Đêm xuống dần, giọt sương rơi trên áo anh,

“Đêm xuống dần, giọt sương rơi trên áo anh,”

con phố dài, bàn chân anh qua lặng lẽ.

Thương nhớ người, tình yêu kia đâu dễ quên,

để trái tim xót xa cô đơn từng đêm.”
(Nhật Huy – Như Giấc Mơ Qua)

(2 Phêrô 3: 14-15)

Lại phải thú thật với bạn đạo và bạn đọc khắp nơi, rằng: tác giả viết nhạc bản này, đối với bạn đạo thật “là lạ”. Lạ, cả tên tuổi lẫn ý/lời của giòng nhạc, ông còn hát, như sau:

“Em với người dìu nhau đi qua con phố quen,

đâu biết rằng mình anh trông theo lặng lẽ.

Xin dối lòng để anh quên đi bóng em,

dù trái tim vẫn kêu tên em từng đêm.
Ngày n ào mình hẹn ước đắm đuối thiết tha,

mà người tình một phút đã thấy quá xa.”

(Nhật Huy – bđd)

Có lần bần-đạo đây kể lại lời vị thày dạy từng bảo: “Bà Maria Magđalêna là một nữ thừa-tác-viên năng-nổ thời của Chúa, chứ không là cô gái điếm-đàng như thánh Grêgôriô Cả giảng ở nhà thờ đâu…” thì anh bạn nghe rồi, bèn phán rằng: “Ngài là Giáo-hoàng lại được Giáo-hội phong thánh thì phải đúng hơn ông thày của bạn chứ!” 

Nhiều năm sau, bần-đạo lại khám-phá ra rằng: hồi đầu thiên-niên-kỷ thứ 3, giới khảo-cổ đã khám-phá cuốn “Tin Mừng theo thánh Maria Magđalêna”, bèn cứ “cấu bụng” mà tự nhủ: Giáo-hoàng đúng hay nhà khảo-cổ đúng đây?

Nay, đọc được ý của đấng bậc vị vọng ở chốn “chóp bu” vẫn nhắc nhở người nghe/học dạy Giáo-lý Gia-đình mỗi Thứ Tư hàng tuần, như sau:

“Thật vậy, tiếng vãn than thường được nghe thấy nhất của Kitô hữu liên-quan đến thời-gian đó là: “Tôi cần phải cầu nguyện hơn nữa…Tôi muốn làm thế nhưng tôi thường không có giờ!!!!”. Chúng ta luôn nghe như vậy.

Niềm tiếc xót này thật chân thành, vì tâm can con người luôn tìm đến nguyện cầu, dù trong vô thức; và nếu không có giờ cầu-nguyện thì họ thấy bồn-chồn khắc-khoải. Tuy nhiên, để có giờ cầu-nguyện, cũng cần vun trồng nơi tâm-hồn một tình yêu “nồng nàn” đối với Thiên Chúa đầy cảm mến.

Chúng ta hãy tự hỏi mình một vấn đề rất đơn giản. Cần phải tin vào Thiên Chúa với tất cả tâm can của mình; cần phải hy vọng rằng Ngài sẽ giúp chúng ta trong những cơn khốn khó; cần phải cảm thấy có nhiệm vụ cảm tạ Ngài. Tất cả những điều ấy đều tốt lành. Thế nhưng chúng ta cũng có yêu mến Chúa của ta không?

Ý nghĩ về Thiên Chúa có tác động chúng ta không, có làm ta bàng hoàng không, trở nên dịu dàng không? Chúng ta nghĩ đến việc công-thức-hóa Giới Luật trọng đại là thứ luật bao gồm mọi luật khác, đó là “Các người phải kính mến Chúa là Thiên Chúa các ngươi hết lòng hết linh hồn và hết sức ngươi” (Đệ Nhị Luật 6:5; Mathêu 22:37).

Công-thức này sử-dụng ngôn-từ mạnh mẽ của tình yêu, hướng về Thiên Chúa. Đó, tinh-thần cầu-nguyện trước hết là ở chỗ này. Và nếu nó ở chỗ này thì nó liên tục ở đó và không bao giờ rời bỏ đó. Ta có thể nghĩ về Thiên Chúa như Đấng âu yếm ôm lấy ta trong cuộc đời chứ không phải thứ gì khác không? Một niềm âu yếm mà không gì, kể cả chết chóc, có thể tách biệt chúng ta ra khỏi nó?”

Hay ta chỉ nghĩ về Ngài như là một Hữu-Thể cao cả, như Đấng Uy Quyền làm được mọi sự, như Vị Thẩm Phán kiểm-soát mọi hành động? Dĩ nhiên, tất cả điều này đều đúng; thế nhưng, chỉ khi nào Thiên Chúa là cảm xúc của mọi cảm xúc nơi ta thì ý nghĩ về những điều ấy mới trọn vẹn ý nghĩa.

Bấy giờ, ta thấy sung sướng, đồng thời cũng bị bối rối, vì Ngài nghĩ đến ta và nhất là Ngài yêu thương ta! Điều ấy không là những gì gây ấn tượng sao? Không ấn tượng sao, khi Thiên Chúa chăm sóc ta bằng mối tình của Người Cha? Thật là đẹp! Ngài có thể tỏ mình ra như là một Hữu Thể Tối Thượng, ban bố các Giới Luật của Ngài và chờ đợi thành quả.

Trái lại, Thiên Chúa đã và đang thực hiện một cách bất tận còn hơn như thế nữa. Ngài hỗ trợ ta trên con đường sự sống. Ngài bảo vệ, yêu thương chúng ta….” (xem Bài giáo lý Gia đình của Đức Phanxicô giảng hôm thứ Tư 27/8/15 do Cao Tấn Tĩnh chuyển dịch, www.vuisongtrenđời.com 28/8/15)

Xa lạ và khác-biệt, còn thấy cả trong nhận-định về lập-trường tư-tưởng hoặc lối sống, luôn có câu “đúng/sai”, ở trong đó. Chuyện đúng/sai, về động-thái nguyện-cầu, là chuyện của đấng bậc làm chủ giáo-hội. Đúng/sai về động thái, lại kéo theo chuyện đúng/sai về lập-trường tư-tưởng và lời lẽ của Giáo hoàng. Đó, còn là câu hỏi từ đấng bậc khác, trong dân gian, rất như sau:

“Qua nghiên-cứu, chúng ta thấy có nội-dung và lý-do chính nơi tâm-can cũng như hành-xử của những người cực-đoan.

Chuyện “tréo cẳng ngỗng” hoặc hỗ-trợ đầu tiên cho hành-xử đầy bao-lực là lời cam-kết mạnh-mẽ chấp-thuận các hành-động bạo-tàn vẫn bảo rằng: “Giả như bạo-tàn/bạo-lực không giải-quyết được vấn-đề này khác, là do bởi họ không đủ bạo-lực cần có”. Hoặc, “Con cháu của kẻ thù chúng nó giống như rắn rết, cần phải dẫm bẹp trước khi chúng phát-triển”

Chuyện thứ hai là lòng hận-thù nay mang mặc những hai hình-thức: một, chĩa thẳng vào ‘phương Tây’ hiện rõ nơi cam-kết như thể bảo: ‘khủng bố theo cách hình-thức tra-tấn dã-man và hành-quyết mà không cần toà xử được nhiều nước Tây phương đã và đang áp-dụng hằng ngày. Lối diễn-tả hận-thù khác nữa lại là niềm tin chung chung nghĩ rằng thế-giới ngày nay đang trở nên đốn-mạt cùng cực.

Và, nội dung cuối cùng của sự việc này, là: lấy cớ để bào-chữa. Dù ta có rất nhiều kiểu để tạo cớ làm điều này khác, đặc-trưng thông thường của nhiều người lại vẫn là việc biện-minh cho đầu óc thiển-cận, đầy ác-ý lẫn bạo-tàn của mình. Ở một số trường hợpcó người lại còn viện vào Thượng-Đế hoặc Thiên-Chúa trong lúc có khi chỉ là hành-động của một kẻ tin thực tình ở sự việc, chứ không là hành-động mang tính khủng-bố/bạo-lực chút nào hết.

Tâm-địa của đám người cực-đoan được định-hình trong các điều-tra/nghiên-cứu phần đông là ở dân chúng nói chung, chứ không phải nơi những người sử-dụng bạo-lực. Nói chung, thì: tâm-bệnh vẫn không là yếu-tố tạo nguyên-nhân trong các vụ khủng-bố dù cho đó có thể là những dấu-hiệu của sự cố có thể thấy được ở vài trường-hợp.

Là cá-thể, ta vẫn có tâm-trạng hoặc lập-trường khác-biệt đến độ ta có quyền đồng-thuận hay không với cam-kết ấy. Nói chung thì, sự khác-biệt ở nhiều dạng-thức khác nhau vẫn được định-hình nơi hành-xử của nhiều nhóm/phái rất khác nhau. (X. Lazar Stankov, The Making of a Militant Extremist, Australian Catholic University Insight 14: Mùa Đông 2015, tr. 4-5)

Lập trường của vị giáo-sư thần-học ở Đại-học Công-giáo Sydney, thì như thế. Thế nhưng, sự khác-biệt thấy rõ hơn cả là lập-trường/hành-xử của Đức Phanxicô lâu nay từng tỏ lộ. Nay đề-nghị bạn đề nghị tôi, truớc khi nghe thử một bài nhận-định về sự khác-mà-không-biệt của vị Giáo Chủ  năng-nổ xem thế nào, ta trở lại với nhạc-bản ở trên mà hát thêm, rằng:

“Em như giấc mơ đi qua đời ta,

rồi từng đêm gây nên bão tố.
Người về lòng còn nhớ

những phút đã qua,

đời làm mình lạc lối

giữa những xót xa.

Em như cánh chim

đi qua đời ta

rồi về vui với người xa lạ.”

(Nhật Huy – bđd)

“Vui với người xa lạ”, còn là động-thái cùng quan-điểm của vị chủ-chăn cả một giáo-hội, được đấng bậc nọ ở nước Bỉ, có nhận-xét như sau:

“Đức Gian 23, là đấng bậc chủ-quản Giáo-hội mở ra Công đồng Vatican 2 lại đã nhấn-mạnh vào thuốc viên “từ bi” để chữa trị mọi bệnh. Trong khi đó, Đức Phanxicô lại có lập-trường biệt-lập cả về Niềm Vui Tin Mừng lẫn Nỗi Mừng của Từ Bi…

Lâu nay đức đương kim Giáo chủ tạo được sự hỗ-trợ ở văn-bản thần học giải-phóng có từ các vị chủ-quản ở Argentina ngang qua các thần-học-gia như Juan Carlos Scanone, Lucio Gera và Rafael Tello; và nhất là từ tài-liệu cuối xuất tự buổi họp Hội Đồng Giám-mục Châu Mỹ La-tinh tại Aparecida, nơi ngài là người tường-trình và cũng là đồng tác-giả.

Mới đây, nhiều vị trong Giáo-hội lại đã chê-trách quan-điểm của Bộ Trưởng Bộ Tín Lý/Giáo điều, tức Hồng y Muller. Vị này từng bảo: Đức Hồng Y Bergoglio (nay là Giáo hoàng Phanxicô) không là giáo-sư thần-học và cũng chẳng suy-tư theo kiểu có cấu-trúc hẳn-hòi như một thần-học-gia. Hồng y Muller khi ấy còn cho biết: Bộ Giáo Lý Đức Tin nay có trọng trách tác-tạo hiệp-nhất niềm-tin có cấu-trúc. Cũng từ đó, Hồng Y Muller lại chứng-tỏ điều này: quyền-bính do Hồng Y Ottaviani (tức Giáo Hoàng Piô 12) vào tháng ngày trước khi có Vaticăng 2. Và từ đó, Toà thánh lại đã tạo được uy-quyền vượt bực, hết mức.

Đức Phaolô Đệ Lục sau đó mới giảm thiểu quyền này một cách đáng kể và thay đổi tên gọi của Bộ này từ Thánh Bộ Bí Tích Tối Cao thành một bộ khác. Rồi đến 1988 qua Hiến chế Pastor Bonus, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị lại tái-tạo uy-lực và quyền-hạn của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Đức Bênêđíchtô 16 lại củng cố Bộ này, ít nhất là bổ-nhiệm Đức Hồng Y làm đầu thánh bộ này. Đức Hồng Y Burke thuộc Toàn Án tối cao Rota từng gọi Giáo hội hiện nay là con thuyền không người lái vì thiếu cấu-trúc. Hồng Y Muller và Burke đã cho phép báo La Croix phỏng-vấn về vấn-đề này.

Điều đáng nói ở đây, là có giả-định rằng: việc trình-bày niềm tin liên-kết rất cấu-trúc rất cần-thiết cho sự lành mạnh và hiệu-năng của Giáo-hội. Sự đoàn-kết có cấu-trúc đã thành-hình trong một thời-gian rất lâu chiếu theo các ý-niệm có với một châu Âu cằn cỗi, từ chủ-thuyết DesCartes và triết-lý của người Đức.

Trong lần bàn cãi về thần-học giải-phóng của Châu Mỹ La-tinh, Hồng y Muller đã theo con đường này. Nền thần-học ấy nhìn trước tiên vào toàn-bộ thực-tế sống-động của dân Chúa và sau đó vào những gì được Tin Mừng nói về các tình-trạng thực-tế như thế. Thần-học ấy chào đón mọi tầm-nhìn hướng về chân trời này. Cảnh-trí đầu tiên để ra cho thực-tế sống của dân ở đây chính là gia-đình. Và, Hồng Y Muller là một trong các học-giả kinh-điển từng chú-ý nhiều về thần-học giải-phóng. Nhưng, nếu gọi đó là có được uy-lực quyền-bính để giải-định công việc của Giáo-hoàng, thì ngài đã vượt quá lằn ranh đỏ, rồi…

Việc bố-trí đặt để điều này cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trải qua nhiều thập-niên trước, là sự tranh-luận/cãi vã ở Châu Mỹ La-tinh giữa phe Mácxít và tầm nhìn của Peron khi ấy. Phe này chủ -trương đặt ưu-tiên cho một nhóm người riêng biệt hoặc giai-cấp ở xã-hội. Trong khi đó, phe kia lại nhấn mạnh đến chuyện ưu-tiên cho người dân với tư-cách là chúng-dân, vượt ngoài mọi chống-chọi giữa các giai-cấp với nhau. Và phe nhóm này quả là rất mạnh ở Argentina. Vì thế nên, tầm nhìn của Đức Phanxicô về từ-bi coi như lòng hỷ xả đối với và ở trong cũng như từ toàn-thể dân Chúa. Tuy nhiên, phe theo Péron khi ấy lại cứ coi dân Chúa là dân tốt nhất được họ phục-vụ vì khi ấy họ tự coi mình như tập-đoàn quân-sự kiểm-soát có hại cho người nghèo….

Tại Thượng Hội Đồng Giám mục Rôma năm 2014, không vị nào đề-cập đến hôn-nhân đồng tính, mà chỉ nói về chuyện làm sao giúp các gia-đình có con trai hay con gái là người đồng tính, thôi. Đây là trạng-huống trước đây chưa từng xẩy ra, nhưng các giáo-sĩ ngồi toà cáo-giải lại hay gặp. Nhưng, vấn-đề là: làm sao đồng-hành cùng với những người như thế, mới là khó.

Không lúc nào lại thấy tín-lý/giáo-điều về hôn-nhân được sờ đến. Vấn đề thật ra lại là những gì ta có thể làm cho những người đã ly-dị rồi nay tái-giá cách sao đây? Ta mở rộng cánh cửa nào đây? Những người như thế đâu có bị vạ tuyệt thông đâu, nhưng trên thực-tế, theo giáo-luật hiện hành, thì họ không thể là vú/bõ đỡ đầu khi rửa tội, không thể đọc sách thánh ở nhà thờ, trao Mình Chúa hoặc giảng-dạy giáo-lý/sách phần, vv được. Nói cách khác, họ cũng là thứ người bị vạ tuyệt-thông không chính-thức mà thôi.

Cuối cùng thì, câu hỏi đặt ra cho ta là: làm sao mở rộng vòng tay nhiều hơn nữa theo nghĩa những hành-xử, luật-đạo và giá-trị được…?

Đó chính là vấn đề, của đổi thay, khác-biệt vào thời này.” (xem Lm Armand Veilleux, The Theology of Francis, Scourmont Website, 24/5 2015, hoặc Lm Kevin O;Shea CSsR, A Tale of Two Synods, about some ethics and politics of Human Love, Workshop at Australian Catholic University, Strathfield Sydney 22/8/2015).

Nói cho cùng, thì có khác-biệt thế nào đi nữa, cũng hãy sống mà xử sự với mọi người như bậc thánh-hiền khi xưa vẫn khuyên rằng:

“Anh em phải cố gắng sao cho Ngài thấy anh em tinh tuyền,

không chi đáng trách và sống bình an.

Và anh em hãy biết rằng

Chúa chúng ta tỏ lòng kiên nhẫn

chính là để anh em được cứu độ,

như ông Phaolô,

người anh em thân mến của chúng ta,

đã viết cho anh em,

theo ơn khôn ngoan Thiên Chúa đã ban cho ông.”

(2 Phêrô 3: 14-15)

Nói thêm điều nữa, để nói rằng: ơn “khôn ngoan” như bậc thánh-hiền nói ở trên, đâu phải chỉ mỗi đấng bậc ở chốn chóp bu mới có; mà cả các đấng/các cụ xưa nay thường bày tỏ, như một tỏ-bày của ai đó ở bên dưới, như sau:

Hãy sống là chính mình như một cây cổ thụ!!! Bởi, cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa nếu chúng ta cứ luôn sợ hãi, cân nhắc đắn đo giữa sự cho với nhận và không dám mạo hiểm trước những gì cần mạo hiểm.

Ngày nọ, một cậu bé đứng tựa vào gốc cây to xù xì, thì thầm hỏi:

-Thần cây ơi! Thần cây hãy chỉ cho con cách nào làm ba mẹ vui lòng mà con vẫn được là chính con?

Thần cây đáp:

-Con hãy nhìn ta đây. Cả một đời ta phơi mình trong nắng gió, biết bao lần phải oằn người trong giông bão nhưng ta vẫn là ta, vẫn là thân cây tỏa bóng mát cho mọi người. Qua hôm sau, một người đàn ông tìm đến cây than thở:

– Cây ơi, tôi là một người đàn ông bất tài vô dụng. Bao năm trôi qua rồi mà tôi vẫn chỉ là một anh nhân viên quèn, không thăng tiến được. Tôi không thể lo cho vợ con mình một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi thật sự đã thất bại, tôi chán bản thân mình lắm rồi.

-Anh hay nhìn tôi mà xem, Cây lên tiếng chia sẻ: “Tôi chấp nhận tự thay đổi để thích nghi với mọi điều kiện. Vào mùa xuân, tôi khoác lên mình chiếc áo xanh tươi, đâm chồi nở hoa rực rỡ. Nhưng khi mùa đông lạnh giá kéo về thì tôi ủ rũ, xám xịt với những cành cây khẳng khiu. Đến hè, tôi lại vươn vai tỏa bóng mát sum suê. Và như anh thấy đấy, dù có thay đổi thế nào thì tôi vẫn là tôi, là gốc cây đứng bên vệ đường chứng kiến bao thăng trầm của cuộc sống.

Đến một ngày, có cô gái đau khổ vì tình yêu chạy tới ôm thân cây òa khóc nức nở:

-Cây ơi! Người yêu của tôi đã rời xa tôi rồi. Tôi cảm thấy mất mát thật nhiều và đau khổ lắm. Giờ đây, có lẽ tôi không thể yêu thương ai khác được nữa.

Cây nhìn cô gái đầy thương cảm, dịu dàng nói:

-Cô hãy ngước lên và nhìn tôi đi. Nào là chim chóc, sâu bọ, gõ kiến, nào là rong rêu, dây leo, cây tầm gửi bám đầy trên người tôi. Hằng ngày, chúng lấy đi của tôi biết bao nguồn nhựa sống. Nhiều khi, tôi tưởng như không còn sức chịu đựng thêm được nữa. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua đi. Tôi vẫn là tôi, hiên ngang cho đi và dám hy sinh những gì mình có.” (Trích truyện kể trên mạng vi-tính rất nhiều nhiều)

Và, lời bàn cuối của người kể về sự khác-biệt/khổ-sở, khó giảng-giải, lại như sau:

“Chúng ta cũng giống như cây kia vậy, phải luôn thay đổi sao cho có thể thích ứng với từng giai đoạn của cuộc sống. Hãy hướng đến những điều lớn lao nhưng cũng đừng nên quá tuyệt vọng khi sự việc diễn ra không như những gì bạn mong đợi. Hãy sống mỗi ngày theo cách trọn vẹn nhất của bạn. Hãy để lòng dịu lại và lắng nghe con tim mách bảo, dũng cảm đối diện với khó khăn, thách thức.”

Không cần biết người kể đây là con-trai hay con-gái, nhưng hãy biết rằng lời bàn của người kể bao giờ cũng hay, cũng tuyệt như bao giờ. Vì chỉ là lời bàn chân-chất chứ đâu có ai đòi người kể xác-minh lời bàn của mình bằng kinh-nghiệm bản thân đâu bao giờ chứ.

Nghĩ thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta lại sẽ hát lên lời ca ý nhạc trích ở trên, lần nữa rằng:

Em như giấc mơ đi qua đời ta,

rồi từng đêm gây nên bão tố.
Người về lòng còn nhớ

những phút đã qua,

đời làm mình lạc lối

giữa những xót xa.

Em như cánh chim

đi qua đời ta

rồi về vui với người xa lạ.”

(Nhật Huy – bđd)

Thế đó, là đôi ba tâm-tình nhân ngày buồn ở đâu đó, cũng khác hẳn “một-ngày-như-mọi-ngày” trong đời của tôi, của bạn, của mọi người. Ở muôn nơi.

Trần Ngọc Mười Hai

Và những khác biệt

Khi kể lại cho nhau nghe

chuyện khác-biệt

trong chốn dân-gian, người phàm

rất hết biết.

Để cho hoa gió thì thào,

“Để cho hoa gió thì thào,

Để cho mây nước nôn-nao.”

(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Khi xưa hoa gió vẫn thì thào, hôm nay mây nước đã còn nôn-nao, nhộn-nhạo ơn cứu độ, bằng nhiều cách.

Ơn cứu-độ nối-kết ta lại với nhau. Hội Thừa Sai Công Giáo hợp-tác với nhiều cộng-đồng ở khắp nơi trên thế giới, để làm công việc nối kết hợp tác ấy. Hiện nay, có đến 160 cộng-đồng quốc gia, kể cả Úc, đang cùng với Hội hoạt động trong lãnh vực này.

Sơ Barbara Tippolay đang hoạt động và chung sống với cộng đồng của sơ tại đảo nhỏ Tiwi, phiá Bắc Darwin. Sau nhiều năm phục vụ mọi người ở Papua New Guinea, sơ Barbara đến với anh chị em trong cộng đồng mà sơ chung sống, để chữa lành.

Từ thuở nhỏ, Sơ Barbara được nuôi dưỡng giáo dục với Hội Thừa Sai Garden Point ở Đảo Melville. Ở tuổi khôn lớn, Sơ đảm trách trông coi các em nhỏ tại hội Thừa Sai. Sau đó, Sơ sống và làm việc theo tư cách nhà giáo ở Papua New Guinea rất nhiều năm. Sơ được đề bạt trở thành Mẹ Bề Trên Tổng Quyền cho Dòng mình, các Nữ Tì của  Chúa.

Nay, Sơ Barbara hoạt động để thăng tiến các chị em phụ nữ sống ở Đảo Tiwi, Bắc Darwin. Sơ coi sóc Trung Tâm dành cho Phụ nữ và khuyến khích các phụ nữ trong vùng biết san sẻ tài năng sáng tạo Chúa ban cho mình.

Các chị em cùng làm việc với nhau cho dự án dệt sợi và sẻ san cho nhau các truyện kể về đời sống gia đình, về khổ đau và hy vọng. Các chị em phụ nữ đã mở lòng mình nói cho Sơ nghe biết chuyện dài sử-hạnh mà họ đều biết rằng cả Sơ nữa cũng nối-kết ràng-buộc với họ trong cơn đau buồn và đem đến cho họ niềm an vui, được chữa lành.

Sơ Barbara và các nữ tu cùng dòng thường trải rộng địa bàn tìm tài nguyên, vật liệu. Nhằm hỗ trợ cho công việc mình làm, các chị em phải gây quỹ bằng cách làm bánh bán cho người trong vùng. Đồng thời, ra ngoài thực-hiện công-cuộc thừa-sai, vẫn là một thử-thách. Cùng lúc đó, còn phải đối phó với các vấn đề thực tiễn như tự tử, là những việc thêm vào với sức người.

Khi được hỏi động lực nào gìn giữ các chị lại với nhau, Sơ barbara trả lời:

“Thì cũng vẫn là niềm tin nơi Chúa. Tất cả mọi chuyện, không có gì là dễ dãi hết. Một khi có đủ niềm tin nơi Chúa, ta cứ việc thực hiện công việc hàng ngày, chỉ biết thế. Và, rồi lời cầu của cộng đoàn sẽ tạo thêm cho ta sức mạnh, mà tiến bước.”

Chính ngang qua nguyện cầu và sự hỗ trợ của mọi người, các nữ tu vẫn ràng buộc với nhau. Và như thế, cũng đủ để các chị tiếp tục xúc tiến công tác được gửi gắm.

Các nữ tu vẫn làm công việc cố vấn, cùng chung nguyện cầu và hỗ trợ hết mọi người, ở trong vùng. Sơ barbara có nói:

“Chúng tôi không hiện diện nơi đây để làm việc thay cho mọi người, nhưng là hướng dẫn họ.”

Hội Thừa Sai Công Giáo cũng hỗ trợ Sơ Barbara và công việc của Sơ qua Quỹ Thừa Sai Quốc Nội của Úc. Khoảng chừng một phần ba số tiền mà Quỹ này quyên góp được ngang qua công tác từ thiện thực hiện với các cộng đoàn dân Chúa kể cả Quỹ Thừa Sai Quốc Nội nhằm giúp đỡ các vị thừa sai đang hoạt động tại các giáo phận ở vùng sâu vùng xa, như Darwin, Úc.

Nút bần làm nắp đóng chai rượu và công việc phụ chế rượu làm bằng tay, là những sản phẩm được bán ra là để gây quỹ giúp đỡ Hội Thừa Sai Công Giáo. Sao ta chỉ ngồi đó, mà vui hưởng nhâm nhi ba sợi với thịt ngon?

Sao không ra tay giúp đỡ Các Hội thừa Sai cùng lúc làm việc từ-thiện đồng thời vui hưởng hoa quả của trái đất? Nếu ai trong anh chị em muốn mua thưởng thức hoặc giúp đỡ Hội, xin liên lạc với WineAid hoặc tiếp xúc với cơ-quan từ thiện, để giúp đỡ hết mọi người.

Trong tinh-thần giùm giúp với đùm bọc, tưởng cũng nên ngâm lại lời thơ chan chứa, rằng:

“Để cho hoa gió thì thào,

Để cho mây nước nôn nao.

Quên câu thương njhớ rồi sao?

Em ơi thế nghĩa là sao?

Khi hương thơm kề lỗ miệng

Khi tình mới chạm vào nhau?

(Hàn Mặc Tử – Bắt chước)

Tình chạm nhau”, không chỉ vào khi “hương thơm kề lỗ miệng”.  Mà, cả vào lúc đôi ta hay mọi người đều chung vui trong giùm giúp lẫn đùm bọc trong tinh-thần yêu-thương rất cứu-độ gửi đến mỗi người và mọi người, chốn dân-gian, phàm trần đầy nhiệt huyết.

Lm Richard Leonard sj biên soạn

Mai Tá lược dịch

Tin Mừng (Mc 8: 27-35)

Một hôm, Đức Giê-su và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ:

Người ta nói Thầy là ai?

Các ông đáp:

Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.”

Người lại hỏi các ông:

“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”

Ông Phêrô trả lời:

Thầy là Đấng Kitô.

Đức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.

Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Đức Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô:

Xatan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.”

Rồi Đức Giê-su gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.”

NHỮNG TRỞ NGẠI CHO CON NGƯỜI MUỐN ĐƯỢC CỨU ĐỘ.

NHỮNG TRỞ NGẠI CHO CON NGƯỜI MUỐN ĐƯỢC CỨU ĐỘ.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Hỏi: xin cha nói  rõ những trở ngại mà  con người phải vượt qua  nếu muốn được cứu độ để vào Nước Trời .

Trả lời :

Nói đến cứu độ là nói đến niềm vui được hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng,  sau khi phải chết đi trong thân xác có ngày phải chết đi này.

Được cứu độ có nghiã là được hưởng công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô, Đấng đã vui lòng chịu mọi khốn khó, vác thập giá nặng nề và chết đau thương trên đó để hòa giải con người với Thiên Chúa là Cha rất nhân từ, giầu lòng thương xót và hay  tha thứ. Người tạo dựng con người trên trần thế này  chỉ vì yêu thương  và “ muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” ( 1 Tm 2: 4), nghĩa là được vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Người trên Nước Trời là chốn  an vui, hạnh phúc bất tận.

Thiên Chúa tuyệt đối không có,  hay không muốn tìm lợi lộc gì mà phải tạo  dựng  và cứu chuộc con người nhờ Chúa Giê su-Kitô, Đấng cũng vì yêu thương  vô vị lợi mà đã vâng phục Chúa Cha để xuống trần gian làm Con Người và hy sinh chịu chết trên trập giá để cho muôn người được cứu độ.( Mt 20: 28)

Như thế đủ cho thấy Thiên Chúa rất mong muốn cho hết  người được cứu độ để vui hưởng hạnh phúc Thiên Đàng với Người mai sau trên cõi vĩnh hằng.

Tuy nhiên ,vì con người là tạo vật có lý trí và  muốn tự do ( intelligent and free will) mà Thiên Chúa đã ban tặng và tôn trọng cho con người xử dụng , để hoặc tự  ý chọn Chúa làm gia nghiệp  và sống theo đường lối của Người để được chúc phúc,  hay  cố  ý khước từ Chúa để sống theo thế gian, theo tính hư nết xấu của bản năng và làm nô lệ  cho ma quỷ , kẻ thù của Thiên Chúa và là trở ngại lớn lao nhất cho  hy vọng được cứu độ của mỗi người  chúng ta. Lý do là  ma quỷ, cha đẻ của mọi tội lỗi và sự dữ,  không bao giờ muốn cho ai được cứu độ để vào Nước Trời , nơi trái nghịch hoàn toàn với hỏa ngục là chốn dành riêng  cho Satan và bè lũ.

Thật vậy,  loài người đã mất ơn nghĩa với Thiên Chúa khi phạm tội bất phuc tòng nên “  tội lỗi và sự chết đã xâm nhập trần gian và lan tràn tới mọi người , vì mọi người đã phạm tội.” (Rm5:12)

Nhưng Thiên Chúa là Cha nhân từ , nên Ngài  có giận , giận trong giây lát, nhưng yêu thương, thương xuốt cả đời. ( Tv  30(29) : 6)

Vì thế, Người đã sai Con Một là Chúa Kitô đến trần gian để đền tội thay cho nhân loại đáng phải phạt vì tội  lỗi.Công nghiệp cứu chuộc này thực vô giá và đủ cho con người được cứu độ để vào Nước Trời vui hưởng hạnh phúc Thiên Đàng. Nhưng tình thương của Chúa Cha và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Con Giêsu Kitô  không đương  nhiên hay tự động  áp dụng cho hết  mọi người sinh ra trong trần thế này mà không cần có điều kiện gì đòi hỏi về phía con người.

Nghĩa là , muốn được hưởng công nghiệp cứu độ này , con người phải tỏ thiện chí muốn được cứu độ bằng quyết tâm bước đi theo Chúa Kitô là con Đường, là sự Thật và là sự Sống” ( Ga 14: 6). Ngoài Chúa Kitô ra,  không có con đường nào khác có thể dẫn đưa con người vào sự sống đời đời với Thiên  Chúa trên cõi vĩnh hằng.

Bước đi theo Chúa Kitô là con Đường , trước hết,  có nghĩa là phải thực tâm xa tránh con đường tội lỗi của thế gian, của ma quỷ là con đường đẫn đến sự hư mất đời đời. Đó là con đường của bọn  gian manh, độc ác, bất công,  bạo tàn, tìm vui thú vô luân vô đạo và tôn thờ tiền của và ham chuộng hư danh trần thế, trong khi dửng dưng trước mọi bất công xã hội và đau khổ của người nghèo khó, nạn nhân của mọi bóc lột và bất công xã hội.

Do đó. buớc đi theo Chúa Kitô là  con Đường, là sự Thật và là sự Sống  đòi hỏi chúng ta phải ý thức xâu xa về  sự có mặt  của ma quỷ và tội lỗi, để không dại dột làm tay sai cho chúng  mà phạm tội mất lòng Chúa là  Đấng trọn tốt trọn lành .

Ma quỉ là kẻ phạm tội từ đầu và ai phạm tội thì là người của ma quỷ.”, như Thánh Gioan Tông đồ đã dạy. ( 1Ga 3: 8) vì thế, Tội chính là cản trở lớn lao nhất cho ta  được đến gần Thiên Chúa là Đấng gớm ghét mọi tội lỗi, vì tội lỗi  xúc phạm đến bản chất tốt lành , công minh và thanh thiện của Người.. Tội lỗi cũng chính là nguyên nhân khiến Chúa Kitô phải vác thập giá và hy sinh chịu chết cho con người được cứu chuộc để vào Nước Trời.

Cho nên, thật khẩn thiết cho ta  phải ý thức đầy đủ về tai họa lớn lao này, nếu ai   thực tâm muốn được lãnh ơn cứu chuộc của Chúa Kitô.

Thật vậy, ma quỷ và tội  có mặt trong trần gian này dưới những  hình thức sau đây:.

Tội lỗi đức bác ái  hay thương yêu như oán giận, thù ghét, nói xấu làm hại tiếng tốt và đời tư của ai, bỏ vạ cáo gian gây thiệt hai cho người khác, nhất là giết người, giết thai nhi, giết trẻ nữ  ( ở Trung Hoa công sản và Ấn Độ) khủng bố, gây chiến tranh giết hại dân lành.

Tỗi lỗi đức công bằng  như gian tham, bóc lột, trộm cắp, cờ  bạc , làm hàng giả, in tiền giả  để làm giầu phi pháp, pha chế đồ ăn với hóa chất có hai cho sức khỏe của người tiêu dùng  để kiếm nhiều lợi lãi.

Tội lỗi đức trong sạch như dâm ô, mãi dâm, ấu dâm,  ngoại tình ( adultery), thông dâm ( fornification)  thủ dâm ( masturbation), sản xuất sách bào, phim ảnh khiêu dâm, mở nhà điếm, bắt cóc  hay buôn bán phụ nữ và trẻ em để cung cấp cho bọn bất lương hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn ở khắp mọi nơi trên thế giới tục hóa , vô luân hiện nay.

Thánh Phaolô đã liệt kê các tội ô uế như sau :

Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ : đó là dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận , tranh chấp chia rẽ , bè phái , ganh tị, say sưa chè chén và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo : những kẻ làm những điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa, ( Gl 5: 19-21)

Riêng đối với người Công  giáo, còn có thêm tội phạm thánh ( sacrilege) như rước Mình Thánh Chúa cách bất xứng  (khi  đang có tội trọng,thì  cấm làm lễ ( linh mục ) và rước Mình Thánh Chúa( giáo dân) . giáo luật số 916, Sách Giáo Lý số 1415) làm chuyện dâm ô trong nhà thờ nhà nguyện, lấy Mình Thánh Chúa đem về làm chuyện phù phép , hay ném bỏ Mình Thánh Chúa vào thùng rác ( mắc vạ tuyệt thông tiền kết, giáo luật số 1367)

Lại  nữa, lười biếng trong việc thờ phượng như  bỏ lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc, không cầu nguyện và năng rước Mình Thánh Chúa, và xưng tội ít là mỗi năm một lần, tất cả đều đưa đến hậu quả là nguội lạnh thiêng liêng và suy giảm niềm tin có Chúa.

Tất cả các tội liết kê trên đây đều  là những trở ngại lớn cho hy vọng được cứu độ, nếu người ta không quyết tâm xa tránh bằng mọi giá. Nói rõ hơn, nếu không có quyết tâm xa tránh tội mà cứ đi hàng hai là miệng vẫn nói tin có Chúa, vẫn đi nhà thờ , tham dự Thánh Lễ, nhưng  thực tế cứ đi vào con đường sai trái. Cứ phạm tội  mà không có quyết tâm chừa bỏ  hay xa tránh  tội,  khiến cứ  sa đi ngã lại ,  thì hãy nghe lời cảnh cáo nghiêm khắc sau đây của Chúa Kitô :

“ Ta biết các việc ngươi làm.Người chăng nóng mà cũng chẳng lạnh. Phải chi ngươi nóng hẳn hay  lạnh hẳn đi. Nhưng vì người cứ hâm hâm , chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa người ra khỏi miệng Ta . ( Kh 3: 15-16)

Nói khác đi, dù Thiên Chúa là Cha rất nhân từ, đầy yêu thương và hay tha thứ, dù công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá và đủ cho con người được cứu độ, nhưng nếu ai không tỏ thiện chí muốn sống theo đường lối của Chúa qua quyết tâm chừa bỏ mọi tội, từ bỏ ma quỷ và mọi cám dỗ của chúng, xa tránh những lôi cuốn của thế gian về  tiền của  và mọi thú vui vô luân vô đạo, thì Chúa không thể cứu  người ấy được. Chắc chắn như vậy.

Lý do là con người còn có tự do để chọn lựa và Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do này của con người như đã nói ở trên.Cụ thể, nếu con người chọn đi trên những con đường rộng rãi thênh thang , nơi có rất nhiều đang đi, nhưng sẽ dẫn đến hư mất đời đời, thì Chúa sẽ không can thiệp để ngăn cấm.. Đó là con đường của những kẻ gian manh,gian ác, bóc lột, giết người, giết thai nhi và lấy các bộ phận của các thai nhi để bán buôn kiếm tiền;  như báo chí và truyền thông Mỹ đâng tố cao bọn điều hành tổ chức Planned Parenthood , tức bọn giúp phụ nữ phá thai hợp pháp ở Mỹ từ bao năm qua.

Thử hỏi những kẻ đang giết thai nhi đã lớn lên trong lòng mẹ từ 3 đến 6 tháng, rồi móc các bộ phận trong cơ thể của các thai nhi này như tim, phổi, thận, mắt..đem bán như  những  món hàng thương mại cho khách hàng cần dùng,  thì làm sao chúng có thể được cứu độ để  vào Nước Trời vui hưởng Thanh Nhan Chúa là cội nguồn của mọi thiện hảo và vinh phúc,  nếu chúng không kíp ăn năn sám hối để từ bỏ việc làm tội lỗi của chúng ?

Lại nữa, bọn quá khích Hồi giáo ( ISIS) đang bắt cóc, chặt đầu các nan nhân ở Trung Đông, bọn khủng bố Al Queda đang giết hại bao đân lành, bắt cóc và hãm hiếp phụ nữ… thì làm sao chúng có thể được cứu độ nếu chúng không mau kíp từ bỏ con đường gian ác , tội lỗi của chúng ?

Đó cũng là con đường của những kẻ tham quyền cố vị, cố duy trì quyền cai trị độc ác của mình để vơ vét của cải làm giầu cho tập đoàn cai trị và dửng dưng trước sự nghèo đói bất công của đa số quần chúng bị tri. Đó  cũng là con đường của bọ tư bản đen và đỏ đang ra sức  bóc lột người dân, thao túng thị trường chứng khoán để  làm giầu cho bọn chúng bất chấp luật  công bình , bác ai và nhân đạo.

Sau hết đó là con đường của bọn bất lương buôn bán ma túy, phụ nữ và trẻ em gái để cung cấp cho bọn ma cô tú bà hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn,  gây thương tổn nặng nề cho  tinh thần và thể xác của  các nạn nhân chẳng may sa vào lưới bất lương, tội lỗi của bọn vô lương tâm, vô luân vô đạo nói trên.

Nếu bọn vô luân vô đạo trên đây không kíp ăn năn sám hối mà từ bỏ con đường tội lỗi,  thì chúng sẽ không được cứu độ để vào Nước Trời,  như Chúa Giê su đã cảnh cáo bọn biệt phái xưa kia;  nhân có mấy người đến hỏi Chúa xem có phải những người Ga-li-lê-a bị Tổng Trấn Phi-la-tô giết và 18 người khác bị tháp Si-lô-a đổ xuống đè chết có phải vì họ là những người tội lỗi hơn người khác hay không, Chúa đã trả lời như sau :

Không phải thế đâu, nhưng nếu các ông không sám hối thì  các ông  cũng sẽ chết hết như vậy.” ( Lc  13: 3)

Phải  sám hối để nhìn nhận tội lỗi của mình và xin Chúa tha thứ,  thì Người sẽ hoan hỉ thứ tha. Ngược lại, nếu cứ ngoan  cố làm sự dữ, sống trong tội , tức là quay lưng lại với Thiên Chúa,  thì Chúa không thể cứu ai được,  dù Người là tình thương vô biên và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là quá đủ cho con người được cứu độ.

Tóm lại, tình thương tha thứ của Chúa Cha và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô  không  tự  động áp dụng cho hết mọi người mà không cần đòi hỏi ai phải  đóng góp gì  vào tình thương và công nghiệp ấy. Phải đóng góp bằng thiện chí muốn sống cho phù hợp với tình thương của Chúa và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô qua nổ lực xa tránh tội lỗi , chống lại mọi cám dỗ của ma quỷ, của mọi khuynh hướng xấu của bản năng,  và gương xấu của thế gian, là những trở ngại lớn lao cho sự cứu rỗi của mọi người chúng ta.

Ước mong những giải đáp trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra. Chân thành cám ơn quí độc giả  đọc bài viết này và các bài viết khác của tác giả.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Tại sao Kitô Giáo phát triển nhanh tại Trung Hoa Cộng Sản?

Tại sao Kitô Giáo phát triển nhanh tại Trung Hoa Cộng Sản?

Vũ Văn An

(Viết theo “A Star in the East: The Rise of Christianity in China”)

Kitô giáo đang phát triển rất nhanh tại Trung Hoa Cộng Sản. Nguyên nhân rất có thể là vì đức tin phù hợp với kỹ thuật khoa học hiện đại.

Theo nhà xã hội học Rodney Stark, con số Kitô hữu tại Trung Hoa đang gia tăng ở mức 7% mỗi năm.

Rodney Stark và Xiuhua Wang là tác giả một cuốn sách xuất bản năm 2915 tựa là “A Star in the East: The Rise of Christianity in China” (Ngôi Sao Phương Đông: Sự Gia Tăng Kitô Giáo tại Trung Hoa). Stark tự coi mình là nhà sử học xã hội và hiện là đồng giám đốc của Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại ĐH Baylor.

Hai tác giả trên ước tính rằng năm 1980, tại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, chỉ có 10 triệu Kitô hữu, nhưng đến năm 2007, con số ấy là 60 triệu người, nghĩa là tính trung bình, mỗi năm sự gia tăng lên tới 7%. Như thế có nghĩa năm 2014, tổng số Kitô hữu tại Cộng Hòa này lên tới 100 triệu người.

Họ cho rằng sự gia tăng đáng kể trên do sự trở lại của những người được học hành nhiều hơn. Đây là lớp người đang cảm nghiệm một thứ bất tương hợp nào đó giữa nền văn hóa Á Châu cổ truyền và tính hiện đại trong lãnh vực khoa học kỹ thuật, một bất tương hợp đang tạo ra lỗ hổng tâm linh mà chỉ có Kitô Giáo mới lấp đầy.

Stark nói với hãng tin CNA ngày 14 tháng Tám vừa qua rằng các nhà trí thức Trung Hoa xác tín cao độ rằng họ phải hướng về Tây Phương mới có thể hiểu được thế giới họ đang sống… và họ xác tín rằng các tôn giáo Đông Phương không tương hợp với thế giới hiện đại, do đó họ cần hướng về Tây Phương để tìm triết lý và tôn giáo.

Theo Stark, các tôn giáo Đông Phương như Lão Giáo, Khổng Giáo và cả Phật Giáo nữa, đều phản tiến bộ; tất cả đều cho rằng thế giới đang đi xuống so với dĩ vãng vàng son, nên ta phải nhìn lại đàng sau, chứ không nhìn về đàng trước. Không tôn giáo nào trong số này thừa nhận rằng ta có khả năng hiểu được bất cứ điều gì đó về vũ trụ: vũ trụ này là một điều để ta chiêm niệm, chứ không phải là một điều để chúng ta thử nghiệm và lên lý thuyết về, vốn là việc thông thường của các nhà vật lý và hóa học. Quan điểm ấy không phù hợp với thế giới mà Trung Hoa hiện đại đang cảm nghiệm.

Stark tin rằng xã hội kỹ nghệ không có chỗ đứng thích hợp trong các quan điểm tôn giáo như trên. Và đây là động lực chính của việc Kitô giáo hóa Trung Hoa. Nó giải thích tại sao những người Trung Hoa có học nhất đã hăng say nhất trong việc gia nhập tôn giáo này.

Ông cũng cho rằng việc phát triển Kitô Giáo tại Trung Hoa sở dĩ đã diễn ra ngay cả thời kỳ bách hại dữ dằn nhất thời Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông, là vì “diễn trình trở lại này là một diễn trình vô hình; chính phủ không thể nhìn thấy nó”.

Theo Stark, việc trở lại đạo chủ yếu diễn ra nhờ các mạng lưới xã hội, nên nó vô hình đối với chính phủ. Ông cho rằng người Trung Hoa sống tại các khu vực nông thôn trở lại Kitô Giáo nhiều hơn người thị thành vì các nối kết xã hội của họ mạnh mẽ hơn, và nhờ thế, Kitô Giáo được truyền ở đó dễ dàng hơn.

Những cuộc gặp gỡ theo kiểu dựng lều của phong trào phục hưng (Revivalist tent meetings) không phải là cách ở đây, vì ở đây, người ta tụ tập cách thân mật hơn, âm thầm hơn.

Các nhà truyền giáo Công Giáo đã từng có mặt ở Trung Hoa từ thế kỷ 16, và tới năm 1949, khi Cộng Sản kiểm soát toàn bộ đất liền, số người Công Giáo là gần 3.3 triệu với hơn 5 nghìn nhà truyền giáo ngoại quốc. Nay con số ấy khoảng trên dưới 13 triệu người.

Chính phủ Cộng Sản trục xuất tất cả các nhà truyền giáo ngoại quốc và lập ra Hội Công Giáo Ái Quốc Trung Hoa, một thứ Giáo Hội Công Giáo do chính phủ kiểm soát. Giáo Hội này hiện hữu đối nghịch với Giáo Hội hầm trú hiệp thông với Tòa Thánh. Giáo Hội hầm trú này bị bách hại nặng nề và việc đề cử giám mục thường không được nhà cầm quyền Trung Hoa nhìn nhận.

Tuy nhiên, theo Stark, việc tấn phong giám mục phụ tá Joseph Zhang Yinlin ngày 4 tháng Tám vừa qua là tin quan trọng nhất, theo viễn tượng Công Giáo, phát xuất từ Trung Hoa trong nhiều năm qua.

Đức Cha Zhang được cả chính phủ Trung Hoa lẫn Tòa Thánh công nhận, một việc rất đáng chú ý, vì việc đề cử giám mục từng là phạm vi tranh chấp nổi bật nhất giữa đôi bên trong suốt 60 năm qua.

Stark cho rằng đây là một thỏa thuận rất lớn vì suốt từ năm 1950, nhà cầm quyền Trung Hoa vẫn bác bỏ sự dính líu của bất cứ tôn giáo nào có mối liên kết với ngoại bang. Ông cũng cho rằng người Thệ Phản dễ dàng chấp nhận chính sách này, nhưng người Công Giáo thì không. Đối với họ, không có chuyện bác bỏ Rôma được.

Stark nhắc lại vụ tấn phong giám mục đầy sóng gió cho Đức Cha Thaddeus Ma Daqin năm 2012: ngài vốn thuộc Hội Công Giáo Ái Quốc nhưng khi được tấn phong, đã long trọng tuyên bố từ bỏ Hội này, khiến bị giam tại nhà cho tới nay.

Dựa vào trường hợp trên, Stark cho rằng vì đã có sự thoả thuận giữa Bắc Kinh và Vatican về việc cử nhiệm Đức Cha Zhang, nên không còn lý do gì khiến người Công Giáo cứ tiếp tục hầm trú nữa. Ông cho rằng phần lớn người Công Giáo Trung Hoa, kể cả những người Công Giáo Ái Quốc, đều là những người Công Giáo đích thực, họ chỉ giả vờ “ái quốc” mà thôi.

Sự thay đổi trong ba năm nay, từ ngày tấn phong Đức Cha Ma tới ngày tấn phong Đức Cha Zhang, quả là lớn lao: “Tôi hết sức ngạc nhiên trước sự thay đổi này”.

Stark có phần thái quá khi cho rằng tại nhiều ngôi làng, các lãnh tụ Cộng Sản địa phương công khai tuyên xưng đức tin Kitô Giáo của mình bằng cách đặt Thánh Giá ở cửa ra vào, trên tường nhà. Ông cũng cho hay, tại các thành phố, Kitô hữu kín đáo hơn, nhưng rất đông con cái nam nữ của các viên chức Cộng Sản trở lại Kitô Giáo. Và nếu tới khuôn viên các đại học ưu tú, bạn sẽ hết sức ngạc nhiên trước hiện tượng các Kitô hữu cảm thấy như ở nhà, theo cách mà “bạn không thấy tại các cao đẳng Kitô giáo Hoa Kỳ”.

Thậm chí ông cho rằng có rất nhiều giáo sư Kitô Giáo, và Kitô Giáo mạnh nhất tại các đại học nơi các đảng viên tương lai của Đảng Cộng Sản theo học. Đây có thể là thành phần của điều đang xẩy ra ở hậu trường: càng ngày người ta càng cảm thấy khó chịu khi phải đẩy lui Kitô Giáo.

Tiếp tục triệt hạ thánh giá

Nhiều người nhắc tới sự kiện mới đây: Đài Truyền Hình Trung Hoa, hôm thứ Bẩy, 15 tháng Tám vừa qua, đã dành một chương trình đặc biệt về Đức Phanxicô khi tường thuật lời lẽ hiệp thông của ngài đối với thảm họa nổ hóa chất tại Thiên Tân khiến hơn 100 người chết và rất nhiều người bị thương.

Chương trình truyền hình trên cộng với việc tấn phong Đức Cha Zhang mới đây được nhiều người chào đón như một dấu chỉ tích cực. Tuy nhiên, không ai quên được sự kiện này: Chủ Tịch Trung Hoa, Xi Jinping, tiếp tục chính sách bài Kitô Giáo của ông ta: các lực lượng an ninh nhà nước đục bỏ thánh giá khỏi các tháp cao, vòng cung, mái nhà của gần 4,000 ngôi nhà thờ ở tỉnh Zhejiang.

Thành thử nhà báo John Allen cho rằng cần phải thận trọng trước sự cởi mở của Trung Hoa đối với Đức Phanxicô, không nên giải thích quá lạc quan đối với một câu truyện đã kéo dài cả 60 năm nay. Allen ngầm cho hiểu: đây có thể chỉ là chiến lược “lùi một bước tiến hai bước” cũ mèm của Trung Hoa.

Về việc Đài Truyền Hình Trung Hoa dành chương trình đặc biệt nói về Đức Phanxicô một cách có thiện cảm, theo Allen, chỉ là để phục vụ mục tiêu chính trị ngắn hạn chứ không hẳn để khai quang nẻo đường tiến tới bang giao trọn vẹn.

Mục tiêu ấy là cố gắng của Chủ Tịch Jinping trong việc làm tịt ngòi các chỉ trích nội bộ cho rằng vụ nổ là do luật lệ an toàn kỹ nghệ không thỏa đáng. Trong bối cảnh này, việc làm nổi lời hiệp thông đáng kính của các nhà lãnh đạo thế giới, nhất là của giáo hoàng, sẽ làm dân Trung Hoa tin rằng đây là việc làm của Ông Trời, chứ không hẳn do sơ xuất của con người.

Allen cho biết thêm rằng việc tấn phong Đức Cha Zhang cũng nhằm mục tiêu chính trị ngắn hạn, tức làm dịu sự chống đối của người Công Giáo tại Tỉnh Zhejiang trước việc các lực lượng an ninh chính phủ được huy động triệt hạ các thánh giá khỏi gần 4,000 nhà thờ.

Chứ nếu nới rộng gọng kìm kiểm soát tôn giáo, tại sao họ không trả tự do cho Đức Cha Ma Daqin bị giam đã hơn 3 năm qua?

Cho tới nay, vẫn còn ít nhất 2 vị giám mục Công Giáo khác và 6 vị linh mục đang ngồi tù tại Trung Hoa từ năm 1997. Mới tháng Hai vừa qua, thân nhân của Đức Cha Cosmas Shi Enxiang, 94 tuổi, được nhà cầm quyền thông báo là ngài đã qua đời. Đó là tin tức đầu tiên về vị giám mục này kể từ ngày ngài bị bắt cách nay 14 năm, đúng vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2001; hết phân nửa thời gian này, ngài phải lao động khổ sai ở tuổi trên 80!

Chính vì thế, các chuyên gia lâu đời về tự do tôn giáo khó có thể vội kết luận rằng các dấu hiệu cởi mở trên có tính quyết định.

Riêng đối với Vatican, phương thức lâu nay vẫn là hướng về hòa giải với Bắc Kinh qua việc nhấn mạnh rằng: người ta có thể vừa là người Công Giáo tốt vừa là một công dân Trung Hoa hết dạ trung thành. Điều này có nghĩa tránh né bất cứ tuyên bố hay cử chỉ công khai nào xem ra khiêu khích và tìm đủ dịp để chứng tỏ thiện chí. Phương thức này có thể được coi như một phán đoán tốt, nhưng cũng có thể bị coi như một thiếu gân cốt, tùy theo quan điểm từng người. Dù sao, theo Allen, không nên vội vã ngả theo một trong hai suy đoán vừa kể.

Stark cũng tường trình về vụ triệt hạ thánh giá tại tỉnh Zhejiang nhưng lại cho rằng thứ bách hại có tính địa phương hóa này có thể vì người đứng đầu tỉnh ấy tỏ ra phẫn nộ trước việc nới lỏng tại các nơi khác.

Vũ Văn An

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

 

MỘT LỜI CẢNH BÁO ĐÁNG SUY TƯ

MỘT LỜI CẢNH BÁO ĐÁNG SUY TƯ

(Đặng Tự Do)

Trên tờ Records của giáo phận Perth, Australia, có đăng lời tâm sự của một cựu linh mục, một nhà thần học sau gần 20 năm trong thiên chức linh mục, nay đã hoàn tục. Bài tâm sự này là một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta không nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện hằng ngày.

“Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô. Tôi xác quyết rằng dù sống hay dù chết, dù tù đày, bắt bớ, dù khốn cùng, quẫn bách. Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô”.

Tôi đã nhiều lần gân cổ, mặt đanh lại khi hát những câu hát trên. Cứ tưởng như là chỉ cần gào to lên như vậy thì tôi sẽ đời đời sống trong lòng mến của Thiên Chúa. Thật ra, cũng không hoàn toàn là vô lý. Thật sự, đúng là tù đày, bắt bớ, khốn cùng, quẫn bách đã không tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa. Nhưng, đơn giản là vì những thứ ấy không xảy ra trên đất nước tự do này. Ai dám bỏ tù tôi, ai dám kỳ thị tôi, ngược đãi tôi vì tôi là người Công giáo, tôi kiện họ lên tới Tối Cao Pháp Viện chứ chơi à.

Tuy nhiên, đã có một thứ nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn đã không chỉ tách tôi mà thực sự là “bứng” tôi hoàn toàn khỏi lòng mến của Thiên Chúa: một đời sống bận rộn và thiếu sự cầu nguyện.

Năm 1972, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thần học ở Rôma, tôi đã nổi như cồn với tác phẩm đầu tay “Tiếng thở dài”. Cuốn sách trình bày những suy tư thần học về ý nghĩa của sự đau khổ trong kiếp nhân sinh này, đã được bề trên, các linh mục và anh chị em giáo dân đón nhận nhiệt liệt. Có những người viết thư cho tôi cho biết họ tìm lại được đức tin sau khi đọc cuốn sách đó. Họ tìm lại được lòng trông cậy vào Chúa và khen nức nở các ý kiến của tôi. Mỗi khi có chuyện không như ý, theo lời khuyên trong cuốn sách, họ cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, con biết Chúa hằng yêu thương con. Con phó thác mọi sự trong tay Chúa. Nhưng, lạy Chúa, qua chuyện không vui này, Chúa muốn nói với con điều gì?”.

Khốn nạn thân tôi, trong khi khuyên người ta cầu nguyện, tôi càng ngày càng ít dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tôi miệt mài trong các thư viện, cố viết hay hơn nữa, nhiều hơn nữa. Tôi tưởng tôi đã gặp được Chúa trong những suy tư thần học, cho nên tôi xao lãng đời sống cầu nguyện, tôi đã không thực hành chính những điều tôi nói và viết hằng ngày trên bục giảng và trong các tác phẩm của tôi. Có lẽ, tôi đã cho rằng cầu nguyện chỉ là hình thức cấp thấp dành cho những người bình dân. Siêu đẳng như tôi thì không cần. Càng ngày tôi cũng càng ít có giờ cho giáo dân và càng ngày tôi càng bướng bỉnh và kiêu căng với các đấng bề trên. Chuyện gì đến cũng đã đến. Tôi không muốn sa vào những phân tích vụn vặt. Điều tôi muốn nói với các bạn sau nhiều năm suy tư, sau những đêm dài không ngủ và trong sự hối tiếc chân thành của tôi là sự thật đơn giản này: Những hiểu biết sâu hơn về Thiên Chúa, nhiều hơn về Thiên Chúa không giúp giữ tôi trong lòng mến của Ngài. Chính đời sống cầu nguyện đơn sơ mà mẹ tôi tập cho tôi từ ngày còn bé mới giữ tôi lại trong tình yêu thương của Thiên Chúa.

Chẳng vậy, mà trong Phúc âm biết bao nhiêu lần chúng ta gặp câu này: “Sau đó, Người lui vào một nơi thanh vắng mà cầu nguyện”. Chính Chúa Con mỗi ngày còn cần đến sự cầu nguyện ở nơi thanh vắng để hiểu được ý Chúa Cha. Chúng ta là ai, tư cách gì, mà đòi có thể biết được ý Chúa qua trí khôn, qua sự xét đoán nông cạn của mình trong cái náo nhiệt, bận rộn của cuộc sống quay cuồng chung quanh.

Chẳng vậy, tất cả các lần Đức Mẹ hiện ra, Mẹ đã không nói gì nhiều hơn là lặp lại tiếng kêu gọi khẩn cấp hãy cầu nguyện đó sao. Chúng ta cũng nhìn thấy điều này nơi các Thánh mà chúng ta hằng tôn kính. Chính sự cầu nguyện đã giúp các Ngài nên Thánh.

Tôi đặc biệt mong muốn lặp lại ở đây những điều Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết trong cuốn“Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” :

“Việc cầu nguyện vừa là tìm tòi Thiên Chúa, vừa là mặc khải Thiên Chúa. Nơi việc cầu nguyện của ta, Thiên Chúa tỏ rỏ Ngài là Đấng Sáng Tạo và là Cha, là Đấng Cứu Chuộc và là Chúa Cứu Thế, là Thần Khí ‘dò thấu mọi sự, cả đến những gì sâu xa nhất của Thiên Chúa’ (1 Cr 2, 10), cũng như dò thấu những gì bí mật của tâm hồn. Trong việc cầu nguyện, trước hết, Thiên Chúa tỏ ra Ngài là tình thương xót, nghĩa là một Tình yêu đi tới gặp con người đau khổ. Tình yêu này nâng đỡ, vực dậy và mời gọi chúng ta hãy tin tưởng”.

Trên tất cả mọi sự, tôi nhận rõ rằng chính việc thiếu một đời sống cầu nguyện đã giết chết ơn gọi Linh mục trong tôi.

Lời bàn:

Những lời cảnh báo này thật đáng suy nghĩ. Bao nhiêu lần tôi đi dự lễ ngày Chúa Nhật mà chỉ mong cha làm cho nhanh nhanh để tôi về còn lo làm chuyện khác. Tôi có chuyện gì đáng lo hơn là phần rỗi linh hồn của tôi.

Tôi có một công việc rồi, còn muốn kiếm thêm một công việc nữa đến nỗi không còn có giờ cầu nguyện nữa. Sống như điên, cày như điên như thế có phải là cuộc sống được chúc phúc không.

Đặng Tự Do

VẤN ĐỀ CẦU NGUYỆN

VẤN ĐỀ CẦU NGUYỆN

Cầu nguyện là điều rất cần, vì đó là phương thế giúp chúng ta không bị sa chước cám dỗ (Mc 14:38; Lc 22:40; Lc 22:46).  Cầu nguyện còn làm cho chúng ta được “nâng cao.” Nhà vật lý kiêm toán học André-Marie Ampère (1775-1836) nói: “Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện.”  Nhà vật lý kiêm toán học Blaise Pascal (1623-1662) nói: “Con người vĩ đại khi họ cầu nguyện.” Họ là phàm nhân mà còn nói được như vậy đấy!

Image result for image of prayer

Các môn đệ không biết cầu nguyện thế nào cho đúng, thế nên họ xin Sư Phụ Giêsu dạy cách cầu nguyện, Ngài bảo “đừng lải nhải” (Mt 6:7), và Ngài dạy cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha (Mt 6:9-13). Nhưng Ngài “láy” thêm câu này:“Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em.  Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6:14-15).

Ai cũng phạm tội nên ai cũng cần được tha thứ.  Nhưng chúng ta được tha thứ ít hay nhiều là tùy vào mức độ chúng ta tha thứ cho tha nhân.  Đó là “thước đo” chuẩn nhất mà Chúa Giêsu đưa ra.

Thiết nghĩ, thật sai lầm trong cách cầu nguyện khi chúng ta “xin như ý.”  Trong các Thánh Lễ, chúng ta thường thấy linh mục cũng “vô tư” mời gọi mọi người hợp ý cầu nguyện “xin như ý.”  Trong các buổi cầu nguyện (của các hội đoàn, giáo xứ, dòng tu,…) cũng vậy, vẫn thấy nhiều người “xin như ý.”

Có lẽ “quá quen” nên chúng ta coi là bình thường.  Thật ra, “xin như ý” là… nguy hiểm.  Ý chúng ta luôn ích kỷ, muốn gì phải được, thậm chí là phải được ngay lập tức, đồng thời còn những ý xấu đối với người khác, như có người nói: “Chúa nhân từ quá, sao Chúa không cho họ bị nạn nhãn tiền cho họ sáng mắt ra nhỉ?”  Ôi chao, nghe chừng “tốt lành” lắm, thế nhưng lại ngược Ý Chúa, vì Chúa Giêsu bảo: “Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em” (Lc 6:28). Nếu Chúa “hỉ xả” mà chấp nhận lời “xin như ý” của chúng ta thì có phải là rất nguy hiểm không? Thậm chí chúng ta còn lỗi đức ái nữa đấy!

Vả lại, chính Chúa Giêsu không hề cầu xin được như ý, dù Ngài cảm thấy “rợn tóc gáy” khi nghĩ đến những gì sắp xảy đến cho Ngài, nhưng Ngài vẫu cầu nguyện chân thành: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26:39). Chúa Cha im lặng. Chúa Giêsu nhân biết Ý Cha và bằng lòng: “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng Ý Cha” (Mt 26:42).  Và chúng ta cũng nhớ lại lời “xin vâng” của Đức Maria (Lc 1:38).  Đức Mẹ “ngại” lắm, nhưng không muốn “như ý” mình mà chỉ muốn Ý Chúa nên trọn.

Với đức vua chỉ là phàm nhân, thế mà Hoàng hậu Ét-te cũng không hề “xin như ý”, dù đức vua hứa với bà: “Khanh thỉnh cầu gì, ta sẽ ban cho; khanh có muốn xin gì nữa thì cũng sẽ được” (Es 9:12).  Nhưng bà vẫn khiêm nhường thưa: “Nếu đẹp lòng đức vua, xin ban phép cho người Do Thái ở Su-san ngày mai cũng được hành động như sắc chỉ đã cho phép hành động ngày hôm nay; còn mười đứa con của Ha-man thì xin treo cổ chúng lên giá” (Es 9:13).  Và rồi đức vua đã cho bà toại nguyện.

Chúa biết rõ chúng ta hơn chúng ta tự biết chúng ta.  Ngài biết điều gì tốt nhất cho chúng ta thì Ngài ban.  Ngài là Đấng chí thánh, chí minh, chí thiện, Ngài chỉ ban cho chúng ta điều tốt lành nhất.  Cha mẹ là những người đầy sai lầm và có thể có ác ý, thế mà họ còn lo cho con cái mọi điều tốt nhất kia mà.

Còn nữa, chúng ta cũng thường nói rằng chúng ta xin mà chưa được vì “Thiên Chúa thử thách chúng ta.”  Có lẽ “không ổn” đâu! Tác giả Thánh Vịnh nói: “Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi.  Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả.  Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời, thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết.  Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước, bàn tay của Ngài, Ngài đặt lên con” (Tv 139:1-5).  Chúng ta không đủ trình độ nên không thể biết tâm địa của nhau, vì thế chúng ta mới phải “thử thách” nhau để biết đâu là vàng hay thau.  Thiên Chúa dựng nên chúng ta, Ngài biết rõ chúng ta thế nào từ ngàn xưa, vậy thì Ngài cần gì thử thách?  Có chăng là Ngài muốn tạo “công trạng” cho chúng ta đó thôi.

Gương điển hình mà người Công giáo nào cũng “rành sáu câu” là Thánh nữ Monica.  Bà kiên trì cầu xin Chúa cho con trai là Augustinô quay về đường ngay nẻo chính.  Chúa không cho ngay, không phải là Ngài thích “đùa dai” hoặc muốn “trêu ngươi”, mà Ngài muốn cho người mẹ lập công phúc, và để người con thấy mẹ đau khổ mà “sáng mắt”, rồi phải quay về chính lộ.  Trạng thái đó giống như “triệt buộc”, nhưng chính “thế bí” đó mới khiến con người chúng ta hết “mù tâm linh.”

Ý Chúa nhiệm mầu, chúng ta không thể hiểu thấu.  Điều mà chúng ta cho là “bất hạnh”, là xui xẻo, vì không “như ý” của chúng ta, nhưng chính điều đó lại có lợi cho chúng ta.  Thiên Chúa đã nói qua miệng ngôn sứ Isaia: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55:8-9).  Vả lại, “như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ tôn thờ Người cũng trổi cao” (Tv 103:11).

Thật tuyệt vời với câu nói của Giáo hoàng tiên khởi Phêrô: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6:68).  Lời của tông đồ Phêrô có vẻ như “miễn cưỡng”, nhưng đó là sự “miễn cưỡng” thật thú vị!

Cầu nguyện là “sức mạnh” của con người và là “sự yếu đuối” của Thiên Chúa.  Ngài chấp nhận như vậy và cho phép như vậy, vì Ngài quá đỗi yêu thương chúng ta.  Chúa Giêsu đã nói:“Ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho” (Mt 7:8; Lc 10:11). Và Ngài hứa chắc: “Bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, Thầy sẽ làm” (Ga 14:13).

Lạy Thiên Chúa, xin dạy bảo chúng con về đường lối của Ngài (Tv 25:4), xin chấn chỉnh nếp nghĩ của chúng con để chúng con luôn vui mừng khi tuân phục Thánh Ý Ngài.  Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

Trầm Thiên Thu

TẨY RỬA TRÁI TIM

TẨY RỬA TRÁI TIM

Thiên Phúc

Văn hào Dostoevski trong tác phẩm “Anh em nhà Karamarov” có kể lại câu chuyện sau đây:  “Vào thời đại của toà phán quan ở Tây Ban Nha, người ta đã dựng những hỏa đài để thiêu sống những kẻ tà giáo.  Đức Kitô dịu hiền đột nhiên đến thăm con cái của Người ở Seville, Người về giữa loài người như một dân thường.  Đức Giêsu bước xuống những con đường sôi bỏng của thành phố phương Nam.  Nơi đây, mới hôm trước, vị phán quan vĩ đại đã cho thiêu sống hàng trăm tên tà giáo “Ad majorem gloriam Dei.”

Hỏa đài ngay trước khán đài danh dự có đông đủ vô số triều đình, các hiệp sĩ, các mệnh phụ xinh đẹp và cả Đức Hồng Y giáo chủ, Đức Giêsu nhẹ nhàng bước trên đường bằng dáng điệu trầm tĩnh, nhưng lạ lùng tất cả đã nhận ra Người.  Dân chúng xô đẩy nhau quấn quít bước chân Người.  Người lặng lẽ  vào giữa đám đông với nụ cười và ánh mắt từ bi.  Một cụ già mù van xin: “Lạy Chúa, xin cho con được sáng để con nhìn thấy Người.”  Một cái vảy rơi xuống và cụ nhìn thấy được.  Dân chúng vui mừng chảy nước mắt, và hôn lên mảnh đất chỗ Người đi qua.  Những em bé tung hoa trên lối Người đi.

Đức Kitô dừng lại trước giáo đường Seville ngay lúc có đám tang một cô bé bảy tuổi.  Cạnh cỗ áo quan màu trắng phủ đầy hoa, người mẹ đang nức nở.  Trong đám đông có người hô lớn: “Con bà sẽ hồi sinh.”  Người mẹ tha thiết: “Nếu đúng là Người xin hãy hồi sinh đứa con của con.”  Đức Giêsu nhắc lại lời thuở trước: “Talitha Kum” và em bé ngồi lên.

Đúng lúc đó, Hồng Y Giáo chủ và phán quan vĩ đại đi ngang qua.  Từ xa ông đã thấy hết.  Ông thấy chiếc áo quan đặt xuống, đứa bé hồi sinh.  Mặt ông xịu xuống, mắt ông chớp tia sáng ghê hồn.  Ông lấy ngón tay chỉ vào Đức Giêsu và ra lệnh cho bọn lính bắt Người.  Thế lực ông quá lớn nên ông khuất phục cả quần chúng.  Phán quan ra lệnh tống giam Giêsu.  Ông vào ngục một mình gặp Người.  Ông thương cảm nhưng “Luật là luật, trật tự của Giáo hội phải được bảo tồn bằng mọi giá.”  Ông tuyên bố: “Tôi chẳng rõ Người là ai.  Hình như Người là Đức Giêsu, nhân danh Giáo hội, Ad majorem gloriam Dei, ngày mai Ngài cũng lên giàn hỏa.”

*************************************

Vị phán quan trong câu chuyện trên cũng chỉ đi theo vết xe cũ của các Biệt phái và Ký lục Do Thái.  Bài Tin Mừng hôm nay chứng minh điều ấy.  Đức Giêsu đang ở Galilê, các Biệt phái và Ký lục từ Giêrusalem tới, nghĩa là họ phải vượt qua 170 km đường bộ để chỉ hỏi tại sao môn đệ Người không rửa tay trước khi ăn.  Điều đó cho thấy người Do Thái rất coi trọng việc tuân giữ các tập tục tiền nhân về vấn đề thanh tẩy.

Thực ra, lúc đầu luật rửa tay trước khi vào nơi thánh dành cho các tư tế.  Mục đích là tẩy rửa các ô uế về mặt tôn giáo để các tư tế xứng đáng thờ phượng Chúa.  Sau này, dân chúng bắt chước các tư tế rửa tay trước khi cầu nguyện.  Với suy nghĩ tương tự họ cũng rửa tay trước khi ăn.  Ý tưởng này rất cao đẹp vì nó làm cho tôn giáo thấm nhập vào hành vi con người trong cuộc sống.

Khốn thay trong quá trình thực thi luật này, tôn giáo đã thái hóa đến chỗ chỉ còn giữ nghi thức bên ngoài.  Nghĩa là ai tuân giữ các nghi thức này thì được xem là đạo đức, là đẹp lòng Thiên Chúa, còn không tuân giữ là phạm tội.  Nói như nhà thần học William Barclay: “Người ta có thể căm thù tha nhân tận xương tủy mà không một chút áy náy vì họ đã tuân giữ chặt chẽ các nghi thức rửa tay và các nghi thức thanh tẩy khác.”  Tôn giáo không phải là một mớ luật lệ.  Tôn giáo là một diễn tả tình yêu, một phát minh của Thiên Chúa nhân từ.

Thế nên, Đức Giêsu mới vạch mặt sự giả hình của họ, vì họ chẳng quan tâm đến chuyện tẩy rửa trái tim.  Họ rửa tay để được an tâm.  Họ rửa tay để khỏi phải rửa tâm hồn.  Rửa tay thì dễ chứ rửa tâm hồn mới thực là khó.  Nhưng cái ô uế thực lại không từ bên ngoài vào, nó ở ngay trong trái tim mỗi người.  Đức Giêsu đã kể ra 12 ý định xấu từ trong trái tim.  Từ ý định xấu xa sẽ dẫn đến những hành vi tội lỗi (x Mc 7, 21-22).  Michael Taeboit nói: “Khi cái dằm tội lỗi ra khỏi mắt ta, tất cả thế giới sẽ tỏa sáng.”

Vậy điều quan trọng là phải đổi mới trái tim.  Đổi được trái tim là đổi được tất cả.  Điều cốt lõi trong đạo không phải là chúng ta làm việc này việc nọ, mà chính là lý do thúc đẩy chúng ta làm những việc ấy.  Việc đọc kinh dự lễ, suy niệm Lời Chúa, làm việc bác ái… tự chúng không bảo đảm rằng chúng ta thánh thiện, nếu chúng ta làm vì một lý do không đúng đắn.  Nó chỉ trở nên thánh thiện trước mặt Chúa khi những hành động ấy phát xuất vì tình yêu Thiên Chúa và tha nhân.  Thánh Phaolô đã quả quyết:  “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà tôi không có đức ái, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13, 3).

*************************************

Lạy Chúa, xin nhắc cho chúng con nhớ rằng: luật lệ và nghi thức là cần thiết, nhưng đừng quên điều cốt lõi của luật Chúa là yêu thương.  Xin dạy chúng con chỉ biết có một điều: là chúng con làm mọi sự chỉ để kính mến Chúa và yêu thương anh em.  Amen!

Thiên Phúc

ĐẦU GIOAN TẨY GIẢ

ĐẦU GIOAN TẨY GIẢ

Ngày sinh nhật của một người lại dẫn đến cái chết của một người khác.  Nếu sự kiện xảy ra đúng như truyền thống mà Máccô nhận được và ghi lại thì thật là khủng khiếp.  Ai có thể tưởng tượng nổi chuyện trong bữa tiệc sinh nhật của Hêrôđê, một cô bé dám bưng mâm, trên có cái đầu vừa bị chặt của một người, máu còn chảy ròng ròng, mắt đang nhắm hay mở?  Cô bưng và vui vẻ trao cho mẹ cô.  Mẹ cô sẽ bưng và trao cho ai cái đầu của Gioan, người mà bà căm ghét?

Bài Tin Mừng hôm nay cũng cho ta một số kinh nghiệm của Hêrôđê.  Trước hết là kinh nghiệm bị giằng co giữa cái tốt và cái xấu.  Hêrôđê Antipas đã bắt ông Gioan tẩy giả và xiềng ông trong ngục.  Lý do vì Gioan đã cản trở cuộc hôn nhân sai trái của ông với Hêrôđia.  Dầu vậy Hêrôđê vẫn biết Gioan là người công chính thánh thiện, vẫn sợ ông và che chở ông khỏi sự trả thù của Hêrôđia (cc. 19-20).  Hêrôđê còn lương tâm khi ông thích nghe Gioan nói, dù rất bối rối khi nghe.

Kế đến là kinh nghiệm về sự thiếu chín chắn của Hêrôđê khi thề hứa.  Cái gì đã xui khiến ông nói câu dại dột này với cô bé Salômê: “Con xin gì ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được” (c. 23)?  Bầu khí cuồng nhiệt của bữa tiệc sinh nhật, hay điệu vũ đẹp mê hồn, hay rượu đã ngà ngà say, hay muốn chứng tỏ mình đầy quyền lực?  Hay sự cộng hưởng của mọi yếu tố trên?  Có những lời nói vội vã mà sau đó ta phải hối tiếc và trả giá.

Cuối cùng là kinh nghiệm về sự mất tự do trước khi quyết định.  Khi cô bé xin cái đầu của Gioan, Hêrôđê hẳn đã sửng sốt ngỡ ngàng.  Ông buồn hết sức vì mình đã lỡ thề hứa như vậy (c. 26).  Ông có thể rút lại lời đã nói không?  Dĩ nhiên là có.  Nhưng nỗi sợ đã khiến ông không dám làm.  Sợ từ chối cô bé, làm cho cô buồn và mẹ cô nổi giận, sợ bị mang tiếng là nuốt lời trước mặt bá quan văn võ.  Nói chung ông sợ mất danh dự của mình, mất thiện cảm của người khác.  Bởi vậy, dù Hêrôđê thấy việc giết Gioan là điều sai trái, ông vẫn không dám xin rút lại lời thề thiếu suy xét của mình.  Cần can đảm để giữ lời hứa, nhưng có khi cần can đảm hơn để không giữ.  Danh dự hão của Hêrôđê được mua bằng máu của một vị ngôn sứ lớn.

Hêrôđê đã can dự vào cái chết của Gioan.  Ông chịu áp lực từ khách dự tiệc và mẹ con Hêrôđia.  Philatô đã can dự vào cái chết của Đức Giêsu.  Ông này chịu áp lực từ dân chúng và các thượng tế.  Cả hai ông đều không có tự do, không có can đảm để tha cho người vô tội.  Cả hai ông đều nghĩ đến mình, cái ghế của mình, danh dự của mình.  Quyền lực được sử dụng như bạo lực, khiến người lành phải chết oan.  Chúng ta xin cho mình luôn có tự do, để mọi quyết định phù hợp với ý Chúa.

************************************************

Lạy Chúa Giêsu,
sám hối không phải là điều dễ dàng,
bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn
để nhận mình lầm lỗi.

Chúng con ngỡ ngàng
khi thấy Chúa là Đấng vô tội
mà lại đứng chung với các tội nhân,
chờ Gioan ban phép Rửa.

Chúa đã muốn nên bạn đồng hành
với phận người mỏng dòn yếu đuối chúng con.

Xin cho chúng con biết thường xuyên điều chỉnh
lối nghĩ và lối sống của mình,
tỉnh táo để khỏi rơi vào ảo tưởng,
thành thật để khỏi tự dối mình.

Ước gì Chúa ban cho chúng con ơn hoán cải,
dám đi đến những hành động cụ thể,
và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau.
Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con
niềm vui của Giakêu,
hạnh phúc vì được tự do và được yêu mến.

LM Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

CHÚA TRONG ANH EM

CHÚA TRONG ANH EM

Bà quí tộc Elizabeth quì cầu nguyện trong nhà thờ, bỗng như có tiếng Chúa nói thì thầm bên tai: “Con hãy xây nhà cho Ta cư ngụ”. Xác tín đây là lời Chúa nói riêng cho mình, bà mau mắn xây một nhà nguyện.

Nhưng cho dù nhà nguyện đã được xây xong, bà vẫn nghe tiếng Chúa nói cũng một lời như vậy: “Con hãy xây nhà cho Ta cư ngụ”. Thầm nghĩ rằng Chúa muốn xây nhà nguyện lớn hơn, đẹp hơn, cho xứng với Người, vì sự giàu có Chúa ban cho bà còn quá dư thừa. Thế là bà đi sang vùng bên cạnh tìm mua một miếng đất lớn hơn và mướn người xây nhà nguyện đẹp hơn, lộng lẫy hơn. Bà Elizabeth nghĩ thầm là lần này Chúa phải vui lòng lắm, vì không ai trong vùng có ngôi nhà đẹp hơn.

Lạ thay, khi cầu nguyện bà vẫn còn nghe tiếng van nài khẩn thiết: “Con hãy xây nhà cho Ta cư ngụ”. Bà thưa với Chúa:

– Con đã xây cho Chúa ngôi nhà đẹp nhất, lớn nhất vùng này rồi. Chúa muốn con xây nhà như thê’ nào đây? Xây một vương cung thánh đường nhất nước này chăng?

Tiếng Chúa thì thầm trả lời:

– Con hãy nhìn qua bên kia cửa sổ xem, con đang thấy gì ?

– Dạ con thấy một gia đình đang nương tựa dưới gốc cây bên lề đường.

Và tiếng Chúa nhỏ nhẹ:

– Con hãy xây cho họ một căn nhà, đó là con xây nhà cho Ta.

***

Chúng ta dễ bị cám dỗ hành xử như bà quí tộc Elizabeth trong câu chuyện trên. Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ biết nhìn thấy Ngài qua những kẻ bé mọn, nghèo hèn: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40).

Nhìn thấy Chúa trong anh chị em là điều khó và làm một việc gì đó cho anh chị em xung quanh như thể làm cho Chúa thì lại càng khó hơn. Nhưng dù khó hay dễ, mỗi người Kitô đều được mời gọi phục vụ Chúa nơi anh chị em.

Thiên Chúa đã ban cho một trái đất đủ nuôi sống cho mọi người. Đừng trách Chúa đã tạo ra nghèo khổ, chỉ nên trách mình đã khóa từ tâm. Xã hội còn nhiều người đói, vì chúng ta không dám chia sẻ điều mình dư thừa.

Thánh Giacôbê đã cảnh tỉnh: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2:17). Không có lời nào rõ ràng hơn. Chúng ta đã sống đức tin của mình thế nào? Biết bao lần chúng ta muốn tránh né không làm một việc gì đó cho anh chị em mà lại muốn đọc kinh luôn mãi. Đừng để Chúa quở trách: “Dân này thờ kính Ta bằng môi miệng mà lòng chúng lại xa Ta” (Mt 15:8).

Mẹ Thêrêsa Calculta bị cuốn hút bởi những con người đau khổ, nghèo đói, bệnh tật. Dưới mắt của Mẹ, đó không chỉ là những người đáng thương, mà còn là hiện thân của chính Chúa Giêsu đau khổ

Chắc chắn sẽ có những lần Chúa Giêsu đi ngang qua đời ta, như vị vua giả trang làm người hành khất. Đến ngày phán xét, chúng ta đừng giả vờ ngạc nhiên khi nghe biết mình đã để Ngài đi qua với hai bàn tay trắng.

***

Lạy Chúa, tội lớn nhất là tội thiếu sót: đã không làm điều mình phải làm. Xin cho con biết mở rộng lòng ra, đón nhận tất cả những ai đang cần đến con. Xin cho con biết phục vụ tất cả, phục vụ thật sự và hữu hiệu vì tình yêu Chúa. Amen.

Ngọc Nga sưu tầm

TÔI LÀ AI MÀ PHÁN XÉT

TÔI LÀ AI MÀ PHÁN XÉT

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Có lẽ câu được trích nhiều nhất của Giáo hoàng Phanxicô là khi ngài trả lời câu hỏi trực diện về một vấn đề luân lý đặc biệt nghiêm trọng và bất định.  Câu trả lời lừng danh gây nhiều tranh cãi của ngài là: Tôi là ai mà phán xét?

Dù nhận định này thường được xem là nói đùa và không nghiêm trọng lắm, nhưng thực sự, đây là một lời có căn cứ vững vàng.  Dường như, chính Chúa Giêsu cũng nói một điều về căn bản là tương tự. Ví dụ như, khi Đức Giêsu nói chuyện với ông Nicôđêmô, Ngài đã nói một chuyện căn bản: Ta không phán xét ai.

Nếu Tin mừng theo thánh Gioan là khả tín, thì như thế Chúa Giêsu không phán xét ai.  Thiên Chúa không phán xét ai.  Nhưng phải xét theo bối cảnh.  Điều này không có nghĩa là không có bất kỳ phán xét luân lý nào, và không có nghĩa là hành động của chúng ta không cần quan tâm đến sự kiểm soát đạo đức.  Có phán xét, nhưng không phải là phán xét tưởng tượng trong tâm thức chung.  Theo những gì Chúa Giêsu nói với chúng ta trong Tin mừng thánh Gioan, thì phán xét như thế này:

Ánh sáng, chân lý, và tinh thần Thiên Chúa đến trong thế giới.  Chúng ta phán xét bản thân dựa theo cách chúng ta sống ra sao trước những sự này: Ánh sáng Thiên Chúa đã đến thế gian, nhưng chúng ta chọn sống trong bóng tối.  Đó là quyết định của chúng ta, phán xét của chúng ta.  Chân lý Thiên Chúa đã được mặc khải, nhưng chúng ta chọn sống trong sai trái, trong dối trá.  Đó là quyết định của chúng ta, phán xét của chúng ta.  Và tinh thần của Thiên Chúa đã đến thế gian, nhưng chúng ta chọn sống ngoài tinh thần Chúa, và ở lại trong một tinh thần khác.  Đó cũng là quyết định của chúng ta, phán xét của chúng ta.  Thiên Chúa không phán xét ai.  Còn chúng ta phán xét nhau.  Do đó, chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa không lên án ai, nhưng chúng ta lại chọn lên án nhau.  Và Thiên Chúa không trừng phạt ai, nhưng chúng ta chọn trừng phạt nhau.  Phán xét luân lý tiêu cực là thứ chúng ta tự áp đặt cho mình.  Có lẽ điều này hơi mơ hồ trừu tượng, nhưng không phải vậy.  Chúng ta biết điều này trong cuộc sống, chúng ta cảm nhận trong mình cái nhãn cho những hành động của chúng ta, một ví dụ là: Chúng ta phán xét bản thân nhờ Thần Khí như thế nào:

Tinh thần của Thiên Chúa, Thần Khí, không phải là một sự trừu tượng và không thể nắm bắt.  Thánh Phaolô, trong thư gởi tín hữu Galat, đã mô tả Thần Khí bằng những khái niệm rất rõ ràng, để không bị thói tự lập luận làm cho mơ hồ và nhập nhằng.  Ngài mô tả và xác định Thần Khí như thế nào?

Để làm rõ mọi sự, trước hết, thánh tông đồ đưa ra một tương phản bằng cách nói những sự gì không phải là Thần Khí.  Thánh Phaolô nói rằng, tinh thần của Thiên Chúa, không phải là tinh thần chìu theo bản thân, ham mê nhục dục, ghen tỵ, kình địch, chống đối, nóng giận, sinh sự, say sưa, bè phái.  Bất kỳ lúc nào, chúng ta nuôi dưỡng tính cách này trong đời mình, thì chúng ta đừng tự lừa dối bản thân rằng mình đang sống trong tinh thần Thiên Chúa, bất chấp chúng ta có giữ đạo thường xuyên, sốt sắng, và thành khẩn đến đâu chăng nữa.  Thánh Phaolô nói, Thần Khí là tinh thần nhân đạo, vui mừng, hòa bình, nhẫn nại, tử tế, tốt lành, khả tín, ân cần, và khiết tịnh.  Chỉ khi sống trong các nhân đức này, thì chúng ta mới sống trong tinh thần Thiên Chúa.

Vậy nên, phán xét là như thế này: Tinh thần của Thiên Chúa (nhân đạo, vui mừng, hòa bình, nhẫn nại, tử tế, tốt lành, khả tín, ân cần, và khiết tịnh) đã được bày tỏ cho biết.  Chúng ta có thể chọn sống trong những nhân đức này hay có thể chọn sống trong những thứ đối lập (chìu theo bản thân, ham mê nhục dục, ghen tỵ, kình địch, chống đối, nóng giận, sinh sự, say sưa, bè phái.)  Một chọn lựa dẫn chúng ta sống với Thiên Chúa, và chọn lựa kia dẫn chúng ta xa khỏi Chúa.  Và chọn lựa đó là của chúng ta, chứ không phải từ bên ngoài.  Chúng ta phán xét chính mình.  Thiên Chúa không phán xét ai.  Thiên Chúa không cần phải phán xét.

Khi xem xét từ quan điểm này, chúng ta làm rõ được một số hiểu lầm gây rối loạn trong tâm thức các tín hữu cũng như trong tâm thức của những người chỉ trích.  Chúng ta thường nghe lời chỉ trích này: Nếu Thiên Chúa là toàn thiện, toàn mến, và hoàn toàn thương xót, thì làm sao Thiên Chúa có thể kết án con người đời đời trong hỏa ngục?  Một câu hỏi có căn cứ, dù không thực sự đủ suy tư.  Tại sao?  Bởi Thiên Chúa không phán xét ai, Thiên Chúa không trừng phạt ai.  Thiên Chúa không kết án ai xuống hỏa ngục.  Những điều này là chúng ta gây ra cho mình.  Chúng ta tự phán xét mình, tự trừng phạt mình, và tự đẩy mình vào đủ loại hỏa ngục bất kỳ lúc nào chúng ta chọn không sống trong ánh sáng, chân lý và tinh thần Thiên Chúa.  Và phán xét này là do chúng ta tự gây ra, trừng phạt này là do tay chúng ta, và lửa hỏa ngục là bởi chúng ta mà ra.

Chúng ta rút được một số bài học từ việc này.  Trước hết, như chúng ta vừa thấy, sự thật Thiên Chúa không phán xét ai, giúp cho chúng ta làm rõ biện thần luận của chúng ta, nghĩa là giúp giảm đi tất cả những hiểu lầm quanh lòng thương xót Thiên Chúa, và xóa bỏ lời cáo buộc rằng một Thiên Chúa hoàn toàn thương xót lại có thể kết án con người đời đời trong hỏa ngục.  Và hơn nữa, đây là một thách thức mạnh mẽ đòi chúng ta phải bớt phán xét đi, hãy để lúa và cỏ lùng tự phân loại theo thời gian, để ánh sáng phán quyết bóng tối, để sự thật phán xét sai lầm, và như giáo hoàng Phanxicô, chúng ta hãy bớt vội vàng phán xét nhân danh Thiên Chúa, và hãy biết nói rằng: “Tôi là ai mà phán xét?”

Rev. Ron Rolheiser, OMI

NGHE TIẾNG CHÚA NÓI

NGHE TIẾNG CHÚA NÓI

Tĩnh tâm là những ngày nhìn lại linh hồn mình, xét xem tôi đang đi về đâu, ý nghĩa cuộc đời, để rồi chìm sâu hơn nữa trong đời sống tìm kiếm ơn thánh.  Trong những ngày này, người tĩnh tâm thường đặt câu hỏi làm sao tôi có thể nghe tiếng Chúa nói.

Trong cuộc sống, người ta rất thường phân vân, đâu là tiếng Chúa, đâu là tiếng của chính mình.  Khi phải quyết định một vấn đề gì đó hệ trọng, họ tới nhà thờ cầu nguyện, mong nghe được tiếng Chúa dạy.  Họ cầu nguyện nhưng phân vân, rồi vẫn không biết làm sao quyết định.

Nghe là một nghệ thuật không dễ.  Học một ngôn ngữ bao giờ cũng cần có thời gian.  Phải nghe nhiều lần mới quen.  Nghe trong định nghĩa bình thường là âm thanh vật lý vang lên, rồi truyền qua những làn sóng mà đến các thần kinh của tai.  Thần kinh ghi những ký hiệu này, cất trong ngăn kéo của máy tính não bộ.  Khi gặp lại âm thanh ấy thì não bộ cho nó một nhận định và một giá trị.  Việc nhận định càng dễ nếu bão bộ càng quen âm thanh này.  Nghĩa là âm thanh ấy được lập đi lập lại nhiều lần.

Tập nghe để phân biệt âm thanh này với âm thanh khác cũng đã khó.  Nhưng nghe âm thanh là tiếng nói của lòng thì bước sang một chiều sâu hơn nữa rồi.  Vì tiếng nói của lòng không là âm thanh vật lý, nó thiêng liêng, vô hình.  Cũng tiếng cười, nhưng ý của nó có thể không làm vui, mà là mỉa mai, riễu cợt.  Hiểu tâm hồn nhau là một tiếng nghe đòi nghệ thuật trong đó có yêu, có hy sinh, có tế nhị, có mình muốn thuộc về người đó.  Vì thế mà có khi sống bên nhau chẳng hiểu ngôn ngữ của nhau.

Mẩu đối thoại giữa ba người, Đức Kitô, ông Tôma và Philipphê cho thấy sự lúng túng về loại ngôn ngữ này.

Chúa nói: “Thầy đi đâu thì anh em biết đường rồi”

Ông Tôma thưa: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu làm sao chúng con biết được đường?”

Đức Kitô đáp: “Thầy là đường, là sự thật, là sự sống.  Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.”

Ông Philipphê đáp: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chũng con mãn nguyện.”

Đức Kitô đáp: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philipphê, anh chưa biết Thầy ư?” (Yn 14:1-9).

Chúa nói là Chúa đi đâu thì các ông ấy biết đường rồi.  Nhưng tôma lại thưa các ông ấy không biết Chúa đi đâu.  Các ông muốn biết Chúa Cha, Chúa Yêsu lại bảo ở với nhau lâu vậy rồi mà chưa biết được ư.

Cuộc đối thoại cứ như mỗi người nói một nẻo.

Đọc lại mẩu chuyện đối thoại ấy để thấy nghe là một công trình phải luyện tập, phải có thời gian, phải quen nhau nhiều.  Nghe người nói với người đã không dễ, bây giờ nghe Chúa nói là tiếng nói vô âm thanh thì làm sao nghe.

Khó, nhưng không có nghĩa là không nghe được.  Tiếng nói tình yêu thường là tiếng nói bằng con tim hơn bằng ngôn ngữ.  Khi hai người thương nhau, họ nói một thứ ngôn ngữ riêng, không theo định nghĩa của tự điển nữa.  Họ nói bằng ánh mắt.  Họ hiểu bằng tâm tư.  Họ ngỏ ý bằng một chút hờn.  Họ muốn người khác bắt ý bằng một chút giận.  Đó cũng là một thứ ngôn ngữ không có âm thanh.  Như vậy, ngôn ngữ của Chúa cũng có thể nghe, cũng có thể hiểu.  Một biến cố đau khổ xẩy đến có thể như cái trách của Chúa gởi cho ta một nhắc nhở.  Một chút cắn rứt lương tâm có thể so sánh như một sự dỗi hờn của hai người đang thương nhau.

Trở lại vấn đề nghe là một nghệ thuật phải luyện tập, ta thấy yếu tố quan trọng nhất là phải quen với ngôn ngữ ấy.  Vì thế, cứ đợi khi có một vấn đề gì đó rồi mới hỏi Chúa thì e rằng khó hiểu được ngôn ngữ của Ngài.  Dụ ngôn người chăn chiên và đàn chiên cho ta hình ảnh khá rõ về nghệ thuật nghe này. Ta có thể chia đàn chiên làm ba loại: Một loại không quen ngôn ngữ của chủ, một loại chỉ nghi ngờ tiếng nói của chủ, một loại nhận ra tiếng chủ ngay.

Không Quen Ngôn Ngữ

Tiếng gọi trong đêm là tiếng gọi gian nan.  Không biết ai gọi.  Không biết từ đâu đến.  Một lúc nào đó bất ngờ có tiếng gọi tên mình.  Trong đêm tối, con chiên này bừng dậy.  Kẻ cắp giấu mặt cho khỏi bị nhìn.  Tên trộm nào cũng ưa bóng tối.  Bầy chiên đang ngủ ngon, bỗng có tiếng gọi.  Hạng chiên không quen ngôn ngữ của người chăn là loại không khi nào gần chủ, không nói chuyện với chủ.  Trong đàn chiên, chúng là những con chạy ở cuối đàn.

Đúng ra, nó không phải là những con chiên theo chủ mà là chỉ lẽo đẽo theo đàn chiên để sống nhờ.  Bởi đó, trong đêm, khi kẻ trộm giả vờ tiếng người chăn mà gọi thì chúng không thể phân biệt được.

Một người không có đời sống cầu nguyện nhiều cũng giống như vậy.  Trong đêm tối của xã hội, họ không phân biệt được đâu là tiếng nói của sự thật, đâu là ngôn ngữ nguỵ biện đánh lừa lương tâm.  Hạng chiên không bao giờ gần chủ thì khi gặp thử thách trong tiếng gọi giữa đêm khuya chúng sẽ bị kẻ cắp đánh lừa.  Một linh hồn thiếu đời sống nội tâm kết hiệp qua cầu nguyện, họ cũng dễ bị lừa như thế trong những phán quyết của tiếng nói lương tâm.  Loại lương tâm này khi thấy một lời mời quyến rũ, say mê là hành động ngay, không phân biệt được phải trái.

Nghi Ngờ Tiếng Người Chăn

Loại thứ hai này khá hơn.  Những con chiên này phân vân nhiều khi nghe tiếng gọi.  Chúng sẽ suy nghĩ chứ không vội chạy theo, nhưng rất khó mà quyết định.  Loại chiên này đôi khi gần chủ nên cũng nghe tiếng chủ, nhưng vì không gần chủ nhiều, nên lúc nghe, lúc không.  Có nói chuyện với chủ, nhưng ít thôi.  Không quen tiếng chủ lắm nên trong đêm khuya chúng phân vân, lưỡng lự, khó phân biệt nổi.  Giống người mới bắt đầu học một ngôn ngữ, hiểu lầm, hiểu không hết ý của người nói là chuyện thường.  Nếu con chiên này nghe tiếng gọi trong đêm mà vẫn ở lại trong đàn cũng là cầu may, chứ không có một thái độ tri thức dứt khoát.

Người lâu lâu mới cầu nguyện, có việc mới chạy tới Chúa cũng giống như vậy.  Có nghe tiếng Chúa mà không rõ lắm.  Họ phân vân không biết có phải tiếng Chúa hay là mình nói mà thôi.  Vì thế, những quyết định của họ rất nửa chừng.  Tâm hồn họ không hẳn là muốn ở lại trong tội, nhưng cũng chẳng hân hoan lên đường.  Một khi không dứt khoát thì không đủ năng lực hành động, nên đời sống thiêng liêng mệt mỏi.

Nhận Ra Tiếng Chủ

Không tên trộm nào lừa được loại chiên sau cùng này.  Tiếng gọi bất chợt vang lên trong đêm.  Nó giật mình dậy, nghe xong, nó nhận định rồi tiếp tục giấc ngủ bình an.  Nó biết ngay tiếng giả đó là của bóng tối.  Loại chiên này ngày nào cũng nói chuyện với chủ, ngày nào cũng nghe âm thanh người dẫn mình đi, nên chúng quá quen rồi.  Không tiếng nói nào bắt chước tiếng chủ được.  một tiếng gọi vang lên, nó phân biệt ngay đấy là tiếng chủ hay tiếng người lạ.

Ma quỷ cũng như những tên trộm chiên, chúng đợi đêm tối là lúc lương tâm phải lựa chọn những hướng đi mà đến xúi giục ta.  Bóng tối có những luận cứ tinh vi, những lý do xem ra rất chính đáng. Người có đời sống kết hiệp với Chúa thì nhận ra ngay đâu là con đường phải đi.  Họ có những quyết định chính xác, đúng.  Bóng tối khó mà lừa được những tâm hồn này.

Để nghe tiếng Chúa, yếu tố đầu tiên phải lưu tâm là một trái tim sạch tội.  Điều này ta cảm nghiệm rõ là sau mỗi lần nhận bí tích hoà giải, ta thấy tâm hồn thanh thản, vui tươi.  Vì thế, nếu một tâm hồn muốn hỏi Chúa, muốn nghe tiếng Ngài, linh hồn đó cần phải thanh tẩy linh hồn, đến gặp gỡ Chúa trong bí tích hoà giải trước đã.  Giữ một trái tim sạch tội, rồi sau đó mới hy vọng dễ nhận định tiếng Chúa nói qua lương tâm.

Trước một quyết định quan trong trong đời sống, như ngày truyền chức, ngày nhận một sứ vụ quan trọng, Giáo Hội khuyên những người này phải tĩnh tâm.  Các tu sĩ theo luật, hàng năm phải tĩnh tâm.

Tĩnh tâm là những ngày cầu nguyện đặc biệt hơn, nhiều hơn.  Cứ hàng tháng, hàng năm lập đi lập lại nhiều lân tĩnh tâm như thế để tâm hồn ấy quen cách nói chuyện.  Khi quen rồi, lúc phải quyết định một điều gì trong đời sống, tâm hồn này dễ vững tâm, bình an.  Khi cuộc sống đi sai đường sẽ dễ nhận ra.

Tĩnh tâm là phương pháp sư phạm học nghe ngôn ngữ thiêng liêng, vì thế ai cũng cần.  Nhiều người không nhận định rõ nên đếm xem mình đã tĩnh tâm bao nhiêu lần để so sánh với người khác và tự cho mình một thứ “tốt nghiệp” qua những lần tĩnh tâm ấy.

Có người đi tĩnh tâm để cho biết là gì rồi sau đó thôi không tĩnh tâm nữa.

Tĩnh tâm không phải là chỉ để giải quyết một vấn đề mà là hành trình tập nghe.  Tiếng Chúa có sức mạnh.  Chẳng ai nghe đủ và nghe hết, bởi đó, không thể có vấn đề tĩnh tâm như một thứ “tốt nghiệp”, một thứ chứng chỉ là tôi đã đi tĩnh tâm rồi, tôi biết rồi, tôi không cần đi nữa.

Chúa dành một thời gian rất dài, 40 ngày trong sa mạc để cầu nguyện.  Trong đời sống hoạt động, Chúa tiếp tục tìm nơi thinh lặng để cẩu nguyện.

“Sau khi giải tán đám đông, Người đi riêng lên núi mà cầu nguyện” (Mt 14:23).

“Trong những ngày ấy, Đức Yêsu đi ra núi cầu nguyện, Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (Lc 6:12).

Chúa cũng bảo các tông đồ phải cầu nguyện.

“Anh em phải tỉnh thức và cầu nguyện, hầu đủ sức thoát khỏi điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21:36)

Nghe là một nghệ thuật không thể qua một buổi sớm, đến một buổi chiều mà quen.  Vấn nạn con không cầu nguyện, chỉ khi cần đến Chúa, con mới đên hỏi Chúa đôi câu.  Không quen ngôn ngữ của Chúa nên con cho rằng Chúa không nói.

Lạy Chúa, vấn đề là con phải học nghe, chứ không phải là Chúa có nói hay không?

LM Nguyễn Tầm Thường, S.J

LÊN TRỜI CÙNG MẸ

LÊN TRỜI CÙNG MẸ

Kh 11, 19a; 12, 1-6a, 10ab; Tv 44, 10bc. 11. 12ab. 16; 1 Cr 15, 20-26; Lc 1, 39-56

Trở về với tuổi thơ tôi vẫn nhớ cái trò chơi “thiên đàng hỏa ngục”. Chơi cái trò con nít này, tôi và lũ bạn đọc cái câu này :

Thiên đàng hỏa ngục hai bên

Ai khôn thì dại, ai dại thì khôn

Đêm nằm nhớ chúa nhớ cha

Đọc kinh cầu nguyện giỗ cha linh hồn

Linh hồn phải nhớ linh hồn…

Đến khi gần chết được lên thiên đàng!

Câu vè đó như muốn nói lên trong tâm thức của con người sau khi chết là có thiên đàng và hỏa ngục. Giản đơn là khôn thì “khi gần chết” đã được lên thiên đàng rồi.

Thiên đàng, hình ảnh được sách Khải Huyền kể lại : Đền thờ Thiên Chúa trên trời đã mở ra. Và một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên trời: một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao: Bà đang mang thai, kêu la chuyển bụng, và đau đớn sinh con. Lại một điềm lạ khác xuất hiện trên trời: một con rồng đỏ khổng lồ, có bảy đầu, mười sừng, và trên bảy đầu, đội bảy triều thiên. Đuôi nó kéo đi một phần ba tinh tú trên trời mà ném xuống đất. Con rồng đứng trước mặt người nữ sắp sinh con, để khi Bà sinh con ra, thì nuốt lấy đứa trẻ. Bà sinh được một con trai, Đấng sẽ dùng roi sắt mà cai trị muôn dân: Con Bà được mang về cùng Thiên Chúa, đến tận ngai của Người. Còn Bà thì trốn lên rừng vắng, ở đó Bà được Thiên Chúa dọn sẵn cho một nơi. Và tôi nghe có tiếng lớn trên trời phán rằng: “Nay sự cứu độ, quyền năng, vương quyền của Thiên Chúa chúng ta, và uy quyền của Đức Kitô của Người đã được thực hiện”.

Hình ảnh người phụ nữ mà sách Khải Huyền nói đến đó chính là hình ảnh của Đức Trinh Nữ Maria. Thiên Chúa đã dọn sẵn hay như đặc ân mà Thiên Chúa trao ban cho Mẹ đó là : “Bà được Thiên Chúa dọn sẵn cho một nơi”.

Nơi Bà ở chính là Thiên Đàng. Và rồi Thiên Đàng đó được Chúa Giêsu trong hành trình rao giảng của mình đã nhắc đến.

Thiên Đàng vĩnh cửu đó được Chúa Giêsu gợi lên với hình ảnh rất dễ thương là như thửa ruộng có chứa viên ngọc quý, Thiên Đàng phải đi vào bằng cửa hẹp … hay nói một cách dễ thương như một tiệc cưới cho dễ hiểu. Tiệc Cưới Nước Trời, tiệc cưới Con Chiên đó được Chúa Giêsu cũng nhắc đến nhiều qua hình ảnh người mời tiệc, qua hình ảnh của anh chàng không mặc cái áo dự tiệc cưới … và có lẽ gần gụi nhất, dễ nhớ nhất đó chính là 10 cô trinh nữ trong câu chuyện chờ chàng rể đến.

10 cô trong câu chuyện rất dễ thương đó muốn nhắc nhớ mỗi người chúng ta là tỉnh thức, là khôn ngoan, là chờ đợi … Dĩ nhiên khi có đầy đủ dầu để thắp đèn thì khi chàng rể đến thì vào dự tiệc cưới Con Chiên.

Đức Maria, có thể nói rằng một trinh nữ khôn hơn các trinh nữ khôn ngoan trong dụ ngôn 10 trinh nữ nữa. Đơn giản và dễ hiểu và dễ thấy nhất đó chính là sự khôn ngoan lựa chọn cho mình một cung cách sống, lựa chọn cho mình một thái độ sống.

Dù là Mẹ của Đấng Cứu Độ trần gian nhưng Mẹ rất tỉnh để nhận ra đó là ơn huệ của Thiên Chúa dành cho Mẹ chứ không phải có cái ơn đó rồi Mẹ huênh hoang, mẹ cao ngạo. Từ lời nói đến thái độ sống, ta nhận nơi Mẹ sự khiêm nhu tột đỉnh.

Biết chị mình có thai sắp đến ngày sinh nở nhưng rồi Maria vượt khó để chia sẻ niềm vui Tin Mừng với gia đình người chị họ. Thái độ khiêm nhường, yêu thương mà ta bắt gặp rõ nét nhất đó chính là lời công bố của Mẹ :  “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa. Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước, vì Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, và Danh Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia dành cho những người kính sợ Chúa. Chúa đã vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan những ai thần trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng và nâng cao những người phận nhỏ. Chúa đã cho người đói khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không. Chúa săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng thương xót của Ngài. Như Chúa đã phán cùng các tổ phụ chúng tôi, cho Abraham và dòng dõi người đến muôn đời”.

Lời kinh của Mẹ xem ra đơn giản, nhẹ nhàng nhưng thật sự để sống như những gì Mẹ nói, Mẹ dạy không phải là chuyện đơn giản.

Không đơn giản bởi lẽ quá giản đơn là con người vẫn thường cậy vào sức mình đang có, cậy vào những gì mình có như tiền tài, vật chất, quyền lực … Mẹ không như người đời nghĩ và tưởng : “Vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ”.

Tuyệt vời ! Tuyệt vời trong lối khiêm hạ, cách khiêm hạ của Mẹ. Chính khi Mẹ khiêm hạ, Mẹ để cho mình ra trống rỗng để Thiên Chúa lấp đầy, Thiên Chúa quan phòng cho đời Mẹ là Mẹ an tâm.

Thử hỏi cuộc đời của ta, bao lần ta nói ta khiêm nhường, ta khiêm hạ đó nhưng thực tế của cuộc sống, ta có mở lòng ra, ta có “khoét” cái con người cố hữu của ta, con người tự cao tự đại của ta để Thiên Chúa lấp đầy trong ta hay không ?

Bài học khiêm hạ vẫn là bài học khó cho mỗi người chúng ta. Chỉ có khiêm hạ và đặt cuộc đời mình vào lòng bàn tay của Thiên Chúa thì ta mới được hưởng cái phúc Thiên Đàng mà Thiên Chúa đã dành cho Mẹ.

Nhiều khi trong cuộc sống, ta khôn theo kiểu người đời chứ không phải khôn ngoan theo kiểu con cái Thiên Chúa. Khôn theo kiểu con cái Thiên Chúa không phải như khôn theo kiểu người đời.

Cuộc đời của con người, như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói như chỉ là quán trọ. Mà thật là như thế bởi lẽ con người của chúng ta dù có kéo dài cỡ nào đi chăng nữa nhưng đến khi Thiên Chúa khép cuộc đời của chúng ta lại thì chúng ta cũng đành phải chấp nhận hay đón nhận thực tế xem ra phũ phàng của phận người.

Cả đời ky cóp, chắt chiu của cải vật chất nhưng khi nhắm mắt không được lên trời như Mẹ thì quả là quá uổng và luống công vô ích.

Con người rồi cũng phải đến ngưỡng cửa của cái chết nhưng với người Kitô hữu thì chết nhưng rồi sẽ sống lại để hưởng tôn nhan Chúa là Thiên Đàng như Đức Mẹ được Thiên Chúa cho hưởng. Thánh Phaolô vừa nhắc nhớ chúng ta : Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của những kẻ yên giấc. Vậy sự chết bởi một người, thì sự kẻ chết sống lại cũng bởi một người. Cũng như mọi người đều phải chết nơi Ađam thế nào, thì mọi người cũng sẽ được tác sinh trong Đức Kitô như vậy. Nhưng ai nấy đều theo thứ tự của mình, hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Đức Kitô, những kẻ đã tin Người xuống thế.

Mỗi người, rồi cũng theo thứ tự của mình là cũng sẽ phải chết nhưng chuyện quan trọng là chúng ta có một chỗ trong cung lòng Thiên Chúa hay chúng ta có được một chỗ trong Thiên Đàng hay không mới là chuyện quan trọng.

Khổ một nỗi là nhiều khi phù phiếm trần gian, bả phù hoa của thế gian làm cho lòng ta trở ra khôn theo kiểu thế gian là ta cứ bám víu vào thế gian mà quên đi quê hương của ta ở trên Trời, ở Thiên Đàng. Và như vậy, ta lại phải xin Chúa cho ta ơn để ta nhận ra Thiên Đàng mà ta phải theo đuổi, cùng đích của đời ta.

Và, muốn vào Thiên Đàng, muốn lên trời cùng Mẹ. Muốn hưởng hồn và xác lên Trời như Đức Mẹ thì không có cách nào khác, con đường nào khác là khiêm hạ đặt đời mình trong bàn tay Thiên Chúa như Mẹ. Xin cho ta luôn luôn mặc lấy con người khiêm hạ như Mẹ Maria để sau này chúng ta cùng được Mẹ hưởng Thiên Đàng như Chúa hứa.

Tác giả: Huệ Minh