Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ Năm Thường niên

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ Năm
Thường niên Năm C 10-02-2013

Trần Ngọc Mười Hai

nguồn:Vietcatholic.net

 

2/7/2013

“Em thường hay ước mơ”

“Mơ người yêu lý tưởng.

Với vẻ hào hoa lắm nét kiêu hùng,

điểm chút phong sương.”

(Y Vân – Tình Yêu Lý Tưởng)

(Mt 23: 11)

Ước mơ của bần đạo, hồi đó, rất lý tưởng. Lý tưởng, không chỉ vì Tình Yêu Thiên
Chúa rất trừu tượng, mà còn là tình yêu hiện rõ nơi mọi người. Chí ít, là người
ít tiền, ít của, ít cả tham vọng nữa. Tham vọng, mà làm gì khi các nhân vật mà
người Hoa bên Trung Quốc vẫn cứ ước và cứ mơ chỉ là Lưu Bang, Tần Thuỷ Hoàng,
Mao Trạch đông, vv… nay đi vào chốn quên lãng, rất chê bai.

Nhớ về “Tình Yêu Lý Tưởng” có ước và mơ, bần đạo lại nhớ về chuyến “tư du”
Trung Quốc đầu niên lịch 2013 có khá nhiều điều buồn/vui lẫn lộn. Điều vui buồn
đáng nhớ hôm ấy, là khi bần đạo được hai hướng dẫn viên du lịch trẻ một tên
Khương và một tên là Alison Wong dám nói lên điều mình nhận xét về nhân vật nổi
tiếng tàn bạo là Tần Thuỷ Hoàng và cả Mao Trạch Đông, khi xưa đốt sách giết
người có học. Anh Khương nói: “Về với lịch sử Trung Quốc, theo tôi bạo chúa họ
Tần là người đầu tiên từng đốt sách, hạ bệ và diệt trừ giới trí thức. Ngàn năm
sau, lại cũng có một đấng hậu duệ khác cũng rơi vào dấu mòn vết cũ, như tội
ác… Người đó là ‘Mao sếnh sáng’, tức Mao Trạch Đông. Ông này là vị đồ tể cuối
cùng của lịch sử của người Hán.”

Là ‘sếnh sáng’, đồng nghĩa với đấng chóp bu lịch sử mà nhất cử nhất động vị ấy
vẫn được người đời biết đến. Được biết đến, là biết về “tình lý tưởng” đeo mang
ý tưởng hơi khác người như một ước mơ cũng rất khác, như lời người nghệ sĩ sau
đây:

“Em thường hay ước mơ.

Mơ người yêu lý tưởng.

Với vẻ hào hoa lắm nét kiêu hùng

điểm chút phong sương.

Đây là chàng chiến binh,

Hay là chàng phi công hay là chàng thủy thủ..”

(Y Vân- bđd)

Nhân vật nào dù “lắm nét kiêu hùng” của bạo chúa, rồi ra cũng có ngày tan tành
tâm trí lẫn tâm tư và sẽ chìm lắng trong hôn hoàng, trời mây. Thế nhưng, nói
thế đâu có nghĩa bảo rằng vị nào vị nấy cứ tung hoành bạo tàn như hai đấng
‘chóp bu’ nọ của Trung Quốc/nước Tàu đều quẫn bức giới có học đâu. Nơi nhà Đạo
cũng thế, thủ lãnh nhà Đạo mình chẳng bao giờ tung hoành lập thành tích bất
ưng, nhưng vẫn được nhiều người nhớ và ước mơ, được như thế. Ước mơ, một lý
tưởng hoặc ước vọng tưởng là mơ, lại được đấng bậc chuyên chăm nhà Đạo biến
thành chuyện để kể, rất hôm nay. Truyện, do đấng bậc hôm nay kể lại chính là
đan viện phụ nọ ở Bỉ, cũng có ước và có mơ về một lý tưởng; nhưng “nửa đường
đứt…bóng’ rất như sau:

‘Nhất định. Nhất định rồi!

Tôi không thể trở thành đương kim Giáo Hoàng được nữa rồi! Bởi các đấng bậc của
tôi, nay lại bầu vị khác thay vì tôi. Thế nên, nay tôi xin bộc bạch dự
kiến/chương trình mà lâu nay tôi hoạch định để mọi người còn biết mà cảm thông.

Giả như tôi được bầu làm đấng bậc cao cả đến là thế, hẳn là đương nhiên tôi đã
trở thành vị giám quản giáo phận La Mã rất đương nhiệm, thôi! Và khi ấy, tôi sẽ
yêu cầu Hồng y giáo chủ Ratzinger, lên án các triết thuyết ngộ đạo này khác và
cáo buộc bất cứ lập trường/tư tưởng này khác của người đạo rối. Nhất thứ là
những vị cứ giả tảng/làm ngơ muốn biến vai trò của vị ‘giám quản giáo phận
Roma” thành đấng chủ quản toàn cầu hoặc trở thành vị chánh-trương/chánh-quản
toàn thế giới.

Và lúc đó, có lẽ tôi cũng gỡ bỏ mọi chất kích tác mọi ước vọng khỏi niềm mơ ước
của Cộng Đồng Vatican 2 chỉ muốn thiết lập một tập đoàn giám mục rất đoàn kết.
Và rồi, vào năm đầu triều đại giáo hoàng, tôi sẽ triệu tập một thượng-hội-đồng
giám mục gồm toàn các vị chủ quản giáo hội toàn cầu, quyết đề ra chương trình
hành động khả dĩ khiến mọi giám quản tham dự thượng hội đồng này được coi như
‘phụ mẫu chi dân’, rất trong Đạo.

Để chuẩn bị cho một thượng-hội-đồng giống như thế, có lẽ tôi sẽ phát tán toàn
bộ thư luân-lưu đến hội đồng giám mục các nơi trên thế giới; và nói với các
đấng một câu như: “chư huynh đừng sợ!’ Tôi sẽ khuyến khích các ngài nhận lãnh
trách nhiệm mới, để rồi còn truyền bá cho toàn hội-đồng, hầu các vị mới am
tường về nhu cầu của mọi người, nam cũng như nữ đang sống đạo ở giáo phận; cả
người Công giáo cũng như người ngoại Đạo. Và khi đó, có lẽ tôi sẽ yêu cầu Hồng
Y Ratzinger hoàn tất một số tài liệu mới về nền tảng thần học cho tập-đoàn giám
mục khắp nơi. Có thể, tôi cũng sẽ kêu mời các giám mục đia phương nhận lãnh
trọng trách mục vụ của các ngài, mà chẳng sợ gì đội ngũ ‘đức ông‘ vẫn có thói
quen điều hành cơ quan/sở bộ khác nhau, ở giáo triều.

Sau đó, có lẽ tôi cũng sẽ yêu cầu bãi bỏ các chuyến công du của chính tôi và
các vị giáo chủ kế-tục tôi, ta sẽ không còn xuất dương ra khỏi giáo phận La Mã,
cho đỡ tốn. Và, tôi sẽ thiết lập một thế hệ mới mẻ bao gồm mọi thành phần
giáo-dân có khả-năng truy cập mạng của giáo triều La Mã mình. Bằng vào tiền
tiết kiệm/dành dụm, thay vì xuất dương du ngoạn nước ngoài như thế, sẽ giúp tôi
thiết lập một dự án cho phép tất cả mọi công dân trên địa cầu này được tự do
vào mạng này cách dễ dàng, trước nhất ưu tiên cho người nghèo hoặc ít tiền.

Và, tôi sẽ chuẩn bị dư luận để cuối cùng lại cũng cho phép nữ-giới được tấn
phong làm linh mục đã chọn kỹ từ các vị nữ-lưu khôn ngoan, khéo léo, lành
thánh. Đương nhiên, tài liệu này sẽ khởi lên như một bản văn chính thức của
tông-toà trong đó ghi đôi câu như sau: “Hội thánh La Mã lúc nào cũng tin tưởng
và đặt nặng vào giáo huấn như thế.’

Còn nữa, tôi sẽ mời gọi hết thảy các thánh bộ trong giáo triều hãy cải-hối
chính mình thành cơ-quan chức-năng thực tế, chỉ phục vụ giáo hội và các cơ sở
tôn giáo địa phương thôi. Tôi sẽ cố gắng tin tưởng các hội-dòng chiêm-nghiệm
chuyên sống khắc kỷ và các tu hội này khác vẫn cứ tồn tại sau nhiều thế kỷ gặp
khủng hoảng. Đồng thời, tôi cam kết với họ rằng: các ngài sẽ không bị khuyến dụ
hoặc kêu mời làm thành-viên trong tổ chức Công-Trình Của Chúa (tức Opus Dei);
đồng thời nhắc nhở các ngài rằng: nhiều thế kỷ qua, các ngài vẫn thật sự là
‘chiến hữu’ Đức Kitô. Và, tôi cũng tự mình xem xét các phong trào mới – hoặc để
giải thoát/hiệp thông hoặc làm tân tòng của Chúa- nhưng vẫn tôn trọng quyền tự
trị và sức sống của hội thánh địa phương.

Bên cạnh các cơ sở tôn giáo mang tính cổ truyền, là cơ quan có mục tiêu chính
như tái sáng chế ra thứ nước nóng đang cần. Tôi cũng sẽ yêu cầu giáo triều La
Mã -trước khi tự biến cải chính mình – sẽ đồng thuận để trở thành hình-thái mới
khả dĩ phối-kết giáo hội, hầu đáp ứng những gì được coi như hơi thở của Thần
Khí cho nhiều thập niên mà không cần đến chỗ đứng trong giáo luật. Là, gia-đình
linh-đạo gồm cả nam lẫn nữ, có gia đình hoặc độc thân, giáo dân hay linh mục,
sống năng-động hay chỉ chiêm-nghiệm, nhất nhất đều kết hiệp quanh thị-kiến
linh-đạo cũng rất chung qua hiệp-thông phục-vụ Thiên Chúa, thế giới và Nước
Trời.

Tôi sẽ tiến đến giải-pháp đình chỉ việc phong chân phước và hiển thánh cho đến
khi tất cả tín-hữu tốt-lành hôm nay được biết đến cả danh tánh, sử hạnh và giáo
huấn của các bậc hiển thánh trong quá trình 25 năm qua. Tôi sẽ đề ra một luật
trừ cho vị nào được toàn thể dân Chúa coi là vẫn muốn phong làm thánh nhưng lại
bị thánh-bộ “phong thánh” quên tên như trường Đức Giám mục Oscar Romêrô chẳng
hạn.

Tôi sẽ hít vào buồng phổi lớp tro tàn của phong trào Linh thánh dấy lên ở Châu
Mỹ La-tinh vào năm tháng quẫn bách dưới chế-độ hà-khắc của đám quân-binh
độc-tài kiểu Pi-nô-chê để rồi tặng ban sự sống mới cho các phong trào bị xoá
tên vì sợ bị ảnh hưởng từ chủ-nghĩa xã-hội đích thực. Tôi sẽ tổ chức các buổi
hội-nghị chuyên đề thảo-luận và trình-bày cho thấy nền thần-học giải-phóng cũng
đem đến cho hội thánh hiện-tại các thần-học-gia sâu sắc của Châu Âu thời Công
đồng Vatican 2 nay tuyệt chủng; vì nền thần học này đang ngày càng thoái hoá,
suy sụp.

Tôi sẽ đề nghị các thần-học-gia nhà mình hãy sáng-tạo hơn nữa trong điều
nghiên, hầu dẫn-giải sứ-điệp Tin Mừng thành thứ gì đó cho mọi người cả nam lẫn
nữ đều có thể hiểu được, để rồi họ sẽ có vai trò không chỉ bó mình trong việc
bình giải văn bản của các Tổ phụ, thôi. Tôi sẽ khuyến khích các vị ấy biết
chỉnh-sửa lẫn nhau và biến đổi giáo-triều hầu bảo vệ niềm tin đi vào cơ sở
chuyên chăm nghiên cứu thần học.

Tôi cũng nói thêm một lần nữa, cho giới trẻ biết tương lai của Hội thánh và yêu
cầu họ giới hạn chuyện đi đây đó trong các năm sắp tới, dành tiền tiết kiệm cho
việc dựng-xây nơi-ăn-chốn-ở cho các vị cao niên –có khi cũng là ông bà của họ
tại nước họ đang sống. Tôi vẫn biết Đại Hội Giới Trẻ ở Cologne bị lỗ nặng về
tài chánh và bãi bỏ các Đại hội như thế bằng cách bán cơ sở/cao ốc hiện được dùng
làm văn phòng ở Vatican.

Tôi chỉ muốn bán các cơ sở ở Vatican đi, trừ Vương Cung Thánh Đường Phêrô thôi,
rồi sau đó, mua một căn hộ nho nhỏ để sống tại quận lỵ dân dã ở Rôma, và khi
muốn đi đây đó tới các ty/sở, tôi sử dụng xe chuyên-tu dành cho Giáo Hoàng,
thôi.

Và rồi, tôi quyết tâm sẽ về hưu sớm. Nhưng ở tuổi 75, xem ra tôi vẫn còn trẻ vì
tôi cũng sắp đi vào tuổi đó rồi. Tôi sẽ bớt việc của các hồng y xuống thành
những việc mang tính danh dự thôi, và sẽ tổ chức bầu cử Giáo Hoàng kế tục cho
dân La Mã, vì đó là giáo phận ngài chăm sóc.

Đấy! Quí vị thấy đấy. Họ có cho tôi cơ hội nào đâu dù chỉ một cơ hội duy nhất
để biến chương trình này thành hiện thực.” (xem Lm Armand Veilleux Trappist –
Abbot of Scourmont, Belgium- If I had been elected Pope…)

Là đấng bậc viện-phụ mà chỉ ước và mơ mỗi như thế, cũng không thành. Nghĩ cho
cùng, làm sao thành sự được khi đó chỉ là những mơ cùng ước. Ước mơ/mơ ước
thành sự ở thơ văn/âm nhạc, mà thôi. Bởi thế nên, người nghệ sĩ của ta vẫn hát
câu thơ khá mơ và ước như sau:

‘Tuổi mộng mơ,

tuổi mộng mơ ước mơ tiên.”

(Phạm Duy- Tuổi mười ba)

Tuổi mộng mơ, chưa chắc là tuổi của những mơ và ước. Ước và mơ, thật ra cũng
chẳng cần đợi tuổi tác hoặc năm tháng/ngày giờ, mới đạt được. Mơ và ước, hầu
như ai cũng có cơ hội và có quyền hạn để thực hiện. Tuy nhiên, cứ sự thường thì
người đời chỉ mơ và ước khi mình còn trẻ, tức thời gian còn dài để có thể đợi
mong nó thành hiện thực. Trường hợp đấng bậc trên, kể cũng lạ và hiếm có. Thế
nên, đức thày mình vẫn cứ mơ và cứ ước lại không nghĩ rằng những ước mơ của
ngài sẽ được thực hiện, cũng chóng thôi.

Tuy nhiên, người đời tuy biết thế nhưng vẫn ước và mơ. Mơ ước, nhưng không là
mơ mộng. Và, chắc chắn không là mộng ảo, mộng tưởng hoặc mộng mỵ. Mộng gì thì
mộng, tưởng gì thì tưởng hẳn cũng không là mộng ước của vua cha như truyện kể,
ở bên dưới.

Truyện rằng,

Vị vua tài đức nọ giàu đức hạnh, nhưng không có hoàng tử nối ngôi. Vua ta bèn
nghĩ tới việc chiêu mộ những người trẻ tài đức để có thể kế vị ông sau khi ông
qua đời.

Một ngày kia, vua cho mời tất cả các trẻ em từ 5 đến 12 tuổi vào hoàng cung. Vị
vua giải thích cho các em ý định của ông là muốn tìm người tài đức để thay ông
cai quản đất nước. Ông trao cho mỗi em một hạt giống và dặn các em rằng sau ba
năm, các em hãy mang mỗi cây mà mình sẽ trồng đến trình diện tại cung điện. Sau
khi nhận hạt giống, mỗi em đều nhiệt tình trồng hạt giống của mình và ngày đêm
chăm sóc chúng với hy vọng là cây của mình sẽ lớn nhanh và có thể sinh hoa kết
quả. Một số em nghĩ rằng, mình phải gây sự chú ý của nhà vua bằng cách làm cho
cây của mình thật lớn và có hoa quả.

Ðúng ngày đã hẹn, cả nước nhộn nhịp tiến vào cung điện để xem thử cây nào là
cây đẹp nhất, có nhiều trái nhất, và để xem ai sẽ là vị vua tương lai cho đất
nước. Quả đúng như dự tính, mỗi em đều mang đến cây mà mình đã trồng với nhiều
màu hoa hương sắc. Người ta cũng thấy có những cây đã kết trái thật xum xuê.
Nhà vua đi đến từng địa điểm để hỏi thăm các em, cách thức các em trồng cây. Sự
hồi hộp và im lặng của đám đông càng tăng lên khi nhà vua tiến đến những cây
tươi trái tốt; nơi mà nhiều người nghĩ rằng một trong số các em này sẽ được
chọn là hoàng tử.

Thế nhưng, nhà vua vẫn tiếp tục đi qua và bỗng dưng ông dừng lại trước một cậu
bé. Trên tay cậu bé là một chậu đất không cây. Thấy nhà vua đứng lại bên mình,
cậu biểu lộ sự thất bại bằng dòng nước mắt chảy dài trên má. Nhà vua hỏi,
“Tại sao con khóc?” Cậu bé thưa, “Con đã gieo hạt giống vào chậu
đất này, con đã bón phân cho nó, con đã tưới nước cho nó hằng ngày, con đã che
nắng cho nó và con đã làm nhiều cách để chăm sóc hạt giống của con, nhưng cuối
cùng không có cây nào.” Càng nói, cậu bé càng khóc lớn tiếng.

Nhà vua ôm cậu vào lòng và ra lệnh cho quân lính mời cậu lên chỗ cao danh dự.
Giờ đây, trước sự sửng sốt của bao nhiêu người, và kể cả cậu bé, nhà vua bắt
đầu lên tiếng. “Hôm nay, bệ hạ đã tìm được người mà bệ hạ mong đợi từ lâu.
Cậu bé đây đã chân thật khi nhận sự thất bại của mình. Và thực đúng là như vậy.
Vì tất cả hạt giống ta trao cho các con cách đây ba năm, chúng đã bị luộc chín
cả rồi.”

Nhà vua quay qua cậu bé và nói. “Con đã biết trung thành và trung tín
trong việc nhỏ; con đã không bị ngai vàng và danh lợi mê hoặc; con đã cần mẫn
chu toàn công việc của con với hết khả năng của mình. Ðó là điều ta mong
muốn.” Nhà vua nói tiếp, “Trên tay con là chiếc chậu đất không cây,
nhưng chính trong trái tim con, con đã gieo hạt giống sự thật vào lòng mọi
người hôm nay.”

Thật ra thì, vua cha mơ ước như thế, có thể là chuyện thực tế ở đời, cũng rất
thật. Khổ một điều, là: sự việc ở đời thường vẫn không như vua cha mơ ước. Thế
nên, thi ca/âm nhạc lại vẫn thấy có những câu ca rất mộng và rất mơ, như sau:

“Em ước mơ em là,

em được là tiên nữ

Ban phép tiên cho hoa

biết nói cả tiếng người

Ban phép tiên cho người

chắp cánh bay giữa trời.

Thật đẹp thay! Thật đẹp thay! Giấc mơ tiên!

Thật đẹp thay! Thật đẹp thay! Giấc mơ tiên!”

(Phạm Duy – Tuổi Mười Ba)

Ước và mơ của nghệ sĩ và của đan-viện-phụ nọ ở Scourmont, nước Bỉ vẫn là chuyện
thực tế, nhưng hơi mơ. Mơ và ước, cả những mệnh lệnh của Chúa sẽ thành hiện
thực, như Kinh sách nói:

“Các ngươi cũng chớ gọi mình

là lãnh đạo.

Vì lãnh đạo của các ngươi

chỉ có một: Đức Kitô.

Kẻ lớn hơn trong các ngươi

sẽ là tôi tớ của các ngươi.”

(Mt 23: 11)

Phải chăng mơ và ước đó, là của mọi người trong Đạo. Như Đạo Chúa vẫn dạy?

Mơ gì thì mơ. Ước gì thì ước, hãy cứ ước và mơ những chuyện nho nhỏ, nhè nhẹ
như truyện kể để suy nghĩ, rất như sau:

“Nhà nghèo, chạy vay mãi mới được xuất hợp tác lao động, Thanh coi đó như cách
duy nhất để giúp đỡ gia đình. Nhưng ảo mộng chóng tan. Xứ người chẳng phải là
thiên đường. Thanh chỉ còn biết làm quần quật và dành dụm từng đồng.

Để nhà khỏi buồn, trong thư Thanh tô vẽ về một cuộc sống chỉ có trong mơ. Ngày
về, mọi người mừng rỡ nhận quà, Thanh lại tiếp tục nói về cuộc sống trong mơ.

Đêm. Chỉ có Mẹ. Hết nắn tay, nắn chân Thanh rồi Mẹ lại sụt sùi. Thanh nghẹn
ngào khi nghe Mẹ nói:

-Dối Mẹ làm gì! Giơ xương thế kia thì làm sao mà sung sướng được hở con!” (x.
Kangtakhoa, Lòng Mẹ)

Trong mọi mơ ước, nhiều người vẫn cứ sống trong mơ mà chẳng giấu được ai hết,
chí ít là mẹ hiền. Vì, mẹ hiền hiểu biết lòng dạ của con cái, cũng rất nhiều.
Hệt như thế, nếu dân con nhà Đạo chạy đến hỏi han Mẹ hiền Hội thánh xem nay Mẹ
có mơ hay ước gì không? Phải chăng, Mẹ đang có nỗi mơ và ước về con cái và cho
các con của mình được hạnh phúc, hơn khi trước?

Hỏi, tức đã trả lời rồi, dù không rõ.

Trần Ngọc Mười Hai

Cũng ít khi hỏi người, hỏi mình

về những ước mơ

rất như thế.

Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Năm mùa thường niên năm C 10.02.2013

“Gót nhỏ lên thuyền một kiếp xưa,”

“Em về trăng mọc bến chân như.”

(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Lk 5: 1-11

Gót nhỏ lên thuyền, gót của em. Người em dân dã, vẫn cứ về. Em về trăng mọc,
bến chân anh. Người anh mộc mạc, xưa theo Chúa.

Trình thuật thánh Luca, nay ghi về chuyến lên thuyền để đánh bắt rất nhiều cá.
Cá ở đây, gồm truyện kể về quà tặng Chúa ban, không chỉ cho mỗi dân con được
chọn, mà cả con dân ngoài Đạo, cũng vẫn được. Trước nhất, là về Galilê, và sự
thể đánh bắt, vào thời đó.

Biển hồ Galilê, là hồ nhân tạo duy nhất ở Israel. Hồ này dài đến 55 cây số,
chạy vòng quanh bến bãi, ở nơi đây. Hồ này sâu từ 25m đến 45m, nhưng mực nước
lại thấp hơn mặt nước biển đến 200m. Hồ nhân tạo, nhưng đây là chốn lý tưởng để
đánh bắt đủ mọi loại cá. Với dân chài, thì Biển hồ Galilê là nơi tốt nhất để
bắt cá. Với khảo cổ, lại có khám phá tuyệt vời từng phát hiện một thuyền đánh
cá dài rộng cỡ 8m x 2.20m x 1.35m bộ, với niên đại có từ năm 40 trước Công
nguyên. Thuyền này được gọi là “Con Thuyền Của Chúa”, vì là đặc trưng tiêu biểu
thời Chúa sống.

Dân chài đây, có nhóm chuyên đánh bắt các loại cá có chất lượng để cung cấp
khắp nơi, cả người Ai Cập cũng là khách hàng thường xuyên mua về đem hun khói
thành đặc sẳn rất tuyệt vời. Các khai quật cho thấy thuyền đánh cá ở đây được
trang bị khá tốt để có thể đánh bắt suốt cả đêm. Sản phẩm đánh được lại đã tạo
nguồn lợi tức cho một số công ty chuyên ngành trong thời gian dài, chuyên
nghiệp.

Dân chài ở đây, có người còn có nghề tay trái không chỉ đánh cá đóng thuyền
thôi, nhưng còn kinh doanh và tránh thuế. Dân chài người Bét-sai-đa sống ở
Ca-pha-na-um quen tránh né đám thu thuế; nên, nghề cá là nghề ít bận tâm về
luật thuế nhất. Nói chung, dân chài ở đây biết nhiều thứ, chứ không chỉ sơ sơ
mỗi cá tôm.

Thế nên, cử toạ đầu tiên tìm đến Chúa để nghe Ngài giảng giải, lại là dân chài
Biển hồ Galilê. Chúa hoạt động công khai, Ngài cũng di chuyển loanh quanh các
vùng: Bét-sai-đa, Ca-pha-na-um, Ghê-nê-sa-rét, Mag-đa-la, hoặc Ghê-ra-sa cùng
các vùng chài lưới và thôn làng ở Biển hồ. Chúa giảng rao vùng cận duyên gồm
các làng chài trong đó có cả Tyrô và Siđôn nữa. Hôm ấy, bên vệ đường cạnh hồ
Galilê, Chúa gặp ông Phêrô (cùng nhạc mẫu) và các bạn chài là: An-rê, Giacôbê
và Gioan (có bà Zêbêđê) và cả anh Lêvi thu thuế, nhất nhất đều đến từ
Ca-Pha-Na-Um, ở quanh đó.

Chúa vẫn thường có thói quen di chuyển trên hồ bằng thuyền bè. Chính ở nơi này,
Ngài chỉ cho các thánh biết đánh bắt thật nhiều cá, như phép lạ. Và cũng ở
triền hồ, Ngài còn phân phát cho cả ngàn người được no nê, ăn thoả chí. Tin
Mừng thánh Luca (đoạn 24) cũng cho thấy Chúa đã trở lại hồ này ngay sau ngày
Ngài Phục sinh quang vinh.

Vấn đề hỏi là: làm sao thánh Luca lại biết rõ điều ấy. Bởi, ai cũng đều biết
thánh Luca đâu thuộc thành phần dân chài và cũng chẳng là tay thu thuế. Thế
nên, nguồn văn của trình thuật hôm nay, có lẽ đã được rút từ Tin Mừng thánh
Matthêu đoạn 4 câu 18. Đoạn này, thánh Matthêu ám chỉ một Xuất hành mới cốt để
tái lập Vương quyền của Đavít.

Thánh Luca không chỉ nhấn mạnh sự kiện Chúa gọi mời dân chài làm tông đồ, nhưng
nhấn mạnh lên câu Chúa nói với Phêrô, rằng: “Từ nay ngươi sẽ là kẻ chài lưới
người.” Có thể là, thánh Luca không có ý đó, nhưng thánh Mátthêu lại trích dẫn
lời ngôn sứ Giêrêmia đoạn 16 câu 16 và Êdêkiel đoạn 47 câu 9, trong đó Chúa
nói: “Này Ta sai ngư phủ đến, một số đông và họ sẽ vung lưới bắt chúng.” Tất cả
điều đó, chỉ muốn nói rằng: Chúa đến như thể cuộc đánh bắt rất nhiều cá chứ
không phải chỉ mỗi thứ cá, là người Do thái mà thôi.

Ở đây, thánh Luca lại nói lên lập trường của riêng thánh-nhân về ơn cứu độ Chúa
rộng ban, không chỉ gửi đến với dân được chọn là Do thái mà thôi, nhưng còn mở
ra với hết mọi người, mọi sắc tộc, giòng giống. Và cũng thế, các tông đồ của
Chúa được gửi đến với mọi người có giòng giống sắc tộc, rất khác nhau. Ngài sẽ
không phân biệt một ai để rồi đem tất về với Vương quốc của Ngài, cũng là vùng
đất có biển có hồ, mầu mỡ rất nhiều cá.

Truyện kể ở trình thuật thánh Luca hôm nay cũng rất đẹp, trong đó tác giả cho
thấy kết quả của công việc hợp tác giữa hai chiếc thuyền đánh cá mỏng manh đến
suýt chìm vì nặng chĩu những cá. Một trong thuyền đó, có Simôn Phêrô đã thành
công đánh bắt được rất nhiều cá. Một lần nữa, ở đây thánh Luca cũng không nhiều
kinh nghiệm về sông nước với đánh bắt. Nhưng tác giả đã để Chúa yêu cầu thánh
Phêrô chèo đò vào bờ, rồi theo Ngài.

Nhiều năm qua, có học giả người Do thái là Abraham Joshua Heschel đã nói về vai
trò của ngôn sứ ở Israel. Theo ông, ngôn sứ là người hiểu được những “xúc cảm”
của Thiên Chúa. Qua cụm từ “xúc cảm”, ông muốn nói: Thiên Chúa không xa với với
con người chúng ta, theo nghĩa khoảng cách thần linh, thánh thiêng; nhưng Ngài
là Đấng rất cần gần gũi với những khổ đau/sầu buồn, như con người. Ngài cũng có
cảm xúc như con người. Giữa Ngài và con người, luôn có sự tuỳ thuộc hỗ tương,
tức là: Chúa cần ra khỏi tính thánh thiêng để đến với chúng ta. Và chúng ta
cũng thế, cần ra khỏi hoàn cảnh của mình để ra đi mà đến với Chúa. Để sống với
những cảm xúc của chính Chúa.

Ý tưởng của diễn giả Heschel đem đến cho ta một mô hình mẫu mực để hiểu được tư
tưởng của thánh Luca viết ở đây. Thánh Luca tuy không là ngôn sứ, giống như
thế. Chúa của thánh sử cũng không là Thiên Chúa của tác giả Heschel. Nhưng theo
thánh Luca, thì Chúa cũng có cảm xúc muốn san sẻ sự vui mừng với chúng ta. Ngài
đã đi vào cuộc sống phàm trần theo cung cách cũng trần tục để niềm vui của Ngài
lấp đầy hết mọi người. Trong mọi người. Và niềm vui của ta cũng có kết quả
tương tự, đối cới Chúa.

Thật ra thì, cụm từ “xúc cảm” ở đây cũng không đúng nghĩa cho lắm khi ta diễn
tả điều mà thánh Luca muốn nói. Nhưng điều mà thánh sử Luca muốn nói chính là
niềm vui chung vẫn có giữa Đức Giêsu và các thánh tông đồ, rất thuyền chài. Đó
là niềm vui rất lớn không biên giới nhưng đã hoàn toàn rộng mở. Niềm vui ấy,
nay phát tán đi vào với thế giới gồm đầy khổ đau, âu sầu. Vui, là rung động với
những cảm xúc hân hoan của con người để đi vào tận tâm can con người vẫn thường
gặp nhiều klhổ đau/sầu buồn vào mọi lúc. Niềm vui ấy, như thể đàn cá tung tăng
nhẩy xổ vào lưới bắt của các vị tông đồ/thuyền chài. Đàn cá xem ra thích nhảy
vào lưới như thế. Và các tông đồ/thuyền chài cũng mỉm cười vui thích khi thấy
đàn cá cứ làm thế.

Và thánh Luca vẫn ghi lại những truyện kể ở trình thuật có Đức Giêsu mỗi lần
đến với ai, là người đó cũng sẽ vui mừng, nhảy chồm lên vì sung sướng. Và lòng
thương xót của Chúa lớn lao gồm đủ những cảm-xúc và niềm vui to lớn còn là kết
quả của sự việc nhảy ra khỏi làn da, thớ thịt mà Chúa từng làm và từng sống với
ta như thế. Đức Giêsu cũng đã làm như Chúa đã làm như thế với mọi người. Như thế,
thì Ngài đích thật là Người Con của Thiên Chúa.

Điều này dấy lên một vấn đề hỏi rằng: làm sao chủ đề “ơn cứu độ” lại có thể trở
nên chuyện chính yếu đối với tác giả Luca, là thế? Đôi khi, đó còn là trọng tâm
Tin Mừng của thánh-nhân nữa. Chuyện này kể cũng thực, nhưng không phải là tiên
quyết. Ít ra, tác giả cũng không đến nỗi ưu tư nhiều như thế. Ơn cứu độ, là cụm
từ ta dùng để chỉ về trạng huống ta trải nghiệm Niềm vui chung có Chúa đã từng
đảo ngược mọi chuyện tiêu cực thành cơ hội để ta suy tư về ân huệ trọng yếu
này.

Những điều kể trên, đôi khi làm người đọc lại nghĩ về truyện ông Noê ở Cựu Ước.
Truyện kể vẫn cứ kể về điều là những sinh vật được cứu sống, chỉ mỗi vài cặp
thú vật trên thuyền mà thôi. Cứ tin là như thế. Như thế, tức như thể không phải
tất cả mọi thú vật đều có mặt ở đó, hết. Thế thì, các thú khác và người khác
thì sao? Có được cứu rỗi không? Về cá heo và chúng bạn vẫn tung tăng bơi lội và
cười đùa vui vẻ ngoài con thuyền cách vô tội vạ thì sao? Chúng không được cứu
sao?

Nếu thế, cũng không phải là ý của tác giả, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Bởi Thiên
Chúa là Đấng thực sự rất Vui và rất đại độ. Có lúc Ngài cũng tung tăng vui vẻ,
ngoài con thuyền đấy chứ? Dù thuyền đó là thuyền đánh cá của Phêrô hay thuyền
cứu độ của Noê, cũng đều thế. Cả tác giả Luca cũng thế. Cũng đâu bao giờ có
được ý tưởng buồn cười về cuộc sống được cứu rỗi và về Thiên Chúa đến như thế.

Thế nên, đọc trình thuật thánh Luca, người đọc hẳn đôi lúc cũng nghĩ như nhà
thơ bên dưới:

“Gót nhỏ lên thuyền một kiếp xưa,

Em về trăng mọc bến chân như.

Người Em hơi thở say mùi huệ,

Mây trắng vương buồn mắt thái sơ.”

(Đinh Hùng – Trái Tim Hồng Ngọc)

Trái tim của Chúa, cũng “Hồng Ngọc”, tức: cũng mầu hồng và bằng ngọc, luôn
tưởng nhớ hết dân gian mọi người, dù là dân chài thợ mộc, Ngài vẫn mời theo
Ngài giảng rao ơn cứu độ thân thương, rất hồng ngọc. Để dân gian mọi người sẽ
trở thành ngọc hồng, ngọc bích vẫn cứ thương.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –

Mai Tá lược dịch

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay