KINH NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT

KINH NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT

WHĐ (07.05.2015) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã soạn một bản kinh để giúp các tín hữu cầu nguyện trong Năm Thánh Lòng Thương Xót (từ 08-12-2015 đến 20-11-2016).  Trong lời kinh, Đức Thánh Cha nài xin Chúa làm cho Năm Thánh Lòng Thương Xót trở nên một năm hồng ân để Hội Thánh “thêm lòng nhiệt thành mang Tin Mừng đến với người nghèo, loan báo tự do cho những người bị giam cầm và áp bức, và cho người mù lại được nhìn thấy”.

Sau đây là toàn văn kinh nguyện này:  (bản dịch tiếng Việt đã được các Đức giám mục Việt Nam

chấp thuận trong Hội nghị Thường niên kỳ II năm 2015 tại Toà Giám mục giáo phận Xuân Lộc)

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Chúa dạy chúng con phải có lòng thương xót như Cha trên trời,

và ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha.

Year-of-Mercy-LOGO

 

Xin tỏ cho chúng con thấy dung nhan của Chúa

và chúng con sẽ được cứu độ.

Ánh mắt đầy yêu thương của Chúa đã giải thoát ông Zakêu

và thánh Matthêu khỏi ách nô lệ bạc tiền;

làm cho người đàn bà ngoại tình và thánh Mađalêna

không còn tìm hạnh phúc nơi loài thụ tạo;

cho thánh Phêrô khóc lóc ăn năn sau khi chối Chúa,

và hứa ban thiên đàng cho kẻ trộm có lòng hối cải.

 Xin cho chúng con được nghe

những lời Chúa đã nói với người phụ nữ Samaria,

như thể Chúa đang nói với mỗi người chúng con:

“Nếu con nhận ra hồng ân của Thiên Chúa!”

Chúa chính là gương mặt hữu hình của Chúa Cha vô hình,

Đấng biểu lộ quyền năng của Ngài

trước hết bằng sự tha thứ và lòng thương xót:

 Xin làm cho Hội Thánh

phản chiếu gương mặt hữu hình của Chúa trên trái đất này.

Chúa là Đấng phục sinh vinh hiển.

Chúa đã muốn các thừa tác viên của Chúa

cũng mặc lấy sự yếu đuối

để có thể cảm thông với những người mê muội lầm lạc,

xin làm cho tất cả những ai tiếp cận với các ngài

đều cảm thấy họ đang được Thiên Chúa

quan tâm, yêu mến và thứ tha.

 Xin sai Thần Khí Chúa đến

xức dầu thánh hiến mỗi người chúng con,

để Năm Thánh Lòng Thương Xót này

trở thành năm hồng ân của Chúa cho chúng con;

và để Hội Thánh Chúa, với lòng hăng say mới,

có thể mang Tin Mừng đến cho người nghèo,

công bố sự tự do cho các tù nhân và những người bị áp bức,

trả lại ánh sáng cho kẻ mù lòa.

 Lạy Chúa Giêsu,

nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót,

xin ban cho chúng con những ơn chúng con đang cầu xin.

Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha

và Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.

 Đức giáo hoàng Phanxicô

Người Vô Thần Có Vào Thiên Đàng?

Người Vô Thần Có Vào Thiên Đàng?

 TRẦM THIÊN THU

ĐGH Phanxicô tạo một đợt “bão tố” đối với sự tranh luận về tôn giáo sau một bài giảng nói về người vô thần. Trong bài giảng này, ngài nhấn mạnh rằng vấn đề không phải là gia nhập tôn giáo, nhưng là “chúng ta làm điều tốt”:

 Thiên Chúa đã cứu độ tất cả chúng ta bằng Máu Thánh của Đức Kitô: Tất cả chúng ta, không chỉ người Công giáo. Mọi người. Kể cả người vô thần ư? Ngay cả người vô thần. Mọi người!… Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm làm điều tốt. Và tôi nghĩ rằng mệnh lệnh này đối với mọi người làm điều tốt là con đường tốt đẹp dẫn tới hòa bình. Nếu mỗi chúng ta làm phần việc riêng mình, nếu chúng ta làm điều tốt cho người khác, nếu chúng ta gặp nhau ở đó, tức là làm điều tốt, và chúng ta đi chậm, nhẹ nhàng, từng chút một, chúng ta sẽ tạo nên văn hóa của sự gặp gỡ: chúng ta cần điều đó rất nhiều. Chúng ta phải gặp nhau trong việc làm điều tốt. “Nhưng tôi không tin, vì tôi là người vô thần! Còn làm điều tốt: chúng ta sẽ gặp nhau ở đó”.

Sau bài giảng gây tranh luận đó, các hàng tít trên các tờ báo lớn và chủ yếu như báo New York Times đã kêu lên với chữ “tin quan trọng” theo Đức giáo hoàng, thậm chí người vô thần cũng có thể vào Thiên đàng: tất cả chúng ta, kể cả người vô thần, sẽ “gặp nhau ở đó [Thiên đàng]”, với điều kiện là làm điều tốt. Đây là một số ví dụ mà nhiều hàng tít lớn trên các tờ báo uy tín: “Thiên đàng dành cho người vô thần? Đức giáo hoàng tạo sự tranh luận”; “ĐGH Phanxicô có là tín đồ dị giáo? Không, nhưng ngài gợi lên các vấn đề”; “ĐGH Phanxicô nói: Ngay cả người vô thần cũng có thể vào Thiên đàng”.

Theo dòng tranh luận sôi nổi, LM Thomas Rosica, phát ngôn viên Tòa Thánh, đã “thanh minh” về câu nói của Đức giáo hoàng khi nói rằng Đức giáo hoàng bị hiểu lầm, rằng “họ không thể được cứu độ, biết Giáo hội được Đức Kitô thiết lập và cần ơn cứu độ, sẽ từ chối gia nhập Giáo hội hoặc vẫn ở trong Giáo hội”. Điều này làm cho nhiều nhà bình luận nói rằng sự “bào chữa” này của phát ngôn viên Tòa Thánh trái ngược với thực chất của điều giáo hoàng đã nói. Richard Dawkins, khoa học gia nổi tiếng và là người vô thần thẳng thắn, đã phản hồi: “Người vô thần lên Thiên đàng ư? Không. Xin lỗi thế giới, giáo hoàng bất khả ngộ đã hiểu sai. Vatican bước vào đó bằng sự sốt sắng”.

Đây không là lần đầu tiên ĐGH Phanxicô nói bằng cách nói tích cực đối với người vô thần. Trong cuộc gặp gỡ đại kết với các vị lãnh đạo các tôn giáo khác chỉ vài ngày sau khi đắc cử giáo hoàng, ĐGH Phanxicô đã nói rằng người vô thần và tín hữu có thể là “đồng minh quý giá” (precious allies) trong nỗ lực “bảo vệ nhân phẩm, xây dựng sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc và cẩn thận bảo vệ công cuộc sáng tạo”.

Một chương về vô thần trong cuốn sách đầu tiên của ĐGH Phanxicô

Trong cuốn sách của ĐGH Phanxicô xuất bản lần đầu tiên, cuốn “On Heaven and Earth: Pope Francis on Faith, Family and the Church in the Twenty-First Century” (Trên trời và dưới đất: ĐGH Phanxicô nói về Đức Tin, Gia đình và Giáo hội trong thế kỷ XXI), có một chương dành riêng cho chủ đề vô thần. Sách này gồm nhiều bài thảo luận giữa ĐHY Bergoglio (nay là ĐGH Phanxicô), kể cả giáo sĩ Do Thái giáo Abraham Skorka, người Argentine, về nhiều chủ đề thuộc đức tin và tôn giáo.

Sự nhấn mạnh của chương này là tôn trọng và tha thứ cho người vô thần. ĐHY Bergoglio (nay là ĐGH Phanxicô) cho biết: “Khi tôi nói chuyện với người vô thần… tôi không đưa ra vấn đề về Thiên Chúa là điểm khởi đầu, trừ trường hợp họ đưa ra trước… Tôi không gạ gẫm họ vào đạo, hoặc từ bỏ chủ nghĩa vô thần; tôi tôn trọng họ và tôi chứng tỏ chính tôi là gì… Tôi cũng không nói đời họ bị kết án, vì tôi tin rằng tôi không có quyền phán xét về sự chân thật của người đó” (trang 11).

Mặt khác, giáo sĩ Do Thái giáo Skorka đã kết án cả người vô thần và tín hữu về “sự kiêu ngạo” của họ, thay vì ngầm khen họ là “người theo thuyết bất khả tri” (không thể biết, agnostic) – thuật ngữ này diễn tả những người nói rằng họ không chắc rằng có Thiên Chúa hiện hữu. Khi người vô thần phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, những người theo thuyết bất khả tri nói rằng không thể xác định sự hiện hữu của Thiên Chúa. Giáo sĩ Skorka nói: “Người theo thuyết bất khả tri nghĩ mình chưa có câu trả lời, nhưng một người vô thần 100% tin rằng Thiên Chúa không hiện hữu. Đó là sự kiêu ngạo tương tự dẫn tới chút nào đó chân nhận Thiên Chúa hiện hữu, cũng như chiếc ghế tôi đang ngồi đây. Những người theo tôn giáo là những người có niềm tin, nhưng họ lại không biết chắc Ngài hiện hữu…”.

Hơn nữa, giáo sĩ Skorka nói: “Mặc dù riêng tôi tin Thiên Chúa hiện hữu, nhưng là kiêu ngạo khi nói rằng Ngài hiện hữu như thể chỉ là sự chắc chắn nào đó trong cuộc sống. Tôi không ngẫu nhiên xác nhận sự hiện hữu của Ngài vì tôi cần sống sự khiêm nhường tương tự mà tôi đòi hỏi ở người vô thần”.

Về cơ bản, giáo sĩ Skorka nói rằng chúng ta nên “khiêm nhường” khi giải quyết với người vô thần bằng cách không khăng khăng cho rằng Thiên Chúa thực sự hiện hữu. Sự thật ở đây là ĐHY Bergoglio thực sự không mâu thuẫn với giáo sĩ Skorka về các câu nói trên đây, và thực sự, chương sách kết thúc bằng lời biện hộ của giáo sĩ Skorka về “sự khiêm nhường” trong thái độ của người theo thuyết bất khả tri.

Người vô thần có vào Nước Trời?

Nhiều người, kể cả người Công giáo đúng nghĩa, vẫn phản ứng ủng hộ bài giảng của ĐGH Phanxicô, khen ngài tha thứ cho người “không có đức tin”. Đó là tốt và đáng để chúng ta tôn trọng những người theo các tôn giáo khác, nhiều người quên rằng người vô thần từ chối Thiên Chúa. Làm sao một người từ chối Thiên Chúa có thể vào Thiên đàng chứ? Hoàn toàn trái ngược. Cuối cùng, Thiên đàng là Nước Trời của Thiên Chúa. Thiên đàng là nơi đời đời theo Chúa, tận hưởng vĩnh phúc.

Làm sao một người từ chối Thiên Chúa có thể vào Thiên đàng chứ? Người vô thần từ chối Thiên Chúa cho đến hơi thở cuối cùng là từ chối Nước Trời – họ từ chối tận hưởng vĩnh phúc, vì họ không tin điều đó. Vì chúng ta có ý chí tự do – một tặng phẩm Thiên Chúa không thể lấy đi khỏi chúng ta – Thiên Chúa không thể ép họ vào Nước Trời vì họ từ chối Ngài cho đến hơi thở cuối cùng.

Tại sao không nói về bằng chứng hiện hữu của Thiên Chúa?

Từ chối Thiên Chúa và vô thần là liều mạng vào lửa đời đời – trừ phi người vô thần sám hối trước khi chết. Người vô thần là người có linh hồn với nguy cơ vào hỏa ngục. Nếu chúng ta gặp ai đó sắp đâm đầu vào vách đá, rõ ràng là sẽ chết, chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta có “tôn trọng” họ mà để mặc họ liều mạng? Hay là chúng ta sẽ kêu cứu, la lớn, bảo anh ta dừng lại và đi đường khác?

Tại sao ĐHY Bergoglio nói về việc tha thứ cho người vô thần, và dành hẳn một chương về người vô thần? Chúng ta không nên nói với người vô thần về bằng chứng Thiên Chúa hiện hữu chăng? Thánh Thomas Aquinas, Thánh Anselm và nhiều Giáo phụ có bằng chứng hợp lý và mạnh mẽ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Không thích hợp chút nào để đưa ra bằng chứng Thiên Chúa hiện hữu. Thay vì vậy, có vẻ ngày nay nên nhấn mạnh sự tha thứ và chấp nhận những người không có niềm tin. Thay vì nhấn mạnh sự tha thứ và tôn trọng người vô thần, chúng ta không nên chia sẻ với họ về niềm vui và bình an nhờ tin vào Thiên Chúa, và số phận bi đát đang chờ những người từ chối Thiên Chúa đến cuối đời chăng? Sự thật đau lòng, nhưng vẫn cần nói về điều tốt của người vô thần.

Chứng thực mặc nhiên của thuyết vô thần/thuyết bất khả tri

Trong cuốn sách này, ĐHY Bergoglio không sửa đổi hoặc biện hộ lý thuyết về “sự không chắc chắn” của giáo sĩ Skorka. Chúng ta nhớ lại lời của giáo sĩ Skorka: Mặc dù riêng tôi tin Thiên Chúa hiện hữu, nhưng là kiêu ngạo khi nói rằng Ngài hiện hữu như thể chỉ là sự chắc chắn nào đó trong cuộc sống”.

Câu nói này chứng thực “thuyết bất khả tri” (không biết Thiên Chúa hiện hữu hay không). ĐHY Bergoglio nói: “…Theo cảm nghiệm về Thiên Chúa, luôn có câu hỏi không được trả lời, một cơ hội ngụp lặn trong Đức Tin… chúng ta có thể nói Thiên Chúa là ai, có thể nói về các thuộc tính của Ngài, nhưng không thể nói Ngài là cái gì… Tôi cũng nói rõ đó là kiêu ngạo, các lý thuyết đó không chỉ cố gắng xác định bằng sự chắc chắn và sự chính xác về các thuộc tính của Thiên Chúa, mà còn làm ra vẻ nói Ngài là ai”.

Chúa Giêsu ở đâu trong cuộc đối thoại?

Nếu tôi là ĐHY Bergoglio, đối thoại với giáo sĩ Skorka, làm sao tôi trả lời sự chứng thực của thuyết bất khả tri? Tôi sẽ trả lời bằng cách nói rằng Chúa Giêsu là bằng chứng tối hậu về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Cuộc đời của Ngài, việc làm của Ngài, và nhất là sự phục sinh của Ngài là bằng chứng vượt qua sự nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Đức Giêsu Kitô là bằng chứng thật, cụ thể, có tính lịch sử, không thể từ chối sự hiện hữu của Thiên Chúa.

Có lần Tông đồ Philipphê đã hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” (Ga 14:8). Chúa Giêsu nói: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao?” (Ga 14:9-10).

Thay vì nói với người vô thần: “Là người vô thần cũng được, bạn vẫn vào Thiên đàng nếu bạn làm điều tốt”, thiết nghĩ chúng ta nên nói về mối nguy cơ của việc sống vô thần, bằng chứng không thể chối cãi về sự hiện hữu của Thiên Chúa, và Thần tính của Chúa Giêsu. Họ có thể tranh cãi với chúng ta, la hét chúng ta, ghét chúng ta vì thách đố quan điểm của họ – nhưng nếu nói về “sự thật đau lòng”, và mặc dù như vậy, cũng cứ nên nói ra – chỉ vì muốn tốt cho họ.

PAOLO REYES

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)

PHÉP RỬA CỦA CHÚA GIÊSU

PHÉP RỬA CỦA CHÚA GIÊSU

(CN Thường Niên, Năm C)

Tuyết Mai

Ai cũng biết rằng Chúa Giêsu của chúng ta Ngài đâu cần Phép Rửa nhưng vì Ngài được sinh ra trong Thế Gian, mặc xác phàm nên Ngài cũng phải chịu Phép Rửa như bao người và để làm gương cho muôn người.

Người đời chúng ta thường khi nghe nói đến danh từ “rửa” thì liền nghĩ đến ngay đến sự rửa ráy cho sạch những gì dơ bẩn bám trên thân thể, quần áo, vật dụng, nhà cửa, v.v… thưa có phải? Và có phải người thường của chúng ta ai cũng thích, cũng chuộng sự sạch sẽ thơm tho nhất là vấn đề cá nhân vì ngay cả chính chúng ta cũng không chịu nổi cái mùi hôi của chính mình hay không?.

Đấy là chúng ta nói về vấn đề thân xác rất dơ bẩn và hay chết của chúng ta, sẽ đến một ngày nào đó thật bất ngờ thì nó cũng sẽ bị ra thối tha và rữa tan vào lòng đất lạnh nhưng điều đáng nói ở đây là Linh Hồn chúng ta nó sẽ sống muôn đời chẳng bao giờ chết được và tùy vào Linh Hồn ấy có luôn giữ được sạch trong hay để cho quá dơ bẩn?.

Mà nói đến một Linh Hồn sạch sẽ và một Linh Hồn dơ bẩn là như thế nào, thiết nghĩ ai trong chúng ta cũng hiểu được điều đó cả … Ấy là khi chúng ta còn sống trên cõi đời tạm bợ này đối với một Linh Hồn sạch sẽ thì nó luôn có sự yêu thương, khiêm nhường, tôn trọng người, bác ái, hy sinh và tha thứ cho nhau vô điều kiện.

Còn ngược lại những Linh Hồn luôn sống trong tham lam, kiêu ngạo, ganh tị, khinh rẻ và bạc đãi người anh em, thù ghét và gieo họa cho người thì Linh Hồn ấy hẳn rất dơ bẩn.   Như viên ngọc quý Chúa ban chúng ta lại coi thường và vứt nó vào xó nhà.   Lâu ngày chầy tháng, nó bị bụi trần chúng đóng bám đến độ nó trở thành một cục đá rất xấu xí và rất nặng nề không thể nào chùi rửa được nữa.

Ai trong chúng ta cũng đều nhận được Phép Rửa từ ở tuổi sơ sinh cho đến ở tuổi gần mãn đời cũng được Thiên Chúa yêu thương đồng đều nhưng mỗi Linh Hồn thì không đồng đều nhau là do tự ý chúng ta đã chọn cách sống tốt lành hay xấu xa tội lỗi trong suốt thời gian chúng ta còn sống trên cõi đời rất vô thường này.

Nên Phép Rửa của Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta hằng năm là cố gắng sống đẹp lòng Chúa qua thanh tẩy cuộc đời và tâm hồn của mình bằng cách tìm đến Tòa Giải Tội để hòa giải cùng với Chúa ít là một năm một lần.   Giảm bớt sự sống kiêu ngạo, tham lam, gian dối, lừa lọc, và hãm hại người.   Mà tăng lòng sốt mến yêu kính Chúa hơn, yêu tha nhân hơn qua mọi việc chúng ta làm cách hy sinh để bảo đảm linh hồn của chúng ta sau khi lìa trần thì <Nó> sẽ được đích thân Thiên Chúa đón nhận và đem về Nơi có sự sống hạnh phúc muôn đời trên Thiên Đàng.

Nơi có Thiên Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ Maria, cùng toàn thể các đạo binh, các thánh và tất cả anh chị em trên Trời.   Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

8 tháng 1, 2016

HỎA NGỤC

Hoả ngục khủng khiếp làm sao???

Trầm luân vĩnh viễn…. tự… vào…không…. ra

…………..

Giờ đây thống hối tội qua

Sống sao xứng đáng con CHA trên Trời

Mai sau hưởng phúc cao vời

   Vì nay mến CHÚA, yêu người không thôi .

Thập điều giữ trọn chẳng rời

Lời CHÚA ghi khắc, tâm thời vui liên

Bình minh…Thánh lễ trước tiên

Sau viếng Thánh Thể tiếp liền …bên CHA

Tu thân, tích đức…. trổ hoa

Đơn sơ, phó thác, hiền hoà, yêu thương

Thứ tha, từ bỏ, khiêm nhường

Nguyện cầu, kiên nhẫn, thiện lương hơn người

Thanh tẩy, Thánh hóa CHÚA ơi!

Cho con cảm tạ muôn đời Hồng Ân.

hnkimnga

 

HỎA NGỤC

Lm. Đoàn Quang, CMC

1- Lời Kinh Thánh:

*”Chúa Giêsu thường nói đến “hoả ngục” (Gehenna), đến “lửa không bao giờ tắt” ( xem Mt 5,22.29;13, 42.50; Mc 9,43-48), dành cho những ai, cho đến lúc chết, vẫn từ chối tin và trở lại, và đó là nơi cả hồn lẫn xác có thể bị hư  mất” ( xem Mt 10,28).

*Chúa Giêsu đã dùng những lời nghiêm khắc, rằng “Ngài sẽ sai các thiên thần tới để lượm tất cả những kẻ làm điều gian ác  (…), và quẳng chúng vào lò lửa bừng bừng”  (Mt 13,4142).

*Ngài sẽ tuyên án: “Hỡi những kẻ vô phúc, hãy đi khỏi mặt Ta vào nơi lửa muôn đời”  (Mt 25,41).

*Mt 5,29  Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục.

*Mt 5,30  Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục.

*Mc 9,45 Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi;

thà cụt một chân mà được vào cõi sống

còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục.

*Mc 9,48 nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.

*Mt 16,26  Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?

2- Giáo lý Giáo hội Công giáo:

“Chết trong tội trọng mà không sám hối và không đón nhận tình thương đầy từ bi của Thiên Chúa, thì sẽ mãi mãi lìa xa Chúa do sự tự do lựa chọn của mình. Danh từ “Hoả ngục” được dùng để chỉ tình trạng ly khai mãi mãi khỏi mối hiệp thông với Thiên Chúa và với các thánh trên trời. (số 1033)

“Giáo huấn của Giáo Hội khẳng định có địa ngục và tính vĩnh viễn của địa ngục. Linh hồn của những người chết trong tình trạng mang tội trọng, sẽ lập tức phải xuống hoả ngục, “lửa vĩnh viễn” ( xem DS 76; 409; 411; 801; 858; 1002; 1351; 1575; SPF 12). Hình phạt chính của hoả ngục là bị muôn đời xa cách Thiên Chúa, chỉ nơi Ngài, con người mới có thể có sự sống và hạnh phúc: đó là những mục tiêu của con người khi được tạo thành và con người hằng khát vọng. (số 1035)

“Những khẳng định của Thánh Kinh và những giáo huấn của Giáo Hội về hoả ngục là  một lời kêu gọi tới trách nhiệm của con người trong việc sử dụng tự do của mình, hướng về số phận muôn đời của mình. Đó cũng là  lời kêu gọi khẩn thiết hãy hối cải: “Các người hãy vào qua cửa hẹp. Vì rộng rãi thênh thang là đường đưa tới hư mất, và nhiều người đi con đường này. Còn cửa hẹp và đường hẹp thì dẫn tới sự sống, nhưng ít người tìm ra nó  (Mt 7,1314):

Không biết ngày giờ nào, chúng ta phải luôn tỉnh thức như lời khuyến cáo của Chúa, để khi chấm dứt dòng đời độc nhất của cuộc sống trần gian, chúng ta đáng được nhận vào dự tiệc cưới với Ngài và được kể vào số những người được Thiên Chúa chúc phúc, thay vì bị gạt ra do lệnh của Thiên Chúa để xuống chỗ lửa muôn đời, như những đầy tớ xấu nết và lười biếng, đó là chốn tối tăm bên ngoài, nơi có những tiếng khóc lóc và nghiến răng  ( LG 48). (số 1036)

“Thiên Chúa không tiền định cho một người nào phải xuống hoả ngục  (xem DS 397; 1567); điều này cần phải có một sự chủ ý xoay lưng lại với Thiên Chúa (một tội trọng) và cố chấp ở trong tình trạng này tới cùng.

Trong phụng vụ Thánh Thể và trong các lời cầu nguyện hằng ngày của các tín hữu, Giáo Hội khẩn xin lòng từ bi của Thiên Chúa, Đấng muốn “không một ai phải diệt vong, nhưng muốn mọi người đi tới sám hối”  (2 Pr 3,9):

Đây là lễ vật mà chúng con, những đày tớ Cha và tất cả gia đình Cha dâng lên Cha: xin Cha nhận lễ vật này theo lòng nhân hậu của Cha. Cúi xin Cha bảo đảm cho đời sống chúng con được bình an! Xin cứu vớt chúng con khỏi bị án phạt, và xin nhận chúng con vào số các kẻ được chọn của Cha ( MR, Lễ quy Rôma 88).(số 1037).

3- Lời Các Thánh

(1001 Danh Ngôn Các Thánh, Y Phan, CMC)

  1. Ôi, có phải vì Chúa yêu con mà Chúa đã dựng

nên Hỏa ngục không, đề ép con bám lấy Chúa.

Thánh Augustinô

  1. Tất cả mọi đau đớn khốn khổ ở thế gian này chỉ

là hình ảnh mờ nhạt của án phạt Hỏa ngục mà thôi.

Thánh Gioan Kim Khẩu

  1. Trong Hỏa ngục, kẻ tội lỗi dầu có chịu gấp đôi

tất cả những hình phạt khác nhưng vẫn còn nhẹ nếu so

với hình phạt không được thấy Mặt Chúa.

Thánh Brunô

  1. Nếu những kẻ trong Hỏa ngục được diện kiến

Nhan Thánh Chúa, thì Hỏa ngục không còn là Hỏa ngục

nữa, mà sẽ trở thành thiên đàng ngay lập tức.

Thánh Augustinô

  1. Linh hồn người ta vừa ra khỏi xác sẽ nhận ra

ngay Chúa là Đấng Tạo Thành, nên nó nong nả đến trình

diện trước mặt Chúa. Khi ấy, khốn thay cho những linh

hồn nào đang mang trọng tội. Nó sẽ nhận lấy án phạt là

lời quở trách của Chúa, mà vào chốn Hỏa ngục đời đời.

Thánh Antôniô

  1. Hình phạt của các tội nhân trong Hỏa ngục rất

kinh khủng, rất nhiều và rất gay gắt, lại không hề được

một chút an ủi và nỗi đau khổ càng cứ tăng mãi cho

đến đời đời.

Thánh Rôbertô Bellarminô

  1. Ôi, nếu kẻ có tội biết Hỏa ngục là gì như chúng

tôi đã được xem thấy, hẳn họ không còn dám phạm tội

nữa kẻo phải sa xuống chốn khốn nạn ấy.

Chân phước Giaxinta

*Thánh nữ Faustina, người được THIÊN CHÚA cho thiên thần dẫn đi xem hỏa ngục, đã nói:

“Các linh hồn phải vào hỏa ngục, hầu hết là những kẻ không tin có hỏa ngục”.

Trong sách Nhật Ký Lòng Thương xót Chúa, số 741, Thánh nữ viết: Hôm nay, tôi được một thiên thần dẫn xuống các hang hốc trong hỏa ngục. Đó là nơi cực hình ghê rợn; rộng toang hoác và rùng rợn biết bao! Tôi đã thấy các thứ khổ hình: khổ hình thứ nhất tạo nên hỏa ngục chính là việc mất Thiên Chúa; khổ hình thứ hai là lương tâm cắn rứt triền miên; khổ hình thứ ba là thảm cảnh ấy không bao giờ thay đổi; khổ hình thứ bốn là lửa nung xuyên thấu nhưng không hủy diệt linh hồn – đây là một cực hình kinh khủng, một thứ lửa hoàn toàn thiêng liêng, do cơn nghĩa nộ của Thiên Chúa đốt lên; khổ hình thứ năm là cảnh tăm tối triền miên và mùi ngột ngạt hãi hùng, và mặc dù giữa tối tăm, nhưng ma quỉ và các kẻ dữ lại nhìn thấy nhau và mọi thứ độc dữ của kẻ khác cũng như của chính mình; khổ hình thứ sáu là cứ phải ở chung với Satan; khổ hình thứ bảy là nỗi tuyệt vọng cùng cực; căm hận Thiên Chúa, những lời tà độc, nguyền rủa và lộng ngôn.

Mọi kẻ bị trầm luân đều phải chịu những cực hình trên, nhưng chưa phải là hết. Còn có những hình khổ đặc biệt dành riêng cho từng linh hồn. Đây là những hình khổ về giác quan. Từng linh hồn phải chịu những hình khổ kinh khủng không sao tả được, liên quan đến cách họ đã phạm tội. Có những hang hốc và hố sâu cực hình, ở đó hình thức đau khổ này khác với hình thức đau khổ kia.

Đáng lẽ tôi đã chết ngay lập tức khi vừa thấy những cực hình ấy nếu như quyền toàn năng Thiên Chúa không nâng đỡ tôi. Các tội nhân biết họ sẽ bị gia hình mãi mãi muôn kiếp, tại những giác quan họ đã dùng để phạm tội.

Tôi viết điều này theo lệnh truyền của Thiên Chúa để không còn linh hồn nào có thể viện cớ rằng hỏa ngục không hiện hữu, hoặc chưa có ai đã từng vào trong ấy, và do đó, không ai có thể tả ra như thế nào.

          Tôi, nữ tu Faustina, theo lệnh của Thiên Chúa, đã xuống vực thẳm hỏa ngục để có thể nói cho các linh hồn biết về hỏa ngục và chứng minh sự hiện hữu của nó. Tôi không thể nói về hỏa ngục hiện giờ; nhưng tôi đã nhận được lệnh truyền từ nơi Chúa để ghi lại về hỏa ngục. Các ma quỉ hết sức căm hận, nhưng chúng phải lụy phục tôi theo lệnh truyền của Thiên Chúa. Những điều tôi đã viết ra chỉ là một bóng mờ nhạt nhòa so với những gì tôi đã nhìn thấy.

Nhưng tôi xin lưu ý một điều: hầu hết các linh hồn trong hỏa ngục là những linh hồn đã không tin có hỏa ngục.

Khi tôi đến đó, tôi hầu như không thể trở lại bình thường sau khi thấy cảnh hãi hùng. Trong đó, các linh hồn chịu đau khổ kinh khủng biết bao! Vì vậy, tôi càng cầu nguyện tha thiết xin cho các tội nhân hoán cải. Tôi không ngừng khẩn nài Lòng Thương Xót Chúa cho họ. Lạy Chúa Giêsu của con, con thà chịu khổ cực khốn khó cho đến tận thế giữa những đau khổ ghê rợn nhất còn hơn là xúc phạm đến Chúa, dù chỉ một tội nhỏ mọn nhất”.

*Trong sách Tiếng Gọi Tình yêu kể về Sơ Josepha Menendez, nữ tu Dòng Thánh Tâm Chúa, đã được đưa xuống Hỏa ngục. Sơ đã tả lại theo lệnh Bề trên rằng” không lời lẽ nào tả hết được cảnh kinh hoàng, mùi hôi thối, khổ sở muôn đời”.

Một linh hồn thú nhận: Khổ cực nhất của chúng tôi là “không còn khả năng yêu thương, nếu còn yêu thương thì không còn hỏa ngục. Chỉ có hận thù, giận ghét, ganh tị, tuyệt vọng. Trễ quá rồi. Muôn đời đền tội, mãi mãi trong ngục tù. Chúng tôi khát mong cho các linh hồn bị hư mất.

Quỉ có cách cám dỗ, gây chiến ngày đêm: – kích thích dục vọng, – kích thích kiêu ngạo, – làm cho thờ ơ phần rỗi, – không để cho bình an. Quỉ tướng nói: “Đừng để chúng bình an một giây phút nào”.

Đứa trẻ 15 tuổi phải sa hỏa ngục, nó nguyền rủa cha mẹ, vì đã không dạy nó đường lành, dạy tránh hỏa ngục. Nó đã đọc sách báo xấu, phạm tội xác thịt…

Có tu sĩ nguyền rủa mình vì đã coi thường ơn gọi tu trì.

Có giáo dân nguyền rủa mình vì đã xưng tội chẳng nên…chẳng ăn năn dốc lòng chừa…

*Sơ Josepha còn viết: Bệnh hoạn là ơn trọng đại Chúa ban để tẩy luyện linh hồn.

4- Lời quỉ thú nhận:

*Một linh mục ? trong lúc trừ quỷ đã hỏi quỷ: “Mày ở trong hỏa ngục bao lâu rồi?” Thằng quỷ trong thân xác người bị quỷ ám, đập tay xuống bàn, nổi giận la lớn: “Lúc nào cũng là lúc bắt đầu”.

5- Chứng tích:

  1. Ông Gaston de Segur, nhà trí thức đạo đức Công Giáo người Nga, , đã viết cuốn sách nói về Hỏa Ngục. Ông viết chuyện xảy ra tại Moscou vào năm 1812: Cậu tôi, Rostopchine, lúc ấy là thống đốc quân sự tại Moscou. Cậu thân với tướng Orloff, một người tài giỏi, nhưng lại khô đạo.

Một buổi tối, Orloff và Victor nói chuyện về tôn giáo và Hỏa Ngục. Orloff khiêu khích trước:

– “Không rõ bên kia nấm mồ, có cái gì khác hiện hữu không?”. Tướng Victor đáp liền:

– “Được rồi. Nếu quả thực có cái gì đó, thì một người trong hai ta, ai chết trước, sẽ hiện về báo cho người kia biết. Anh đồng ý không?”. Tử tước Orloff gật đầu “Đồng ý”. Rồi ông giơ tay bắt tay bạn, như cử chỉ giao kèo: phải trung tín giữ lời đã hứa.

Sau đó một tháng, tướng Victor ra trận chiến với quân của Napoléon nước Pháp, vừa tuyên chiến với nước Nga. 3 tuần sau, vào sáng sớm tinh sương, tướng Victor đi  do thám địa điểm của địch. Bỗng ông bị một viên đạn bắn xuyên bụng. Ông gục ngã và chết ngay tại chỗ. Chính lúc đó, linh hồn ông ra trước tòa Chúa.

Orloff đang ở Moscou, không hay biết gì về thảm họa xảy đến cho bạn mình. Vậy mà, cùng ngay buổi sáng hôm ấy, mặc dầu đã thức giấc, nhưng tử tước Orloff vẫn còn nằm rán lại trong giường. Bỗng chốc, ông trông thấy chiếc màn che giường động đậy, rồi, chỉ cách đó hai bước, xuất hiện rõ ràng gương mặt tái mét của người quá cố. Tướng Victor, một tay đặt trên ngực, dõng dạc tuyên bố: “Quả thật có Hỏa Ngục và tôi đang bị trầm luân trong ấy!”.

Nói xong, người quá cố biến mất. Tử tước Orloff nhảy ra khỏi giường, mình mặc nguyên bộ đồ ngủ, chân mang dép ngủ, đầu tóc bù xù, đôi mắt thất thần, gương mặt nhợt nhạt. Ông đâm đầu chạy một mạch đến nhà cậu tôi, kể lại cho cậu nghe câu chuyện vừa xảy ra.

10 ngày sau, quân lực Nga hoàng gởi điện cho cậu tôi, báo tin tướng Victor đã tử nạn, vào đúng y buổi sáng mà Orloff đã trông thấy ông hiện về.

2- Câu chuyện thứ hai được ghi trong sử liệu của thánh Francesco De Gieronimo (1642-1716), một linh mục dòng Tên, sinh tại Taranto, nhưng hoạt động tông đồ và qua đời tại Napoli, miền Nam nước Ý.

Ngài thường giảng các tuần đại phúc. Mục đích của thánh nhân là mời gọi mọi người hồi tâm thống hối, trở về cùng Thiên Chúa và sống ngay chính.

Một hôm, thánh Gieronimo giảng trước đám đông, kéo đến nghe ngài nơi quảng trường thành phố Napoli. Gần đó, trong căn nhà có cửa sổ nhìn xuống quảng trường, có một phụ nữ trắc nết sinh sống. Với chủ đích quấy phá và lấn át tiếng nói của vị thánh, bà cất tiếng la hét ầm ĩ và múa máy lung tung. Mọi lời khuyến cáo bà im đi, đều vô hiệu. Thánh Geronimo đành bỏ dở buổi giảng thuyết hôm ấy.

Ngày hôm sau, thánh nhân trở lại chỗ cũ. Ngạc nhiên vì thấy cửa sổ phòng bà kia đóng kín mít, thánh nhân hỏi lý do tại sao. Người ta cho ngài biết, bà ta đã bất ngờ qua đời trong đêm. Thánh nhân liền nói: “Chúng ta hãy đi xem bà”. Một số đông đi theo ngài và trông thấy xác bà còn nằm sóng soài dưới đất .. Như được linh hứng, thánh nhân cất tiếng hỏi:

– “Hỡi Catarina, nhân danh Chúa, hãy nói cho mọi người đang có mặt đây biết, bà đang ở đâu”. Tức khắc, đôi mắt người quá cố hé mở, đôi môi động đậy. Rồi bằng một giọng khàn khàn, khủng khiếp, bà trả lời:

– “Ở trong Hỏa Ngục .. Tôi bị trầm luân trong Hỏa Ngục đời đời kiếp kiếp!”.

Mọi người hiện diện toát mồ hôi lạnh, dựng tóc gáy!. Lúc xuống cầu thang, thánh Geronimo lẩm nhẩm lập lại:

– “Trong Hỏa Ngục mãi mãi .. Ôi Thiên Chúa công minh, đáng sợ biết là chừng nào!”.

Đa số những người chứng kiến cảnh tượng hãi hùng đó, không muốn trở về nhà, trước khi xét mình kỹ lưỡng, thành tâm thống hối và sốt sắng lãnh nhận bí tích Giải Tội.

(Dom Giuseppe Tomaselli, ”Y A-T-IL UN ENFER?”, Tequi, 1965, trang 24-28).

KẺ SA HỎA NGỤC, KHÔNG TẠI NHIỀU TỘI, NHƯNG TẠI KHÔNG ĂN NĂN, KHÔNG TIN CẬY VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA GIÊSU.

(Trích sách Jesus Appeals to The World, Alba House xb)

*Ngày 15-12-1935, Chúa Giêsu dạy Sơ Consolata Betrone viết những điều này cho các linh hồn :

“Consolata , điều rất thường xảy ra là các linh hồn tốt lành, đạo đức  và cả những linh hồn đã tận hiến cho Cha cũng thường làm khổ Trái Tim Cha tới cùng  vì những câu nói hờ hững như:  “Ai biết tôi có được rỗi linh hồn hay không?

Hãy mớ sách Phúc âm ra và đọc những lời hứa này. Cha hứa cho chiên Cha: “Cha sẽ cho chúng được sống đời đời. Chúng sẽ không bị hư mất đời đời. Không ai có thể giựt chúng khỏi tay Cha” (Ga 10, 28).

Consolata con có hiểu không? Không ai có thể cướp các linh hồn khỏi tay Cha.  Đọc thêm nữa:

“Những ai Cha Cha đã ban cho Cha thì quí hơn tất cả, và không ai có thể giựt chúng khỏi tay Cha Cha “(Ga 10, 29).

Consolata con có hiểu không? Không ai có thể cướp các linh hồn khỏi tay Cha.

Trong cõi đời đời, chúng không hư mất…vì Cha ban cho chúng sự sống đời đời. Cha nói những lời này cho ai? Cho tất cả các con chiên, cho tất cả các linh hồn. (1 Tm 2, 4: Chúa muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lí).

Vậy tại sao còn có lời nhục mạ:   “Ai biết tôi có được rỗi linh hồn hay không?

Cha đã ban lời bảo đảm trong Phúc âm  rằng “Không ai có thể cướp các linh hồn khỏi tay Cha, và rằng “Cha ban cho chúng sự sống đời đời. Vì vậy các linh hồn không thể hư mất. Hãy tin Cha đi, Consolata.

Các linh hồn phải sa Hỏa ngục chỉ là những linh hồn thực sự muốn vào đó mà thôi (into hell go only those who really wish to go there). Vì Không ai có thể cướp các linh hồn khỏi tay Cha.

Vì có tự do, linh hồn có thể chạy thoát khỏi Cha, có thể phản bội Cha, có thể từ chối Cha, bằng ý muốn riêng của mình, để chạy đến với Satan.

Ôi, thay vì đả thương Trái Tim Cha bằng những bất tín, con có thể nói thêm ít tư tưởng về Thiên đàng đang chờ con.

Cha đã không dựng nên con để vào Hỏa ngục , nhưng dựng nên con để hưởng Thiên đàng, không là bạn với quỉ dữ, nhưng là an hưởng với Cha đời đời trong Tình yêu.

Consolata , con thấy đó:  Các linh hồn phải sa Hỏa ngục chỉ là những linh hồn thực sự muốn vào đó mà thôi.

Điên khùng chừng nào sự sợ hãi bị luận phạt.

Sau khi đổ hết Máu mình ra để cứu chuộc các linh hồn, sau khi bao bọc các linh hồn bằng hết ơn này tới ơn khác trong suốt cuộc sống của các con, thử hỏi Cha có cho phép Satan, kẻ thù xấu xa nhất của Cha, cướp giựt các linh hồn khỏi tay Cha vào phút cuối cùng cuộc đời nó không, ngay vào lúc Cha sắp lượm kết quả của công ơn Cứu chuộc, và do đó, vào lúc linh hồn này sắp được hưởng Tình yêu Cha muôn đời? Cha có thể làm như thế sao? Khi trong Phúc âm Cha đã hứa ban cho linh hồn sự sống đời đời và “không ai có thể giựt chúng khỏi tay Cha”.

Consolata, làm sao có thể tin rằng sự quái gở ấy sẽ xảy ra được? 

Con biết đó, hình phạt cuối cùng chỉ có thể tìm thấy nơi những linh hồn cố ý muốn đi vào Hỏa ngục , và đó là tại gan lì cố chấp từ chối lòng Thiên Chúa, vì không bao giờ Cha từ chối ban ơn tha thứ cho bất cứ linh hồn nào (anyone).

Cha ban ơn thông cảm vô cùng cho mọi người, vì Máu Cha đổ ra cho mọi người, cho mọi người.

Không, không phải vì vô số tội mà linh hồn bị kết án, vì Cha ban ơn tha thứ cho mọi kẻ có lòng ăn năn, nhưng bởi vì sự gan lì, cố chấp không muốn được tha thứ, nó muốn bị hư mất.

Trên thập giá, tên trộm Dismas, chỉ với một cử chỉ đức tin vào Cha, mà nhiều, nhiều tội lỗi của hắn, trong chốc lát đã được xóa bỏ, và quả thực, ngay hôm được tha thứ đó, hắn được vào Nước Thiên đàng và nên một vị Thánh.  Đó là sự chiến thắng của lòng Thương xót và lòng Tin cậy vào Cha .

Consolata, không đâu, Cha Cha đã ban cho Cha các linh hồn thì cao trọng hơn, quyền thế hơn tất cá các quỉ dữ. Không ai có thể cướp giựt chúng khỏi tay Cha Cha.

Ô, Consolata, hãy trông cậy nơi Cha, hãy tin tưởng nơi Cha.  Con phải tin tưởng mù quáng rằng: Cha sẽ hoàn tất những lời hứa trọng đại Cha đã hứa với con.  Cha nhân lành, nhân lành và Thương xót vô biên, vô lượng. ” Cha không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn hối cải và được sống” (Ez 33,11).

*“Hãy tôn vinh Thiên Chúa với lòng trông cậy của con, hãy thề hứa với Cha rằng:  nếu con luôn luôn tin cậy, thì dù linh hồn con có gặp bất cứ tình cảnh nào, Thiên đàng sẽ được mở ra cho con.

Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào có lợi gì? Lấy gì đổi lại cho cân bằng? (Mt 16,26)

Lm. Đoàn Quang, CMC

Anh chi Thu & Mai goi

Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa,

Chuyện Phiếm đọc trong tuần sau lễ Chúa Chịu Phép Rửa Năm C 10/01/2016

 “Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa,”
Giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì,
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế,
Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ.”

(Trịnh Công Sơn – Bên Đời Hiu Quạnh)

(Mc 14: 22)

 Trần Ngọc Mười Hai

            Có những lúc và những lần, bần đạo bầy tôi đây thấy “lòng mình thật yên bình”, lại rất vui. Vui nhất, là khi cảm-nhận câu nói: ‘tất cả là Ân-huệ’, tức: câu châm-ngôn áp-dụng cho mọi trường-hợp, khi mọi việc đi vào ổn định, chẳng còn  kêu ca, than phiền điều gì hết.

“Lòng mình thật bình yên”, ‘ tất cả đều là Ân huệ’, dù có điều chưa toại-nguyện. Chí ít là những lúc “chợt nghe quê quán tôi xưa”, mà nghệ sĩ mình vẫn lan-man, tản mạn đôi ca từ, rằng:

“Rồi một lần kia khăn gói đi xa.

Tưởng rằng được quên thương nhớ nơi quê nhà.

Lòng thật bình yên mà sao buồn thế.

Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ.

Đường nào quạnh hiu tôi đã đi qua.

Đường về tình tôi có nắng rất la đà.

Đường thật lặng yên lòng không gì nhớ.

Giật mình nhìn quanh ồ phố xa lạ.”

(Trịnh Công Sơn – bđd)

“Phố xá (ồ rất) xa lạ”, rồi đến: “con đường đầy quạnh hiu”… Ấy đấy, là tâm-tình của ai đó giống như tôi/như bạn bỗng chốc “giật mình nhìn quanh quất”, rất đời người.

Vào chốn “đời người”, hẳn bạn và tôi, ta lại cũng nhận ra rằng: sự việc ở trong đời, người người lại vẫn có cái nhìn, thật rất khác. Khác, từ cách ăn/cách nói, cho chí các hành-vi xử-sự giống hệt phương-cách giải-quyết các vấn-đề riêng-tư, đặc-biệt như truyện kể bên dưới:

“Tiệm ăn nọ, một hôm, có thực-khách gọi bồi bàn đem cho mình tách cà phê để nhâm nhi, cho đỡ buồn. Nhưng chợt thấy con ruồi đang vùng vẫy bơi lội, hòng thoát nạn.

Truyện kể chỉ có thế, không thêm bớt. Thế nhưng, người kể lại đưa ra câu hỏi để coi xem ở đâu đó trên mạng vi-tính, đã thấy nhiều người gom góp một phản-ứng, rất như sau:

Trước nhất, là người Nhật. Người Nhật thường rất lễ độ, không đụng tới tách cà-phê, cứ lẳng lặng ra quầy trả tiền và kín đáo rời khỏi tiệm.

Người Anh lạnh lùng chỉ cho chủ tiệm coi con ruồi đang phấn-đấu cho sự sống còn, rồi thôi.

Người Mỹ, gọi điện cho luật-sư riêng, ra chỉ-thị lập thủ-tục kiện chủ tiệm, đòi bồi thường 2 triệu đô vì thiệt-hại tinh-thần.

Người Đức đề-nghị chủ tiệm thi-hành kỷ-luật với nhân-viên phạm lỗi.

Với người Ý, thì mọi chuyện sẽ ổn-thỏa, nếu chủ tiệm bỏ vụ tính tiền càphê và bữa ăn.

Ả-rập vua dầu lửa, thì: rút ngân-phiếu mua lại cửa tiệm, đóng cửa sa-thải hết nhân-viên.

Người Thụy-Điển: cảnh-cáo chủ tiệm không tôn-trọng sinh mạng, hạnh-phúc của  sinh-vật.

Người Mễ vớt con ruồi lên khỏi tách, rồi tỉnh bơ uống cạn chỗ cà-phê chưa kịp uống.

Người Hoa: uống ừng-ực tách càphê xong hỏi chủ tiệm cách dẫn-dụ ruồi bay vào bếp.

Người Do-thái dụ bán ruồi cho người Hoa, bán tách càphê cho người Mễ, kiện nhà chủ cùng nghiệp-đoàn ăn uống về tội kỳ-thị người Do-thái. Chính phủ Do-thái chỉ-thị cho đội dù đặc-nhiệm đổ bộ vùng đất Gaza và một phần lãnh-thổ Ai-cập dọc biên thùy Palestine, vận động Do-thái tố chính-phủ Mỹ làm tay sai Hồi-giáo, bán đứng Do-thái, nhân câu chuyện ruồi hạ cánh xuống tách càphê với ý-đồ rõ rệt…

Còn người Việt thì sao?

Người Việt mình, vốn kế-thừa văn hóa Trung-quốc từ nhiều năm trước, nên sẽ bày tỏ tùy từng trường-hợp. Nếu chủ tiệm là đồng hương, ông sẽ om sòm la-lối, rồi hạch sách đủ điều đến phát sợ. Nhưng, nếu chủ tiệm là người Mỹ gốc Hoa kỳ, bèn nín khe hơi đâu mà rách việc…”

Truyện kể, tiếng là để minh-họa điều gì đó, chứ không để thóa-mạ người Do-thái hay sắc-tộc nào, thời hôm nay. Thời buổi hôm nay, làm gì có những chuyện đại-loại kể về người Do-thái hoặc ai đó về ẩm-thực, vè cách ăn lẫn lối uống rất văn-minh, đầy tình người.

Người Do-thái mọi nơi và mọi thời vẫn văn-minh, lịch-sự về nhiều thứ, chí ít là chuyện ăn uống, tư-duy mọi chốn, hết mọi thời.

Thời của Chúa, ai cũng thấy Đức Giêsu và môn-đồ Ngài vẫn chung vui với mọi người cả khi ăn uống, lẫn lúc nguyện-cầu và suy-tư. Tin Mừng Nhất Lãm và cả ở Tin Mừng từ tác-giả Gioan từng mô-tả các bữa ăn, tiệc tùng, hoặc cưới hỏi có Đức Chúa tham-dự. Chẳng hạn như truyện kể lại Đức Giêsu hôm ấy kêu mời ông Zakêu xuống khỏi cây cao, cùng vào dự tiệc.

Lại có trường-hợp Tin Mừng kể lại chuyện Đức Giêsu thực-khách đã đến chung vui với  nhiều nhóm/hội đoàn thể khác nhau, giảng-giải cho họ biết chuyện ăn uống, ứng-xử với thực-khách ở quanh vùng. Ngài sử-dụng thức ăn như đề-tài thảo-luận và giảng-dạy, cốt để mọi người nhớ đến mà hiểu ý Ngài, mỗi khi làm như thế. Đặc biệt hơn cả, là truyện 5 chiếc bánh và 2 con cá, hàm ngụ một dụ-ngôn đầy tâm-tình giúp giùm, đùm bọc.

Nói tóm lại, ở Tin Mừng, chuyện chung vui cùng bàn ăn/uống vẫn được coi là việc cần-thiết phải làm để sống vui sống trọn vẹn phận làm người. Đằng khác, những việc như thế lại cũng được dùng làm dấu-chỉ để mọi người thực-hiện động-tác bác-ái, hoặc bàn-luận tính-cách biểu-tượng cho nhiệm-tích thánh-thiêng về sự sống vĩnh-cửu.

Rất nhiều lần, Đấng Thánh Hiền-lành trong Đạo vẫn khuyên-răn dân con đi Đạo hãy cùng nhau ăn uống và tưởng nhớ ý-nghĩa rất hằng sống trong thức ăn, như sau:

“Cũng đang bữa ăn,

Đức Giêsu cầm lấy bánh,

dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra,

trao cho các ông và nói:

“Anh em hãy cầm lấy,

đây là mình Thầy.”

(Mc 14:22)

Vâng. Ăn và uống, xưa nay, vẫn là triết-lý sống trong đời. Ăn để sống, chứ không phải sống để ăn. Dù, có ăn/uống trong tình-huống nào đi nữa, người người ở mọi nơi có coi chuyện ăn/uống là lạc thú đến thế nào đi nữa, trong cõi đời, vẫn nên cùng ăn/cùng uống với mọi người.

Với người Do-thái, ăn và uống còn là đạo-lý của mọi người, trong đời. Ăn/uống đơn-độc một mình, không thể là cung-cách vui-tươi đầy ý-nghĩa của người đi Đạo. Đức Giêsu là người Do-thái, nên Ngài cũng không thoát khỏi tục-lệ của đất nước, dân tộc Ngài. Quả thật, Ngài vẫn vào chốn hoang-vu để nguyện-cầu một mình, nhưng Ngài chẳng bao giờ ăn độc, hoặc uống một mình bao giờ hết.

Tiệc Tạ-từ chiều hôm ấy, tuyệt-nhiên không là buổi “độc ẩm” dành cho tử tội ở khám-đường trước khi ra pháp-trường, nhưng vẫn là và lại là bữa Tiệc-Lòng-Mến rất sẻ san. San và sẻ Thân Mình Ngài, một đặc-trưng của Thiên-Chúa-là-Tình-yêu ban cho con người, ở mọi thời. Đó, có thể là Tiệc thân-thương gia-đình giữa bạn bè/người thân, hoặc tiệc tùng bầu bạn dành cho mọi người là những kẻ kế-thừa Vương Quốc Nước Trời, ở mọi nơi. Mọi thời.

Nói khác đi, ăn và uống vẫn là tình-huống qua đó bầu bạn/người thân sẻ-san cho nhau niềm thương-yêu chân-chất/tươi vui trong hiện-tại, để người người lại sẽ cùng sống với nhau trong tương-lai, mai ngày đầy thương-mến.

Đó, cũng là ý-tưởng-làm-nền, từng được đấng bậc mô-phạm ở Úc là tác-giả Michael McGirr, Khoa-trưởng thần-học “Niềm Tin và Mục vụ” thuộc trường St Kevin ở Melbourne, Úc Châu đã có bài viết rất như sau:

“Thân gửi Đại-tá Sanders rất quí mến,

Hy-vọng, thư tôi viết cho ông, hôm nay, sẽ không là giòng chảy đường-đột, bất lịch-sự nhưng chỉ là cung-cách để nói lên rằng: tôi thật lấy làm ngỡ-ngàng khi biết: ông đã sống thọ đến 90 tuổi đời, không kém. Dù, ông là người thành-lập thương-hiệu KFC với món gà quay ngon nổi tiếng thế-giới nhưng tôi chắc rằng ông cũng từng đi đâu đó tìm chỗ ăn uống, thôi.

Thật cũng lạ, ông đây vốn dĩ là người nổi-tiếng về lối gọn-gàng râu/tóc, áo/quần bảnh-bao, ăn mặc lịch-sự không ai sánh tày, vậy mà ông lại đi chọn cái nghề kiến-tạo nên một đế-quốc nổi đình nổi đám với món gà quay mỡ màng, thơm phức. Lẽ đáng, ông phải là chuyên-gia giặt ủi rất đặc-thù về nghề “hấp tẩy nỉ sẹc” tuyệt trần, mới đúng…

 Năm 1955, cửa hàng bé nhỏ do ông làm chủ, từng tồn-tại suốt 120 năm cạnh con lộ tẻ ở Kentucky, nay bị chính-quyền có kế-hoạch cắt xén để mở xa-lộ xuyên tiểu-bang, đã cắt gọn mọi chuyện, thế nên doanh-thương buôn bán hàng ăn đã xuống cấp đến mức-độ thê-thảm và cuối cùng doanh-nghiệp của ông bị phá-sản.

 Vậy nên, ông bèn tạo vị-thế gọi là “gà nòi băng lộ”, đem nhà hàng của mình dời về địa-điểm có tuyến đường mới mở; và từ đó, ý-tưởng lập tiệm KFC đã khởi-phát, rất mau. Hiện nay, hàng ngàn địa-điểm kinh-doanh như thế đã khởi-sắc rất nhiều nơi. Có nơi, còn có cả mặt bằng đậu xe thoải-mái, luôn được nới rộng. Có nơi, ông còn để cho xe chạy đến đi thẳng vào khu đặt và nhận hàng ăn chỉ trong vòng vài phút phù du, đầy đủ cả. Và từ đó, món ăn nhanh hợp khẩu-vị lại bộc-phát không ngừng.

 Điều này, dẫn tôi về lại trọng-điểm của bức thư tâm-tình, thế này đây: KFC vừa mới cho ra lò một lô các đại-lý bán lẻ ngay ở góc đường dầy đặc xe cộ qua lại, nơi tôi sinh sống. Trước mặt, lại xuất-hiện một tiệm bán thịt nướng “souvlaki” ngon miệng, mở ra cùng một địa điểm như của ông, nhưng khiêm-tốn cốt để thực-khách đừng quên món gia-bảo này.

 Tiệm thịt nướng xiên “souvlaki” này, nay bày-biện ghế bàn tràn lan trên vỉa hè đường phố tấp-nập người qua lại, để bà con thực-khách có thể dừng-chân-đứng-lại vừa ăn vừa đấu láo cho vui đời, cả về đêm. Chắc ông cũng thấy nhiều tài-xế Taxi vừa lái xe vừa chuyện trò inh-ỏi cả vào thời-khắc ngắn-ngủi, khác với ý-tưởng lái xe đến tận nơi đặt hàng và bốc hàng trong phút chốc, khiến thực-khách lại cứ bị cô-đơn khi ăn ở trên xe. Bên ngoài cửa tiệm, lại có bảng hiệu ghi giòng chữ: “Quí vị sẽ không bị wi-fi quấy rầy chút nào!”                   

Thịt nướng có que xiên “souvlaki” đã đạt vị-thế khá đáng kể trong lịch-sử ăn uống bên ngoài nhà. Nói về lịch-sử, tôi thấy: cuối bài anh-hùng-ca “Illiad” của Homer, có đề-cao/tuyên-dương Con Ngựa Thành Troie, thì ở đây cũng có tiệm thịt nướng “souvlaki” đã đột-ngột xuất-hiện, rất hiện-tượng. Cho đến nay, người Hy-Lạp đã đóng đô tại đó suốt mười năm liền, tại chỗ. Người thành Troie, lại cũng bị nhồi nhét bên trong bức tường thành đến ngột-ngạt.

Cuối cùng thì, nhiều vị hẳn còn nhớ: câu chuyện về anh-hùng thần-thoại Hy-Lạp Achilles từng chiến-đấu với Hector, con vua Priam Thành Troie, hôm đó chính tay Achilles đã giết chết Hector rồi còn kéo xác anh ta chạy quanh thành-phố để chọc tức dân thành này, cho bõ ghét.

Thế rồi, một chuyện lạ-lùng lại đã xảy ra, cũng rất ngộ. Vua Priam đã tự mình rời khỏi ngai vàng, bước xuống đảm-trách vai-trò ít quen-thuộc, đơn-giản là ông lại chỉ nhận trọng-trách của người cha, mà thôi. Ông không còn muốn sống đời vua/quan nữa, mà chỉ muốn đơn-giảm làm người bình-thường bước đến lều của Achilles đầy quyền-năng, cốt để nhặt xác người con yêu quí của ông, mà thôi. Ông nghĩ, mình sẽ bị đối-phương giết chết ngay tức thời. Nhưng, Priam đã không kịp nghĩ về sự-kiện: trọn cả thế-giới, nay mỏi mệt với mọi cuộc xung-đột và chinh-chiến, nên không còn muốn gây hấn với ai nữa.

Tâm can con người, nay chán-chường vị-thế của bậc đại-trượng-phu cũng như cung-cách xì-sụp/quì mọp của người dưới trướng nữa. Ai nấy đều nhận thấy cần phải có thái-độ khác trước; và từ đó, tính khiêm-nhu/hạ mình để phá vỡ mọi bế-tắc ở chính-trường. Chính Homer đã tạo công ăn việc làm cho mọi người, từ nhiều thế-kỷ trước cả thời Đức Kitô nữa.

Từ đó đến nay, con người mới hiểu được nhân-loại nên đã giúp mình sống tốt đẹp và sinh-động cách đích-thực hơn.

Và, phần chủ-chốt trong thiên-hùng-ca “Illiad” lại là một trong các phần cốt-lõi của nền văn-chương thi-tứ qua đó Achilles đã tặng Priam món thịt trừu nướng “souvlaki” cắt từng mảnh nhỏ xiên que nhọn, ăn với bánh mì. Chính tôi đây, thỉnh thoảng cũng tìm mua một gói thịt nướng xiên bán trên xe “van” từ sở về, vốn là món thịt nướng xiên có từ 3000 năm trước. Dĩ nhiên, Archilles không nhắc-nhở gì đến nước sốt hành/tỏi bỏ thêm vào đó.

Ngày nay, mọi người chúng ta đều có thời-khắc “dừng-chân-đứng-lại” trên đường đời, hầu thưởng-thức món thịt nướng xiên “souvlaki”, một món ăn có đặc-thù tính bằng cơ-hội ta ngồi cùng bàn với nhau mà thưởng thức, và xem hôm ấy có ai cùng ngồi bàn với mình hơn là có gì trên bàn, để cùng ăn.

Điểm sáng trong ngày của tôi, là chuyện: thông thường thì: ân-huệ ta sẻ san cho nhau theo cách của gia-đình tụ-tập vào bữa chiều. Và, giờ phút cuối trong ngày, lại là thời-khắc tuyệt-vời để ta cảm ơn. Và, trong các bữa ăn như thế, lại cũng có nhiều sự việc rất “ân-huệ” như thời-khắc để ta san-sẻ, dù lớn nhỏ, những gì xảy đến với ta cả nơi bàn tiệc lẫn bàn nhựa/bàn gỗ ta làm việc hoặc bàn-luận, cũng giản-đơn.

Có lần, tôi bắt gặp một nữ-phụ tay cầm khay/dĩa đựng món gà quay thơm phức ở tiệm KFC nọ; và chị này đã làm dấu thánh-giá trước khi dùng bữa ngon, hôm ấy. Tôi biết chắc là: chị đã dâng lời cảm-tạ vì được bữa ăn ngon, hơn có được bí-kíp quay/nướng cùng nêm/nếm gia-vị và thêm rau sống vào trong đó. Và tôi nghĩ: cuối cùng ra, đó chính là vấn-đề. Vấn-đề ân-huệ mình cảm-nghiệm, không quên kèm theo sau lời cảm-tạ vì đã có được của ăn,thức uống tuyệt vời đến là thế.

Kính thư,

Michael McGirr

(X. A Letter to Colonel Sanders, Australian Catholics số Giáng Sinh 2015, tr. 16) 

 Tất cả là như thế. Như thế, tức để khẳng-định rằng: mọi sự trên đời, đều là ân-huệ tình thương ta cảm-nhận, vào nhiều lúc. Ân-huệ, có thể là của ăn/thức uống từng ngày mình vẫn dung nhưng quên rằng: mọi thứ trên đời đều do Ơn Trên ban tặng.

Tất cả là ân huệ, vẫn là điều dẫn đ,ưa ta đi vào với thời-khắc vui tươi có yêu-thương, giùm giúp theo tính-cách bầu bạn/thân thương rất gia-đình. Ân-huệ nào, cũng là ân là huệ đầy tình người, tình Chúa gìn giữ ta trong Tình thương vĩnh cửu, rất triển-nở.

Trải-nghiệm thế rồi, nay mời bạn/mời tôi, ta đi vào vườn truyện kể rất dễ nể, để còn nhớ. Nhớ rằng, mọi chuyện vui trong đời người, đều xuất từ ân-huệ Trời ban, để ta thưởng-lãm suốt đời mình.

Vườn truyện hôm nay có câu truyện, những kể rằng:

“Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau rất nhiều chuyện và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt về đủ thứ trong đời, cả chuyện công ăn việc làm, thực-phẩm lẫn công-danh.

Trong một lúc mất bình tĩnh, một người đã tát vào mặt người bạn mình. Người bị tát thấy rất đau, nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi.”

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống bãi lầy và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh.

Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết đuối khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.” Người bạn kia, hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: “Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ lại là một tảng đá?”

Và câu trả lời anh nhận được là: “Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên viết điều đó lên cát nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng “Khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”

Hãy học cách viết những nỗi đau lên cát và khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc bạn tận hưởng trong cuộc đời lên tảng đá để mãi không phai.”

Nói thế, tức bảo rằng: học ăn, học nói, học gói, học mở, tất cả đều phải học. Học bây giờ và học mai sau, suốt đời mình. Học cả chuyện ăn và nói, rồi ra ta sẽ thấy mình chin chắn, trưởng-thành trong mọi sự.

Thế đó, là giòng chảy tư-tưởng, ta truyền cho nhau để học, cả một đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn cứ học và học mãi

Cả chuyện ăn, chuyện nói

Lẫn mở gói

suốt đời mình.

Chiều xưa khúc nhạc nóng ran lên,

Suy Tư Tin Mừng tuần sau lễ Chúa Chịu Phép Rửa năm C 10/01/2016

 Tin Mừng (Lc 3: 15-16, 21-22)

 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mêsia! Ông Gio-an trả lời mọi người rằng:

Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.

Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.

    *    *    *

“Chiều xưa khúc nhạc nóng ran lên,”

Không có ai đi để lỗi thuyền.

Nguồn thơ ứa mãi hai hàng lệ,

Tờ giấy hoa tiên cũng ướt mèm.”

(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mai Tá lược dịch.

Thơ với nhạc, cứ ứa mãi hai giòng lệ dễ nóng ran. Để đến nỗi, “giấy hoa tiên cũng ướt mèm.” Ướt, như đời con trẻ, vẫn cứ buồn.

Những ngày như hôm nay, rất nhiều bậc cha mẹ trẻ vẫn thường thắc mắc: sao ta lại cứ lo tìm cha tìm thầy cho con cái mình rửa tội, thế nhỉ? Có người còn đề nghị: nên triển hạn ngày thanh tẩy cho đến khi con cái triển nở, lớn lên thành người lớn. Để chúng có cơ hội mà chọn lựa. Dù lập trường này xem ra có phần hấp dẫn, nhưng vấn đề là: những lý do xảy đến tiếp sau đó, lại không mang tính nhất quán, rất mông lung.

Nhìn vào cuộc sống, có bậc cha mẹ trẻ nào từng thắc mắc: sao cứ bắt con cái ăn rau trái, rồi lại học đọc học viết, học làm tính, rồi còn bắt chúng sống theo kiểu con nhà lành, đến là mệt? Cha mẹ bắt như thế, vì biết rằng dinh dưỡng, học hành cùng sống đạo đức chức năng đều là những chuyện cần thiết, để trưởng thành, thật chín chắn.

Chừng như không nói nhưng ai cũng hiểu, là: ngay từ thuở thiếu thời, trẻ nhỏ vẫn có nhu cầu về cả thể xác, tinh thần lẫn đạo đức, giáo dục. Tất cả những thứ ấy, dù không nhất quán ta cũng không thể loại trừ, nếu muốn cho con cái có được đặc tính tốt để sau này sống với thế gian, mang nhiều hình thái.

Thanh tẩy, không phải là tẩy não. Là người lớn, ta có thể tự ý “rồi đến rồi đi, bao tháng năm”, dù có biết “tạ ơn đời, tạ ơn trời” vì đã cho ta một niềm tin-yêu, mà thực hành. Tuy nhiên, lúc khôn lớn, mà lại không kiến tạo cho mình một nền tảng tu đúc hoặc không căn bản để bám rễ mà chọn lựa định mức thần linh cho chính mình, xem ra nhiều phần dễ hạn chế tự do hơn là thăng tiến nó.

Theo nền văn hoá ta vẫn có, thì việc thanh tẩy cho con trẻ mà do cha mẹ mong muốn là điều rất nên làm. Phúc Âm ta nghe đọc hôm nay, sẽ cho thấy chính Chúa cũng chấp nhận để thánh Gioan thanh tẩy cho Ngài, trên sông Giođan, là điều rất đúng, và cũng nên làm.

Người thời nay nghe kể về sự việc diễn tiến tuy thấy có vẻ lạ kỳ vì thời nay, ta thường chấp nhận nhận rằng ta chỉ có một qui ước độc nhất là chối bỏ mọi qui ước có sẵn. Và, dường như ngày nay người người chỉ muốn làm một điều là chối bỏ những điều mà người đời trước từng làm, thôi.

Tuy thế, ta vẫn mang nặng một chủ trương cho rằng Thiên Chúa luôn làm điều “đáng làm”. Điều đó, thần-học Kinh-thánh gọi là “làm những chuyện đúng đắn”, rất thích hợp. Chẳng hạn như, ta tin rằng Thiên Chúa quyết định rằng Ngài đã mặc lấy thân phận loài người như Ngài đã làm. Theo cách thế Ngài từng làm nơi chốn Ngài quyết định làm, là chuyện đúng đắn, hợp lý.

Các thế kỷ về trước, người ta không ngừng tranh cãi lẫn biện luận rằng nếu Ngôi Lời đến với thế gian theo cung cách của người nữ, hoặc Ngài đến với hành tinh khác, vào kỷ nguyên khác, thì thế gian này sẽ ra sao? Câu trả lời, là: dù đây là vấn đề cũng khá ngộ nghĩnh để bàn cãi, nhưng vẫn không là chuyện đúng đắn, hợp lý Chúa đã làm, và muốn làm.

Cùng một thể với việc Chúa làm một cách đúng đắn/hợp lý, Đức Giêsu cũng đã làm chuyện đúng đắn khi Ngài để cho thánh Gioan tẩy rửa ngài. Tẩy rửa khỏi mọi ân hận, dù Ngài chẳng có gì để ân hận.

Đức Giêsu không chỉ chấp nhận thanh tẩy chỉ vì mọi người trông chờ Ngài làm thế, để thực hiện nghĩa vụ, cần làm. Kinh nghiệm tẩy rửa của Đức Giêsu khởi sự như một chấp nhận mình có lỗi và như thế bày tỏ rằng ơn thanh tẩy trước tiên là tình thương yêu của Cha.

Cho đến nay, nghi tiết tẩy rửa của chúng ta vẫn giữ lại hai thực tại tốt lành. Khi nhận ơn thanh tẩy, ta nhận thức cả tội nguyên tổ lẫn ân huệ dành cho tổ tiên. Ân huệ Chúa ban đến với ta một cách sống động dù ta vẫn biết là ta từng xa lánh tình yêu Ngài ban phát.

Ơn thanh tẩy cho Đức Giêsu và mọi cuộc thanh tẩy xảy ra từ đó, là khoảnh khắc ta cùng giữ lại với nhau và cho nhau Tình yêu cao cả của Thiên Chúa. Tình yêu Ngài gọi mời mỗi người chúng ta qua tên gọi để ta trở thành con cái Ngài. Ân huệ gọi mời của tình yêu, bất chấp thực tại yếu mềm và mỏng dòn của con người chúng ta.

Còn gì đúng đắn và hợp lý hơn cho việc chào đón bất cứ ai vào với thế giới của cộng đoàn gồm những kẻ tin, rất yếu mềm. Để, xác chứng rằng họ đã là thành viên của cộng đoàn yêu thương ấy. Và, để nhắc nhở họ rằng tội nguyên tổ không thể là điểm kết-thúc. Bởi, mọi người chúng ta, một khi đã được thanh tẩy trong Đức Kitô, thì Tình yêu của Thiên Chúa là Cha luôn là và luôn hiện-diện trong ta.

Cầu mong sao, Tiệc Thánh hôm nay ta mừng kính xứng đáng với Tình yêu thánh thiêng đổ xuống trên ta. Cầu và mong sao Tình yêu chúa ban, sẽ đem đến cho ta lòng quả cảm. Và hãnh diện. Để ta có thể làm điều đúng đắn, hợp lẽ cho các thế hệ mai ngày, đang tiếp đến.

Cũng cầu và cũng mong sao, Ơn Thanh Tẩy Chúa mở tầm mắt tinh-thần của ta, để ta không còn những thắc mắc vẩn vơ, như một số bậc cha mẹ trẻ vẫn vơ vẩn, nhiều thắc mắc._

Trong tâm tình ấy, nay ta lại mời mọi người ngâm mãi lời thơ buồn, những hát rằng:

“Nguồn thơ ứa mãi hai hàng lệ,

Tờ giấy hoa tiên cũng ướt mèm.”

(Hàn Mặc Tử – Buồn Ở Đây)

Nguồn thơ trên tờ giấy hay trên đâu đó, mãi mãi không là nỗi “Buồn Ở Đây”, trong nhà Đạo.

Lm Richard Leonard sj biên soạn

Mai Tá lược dịch.

NHỮNG CÁI CHẾT CỦA CÁC TÔNG ĐỒ CHÚA GIÊSU

NHỮNG CÁI CHẾT CỦA CÁC TÔNG ĐỒ CHÚA GIÊSU

Sau đây là tên mười hai Tông Đồ: đứng đầu là ông Simon, cũng gọi là ông Phê-rô, rồi đến ôngAn-rê, anh của ông; sau đó là ông Gia-cô-bê con ông Giê-bê-đê và ông Gio-an em của ông; ông Phi-lip-phê và ông Ba-tô-lô-mê-ô ; ông Tô-ma và ông Mát-thêu người thu thuế ; ôngGia-cô-bê con An-phê và ông Ta-đê-ô ; ông Simon thuộc nhóm Quá Khích, và ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, chính là kẻ nộp Người

NHỮNG CÁI CHẾT CỦA CÁC TÔNG ĐỒ CHÚA GIÊSU

“Sau đây là tên mười hai Tông Đồ: đứng đầu là ông Simon, cũng gọi là ông Phê-rô, rồi đến ôngAn-rê, anh của ông; sau đó là ông Gia-cô-bê con ông Giê-bê-đê và ông Gio-an em của ông; ông Phi-lip-phê và ông Ba-tô-lô-mê-ô ; ông Tô-ma và ông Mát-thêu người thu thuế ; ôngGia-cô-bê con An-phê và ông Ta-đê-ô ; ông Simon thuộc nhóm Quá Khích, và ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, chính là kẻ nộp Người”. (Mt 10,2-4)

1- Simon Peter (Phêrô): Chúa Giêsu gọi ngài là đá, còn được gọi là Simon con Giôna. Ông là một ngư phủ đến từ thành Bethsaida xứ Galilee. Đã bị đóng đinh ngược trên thập giá. Theo lời truyền của giáo hội thì ngài đã nói với những người lý hình rằng, ngài cảm thấy không xứng đáng chết cùng một thể thức giống như Chúa Giêsu, cách Thầy mình đã chết.

2- Andrew (Anrê): Em của Phêrô, ngư phủ thành Bethsaida. Ngài bị đóng đinh trên thập giá hình chữ X ở Patras, Greece, sau khi bị bảy người lính đánh đòn nhừ tử. Người ta dùng những sợi dây trói thân xác ngài vào thập giá cốt ý kéo dài sự đau đớn của ngài. Những môn đệ của ngài thuật lại rằng, khi ngài bị dẫn đến trước thập giá, ngài đã kính cẩn chào thập giá và nói những lời này: “Tôi đã từng ước mong và dự đoán sẽ có giờ vui mừng này. Thánh giá đã được tận hiến nhờ thân xác của Chúa Kitô treo trên đó”. Ngài tiếp tục rao giảng cho những tên lý hình trong hai ngày cho đến khi tàn hơi.

3- James the Great (Giacôbê Cả): con ông Giê-bê-đê, là anh em với thánh Gioan. Là người chài lưới khi Chúa Giêsu gọi ngài làm môn đệ hiến trọn đời cho sứ mạng rao giảng tin mừng. Là người lãnh đạo can trường của Giáo hội, Giacôbê đã bị chặt đầu ở Giêrusalem. Người lính Rôma có nhiệm vụ canh gác Ngài đã kinh ngạc chứng kiến thánh nhân bảo vệ niềm tin trước toà án. Sau này, người lính này cùng đi với Giacôbê tới nơi xử hình. Bị thuyết phục bởi niềm tin, chính ông đã tuyên xưng niềm tin mới với quan toà, và quỳ xuống bên cạnh thánh Giacôbê chấp nhận bị chặt đầu vì là người Kitô hữu.

4- John (Gioan): con ông Giê-bê-đê, được Chúa Giêsu gọi là Môn đệ yêu dấu. Đối diện với cái chết tử đạo khi bị nấu trong nồi dầu sôi trong cuộc bách hại tôn giáo ở Rôma. Nhưng lạ thay, ngài được cứu thoát khỏi cái chết. Thánh Gioan bị kết án đi làm hầm mỏ tại trại tù ở đảo Patmos. Tại đây, Ngài đã viết cuốn sách Khải Huyền chứa đầy những lời tiên tri. Thánh Gioan được trả tự do, và trở về làm Giám mục ở Edessa, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài chết vì già yếu. Ngài duy nhất là tông đồ đã chết một cách bình an.

5- Philip (Philiphê): người thành Bethsaida xứ Galilee, bị đóng đinh.

6- Bartholomew (Batôômêô): con trai của Talemai. Ngài làm chứng cho Chúa ở Thổ Nhĩ Kỳ. Batôômêô tử vì đạo vì đã giảng đạo ở Armenia, nơi mà ngài bị quất bằng roi cho tới chết.

7- Thomas (Tôma): vị thánh duy nhất không tin Chúa Phục sinh, và sau đó đã tin vì đã được thọc tay vào vết thương nơi cạnh sườn của Chúa. Ngài chết vì bị đâm bởi lưỡi đòng ở Ấn độ, trong một chuyến đi truyền giáo nhằm thiết lập hội thánh tại tiểu lục địa này.

8- Matthew (Mát-thêu): người thu thuế, con trai của Alphaeus. Tử đạo ở Ethiopia, chết vì vết thương của lưỡi gươm.

9- James (Giacôbê): con ông Alphaeus. Là người lãnh đạo hội thánh ở Giêrusalem, bị quăng hơn một trăm feet xuống đất từ hướng Đông Nam trên đỉnh của Đền thờ, sau khi ngài không chịu từ chối niềm tin vào Chúa Kitô. Khi người ta khám phá ra là ngài vẫn còn sống mặc dù bị quăng xuống đất từ trên cao, những kẻ thù của ngài đã đánh ngài tới chết bằng cây gậy của người thợ hồ vải. Đỉnh đền thờ này cũng là nơi mà ma quỷ trước kia đã đưa Chúa Giêsu lên để cám dỗ Ngài.

10- Thaddaeus (Tađêô): trong Phúc âm Luca gọi là Giuđa, con của Giacôbê. Bị đóng đinh.

11- Simon: người Canaan, bị đóng đinh.

12- Judas Iscariot (Giuđa “kẻ bội phản”): người đã nộp Chúa Giêsu cho người Do Thái, sau đó hối hận và đi treo cổ tự tử.

13- Mathias (Mátthia): thay thế môn đệ Giuđa phản bội, bị ném đá và bị chặt đầu.

14- Thánh Paul (Phaolô): trở nên môn đệ của Chúa Giêsu, sau khi bị Chúa cho té ngựa trên đường đi Đamát bách hại dân Chúa. Phaolô đã tán thành việc ném đá ông Têphanô. Ngài bị tra tấn và sau đó bị chặt đầu bởi hoàng đế Nerô ở Rôma. Thánh Phaolô đã bị giam trong tù một thời gian dài, nhờ đó mà ngài đã có thời gian viết các thư gởi cho các tín hữu của các hội thánh, mà ngài đã thiết lập khắp nơi. Những thư này đã dạy những giáo điều làm nền tảng của Kitô giáo, và các thư này chiếm phần lớn trong sách Tân Ước.

15- Têphanô Vị tông đồ tử vì đạo đầu tiên. Ngài bị ném đá cho tới chết vì bị cho là nói phạm thượng.

16- Mark (Maccô): tác giả sách Tin Mừng. Qua đời ở Alexandria, Ai cập, sau khi bị ngựa kéo trên đường cho tới chết.

17- Luke (Luca): tác giả sách Tin Mừng. Bị treo cổ ở Greece sau cuộc rao giảng cho người ngoại.

Những cái chết của các tông đồ Chúa Kitô nhắc nhở chúng ta rằng, những đau khổ và thử thách của chúng ta thì nhỏ bé so với những sự bách hại lớn lao và sự đối sử tàn nhẫn mà các tông đồ xưa đã phải chịu trong việc bảo vệ niềm tin. Lời Chúa Giêsu đã nói: ”Vì danh Thầy, người ta sẽ ghét bỏ các con, nhưng những ai bền đỗ đến cùng, người ấy sẽ được cứu thoát:. (Mt 10:22).

Mỗi người Chúa ban cho sức mạnh đủ để chịu những thử thách như lời Chúa nói: Ơn Thầy sẽ đủ cho con. Hãy vững niềm tin vào Chúa.

ĐỂ THẤY CHÚA HIỂN LINH TA CẦN CÚI XUỐNG THẬT THẤP

ĐỂ THẤY CHÚA HIỂN LINH TA CẦN CÚI XUỐNG THẬT THẤP

(CN Lễ Hiển Linh)

Tuyết Mai

Con người đời thường của chúng ta thích đứng ngẩng đầu cho thật cao để tương xứng với nghề nghiệp và chức vụ của mình nên vô tình hay cố ý đã làm cho xương cốt chúng ta nó cứng đơ ở vị trí như thế.   Bởi đứng thật cao thì chẳng bao giờ nhìn thấy được ai cả, trừ hai con mắt của anh chị em mình.   Chúng ta thời nay càng ngày càng có nhiều người thống khổ và hoạn nạn.   Họ thường ở dưới chân của mình chứ có đâu được ở ngang tầm mắt của mình mà thấy, thưa có phải?.

Thật dễ hiểu thay khi Chúa Hài Đồng Giêsu của chúng ta, sinh ra và được đặt nằm trong máng cỏ, cơ hàn và lạnh lẽo.   Chúa của chúng ta Ngài là hình ảnh của biết bao nhiêu anh chị em nghèo khổ từ trẻ sơ sinh cho đến già nua bệnh tật, sống chung quanh chúng ta.   Ra đường có mấy ai chịu nhìn xuống để thấy cuộc đời cần rất nhiều sự chia sẻ của chúng ta đâu!?.   Ngay trong gia đình là người thân cận nhất của chúng ta mà chúng ta cũng chỉ nhìn ngang bằng chứ không chịu nhìn thấp xuống để có sự cảm thông, hay biết khi nào người thân rất cần sự chăm sóc của mình.

Nếu như cuộc đời chúng ta cứ nhìn thẳng trước mặt để tìm sự tiến thân hay tiến chức thì thú thật chúng ta chẳng bao giờ nhìn thấy Chúa Hiển Linh được đâu.   Hiển danh, hiển lộc, hiển tiền, hiển gian dối, hiển hiện sự khinh khi đối với người, hiển hiện cho nhau sự ghen ghét và thù hằn thì chẳng bao lâu con người sẽ đi theo cái bóng hiển hiện của sự dữ là ma quỷ và mất linh hồn đời đời của chúng ta.

Chúa Giêsu sinh ra đời làm người thiết tưởng Ngài không kỳ thị một ai nhưng là để Cứu Chuộc nhân loại.   Bằng chứng là ba nhà chiêm tinh gia thuộc thành phần giầu có quý phái cũng đã được Chúa soi sáng, báo tin cho họ biết là có một Đấng Tối Cao từ Trời mà xuống thế, sẽ sinh hạ đâu đó nơi thành Bê-lem.   Rồi mục đồng nghèo khổ làm nghề chăn thú vật cho người giầu có, cũng được Chúa báo để đến xem Chúa Hiển Linh.

Chúa Hiển Linh là để chiếu sáng những đức tính thần thiêng, thánh thiện và rất con người của Ngài, là Yêu Thương nhân loại.   Qua sự ra đời (theo Thánh Ý Thiên Chúa muốn) trong khốn khó, trong nghèo nàn của Ngài.   Bởi vì chương trình của Thiên Chúa là muốn Chúa Giêsu được cùng chia sẻ sự nghèo khổ ấy cho con người bần hèn nhất trong xã hội nhân loại.   Vì có phải Thiên Chúa dạy cho con người biết sự giầu sang của thế gian, không đem lại cho con người hạnh phúc đích thực, nên Ngài không muốn dạy cho con cái của Ngài đi sai đường như thế.

Quả chương trình của Chúa Giêsu đã được Thiên Chúa Cha sắp xếp cho từ đầu đến cuối là sự thể phải theo thứ tự như thế!.   Cả cuộc đời của Chúa Giêsu là tấm gương soi sáng cho toàn thể nhân loại.   Tấm gương ấy sáng ngời và chiếu soi cho những ai muốn sống theo Ngài.   Tấm gương ấy sẽ rọi chiếu những điều tốt lành, thánh thiện và yêu thương.   Càng soi vào tấm kiếng trong vắt ấy, Chúa sẽ cho chúng ta thấy hình ảnh của Chúa và biến chúng ta ngày một giống Chúa hơn.

Quả nếu tâm hồn chúng ta có Chúa, chúng ta sẽ hiểu biết mà nhận ra Thiên Chúa của chúng ta, đang nằm thật thấp trong máng cỏ hôi hám, không giống Thiên Chúa của loài người trông đợi!.   Vâng, xin toàn thể nhân loại con người là những thành phần bất xứng hãy đến với Chúa với tấm lòng giản dị và rất chân tình.   Hãy có cuộc sống thật khiêm nhường.   Hãy yêu thương nhau như Chúa luôn yêu thương chúng ta.

Hãy mở tấm lòng để Chúa có thể ngự trị trong con người của chúng ta!.   Hãy xa tránh những cạm bẫy của thế gian và sống cuộc đời thánh thiện để Chúa sẽ mở mắt cho chúng ta thấy sự Chúa Hiển Linh và hình ảnh trung thực nhất của Chúa là những anh chị em khốn cùng đang sống chung quanh chúng ta đây.

Khi chúng ta chịu cong người xuống thật thấp, để thấy được những anh chị em đang sống thống khổ và đói khát nằm đầy dẫy bên vệ đường.   Họ ghẻ lở, bệnh tật và tật nguyền, đang rất cần chúng ta giúp đỡ.   Bắt chước Chúa Giêsu sống trong khiêm nhường và trong yêu thương.   Đối xử tốt với hết thảy mọi người chỉ cách ấy chúng ta mới nhận biết Chúa Hiển Linh và ngài luôn ở cạnh bên chúng ta mọi ngày cho đến khi Chúa gọi chúng ta ra khỏi đời này để về với Chúa.   Hưởng mọi phúc vinh trên Quê Trời Nơi có Thiên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần.   Amen.

** Xin bấm vào mã số dưới đây để hát theo:

http://www.youtube.com/watch?v=lxTduer6YyM

(Chúa Là Ai Con Không Thấy Quen)

Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

31 tháng 12, 2015

———————————————————————

CHÚA LÀ AI CON KHÔNG THẤY QUEN

(Thơ và Nhạc của Tuyết Mai 6/13/10)

Lạy Chúa!

Ngày ngày trên bước đường con đi,

Sao con chẳng bao giờ gặp được Chúa?

Chúa là ai? Con chẳng thấy trông quen?

Toàn những con người con không thể làm quen hay thân được.

Bà Chu bên cạnh nhà, ồn ào, từ sáng sớm.

Ông Xã Xệ sát bên, lời qua tiếng lại, chẳng kém gì bà ta.

Mấy đứa con trai bà, thẹo đầy mặt, trông phát ghê sợ.

Mấy đứa con gái ông Xã Xệ, xem cách ăn mặc,

Cũng biết thuộc gái ăn chơi của thời đại,

Luôn có mặt trong những quán bia ôm.

Bà Gô bán bánh mì đầu ngõ,

Đố ai ăn quịt, mà ra về được an toàn.

Còn những đứa bạn gọi là thân nhất,

Cũng tốt với con tùy bữa tuỳ ngày.

Đại khái chẳng ai trong xóm con thấy chơi được,

Hà huống chi con lại muốn kết thân.

Còn ông Sò mang tiếng giầu nhất phố,

Cũng nổi tiếng là keo kiệt.

Bà vợ thì nổi tiếng là ngồi lê đôi mách chẳng ai sánh bằng.

Ăn hàng ghi sổ, từ quán ngoài cửa chợ, cho đến vào chợ trong.

Từ sáng sớm đến hoàng hôn, không cần ăn cơm nhà.

Không chuyện của ai mà bà ta không được biết.

Lạy Chúa,

Thế Chúa là ai con không được rõ?

Có phải anh mù, chị điếc, thằng câm, con thường gặp ở chợ?

Xin ăn từng bữa, kiếm miếng cơm thừa, cũng chẳng có ai cho?

Có phải những con người tanh hôi ghẻ lở?

Ở góc chợ đời, bị bao kẻ khinh ghét đuổi xua?

Có phải những con người lang thang trên hè phố?

Điên điên khùng khùng, vì cuộc đời cay nghiệt,

Chẳng biết đi về đâu?

Có phải những tiếng khóc của trẻ thơ,

Văng vẳng khắp nơi trên đường phố,

Tìm bú mớm từ giòng sữa ấm của mẹ,

Nhưng nó sẽ chẳng bao giờ được cho?

Cùng với tất cả những ai không nhà cửa,

Người thân, bất hạnh, khuyết tật,

Bệnh hoạn, điên loạn, nghèo đói,

Bị mọi người và xã hội ruồng bỏ,

Khinh chê, và bị bỏ quên trên khắp mọi nẻo đường,

Khắp mọi nơi trên tòan thế giới?

Lạy Chúa,

Có phải tất cả, họ là anh chị em của chúng con,

Là hình ảnh của Chúa đó không?

Nếu phải, thì lậy Chúa, con sẽ phải làm sao?

Vâng, thưa lạy Chúa!

Con sẽ cố gắng tìm đến và giúp từng người một con gặp được,

Trên mỗi bước đường của con, bây giờ,

Cho đến hết cuộc đời ngắn ngủi và giới hạn của con. Amen.

Y Tá Của Chúa

Tuyết Mai

*** Để cảm tạ, ngợi khen, và tôn vinh Thiên Chúa là Cha chung của tất cả chúng ta, tôi chân thành mời anh chị em hãy dùng những bài hát của tôi để hát, đem đến tận phương trời xa, để làm Sáng Danh Thiên Chúa.

Ngôi Lời đã thành người

Dòng Tên Việt Nam

Lễ Giáng sinh là lễ hội của mọi người trên mặt đất
vì Con Thiên Chúa đã muốn chia sẻ phận người của chúng ta.
Ngài đã đến với thế giới này như nhà của Ngài (cc. 9. 11).
Chỉ cần nhận biết, tin vào Ngài, đưa Ngài vào nhà (cc. 10-12)
là chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa.
Hơn hai ngàn năm đã trôi qua, Đức Giêsu vẫn đứng ngoài để chờ.
Có ai mở cửa cho Ngài không? (Kh 3, 20).

Lạy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa,
Chúa đã muốn trở nên con của loài người,
con của trái đất, con của một dân tộc.
Chúa vẫn yêu mến dân tộc của Chúa
dù họ từ khước Tin Mừng
và đóng đinh Chúa vào thập giá.

Xin cho chúng con biết yêu mến quê hương,
một quê hương còn nghèo nàn lạc hậu
sau những năm dài chiến tranh,
một quê hương đang mở ra trước thế giới
nhưng lại muốn giữ gìn bản sắc dân tộc
và bảo vệ nền đạo lý của cha ông.

Xin cho chúng con đừng nhắm mắt ngủ yên
trong sự an toàn và tiện nghi vật chất,
nhưng biết trăn trở trước nỗi khổ đau,
và làm một điều gì đó thật cụ thể
cho những đồng bào quanh chúng con.

Ước gì chúng con biết phục vụ đất nước
bằng khối óc, quả tim và đôi tay.
Và ước gì chúng con biết khiêm tốn
cộng tác với muôn người thiện chí.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
http://dongten.net/noidung/8528

ĐÊM ĐÔNG CHÚA SINH RA ĐỜI

ĐÊM ĐÔNG CHÚA SINH RA ĐỜI

(Lễ Giáng Sinh)

Tuyết Mai

Quả thật hôm nay là ngày trọng đại của toàn thể nhân loại con người. Chúa đã đến cùng chúng ta. Nào tất cả trên trời và dưới đất hãy cất lên những tiếng tù và, chiêng, trống cùng đủ loại đàn, cộng tiếng ca thanh trong và vút cao, để hát chào mừng Con Thiên Chúa đã Giáng Sinh xuống trần. Ôi một ngày trọng đại chưa từng có trong lịch sử của loài người. Nay Đấng ấy là Con Một Thiên Chúa đã chọn ngày này mà giáng trần là Món Quà cao quý và cao trọng nhất mà Thiên Chúa đã tặng ban cho nhân loại chúng ta.

Ngài thật là Đấng uy hùng và thống trị của cả vũ trụ nhưng Ngài lại chọn sinh hạ xuống trần một cách thật độc đáo và một cách không ai hay biết, chỉ những ai mà được Ngài cho biết mà thôi. Ngài xuống trần chỉ được báo cho những người có tâm hồn bình dị, nghèo khổ, chân chất và rất bình thường là mấy em mục đồng. Con Chúa Đấng vô cùng quyền năng ấy đã bị con người trần gian từ chối không cho trú thân.

Một Đấng vô cùng quyền năng và vô song ấy đã sinh hạ trong một hang lừa thật hôi hám và thật bất xứng cho Ngài. Còn thật tệ thay là ngay cả chiếc nôi Ngài nằm là máng cỏ của chúng bò lừa, sự ấm êm không ngoài những cọng cỏ khô được gom lại.

Còn sự đau khổ nào cho bằng khi dưỡng phụ và dưỡng mẫu của Chúa Con Giêsu không thể trao ban cho Ngài một chỗ nương thân có thể tươm tất hơn thế. Sự đau khổ ấy các ngài chỉ biết giữ trong lòng và phó mặc tất cả cho Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần định liệu và cùng sắp đặt. Sự xuống trần của Chúa Giêsu Hài Đồng hẳn có nguyên do và là Thánh Ý Chúa Cha muốn như vậy. Vì có phải sự nghèo hèn ấy đã phát sinh ra biết bao nhiêu bài học mà Thiên Chúa muốn dạy và muốn chia sẻ thật nhiều cho con cái của Người? Mà hằng bao nhiêu thế kỷ qua đã có biết bao nhiêu con người nghèo khổ sống cùng khắp thế giới?.

Sự an ủi ấy thật là bao la và thật to tát cho cùng khắp mọi thành phần nghèo khổ trong xã hội. Từ trẻ sơ sinh bị vất ra ngoài đường cho đến các em nhỏ không nơi nương tựa, không một người thân, không cơm áo, không một vật dính thân rồi đến người bệnh tật, tật nguyền, trần truồng và rách rưới vì bị đời chối bỏ.

Ngày Chúa Giáng Trần tùy từng người, tùy mọi thành phần của xã hội mà Chúa đã trao ban cho nhân loại một Hạnh Phúc thật vô biên là Chính bản thân của Ngài. Sự Sinh Hạ của Ngài là một Hồng Ân thật cao cả đối với nhân loại con người. Mà từ khắp mọi nơi, mọi ngả đường, mọi nhà đều cảm thấy và cảm nhận được sự ấm cúng của sự hạnh phúc ấy. Chúa đến Trần Gian là cho tất cả nhân loại một Ý Nghĩa thật sâu sắc, đậm mầu tình yêu thương của một Thiên Chúa.

Người người tìm đến nhau để cho nhau sự ấm áp. Sao Chúa không chọn chào đời ở những mùa khác trong năm mà lại chọn giáng trần trong mùa đông lạnh đầy tuyết phủ này?. Có phải vì mùa đông con người thường tìm đến nhau nhiều hơn chăng?. Chẳng phải để tấm thân hay chết được ấm áp bên cạnh lò sưởi cho những tiếng tí tách trong đêm nhưng là để tìm một hạnh phúc thật của một gia đình.

Ít nhất hạnh phúc ấy cũng được chia sẻ từ người cha, người mẹ và đứa con duy nhất. Vì nhìn trong máng cỏ chúng ta thấy ai trong đó?. Thưa có phải là Đức Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse và Chúa Giêsu Hài Đồng đấy sao?. Vâng, ý nghĩa Chúa muốn nhắn nhủ cho nhân loại hạnh phúc có nghĩa là tất cả những gì chúng ta có thể trao ban cho nhau dù cả hai cha mẹ có cuộc sống thiếu thốn và thật khó nghèo.

Ý nghĩa của Hạnh phúc đích thực ở đây Chúa muốn dạy cho con người chúng ta là chỉ cần cho nhau trái tim biết yêu thương chứ không phải là đồng tiền và nhất là lại không phải là những món quà vô tri vô giác. Như gia đình Thánh Gia tuy không có tiền và cuộc sống của các ngài thì cũng rày đây mai đó. Không nơi nào là nhà cố định cả. Nhưng chắc hẳn không ai trên Trần Gian này lại có được Hạnh Phúc như thế. Có phải định nghĩa của một mái ấm gia đình đúng nghĩa là hình ảnh cho nhân loại ấn tượng nhất là trong đêm Giáng Sinh hay không?. Vì nhà nhà ai cũng có muốn chưng một Hang Đá với Chúa Giêsu Hài Đồng nằm trong máng cỏ bên cạnh Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.

Những hình ảnh khác cũng cần phải có để tôn vinh và hát khen chào mừng Chúa Giêsu chào đời là các Thiên Thần, ba vua và các em mục đồng. Vì Chúa Giêsu sinh hạ nơi thế trần, chính Ngài là Hạnh Phúc đích thật vì Ngài ban cho chúng ta Bình An, Tình Yêu và một tâm hồn biết sống chia sẻ. Amen.

** Xin bấm vào mã số để nghe và hát:

https://www.youtube.com/watch?v=GqgQl9ZyqmA

(Giêsu Hài Đồng)

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

23 tháng 12, 2015

Chiều nay có mùa thu đi về

Chuyện Phiếm đọc trong tuần sau lễ Hiển Linh Năm C 03/01/2016

 “Chiều nay có mùa thu đi về”
Buồn vương mây ngàn giăng khắp lối
Mùa thu bơ vơ đến bên trời
Ru tóc em suối nguồn
Gọi hồn hong gió thu buồn.

(Từ Công Phụng – Mùa Thu Mây Ngàn)

(Rm 2: 1-2)

            Trần Ngọc Mười Hai

             Lại một lần nữa, bần đạo xin thú thật với bạn bè người thân rằng thì là: đề-tài “mùa thu” từng là nguồn-hứng cho cả người viết nhạc lẫn bần đạo bầy tôi đây. Thu, bao giờ cũng “vương mây ngàn”, “bơ vơ đến bên trời” và “gọi hồn hong gió thu buồn.”

Lại nữa, cứ nói đến thu, nghệ sĩ nhà mình sẽ còn hát điệu buồn những là xa nhau, như sau:

“Ngày mai chúng mình xa nhau rồi

Cầm tay em nhìn sao không nói

Chiều nay mưa bay khắp phố nhỏ

Mưa ướt đôi vai mềm

Bùn lầy lấm gót chân em.”

(Từ Công Phụng – bđd)

Vâng. Thơ nhạc thì như thế. Thế còn, truyện kể thì ra sao?

Vâng. Một câu hỏi “hóc búa” như thế có ma nào dám trả lời. Thôi thì, thay vì trả lời trả cả vốn, nay mời bạn và mời tôi, ta nghe thử truyện kể nhè nhẹ như một trò chơi, một trò chơi quá tuyệt vời, rất sau đây:

“Năm ấy, con gái lớn của tôi, Tina được 9 tuổi. Một hôm, tôi chở con gái về thăm bà nội. Tôi nhớ rằng, giai-đoạn ấy tôi đi đến quyết định rằng việc mở tài khoản tình cảm giữa cha con chúng tôi là hết sức quan-trọng. Thế là, trước chuyến đi ấy, tôi cứ băn-khoăn mãi với ý-nghĩa; “Mình có thể làm gì trong vòng 30 phút để ký gửi vào tài-khoản tình-cảm của con gái?”

Bạn biết không, để làm được điều này, cần phải có một chút can đảm. Một đứa trẻ 9 tuổi chắc-chắn đã hình-thành nhận-định của riêng mình về những hành-vi mà nó trông-đợi ở người khác. Tôi không phải là người hay nói chuyện trong lúc lái xe.

Thỉnh-thoảng, tôi cũng có nhận-xét này nọ về cảnh-vật hai bên đường, nhưng thường thì tôi chỉ im-lặng điều-khiển “vô-lăng”. Vì thế, quả là tôi phải hoay hoay một lúc mới nghĩ ra cách và tôi ngỏ ý với con gái về một trò chơi giữa hai cha con.

 Khi chúng tôi vừa lái xe ra khỏ nhà, tôi bèn hỏi: “Này con gái, sao bố con mình không cùng tham-gia một trò chơi nhỉ? Điều chúng ta cần làm rất đơn-giản, chỉ cần nói: “Bố ơi, con rất vui bởi vì…” hoặc: “Bố thích điều con làm bởi vì…” Từ “Bởi vì” rất quan-trọng, nó trả lời câu hỏi tại sao người khác yêu mến chúng ta. Đồng ý chứ? Bố bắt đầu trước nhé?”

Tôi là người bắt đầu trước. Tôi nói một điều gì đó về con gái. Cô bé ngẫm nghĩ một chút rồi bắt đầu nói một cái gì đó về tôi. Nhưng, sau ba bốn câu như vậy, tôi bắt đầu “cạn vốn” không nghĩ ra được điều gì để nói. Quả là một sự thật gây sốc đối với tôi. Tôi yêu con gái mình là thế, vậy mà tôi khó có thể nhớ ra việc làm hoặc nét tính-cách nào ở nó làm tôi yêu thích. Tôi chau mày cố tìm ra một cái gì để nói. Tina làm điều này dễ dàng hơn.

Sau khoảng năm, sáu câu trôi chảy, nó bắt đầu ngập-ngừng, với giọng nói ngắt quãng. Tôi chắc rằng nó đang cân nhắc mọi chuyện về bố nó, ôn lại những gì mà tôi đã nói hoặc đã làm. Nó biết ơn những việc tôi làm, những buổi đi dạo trong công-viên với tôi, những buổi tập bóng rổ ngoài sân và cái cách mà tôi đánh thức con bé dậy vào mỗi buổi sáng. Nó có thể nhìn thấy tất cả những điều tốt đẹp ấy trong tôi.

Tôi thì phải loay hoay để nghĩ ra những điều cần nói. Và, khi tôi phóng chiếu tầm mắt nhìn lại những sự việc xung quanh cô con gái bé nhỏ của mình, quan-sát lại những điều mà nó thường làm trong gia-đình, tôi bắt đầu thấy một điều khác. Tôi thấy cảnh nó ôm hôn cha mẹ, nhớ lại những câu nói hồn-nhiên của nó và cả những lời cảm ơn nữa. Tôi biết rằng Tina học giỏi ở trường và cung-cách của nó rất lễ-độ. Tôi bảo con rằng: tôi thích nhất là khi Tina đi học về và lao đến ôm cha mẹ.

Khi cha con tôi bắt đầu đi sâu vào chi-tiết và xem xét lại mọi chuyện thì chúng tôi không thể dừng được nữa. Chuyến đi chỉ kéo dài nửa tiếng mà chúng tôi đã nói được 22 hoặc 23 điều; đến đây, thì tôi phải ngừng lại vì không thể nghĩ ra được thêm một điều nào nữa.

Thú thật, tôi có cảm-giác lẫn-lộn trong trò chơi này. Một mặt tôi rất vui, nhưng không tránh khỏi cảm-giác thất-vọng. Điều đáng mừng là Tina có thể biết nhiều điều về bố nó như thế (nó vẫn muốn tiếp-tục cuộc chơi), tôi thất vọng vì thấy mình không thể tìm ra những điều gì đẹp đẽ tốt-lành trong con bé nữa. Nhưng, dù sao điều quan-trọng nhất vẫn là, suốt dọc đường hai cha con có cơ-hội chuyện-trò rôm-rả. Tôi nghĩ trò chơi mở đầu cho cách nói chuyện mà trước đây chưa bao giờ tôi trao-đổi với con.

Khi chúng tôi đến nơi, Tina nhảy ngay xuống xe, chạy như bay vào nhà và đó là lúc mà trái tim tôi như muốn vỡ oà ra vì cảm-động. Vừa chạy nó vừa la lên: “Bà nội ơi, nội ơi. Bố biết bao nhiêu điều tốt về cháu. Cháu không biết là bố biết nhiều điều tốt về cháu đến thế.” (Trích sách “Sống Mạnh Mẽ” do Stephen R. Covery biên-soạn, Trần Đăng Khoa – Uông Xuân Vy dịch)

             Lại cũng xin thú thật với bạn đọc và bạn nghe đọc trên “sách nói” về nhiều thứ, cả chuyện phiếm lẫn truyện kể nhẹ-nhàng, rất giản-đơn.

Thú thật, là vừa xưng thú vừa nói thật những điều mà mình ít khi để ý đến. Thú thật, là thật tình tình xưng thú về kiến-thức rất hạn hẹp của mình. Thú rất thật, là: càng viết nhiều càng thấy mình chẳng biết gì nhiều, cả những điều căn-bản mà người đọc hoặc người nghe đọc truyện kể lại biết nhiều hơn người viết.

Thú thật thêm nữa, là bần đạo đây, tiếng là viết và lách những 10 cuốn chuyện phiếm trong thời gian gần 10 năm nói khoác, không có sách, mà thật ra chỉ là trích và dịch những tư-tưởng của người khác, kể cả và nhất là người nhà Đạo rất “im hơi lặng tiếng”. Thú thật, cũng rất thật như người kể truyện ở trên đôi khi cũng “thú thật” những sự thật ít khi dám xưng thú.

Và hôm nay, bần đạo đây lại cũng xin phép với bạn đọc và bạn nghe sách báo đọc bằng tai/miệng rằng: chỉ dám xin bầu bè miễn thứ cho cái tội biết quá ít, nhưng lại dịch quá nhiều. Thôi thì, đã xin phép thế rồi, nay bần đạo bèn đánh bạo ngẩng đầu nhìn về đằng trước tìm xem có đề tài gì để trích và để dịch hầu cống-hiến bạn đọc và bạn nghe đọc, hầu giết thì giờ để cho vui.

Thế thì, mời bạn và mời tôi ta đi thẳng vào bài báo xuất-hiện trên tờ The Cathokic Weekly ở Sydney hôm 20/12/2015 có đầu đề bảo rằng: “Theo toà-thánh Vaticăng, thì: Người Công-giáo không nên tìm cách khiến người Do-thái-giáo trở lại đạo”.

Đi thẳng vào bài báo, là đi vào phần tìm-hiểu rất như sau:

“Tài-liệu vừa mới phát-hành của Toà-thánh Vaticăng dạy rằng: Người Công giáo chúng ta không nên bắt-buộc người theo Do-thái-giáo phải về với Đạo mình, cho nhất-quán. Đây, là sứ-điệp của Uỷ-ban Giáo-Hoàng về Tương-quan Đạo-giáo đối với người theo Do-thái-giáo đã được Toà thánh làm sáng-tỏ qua sứ-điệp của Công-đồng Vaticăng 2 trong một tài-liệu có tên là “Nostra Aetate”. Tài-liệu mới, của Toà thánh được phổ-biến, để mừng kỷ-niệm 50 năm ngày kết-thúc Công đồng Vaticăng 2 này…

 Tài-liệu, nay nhấn mạnh điểm này, là: niềm tin của người Đạo Chúa có gốc-gác từ Do-thái-giáo, từng xác-nhận rằng Thiên-Chúa lần đầu tiên mặc-khải về chính Ngài, là dành cho người theo Do-thái-giáo. Và tài-liệu đây cũng nói: “Chính vì thế, Hội-thánh buộc phải quan-niệm việc giảng rao Tin Mừng là dành cho người theo Do-thái-giáo, tức: những người chỉ tin vào một Thiên-Chúa độc-nhất theo cung-cách khác với điều mà những người thuộc tín-ngưỡng khác, và những người thuộc thế-giới khác với ta, từng quan-niệm.”

Tài-liệu, còn nói thêm: dù người Do-thái-giáo không tin Đức Kitô là Đấng Cứu-chuộc toàn vũ-trụ, họ vẫn có phần trong việc cứu-rỗi nhân-trần, do quà-tặng và lời mời gọi của Thiên-Chúa là lời mời không thể thu-hồi lại được. Thế nên, làm sao điều như thế lại nằm ở huyền-nhiệm vô-phương dò-thấu trong kế-hoạch cứu-rỗi của Thiên-Chúa, được.

Bằng lời lẽ cụ-thể, điều này có nghĩa là: Hội-thánh Công-giáo không hành-xử cũng chẳng hỗ-trợ bất cứ sứ-vụ đặc biệt theo bất cứ cơ-chế nào trực chỉ về phía những người theo Do-thái-giáo, nào hết.

Tài-liệu, nay khuyến-khích người Đạo Chúa hãy biết “làm chứng-nhân cho niềm tin của họ trong Đức Giêsu Kitô đối với người Do-thái-giáo, nhưng theo cách ‘khiêm-hạ và bằng thái-độ nhạy-cảm’ biết chắc chắn rằng người theo Do-thái-giáo lại cũng là chứng-nhân cho Lời của Thiên-Chúa.

 Tài-liệu nói ở đây, lại cũng dạy rằng: người Công-giáo chúng ta sẽ hiểu được ý-nghĩa của Lò Thiêu Sự Sống là thế nào với người Do và phải đấu-tranh chống bất cứ dấu hiệu của thành-kiến chống lại người Do-thái-giáo. Người đi Đạo Chúa không bao giờ đu7o5c phép tỏ ra mình là người chuyên bài bác người Do-thái, đặc-biệt vì Đạo Chúa bắt nguồn từ Do-thái-giáo…(X. The Catholic Weekly 20/12/15 tr. 27 trích tin/bài từ CATHOLICCULTURE.ORG)       

             Trích và dịch như thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta đi vào vườn hoa âm-nhạc có những ca-từ đầy tình-tự đọng lắng tâm-tư của người cùng một cảm-nghiệm những hát rằng:

“Thu nay mây ngàn còn giăng mãi bên trời,
Mùa thu lưu luyến bóng dáng anh đi.
Đêm nay bên thềm cầm tay em khẽ nói:
Ngày mai anh đi rồi,
Anh có buồn gì không?

Buồn không hỡi người đã đi rồi.
Tìm đâu những ngày vui êm ấm?
Người đi theo năm tháng không cùng,
Thương mắt em hay buồn,
Nhìn mùa thu chết bên song.

(Từ Công Phụng – bđd)

Kể ra thì, bạn và tôi có hát những câu ca da-diết đến là như: “Buồn không, hỡi người đã đi rồi?” “Tìm đâu những ngày vui êm ấm?” cũng là để dẫn đưa nhau vào với giòng chảy suy-tư đầy tư-lự, vẫn nhủ rằng: đời mình/đời người vẫn đầy ắp nhiều suy-tư về Đạo và về đời, như lời kể của cô-giáo ở trường tiểu-học nọ có bé nọ tên “Nho” lại cứ muốn thuật lại từng chữ cho mẹ mình nghe, hay như phim Hàn-quốc sau đây:

“Chú bé 9 tuổi tên Nho được mẹ hiền gặn hỏi xem bé học được những gì ở nhà trường, môn giáo lý. Nghe mẹ hỏi, bé tíu tít nói vội vàng:

 -Mẹ, cô ở trường có kể cho tụi con nghe rất nhiều chuyện Chúa làm. Sao con thấy chuyện nào cũng đẹp như phim tập, đó mẹ. Cô bảo thế này: Chúa cứu dân Do Thái thoát khỏi ách nô lệ của lính Ai Cập chuyên hà-hiếp dân lành Do Thái. Chúa cứu họ bằng cách cho ông MôSê, xuất hiện ngay sau lưng địch, mà địch không hay.

 Kế đó, ông Môsê đem dân Do Thái tới Biển Đỏ an toàn xa lộ, không ai bị đói. Thế rồi, ông lại truyền cho các kỹ sư bắc một cây cầu thiệt to, cao ơi là cao, đặt ngay phía trên đỉnh đầu của mọi người. Và rồi, dân Do Thái ai cũng qua được cầu, mà không bị gì hết. Kế đến, ông dùng di-động gọi về cho tổng hành dinh, kêu máy bay yểm trợ.

 Thế là, họ gửi máy bay đến um sùm trời đất, bắn phá tơi bời. Và, cầu bị sập ngay lập tức. Làm chết đám lính Ai Cập. Bọn lính chết sạch, không ai kịp trăn trối với vợ con. Trong khi đó, dân Do Thái cứ ung dung sống an nhàn, thảnh thơi. Mẹ thấy có khủng khiếp không!

 Bà mẹ ngắt lời:

-Này con, con kể có đúng như cô con dạy không đó?

-Con nói thiệt đấy. Đúng rồi đó, mẹ. Con chỉ thêm có chút xíu cho nó giống phim Hàn Quốc, thôi. Chứ, kể dài như cô ở trường, mẹ nghe chỉ có nước ngủ gục, chứ ai mà tin những điều cô kể!…

 Lời chú bé thuật lại, nghe cũng giống như lời “cụ đạo” nào đó đứng bục cứ đem các truyện tiếu lâm chay/mặn ra mà xào xáo tuy không giống như lời chú bé tên Nho nói ở trên, nhưng cũng là lời kể khá là “hư cấu” ở đâu đó, rất Do-thái-giáo (?).

Quá đáng chăng, nếu cứ gán tội cho người theo Do-thái-giáo những “hư cấu” và/hoặc xấu xa rất không thật? Hư-cấu chăng, hay chỉ là hư-hao, hư-hại một uy-tín mà lâu nay ta cứ gán bừa cho người đồng Đạo tôn-thờ cùng một Chúa Trời, ở cõi này? Hư hay không hư, người Do-thái cũng đâu phải thế. Không tin, cứ mời bạn/mời tôi ta vào lại vường hoa Lời vang bậc thánh-hiền có những đoạn quả-quyết rất chắc nịch như sau:

“Hỡi người, dù bạn là ai đi nữa

mà bạn xét đoán,

thì bạn cũng không thể tự bào chữa được.

Vì khi bạn xét đoán người khác,

mà bạn cũng làm như họ,

thì bạn tự kết án chính mình rồi.”

(Rm 2: 1-2)

Dẫn-chứng ở đây, đôi điều này, không phải để bảo nhau: ta đừng xét-đoán hoặc phê bình người nào khác, dù người ấy có là Công-giáo, Tin-Lành hay Do-thái-giáo. Mà là, hãy nhìn lại xem Đạo mình, người mình đặt nặng cuộc sống của chính mình vào điều gì, mà thôi.

Dẫn-chứng hay không chứng-thực vào làm chứng gì đi nữa, cũng chỉ để tôi và bạn, ta mời nhau đi vào một hành-trình sống đạo trong đó có những đòi hỏi khá gắt gao của cả một đạo-giáo chung đụng với mọi người ở thế-trần. Đòi hỏi ấy không gì ngoài chuyện thương yêu và tha thứ.

Để minh-hoạ cho đòi hỏi cốt-lõi của Đạo Chúa hay đạo từ-bi làm người, cũng nên mời nhau đi vào vùng trời truyện kể để dẫn chứng cho điều mình cần suy-tư thực-hiện trong cuộc sống rất đời thường. Truyện kể bao giờ cũng nhè nhẹ đi vào tâm-can của mỗi người và mọi, như sau:

“Một hôm, một cậu học sinh 14 tuổi đang trên đường trở về nhà sau giờ tan học thì nhìn thấy bên trong hiệu sách ven đường có một cuốn sách mà cậu rất yêu thích nhưng trên người cậu lại không mang đủ tiền để mua cuốn sách đó. Thế là, cậu liều đem cuốn sách giấu vào trong ngực, không ngờ bị ông chủ hiệu sách bắt gặp.

 Ông chủ bực tức đưa ngay cậu bé vào trong một căn phòng kín. Sau đó, gọi mấy nhân viên bảo vệ tới và xét hỏi. Cậu bé sợ hãi, nước mắt giàn rụa chảy đầy khuôn mặt. Một lát sau, họ hỏi cậu bé số điện thoại của gia đình, bố mẹ và gọi điện tới thông báo cho gia đình.

 Chỉ ít phút sau, cha của cậu bé chạy tới. Cậu cúi đầu im lặng và chờ đợi sự trách phạt từ cha.

 “Tôi nghĩ, đây nhất định là một sự hiểu lầm!” Người cha nói: “Bởi vì tôi rất hiểu con trai mình. Cháu là một cậu bé hiểu chuyện. Nhất định đây là cuốn sách mà cháu rất yêu thích, nhưng lại không mang đủ tiền để mua nó cho nên mới làm như vậy. Ông xem như thế này có được không nhé, tôi sẽ trả số tiền gấp 3 lần để mua cuốn sách kia và chuyện này coi như xong!”

 Sau đó, người cha lấy ra đủ số tiền trả cho chủ hiệu sách. Cậu bé sợ hãi và lấm lét nhìn cha, người cha cũng nhìn con trai nhưng trong ánh mắt ấy không hề có sự trách mắng mà chỉ có chan chứa yêu thương…

 Hai cha con cậu bé rời khỏi hiệu sách, người cha dừng bước rồi nâng khuôn mặt đầy xấu hổ và cảm động của con trai lên rồi nói: “Con trai! Cả đời này con nhất định sẽ phạm phải không nhiều thì ít lỗi lầm. Hãy tiếp thu rồi quên nó đi! Đừng để nó lưu lại bóng mờ trong lòng con, hãy cố gắng học tập và sống chỉ cần lần sau đừng phạm lại tội lỗi ấy nữa thì con vẫn là một người con khiến cha mẹ kiêu hãnh, tự hào!”

 Nói xong lời này, người cha liền đặt cuốn sách vào tay con trai. Cậu bé không nhịn được liền oà khóc và sà vào lòng cha. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, đừng đánh mắng khi trẻ phạm lỗi. Bởi vì như vậy sẽ dễ dàng gây ra cho trẻ một tâm lý oán hận. Nếu có thể dùng nhiều hơn một chút tha thứ và giảm đi một chút trách mắng thì đó chính là cách xử sự của bậc cha mẹ có trí tuệ.” (Theo NTDTV / ĐKNMai Trà biên dịch)

            Phiếm-luận hôm nay và mai ngày, bao giờ cũng là thời-khắc để bạn và để tôi, ta thư-giãn lắng đọng lòng mình vào với những giây phút kể lể cho nhau đôi ba ý-tưởng làm nền cho cuộc sống rất thường-tình, ở đời.

Phiếm và luận, lúc nào và bao giờ cũng chỉ gồm những kể và kể. Kể cho nhiều, cho hay đó mới là mục-tiêu và là cung-cách để tôi và bạn, ta cùng nhau khuyến-khích mọi người đi vào cuộc sống tuy ồn-ào, náo-động, nhưng rất vui. Vui với người và với mình, suốt mọi ngày trong đời. Ở chợ đời.

            Trần Ngọc Mười Hai

            Vẫn cứ kể hoài kể mãi

            Câu chuyện phiếm rất Đạo

            ở trong đời.

            Với mọi người.

Đêm nay xuống một bài thơ trắng,

Suy Tư Tin Mừng tuần sau lễ Hiển Linh năm C 03/01/2016

 Tin Mừng (Mt 2: 1-12)

Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, và hỏi:

 “Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.”

Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời:

“Tại Bêlem, miền Giuđê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: “Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời.”

Bấy giờ vua Hêrôđê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng:

“Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người.”

Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

*   *   *

“Đêm nay xuống một bài thơ trắng,”

Cầu nguyện cho đời, nở ái ân”

(Dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)

Mai Tá lược dịch.

Thơ trắng lâu rồi đã giáng hạ, xuống với đêm đen. Nhưng, đêm đen cuộc đời nào mấy ai nhận ra thơ. Thơ cuộc đời. Thơ trong Đạo. Thơ của Đức Chúa vẫn hiển hiện với dân con, ngày lễ hội. Vẫn cứ hỏi rằng: con dân nhà Đạo đã mấy ai nhận ra Thơ Trắng, ngày Chúa Hiển Linh?

Từ lâu, nhiều nhà khoa-học trong Đạo cảm-nhận được Thơ Trắng, đã cố gắng giải-thích hiện-tượng “vì sao lạ” trong Tin Mừng. “Vì sao lạ” tuyệt-vời ấy, đã dẫn dắt 3 đạo-sĩ phương Đông đến Bêlem thờ lạy Chúa Hài Nhi. Là, nhà khoa-học Đạo Chúa, các nhân-sĩ ấy muốn đem đến cho chúng dân một học-thuyết nền-tảng nhằm giãi bày với mọi người, rằng: vì sao tuyệt-vời, xuất-hiện cùng ngày Đức Chúa giáng-trần, là vì sao rực sáng, rất thiên-văn.

Dù có thuần-phục về phương-pháp các nhân-sĩ khoa-học sử-dụng, tôi vẫn luôn tự hỏi: làm sao các cụ cứ mải bận tâm chuyện trăng sao mây nước, như thế nhỉ? “Vì sao lạ”, nói ở Tin Mừng đâu có mang ý-nghĩa của một thiên-văn, rất thực-nghiệm? Thánh Mát-thêu chỉ muốn viết về nền thần-học tu-đức nhằm chứng-tỏ rằng: thiên-đường trời cao vẫn ở trên. Chốn trời cao bên trên ấy, đã dẫn đường chỉ lối cho dân con trần-thế bằng các biến-cố rất hiện-thực. Những biến-cố gần gũi với người trần-gian. Còn, sao lạ trên trời vẫn là Thơ trắng hiển-hiện với người trần-gian, đã từ lâu.

Nghiên-cứu kỹ, ta hẳn sẽ thấy: ảnh-hưởng của trăng sao, tinh-tú vẫn xuất-hiện đậm nét trong các trình-thuật Cựu-Ước, như: sách Đệ Nhị Luật, Dân số, Tiên-tri Ysaya và Thánh-vịnh. Toàn-bộ trình-thuật về lễ-hội Hiển-Linh đã mang tính-chất biểu-tưởng, tuyệt-nhiên không dính-dự về khoa-học.

Truyện kể về “sao lạ dẫn đường” đã được sử-gia Hippolitus thuật ghi vào đầu thế-kỷ thứ 3, khi nguồn sử thánh-thiêng vẫn còn rất mới. Lúc ấy, sử-gia Hippolitus  cũng đã đề-cập đến con số 12 tròn-trịa cốt tính đúng ngày giờ xảy đến sau sự-kiện Chúa giáng trần. 12, là số liệu biểu-tượng vang vọng tính nhân-hiền của Thiên-Chúa, lúc Ngài tạo-dựng các chi-tộc thuộc giòng họ Israel .

Và, 12 cũng là số-liệu thần-thiêng được Thầy Chí Thánh sử-dụng để gầy nhóm môn-đồ đại-diện, do Ngài chọn.

Cụ thể hơn, truyện kể về “sao lạ dẫn đưa đạo sĩ ghé thăm Đấng Hài-Đồng” cũng rập khuôn ăn khớp với các ảnh-hình được thánh Mát-thêu đề cập ở những chương kế tiếp. Ở ba chương đầu, thánh Mát-thêu cho thấy hiện-tượng kỳ lạ thường xảy đến, rất miên-trường nơi chương đầu, ta thấy thánh Giuse nhận thông-điệp sứ-thần Chúa mang đến, trong giấc mộng lành. Chương hai, “Lời Thơ” viết về các đạo-sĩ theo vết sao tìm đến với Hài Nhi rất thánh, Đức Giêsu. Kịp đến chương ba, lại giải bày trời cao nay rộng mở. Và, Thiên-Chúa tỏ-bày thánh-ý của Ngài ngang qua việc thanh-tẩy Đức Kitô, Con của Ngài.

Nhìn từ góc cạnh chuẩn-mực cho bất kỳ sử-liệu nào, trình-thuật nay mở đầu cho linh-đạo về nhân-vật thần-thiêng, ít nghe đến. Nói cách khác, tiểu-sử về Đấng Nhân Hiền rất thánh ghi ở đây, cốt chứng-tỏ: sự Hiển-Linh thần thánh, qua đó Thiên-Chúa biểu-lộ vinh-quang của Ngài với thế-giới nhân-trần. Và, vinh-quang ấy nay thành hiện-thực.

Thế nên, hãy thử tìm-hiểu xem vinh-quang Đức Chúa tỏ bày cho những ai? Ở đâu? Khi nào?

Trường-hợp đầu, thánh Giuse là người được vinh-dự nhận-đón sứ-điệp từ Trên, trong giấc mộng lành. Thứ đến, là trường-hợp các nhà thiên-văn ngoài Đạo cũng được mặc-khải cho biết về sự Hiển-linh khác thường, ít khi thấy. Các nhà thiên-văn ở trên đã đại-diện cho nhân-gian trần-thế, chốn thân-quên.

Ở nơi này, thế-giới nối-kết với mọi thứ quyền-bính, vẫn hành-xử với trần-gian. Qua người ở chốn gian-trần, và ở đây quyền-năng phàm-trần được thể-hiện nơi Hêrôđê đã trở-thành sức mạnh đối đầu với vinh-quang Chúa Hiển-linh. Quyền-năng trần-thế lại còn ngăn-chặn tính nhân-hiền, biểu-hiện nơi hình-hài bé nhỏ Chúa Hài Đồng.

Cuối cùng, là trường-hợp đám dân con chân-chất Do-thái, tức các con dân được chọn đã biết tìm đến với vị hiền-nhân ngôn-sứ, thánh Gioan Tẩy Giả.

Ba chương Tin Mừng thánh Mát-thêu, vinh-quang Đức Chúa như vòng quay tròn trịa, đã công-khai hiển-hiện nơi bản thân Đức Kitô. Và, tính công-khai hiển-hiện ấy nay phổ-cập đã đến với nhiều người. Cũng từ đó, vinh-quang Hiển-linh rất thánh nơi Ngài đã biến-cải nhiều cuộc sống, nơi người phàm. Cụ thể là, cuộc sống của thánh Giuse, thái-độ của các đạo-sĩ chiêm-tinh và hoạt-động của thánh Gioan Tẩy Giả.

Còn hơn nữa, cả những người từng nghe lời Ngài giảng-dạy, bảo ban trong hành-trình cuộc sống nơi nhà Đạo. Tất cả đều nhất nhất không quay về với lề-lối sống xa xưa, như ngày trước.

Mà, Hiển-Linh tuyệt nhiên không là phó-bản của một hiện-tượng “Sao chổi”, vừa đổi ngôi. Hiển-linh, là lễ-hội rất thánh nhân đó, ta mừng kính vinh quang của Đức Chúa đã cải-biến cuộc sống, cải-biến tâm-can rất nhiều người.

Hiển-linh, là lễ hội tràn đầy cơ-hội giúp biến-cải cuộc sống của mọi người. Và, cảm-hóa tâm-can của mỗi người. Hiển-linh, còn là dịp giúp ta chấp-nhận mình sẽ phải chết đi cho chính mình. Chết, để không còn sơ-xuất lỗi phạm nữa. Chết vì Hiển-linh, giúp ta tái-sinh trong vinh-quang của Đức Chúa; để rồi, vinh-quang chói-ngời của Ngài sẽ bừng sáng lên mãi trong ta. Bừng sáng, ngay tại bản-chất và ngang qua cuộc sống của mọi người.

Cầu mong sao, lễ Hiển-linh hôm nay giúp ta nhớ lại ngày Đức Chúa tỏ lộ vinh-quang cao cả của Ngài cho ta. Tỏ lộ, không chỉ riêng cho mình ta mà thôi. Cầu mong sao, lễ Hiển-Linh còn là dịp nhắc nhở rằng: ta được mời gọi để ra đi loan báo cho mọi người biết rằng: chính vinh-quang Thiên-Chúa đang hiển-hiện một cách linh-hoạt với mọi người, nơi mỗi người.

Cầu mong cho ta có được quyết tâm ra đi loan-truyền vinh-quang ấy bằng niềm tin tưởng vào lễ-hội Hiển-linh. Loan-truyền niềm tin, bằng chính cuộc đời ta đang sống. Sống hiên-ngang, vui tươi trong tâm-thức kiến-tạo nên một thế-giới mới tràn-đầy vinh-quang rực-sáng những yêu-thương, cứu-độ đổ xuống với mọi người.

Lm Richard Leonard sj biên soạn

Mai Tá lược dịch.