Điều 79 và 88 được áp dụng tùy tiện’
Thứ ba, 4 tháng 2, 2014
Luật sư Sơn nói ông bị xã hội xa lánh khi bảo vệ cho thân chủ bị xử theo hai điều 79 và 88 BLHS.
Phát biểu tại Geneva, luật sư Hà Huy Sơn bày tỏ quan ngại về cách áp dụng các điều luật 79 và 88 trong Bộ Luật Hình sự (BLHS) và nói ông từng bị đe dọa.
Tham dự buổi Hội thảo về Trách nhiệm của Việt Nam trong Vai trò Thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ vào hôm 04/02/2013, Luật sư Sơn nói về những khó khăn khi đại diện cho những thân chủ trước tòa tại Việt Nam.
“Vai trò luật sư của tôi là rất hạn chế. Điều 79 và 88 hạn chế quyền bảo vệ cho người bị bắt. Không có ai tôi đại diện pháp lý được tuyên vô tội.
“Một số trường hợp được trả tự do ngay tại tòa nhưng vẫn chịu án tù treo hoặc bị quản chế, hoặc bị tước đoạt một số quyền công dân.
“Theo thực tế của Việt Nam thì Hiến pháp mới năm 2013 cho rằng quyền lực nhà nước là thống nhất, kể như lập pháp, tư pháp và hành pháp không độc lập.
“Do đó các ý kiến của luật sư và người bị bắt không được xem xét khách quan và tòa khó có cơ sở độc lập với các bị cáo, ” luật sư Sơn nói.
“Chủ quan và tùy tiện”
“Nội dung hai điều 79 và 88 qui định không cụ thể và rõ ràng và công dân Việt Nam rất khó xác định gianh giới đâu là quyền của công dân và đâu là hành vi bị nhà nước cấm”
Luật sư Sơn cũng bình luận về việc hạn chế theo dõi phiên tòa xử những thân chủ của ông.
“Đối với các phiên tòa xét xử tội 79 và 88 nói xét xử là công khai nhưng thực tế là xét xử kín và người thân trong nhiều trường hợp không được dự phiên tòa.
“Nội dung hai điều 79 và 88 qui định không cụ thể và rõ ràng và công dân Việt Nam rất khó xác định gianh giới đâu là quyền của công dân và đâu là hành vi bị nhà nước cấm.
“Vì thực tế như thế nên các cơ quan tiến hành tố tụng dễ áp dụng hai điều này chủ quan và tùy tiện. Hai điều này hạn chế quyền công dân do chính Hiến Pháp Việt Nam qui định.
“Tại các phiên tòa các ý kiến bị cáo và luật sư không được hội đồng xét xử thường không chú ý quan điểm của họ và thường đồng tình với quan điểm của Viện Kiểm sát,” luật sư Sơn nói.
“Bị đe dọa”
“Đôi khi tôi bị bắt lỗi và nhắc nhở và gây khó khăn cá nhân. Khi làm các vụ án cũng có nhận các cuộc điện thoại, tin nhắn đe dọa.”
Luật sư Hà Huy Sơn cũng mô tả về điều ông gọi là “không thực hiện được đầy đủ được quyền luật sư qui định theo pháp luật.”
“Đôi khi tôi bị bắt lỗi và nhắc nhở và gây khó khăn cá nhân. Khi làm các vụ án cũng có nhận các cuộc điện thoại, tin nhắn đe dọa.
“Tôi không thể xác minh được thủ phạm là ai và không có chứng cứ để trình báo cơ quan nhà nước bảo vệ mình.
“Khi bảo vệ những bị cáo bắt vì điều 79 và 88 thì tôi bị xã hội xa lánh vì khi tiếp xúc với các luật sư như chúng tôi thì họ sợ bị ảnh hưởng.
“Những người có quyền lợi từ bộ máy nhà nước và các khách hàng có nhu cầu về tư vấn pháp luật cũng e ngại vì nếu tôi làm luật sư thì họ sẽ không được đối xử công bằng.
Trả lời câu hỏi rằng ông đã chuẩn bị tinh thần khi quay trở về Việt Nam sau sự kiện tại Geneva, luật sư Sơn nói:
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
“Việc tôi có sự hiện diện tại đây đã có sự quan tâm của chính quyền và tôi cũng đã nói với họ rằng tôi sang đây và sẽ nói về những thực tế về pháp luật Việt Nam và về thực tế nghề nghiệp của mình đã trải qua.
“Tôi hy vọng qua sự tiếp xúc sẽ có những điều tốt hơn với nghề nghiệp của tôi và nếu có thể mong muốn có những điều tốt hơn cho đất nước Việt Nam”
Ông Hà Huy Sơn là luật sư từng có thời gian thực tập và làm việc tại Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ và từng bảo vệ cho nhiều nhân vật bị cáo buộc các tội theo Điều 88 và Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Vào tháng 11 năm 2013, luật sư Sơn Bấm gửi thư phản đối việc ông không được tham gia Đại hội Đoàn Luật sư Hà Nội.
Thư của LS Sơn viết: “Tôi cực lực phản đối hành vi xúc phạm danh dự, xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhiệm kỳ VIII”.
“Tôi yêu cầu Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin lỗi công khai.”