Hà khắc nhất thế giới – Mạng nước ngoài phải gỡ bài bị chính quyền lưu ý trong vòng 24 tiếng đồng hồ

Theo BBC Tiếng Việt

Việt Nam: Mạng xã hội nước ngoài sẽ phải ‘gỡ bài vi phạm trong 24 giờ’?

mạng xã hội

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Việt Nam trong top 10 nước xem YouTube nhiều nhất thế giới

Việt Nam đang chuẩn bị ban hành quy định mới, có thể bao gồm yêu cầu các mạng xã hội nước ngoài gỡ bỏ “nội dung, dịch vụ vi phạm chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông”.

Hãng tin Reuters hôm 20/4 bình luận các sửa đổi dự kiến đối với luật hiện hành sẽ khiến Việt Nam trở thành một trong những “chế độ nghiêm ngặt nhất thế giới đối với các công ty truyền thông xã hội và sẽ củng cố nỗ lực của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc trấn áp hoạt động “chống nhà nước”.”

Theo tìm hiểu riêng của BBC, các sửa đổi theo dự kiến được nêu trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.

Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, được gọi là “đạo luật về internet ở Việt Nam”.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã có hai lần được đăng công khai để lấy ý kiến (tháng 7/2021 và tháng 11/2021).

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trình Chính phủ để thông qua.

Điều 22 dự thảo

Điều 22 của dự thảo nói: “Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung, dịch vụ vi phạm chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.”

“Đối với video phát trực tuyến (livestream), các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung vi phạm chậm nhất là 03 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.”

Internet, lực lượng 47

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP/GETTY IMAGES   Nhiều blogger bất đồng chính kiến bị bắt và bỏ tù

Tường thuật của Reuters nhận định, dựa vào các nguồn mà họ phỏng vấn, rằng các công ty truyền thông xã hội sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các yêu cầu gỡ bài trong 24 giờ do họ mất nhiều thời gian hơn để đánh giá và đối diện khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên có năng lực.

“Hiện tại, các nền tảng mạng xã hội thường có một vài ngày để xử lý các yêu cầu từ chính phủ Việt Nam”.

“Các sửa đổi dự kiến ​​sẽ được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký vào tháng tới và có hiệu lực từ tháng Bảy,” Reuters dẫn các nguồn muốn ẩn danh cho hay do chủ đề có tính nhạy cảm.

Hãng tin có văn phòng và phóng viên thường trú tại Hà Nội mô tả Bộ Truyền thông và Bộ Ngoại giao Việt Nam không phản hồi khi họ yêu cầu bình luận về nội dung bài báo.

Đại diện của Meta, chủ sở hữu Facebook và Alphabet, công ty sở hữu YouTube và Google từ chối bình luận với Reuters.

Trong khi đó Reuters, dẫn lời ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc Chính Sách của TikTok Việt Nam nói rằng họ sẽ “tiếp tục tuân thủ luật pháp địa phương hiện hành để đảm bảo TikTok vẫn là một không gian an toàn cho thể hiện sáng tạo”.

ByteDance của Trung Quốc là công ty sở hữu TikTok.

Bài của Reuters cũng so sánh nỗ lực áp gỡ nội dung trực tuyến “chống nhà nước” của Việt Nam trong vòng 24 giờ với Indonesia nơi có cùng chính sách, trong khi Ấn Độ yêu cầu 36 giờ.

facebook

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP, 2/3 dân số Việt Nam sở hữu tài khoản Facebook

Thị trường lớn

Việt Nam, với dân số 98 triệu người, nằm trong số 10 thị trường hàng đầu của Facebook về số lượng người sử dụng với 60-70 triệu người trên nền tảng này, theo dữ liệu của công ty năm 2021.

Reuters dẫn các nguồn thạo tin nói rằng Việt Nam mang lại cho Facebook khoảng 1 tỷ USD doanh thu hàng năm và là thị trường mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều thị trường châu Âu.

Trong khi đó YouTube có 60 triệu người dùng tại Việt Nam và TikTok có 20 triệu, theo ước tính của chính phủ Việt Nam năm 2021.

Thiệt hại vì mất an toàn thông tin: Doanh nghiệp biết nhưng làm ngơ ...

Tường thuật của Reuters mô tả Đảng Cộng sản Việt Nam ít chấp nhận những lời chỉ trích và các tòa án tại đã tuyên các án tù nhiều năm đối với những người bất đồng chính kiến ​​và các nhà hoạt động vì những bài viết chỉ trích chính phủ trên Facebook và YouTube.

“Các nỗ lực của chính phủ nhằm kiểm soát nội dung trực tuyến chỉ ngày càng mạnh hơn. Một luật an ninh mạng được đưa ra vào năm 2019 và tiếp theo đó là việc ban hành các hướng dẫn về hành vi trên mạng xã hội vào tháng 6 năm ngoái.

Vào năm 2020, Facebook đã đồng ý tăng cường kiểm duyệt đáng kể các bài đăng “chống nhà nước” đối với người dùng trong nước sau khi chính quyền Việt Nam siết lưu lượng truy cập vào Facebook và đe dọa đóng hẳn nền tảng này, theo tường thuật của Reuters trước đây.

Các nguồn của Reuters cho rằng những thay đổi theo kế hoạch bắt nguồn từ việc chính phủ Việt Nam không hài lòng với tỷ lệ gỡ bài theo yêu cầu hiện tại.

Ngày càng nhiều người Việt được tiếp cận với Internet, nhưng sự tự do truyền tải thông tin ngày càng thu hẹp.

NGUỒN HÌNH ẢNH,HOANG DINH NAM/GETTY IMAGES

Ngày càng nhiều người Việt được tiếp cận với Internet, nhưng sự tự do truyền tải thông tin ngày càng thu hẹp.

Theo số liệu từ Bộ Truyền thông và Thông tin Việt Nam, trong quý đầu tiên của năm 2022, Facebook đã tuân thủ 90% yêu cầu gỡ bỏ của chính phủ, Alphabet tuân thủ 93% và TikTok tuân thủ 73%.

“Chính phủ cũng muốn gỡ bỏ tài khoản của những người nổi tiếng mà họ tin rằng đang sử dụng ảnh hưởng của họ để bán các sản phẩm không phù hợp, bôi nhọ người khác và quảng bá các hoạt động từ thiện sai trái” theo Reuters.

Phản hồi của doanh nghiệp

Vào tháng 7/2021, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng theo đó mô tả có một số điểm “còn bất cập”.

Công văn của VCCI có đoạn nói “việc yêu cầu các tổ chức nước ngoài phải thành lập bộ phận chuyên trách và hành động thái nhanh chóng khi nhận được yêu cầu từ phía Việt Nam là can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp và gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.”

Bà Nguyễn Phương Hằng có nhiều người hâm mộ

NGUỒN HÌNH ẢNH,FACEBOOK NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG

Bà Nguyễn Phương Hằng có nhiều người hâm mộ

“Đối với Điều 22.5.b (sửa đổi) quy định các tổ chức cung cấp thông tin xuyên biên giới có trách nhiệm ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung vi phạm chậm nhất 24h, livestream vi phạm chậm nhất 3h, VCCI nói theo phản ánh của doanh nghiệp thì quy định về thời hạn xử lý thông tin như vậy là chưa phù hợp, có thể tạo nên gánh nặng vận hành cho doanh nghiệp. Thực tế, các thông tin vi phạm điều cấm rất đa dạng với tính chất, mức độ cũng rất khác nhau”.

Do vậy, VCCI khi đó đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc sửa đổi quy định theo hướng phân loại thông tin vi phạm thành các mức độ khác nhau, và tương ứng với thời hạn thực hiện khác nhau.

VCCI cho rằng sửa đổi quy đinh dữ liệu của tổ chức, cá nhân Việt Nam phải được lưu trữ tại Việt Nam là “có thể chồng chéo với các quy định khác về lưu trữ dữ liệu tại Luật An ninh mạng.

“Việc Dự thảo này cũng quy định về vấn đề này sẽ có thể tạo ra sự chồng chéo, thiếu thống nhất trong quy định liên quan đến nghĩa vụ này”.

“Hơn nữa, quy định tại Dự thảo dường như đã mở rộng hơn về phạm vi so với Luật An ninh mạng. Điều 26.3 Luật An ninh mạng yêu cầu lưu trữ dữ liệu do người sử dụng dịch vụ (người dùng cuối cùng, chẳng hạn như thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội, app thương mại điện tử…) tại Việt Nam. Trong khi đó, Điều 44k.4 Dự thảo yêu cầu lưu trữ dữ liệu do bên sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu, tức doanh nghiệp là khách hàng của trung tâm dữ liệu, bất kỳ dữ liệu này là của riêng doanh nghiệp, của khách hàng nước ngoài thuê của thương nhân Việt Nam…

Từ những phân tích trên, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định trên. Nghĩa vụ này nên được quy định và thực hiện thống nhất theo pháp luật về an ninh mạng,” VCCI nói.

AmCham lên tiếng

Vào tháng 9/2021, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Hà Nội (AmCham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ (Chamber) gửi thư với phụ lục hàng trục trang tới Bộ trưởng, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng về Dự thảo sửa đổi Nghị định 72/2013/ND-CP nói rằng yêu cầu lưu dữ liệu tại Việt Nam gây thiệt hại cho nền kinh tế số.

Lá thư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ nói: “Chúng tôi quan ngại rằng dự thảo sửa đổi bao gồm các yêu cầu quy định mới không khả thi, không thể thực thi hoặc không phù hợp với các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam.”

“Yêu cầu gỡ xuống tùy ý trong 3 giờ và 24 giờ – Điểm b khoản 5 Điều 22 – không thống nhất với các tiêu chuẩn toàn cầu và gây khó khăn cho các nhà cung cấp thông tin xuyên biên giới.

“Trong dự thảo Nghị định hiện hành, Bộ TT&TT thiết lập khung thời gian 24 giờ để xử lý các vi phạm nói chung và khung thời gian 3 giờ để xử lý các vi phạm liên quan đến phát trực tiếp cho các nhà cung cấp thông tin xuyên biên giới. Đây là một quy định đặc biệt gây khó hiểu và không cân nhắc đến các khía cạnh hoạt động của các doanh nghiệp này”, thư của AmCham và Chamber viết.

Trong lá thư ngày 1/9/2021 có các kiến nghị như:

  • Để giảm thiểu khó khăn và gánh nặng tuân thủ cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam và thúc đẩy Việt Nam trở thành một trung tâm đầu tư công nghệ hấp dẫn, chúng tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam và/hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) loại bỏ điểm d khoản 3 Điều 22 và điểm h khoản 5 Điều 44 ra khỏi Dự thảo sửa đổi, và rộng hơn là tạo điều kiện, khuyến khích luồng dữ liệu tự do xuyên biên giới. Chính phủ Việt Nam/ Bộ TT&TT có thể xem xét ban hành các hướng dẫn tạo điều kiện cho việc chuyển dữ liệu một cách an toàn và bảo mật thay thế cho yêu cầu lưu trữ dữ liệu trong nước, chẳng hạn như công nhận các chứng chỉ về bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư và quản lý thông tin của bên thứ ba có uy tín quốc tế (ví dụ: ISO).
  • Chúng tôi khuyến nghị Chính phủ rà soát lại danh sách các hành vi bị cấm tại Nghị định 72 cũng như trong luật pháp Việt Nam và thiết lập một danh sách đầy đủ các hành vi bị cấm trong một văn bản pháp lý riêng nhằm tạo ra một nguồn tham khảo chính xác cho các bên liên quan cũng như bảo đảm thực thi hiệu quả hơn.

Hồi tháng Hai 2022, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông Nguyễn Quang Đồng được dẫn lời nói phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị định 72 rất rộng, rất phức tạp.

Ông Đồng nói: “Để doanh nghiệp tiếp cận rõ ràng, rành mạch, trước tiên phải giảm tải mục tiêu chính sách trong dự thảo Nghị định 72 như đã nêu. Đồng thời, kết hợp giải pháp pháp lý và giải pháp công nghệ để quản lý, như phân loại nội dung theo độ tuổi, xây dựng các tiêu chuẩn cộng đồng, thành lập trung tâm chống tin giả, đào tạo kỹ năng số cho người dùng. Khi có tranh chấp về nội dung giữa người dùng với người dùng, nên giải quyết qua kênh tòa án.”

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay