó khăn? Vì dân, vì Đất nước.
-Những điều anh nói trong bài sám hối, có khi nào anh nói với cấp lãnh đạo?
-Có. 5 năm ở Mặt trận Trung ương, 4 năm ở Mặt trận Tp và trước Đại Hội Đảng 6,
tôi đã lên tiếng với cấp trên. Nhưng đâu còn đó. Một cây làm chẳng nên non, ba
cây chụm lại nên hòn núi cao. Một mình tôi nói không đến đâu. Tôi phải giúp kẻ
khác ý thức để nhiều người nói để giúp Nhà nước đổi mới. Chính vì lý do đó mà
tôi đánh máy các lời phát biểu, những bài giảng để nhiều người ý thức.
-Khi nghe Trần Xuân Bách bị loại, nhà dòng anh có ý kiến gì không?
-Cũng như tất cả người dân khác, khi nghe tin đó, thì cũng bàn tán qua loa vậy
thôi.
– Anh có gửi ba bài giảng cho anh Phụng mang ra Bắc? bao nhiêu bản?
-Anh Phụng ra Bắc không mang theo. Nhưng vì giáo dân ngoài Bắc xôn xao về ba bài
giảng, anh Phụng xin một bản để cho người ta nắm vấn đề chính xác hơn. Anh
Phụng có gửi thư cho tôi (thư nằm trong ngăn kéo).
-Anh gửi ra, mang đi?
-Anh Phụng có giới thiệu 1, 2 người sắp ra Bắc. Tôi có nhờ người mang đến chứ
tôi không gặp họ, nên không biết ai.
-Các giám mục đọc bài của anh có ý kiến gì không?
-Tôi không rõ, vì không gặp ai.
-Ông Nhật có ý kiến gì?
-Tôi cũng không rõ.
-Anh quen với N.V.Ân như thế nào?
-Anh ấy trước có đấu tranh trong phong trào Thanh Lao Công. Nay là giáo dân họ
đạo chúng tôi.
-Anh có thắc mắc với UBĐK? Vấn đề cá nhân?
-UBĐK là một tổ chức của chính quyền. Tôi không có ý kiến. Nhưng khi Ủy Ban đó
can thiệp vào những vấn đề nội bộ Giáo hội, đứng trên cả giáo quyền để thao
túng và làm trung gian giữa Giáo hội và Nhà nước, một thứ trung gian nịnh thần,
tôi phản đối. Tôi muốn giữa Giáo hội và Nhà nước có một sự trao đổi trực tiếp
để xây dựng Đất nước và giải quyết những trục trặc, những khó khăn.
Làm việc trọn ngày 22 và thêm sáng ngày 23/6/1990. Sau đó, có anh Điệp, phó công an huyện, phó công an xã, đại úy Hoàng và ông Lê Minh Cảnh, trưởng phòng PA 16 của Sở Công an, mời tất cả đứng lên để nghe quyết định của UBND Tp ký ngày 6/7/1990 về việc “quản chế công dân Nguyễn Tín”.
1.Phạt quản chế tại Duyên Hải, xã Cần Thạnh, trong thời gian 3 năm, kể từ ngày
lấy quyết định (7/6/1990).
2.Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: tuân các quy định địa phương; chỉ đi lại
trong xã Cần Thạnh, muốn ra ngoài xã phải có phép Công an xã, trường hợp đặc
biệt phải có Công an huyện hoặc Công an thành phố; không được hành nghề tôn
giáo; trình diện Công an xã 15 ngày một lần.
3.Mất quyền công dân trong thời gian quản chế.
4.Chính quyền địa phương, đoàn thể tổ chức thi hành quyết định dưới sự điều hành
của Giám Đốc Công an Tp.
5.Những người trách nhiệm thi hành…
Trên đây là nội dung 3 buổi làm việc với trưởng phòng PA 16 của Sở Công an Tp và
quyết định mới của UBND Tp.
Tái bút: Ông Cảnh: Anh đã được ông Thứ trưởng Nội Vụ cảnh cáo, được anh Trị lưu ý, thế mà ngày chủ nhật sau, anh lại nói thêm một bài chính trị. Như vậy là liều thuốc
không còn hiệu nghiệm. Nhà nước đã cho một liều khác mạnh hơn: chỉ định cư trú
và quản chế tại Cần Thạnh.
Chân Tín: Bài sám hối của tôi cũng là liều lượng mạnh cho Nhà nước, khi mà những
điều tôi đã nói với cấp trên từ trước không còn hiệu nghiệm.
(Hai người cùng cười).
Lm. Chân Tín
(NKNNL 1990-1991, trang 32-38)