Hủ Tục Đốt Vàng Mã

Hủ Tục Đốt Vàng Mã

Ngàn năm Bắc thuộc, người Tàu tìm mọi cách truyền bá tập tục, vừa muốn đồng hóa dân tộc ta, vừa có mục đích kinh doanh kiếm lợi.

Thời thượng cổ, người chết cứ để vậy đem chôn, không biết đến phần mộ, quan quách.

Về sau, việc mai táng người chết có nhiều hình thức.

Nhà Chu (1.122 trước Tây lịch) quy định rằng, khi ai chết, tất cả những vật dụng quý giá của người đó khi còn sống kể cả thê thiếp, thuộc hạ được sủng ái cũng đều phải chôn theo.

Tục lệ chôn người vô nhân đạo này đã được thay bằng lệ chôn các sô linh (người bện bằng cỏ).

Năm Nguyên Hưng nguyên niên (105) đời Hán Hoa, ông Thái Lĩnh tìm ra được cách làm giấy bằng vỏ cây dó & giẻ rách.

Tương truyền, lúc bấy giờ, Trung Hoa có tú tài Vưu Văn Nhất dùi mài kinh sử, mong ngày vinh quy bái tổ. Họ Vưu mười năm thi mãi không đỗ, bèn gác bút nghiên theo nghiệp buôn bán.

Một ngày nọ, Vưu tìm đến gia đình họ Đại xin học nghề làm giấy. Được yêu mến, Đại lão gia trao toàn bộ kỹ thuật làm giấy gia truyền.

Khi Đại lão gia qua đời, Vưu tú tài kế thừa sự nghiệp.

Giấy làm ra ngày càng tốt nhưng bán mãi không được. Họ Vưu vô cùng phiền não, bỏ cơm nước, nằm liệt giường, ba ngày sau thì chết.

Vợ Vưu khóc lóc, nói với mọi người:

– Gia cảnh chúng tôi nghèo túng, không có gì có thể chôn cùng. Thôi thì đem giấy đốt chôn cùng ông ấy vậy !

Đốt giấy tới ngày thứ ba, Vưu tú tài đột nhiên khua động quan tài ngồi dậy, miệng luôn mồm bảo:

– Mau đốt giấy, mau đốt giấy !

Ai nấy hoảng sợ, tưởng ma nhập về, bỏ chạy.

Vưu tú tài nói:

– Đừng sợ, tôi sống lại rồi !

Gã kể, nhờ đốt giấy mà y thoát chết. Giấy sau khi đốt , xuống tới âm tào địa phủ liền biến thành tiền. Vưu tú tài lấy tiền này để hối lộ, được Diêm Vương thả về.

Câu chuyện lan truyền khắp huyện thành cả Trung Hoa. giấy bán chạy như tôm tươi, nghề làm vàng mã bỗng chốc trở nên giàu có.

Sự thật, Vưu tú tài không hề chết đi sống lại, chỉ là lập mưu lừa phỉnh người đời.

Nhờ sự việc trót lọt, từ đó việc đốt giấy cho người chết đã trở thành một hủ tục mê muội được lưu truyền mãi, lan sang Việt Nam mãi đến ngày nay.

Lấy từ fb Cha Pham Quang Long

From: TU-PHUNG

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay