Nhà EDITH_Câu chuyện khó tin mà có thật
Câu chuyện bà Edith Macefield
Ngôi Nhà Của Cụ Edith Macefield Tại Trung Tâm Thương Mại Ballard, Seatle, USA
Câu chuyện về một cư dân tại thành phố Seatle Bang Washington, Hoa Kỳ vừa được đăng trên các tờ Báo lớn của Mỹ hôm 19 tháng 3 vừa qua, nghe như là một huyền thoại, mà chắc ít người Việt từng biết đến, kể cả các lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước Việt Nam. Ngay cả khi nghe được câu chuyện này, liệu họ có tin được hay không: Cụ Edith Macefield, một cụ già 84 tuổi, đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới như là một nữ anh hùng nhân loại, khi vào năm 2006 bà cương quyêt khước từ khoản tiền một triệu đô la để nhượng lại ngôi nhà cũ kỷ, rục rệu của mình, tọa lạc tại góc giao lộ Tây Bắc 46th và Đại lộ 15th, trong khu Ballard, thành phố Seattle, tiểu bang Washington để nhường chỗ cho việc xây dựng một Trung Tâm Thương Mại.
Vì không mua được đất của Cụ Edith Macefield, cơ quan phát triển đô thị cuối cùng đã phải thay đổi thiết kế của tòa nhà, mà với thiết kế mới, tòa nhà Trung Tâm Thương mại năm tầng này buộc phải cắt cúp lõm vào tại vị trí ngôi nhà ngôi nhà hai tầng cũ kỷ đã trải qua 108 năm dãi dầu mưa nắng của cụ Edith tọa lạc, nhưng tuyệt nhiên, không đụng đến bất cứ một chi tiết nhỏ nào của ngôi nhà dù chỉ là một tấc đất. Và cụ Edith Macefield vẫn tiếp tục sống một cách an nhiên tự tại trong ngôi nhà đó, ngay cả khi công trường xây đựng trung tâm đô thị cứ diễn ra ngày một náo nhiệt hơn, ngay cả sau khi bức tường bê tông ba mặt bao quanh ngôi nhà mỗi ngày cứ cao dần lên khi hết khối bê tông này đến khối bê tông khác cứ tiếp tục được đắp lên đó. Ngay cả khi những cần cẩu đã vượt qua mái nhà của của cụ để nâng hàng ngàn khối sắt thép bê tông, hết ngày này qua tháng khác cho đến ngày Trung Tâm Thương Mại hoàn thiện. Cụ Edith Macefield vượt qua hết mọi quấy quả một cách hết sức đơn giản bằng cách tăng âm lượng của chiếc vô tuyến truyền hình hoặc âm nhạc opera mà cụ yêu thích to hơn một chút, và thế là đủ.
Cụ Edith đã chia sẻ rằng: “Tôi đã đi qua cuộc chiến tranh thế giới thứ II, tiếng ồn không làm phiền tôi, vì tôi đã quá quen thuộc với nó”. Nhưng ấn tượng hơn cả là câu nói mà cụ Edith thường lập đi lập lại nhiều lần với nhân viên của Hội Đồng Thành Phố, những người nhiều lần đến gặp cụ dể thương lượng mua lại ngôi nhà của cụ và thuyết phục cụ chuyển đi nơi khác, nhường lại mặt bằng cho Trung Tâm Thương Mại, rằng “Tôi không muốn di chuyển. Tôi không cần tiền. Tiền không phải là tất cả”.
Sau Khi Cụ Edith Macefield qua đời vì ung thư tuyến tụy vào năm 2008, ngôi nhà của cụ lại càng nổi tiếng hơn, vẫn bé nhỏ, e ấp tại đó, bao quanh bởi bức tường bê tông cao chót vót trên ba mặt của Trung Tâm Thương Mại hiện đại và đồ sộ. Ngôi nhà không những đã trở thành nguồn cảm hứng và cổ vũ lớn lao cho cư dân khu Ballard, Seatle, mà cũng là nguồn cảm hứng cho hầu hết người dân Mỹ cũng như người dân ở các quốc gia Phương Tây, những người đã quá mệt mỏi với sự biến mất dần những cảnh quang thiên nhiên xanh tươi, mát mẻ và yên bình để thay vào đó là những tòa nhà chọc trời, những khu chung cư cao tầng hay những trung tâm thương mại đồ sộ. Với nguồn cảm hứng đó, rất nhiều người đã tạo hình xăm ngôi nhà bé nhỏ của cụ Edith lên cơ thể như là một cách thành tâm để tưởng nhớ đến cụ cũng như để tỏ lòng ngưỡng phục lòng kiên định của cụ.
Những người luôn tiếc nhớ cụ Edith thì thổ lộ rằng họ đã lấy cảm hứng từ tinh thần và lòng dũng cảm của cụ, bởi sự lựa chọn của cụ để được sống một cuộc sống đơn giản trong chính ngôi nhà nhỏ của mình, theo cách mà cụ ấy muốn. Thật là một cuộc đời đáng để sống khi người ta được sống theo cách mà người ta muốn, nếu không thì chúng ta không phải đang sống, mà thực ra là chỉ đang tồn tại mà thôi. Đó là lý do khiến càng ngày càng có thêm nhiều người biết đến cụ và hết lòng kính ngưỡng cụ, hết lòng tôn vinh tinh thần Edith Macefield.