CÂM ĐIẾC TÂM LINH

CÂM ĐIẾC TÂM LINH

Cha Mark Link, S.J.

 Một phụ nữ kia có người bạn bị điếc.  Ngày nọ bà ta hỏi người bạn muốn được tặng gì vào ngày sinh nhật.  Người bạn ấy đáp lại thật bất ngờ: “Xin bạn hãy vui lòng viết thư cho Ann Landers yêu cầu bà ta in lại bảng kinh cầu nguyện cho người điếc.  Bà ấy đã từng in nó trước đây vào mục của bà trong một tờ báo, nhưng tôi đã đánh mất bản sao mục đó rồi!”  Thế là người phụ nữ đã viết thư cho Ann Landers.  Và vào ngày 1.6 ngày sinh nhật của cô bạn, bà Ann đã in lại lời cầu nguyện đó trong cột báo của mình.  Một đoạn trong lời cầu đó như sau:

            “Lạy Chúa, nỗi đau khổ mà người điếc phải gánh chịu là đa số thiên hạ xem họ như những người chuyên làm phiền người khác.  Người ta thường thiện cảm với người mù, người què, nhưng lại thường nổi xung và bực bội với người điếc.  Kết quả là người điếc thường phải trốn lánh bạn bè và càng ngày càng trở nên khép kín” (William Barclay).

            Lời kinh trên cho chúng ta thấy một nỗi niềm, một uẩn khúc nào đó của người điếc mà chúng ta thường ít người nhận ra được.  Đa số chúng ta đều cho rằng mù thì tệ hại hơn điếc.  Thế nhưng Helen Keller vừa bị mù lẫn điếc thì cho rằng bị điếc không nghe được, thì quả là phần lớn những cánh cửa trong cuộc đời ta đã bị khép chặt lại, chẳng hạn: mở radio thì chả hiểu gì, xem truyền hình cũng chả thú vị gì mà còn phát chán, và hầu như không thể trò chuyện với ai được cả.  Vì thế, sau một thời gian chúng ta sẽ cảm thấy cô đơn như bị bỏ rơi.

****

            Câu chuyện về người điếc nói trên giúp ta hiểu rõ hơn bài Phúc Âm hôm nay.  Nó giúp ta hiểu được người câm điếc vui sướng như thế nào sau khi được Chúa Giêsu chữa lành. Lần đầu tiên trong cuộc đời anh ta cảm nếm được một phần nào vui thú của cuộc sống.

            Điều này dẫn chúng ta đến một vài câu hỏi:

–    Tại sao Chúa Giêsu đã chữa lành người câm điếc ấy?

–    Tại sao Ngài đã khai thông lỗ tai người ấy?

–    Tại sao Ngài đã phục hồi miệng lưỡi người ấy?

            Câu trả lời nằm trong bài đọc thứ nhất ngày hôm nay.  Trong lời mô tả vài dấu chỉ sẽ xảy ra khi Đấng Mêsia đến, tiên tri Isaia đã nói: “Kẻ điếc sẽ được nghe, ai không nói được sẽ mừng rỡ reo lên…”  Qua việc chữa lành người câm điếc trên, Chúa Giêsu đã hoàn tất hai dấu chỉ mà tiên tri Isaia đã nói để giúp dân chúng nhận ra Đấng Mêsia.  Vậy, một trong những mục đích của việc chữa lành ngày hôm nay là xác nhận rõ hơn Đức Giêsu chính là Đấng Mêsia.

            Tuy nhiên, việc chữa lành ngườì câm điếc kia còn tỏ lộ một điều ẩn kín nào đó nơi bản thân Đức Giêsu.  Nó cho ta thấy Đức Giêsu là một mẫu người giàu lòng thương xót.  Điều này đặc biệt biểu lộ qua cung cách Ngài tách biệt anh chàng câm điếc ra khỏi đám đông.  Như ta biết, người điếc thường hay mặc cảm nên lúng túng trước tình cảnh của mình.  Họ không hiểu ất giáp gì cả khi nghe người ta hỏi, nên họ luôn cảm thấy mình như ở ngoài rìa.  Vì thế khi dẫn anh chàng câm điếc ra khỏi đám đông, Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng xót thương thực sự của Ngài đối với anh, Ngài rất nhạy cảm đối với tình cảnh đáng thương của anh.  Như thế ngoài việc tỏ cho ta biết Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, việc chữa lành người câm điếc còn cho ta thấy rõ lòng thương xót của Đức Giêsu.

            Cuối cùng, việc Đức Giêsu chữa lành cho người câm điếc đã tạo nên nguồn hy vọng cho chúng ta là những kẻ đang sống ở thời đại ngày nay.

            Trạng thái của người câm điếc không giống trạng thái của riêng chúng ta.  Nhiều người trong chúng ta không điếc về thể lý nhưng lại điếc về tâm linh.  Chúng tôi muốn ám chỉ gì đây? Hãy dùng một ví dụ để làm sáng tỏ.

            Mới đây một bà mẹ và ông bố đến thăm đứa con gái của họ đang lâm trọng bệnh ở nhà thương.  Ngay khi họ lái xe rời bệnh viện, bà mẹ bắt đầu vừa khóc vừa nói; “Anh Ron ơi, em chả biết rõ điều gì đang xảy đến cho em, lẽ ra 10 năm trước em có thể cầu nguyện với tất cả tấm lòng cho con gái chúng ta.  Lẽ ra em có thể trình bày với Chúa về nó, và lẽ ra em có thể nghe lời Chúa dặn dò em “Đừng lo.”  Thế nhưng em không còn làm điều ấy được nữa.  Em không còn cầu nguyện được nữa, em không thể nói chuyện với Chúa như em đã thường làm.  Hình như về mặt thiêng liêng em đã trở nên như câm như điếc.”

            Câu chuyện trên mô tả tình trạng của nhiều người trong chúng ta.  Chúng ta đôi lúc cũng cảm thấy khó cầu nguyện khác với chúng ta ngày xưa.  Chúng ta cũng cảm thấy khó đối thoại với Chúa và chúng ta cũng cảm thấy khó khăn trong việc nghe Chúa nói với chúng ta.  Vậy trong trường hợp này, chúng ta phải làm gì?  Câu trả lời đã nằm sẵn trong bài Phúc Âm hôm nay.  Chúng ta có thể bắt chước người câm điếc trên, nghĩa là tìm kiếm Chúa Giêsu, cùng Ngài bước ra khỏi đám đông và tận hưởng đôi chút thời gian bên sự hiện diện có khả năng chữa lành của Ngài.

            Bài Phúc Âm hôm nay khuyên chúng ta nên tạo điều kiện thuận lợi cho Chúa Giêsu để Ngài mở miệng lưỡi chúng ta về mặt thiêng liêng, để Ngài đặt ngón tay của Ngài khai mở đôi tai điếc của chúng ta.  Nói cụ thể hơn, Phúc Âm hôm nay mời gọi chúng ta hãy làm lại những gì chúng ta đã từng có thói quen hay làm, tức là bỏ ra ít phút mỗi ngày để cầu nguyện, để Chúa Giêsu thực hiện nơi chúng ta điều Ngài đã làm cho người câm điếc ấy, nghĩa là bài Phúc Âm mời gọi chúng ta hãy để Chúa Giêsu chữa lành bệnh câm điếc của chúng ta.

            Như thế, câu chuyện người câm điếc trên nói với chúng ta 3 điều:

–  Thứ nhất, nó mặc khải cho chúng ta Đức Giêsu chính là Đấng Mêsia của Israel đã được mong đợi từ lâu.  Đức Giêsu đã thực hiện điều mà Isaia tiên báo Đấng Mêsia sẽ làm, tức là cho người điếc được nghe và người câm nói được.

 –  Thứ hai, câu chuyện người câm điếc mặc khải cho ta biết Chúa Giêsu là Đấng giàu lòng xót thương.  Ngài đưa người điếc ra khỏi đám đông để chữa lành cho người ấy.  Ngài không biến người ấy thành trò cười cho thiên hạ mà muốn tiếp xúc thân mật riêng tư với người ấy.

 –   Cuối cùng, bài Phúc Âm mặc khải cho chúng ta phương pháp giải quyết các vấn nạn mà nhiều người trong chúng ta đang gặp phải ngày hôm nay. Đó là chúng ta không còn cầu nguyện được nữa, không còn thưa chuyện với Chúa, lắng nghe lời Ngài nói trong tâm hồn chúng ta được nữa. Về mặt thiêng liêng quả thực chúng ta đang bị câm điếc.

Để tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề khổ tâm này, chúng ta hãy bắt chước người câm điếc, là tìm kiếm Chúa Giêsu và xin Ngài chữa lành chúng ta.  Cụ thể hơn, chúng ta hãy để riêng vài phút mỗi ngày tiếp xúc với Chúa Giêsu ngõ hầu Ngài sẽ chữa lành và làm cho chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh trở lại.

Cha Mark Link, S.J.

***

Lạy Chúa Giêsu, nỗi bất hạnh của người điếc là nghe mà không hiểu và từ từ họ cảm thấy bị tách biệt xa lạ với thế giới bên ngoài.  Còn nỗi bất hạnh của con là theo Chúa nhưng không hiểu Chúa muốn nói gì, không biết Chúa muốn gì nơi con, nhưng bất hạnh hơn là con không biết mình đang bị câm điếc tâm linh để xin Chúa chữa lành.  Lạy Đấng giàu lòng xót thương, xin cho con nhận thức căn bịnh tâm linh thời đại mà con đang mang và xin chữa lành tâm hồn con.  Xin cho con biết sống thân mật với Chúa hơn, biết bỏ ra vài phút mỗi ngày để tiếp xúc với Chúa, để nghe mà hiểu Chúa muốn nói gì, để dễ dàng nhận ra thánh ý Chúa trong đời sống con.  Amen!

From: KittyThiênKim & KimBang Nguyen

Các nhà khoa học nói gì về Thiên Chúa

Các nhà khoa học nói gì về Thiên Chúa:

  1. Ông A.Einstein, một bộ óc được đánh giá là thông minh nhất của thế kỷ hai mươi, đã thú nhận rằng: “Khoa học thế kỷ XX đã giải đáp được rất nhiều bí mật của vũ trụ. Nhưng những giải đáp này so với những cái bí mật còn lại thì chỉ là một giọt nước so với đại dương. Một giọt nước so với đại dương. Ôi khả năng của lý trí loài người”.
  2. Alexis Carrel, giải Nobel 1912, nhìn ngắm những kỳ diệu của vũ trụ cực tiểu là thân xác nhỏ bé của con người, ông đã thảng thốt kêu lên “Ôi, con người là một ẩn số”. Đó là tựa đề của cuốn sách thời danh của ông, L’homme, cet Inconnu.

Alexis Carrel, là một bác sĩ vô thần, đã theo đạo Công giáo, vì ông chứng kiến một hiện tượng khỏi bệnh mà khoa học không thể giải thích được. Ông phụ trách một toa xe chở bệnh nhân từ Paris về Lộ Đức. Trong số bệnh nhân này có một cô gái chân cao chân thấp, phải đi vẹo vọ. Thế mà sau khi cầu nguyện, hai chân cô lại dài ngắn bằng nhau, đi lại bình thường. Alexis Carrel, ngẩn ngơ. Lý trí của ông đầu hàng đức tin. Ông theo đạo và viết một tác phẩm lấy tựa đề là “Cầu nguyện” (La Prière).

  1. Lecomte du NoÜy là một nhà sinh vật học nổi tiếng. Ông đã theo đạo. Hỏi tại sao thì ông trả lời: “Vì trong đạo có nhiều mầu nhiệm mà tôi không hiểu được. Nếu tôi hiểu được, thì những mầu nhiệm ấy chỉ là những triết thuyết, những định luật khoa học, không đáng để tôi thờ…”.

NỤ HÔN CỦA VỊ THÁNH chứng minh cho nụ hôn của Ơn Gọi

NỤ HÔN CỦA VỊ THÁNH chứng minh cho nụ hôn của Ơn Gọi

The Kiss of A Saint…and also the kiss for Vocation…

The kiss of Saint John Paul II bring the Kids close to the priesthood life…

Câu chuyện tuyệt vời về một người mẹ mang cậu con trai của mình là Gioan-Phaolô Tôma đến với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để được chúc lành và hôn lên trán. Giờ đây thầy Gioan-Phaolô đang học để trở thành linh mục. Tất cả là hồng ân, mọi việc Chúa làm thật vĩ đại qua vị Thánh của Ngài…

Nguồn: John Glory Nguyen

May be an image of 3 people and text

CÂM ĐIẾC TÂM LINH

CÂM ĐIẾC TÂM LINH

 Cha Mark Link, S.J.

Một phụ nữ kia có người bạn bị điếc.  Ngày nọ bà ta hỏi người bạn muốn được tặng gì vào ngày sinh nhật.  Người bạn ấy đáp lại thật bất ngờ: Xin bạn hãy vui lòng viết thư cho Ann Landers yêu cầu bà ta in lại bảng kinh cầu nguyện cho người điếc.  Bà ấy đã từng in nó trước đây vào mục của bà trong một tờ báo, nhưng tôi đã đánh mất bản sao mục đó rồi!  Thế là người phụ nữ đã viết thư cho Ann Landers.  Và vào ngày 1.6 ngày sinh nhật của cô bạn, bà Ann đã in lại lời cầu nguyện đó trong cột báo của mình.  Một đoạn trong lời cầu đó như sau:

            “Lạy Chúa, nỗi đau khổ mà người điếc phải gánh chịu là đa số thiên hạ xem họ như những người chuyên làm phiền người khác.  Người ta thường thiện cảm với người mù, người què, nhưng lại thường nổi xung và bực bội với người điếc.  Kết quả là người điếc thường phải trốn lánh bạn bè và càng ngày càng trở nên khép kín” (William Barclay).

             Lời kinh trên cho chúng ta thấy một nỗi niềm, một uẩn khúc nào đó của người điếc mà chúng ta thường ít người nhận ra được.  Đa số chúng ta đều cho rằng mù thì tệ hại hơn điếc.  Thế nhưng Helen Keller vừa bị mù lẫn điếc thì cho rằng bị điếc không nghe được, thì quả là phần lớn những cánh cửa trong cuộc đời ta đã bị khép chặt lại, chẳng hạn: mở radio thì chả hiểu gì, xem truyền hình cũng chả thú vị gì mà còn phát chán, và hầu như không thể trò chuyện với ai được cả.  Vì thế, sau một thời gian chúng ta sẽ cảm thấy cô đơn như bị bỏ rơi.

***************************************

            Câu chuyện về người điếc nói trên giúp ta hiểu rõ hơn bài Phúc Âm hôm nay.  Nó giúp ta hiểu được người câm điếc vui sướng như thế nào sau khi được Chúa Giêsu chữa lành. Lần đầu tiên trong cuộc đời anh ta cảm nếm được một phần nào vui thú của cuộc sống.

            Điều này dẫn chúng ta đến một vài câu hỏi:

–    Tại sao Chúa Giêsu đã chữa lành người câm điếc ấy?

–    Tại sao Ngài đã khai thông lỗ tai người ấy?

–    Tại sao Ngài đã phục hồi miệng lưỡi người ấy?

            Câu trả lời nằm trong bài đọc thứ nhất ngày hôm nay.  Trong lời mô tả vài dấu chỉ sẽ xảy ra khi Đấng Mêsia đến, tiên tri Isaia đã nói: “Kẻ điếc sẽ được nghe, ai không nói được sẽ mừng rỡ reo lên…”  Qua việc chữa lành người câm điếc trên, Chúa Giêsu đã hoàn tất hai dấu chỉ mà tiên tri Isaia đã nói để giúp dân chúng nhận ra Đấng Mêsia.  Vậy, một trong những mục đích của việc chữa lành ngày hôm nay là xác nhận rõ hơn Đức Giêsu chính là Đấng Mêsia.

            Tuy nhiên, việc chữa lành ngườì câm điếc kia còn tỏ lộ một điều ẩn kín nào đó nơi bản thân Đức Giêsu.  Nó cho ta thấy Đức Giêsu là một mẫu người giàu lòng thương xót.  Điều này đặc biệt biểu lộ qua cung cách Ngài tách biệt anh chàng câm điếc ra khỏi đám đông.  Như ta biết, người điếc thường hay mặc cảm nên lúng túng trước tình cảnh của mình.  Họ không hiểu ất giáp gì cả khi nghe người ta hỏi, nên họ luôn cảm thấy mình như ở ngoài rìa.  Vì thế khi dẫn anh chàng câm điếc ra khỏi đám đông, Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng xót thương thực sự của Ngài đối với anh, Ngài rất nhạy cảm đối với tình cảnh đáng thương của anh.  Như thế ngoài việc tỏ cho ta biết Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, việc chữa lành người câm điếc còn cho ta thấy rõ lòng thương xót của Đức Giêsu.

            Cuối cùng, việc Đức Giêsu chữa lành cho người câm điếc đã tạo nên nguồn hy vọng cho chúng ta là những kẻ đang sống ở thời đại ngày nay.

            Trạng thái của người câm điếc không giống trạng thái của riêng chúng ta.  Nhiều người trong chúng ta không điếc về thể lý nhưng lại điếc về tâm linh.  Chúng tôi muốn ám chỉ gì đây? Hãy dùng một ví dụ để làm sáng tỏ.

            Mới đây một bà mẹ và ông bố đến thăm đứa con gái của họ đang lâm trọng bệnh ở nhà thương.  Ngay khi họ lái xe rời bệnh viện, bà mẹ bắt đầu vừa khóc vừa nói; Anh Ron ơi, em chả biết rõ điều gì đang xảy đến cho em, lẽ ra 10 năm trước em có thể cầu nguyện với tất cả tấm lòng cho con gái chúng ta.  Lẽ ra em có thể trình bày với Chúa về nó, và lẽ ra em có thể nghe lời Chúa dặn dò em “Đừng lo.  Thế nhưng em không còn làm điều ấy được nữa.  Em không còn cầu nguyện được nữa, em không thể nói chuyện với Chúa như em đã thường làm.  Hình như về mặt thiêng liêng em đã trở nên như câm như điếc.”

            Câu chuyện trên mô tả tình trạng của nhiều người trong chúng ta.  Chúng ta đôi lúc cũng cảm thấy khó cầu nguyện khác với chúng ta ngày xưa.  Chúng ta cũng cảm thấy khó đối thoại với Chúa và chúng ta cũng cảm thấy khó khăn trong việc nghe Chúa nói với chúng ta.  Vậy trong trường hợp này, chúng ta phải làm gì?  Câu trả lời đã nằm sẵn trong bài Phúc Âm hôm nay.  Chúng ta có thể bắt chước người câm điếc trên, nghĩa là tìm kiếm Chúa Giêsu, cùng Ngài bước ra khỏi đám đông và tận hưởng đôi chút thời gian bên sự hiện diện có khả năng chữa lành của Ngài.

            Bài Phúc Âm hôm nay khuyên chúng ta nên tạo điều kiện thuận lợi cho Chúa Giêsu để Ngài mở miệng lưỡi chúng ta về mặt thiêng liêng, để Ngài đặt ngón tay của Ngài khai mở đôi tai điếc của chúng ta.  Nói cụ thể hơn, Phúc Âm hôm nay mời gọi chúng ta hãy làm lại những gì chúng ta đã từng có thói quen hay làm, tức là bỏ ra ít phút mỗi ngày để cầu nguyện, để Chúa Giêsu thực hiện nơi chúng ta điều Ngài đã làm cho người câm điếc ấy, nghĩa là bài Phúc Âm mời gọi chúng ta hãy để Chúa Giêsu chữa lành bệnh câm điếc của chúng ta.

            Như thế, câu chuyện người câm điếc trên nói với chúng ta 3 điều:

–  Thứ nhất, nó mặc khải cho chúng ta Đức Giêsu chính là Đấng Mêsia của Israel đã được mong đợi từ lâu.  Đức Giêsu đã thực hiện điều mà Isaia tiên báo Đấng Mêsia sẽ làm, tức là cho người điếc được nghe và người câm nói được.

–  Thứ hai, câu chuyện người câm điếc mặc khải cho ta biết Chúa Giêsu là Đấng giàu lòng xót thương.  Ngài đưa người điếc ra khỏi đám đông để chữa lành cho người ấy.  Ngài không biến người ấy thành trò cười cho thiên hạ mà muốn tiếp xúc thân mật riêng tư với người ấy.

–   Cuối cùng, bài Phúc Âm mặc khải cho chúng ta phương pháp giải quyết các vấn nạn mà nhiều người trong chúng ta đang gặp phải ngày hôm nay. Đó là chúng ta không còn cầu nguyện được nữa, không còn thưa chuyện với Chúa, lắng nghe lời Ngài nói trong tâm hồn chúng ta được nữa. Về mặt thiêng liêng quả thực chúng ta đang bị câm điếc.

            Để tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề khổ tâm này, chúng ta hãy bắt chước người câm điếc, là tìm kiếm Chúa Giêsu và xin Ngài chữa lành chúng ta.  Cụ thể hơn, chúng ta hãy để riêng vài phút mỗi ngày tiếp xúc với Chúa Giêsu ngõ hầu Ngài sẽ chữa lành và làm cho chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh trở lại.

Cha Mark Link, S.J.

From: Langthangchieutim

THƯƠNG TIẾC NGƯỜI ĐÃ RA ĐI

THƯƠNG TIẾC NGƯỜI ĐÃ RA ĐI

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

Gần như chúng ta đều biết câu chuyện Zorba người Hy Lạp qua quyển sách nổi tiếng của tác giả Nikos Kazantzakis hoặc qua phim ảnh.  Và Zorba không phải là nhân vật hư cấu.  Alexix Zorba là người thật việc thật, có tính cách phóng khoáng và tinh thần hoạt bát đến nỗi khi ông qua đời, Kazantzakis không thể chấp nổi chuyện đó, tự vấn rằng một người với sức sống mãnh liệt thế kia mà có thể chết sao.

Khi biết tin Zorba qua đời, phản ứng của Kazantzakis là thế này: “Tôi nhắm mắt lại và cảm thấy nước mắt từ từ lăn xuống âm ấm trên gò má.  Ông ấy chết rồi, chết thật rồi.  Zorba đã ra đi, đi mãi không về.  Tiếng cười đã chết, bài ca im bặt, cây đàn santir vỡ tan, điệu nhảy trên bãi đá bờ biển đã dừng, cái miệng ham muốn đặt câu hỏi không ngừng giờ đã đầy bùn đất. …  Những linh hồn như thế sẽ không chết.  Đất, nước, lửa, liệu có thể tạo ra một Zorba nữa không? …  Như thể tôi tin ông ấy sẽ bất tử vậy.”

Đôi khi thật khó để tin là một người nào đó có thể chết, vì cuộc sống và sức sống của họ quá tuyệt diệu.  Đơn giản là chúng ta chẳng hình dung nổi một sức sống như thế lại nằm yên, lại chết và mãi mãi xa rời trần thế này.  Có những người dường như không thể chết vì chúng ta không hình dung nổi một sức sống, sự khoáng đạt, phong phú và tốt lành như thế lại chết.  Làm sao một sức sống diệu kỳ như thế mà chết được chứ?

Tôi đã nhiều lần cảm nhận chuyện này, gần nhất là mới tuần trước, khi hai đồng nghiệp cũ của tôi, những người khoáng đạt, sắc sảo, phong phú và cực kỳ tâm linh, đã chết.  Kazantzakis cố chấp nhận cái chết của Zorba, đồng thời tìm cách cố đương đầu với cái chết này.  Ông quyết định nỗ lực “phục sinh” Zorba, bằng cách kể những câu chuyện của Zorba cho cả thế giới sao để biến cuộc đời ông thành huyền thoại, thành vũ khúc, thành tôn giáo.

Kazantzakis tin rằng đây chính là việc Maria Mađalêna đã làm khi thương tiếc cái chết của Chúa Giêsu, khi bà rời mộ Ngài và trở lại với đời.  Bà đã “phục sinh” Chúa Giêsu bằng cách kể chuyện của Ngài, tạo nên một huyền thoại, một vũ khúc, một tôn giáo.  Nên khi thương tiếc cái chết của Zorba, Kazantzakis tự nhủ: “Hãy cho ông máu của chúng ta để ông có thể sống lại, chúng ta hãy làm những gì có thể để kéo dài thêm sinh mệnh cho con người mê ăn, mê uống, mê làm việc, mê đàn bà, mê lang bạt, người vũ công và chiến binh, linh hồn khoáng đạt nhất, thân thể rắn chắc nhất, tiếng hét tự do nhất mà tôi từng biết”.

Ông đã rất nỗ lực!  Và nỗ lực đó tạo nên một câu chuyện tuyệt vời, một thần thoại thú vị, nhưng nó không bao giờ tạo nên một tôn giáo hay một vũ khúc bất diệt, bởi nó không như những gì bà Maria Mađalêna đã làm cho Chúa Giêsu.  Dù thế, vẫn có gì đó đáng để chúng ta học hỏi về cách đương đầu với những ra đi quá lớn làm cho thế giới bỗng chốc hoang lạnh đi hẳn.  Chúng ta không được để sức sống diệu kỳ đó biến mất, chúng ta phải giữ cho nó sống.  Tuy nhiên, là tín hữu Kitô, chúng ta làm theo một cách khác.

Chúng ta đọc câu chuyện của Maria Mađalêna theo một cách rất khác.  Bà Maria đến mộ Chúa Giêsu, thấy mộ trống, và đi ra ngoài khóc, nhưng… trước khi đi kể chuyện này cho người khác, bà đã được gặp Chúa Giêsu, được Ngài nói cho cách để tìm được sức sống, sự phong phú, tình yêu thương và con người của Ngài, trong một phương thức hoàn toàn mới là trong tinh thần của Ngài.  Phương thức đó bao hàm cả bí mật về cách chúng ta trao sự sống cho những người thân yêu sau khi họ đã mất.

Làm sao để giữ những người thân yêu và sức sống kỳ diệu mà họ đã đem lại cho đời, vẫn tiếp tục sống sau khi họ đã mất?  Trước hết, là bằng cách nhận ra rằng sức sống của họ không mất đi cùng với thân thể, rằng sức sống đó không rời trần thế này.  Sức sống của họ vẫn còn sống, vẫn còn ở bên cạnh chúng ta, nhưng bây giờ là ở trong chúng ta, qua tinh thần họ để lại (cũng như Chúa Giêsu đã để lại tinh thần của Ngài).  Hơn nữa, sức sống của họ truyền cho chúng ta mỗi khi chúng ta đi vào “Galilê” của họ, cụ thể là, vào những nơi mà tinh thần của họ phát triển và truyền đi dưỡng khí sinh sôi.

Thế nghĩa là sao?  “Galilê” của ai đó, nghĩa là gì?  “Galilê” của ai đó là sức sống đặc biệt, dưỡng khí đặc biệt mà người đó phát ra.  Với Zorba, thì đó là sự táo bạo và ham mê sống, với cha tôi là tinh thần ngoan cường, với mẹ tôi thì là lòng quảng đại.  Trong sức sống đó, họ phát ra một điều gì đó của Thiên Chúa.  Bất kỳ lúc nào chúng ta đến những điểm mà tinh thần của họ phát ra sức sống của Thiên Chúa, thì chúng ta hít vào dưỡng khí của họ, vũ điệu của họ và sự sống của họ.

Như tất cả các bạn, tôi cũng có những lúc choáng váng, buồn đau và hoài nghi về cái chết của một người nào đó.  Làm sao sức sống đặc biệt đó lại chết được?  Đôi khi sức sống đặc biệt đó được thể hiện nơi vẻ đẹp thể lý, sự duyên dáng, bạo dạn, hăng say, phong phú, kiên cường, cảm thương, nhân ái, nồng hậu, khéo léo hay dí dỏm.  Có thể rất khó chấp nhận rằng vẻ đẹp và dưỡng khí đem lại sự sống đó, có thể rời bỏ trần thế này.

Xét cho cùng, chẳng gì mất đi cả.  Đôi khi, trong thời gian của Thiên Chúa, khi đúng thời đúng điểm, tảng đá sẽ lăn ra, và như Maria Mađalêna đã từ mộ đi về, chúng ta sẽ biết rằng nếu đến “Galilê”, mình có thể hít thở sức sống diệu kỳ đó lần nữa.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Ta sống ở đời này để làm gì?

Mến chào ngày mới! Chúc Bạn và gia đình một ngày tốt lành trong tình yêu và sự quan phòng của Chúa.

Cha Vương

Thứ 3: 17/08/2021

GIÁO LÝ: Ta sống ở đời này để làm gì? Ta sống ở đời này để nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, để làm việc lành theo ý Thiên Chúa, và để một ngày nào đó sẽ đạt tới quê Trời.

SUY NIỆM:  Được làm người có nghĩa là đến từ Thiên Chúa và đi về với Thiên Chúa. Nguồn gốc của con người đến từ cao xa hơn là từ cha mẹ họ, nghĩa là đến từ Thiên Chúa, nơi có chứa hạnh phúc của cả trời đất, nơi ta được chờ đón để hưởng hạnh phúc đời đời vô hạn định. Ta đang sống ở trần gian này. Đôi khi, ta thấy gần gũi với Đấng Tạo hóa, nhưng thường là chẳng thấy gì. Để dẫn ta vào đúng hướng tốt, Thiên Chúa đã sai con của Người là Chúa Giêsu để giải thoát ta khỏi tội, cứu ta khỏi mọi sự dữ và dẫn ta vào sự sống thật không sai lầm. Người “là Con Đường, là Sự Thật, là Sự Sống”. (Ga 14,6) (Youcat, số 1)

❦  Điều gì đang làm bạn không nhận biết và yêu mến Thiên Chúa?

Có phải là bạn đang bị cuốn hút trong cơn lốc của văn minh, của tiền bạc, danh vọng và hưởng thụ. Bạn hãy nghĩ xem, nếu con người quá chú trọng đến nhu cầu thể xác mà quên đi đời sống tâm linh, thì họ đã tự tách ra khỏi quỹ đạo của Sự Sống, tự đánh mất chính mình. Họ chỉ là những thây ma không hồn, gieo tai hoạ và khổ đau cho nhau. Con người sẽ đối xử tàn bạo với nhau nếu con người chỉ coi mình thuần túy là loài vật mà chối bỏ niềm tin vào Trời, vào Thiên Chúa, vào Ðấng tạo thành. Thiết tưởng rằng bạn cũng cảm nhận được điều này trong cơn đại dịch COVID này…

LẮNG NGHE: Thiên Chúa muốn cho mọi người được ơn cứu rỗi và nhận biết sự thật (the truth) (1 Tm 2:4)

CẦU NGUYỆN: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người… Vì chính lúc hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.

THỰC HÀNH: Hãy dành một chút thời giờ để nhìn lại mục đích đời người là gì?

ĐÊM TỐI LINH HỒN

ĐÊM TỐI LINH HỒN

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Chủ nghĩa vô thần là ký sinh trên một tôn giáo xấu.  Đó là lý do vì sao, xét cho cùng, những phê phán của chủ nghĩa vô thần lại là bạn của chúng ta.  Những lời đó giữ chúng ta cảnh giác.

Chẳng hạn như, Friedrich Nietzsche, Ludwig Feuerbach, và Karl Marx, họ cho rằng mọi cảm nghiệm tôn giáo xét cho cùng chỉ là phóng chiếu tâm lý.  Với họ, Thiên Chúa chúng ta tin và nền tảng cho Giáo hội của chúng ta, xét cho cùng, chỉ đơn thuần là một tưởng tượng mà chúng ta tạo ra để phục vụ nhu cầu của mình.  Họ nói rằng chúng ta tạo ra Thiên Chúa như thuốc phiện êm dịu và cho mình sự phê chuẩn thần thánh để làm điều mình muốn.

Họ đúng, nhưng lại sai, và điểm sai của họ là về nền tảng của tôn giáo đích thực.  Phải thừa nhận, họ đúng khi nói rằng nhiều cảm nghiệm tôn giáo và đời sống trong đời sống chúng ta rõ ràng là không, rất không nguyên tuyền.  Thật khó để thừa nhận rằng chúng ta luôn mãi đem những tham vọng và khí lực của mình trộn lẫn với điều mà chúng ta gọi là cảm nghiệm tôn giáo.  Đó là lý do vì sao chúng ta quá thường xuyên là những con người mộ đạo, nhưng lại hoàn toàn chẳng hướng về Thiên Chúa.  Chúng ta ngông cuồng khi đáng ra phải khiêm nhượng, phán xét khi phải tha thứ, thù hận khi phải yêu thương, ích kỷ khi phải vị tha, và hằn học xấu xa khi phải thông hiểu cùng thương xót.  Cuộc sống và giáo hội của chúng ta thường không chiếu tỏa Chúa Giêsu.  Chủ nghĩa vô thần là một thách thức cần thiết, bởi chúng ta quá thường xuyên trộn lẫn xung lực đời mình với Thiên Chúa, đem những hệ tư tưởng của mình xáo lẫn với Phúc âm.

May thay, Thiên Chúa không để chúng ta yên ổn với việc đó quá lâu.  Thiên Chúa cho chúng ta một ơn hoang mang và đau đớn, là đêm tối linh hồn.  Trong đêm tối linh hồn, chúng ta kiệt quệ lòng đạo, cảm nghiệm tôn giáo một thời nâng đỡ cho chúng nhiệt thành giờ khô cạn khiến chúng ta không còn tưởng tượng, xúc động, hay ý thức cảm xúc về tình yêu hay sự hiện hữu của Thiên Chúa.  Dù chúng ta có cố gắng thế nào cũng không thể gợi lên lại những cảm giác và hình tượng từng có về Thiên Chúa cũng như sự bảo đảm mà chúng ta từng cảm thấy về đức tin và niềm tin tôn giáo của mình.  Thiên đàng như trống rỗng, và trong lòng chúng ta cảm thấy không thể nhận thức được gì, như thể Thiên Chúa không hiện hữu, và ta cũng không thể tạo ra một hình ảnh Thiên Chúa từng một thời rất thật với ta.  Chúng ta trở nên tuyệt vọng khi cố khơi lên một ý thức về Thiên Chúa.

Nhưng đấy chính là khởi đầu của đức tin đích thực.  Trong đêm tối đó, khi chẳng còn gì nữa, khi cảm thấy như không có Chúa, thì Thiên Chúa bắt đầu đi vào chúng ta một cách nguyên tuyền.  Bởi các chức năng tôn giáo trong chúng ta bị tê liệt, nên chúng ta không còn có thể lạm dụng cảm nghiệm của mình về Thiên Chúa, không còn lạm dụng phóng chiếu bản thân vào hình ảnh Thiên Chúa, hay dùng lòng đạo để lập luận sự phê chuẩn thần thánh cho hành động của mình.  Đức tin đích thật bắt đầu từ chính lúc những phê phán vô thần nghĩ rằng mình đã thành công, là chính sự tối tăm và trống rỗng, trong sự bất lực của lòng đạo, trong sự vô lực để tác động lên cách Thiên Chúa đi vào chúng ta.

Chúng ta thấy rõ điều này trong đời sống của Mẹ Têrêxa.  Trong nhật ký của Mẹ, trong 27 năm đầu đời, mẹ có một nhận thức sâu sắc đầy hình tượng, và sốt mến về Thiên Chúa trong đời mình.  Mẹ sống với một niềm xác tín sắt đá về sự hiện hữu và tình yêu của Thiên Chúa.  Nhưng đến tuổi 27, khi đang cầu nguyện trên tàu hỏa, như thể có ai đó đã gạt công tắc đường dây kết nối với Chúa của Mẹ.  Trong tưởng tượng và cảm giác của Mẹ, thiên đàng trống rỗng.  Thiên Chúa mà Mẹ biết trong nhận thức và cảm giác, đã biến mất.

Nhưng chúng ta biết câu chuyện theo như thế nào.  Mẹ sống tiếp 60 năm còn lại với một đức tin xây trên đá, và đã sống dấn thân quên mình khiến không một lời chỉ trích vô thần nào có thể cáo buộc cảm nghiệm tôn giáo của Mẹ là nảy sinh từ sự phóng chiếu bản thân ích kỷ, hoặc nói việc hành đạo của Mẹ không nguyên tuyền.  Trong đêm tối lòng đạo của Mẹ, Thiên Chúa có thể đổ tràn vào Mẹ một cách nguyên tuyền, chứ không như nhiều người chúng ta với đời sống đức tin rõ ràng nằm ở một niềm tin ích kỷ.

Ngay cả Chúa Giêsu khi làm người, cũng phải trải qua đêm tối này, như lúc Ngài ở trong Vườn Cây Dầu, và than khóc vì bị bỏ rơi và sợ thập giá.  Sau cơn thống khổ trong Vườn Cây Dầu, một thiên thần đến và tăng sức cho Ngài.  Chúng ta sẽ hỏi, tại sao thiên thần không đến sớm hơn, lúc Ngài đang cần giúp đỡ nhất?  Sự giúp đỡ của Thiên Chúa không thể đến nếu Chúa Giêsu không vắt kiệt sức lực của mình, nhân tính của Chúa Giêsu không để cho sinh lực thiêng liêng đổ vào một cách nguyên tuyền nhưng lại chăm chăm vào cảm nghiệm.  Chúa Giêsu phải dùng hết sức lực của mình, rồi sinh lực thiêng liêng mới có thể đổ vào cách thật sự và nguyên tuyền.  Và chúng ta cũng vậy.

Những đêm tối đức tin cần thiết để tẩy sạch chúng ta, bởi chỉ như thế thiên thần Chúa mới đến để giúp chúng ta.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

CHỌN LỰA VÀ TRUNG THÀNH  

CHỌN LỰA VÀ TRUNG THÀNH  

TGM Giuse Vũ Văn Thiên

Hôm nay là lần thứ năm, Phụng vụ Lời Chúa hướng chúng ta về một đề tài duy nhất, đó là: Bánh hằng sống.  Thánh Gioan ghi lại diễn từ “Bánh hằng sống” như một cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và người Do Thái.  Thực ra, đây là một khảo luận, một bài giáo lý về Bí tích Thánh thể được sử dụng thời Giáo Hội sơ khai.  Thánh Gioan và cộng đoàn tín hữu thời bấy giờ đã tổng hợp các lời giảng dạy của Chúa Giêsu về đề tài Bánh hằng sống để chứng minh sự hiện diện của Người trong Bí tích này.  Đây cũng là giải thích của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi với những người Do Thái về Bí tích Thánh Thể.

Bài Tin Mừng hôm nay là phần kết thúc của diễn từ về Bánh hằng sống.  Xem ra đây không phải là một cái kết tích cực.  Bởi lẽ, khi nghe Chúa Giêsu khẳng định bánh Người sẽ ban là Thịt của Người, thì ngay một số môn đệ cũng cho điều đó là khó nghe và khó tin. Kết quả là một số trong họ đã bỏ Chúa.

Tuy vậy, cái kết của câu chuyện không hoàn toàn bi quan bế tắc.  Chúa đặt câu hỏi với các môn đệ: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?”  Ai trong chúng ta nghe câu hỏi này mà không thấy nặng trĩu trong lòng.  May mắn thay, Phêrô đã trả lời Thưa Thày, bỏ Thày thì chúng con biết đến với ai?  Thày mới có những lời đem lại sự sống đời đời.  Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng Thày là Đấng Thánh của Thiên Chúa.”  Lời nói của Phêrô là một lời tuyên xưng Đức tin.  Đó cũng là lời thề hứa trung thành.  Trong Phúc âm, Phêrô thường xuất hiện và phát ngôn vào thời điểm tế nhị khó khăn.  Đó là lúc Chúa Giêsu đặt câu hỏi với các môn đệ về bản thân Người (x Mt 16, 13-20). Sau này, trong bầu khí nặng nề buồn thảm của bữa tiệc ly, Phêrô khẳng khái tuyên bố: “Lạy Chúa, dầu có phải vào tù hay phải chết với Chúa đi nữa, con cũng sẵn sàng!” (Lc 22,34).  Lời phát ngôn của ông cũng là lời nói đại diện cho những môn đệ trung thành, đồng thời diễn tả niềm xác tín.

Tin là chọn lựa.  Đức tin không phải là hùa theo đám đông một cách mù quáng.  Đức tin cũng không phải là một thứ mốt thời trang.  Đức tin là gặp gỡ Chúa và kết quả của cuộc gặp gỡ ấy là chọn lựa Ngài, đồng thời trung thành với sự chọn lựa ấy.

Dân Do Thái đã trải qua bốn mươi năm hành trình sa mạc và đã định cư ở đất hứa.  Thế hệ định cư là những người không được chứng kiến những phép lạ Thiên Chúa đã làm khi dẫn đưa dân ra khỏi Ai Cập.  Những người này bị cám dỗ theo những thói tục và thần linh của dân bản địa.  Tại Sikhem, ông Giôsuê, người kế vị ông Môisen để đưa dân Israen vào Đất hứa, đã triệu tập và kêu gọi một cuộc thanh tẩy toàn dân, để dứt bỏ quá khứ, bước sang một trang sử mới.  Vị thủ lãnh mời gọi dân hãy chọn lựa Chúa và sống theo giới luật Ngài đã truyền ban cho các bậc tổ tiên.  Lời tuyên xưng của dân chúng thật mạnh mẽ quyết liệt, thể hiện sự gắn bó trung thành với Đấng đã cứu họ khỏi Ai Cập và dẫn đưa họ vào Đất hứa.

Đức tin đi đôi với lòng trung thành.  Không phải vô cớ mà Phụng vụ cho chúng ta nghe thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi giáo dân Êphêsô, đoạn nói về bổn phận vợ chồng trong gia đình.  Thánh nhân đã kết thúc bằng câu: “Mầu nhiệm này thật là cao cả.  Tôi muốn nói về Đức Kitô và Giáo Hội.”  Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, hình ảnh hôn nhân đã được dùng để so sánh với mối liên kết giữa Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người.  Không có Chúa Giêsu, Giáo Hội sẽ chỉ còn như một tổ chức xã hội.  Chúa Giêsu là đầu của Giáo Hội.  Người yêu thương Giáo Hội và đổ máu vì Giáo Hội.  Lòng trung thành cần thiết và làm nên vẻ đẹp của cuộc sống vợ chồng thế nào, thì lòng trung thành của người tín hữu với Chúa cũng làm nên vẻ đẹp của Giáo Hội như vậy.  Thánh Phêrô đã có lúc băn khoăn về việc đi theo Chúa Giêsu, nên ông đã hỏi: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy.  Vậy chúng con sẽ được gì?”  Đức Giêsu đáp: “Thầy bảo thật anh em: anh em là những người đã theo Thầy, thì đến thời tái sinh, khi Con Người ngự tòa vinh hiển, anh em cũng sẽ được ngự trên mười hai tòa mà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en.  Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp (Mt 19,27-29).  Để tiến tới lời tuyên xưng trung thành, Phêrô đã chọn lựa, đã suy tư và đã đem cả cuộc đời mình để “đặt cược” cho tương lai của mình.

Thánh Thể là mối dây liên kết các tín hữu và là biểu tượng của tình hiệp thông trong Giáo Hội.  Tuy vậy, trong lịch sử, do sự ích kỷ của con người, nên đã có những ý kiến bất đồng về Thánh Thể và làm cho Bí tích này trở nên một trong những nguyên nhân gây chia rẽ nghiêm trọng giữa các Kitô hữu.  Phải chăng vấn đề bất đồng ý kiến này đã có từ thời ban đầu do việc có những người khước từ giáo huấn của Chúa Giêsu về Bánh hằng sống?  Trong thực tế, vẫn còn đó những người tin và những người không tin vào sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu nơi Bí tích này.

Năm 1996, nhân dịp kỷ niệm 1500 năm vua Clovis của nước Pháp được rửa tội, thánh Gioan Phaolô II Giáo Hoàng đã đến Pháp để chủ sự thánh lễ tạ ơn.  Trước hằng triệu người tham dự, vị Giáo Hoàng người Balan đã hỏi: “Hỡi nước Pháp, ái nữ của Giáo Hội, ngươi có trung thành với lời hứa của bí tích Thanh tẩy không?” Tiếng thưa “Có” vang dậy đã làm nên một hình ảnh sống động về Giáo Hội luôn trung thành chọn lựa Đức Giêsu Kitô.

Có thể vào những lúc đen tối của cuộc đời, Chúa hỏi chúng ta: “Con có muốn bỏ Thầy mà đi không?”  Xin cho chúng ta có đủ can đảm để thưa như thánh Phêrô: “Bỏ Thày thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời.  Được như vậy thì thật hạnh phúc cho chúng ta.

TGM Giuse Vũ Văn Thiên

From: Langthangchieutim

VÌ SAO TÔI TIN VÀO THIÊN CHÚA

VÌ SAO TÔI TIN VÀO THIÊN CHÚA

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

Một số tác giả tôi yêu thích là những người theo thuyết bất khả tri, những người chân thành và dũng cảm đối diện cuộc đời mà không có đức tin vào một Thiên Chúa của mình.  Hầu như họ đều khắc kỷ, những người bình an với việc có lẽ Thiên Chúa không tồn tại và có lẽ chết là hết.  Tôi thấy được điều này nơi James Hillman, một người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ, và là người có rất nhiều điều để dạy cho các tín hữu về ý nghĩa của việc lắng nghe và tôn trọng linh hồn con người.

Nhưng có một điều tôi không ngưỡng mộ nơi các nhà khắc kỷ bất khả tri.  Dù họ dũng cảm đối diện với giả định rằng Thiên Chúa không tồn tại và chết là hết, nhưng họ lại không có cùng dũng cảm đó để đặt ra chất vấn về chuyện nếu Thiên Chúa tồn tại, và chết không phải là hết thì sẽ thế nào.  Nếu như có Thiên Chúa và nếu giáo lý của đức tin chúng ta đúng thì sao?  Họ cũng cần phải đối diện với chất vấn đó nữa.

Tôi tin rằng Thiên Chúa tồn tại, không phải bởi tôi chưa từng có chút nghi ngờ, cũng không phải bởi tôi được nuôi dạy trong đức tin với những người đã làm chứng sâu đậm cho chân lý của đức tin đó, cũng không phải bởi đại đa số nhân loại trên hành tinh này tin vào Thiên Chúa.  Tôi tin rằng một Thiên Chúa của lòng mình tồn tại vì những lý do mà tôi không thể nói rõ được: là sự tốt lành của các thánh, một hạt giống không bao giờ phôi phai trong lòng tôi, biểu hiện của đức tin trong cảm nghiệm của riêng tôi, lòng dũng cảm của các bậc tử đạo xuyên suốt dòng lịch sử, chiều sâu thăm thẳm trong giáo huấn của Chúa Giêsu, những thấu suốt sâu sắc trong các tôn giáo khác, trải nghiệm thần nghiệm của vô số người, nhận thức của chúng ta về mối liên kết với cộng đoàn các thánh và những người thân yêu đã qua đời, những lời chứng chung và riêng của hàng trăm người đã chết lâm sàng rồi được sống lại, những chuyện chúng ta trực cảm vượt ngoài mọi lý luận lô-gích, vòng tuần hoàn hồi sinh trong cuộc đời chúng ta, chiến thắng của sự thật và sự thiện trong suốt lịch sử, sự thật rằng hy vọng không bao giờ chết, sự cưỡng bách không nguôi trong chúng ta muốn được hòa giải với người khác trước khi chết, chiều sâu vô tận của trái tim con người, và việc các nhà vô thần và bất khả tri trực cảm rằng có thể điều này cũng hợp lý.  Tất cả cho tôi thấy sự hiện hữu của một Thiên Chúa sống động của tôi.

Tôi tin Thiên Chúa hiện hữu vì đức tin thành sự, ít nhất là thành sự đến mức độ của chúng ta.  Sự hiện hữu của Thiên Chúa tự chứng minh đến mức độ mà chúng ta đón nhận một cách nghiêm túc và sống cuộc đời mình dựa trên điều đó.  Nói đơn giản, chúng ta hạnh phúc và bình an đến mức độ chúng ta liều mình sống đức tin, một cách rõ ràng hay không chút nghi hoặc gì.  Những người hạnh phúc nhất mà tôi biết cũng là những người đáng kính, dễ thương, vị tha, và quảng đại nhất tôi biết.  Đây không phải tình cờ.

Leon Bloy từng nói rằng trong đời chỉ có một nỗi buồn thực sự, đó là không được làm thánh.  Chúng ta thấy trong câu chuyện về chàng thanh niên giàu có trong Tin mừng đã từ chối lời mời của Chúa Giêsu muốn anh sống đức tin sâu sắc hơn.  Anh đã buồn rầu bỏ đi.  Dĩ nhiên, làm một vị thánh và sống buồn bã, không phải là chuyện trắng hay đen, cả hai đều có những mức độ.  Nhưng trong chuyện này có sự nối tiếp.  Chúng ta hạnh phúc hay buồn bã cũng tương xứng với mức độ chúng ta thành tín hay bất tín với những gì là độc nhất, là chân, thiện, mỹ.  Tôi biết rõ điều này trong đời mình.  Tôi hạnh phúc và bình an đến mức độ tôi đón nhận đức tin cách nghiêm túc và sống đức tin trong thành tín, càng thành tín tôi càng thấy bình an, và ngược lại.

Trong tất cả chuyện này, còn có một “luật nghiệp quả” nói cụ thể là vũ trụ trả lại cho chúng ta chính xác những gì chúng ta cho nó.  Như Chúa Giêsu đã nói, “Anh em đong bằng đấu nào sẽ được đong lại bằng đấu ấy.”  Những gì chúng ta thở ra, đến cuối cùng chính là những gì chúng ta hít vào.  Nếu chúng ta thở ra ích kỷ thì sẽ hít vào ích kỷ, nếu chúng ta thở ra cay đắng thì sẽ gặp đắng cay, nếu chúng ta thở ra tình yêu, nhân từ và tha thứ thì chúng ta sẽ nhận lại cùng mức độ đó.  Cuộc sống và vũ trụ của chúng ta có một cơ cấu yêu thương và công bằng thâm sâu, tự nhiên và không thể bàn cãi đã được viết sẵn, một cơ cấu chỉ có thể được viết nên bởi một trí tuệ thần thiêng sống động và một tâm hồn yêu thương.

Dĩ nhiên, không điều nào trong những điều này chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa với những bằng chứng theo kiểu khoa học hay toán học, nhưng đâu thể tìm được Thiên Chúa bằng một thí nghiệm kinh nghiệm luận, một phương trình toán học hay một tam đoạn luận triết học.  Chúng ta tìm thấy Thiên Chúa, rõ ràng và dứt khoát, nơi một đời sống quên mình, nhân từ, chân thành và tốt lành.  Điều này có thể có trong tôn giáo hay ngoài tôn giáo.

Thầy dòng Biển Đức người Bỉ, Benoit Standaert, đã nói rằng khôn ngoan là ba sự thêm một.  Khôn ngoan là tôn trọng tri thức, tôn trọng sự chân thật và vẻ đẹp, tôn trọng mầu nhiệm.  Và điều thứ tư, khôn ngoan là tôn trọng một Đấng nào đó.

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

From: NguyenNThu