Bài đặc biệt của Kẻ Đi Tìm
Mới đây Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản đã đề cao vai trò số một của Đại Học Quốc Gia ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi duy nhất của Việt Nam lọt vào hàng danh sách 1000 đại học hàng đầu của thế giới, dù đứng gần cuối bảng này, hạng từ 951 đến 1000.
Thủ Tướng Pham minh Chính gắn huy chương lao động hạng nhất cho Đại Học và kết luận, “Nhìn trong bảng xếp hạng chúng ta nằm trong top 1.000, quan trọng là thời gian chỉ 30 năm. Tôi muốn nhấn mạnh thời gian để thấy sự phát triển nhanh và bền vững của ĐHQG TP.HCM”, Thủ tướng Chính phủ nói.
Đây là công lao của Thủ Tướng Võ văn Kiệt, người đề xuất thành lập Đại Học Quốc Gia ở thành phố HCM, theo nghị định 16/CP, ký ngày 27-1-1995. với sứ mệnh là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế, giữ vai trò tiên phong, nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam,…
Quy hoạch của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh được phát triển trên nền tảng của quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng từ thập niên 1960, trong đó bao gồm việc xây dựng một số hệ thống đường sá và hạ tầng cho khu đại học đường và khu biệt thự cho các giáo sư, tổng thể các công trình của Trường Đại học Nông Lâm Súc xây xong vào khoảng 1974.
Quy hoạch của ĐHQG TPHCM được hình thành từ quy hoạch Làng đại học Thủ Đức do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và bắt đầu xây dựng từ những năm 1960. Tuy nhiên, sau khi Cộng Sản cai trị, phải đến năm 1996 dự án của VNCH mới được thực hiện trở lại.
Thành tích của Đại Học Quốc Gia ở Tp HCM
Theo bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds (QS-Anh), năm 2024, ĐHQG TPHCM có 8 ngành được xếp vào tốp 100-500 trên thế giới gồm: Kỹ thuật Dầu khí tốp 51-100 (cao nhất cả nước); Toán; Kỹ thuật Điện-Điện tử, Kỹ thuật Hóa học; Nông lâm; Kinh tế học và Kinh tế lượng; Khoa học môi trường; Khoa học máy tính.
Với hệ thống đại học trong nước, về chương trình đào tạo, ĐHQG TPHCM tiếp tục dẫn đầu cả nước với 154 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định quốc tế. Cụ thể: 92 chương trình đạt chuẩn kiểm định của tổ chức kiểm định thuộc Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA); 38 chương trình đạt chuẩn của Hiệp hội Kiểm định chất lượng đại học châu Âu (ASIIN); 13 chương trình đạt chuẩn của Tổ chức đảm bảo chất lượng của Chính phủ Thụy Sĩ (FIBAA); 13 chương trình đạt chuẩn của Tổ chức kiểm định uy tín được công nhận bởi Hội đồng kiểm định CHLB Đức (AQAS); 7 chương trình đạt chuẩn của Hội đồng kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật – công nghệ của Mỹ (ABET) và 13 chương trình đạt chuẩn quốc tế khác.
Tham vọng của Đại Học Quốc Gia ở Tp HCM là gì?
Đến năm 2030, ĐHQG TP.HCM hướng đến mục tiêu thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu châu Á. Theo đó, đến năm 2030, tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ trên 75%;
Cộng Sản nay cũng đang chuyển hướng thực hiện giáo dục theo phương hướng của VNCH, đó là : Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng.
Mới đây ông Tô Lâm ngày 18-11-2024, đã than phiền về hiện trạng Giáo Dục Cộng Sản, đào tạo không ra nhân tài, Đại Học tụt hậu so với khu vực (Đông Nam Á), hàng chục nghìn kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp Đại Học mà không ai mướn vì nặng lý thuyết và nhẹ thực hành, ông Tô Lâm nói:
– Chất lượng giáo dục ở các cấp học còn hạn chế; giáo dục đại học vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới; “nặng” về lý thuyết, “nhẹ” về thực hành; chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường.
– Hàng chục nghìn cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm, hoặc làm không đúng nghề nghiệp được đào tạo, không chỉ gây ra lãng phí lớn, mà còn phản ánh rõ nét hạn chế của giáo dục đào tạo. Phương pháp giáo dục chưa phát huy được sự tích cực, sáng tạo của người học, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng và phẩm chất cho người học; hiệu quả đầu tư giáo dục chưa tương xứng với chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu.
– Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, trong khi xã hội hoá các nguồn lực đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.
.
Điều đột phá trong kế hoạch phát triển Đất Nước của ông Tô Lâm là đột phá về Giáo Dục, Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng.
Ông Tô Lâm chủ trương giáo dục nhân cách là điều đầu tiên trong chính sách giống như thời VNCH tức là nền giáo dục Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng, còn về việc giáo dục XHCN bị ông xếp ở cuối, ông nói về chủ trương này trong ngày nhà giáo, 18-11-2024:
– …Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng.
...”Chuyển mạnh giáo dục đại học từ lấy trang bị kiến thức làm mục tiêu chủ yếu sang dạy kỹ năng, dạy cách học, cách tư duy là chủ yếu.”
Tổng Bí thư Tô Lâm được giới quan sát cho là người thực tế, không giáo điều, và chú trọng vào phát triển hơn là xây dựng lý thuyết. Một sự đối nghịch rất lớn với người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng.
Theo Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, phải cần có thời gian để đánh giá những di sản mang dấu ấn của ông Tô Lâm, nhưng những gì ông Tô Lâm nói “khác” với ông Nguyễn Phú Trọng rất nhiều. Ông Tô Lâm nói những điều người dân nghe rất sướng, chẳng hạn khi ông nhận xét về thành tích kinh tế của Việt Nam, đã cho rằng “thực chất có phải là tự huyễn hoặc hay tự sướng?” – Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nói.
“Tôi nghĩ ông ấy nhận xét rất chính xác, vấn đề là từ lời nói cho đến việc làm còn khoảng cách rất xa. Riêng tôi khi đánh giá thì tôi luôn đánh giá bằng việc làm, chứ không phải bằng lời nói. Tôi cũng mong và chúc ông Tô Lâm thành công. Tôi cũng kỳ vọng là ông Tô Lâm nhận ra điểm nghẽn là vấn đề độc tài hay dân chủ? Nếu ổng thực hiện có một kế hoạch như thế, thì sẽ trở thành một người vĩ đại”. – Tiến Sĩ Nguyễn Quang A cho biết thêm.
Giống như Cố Thủ Tướng Võ văn Kiệt, Ông Tô Lâm chủ trương để cho Sài Gòn phát triển và kéo cả nước đi lên, không kìm hãm, kéo tụt hậu Sài Gòn cho bằng hoặc thua Hà Nội
Phát biểu tại một cuộc họp tiểu ban của Quốc hội hôm 13 tháng 2, trong đó, vị đương kim Tổng Bí thư đã lấy Việt Nam Cộng Hòa làm ví dụ so sánh để nói về kỳ tích phát triển của Singapore.“Nhìn sang Singapore, xưa họ nói được sang Bệnh viện Chợ Rẫy chữa bệnh là mơ ước. 50 năm nhìn lại giờ mình lại mơ sang họ khám bệnh”, trích nguyên văn lời phát biểu của ông Tô Lâm.
Vào ngày 9 tháng 1, 2023, trong cuộc gặp với các bô lão Đảng viên, nguyên cán bộ Nhà nước, đại biểu trí thức, nhà khoa học, và văn nghệ sĩ các tỉnh thành phía Nam, ông Tô Lâm nói, “Những năm 60, Sài Gòn – TP HCM là điểm sáng, Hòn ngọc Viễn Đông, Singapore cũng không bằng nhưng giờ đây tốc độ phát triển đã vượt rất xa.”
Tham dự sự kiện có các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; …
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN. |
Vậy thì nhận xét này của Tô Lâm đã đi ngược lại hoàn toàn tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng rằng đất nước ta chưa bao giờ có vị thế như ngày hôm nay, được thế giới nể trọng v.v… và v.v…

Tô Lâm nói về đột phá cho Sài Gòn, ngày 19-08-2024
“TPHCM cần được định hình tương lai là TP toàn cầu, phát triển thông minh, hiện đại, năng động, hội nhập; tăng trưởng xanh, bao trùm và bền vững; xã hội gắn kết, rộng mở, văn minh, kết tinh các giá trị tiên tiến của châu Á và thế giới. TP cần phải khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, hiệu quả,…tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị”…
...”TPHCM cần bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khuyến khích tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy các phát minh sáng chế, bảo hộ tốt quyền tài sản, tạo dựng một môi trường sáng tạo và khởi nghiệp hấp dẫn không chỉ có các sáng kiến Việt Nam mà còn cho khu vực và thế giới.”
Đài BBC hôm 29-12-2024 cho rằng ông Tô Lâm đã làm xôn xao dự luận với câu nói, điểm nghẽn của mọi vấn đề là thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm đã lần đầu tiên nhắc tới tắc nghẽn thể chế. Theo ông, ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực; trong đó, thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” và nếu không được khai thông, điều này sẽ dẫn đến tình trạng ngưng trệ và kéo lùi sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Điểm Yếu có thể làm thất bại chính sách của ông Tô Lâm là độc tài, áp chế và bịt miệng
Sự sáng tạo và phát triển chỉ đến trong tinh thần cởi mở và tôn trọng. Điểm yếu chết người của ông Tô Lâm là chủ trương tốt nhưng lại thực hiện theo đường lối bạo lực vốn có từ xưa tới nay của Đảng Cộng Sản, làm sao tiến bộ có thể đi đôi với cưỡng bức, làm sao khai phóng có thể đi đôi với giáo điều. Nếu ông không thay đổi thì giống như tình trạng năm mươi năm qua của Đảng, trên nói mà dưới không làm, hoặc như tay này cho thì tay kia giành lại.
Ngoài việc bắt Trưởng ban dân nguyện Quốc Hội, giảng sư, trưởng khoa của đại học Luật, ông Lưu Bình Nhướng, Ông Tô Lâm vừa bắt người ký giả được cả hai phía của Việt Nam kính trọng, nhà báo được quốc tế công nhận, đó là Ký giả Huy Đức

Vào năm 2022, kỷ niệm 10 năm sách Bên thắng cuộc ra mắt, Ben Kerkvliet, một giáo sư hưu trí của Đại học Quốc gia Úc, viết cho BBC và khen ngợi rằng Bên thắng cuộc “tự nó là một thành tựu đáng khâm phục và sẽ vẫn là một đóng góp vô giá cho học thuật trong thời gian dài”.
Nhà văn Trần Thanh Cảnh nói với BBC rằng bộ sách Bên thắng cuộc đã “bất tử cùng với lịch sử hiện đại của nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, …Những đóng góp của Huy Đức là vô giá cho văn hóa, lịch sử, văn học Việt Nam,” ông chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.
Chính phủ nào thì cũng phải mở cửa, đầu tư, khai phóng cho Khoa Học, Kỹ Thuật, Nhân Văn mới có cơ hội phát triển cho đất nước.