Thánh Tô-ma tông đồ- Cha Vương

Hôm nay 03/07 Giáo hội mừng kính Thánh Tô-ma tông đồ, ông Thánh Hồ nghi,  mừng lễ bổn mạng đến những ai chọn Ngài làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 5: 03/07/2025 -2-24

Thánh Thomas Tông Đồ được mô tả như một con người sáng suốt, thực tế và quả cảm theo Phúc  m của Gioan. Ông có biệt danh là Didymô nghĩa là song sanh. Thomas đoán chắc những việc lớn lao sẽ diễn ra ở Jérusalem dịp lễ Vượt Qua “Chúng ta hãy cùng đi để chết với Người” (Gn 11, 6)

   Thật tội nghiệp cho Thánh Tôma! Chỉ có một câu nói của ngài mà bị gán cho cái tên “Tôma Hồ Nghi” trong suốt 20 thế kỷ. Nhưng nếu ngài nghi ngờ thì ngài cũng đã tin. Lời ngài tuyên xưng đã trở thành một phát biểu đức tin trong Tân Ước: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” (x. Gioan 20:24-28), và lời ấy đã trở thành lời cầu nguyện được đọc cho đến tận thế. Cũng nhờ ngài mà Kitô Hữu chúng ta có được lời nhận định của Ðức Giêsu: “Anh tin là vì anh đã thấy Thầy. Phúc cho những người không thấy mà tin” (Gioan 20:29).

   Thánh Tôma cũng nổi tiếng vì sự can đảm của ngài. Có thể điều ngài nói là do bốc đồng—vì ngài cũng bỏ chạy như các tông đồ khác khi Ðức Giêsu bị bắt bớ— nhưng chắc chắn ngài đã không giả dối khi nói lên ý muốn cùng chết với Ðức Giêsu. Ðó là khi Ðức Giêsu đề nghị đến Bêtania sau khi Lagiarô từ trần. Vì Bêtania rất gần với Giêrusalem, điều đó có nghĩa phải đi bộ ngang qua phần đất của kẻ thù và rất có thể sẽ bị giết chết. Nhận biết sự kiện này, Thánh Tôma nói với các tông đồ khác, “Chúng ta hãy cùng đi để chết với Thầy” (Gioan 11:16b).

   Thánh Tôma còn được nhắc đến khi Ðức Giêsu hiện ra sau Phục Sinh, tại Hồ Tibêria khi bắt được nhiều cá một cách lạ lùng. Truyền thống nói rằng, sau biến cố Hiện Xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần, các Tông Ðồ đi rao giảng khắp nơi, và Thánh Tôma đã loan truyền Tin Mừng cho người Parthia, Medes  và Persia (Ba Tư); sau cùng ngài đến Ấn Ðộ, đem Ðức Tin cho dân chúng ở vùng ven biển Malaba, mà giáo đoàn đông đảo ấy tự nhận họ là “Kitô Hữu của Thánh Tôma” theo lễ điển Malabar còn làm chứng tá cho tương truyền ấy. Ngài đã chấm dứt cuộc đời qua sự đổ máu cho Thầy mình, đã bị đâm bằng giáo cho đến chết năm 72 ở nơi gọi là Calamine.

   Trong các hình của thánh nhân tay cầm một cây thước thợ nề mà theo tương truyền thánh nhân đã xây cung điện cho vua Guduphara ở Ấn Độ. Lễ kính thánh nhân ngày 03 tháng 7 là ngày chuyển dời thánh tích của thánh nhân về Edessa ở Mesopotamia. (Nguồn: “Điển Ngữ Các Thánh” của cố linh mục Hồng Phúc, CSsR)

❦  Trong ngày hôm nay hay mỗi khi Bạn cảm thấy mệt mỏi và bất lực về một vấn đề nào đó, mời Bạn, nếu có thể, hãy nhắm mắt lại và thốt lên lời tuyên xưng đức tin của Thánh Tô-ma: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” Bạn có thể coi câu này như là lời chân thật từ đáy lòng của mình và lập đi lập lại nhiều lần để đón nhận sự bình an của Chúa. 

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=2v7Bm7G1r70

Thánh Ca | Tôi Tin


 

2 thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô – Cha Vương

Hôm nay Giáo hội mừng kính trọng thể 2 thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô, mừng lễ bổn mạng đến những ai chọn Phê-rô và Phao-lô làm quan thầy nhé. Chúc mừng, chúc mừng!

Cha Vương

CN: 29/06/2025 – 24 Th 5

Sơ lược tiểu sử Thánh Phê-rô:

. Sinh tại Bethsaida, xứ Galilê, làm nghề đánh cá

. Thánh Phêrô là tông đồ trưởng trong số mười hai thánh tông đồ của Chúa Giêsu.

. Luôn có mặt trong những biến cố quan trọng trong đời Chúa Giêsu

. Thánh Phêrô được Chúa trao cho quyền cai quản Hội Thánh.

. Tử đạo tại Rôma năm 64 dưới thời Hoàng Đế Nêron (chịu đóng đinh ngược)

. Ngôi mộ Ngài theo truyền thống ngự dưới chân tòa thánh Vatican

Sơ lược tiểu sử Thánh Phao-lô:

. Sinh vào thập niên đầu của công nguyên, tức là cùng thời với Chúa Giêsu. 

. Thánh Phaolô có tên là Saolô, tuy là người Do thái, thuộc chi họ Benjamin, nhưng Saolô sinh ra và lớn lên ở Tarsus, thủ phủ của tỉnh Cicilia, nay là miền nam Thổ nhĩ kỳ. 

. Ngài vóc dáng thấp bé, nhưng thông minh vượt xa những người cùng lứa tuổi. Lúc nhỏ được giáo dục ở Tarsus là một trung tâm nổi tiếng về văn hoá và triết học. Lớn lên, Saolô được gởi lên Giêrusalem, học với Thầy Gamaliel Cả, theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất của nhóm Biệt phái. 

. Saolô là một người lỗi lạc trong lãnh vực văn chương và triết học của cả ba nền văn hóa chính thời đó là Hy lạp, La tinh và Do thái. Ngài thuộc lòng Kinh Thánh của người Do thái, tức là bộ Cựu Ước. Saolô hết sức nhiệt thành đối với truyền thống của cha ông.

. Tuy là biệt phái, xét theo lề luật, nhưng ngài đã trở lại đạo khoảng 33/35. 

. Sau khi bị cầm tù lần thứ hai tại Rôma, có lẽ ngài đã bị chém đầu vào khoảng năm 67 tại Aquas Salvias, (theo truyền thống—độ 5km về hướng nam Rôma, ba năm sau khi Thánh Phê-rô tử đạo), và được mai táng trên đường Ostia, nơi đây, người ta xây vương cung thánh đường thánh Phaolô-ngoại thành.

   “Phê-rô và Phao-lô là hai tông đồ khác nhau như nước với lửa: Phê-rô là dân đánh cá ít học, Phao-lô thuộc tầng lớp trí thức; Phê-rô theo Chúa ngay từ đầu, còn Phao-lô là ‘đứa con đẻ non’ (x. 1Cr 15,8) mãi sau này mới theo Chúa; Phê-rô gắn bó với Ki-tô hữu gốc Do Thái, còn Phao-lô rao giảng cho dân ngoại. Khác nhau về gốc gác, về quan điểm truyền giáo, thế nhưng, trong Đức Giê-su, cùng với Đức Giê-su và vì Đức Giê-su, Đấng cả hai quý mến hơn mọi sự trên đời, Phê-rô và Phao-lô hiệp nhất trong một công trình chung: xây dựng Hội thánh của Đức Giê-su bằng lòng nhiệt thành hăng say rao giảng, bất chấp đòn vọt, tù đày, như thánh Phao-lô đã thốt lên: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16). Hai vị còn giống nhau trong cái chết hy sinh mạng sống cho Đấng mình yêu: Phê-rô bị đóng đinh ngược đầu xuống đất, Phao-lô bị chém đầu.

   Nhớ rằng Hội thánh chủ ý mừng hai vị tông đồ trong một ngày lễ chính là để nêu cao tinh thần hiệp nhất trong công cuộc xây dựng Hội thánh. Bạn có quyết gạt bỏ những bất đồng để cùng hiệp nhất xây dựng gia đình, cộng đoàn, giáo xứ, đoàn thể… không?”

 (Trích: 5 phút suy niệm)

   Lạy Chúa, hai Thánh Phê-rô và Phao-lô đã theo Chúa đến cùng và sống trong tinh thần hiệp nhất để xây dựng Hội thánh của Chúa, xin cho con biết gạt bỏ hận thù, kỳ thị, tranh chấp, nghi kị, kết án lẫn nhau… để cộng tác với Chúa xây dựng gia đình, cộng đoàn, giáo xứ… mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

From: Do Dzung

***************************

T. Phêrô & Phaolô (29-6) – Thánh Vịnh 33 – ĐÁP CA – Ca sĩ: Công Minh

 Thánh Gioan Tẩy Giả (Gioan Baotixita) – Cha Vương

 Chúc bình an! Hôm nay 24/06, Giáo Hội mừng kính trọng thể Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (Gioan Baotixita). Ngài là con của bà Elizabeth và tiên tri Zacharia, đấng tiền hô, đấng đã làm phép rửa cho Chúa Kitô, đấng tử đạo đầu tiên khi Tin Mừng được rao giảng. Thánh Gioan Baotixita có hai ngày lễ kính trong lịch phụng vụ, ngày 24 tháng 6 là ngày sinh nhật và ngày 29 tháng 8 là ngày tử đạo. Chúng ta cùng hát Chúc Mừng Sinh Nhật Ngài đi nào!

Cha Vương

Thứ 3: : 24/6/2025 

Thứ 7/06/2023

Ðức Giêsu gọi Gioan là người cao trọng nhất trong tất cả mọi người và là người đến trước Ngài: “Ta nói với các ngươi, trong những người sinh ra bởi phụ nữ, không ai cao trọng hơn Gioan…” Nhưng có lẽ Thánh Gioan sẽ hoàn toàn đồng ý với điều Ðức Giêsu nói thêm sau đó: “Tuy nhiên, người nhỏ nhất trong nước Thiên Chúa còn cao trọng hơn ông ta” (Luca 7:28).

    Có một thời gian Thánh Gioan sống trong sa mạc, là vị ẩn tu. Ngài loan báo nước trời đã gần đến, và mời gọi mọi người hoán cải đời sống.

    Mục đích của ngài là chuẩn bị con đường cho Ðức Giêsu. Ngài nói, phép rửa của ngài là để ăn năn sám hối. Nhưng Ðấng sắp đến sẽ rửa với Thần Khí và lửa. Gioan không xứng đáng để xách dép cho Người. Thái độ của Thánh Gioan đối với Ðức Giêsu là: “Ngài phải gia tăng; tôi phải nhỏ đi” (Gioan 3:30).

    Trong khi thanh tẩy những kẻ tội lỗi, Thánh Gioan đã khiêm tốn nhận ra Ðấng Thiên Sai và nói: “Tôi cần được thanh tẩy bởi Ngài” (Mt 3:14b). Nhưng Ðức Giêsu nhất định, “Hãy tiếp tục thi hành, vì như vậy chúng ta mới giữ trọn đức công chính” (Mt 3:15b). Ðức Giêsu, một con người đích thực và khiêm tốn cũng là Thiên Chúa hằng hữu, đã sẵn sàng thi hành bổn phận của bất cứ người Do Thái tốt lành nào. Thánh Gioan như vậy đã công khai đi vào tập thể của những người đang chờ đợi Ðấng Thiên Sai. Nhưng khi tự trở nên một phần tử của cộng đồng đó, ngài quả thực thuộc về Ðấng Cứu Tinh.

    Sự cao trọng của Thánh Gioan, một địa vị then chốt trong lịch sử cứu chuộc, được nhận thấy qua tường thuật của Thánh Luca về sự sinh hạ và các biến cố sau đó của Thánh Gioan – cả hai yếu tố này đều xảy ra song song với cuộc đời của Ðức Giêsu. Thánh Gioan thu hút được rất nhiều người đến bờ sông Giođan, và một số người đã coi ngài như Ðấng Thiên Sai. Nhưng ngài luôn luôn chỉ đến Ðức Giêsu, ngay cả một số môn đệ của ngài cũng được sai đến để trở thành các môn đệ đầu tiên của Ðức Giêsu.

    Có lẽ Thánh Gioan không nghĩ là Nước Trời được hoàn tất một cách tuyệt hảo trong sứ vụ rao giảng của Ðức Giêsu. Vì bất cứ lý do gì, (trong khi ở tù) ngài đã sai các môn đệ đến hỏi Ðức Giêsu xem có phải Người là Ðấng Thiên Sai hay không. Câu trả lời của Ðức Giêsu cho thấy Ðấng Thiên Sai mang hình ảnh Người Tôi Tớ Ðau Khổ trong sách tiên tri Isaia. Chính Thánh Gioan cũng đã chia sẻ trong sự đau khổ của Ðấng Cứu Tinh, ngài đã chết vì sự trả thù của Herodias. 

(Trích Gương Thánh Nhân – 

ns Người Tín Hữu online) 

Bạn rút ra bài học gì cho mình khi đọc qua tiểu sử của thánh nhân? Hãy áp dụng vào cuộc sống hằng ngày nhé.

From: Do Dzung

*************************

Nuns playing HAPPY BIRTHDAY on Piano

Thánh Luy Gonzaga  (1568 – 1591)-Cha Vương

Hôm nay 21/06 Giáo hội mừng kính thánh Luy Gonzaga, quan thầy của giới trẻ và các sinh viên. Chúc mừng chúc mừng những ai có tâm hồn trẻ trung nhé!

Cha Vương

Thứ 7: 21/06/2025

Luy Gonzaga sinh ngày 9 tháng 3 năm 1568, là con trưởng của hầu tước xứ Castiglione, miền bắc nước Ý. Kỳ vọng của hầu tước được đặt cả vào Luy. Ông muốn cậu là người kế nghiệp. Nhưng khi thấy tận mắt những suy đồi về đạo đức ở chốn cung đình, Luy khấn hứa sẽ giữ mình trong sạch.

Trong một chuyến đi với gia đình đến Tây Ban Nha, Luy gặp một cha giải tội Dòng Tên ở Madrid, từ đó cậu nhen nhóm ước muốn dâng mình cho Chúa. Ngày 15 tháng 8 năm 1583, đang khi cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ trong nhà thờ, Luy cảm thấy mình được Chúa mời gọi sống đời tu trong Dòng Tên, một dòng mới được thành lập mấy chục năm trước. Và Luy quyết theo đuổi đến cùng ơn gọi của mình khi mới 15 tuổi. Tin này đến tai vị hầu tước, lập tức ông nổi trận lôi đình khiển trách Luy nặng lời và tìm đủ mọi cách ngăn cản với hy vọng anh đổi ý, nhưng vô hiệu. Luy xin nhường mọi chức tước cho người em trai, để vào Nhà Tập Dòng Tên ở Rôma lúc 17 tuổi. Ông hầu tước đành phải để Luy ra đi, dù ông coi Luy là “kho tàng quý báu nhất trên cõi đời này”.

    Khi vào nhà Tập, Luy tâm niệm rằng: “Tôi là thanh sắt cong, phải vào nhà Dòng để được uốn lại cho thẳng”. Anh từ bỏ chính mình để tuân thủ cách tỉ mỉ tiến trình đào luyện trở thành một tu sĩ. Anh tập làm những việc nhỏ nhặt trong nhà như rửa chén, lau nhà, quét mạng nhện… những việc mà trước đây anh chưa từng đụng đến. Sau hai năm nhà Tập, thầy Luy tuyên khấn lần đầu ngày 25 tháng 11 năm 1587 và được chuyển đến Đại học Rôma để bắt đầu học triết.

Đầu năm 1591, Rôma bị nạn dịch hoành hành khiến thành phố mất đi một nửa dân số. Cùng với các anh em khác, Luy đi quyên góp thực phẩm, quần áo và giúp những bệnh nhân. Thầy thường đi thu gom những bệnh nhân hấp hối ngoài đường phố và đưa tới bệnh viện. Nơi đây họ được tắm rửa sạch sẽ và họ được chuẩn bị lãnh nhận các bí tích. Có lần Luy nói với Cha linh hướng Robertô Bellarminô rằng: “Con tin rằng mình chẳng sống thêm bao lâu nữa. Con cảm thấy nơi mình một khao khát mãnh liệt muốn làm việc và phục vụ Chúa nơi các bệnh nhân. Con nghĩ rằng Chúa đã cho con cơ hội này vì muốn đưa con về với Ngài”.

    Một hôm, Luy bồng bế và chăm sóc một người ở bệnh viện. Về nhà anh ngã bệnh và nằm liệt giường từ ngày 3 tháng 3 năm 1591. Trong hơn ba tháng, Luy đón nhận cơn đau bệnh với niềm phó thác. Qua cầu nguyện, anh được biết mình sẽ về với Chúa vào ngày cuối của tuần bát nhật kính Mình Thánh Chúa. Đến ngày 21 tháng 6 năm 1591, Luy xin được lãnh các bí tích sau cùng. Vào khoảng 11 giờ, tay nắm chặt thánh giá, mắt nhìn thẳng vào Chúa Giêsu chịu đóng đinh và miệng cố kêu Danh Thánh Giêsu lần cuối, Luy ra đi trong bình an khi mới 23 tuổi, lúc đang học thần học để chịu chức linh mục.

    Thầy Luy được Giáo Hội phong thánh vào năm 1726. Đến năm 1729, Đức Thánh Cha Benedictô XIII chọn thánh Luy Gonzaga làm bổn mạng giới trẻ. Đức Thánh Cha Piô XI chọn ngài làm bổn mạng cho sinh viên năm 1926. Năm 1991, Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đặt ngài làm đấng bảo trợ cho những bệnh nhân AIDS.

Xin thánh Luy cầu bầu cho chúng con đặc biệt là cho giới trẻ thời đại này.

From: Do Dzung

***************************

 Têrêxa một tâm hồn, một con đường – Trình bày: Đình Trinh

Thánh Antôn Padua (1195-1231) – Cha Vương

Chúc bình an đến bạn và gia đình nhé, hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh An-tôn, mừng bổn mạng đến những ai nhận thánh Antôn làm quan thầy.

Cha Vương 

Thứ 6: 13/06/2025

Thánh Antôn Padua (1195-1231) người Bồ Đào Nha và là tu sĩ Dòng Phanxicô. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có ở Lisboa, Bồ Đào Nha nhưng mất tại Padua, Ý. Với kiến thức chuyên sâu về Kinh Thánh, ông đã rao giảng mạnh mẽ về đức tin Kitô giáo cho người khác, chính vì thế, ông được phong thánh rất sớm sau khi qua đời và được Giáo hội Công giáo Rôma phong làm tiến sĩ Hội thánh vào ngày 16 tháng 1 năm 1946. Antôn là một người người làm việc không biết mệt mỏi. Ông thường được nhiều người ta gán cho tên “Hòm Bia giao ước” hoặc “Cái búa của bọn lạc giáo”. Người ta thường gọi thánh Antôn Padua là “ông thánh hay làm phép lạ”. Tuy ngay lúc sinh thời Ngài đã làm rất nhiều phép lạ, nhưng Ngài một mực hạ mình khiêm nhu. Chính sự khiêm nhượng cùng với lòng mến Chúa yêu Ðức Mẹ say mê và thương người tha thiết của Ngài đã làm nên nhiều phép lạ…

    Tại thành Tulu, nước Pháp, thầy Antôn tranh luận với nhóm rối đạo về mầu nhiệm Chúa Giêsu ngự thật trong Thánh Thể. Sau khi nghe thầy trình bày những luận cứ vững vàng, thì một người rối đạo nói:

– “Đã hay lời Chúa Giêsu thì rõ ràng lắm, song nếu con mắt tôi không tỏ tường, thì tôi không tin”.

Thầy Antôn liền hỏi:

– Vậy anh muốn tôi làm phép lạ nào?

– Tôi có một con ngựa. Ngày thứ bốn tôi sẽ dắt ra đây cùng một bó cỏ non. Còn thầy, thầy sẽ đưa Thánh Thể ra trước mặt nó. Nếu nó bỏ cỏ không ăn mà quỳ lạy Thánh Thể, thì tôi sẽ tin có Chúa Giêsu ngự thật trong đó.

    Thầy Antôn nhận cuộc, rồi quay về tu viện ăn chay, cầu nguyện ba ngày ba đêm.

    Đến ngày hẹn, từ sáng sớm, dân chúng đã tuôn đến đầy chợ. Ông chủ dắt ngựa đi trước, đầy tớ đội cỏ theo sau. Đồng thời, thầy Antôn cũng kiệu Mình Thánh Chúa đến và nói lớn: “Hỡi con vật vô tri, nhân danh Chúa Giêsu đã dựng nên mi, và đang ngự trước mặt mi, ta truyền cho mi phải quỳ gối thờ lạy Chúa, để thiên hạ biết rằng vạn vật trên trời, dưới đất phải thờ lạy Ngài”.

    Đang khi thầy nói, thì đầy tớ vâng lời chủ vội đem sọt cỏ đặt ngay trước mõm ngựa, nhưng nó chẳng thèm để ý tới: chỉ vội vàng quỳ hai chân trước xuống thờ lạy Chúa; dù tên đầy tớ ra sức ấn cỏ vào mồm, nhưng ngựa vẫn không thèm ăn, cứ quỳ yên cho đến khi thầy Antôn kiệu Mình Thánh Chúa về mới đứng lên ăn. Phần người rối đạo nói trên cùng cả dòng họ thì đã trở lại đạo thật và sống đạo nên gương. Ông lại còn bỏ tiền của xây một đền thờ tôn kính thánh Phêrô tại thành Tulu, đến nay hãy còn.

    Lạy Chúa, vì lời cầu bầu của thánh Antôn, xin nâng đỡ chúng con, vì chúng con yếu đuối và bé mọn, trong cơn đau đớn phần hồn và xác,… (thinh lặng nói lên ý cầu xin) xin giúp chúng con trung thành với Chúa đến cùng. Lạy thánh Antôn hay làm phép lạ, cầu cho chúng con. 

From: Do Dzung

************************

Theo Chúa -tinmung.net

Thánh Rômualđô, viện phụ (956 – 1027) – Cha Vương

Tạ ơn Chúa đã ban cho Bạn một ngày mới! Ước mong bạn cảm nhận được Chúa đang ôm bạn thật chặt. Hôm nay Giáo Hội mừng kính thánh Rômualđô, viện phụ (956 – 1027). Mừng bổn Mạng đến những ai chọn ngài làm bổn mạng nhé.

Cha Vương

Thứ 5: 19/6/2025

Thánh Rômualđô là một nhà quý tộc người Ý, được sinh khoảng năm 951 tại Ravenna, nước Ý. Khi lên 20 tuổi, Rômualđô bị sốc mạnh khi thấy thân phụ ngài giết chết một người đàn ông trong một cuộc đọ kiếm tay đôi. Rồi thánh Rômualđô vào tu trong đan viện Bênêđictô. Ngài quyết tâm sống cuộc đời ngay chính. Thánh Rômualđô cũng muốn sám hối thay cho hành vi bệ rạc của người cha. Đối với Rômualđô, môi trường và lối sống của đan viện thật mới lạ vì ngài đã quen với nếp sống sang trọng, xa hoa và vô công rỗi nghề ở gia đình. Nhưng dần dần, chàng quý tộc bị ảnh hưởng sâu sắc bởi gương sáng của nhiều đan sĩ. Rômualđô quyết tâm trở nên một đan sĩ. Ngài đã xin một ẩn sĩ tốt lành tên là Marinô dạy cho cách thức nên thánh. Cả Marinô và Rômualđô đã cố gắng dùng thời giờ mỗi ngày để ca ngợi, tôn vinh và yêu mến Thiên Chúa. Thân phụ của Rômualđô là ông Sêgiô đến quan sát lối sống của con trai mình. Ông bị đánh động bởi sự đơn sơ và tinh thần bỏ mình của người con. Sêgiô nhận thức rằng chắc chắn phải có một thứ hạnh phúc đặc biệt nào đó trong đan viện – bởi vì con trai ông đã tự tình chấp nhận vào sống ở đó. Và đó là điều Sêgiô đang cần. Ông đã từ bỏ mọi thứ của cải mình có và cũng bắt chước người con sống phần đời còn lại như một đan sĩ.

    Sau cùng, thánh Rômualđô thiết lập hội dòng Camalđôlêsêô Bênêđictô. Thánh nhân đi khắp nước Ý lập thêm các ẩn viện và các đan viện. Ở bất cứ nơi đâu, thánh Rômualđô cũng đều làm gương sáng cho các đan sĩ về lòng sám hối. Suốt một năm trời, mỗi ngày Rômualđô chỉ ăn chút ít đậu luộc. Rồi cả ba năm tiếp theo, thánh nhân chỉ dùng một ít thức ăn hầu nuôi sống mình. Nhờ những hy sinh này, thánh Rômualđô sống kết hợp mật thiết hơn với Thiên Chúa.

    Thánh Rômualđô về trời ngày 19 tháng Sáu năm 1027, tại đan viện Valđi Castrô. Ngài ở một mình trong đan phòng của ngài và qua đời cách lặng lẽ âm thầm. Chắc hẳn thánh Rômualđô đã thầm thĩ lời nguyện rất được ưa chuộng này: “Ôi, lạy Đức Chúa Giêsu dịu hiền! Chúa đáng yêu mến của lòng con! Chúa là niềm khoái cảm vui thích của các linh hồn thanh khiết! Chúa là đối tượng của mọi sự con ước ao!”

    Chúng ta hãy nài xin thánh Rômualđô giúp chúng ta biết quý trọng sự cầu nguyện và sự sống của Chúa Giêsu trong ta. Chúng ta cũng hãy nài xin thánh nhân ban ơn để chúng ta đủ sức thực hiện những việc thiêng liêng cách liên lỉ.

    Bài học chúng ta có thể học được từ cuộc đời của thánh Romualđô là cùng nhau giúp nhau nên thánh. 

(Nguồn: TGP Sài Gòn)

From Do Dzung

************************

Nên Thánh Giữa Đời – Xara Trần – (St: Sr Têrêsa)

Thiếu niên người Ý qua đời năm 15 tuổi được phong thánh

 Ba’o Nguoi-Viet

June 13, 2025

VATICAN (NV) – Thiếu niên người Ý qua đời năm 15 tuổi sẽ được phong thánh vào Tháng Chín, trở thành vị thánh thế hệ “millenial” (sinh từ năm 1981 tới 1996) đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo, Vatican loan báo hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Sáu, theo New York Times.

Ban đầu, lễ phong thánh cho em Carlo Acutis được lên kế hoạch cho ngày 27 Tháng Tư nhưng phải hoãn lại do Đức Cố Giáo Hoàng Francis qua đời sáu ngày trước.

Hình ảnh và đồ lưu niệm về em Carlo Acutis bán trong cửa hàng ở Assisi, Ý, hôm 25 Tháng Ba. (Hình minh họa: Christopher Furlong/Getty Images)

Em Acutis là người Ý gốc Anh, chết vì bệnh bạch cầu (leukemia) năm 2006. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, em Acutis dùng tài năng về máy điện toán để lan truyền đức tin Công Giáo bằng cách mở trang web lưu lại những chuyện kể về điều kỳ diệu.

Với biệt danh “người ảnh hưởng của Chúa” (God’s influencer), em Acutis được những người quen biết em mô tả là cực kỳ thông minh và rành Internet. Em cũng là người có nhiều đức tin, đi lễ hằng ngày, và làm vô số điều thiện lành, theo tiểu sử của em cũng như lời kể của những người kêu gọi phong thánh cho em.

Hôm Thứ Sáu, Vatican cho biết, sau khi họp với các hồng y, Đức Giáo Hoàng Leo XIV sẽ phong thánh cho em Acutis vào ngày 7 Tháng Chín, cùng với một vị thánh trẻ tuổi khác, anh Pier Giorgio Frassatti, qua đời lúc 24 tuổi vào năm 1925.

Buổi lễ đó sẽ là lễ phong thánh đầu tiên do Đức Giáo Hoàng Leo XIV, giáo hoàng người Mỹ đầu tiên, làm chủ tế. (Th.Long) [qd]


 

Thánh Antôn Padua (1195-1231)- Cha Vương 

Chúc bình an đến bạn và gia đình nhé, hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh An-tôn, mừng bổn mạng đến những ai nhận thánh Antôn làm quan thầy.

Cha Vương 

Thứ 6: 13/06/2025

Thánh Antôn Padua (1195-1231) người Bồ Đào Nha và là tu sĩ Dòng Phanxicô. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có ở Lisboa, Bồ Đào Nha nhưng mất tại Padua, Ý. Với kiến thức chuyên sâu về Kinh Thánh, ông đã rao giảng mạnh mẽ về đức tin Kitô giáo cho người khác, chính vì thế, ông được phong thánh rất sớm sau khi qua đời và được Giáo hội Công giáo Rôma phong làm tiến sĩ Hội thánh vào ngày 16 tháng 1 năm 1946. Antôn là một người người làm việc không biết mệt mỏi. Ông thường được nhiều người ta gán cho tên “Hòm Bia giao ước” hoặc “Cái búa của bọn lạc giáo”. Người ta thường gọi thánh Antôn Padua là “ông thánh hay làm phép lạ”. Tuy ngay lúc sinh thời Ngài đã làm rất nhiều phép lạ, nhưng Ngài một mực hạ mình khiêm nhu. Chính sự khiêm nhượng cùng với lòng mến Chúa yêu Ðức Mẹ say mê và thương người tha thiết của Ngài đã làm nên nhiều phép lạ…

    Tại thành Tulu, nước Pháp, thầy Antôn tranh luận với nhóm rối đạo về mầu nhiệm Chúa Giêsu ngự thật trong Thánh Thể. Sau khi nghe thầy trình bày những luận cứ vững vàng, thì một người rối đạo nói:

– “Đã hay lời Chúa Giêsu thì rõ ràng lắm, song nếu con mắt tôi không tỏ tường, thì tôi không tin”.

Thầy Antôn liền hỏi:

– Vậy anh muốn tôi làm phép lạ nào?

– Tôi có một con ngựa. Ngày thứ bốn tôi sẽ dắt ra đây cùng một bó cỏ non. Còn thầy, thầy sẽ đưa Thánh Thể ra trước mặt nó. Nếu nó bỏ cỏ không ăn mà quỳ lạy Thánh Thể, thì tôi sẽ tin có Chúa Giêsu ngự thật trong đó.

    Thầy Antôn nhận cuộc, rồi quay về tu viện ăn chay, cầu nguyện ba ngày ba đêm.

    Đến ngày hẹn, từ sáng sớm, dân chúng đã tuôn đến đầy chợ. Ông chủ dắt ngựa đi trước, đầy tớ đội cỏ theo sau. Đồng thời, thầy Antôn cũng kiệu Mình Thánh Chúa đến và nói lớn: “Hỡi con vật vô tri, nhân danh Chúa Giêsu đã dựng nên mi, và đang ngự trước mặt mi, ta truyền cho mi phải quỳ gối thờ lạy Chúa, để thiên hạ biết rằng vạn vật trên trời, dưới đất phải thờ lạy Ngài”.

    Đang khi thầy nói, thì đầy tớ vâng lời chủ vội đem sọt cỏ đặt ngay trước mõm ngựa, nhưng nó chẳng thèm để ý tới: chỉ vội vàng quỳ hai chân trước xuống thờ lạy Chúa; dù tên đầy tớ ra sức ấn cỏ vào mồm, nhưng ngựa vẫn không thèm ăn, cứ quỳ yên cho đến khi thầy Antôn kiệu Mình Thánh Chúa về mới đứng lên ăn. Phần người rối đạo nói trên cùng cả dòng họ thì đã trở lại đạo thật và sống đạo nên gương. Ông lại còn bỏ tiền của xây một đền thờ tôn kính thánh Phêrô tại thành Tulu, đến nay hãy còn.

    Lạy Chúa, vì lời cầu bầu của thánh Antôn, xin nâng đỡ chúng con, vì chúng con yếu đuối và bé mọn, trong cơn đau đớn phần hồn và xác,… (thinh lặng nói lên ý cầu xin) xin giúp chúng con trung thành với Chúa đến cùng. Lạy thánh Antôn hay làm phép lạ, cầu cho chúng con.

From; Do Dzung

**************************

Theo Chúa -tinmung.net

Thánh Barnabê tông đồ – Cha Vương

Chúc bình an, hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Barnabê tông đồ, mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 4: 11/06/2025

“Vị thánh này có phúc, vì đáng được kể thêm vào số các Tông Đồ: Người thật là tốt, đầy ơn Thánh Thần và lòng tin”( Cv 11, 24 ). Thánh Barnabê là một trong 72 môn đệ đầu tiên đã nghe Chúa Giêsu giảng dậy và đã trở thành môn đệ của Ngài

Thánh Barnabê môn đệ của Chúa Giêsu: Đã có lần, có dịp nghe Chúa Giêsu giảng dậy và đã chứng kiến Chúa Giêsu làm phép lạ, thánh Barnabê đã trở thành một trong 72 môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. Vì Chúa Giêsu đã nói:” Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái…”( Ga 15, 16 ).Chính Chúa Giêsu đã chọn Barnabê để  thánh nhân làm chứng cho tình yêu của Chúa và giới thiệu Chúa Giêsu cho nhiều người. Sau biến cố Chúa Giêsu lên trời, các tông đồ sai Barnabê đi truyền giáo ở Antiokia, một miền trù phú và thịnh vượng, phồn vinh nhất lúc bấy giờ. Và như lời Chúa nói:”…hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danhThầy thì Thầy ban cho anh em”( Ga 15, 16 ). Thánh Barnabê luôn có Chúa Thánh Thần tràn đầy và nhờ tài giảng thuyết, Ngài đã đưa được biết bao nhiêu người trở về với Chúa. Thánh nhân đã mời thánh Phaolô về ở với mình và cùng giảng dậy, loan báo Tin Mừng ở Antiokia. Sau đó, thánh nhân mang món tiền mà Ngài đã quyên góp được về Giêrusa lem gặp các vị kỳ mục và các tông đồ khác. Đường lối và ý nhiệm mầu của Chúa lại khác, Barnabê và Phaolô lại được trao sứ mạng rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, nên các Ngài lại trẩy đi Séleucie và Chypre. Dân bản xứ và các người ngoại giáo, đón tiếp các Ngài một cách nhiệt tình, họ tin theo các Ngài. Tuy nhiên cũng có những người Do Thái có óc thủ cựu, hẹp hòi đã tìm cách gièm pha, chế diễu và nói nhiều lời ngạo mạn đối với các Ngài, họ xúi giục những thành phần bất hảo ngược đãi và trục xuất các Ngài  ( Cv 13, 50 ). Chúa cho các Ngài làm nhiều phép lạ: xua trừ ma quỉ, chữa bệnh, làm cho kẻ chết sống lại để củng cố niềm tin của các tân tòng.

  Chúa thưởng công cho Thánh Barnabê: Thánh Barnabê và thánh Marcô tiếp tục rao giảng ở đảo Chypre. Chúa đã  yêu thương cho thánh Barnabê được lãnh triều thiên qua cái chết tử đạo của Ngài:” Hạt lúa mì rơi xuống đất không thúi đi, thì nó sẽ không sinh nhiều bông hạt…”. Người Do Thái ở Syria đã xúi giục dân chúng ném đá và xử tử thánh Barnabê. Đời Hoàng Đế Zénon, vào năm 488, người ta đã tìm thấy xác của thánh Barnabê tại Salamine thuộc đảo Chypre, Hy Lạp.

 Lạy Chúa, Chúa đã truyền phải dành riêng thánh Barnabê là một người đầy lòng tin và Thánh Thần, để thánh nhân đưa dân ngoại về với Chúa. Xin cho mọi tín hữu biết dùng lời nói và việc làm để trung thành loan báo Tin Mừng Đức Kitô như thánh nhân đã can đảm rao truyền( ca nhập lễ, lễ thánh Barnabê, tông đồ ).

(Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT)

From: Do Dzung

**************************

Đường con theo Chúa – tinmung.net

Thánh Nôbertô (1080-1134), Giám Mục- Cha Vương

Một ngày tốt đẹp nhé, hôm nay Giáo Hội kính nhớ Thánh Nôbertô (1080-1134), Giám Mục. Mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy.

Cha Vương

Thứ 6: 6/6/2025

Thánh Nôbertô sinh ra trong một gia đình quyền uy, thế giá, giầu sang, phú quí vào năm 1085 tại miền Phénanie. Ngay từ nhỏ thánh nhân đã được dậy dỗ cẩn thận để có thể nối nghiệp cha mình lúc đó đang có thế giá, chức vị trong triều đình. Nhờ óc thông minh, lòng ham học, sự phán đoán chính xác và sự phấn đấu cầu tiến không biết mệt mỏi, thánh nhân đã thành công trên đường học vấn, thi đậu và được tuyển thẳng vào làm việc trong triều đình của Hoàng Đế Henri V.Thánh nhân tuy sống trên nhung lụa quyền hành, thế giá trong tay nhưng Ngài vẫn cảm nghiệm:” Phù vân là phù vân”…Mọi sự trên đời như bóng mây, như gió thổi, như mây bay, Ngài cảm nghiệm sâu sắc lời Chúa nói với người thanh niên giầu có:” Hãy về bán hết của cải, phân chia cho kẻ nghèo khó, rồi hãy đến theo Ta”. 

Thánh nhân đã ước ao đi tìm một cái gì tuyệt đối, cao thượng hơn, đẹp đẽ hơn. Nên, nghe được tiếng Chúa mời gọi, thánh nhân đã bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu. 

Thánh nhân đã cố gắng tu tập, sau khi lãnh nhận sứ vụ linh mục, Ngài đã nhiệt thành rao giảng Tin Mừng và đem được không biết bao linh hồn quay về với Chúa. Thánh  nhân có đức tính nổi bật nhất là yêu thương người nghèo, sống tinh thần nghèo khó như lời Chúa nói trong tám mối phúc:” Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó vì nước trời là của họ”( Mt 5, 1tt…). Thánh nhân đã hoán cải được biết bao tâm hồn tội lỗi nhờ sự hy sinh và lòng nhiệt thành, đạo đức, thánh thiện của Ngài.

Thánh Nôbertô vâng lệnh Ðức Giáo Hoàng và được đặt làm gám mục Mardebourg.  Với một tấm lòng say mê Chúa, với một tâm hồn đạo đức, thánh thiện, thánh Nôbertô luôn vâng lời vì thế năm 1120, Ngài đã tuân hành ý của Đức Thánh Cha Calixtô II, thiết lập một tu viện tại miền Prémontré với ý hướng, tôn chỉ : “sống nghiêm nhặt và chuyên về cầu nguyện”. Danh tiếng tốt lành của Ngài lan tỏa và trí thông minh sáng suốt của Ngài đã là nét son cho Ngài vì thế Ngài đã được bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Mardebourg. Trên ngôi vị Giám Mục, thánh Nôbertô đã phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách: phục hưng lại nền luân lý lúc đó đang bị suy đồi, bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội đang bị giới quyền thế đàn áp. Thánh nhân đặc biệt lưu tâm tới sự độc thân của giới linh mục vì nước trời. Thánh nhân đã làm việc không ngơi nghỉ, với cương vị Giám Mục, Ngài đã làm được biết bao việc tốt đẹp cho Địa Phận, cho Giáo Hội. 

THÁNH NÔBERTÔ CÓ CÔNG NHIỀU VỚI GIÁO HỘI: Thánh Nôbertô đã rất có công đối với Hội Thánh: đặc biệt Ngài đã giúp Đức Giáo Hoàng Innocentê II cách đắc lực khi công đồng Reims được triệu  tập. Thánh nhân cũng phải đương đầu mạnh mẽ, quyết liệt với nhóm ly giáo Pierre de Léon. Thánh nhân đã làm việc không ngừng nghỉ. Nên, sau cùng vì quá mệt mỏi, kiệt quệ với công việc, thánh nhân lâm bệnh nặng và ra đi trở về với Chúa vào ngày 06 tháng 6 năm 1134 tại địa phận Mardebourg, nước Pháp.

 (Nguồn: Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT) 

Bạn nghĩ gì về câu nói của thánh nhân sau đây: “Một người nói nhiều, quá tò mò và hay bồn chồn giống như một cái lò mở toang mọi phía và không giữ được nhiệt; bạn sẽ không bao giờ tận hưởng được sự ngọt ngào của một lời cầu nguyện trong thinh lặng trừ khi bạn đóng tâm trí mình trước mọi ham muốn trần tục và những công việc trần tục.” 

Thánh Nôbertô, cầu cho chúng con biết nói ít lại và làm nhiều hơn một tí. 

From: Do Dzung

*************************

Nên Thánh Giữa Đời – Xara Trần – (St: Sr Têrêsa) – Ai đưa mình lên sẽ bị hạ xuống…

Thánh Boniface (Bônifaciô), 672-754, Tử Đạo – Cha Vương

Mến chúc bạn và gia đình ngày thứ 5 đầu tháng zui zẻ, khoẻ mạnh, thật can đảm và mạnh mẽ trong đức tin-cậy-mến. Hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Boniface (Bônifaciô), 672-754, Tử Đạo. Mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 5: 5/6/2025

Thánh Boniface, vị tông đồ của người Ðức, là một đan sĩ người Anh thuộc Dòng Biển Ðức, đã hy sinh vinh dự khi được chọn làm đan viện trưởng để tận hiến cuộc đời trong việc hoán cải các sắc tộc ở Ðức. Ngài có hai đặc tính nổi bật: Kitô Giáo chính truyền và trung thành với đức giáo hoàng ở Rôma.

    Thánh Boniface, tên thật là Wilfrith, sinh ở Anh Quốc. Ngay khi còn nhỏ, hình ảnh cao quý của các đan sĩ truyền giáo đã in sâu trong tâm khảm của ngài, do đó, khi bảy tuổi ngài đã nài nỉ xin theo học trường dòng, dù rằng cha ngài mong muốn cho con một sự nghiệp ở ngoài đời.

    Lớn lên, ngài làm giám đốc một trường học ở Nursling, Winchester, tại đây ngài là người đầu tiên viết về văn phạm Latinh bằng tiếng Anh, cũng như sáng tác nhiều bài diễn giảng được nhiều người sao chép và phổ biến.

Năm ba mươi tuổi, ngài được thụ phong linh mục và đi rao giảng ở Friesland (thuộc Hòa Lan bây giờ), nhưng không bao lâu ngài phải trở về Nursling vì cuộc chiến giữa vua ngoại giáo của Friesland và Charles Martel của Pháp.

Sau cái chết của đan viện trưởng, các đan sĩ ở Nursling tìm cách giữ chân ngài bằng cách bầu ngài làm đan viện trưởng, nhưng ngài đã từ chối để tận hiến cho công cuộc truyền giáo.

    Năm 718, ngài đến Rôma để gặp Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô II, là người sai ngài đi truyền giáo cho người Ðức ở Hesse và Bavaria. Ở Hesse, trước sự hiện diện của đám đông người ngoại giáo rất tin dị đoan, ngài đã chặt cây Sồi Thần Linh ở Geismar to lớn và già nua, được dân ngoại dâng cúng cho thần Thor. Người ta kể chỉ sau vài nhát rìu, cây sồi đã lung lay và sụp đổ, tách ra làm bốn cho thấy sự mục nát bên trong. Ðó là khởi đầu của một công cuộc truyền giáo rất thành công của Thánh Boniface và cũng là hạt giống đức tin cho một giáo hội đầy sinh lực ở Ðức, mà sau này Thánh Boniface được tấn phong làm giám mục ở đây. Ngài xin các Kitô Hữu ở Anh hỗ trợ công cuộc truyền giáo của ngài và họ đã đáp ứng với tài chánh, sách vở, vật liệu, và nhất là thường xuyên cung cấp các đan sĩ để giúp đỡ ngài trong việc giảng dạy.

    Thánh Boniface không chỉ hạn chế hoạt động ở nước Ðức. Ngài còn giúp hình thành sự tương giao giữa Ðức Giáo Hoàng và các vua ở Ý cũng như ở Pháp. Ngài thúc giục các thái tử kế vị vua Charles của Pháp triệu tập công đồng để cải tổ giáo hội trong các phần đất của họ, là nơi chức giám mục được bán cho những người trả giá cao nhất.

        Ngài không bao giờ quên sự thất bại ở Friesland, do đó khi về già, ngài từ chức giám mục và trở về hoạt động ở đây với sự thành công đáng kể. Vào một ngày trong tháng Sáu năm 754, khi ngài đang chuẩn bị cho người Friesland chịu phép Thêm Sức thì tất cả bị tấn công và bị giết chết bởi các chiến sĩ ngoại giáo.

LỜI BÀN: Thánh Boniface xác nhận một quy tắc của Kitô Giáo: Theo Ðức Kitô là theo con đường thập giá. Ðối với Thánh Boniface, con đường đó không chỉ là sự đau khổ phần xác hay cái chết, mà cả sự đau khổ vì bị sỉ nhục, vô ơn trong việc cải tổ Giáo Hội. Vinh dự của truyền giáo là đem người ngoại giáo trở về với Giáo Hội. Nhưng dường như, việc chấn chỉnh đức tin ngay trong lòng Giáo Hội, là một việc rất cần thiết, thì ít người lại cho đó là một vinh dự.

LỜI TRÍCH: Chúng ta phải bền vững trong những gì là chân lý và chuẩn bị linh hồn cho những thử thách… Ðừng là những con chó không dám sủa hay im lặng nhìn xem, và cũng đừng là người tôi tớ trốn chạy trước đàn sói. —Thánh Boniface.  

(Nguồn: dòng tên VN-hạnh các thánh) 

From: Do Dzung

***************************

Theo Dấu Chân Ngài (Sáng tác: Lm. Nam Phương) – Jerome

Thánh Rita (1381-1457)-Cha Vương

Chúc bình an đến bạn và gia đình. Hôm nay 22/5 Giáo Hội mừng kính Thánh Nữ Rita ở Cascia. Xin ngài chuyển cầu cho những ai đang gặp khó khăn trong đời sống hôn nhân.

Cha Vương 

Thứ 5, 5PS: 22/5/2025

Trong nhiều thế kỷ, Thánh Rita (1381-1457) ở Cascia là một trong những vị thánh nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo. Người ta thường gọi ngài là “Vị Thánh Bất Khả,” vì bất cứ điều gì nhờ ngài cầu bầu đều được Thiên Chúa nhận lời.

  Thánh Rita sinh ở Spoleto, nước Ý năm 1381. Ngay từ nhỏ ngài đã muốn dâng mình cho Chúa, nhưng vì vâng lời cha mẹ già, ngài phải kết hôn với một ông chồng thô bạo và nóng nẩy. Trong 18 năm, ngài kiên nhẫn dùng sự cầu nguyện và tử tế để đối xử với ông chồng luôn khinh thường và gian dâm. Sau cùng, ông đã ăn năn hối lỗi và bị giết vì một mối thù truyền kiếp.

  Tưởng đã yên thân sau cái chết của chồng, ngài lại khổ tâm khi thấy hai người con trai thề quyết trả thù cho cha mình, và ngài đã cầu xin Thiên Chúa để cho họ chết còn hơn phạm tội giết người. Quả thật, cả hai lâm bệnh nặng, và ngài đã chăm sóc, khuyên giải hai con trở về với Thiên Chúa trong sự bình an trước khi lìa đời.

Bây giờ không chồng và không con, ngài xin gia nhập Dòng Augustine ở Cascia, nhưng bị từ chối vì không còn là trinh nữ. Với sự kiên trì và lòng tin mạnh mẽ, Thiên Chúa đã can thiệp để ngài được nhập dòng. Người ta kể rằng, một đêm kia Thiên Chúa đã đưa ngài vào trong khuôn viên của tu viện dù đã kín cổng cao tường.

Thấy vậy, các nữ tu tin rằng ý Chúa muốn ngài được chấp nhận vào dòng. Trong đời sống tu trì, ngài nổi tiếng về lòng bác ái và ăn chay hãm mình. Lời ngài cầu nguyện cho những kẻ đau yếu thường được Thiên Chúa nhận lời. Ngoài ra, qua sự khuyên bảo, ngài đã đưa nhiều người trở về với đời sống Công Giáo.

Vào năm 1441, ngài được đặc biệt chia sẻ sự thống khổ của Ðức Kitô bằng các vết mão gai trên đầu. Các vết thương ấy thật đau đớn và chảy máu, xông mùi khó chịu đến độ ngài phải sống tách biệt với mọi người, tuy nhiên ngài vẫn coi đó là ơn sủng đặc biệt và xin được sức mạnh để gánh chịu cho đến chết.

  Ngài từ trần vì bệnh lao ngày 22 tháng Năm 1457 khi 76 tuổi. Ngài đặc biệt được tôn kính ở nước Ý ngày nay. Ngài được coi là quan thầy của những trường hợp khó khăn, nhất là có liên hệ đến hôn nhân.

Ngài được phong Chân Phước năm 1626 và được phong Thánh năm 1900. (Nguồn:GP Vĩnh Long)

Sau đây là những lời  trích dẫn của Thánh Rita thành Cascia hy vọng nó giúp bạn luôn trông cậy vào quyền năng của Chúa qua sự cầu bầu của thánh nhân:

❦  “Không có gì là không thể đối với Chúa.”

❦  “Tôi không sợ chết. Tôi biết chết là gì. Đó là nhắm mắt lại với thế giới và mở mắt ra với Chúa.”

❦  “Lạy Chúa Giêsu, xin cho con được chia sẻ nỗi đau khổ của Chúa.”

Câu nào đánh động bạn nhất? 

From: Do Dzung