CHÂN PHƯỚC TÊRÊSA CALCUTTA NỮ TU (1910-1997)

 CHÂN PHƯỚC TÊRÊSA CALCUTTA NỮ TU (1910-1997)

 NGÀY 05 – 09

 

Mẹ Têrêsa Calcutta là một phụ nữ nhỏ bé về thể lý nhưng đã được cả thế giới nhận biết qua hành động yêu thương của Mẹ đối với những con người nghèo khổ nhất trong các người nghèo. 

Mẹ sinh tại Albani (nay là Skopje), Macedonia, lúc đó là một phần của đế quốc Ottoman. Tên thật của Mẹ là Agnes Gonxha Bojaxhiu, là con út trong 3 người con. Gia đình có một thời gian sống khá thoải mái nhờ công việc xây dựng của người cha phát đạt. Nhưng cuộc sống hoàn toàn thay đổi sau khi người cha đột ngột qua đời.

Trong những năm còn đi học, Mẹ Têrêsa tham gia một Hội Tương tế Công giáo và thích đi truyền giáo ở ngoại quốc. Lúc 18 tuổi, Mẹ vào Dòng nữ Loreto ở Dublin. 

Năm 1928, cô Agnes từ giã mẹ ruột lần cuối và đi tới miền đất mới với cuộc sống mới. Năm sau, cô Agnes được vào nhà tập ở Darjeeling, Ấn Độ. Từ đó cô lấy tên Têrêsa và chuẩn bị cho đời sống phục vụ. Cô được sai tới một trường nữ trung học ở Calcutta để dạy lịch sử và địa lý cho các nữ sinh con nhà giàu. Cô không thể không chú ý tới xung quanh là dân nghèo, khổ sở, cơ cực. Những hình ảnh đói nghèo bệnh tật đó cứ theo cô mãi. 



 

Năm 1946, khi đi xe lửa tới Darjeeling để cấm phòng, nữ tu Têrêsa nghe được điều mà về sau Mẹ giải thích là “ơn gọi trong ơn gọi”. Mẹ kể: “Sứ điệp rõ ràng. Tôi phải rời tu viện để giúp đỡ người nghèo khi sống giữa họ”. Vì Mẹ nghe tiếng gọi rời khỏi Dòng nữ Loreto để “theo Chúa Kitô đến những khu nhà ổ chuột để phục vụ Ngài giữa những người nghèo nhất trong những người nghèo”. 

  Sau khi được phép rời Dòng Loreto, Sơ TÊRÊSA lập một dòng mới và đảm trách công việc mới. Sơ học y tá vài tháng rồi trở lại Calcutta, tại đây Sơ sống trong những khu nhà ổ chuột và mở trường học cho trẻ em. Mặc sari trắng (sari là trang phục phụ nữ thường nhật cũa người dân Ấn Độ) và đi dép, Sơ mau chóng được người ta biết là một bà tốt bụng, hàng xóm của họ – nhất là những người nghèo và bệnh tật, Sơ biết nhu cầu của họ qua những lần thăm viếng họ. Sơ chọn Sari là thường phục và cũng là tu phục của dòng. 

Công việc mệt nhọc, nhưng Mẹ được nhiều người tình nguyện tới giúp, một số là học sinh cũ của Mẹ, và đó là những người nòng cốt của Dòng Truyền giáo Bác ái._ Những người khác giúp đỡ bằng cách cho lương thực, quần áo, đồ dùng, nhà cửa,… 

 

Năm 1952, thành phố Calcutta tặng Mẹ một cơ sở cũ, Mẹ dùng làm nhà cho những người hấp hối và nghèo khổ. Khi dòng phát triển nhiều, dòng còn phục vụ các trẻ mồ côi, các trẻ bị bỏ rơi, người nghiện rượu, người già và những người vô gia cư.

 Trong hơn bốn mươi năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối, trong khi hoàn tất nhiệm vụ lãnh đạo dòng tu phát triển khắp Ấn Độ, và đến các quốc gia khác.

 
Năm 1970, Mẹ Teresa trở nên một nhân vật nổi tiếng thế giới với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Một phần người ta biết rõ hơn về Mẹ cũng là nhờ một quyển sách và cuốn phim tài liệu tựa đề Something Beautiful for God của Malcome Muggeridge. Mẹ được trao Gải Nobel Hòa Bình năm 1979 một sự vinh danh cho các hoạt động nhân đạo của Mẹ.  
Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Teresa tiếp tục phát triển, đến thời điểm Mẹ từ trần, tổ chức từ thiện dồng tu của Mẹ đang điều hành 610 cơ sở truyền giáo tại 123 quốc gia, trong đó có các nhà trọ và nhà tình thương cho người mắc bệnh HIV/AIDS, cũng như bệnh nhân phong hủi, và lao. Các bếp ăn từ thiện, các chương trình tư vấn cho gia đình và trẻ em, các trại mồ côi, và trường học. 

 


Me được mời giảng cho Hội Đồng Giám Mục Thế Giới 

Nhưng Thiên Chúa đã gọi Mẹ ra về vào ngày 5-9-1997. Nước Ấn Độ đã làm Quốc Tang cho Mẹ. Mẹ đã được cả thế giới ngưởng mộ kính yêu, và thương tiếc 



Ngày 19-10-2003, trong một nghi thức của giáo hội, chân phước GH Gioan Phaolô II đã tuyên bố Mẹ Têrêsa là chân phước trước 300.000 khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô, trong đó có hàng trăm nữ tu Dòng Truyền giáo Bác ái (Missionaries of Charity) mà chính Mẹ đã thành lập năm 1950 (thuộc dòng giáo phận). Ngày nay dòng còn phát triển thêm các dòng chiêm niệm nam và nữ, có cả dòng cho các linh mục. 



Trong bài giảng, CP GH Gioan Phaolô II đã gọi Mẹ têrêsa là “một trong những nhân cách xứng đáng của thời đại chúng ta” và là “hình ảnh của người Samari nhân hậu”. Ngài nói rằng cuộc đời của Mẹ Têrêsa là “bản tuyên ngôn can đảm của Phúc âm”. Mẹ Têrêsa được phong chân phước chỉ sau 6 năm Mẹ qua đời. 

TS. sơ lược

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay