Lúng túng trong suy luận: Tư tưởng lỗi thời 74 năm cũ của Hồ Chí Minh vẫn còn được Đảng đề cao mãi

Theo tạp chí Luật Khoa

Di chúc của Hồ Chí Minh liệu có còn hợp thời?
 Thúy Hường • 15 Sept 2023 
Người dân dâng hương ở nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Hochiminh.vn.
 

Vào ngày Quốc khánh hàng năm, các kênh truyền thông của nhà nước Việt Nam đăng bài ca ngợi Hồ Chí Minh nhân ngày lập quốc, và cũng là dịp tưởng niệm ngày mất của ông. Diễn ngôn trong các bài viết này thường hướng tới việc củng cố, tăng cường sức ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua hình tượng lý tưởng của Hồ Chí Minh.

Các cụm từ quen thuộc và mơ hồ để nói về đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh như là tài sản của đảng, của dân tộc Việt được nhắc đến liên tục. Một số ít bài viết nói về tầm nhìn của ông về phát triển kinh tế – xã hội sau chiến tranh để củng cố tính chính danh của đảng. Hiện tượng này được các học giả gọi tên là “tín ngưỡng Hồ Chí Minh”.

Trong số các di sản của Hồ Chí Minh, bản “di chúc” của ông thường được nhắc tới như nền tảng đạo đức cho việc phụng sự dân tộc. Bài viết này nhìn lại quá trình xây dựng Đảng Cộng sản gắn với hình tượng Hồ Chí Minh – đặc biệt là di chúc của ông – và các thủ thuật mà đảng đã sử dụng để huy động sự ủng hộ của dân chúng. Từ đó, người viết tranh luận rằng việc bộ máy tuyên truyền của đảng lặp lại các diễn ngôn về di chúc Hồ Chí Minh không những không giúp mà còn có thể làm giảm tính chính danh của đảng trong hoàn cảnh hiện nay. Hai lý do cơ bản cho tranh luận này là:

  • (i) việc sử dụng diễn ngôn mơ hồ gây khó khăn cho sự hiểu của công chúng; và
  • (ii) diễn ngôn không có khả năng kết nối với thế hệ sinh ra sau chiến tranh.

Quá trình xây dựng Đảng Cộng sản, biểu tượng Hồ Chí Minh, và danh tính quốc gia

Sùng bái lãnh tụ, hiện tượng thế kỷ tại Mỹ - THÔNG LUẬN

Sùng bái lãnh tụ thường không xuất phát từ ý nguyện cá nhân hoặc thậm chí từ nhu cầu xã hội, mà do cấu trúc của hệ thống chính trị (hoặc cách tổ chức quyền lực) quyết định. Cách tổ chức quyền lực của Đảng Cộng sản đòi hỏi sự trung thành, và điều này được thực hiện qua sự ngưỡng mộ của đám đông với hình ảnh Bác Hồ hoặc “cha già dân tộc” của ông.

Vietnam goes on coronavirus alert after first local infection in 100 ...

Tại thời điểm năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có 5.000 thành viên và phần lớn dân chúng không biết tới Hồ Chí Minh.  Trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1960, đảng và bản thân Hồ Chí Minh đã chủ động tạo ra biểu tượng Hồ Chí Minh để gắn với danh tính của Đảng Cộng sản, và chính quyền mới thành lập.

Theo phân tích của các học giả, việc tạo dựng hình ảnh Hồ Chí Minh là quan trọng cho tuyên truyền về chủ nghĩa xã hội. Trước và sau Hiệp định Genève năm 1954, phần lớn dân chúng Việt Nam mù chữ, thất học. Vì thế, Đảng Cộng sản dễ kết nối với dân chúng hơn thông qua một con người cụ thể là Hồ Chí Minh, mang những phẩm chất đạo đức gần gũi với các gia đình Việt Nam. Trong khi chống lại thực dân Pháp là nhu cầu nội tại và rõ ràng của Việt Nam tại thời điểm đó, thì nhu cầu về một xã hội mới theo mô hình chủ nghĩa xã hội là không rõ ràng. Việc tạo ra “tín ngưỡng Hồ Chí Minh” là lựa chọn chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh để hướng tới mục đích này.

 

Tạo ra danh tính Hồ Chí Minh là một quá trình. Trong khi giới nghiên cứu trong nước vẫn đang thận trọng truy tìm nguồn gốc các văn bản liên quan tới hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh, nghiên cứu học thuật quốc tế cho thấy Hồ Chí Minh chủ động tham gia quá trình này thông qua việc tạo ra các bút danh, và viết hồi ký về chính mình. Sau năm 1960, Hồ Chí Minh mất dần quyền lực vào tay Lê Duẩn, nhưng ông vẫn tiếp tục làm “nhân viên” trong bộ máy của đảng với vai trò gương mặt đại diện cho tới khi chết. Nói cách khác, nuôi dưỡng tín ngưỡng Hồ Chí Minh gắn với nhu cầu tồn tại của Đảng Cộng sản.

SADTU Political Education Blog: Political and Military in Revolutionary War

Lê Duẫn và Nguyễn Chí Thanh lấn át ông Hồ trong hội nghị lượng giá tình hình Miền Nam 1964 – 12/1965

Lúc đó ông Thanh đứng lên: “Thưa Bác, tôi được gọi đến đây để bàn về phương án đánh Mỹ chứ tôi không bàn về đánh hay không đánh. Xin phép Bác bàn về đánh Mỹ thì tôi có ý kiến, còn bàn về đánh hay không thì tôi không có ý kiến”. 

“Di chúc” của Hồ Chí Minh 

Các tư liệu được công bố cho thấy việc tạo ra “di chúc” của Hồ Chí Minh là một phần của tiến trình chính trị ở Việt Nam và được kiểm soát chặt chẽ bởi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cụ thể, bản thảo năm 1965 của Hồ Chí Minh có chữ ký “chứng kiến” của Tổng Bí thư Lê Duẩn. Điều này cho thấy những nội dung Hồ Chí Minh viết ra không đơn thuần là nguyện vọng cá nhân, mà còn cần tới sự phê duyệt của đảng. Đảng cũng kiểm soát quá trình công bố văn bản này sau cái chết của ông. Nhiều năm sau khi Hồ Chí Minh qua đời, đảng mới công bố các bản thảo của di chúc. Đặt trong biến thiên của dòng thời gian, sự kiểm soát của Đảng Cộng sản góp phần tạo nên tính mơ hồ của hình tượng Hồ Chí Minh cũng như các giá trị đạo đức của ông.

Việc tạo ra diễn ngôn không chính xác của bộ máy tuyên truyền Đảng Cộng sản Việt Nam cũng ảnh hưởng tới quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Bản thân Hồ Chí Minh khuyến khích việc dùng từ thuần Việt thay vì Hán-Việt (ví dụ: “đốt đi” thay vì “hoả thiêu”). Ông không đặt tên cho văn bản mình soạn thảo, mà coi đó là “thư” hoặc “mấy lời để lại”. Bộ máy tuyên truyền của đảng sau đó dùng từ “di chúc” (hoặc đôi khi là “di huấn”). Khó có thể kết luận việc dùng từ “di chúc” là do vô tình, nhầm lẫn, hay có chủ ý. Tuy nhiên, việc dùng từ không chính xác đã xóa nhòa ranh giới giữa diễn ngôn chính trị và diễn ngôn pháp lý. Trong mọi hình thái xã hội hiện đại, “di chúc” luôn được hiểu là sự thể hiện ý chí của một cá nhân nhằm chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Khái niệm này đã được đưa vào Bộ luật Dân sự Việt Nam.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lẫn lộn ranh giới giữa diễn ngôn chính trị và diễn ngôn pháp lý ảnh hưởng tới việc tạo lập trật tự xã hội cũng như hiệu quả quản trị nhà nước bằng pháp luật. Việc sử dụng cùng một thuật ngữ nhưng mang ý nghĩa khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau gây sự nhầm lẫn trong xã hội và dân chúng. Trong bối cảnh thiếu vắng sở hữu tư nhân ở Việt Nam, việc truyền thông di sản chính trị của một lãnh tụ đã chết gắn với di sản vật chất của cá nhân công dân dẫn tới sai lệch thông tin. Sự sai lệch thông tin, tới lượt nó, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội.

Sự tiến hóa của diễn ngôn về di chúc Hồ Chí Minh? 

Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, Đảng Cộng sản đã có những thay đổi nhất định để phù hợp với thời cuộc. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chia sẻ một kết luận rằng sự thay đổi của Đảng Cộng sản là để giữ vị trí độc tôn quyền lực thông qua hệ thống giáo dục và các kênh truyền thông. Kiểm soát ký ức cộng đồng là một trong những kỹ thuật để thực hiện mục đích này.

Việc lặp lại các diễn ngôn về di chúc của Hồ Chí Minh có thể coi là một phần chiến lược của đảng nhằm duy trì biểu tượng đạo đức Hồ Chí Minh trong ký ức cộng đồng. Di chúc Hồ Chí Minh được coi là đại diện của các giá trị trừu tượng như tinh thần nhân văn, đạo đức cách mạng. Tuy nhiên, tác giả cho rằng kỹ thuật này không giúp cho việc xây dựng hoặc tăng cường tính chính danh của Đảng Cộng sản trong hoàn cảnh hiện nay. Xét từ góc độ xây dựng đảng, diễn ngôn không được thể chế hóa thành các quy tắc xử sự cụ thể, hoặc giúp hướng dẫn hành vi của đảng viên. Xét từ mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với dân chúng, diễn ngôn không được sáng tạo để kết nối với thế hệ sinh ra sau chiến tranh.

Các nguyên tắc đạo đức mà Hồ Chí Minh đặt ra trong quá trình xây dựng thể chế của nhà nước mới thường rõ ràng, đơn giản, và được phổ biến rộng rãi tới công chúng. Các quy tắc nội bộ với đảng viên được định tính để dễ thực hiện. So với thời điểm đó, quy định hiện nay về ứng xử của đảng viên kém rõ ràng hơn. Nếu đem so sánh với mô hình mà Đảng Cộng sản Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều là Đảng Cộng sản Trung Quốc thì các nghiên cứu chỉ ra rằng sự không rõ ràng có thể nhằm mục đích duy trì sự tồn tại của đảng. Những luật lệ ngầm hiểu (hay các quy định không chính thống) vẫn có quyền lực điều chỉnh hành vi hơn các quy tắc được thể chế hóa. Tuy nhiên, xét cả về quy mô kinh tế và dân số thì Việt Nam không có sức mạnh của Trung Quốc. Nếu di chúc Hồ Chí Minh thực sự đại diện cho tinh thần yêu nước/ tinh thần dân tộc, diễn ngôn về nó phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới tính chính danh của Đảng Cộng sản với dân chúng trong nước mà còn chi phối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và các cường quốc khác.

Cho tới hiện tại, bộ máy tuyên truyền của đảng chủ yếu trình bày di chúc của Hồ Chí Minh qua chữ viết. Khác với một số công cụ tuyên truyền khác có ứng dụng nghệ thuật (ví dụ âm nhạc) và mang tính sáng tạo, khả năng “thẩm thấu” của di chúc trong cộng đồng kém hơn. Ví dụ, Nhà tù Hỏa Lò có chiến lược truyền thông sáng tạo nhằm thu hút giới trẻ đến tham quan, Bảo tàng Hồ Chí Minh không thành công trong việc tạo ra không gian mới để ngôn từ có thể tương tác với công chúng một cách hấp dẫn hơn.

Tóm lại, người viết cho rằng việc đổi mới diễn ngôn về di chúc Hồ Chí Minh theo hướng xây dựng các quy tắc ứng xử rõ ràng cho đảng viên, và minh bạch hóa “tín ngưỡng Hồ Chí Minh” là rất cần thiết cho sự tồn tại của Đảng Cộng sản và phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.


 

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay