Những Kẻ Khốn Cùng (Les Misérables)

Những Kẻ Khốn Cùng (Les Misérables)


Victor Hugo (1802-1885)

“Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình”.

Đó là câu nói của nhà đại văn hào Victor Hugo khi ông khởi sự viết tác phẩm Những Kẻ Khốn Cùng. Ðây là một câu chuyện kể về xã hội Pháp ở thế kỷ XIX thời Napoléon I, nói về những giấc mơ tan vỡ, tình yêu không thành, cùng với những đam mê, hy sinh và sự chuộc tội. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một người cựu tù binh số 24601. Jean Valjean mang án tù khổ sai 19 năm vì anh đánh cướp thức ăn cho gia đình của mình đang lâm vào cảnh đói. Sau khi mãn án, nhà tù cấp cho Jean Valjean một tờ giấy thông hành dành cho những người đã từng phạm tội, vì vậy khi đi đến đâu anh cũng bị mọi người xa lánh, xua đuổi. Jean Valjean tự nhủ với lòngmình: “Nếu ta hận thế giới, thế giới sẽ hận ta”.  phải đó là tiếng khóc trong đêm ch(a)̉ng ai nghe thấyJean Valjean lang thang trên đường phố, các quán trọ đều từ chối, anh đành phải ngủ ở bên lề đường trên một ghế đá. “Ông không thể qua đêm như thế này được đâu, dĩ nhiên ông đang lạnh và đói” bà lão vừa nói vừa chỉ qua một ngôi nhà nhỏ và thấp bên cạnh tòa giám mục. “Người ta có thể cho ông tạm trú vì lòng từ thiện, ông hãy gõ vào cánh cửa đó!”.

Cánh cửa hé mở, chủ nhân căn nhà ấy là giám mục Myriel, một người nổi tiếng là nhân từ và luôn giúp kể cô thế, nghèo đói. Giám mục Myriel đã cho Jean Valjean nương náu và tiếp đón anh thật nồng hậu; nhưng Jean Valjean lại phạm thêm một lỗi lầm nữa, anh đã đánh cắp bộ chén đĩa bằng bạc của vị giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại nhưng được giám mục Myriel cứu thoát. Trước khi từ giã Jean Valjean, vị Giám mục Myriel nói: “Hãy nhớ người anh em, hãy làm chuyện có lý, hãy dùng những thứ quý giá này, để trở thành người tốt. Chúa đã kéo anh ra khỏi nơi u tối, tôi đã cứu linh hồn anh”. Jean Valjean vô cùng xúc động trước tấm lòng nhân ái, bao dung và độ lượng của giám mục Myriel, ông đã coi anh như người anh em “người có tâm hồn, linh hồn sẽ làm thay đổi cuộc sống của anh” Jean Valjean lẩm bẩmVâng, chính những câu nói nhân từ của vị Giám mục Myriel đã làm thay đổi cả cuộc đời của người cựu tù binh mang số 24601, Jean Valijean…“Khi bóng đêm khép lại… còn con đường nào cho ta, ta đã vươn lên để rồi lại ngã xuống, ta nhìn ch(a)̀m ch(a)̀m vào khoảng không, nỗi nhục trong ta như một cái gai, một vòng xoáy tội lỗi, ta sẽ thoát ra khỏi thế giới này, một chân trời mới sẽ mở rộng, thế giới của Jean Valjean”.

Những năm tháng trôi qua, Jean Valjean xuất hiện với một cái tên mới: Madeleine, một chủ xưởng công nghệ giàu có và là thị trưởng thành phố nhỏ nơi ông sinh sống. Để tránh sự truy tìm của thanh tra Javert, Jean Valjean phải mang tên giả, thị trưởng Madeleine. Có lẽ định mệnh đã an bài cho số phận của Jean Valjean, “còn con đường nào cho ta, ta đã vươn lên để rồi lại ngã xuống“, anh phải để lộ danh tính của mình vì thanh tra Javert đã bắt lầm một người đàn ông khác để thay cho anh và hắn bị đưa ra tòa, lương tâm cắn rứt, Jean Valjean không thể để một người khác thế mạng cho mình, anh đành ra đầu thú trước tòa. Một ngày kia, Jean Valjean gặp Fantine, một cô gái làm nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette đang sống với gia đình nhà Thénardier độc ác. Trong cơn hấp hối và trước khi Fantine chết, Jean Valjean hứa với Fantine là ông sẽ chăm sóc Cosette cẩn thận. Vai ngày sau, Jean Valjean đến gặp chủ quán trọ Thénardier và trả tiền cho hắn để chuộc lại cô bé Cosette, họ cùng lên Paris, chạy trốn sự truy sự truy lùng gắt gao của viên thanh tra Javert. Tại Paris, Jean Valjean và Cosette tạm trú trong một tu viện của dòng kín mà Thanh Tra Javert không được quyền khám xét, vì vậy họ tạm thoát khỏi. Gia đình Thénardier cũng đã chuyển tới Paris, họ dẫn đầu một băng trộm, đột nhập vào nhà của Jean Valjean và Marius Pontmercy, Nhưng Éponine là con gái của Thénardier lại thầm yêu người Marius Pontmercy và cô đã thuyết phục bọn trộm rời khỏi đó.

Sau cái chết của tướng Lamarque (người lãnh đạo Pháp có cảm tình với giai cấp lao động), Enjolras cầm đầu nhóm sinh viên, họ chuẩn bị cho một cuộc cách mạng lật đổ chế độ tư sản vào đêm ngày mùng 05, rạng sáng mùng 06 tháng 06 năm 1832. Cuộc cách mạng được sự ủng hộ và tham gia của những người nghèo khổ, trong số những người tham gia cách mạng có cậu bé Gavroche mồ côi và Marius Pontmercy, một sinh viên bị gia đình xa lánh vì quan điểm tự do của mình. Khi cuộc cách mạng bùng nổ, Marius Pontmery và những sinh viên đứng lên, họ bắt đầu dựng chiến lũy trên những con phố ở Paris. Người yêu của Marius Pontmercy là Cosette và Jean Valjean cũng tham gia nổi dậy. Éponine Thénardier đứng vào hàng ngũ khởi nghĩa, cô đã đỡ một viên đạn của phe lãnh đạo để bảo vệ Marius Pontmercy, Éponine Thénardier đã chết trên tay Marius Pontmercy trong giấc mơ hạnh phúc vì cô thầm yêu Marius Pontmercy. Cũng trong trận chiến ấy, Gavroche bị giết, JeanValjean đã cứu sống thanh tra Javert khỏi tay những người sinh viên và Marius Pontmercy khi anh bị thương, JeanValjean vác Marius Pontnercy chạy trốn theo những đường cống ngầm ở Paris, nhưng khi ra đến miệng cống anh nhận thấy thanh tra Javert đã đứng đợi anh ở đấy từ bao giờ. Jean Valjean thuyết phục thanh tra Javert cho ông đem Marios Pontmercy về trả lại cho gia đình anh trước khi giao mình cho luật pháp và thanh tra Javert đồng ý. Thanh tra Javert nhận thấy rằng Jean Valjean là một người tốt và ông không thể nộp Jean Valjean cho chính quyền được nữa, không giải quyết được tình trạng khó xử này, thanh tra Javert nhảy xuống sông Seine tự vẫn.

Jean Valjean cảm thấy niềm vui duy nhất của cuộc sống đã mất khi Cosette nhận lời làm vợ Marius Pontmercy và Jean Valifean cho rằng Cosette đã không còn cần đến anh nữa vì Cosette nghe lời Marius và không đến thăm anh thường xuyên nữa. Nhưng trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời, Jean Valjean cho Cosette và Marius biết về quá khứ của mình và anh đã tìm thấy niềm hạnh phúc khi đứa con gái nuôi yêu quý và con rể ở bên cạnh mình. Jean Valjean nhìn Cosette với ánh mắt trìu mến, anh nói: “Giờ con đã đến đây, ngay bên cạnh bố, giờ bố có thể thanh thản ra đi, cuộc đời bố đã được tha thứ, con hãy để bố chết, đây là lá thư thú tội cuối cùng, con hãy đọc kỹ, khi bố đã yên nghỉ:  Đó là câu chuyện của một người bị xã hội ruồng bỏ, một người chỉ muốn học cách yêu thương và đã nuôi con nên người”. Jean Valjean từ từ nhắm mắt, tâm trí và linh hồn anh hướng về Thiên Chúa toàn năng, anh thì thầm trong hơi thở yếu ớt: “Hãy mang con đi, một nơi ch(a)̉ng còn xiềng xích, nơi mà những nỗi đau cũng dừng lại, Chúa ở thiên đàng, xin hãy nhìn xuống với lòng nhân từ, xin tha thứ mọi lỗi lầm của con và đưa con đến bên ngài”.

Tham luận tác phẩm: 

Les Misérables là tiểu thuyết của đại văn hào Pháp Victor Hugo, do Lacroix, Verboeckhoven & Ce xuất bản lần đầu tiên năm 1862, tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ XIX. Những Kẻ Khốn Cùng là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu của thế kỷ XIX kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và tiếp theo vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù binh khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Cuốn tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất tốt và xấu của xã hội mà tác phẩm còn là cuốn sách ghi nhận về lịch sử cũng như nền móng kiến trúc chính trị trên lãnh vực triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp giữa thế kỷ XIX.  Những Kẻ Khốn Cùng trở nên nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó đáng kể nhất là vở nhạc kịch cùng tên, Les Misérables. Bản dịch đầu tiên tại Việt Nam của Nguyễn Văn Vĩnh xuất bản năm 1926, với tên “Những kẻ khốn Cùng“, của nhà Trung Bắc Tân Văn ở Hà Nội in song ngữ dài 10 tập khoảng 3000 trang, thu hút được rất đông độc giả và được dịch sang nhiều thứ tiếng khác ngay từ khi mới xuất bản. Trong số 64 tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh (1885-1958) có 12 quyển phóng tác từ tiểu thuyết của Pháp, phóng tác Ngọn cỏ gió đùa (Les Misérables) của Hồ Biểu Chánh ra đời năm1926 khắc thảo chân dung xã hội Việt Nam thuần túy nông nghiệp, với những con người đói khổ, khốn cùng, trong thế kỷ XIX dưới thời nhà Nguyễn, phóng tác ảnh hưởng đến lãnh vực đạo đức và triết lý Á đông, cổ hủ, khắt khe với Những Kẻ Khốn Cùng qua nhân vật là Lê Văn Đó (Jean Valjean). Ngọn cỏ gió đùa còn chuyển hóa thành phim và tuồng cải lương.

Những Kẻ Khốn Cùng phác họa một bức tranh đích thực của thế giới những người nghèo khổ, lên án một địa ngục trần gian, sự nghèo khó làm cho con người gục ngã, đói khổ làm người ta sa đọa, thiếu thốn làm loài người suy nhược. Tác phẩm đã đề cập những sự kiện lịch sử quan trọng của nước Pháp, những xung đột trong tâm hồn con người giữa Thiện và Ác trong Jean Valjean. Trong tác phẩm Những Kẻ Khốn Cùng ca ngợi cuộc sống thanh cao, tình yêu đích thực và tự do của Jeam Valjean, một người sinh ra trong đau khổ và tuyệt vọng vì những lỗi lầm anh đã vi phạm khi còn trẻ, một giá rất đắt mà anh phải trả. Xã hội tư sản đã bóp nghẹt Jean Valjean trong mạng lưới bao vây, lùng bắt, anh trải qua biết bao đau khổ và nghiệt ngã của cuộc đời. Fantine, một cô gái mua hoa bán nhụy cho khách làng chơi đã bị xã hội chà đạp, khinh thị nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao, trong sáng của tình mẫu tử. Thanh tra Javert là hiện thân cho những xung đột, giằng xé giữa tôn trọng luật pháp và đạo lý con người. Gavroche là một đứa trẻ bị bỏ quên bên lề đường nhưng tâm hồn vẫn thơ ngây, yêu đời, dũng cảm và nghĩa hiệp. Marius Pontmercy với tấm lòng yêu nước, chuộng tự do như trong triết học của Tagore, ông phản ảnh cuộc sống khốn cùng của những người nô lệ Ần Độ đã gồng lên để đấu tranh cho tự do và cuộc sống hạnh phúc cho con người. Enjolras: Lãnh đạo của nhóm “Những người bạn của ABC” (Những người bạn của nông dân là một nhóm sinh viên phản đối chế độ chuyên chế của nhà Bourbon, tham gia cuộc khởi nghĩa ngày 5 tháng 6 năm 1832). Phải chăng Victor Hugo đã từng nói: “Sự tàn bạo của tiến bộ được gọi là cách mạng. Khi chúng kết thúc, ta nhận ra loài người đã bị đối xử thật thô bạo, nhưng đã tiến lên”. (The brutalities of progress are called revolutions. When they are over we realize this: that the human race has been roughly handled, but that it has advanced).

Những Kẻ Khốn Cùng là tác phẩm đề cao tình yêu thể hiện qua tình yêu đối với con chiên của linh mục Myriel, tình yêu tuyệt vọng của Fantine và Éponine, tình phụ tử của Jean Valjean với Cosette, tình yêu thanh cao giữa Marius và Cosette, tình yêu tổ quốc của Enjolras. Là người theo chủ nghĩa lý tưởng, Victor Hugo tin rằng sự dạy dỗ và tôn trọng những người bất hạnh sẽ giảm bớt sắc suất tội phạm trong xã hội. Về lãnh vực đạo đức, tác phẩm ca ngợi giới công nhân lao động, ca ngợi tranh đấu cho tự do dân chủ của người dân lao động đứng lên chống lại sự áp bức của chính quyền. Tác phẩm của Victor Hugo đã nói lên lòng thương cảm đối với những con người bị xã hội chà đạp, nêu lên cái tốt lẫn cái xấu của xã hội pháp. Quan điểm này cũng đã được Rabindranath Tagore nhấn mạnh trong tư tưởng của ông về triết lý nhân sinh đ(a)̣t nền tảng trên tình yêu thương mãnh liệt đối với con người qua hình ảnh của vị giám mục Myriel.  Đối với Tagore cũng như Hugo, có lẽ niềm vui cao quý nhất trên đời là khi ta tìm được tình yêu và niềm cảm thông sâu s(a)́c giữa cơn người với con người. Với ngòi bút sắc sảo, chủ nghĩa lãng mạn, Victor Hugo đã phác họa những con người lý tưởng với cái đẹp tinh khiết, thánh thiện và gạt bỏ những thủ đoạn, cạm bẫy, dối lừa và khổ đau, mà xã hội Pháp của thế kỷ XIX tạo nên để nghiêm trị người khốn khổ và tội phạm, ho đã vô tình đẩy những loại người này vào ngõ cụt không lối thoát.

Theo Tác giả Huy Hoàng thì đây là một trong những cuốn sách văn học kinh điển của thế giới “Những Kẻ Khốn Cùng” là sự kết hợp giữa khổ đau và cái đẹp tinh khiết, Victor Hugo cho rằng “Bấthạnh làm nên con ngườigiàusang tạo ra quái vật“. Victor Hugo đã viết ở chương đầu trang sách như sau thể hiện sự cảm thông của ông đối với những con người bị pháp luật hất ra ngoài xã hội: “Khi pháp luật và phong hoá còn đầy đoạ con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hoá của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đoạ của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích”. Ngày 22 tháng 5 năm 1885, Victor Hugo qua đời vì sung huyết phổi, hai triệu người dân đã đưa tiễn Victor Hugo và thi thể ông được an táng tại điện Panthéon.

Phim Chuyển thể:

Những Kẻ KhốnCùng (Les Misérables) là loại Phim Giáo dục đặt nền tảng và trên tín ngưỡng, gia đình, tâm lý và tình cảm, ra mắt khán giả năm 1998 và trở nên nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất là vở nhạc kịch Pháp cùng tên do đạo diễn Claude-Michel Schönberg sáng tác và được trình diễn tại sân khấu West End, Luân Đôn ngày 08 tháng 10 năm 2006. Năm 2012, đạo diễn: Tom Hooper thực hiện cuốn phim này tại Mỹ, thể loại nhạc phim tâm lý. Năm 2018, đạo diễn Bille August tu sửa lại theo thể loại phim giáo dục: Đức tin, gia đình, tâm lý & tình cảm do nhà sản xuất Mandalay Entertainment.

“Khi một người phụ nữ đang nói, hãy nghe điều nàng nói qua đôi mắt của nàng”

Phin nói về những trận đánh gây cấn trong cuộc cách mạng Pháp với những thanh thiếu niên trẻ đứng lên để chống lại sự cai trị bạo tàn và phi lý của xã hội tư sản và lấy lại cái lý tưởng một nước Pháp tự do và bác ái, họ sẵn sàng hy sinh cho niềm tin lý tưởng cách mạng trong sáng của mình. Trong phim những kẻ khốn khổ là những người phải trải qua những thử thách và những đau đớn tột đỉnh bởi những cuộc chạy trốn và rượt đuổi giữa viên thanh tra Javert và người tù Jean Valjean. Họ phiêu bạt khắp nơi để nhận được sự xua đuổi của người đời khiến những số phận của những người khốn khổ trở nên khốn khổ hơn. Cuộc đời đã huỷ diệt hoàn toàn con người của Jean Valjean và anh nghĩ tưởng như rơi vào tận cùng của đau khổ và tuyệt vọng cho đến khi anh gập được vị giám mục Myriel, đó là lúc anh được đối xử như một con người. Chính tấm lòng bao dung của vị giám mục Myriel đã giúp Jean Valjean hướng thiện, đưa cuộc đời anh bước sang một trang sử mới: Thánh thiện và tốt đẹp hơn. Phim đã đem lại một hình ảnh đẹp, có giá trị tôn giáo và đạo đức. Những Kẻ Khốn Cùng, có sự tham gia của nhiều ngôi sao nổi tiếng nhất Hollywood hiện nay như Hugh Jackman, Anne Hathaway, Russell Crowe, Amanda Seyfried, Helena Bonham Carter. Phim giành được 4 đề cử Quả Cầu Vàng: Phim hay nhất ở thể loại nhạc kịch. Có thể nói phần bối cảnh của thể loại phim nhạc kịch là sự kết hợp hài hòa giữa sự diễn xuất của các diễn viên điện ảnh và âm nhạc, góc cạnh quay kết hợp tình tiết trong chuyện đã tạo nên hưởng mạnh mẽ khiến những người yêu thể loại phim nhạc kịch phải rơi lệ. Cuốn phim Những Kẻ Khốn Cùng (Les Misérables) đã để lại nhiều cảm xúc và sự xót xa thương cho những thân phận khốn khổ trong lòng khán giả.

Tóm lại đây là cuốn sách có giá trị lịch sử, cơ cấu chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng và đề cao tinh thần đoàn kết của những người lao động nghèo khổ trong thế kỷ XIX. Qua ngòi bút điêu luyện, bén nhậy và sắc sảo, Victor Hugo đã biểu lộ tấm lòng thương xót đến những nạn nhân bị vùi dập và khinh bỉ bởi xã hội tư sản nhưng vẫn giữ được sự cao thượng của tâm hồn, tình thương yêu chân chính và đích thực. Cũng trong lời viết khéo léo ấy, Victor Hugo đã gián tiếp ca ngợi dân tộc hùng dũng, can đảm đứng lên để đòi hỏi tự do, lên án xã hội tư sản bất công, vô nhân đạo, sự phi lý của luật pháp, tòa án, nhà tù, quân lính, cảnh sát, những kẻ trong giới thượng lưu, giàu sang và những kể nghèo đói thấp hèn, những cảnh thống khổ mà xã hội tư bản gây ra. Ðiều này cho chúng ta biết rằng cuộc đời nhiều thử thách, đau khổ và niềm tin sẽ giúp con người vượt qua mọi chướng ngại vật.

Khánh Lan.

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

Theo tác giả Vĩ Thanh, Victor Marie Hugo sinh ngày 26 tháng 2, 1802 tại Besançon và mất ngày 22 tháng 5, 1885 tại Paris, ông là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch danh tiếng nhất của nước Pháp thuộc chủ nghĩa lãng mạn và là nhân vật dẫn đầu phong trào lãng mạn (the romantic movement) của nền Văn Chương Pháp, ông đồng thời là một nhà chính trị, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX. Những sáng tác của Victor Hugo xếp hạng nổi tiếng thứ 15407 trên thế giới và thứ 45 trong danh sách tiểu thuyết gia nổi tiếng, văn chương của ông không chỉ phản ảnh lịch sử, văn hóa của cách mạng Pháp mà còn là biểu tượng mẫu mực của lòng nhân ái, vị tha nên đã tạo ra ảnh hưởng mãnh liệt và vượt qua cả biên giới hạn hẹp của nước Pháp, trở thành niềm tự hào của thế giới với cuộc thăng trầm nhiều biến động của đất nước. Victor Hugo hấp thụ tinh thần dân chủ và lý tưởng cách mạng thời đại, do đó trong thời gian đầu những sáng tác của ông chịu ảnh hưởng của tư tưởng quân chủ.

Năm 1815, Victor Hugo bắt đầu làm thơ, 14 tuổi ông viết trong nhật ký: “Tôi muốn trở thành Chateaubriand hoặc không gì cả!”. Năm 1817, Victor Hugo lãnh được bằng khen danh dự của Hàn Lâm Viện Pháp về một bài thơ dự thi rồi tới năm 1819, đã đoạt giải nhất trong một kỳ thi thơ phú toàn quốc. Năm 1821, Victor Hugo xuất bản thi phẩm đầu tiên có tên là “Odes et poesies diverses” gồm các bài thơ ngắn và nhiều thể loại, vua Louis XVIII có cảm tình với ông qua tập thơ này và trợ cấp cho ông 1,000 quan mỗi năm. Tập thơ Odes ra mắt năm 1821 khi ông 19 tuổi, với 1500 ấn bản được tiêu thụ trong vòng 4 tháng. Năm 1823, Victor Hugo phổ biến cuốn truyện tiểu thuyết đầu tiên tên là Han d’Islande (Đại Hãn của Ai Nhĩ Lan), mô tả sự man rợ của một bộ lạc chặt đầu người bằng búa đá và uống máu kẻ địch. Cuốn truyện này được dịch sang tiếng Anh vào năm 1825 và được nhà báo Charles Nodier mời Victor Hugo tham gia vào nhóm văn thuộc phái Lãng Mạn Cénacle (Romanticism), tại đây ông quen biết với một nhà phê bình văn chương Pháp của thế kỷ XIX, Saint- Beuve. Nhóm văn hữu Cénacle họp mặt thường xuyên tại thư viện Arsenal, họ đã đề cao tự do, nguyên tắc của nghệ thuật và đời sống. Vào thời kỳ này, Victor Hugo đã phổ biến một loại báo văn học có khuynh hướng ôn hòa tên Muse Francaise (Thi Thần nước Pháp, 1823-24).

Năm 1823Victor Hugo kết hôn với người bạn ấu thơ là Adèle Foucher nhưng cuộc hôn nhân không hạnh phúc với vợ khiến Victor Hugo qua lại với nhân tình Juliette Drouet, Adèle ngoại tình với bạn thân của ông là Sainte Beuve nhưng vì gia đình và lòng tự trọng, họ không ly dị, Hugo cũng lao vào cuộc tình với Juliette Drouet và nổi tiếng là có nhiều nhân tình nhưng thật sự trong tình cảm gia đình, Victor Hugo là người bất hạnh và đáng thương. Người con gái đầu tiên của ông sớm ra đi trong một vụ lật thuyền ở sông Seine cùng với chồng khi cô chưa đầy hai mươi tuổi, người con gái thứ hai của Hugo là Adèle mắc bệnh tâm thần và suốt đời sống trong bệnh viện, hai người con trai của ông đều viết văn, làm báo nhưng cũng lần lượt qua đời khi còn rất trẻ. Niềm an ủi duy nhất trong những năm cuối đời của ông là hai đứa cháu nội . Cuộc đời của ông không chỉ đầy niềm đau về gia đình mà còn trải qua nhiều biến động gắn liền với sự thay đổi và suy vượng của đất nước.

Năm 1824, Victor Hugo cho xuất bản tập thơ ngắn Nouvelles Odes, hai năm sau, xuất hiện cuốn tiểu thuyết Bug-Jargal (The Slave King, nhà Vua nô lệ). Tập thơ ngắn “Odes et Ballades” ấn bản năm 1826, gồm nhiều bài thơ lãng mạn. Năm 1829, tập thơ “Les Orientales” (Đông Phương) cũng là mộ tập thơ lãng mạn. Năm 1824, Victor Hugo cho xuất bản tập thơ ngắn Nouvelles Odes, hai năm sau, xuất hiện cuốn tiểu thuyết Bug-Jargal (The Slave King, nhà Vua nô lệ). Tập thơ ngắn “Odes et Ballades” ấn bản năm 1826, gồm nhiều bài thơ lãng mạn. Theo tác giả Phạm Duy, Ðạo Cao Ðài được thành lập ở Việt Nam năm 1926,Victor Hugo là một trong ba vị thánh đầu tiên, bên cạnh Tôn Trung Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông xuất hiện trong bức tranh Tam thánh ký hòa ước do họa sĩ Lê Minh Tòng sáng tác năm 1947, hiện được lưu giữ tại Tòa Thánh Tây Ninh.  Năm 1829, tập thơ “Les Orientales” (Đông Phương) cũng là mộ tập thơ lãng mạn. Năm 1833, Victor Hugo ra mắt vở kịch Lucrèce Borgia. Những năm 1840, ông đứng về phía chế độ quân chủ chuyên chế, chống lại tư tưởng dân chủ, sau đó ông được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp và được phong bá tước năm bốn mươi ba tuổi.

Ngày 07 tháng 02 năm 1841, Victor Hugo được bầu vào Viện Hàn Lâm Pháp. Năm 1845, Victor Hugo bắt đầu buớc vào lãnh vực chính trị, năm 1848 ông được bầu làm nghị sĩ hội đồng lập hiến. Năm 1851 lịch sử nước Pháp lại trải qua cơn biến động. Louis Napoléon hủy bỏ nền Cộng hòa, thành lập nền Đế chế, tự xưng là Vua Napoléon III. Victor Hugo lên án cuộc đảo chính ngày 2 tháng 12 năm 1851 của hoàng tử Louis-Napoléon (cháu của Napoléon Bonaparte), ông bị buộc đi đày ở Bỉ, sau đó là đảo Jersay và Guernesey. Trong những năm tháng sống lưu vong, Victor Hugo đã hoàn thành bộ tiểu thuyết Những Kẻ Khốn Cùng trong suốt mười chín năm nhưng đây chính là giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông khi hàng loạt tập thơ và tiểu thuyết ra đời. Khi nhận được lệnh ân xá của Napoleon III, ông nhất quyết không quay về và kịch liệt chống đối chế độ đế chế thứ II, lên án gay gắt sự phản bội và áp bức của triều đình. Năm 1870, Victor Hugo trở về Pháp sau khi chế độ Napoleon sụp đổ, đó cũng là khoảng thời gian diễn ra Công xã Paris, đem lại một cuộc sống mới cho những người dân cùng khổ trong xã hội. ngày 8/2/1871, ông được bầu vào quốc hội Pháp và năm 1876, ông được bầu làm thượng nghị sĩ. Tuy không thực sự tán đồng Công xã Paris song với trái tim đầy nhân ái, Hugo vẫn phản kháng và đấu tranh đến cùng trước những sự trả thù tàn bạo, đứng về những người công nhân nghèo khổ trong suốt những năm tháng cuối đời.

Victor Hugo mất vào tháng 5 năm 1885 trong sự thương tiếc của nhân dân Pháp, đặc biệt là những cựu chiến sĩ cách mạng Công xã Paris, những người lao động khốn khổ đã từng được ông giúp đỡ và bảo vệ. Ngày 26/2/1881 năm Hugo 80 tuổi, nước Pháp long trọng tổ chức lễ thượng thọ cho ông, đám đông diễu hành qua nhà Victor Hugo ở Paris, khoảng 5.000 nhạc công được huy động, họ chơi bản quốc ca Pháp và gửi những lời chúc tụng đến đại văn hào Victor Hugo, đám đông diễu hành qua nhà Victor Hugo ở Paris. Pháp đổi tên đại lộ D’Eylau thành đại lộ Victor Hugo. Trước khi lìa xa nhân thế, Hugo di chúc lại: “Tôi cho các kẻ nghèo 50.000 quan. Tôi ước mong được mang tới nghĩa trang trong quan tài của người nghèo khó. Tôi từ chối các lời cầu nguyện của tất cả các nhà thờ. Tôi tin tưởng nơi Thượng đế”. Nhưng trên thực tế, nước Pháp đã tổ chức quốc tang cho Victor Hugo, hơn hai triệu người dân Pháp đã đến tỏ lòng thương xót ông, Đoàn diễu hành đi bộ sáu tiếng từ Khải Hoàn Môn đến Điện Panthéon, thi hài ông được đặt tại điện Panthéon, nơi an nghỉ của các vĩ nhân cùng Emile Zola và Alexandre Dumas.

Hạnh phúc lớn nhất ở đời là có thể tin chắc rằng ta được yêu thương, yêu vì chính bản thân ta, hay đúng hơn, yêu bất kể bản thân ta.

Ðó là lời ngụ ngôn của Victor Hugo.

From: TU-PHUNG

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay