From facebook: Hoa Kim Ngo shared Mac Văn Trang‘s post.


Mac Văn Trang added 2 new photos.
GIAI TẦNG XÃ HỘI THỜI BAO CẤP
Nhiều người ngộ nhận, bảo rằng thời bao cấp, nghèo, đói nhưng bình đẳng, bình nguyền, xã hội tốt đẹp… Thực ra phải công nhận, Gi…áo dục là bình đẳng hơn cả, mọi học sinh đều không có phân biệt, trừ khi vào đại học… Y tê cũng bình đẳng, nhưng có bệnh viện Việt Xô riêng cho cán bộ có phiếu C trở lên… Giai tầng xã hội lúc đó được thể hiện qua tem phiếu. Có mấy câu ca dao khái quát tài tình qua các loại CHỢ:
Tôn Đản là chợ vua quan,
Vân Hồ là chợ trung gian nịnh thần,
Đồng Xuân là chợ thương nhân,
Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng!
Lúc đó người nông dân và buôn bán tự do (tiểu thương) là khổ nhất. Nông dân làm ra lương thực, thực phẩm, nhưng là những người đói, rách nhất, vì bị thu mua hết sản phẩm và không có tem phiếu (Xem Cái đêm hôm ấy đêm gì?, thì biết). Tiểu thương thì bị gọi khinh miệt là “con buôn”, “con phe”, luôn bị phòng thuế, CA kiểm tra, săn lùng như tội phạm, phải luồn lách trăm mưu, ngàn kế.Trong khi đó các cô Mậu dịch viên nhà nước thì quyền thế hơn mọi loại cán bộ. Tết đến Phiếu A, B, C được phân phối giò, chả, bánh kẹo…. Còn phiếu Đ, E, phiếu trẻ con, “ăn theo” cũng hơn ngày thường vài tí. Trong gia đình, Mẹ là Công nhân, được 20 kg gạo, bố Kỹ sư (lao động trí óc) được 13kg gạo; con SV 15kg gạo. .. Mẹ là oai nhất: Giai cấp tiên phong, lại Gạo, thịt cũng nhiều hơn…
Giáo viên Văn, Toán… chỉ 13kg gạo, GV THể Dục được 20kg gạo, vì vận động cơ bắp nhiều… Vì thế mới có câu:
Dạy Toán – Học Văn – Ăn Thể dục!
Chuyên phân phối hàng hóa mới bi hài. Lúc đó ngoài tem phiếu cố định, các cơ quan có bộ phận “Đời sống” lo chạy vạy ngược xuôi, kiếm thêm nguồn hàng cho CBCNV. Cả Viện đang “nghiên cứu”, thấy ai đó reo lên: “Căng tin về rồi”, thế là tất cả ùa ra xếp hàng…
Không hiểu sao, cái gì cũng thiếu. Đến Muối, Rau muống, băng vệ sinh của chị em cũng phải phân phối. Cách phân phối ngoài tem phiếu, ở đơn vị cơ sở thường “bốc thăm”. Người không nghiện, có khi bốc được thuốc lá, bán lại cho người nghiện; người không râu, bốc được dạo cạo râu, để lại cho anh nhiều râu… Thế là có câu:
CÁI CỨT GÌ CŨNG PHÂN/ PHÂN THÌ NHƯ CỨT!
Thời bao cấp, với đại đa số nhân dân, cái gì cũng thiếu, cùng thèm khát, ước ao…
Lúc đầu còn ao ước: Một yêu anh có Seico (đồng hồ Nhật)/ Hai yêu anh có Peugeot cá vàng (Xe đạp máy của Pháp)/ Ba yêu nhà cửa đàng hoàng/ Bốn yêu hộ khẩu vững vàng Thủ đô…
Sau hạ mức ước muốn thê thảm:
Một yêu anh có may ô
Hai yêu anh có cá khô ăn dần
Ba yêu có nước rửa chân
Bốn yêu sổ gạo, tháng 1 lần được mua…
Có lẽ đây là kết quả của đường lối kinh tế: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”!
27/10/2017
MVT