Công chức – Một nghề “hot” ở Việt Nam

Công chức – Một nghề “hot” ở Việt Nam

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2015-12-05

cong-chuc-305

Đợt thi tuyển công chức trực tuyến đầu tiên do Bộ Nội Vụ tổ chức hồi tháng 1 năm 2013.

Courtesy TPO

Your browser does not support the audio element.

Theo một khảo sát khoảng 90% cử nhân Việt Nam sau khi tốt nghiệp họ đều tìm cách để vào làm trong các bộ máy của cơ quan nhà nước. Tại sao lại có thực trạng đó?

Phần lớn các cử nhân sau khi tốt nghiệp họ đều tìm mọi cách để được vào làm trong các cơ quan nhà nước, nhất là đối với giáo viên, tuy nhiên sau khi không được vào làm trong các cơ quan nhà nước thì họ mới chuyển hướng để xin vào làm trong các cơ quan ngoài nhà nước.

Lý do

Theo các công chức đang làm trong các cơ quan nhà nước cho biết thì khi họ đã được các cơ quan nhà nước nhận rồi, thì phần lớn họ đã được vào biên chế nên họ không sợ bị nhà nước đuổi mà công việc lại nhàn hạ, không bị áp lực về thời gian và công việc mà lương tháng lại được nhận đầy đủ, mà sau này về già họ lại có lương hưu để có thể tự cung cấp cho mình mà không bị lệ thuộc vào con cái.

” Đa số đến 80% dân VN thì người ta luôn có 1 suy nghĩ là vào biên chế nhà nước để mà khi về già người ta có sổ riêng hưu của chế độ hưu chí, và có sổ lương và công việc thì nghĩ rằng là ổn định, cái đó là suy nghĩ mặc định  gần như là đa số là người dân VN . Đặc biệt là người Miền Trung và người Miền Bắc.
-Cô Nguyễn Thị Lan”

Chị Nguyễn Thị Lan một giáo viên đang dạy tại một trường cấp 2 ở tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ những lý do mà chị chọn dạy tại trường nhà nước mà không chọn dạy ở trương tư nhân dù trường tư nhân lương cao hơn trường nhà nước:

“Đa số đến 80% dân VN thì người ta luôn có 1 suy nghĩ là vào biên chế nhà nước để mà khi về già người ta có sổ riêng hưu của chế độ hưu chí, và có sổ lương và công việc thì nghĩ rằng là ổn định, cái đó là suy nghĩ mặc định  gần như là đa số là người dân VN . Đặc biệt là người Miền Trung và người Miền Bắc.”

Bên cạnh đó với tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” nên không chỉ gia đình mà còn họ hàng của người đó cũng được nhờ khi một người thân của họ được làm công chức.

Một cán bộ xin được giấu tên đang làm tại Hà Nội chia sẻ:

“Hiện nay, thì nhiều người muốn vào làm công chức để làm cán bộ, khi làm cán bộ được rồi khi đó mình sẽ có được tiếng nói và có thể giúp cho gia đình mình cũng như người thân của mình bằng cách này hay cách khác.”

Đối với quan chức Việt Nam thì họ chỉ là người đại diện cho dân và là đầy tớ của dân nhưng chị Nhật Trung một cán bộ ở Đà Nẵng cho biết được vào biên chế làm công chức nhà nước thì họ lại có tiếng và có quyền lực.

Chị Nhật Trung tiếp lời:

“Có tiếng, công việc ổn định và nhàn hạ.”

Chị Nguyễn Thị Thêu một giáo viên sau khi tốt nghiệp đại học xong không đủ tiền để chạy vào biên chế công chức nhà nước nên đành dạy tại một trường tư ở Nghệ An, nhưng chị vẫn muốn được làm trong bộ máy nhà nước vì theo chị làm trong bộ máy nhà nước thì công việc ít, lại có nhiều thời gian.

Chị Thêu tiếp lời:

“Giả như mình làm ở nhà nước, làm ở nhà nước thì khỏe hơn, thời gian không bị gò bó.”

cong-chuc-1-250

Công chức làm việc trong một cơ quan hành chính công ở Đà Nẵng, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy LĐ.

Việc nhiều người muốn vào làm công chức nhà nước như một thực tế chỉ ra rằng họ chỉ thích làm thầy mà không thích làm thợ và với mục đích là thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình rồi mới phục vụ xã hội. Và khi làm trong công chức nhà nước họ không sợ bị mất việc trong khi làm trong tư nhân họ vừa làm vừa nơp nớm bị mất việc.

Một cán bộ ở Sài Gòn xin được giấu tên chia sẻ:

“Tình trạng thất nghiệp Việt Nam rất nhiều nên nhiều người muốn đổ xô vào làm công chức nhà nước.”

Vào công chức khó hay dễ

Với lý do trên nên nhiều cử nhân sau khi tốt nghiệp đã ôn thi để tìm cách cho vào được công chức nhà nước, để được nhận vào làm công chức thì họ phải trải qua 1 kỳ thi, nhưng theo nhiều người cho biết đó chỉ là cuộc thi trá hình.

Với hệ thống quan hệ, tiền tệ và trí tuệ nên nhiều người dù có học giỏi thế nào muốn cống hiến cho đất nước nhưng họ lại không được nhận vì gia đình họ nghèo, họ không quen biết nên không thể vào được công chức. Nhưng có nhiều người dù học kém không có bằng cấp vẫn được nhận và có thể làm được chức cao.

Cô giáo Nguyễn Thị Lan chia sẻ:

“Nói thẳng ra là chỉ có tiền, chỉ có bằng con đương là người ta chạy biên chế, chạy biên chế chứ không phải thi biên chế nữa, Thực tế bây giờ vào biên chế là khó vì đối với người nghèo, đối với người kinh tế thu nhập thấp mà để người ta có đủ tiền để chạy vào biên chế thì rất là khó.”

Chị Nhật Trung cho biết thêm:

“Khi có kết quả lại trái ngược với sự mong đợi, mấy người học giỏi thì lại rớt, mấy người học tèm tèm thì lại đậu”

Giảm năng suất lao động?

” Hiện nay, thì nhiều người muốn vào làm công chức để làm cán bộ, khi làm cán bộ được rồi khi đó mình sẽ có được tiếng nói và có thể giúp cho gia đình mình cũng như người thân của mình bằng cách này hay cách khác.
-Một cán bộ”

Việc sử dụng nhiều cán bộ công chức vừa làm cho bộ máy nhà nước cồng kềnh và dân phải nai lương ra nuôi bộ máy đó.

Dẫn lời của Thạc sỹ Trương Khắc Trà cho biết thì việc sử dụng nhiều công chức nhà nước đang làm cho năng suất lao động của Việt Nam giảm một cách đáng kể và thấp nhất thế giới.

Tuy nhiên cô giáo Lan lại chia sẻ:

“Chính những người ta vào với mục đích thì để người ta tiến thân lên con đường quyền lực giống như hình thức tham nhũng, quan liêu trong nhà nước từ cấp nhỏ đến cấp lớn chính những người đó đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến nền phát triển của nền kinh tế. Còn về hậu quả công việc thì cũng có mặt đúng là khi mà nhiều người  vào như vậy thì công việc nhàn hơn, có một đường lối đúng đắn thì hiệu quả làm việc sẽ tốt hơn, khi mà người thì làm quá nhiều công việc người thì khi mà ít người thì mỗi một người sẽ làm nhiều công việc thì hiệu quả làm việc chưa chắc đã tốt bằng cái nhiều người. Nhiều người mà nhàn thì người ta  có thể đầu tư trao đổi kiến thức về đường hướng, xu hướng để người ta có cách tốt nhất để giải quyết công việc ổn thỏa.”

Ông phó chủ nhiệm tư pháp Nguyễn Đình Quyền đã chia sẻ bên lề phiên họp quốc hội cho biết, nếu ông có toàn quyền ông sẽ sa thải 40% công chức hiện có và chỉ giữ lại 60% công chức vì theo ông 40% công chức đó không làm được việc lại làm cho bộ máy nhà nước cồng kềnh và dân lại bỏ ra 1 số lượng tiền thuế để phải nuôi những người “ăn không ngồi rồi”.

Việt Nam có hơn 90 triệu dân với diện tích 330 ngàn cây số vuông nhưng có đến 2,8 triệu công chức, trong khi Mỹ chỉ có 1,8 triệu và vương quốc Anh có 700.000 công chức.

Trên báo Vietnam.net cho biết thủ tướng vừa ký phê duyệt 270 ngàn biên chế trong năm 2016.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay