Nạn hạn hán ở Mekong tệ hại hơn giữa những nghi ngờ về lời hứa của Lào

 Nạn hạn hán ở Mekong tệ hại hơn giữa những nghi ngờ về lời hứa của Lào

Đập Xayaburi do Lào xây dựng đã gây ra nhiều tranh cãi và phản đối từ các nước xung quanh vì những tác động tiêu cực về môi trường. (Ảnh: Tom Fawthrop)

Đập Xayaburi do Lào xây dựng đã gây ra nhiều tranh cãi và phản đối từ các nước xung quanh vì những tác động tiêu cực về môi trường. (Ảnh: Tom Fawthrop)

21.03.2016

Hạn hán tại Đông Nam Á đã gây lo ngại rất nhiều cho Việt Nam và Campuchia, nơi nước mặn đang vào sâu trong Sông Mekong và nhiều người nghi ngờ về những lới hứa mới đây của Lào là nước này sẽ tôn trọng quyền của những quốc gia ở vùng lạ lưu trong việc xây dựng các con đập. Thông tín viên Luke Hunt của đài VOA gởi bài tường thuật về từ Phnom Penh.

Bảo đảm từ Vientiane được đưa ra bởi ông Bounhang Vorachith, người vừa mới được bầu làm tổng bí thư của đảng Cộng sản Lào, đã mang lại mối hy vọng là ông có thể cho thấy một khuynh hướng hòa giải trong các cuộc thương thuyết với những nước cùng chia sẻ việc sử dụng Sông Mekong. Ông nói: “ Lào sẽ nỗ lực đảm bảo là sẽ không có ảnh hưởng gì cả”. Ông Bounhang vừa mới nói với chính phủ Campuchia về kế hoạch của Vientiane để xây dựng 11 con đập dọc theo Sông Mekong và ảnh hưởng của những con đập này đối với các nước láng giềng.

Ông cũng nhắc nhở Thủ tướng Hun Sen là Lào đã nghiên cứu ảnh hưởng có thể có của những con đập và hứa hạn chế ảnh hưởng của đập thủy điện Don Sahong gây nhiều tranh cãi. Báo Phnom Penh Post loan tin là con đập này sẽ được xây dựng ngay phía bắc biên giới Campuchia.

Tuy nhiên, lời hứa của ông Bounhang không trấn an được những nước phụ thuộc nhiều vào Sông Mekong, nơi mực nước thấp gây nên hạn hán trầm trọng. Tình trạng này được nhiều người cho là phát sinh từ biến đổi khí hậu, việc phá các khu rừng nhiệt đới để sử dụng trong công nghiệp và những con đập trên thượng nguồn, chủ yếu tại Trung Quốc.

Có đến 70 triệu người sống dọc theo Sông Mekong, trong đó những  sắc dân thiểu số  như Jarai, Kraol, Phnong, Ro Oung, Stieng, Su, Oey, Kreung and Tampuan.

Ông Samin Ngach, phát ngôn viên của Hiệp hội Thanh niên Bản địa Campuchia, nói nguồn cung cấp thực phẩm và nước ngọt bị thiếu hụt tiếp sau những mùa lúa với sản lượng thấp do thiếu mưa trong mùa mưa vừa qua.

Ông Samin Ngach nói:

“Cộng đồng người bản địa không thể trồng lúa. Cuối cùng họ không có lương thực để ăn. Rừng cũng cần nước và gia súc cũng cần nước. Thật là khó khăn cho mọi người”.

Ông nói khả năng ứng phó hạn hán của các chính quyền trong vùng của cũng là một vấn đề cần quan tâm. Việc này được nêu bật bằng quyết định của Thái Lan trong tháng trước nhằm chuyển dòng Sông Mekong chảy vào những vùng bị hạn hán gây nên những lo ngại tại Việt Nam và Campuchia. Hà Nội làm áp lực để đòi Bangkok dùng Ủy ban Sông Mekong (MRC) để giải quyết vấn đề, trước khi những vấn đề này leo thang trong tương lai. Tuy nhiên, MRC bị các nhà tài trợ cắt giảm ngân sách trầm trọng vì bất bình với Ủy ban Sông Mekong và những cáo buộc quản lý không tốt và tham nhũng trong ủy ban.

Ông Ou Virak, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu ở Campuchia có tên là Diễn đàn Tương lai, nói:

“Nguồn cá nước ngọt đối với người Campuchia rất quan trọng. Tôi nghĩ biến đổi khí hậu có thể cảm nhận được hiện nay. Mùa nắng nóng đến rất sớm, không còn có mùa đông nữa, không có mùa mát nữa”.

Ông Ou Virak nói thêm là biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng tới hoạt động ngoại giao khu vực, với việc Trung Quốc kiểm soát  dòng chảy Sông Mekong xuyên qua một hệ thống mạng lưới đê đập rộng lớn được xây dựng trong 20 năm qua.

Ngư dân Thái biểu tình chống lại việc xây đập Sayabouri trên Sông Mekong.

Ngư dân Thái biểu tình chống lại việc xây đập Sayabouri trên Sông Mekong.

Đây là một lợi điểm to lớn của Trung Quốc trong những cuộc thương thuyết với những nước nằm dọc Sông Mekong như Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Ông Ou Virak nói tiếp:

“Nhưng nếu nhìn vào những con đập trên thượng nguồn Sông Mekong ở Trung Quốc, tôi nghĩ là những con đập này chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều, không những ảnh hưởng đến nguồn cá mà còn ảnh hưởng đến nguồn nước. Những nước ở hạ lưu Sông Mekong như Việt Nam, Campuchia sẽ phải tìm cách thương thuyết với Trung Quốc”.

Nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với thiệt hại lớn về mùa màng vì hạn hán nghiêm trọng và nước mặn tràn vào đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng Sông Mekong và 12 tỉnh của Việt Nam. Một số báo cáo cho biết nước mặn đã tràn đến biên giới Campuchia.

Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, được báo chí nhà nước trích lời nói rằng cho tới nay đã có 139.000 hecta đất bị nhiễm mặn và con số này sẽ gia tăng ít nhất cho đến khi mùa mưa kế tiếp bắt đầu, thường là vào khoảng tháng 6.

Ông Tek Vannara, giám đốc của Diễn đàn các Tổ chức phi chính phủ, nói có thêm 200.000 hecta lúa bị tiêu hủy vì hạn hán ở Campuchia, và việc này có ảnh hưởng rất xấu đối với đời sống của nông dân.

Ông Tek Vannara nói:

“Đồng lúa bị hủy hoại vì hạn hán. Nước mặn tràn vào do phá rừng tại vùng Sông Mekong. Các khu rừng nhiệt đới bị biến đổi để trở thành đất nông nghiệp hoặc để dùng trong công nghiệp làm cho vấn đề này tệ hại hơn nữa. Tại Campuchia, Lào, Việt Nam  và Thái Lan, rừng đã biến thành đất nông nghiệp rồi lại được sử dụng trong công nghiệp. Do đó đây là một nguyên nhân căn bản khác”.

Tại Việt Nam, ông Cao Đức Phát nói tình trạng thiếu nước ngọt ảnh hưởng tới 575.000 người cùng với những cơ sở kinh doanh như bệnh viện, trường học, khách sạn và công xưởng.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay