Hiện tượng Nguyễn Phương Hằng- Phùng Văn Phụng

                      Hiện tượng Nguyễn Phương Hằng

Tôi dự định không đọc và không viết về bà Nguyễn Phương Hằng lên live stream chửi sư Minh Tuệ vì câu chuyện trên đã và đang dậy lên những đợt sóng tiếp nối gây nên tâm lý không vui trong lòng người xem các bài báo, trên các youtube.

Nhưng tôi cũng thử phân tích tâm lý nhân vật Nguyễn Phương Hằng trong thời đại mới, thời đại mà mạng xã hội dường như đã chuyển tãi thông tin nhanh nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong cộng đồng vì mỗi người đều có thể là một ký giả, một người đưa tin?

1) Hiện tượng kiêu ngạo, mê danh vọng, thích nổi tiếng.

Sự kiêu ngạo của con người có nguồn gốc từ Adam và Eve, tổ tiên loài người, muốn bằng Thiên Chúa, nên đã ăn trái cấm để ngang bằng Trời.

Khi có tiền của, giàu có rồi đã từng có nhiều người ca tụng, đâm ra kiêu ngạo, thích danh vọng, thích nổi danh, thích tiếng tăm và tấn công vào một người tu hành ăn ngày một bữa, không nhà cửa, không tiền bạc, không xe cộ, ngủ ở nghĩa địa v.v… và việc chửi bới, tấn công vào người tu hành chắc chắn người tu hành không phản ứng, không thưa gởi. Nhưng tấn công vào nhà tu hành (ở dơ, không súc miệng, lười biếng không chịu làm việc, ăn xin…) để làm gì? Và do nguyên nhân nào?

Bà Nguyễn Phương Hằng “có thể” nhận chỉ thị của ai đó để hạ uy tín sư Minh Tuệ, nên bà đã dùng những lời nói nặng nề, khó nghe để tấn công, “quất” sư Minh Tuệ ???

2)Thực tế bà không được tăng thêm uy tín hay được nhiều người yêu mến hơn. Nhưng bà lại chịu một áp lực rất lớn từ cộng đồng mạng xã hội đang chỉ trích bà.

Bà Nguyễn Phương Hằng giàu có nhưng không HẠNH PHÚC, tự nhiên chuốc lấy SỰ MẤT BÌNH AN.

3)Còn đối với người tu hành chân chính, những lời chửi rủa, chỉ trích chắc chắn không làm cho nhà tu mất bình an đâu. Chẳng những người tu hành không mất bình an mà đây còn là dịp để họ tu tập chữ NHẪN, thực hành sự KHOAN DUNG, lòng THA THỨ, là thời gian, là cơ hội để nhà tu hành chân chính rèn luyện nhân cách, chịu đựng thử thách. Cho nên tất cả những biến cố đến với họ (tốt hay xấu) đều cần thiết trong đời tu của họ.

Kết: Trong “kinh cải tội bảy mối” có bảy đức mà đức “thứ nhất là KHIÊM NHƯỜNG chớ KIÊU NGẠO”

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã nói:

“”Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn

-““Hãy suy tư cẩn thận vì Tư tưởng sẽ biến thành Lời nói,

-“”Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời nói sẽ biến thành Hành động,

-“”Hãy hành xử cẩn thận vì Hành động sẽ biến thành Thói quen,

-“”Hãy chú trọng Thói quen vì chúng hình thành Nhân cách,

-“”Hãy chú trọng Nhân cách vì nó biến thành Số mệnh,

-“”Và Số mệnh của anh sẽ là Cuộc đời của anh.

Người viết: Phùng Văn Phụng

Tháng 11-2024


 

Được xem 31 lần, bởi 31 Bạn Đọc trong ngày hôm nay