Tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô – Cha Vương

Happy July 4th đến bạn và gia đình nhé. Tạ ơn Chúa, cảm ơn U.S.A.!

Cha Vương

Thứ 6: 04/07/2025 -5-24

TIN MỪNG: Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh. (2 Cr 12:10)

SUY NIỆM: Trên đời nay không ai muốn tự cho mình là yếu cả, thế mà Thánh Phao-lô dám tuyên bố rằng: tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối… Khi tôi yếu là lúc tôi mạnh! Điều bí ẩn gì mà Thánh Phao-lô muốn nói với bạn hôm nay? Ý ngài muốn giúp bạn khám phá ra về lợi ích thiêng liêng trong sự yếu đuối của mình. Để chấp nhận những giới hạn và yếu đuối của mình một cách dễ dàng, bạn cần phải có đức khiêm nhường, qua đó bạn mới đến với Chúa trong sự yếu đuối mỏng giòn của mình được. Khiêm nhường là mở lòng để đón nhận ý Chúa, mở lòng để sống theo ý Chúa. Như bạn cũng đã biết nước Hoa Kỳ được liệt kê là một cường quốc. Thế mà trong bản tuyên ngôn độc lập có viết một câu đã trở thành niềm kiêu hãnh và sự công nhận quyền bình đẳng, quyền tự do cho mỗi công dân Hoa Kỳ trong đó có bạn nữa: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Đấng Tạo Hoá đã ban cho họ những quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có Quyền Sống, Quyền Được Tự Do và Mưu Cầu Hạnh Phúc.” Vì cả guồng máy chính trị được đặt trên nền tảng bất cả xâm phạm này mà nước Hoa Kỳ được trở nên hùng mạnh. Họ hùng mạnh không phải vì họ có những loại vũ khí tối tân nhất thế giới nhưng mà là do họ biết đặt Đấng Tạo Hoá (Thiên Chúa) lên hàng đầu. Đúng là họ đã hiểu được lời thánh Gioan nói: “vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (x Ga 15:5b) Vậy hôm nay trong bầu không khí mừng Lễ Độc Lập, mời bạn hãy dành thời gian để cầu nguyện cách riêng cho đất nước Hoa Kỳ, xin Chúa luôn bảo vệ mảnh đất tự do mà Chúa đã ban để mọi người công dân được “có Quyền Sống, Quyền Được Tự Do và Mưu Cầu Hạnh Phúc”.

LẮNG NGHE: ĐỨC CHÚA phán với ông Áp-ram: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lẫy lừng, và ngươi sẽ là một mối phúc lành. ( St 12:1,2)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa là Đấng hiền lành khiêm nhường, thật diễm phúc cho con được gọi là con của Chúa, xin đoái nhìn đến phận yếu hèn của con, xin đừng để con đi ra khỏi con đường Chúa đã vạch ra cho con, và xin cho con luôn bước theo Chúa để được hạnh phúc muôn đời.

THỰC HÀNH: Đọc 10 Kinh Kính Mừng để dâng đất nước Hoa Kỳ cho Mẹ Maria. 

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=MfJ78D-zUZY

 Tất Cả Là Hồng Ân || St Lm. Huy Hoàng || Tb Sr Hoàng Phương

KHÔNG BAO GIỜ TRỞ LẠI – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Ông đứng dậy đi theo Người”.

Trong “Vinh Quang Ngày Mới” – “Morning Glory” – tác giả kể lại cuộc đào thoát của Lana, 31 tuổi, con gái một của Stalin; một biến cố khiến thế giới sửng sốt và nước Nga vuốt mặt. Vừa đáp xuống New York, cô tiết lộ, “Tôi cảm nhận, không thể tồn tại nếu không có Chúa trong lòng!”. Cuộc đấu tranh của cô thật khủng khiếp. Để rời Nga, Lana phải trả một giá quá đắt, “bỏ lại hai đứa con nhỏ” và “buộc mình không bao giờ trở lại!”.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Không bao giờ trở lại!’, một trong những chủ đề của Lời Chúa hôm nay. Một khi đã vào Đất Mới, Abraham tổ phụ sẽ ‘không bao giờ trở lại’ chốn cũ! Cũng thế, Matthêu quan thuế sẽ vĩnh viễn rời bỏ nếp xưa!

Câu chuyện tìm vợ cho Isaac vừa ly kỳ, vừa giản dị – bài đọc một. Abraham buộc lão quản gia, “Chú sẽ về quê tôi mà cưới vợ cho nó!”; nhưng “Đừng đưa con trai tôi về đó!” – nói như thế, khác nào nói – ‘Đừng đưa tôi về đó!’. Với Chúa, ai đã ra đi, sẽ ‘không bao giờ trở lại’ chốn xưa. Nhưng câu chuyện trở nên giản dị khi Ngài sắp đặt để viên quản gia đưa Rêbêca về, “Cậu lấy cô làm vợ và yêu thương cô”. Ngày ấy, nhà Abraham sống trong tâm tình tri ân, “Hãy tạ ơn Chúa, vì Chúa nhân từ!” – Thánh Vịnh đáp ca.

Tin Mừng nói đến một cuộc ra đi tương tự, “Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thấy một người tên là Matthêu đang ngồi ở đó, Người bảo ông, “Hãy theo tôi!”. Ông đứng dậy đi theo Người!”. Sự vắn gọn tiết lộ ‘một sự bị động hoàn toàn’. Ở đây, xem ra tác giả ‘đổ lỗi’ cho người gọi, “Ngài bất thần đột nhập thế giới của tôi – thế giới tiền bạc của tôi – chộp tôi và xô tôi đi tới!”. Trong kiệt tác “Ơn Gọi của Matthêu”, Caravaggio đã nhanh tay ‘chụp’ được khoảnh khắc đó. Ông vẽ Chúa Giêsu nhìn Matthêu và gọi ông. Matthêu đang ngồi với nhiều người khác; tay phải giữ chặt nhúm tiền, tay trái chỉ vào mình, như thể đang nói, “Ai? Tôi? Tiền này của tôi!”.

Câu chuyện của Matthêu là câu chuyện của một tội nhân. Như Phaolô, Matthêu “Quên đi chặng đường đã qua, lao mình về phía trước”; quên chặng đường của một thu thuế để trải nghiệm chặng đường ‘vô định’ của một môn đệ mà ‘Đấng là Đường’ chỉ ra. Từ đó, Matthêu rời sổ sách, bỏ hòm tiền; học bài học của chim muông, của hoa đồng nội – những loài không hề tính toán. Và thật thú vị, ngay trong nhóm Mười Hai, Matthêu cũng không đảm trách vai trò thủ quỹ! “Từ bỏ con người cũ không phải là mất mát, mà là sự mở đường cho Đấng đang hình thành một tạo vật mới trong ta!” – Edith Stein.

Anh Chị em,

‘Không bao giờ trở lại!’. Một lúc nào đó, Chúa Giêsu cũng tìm cách đột nhập thế giới của chúng ta. Đó có thể là một cuộc đấu tranh mà ở đó, ‘các thứ khác’ và tiền bạc có lẽ sẽ ‘nhỉnh hơn’ Chúa. Chớ gì bạn và tôi nhanh nhẹn đứng lên, đi tới trong ý thức rằng, “Khi Chúa gọi, Ngài không mời chúng ta cải thiện quá khứ, nhưng là tái sinh hiện tại và sống trọn cho điều đang đến!” – Dietrich Bonhoeffer.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, Chúa không đòi con trở nên hoàn hảo trước khi đến với Chúa, nhưng đòi con can đảm buông bỏ điều không còn là sự sống!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

*******************************************

Thứ Sáu Tuần XIII Thường Niên, Năm Lẻ

Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc. Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.   Mt 9,9-13

9 Khi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông : “Anh hãy theo tôi !” Ông đứng dậy đi theo Người.

10 Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và người tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. 11 Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng : “Tại sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi ?” 12 Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói : “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. 13 Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này : Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”


 

VỀ VỚI CỘNG ĐOÀN – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Tám ngày sau, các môn đệ lại có mặt trong nhà, có cả Tôma ở đó với các ông!”.

“Không có cộng đoàn thì khó tìm được Chúa Giêsu!” – Phanxicô.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa lễ kính thánh Tôma tông đồ cho thấy cách tốt nhất, nhanh nhất để gặp lại Chúa Giêsu là ‘về với cộng đoàn!’.

Khi Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ chiều ngày Phục Sinh, Tôma không có mặt. Thật thú vị, tên của ông có nghĩa là “Đi đy mô!”; nhưng “Tám ngày sau, các môn đệ lại có mặt trong nhà, có cả Tôma ở đó với các ông”, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ. Rõ ràng tự tách mình khỏi cộng đoàn, Tôma bỏ lỡ cơ hội gặp Thầy; rời xa cộng đoàn, đương nhiên Tôma sống trong sợ hãi, buồn sầu và nghi nan. Khi Tôma trở lại, những người bạn thân yêu nói với ông, “Chúng tôi đã được thấy Chúa!”. Dĩ nhiên là Tôma không tin và ông đưa ra một loạt các điều kiện.

Chúa Giêsu đã đến, đáp ứng những điều kiện đó; Ngài chỉ cho Tôma thấy những vết thương theo cách thông thường, trước mặt mọi người, trong cộng đoàn chứ không phải bên ngoài. “Cộng đoàn là nơi những vết thương được đụng chạm và đức tin được phục hồi. Không ở đó, Tôma không thể chạm vào những dấu đinh!” – James Martin. Chúa Giêsu như muốn nói với Tôma rằng, “Muốn gặp Thầy, con đừng tìm đâu xa; hãy về đây – ‘về với cộng đoàn’ của con – anh em của con, đừng bao giờ rời xa họ! Hãy cầu nguyện với họ, bẻ bánh với họ!”.

Chúa Giêsu cũng nói điều này với chúng ta, “Hãy ‘về với cộng đoàn’, về với gia đình; ở đó, con sẽ tìm thấy ta. Đó là nơi ta sẽ tỏ cho chúng con thấy những dấu đinh của những vết thương in trên cơ thể ta – những dấu hiệu của tình yêu – dấu hiệu của sự sống chiến thắng sự chết, tình yêu chiến thắng ích kỷ và tha thứ chiến thắng trả thù. Chính ở đó – cộng đoàn, gia đình – chúng con sẽ khám phá ra khuôn mặt của ta, khi chúng con chia sẻ những khoảnh khắc nghi ngờ và sợ hãi với những người thân yêu. Hãy bám chặt vào họ hơn!”. “Chúa Giêsu không hiện ra riêng cho Tôma trong một khoảnh khắc đặc biệt cá nhân, nhưng nơi các môn đệ tụ họp. Đó là bài học cho tất cả những ai tìm Ngài!” – Erik Varden.

Anh Chị em,

“Có cả Tôma ở đó với các ông!”. ‘Về với cộng đoàn’ cho dù cộng đoàn không hoàn hảo, nhưng là nơi Chúa hiện diện. Tôma phải quay lại cộng đoàn để thấy điều ông khao khát. Cộng đoàn là nơi phải trở về vì ít nhất ba lý do: nơi an ủi chúng ta trong những lúc bất an; nơi mọi nghi ngờ đều có thể dẫn đến một kết quả sáng sủa hơn – bất chấp một sự không chắc chắn nào đó; và cuối cùng, thông thường, đó là nơi Chúa Giêsu tỏ mình cho những ai biết gắn bó với nhau trong cầu nguyện, trong hiện diện và trong những chia sẻ yêu thương. “Tôma không tin không phải vì ông thiếu lý trí, mà vì ông ‘thiếu cộng đoàn’. Đức tin được củng cố trong sự hiệp thông. Nơi nào có hai hay ba người họp lại, nơi đó có Đức Kitô sống động như Ngài đã nói!” – Luis Antonio Tagle.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, rời xa cộng đoàn, con có thể giữ lý thuyết về Chúa, nhưng đánh mất sự hiện diện của Ngài!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

**************************************

LỄ KÍNH THÁNH TÔMA TÔNG ĐỒ 03/7

Thứ Năm Tuần XIII Thường Niên

Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.       Ga 20,24-29

24 Có một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. 25 Các môn đệ khác nói với ông : “Chúng tôi đã được thấy Chúa !” Ông Tô-ma đáp : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” 26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em.” 27 Rồi Người bảo ông Tô-ma : “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” 28 Ông Tô-ma thưa Người : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” 29 Đức Giê-su bảo : “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”


 

XA CÁCH – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Chúng rất dữ tợn, đến nỗi không ai dám qua lại lối ấy”.

Mùa đông đến, một thợ săn muốn có một chiếc áo lông gấu, anh vào rừng. Một con gấu xuất hiện, anh đưa súng lên. “Chờ đã!”, con gấu nói, “Tại sao bạn muốn bắn tôi?” – “Tôi lạnh!”. “Nhưng tôi đói!”, con gấu trả lời, “Chúng ta nên có một thoả thuận!”. Thợ săn đồng ý. Rốt cuộc, anh ‘được bao bọc’ bởi một bộ lông ấm áp; và con gấu đã chén xong bữa tối!

Kính thưa Anh Chị em,

Đối thoại với ma quỷ, bạn luôn thiệt! Đó là bài học của ngụ ngôn. Tin Mừng hôm nay nói đến tội lỗi, điều khiến chúng ta ‘xa cách’ Thiên Chúa và ‘xa cách’ tha nhân. Hai người bị quỷ ám nhất định giữ khoảng cách với Chúa Giêsu, họ muốn Ngài để họ yên, nhưng Ngài đã trục xuất chúng và chúng nhập vào đàn heo!

Dù trọng hay nhẹ, tội lỗi luôn đẩy Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người. Nó lấy đi ân sủng thánh hoá, cắt đứt chúng ta khỏi Ngài, khiến Thiên Chúa trở nên ‘xa lạ’; đồng thời làm phương hại các mối tương quan của chúng ta đối với tha nhân – ‘xa cách’ cộng đồng. “Tội lỗi biến trái tim thành sa mạc – nơi không còn chỗ cho Thiên Chúa ngự và không còn nước cho người lân cận uống!” – Catharina Siêna.

Mọi tội lỗi đều ‘mang tính xã hội’, gây ra những ‘hậu quả xã hội’. Cả những tội thầm kín vẫn làm thiệt hại Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô; đó là chưa nói đến những tội công khai, vốn sẽ tác hại nghiêm trọng, gây tai tiếng và có thể dẫn người khác vào đường tội lỗi; thậm chí, mất đức tin. Địa vị càng cao, tàn phá của tội càng lớn!

Tội lỗi, dĩ nhiên, tác hại – trước hết – linh hồn. Marcô viết, “Người bị quỷ ám tru tréo và lấy đá rạch vào mình” – biểu tượng một nỗi đau tinh thần sâu sắc. “Lỗi lầm âm thầm của linh hồn còn làm cho lòng đau hơn những vết roi trên da thịt!” – Thomas à Kempis. Con người là vậy, nhưng Thiên Chúa thì không! Ngài làm mọi cách để đến gần, cứu lấy tội nhân. Làm sao một Đấng mủi lòng vì lời than vãn của một người mẹ nô tỳ đến nỗi không cầm mình khi nghe tiếng khóc của đứa bé, con nàng, giữa rừng – bài đọc một – lại có thể để một linh hồn chết trong tội? Hai câu chuyện hôm nay, một lần nữa, cho thấy Thiên Chúa là Đấng cứu kẻ khốn cùng, “Kẻ nghèo hèn kêu xin, và Chúa đã nhận lời!” – Thánh Vịnh đáp ca.

Anh Chị em,

“Không ai dám qua lại lối ấy”. Vậy ‘quỷ dữ’ nào đang trói buộc bạn; tội lỗi nào đang làm bạn ‘xa cách’ Thiên Chúa và ‘xa cách’ anh chị em mình; xiềng xích nào đang khiến bạn và tôi sợ hãi sự hiện diện và can thiệp xót thương của Ngài? Không ai trong chúng ta không ước muốn được giải thoát; với Thiên Chúa, đó không chỉ là ước muốn nhưng là khát khao! Ngài khát khao chúng ta, khát khao linh hồn chúng ta! Ngài đang ở trong Bí tích Hoà Giải để tháo cởi, ở trong Bí tích Thánh Thể để chữa lành. Hãy đến, đừng chạy trốn Ngài! “Không gì làm cho Thiên Chúa phải ‘chuyển động’ nhanh bằng một tiếng rên rỉ của tội nhân đang cố gắng quay về!” – Bernard Clairvaux.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, tội lỗi luôn làm con ấm áp dễ chịu, nhưng cuối cùng, luôn ‘chén’ con. Dạy con khôn ngoan, đừng bao giờ ngồi xuống thoả hiệp với nó!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

***************************************************

Thứ Tư Tuần XIII Thường Niên, Năm Lẻ

Chưa tới lúc mà Ngài đã đến đây làm khổ loài ma quỷ chúng tôi.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.   Mt 8,28-34

28 Khi ấy, Đức Giê-su sang bờ bên kia, đến vùng đất của dân Ga-đa-ra, thì có hai người bị quỷ ám từ trong đám mồ mả ra đón Người ; chúng rất dữ tợn, đến nỗi không ai dám qua lại lối ấy. 29 Chúng la lên rằng : “Hỡi Con Thiên Chúa, chuyện chúng tôi can gì đến ông ? Chưa tới lúc mà ông đã đến đây hành hạ chúng tôi sao ?” 30 Khi ấy, ở đàng xa, có một bầy heo rất đông đang ăn. 31 Bọn quỷ nài xin Người rằng : “Nếu ông đuổi chúng tôi, thì xin sai chúng tôi nhập vào bầy heo kia.” 32 Người bảo : “Đi đi !” Chúng liền ra khỏi hai người đó và nhập vào bầy heo. Thế là tất cả bầy heo từ trên sườn núi lao xuống biển và chết đuối hết. 33 Các người chăn heo bỏ chạy vào thành, kể lại mọi sự, và những gì đã xảy ra cho những người bị quỷ ám. 34 Bấy giờ, cả thành ra đón Đức Giê-su, và khi gặp Người, họ xin Người rời khỏi vùng đất của họ.


 

Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh. (2 Cr 12:10) – Cha Vương

Chúc bạn những ngày nghỉ dài “July 4th” (Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ) thật hạnh phúc bên bạn bè và gia đình. Đừng quên cầu nguyện cho những người đã hy sinh cho nền độc lập, tự do, và hoà bình trên đất nước Hoa Kỳ nhé.

Cha Vương

Thứ 3: 01/07/2025 (5-4-24)

TIN MỪNG: Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh. (2 Cr 12:10)

SUY NIỆM: Trên đời nay không ai muốn tự cho mình là yếu cả, thế mà Thánh Phao-lô dám tuyên bố rằng: tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối… Khi tôi yếu là lúc tôi mạnh! Điều bí ẩn gì mà Thánh Phao-lô muốn nói với bạn hôm nay? Ý ngài muốn giúp bạn khám phá ra về lợi ích thiêng liêng trong sự yếu đuối của mình. Để chấp nhận những giới hạn và yếu đuối của mình một cách dễ dàng, bạn cần phải có đức khiêm nhường, qua đó bạn mới đến với Chúa trong sự yếu đuối mỏng giòn của mình được. Khiêm nhường là mở lòng để đón nhận ý Chúa, mở lòng để sống theo ý Chúa. Như bạn cũng đã biết nước Hoa Kỳ được liệt kê là một cường quốc. Thế mà trong bản tuyên ngôn độc lập có viết một câu đã trở thành niềm kiêu hãnh và sự công nhận quyền bình đẳng, quyền tự do cho mỗi công dân Hoa Kỳ trong đó có bạn nữa: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Đấng Tạo Hoá đã ban cho họ những quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có Quyền Sống, Quyền Được Tự Do và Mưu Cầu Hạnh Phúc.” Vì cả guồng máy chính trị được đặt trên nền tảng bất cả xâm phạm này mà nước Hoa Kỳ được trở nên hùng mạnh. Họ hùng mạnh không phải vì họ có những loại vũ khí tối tân nhất thế giới nhưng mà là do họ biết đặt Đấng Tạo Hoá (Thiên Chúa) lên hàng đầu. Đúng là họ đã hiểu được lời thánh Gioan nói: “vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (x Ga 15:5b) Vậy hôm nay trong bầu không khí mừng Lễ Độc Lập, mời bạn hãy dành thời gian để cầu nguyện cách riêng cho đất nước Hoa Kỳ, xin Chúa luôn bảo vệ mảnh đất tự do mà Chúa đã ban để mọi người công dân được “có Quyền Sống, Quyền Được Tự Do và Mưu Cầu Hạnh Phúc”.

LẮNG NGHE: ĐỨC CHÚA phán với ông Áp-ram: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lẫy lừng, và ngươi sẽ là một mối phúc lành. ( St 12:1,2)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa là Đấng hiền lành khiêm nhường, thật diễm phúc cho con được gọi là con của Chúa, xin đoái nhìn đến phận yếu hèn của con, xin đừng để con đi ra khỏi con đường Chúa đã vạch ra cho con, và xin cho con luôn bước theo Chúa để được hạnh phúc muôn đời.

THỰC HÀNH: Đọc 10 Kinh Kính Mừng để dâng đất nước Hoa Kỳ cho Mẹ Maria

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=MfJ78D-zUZY

Everything Is God’s Grace || Composed by priest Huy Hoang || Presenting Sour Hoang Phuong 

MỘT LỜI CẢNH TỈNH CẦN THIẾT –  Rev. Ron Rolheiser, OMI

Rev. Ron Rolheiser, OMI

 Một tu sĩ dòng Biển Đức chia sẻ câu chuyện này với tôi.  Trong những năm đầu đời tu, tu sĩ bị phẫn uất vì cần bất cứ gì cũng phải xin phép Đan viện phụ.  “Tôi nghĩ làm vậy thật ngốc.  Một người trưởng thành như tôi, muốn một cái áo mới cũng phải xin phép bề trên.  Tôi thấy mình như trẻ con vậy.”

Nhưng khi lớn thêm vài tuổi, cái nhìn của người tu sĩ khác đi. “Tôi không chắc lắm về mọi lý do, dù tôi chắc chắn chuyện này có liên quan đến ân sủng.  Nhưng đến một ngày, tôi thấy ‘chuyện cái gì cũng phải xin’ có một khôn ngoan sâu sắc.  Chúng ta chẳng sở hữu gì cả, chẳng có gì mặc định là của chúng ta cả.  Tất cả đều là ơn ban.  Nên về mặt lý thuyết, phải xin tất cả mọi thứ, chứ không lấy như thể chúng ta có quyền.  Chúng ta cần biết ơn Thiên Chúa và vũ trụ vì mọi sự đã được ban cho chúng ta.  Bây giờ khi tôi cần một cái gì đó cần xin phép, tôi không còn cảm thấy mình là con nít.  Thay vào đó, tôi cảm thấy mình hòa hợp thích đáng hơn với cách thức điều hành mọi sự trong vũ trụ theo ơn ban mà trong đó không một ai có quyền tối hậu trên cái gì.”

 Điều mà tu sĩ này hiểu ra chính là nguyên tắc nền tảng cho mọi linh đạo, mọi luân lý, và mỗi một điều răn, cụ thể là tất cả mọi sự đến với chúng ta như một tặng vật, chứ chẳng có gì là của chúng ta.  Chúng ta nên biết ơn Thiên Chúa và vũ trụ vì cho chúng ta những gì chúng ta có, và chúng ta cẩn thận đừng đòi thêm như thể mình có quyền.

 Nhưng điều này rất trái ngược với cái tôi bản năng và văn hóa của chúng ta.  Trong cả hai điều này có những tiếng nói mạnh mẽ bảo chúng ta nếu không thể lấy được điều mình muốn thì mình là kẻ yếu đuối, yếu đuối theo cả hai nghĩa.  Thứ nhất là tính cách yếu đuối, quá hèn nhát không dám giành lấy cuộc đời.  Thứ hai, là bị sự dè dặt của tôn giáo và luân lý làm cho yếu đuối, không thể giành lấy một cách thích đáng và sống cho thật trọn vẹn.  Những tiếng nói này bảo chúng ta phải lớn lên, vì trong chúng ta có quá nhiều thứ sợ hãi và ấu trĩ, vì chúng ta là đứa trẻ bị những thế lực mê tín giam giữ.

 Chính bởi những tiếng nói như vậy mà ngày nay, trong một văn hóa tự nhận là Kitô hữu và luân lý, những nhân vật chính trị và xã hội lại hoàn toàn thật lòng tin, cho rằng sự cảm thông là sự yếu đuối của con người.

 Chúng ta cần một lời cảnh tỉnh quan trọng.

 Tiếng của Chúa Giêsu là phản đề hoàn toàn đối với những tiếng nói này.  Cảm thông là nhân đức gần như tối hậu của con người, là phản đề của sự yếu đuối.  Chúa Giêsu nhìn vào những gì là dứt khoát, hùng hổ và tích lũy trong xã hội chúng ta, cho dù chúng được ngưỡng mộ đến như thế nào, Ngài cũng sẽ nói rõ rằng đó không phải là ý nghĩa của việc đến bàn tiệc ở tâm điểm vương quốc Thiên Chúa.  Chúa Giêsu sẽ không có chung sự ngưỡng mộ của chúng ta dành cho những người giàu có và nổi tiếng vốn quá thường xuyên giành lấy, như thể họ có quyền, tài sản và địa vị quá mức của mình.  Khi nói rằng người giàu vào nước trời còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim, có lẽ Chúa Giêsu sẽ làm rõ hơn khi nói thêm: “Dĩ nhiên trừ khi người giàu giống như trẻ con, xin phép vũ trụ, cộng đoàn và Thiên Chúa khi muốn một chiếc áo mới!”

 Khi tôi ở nhà tập, linh mục phụ trách tập viện đã cố gây cho chúng tôi ấn tượng về ý nghĩa của sự khó nghèo đời tu, ngài bảo chúng tôi viết mấy chữ la-tinh: ad usum, để bạn dùng trong mỗi quyển sách được phát.  Dù quyển sách này được giao cho chúng tôi dùng riêng, nhưng chúng tôi không sở hữu nó.  Nó chỉ được để cho chúng tôi dùng, quyền sở hữu thì ở người nào đó khác.  Rồi chúng tôi được dạy, điều này cũng đúng với bất kỳ vật gì được giao cho chúng tôi dùng riêng, từ bàn chải đánh răng cho đến chiếc áo mặc trên người.  Chúng không thật sự là của chúng tôi, mà chỉ đơn thuần được giao cho chúng tôi dùng.

 Một tập sinh thời đó cùng tôi, sau này đã rời dòng và bây giờ là bác sĩ, anh vẫn là bạn thân của tôi, anh chia sẻ với tôi, dù bây giờ là bác sĩ, anh vẫn viết mấy chữ ad usum trong mọi quyển sách của anh.  Lý luận của anh: “Tôi không ở dòng tu.  Tôi không có lời khấn khó nghèo, nhưng tôi thấy khi ở thế giới này, nguyên tắc linh mục dạy chúng tôi thật xác đáng không khác gì khi ở tập viện.  Chúng ta chẳng sở hữu gì hết.  Những quyển sách này không hẳn là của tôi.  Chúng được giao cho tôi, tạm thời, để tôi dùng.  Chẳng có gì hoàn toàn thuộc về bất kỳ ai.  Và tốt nhất là đừng bao giờ quên điều đó.”

 Bất kể chúng ta giàu có, uy lực và trưởng thành đến thế nào, thì trong chuyện xin phép để mua một chiếc áo mới luôn có một điều gì đó thật lành mạnh.  Nó giữ chúng ta hòa hợp với sự thật rằng vũ trụ thuộc về tất cả mọi người, và tối hậu là thuộc về Thiên Chúa.  Mọi thứ đến với chúng ta đều là tặng vật, cho nên chúng ta đừng bao giờ mặc định xem cái gì là của mình, mà hãy mặc định xem là đã được ban cho!

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

From: Langthangchieutim

CỨ Ở YÊN!- Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Xin cứu chúng con!”.

Trong “Giữa Mắt Bão” – “In The Eye of the Storm” – Max Lucado viết, “Cứ ở yên, cầu nguyện gấp hai lần khi bạn sợ hãi! Lắng nghe gấp hai lần khi bạn khẩn xin!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Câu chuyện Tin Mừng hôm nay thể hiện những lời khuyên của Lucado. Giữa biển khơi, các môn đệ gặp bão. Con thuyền là hình ảnh Giáo Hội, hình ảnh thế giới, gia đình, cộng đoàn – trong đó – có chúng ta. Và trước bất cứ cơn bão nào, để tồn tại, bạn và tôi ‘cứ ở yên’, cầu nguyện gấp hai lần, lắng nghe gấp hai lần!

Cơn bão dữ dội là hình ảnh những cuộc đấu tranh cá nhân và cộng đồng mà mỗi người trải qua trong cuộc sống. Trước hết, đó là những cuộc bách hại cách này cách khác mà Giáo Hội không tránh khỏi; đó còn là những cơn bão của một cuộc chiến dai dẳng giữa thánh thiện và tội lỗi, sự thiện và sự ác, Thiên Chúa hay thế gian. Nó ập xuống cộng đoàn, gia đình và linh hồn bất cứ lúc nào. Không ít lần, chúng ta cảm thấy Thiên Chúa vắng mặt hoặc ít nữa, Ngài “vẫn ngủ” đang khi những hỗn mang xáo trộn vẫn dồn dập. “Bão tố là một phần của hành trình đức tin. Tin là nhận ra rằng, cả khi chúng ta không cảm thấy Ngài, Chúa vẫn ở đó – gần hơn bao giờ hết!” – Henri Nouwen.

Gặp bão, bài học đầu tiên là – như các môn đệ – bạn ‘cứ ở yên’ trong thuyền, vì Chúa Giêsu đang ở đó, dù Ngài đang ngủ! Thứ đến – cấp thiết hơn – họ tìm đến Chúa, van xin Ngài. Cần nhận ra rằng, tôi cần Chúa, khả năng tôi không đủ cho chính mình. Khi chúng ta vượt qua cám dỗ ‘khép mình lại’, hoặc chiến thắng cám dỗ ‘bỏ thuyền’; hay khi vượt qua lòng mộ đạo sai lầm là ‘không muốn phiền Chúa’ để bắt đầu cầu nguyện, thì Thiên Chúa mới có thể ra tay cách kỳ diệu. “Cầu nguyện không đưa con ra khỏi bão, nhưng đặt Chúa vào giữa bão với con – và thế là đủ!” – Thomas Merton.

Một ‘cơn bão’ tương tự đã xảy ra cho Lót và gia đình ông – bài đọc một. Họ chạy trốn vì Chúa sắp huỷ diệt Sôđôma. Thiên thần giục Lót, “Đừng ngoái lại đằng sau, đừng dừng lại!”. Điều Lót cần là chạy về phía trước – về phía Chúa, Đấng cùng chạy với ông – “Nếu Chúa muốn con ở trong chiếc thuyền ấy, Ngài sẽ chèo nó cùng con!” – Mẹ Têrêxa; “Lạy Chúa, con hằng nghĩ tới tình thương của Chúa!” – Thánh Vịnh đáp ca.

Anh Chị em,

“Xin cứu chúng con!”. Chúa Giêsu muốn chúng ta tập trung vào Ngài; nhìn vào Chúa, đừng nhìn vào sóng; cầu nguyện gấp hai lần, lắng nghe gấp hai lần. Ngài sẽ “chỗi dậy, truyền lệnh cho gió và biển. Và biển yên lặng như tờ!”. Vậy ngọn gió nào đang ‘thổi thốc’ đời bạn? Đâu là những con sóng cản trở định hướng của bạn khiến bạn hoảng loạn? Hãy giải bày và cho phép linh hồn nói với Chúa Giêsu mọi thứ! Đó là sức mạnh nhẹ nhàng nhưng phi thường nhất – cầu nguyện – nó sẽ đưa thuyền bạn cập bến bình an! “Chúng ta không được hứa một hành trình dễ dàng, nhưng được hứa rằng, Chúa sẽ không bao giờ rời bỏ con thuyền của chúng ta!” – Charles Spurgeon.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, mỗi khi ‘gặp bão’, đừng để con động đạc, toan tính rồi quên cầu nguyện. Cho con xác tín, chính sự hiện diện thinh lặng của Ngài là bình an!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

***********************************************

Thứ Ba Tuần XIII Thường Niên, Năm Lẻ

Đức Giê-su trỗi dậy, ngăm đe gió và biển : biển liền lặng như tờ.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.   Mt 8,23-27

23 Khi ấy, Đức Giê-su xuống thuyền, các môn đệ đi theo Người. 24 Bỗng nhiên biển động mạnh khiến sóng ập vào thuyền, nhưng Người vẫn ngủ. 25 Các ông lại gần đánh thức Người và nói : “Thưa Ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất !” 26 Đức Giê-su nói : “Sao nhát thế, hỡi những kẻ kém lòng tin !” Rồi Người trỗi dậy, ngăm đe gió và biển : biển liền lặng như tờ.

27 Người ta ngạc nhiên và nói : “Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ?”


 

Chính vì sự đố kỵ và ghen ghét…-Cha Vương

Mến chúc bạn và gia đình ngày cuối cùng của Tháng 6 tràn đầy bình an và ân sủng trong Chúa Ki-tô nhé.

Cha Vương

Thứ 2: 30/6/2025

Nhiều năm sau khi Ðức Giêsu về trời, chỉ có khoảng một chục người Kitô Giáo ở Rôma, dù rằng họ không phải là những người tòng giáo của “vị tông đồ Dân Ngoại” (Rom 15:20). Khi Thánh Phaolô viết lá thư ấy vào khoảng 57-58 A.D. thì ngài chưa đến thăm họ.

    Ở Rôma có nhiều người Do Thái. Có lẽ vì sự tranh chấp giữa người Do Thái Giáo và Do Thái Kitô Giáo mà Hoàng Ðế Claudius đã trục xuất tất cả người Do Thái ra khỏi Rôma trong những năm 49-50 A.D. Sử gia Suetonius nói rằng việc trục xuất là vì những xáo trộn trong thành phố “gây nên bởi một vài Kitô Hữu.” Có lẽ sau khi Claudius từ trần, nhiều người đã trở lại đây vào năm 54, vì lá thư của Thánh Phaolô dường như viết cho một giáo đoàn Dân Ngoại rộng lớn.

    Vào tháng Bảy năm 64, hơn một nửa thành phố Rôma bị tiêu hủy vì hỏa hoạn. Người ta đồn rằng chính Hoàng Ðế Nero đã gây ra thảm kịch này vì muốn nới rộng cung điện của ông. Nero đã mưu mô chuyển hướng bằng cách kết tội người Kitô Giáo. Theo sử gia Tacitus, một “số đông” Kitô Hữu đã bị chết vì “sự thù hận của con người.” Thánh Phêrô và Thánh Phaolô có lẽ cùng chung số phận với những người này.

    Có những vị bị đem ra làm mồi để thú vật xâu xé, những vị khác bị treo trên thập giá cho đến chết, cũng có những vị bị tẩm dầu vào thân xác rồi đốt như một ngọn đuốc cháy sáng mỗi khi đêm xuống. Tất cả những vị đó đều là môn đệ của các thánh tông đồ, các ngài đã được hiến dâng cho Chúa như của lễ đầu mùa, như hạt giống đức tin gieo vào lòng lương dân để từ đó nảy sinh những hoa trái tốt tươi cho các thế hệ kế tiếp.

Lời Trích: Ðức Giáo Hoàng Clêmentê I, người kế vị Thánh Phêrô đã viết: “Chính vì sự đố kỵ và ghen ghét mà các trụ cột vĩ đại và chính trực của Giáo Hội đã bị bách hại và đã chiến đấu cho tới chết… 

Trước nhất, Thánh Phêrô, vì sự ghen tương vô lý ngài phải đau khổ không chỉ một hoặc hai lần nhưng nhiều lần, và như thế ngài đã hy sinh làm chứng, đã đến nơi vinh hiển mà ngài đáng được. 

Vì sự đố kỵ và tranh chấp, Thánh Phaolô đã cho thấy cái giá của sự kiên trì. Ngài bị xiềng xích bảy lần, bị lưu đầy, và bị ném đá; là một sứ giả từ đông sang tây, ngài đáng được kính phục vì đức tin của ngài…

    “Chung quanh các đấng ấy là một đám đông những người được tuyển chọn, mặc dù là nạn nhân của sự ghen ghét, họ đã đem cho chúng ta gương mẫu cao quý nhất về sự chịu đựng khi bị tra tấn và sỉ nhục. Vì sự đố kỵ mà các phụ nữ phải đau khổ, như bà Dirce hoặc các con gái của Danaus, họ phải đau đớn khủng khiếp vì các hành động thô bạo. Nhưng họ đã can đảm chu toàn đức tin bất kể sự yếu đuối của thân xác và đã chiếm được phần thưởng cao quý. 

(Nguồn: Người Tín Hữu Online)

Nhìn vào gương kiên trì của cá bạn tử đạo tiên khởi, bạn đã và đang làm gì để là chứng nhân của Tin Mừng trong đời sống hằng ngày? 

From: Do Dzung

************************

THIÊN TRINH | XIN BÊN CON CHÚA ƠI

LÀ MÔN ĐỆ-Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Con Người không có chỗ tựa đầu!”.

“Cái ách và thập giá là ‘biểu tượng sinh đôi’ của trải nghiệm Kitô giáo. Thập giá nói đến ‘rời bỏ thế gian’ vì Chúa Kitô, cái ách nói đến việc ‘ôm lấy nó’ vì Ngài; thập giá nói đến hy sinh, cái ách nói đến phục vụ. Là môn đệ Chúa Kitô, bạn không thể chọn cái này, bỏ cái kia; nhưng mang lấy cả hai!” – TS. Rendall.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay kể chuyện một kinh sư tự nguyện làm môn đệ Chúa Giêsu bất cứ Ngài đi đâu; và câu trả lời của Ngài khá khác thường, “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu!”. Ngài không vồ vập, cũng không từ khước ý muốn tốt lành của anh; nhưng đưa ra một tuyên bố để làm sáng tỏ thế nào ‘là môn đệ!’.

Trước hết, cần lưu ý bối cảnh của cuộc đối thoại! Nó xảy ra ngay sau một loạt phép lạ khiến “đám đông vây quanh Chúa Giêsu, đến nỗi Ngài phải ra lệnh sang bờ bên kia”. Chính trong bầu khí phấn khích đó, những gì vị kinh sư thưa lên với Ngài là điều dễ hiểu, “Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo!”. Ai lại không muốn ‘là môn đệ’ của một người lẫy lừng? Chúa Giêsu rất tinh ý – Ngài có quyền nghi ngờ – vì thế, câu trả lời của Ngài rất trung thực và trực tiếp, “Con Người không có chỗ tựa đầu!”. Ngài muốn nói, “Không phải lúc nào cũng như thế này đâu. Sẽ có những ‘trường khổ đau’; và thập giá thấp thoáng ở cuối chân trời!”. Ngài biết, nhiều người sẵn sàng theo Ngài trong thời thuận lợi; nhưng sẽ sớm bỏ Ngài trong buổi gian truân.

Ai muốn đi theo Chúa Giêsu phải biết mình đang chọn cái gì! Đó là nghèo khó hơn là giàu có, khờ dại hơn là khôn ngoan; đó là hiền lành, nhân ái, yêu thương, cầu nguyện, làm phúc và tha thứ cho kẻ thù của mình. Tắt một lời, đó là xót thương như Thiên Chúa xót thương. Và thật bất ngờ, bài đọc Sáng Thế hôm nay cho thấy Abraham như một ‘biểu tượng tiên tri’ của việc ‘là môn đệ’ trong ‘Vương Quốc Mới’. Trước một Sôđôma và Gômôra tội lỗi, ông đã liều lĩnh ngã giá với Chúa để van vái cho người tội lỗi, cho thành xấu xa, “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Chắc không được đâu!”; và Chúa đã xiêu lòng, vì “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!” – Thánh Vịnh đáp ca.

Anh Chị em,

“Con Người không có chỗ tựa đầu!”. Vậy động lực nào khiến bạn và tôi đi theo Chúa Giêsu? Có phải vì Ngài là Con Thiên Chúa – Đấng Cứu Độ – đáng được yêu mến và tôn thờ chỉ vì ‘Ngài là ai?’. Đúng thế! Chúa Giêsu muốn chúng ta bước theo Ngài trong nghèo khó, ở giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian, sống đơn sơ và bỏ mình mỗi ngày; và cuối cùng, chấp nhận nên giống Ngài đến tận cái nghèo trần trụi trên thập giá. “Người môn đệ được kêu gọi để bước theo Chúa Kitô không phải trên con đường tiện nghi, mà trên con đường bị đóng đinh – vì đó là con đường tình yêu!” – Von Balthasar. Nhưng sau đó, họ chia sẻ sự sống phục sinh vinh quang của Ngài trong Vương Quốc.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ước gì con không ngại ‘khoác lấy ách’ và ‘ôm lấy thập giá’ đời con. Chỉ như thế, con mới có thể cứu độ linh hồn con, cứu độ thế giới!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

**************************************
Thứ Hai Tuần XIII Thường Niên, Năm Lẻ

Anh hãy đi theo tôi.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.   Mt 8,18-22

18 Khi ấy, thấy xung quanh có đám đông, Đức Giê-su ra lệnh sang bờ bên kia. 19 Một kinh sư tiến đến thưa Người rằng : “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” 20 Đức Giê-su trả lời : “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”

21 Một môn đệ khác thưa với Người : “Thưa Ngài, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã.” 22 Nhưng Đức Giê-su bảo : “Anh hãy đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ.”


 

CÔNG TRÌNH CỦA TRỜI – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

 Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời!”.

Hudson Taylor – nhà truyền giáo ‘khổng lồ’ người Anh sống tại Trung Quốc 51 năm – xây 125 trường, lập 300 cứ điểm Tin Mừng, đem về cho Chúa 18.000 linh hồn vào những năm mới đến. Nhật ký ngày đầu tiên của ông ghi, “Cho công trình của trời – một sứ mệnh bất di bất dịch – chúng tôi có 25 xu và tất cả những lời hứa của Chúa!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa lễ kính hai thánh Phêrô – Phaolô cho thấy Hội Thánh không phải là ‘công việc của người’, nhưng là ‘công trình của Trời’; không bắt đầu “với 25 xu”, nhưng với “12” con người hèn yếu “và tất cả những lời hứa của Chúa!”.

Chúa Giêsu trao cho họ một sứ mệnh bất di bất dịch. Qua mọi thời, Hội Thánh luôn gặp những khó khăn, ghét bỏ, vu khống, chế giễu; thậm chí, đổ máu – mặc dù đôi khi lố bịch và đáng trách là do lỗi của các thành viên – nhưng thông thường, Hội Thánh vẫn tiếp tục bị đàn áp do chính sứ mệnh. Và vì là ‘công trình của Trời’ nên dấu chấm hết là điều không bao giờ xảy ra! “Nếu Hội Thánh chỉ là sáng kiến của con người, thì Hội Thánh ấy đã sụp đổ từ lâu. Chính vì được đặt nền trên Đức Kitô mà Hội Thánh vẫn đứng vững giữa bao giông bão!” – J. Ratzinger.

Trước hết, Phêrô – và các đấng kế vị – giảng dạy một đức tin tinh tuyền về lòng thương xót của Thiên Chúa, chăn dắt dân Ngài, dẫn đoàn chiên đến sự sống đời đời. Phêrô và 12 tông đồ không chỉ là những tấm gương chu toàn sứ vụ, nhưng còn là nền tảng, trên đó, Chúa Kitô khởi đầu một sứ mệnh không chuyển lay. “Chìa khoá” – món quà Ngài trao – tượng trưng quyền lãnh đạo và giáo huấn ‘không thể sai lầm’. Dẫu Phêrô và các đấng đến sau có nhiều yếu đuối, nhưng chìa khoá đó vẫn được bảo tồn và thi hành đúng chức vụ và năng quyền của nó. “Thật ra, Hội Thánh bị phản bội nhiều nhất không bởi những kẻ thù bên ngoài, mà bởi những con người bên trong. Dù vậy, Hội Thánh vẫn sống, bởi vì đầu của Hội Thánh là Đấng không bao giờ phản bội!” – Fulton J. Sheen.

Thứ đến, Phaolô, một con người cải đạo đã thuộc trọn về Chúa Kitô, “Nhờ tôi, việc rao giảng được hoàn thành và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng” – bài đọc hai. Thật xác tín, “Chúa đã giải thoát tôi khỏi mọi nỗi kinh hoàng” – Thánh Vịnh đáp ca. Đó cũng là tâm sự của Phêrô khi Chúa sai thiên thần đến giải thoát ông khỏi ngục tối – bài đọc một. Cả Phêrô và Phaolô đều trả giá cho ‘công trình của Trời’ bằng việc tử đạo.

Anh Chị em,

“Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời!”. Trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần, các đấng kế vị Phêrô tiếp tục nhận chìa khoá và thi hành ý muốn của Thầy mình. Yếu tố con người không thành vấn đề – dù “chỉ với 25 xu” – quan trọng là “những lời hứa của Chúa”. Chớ gì ân sủng và những tố chất thần linh của phép Rửa Tội cũng thổi lên trong bạn và tôi lửa tông đồ; nhờ đó, chúng ta nỗ lực trung thành với sứ vụ theo đấng bậc mình! “Rao giảng Đức Kitô không phải là một hành động tuỳ chọn, mà là một phần không thể thiếu trong ơn gọi Kitô hữu!” – Gioan Phaolô II.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con có nhiều hơn “25 xu, và tất cả những lời hứa của Chúa”. Đừng để con chểnh mảng với ‘sứ vụ’, hời hợt với ‘sứ mệnh’ và ‘di dịch’ với ‘sứ điệp’ của mình!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

**********************************************

 LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ – 29/6

Anh là Phê-rô, Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.   Mt 16,13-19

13 Khi ấy, Đức Giê-su đến miền Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng : “Người ta nói Con Người là ai ?” 14 Các ông thưa : “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, người khác lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.” 15 Đức Giê-su lại hỏi : “Còn anh em, anh em nói Thầy là ai ?” 16 Ông Si-môn Phê-rô thưa : “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.” 17 Đức Giê-su nói với ông : “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. 18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. 19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời : dưới đất, anh ràng buộc điều gì, trên trời cũng sẽ ràng buộc như vậy ; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”


 

LẦN DÒ – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng!”.

“Trước một bộ óc vĩ đại, tôi cúi đầu; trước một trái tim vĩ đại, tôi quỳ gối!”. J. Wolfgang V. Goethe.

Kính thưa Anh Chị em,

Trọng kính Trái Tim Chúa Giêsu, Hội Thánh ‘quỳ gối’; kính nhớ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, Giáo Hội ‘cúi đầu!’. Trái Tim Chúa Con bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người; Trái Tim Mẹ Chúa tỏ bày tình yêu của con người dành cho Thiên Chúa – đó là một tình yêu vô điều kiện, dẫu trong đức tin, Mẹ phải ‘lần dò’ mọi thứ.

Trước kế hoạch ‘diệu dụng’ của Thiên Chúa, Maria đón nhận tất cả, dẫu không phải tất cả đều rõ ràng. Với Mẹ, sự ngạc nhiên không bao giờ nguôi ngoai cả trong những khoảnh khắc hốt hoảng như lạc mất con – Tin Mừng hôm nay. Đó là khả năng kinh ngạc trước sự biểu hiện dần dần của các mầu nhiệm. Kinh ngạc trái ngược với việc coi mọi thứ là đương nhiên; trái ngược với việc giải thích hiện thực chung quanh và các sự kiện theo tiêu chí nhân loại. “Thiên Chúa không luôn nói với chúng ta cách rõ ràng. Đôi khi, chúng ta chỉ có thể tiến bước bằng những ánh sáng nhỏ nhoi của niềm tin – như Mẹ Thiên Chúa đã làm – khi không hiểu hết những gì được báo trước!” – Thomas Merton.

Thật khó cho Maria để hiểu hết ý nghĩa từng biến cố xảy ra trong đời mình và cuộc đời của con mà chóp đỉnh là thập giá. Ở đó, Mẹ cảm nhận kế hoạch của Thiên Chúa và đã sẵn sàng cho tất cả những gì sẽ xảy đến; bởi lẽ, nó đã được chuẩn bị qua từng biến cố suốt cả cuộc sống mà Mẹ đã suy đi nghĩ lại trong lòng. Không cần hiểu nhiều nên Mẹ chẳng thắc mắc nhiều; trái lại, đón nhận, thuỷ chung và tìm mọi cách để hoàn thành. Mẹ chỉ biết, Mẹ có một vai trò trong đó, và chuẩn bị nó qua một đời sống nhiệm hiệp với con dưới sự chỉ dạy của Chúa Thánh Thần; thế thôi! “Thiên Chúa dẫn dắt linh hồn từng bước một. Như Mẹ Maria, chúng ta phải học để chờ đợi trong thinh lặng và bước đi theo ánh sáng mà chúng ta đang có!” – Edith Stein.

Anh Chị em,

“Hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng!”. Đó là cách ứng xử cao thượng trước các mầu nhiệm. “Maria không hỏi Chúa mọi câu trả lời ngay lập tức; Mẹ đồng hành với mầu nhiệm, bước đi từng bước với niềm tin rằng, Thiên Chúa sẽ chỉ đường!” – Carlo Maria Martini. Làm sao một phàm nhân có thể hiểu được kế hoạch của Thiên Chúa? Vậy mà vẫn có thể! Vì trong đức tin, Mẹ tìm hiểu và tín thác tuyệt đối; hơn nữa, trong trái tim Mẹ ‘không có chỗ cho cái tôi!’. “Điều kỳ diệu nơi Đức Maria không phải là việc Mẹ hiểu hết, nhưng là biết tin tưởng và trung thành với điều chưa được giải thích!” – Romano Guardini. Cũng thế, sẽ không bao giờ chúng ta hiểu hết các giá trị, mục đích và ý nghĩa đời mình trong kế hoạch của Chúa, trừ khi bạn và tôi có một đời sống cầu nguyện và chờ đợi như Mẹ; nghĩa là trung thành bước đi trên con đường Chúa vạch sẵn, dẫu nó là con đường phải ‘lần dò’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con biết kinh ngạc trước các biến cố, nhất là những khi con mù tịt. Dạy con không chỉ ‘cúi đầu’, nhưng còn biết ‘quỳ gối!’”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

 ***************************************************

lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, Thứ Bảy Tuần XII Thường Niên

Đức Ma-ri-a hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca. Lc 2,41-51

41 Hằng năm, cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. 42 Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ. 43 Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giê-su thì ở lại Giê-ru-sa-lem, mà cha mẹ chẳng hay biết. 44 Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. 45 Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giê-ru-sa-lem mà tìm.

46 Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các bậc thầy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. 47 Ai nghe cậu nói cũng kinh ngạc về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu. 48 Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người : “Con ơi, sao con lại làm cho cha mẹ như thế ? Con thấy không, cha con và mẹ đây đang phải cực lòng tìm con !” 49 Người thưa : “Sao cha mẹ lại tìm con ? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao ?” 50 Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.

51 Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.


 

Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su – Cha Vương

Hôm nay Giáo Hội mừng kính trọng thể Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúc bạn và gia đình tràn đầy tình yêu dịu ngọt của Chúa nhé.

Cha Vương

Thứ 6: 27/6/2025

TIN MỪNG: Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.” (Lc 15:7)

SUY NIỆM: Lễ Thánh Tâm Chúa nhấn mạnh đến tình yêu bao la dịu ngọt của Thiên Chúa: “Thánh Tâm đã thương yêu loài người quá bội”.  Người luôn luôn ao ước tìm kiếm những con chiên lạc và đưa chúng trở về đàn chiên của Người.

Thiên Chúa đang tích cực tìm kiếm những người, vì một lý do nào đó đang bị tách ra khỏi đàn chiên của Người và vui mừng đón nhận họ trở về. Hôm nay mời bạn hãy suy ngẫm về tình yêu ngọn ngào và êm dịu mà Chúa dành cho bạn. Ngài đang chờ bạn và mở rộng vòng tay để ôm chặt lấy con người tầm thường yếu đuối mỏng dòn của bạn đó. Hãy đến với Ngài đi!

LẮNG NGHE: Đời nọ tới đời kia, Thánh Tâm CHÚA vẫn hằng nuôi dưỡng ý định cứu dân Người khỏi tay thần chết và nuôi sống trong buổi cơ hàn. (Tv 33:11,19)

CẦU NGUYỆN: Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, nguồn êm ái dịu dàng, con thành tâm xin lỗi Ngài vì con đã thường xuyên quên Ngài, xin giúp con nhận biết Chúa và nhận biết chính con, nhờ đó con có thể yêu mến Ngài trọn vẹn. Xin tha thứ cho những thiếu sót của con.

THỰC HÀNH: Làm một hy sinh nho nhỏ để cầu nguyện cho người tội lỗi trở về với Chúa. 

From: Do Dzung

************************

Chờ Con Chúa Nhé Karaoke