Cứu con, cha mẹ dứt ruột trao con cho người lạ

Cứu con, cha mẹ dứt ruột trao con cho người lạ

Lien
Lien là một trong hàng ngàn trẻ em Do Thái gốc Hà Lan trốn khỏi Đức Quốc Xã qua một mạng lưới kháng chiến bí mật

Vào tháng 8 năm 1942, một người lạ gõ cửa một ngôi nhà ở Hague, Hà Lan.

Một cô bé tám tuổi được trao cho người lạ mang qua một thị trấn khác. Bé gái ấy sẽ không bao giờ gặp lại cha mẹ.

Lien de Jong là một trong những đứa trẻ Do Thái sống ở Hà Lan dưới thời chiếm đóng của Đức Quốc xã và cha mẹ em lúc đó đã phải có quyết định đau đớn này để cố gắng cứu con: giao phó con cho người lạ.

Những ngôi sao màu vàng đã được tháo ra khỏi quần áo của Lien và cô bé bị đưa ra khỏi nhà rồi biến mất vào một mạng lưới ngầm của những gia đình kháng chiến.

‘Làm ơn chăm sóc cháu’

Mẹ của Lien đã để lại một mẩu giấy trong túi áo khoác của em.

“Hãy tưởng tượng chính bạn phải chịu đựng sự chia tay giữa chúng tôi”, mẹ của Liên viết cho một người nào đó sẽ chăm sóc con gái mình.

“Mặc dù bạn không quen biết tôi, tôi tưởng tượng ra bạn như một đàn ông hay một phụ nữ sẽ, như một người cha và người mẹ, chăm sóc đứa con duy nhất của tôi.”

Letter from Lien's mother
Lá thư tay mẹ của Lien viết gửi cho bất cứ ai bà mong sẽ chăm sóc con gái mình

“Con tôi buộc phải xa rời mẹ vì hoàn cảnh.” Xin ông bà, với ý chí và trí huệ tốt nhất, làm ơn chăm sóc cho cháu. “

Vào tháng 8 năm 2018, trường đại học Oxford đã viết cuốn sách để kể, lần đầu tiên về câu chuyện gây ám ảnh của đời Lien.

Cuốn sách có tên “The Cut Out Girl” cho thấy Lien là một trong 4.000 trẻ em Do Thái gốc Hà Lan, được những gia đình không phải là người Do Thái mang trốn ra khỏi Đức Quốc Xã.

Tác giả cuốn sách, Giáo sư Bart van Es, có một mối liên hệ cá nhân – ông là cháu trai của cha mẹ nuôi đã liều mạng để bảo vệ Lien.

Danh tính bí mật

Đó là một câu chuyện được kể trong cận cảnh với nhiều chi tiết ngột ngạt.

Liên đã được dấu kỹ và đưa qua những nhà an toàn và phòng ẩn náu, sống một cuộc đời với những cái tên giả, đối diện với sự ruồng bắt, tấn công của cảnh sát, trốn thoát và giả vờ là con của người lạ trong chín gia đình khác nhau.

Lien de Jong
Lien, giờ đây 84 tuổi, sống sót sau Chiến tranh nhưng có nhiều khó khăn trong việc nhận dạng chính mình

Giáo sư Van Es nói rằng mặc dù gia đình ông tham gia sinh hoạt kháng chiến, họ vẫn rất hết sức miễn cưỡng khi được yêu cầu nói về những kinh nghiệm thời chiến.

Nếu chủ đề được nhắc đến, ông nói, bà của ông sẽ “nói qua chuyện khác.”

Lien sống sót sau chiến tranh – nhưng đã không còn liên lạc với gia đình họ Van Es đã che chở bảo bọc cô.

Và khi Giáo sư Văn Es tiếp xúc với Lien, ông bắt đầu hiểu được sự mơ hồ và phức tạp của sự chiếm đóng của Đức quốc xã.

‘Tôi không thể ngờ’

Lien, giờ đây 84 và phát biểu tuần này trong một chuyến thăm London, có một trí nhớ rõ ràng về lần cuối còn được ở bên cạnh cha mẹ và người thân, mà hầu hết sẽ bị giết trong cuộc thảm sát Holocaust.

“Tôi nhớ rõ ngày ấy!” Nhìn lại đó thì đấy là “điều khủng khiếp nhất” nhưng vào thời điểm đó, bà nói, tôi cảm thấy có vẻ gần như thú vị, vì tất cả gia đình tụ tập để tiễn tôi.

“Tôi không thể biết được những gì đang sắp xẩy đến, tôi có ngờ đâu.”

“Hà Lan có một truyền thống lâu đời về sự khoan dung tôn giáo,” Giáo sư Van Es nói, ông “bị sốc” trước việc nhà cầm quyền Hà Lan đã hỗ trợ các vụ bắt giữ và trục xuất gia đình Do Thái.

Raid in Amsterdam in 1943

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViên chức kéo nhau truy lùng nghi phạm ở Amsterdam vào năm 1943

Có những mục tiêu bắt rõ rệt và tiền thưởng cho những ai bắt được người Do Thái – và tại Hà Lan tỷ lệ dân số Do Thái chết dưới tay Đức quốc xã cao hơn ở Pháp, Bỉ, Ý hoặc thậm chí ở Đức.

Đó là một loại tội ác rất “bản chất” – và Giáo sư Van Es nói rằng sự sẵn sàng của cảnh sát Hà Lan để đuổi những hàng xóm người Do Thái là một “thất bại đạo đức” một cách sâu sắc.

Lien nói rằng kinh nghiệm bản thân của bà cho thấy bản chất con người “không có màu đen hoặc trắng rõ ràng” và cùng trong một con người bình thường người ta “có thể làm cả những điều tốt hay xấu”.

Có những người cư xử với nhau bằng nguyên tắc, những người khác bằng chủ nghĩa thực dụng và một số người khác khai thác sự đau khổ của thiên hạ.

Phản bội

Giáo sư Van Hessen ghi nhận trường hợp một phụ nữ ngoài mặt thì hỗ trợ những người tham gia kháng chiến, giúp phân phối báo in chui.

Nhưng bà ta thật ra là người cung cấp thông tin và đưa những gia đình Do Thái đang lẩn trốn đến cái chết.

Nhưng cũng có những người khác, theo Giáo sư Van Es, đã cho thấy “sự dũng cảm tuyệt vời” và một “ý thức siêu việt về đạo đức”.

Lien in 1945
Khi người Hà Lan ăn mừng sự kết thúc của chủ nghĩa phát xít, Lien không còn bất kỳ gia đình hoặc nhà nào để quay về

Có những người cứu giúp họ (người Do Thái) tiếp tục làm thế dù biết rằng nếu bị bắt họ có thể sẽ bị giết.

Một số phụ nữ đảm bảo sự an toàn của trẻ sơ sinh Do Thái bằng cách đăng ký những trẻ này do chính họ sinh ra, và tuyên bố là đã có thai với lính Đức.

Những người phụ nữ này làm thế dù sẽ phải đối mặt với việc “hoàn toàn bị cộng đồng mình tẩy chay” và bị công khai làm nhục vì đã cộng tác với kẻ thù và là kẻ phản bội.

Một người đàn ông không thể kham nổi việc vừa chăm sóc trẻ em ẩn náu vừa cố gắng giữ việc làm, đã tự cắt ngón tay để có thể khai nghỉ bệnh để ở nhà săn sóc những người Do Thái tị nạn.

Chẳng có gì khác biệt’

Có những người khác cho thấy họ có cách tiếp cận tùy cơ trục lợi hơn.

Một trong những cảnh sát Hà Lan đã đột kích một ngôi nhà mà Lien đang trốn, ông ta nổi tiếng là người rất hăng hái trong việc lùng bắt người Do Thái.

Bart van Es and Lien de Jong
Lien and Bart van Es, the grandson of her foster parents, who has written her story

Thế nhưng khi tình hình cuộc chiến thay đổi, ông trở thành một phần của kháng chiến và tự khai là đã chiến đấu chống lại Đức Quốc xã một cách anh hùng.

Không phải mọi chỗ trú ẩn đều an toàn. Và những người cứu hộ không phải lúc nào họ cũng tốt, Lien nói.

Trong một ngôi nhà, Lien nói, cô bị hãm hiếp và lạm dụng bởi một người họ hàng của gia đình đang cho cô nương náu.

Và những câu chuyện thực như vậy không có kết thúc gọn gàng.

Lien nói rằng việc chiến tranh kết thúc và Đức Quốc Xã bị đánh bại, “không tạo ra được bất kỳ sự khác biệt nào” với bà.

“Tôi không có tương lai.” Bà nói. Mọi thứ trong cuộc sống cũ của bà đã bị phá hủy – không có cảnh nào ở cuối phim nơi người sống sót trở về nhà.

WesterborkBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrại Westerbork nơi nhiều gia đình Do thái được đưa đến từ Hà Lan

“Vào cuối cuộc chiến, tôi không thể nghe những gì mọi người đang bàn luận xung quanh. Với tôi chẳng ai nói điều gì xem ra quan trọng cả.””Tôi phải mất rất nhiều thời gian để nhận ra rằng cả gia đình tôi đã biến đi – tất cả những kỷ niệm của tôi đã mất”.

Cha mẹ Lien chết ở Auschwitz và bà trở về một nơi giống gia đình của mình nhất – mái nhà của ông bà của tác giả Van Es.

Tái thiết

Trong khi Hà Lan sau chiến tranh đang được xây dựng lại, Liên cũng cố gắng tái tạo cuộc đời.

Bà kết hôn với một người sống sót sau Holocaust – một người bạn cùng lớp của Anne Frank – nhưng luôn luôn bị vây bủa bởi một cảm giác bất an và đã tự tử.

Và thân nhân duy nhất còn sống sót của bà trong thời chiến cũng tự tử chết.

Lien
Image captionTuổi thơ của Lien đã mất và bà phải tìm một nơi mới để “thuộc về”

Nhưng đời Lien không kết thúc ở đó. Bà được đào tạo như một nhân viên xã hội và nói rằng bà thích làm việc với những trẻ em cũng bị khủng hoảng và không ai thân thuộc như bà luôn cảm thấy.

“Khi không ai quan tâm đến bạn, thì điều đó rất khó.”

Nếu Lien không hòa giải được với quá khứ của mình, thì bà bắt đầu đối mặt với bóng ma dĩ vãng.

Bà được điều trị về tâm lý, bà viết về cảm xúc của mình, bà tham gia một cuộc họp ở Amsterdam với những đứa trẻ Do Thái phải ẩn trốn thời chiến tranh khác và đến thăm Auschwitz.

Bà trở thành một người mẹ, rồi bà ngoại và đã liên lạc với gia đình nuôi dưỡng mình trong thời chiến.

Poem by Lien's father
Image captionMột bài cha Lien viết cho con trước khi cho Lien đi trốn

Nếu Lien đã học được điều gì từ kinh nghiệm này, bà nói, thì đó là tầm quan trọng của việc trở thành một phần của gia đình và cộng đồng.

“Việc bạn thuộc về một gia đình và tập thể nào đó rất quan trọng.”

Liên nói về những lo lắng của bà về sự trở lại của chủ nghĩa bài Do Thái và thái độ không khoan dung. Nhưng bà không còn cay đắng về những kẻ bắt bớ mình thời chiến nữa. “Họ là họ.”

Giáo sư Van Es nói rằng việc viết cuốn sách của ông là một hành trình đi sâu vào vào lịch sử của chính gia đình mình.

Và khi nghiên cứu những nơi mà Liên đã sống và ẩn trốn, ông thấy “những bóng ma của châu Âu cổ đại dường như đanh hiện diện”.

Cuốn sách The Cut Out Girl của tác giả Bart van Es do nhà xuất bản Penguin Books phát hành.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay