LỄ THĂNG THIÊN

  LỄ THĂNG THIÊN

 Tác giả:  Nhà Văn Hương Vĩnh

“Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỉ và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.” (Lc 24, 50-53)

* * * * *

Chúa Giêsu Thăng Thiên là một biến cố mà các Tông Đồ không bao giờ quên được. Họ sẽ không bao giờ gặp lại Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt. Đó là lúc giã biệt. Lời nói giã biệt cuối cùng bao giờ cũng đau đớn nhất. Cứ theo bản tính con người mà nói, có lẽ họ đã trở về lại kinh thành Giêrusalem với một tâm trạng sầu muộn. Nhưng thay vì trở lại kinh thành, than khóc buồn bã, thật ra họ rất vui mừng, như Thánh Luca đã viết trên đây. Một điều đầy ý nghĩa đã xảy ra nơi đỉnh đồi nhìn xuống kinh thành tráng lệ đã biến đổi họ từ trạng thái sa sút tinh thần đến một tình trạng mừng vui.

Cuộc sống đáng sống

Một thiếu nữ sau khi sinh bé gái đầu lòng đã cho biết chị rất ngạc nhiên đến sững sờ khi nhận thấy chị có thể yêu thương con chị một cách đậm đà đến thế. Chị ở bên cạnh con, lòng tràn đầy niềm vui. Sự sinh đẻ đã biến đổi con người của chị. Kinh nghiệm thật đáng giá, đầy ý nghĩa.

Giống như khi chúng ta ngắm nhìn vũ trụ bao la với muôn vàn vì sao lấp lánh khiến chúng ta phải thốt lên: “Ôi lạy Chúa! Thật tuyệt diệu biết bao!” Và dĩ nhiên Thiên Chúa rất hài lòng khi nghe chúng ta xưng tụng kỳ công tuyệt hảo của Ngài. Đó là chúng ta nói theo ngôn ngữ loài người. Thiên Chúa rất ngạc nhiên khi thấy ai đó ở nơi chân trời xa lạ đã tán thưởng kỳ công do bàn tay Ngài tạo dựng. Rồi Thiên Chúa thấy chúng ta đến với Ngài và la lên: “Thật tuyệt diệu!” Và Thiên Chúa cảm thấy thích thú vì chúng ta đã mở mắt ra để chiêm ngắm những kỳ quan của Ngài.

Đó là kinh nghiệm mà các Tông Đồ đã trải qua trong ngày Thăng Thiên của Chúa. Họ đã bừng sáng mắt ra khi chiêm ngắm sự hiện diện của Chúa. Điều này cắt nghĩa tại sao họ đã trở lại Giêrusalem mà hồn còn ở trên mây. Và “Linh đạo” có nghĩa là tỉnh thức đối với những thực tại cao cả đang bao quanh chúng ta.

Sống là thay đổi

Gerard Manley Hopkins là một thi sĩ người Ái-Nhĩ-Lan. Hồi còn trẻ, ông là một giáo sư dạy học tại một học đường của các cha dòng Tên ở Wales. Ngày kia ông đang trên đường trở về nhà ở trong cư xá dòng Tên. Lúc bấy giờ là mùa thu. Hopkins đang ở trong một trạng thái rầu rĩ vì mùa hè đã qua, mùa đông sắp tới và thời tiết bắt đầu đổi thay. Nếu ai đã trải qua mùa đông ở Wales thì sẽ rõ tại sao thi sĩ bị sa sút tinh thần. Tại đây rất nhiều ngày chỉ thỉnh thoảng sương mù hơi mỏng một chút, nhưng phần nhiều trong ngày là một màn sương dày đặc ẩm ướt bao trùm và nhìn đâu đâu cũng chỉ thấy mờ mịt.

Đang khi ông trên đường trở về nhà, bất chợt Hopkins tự nói với mình: “Hãy thư thả một chút. Mùa hè không còn đây nữa. Hè đã qua rồi. Mùa đông chưa có ở đây. Mùa đông chưa đến. Vậy thì mùa gì đây? Đó là mùa thu, mùa của lá rụng và cũng là mùa gặt hái hoa quả. Hãy mở mắt ra mà xem. Xem vẻ đẹp của hoa lá. Xem mây trôi lơ lững trên nền trời. Hãy thưởng thức gió mát từ bờ biển Ái-Nhĩ-Lan thổi vào. Đừng bận tâm về điều gì không còn ở nơi đây nữa. Đừng bận tâm về điều gì chưa xảy tới nơi đây. Hãy ngắm xem cái gì đang xảy ra bây giờ đây. Hãy trân trọng giây phút hiện tại. Hãy trân trọng vẻ đẹp rạng rỡ đang phô bày trước mắt!”

Điều mà Hopkins đang ngắm nhìn vẫn luôn hiện diện ở đó. Điều thiếu sót là không có ai nhìn ngắm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ ấy mà thôi. Thiên nhiên không thay đổi. Mùa gặt hoa quả đã không bắt đầu ngay lúc đó. Lá cây cũng không đổi màu vào giây phút ấy. Vậy cái gì đã thay đổi? Chính Hopkins đã thay đổi và vì thi sĩ đã thay đổi nên ông lần bước trở về nhà mà tâm hồn ông đã biến đổi theo mùa xuân đang dò dẫm theo những bước chân âm thầm của ông, với nụ cười tươi nở trên khuôn mặt và một bài hoan ca sảng khoái ở trong tâm hồn mà giờ đây đang trỗi dậy khi ông đối diện với vẻ đẹp thần tiên của một buổi chiều vào thu ở xứ Wales đầy trìu mến.

Trở nên hoàn thiện là năng thay đổi

Vào ngày Thăng Thiên, Chúa Giêsu không thay đổi. Ngài cũng vẫn là một Chúa Giêsu. Dĩ nhiên Ngài đã trở về với Chúa Cha. Ở một giai tầng nào đó, Chúa không còn ở với các tông đồ nữa, nhưng ở một giai tầng cao hơn, Chúa vẫn ở với họ một cách nào đó mà trước kia họ không bao giờ chứng nghiệm được.

Vậy thì ai đã thay đổi? Chính các Tông Đồ đã thay đổi. Đó là điều bất chợt đã chiếu toả trên họ, ở trên đỉnh đồi đó, điều mà Chúa đã hứa hẹn là sẽ ở với họ luôn mãi. Sự kinh ngạc về điều đó đã thay đổi họ. Họ đã được biến đổi. Vì vậy tại sao họ đã trở về lại kinh thành Giêrusalem, không phải với những dòng lệ tuôn tràn trong đôi mắt mà với một bài hoan ca ở trong con tim. Giờ đây họ đã có một nhãn quan mới mang lại nhiều nghị lực cho họ và làm cho cuộc đời của họ mang nhiều ý nghĩa. Đó là nhãn quan về Chúa Phục Sinh sẽ ở với họ luôn mãi và họ sát cánh bên nhau trong niềm hoan lạc.

Tại sao chúng ta ngày nay mừng kỷ niệm mầu nhiệm cao cả về biến cố Thăng Thiên? Chúng ta không chủ ý tụ họp lại cho đông đảo, để nêu gương tốt cho con em, hoặc để làm vui lòng người lớn. Chúng ta hội nhau lại để mở mắt ra như Hopkins đã làm, vào một ngày mùa thu ảm đạm ở xứ Wales và chiêm ngưỡng sự vinh quang của Chúa trong giây phút hiện tại để rồi thốt lên: “Lạy Chúa là Thiên Chúa, Chúa cao cả biết bao!”

Thiên Chúa luôn ở với chúng ta. Điều thiếu sót là chúng ta chưa nhận ra Ngài. Thăng Thiên làm cho chúng ta có khả năng rời khỏi nơi gọi là Núi của Chúa để trở về nhà chúng ta với lòng mừng vui. Một thứ mừng vui làm cho chúng ta muốn biết điều gì sẽ xảy ra? Điều gì đã đến với chúng ta? Điều gì đã vượt lên trên chúng ta? Các Tông Đồ đã cảm nghiệm một sự khác biệt. Một đức tin mà không có gì khác biệt thì không còn là một đức tin nữa. Một người thấy đường đi thì sẽ bước đi khác với một người mù mắt.

Đức Hồng Y Newman có lần đã nói: “Sống là thay đổi. Trở nên hoàn hảo là năng thay đổi.” Chúng ta thay đổi hay không thay đổi? Đó là vấn đề! Những ai thay đổi và năng thay đổi là những người sống thật. Những ai không thay đổi và giữ nguyên cách sống của họ là những kẻ chỉ sống mà không sống thật. Sự lựa chọn trước mắt là ở giữa sự sống và sống thật.

Mỏm nhô của tảng băng trôi

Sự Thăng Thiên của Chúa Giêsu là mầu nhiệm của đức tin. Chúng ta phải là những con người có niềm tin mới đi vào mầu nhiệm này được. Câu chuyện về Thăng Thiên chẳng khác nào một tảng băng trôi. Bảy phần tám của tảng băng chìm dưới mặt nước. Chỉ mỏm tảng băng – tức một phần tám – mới nhô lên trên mặt biển. Sự ngạc nhiên thích thú là điều gì cơ bản thì không thấy được.

Ở trên đỉnh đồi trông xuống kinh thành Giêrusalem, các tông đồ chỉ thấy một phần tám của mầu nhiệm Thăng Thiên. Phần còn lại được che giấu. Họ biết câu chuyện về Chúa Giêsu chưa kết thúc. Chương cuối chưa viết xong. Phần hấp dẫn nhất còn đang diễn tiến, nhưng họ đã có đủ dữ kiện để tiến tới. Một phần tám của mầu nhiệm Thăng Thiên cũng đủ để đưa họ xuống núi, trở lại kinh thành Giêrusalem và sau đó sẽ vượt ra khỏi biên giới của Giêrusalem để tiến qua biên vực đang chia cắt Giêrusalem với thế giới bên ngoài.

Ý nghĩa của mầu nhiệm

Thăng Thiên là một mầu nhiệm sáng chói. Không có bảy phần tám kia thì sẽ không có mầu nhiệm. Cuộc sống chỉ viết bằng văn xuôi, chứ không phải bằng văn vần. Cuộc sống được xây cất trên gạch ngói và vôi hồ, chỉ là trần tục, bình thản và vô vị. Không có bảy phần tám kia thì sẽ không có câu chuyện về Chúa Giêsu, không có Kitô giáo, không có biến cố Thăng Thiên. Cũng sẽ không có đời sống linh thiêng, không có bí tích, không có Thánh Thể, không có Thánh lễ Chúa nhật.

Jeanne Guyon đã viết: “Nếu biết tìm ra đáp số cho vấn nạn cuộc sống là điều tuyệt đối cần thiết cho bạn, vậy thì bạn hãy quên đi hành trình của mình. Bạn sẽ không bao giờ thực hiện được hành trình đó, bởi vì đó là một hành trình vô định, hành trình của những vấn nạn không có đáp số, hành trình của những bí ẩn, của những điều không thể hiểu nổi và nhất là của những sự bất công.”

Chúng ta được sinh ra và sống cho Thiên Chúa vô biên. Ở trên trần thế này, không thể có bản nhạc giao hưởng trọn vẹn như thế được. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta cho sự vinh quang của Ngài, để được chiêm ngắm Ngài “mặt giáp mặt”. Giờ đây, chúng ta chỉ thấy Ngài một cách lờ mờ, khiếm khuyết. Nhưng rồi đây, chúng ta sẽ xem thấy Ngài một cách tuyệt hảo như Ngài hiện có và nỗi mừng vui của chúng ta sẽ được trọn vẹn.

Trong khi chờ đợi, Thăng Thiên mang lại cho chúng ta một viễn tượng mới để nhận thấy rằng đời sống cá nhân chúng ta đang góp phần một cách nào đó vào một câu chuyện lớn lao hơn. Một câu chuyện lớn hơn là chính cuộc sống chúng ta và một câu chuyện kỳ diệu hơn bất cứ điều gì hết mà chúng ta sẽ chưa lúc nào thấy hết hay biết hết ở trong cuộc sống này.

NGUỒN

Trích Bài suy niệm 33, Dịch Phẩm “ĐỒNG HÀNH VỚI CHÚA” – Chuyển ngữ: Hương Vĩnh.
Nguyên Tác “IN STEP WITH GOD” – Tác giả: Lm Vincent Travers, OP.

Tác giả:  Nhà Văn Hương Vĩnh

hát khúc ca yêu đời cho người vui.

 Chuyện phiếm đọc trong tuần sau lễ Chúa Về Trời 08-5-2016 

“Cầm tay ta hát,

hát khúc ca yêu đời cho người vui.”
Với tình ta chan chứa,

bao la trong bước đi trên đường đời.”

(Văn Phụng – Vui đời Nghệ Sĩ)

(Thư 1 Tim 2: 7-12)

 Trần Ngọc Mười Hai

Nay hướng về, buổi diễn-trình kỷ-niệm 10 năm “Hát Cho Nhau” ở Sydney vào giữa năm 2016, hát sĩ họ Vũ vui vẻ hát các câu ca/điệu nhạc rất “Vui đời nghệ sĩ”, ai cũng thấy có cái gì đó đã và đang reo vui trong lòng người rất nghệ-sĩ, lại khiến người nghe nhung-nhớ rất nhiều điều. Có một điều, khiến bần đạo nhớ nhiều nhất, lại cũng là câu nói hoặc ca-từ này/khác, có thể làm người hát và người nghe “Vui Đời Nghệ Sĩ”, hoặc “đau đớn can tràng”, đến suốt đời.

Nhớ nhiều hơn cả, lại là ca-từ thân-thương được bạn đạo hát thêm, như sau:

 “Ơ kia! chàng thi sĩ

đang miên man đi tìm bao vần thơ.
Ơ kìa! nàng ca sĩ

đang say sưa cung đàn cho đời mơ.
Tính tính tang tang tình

lời thơ và ý nhạc
Thắm thiết gieo cho người

một ý niệm yêu đời
Còn chi vui hơn đời nghệ sĩ chúng ta?
Nguồn vui phơi phới

trên đôi môi xinh hồng bên ngàn hoa.
Chứ dù mưa hay nắng

ta vui ca bên nhau bao lời thơ.”

(Văn Phụng – bđd)

Vâng. Đúng thế. “Dù mưa hay nắng, ta vui ca bên nhau bao lời thơ” để nhớ mà sống cho vui đời.

Vâng. Cứ “vui ca lên nào anh em ơi”! Ca cho nhiều, dù mưa hay nắng, rồi ra chắc chắn lời ca của ta cũng sẽ thành thơ/thành nhạc, rất vui đời.

Vâng. Đúng thế và sẽ còn đúng hơn thế nữa, nếu lời giảng/sẻ chia ở nhà thờ không còn những câu hỏi “chĩa xuống” bạn đạo là người nghe ở ghế dưới có những câu hỏi rất khó trả lời. Bởi, giảng-giải lời Chúa hay còn gọi là “chia sẻ (chứ không phải là “băm xẻ”) Lời Ngài” đâu là lời hỏi han hoặc hỏi/đáp tự bao giờ mà sao bạn trẻ đấng “lờ-mờ” (lm) lại cứ hỏi thay vì giảng!

Cứ hỏi han hoặc hỏi/đáp mãi, khiến bần đạo lại nhớ câu chuyện tiếu-lâm chay, từng giúp bần đạo từ nay chỉ dám mở miệng có chừng mực, như sau:

“Có ông khách nọ tới hàng bán chim chóc, tức những chim không chọc và thú nuôi trong nhà. Bà bán chim ra tiếp bèn quảng cáo hết lời rằng: chim bà nói được nhiều thứ tiếng, rất trôi chảy.

Ông khách thấy hay hay, bèn hỏi một con chim rất đẹp bằng tiếng Pháp:

-Comment allez-vous?”

Chim trả lời ngay lập tức:

-C,a va bien, merci.”

Ông khách lại hỏi tiếp bằng tiếng nước khác:

-How are you?

Chim đẹp lại đáp gọn:

-I’m fine, thank you.

Ông khách quay sang hỏi tiếng Tây Ban Nha của người Mễ:

-Como estas?

Không chút do dự, Chim ta trả lời liền:

-Muy bien.

Ông khách thấy vậy bèn hỏi thử bằng tiếng Việt:

-Mày khoẻ không?

Chim ta trả lời nhiều quá, thấy mệt bèn lên tiếng:

-Ấy ấy! Ông hỏi gì mà lắm thế, chim đây biết đâu mà trả lời trả vốn chứ!”

Ấy đấy! Thực tế cuộc đời người, có nhiều thứ/nhiều sự do từ cái miệng của con người cứ hay hỏi-han và/hoặc thích hỏi/đáp ngoài nhà thờ, khiến cho người và mình không mấy vui như ca-từ nhạc-bản “Vui đời nghệ-sĩ” đến như thế!

Đấy kìa! Thực-tại đời đi Đạo và sống Đạo trong đời, cũng có nhiều sự/việc không mấy dễ hiểu và dễ chịu như nhiều người tưởng hoặc nghĩ. Nghĩ hoặc tưởng, nhiều lúc không đúng sự thật. Trong Đạo-vào-đời, có nhiều sự/việc xảy ra ở đây đó, mới đây thôi như :

“Nhật-báo The Guardian ở Anh, mới đây có tường-trình về sự-việc xảy ra ở Bàn Quỳ Nhà Thờ, bằng một khảo-sát/nghiên-cứu về “lòng sốt-sắng giữ đạo” ở nhiều nơi trên thế-giới (khoảng 84 nước) và gửi các tôn-giáo khác nhau, cả về giới-tính.

 Theo tường-trình này, vấn-đề “Cách-biệt Giới-tính trong Tôn-giáo”, thì: hầu hết nữ-giới lại có lòng sốt-sắng/đạo-đức nhiều hơn phái nam. Có đến 83.4% nữ-giới trên khắp thế-giới được định-danh là thuộc nhóm/phái có lòng tin, trong khi đó thì phái nam chỉ có mỗi 79/9% như thế mà thôi…

 Về chuyện những người được liệt chung vào cùng nhóm/phái có tín-ngưỡng và đến nơi thờ-phượng sinh-hoạt đạo-giáo, thì nữ-giới Đạo Chúa đến nhà thờ đông hơn nam-nhân. Tuy nhiên, với người Hồi-giáo và Do-thái-giáo chính-tông, thì phái nam đến hội-đường hoặc đền-thờ nhiều hơn nữ-giới do luật đạo phán/bảo như thế. Về cầu nguyện, thì nữ-giới cũng làm thế mỗi ngày ít là một lần nhiều hơn nam-nhân.

 Trong số 84 quốc-gia nhận được khảo-sát, chỉ có nước Israel có tỷ-lệ nam-nhân mỗi ngày cầu nguyện nhiều hơn nữ-giới. Khảo-sát trên cho biết: ở Mỹ, có 64% nữ-giới và 47% nam-nhân bảo rằng họ đọc kinh cầu nguyện mỗi ngày. Trong khi tại Pháp, con số tương đương chỉ tính được là 15% nữ-giới và 9% nam-nhân làm được thế…” (Xem Marcus Roberts, Women are more religiously devout than men, MercatorNet 05/4/2016)

Xét việc xảy ra trong đời đi Đạo mà lại tỏ-lộ như thế không biết có đúng thật hay không? Thật ra thì, có thật hay không, điều đó cũng khó biết. Phần đông mọi người chỉ biết một điều, là: khi xưa làm người đi Đạo, thật không dễ. Chí ít là làm thân nữ-phụ mà lại muốn giữ Đạo cho tốt/lành, chắc cũng phải nhớ lời dặn-dò của đấng thánh mọi thời là Phaolô, từng chỉ thị như sau:

“Vậy tôi muốn rằng

người đàn ông hãy cầu nguyện ở bất cứ nơi nào,

tay giơ lên trời, tâm hồn thánh thiện,

không giận hờn, không xung khắc.
Cũng thế,

tôi muốn người đàn bà phải ăn mặc đoan trang,

đồ trang điểm phải kín đáo, giản dị:

không phải là những kiểu tóc cầu kỳ,

vàng bạc, ngọc trai hay quần áo đắt tiền,

nhưng là những việc lành;

như thế mới thích hợp

với những người đàn bà xưng mình có lòng đạo đức.

Khi nghe lời dạy dỗ,

đàn bà phải thinh lặng và hết lòng phục tùng.

Tôi không cho phép đàn bà giảng dạy,

hay thống trị đàn ông,

trái lại họ phải thinh lặng…”

(1 Tim 2: 7-12)

Đành rằng, muốn giữ Đạo Chúa rất Công-giáo, thì phải như thế. Thế nhưng, đó là chuyện thời xa xưa. Chứ, thời nay mà bàn-bạc hoặc bàn-luận như thế, bọn trẻ nghe thấy chắc khó tin, hoặc khó hiểu. Bởi, giới trẻ bây giờ (ít ra là ở ngpoại-quốc) đâu có “huởn” để đặt những vấn-đề lỉnh-kỉnh như thế mà làm gì!

Đám “trẻ-người-non-dạ” ngày nay, vẫn thường đặt nặng những chuyện gì đó “ra tiền” hoặc “có lợi” về vật-chất, sức khoẻ thôi. Trẻ-người-non-dạ rất nhiều đám, hôm nay chỉ đề ra các vấn-đề đại-loại muốn vấn-nạn bà con đi Đạo bằng những hỏi-han hoặc hỏi/đáp như thể bảo, rằng:

“Lại có vấn-đề lịch-sử Giáo-hội chuyên kình-chống người Do-thái-giáo để cứ thế mà khai-thác nhiều thứ mình muốn làm. Đướng-lối sống rất báng-bổ này, vẫn cứ tồn tại ở Trung Đông và nhiều nơi trên thế-giới, suốt nhiều thời. Và, nay thì những người như thế trong Giáo-hội nhiều nơi vẫn sử-dụng Kinh Sách cách đều đều theo xu-hướng củng-cố chuyện báng-bổ… 

Thêm vào vấn-đề Đồng-tính luyến-ái và kình-chống người Do-thái-giáo, lại có cả chuyện nữ-giới bị đối-xử chèn-ép, rất không đẹp trong lịch-sử Giáo-Hội được gọi là thánh. Hiện có hai Giáo-hội Đạo Chúa lớn nhất thế-giới, là: Đạo Công-giáo La Mã và truyền-thống Chính-thống-giáo liên-tục chối-bỏ việc truyền-chức linh-mục cho nữ-giới.

 Và nhiều giáo-hội Thệ-phản thủ-cựu, cũng tiếp-tục tranh-cãi nhau về điều mà họ gọi là “Tư-cách Thủ-trưởng”, có ý nói: với tư-cách là phái yếu, nữ-giới sẽ không bao giờ có quyền-hành gì trên nam-nhân, hết…

 Tính-chất tiêu-cực đáng sợ ấy lại đã tấn-kích mọi chương-trình kế-hoạch-hoá gia-đình để rồi kéo theo sau tác-động tai-hại lên môi-sinh đặc biệt là vấn-đề nạn nhân-mãn, tất cả đều có gốc-nguồn từ quyền-uy của Kinh Sách ngõ hầu tạo tính-chất tiêu-cực lên niềm tin của người đi Đạo. 

Tiếng nói của Kitô-hữu trong thế-giới ta sống vẫn tiếp-tục sử-dụng ngôn-ngữ khác nhau để bộc-lộ không gì khác ngoài tính kiêu-căng/tự-mãn đối với đạo khác để rồi coi tín-đồ của bất cứ đạo nào khác với mình là đối-tượng rất xứng-hợp không phải để đối-thoại mà để chiêu-dụ họ quay trở về với Đạo mình.

 Động-thái này thường được củng-cố bằng việc trích-dẫn các lý lẽ rút từ Kinh Sách để bảo rằng truyền-thống đặc-trưng trong đạo mình sở-đắc tính chắc-chắn rút từ Thiên-Chúa-là-Sự-thật mà chỉ nhìn thoáng lúc ban đầu đã thấy đó là niềm tin mù-quáng, về sau chắc chắn trở thành động cơ thúc-đẩy một bách-hại tôn-giáo.

 Đó là những gì mà tôi mạo-muội gọi tên là “Các Bản-văn rất Đáng sợ ở Kinh Sách”, nhưng sau đổi lại thành “Các Lỗi Phạm của Thánh Kinh”…  (X. TGm John Shelby Spong, The Sins of Scripture, HarperCollinsPublishers 2005, tr. ix-xvi)

Trong đời người, nhiều lúc thấy cái miệng làm hại cái thân của ta và của người, khiến ta và người điêu đứng/tức bực, chỉ vì câu nào đó, giống hệt truyện kể ở bên dưới để minh-hoạ, như sau:

“Ngày nọ, tôi đi qua một cửa hàng mua sắm, người không đông lắm, có một nhóm người tập trung ở quầy tính tiền. Tôi tiến về phía trước, nhìn thấy một cô gái trẻ ăn mặc chỉnh tề đứng đầu tiên, cô gái quét thẻ nhiều lần, thế nhưng chiếc máy dường như lần nào cũng “cự tuyệt” cô gái. 

Có vẻ như đó là một thẻ phúc lợi”, người đàn ông phía sau tôi lẩm bẩm: “Trẻ, khỏe mạnh như thế, mà lại dựa vào phúc lợi để sống, tại sao không như người trẻ khác tìm việc làm đi?”

 Cô gái trẻ quay đầu lại theo tiếng nói, ánh mắt cô như muốn tìm xem đó là ai. “Đúng, chính là tôi nói đó”, người đàn ông phía sau tôi chỉ tay vào chính mình.

 Cô gái trẻ đỏ bừng mặt, nước mắt cứ thể chảy xuống, cô ném cái thẻ đi, rồi chạy nhanh ra khỏi cửa hàng, và rất nhanh chóng biến mất trong cái nhìn soi mói của mọi người. Vài phút sau, một thanh niên bước vào cửa hàng, cậu đi vào cửa hàng hỏi cô thu ngân rằng có biết cô gái kia đâu không, thu ngân cửa hàng nói rằng cô ấy đã quăng thẻ rồi chạy đi rồi. 

-Tôi là bạn của cô ấy, đã xảy ra chuyện gì vậy ạ?”, cậu thanh niên lo lắng hỏi. Người đàn ông phía sau tôi nói: “Tôi không may nói ra những lời ngủ xuẩn, mỉa mai cô ấy dùng thẻ phúc lợi, đáng lẽ tôi không nên nói ra, thật xin lỗi!”

 -Ôi, hỏng bét rồi. Hoàn cảnh cô ấy rất đáng thương, anh trai cô đã bị giết chết ở Afghanistan hai năm trước, để lại đằng sau ba đứa em. Cô ấy chỉ 21 tuổi mà phải lo cuộc sống cho 3 đứa em. Thật không ngờ, hôm nay lại xảy ra việc thế này”, người thanh niên lo lắng không yên.

 -Đây là những món hàng cô bé kia mua sao?”, người đàn ông phía sau tôi hỏi thu ngân.

-Đúng ạ, nhưng tiếc là thẻ của cô ấy không sử dụng được”, thu ngân nói.

 Trong cửa hàng bỗng nhiên trở nên im lặng.

-Cậu chắc chắn biết cô gái đó ở đâu chứ?”, người đàn ông hỏi cậu thanh niên trẻ, rồi ông chen lên phía trước, lấy ra thẻ tín dụng của mình đưa cho thu ngân: “Lấy thẻ của tôi tính tiền đi”.

 Thu-ngân-viên nhận thẻ và bắt đầu tính tiền những mặt hàng cô gái đã mua.

-Đợi một chút”, người đàn ông quay người lấy một hộp sữa bò bỏ vào trong túi đồ của cô gái.

-Chúng ta nên giúp đỡ ba đứa bé kia nhiều hơn một chút chứ”, một người phụ nữ đi tới, đem một con gà bỏ vào túi của cô gái, sau đó mọi người lặng lẽ lấy đồ của mình bỏ vào túi đồ của cô gái.

-Chú, cảm ơn chú! Chú là một người tốt, chàng thanh niên nói.

 Dù cho chính mắt bạn nhìn thấy, nhưng có lẽ chân tướng sự việc có thể không phải là như vậy. Như lời một triết gia người Hy Lạp từng nói: “Mỹ đức lớn nhất mà nhân loại cần phải học chính là khống chế được cái miệng của chính mình”.

 Lan man một luận-phiếm lai-rai/dài dài, thì như thế. Như thế, tức: chỉ tản-mạn hoặc mạn-đàm “lấy lệ” chứ không nhằm mục-đích thuyết-phục ai cả, đó là ý chính hôm nay bần đạo đây muốn bày-tỏ để bà con mình thông cảm.

Thông-cảm rồi, ta sẽ “cứ thế” mà mạn đàm thêm dăm ba phút nữa với những chuyện phiếm/tiếu-lâm chay/mặn cho qua ngày đoạn tháng, rất thường tình. Rào trước đón sau thế rồi, nay mời bạn/mời tôi, ta đi vào vùng trời truyện kể “vui đời nghệ-sĩ” với những đoản-khúc lăng-nhăng, ngăn-ngắn rất làm vì như sau:

“Một ông béo phì, không có thì giờ thể dục, bèn đi bác sĩ khám xin thuốc giảm cân. Bác sĩ cho lọ thuốc màu hồng, dặn uống mỗi tối trước khi đi ngủ.


Uống thuốc đều đặn mỗi đêm, cứ đi ngủ là ông lại mơ thấy lạc vô hoang đảo, trên đảo có bầy tiên nữ không mặc đồ, ông bèn rượt bắt, nhưng chẳng bao giờ bắt được. Cứ rượt bắt lòng vòng trên đảo như vậy suốt đêm đến sáng. Thức dậy hai chân mỏi nhừ, mồ hôi vã ra, thở hổn hển. Đêm nào cũng rượt bắt, cũng mỏi nhừ. Ba tháng sau sút cả chục ký.

 Ông bạn thân nghe mách vậy cũng tới ông bác sĩ đó khám, xin thuốc để làm ốm bớt. Bác sĩ cho lọ thuốc màu xám, dặn uống mỗi tối. Uống thuốc đều đặn, đêm nào ông này lại cũng mơ thấy lạc vô hoang đảo, trên đảo có đám thổ dân ăn thịt người. Bị thổ dân rượt, ông chạy trối chết, suýt bị tóm trúng mấy lần, nhưng rồi lại thoát. Cứ chạy trốn quýnh quáng lòng vòng trên đảo suốt đêm đến sáng.

 Thức dậy hai chân mỏi nhừ, mồ hôi vã ra, thở hổn hển. Đêm nào cũng chạy trốn, cũng mỏi nhừ. Ba tháng sau sút cả chục ký. Nhưng ông này bực lắm, đi bác sĩ khiếu nại:

 -Tại sao bạn tui cũng khám chỗ bác sĩ thì lại có giấc mơ đẹp, còn giấc mơ của tui hãi quá. Chưa kể thỉnh thoảng còn suýt bị thổ dân tóm được nữa chứ, có bực không nào! Bác sĩ thủng thỉnh đưa giấy tờ ra giải thích:

-Bạn anh khám trả tiền mặt, còn anh thì xài thẻ “Medicare” hoặc “MediAid”, sao bì được!” (Trích truyện kể chuyển trên mạng rất mỗi ngày)

Kể thế rồi, nay lại muốn mời tôi và mời bạn, ta “cứ thế” cất cao bài hát “Vui Đời Nghệ Sĩ” của nghệ-nhân âm-nhạc rất Văn Phụng có những ca-từ đầy thúc-giục làm kết-đoạn mà về nhà, như sau:

“Cầm tay ta hát,

hát khúc ca yêu đời cho người vui.
Với tình ta chan chứa,

bao la trong bước đi trên đường đời.

Ơ kìa! chàng thi sĩ

đang miên man đi tìm bao vần thơ.
Ơ kìa! nàng ca sĩ

đang say sưa cung đàn cho đời mơ.
Tính tính tang tang tình lời thơ và ý nhạc,
Thắm thiết gieo cho người một ý niệm yêu đời
Còn chi vui hơn đời nghệ sĩ chúng ta?
Nguồn vui phơi phới

trên đôi môi xinh hồng bên ngàn hoa.
Chứ dù mưa hay nắng

ta vui ca bên nhau bao lời thơ.”

(Văn Phụng – bđd) 

 Trần Ngọc Mười Hai

Cũng có nhiều phút giây

Rất Vui đời Nghệ sĩ

Nhưng không nhiều. 

Đôi lòng cũng ấm như xuân ấm,

 Suy Tư Tin Mừng Lễ Chúa Về Trời năm C 01/5/2016

                                                 Tin Mừng: (Lc 24: 46-53)

Khi ấy Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ và nói:

“Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này. “Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống.”

Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.

      “Mai sáng mai, trời cao rộng quá,”

           Gió căng hơi, và nhạc lên mây.

                                                          Đôi lòng cũng ấm như xuân ấm,

                                                           Chỉ có ao xuân trắng trẻo thay.”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

            Mai Tá lược dịch.

Xuân, nhạc và gió mai sáng mai, toàn những biểu-tưởng diễn-tả biến-cố Chúa về trời. Chúa về trời, đâu nào giống “nhạc lên mây”.

Chúa về trời, là Ngài về với Cha, với Thiên Chúa. Như đã thấy trong phụng vụ thánh lễ, hôm nay. Về trời, thoạt nhìn ta cứ tưởng như có một nghịch lý nào đó, về thời gian, giữa sách Công vụ và Tin Mừng của cùng một tác giả, là thánh Luca. Tin Mừng, nay thuật lại biến cố xảy đến với các tông đồ tại phòng họp, ở trên cao.

Sự kiện này xảy đến, chỉ khi hai môn đệ đi Emmaus về đến. Đó là Chủ nhật Chúa Sống lại, khi môn đệ tập họp ở Bêthania, một làng nhỏ ngoài Yêrusalem. Cũng từ giây phút này, Chúa được cất nhắc về trời. Phải chăng, như vậy là, việc Chúa Thăng Thiên xảy đến vào Chủ nhật, ngày Chúa Sống lại ư?

Mặt khác, điều mà thánh sử Luca mô tả ở sách Công Vụ, là sự kiện Đức Giêsu tỏ lộ cho thấy: Ngài vẫn hoạt động như người Thầy Chí Thánh ở giữa các tông đồ, sau khổ nạn. Theo Kinh thánh, suốt 40 ngày ròng, Đức Chúa tiếp tục hiện diện ở với các tông đồ, là để rao giảng về Nước Trời.

Và, cũng theo Kinh Sách, sáu tuần lễ sau ngày Ngài Sống Lại, Chúa mới về cùng Cha. Như thế, có vấn nạn hỏi rằng: trình thuật nào mới thực chính xác?

Ở đây, có lẽ ta cũng nên qui chiếu về mầu nhiệm thăng thiên về với Cha qua sự kiện diễn ra trong ngày Thứ Sáu Thánh, Chúa chịu nạn. Tin Mừng hôm ấy, Cha có nói:”Thầy sẽ được cất nhắc lên cao, và Thầy sẽ đem theo mọi thứ, theo với Thầy.”

Cụm từ “cất nhắc lên cao” ở đây, có thể hiểu cùng một kiểu như “cất nhắc lên” thập tự. Hoặc, “nâng nhấc” về với cuộc sống mới  với vinh quang của Cha. Bởi lẽ, cũng từ trên cao nơi thập tự ấy, lúc Ngài bỏ mình, Chúa quay về phía kẻ trộm “rày tử tế” và nói với anh: “Hôm nay, anh sẽ cùng Tôi về chốn Thiên cung.” (Lc 23: 43)

Có lẽ, ta cũng chẳng nên bận tâm thắc mắc mà làm gì, về sự khác biệt giữa hai trình thuật, ở Tân Ước. Bởi, sứ điệp quan trọng mà thánh sử Luca muốn gửi đến người đọc, chỉ mỗi là: hãy cẩn thận khi đọc và chú giải các trình thuật trong Kinh thánh, nhất thứ sau ngày Chúa Sống Lại.

Đọc kinh thánh, không nên hiểu từng chữ, rất nghĩa đen. Cũng đừng nên giống các vị cao niên không bỏ được tâm trạng “nệ cổ” khi dạy giáo lý/sách phần, hay vướng mắc. Điều quan trọng, không phải là những gì đã viết trong Sách thánh; mà là: hãy tìm ra ý nghĩa đậm sâu nơi mặc khải Chúa muốn ta biết và hiểu.

Vấn đề hôm nay, là: ta áp dụng thế nào ý niệm của sự kiện “Về với Cha”, cho cuộc sống của chính mình?  Về với Cha, không nên hiểu theo nghĩa rất đen và từng chữ, như bay bổng lâng lâng nơi không gian cao vút ấy.

Bằng không, người người sẽ hỏi: cao cỡ nào? Mấy tầng mây, đây? Thăng thiên về trời, có là vinh thăng chốn thiên đình, ở đâu đó? Ở bên trên vùng trời cao thấp, đất Giêrusalem? Và, thiên đường là ở nơi nào? Sao các phi hành gia tìm mãi, mà không thấy?

Nói tóm lại, toàn bộ Mầu nhiệm Vượt Qua, Thương Khó, Nỗi chết của Đức Kitô mà mầu nhiệm Phục sinh quang vinh, cũng như Thăng Thiên và Hiện Xuống, đều tạo một thực tế ta không thể nào khám phá bằng thời gian và không gian, được. Nhưng, ta chỉ hiểu được các huyền nhiệm ấy bằng niềm tin và thương yêu, mà thôi.

Vào Thứ Sáu Thánh Chúa Chịu Nạn, ta bảo Đức Giê-su thực sự đã chết. Và, vào Lễ Phục Sinh ta còn nói: Ngài vẫn sống đó rất vinh quang, thì Lễ Chúa Về Trời, ta còn phải thêm: Đức Giêsu-Phục-Sinh-hiện-vẫn-sống, Ngài đang ở với Cha, trong vinh hiển. Ở đây cũng thế, nếu không có niềm tin và yêu, ta sẽ chẳng hiểu được sự kiện Thăng Thiên

Ở nhà Đạo hôm nay, người người đều hiểu rằng: Đức Giêsu khi Ngài giã từ con dân đồ đệ ở khắp nơi chấm dứt tình trạng mang nặng hình hài thể xác, thì Ngài kỳ vọng mọi người sẽ thực hiện sứ vụ Ngài giao ban. Sứ vụ ấy, chẳng nặng nhọc gì cho cam. Cũng chỉ là: làm những việc Ngài đã từng làm. Làm cho người em bé bỏng chốn nghèo hèn, cùng khốn. Có thực hiện được sứ vụ như thế, mới thấy và mới hiểu được mầu nhiệm thăng thiên về trời mà Ngài nhất quyết.

Tuy nhiên, điều trước tiên Chúa muốn đồ đệ của Ngài làm, là: hãy về lại với Giêrusalem. Lưu lại ở đó chờ ngày Thánh Thần Chúa hiện đến với mọi người. Ngày đó, là ngày mà mọi người sẽ được thanh tẩy bằng Thần Khí. Ngày, mà dân con đồ đệ của Đức Chúa được giao cho trọng trách thực thi sứ vụ nối tiếp công việc của Chúa, rất cấp bách.

Như Chúa từng khẳng định: vào những ngày như hôm nay, dân con đồ đệ Chúa hiểu biết rất ít về sứ vụ Ngài từng bộc lộ. Và, có làm thế, mới chứng tỏ được niềm tin-yêu, ta có với Ngài. Có lẽ cũng vì lý do đó, mà dân con đồ đệ Ngài khi trước vẫn cứ hỏi: “Thưa Thầy, có phải nay là lúc Thầy khôi phục vương quốc Israel không?

Hỏi như thế, khác nào bảo: ở gần Thầy đến như thế, mà sao các thánh vẫn còn ôm ấp giấc mộng thời ban đầu? Giấc mộng, là ảo vọng về một quốc gia nào đó, rất không tưởng. Trớ trêu thay, câu trả lời vẫn cứ là: đúng đấy. Nhưng, đúng ở đây, vẫn không phải như ý của Chúa, hằng cho biết.

Bởi, sau khi lãnh nhận Thần Khí Chúa, các thánh đều đã trở nên môn đệ mang tính rất “người”. Cũng hăng say không kém. Vẫn quyết tâm khởi sự thực hiện Vương Quốc Nước Trời, không chỉ cho người Do Thái hoặc ở Giêrusalem hay Giuđêa mà thôi.

Nhưng, cả vào thời kết tận của trái đất. Không ràng buộc bằng thời gian hoặc không gian. Còn gì đẹp bằng, tình trạng dân con đồ đệ của Chúa nay thấy được Vương Quốc Nước Trời, đã thể hiện. Ở đây. Bây giờ.

Đó là sứ vụ của mọi người. Những người mang danh Kitô-khác. Tức, những vị đang quyết tâm thực thi điều Chúa dạy, là: dựng xây Nước Trời ở trần gian, bằng việc yêu thương có hy sinh. Yêu và thương, như Thầy đã yêu thương mình.

Chứ không còn đứng đó mà nhìn như ở sách Công vụ: “Đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn về phía người ra đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng cạnh, và nói: Hỡi các bạn người Galilê, sao còn đứng trân trân đó mà nhìn trời? Đức Giê-su đây, Đấng vừa rời các bạn và được cất về với Thiên Chúa là Cha, sẽ lại đến cũng một kiểu như các bạn thấy đó, Ngài ra đi.” (CV 1: 10-11).

Ngài về với Cha, việc còn lại cho ta sẽ chẳng là “đứng đó mà nhìn trời” chiêm ngắm cảnh Ngài ra đi. Nhưng, hãy về với Giêrusalem, tức với thực tế cuộc đời, để thực hiện Lời Ngài căn dặn. Và, khi đã thực hiện Lời rồi, chắc chắn Nước Trời sẽ đến với mọi người. Với dân con đồ đệ của Chúa, nơi nhà Đạo. Và ở cả bên ngoài, nữa.

Lm Richard Leonard sj

            Mai Tá lược dịch.

HIỆP NHẤT TRONG YÊU THƯƠNG

HIỆP NHẤT TRONG YÊU THƯƠNG

Hiep nhat Trong Y T

“Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con để họ nên một như chúng ta… con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17:11-20)

Đã hơn hai ngàn năm rồi, lời nguyện của Thầy Giêsu Chí Thánh vẫn còn vang vọng cho đến ngày hôm nay.  Giêsu ngày xưa đã cầu xin cho các môn đệ và những ai tin vào Ngài được ơn hiệp nhất nên một trong tình yêu.  Nếu đặt mình trong bầu khí của bữa tiệc ly hôm ấy, chắc hẳn chúng ta sẽ hiểu được lòng của Giêsu hơn, hiểu được khao khát của Ngài hơn.  Hiểu được vì sao lúc này lòng Ngài lại hướng trọn về các môn đệ thân yêu và cả chúng ta nữa, dù Ngài đang phải đối diện với bao cam go và thách đố khi chuẩn bị đi vào cuộc thương khó.  Hiệp nhất là một ơn thật cao quý.

Hiệp nhất không phải là làm cho mọi người đều có cùng một quan điểm, một suy nghĩ, và tất cả đều khoác lên mình một bộ đồng phục giống nhau.  Thực tế, chúng ta rất khác biệt nhau.  Dù cùng một màu da, cùng một văn hóa, và cùng một ngôn ngữ; nhưng chúng ta được Chúa dựng nên với những nét độc đáo riêng biệt và với kế hoạch rất riêng Chúa dành cho cho cuộc đời mỗi người.  Khoa học cũng cho thấy rằng khả năng giống hệt nhau giữa những con người được sinh ra chỉ còn là 1 trên 70 vạn tỷ (1/7.1013).  So với khoảng 7 tỉ người trên thế giới hiện nay, khả năng có ai đó giống mình thì rất xa vời.

Hiệp nhất là nên một giữa những khác biệt.  Hiệp nhất như một bức tranh mang nhiều màu sắc khác nhau nhưng vẫn hài hòa với nhau và cùng diễn tả một ý nghĩa hay một chủ đề nào đó, như một bản hòa tấu du dương gồm các nốt nhạc cao thấp, mạnh nhẹ khác nhau chứ không phải là tiếng còi tàu một cung hú lên inh ỏi.  Chúng ta có thể trở nên hiệp nhất nhờ biết mình đều là con cái cái Chúa, đều mang nơi mình hình ảnh của Ngài.  Khi hiệp nhất chúng ta ta được ở trong tình yêu của Giêsu, và cũng là ở trong tình yêu của Chúa Cha.

Tình yêu được nhắc đến như điểm quy chiếu, điểm nối kết tất cả.  Không thể nói đến hiệp nhất nếu không có tình yêu.  Nếu yêu mến và gắn kết với Giêsu một cách thực sự, thì cũng sẽ yêu thương và gắn kết với nhau.  Nhờ tình yêu, cũng sẽ khiêm tốn để cảm thông và chấp nhận nhau.  Cũng sẽ cùng nhau nghĩ đến lợi ích lớn hơn thay vì chỉ loay hoay với những tính toán nhỏ mọn của riêng mình.  Và khi ấy sẽ có hiệp nhất và bình an.  Giêsu là cây nho, chúng ta là cành nho, cành nào không gắn liền với cây thì sẽ bị khô héo và tách rời, hiệp nhất hệ tại cành nho liên kết với cây nho.  Để hiệp nhất cần có một tình yêu rất riêng với Giêsu.  Giêsu phải là trung tâm cho đời sống của mình.

Ước mong nhờ lời cầu nguyện của Giêsu ngày xưa, bạn và tôi cũng nghe thấy một lời mời nào đó cho chính mình, và cũng biết mau mắn đáp lại.  Để rồi chính mình nghiệm thấy niềm vui của sự hiệp nhất và bình an khi được ở trong Chúa là Đấng nhân từ đầy yêu thương.

***************************************

Lạy Chúa Giêsu, trong một thế giới chỉ thích đề cao cái tôi và thích nghĩ đến ích lợi cá nhân.
Xin cho chúng con trở nên đơn sơ và nhỏ bé, biết quên mình nghĩ đến anh em.
Trong một thế giới đầy lừa lọc và gian dối.
Xin cho con dám sống chân thật như Chúa dù phải gặp nhiều thách đố gian truân.
Cuối cùng xin cho chúng con luôn biết chọn Chúa là trên hết và trước hết trong cuộc đời con, để khi gắn kết với Chúa, con được cũng được gắn kết với anh em,
khi hiệp nhất với Chúa, con cũng được hiệp nhất với anh em,
và tất cả chúng con được nên một trong tình yêu như Chúa hằng ước mong.  Amen.
Khánh Duy, S.J

MẪU GƯƠNG LAO CÔNG: GIUSE THỢ

MẪU GƯƠNG LAO CÔNG: GIUSE THỢ

LM Vinh Sơn scj,

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Tay làm hàm nhai.”  Tay lao động mới có của ăn, như ca dao nhấn mạnh: “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ mang phần tới cho.”

Chúng ta có tồn tại được là do sự lao động cần cù, lao động trong tương quan với cuộc sống gắn chặt sâu sắc như được diễn tả: “Lao động là đổ thêm dầu vào cây đèn cuộc sống.”

THANH  GIUSE

Trong Kinh Thánh, Thiên Chúa lao động sáu ngày trong sáng tạo vũ trụ vạn vật, khi Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Người, Thiên Chúa đã muốn tháp nhập lao động vào trong chương trình của Ngài sau khi thiết định vũ trụ: “Thiên Chúa đã đặt họ trong vườn Eđen để họ canh tác và giữ vườn” (St 2, 15).  Con người làm việc hoà hợp với ý muốn của Thiên Chúa, đồng thời phản ánh hành động của Tạo Hoá: đặt lao động vào tay con người với quyền chiếm hữu và cai trị trái đất (x. St 1, 28). Trong ý nghĩa đó, Công Đồng Vatican II dạy: “con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, nên đã nhận mệnh lệnh chinh phục trái đất cùng tất cả những gì chứa đựng trong đó, cai quản vũ trụ trong công bình và thánh thiện, và khi nhận Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài, họ quy hướng chính bản thân mình cũng như vũ trụ về Ngài.  Như thế khi con người chinh phục tất cả thì danh Chúa được tôn vinh khắp địa cầu” (GS, 34).

Thiên Chúa nói với con người “Ngươi phải đổ mồ hôi trán mới có ăn” (St 3, 19).  Kinh thánh nghiêm khắc với người lười biếng không có gì ăn (x.Cn 13, 4) và có nguy cơ chết đói (x. Cn 21, 25), Kinh Thánh chế nhạo kẻ lười biếng: “Kẻ lười biếng lăn trở trên giường khác nào cánh cửa xoay trên bản lề” (Cn 26, 14).  Thánh Phaolô nói trực diện sự sai lầm của những người lười biếng lao động: “Ai không làm việc thì đừng ăn” (2 Th 3, 10).

Con người từ cổ chí kim, luôn coi trọng lao động, bất cứ ở dưới hình thức nào: Lao động chân tay, hay lao động trí óc, giá trị của chúng đều như nhau.  Nếu như lao động chân tay trực tiếp làm ra sản phẩm phục vụ đời sống con người, thì lao động trí óc là nhân tố giúp lao động chân tay có hiệu quả.

Chính vì thế, lao động là thánh thiêng, qua lao động con người được kêu gọi cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa (x. St 1, 26).  Qua lao động chúng ta góp phần cứu rỗi chính mình và thế giới (x. Lc 19, 13).  Ngôi Lời nhập Thể không bao giờ loại trừ lao động ra khỏi cuộc sống “nhập thể” của Người, Ngài lao công trong gia đình thợ mộc tại Nagiarét.  Đồng hương của Người đã không lầm lẫn khi gọi Người là “con bác thợ” (Mt 13, 35), “ông thợ mộc” (Mc 6, 3).  Người đã sống cái “nghiệp” ấy trong 30 năm trời tại Nadarét.  Lao động là cách hằng ngày diễn tả tình yêu trong cuộc sống của Gia đình Nagiarét.  Nghề thợ mộc của Chúa Giêsu học từ cha nuôi Giuse trong những năm tháng ở nhà Nagiaret.  Sách Tin Mừng nói rõ loại công việc mà thánh Giuse làm để nuôi sống gia đình mình: Người là một thợ mộc.

Giọt mồ hôi đổ trên vầng trán

Đôi tay sần chai bởi đục, cưa

Nhọc nhằn hai buổi sớm, trưa

Chu toàn bổn phận nắng mưa chẳng màng… (*)

Giuse người thợ mộc cần cù lao động, âm thầm thinh lặng và làm việc, đã truyền lại cho con Thiên Chúa nhập thể nghề thợ mộc.  Cả hai cha con thợ mộc Giuse và Giêsu đã đưa lại cho lao động một ý nghĩa cao sâu linh thánh.  Sau này khi rao giảng Tin Mửng, Đức Giêsu dạy cho con người chăm chỉ làm việc, Ngài bắt chước Chúa Cha: “Cha Ta làm việc liên lỉ Ta cũng vậy” (Ga: 17).  Trong các dụ ngôn về nước Trời, Đức Giêsu luôn nói về lao động: dụ ngôn người Mục tử (x. Ga: 1-16); người nông dân (x. Mc 12, 1-12) người gieo giống (x. Mc 4, 1-9)… Thánh Phaolô làm nghề may lều, và Ngài tự hào về nghề này, vừa có thể làm tông đồ, vừa có thể phục vụ cho vấn đề mưu sinh: “Ngày đêm chúng tôi làm việc vất vả lam lũ, để không phải phiền toái đến ai trong anh em”(2Tx 3,8).

Giuse là người thợ lao công, người thầy và là người cha, dạy dỗ và đưa Chúa Giesu vào nghề mộc, Đức Giáo Hoàng Piô XII kể từ 1955 đã chọn Thánh Giuse làm bổn mạng của giới cần lao và truyền lễ hàng năm vào ngày Quốc tế Lao Động.  Đức Thánh Cha nói tới ý nghĩa của lễ thánh Giuse thợ: “Chắc hẳn chúng ta phải hân hoan vì Người thợ vô danh ở Nazareth chẳng những là hiện thân cho giá trị lao động tay chân trước mặt Chúa và Giáo hội mà còn là vị Giám hộ mẫn tiệp của mọi người và của các gia đình các bạn lao động nữa”.

Tuy là người lao công bình thường giản dị nhưng thánh Giuse lại là Đấng Bảo Trợ đầy thế giá trước Thiên Chúa, Đức Thánh Cha Piô XII khẳng định về quyền năng của Giuse Đấng bảo trợ cho nhân loại, cách riêng cho giới lao động: “Không có vị Giám hộ nào có đủ khả năng linh nghiệm truyền thông Phúc âm cho đời sống thợ thuyền hơn bằng thánh Giuse thợ.”

Thật thế, chính Ngài là một mẫu gương lao động cho chúng ta sống với công việc mà chúng ta trách nhiệm lao động ở trần thế.  Hơn thế nữa, chính vì thánh nhân là người lao động đã kinh qua trong cuộc sống trần thế, ngài cảm nghiệm được nhu cầu được đỡ nâng của những con người lao công vất vả “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”, vì thế Ngài trở nên Đấng bảo trợ giới lao công.

Chúng ta những người lao động, vất vả với cuộc sống mưu sinh hàng ngày:

Lao động là đường…

đưa tới cõi trường sinh

Hy sinh trót cả đời mình

Mẫu gương Thánh Cả trọn tình hiến dâng (*)

Chúng ta xin thánh Giuse nâng đỡ cầu bầu cùng Thiên Chúa tuôn đổ mọi ân thánh, như thánh Têrêsa Avila khẳng định trong Kinh Khấn Thánh Giuse: “xưa nay không ai kêu cầu cha thánh Giuse mà vô hiệu.  Cha có thần thế trước mặt Đức Chúa Trời đến nỗi người ta có thể nói rằng: “Trên trời, Thánh Giuse truyền lệnh hơn là van xin…”  Cho nên mừng lễ thánh Giuse lao động, chúng ta hãy nhớ lời Đức Thánh Cha Piô XII nhắn nhủ trong ngày lễ thánh Giuse thợ đầu tiên vào ngày 1 tháng năm 1955:

“Nếu các con muốn được gần Chúa Kitô, Cha nhắc nhớ các con hôm nay: Ite ad Joseph – Hãy đến với Giuse” (St 41: 55)

LM Vinh Sơn scj,

Sài Gòn 1/5

(*) thơ của Mặc Trầm Cung

nguon: langthang chieutim

Hành trình của những thao thức + GB. Bùi Tuần

Hành trình của những thao thức + GB. Bùi Tuần

Bài chia sẻ trong dịp

kỷ niệm thụ phong Giám mục

30.4.1975-30.4.2016

BUI TUAN

  1. Tôi tin Thiên Chúa giàu lòng thương xót đang ngự giữa chúng ta.

Với tâm tình tạ ơn, tôi xin chia sẻ đôi chút về tình yêu xót thương Chúa đã dành cho tôi, cách riêng trong suốt cuộc đời Giám mục.

  1. Cuộc đời Giám mục của tôi là hành trình của một ơn gọi.Chúa gọi tôi, mặc dầu tôi tội lỗi. Tôi xin vâng với bao lo sợ, chỉ biết phó thác mà thôi.

Ngay từ giây phút đầu, Chúa đã sai tôi đi với hai thao thức rất mạnh.

Thao thức thứ nhất là làm thế nào để Hội Thánh Chúa được sống và được sống dồi dào sự sống của Chúa, tại Việt Nam đầy sóng gió.

Thao thức thứ hai là làm thế nào để đồng bào của tôi được yêu thương nhau, trong một tình hình có nhiều phân hoá.

  1. Hai thao thức đó đượcđốt lên trong tôi từ ngọn lửa đức tin. Với đức tin, tôi thấy tình hình là rất phức tạp, mà tôi thì quá yếu đuối. Nhận thức ấy đưa tôi đến gần Chúa.
  2. Tôi tin: Phải có ơn Chúa. Chỉ ơn Chúa mới thực thi được ơn gọi. Tôi nhớ lại lời Chúa Giêsu đã phán xưa:“Không có Thầy, chúng con chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Nên, ưu tiên, tôi lo ở lại trong Chúa, như lời Người dạy: “Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con”, “Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho. Các con cũng thế, nếu các con không ở lại trong Thầy” (Ga 15,4).
  3. Ở lại trong Chúa và sống mật thiết gắn bó với Chúa, đó làmột chiều kích nội tâm do Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Trong đời sống nội tâm được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, tôi nhìn thấy khá rõ những hình thức Chúa cứu tôi, nhất là bằng sự Chúa tha thứ. Nhờ đó tôi kết hợp với Đấng Cứu Thế, là Đấng đã dùng sự khiêm nhường mà cứu chuộc nhân loại.
  4. Cũng Chúa Thánh Thần, Đấng đã dẫn đưa tôi trong đời sống nội tâm, lại dẫn đưa tôi vào đời sống hoạt động.Hoạt động của tôi là hiệp thông với mọi việc, mà các Giám mục, các linh mục, các tu sĩ, các giáo dân làm theo nhu cầu mục vụ và truyền giáo.

Nhưng trong mọi hoạt động, Chúa Thánh Thần luôn nhắc bảo tôi là phải rất tỉnh thức, để bất cứ việc lớn nhỏ nào cũng thực sự phải trong sạch về phương diện là chỉ tìm thực thi thánh ý Chúa mà thôi.

  1. Tôi vâng làm theo. Và mỗi lần thấy mình sai, thì tôi lạisám hối trở về với Chúa. Sám hối trở về trong tinh thần phó thác, đó là một việc tôi làm thường xuyên. Bởi vì tôi luôn luôn là kẻ yếu đuối. Chính trong sự được Chúa thứ tha, mà tôi cảm nhận được thấm thía tình Chúa xót thương.
  2. Trong sự sám hối trở về, tôi được Chúa cho thấy ơn Chúa là vô cùng cần thiết cho việc cứu độ.

Khi ban cho tôi ơn nhận biết sự cần thiết của ơn Chúa, Chúa cũng dạy tôi phải cộng tác vào ơn Chúa.

Cộng tác đầu tiên mà tôi cho là rất quan trọng, đó là hiệp thông với Đức Giáo Hoàng với tình con thảo và có trách nhiệm.

Cộng tác vào ơn Chúa còn bằng sự khiêm tốn học hỏi những gì về Chúa. Tôi nghĩ ngay tới Kinh Thánh, các thánh giáo phụ, nền thần học, triết học được Toà Thánh chứng nhận, và những sách đạo đức của những tác giả có uy tín, được Toà Thánh công nhận. Nhờ kho tàng kiến thức đó, tôi luôn thấy mình cần phải bắt đầu lại, nhất là ở sự phải từ bỏ mình.

  1. Cùng với  việc học ở các tác phẩm có uy tín về Chúa, tôi rất vui nhìn ngắm những việc lạ lùng Chúa làm nơi nhiều chứng nhân của Chúa đang sống gần xa ngay trong thời điểm này.
  2. Tôi chú ý cách riêng đến những người ngày đêm gieo hạt giống Nước Trời giữa nơi mình sống.Bằng đời sống đạo đức, họ là men giữa bột (x. Mt 13,33), họ là hạt cải gieo trong ruộng (x. Mt 13,31-32). Âm thầm và nhỏ bé, họ được Chúa gọi là những kẻ mở rộng Nước Trời.
  3. Hơn nữa, thao thức còn đẩy tôi đi sâu vào quần chúng. Ở đó, tôi đã nhận thấy nhiều người ngoại nhưng lại thuộc về Đức Kitô, do sự họ được Chúa Giêsu lôi kéo họ bằng những ơn khác nhau, đúng như lời Người đã phán xưa:“Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12,32).

Với những khám phá như trên, tôi hiểu ơn gọi của tôi phải nhắm vào hy vọng và đợi chờ, chứ không phải vào những thành công trước mắt.

  1. Nếu ơn gọi của tôi đúng là hành trình của những thao thức, thì hôm nay những thao thức vẫn còn đó, nhưng mang những cung điệu mới, hợp với những thay đổi của lịch sử, một lịch sử có những tiến triển mới và cũng có những sa sút mới.
  2. Hôm nay, khi cuộc đời đã được báo động là sắp phải ra đi, tôi lại có thêm một thao thức mới, đó làthao thức đi về với Cha trên trời.

Đi về với Cha trên trời, đối với tôi, là một thao thức ngọt ngào, đòi rất nhiều niềm tin vào tình yêu thương xót Chúa, và cũng rất nhiều niềm tin vào tình yêu bao dung của mọi người.

  1. Để kết, tôi xin phép nói tắt một lời, đó là: Chúa giàu lòng thương xót đã yêu thương tôi quá sức tôi tưởng tượng, quá hơn sự tôi mong ước, nhất là ở sự Chúa luôn cứu tôi, luôn tha thứ cho tôi, luôn ban cho tôi những thao thức Phúc Âm được đốt lên từ đức tin do lòng thương xót Chúa.

Lạy Chúa, con xin phó thác con trong tay Chúa.

Long Xuyên, ngày 30.4.2016

Một làn khói trắng,

 Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ Sáu Phục Sinh năm C 01/5/2016

“Một làn khói trắng,”
“Du đời vào quên lãng
Nâng sầu thành hơi ấm
Hơ dịu tình đau.”

(Vũ Thành An – Bài Không Tên số 7)

(Công Vụ 10: 34-35)

  Trần Ngọc Mười Hai

Không tên hay có tên, vẫn một bài hát ấy, cứ lờ-mờ như làn “khói trắng”, rồi “du đời vào quên lãng” “hơ dịu một tình đau.” Thế đó, là giòng nhạc có tình-tự thi-ca cũng rất cổ. Thi-ca cổ đây, là giòng thơ/âm-nhạc vẫn dìu người hát và người nghe đi vào chốn hồn người có nhịp-điệu nhịp “Slow” êm-ả, tình-tứ, khá lãng-mạn.

Còn gì lãng-mạn và trữ-tình bằng những ca-từ liên-tiếp hát như sau:

“Ngày tàn im ắng,
Yêu người làm tóc trắng.
Tâm sự rồi đến đắng,
Như lệ giờ biết nhau.

Đêm vỗ về nuôi nấng
Đêm trao ngọt ngào hương phấn
Buông lơi dòng tóc mỡ
Trên vùng ngày tháng vật vờ.”

(Vũ Thành An – bđd)

Vâng. Dù cho “tâm-sự ngày rất đắng” đến như thế, lại có “đêm vỗ về nuôi-nấng”, đôi lúc còn “buông lơi giòng tóc mỡ”, “trên vùng ngày tháng vật-vờ”, cả đời người.

Vâng. Đời người đi Đạo nay cũng thế. Vẫn thấy “tháng ngày vật-vờ”, vẩn vơ, “ú ớ” cũng rất nhiều. Nhiều, như lập-trường tư-tưởng những là thần-học mù-mờ, vu vơ thật rất nản.

Ấy chết! Có nản hay không do lời-lẽ hoặc ý-nghĩa vẩn vơ, “ú-ớ” ở lời kinh/câu hát nào! Nản một nỗi, là khi các cụ cứ “lửng-lơ-con-cá-vàng-trong-chậu-nước”, âm-thầm như một nhận-định ở giòng chảy trên mạng với chi-tiết sau đây:

“Cách nay 50 năm, tuần-báo Time có đăng ở trang bìa một giòng chữ rất lớn với câu hỏi: “Thượng Đế đã chết thật rồi sao?” Đây là câu-hỏi nóng, do nhà thần-học và triết-gia nọ khi trước từng để ra với thế-giới trần-tục ở phương Tây. Và, các chế-độ vô-thần lâu nay vẫn khuynh-loát phần còn sót của nhân-loại!

 Hôm nay, một trong các chế-độ xưa/cổ ấy đã biến dạng. Và tôn-giáo, nay đang đoạt lại chỗ đứng của mình trong cuộc sống ở Nga và một số nước. Có chế-độ còn sửa-đổi cả lề lối chống-báng đạo-giáo mạnh đến độ: hôm nay, có đến chục triệu người Trung Hoa đã và đang trở-thành tín-hữu Đạo Chúa rất hiên-ngang. Nhà cầm quyền nước này, cũng đã quay lại hầu chuyện Đức Giáo-Chủ Công-giáo La Mã.

 Riêng Châu Phi và nhiều nước Trung Đông, các nhóm/phái giáo-hội được hoạt động đến 100% khả-năng của mình. Tại Ấn Độ và các nước đang phát triển, dù theo đạo Chúa hoặc Hồi giáo, dù thuộc Ấn giáo hay đạo Phật, hiện vẫn thấy tồn tại một sức mạnh văn hóa, thật dũng-mãnh…

 Nhưng, hỏi rằng: ở thế kỷ 21 này, Thiên Chúa có chết thật chăng? Câu trả lời ở đây, đang vang rền một tiếng “không” rất mạnh! Không. Ngài “không chết đâu anh!” Thật ra, đó chỉ là nỗ-lực của một số người muốn giết chết niềm tin của người đi Đạo, đến tận tuyệt, mà thôi.

 Ở trời Tây bên ấy, điều này chừng như là mục-tiêu giết chết niềm tin của người đi Đạo vốn dĩ xảy ra qua ba đường-lối: một là, phong-trào trần-tục-hoá Đạo Chúa và nỗ-lực biến Đạo-giáo thành chốn/miền trần-tục, và/hoặc lèo lái đạo-giáo cho xa rời đời sống của chúng dân, thôi.

 Thứ hai, là: các nỗ-lực như thế, nay bắt đầu cho thấy tự-do tôn-giáo không còn là vấn-đề sống còn chỉ ở Trung-Hoa, Pakistan, hoặc Ả Rập Sauđi thôi, nhưng cả đến các quốc-gia lâu nay từng chủ-trương cách-mạng giới-tính; đồng thời, họ lại đưa ra nhiều biện-pháp quyết hợp-thức-hoá phá thai, coi “đồng tính luyến-ái” như chuyện thường-tình; và mới đây nhất, họ còn tạo cởi mở về tính-chất phức-hợp/đa-dạng về giới-tính của con người nữa.

 Nỗ-lực đây, lại đã kèm theo đòi hỏi về nhân-quyền có sự hợp-lực của luật pháp lâu nay vẫn mâu-thuẫn với niềm tin Do-thái-giáo và Hồi-giáo chuyên đặt nặng nhân-phẩm và sự phát-triển nhân-vị. Những thứ này, cùng với quyền-lợi mới được tạo đã khiến một số nhà cầm-quyền chấp-nhận cho chủ-nghĩa trần-tục và cảm-xúc dần dà chiếm-ngự tôn-giáo.

 Tựu-trung thì: vấn-đề tự-do tôn-giáo không nghiêm-trọng như trước; và vì thế, các tín-hữu không còn bị hố sâu ngăn-cách gây xung-đột trong cộng-đoàn kẻ tin nữa. Và, các nhà thần-học vẫn bận-tâm chuyện “Thiên-Chúa đã chết rồi”, như tác-giả John T. Elson từng viết bài trên báo vào năm 1966 đã khẳng-định rằng: “Thiên-Chúa chết thật rồi!”

 Dù có thế, ông vẫn đề-nghị mọi người hãy sống trung-thành với niềm tin mình có. Tác-giả, tuy đã viết về thứ “thần-học không có thần-linh” nhưng theo ông, Thiên-Chúa vẫn đồng-hành với ta cách này/cách khác. (X. Carolyn Moynihan, Is God dead? No, but our faith may be ailing, MercatoNet 08/4/2016)

 Ấy đấy, là tâm-tư/tự-sự của người viết ở ngoài đời bàn chuyện cho vui, thôi. Chứ, bà đâu đòi một chuyển-đổi nào nơi nhà Đạo, ở trời Tây. Nhưng, đây lại là lập-trường “ngoài Đạo” của nghệ-sĩ đời với câu hát không mang tính thần-học nào hết, dù ông nay đã là “phó-tế vinh-viễn” ở Đạo Chúa rất Kitô. Lập-trường ông đề ra, là ý-tưởng vang bóng một thời về nữ-phụ, rồi gọi đó là “Bài Không Tên số 7”, như sau:

 “Thân em rồi hoang phế,
Lê theo thời gian giông gió.
Thôi cũng đành cúi xuống,
Cho mộng đời thoát đi.

Một đời đổ cho tình yêu,
Từng đêm dòng nước mắt.
Sẽ nâng niu đời nhau (ừ) Đớn đau anh.
Sẽ cho nhau đời nhau (ừ) Xót xa em.
Dắt đưa nhau mối hận đời người.

Trả lại nước mắt,
Cho mệnh đời son sắt.
Thôi rồi em cũng mất,
Cho tình cúi đầu.

Một mình đi mãi.
Trên đường dài không thấy.
Ai người quen tôi đấy.
Bao giờ đời sẽ vơi.”

Vũ Thành An – bđd)

 Ấy! Thôi chết thật rồi bạn ơi, thế có khiếp không! Chết, là bởi: nếu bạn cứ tin rằng điều đó có thật, rất trữ-tình, thì đây: một tình-tự khác tuy không láng-mướt như một giảng-dạy rất hay ho, ở bên dưới.

Đó, là lập-trường thần-học của đấng bậc nọ ở trời Tây từng thổ-lộ:

“Có thể nói, một nhận-định lạ-lùng về bất cứ văn-bản chữ viết bắt gặp ở lịch-sử, là: lời-lẽ trong đó có chứa-đựng một thứ gì gọi là “Lời Chúa”. Khẳng-định như thế, tức bảo rằng: Thiên-Chúa là hữu-thể rất giống “con người”, ở một điểm là: Ngài cũng có khả-năng nói như con người và cho con người bằng ngôn-ngữ khiến họ hiểu được. Và, cả đến lập-trường/chủ-trương quyết rằng Thiên-Chúa đã “đầu-tư” một cách mật-thiết vào cuộc sống của con người theo dạng “thu nhỏ”.

 Thật ra, chẳng cần gì phải ưu-tư/bối-rối chút nào vì những khẳng-định như thế đã được đưa ra suốt chiều dài lịch-sử ở phương Phương theo kiểu-cách nào đó, mà ta gọi là Kinh/Sách. Nhưng, tín-hữu Đạo Chúa chẳng khi nào coi trọng các đòi-hỏi của người “ngoài Đạo”, hết. Nói như thế, tức bảo rằng: các đòi-hỏi ở đây đã đến từ nguồn văn không thuộc về Đạo Chúa, vẫn bị coi là phi-lý.

 Tuy nhiên, ta cũng chẳng cần đi đâu xa mới nhận ra rằng: Đạo Chúa diễn-tả điều này đều được bộc lộ bằng nghi-thức phụng-vụ thật đích-xác. Chẳng hạn như câu nói “Đó là Lời Chúa” ta vẫn quen nghe vào lúc kết-thúc các bài Sách thánh đọc ở thánh-lễ Chúa Nhật mà các Giáo-hội đều đưa vào phụng-vụ. Và, khi nghe câu nói ấy, cộng-đoàn dự lễ đều đồng-thanh đáp-ứng bằng câu thưa: “Tạ ơn Chúa”.  

 Ở một số Giáo-hội chuyên rao-giảng Lời Chúa, những câu đáp/trả như thế còn nở rộ hơn nữa. Có Giáo-hội còn thay-đổi lời công-bố sau Phúc Âm bằng những lời như: “Xin Thiên Chúa chúc phúc thêm cho người đọc Lời Ngài ở đây hôm nay.”          

Tóm lại, gọi Kinh Sách là “Lời của Chúa” là điều thường tình trong truyền-thống từng khiến cho lưỡi ta uốn cong/tròn theo quán-tính, rất thuộc lòng nhưng ít khi ta để tâm ra tìm-hiểu xem điều ta nói như thế có nghĩa gì đích-thực.

 Và rồi, vào các buổi chia-sẻ/học-hỏi Lời Kinh thánh trong Giáo-hội về một số vấn-đề xã-hội lớn lao, giới-chức có thẩm-quyền đều trích-dẫn hầu như thường-xuyên các văn-bản của Sách thánh. Và đấng bậc trích-dẫn những Lời rút từ Kinh thánh lại cứ cho rằng Kinh Sách rất thánh thật sự được đầu-tư với quyền-uy thế-lực của Đức Chúa…” (X. Tgm John Shelby Spong, A Claim that cannot endure, trong The Sins of Scripture, HarperCollinsPublishers 2005, tr. 15-16)

Thật tình mà nói, kể chuyện đời bằng lời lẽ của đấng bậc nhà Đạo bàn chuyện Đạo với lời lẽ rất đạo-mạo, thì như thế vẫn rất tuyệt. Kể chuyện đạo-làm-người ở đời, cũng có người từng kể theo cách-thức hoàn-toàn khác-biệt. Khác, như vị thiền-sư Phật-giáo nọ cũng kể như sau:

Một người không rõ về vận mệnh, đem thắc mắc của mình đi bái kiến một
vị thiền sư :
– Thầy nói xem trên đời này có vận mệnh không ?
– Có .
– Nhưng , vận mệnh của con ở đâu ?
Vị thiền sư kêu anh ta xoè tay trái ra , chỉ anh ta xem và nói :
– Con thấy rõ chưa ? Đường này là đường tình cảm , đường này gọi là đường sự nghiệp , còn đường kia là đường sinh mệnh.
Sau đó, vị thiền sư kêu anh ta từ từ nắm tay lại , nắm thật chặt.
Thiền sư hỏi :

– Con nói xem , những đường đó nằm ở đâu rồi
Anh ta mơ hồ bảo :
– Trong tay con này .
– Con hiểu vận mệnh của con ở đâu rồi chứ?
Vâng. Người kể hôm nay lại đính kèm thêm lời bàn, bảo rằng: vận-mệnh con người nằm gọn trong tay mình. Nhưng, nhiều thứ khác, tuy không gọi là vận-mệnh của trời của Phật, của đất trời, cũng khó biết.

Lời người kể lại cũng nói: người thanh-niên kia mỉm cười nhận ra vận-mệnh nằm ở trong tay mình. Nếu không tu, thì cứ sống theo nhân/quả đã có do nghiệp tạo. Có tu, thì dừng nghiệp và chuyển nghiệp. Nghiệp đổi, số phận đổi, tốt/xấu là do cách ta chuyển nghiệp, mà thôi.

Và người kể, còn thêm đôi ba nhận-định về chữ-nghĩa con người, rất để đời như sau:

SỰ THẬT có 6 chữ
GIẢ DỐI cũng 6 luôn
Mặt trái và mặt phải
Trắng đen ôi khó lường!

TÌNH YÊU có 7 chữ
PHẢN BỘI cũng thế thôi
Chúng là hình với bóng
Rất dễ dàng đổi ngôi.

Chữ YÊU là 3 chữ
HẬN là ba, giống nhau.
Người say men Hạnh phúc
Kẻ thành Lý Mạc Sầu.


BẠN BÈ có 5 chữ
KẺ THÙ đếm cũng năm
Hôm nao lời ngọt mật
Hôm nay chìa.. dao găm.


Từ VUI có 3 chữ
Tiếng SẦU cũng đồng như.
Quá vui thường mất trí,
Mất trí đời đổ hư.

 Chữ KHÓC có 4 chữ

CƯỜI cũng vậy giống in

Ai “giòn cười tươi khóc”

Ai cảm thọ nhận chìm

Cuộc sống là hai mặt

Giới tuyến một đường tơ

Chấp nhận mà không vướng

Nhẹ bước qua hai bờ.”

(Nhận-định vận-mệnh, do Thích Tâm Tánh gửi trên mạng cho mọi người được đọc).

Suy về lời-lẽ/chữ-nghĩa của con người, tưởng cũng nên suy thêm về Lời của Đấng Thánh Nhân-Hiền từng nói cho con người và với con người như sau:

“Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng nói:

“Quả thật,

tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào.

Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa

và ăn ngay ở lành,

thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào,

cũng đều được Người tiếp nhận.

Ngài đã gửi đến cho con cái nhà Israel

Lời loan báo Tin Mừng bình an,

nhờ Đức Giêsu Kitô,

là Chúa của mọi người.”

(Công Vụ 10: 34-35)

 Thành thử, chiếu theo những điều thánh-nhân hiền-lành trong Đạo từng nhận-định về “Lời” và lẽ rất chân-chính, thì cũng nên phân-biệt hai chữ “vận-mệnh” theo định-luật “dừng” nghiệp và “chuyển” nghiệp nơi lời lẽ, là như thế.

Nhưng, như thế vẫn chưa hẳn là có thể chuyển/đổi cuộc sống mà tin-tưởng vào “tình-thương-không-nghiệp-chướng”, rất vô bờ của Thiên-Chúa Đấng đã gửi “Lời” đến với ta, tình thương-yêu của Ngài, bao giờ cũng mạnh hơn nghiệp/chướng và vận-mệnh của bất cứ ai, trên đời này.

Là người, ai cũng có thể dùng tình thương-yêu rộng-mở đến với mọi người để mà “dừng”/mà “chuyển” cả vận-mệnh lẫn cái nghiệp-(rất)-chướng của con người. Không tình-thương, chắc chẳng ai thể làm được gì, kể cả những thứ rất chướng của nghiệp-dĩ hoặc “vận-mệnh” con người. Đó, là sự thật mà con người vẫn tìm kiếm mãi suốt đời mình.

Nói thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta hãy cất cao tiếng/giọng mà ca lên lời trần-tình rất thi-tứ của người nghệ-sĩ từng đề ra, cả khi chưa trở-thành “Phó-tế Vĩnh-viễn” trong Đạo Chúa. Những lời và lời như thế, vẫn được cất lên như sau:

“Thân em rồi hoang phế,
Lê theo thời gian giông gió.
Thôi cũng đành cúi xuống,
Cho mộng đời thoát đi.


Một đời đổ cho tình yêu,
Từng đêm dòng nước mắt.
Sẽ nâng niu đời nhau (ừ) Đớn đau anh.
Sẽ cho nhau đời nhau (ừ) Xót sa em.
Dắt đưa nhau mối hận đời người.


Trả lại nước mắt,
Cho mệnh đời son sắt.
Thôi rồi em cũng mất,
Cho tình cúi đầu.


Một mình đi mãi.
Trên đường dài không thấy.
Ai người quen tôi đấy.
Bao giờ đời sẽ vơi.”

(Vũ Thành An – bđd)

Chính thế. Trên con đường dài cuộc đời, ta dù có thấy hay không thấy được ý-nghĩa của lời người nói ở đâu đó, vốn dĩ là “người quen mình đấy”, rồi cuộc đời sẽ vơi đi “nỗi buồn không tên” rất số 7, mà thôi.

Đúng vậy. Trên đường đời đi Đạo cũng thế, dù bạn và tôi, ta đã nghe rất nhiều lần “Lời” Kinh ở đâu đó trong Đạo hay ngoài đời, rồi cũng sẽ như “một đời đổ cho tình yêu”, “sẽ nâng niu đời nhau (ừ) đớn đau!”

 Đúng là như thế. Lời thương-yêu, vẫn có thể chuyển-đổi cả một đời người. Vẫn rất vui.


 
Trần Ngọc Mười Hai

Nhiều lúc cũng có

Mối tâm-tư buồn cho chính mình,

Nhưng không phải

Bài Không Tên số 7.

Em gọi tên Người, gọi khàn hơi,

Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ Sáu Phục Sinh năm C 24/4/2016

                    Tin Mừng: (Ga 14: 23-29)

 Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng:

Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.

 Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em”. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin.”

 “Em gọi tên Người, gọi khàn hơi,”

Dư-âm dội, tâm nhói rã-rời.

                                     Khuya đã tàn dần, bình-minh đến,

                                      Hồn-nhiên lại hẹn, chẳng giữ lời.

                                       Để em hoài-vọng một niềm vui.”

(dẫn từ thơ Niệm Nhiên)

  Mai Tá lược dịch.

Gọi mãi tên Người, em gọi khàn cả hơi. Gọi từ khuya-khoắt tàn dần, chợt bình-minh đến. Gọi hồn-nhiên tên Người, để em về hoài-vọng một niềm vui. Niềm vui hứa tặng, nay Ngài giữ. Giữ trọn Lời, trình-thuật ghi rõ đến hôm nay.

Trình-thuật hôm nay, thánh Gioan-Tin-Mừng nói: Ngài giữ Lời. Ngài giữ lời Ngài đã hứa với hết mọi người. Với, cả đồ-đệ lẫn dân con nhà Đạo ở khắp nơi. Lời hứa ấy thánh-nhân ghi thế này: “Ai yêu mến Thày, thì sẽ giữ Lời Thày. Và, Cha Thày sẽ yêu mến người ấy. Và Cha Thày sẽ ở lại với người ấy.” (Ga 14: 23).

Lâu nay, người đời quan-niệm rằng: Yêu-thương không là cảm-xúc nhè nhẹ, chóng qua; nhưng là động-thái đích-thực xuất-phát từ tâm can con người, chẳng làm sao có thể thương được người nếu không thực-sự biết yêu. Trong ca nhạc kịch “My Fair Lady”, Eliza Doolittle có nói với Giáo-sư Higgins, là: “Chớ nói nhiều về tình-yêu, nhưng hãy xác-chứng.” Và, ai trong chúng ta cũng có thể bắt đầu tiến-trình yêu-đương ngay bây giờ. Đừng để người khác bắt đầu trước.

Với Đức Kitô, tình yêu thương Ngài đề cập, chính là động thái “yêu”. Yêu là tình hoàn chỉnh được thể hiện bằng việc “tuân giữ Lời”. Lời Ngài khuyên, không chỉ giới hạn nơi những ta gọi là “Mười điều răn” hoặc vào “tín lý” của Đạo. Các hành xử mang tính linh đạo ta có xưa nay, dù bao gộp rất nhiều điều, đã chắc gì do “yêu”, mà ra. Yêu là tuân giữ “Lời” của Chúa. Yêu, bao gồm trọn vẹn những gì ta hiểu về Ngài, qua Kinh Thánh.

Lời của Chúa. Việc Ngài làm. Tương quan Ngài vẫn có với con người ở trần gian, nhất nhất đều là “Lời”. Lời, cũng là nguyên tắc Ngài sống. Lời, là giá trị Ngài ban bố; là cách xử sự Ngài thường làm gương. Nhưng, trên hết mọi sự, đó là điều cốt thiết để kiến tạo Vương quốc của Ngài, ở trần gian.Đức Kitô chính là “Lời” của Chúa, bằng xương bằng thịt. Lời Ngài, không chỉ là những gì được biểu lộ ra bên ngoài từ miệng Ngài, mà thôi.

Nhưng, “Lời” Ngài xuất trọn từ cuộc sống của Ngài. Cuộc sống ấy, khởi đầu từ giây phút Hài Nhi Giê-su nằm lạnh run nơi chuồng bò rất hôi ở căn nhà làng Bét-lê-hem. Và, cuộc sống ấy ngang qua chặng đường rao giảng Nước Trời; kéo dài mãi cho đến phút giây tận cùng Ngài, bỏ mình trên thập tự.

Tuân giữ “Lời”, là ôm trọn lấy Ngài, cả khi vui cũng như lúc buồn. Tuân giữ Lời, là đồng hóa với Chúa, biến Lời thành hiện thực trong bối cảnh rất riêng, của đời mình. Có thể nói: “Lời” của Ngài đến với ta từ những hành xử, cùng kinh nghiệm ta có với cộng đồng thân thương, người nhà. Ở nơi đó, Đức Chúa vẫn cứ phán. Từ nơi đây, Chúa vẫn bày tỏ với ta, từng người một.

Chính, ngang qua cộng đồng thân thương nhà Đạo; cộng đồng, với mọi lỗi lầm sơ xuất, luôn xảy đến với rất nhiều lầm lỡ, mà Thần Linh Chúa đang tiếp tục nói. Ngài vẫn tiếp tục soi tỏ cho ta. Ngài soi sáng như đã từng tỏ bày ra với đồ đệ Đức Kitô, thời tiên khởi. Thần Linh Chúa soi sáng và tỏ bày không chỉ qua các vị Giáo hoàng, hàng giáo phẩm hoặc giới giáo sĩ, tu sĩ mà thôi; nhưng qua mỗi người và mọi người.

Bởi, tất cả đều là thân mình của Đức Kitô. Tất cả, từ già đến trẻ, nam nữ có học hay đã bỏ học, bạn bè hoặc kẻ thù nghịch. Không ngoại trừ một ai. Tất cả cần tuân giữ Lời. Cần nghe theo Lời.

Ngày nay, các đấng vị vọng thuộc cộng đồng dân Chúa được thôi thúc hãy biết nghe nhau. Nghe nhau, là lắng tai để ý đến toàn cộng đoàn dân Ngài. Hiến Chế Tông Đồ Giáo Dân, thời Công Đồng Vatican II, có đoạn 10, đã phán quyết: các tầng lớp giáo dân phải “triển khai thói quen đưa mọi vấn đề ra trước cộng đoàn giáo hội. Từ những vấn đề có tính cách riêng tư cá nhân, đến các vấn đề của thế giới và cả những vấn nạn về ơn cứu chuộc con người nữa, để rồi ta cùng nhau tìm hiểu và giải quyết chúng bằng các buổi thương thảo thường kỳ.”

Tuân giữ Lời, là cùng nhau ta thực hiện những việc chung, mà Ngài ủy thác cho hội thánh, ngay từ đầu. Cả những tập tục như: “cắt bì”, ăn đồ dâng cúng ngẫu tượng, kiêng thịt động vật không cắt tiết, tránh gian dâm, tránh đối kháng với các đổi thay như đã đề cập trong sách công vụ tông đồ, đọc hôm nay. Tuân giữ Lời, còn phải hiểu là các quyết định của Hội thánh “vốn được Thần Linh Chúa soi tỏ” có sự đồng thuận của mọi thành viên, là chúng ta. Là Hội rất thánh.

Tuân giữ Lời, còn vì Lời Ngài là Lời ta nghe được từ Đức Kitô. Thầy chính “từ Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy”mà ra (Yn 14: 24). Và, tuân giữ Lời Thầy, là bởi vì: “Đấng Bầu Chữa là Thánh Thần, Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy. Chính Ngài sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ nhắc anh em nhớ mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Yn 14: 26). Và, dựa vào những gì đã và đang xảy đến với Hội thánh, quả nhiên Thánh Thần Chúa vẫn đang dạy ta biết tuân giữ Lời, thời đại này.

Và, vì Thánh Thần Chúa vẫn nói qua Hội thánh, nên rất nhiều thành viên trong cộng đồng dân Chúa, đã sống kinh nghiệm. Kinh nghiệm, biết thân thiện cởi mở để có đổi thay. Thay đổi tự căn bản, ngõ hầu sự thật và việc tuân giữ Lời trong thực tế, đều đi vào hiện thực. Và, thánh Phaolô cũng đã cảnh báo dân con cộng đồng nhà Đạo chớ có theo “đường xưa lối cũ” trở về với tập tục “cắt bì”, như thánh nhân đã có thư cho cộng đoàn (Ga 5: 1-6).

Hội thánh hôm nay, nhiều người vẫn muốn quay ngược kim đồng hồ, trở về với lề lối thói tục, thời đã qua bằng cách áp-dụng nhiều tập-tục cổ xưa. Áp đặt luật lệ trên người khác, như: trở về với thánh lễ bằng tiếng La tinh, là một ví dụ. Nếu cứ tiếp tục như thế, những người ấy sẽ tra tay dẫn dắt hội thánh về cuối đường hầm, không lối thoát. Thực tế, Hội thánh trước tiên là cỗ xe, một phương tiên qua đó các kinh nghiệm về tình thương yêu của Chúa được dàn trải dài rộng, cho toàn thế giới.

Hội thánh sống trung thực với Thánh Thần Chúa, phải tuân giữ Lời Thầy. Biết mở ra với thế giới bên ngoài. Bởi, như nhà thần học nọ từng nói: thế giới nay “đang viết lịch trình giùm Hội thánh.” Thành thử ra, biết lắng nghe tình cảnh của những người không-phải-là-Do thái vừa mới trở lại, Hội thánh nay nhận ra, rằng: Thánh Thần Chúa đang dẫn dắt mình qua nhiều giai đoạn.

Và, một khi Hội thánh trở nên một xã hội đóng kín, ưu việt và riêng lẻ, có những phán đoán không thể đảo ngược được và chỉ muốn ngồi trên số phần còn lại của thế giới, thôi; thì lúc ấy, Hội thánh không còn là Giáo hội do Đức Kitô thiết lập, nữa. Tức, không nghe và không giữ Lời Ngài.

Cùng nhau và từng người một, ta cần đề cao cảnh tỉnh về đường lối tuyệt vời qua đó Chúa sẽ đến với ta, vào thời buổi này. Mỗi ngày, chỉ tặng Chúa một chút thời gian và chỉ cần chịu ngồi lại thêm vài khoảnh khắc nữa, ta sẽ cảm nghiệm được khát vọng to lớn mà chia sẻ tình thương yêu xuất từ bên trong ta, đạt đến Chúa

Từ đó, tình thương sẽ bắt đầu từ chính ta, ra với người ngoài. Thật sự, Chúa vẫn muốn san sẻ với ta nhiều hơn nữa. San sẻ những gì Ngài có. San sẻ, những gì đích thực là Ngài. Và, vấn đề là: phần đông chúng ta ít có khi trao tặng Ngài dù chỉ một cơ hội, ngắn và gọn nhỏ. Xét cho cùng, yêu thương không là một động từ. Mà, đó là con đường ta vẫn chọn con đường hai chiều, dành sẵn với hành trang, để ta đi. Con đường rao truyền Lời của Chúa, có yêu thương đùm bọc rất kiên-cường.

Thực tế tuân giữ Lời hoặc “yêu mến Thầy”, vẫn là kinh nghiệm sống rất bổng trầm theo thời tiết “sáng nắng chiều mưa, trưa ủ giời”. Có những ngày, ta nghĩ mình không thể ngồi lại với Ngài thêm được khoảnh khắc nào, nữa. Vì, đang bị ràng buộc bởi nhiều thứ “công chuyện” rất bận. Dù gì đi nữa, Thầy vẫn ở lại với ta. Và, Thầy vẫn giữ Lời.

Vấn đề còn lại, là: ta sẽ đối xử ra sao với Người yêu dấu đã từng hứa. Và từng giữ Lời

Lm Richard Leonard sj

  Mai Tá lược dịch.

KHÔNG

KHÔNG

 Lang Thang Chiều Tím

Không!  Không!  Tôi không còn yêu em nữa.
Không!  Không!  Tôi không còn yêu em nữa.
Không!  Không!  Tôi không còn yêu em nữa em ơi.

Tình đời thay trắng đổi đen.  Tình đời còn lắm bon chen.
Tình đời còn lắm đam mê.  Nên tình còn lắm ê chề.

Tình mình có nghĩa gì đâu.  Tình mình đã lắm thương đau.
Tình mình gian dối cho nhau.  Thôi đành hẹn lại kiếp sau.

Không!  Không!  Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa.
Không!  Không!  Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa.
Không!  Không!  Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa em ơi…..

Nguyễn Ánh 9

****************************************

Có lẽ không người Việt nào sống ở Sài gòn vào những năm 1969-1970 mà không biết đến nhạc phẩm “Không” của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.  Bản nhạc ra đời như một câu trả lời cho thắc mắc của Khánh Ly: “Ông có còn thương người ấy?”  Người ấy là mối tình đầu khi nhạc sĩ mới 18 tuổi.  Hai người tình thơ trẻ bị cuốn vào niềm đam mê choáng váng và mãnh liệt.  Nhưng dường như là số phận, những mối tình quá đẹp, thường khó vẹn toàn.  Gia đình cô gái không đồng ý cho con mình yêu anh nhạc sĩ nghèo, sống lang bạt kỳ hồ.  Ngăn không được lòng đôi trẻ, cha mẹ cô dùng kế ly gián, gây nghi ngờ hờn giận cho hai người, rồi đưa cô gái sang Pháp sống, hòng ngăn cản mối tình “rồ dại” với chàng nhạc sĩ.

Năm 1965, người nhạc sĩ lập gia đình và tin tưởng những giông bão của mối tình đầu sẽ ngủ yên.  Nhưng thực tế, trái tim ông đã không còn cảm giác sau mối tình đầu, bởi tình yêu đã vĩnh viễn câm lặng.  Năm 1974, ông gặp lại người tình xưa khi cô về Sài Gòn, cô vẫn một mình, vẫn yêu ông và chẳng oán trách gì.  Đã lỡ làng, có xót xa thì cũng đành sống cho hết bi kịch một kiếp người.  Họ lại xa nhau, lần này là mãi mãi, để vùi chôn những dấu yêu xưa cũ vào đáy lòng mình, nhức buốt, cho tới hơi thở cuối cùng.

Ca khúc “Không” được Khánh Ly thu lần đầu trên đĩa nhựa Tình ca quê hương và cũng chính nhạc phẩm “Không” đã đưa Elvis Phương “lên sao” ở thập kỷ 70, sau đó nổi tiếng đến mức công chúng gọi Nguyễn Ánh 9 là ông “Không”.

****************************************

Ở hải ngoại, tôi thường được nghe bài“Không” đã được hòa âm (remix) lại sau này với điệu nhạc Disco giật gân, nhanh vui và dồn dập.  Trong đĩa video ca nhạc Asia, ca sĩ Mai Lệ Huyền đã lột tả tận chân chữ “không” của bài nhạc với khuôn mặt lạnh lùng, một cái ngoắt đầu qủa quyết, cái khoát tay mạnh mẽ, đôi môi mím chặt, thêm với ánh mắt hờn căm của kẻ bị tình phụ.  Tất cả được phụ họa thêm bằng những pha ánh sáng trắng đen chớp tắt liên hồi, tiếng trống chát chúa từng nhịp một.  “Không”, dứt khoát là không!  Không còn yêu thương, luyến tiếc!  Cũng chẳng tiếc thương chi mối tình đã lắm thương đau.  Dù chẳng biết ai gian dối với ai?  Dù chẳng hiểu mối tình đang đẹp sao trở thành “có nghĩa gì đâu?”  Ai là kẻ bon chen và gây ra lắm ê chề?  Chẳng hiểu vì sao, người nghe chỉ cảm nhận được một âm điệu “không” dứt khoát và rõ ràng.  Một tiếng “không” chát chúa chói tai!  Một tiếng “không” lạnh lùng bẽ bàng!  Không là không!  Trăm lần không, ngàn lần không!  Đừng hy vọng đợi chờ!  Đừng năn nỉ luyến lưu….  Nếu có chăng, chỉ là kiếp sau!  Nghe tiếng “không” mạnh mẽ quyết liệt này, thì dù chưa muốn chia tay, dù còn vấn vương, người yêu cũng đành phải ngậm ngùi ra đi…

Trong một dịp tình cờ tôi được đọc một bài phỏng vấn của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về tác phẩm “Không” bất hủ này.  Thật ngạc nhiên khi khám phá ra cả một tâm tư thầm kín của tác giả gởi gắm trong hồn thơ nốt nhạc.  Đó không phải là một chữ “không” dứt khoát quyết liệt, bẽ bàng như người ta thường được nghe và hiểu sau này.  Bản nhạc nguyên thủy được soạn với điệu Slow Rock lả lướt, tình tứ du dương, tiếng nhạc réo rắt nhẹ nhàng diễn tả một chữ “không” đầy ẩn ý mời gọi.  Hiểu chữ “không” này như thế nào, điều đó tùy thuộc vào độ rung cảm của tâm hồn và nhịp đập của con tim.  Tim tôi và tim em, hai kẻ trong cuộc đã từng một thời yêu thương!  Với tác giả, đó là một chữ “không” giận lẫy, đầy trách móc nhưng không dứt khoát.  Một chữ “không” để hở!  Nói “không” nhưng không phải là “không!”  “Không” đó nhưng đầy hàm ý chờ đợi, đẩy em đi nhưng lại muốn kéo em về.  Mấy nốt cuối cùng của điệp khúc “tôi không còn yêu em nữa, em ơi…..” được kéo dài ra, luyến láy nói lên cái tâm tình xao xuyến chờ đợi, như dằng co, như muốn kéo áo người đừng đi.  Nếu tình đã gian dối, lắm thương đau, nhiều ê chề thì hẹn chi đến kiếp sau?  Mâu thuẫn!  Gian dối một kiếp, một đời chưa đủ hay sao?  Lúc giận nói thế, nhưng không phải thế!  Bởi còn yêu mới giận.  Nói “không” để lòng bớt đau, nói giận để lòng bớt thương, nói hận để lòng bớt nhớ!  Phủ định để tự khẳng định!  Người yêu có hiểu lòng kẻ nói “không”?  Người đi có hiểu lòng kẻ ở?  Nghĩa chữ “không” vời vợi đầy đau khổ, tuyệt vọng nhưng vẫn chờ đợi, oán trách nhưng vẫn yêu đậm sâu.  Ai kia nếu có hiểu mới gọi là yêu!

Chữ “không” bí ẩn của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong ca khúc “Không” đã được thế hệ sau hòa âm lại, hiểu theo nghĩa trắng đen của thời đại, nhưng lại lệch lạc với tâm tình của tác giả gởi gắm trong đó.  Cả một con tim sôi sục yêu thương được diễn tả bằng giọng hờn giận nhẹ nhàng của điệu nhạc Slow Rock tình tứ, trách đó nhưng yêu đó, giận đấy nhưng vẫn đợi đây đã được chuyển sang nhịp giật gân, dồn dập như hối thúc người ta đi cho lẹ, như muốn thanh toán mối tình cho xong để còn tính chuyện khác.  Cả một trời ẩn ý được che dấu dưới chữ “không” ai oán não nùng, nào có ai thấu hiểu nỗi lòng của kẻ nói chữ “không” nếu không được nghe chính tác giả tâm sự?

****************************************

Chữ “không” huyền bí nhiều ý làm tôi liên tưởng đến chữ “không” của Thiên Chúa.  Thưở ban sơ, Ngài đã nói “không”, con người sẽ phải chết và đuổi ra khỏi vườn địa đàng sau khi loài người phạm tội bất tuân.  Nhưng sau đó, Con Một của Thiên Chúa lại chết để con người được sống.  Quả là một chữ “không” mâu thuẫn!  Một cái chết ô nhục khổ đau trên thập tự đồi Golgotha năm xưa của Chiên Thiên Chúa đã nói lên bao điều.  Không những thế, Người Con Một đó đã đến thế gian truyền rao một thông điệp về tình yêu thâm sâu vô biên của Thiên Chúa Cha.  Rằng Thiên Chúa đã yêu thương loài người đến nỗi đã ban Người Con Duy Nhất cho thế gian.  Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã dám thí mạng sống mình vì bằng hữu.  Ôi, một chữ “yêu” nhiệm mầu!  Một Thiên Chúa quyền năng sáng tạo muôn loài muôn vật từ hư không, nhưng lại bó tay “không” thể cứu chuộc con người nếu “không” có sự hợp tác của con người.  Một chữ “không” khó hiểu!

Thật không dễ dàng để đối diện với chữ “không” phũ phàng của Đấng mà mình đã đặt trọn tin yêu!  Đã bao lần, Thiên Chúa nói “không” với tôi trong cuộc sống này, mỗi khi tôi xin nhưng không được, tìm nhưng không thấy, gõ cửa nhưng không được mở.  Tôi phải hiểu nghĩa chữ “không” này như thế nào đây?  Xin thành công chỉ gặp toàn thất bại, xin Chúa chữa lành bịnh tật thì thấy bịnh nặng thêm, xin hạnh phúc lại gặp toàn khổ đau.  Xin cho đường đời êm ả bên những đứa con ngoan hiền thì gia đình tan tác, con cái vô đạo nghĩa.  Tại sao và tại sao?  Ngay cả khi tôi xin những điều tốt lành cho phần hồn mình và của những người thân thương, Thiên Chúa vẫn nói: “Không, chưa phải lúc!”

Thật không dễ dàng để thông hiểu chữ “không” đầy cay đắng của Thượng Đế quyền uy.  Tôi cần phải nhìn lên thập giá Chúa Giêsu, ngước mặt lên trời cao để nhìn thẳng vào ánh mắt của Đấng đã nói “không”, để hiểu tâm tình của Ngài đằng sau chữ “không” đáng ghét kia.  Thiên Chúa cũng đã từng nói “không” với Người Con duy nhất của Ngài trong vườn Cây Dầu.  Ngài đã “không” cất chén đắng cho Giêsu nhưng Ngài ban thêm sức mạnh và nguồn an ủi thiêng liêng cho Giêsu.

Trong phút giây đối đầu với sự chết, Chúa Giêsu cũng đã từng có tâm tình bị bỏ rơi bởi Người Cha yêu dấu, nhưng Ngài đã không bỏ cuộc và sau cùng Ngài đã chiến thắng.  Trong men cay chua chát của thất bại, lạ thay tôi nhận ra đức khiêm nhường trổ sinh hoa trái.  Trong thể xác ốm yếu bịnh hoạn, tôi thấy linh hồn mình tỉnh thức sống gần Chúa hơn.  Dãy dụa trong bể khổ, tôi thấy mình chán ghét thế gian hào nhoáng, lòng hướng về một hạnh phúc viên miễn hơn.  Đi trên đường đời gập ghềnh sóng gió, người mang đầy thương tích, tôi thấy mình bám chặt vào Chúa hơn và ngỡ ngàng nhận ra đức tin cậy mến của mình sáng rực như bó đuốc trong đêm đen.  Phải chăng qua chén đắng của chữ “không”, Thiên Chúa đang dạy dỗ tôi nhiều điều.  Ngài giúp tôi lớn hơn trong đời sống thiêng liêng và mở mắt tâm hồn tôi để nhìn thấy được những điều cao cả thuộc về thượng giới hơn?

Có lẽ khi chữ “yêu” kết hợp với chữ “không” sẽ giúp người trong cuộc hiểu rõ nghĩa từ thâm sâu huyền nhiệm của chữ “không” hơn.  Tùy theo mức độ “yêu” để hiểu nghĩa chữ “không”.  “Không” đi một mình thì thuần túy chỉ là “không” đúng nghĩa trắng đen, chẳng cần phải“yêu” cũng có thể hiểu.  Nhưng “không” đi với hơi thở của con tim, với ánh mắt tha thiết yêu thương, với độ rung cảm của linh hồn, chữ “không” chắc hẳn không còn là “không” nữa.  Người trong cuộc sẽ hiểu tại sao Thiên Chúa lại nói “không” với mình, khi Thiên Chúa đã dám cho đi cái qúy nhất của Ngài.  Chắc hẳn phải có lý do ẩn khuất đằng sau chữ “không” đắng chát kia.  Nghĩa chữ “không” vời vợi khó hiểu!  Có lẽ cần phải “yêu” nhiều hơn nữa mới có thể hiểu được chữ “không” của Thiên Chúa Tình Yêu.

Phêrô và Giuđa, cả hai cùng theo Thầy ròng rã ba năm trời, trực tiếp nghe những lời giáo huấn từ miệng Thầy, hiểu rõ tấm lòng yêu thương vị tha của trái tim Thầy.  Đến giây phút thử thách, cả hai cùng phản bội tình yêu của người Thầy yêu dấu.  Một người bán Thày cho các tư tế, còn một thì leo lẻo chối Thày giữa đám đông.  Với tình yêu, sự phản bội nào cũng xấu xa như nhau.  Cuối con đường, cả hai đã hoà âm lại chữ “không” theo hai nghĩa khác nhau.  Giuđa hiểu rằng Thầy đã nói “không” với mình.  Thế là hết, là xong mối tình thầy trò ba năm!  Không còn con đường nào khác cho kẻ phản bội, và ông đã tự mình đi đến ngõ cụt của chữ “không” lối thoát đó bằng cách tự tìm đến cái chết oan nghiệt.  Phêrô thì can đảm hơn để nhìn lên ánh mắt của Thầy và đọc được một sứ điệp trái ngược.  “Không, cho dù con xấu xa phản bội, Thầy vẫn yêu thương con.  Không, đừng bỏ đi, con ơi!  Cho dù con vấp ngã chối Thầy nhưng Tình Yêu chấp nhận cái tốt lẫn cái xấu.  Không, con phải đứng lên bằng chính đôi chân của mình!  Cho dù con phản bội nhưng Thầy vẫn thứ tha và chờ đợi…  Không, con không được bỏ cuộc!  Thầy và anh em vẫn cần con và mong con quay về….”  Thế là Phêrô cất bước trở lại với anh em, với sứ mạng Thầy đã giao phó và cuối cùng đã chết vì người Thầy mình đã một thời chối bỏ.  Phải chăng vì Phêrô yêu Thầy hơn Giuđa yêu Thầy, nên ông hiểu nghĩa chữ “không” đúng với tâm tình của Thầy hơn?

Hai cách hiểu chữ “không” khác nhau dẫn đến hai kết cục khác nhau.  Dù hai cách hiểu hay nghìn cách hiểu, ý tưởng của tác giả cũng chỉ có một.  Thiên Chúa là Đấng trung thành với lời hứa, với những gì Ngài đã nói.  Ngài hằng mong muốn nhân loại nhìn lên cái chết ô nhục đau thương của Người Con Một trên thập giá, để hiểu cho đúng ý nghĩa yêu thương của trời cao, để mỗi khi gặp phải chữ “không” lạnh lùng trong cuộc sống thì đừng vội tuyệt vọng chán nản, đừng vội bỏ cuộc và đừng bao giờ diễn dịch chữ “không” cao siêu nhiệm mầu của Thiên Chúa theo ý phàm tục riêng mình.  Tác giả Nguyễn Ánh 9 trong bài phỏng vấn đã kêu gọi ca sĩ khi trình bày nhạc phẩm “Không”, hãy tôn trọng tâm tình của người viết nhạc và linh hồn bài hát.  Ca sĩ là người dùng nghệ thuật âm nhạc, giọng hát, cách diễn đạt để lột tả cho trọn vẹn ý tưởng của tác giả gởi gắm trong ca khúc đó chứ không phải phiên dịch lại theo ý mình.  Cùng là một thân phận nghệ sĩ, chắc hẳn Thiên Chúa cũng có một tâm tình như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.  Mong sao thế nhân hiểu cho đúng, diễn tả cho trọn cái tâm tình của Thiên Chúa gởi gắm trong những tác phẩm nghệ thuật của Ngài, mà đỉnh cao của những tác phẩm nghệ thuật đó chính là cây thánh giá cheo leo trên đồi Golgotha năm xưa và Lời Yêu Thương được gói ghém trong cuốn Thánh Kinh.

Qua tình khúc “Không” của điệu Slock Rock, người nghe cảm nhận được nỗi đau, vị chát, men cay, sự thất bại ê chề của người nói chữ “không,” hơn là kẻ được nghe chữ “không.”  Mâu thuẫn thay, tôi lại cảm nhận được nỗi tuyệt vọng cay đắng của người nghe chữ “không,” nhưng chưa bao giờ tôi thử tìm hiểu xem cõi lòng của Thiên Chúa ra sao khi Ngài phải nói chữ “không” với tôi!  Đến bao giờ tôi mới hiểu được tâm sự của người nói chữ “không?”  Chẳng biết tôi có thể hiểu được hay không, khi tôi cứ mãi gục xuống trong cơn đau của mình?

****************************************

KHONG

Lạy Thiên Chúa là Đấng thấu hiểu mọi sự, con viết bài này cho vơi bớt cơn đau,  cho quên nỗi ưu phiền vì Chúa cũng đang nói “không” với con trong lúc này đây.  Linh hồn con đang bên bờ tuyệt vọng vì không hiểu sao Chúa cứ mãi nói “không!”  Con không muốn xin gì thêm nữa vì đã quá mỏi mệt, vì dư âm đắng ngắt của chữ “không” vẫn còn đọng nơi đầu môi.  Con chỉ xin một điều duy nhất là cho con biết luôn cậy trông và phó thác vào tình yêu thẳm sâu nhiệm mầu của Chúa.  Gọi là nhiệm mầu vì đôi lúc con không hiểu được tình yêu đó.  Phần còn lại, Chúa muốn cho gì thì cho, vì Chúa đã trao ban Người Con duy nhất của Ngài cho con rồi thì chắc Chúa chẳng tiếc gì những thứ khác nữa.  Amen!

Lang Thang Chiều Tím

ĐỂ LINH HỒN BẮT KỊP MÌNH

ĐỂ LINH HỒN BẮT KỊP MÌNH

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Đôi khi, không có gì hữu ích cho bằng một ẩn dụ tốt.

Trong quyển sách Bản năng Thiên Chúa (The God Instinct) của mình, Tom Stella đã chia sẻ câu chuyện này: Một ngày nọ, vài phu khuân vác được thuê vận chuyển một khối lượng lớn hàng tiếp tế cho một nhóm thợ săn.  Các gói hàng này nặng bất thường và đường mòn qua rừng già lại rất khó đi.  Sau vài ngày đi đường, họ dừng lại, dỡ hàng xuống và không chịu đi nữa.  Không một lời nài nỉ, đe dọa nào có thể thuyết phục họ tiếp tục hành trình.  Khi được hỏi vì sao không thể đi tiếp, họ trả lời: “Chúng tôi không thể đi tiếp, chúng tôi phải chờ cho linh hồn mình bắt kịp đã.”

HINH ANH

Chuyện này cũng có xảy ra trong cuộc sống chúng ta, ngoại trừ việc hầu như không bao giờ chúng ta chờ đợi cho linh hồn bắt kịp mình.  Chúng ta cứ tiếp tục mà không có linh hồn, có khi là suốt nhiều năm ròng.  Vậy nghĩa là gì?  Gần như là chúng ta nỗ lực để ở trong thời khắc hiện tại, để thoải mái với chính mình, để ý thức được sự phong phú trong cảm nghiệm của bản thân.  Gần như là các cảm nghiệm của chúng ta không thuộc phần hồn cho lắm, bởi chính chúng ta không hiện diện với nó.  Ví dụ như:

Trong 20 năm vừa qua, tôi viết hằng ngày, kiểu như nhật ký vậy.  Ý tôi là muốn giữ thói quen này để ghi lại những sự thâm sâu mà tôi nhận thức ngày qua ngày, nhưng cuối cùng, những gì tôi thực sự viết ra lại giống như một biên niên sử đơn giản của ngày sống, một quyển đơn thuần kể lại những gì tôi đã làm hết giờ này đến giờ khác mà thôi.  Nhật ký của tôi chẳng giống gì với nhật ký Anne Frank, quyển Marking của Dag Hammarskjold, quyển Một cuộc đời rối loạn của Etty Hillesum, hay Nhật ký Genesee của Henri Nouwen.  Bút ký của tôi giống với những gì mà một cậu bé trung học viết ra mô tả một ngày ở trường hơn.  Nhưng khi lật giở và đọc lại một bài, tôi luôn luôn kinh ngạc thấy ngày sống hôm đó thật phong phú và trọn vẹn, ngoại trừ một việc là lúc viết ra nó tôi đã không nhận ra điều này.  Trong khi đã thực sự sống qua những ngày như thế, vậy mà hiện nay tôi vẫn vất vả cố gắng để hoàn thành công việc, để được lành mạnh, để theo kịp các kỳ vọng, để có được những thời khắc thân ái và sáng tạo giữa các áp lực thường nhật, và để đi ngủ cho đúng giờ giấc.  Trong phong cách này, không có nhiều phần hồn cho bằng một đống lịch trình, công việc và vội vã.

Tôi ngờ rằng điều này không phải là không điển hình chung.  Tôi ngờ rằng hầu hết chúng ta, sống hầu hết ngày sống mà không nhận ra cuộc sống của mình phong phú biết bao, và như thế cứ luôn mãi để cho linh hồn bị tụt lại phía sau.  Ví dụ như, nhiều phụ nữ mất 10 hay 15 năm cho việc nuôi dạy con cái, luôn mãi chăm lo cho nhu cầu của một người khác, nửa đêm thức giấc để lo cho đứa con, 24 tiếng một ngày luôn trong tình trạng túc trực, hi sinh hết thời gian vui thú của mình và tạm gác sự nghiệp cùng sáng tạo của mình qua một bên.  Và cũng rất thường là người phụ nữ đó, khi nhìn lại những năm tháng này và mong mỏi có thể lấy lại.  Nhưng khi nhìn theo một cách xúc cảm phần hồn hơn, người đó nhận thức rõ rệt rằng thật tuyệt vời và đặc ân khi được làm những gì mình từng làm với sự chán chường và bức xúc.  Nhiều năm về sau, nhìn lại, cô sẽ thấy cảm nghiệm này của cô thật phong phú và quý báu, và cũng sẽ thấy thời đó cô đã để quá ít phần hồn vào những gì mình đã thực sự trải qua.

Điều này có thể có hàng ngàn ví dụ.  Chúng ta tất cả đều từng đọc đâu đó những chia sẻ về việc mình sẽ sống khác đi nếu được sống lần nữa.  Hầu hết câu chuyện như thế để có cùng một môtíp chung.  Nếu có cơ hội khác, tôi sẽ cố gắng tận hưởng cuộc đời hơn, nghĩa là tôi sẽ cố gắng để hồn hơn và ý thức hơn vào chuyện đó.

Tôi e là với hầu hết chúng ta, linh hồn sẽ chỉ bắt kịp chúng ta khi tuổi già, khi sức khỏe sinh lực và cơ hội làm việc dần tan biến.  Có vẻ như trước hết chúng ta cần phải mất đi điều gì đó trước khi trân trọng nó cho trọn vẹn.  Chúng ta có khuynh hướng xem sức khỏe, sinh lực và công việc là chuyện mặc định, cho đến khi chúng xa rời chúng ta.  Chỉ sau khi đó, chúng ta mới nhận ra cuộc sống của mình thật phong phú biết bao, và nhận ra rằng thời đó, chúng ta đã kín múc sự phong phú đó ít ỏi dường bao.

Linh hồn của chúng ta cuối cùng cũng bắt kịp chúng ta, nhưng sẽ thật tốt nếu chúng ta không để cho đến khi vào viện dưỡng lão mới có được điều này.  Cũng như các phu khuân vác đã để các thùng hàng xuống và dừng bước, thì chúng ta cũng cần đều đặn dừng lại và chờ cho linh hồn bắt kịp mình.

Khi mới làm linh mục, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đảm trách một trường học.  Và mỗi ngày, một thời điểm nào đó, ngài lại có một vài lời qua loa phóng thanh, chen ngang vào những việc đang diễn ra trong từng lớp học: Hãy biết ơn.  Định hình tầm nhìn của mình. Hãy dùng ngày sống của mình.

Tất cả chúng ta, ai cũng cần để cái gánh nặng xuống trong một phút, để cho linh hồn có thể bắt kịp mình.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Nào đâu có trăm năm, mà chờ mà đợi?

 “Nào đâu có trăm năm, mà chờ mà đợi?”

Nào đâu có kiếp sau, đâu có kiếp sau, mà đợi mà chờ?”

(Nhạc: Phạm Duy/Thơ: Lưu Trọng Văn – Trăm Năm Bến Cũ)

(1Gioan 3: 23-24)

           Trần Ngọc Mười Hai

Tư-tưởng này, bất chợt đến với bần-đạo sau khi nghe cô em dâu hát lên lời hát của Lưu Trọng Văn trong buổi Hát Cho Nhau Nghe hôm 5/3/2016 ở Sydney.

Tư-tưởng này, đã trở về với bần đạo cũng, sau khi nghe tin …tức từ vị chóp bu Đạo Chúa ở Rôma hôm rồi, rằng:

 “Hôm 21-1-2016, Phòng báo chí Tòa Thánh đã phổ biến thư của ĐTC Phanxicô gửi ĐHY Robert Sarah, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và kỷ luật bí tích, để thông báo quyết định về vấn đề này, và Sắc lệnh của Bộ Phụng tự thay đổi qui luật trong sách lễ theo cùng chiều hướng trên đây.

 Thư của Đức Giáo Hoàng gửi Hồng Y Sarah ký ngày 20-12-2014 có đoạn viết: ”Sau khi suy nghĩ chín chắn, tôi đi đến quyết định du nhập một sự thay đổi trong qui luật của Sách Lễ Roma. Vì thế, tôi qui định thay đổi qui luật theo đó những người được chọn để được rửa chân phải là đàn ông hoặc trẻ nam. Từ nay các vị mục tử của Giáo Hội có thể chọn những người tham dự nghi thức rửa chân trong số tất cả các thành phần dân Chúa. Ngoài ra, nên giải nghĩa thích đáng cho những người được chọn về ý nghĩa nghi thức rửa chân”.

 Trong Sắc Lệnh ký ngày 6-1-2016, Hồng Y Sarah và Đức TGM Tổng thư ký Arthur Roch của Bộ nhắc lại rằng cuộc cải tổ nghi thức Tuần Thánh với Sắc lệnh ”Maxima Redemptionis nostrae mysteria” (Các Mầu nhiệm quan trọng nhất của ơn cứu chuộc chúng ta, ngày 30-11-1955) cho phép cử hành nghi thức rửa chân cho 12 người đàn ông trong Thánh Lễ kỷ niệm Chúa lập phép Thánh Thể.. Khi cử hành nghi thức ấy, các GM và LM được mời gọi trở nên đồng hình dạng trong tâm hồn với Chúa Kitô, ”Đấng đã đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ” (Mt 20,28), và được tình yêu ‘đến cùng’ (Ga 13,1) thúc đẩy, hiến thân cho phần rỗi của toàn thể nhân loại.

 Sắc lệnh nhắc đến quyết định của Đức Phanxicô thay đổi qui luật đó và qui định rằng ”Các mục tử có thể chọn một nhóm như các tín hữu đại diện mỗi thành phần dân Chúa. Nhóm nhỏ ấy có thể gồm cả đàn ông lẫn phụ nữ, người trẻ, người già, người lành mạnh và bệnh nhân, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân”.

 Do năng quyền Đức Giáo Hoàng ban, Bộ Phụng Tự và kỷ luật bí tích du nhập sự đổi mới này vào trong các sách phụng vụ và nhắc nhớ các vị mục tử về nghĩa vụ giáo huấn thích hợp cho các tín hữu được chọn (rửa chân) cũng như cho những người khác, để họ tham gia nghi thức này một cách ý thức, tích cực và nhiều thành quả”. (X. Lm G. Trần Đức Anh OP, Radio Vaticana 21.01.2016)

 Đọc tin…tức từ đấng bậc chóp bu, bần đạo bầy tôi chạnh nhớ thân phận người nữ-phụ ở Hội thánh. Chạnh lòng rồi nhớ đến nhiều lời bình về sự việc này, trong đó có lời của đấng bậc vị vọng như sau:

“Thánh tổ-phụ Giêrônimô có lần nói: “Khi một nữ-phụ ao-ước được phục-vụ Đức Kitô nhiều hơn cả và thế-gian này, thì khi ấy chị sẽ thôi không còn là phụ-nữ nữa và người ta sẽ gọi chị là nam-nhân.”

 Huyền-thoại Do-thái-giáo khi xưa ta biết được là nhờ sách Sáng Thế Ký được mở để nói rằng Kinh thánh hiểu rõ rất nhiều sự/việc. Huyền-thoại Do-thái-giáo có mục-tiêu diễn-giải điều đó là những gì. Là bảo rằng: nam-nhân là những người mà ta không còn ngờ-vực gì nữa, từng hun-đúc nên các chuyện bí-nhiệm thần-thoại như thế. Để rồi, cuối cùng ra, đã ghi-chú các sự/việc này , do bởi các nữ-phụ trong xã-hội ấy không được tiếp-cận với thứ quyền-lực để diễn-giải mọi sự về Thiên-Chúa và/hoặc cũng chẳng có khả-năng để viết lách và diễn-giải nữa.

 Thêm vào đó, phụ-nữ xưa nay vẫn bị mọi người nghĩ rằng: các chị không thích bon chen tìm hiểu và/hoặc hiểu/biết gì về mọi thứ và cả những thực-tại xảy ra cùng sự thật của các sự-kiện từng xảy ra, nữa. Thế nên, phụ-nữ nói chung không gây ảnh-hưởng nào hết cách trực-tiếp lên các trách-nhiệm này/khác về văn-hoá. Là phụ-nữ, các chị cũng chẳng có quyết-định ban đầu nào khả dĩ có thể tạo hình-hài cùng khuôn-thước về bản-chất của bất cứ sự gì. Các chị cũng không tham-gia dự-phần vào bất cứ tiến-trình tạo quyết-định về sự việc nào hết.

 Thành thử, ai trong chúng ta cũng chẳng lạ gì khi thấy các truyện-kể hoặc bài viết do nam-nhân viết hoặc tạo hình-hài ở Kinh-thánh đều tìm câu trả lời cho thắc-mắc hỏi rằng: làm sao ác-thần/sự dữ lại đi vào công-cuộc tạo-dựng rất tốt đẹp của Thiên-Chúa được. Câu trả lời vẫn có thể có từ lời tuyên-bố bảo rằng: sở dĩ có chuyện đó là do lỗi của thụ-tạo “dưới-cơ con người” do Thiên-Chúa tạo ra để thoả-mãn nhu-cầu của nam-nhân đầu đời. Và ác-thần/sự dữ ấy có tên là nữ-nhân-đầu-đời, tên Evà…”  (Xem thêm Tgm John S. Spong, The Woman as the Source of Evil trong The Sins of Scripture, HarperCollinsPublishers 2005 tr. 87-93)

Nghe các đấng bậc biện-luận với nhau như trên, bần đạo chẳng biết làm gì hơn, là: lại quay về với nhạc-bản của nghệ sĩ họ Phạm phối nhạc cho bài thơ của Lưu Trọng Văn, vẫn hát thêm:

“Trăm năm đầu lỗi hẹn hò,

Chứ cây đa bến cũ, con đò khác đưa…

Thôn-nữ CHỊ, đã qua cầu, thóc lép,

Thôn-nữ EM, như trăng tuột khỏi chồi tay,

Thôn-nữ ÚT, đã lên đòng, nào ai biết.

 Khúc tình xưa, xưa ấy đã xưa rồi,

Con chuồn chuồn không lung nhùng trong mạng nhện.

Con bướm vàng nằm xoài dưới chân anh.

Một vùng trăng cỏ non như níu áo

Ngọn tre xanh đủng đỉnh muộn màng

Á a á a a…

A á ạ à Á à à a…

(Phạm Duy/Lưu Trọng Văn – bđd)

Cũng trong đêm nhạc này, trong hai bài phổ nhạc của nghệ-sĩ Phạm-Duy, bài “Cô Hái Mơ” là bài viết đầu tay của ông và bài “Trăm Năm Bến Cũ” được viết vào cuối đời trong đó tác-giả gói-ghém tâm-sự “Ngày trở về” sau khi đọc bài thơ của Lưu-Trọng-Văn có đầu đề là “Nào Đâu Có Trăm Năm, Mà Chờ Mà Đợi”, rất đúng ý.

Vâng. Ở nhạc-bản trên, chỉ mỗi câu ngâm “Á a à à a ..” thôi, thì tôi và bạn nghe qua cũng đã hiểu. Hiểu rất nhiều, về thân-phận người nữ-phụ, xưa nay. Nói đúng hơn, nữ-phụ khi xưa thì như thế. Còn, phụ-nữ hôm nay, rày đã khác. Khác rất nhiều. Khác, hơn xưa khi người người góp mặt biểu đồng tình với người chị/người em ở thánh hội. Như, lời đấng bậc khác, từng diễn tả như sau:

“Chuyện người nữ-phụ lấy tóc lau chân Đức Giêsu… cho thấy một sự thật. Sự thật là, người nữ-phụ xử-sự theo cách hối-lỗi rất thật-tình và tha-thiết, nên chị ta có được kết quả là đạt được lòng mến tràn đầy từ Đấng có quyền thứ-tha. Ngài tha-thứ, nhưng không phô-trương uy-quyền được Cha Ngài ban. Trái lại, sự việc cải-hối và niềm tin nơi nữ-phụ ở đây đã đem lại cho chị ơn tha-thứ…

 Xã-hội hôm nay, thấy rất nhiều người làm quấy dù chỉ một lần trong đời, nhưng vẫn bị người đời tặng cho mình nhiều mũ-chụp, suốt quãng đời còn lại, của chính họ, dù họ thật tình muốn chỉnh-sửa. Thiên-Chúa không xử-sự với con người như loài người vẫn xử-sự với nhau, và cho nhau. Chúa xử-sự với con người theo tình-thế của họ ở đây, bây giờ. Quá-khứ của con người không quan-trọng đối với Chúa. Quan-trọng chăng, chỉ mỗi điều, là: nay ta sống thế nào, mà thôi. Nay, ta xử-sự ra sao với các nữ-phụ dù họ có phạm lỗi hay không. Ta có xử sự với các nữ-phụ trong tương-quan với mọi người đúng theo tinh-thần Chúa khuyên-dạy hay không mà thôi.

Trong một thế-giới mà nam-nhân hoàn-toàn khuynh-loát và làm chủ, thì nữ-phụ xưa nay vẫn bị chê-trách rất nhiều chuyện, kể từ ngày chị được tác-tạo thành con người đến hôm nay. Giả như có tên du-thủ du-thực nào đó phạm tội hãm-hiếp phụ-nữ, thì mọi người trong thế-giới nam-nhân sẽ bảo rằng: sở dĩ có chuyện này, là vì chị ta lôi-cuốn anh ấy qua cách ăn mặc rất kích-dâm hoặc lôi cuốn. Nếu có nam-nhân nào đó từng xách-nhiễu một nữ-phụ đơn-sơ/trong trắng nào đó, thì họ lại cũng bảo rằng sở dĩ có chuyện này là do chị ấy gây chuyện rồi kích-động trước, thế thôi.

 Giả như ông chồng nọ quyết ly-dị vợ mình, ắt hẳn cũng vì chị vợ nay thành loại người mà anh tự thấy mình không còn có thể chịu đựng nổi chị ấy nữa. Giả như nữ-phụ nào có khả năng chơi được trò chơi dành cho nam-nhân, thì chị ấy sẽ bị đè bẹp/vùi-dập bằng những lời xách-mé/xỉa xói nói cho hay cho tốt sẽ bảo rằng: cô ấy là thứ đàn-bà trơ-tráo không biết e-thẹn là gì, hoặc tệ hơn, lại sẽ nói: cô bé này đúng là con chó cái, thế thôi.

 Và, giả như chị phải vận-dụng mọi kỹ-năng hoặc tay nghề thực-sự mới được thế, thì thiên-hạ lại sẽ bảo là chị ta đang sử-dụng “mọi thứ của phụ-nữ” mới đạt được điều mình mong muốn có kết-quả.

 Tất cả những điều này tiếp-tục mẫu-mã dựng chuyện cho câu truyện kể về Vườn Địa Đàng, trong đó nhân-vật Evà là nguyên-nhân gây nên đổ-vỡ cho am-nhân. Chị là người hoàn-toàn trách-nhiệm trong việc đưa ác-thần/sự dữ vào với thế-giới nhân-trần. Đây là truyện kể tuyệt-vời, nhưng vẫn chỉ là: một câu truyện kể, thế thôi. Thật sự, thì: đây chỉ là truyện dụ-ngôn qua đó bậc tiên-tổ của ta khi xưa vẫn tìm cách bắt-chộp “sự thật” về sự hiện-hữu của các ngài, mà thôi.

 Và, các truyện kể ở Kinh thánh lâu nay mang tính thần-thoại mà nhiều người gọi là huyền-nhiệm hay bí-nhiệm để nói lên một sự việc gì đó mà một số người gọi là “thần-học Giao-ước” giữa Thiên-Chúa và loài người. Thần-học này, lâu nay vẫn coi nữ-giới là “kẻ cám dỗ” nam-nhân vốn dĩ là những người đáng quí đáng trọng. Theo đó, nữ-giới vẫn bị gọi là thứ “cây rái cấm-kỵ” kích thích lòng ham/muốn nơi cơ-thể của nam-nhân.

 Vì thế nên, phụ-nữ xưa nay vẫn “bị” định-nghĩa là người đồi-bại và làm sa-đoạ tính thánh-thiêng của người phàm. Các chị còn bị chê-trách coi như nguyên-nhân tạo cho nam-nhân mất đi uy-quyền của chính họ. Từ khi có truyện kể dụ-ngôn này, văn-hoá Đạo Chúa ở phương Tây bị nối-kết với khuynh-hướng xa lánh phụ-nữ, tức: diễn-tả mọi thứ thánh-thiêng theo nghĩa không giới-tính.

 Cũng từ đó, tính trinh-trong của phụ-nữ và khiết-tịnh ở nam-giới đã trở-thành phương-cách để mọi người tự thánh-hoá đời sống, theo phương-cách cao hơn. Cả đến hôn-nhân cũng bị nhiều người định-nghĩa như một châm-chước/nhượng-bộ tội-lỗi, tức: phương-án chọn-lựa dành cho những người yếu kém về nhiều thứ.

 Một trong các vị thánh từng chuyển-dịch Kinh Thánh là thánh Giêrônimô vẫn được bảo là vị thánh từng thấy khó xử trong chuyển-dịch, khi thấy rằng khiá-cạnh độc-nhất mang tính cứu-độ của hôn-nhân là ở chỗ việc này “sản-xuất ra nhiều trinh-nữ hơn nữa”. Và tuyên-bố này vẫn khiến nhiều người khó mà tin được sự việc lại có thể như thế.

 Như thế, tức bảo rằng: phụ-nữ thật sự là sự dữ/ác-thần tận cốt lõi. Đó là thông-điệp xuất tự người gửi là Hội-thánh Đức Kitô và thông-điệp này được đặc-biệt tạo-tác xuất từ dụ-ngôn truyện kể về vườn Địa Đàng có Evà là hiện-thân của sự dữ.” (Xem Lm Frank Doyle sj, Suy Niệm Lời Ngài Chúa Nhật thứ 8 Mùa thường niên năm C, nxb Tôn Giáo 2012, tr. 138)

Đó, chính là vấn-đề. Vấn-đề, là ở chỗ: ta xử-sự với các nữ-phụ có cùng kiểu, đồng quyền và theo cùng cung-cách như vẫn làm với người khác, chí ít là những người khác khác chính-kiến, khác lai-lịch hoặc khác cả giới-tính, nữa hay không mà thôi.

Và, vấn-đề còn lại đặt ra cho mọi người, là: ta đối-xử với nữ-phụ trong/ngoài Giáo-hội có theo khuôn-khổ của sự tự-do con cái Chúa, hay không? Hỏi thế, không phải để có được một trả lời ngay tức khắc cho mình và cho người. Hỏi như thế, tứ: chỉ hỏi để mà hỏi. Hỏi, để kiếm tìm một hình-thức sống sao cho vui tươi, phúc hạnh và phải lẽ.

Thế nên, để mọi người, nam cũng như nữ, được sống vui-tươi/hài hoà với nhau, tưởng cũng nên về với truyện kể nhè nhẹ trong đó có những cử chỉ cũng nhè nhẹ nhưng vui/đẹp của người nữ-phục đã biết nhưng chưa quen, vẫn vui sống, như sau:

 “Có một chàng trai bị bệnh ung thư. Chàng mới 19 tuổi, nhưng có thể chết bất kì lúc nào vì căn bệnh quái ác này.Suốt ngày, chàng trai phải nằm trong nhà, được sự chăm sóc cẩn thận đến nghiêm ngặt của bố mẹ. Do đó, chàng trai luôn mong ước được ra ngoài chơi, dù chỉ một lúc cũng được.

 Sau rất nhiều lần năn nỉ, bố mẹ cậu cũng đồng ý. Chàng trai đi dọc theo con phố- con phố nhà mình mà vô cùng mới mẻ- từ cửa hàng này sang cửa hàng khác. Khi đi qua một cưả hàng bán CD nhạc, chàng trai nhìn qua cửa kính và thấy một cô gái. Cô gái rất xinh đẹp với một nụ cười hiền lành – và chàng trai biết đó là “tình yêu từ ánh mắt đầu tiên”. Chàng trai vào cửa hàng và lại gần bàn cô gái đang ngồi. Cô gái ngẩng lên hỏi:

-Tôi có thể giúp gì được cho anh ?

 Cô gái mỉm cười, và đó là nụ cười đẹp nhất mà chàng trai từng thấy.

-Ơ…,chàng trai lúng túng.

-Tôi muốn mua một CD…

Chàng chỉ bừa một cái CD trên giá rồi trả tiền.

-Anh có cần tôi gói lại không? Cô gái hỏi, và lại mỉm cười.

Khi chàng gật đầu, cô gái đem chiếc CD vào trong.

Khi cô gái quay lại với chiếc CD đã được gói cẩn thận, chàng trai tần ngần cầm lấy và đi về.

 Từ hôm đó, ngày nào chàng trai cũng tới cửa hàng, mua một chiếc CD và cô gái bán hàng lại gói cho anh. Những chiếc Cd đó, cháng đem về nhà và cất ngay vào tủ. Anh rất ngại, không dám hỏi tên hay làm quen với cô gái. Nhưng cuối cùng, mẹ anh cũng phát hiện ra việc này và khuyên anh cứ nên làm quen với cô gái xinh đẹp kia.

 Ngày hôm sau, lấy hết can đảm, chàng trai lại đến cửa hàng bán CD, rồi khi cô gái đem chiếc CD vào trong để gói, anh đã để một mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của mình lên bàn.

Rồi anh cầm chiếc CD đã được gói- như tất cả mọi ngày- đem về. Vài ngày sau…

Reeeeeeeeeeeeeeng!!!.

Mẹ chàng trai nhấc điện thoại:

-Alô!?

 Đầu dây bên kia là cô gái ở cưả hàng bán CD. Cô xin gặp chàng trai nhưng bà mẹ òa lên khóc:

-Cháu không biết sao ? Nó đã mất rồi…hôm qua…

Im lặng một lúc. Cô gái xin lỗi, chia buồn rồi đặt máy.

Chiều hôm ấy, bà mẹ vào phòng cậu con trai. Bà muốn sắp xếp lại quần áo cuả cậu, nên đã mở cửa tủ.

Bà sững người khi nhìn thấy hàng chồng, hàng chồng CD được gói bọc cẩn thận, chưa hề được mở. Bà mẹ rất ngạc nhiên, cầm một cái lên, mở ra xem. Bên trong lớp giấy bọc là một chiếc CD cùng với một mảnh giấy ghi: ” chào anh, anh dễ thương lắm-Jacelyn”.

 Bà mẹ mở thêm một cái nữa. Lại thêm một mảnh giấy ghi: “Chào anh, anh khoẻ không? Mình làm bạn nhé? – Jacelyn”

Một cái nữa, thêm nữa… trong mỗi cái CD là một mảnh giấy…..”

Và, lời bàn “Mao Tôn Cương” từ người kể, vẫn bảo rằng: “Trong mỗi cử chỉ đều có thể tiềm ẩn một món quà. Giá như chúng ta đừng ngần ngại mở tất cả những món quà mà cuộc sống đem lại.”

Thật ra thì, có những thứ quà không cần mở cũng biết rằng: quà ấy thật vô giá như quà tặng Thượng Đế biếu/tặng ta trong cuộc đời người. Đó là, sự hiện-diện của mọi nữ-phụ ở quanh ta. Nữ-phụ ấy, có thể là mẫu-thân, là vợ, người chị hoặc em gái, con/cháu rất nữ-giới. Quà nào cũng vui cũng quý-giá như sự sống đích-thật của mọi người.

Kể thế rồi, nay lại cũng mời bạn và tôi, ta đi vào vùng trời có lời vàng của Đức Chúa, vẫn nhủ/khuyên rất nhiều lần, như sau:

“Này là lệnh-truyền của Thiên-Chúa:

Ta phải tin vào Danh Con của Ngài,

Đức Giêsu Kitô,

Và, yêu mến nhau

như Ngài đã truyền lệnh cho ta.

Và, ai giữ lệnh-truyền của Ngài,

thì lưu lại trong Ngài

và Ngài ở trong kẻ ấy.

Và, điều này ta biết được, là:

Ngài lưu lại ở trong ta,

do tự Thần-Khí Ngài đã ban cho ta.”

(1Ga 3: 23-24)

Thần-Khi Ngài ban cho ta, ở trong ta, thì làm sao ta và người lại cứ khinh-chê, coi rẻ các nữ-phụ, trong đời. Khinh và chê, như thể họ không là người như mình. Khinh và chê, như thể người người vẫn đối-xử với các nữ-phụ như từng đối-xử với người hành-tinh xa lạ, chẳng có tình người của người cùng một hành-tinh.

Làm sao chứng-thực được rằng: Thần-khí Ngài ở trong ta, khi ta đối xử với nhau không đồng đều. Vẫn cứ tạo ranh-giới, rào cản và kỳ-thị. Kỳ-thị nam nữ rất tranh-giành. Và, đó chính là mấu chốt của mọi đối xử rất bất-công, không đồng đều, một đối-xử không phải của người hành-tinh, rất địa cầu này.

Vậy, tưởng cũng nên coi lại lề-lối sống với nhau trong hài-hoà/yêu-thương không đợi chờ gì, huống hồ là “trăm năm”.

Vâng, quyết thế rồi, tưởng cũng nên hát lên ca-từ nay trích-dẫn để có lập-trường sống kiên-định rằng:

“Nào đâu có trăm năm,

mà chờ mà đợi?”

Nào đâu có kiếp sau,

đâu có kiếp sau, mà đợi mà chờ?

Đất MẸ, đất NÀNG, con sáo sang song.

Đất MẸ, đất NÀNG, con sáo sang sông.

 Trăm năm bến cũ, có còn đó không?

Còn đó không?

Cây đa bến cũ còn lưa,

Bến cũ còn lưa

O đò năm trước đi mô không về…”

(Phạm Duy/Lưu Trọng Văn – bđd)

 Trần Ngọc Mười Hai

Và những câu hỏi

rất như thế

vẫn lảng vảng

trong đầu mình

suốt mọi ngày.

Tình nhân-thế chua cay, người lịch-duyệt,

Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ Năm Phục Sinh năm C 24/4/2016

                             Tin Mừng: (Ga 13: 31-35)

Đức Giêsu nói: “Giờ đây, Con Người được tôn-vinh, và Thiên-Chúa cũng được tôn-vinh nơi Ngài. Nếu Thiên-Chúa được tôn-vinh nơi Ngài, thì Thiên-Chúa cũng sẽ tôn-vinh Ngài nơi chính mình, và Thiên-Chúa sắp tôn vinh Người.

 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy; nhưng như Thầy đã nói với người Do-thái:

 “Nơi tôi đi, các người không thể đến được”, bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy. Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.”

                                      “Tình nhân-thế chua cay, người lịch-duyệt,”

“Niềm giang-hồ tan-tác lệ Giang-Châu.”

                                                                 (Dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)

Mai Tá lược dịch

Tình nhân-thế, con người ra như thế. Vẫn chua cay, giang-hồ, tan-tác đầy những lệ. Tình nhà Đạo, xưa nay vẫn khác. Khác, vì có lời dạy nhân-gian nay đằm thắm.

Trình thuật hôm nay, thánh Gioan Tin Mừng lại cũng nói về thứ tình-yêu rất đặc biệt. Thứ tình trọn đầy ý-nghĩa mà Đức Chúa đã làm gương. Tình Chúa nêu gương, là tình Ngài bày tỏ không chỉ riêng tư, mà là tình người dưới thế, ta luôn có với nhau. Tình Thầy luôn yêu, là tình đượm sắc mầu thương mến, rất hy sinh. Thầy hy sinh cho tất cả. Hy sinh đến chết. Hy sinh để ta được sống. Để ta cứ yêu. Yêu như Thầy vẫn hy sinh.

Ngôn ngữ phàm trần, không thấy có cụm từ nào được người đời biết đến, nhiều bằng từ ngữ “yêu”. Yêu, là phạm trù phổ biến dễ truy cập nhất. Một đề tài nói đến cả trong mọi trường hợp, mọi địa hạt: từ nghệ thuật đến văn chương, thi tứ, tthơ nhạc, cho đến phim ảnh văn xuôi, truyện ngắn. Nhất nhất, nói về tình yêu. Tình yêu có chữ “hy sinh” ở đời, là tình ta nghe biết nhiều nhất.

Với đời thường, tình yêu là cảm xúc ướt át, diễm lệ mọi người quanh ta, hằng đeo đuổi. Đeo và đuổi cho đến khi nào không thể làm gì hơn được nữa, mới thôi. Yêu, theo nghĩa dân gian người phàm, là tình thấy đầy nơi phố chợ có thể đằm thắm lúc ban đầu. Nhưng, nhạt dần với tháng năm. Tình nào không kèm chữ “hy sinh”, chung cuộc rồi ra cũng sẽ chán, khi vừa xuất hiện đối tượng mới, tươi trẻ, hấp dẫn và tràn đầy nhựa sống hơn.

Tình đời mau chán, bởi người người chỉ chú trọng đến xác thân hoặc dục tính. Tình đời loại này, thường dẫn đến điểm thoát rất nhanh, nơi đọan cuối của đường hầm, nhiều tăm tối. Tình như thế, tuyệt nhiên là tình không mang dáng vẻ “hy sinh”, nào hết.

Tình “có hy sinh”, là mối tình được thể hiện bằng hành động, chứ không phải bằng lời. Tình đó là tình được dặn dò khuyên nhủ, như một lệnh truyền ngày Chúa chia tay giã từ. Lệnh truyền Chúa nơi tình có hy sinh vẫn được nhấn mạnh rất nhiều lần; vì Ngài vẫn thường bảo: “với dấu này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Yn 13: 35)

Làm người, ai cũng từng hơn một lần, đã biết yêu. Là môn đệ của Thầy, người người lại càng phải biết yêu thương nhau nồng nàn hơn nữa. Yêu, say đắm hơn bao giờ hết. Yêu, như Thầy vẫn thương chúng ta. Yêu thương nhau, là thứ tình thực tiễn được đánh giá qua cách thức ta đối xử với nhau. Xử sự với nhau, thật hiền hòa, thật tử tế. Ta đối xử với nhau thật kiên nhẫn, chịu đựng.

Tình ta thương nhau, là tình của những người đồ đệ theo chân Chúa. Đó là tình không kiêu sa. Cũng chẳng mượt mà, trau chuốt đánh bóng chính người mình. Tình ta thương nhau, như tình Chúa yêu ta là tình không dày đạp người khác. Dày vùi và đạp lên đó để mọi người nhìn mình cho rõ, như người hùng anh cần được yêu, phải được tôn kính. Tình ta thương nhau, là cùng vui với người vui. Cùng khóc với người đang khóc. Cùng đạt ước nguyện tạo niềm vui cho nhau. Tình ta thương nhau, là biết thương tiếc khóc than vì người khác đã mất mát, khổ đau.

Yêu thương nhau như tình Thầy yêu ta, là biết nói lên sự thật. Với lòng xót thương không bến bờ.Yêu thương nhau như Thầy yêu ta, là yêu thương đấy, vẫn yêu trong hy sinh tha thứ cho người mình thương yêu. Thương yêu rất mực tin tưởng vào người mình yêu thương. Yêu trong kiên định, cả vào những giây phút gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Yêu, cả vào lúc thấy có khổ đau. Những lúc đang trầm mình dưới bùn đen, ở dưới thấp. Yêu như thế, mới giống tình Chúa yêu thương mọi người, không xét nét.

Tình có hy sinh là chấp nhận thua thiệt, để người kia được lợi. Yêu trong hy sinh, là biết tự kiềm chế mọi đam mê, dục vọng. Yêu rất hy sinh, là như thể đang chết dần chết mòn cho những cảm xúc vênh vang, kiêu hãnh. Yêu trong hy sinh, là chết đi cho chính mình. Chết cho con người mình. Chết, không phải về thể xác. Mà, chết cho nhu cầu xác thân, tạm bợ. Dù, nhu cầu ấy vẫn  chính đáng, vẫn rất cần.

Yêu trong hy sinh, càng không phải là yêu với mặc cảm tội lỗi. Mặc cảm thâm trầm, vì đã làm điều bất ưng và bất xứng, nay muốn tự hủy. Tự hủy, bằng tâm trạng âm thầm, khúm núm, cúi đầu sợ sệt. Yêu trong hy sinh, càng không phải là những khuyên răn, khích lệ bạn bè người thân hãy có cùng tâm trạng hủy diệt, vùi dập thân xác như mình. Nói khác đi, tình “có hy sinh”, là quà tặng Chúa ban nhưng-không gửi đến để người người chấp nhận một chọn lựa. Chấp nhận cơ hội vinh thăng cho tình yêu ta đang có, ngày càng tốt đẹp hơn.

Với dặn dò đàn con biết tỏ bày tình có hy sinh, Đức Chúa đã nêu gương để ta cũng có cử chỉ tự hạ làm người thấp hèn. Ngài tự giáng hạ vào chốn nghèo hèn, để Thiên Chúa là Cha sẽ nâng Ngài lên nơi vinh hiển. Noi gương Chúa, ta cũng tự hạ chính mình nhịn nhường mọi vinh hoa, phú quý sang qua người khác. Nhường nhau, để tạo cuộc sống mới dồi dào sức sống.

Tự hạ, nhưng không tự hủy. Tự hạ, không có nghĩa dứt bỏ phẩm giá con người rất vinh quang. Vinh quang, vì mang thân phận làm con dân Đức Chúa. Tự hạ, là tự giảm chính mình xuống mức thấp hơn người khác. Tự đặt mình ở mức thấp, để người khác được nổi bật hơn, hạnh phúc hơn mình. Thực tế, trong sống đời dân gian trầm hạ, cũng nên tìm ra phương cách hoặc động thái khả dĩ giúp ta cởi thoát những hành vi không mang đặc thù của người con yêu Đức Chúa. Cởi thoát, là tự mình không đòi ở chỗ cao, trên người khác. Hoặc, người khác phải cảm nhận công sức mình, đã bỏ ra. Cởi thoát, là không đòi cho được quyền ra lệnh người khác thực hành ý kiến của mình.

Tham dự tiệc thương yêu hôm nay, ta cầu mong Thầy Chí Thánh giúp ta yêu thương mọi người như một nhân vị, chứ không như sự vật. Cầu mong sao, ta tạo được cho mình và mọi người những tình tự “có hy sinh” đưa ta vào cuộc sống rất vui. Sống can đảm, để giải quyết mọi bất đồng trong tương quan với mọi người chung quanh.

Cầu và mong, tình của ta luôn là tình “có hy sinh” như Đức Chúa từng dạy bảo. Và cầu mong sao, trong yêu thương giao dịch, tình của ta với người, vẫn là tình hy sinh ở mức cao độ, như Thầy thương ta.

Và, cũng cầu lại cũng mong sao cho tình nhân-thế có con người vẫn luôn sống theo lời dặn-dò của Đấng Nhân-Hiền từng minh-chứng bằng cuộc sống của Ngài. Sống chung-tình, nhiều thương-mến, rất ngàn năm.

Lm Richard Leonard sj biên-soạn

Mai Tá lược dịch