Dân biểu Mỹ: Trung Quốc phạm tội diệt chủng ở Tây Tạng

Dân biểu Mỹ: Trung Quốc phạm tội diệt chủng ở Tây Tạng

Các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng lưu vong cầu nguyện ở Dharmsala, Ấn Độ để tưởng nhớ nhà sư Tenzin Delek Rinpoche, vừa qua đời trong tù ở Trung Quốc, ngày 13/7/2015.

Các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng lưu vong cầu nguyện ở Dharmsala, Ấn Độ để tưởng nhớ nhà sư Tenzin Delek Rinpoche, vừa qua đời trong tù ở Trung Quốc, ngày 13/7/2015.

15.07.2015

Các nhà lập pháp Mỹ bày tỏ phẫn nộ trước cái chết của một vị cao tăng Tây Tạng trong nhà tù Trung Quốc và thúc giục Bắc Kinh ngưng ngay các chính sách đàn áp ở Tây Tạng. Theo tường thuật do thông tín viên Yang Chen của đài VOA gởi về từ Điện Capitol, nữ dân biểu Zoe Lonfgren còn tố cáo Bắc Kinh phạm tội diệt chủng ở Tây Tạng.

Các nhà lập pháp đã cử hành một phút mặc niệm để tưởng nhớ nhà sư Tenzin Delek khi họ bắt đầu một cuộc điều trần ở Hạ viện Mỹ hôm thứ ba.

Dân biểu James McGovern, chủ toạ cuộc điều trần, cho biết hồi tháng tư ông đã yêu cầu Bộ Ngoại giao gây sức ép để đòi chính phủ Trung Quốc phóng thích ông Tenzin Delek vì lý do sức khoẻ. Ông nói “Thế mà bây giờ chúng ta lại có thêm một nhà lãnh đạo Tây Tạng tử vong.”

Diễn viên Richard Gere và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông Gere là người đã tích cực vận động cho tự do của Tây Tạng trong nhiều năm qua.

Diễn viên Richard Gere và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông Gere là người đã tích cực vận động cho tự do của Tây Tạng trong nhiều năm qua.

Diễn viên điện ảnh Richard Gere là người đã tích cực vận động cho tự do của Tây Tạng trong nhiều năm qua. Ông cho biết chính phủ Trung Quốc cảm thấy lo sợ vì cơ sở quyền lực mà ông Tenzin Delek đã xây dựng được. “Ông ấy có hàng vạn môn đệ, cả người Tây Tạng lẫn người Trung Quốc, và tôi nghĩ rằng trên cơ bản thì đó chính là vấn đề,” ông Gere nói.

Theo tin của một tổ chức nhân quyền ở New York có tên Sinh viên cho một Tây Tạng Tự do, gia đình ông Tenzin Delek được thông báo về cái chết của ông hôm chủ nhật. Nhà sư nổi tiếng này đã ngồi tù trong 13 năm qua vì một bản án mà những người ủng hộ ông nói là có động cơ chính trị.

Bộ Ngoại giao Mỹ, cơ quan đã nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho ông Tenzin Delek, hôm thứ hai đã hối thúc Trung Quốc tiến hành một cuộc điều tra về cái chết của ông và công bố kết quả cuộc điều tra đó.

Ông Tenzin Delek, một trong những tù nhân chính trị nổi tiếng nhất Trung Quốc, đã bị kết án vào năm 2002 về tội khủng bố và âm mưu chia cắt đất nước. Ông bị tố cáo dính líu tới một vụ nổ bom tại một quảng trường ở thành phố Thành Đô trong tỉnh Tứ Xuyên năm 2002. Thoạt đầu ông bị tuyên án tử hình, nhưng bản án sau đó được giảm thành 20 năm tù.

Nhiều người Tây Tạng xem vụ truy tố đó là một sự trừng phạt cho mối liên hệ mật thiết của ông Tenzin Delek với Đức Đạt Lai Lạt Ma, là người đã thừa nhận ông là một vị lạt ma tái sinh.

Dân biểu James McGovern, chủ toạ cuộc điều trần, cho biết ông từng yêu cầu Bộ Ngoại giao gây sức ép để đòi chính phủ Trung Quốc phóng thích nhà sư Tenzin Delek vì lý do sức khoẻ.

Dân biểu James McGovern, chủ toạ cuộc điều trần, cho biết ông từng yêu cầu Bộ Ngoại giao gây sức ép để đòi chính phủ Trung Quốc phóng thích nhà sư Tenzin Delek vì lý do sức khoẻ.

Dân biểu McGovern nói rằng người dân Tây Tạng có quyền hành sử tự do tôn giáo và bảo vệ văn hoá truyền thống của mình. “Tình hình ở Tây Tạng đang nguy ngập, và chúng ta có thể không còn thời gian nữa để bảo vệ những quyền đó,” ông nói. Ông McGovern cho biết “Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sống lưu vong 56 năm nay, và mới đây, trong lúc chúng ta mừng sinh nhật thứ 80 của ông, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố họ có quyền chấp thuận người kế nhiệm ông.”

Nữ dân biểu Zoe Lonfgren cho rằng Trung Quốc đang thực hiện chính sách diệt chủng ở Tây Tạng. Bà nói “Chữ diệt chủng được dùng để chỉ hành vi giết người hàng loạt, như vụ giết hại người Do Thái thời Thế chiến thứ Hai, những hành vi không phải là sát nhân đơn thuần, bởi vì diệt chủng là tiêu diệt một dân tộc và đó chính là những gì mà Trung Quốc đang làm đối với người Tây Tạng.”

Nữ dân biểu Nancy Pelosi hối thúc Hoa Kỳ và thế giới Tây phương chớ nên làm ngơ trước những gì xảy ra ở Tây Tạng. Bà Pelosi nói:

Nữ dân biểu Nancy Pelosi hối thúc Hoa Kỳ và thế giới Tây phương chớ làm ngơ trước những gì xảy ra ở Tây Tạng.

Nữ dân biểu Nancy Pelosi hối thúc Hoa Kỳ và thế giới Tây phương chớ làm ngơ trước những gì xảy ra ở Tây Tạng.

“Chúng ta sẽ mất đi tư cách đạo đức để nói tới vấn đề nhân quyền ở bất cứ nơi nào trên thế giới nếu chúng ta không thách thức Trung Quốc về cách đ1ôi xử của họ với người dân Trung Quốc và người dân Tây Tạng.”

Dân biểu McGovern cho biết ông cảm thấy “bực bội” và “tức giận” đối với sự thiếu tiến bộ trong tình hình nhân quyền ở Tây Tạng. Ông nói chính sách của Mỹ không làm cho Trung Quốc thay đổi cách hành xử ở Tây Tạng. Ông McGovern nói:

“Cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Tây Tạng đã bị ngưng từ năm 2010; năm nay là năm 2015, và tôi không nghĩ rằng đã có những hậu quả nào đối với chính phủ Trung Quốc cho việc rút khỏi cuộc đàm phán.”

Ông cũng kêu gọi Quốc hội Mỹ tìm cách phái một phái đoàn lưỡng đảng tới thăm Tây Tạng trước khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến Washington vào tháng 9.

Tuy nhiên, Trung Quốc lâu nay vẫn không ngớt chỉ trích Quốc hội Mỹ về điều họ gọi là “can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay