Công an tấn công đẫm máu làng Đồng Tâm, 5 năm sau nhìn lại

Ba’o Nguoi-Viet

January 11, 2025

*Chuyên Vỉa Hè

*Đặng Đình Mạnh

5 năm trước, vào những ngày đầu năm 2020 là thời điểm râm ran về cơn dịch Covid 19 mà sau đó, trở thành cơn đại họa kinh hoàng cho cả thế giới, khiến cho cả hàng mấy chục triệu gia đình từ nhiều quốc gia trở nên tang tóc vì mất người thân.

Cũng vào thời điểm này, khi đất nước vẫn đang trong thời bình, khi cơn dịch vẫn còn ở bên kia biên giới, thì dân làng Đồng Tâm đã đối diện với tang tóc trước cả thế giới.

Released policemen (wearing dark uniforms) walk out from the communal house at Dong Tam commune, My Duc district in Hanoi on April 22, 2017.
More than a dozen police and officials held hostage by Vietnamese villagers over a land dispute were released on April 22, state media reported, ending a week-long standoff that had gripped the country. / AFP PHOTO / STR (Photo credit should read STR/AFP via Getty Images)

Tác giả câu chuyện tang tóc ấy là Bộ Công An.

Rạng sáng ngày 09 Tháng Giêng 2020, một đội quân với hơn 3 ngàn Công an từ đủ các lực lượng: Cảnh sát Chống Bạo động, Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Hình sự, Cảnh sát Điều tra, Cảnh sát Phòng Cháy Chữa cháy, công an địa phương các loại… tất cả đều được trang bị vũ khí tận răng, kể cả cả drone không người lái, chó nghiệp vụ đã được tổ chức tấn công vào dân làng Đồng Tâm.

Những ngày sau trận tấn công đẫm máu gây 4 người chết tại chỗ. Để giải thích điều gì đã xảy ra tại Đồng Tâm, 3 lần gồm cả ông Lương Tam Quang, người bây giờ là Bộ Trưởng Bộ Công An đã thông tin cho truyền thông trong nước về sự việc với 3 kịch bản hoàn toàn khác nhau. Cho dù, vụ tấn công chỉ là một.

Ban đầu, ông Lương Tam Quang thông tin rằng vụ tấn công xảy ra tại khu vực Miếu Môn, nơi cách Đồng Tâm hơn 2km. Những lần thông tin sau, ông thay đổi dần và lần cuối cùng ông Lương Tam Quang đã phải thừa nhận khu vực tấn công là vào tư gia gia đình cụ Lê Đình Kình tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Vụ tấn công Đồng Tâm đã thể hiện rõ nhất là chính sách công an trị hết sức dã man vốn đã chi phối toàn bộ đất nước trong một thời gian rất dài, thậm chí, nó càng khốc liệt cho đến tận ngày nay.

Để trả đũa cho việc bị mất mặt năm 2017 khi dân làng Đồng Tâm tạm giữ 38 cảnh sát cơ động vì bắt người vô pháp, cho nên, từ một việc tranh chấp đất đai thông thường, chế độ đã biến chúng thành một vụ đàn áp đẫm máu dẫn đến cái chết của 4 sinh mạng và tuyên án tử hình 2 sinh mạng khác. Trong đó, người chết tại chỗ gồm cả một cụ già hơn 80 tuổi bị Thượng Tá Đặng Việt Quảng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an thành phố Hà Nội dùng súng bắn thẳng ngực trong cự ly gần.

Bằng cách đó, chế độ công an trị đạt được nhiều mục đích. Một mặt trả đũa được vụ mất mặt, mặt khác, dập tắt được vụ tranh chấp đất đai dai dẵng mà xét về lý, chẳng khác nào một vụ cướp đất đai của người dân. Ngoài ra, vụ trấn áp cũng để làm gương cho nhiều vụ tranh chấp đất đai đông người khác đang xảy ra trên nhiều địa phương.

Nhưng theo đó, mọi thiết chế pháp lý căn bản của một quốc gia, tiền đề cho một nhà nước pháp quyền đều đã bị lực lượng công an vô hiệu hóa hoàn toàn. Thay thế vào đó, sự việc được giải quyết bằng bạo lực, bằng súng đạn, bằng lực lượng công an khát máu được tạo dựng hoàn toàn bằng chính tiền thuế của người dân.

Vì lẽ, không có luật pháp nào cho phép hoặc dung thứ cho một cuộc tấn công như vậy của lực lượng công an vào nhân dân cả, nhất là trong những ngày giáp tết, ngày truyền thống đoàn viên gia đình.

Sau cuộc tấn công, công an đã phong tỏa hiện trường, tự tạo dựng chứng cứ giả mạo để đổ thừa, làm cơ sở kết án nhiều người dân Đồng Tâm và chạy tội giết người. Kể cả sử dụng hệ thống truyền thông trong nước để tường thuật lại diễn biến một cách sai lạc nhiều lần, lúc thế này, lúc thế khác một cách giả dối.

Sau vụ tấn công ngày 9 Tháng Giêng 2020, có 29 bị dân làng xã Đồng Tâm bị lôi ra tòa 9 tháng sau. Hai người bị kết án tử hình đều là các con cụ Lê Đình Kình, người bị bắn chết ngay khi xảy ra vụ tấn công. (Hình: Tuổi Trẻ)Song song đó, với những chứng cứ còn sót lại tại hiện trường mà nhóm luật sư đã trực tiếp xem xét tại chỗ, cùng sự phản biện đầy khoa học của cả xã hội đã cho thấy bản án của chế độ đối với người dân Đồng Tâm chỉ là một vở kịch tàn ác, nhưng vụng về.

Chính chế độ Cộng Sản trong nước mới là tổ chức tội phạm trong vụ án Đồng Tâm.

Thế nên, vụ tấn công Đồng Tâm năm 2020 sẽ vĩnh viễn là câu chuyện tội ác mà chế độ Cộng Sản gây ra đối với người dân. Trong đó, trách nhiệm cao nhất là ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách là Tổng Bí Thư, người đứng đầu chế độ và ông Tô Lâm, nguyên Bộ Trưởng Bộ Công an đã trực tiếp tổ chức cuộc tấn công khi ấy.

Sau 5 năm, có thể chế độ đã thành công trong việc trấn áp, dẹp yên được cuộc tranh chấp đất đai với người dân ở Đồng Tâm và cho rằng vụ án đã kết thúc.

Thế nhưng, với người dân Đồng Tâm và với dân tộc này, món nợ công lý nhuốm máu dân lành vẫn còn nguyên đó. 2 bản án tử hình đầy oan khuất vẫn còn tồn tại… Vụ án Đồng Tâm chưa bao giờ kết thúc để có thể đóng lại.

DC, ngày 8 Tháng Một 2025

Đặng Đình Mạnh


 

Được xem 5 lần, bởi 5 Bạn Đọc trong ngày hôm nay