SUY NIỆM VỀ CÁI CHẾT

SUY NIỆM VỀ CÁI CHẾT

Hãy nhớ rằng, cái chết không trì hoãn đâu và ngày hẹn của âm phủ, con nào có biết” Hc 14,12)

Không ai trong chúng ta biết được ngày chết và cái chết của mình như thế nào. Mỗi ngày sống của chúng ta là mỗi ngày đi dần đến cái chết, nhưng phần đông không ai nghĩ đến chúng cả.

 “Con đừng sợ án chết. Hãy nhớ rằng: có những kẻ đã đi trước con và sẽ có những người theo sau (Hc 41 3).

Sự chết dạy chúng ta sống như thế nào?

Trong đời sống, chúng ta nên thỉnh thoảng suy niệm về cái chết.

Một nhà tu đức khi suy niệm về cái chết đã thốt lên “cái chết của người già ở trước mặt, cái chết của người trẻ ở sau lưng”

Niềm tin Kitô giáo giúp chúng ta tránh đam mê những hạnh phúc giả tạo ở đời này và thúc đẩy chúng ta hãy can đảm chịu đựng những đau khổ để kết hợp đau khổ với Đấng Kitô, và biết đến ích lợi của cuộc đời, phải đi qua đau khổ để vào vinh quang với Ngài.

“Nếu có lúc con đau khổ xao xuyến, xin nhắc con nhớ rằng trong Vườn Dầu, Chúa đã buồn muốn chết được. Nếu có lúc con thấy bóng tối bủa vây con, xin nhắc con nhớ rằng: Trên Thập Giá, Chúa đã thốt lên: “sao Cha bỏ con” (Lời nguyện. Rabouni)

Suy nghĩ về cái chết không có nghĩa chúng ta phải buồn rầu, sợ hãi, hoặc ngã lòng.

Trái lại, khi suy niệm về cái chết chúng ta sẽ sống một cách hiểu biết hơn về cuộc đời và từ bi nhân ái hơn, vì đó chính là luật của Tạo Hóa.

Như cành lá trên cây rậm rạp; lá rụng xuống lá lại mọc ra, thì các thế hệ người phàm cũng vậy: lớp kết thúc, lớp lại sinh ra” (Huấn ca 14,18)

Mỗi khi gặp chuyện bực mình khó chịu mà gây gỗ, cãi nhau hay nóng giận với người khác thì được ích lợi gì?

Đau khổ, bịnh nạn thì nghĩ rằng đời sống rất ngắn, ai cũng sẽ chết.Đó là điều Đức Chúa quyết định cho hết mọi người phàm. Tại sao cưỡng lại điều Đấng Tối Cao đã muốn?

Dù người ta sống được mười năm, trăm năm, hay cả ngàn đi nữa, thì trong âm phủ, chẳng ai trách móc đâu” (Hc 41, 4).

Vậy lo lắng, buồn rầu hoàn toàn không được gì mà sinh ra bất an trong tâm hồn.

Là Kitô hữu, hằng ngày cầu nguyện với Lời Chúa, giúp ta biết suy nghĩ sâu xa về sự sống, sự chết theo lời dạy của Chúa và Giáo Hội.

Hãy phó thác và tin tưởng trong tay Ngài. Tất cả đều là hồng ân Ngài ban.

Hãy thinh lặng lắng nghe tiếng nội tâm, để Chúa Thánh Thần hướng dẫn ta ý thức và tự kiểm soát lấy mình, không để những suy nghĩ lệch lạc lôi cuốn, ta sẽ cư xử với mọi người hòa ái hơn.

Điều này luôn luôn không phải dễ làm, nhưng khi ta cầu nguyện, suy niệm về cái chết, Chúa sẽ nhắc nhở mình về sự mong manh và ngắn ngủi của cuộc đời, ta sẽ tự chế và ăn nói với sự dịu dàng hơn, sẽ biết sống đẹp lòng Chúa hơn.

Chúng ta biết khi chết là lúc chúng ta về với Chúa và sẽ được sống lại với Ngài trong vinh quang thì chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhân cái chết hơn.

Cái chết luôn bình đẳng cho tất cả mọi người, cho nên ta hãy chọn cách tốt nhất là sống theo Lời Chúa dạy, sống tỉnh thức, sống ý thức, sống yêu thương từng giây phút với hết sức lực, hết trí khôn của mình.

Hơn nữa, dù có lo hay không lo, tất cả chúng ta đều sẽ già và  chết. Ta sẽ nhẫn nại hơn, sẽ bao dung hơn , tử tế hơn , dịu dàng hơn, dễ dàng tha thứ hơn đối với bản thân ta và đối với người khác.

Cuộc đời thật sự hạnh phúc và có ý nghĩa hơn. Lòng thương yêu từ con tim nhân ái sẽ đâm chồi nở hoa, và khi cái chết đến chúng ta sẽ không có gì ân hận.

Lạy Chúa, xin Chúa cho con được chết một cách an bình, đừng đau đớn lâu ngày, nhưng Chúa cho con chết như thế nào tùy ý Chúa. Amen.

 Elisabeth Nguyễn

From Tamlinhvaodoi

THÁNH LUCA THÁNH SỬ 

 THÁNH LUCA THÁNH SỬ 

   

     Thánh Luca là người Hy-lạp ngoại giáo trở lại, và là môn đệ của Thánh Phaolô.  Người là tác giả sách Phúc Âm thứ ba và sách Tông Ðồ Công Vụ.

Thánh Luca là người học thức, có tài viết văn, có tài kể chuyện, người đề tặng cả hai tác phẩm của mình cho một nhân vật thế giá tên là Tê-ô-phim, mới theo đạo Kitô.  Thánh Luca viết sách Phúc Âm khoảng giữa năm 70 và 75 sau công lịch, nhấn mạnh đến:

–          Chúa Giêsu là Ðấng Cứu Ðộ mọi người, giao hoà nhân loại với Thiên Chúa.  Chúa thu hút nhân loại bằng những đức tính cao cả của Ngài.  Ngài luôn cầu nguyện ngợi khen Chúa Cha.

–          Thiên Chúa nhân từ và thương xót.

–          Tinh thần bỏ mình và nghèo khó.

Thánh Luca dùng lời lẽ có ý nghĩa để diễn tả lại những trường hợp Chúa Giêsu tỏ lòng thương xót các phụ nữ hư hỏng, và phục hồi quyền lợi thế giá cho họ.  Người đã kể lại những câu chuyện có ích lợi đặc biệt cho dân ngoại, như các chuyện bà Ma-đa-lê-na, ông Gia-kêu, người trộm lành, người Sa-ma-ri-a nhân hậu.  Phúc Âm theo Thánh Luca có lẽ là sách Phúc Âm hấp dẫn nhất đối với thế giới mới.

1. Thánh Luca là ai?

Luca bắt nguồn từ danh từ Latin “Lucanus” nói lên nguồn gốc của ngài là dân ngoại.  Theo lá thư Phaolô gởi cho Ti-mô-thê “chỉ mình Luca ở với Cha,” có nghĩa là Luca là bạn đồng hành truyền giáo của thánh Phaolô.  Trong Phi-lê-môn câu 24, Thánh Phaolô liệt kê thánh Luca vào số “những cộng sự viên của ngài”; còn trong Cô-lô-xê ngài được gọi là “lương y.”

2. Luca đã đóng vai trò nào trong Tân Ước?

Ngài không chỉ là tác giả của Phúc Âm thứ ba mà còn là tác giả sách Tông Ðồ Công Vụ nữa.

3. Thánh Luca viết sách Phúc Âm nhằm mục đích gì?

Ngài viết Phúc Âm để minh chứng rằng đạo Chúa Kitô là một đạo giáo toàn cầu qua cách giảng diễn lòng nhân từ của Chúa đối với những người nghèo khổ và bị áp bức; nêu cao lòng thiện cảm của Chúa dành cho dân ngoại.  Phúc Âm ngài đã diễn đạt chân lý mà Thánh Phaolô công bố trong thư Ga-lát chương 3 câu 28 như sau: “Không còn Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ, vì tất cả anh em là một trong Ðức Giêsu Kitô.”

4. Thánh Luca viết Phúc Âm nhằm cho loại độc giả nào?

Là một người dân ngoại, nên ngài viết cho các tín đồ dân ngoại.

  1. Thê-ô-phi-lô là ai mà Thánh Luca đề tặng ở đầu sách Phúc Âm của ngài?

Thê-ô-phi-lô là một danh từ Hy Lạp, có nghĩa là “kẻ yêu mến Thiên Chúa.”  Có thể ông là kẻ mới trở lại đạo và đại diện cho nhóm độc giả mà Luca nhắm tới, hầu họ am tường về giáo huấn của đạo mới.
6. Luca đã làm gì để minh chứng đạo Chúa Kitô là đạo phổ quát?

Ngài đã chứng minh gia phả của Chúa Giêsu không chỉ qua dòng dõi vua Ða-vít lên tới Abraham như Thánh Matthêu đã làm, mà còn trở ngược lên tới Adam.  Chủ đích muốn nhấn mạnh rằng: Giêsu không phải chỉ là một người gốc Do Thái, mà Ngài còn là con người của hoàn vũ, mang dòng máu nhân loại.  Hơn nữa Ngài còn đề cập tới cuộc thăm viếng của Chúa tại một làng dân ngoại tên là Sa-ma-ria.  Ngài đã đề cập tới người ngoại tốt lành Sa-ma-ri-ta-nô.  Ngài nhắc tới người ngoại trong số 10 người phong cùi được chữa lành, chỉ mình Luca tường thuật những lời Chúa tuyên bố về sứ vụ của Người.

7. Cho biết vắn tắt nội dung và bố cục của Phúc Âm Thánh Luca?

–          Tin Mừng thời niên thiếu của Chúa (chương 1-2)

–           Sứ vụ của Chúa tại Galilê (chương 3-9)

–          Hành trình lên Giêrusalem (chương 9-19)

–          Sứ vụ tại Giêrusalem (chương 19-21)

–          Thương khó và sống lại (chương 22-24)

 

  1. Phúc Âm của Luca có những đặc tính nào?

–    Là một soạn tác lịch sử được diễn đạt một cách văn chương trau chuốt.

–          Là một Phúc Âm cho những người bị áp bức .

–          Là một Phúc Âm cho dân ngoại.

–      Là một Phúc Âm của cầu nguyện.

–     Là một Phúc Âm của niềm vui.

–          Và là Phúc Âm đặc biệt nói về nữ giới.

 

  1. Tính cách văn chương trong Phúc Âm của Thánh Luca như thế nào?

Vì là một người học thức uyên thâm, nên lối viết của ngài thật chải chuốt, tránh những từ Do Thái; nhưng vì tác giả cố bắt chước lối hành văn Cựu Ước của bản dịch Hy Lạp nên kiểu nói “và xảy ra là…” được lặp đi lặp lại nhiều quá hoá nhàm.  Bù lại tác giả biết bố cục câu chuyện, xếp đặt ý tưởng mạch lạc, đón trước rào sau kỹ lưỡng…  Tóm lại Phúc Âm của Thánh Luca là một soạn tác thật là công phu.

 

  1. Làm sao Phúc Âm của ngài được gọi là Phúc Âm của người nghèo và bị áp bức?

–  Không Phúc Âm nào chúng ta có được một sự lưu tâm đáng yêu mà Chúa dành cho những người thu thuế và tội lỗi như trong Phúc Âm thánh Luca:  Chúa đến để tìm kiếm những gì đã mất.. một người nữ ngoại tình, một người thu thuế thống hối, một tên trộm ăn năn…

–     Không một Phúc Âm nào diễn tả được tấm lòng tha thiết của Chúa dành cho những người bơ vơ nghèo đói cho bằng dưới ngòi bút điêu luyện của Luca. 

  1. Tại sao gọi Phúc Âm Thánh Luca là Phúc Âm của niềm vui?

Là Phúc Âm của niềm vui vì ngay từ đầu, và bàn bạc trong Phúc Âm của ngài nhiều chỗ nói về niềm vui như ở đầu Phúc Âm là tin vui loan báo cho Za-cha-ri-a, truyền tin cho Maria.  Những niềm vui liên tục khi Thánh Gioan chào đời, lúc Chúa giáng sinh…
Những niềm vui trong chương 15 khi tìm thấy con chiên lạc, tìm được đồng tiền mất, gặp lại người con hoang và niềm vui nân hoan của các tông đồ khi trở lại Giêrusalem.  Ðúng như Harnack đã nói: 
“Có những nét vui tươi, can trường và chiến thắng âm vang trong toàn bộ cuốn Phúc Âm của Thánh Luca từ trang đầu cho tới trang chót.”

12. Thánh Luca có những nét cá biệt đặc sắc nào trong tường thuật giáng sinh của Chúa Cứu Thế?

Bằng giọng văn chương, Thánh Luca đã ghi lại cuộc truyền tin cho Ðức Maria, bài hoan ca của Mẹ Maria, bài ca của ông Gia-ca-ri-a chúc tụng Chúa, bài ca vinh danh của các thiên sứ trong đêm Chúa giáng sinh và bài ca của ông Si-mê-on: Giờ đây, lạy Chúa.

13. Lễ của ngài được mừng kính vào ngày nào trong năm phụng vụ?

Ngày 18 tháng 10 với danh tước là Luca thánh sử. 

From:KimBằngNguyễn &KittyThiênKim

TẠI SAO MA QUỶ GHÉT ĐỨC MẸ?

TẠI SAO MA QUỶ GHÉT ĐỨC MẸ?

“Tại sao ma quỷ ghét Đức Mẹ?”Câu hỏi này ngụ ý nhắc chúng ta phải tự hỏi chính mình: “Tại sao tôi yêu mến Đức Mẹ?”.

Satan rất ghét Đức Mẹ. Thật vậy, nó làm mọi cách để người ta giảm lòng sùng kính Đức Mẹ. Bạn có thấy rằng các tín điều về Đức Mẹ và lòng sùng kính Đức Mẹ tạo nên các phản ứng mạnh mẽ nhất ở những người chống đối Giáo Hội? Ngay cả một số người Công giáo tốt cũng thấy lúng túng về lòng sùng kính Đức Mẹ, họ cảm thấy chúng ta không nên quá cực đoan trong việc tôn kính Đức Mẹ.

Có thể chính bạn cũng thắc mắc tại sao Giáo Hội đề cao Đức Mẹ Vô Nhiễm như vậy. Có thể chính bạn cũng thắc mắc tại sao Thiên Chúa lại chọn Đức Mẹ để làm công việc cứu độ. Hôm nay, chúng ta hãy nhìn vào lý do mà ma quỷ ghét Đức Mẹ nhiều đến thế, và lý do mà chúng ta nên trở thành các hiệp sĩ của Đức Mẹ.

ĐỨC MẸ ĐẠP NÁT ĐẦU MA QUỶ

Khung cảnh là Vườn Địa Đàng. Các nhân vật là Thời Cuối Cùng, con rắn, ông Adam và bà Eva. Ma quỷ đang cười đắc thắng. Nó đã lừa được bà Eva, và lừa cả ông Adam qua sự nhõng nhẽo của bà vợ. Ôi chao, nó kiêu hãnh và tự mãn. Bạn có thể cảm thấy sự kiêu căng quỷ quyệt trong việc hủy hoại, vì nó đã thành công trong việc làm hư hại công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa, và lôi kéo loài người vào sự chết và khốn khổ.

Thiên Chúa hiện ra tẩy sạch sự hỗn độn, tuyên bố lời nguyền rủa dành cho nó, nhưng cũng tuyên bố lời vui mừng, gợi ý đầu tiên trong Phúc Âm và số phận của ma quỷ. Thiên Chúa bắt đầu bằng cách cho Satan biết rằng nó phải bò đi bằng bụng và ăn bùn đất suốt đời (St 3:14). Rồi Ngài mặc khải điều làm cho nó co rúm vì hoảng sợ:CHIẾN THẮNG CUỐI CÙNG THUỘC VỀ MỘT NGƯỜI NỮ.

Thiên Chúa công bố:“Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3:15).

Ngày nay, các học giả vẫn tranh luận về giới tính trong câu “dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi” – nghĩa là chính Đức Maria hoặc Đức Giêsu Kitô. Thiết tưởng điều đó không thành vấn đề. Bạn thấy đó, Chúa Giêsu đạp nát đầu Satan qua Đức Mẹ. Đức Mẹ là khí cụmà Chúa Giêsu sử dụng khi Ngài hủy diệt kẻ thù. Tại sao Thiên Chúa muốn dùng Đức Mẹ để chiến thắng Satan?

CHÚA HẠ BỆ NHỮNG AI QUYỀN THẾ…

Ma quỷ ghét Đức Mẹ vì chiến thắng cuối cùng nằm trong tầm tay của một Nữ Tỳ Hèn Mọn. Theo cách nào đó, trái tim kiêu ngạo của nó có thể xoay xở tình trạng thua cuộc vì Thiên Chúa toàn năng và tuyệt đối. Nhưng còn chuyện bị đạp nát đầu vì một phụ nữ người Na-da-rét rất khiêm nhường? Điều đó khiến nó phát điên lên. Bởi vì nếu có điều gì đó nó ghét nhất thì đó là đức khiêm nhường.

Satan thua một Trinh Nữ khiêm nhường vì người đó là phụ nữ, mà các phụ nữ đều là phái yếu (1Pr 3:7), và nó coi thường sự yếu đuối. Nó không thích gì hơn là thấy phụ nữ bị lạm dụng, bị hạ giá. Đó là chưa nói tới Đức Mẹ là thụ tạo, Satan ghét con người bởi vì chúng ta có thân thể, còn nó là“thần” nên nó nghĩ rằng thân thể đáng ghê tởm. Có một lý do khác sâu xa hơn khiến ma quỷ không thích bị thua Đức Mẹ, đó là Đức Mẹ đã thay thế vị trí của nó trên Thiên Quốc.

Bạn biết đó, lúc đầu quỷ vương Luxiphe là thành tựu hảo hạng của Thiên Chúa. Nó xinh đẹp hơn và mạnh mẽ hơn mọi thụ tạo của Thiên Chúa. Nó rấtrực rỡ, rất oai phong, rất uy quyền đến nỗi nó tưởng nó hơn Thiên Chúa. Đặc điểm của Satan là TÍNH KIÊU NGẠO và THAM LAM QUYỀN LỰC (nói theo kiểu ngày nay là Tham Quyền Cố Vị).

Còn đặc tính của Đức Mẹ? Trước tiên và hơn hết, đó là Đức Mẹ VÔ CÙNG KHIÊM NHƯỜNG. Thật vậy, Đức Mẹ là thụ tạo khiêm nhường nhất. Ma quỷ càng kiêu ngạo bao nhiêu thì Đức Mẹ càng khiêm nhường bấy nhiêu, còn khiêm nhường gấp đôi. Trái tim đen tối của Satan đầy độc tố ghen tương, ghen tỵ và hiềm khích;trái tim của Đức Mẹ chan chứa phẩm chất yêu thương, thờ phượng và chúc tụng. Tâm hồn ma quỷ đầy sự hư hỏng, tâm hồn Đức Mẹ đầy sự thuần khiết và sinh ích. Bằng ân sủng, Thiên Chúa đã làm cho Đức Mẹ trở nên thụ tạo tinh túy và vinh quang nhất – điều mà ma quỷ đã từng đòi hỏi.

Trong mọi cách, Đức Mẹ Vô Nhiễm là đối lập cực cấp của Satan, vì Đức Mẹ thay thế nó, và nó biết điều đó. Cuộc trao đổi của Đức Mẹ về Satan được mặc khải trong bài ca chúc tụng Magnificat (Lc 1:46-55) của Đức Mẹ:

Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,

thần trí tôi hớn hở vui mừng

vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.

Phận nữ tỳ hèn mọn,

Người đoái thương nhìn tới;

từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc.

Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi

biết bao điều cao cả,

danh Người thật chí thánh chí tôn!

Đời nọ tới đời kia,

Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.

Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,

dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.

Chúa hạ bệ những ai quyền thế,

Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.

Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,

người giàu có, lại đuổi về tay trắng.

Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,

như đã hứa cùng cha ông chúng ta,

vì Người nhớ lại lòng thương xót

dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời.

Trong Thánh Ca Magnificat, chúng ta thấy vai trò của Đức Maria trong việc cứu độ:

◾Sự khiêm nhường của Đức Mẹ: “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới”.

◾Ân sủng của Thiên Chúa tác động nơi Đức Mẹ:“Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!”.

◾Thiên Chúa triệt hạ Satan: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế”.

◾Thiên Chúa đặt Đức Mẹ vào vị trí của Satan: “Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”.

Thật khốn cho Satan, vị trí của nó trên Thiên Đàng bị thay thế bằng một Trinh Nữ, Mẹ của Đấng Ngôi Lời Vĩnh Hằng, Đức Giêsu Kitô, Đấng chịu khổ đau và chịu chết để cứu độ nhân loại mà lũ quỷ tìm mọi cách để hủy hoại. Lời “xin vâng” của Đức Mẹ đã làm cho Thiên Chúa “gỡ rối” cho sự bất tuân của bà Eva, dọn đường cho công cuộc cứu độ của Adam Mới. Chính sự yếu đuối của bà Eva khiến Satan bị nguyền rủa đã được thay thế bằng sự tuân phục khiêm nhường của Đức Maria, tuân phục Thánh Ý Thiên Chúa làm cho Đức Mẹ quyền thế vượt qua giới hạn.

Đó là kế hoạch của Thiên Chúa đối với việc đánh bại kẻ thù Satan. Đó là nỗi nhục nhã và số phận của Satan và bè lũ của nó.

HASTA LA VISTA, SATAN – HẸN GẶP LẠI SATAN

Nếu bạn không “hẹn tái ngộ” thì Satan ghét bạn lắm. Nó cũng thù ghét bạn nếu bạn yêu mến Thiên Chúa và Đức Mẹ. Sự thèm khát của nókhiến nó hủy hoại cuộc sáng tạo của Thiên Chúa, muốn kéo loài người xuống Hỏa Ngục với nó. Nó rất muốn chiếm đoạt bạn vì bạn là hình ảnh của Thiên Chúa,nó muốn bạn theo phe nó và vào hồ lửa đời đời với nó, cùng chịu cực hình với nó.

ĐỪNG SỢ NÓ! Con rắn xưa đã bất lực chống lại Đức Mẹ Vô Nhiễm, vì theo kế hoạch của Thiên Chúa, Đức Mẹ là khí cụ mà Chúa Giêsu sử dụng để tiêu diệt nó. Bạn có muốn đạp đầu ma quỷ trong cuộc đời của mình? Bạn có muốn an toàn trong cơn bĩ cực, cám dỗ, và bão tố trên đường về Quê Thật? Câu trả lời đơn giản: HÃY KÊU CẦU ĐỨC MẸ. Hãy yêu mến Đức Mẹ, là đầy tớ trung tín, là hiệp sĩ, là người bảo vệ, là tông đồ của Đức Mẹ.Hãy hoàn toàn tận hiến cho Đức Mẹ – vì không có gì thuộc về Mẹ mà phải hư mất. Thánh Gioan Damascene nói: “Lạy Đức Thánh Trinh Nữ, sùng kính Mẹ là cánh tay cứu độ mà Thiên Chúa ban cho những ai Ngài muốn cứu độ”.

Satan đang trong cơn điên loạn, tìm mọi cách để tung đòn trả thù – bởi vì nó biết thời gian của nó đang đến hồi kết thúc. Nó hoảng sợ và giận dữ, bởi vì nó biết“ngày tàn của bạo chúa” không còn bao lâu, nó sẽ bị Người Nữ đạp nát đầu,chính Người Nữ này khiến trái tim nó run rẩy, Người nữ đó đã được Kinh Thánh đề cập: “Kìa bà nào xuất hiện như rạng đông, diễm kiều như vầng nguyệt, lộng lẫy tựa thái dương, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ?” (Dc 6:10).

CẦU NGUYỆN

Lạy Nữ Vương Thiên Đàng và Nữ Vương Các Thiên Thần,Mẹ đã được Chúa ban uy quyền và sứ vụ đạp nát đầu Satan, chúng con khiêm nhường cầu xin Mẹ sai đạo binh Thiên Quốc tới, dưới quyền chỉ huy của Mẹ,để tiêu diệt mọi ác thần, kiềm chế sự lộng hành của chúng,và bắt chúng phải trở về Hỏa Ngục.

Lạy Mẹ nhân lành, Mẹ luôn là niềm cậy trông và tình yêu thương của chúng con.Lạy Mẹ Thiên Chúa, xin sai các thiên thần tới bảo vệ chúng con và xua đuổi quân thù.Lạy các Thiên Thần và Tổng Lãnh Thiên Thần, xin bảo vệ và gìn giữ chúng con.

SAM GUZMAN

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicGentleman.net)

Đêm 13-10-2018

MAGNIFICAT: https://www.youtube.com/watch?v=cpxRpBwWEA4

From: hnkimnga & thunnguyen

HẠNH PHÚC VÌ CÓ MẸ Ở BÊN

HẠNH PHÚC VÌ CÓ MẸ Ở BÊN

  1. Nhân ngày 13 tháng 10 là kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, tôi đã nói với Đức Mẹ một cách đơn sơ và rất thiết tha thế này:

Mẹ ơi, nếu hôm nay, Mẹ lại hiện ra ở Fatima hay ở bất cứ nơi nào, thì Mẹ sẽ nhắn nhủ chúng con điều gì?

Mẹ trả lời tôi là những nhắn nhủ sẽ như cũ, nhưng rõ hơn và khẩn thiết hơn. Tóm tắt như sau:

  1. “Nguy cơ khủng khiếp nhất cho con người hôm nay là để Satan lôi mình xuống hỏa ngục, mất phúc thiên đàng, mà vẫn dửng dưng”.

Để thoát khỏi nguy cơ khủng khiếp đó, các con cái Mẹ hãy cùng với Mẹ mà cầu nguyện, và hãy lợi dụng mọi cơ hội để thực hiện bất cứ việc lành nào có tính cách xót thương cứu giúp con người bất cứ ai.

  1. Mẹ nói với tôi một cách rất nhẹ nhàng, nhưng mỗi lời Mẹ nói đã gây trong tôi ấn tượng sâu sắc. Những ấn tượng đó có thể tóm tắt lại, tất cả đều về con người hôm nay:
  2. Cuộc sống con người hôm nay đang bị bóng tối rùng rợn đe dọa. Bóng tối do Satan và tội lỗi con người.
  3. Cuộc sống con người hôm nay đang có ánh sáng cứu độ. Ánh sáng do Thiên Chúa, và lòng tin vào lòng thương xót Chúa theo gương Đức Mẹ.
  4. Cuộc sống con người hôm nay đang được kêu gọi phải biết lựa chọn giữa bóng tối và ánh sáng. Chọn lựa là một hành trình dài. Suốt hành trình đầy những khó khăn, con người hôm nay hãy tin tưởng chạy đến bên Mẹ.
  5. Những ấn tượng trên đây là do lời Mẹ nói với tôi. Nhưng đột nhiên những ấn tượng đó lại được sáng thêm lên do chính kinh nghiệm của tôi là đứa con yếu đuối của Mẹ.
  6. Tôi yếu đuối lắm, hèn mọn lắm, tội lỗi lắm. Thế mà tôi đã được Chúa xót thương, đã được Mẹ ủi an rất nhiều.
  7. Thực vậy, đã có những trường hợp tôi rơi vào cảnh hết sức bi đát. Xung quanh tối tăm, mưa giông, sấm sét, ngập lụt, tôi cô đơn một mình, tưởng mình không thể nào thoát chết.

Thế mà Chúa đã cứu tôi.

Do vậy, tôi tin rằng Chúa vẫn có mặt trong cuộc đời coi như đã thất bại. Chúa có mặt để cứu, trong lúc không ngờ.

  1. Ngoài tôi ra, tôi đã thấy nhiều người cũng như tôi, và còn bi đát hơn tôi. Thế mà họ đã được Chúa cứu.

Do vậy, tôi tin rằng: Chúa vẫn có mặt trong những cuộc đời coi như đã hư hỏng, bị loại trừ. Chúa có mặt, để cứu họ trong lúc không ngờ.

  1. Khi nhìn những việc lạ lùng Chúa đã làm nơi những cuộc đời coi như thất bại, tôi coi đó là những ơn Chúa ban cho tôi qua họ, giúp tôi cởi mở hơn.
  2. Chúa đã gieo vãi hạt giống hy vọng nơi những cuộc đời coi như khô cạn, đó là ơn trọng Chúa ban tặng tôi, để tôi sống đức tin bằng cách ra đi tới những cuộc đời coi như đã chết.
  3. Một điều mà Mẹ Maria nhắn nhủ tôi một cách khẩn thiết, đó là:

Đừng bỏ lỡ cơ hội Chúa đến tìm thăm tôi. Nghĩa là đừng chần chừ, nhưng hãy bắt đầu ngay, hãy lợi dụng ngay giây phút hiện tại, để đón nhận ơn Chúa xót thương.

Cụ thể là: Hãy lo cho nhau biết để ý đến phần rỗi đời đời, hãy cầu nguyện ngay, hãy xót thương kẻ khác, hãy bám vào Chúa bằng tất cả tấm lòng khiêm tốn cậy trông.

  1. Tất cả những gì tôi vừa chia sẻ trên đây đều là sự thật. Mẹ không hiện ra với tôi, mà cũng là như hiện ra. Tôi rất hạnh phúc. Bởi vì Mẹ ở bên tôi.
  2. Hãy coi hôm nay là cơ hội cuối cùng. Đừng bỏ lỡ. Mẹ muốn như vậy.
  3. Thế rồi, có một lúc, tôi tự nhiên như nghe thấy Chúa Giêsu nói với tôi lời mà Người đã nói xưa với thánh Gioan từ cây thánh giá: “Gioan ơi, đây là Mẹ con”. Tôi hết sức mừng, và tạ ơn Chúa, vì Mẹ Maria là Mẹ của tôi, và tôi là con của Mẹ. Tạ ơn của tôi không thể diễn tả bằng lời nói, nhưng bằng chính cuộc đời bé nhỏ thơ ngây này của tôi.

Mẹ ơi, Mẹ của con ơi.

Long Xuyên, ngày 13.10.2018

Gm. Gioan B BÙI TUẦN    

From Vongtaysongnguyen

TRẺ THẤY GIÀU MÀ HAM THẾ GIÀ CÓ HAM GIÀU KHÔNG?

TRẺ THẤY GIÀU MÀ HAM THẾ GIÀ CÓ HAM GIÀU KHÔNG?

(CN XXVIII TN, năm B)

 Tuyết Mai

Chúng ta ai là bậc cha mẹ thường hay dạy con mình từ khi chúng bắt đầu hiểu lờ tờ mờ thế nào là có lợi ích chỉ cho mình chúng mà thôi? Thưa rằng nhiều nhiều lắm do đó mà trong xã hội, ngay trong trường học và nhất là trong trường mầm non; thì thấy rằng đứa mạnh hay ức hiếp đứa yếu. Nguyên do chính có thể là do chúng học từ cha mẹ, anh chị em của chúng trong nhà luôn tranh giành nhau … hoặc được sự chỉ dạy của cha mẹ hay anh chị em lớn của chúng.

Chúng ta cũng nhìn ra là sự dạy dỗ của bậc cha mẹ hay anh chị em lớn trong nhà là thường XÚI mấy đứa nhỏ để chúng làm, rồi mà nếu không thành công thì chúng sẽ không bị gì cả vì LÀ chúng con nít có biết gì đâu? Nhưng lại vô tình chúng ta cha mẹ đã dạy cho con cái của mình lớn lên trở thành người vơ vét, tham lam, lấy của người làm của mình cách rất tự nhiên mà không cho là tội vì nghĩ rằng người ta giàu nứt vách nên lấy bớt của họ thì cũng là điều chính đáng thôi. Nhưng chính đáng mà lại không dám ra tay làm ban ngày mà chờ đêm xuống mới làm!?.

Do học cách hành xử lươn lẹo từ nhỏ như thế thì khi lớn lên khó có thể để cho một người thay đổi cách sống mà đi đúng con đường Thiên Chúa dạy bảo, chỉ vạch cho được lắm. Nó khó cũng giống như sự thay đổi của ông thánh Phaolô bị Chúa cho ngã ngựa năm xưa vậy. Hay nó cũng khó y như người đàn ông Do Thái trong bài Phúc Âm của tuần này … Vì ông có nhiều của cải mà không muốn sự đổi chác để muốn lấy kho tàng trên Trời.

Và khi già cả thì thật chẳng ai lại muốn cái của cải chất đầy ấy nó lọt ra ngoài nên làm cho người già không sống được thoải mái tâm hồn khi mà ngày ngày cứ phải suy nghĩ cho nát cái óc là để của lại cho đứa con, cháu nào mới thật là xứng đáng đây?. Rồi phải tốn tiền mướn luật sư để sau khi mình chết thì chúng không dành giật, chia chác không đều; rồi thì đứa mạnh tiếp tục ức hiếp đứa yếu, đứa hiền lành, khờ khạo hoặc đứa có bệnh.

Chúng tôi đã thấy và sẽ tiếp tục thấy những cảnh tranh giành của cải ngay khi cha mẹ chúng còn sống kìa. Ở tuổi gần đất xa trời của cha mẹ giàu có thì con cái tham lam chúng về nhà thường lắm, cũng là để muốn mua chuộc tình thương của cha mẹ mà thôi chớ nhà có người giúp việc mà … Là này nhé con thường xuyên đến thăm cha mẹ đây rồi dụ dỗ ông bà ký những giấy tờ thương nhượng nhà cửa, tiền của trong ngân hàng và có nhiều khi giả cả chữ ký của hai ông bà vì họ không còn tỉnh táo nữa.

Còn những cha mẹ giàu có ở tuổi gần đất xa trời nhưng còn tinh anh, đầu óc chưa bị lú lẫn thì sao? Thì thưa rằng bị nhức đầu luôn chớ sao vì mải tính toán, xem nhà cửa, tiền trong nhà băng của mình nó sẽ được phân chia và tiêu xài như thế nào cho đến khi mình chết vì cả đời sống chắt chiu không dám xài, dám hưởng thật sự cho mình mà không là vì muốn khoe của nổi với người ta nên chỉ bôn ba tậu nhà 2,3 tầng cho mình ở, tậu nhiều nhà cho người thuê … nhưng lại khổ sở, già rồi mà cứ vẫn mãi còng lưng xách đồ nghề đi sửa nhà cho người mướn, người thuê.

Bài Phúc Âm của tuần này quả là bài học muôn đời khó, mà Chúa Giêsu luôn buồn sầu quá đỗi vì lòng tham lam của con người trần gian. Đến giờ chót, đến hơi thở cuối cùng, đến hai con mắt lờ đờ nhưng vẫn không chịu nhắm vì có những của chìm giấu sâu trong vách tường, ngoài sân nhà, trên mái nhà mà họ không sao nhắn lại được cho người mà họ yêu thương muốn nhắn … Nên phúc cho ai sống trong tinh thần nghèo khó, chia sẻ và yêu thương vì chúng ta bậc cha mẹ chỉ cần lắm là để lại gương sống tốt lành cho con cháu là điều duy nhất mà Thiên Chúa mong muốn nơi chúng ta thôi. Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

14 tháng 10, 2018

Này em, có nghe gì trong lời buồn của gió,

Suy Tư Chúa nhật thứ 28 thường niên năm B 14/10/2018

 (Mc 10: 17-30)

            Một hôm, Đức Giêsu vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Đức Giêsu đáp:“Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ.” Anh ta nói:“Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ.” Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta:“Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.” Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.

Đức Giêsu rảo mắt nhìn chung quanh, rồi nói với các môn đệ: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!” Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Người lại tiếp: “Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.” Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa và nói với nhau:“Thế thì ai có thể được cứu?” Đức Giê-su nhìn thẳng vào các ông và nói:”Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được.”

Ông Phêrô lên tiếng thưa Ngài:”Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!” Đức Giêsu đáp:”Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.”

+   +   +  +  +

“Này em, có nghe gì trong lời buồn của gió,”

“Có cảm gì tiếng xào xạc của cây?”

(dẫn từ thơ Nguyễn Tâm Hàn)

Buồn của gió, nay lại cứ len lỏi ngập hồn anh. Bởi, anh đã lạnh lùng gạt bỏ lời mời của Chúa, như chàng trai buồn ở Phúc Âm. Lời mời da diết Chúa gửi đến hết mọi người. Cả người giàu, lẫn kẻ nghèo, lâu rày nhiều tình tiết.

Lời Chúa, nay bàn tiếp về lối sống “như con trẻ” để trở thành đồ đệ Chúa. Lời Chúa, trước nhất gửi người thanh niên giàu có đại diện cộng cho đoàn dân con Do thái chuyên giữ luật Torah, tức: những người vẫn giúp cô nhi, quả phụ hoặc kẻ nghèo bằng của dư của để, mình vẫn có. Nhưng, vấn đề Chúa đặt ra với chàng trai giàu, không có nghĩa cho đi hay tiếp nhận của cải, mà là: có nên chấp nhận lời mời “theo chân Chúa”. Và, có sống “như con trẻ” vẫn vui vẻ mà cho đi hay không?

Trước nhất, “theo chân Chúa”, là tin vào Đức Giêsu và mọi giá trị cũng như nếp sống Ngài trù định. “Theo chân Chúa”, là trao cho Ngài mọi sáng kiến về hướng đi của mình, từ bây giờ. Là, chấp nhận mọi cảnh tình xấu/tốt xảy đến khi dấn bước theo Ngài. Và, cứ để Ngài đi trước mà định vị, rồi đưa ra đòi hỏi để tự làm. Và ở đây, chàng trai giàu biết luật đã thực thi mọi sự như luật buộc, lại vẫn muốn tự mình định đoạt đường lối cho đời mình, nên thấy khó nếu bỏ hết tất cả để bước đi theo.

Với ngôn ngữ đời thường, thì “bước đi theo Ngài” sẽ mang nhiều ý nghĩa, rất điển tích. Như ngôn sứ Êlya có lần nói: ông cũng từng “bước theo Ngài.” Và, cái khó của việc này, không là: tìm hiểu xem Ngài là thần thánh hay Đức Chúa rất thực/hư, mà tự hỏi xem mình có đủ thực lực khi quyết định “bước đi theo Ngài” cho đến mút cùng cuộc đời? Đó chính là vấn đề.

Vấn đề, như nội dung truyện “Anh em nhà Karamazov” của Dostoievsky, trong đó có vấn nạn của tay tội đồ đưa ra với Chúa: “Phúc Âm của Ngài, ôi lạy Chúa, sao đưa ra quá nhiều đòi hỏi đến thế? Đòi hỏi ấy, chỉ nên đem đến với giới tuyển lựa hoặc nhóm/hội ở cấp cao chỉ muốn điều tuyệt đối, không khuyết điểm. Đòi hỏi này, không dành để cho người thường. Và, đó là lý do khiến bọn tôi sắp đổ ụp xô nước lên đầu họ. Bọn tôi sẽ loại bỏ chủ thuyết quyết liệt từng khiến nhiều người hãi sợ. Bọn tôi còn tính dìm sâu thứ ấy xuống mức độ chỉ những người hững hờ, lờ vờ mới chấp nhận, thôi. Bọn tôi cũng quyết tâm khiến thế giới chối bỏ đòi hỏi này, nhân danh tình thương của mọi người. Và sẽ không để sự thế này quấy rầy làm mất đi sự êm ắng vẫn có.”

Trình thuật, nay cho thấy đòi hỏi của Chúa thật cũng cao so với người giàu và cả những người Do thái sủng mộ rất đức độ từng bỏ hết mọi sự, để “bước đi theo Ngài”.

Có truyện kể về người trẻ nọ cũng khá giàu, từng nghe đấng bậc vị vọng trong Đạo vẫn khuyên mọi người đừng sống đời cao sang, ngạo mạn nhưng cứ khiêm nhu, dễ bảo như con trẻ. Anh nghĩ đó là động thái dễ coi rẻ, chẳng bận tâm. Nghe mãi cũng nhàm tai, cuối cùng anh rời Đạo Chúa trước nay mình từng đi theo. Ít năm sau đó, anh như một số người ở trong nước, cũng đầu quân tham gia cuộc chiến khốc liệt ở Việt Nam, để thi hành nghĩa vụ người dân như dân quân trong nước.

Buổi tối trời nọ, anh được giao trọng trách phải thức suốt, hầu canh gác cho đồng đội ngủ/nghỉ. Quá buồn chán với lối sống không lộ hé tương lai ngời sáng, anh bị bệnh trầm thống và căng thẳng đến độ đã ra tay giết người, cách vô cớ. Tối hôm đó, anh rơi vào cảnh tình tối tăm, mọn hèn bèn tự hỏi: “Chúa đâu rồi, sao không đến cứu con khỏi tình huống kiệt quệ và rất quẫn này? Cứ thế, rồi anh lang thang, lan man chốn vô định rồi nghĩ quẩn: sẽ có ngày anh cũng bị đồng đội giết chết. Nghĩ thế rồi, anh bèn theo đường khác để sống sót. Con đường anh tìm gặp, là cảnh huống biết tuân phục, xót thương người đồng loại và rất mực công chính, khác với kiểu cách mà xã hội lâu nay dẫn dụ anh đi theo.

Từ đó về sau, anh sống tốt lành như thời trẻ, rất hồn nhiên/vui vẻ với mọi người. Thế rồi, nhờ ơn lành đến từ đâu đó, anh trở về sống giống mọi người được dạy hãy “bước đi theo Ngài” như đấng bậc hiền từ, biết hy sinh mọi sướng vui vật chất hầu thuyết phục thế giới trở thành chốn an vui, lành mạnh.

Trình thuật hôm nay, cũng mô tả việc Chúa kêu mời những người “bước theo Ngài” biết nhận đón đám trẻ bé, rất vui tươi. Có lẽ, thánh Máccô khi viết trình thuật hôm nay, là muốn bảo với người đọc rằng: hãy đáp ứng lời mời của Chúa mà từ bỏ lối sống nhiều đắng cay, sai sót của người lớn. Hãy đáp ứng, trở về với cách sống đầy tin tưởng như trẻ nhỏ. Tin tưởng như trẻ nhỏ, là có tâm tình vẫn cứ tin vào người khác, chẳng bận tâm chuyện thực/hư, hơn/thiệt. Tin như trẻ nhỏ, là cứ để người lớn dẫn dắt mình rồi dấn bước, chẳng nghĩ suy.

Về với thực tế, có hai yếu tố quan trọng cần chú ý: một là, cứ nghĩ suy như thể mình không là nhân vật quan trọng, ở trần thế. Nghĩ như thế, cũng là điều tốt vì sẽ giúp ta biết hoà mình với người khác qua thực hành. Và, cũng là điều tốt, vì biết rằng mọi người quan trọng hơn ta. Thứ hai nữa, hãy để người khác kể cho ta biết con đường tốt/xấu, mà quyết định thực hiện; thay vì cứ bị những chiều hướng và cảnh tình không quan yếu khiến ta sống cứng ngắc. Hai yếu tố này, giúp ta hiểu rõ và chấp nhận rằng: dù mình có là đấng nào đi nữa, chẳng ai là người trọn lành, toàn thiện vào mọi lúc.

Trẻ bé nhỏ, vẫn hồn nhiên thực hiện những gì chúng thấy vui tươi thích thú. Chỉ người lớn mới là người lúc nào cũng thấy mọi sư ra khó khăn, dễ tự kỷ ám thị để rồi mãi mãi bị ám ảnh mình đã tốt lành rồi, chẳng cần đổi thay, biến cải để nên trẻ bé hồn nhiên, vui tươi.

Ví dụ điển hình kể ra ở đây, là trường hợp của một người khá giàu, nhưng đã cho đi tất cả để rồi nghe theo tiếng mời gọi của Đức Chúa mà làm việc thiện, là Lm Helder Camera, ở Brazil. Ông nay cũng đã trăm tuổi, nếu kể về ngày sinh. Ông được hấp thụ một nền giáo dục bảo thủ, chuyên chăm đạo đức khá chính thống, vẫn được khuyến khích trở thành linh mục Dòng, và sau đó làm Giám mục khá trổi trang. Ông khám phá ra nước Brazil mình khá nghèo khổ, khốn khó. Kể từ đó, ông đã nghe theo tiếng Chúa mời gọi ông “bước đi theo Ngài” mà sống giữa người nghèo, để phục vụ họ.                        

Cũng vì sống chung đụng với người nghèo khó, nên ông đã trở thành tiếng nói của họ, cho họ; tức: đã đại diện cho những người không có tiếng nói. Không dám nói. Ông đã ngả về phía người nghèo bằng và qua tư cách của ngôn sứ. Ông đòi hỏi mọi người đem đến cho người nghèo không chỉ mỗi tấm lòng bác ái thôi, nhưng cả sự công bằng nữa. Ông tập trung nhấn mạnh vào sự công chính như điều kiện để được bình an. Ông sống rất năng động nhưng không bạo loạn. Ông hoạt động năng nổ nhưng không nổ dòn, để lấy tiếng.

Cứ từ từ, ông gầy dựng tình huynh đệ nơi những người có tính nhân bản, để họ gia nhập nhóm/hội người nghèo, như kẻ nghèo. Ông gần gũi những người bị coi như đồ bỏ; giúp họ trỗi dậy tìm giải pháp cho các khó khăn họ vẫn gặp. Ông thiết lập một thứ “ngân hàng thiên định” chuyên chăm lo cho những người có nhu cầu bức thiết qua “tín dụng vĩ mô” để họ sở hữu những gì tối thiểu hầu sống theo cung cách có tình người, mà chung sống. Ông từng nói và chứng tỏ cho người nghèo thấy một số chức sắc trong Đạo vẫn muốn mọi người quên đi cuộc sống và tiếng nói của ông. Đức Gioan Phaolô đệ Nhị vẫn coi ông như người anh em của kẻ nghèo và như huynh đệ đích thực của ngài.

Thật rất dễ, để nghĩ rằng mình đang “bước đi theo Ngài” nếu cứ tưởng tượng Chúa đã nói với mình trong giấc mơ. Nhưng, như thế không là “bước đi theo Ngài” cách đích thực. Quả thật, Đức Giêsu đã đi theo và đi đến với người nghèo. Ngài quay về phía ta để yêu cầu ta cũng bước đi theo Ngài mà gia nhập nhóm/hội người nghèo. Chỉ khi đó, ta mới nhận ra được sự thật nơi Lời Ngài từng nói: Thật khó cho anh nhà giàu làm được chuyện ấy. Khó cho anh, dám bỏ mọi sự mà dấn bước theo Ngài. Thế nhưng, với ta, tất cả chẳng có gì khó vì Chúa vẫn giúp ta, hỗ trợ ta nếu ta biết sống như trẻ bé, vui tươi, và sẵn sàng. Đó là khả năng tiềm ẩn nơi con trẻ dám dấn bước dõi theo sự thật, dù rất nghèo.

Trong tâm tình đó, có lẽ cũng nên ngâm thêm lời thơ vừa vang vọng ở trên, để hát rằng:

            “Em biết chăng, giấc thuỷ tinh vỡ tan từ buổi đó.

            Lúc cúi đầu lặng lẽ bước chân đi.

            Chút loạn cuồng xa lạ nẻo đường về.

            Trong lồng ngực anh nghe tim rạn nứt, ô hay nhỉ…” 

             (Nguyễn Tâm Hàn – Này em)

Giấc thủy tinh có vỡ tan, anh vẫn lặng lẽ “bước đi theo Ngài”. Theo Ngài, là theo người nghèo có Chúa trong họ. Nơi lồng ngực vỡ tan, rạn nứt. Bởi, tim của người nghèo là con tim tuy bé bỏng nhưng rất cao sang. Yên hàn. Rộng mở.    

Lm Kevin OShea DCCT biên soạn –

Mai Tá lược dịch.

Chiều thơm, ru hồn người bồng bềnh

Chuyện Phiếm đọc trong tuần 28 Thường niên năm B 14-10-2018

 “Chiều thơm, ru hồn người bồng bềnh”
“Chiều không, im gọi người đợi mong
Chiều trông cho mềm mây ươm nắng
Nắng đợi chiều nắng say
Nắng nhuộm chiều hây hây.”

(Vũ Thành An – Bài Không Tên Số 8)

(2 Thessalônikê 3: 3)

 Mùi thơm của buổi chiều vàng, cũng “ru hồn người bồng bềnh” được thế sao? Thế còn, các hiện-tượng ở đời lâu nay vẫn ru hồn người vào chốn phù du, khó thấy thì thế nào?

Thế đó, là hiện-tượng của cái gọi là “fake news”, tức: tin dỏm, tin giả, hoặc tin ngụy-tạo toàn những chuyện nhảm-nhí trong đời người, rất chán ngán. Vừa qua, có một nhận định cũng “cháng ngán” được diễn-tả bằng các ngôn-từ như sau:

“Fake news” = tin giả, tin dỏm, tin đồn, tin nhảm, tin ngụy tạo… – đang bùng nổ trong kỷ nguyên thông tin không biên giới. Fake news đang như một đại dịch toàn cầu. Khi có thể ảnh hưởng cả cuộc bầu cử tổng thống thì vấn đề fake news không phải là chuyện nhỏ vô hại như bề ngoài nhảm nhí của nó… 

Vượt phạm vi gây nhiễu xã hội với những tin đồn mua vui vô thưởng vô phạt, “fake news” còn đang được sử dụng cho mục đích chính trị. Có thể nói đây là biến tướng mang tính xu hướng của thời đại thông tin nằm dưới những ngón tay lướt chạm màn hình.”

Thế đấy, là những sự-kiện trải dài trong đời người, hệt như lời nghệ sĩ từng phát-biểu ở nhạc-bản được hát tiếp, sau đây:

“Ngày đi qua vài lần buồn phiền.
Người quen với cuộc tình đảo điên.
Người quên một vòng tay ôm nhớ.
Có buồn nhưng vẫn chưa bao giờ bằng hôm nay.
Vắng nhau một đêm, càng xa thêm nghìn trùng.
Tiếc nhau một đêm, rồi mai thêm ngại ngùng.
Mai sau rồi tiếc, những ngày còn ấu thơ.
Lần tìm trong nụ hôn lời nguyện xưa mặn đắng.
Về đâu, tâm hồn này bềnh bồng.
Về đâu, thân này mòn mỏi không.
Về sau và nhiều năm sau nữa.
Có buồn nhưng vẫn chưa bao giờ bằng hôm nay”.

(Vũ Thành An – bđd)

Hôm nay, ngồi buồn theo dõi những lời ca, tiếng hát của người nghệ sĩ đã “ru hồn” tôi, hồn người vào chốn miền rất nhung nhớ. Nhớ, cả khung trời kỷ niệm từng hằn in nơi ký-ức nhiều người, mãi đến hôm nay.

Hôm nay và mai rày, vẫn còn đó niềm vui/nỗi buồn làm lung-lạc cả người nghe lẫn người hát, rất khủng khiếp. Mai ngày hoặc hôm nay, còn thấy mãi khung trời kỷ niệm miên man ấy. Cũng một “lũ kỷ niệm” từ đâu đó, giờ đây về “ru hồn người” chốn phù du xuyên suốt. Bềnh bồng, nhưng không nhiêu khê, khó tả. Hôm nay và mai ngày, người người sẽ còn ru như thế đến muôn đời, rất khôn nguôi.

Hôm nay đây, lại đã thấy một thứ “ru hồn người” cũng khá “chuẩn” qua một số câu chuyện hoặc sự việc khiến lòng người tỉnh-táo với những lời từng được trích-dẫn như sau: 

“Ngày xưa, có nhóm 138 học giả đạo Hồi từ 43 nước trên thế giới có thư ngỏ gửi cộng đồng tín hữu Đức Kitô vốn đề cập và đề nghị đưa tình thương yêu vào vị trí ưu tiên cao nhất cho hai Đạo. 

Và, các vị đã đồng thuận ký thư trên để tỏ bày rằng tình thương yêu vẫn là và phải là mẫu-số-chung cho sinh hoạt của hai Đạo. Mẫu-số-chung ấy, là nền tảng và mục tiêu để hai đạo đặt ra cho mình thực hiện. Mẫu-số-chung, là mẫu số rất chung về lòng mến Chúa và yêu người đồng loại, cả hai gộp lại làm một. Một mục tiêu, một điểm nhấn ngõ hầu ta phụng thờ chỉ một Chúa, thôi. 

Bởi, Ngài là Tình Yêu đích thật để ta biến nó thành hiện thực, với mọi người. Chính đó, là lòng mến mà tỏ ra với Chúa và với nhau để tôn vinh, kiến tạo cùng một chí hướng. Đức Chúa của Tình Yêu luôn đi bước trước trong sáng tạo và trao ban Tình Yêu cho ta theo cung cách cả hai Đạo đưa ra cho mọi người. Các học giả đạo Hồi ở trên lâu nay nới rộng vòng tay thân thương/hợp tác để cùng với cộng đoàn tín-hữu Chúa Kitô, coi đó như sáng kiến quả cảm, đặc biệt.

    Để phúc đáp, nhóm đối-tác bên Đạo là các học-giả từng đặt cơ-sở ở đại học Yale, Hoa Kỳ cũng nới rộng vòng tay yêu thương của Đạo, với người anh em bên đó. Nhưng, trước khi hồi đáp bằng động-thái thương yêu, các vị trong nhóm nói đây đã yêu cầu anh em đạo Hồi “hãy thứ tha các động-thái mà tiền-nhân mình xử sự trong quá-khứ. Các đấng bậc trên cũng xin cộng-đồng người Hồi và các vị trong tổ chức “Xót-Xa-Tình-Nên-Một” hãy thứ tha cho các lầm lỡ mà anh em bên Đạo Chúa mắc phạm. 

Điều mà tiền-nhân xưa từng sơ-xuất, người thời đó gọi là “Thánh chiến”, nay đổi lại bằng tên gọi rất mới và cũng rất thời thượng, đó là: “Chiến tranh chống khủng bố”, nhưng thực sự chỉ nhắm vào anh em Hồi giáo, mà thôi. Bằng việc này, các học-giả Đạo Chúa đã xưng thú lỗi lầm mình sai phạm với người anh em đạo Hồi và mong là những việc như thế sẽ không tái-diễn.

           Học-giả Đạo Chúa công-nhận rằng: ngay từ đầu, sự xung-đột giữa hai đạo, dù được gán cho cái tên nào thánh thiêng đi nữa, vẫn không mang tính đạo-giáo và hàm-ẩn tầm-kích chỉ biết chống/phá thương yêu, mà thôi. Và, các vị lại cũng công-nhận, rằng: vấn-đề gây ưu-tư, trăn trở ở nhiều thời, đã tạo ảnh hưởng xấu lên phân nửa số dân trên thế giới. Và, các ngài lại khẳng định: việc này ảnh-hưởng không ít lên viễn-tượng hoà-bình và công-chính, cho thế-giới. 

Từ đó, các học giả nói trên đã dùng mẫu-số-chung “yêu thương” với lời lẽ làm nền cho mọi hành-xử để các vị không còn đặt nặng tính cá-biệt giữa hai đạo, mà chỉ tập-trung lên mấu-số chung căn-bản của Đạo. Bởi, cuối cùng thì: trọng-tâm của mọi nhóm/hội đoàn-thể vẫn nhắm vào tình thương yêu trải dài với mọi người. Thương yêu, là lòng kính-sợ Chúa, mến mộ Đạo và cảm thông với hết mọi người bằng mẫu-số-chung của hai đạo. 

Thương yêu, là lòng sủng-mộ ta có với Chúa và với người đồng-loại, bất kể người đó là ai? Theo tôn giáo nào? Về điểm này, hai nhóm trên đều cố lướt thắng hết mọi sự, ngõ hầu đạt cùng đích là cảm-thông/yêu thương, xoá bỏ mọi khác biệt dễ gây hận thù. 

Nhóm anh em đạo Hồi cũng nói đến tình thương yêu từ Đấng Thánh Vô Giới Hạn luôn xót thương mọi người. Trong khi Đạo Chúa, dưới tầm nhìn của người Do thái giáo, cũng nói nhiều về Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu, Đấng làm cho mặt trời toả sáng trên mọi thứ tốt/xấu. Ngài là Đấng khiến cho mưa rơi trên đầu người công-chính cũng như những kẻ bất-lương, chia rẽ. Mưa vẫn rơi, cho thế giới đạo Hồi và Đạo Chúa, suốt mọi thời. 

Hai bên đã tôn trọng nhau qua kinh-nghiệm về Thiên-Chúa-Đầy-Lòng-Yêu-Thương đã đi bước trước trong việc thương yêu loài người, dù người đó là nam hay nữ, già hay trẻ, Công giáo hay đạo Hồi. Không thể nói: mình tin Thiên-Chúa-Là-Tình-Yêu cho đến khi nào mình nhận ra rằng: mọi người đều đã xích gần nhau bằng tình thương-yêu Ngài ban tặng ta, cùng một kiểu. Điều này sẽ cải biến ý-tưởng về “người đồng loại”. Ta thương yêu người đồng-loại như Chúa dạy rằng: tất cả phải nên một, gom gộp lại. Không thể nói là mình thật sự tin vào Chúa mà lại không ưa thích những gì mà đồng-loại mình mong ước hoặc không thực-thi hành-động những gì mình muốn cho đồng-loại của mình có được.    

Ngày 4/11/2008, một nhóm các lãnh-đạo và thần-học-gia từ các nước theo đạo Hồi đã đến Rôma để đối-thoại với thủ-lãnh và các thần-học-gia Công giáo về “Giới Lệnh” Chúa ban. Mỗi nhóm gồm 24 vị đã đích-thân hội-kiến Đức đương-kim Giáo-Hoàng nhằm tái-lập mẫu-số-chung thương-yêu từng để lạc mất.

 Ngay ngày đầu, các vị trao đổi về nền-tảng Giới Lệnh thương-yêu theo truyền-thống của cả hai bên. Những ngày sau đó, các vị cũng bàn về phẩm-giá con người, về việc tôn trọng phẩm-giá đã nẩy mầm từ nền-tảng yêu thương Chúa tạo cơ-sở cho hiệp-nhất.    

Ngày cuối cùng mở ra cho mọi người, cả chúng dân ngoài nhóm nữa. Tất cả như một, đều nguyện-cầu để mọi người trở nên một trong Yêu-thương do Chúa đề xuất. Đây là bước ngoặc lịch-sử sẽ dẫn dắt cả hai đạo tiến xa/tiến mạnh đem hoà-bình đến cho thế-giới. Điều thú-vị, là các thần-học-gia Công giáo cũng nhấn-mạnh sự quan-ngại về hành-xử của tín-đồ Đạo Chúa đối với đồng loại, nói chung. Trong khi đó, các thần-học-gia đạo Hồi tập-trung nhiều vào Tình thương yêu Chúa.    

Cách đây 150 năm, chức sắc nọ trong chính quyền Hoa-Kỳ đến gặp Joseph, một lãnh tụ Da Đỏ có tên là “Lỗ Mũi Xỏ” của Hoa Kỳ. Chức sắc này, nói nhiều về lợi-ích ban tặng người sắc-tộc nếu họ chấp-nhận mở trường học tại khu-vực họ sinh-sống. Ngay lúc ấy, tộc trưởng Joseph nói: “Chúng tôi thật chẳng muốn có trường học nào ở đây hết”. Khi được hỏi lý-do sao lại thế, thì trưởng tộc Joseph cho biết đơn-giản chỉ vì: “Làm thế, người Mỹ sẽ chỉ lo mỗi chuyện dạy con em chúng tôi cách xây nhà thờ mà thôi.” 

Chức sắc kia lại hỏi: “Vậy thì, các ông không muốn có nơi phụng thờ sao?” Câu trả lời thật dễ hiểu: “Không! Chúng tôi không muốn nhà thờ! Tại sao ư? Thì, có nhà thờ rồi, bọn tôi chỉ mải mê tranh-cãi về Thượng Đế, đến độ không bao giờ chấm-dứt. Và chúng tôi chẳng muốn cãi nhau về Thượng Đế, bởi con người chúng ta chỉ rành rẽ cãi tranh những gì thuộc con người, thôi. Chúng tôi chẳng muốn học và biết những chuyện như thế!”

 Ai giỏi vi-tính, hãy vào “Google” mà đánh chữ “linh thiêng” sẽ thấy hơn một chục trang diễn-giải từ-ngữ này. Có trang, còn nói cả tuồng vọng cổ do nghệ-sĩ Hương Lan thủ vai nữa. Có trang, lại bàn về tính thánh-thiêng cao cả, nơi con người. Có trang, cũng đề-cập đến cách sống mật-thiết với Tình Yêu “lành thánh” vẫn rất thực. 

Sống mật thiết với Chúa bao gồm ba lãnh-vực. Thứ nhất, về bản-chất của kinh-nghiệm, tức: bản-chất niềm-tin đích-thực, của con người. Thứ hai, gợi kinh-nghiệm của con người về tôn-giáo vốn diễn-giải sự thể lâu nay gọi là triết/thần. Một khi con người tìm ra ngôn-ngữ chung cho lãnh-vực thứ nhất, sẽ không cần gì hơn cho hai lãnh vực kia. 

Tóm lại, chỉ một lĩnh-vực duy-nhất cần-thiết cho mọi người, là “yêu thương người đồng-loại”, mà thôi.” (X. Lm Kevin O’Shea DCCT, Suy niệm Lời Ngài Chúa Nhật 22 Thường Niên năm B 2/9/2018)

Thật ra, nếu bảo rằng các linh mục Đạo Chúa lại cứ giảng rao Tin Mừng bằng lời lẽ hoặc tư-tưởng hệt như kiểu “ru hồn người bồng bềnh” với sóng dồn, thì chắc chắn người nghe cũng đi vào Nước Trời im ắng, chẳng cần thưa thốt.

Thật ra thì, giảng rao Tin Mừng ở đâu đi nữa, cũng chẳng là chuyện “ru hồn người” theo cách sao đó, mà chỉ là chuyển-tải cho nhau, đến với nhau bằng một tình huống êm-ru bà rù, rất nghe quen.

Quả thật, có nhiều cách “ru hồn người” vào chốn miền nào đó, nhưng vẫn không làm người được ru cứ thế đắm chìm trong chốn tối tăm mịt mù “đợi nắng nhuộm chiều hây hây” đâu. Quả thật, đời người cũng có nhiều tình-huống rất “ru hồn người” bằng câu truyện kể cũng đáng nể nhưng khá buồn như câu truyện ở bên dưới còn giữ lại:

“Truyện rằng,

Tại trước khu chợ Phúc Lộc Thọ, CA, Phuc Jean cũng đã gặp một bà già Việt Nam lụ khụ ngả nón ăn mày. Không biết bà sang Mỹ đã lâu hay bây giờ mới qua? Tại sao bà lại phải ăn mày ở cái xứ người già có tiền trợ cấp xã hội đàng hoàng? Ôi, vì sao? tại sao? làm sao? 

Trong giờ lễ Chủ Nhật, tại nhà thờ Saint Columban, linh mục T.  đã làm nhiều người nghe phải nhỏ lệ khi ông kể một câu chuyện về một người Mẹ đã nuôi cả mười đứa con thành công về tài chánh, đứa bác sĩ, đứa kỹ sư, dược sĩ, nhưng rồi cả mười đứa con ấy, không nuôi nổi một bà Mẹ già. Đứa nào cũng có lý do để từ chối không muốn ở với Mẹ. 

Linh mục T. cũng kể lại lúc ông còn ở Chicago, có một lần trong thời tiết lạnh giá, đến thăm một bà Mẹ, thấy căn nhà rộng mông mênh, không có ai, vì hai vợ chồng đứa con đi làm cả. Điều ông quan tâm là thấy trong nhà rất lạnh, bà Mẹ phải mặc hai áo nhưng vẫn lạnh cóng. Ông có hỏi bà mẹ tại sao không mở máy sưởi, thì bà Mẹ cho biết là không dám mở vì sợ khi con đi làm về, sẽ càm ràm là “tốn tiền điện quá!” Những đứa con sang trọng kia, có thể chờ đến ngày Lễ Mẹ, thì đưa mẹ ra ăn tô phở, hoặc gọi điện thoại về nhà, nói: “I love you, mom!” Thế là đủ bổn phận của một đứa con thành công ở Mỹ đối với người mẹ yêu dấu của mình. 

Những Bà Mẹ ở đây là hiện thân của Mẹ Việt Nam đau khổ, đã hy sinh cả cuộc đời cho con cái, nhưng khi con cái phụ rẫy, bỏ bê, cũng im lặng chấp nhận cho đến hết cuộc đời.

Có biết bao nhiêu trường hợp như thế trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại? Biết bao nhiêu bà mẹ âm thầm, lặng lẽ chịu đựng tất cả những đau khổ từ khi lấy chồng, sinh con, rồi ráng nuôi dạy con nên người, sau đó lại chấp nhận những đứa con bất hiếu như một định mệnh mà không hề thốt lời than vãn?

 Một bà mẹ đã dành dụm bao năm buôn gánh bán bưng để cho con vượt biên một mình, sau đó, khi qua đến Mỹ, thằng con sợ vợ quá, không dám để mẹ ngủ trong phòng, mà bảo mẹ phải ngủ dưới đất trong phòng khách. Một lần, con chó xù của hai vợ chồng đứng đái ngay vào đầu mẹ. Bà mẹ kêu lên, thì đứa con dâu cười, trong khi chồng đứng yên, chẳng dám nói gì. 

Bà mẹ khác, không được ở chung với con trai, phải thuê một phòng của người bạn, vì sức khoẻ yếu, lúc nào cũng lo là chết không có ai chôn. Khi nghe nói về bảo hiểm nhân thọ, bà có năn nỉ thằng con trai đứng tên mua giùm, để bà bớt chút tiền già và đóng hàng tháng để mai sau, con có tiền lo hậu sự cho bà, nhưng đứa con dâu nhất định không chịu, cho rằng “tốn tiền vô ích, chết thì thiêu, liệng tro xuống biển là xong, chôn làm gì cho mất thời giờ đi chăm sóc.” Bà cụ uất quá, phát bệnh và qua đời. Không biết rồi bà có được chôn cất đàng hoàng theo ý muốn, hay lại bị cô con dâu vứt tro ra biển. 

Không thiếu những bà mẹ khi đến thăm con trai, phải ngồi nhìn vợ chồng ăn uống ríu rít với nhau, vì con dâu không chịu dọn thêm một chén cơm mời mẹ. Một bà mẹ nhớ con nhớ cháu quá, đến thăm con, nhưng sợ con dâu sẽ nhiếc móc thằng chồng, nên vừa vào tới cửa đã vội thanh minh: “Mẹ không ăn cơm đâu! Mẹ vừa ăn phở xong, còn no đầy bụng. Mẹ chỉ đến cho thằng cháu nội món quà thôi!”

 Không thiếu những bà mẹ vì lỡ đánh đổ một chút nước trên thảm mà bị con nhiếc móc tơi bời. “Trời đất ơi! Cái thảm của người ta cả vài ngàn bạc mà đánh đổ đánh tháo ra thế thì có chết không?” 

Có bà mẹ bị bệnh ung thư, biết là sắp chết, mong được con gái đưa về Việt Nam, nhưng con đổ thừa cho chồng không cho phép về, rồi biến mất tăm, sợ trách nhiệm.. Mẹ phải nhờ người đưa ra phi trường, nhờ người dưng đi cùng chuyến bay chăm sóc cho đến khi về tới nhà. Từ lúc đó đến lúc mẹ mất, cả con gái lẫn con rể, cháu chắt cũng chẳng hề gọi điện thoại hỏi thăm một lần.

 Một bà mẹ già trên 70 tuổi rồi, có thằng con trai thành công lẫy lừng, bốn năm căn nhà cho thuê, nhưng bà mẹ phải lụm cụm đi giữ trẻ, nói đúng ra là đi ở đợ vì phải lau nhà, rửa chén, nấu cơm, để có tiền tiêu vặt và để gộp với tiền già, đưa cả cho… con trai, một thanh niên ham vui, nhẩy nhót tung trời, hai, ba bà vợ. Mỗi khi gặp bà con, chưa cần hỏi, bà đã thanh minh: “Ấy, tôi ngồi không cũng chả biết làm gì, thôi thì đi làm cho nó qua ngày, kẻo ở nhà rộng quá, một mình buồn lắm!”

 Trong một cuộc hội thoại, một bà mẹ đã khóc nức nở vì chỉ đứa con gái phụ rẫy, bỏ bà một mình cô đơn. Bà chỉ có một đứa con gái duy nhất, chồng chết trong trại cải tạo. Trong bao nhiêu năm, bà đã gồng gánh nuôi con, rồi cùng vượt biên với con, tưởng mang hạnh phúc cho hai mẹ con, ai ngờ cô con chờ đúng 18 tuổi là lẳng lặng xách vali ra đi.. Nước mắt bà đã chảy cho chồng, nay lại chảy hết cho con. 

 Tại những nhà dưỡng lão gần trung tâm Thủ Đô Tị Nạn, có biết bao nhiêu bà mẹ ngày đêm ngóng con đến thăm nhưng vẫn biệt vô âm tín. Một bà cụ suốt ba năm dài, không bao giờ chịu bước xuống giường, vì biết rằng chẳng bao giờ có đứa con nào đến thăm. Bà đã lẳng lặng nằm suốt ngày trên giường như một sự trừng phạt chính mình vì đã thương yêu con cái quá sức để đến tình trạng bị bỏ bê như hiện tại.. 

Sau ba năm, bà mất vì các vết lở, vì nỗi u uất, mà những người chăm sóc bà vẫn không biết gia cảnh bà như thế nào, vì bà không hề nhắc đến. Có điều chắc chắn là khi bà còn là một thiếu nữ, bà phải là một mẫu người làm cho nhiều người theo đuổi, quyến luyến, tôn sùng. Chắc chắn bà đã trải qua bao năm tháng thật tươi đẹp, vì cho đến khi mất, khuôn mặt bà, những ngón tay bà, và dáng dấp bà vẫn khoan thai, dịu dàng, pha một chút quý phái. Nhưng tất cả những bí ẩn đó đã được bà mang xuống mồ một cách trầm lặng.

 Một buổi chiều tháng 5, tại một tiệm phở Việt Nam, một mẹ già đứng tần ngần bên cánh cửa. Khi được mời vào, mẹ cho biết mẹ không đói, nhưng chỉ muốn đứng nhìn những khuôn mặt vui vẻ, để nhớ đến con mình, đứa con đã bỏ bà đi tiểu bang khác, để mẹ ở với đứa cháu là một tên nghiện rượu, đã hăm doạ đánh mẹ hoài. Hắn đã lấy hết tiền trợ cấp của mẹ, lại còn xua đuổi mẹ như cùi hủi. Hôm nay, hắn lái xe chở mẹ đến đầu chợ, đẩy mẹ xuống và bảo mẹ cút đi! Mẹ biết đi đâu bây giờ? 

Trong một căn phòng điều trị tại bệnh viện Ung Thư, một bà cụ đã gào lên nức nở khi người bệnh nằm bên được chuyển đi nơi khác. “Bà ơi! Bà bỏ tôi sao? Bà ơi! Đừng đi! Đừng bỏ tôi nằm một mình! Tôi sợ lắm, bà ơi!” Những tiếng kêu, tiếng khóc nấc nghẹn đó lặp đi lặp lại làm người bệnh sắp chuyển đi cũng khóc theo. Người y tá cũng khóc lặng lẽ. Anh con trai của người sắp đi xa, không cầm được giọt lệ, cũng đứng nức nở. Cả căn phòng như ngập nước mắt. Mầu trắng của những tấm trải giường, mầu trắng của tấm áo cánh của bà cụ như những tấm khăn liệm, tự nhiên sáng lên, buồn bã. Bà cụ nằm lại đó đã không có đứa con nào ở gần đây. Chúng đã mỗi đứa mỗi nơi, như những cánh chim không bao giờ trở lại. 

Trên đại lộ Bolsa, thỉnh thoảng người ta thấy một bà mẹ già, đẩy chiếc xe chợ trên chứa đầy đồ linh tinh. Mẹ chỉ có một cái nón lá để che nắng che mưa. Khuôn mặt khắc khổ của mẹ như những đường rãnh bùn lầy nước đọng, đâu đó ở chợ Cầu Ông Lãnh, Thủ Thiêm, gần bến Ninh Kiều, Bắc Mỹ Thuận hay ở gần cầu Tràng Tiền, Chợ Đông Ba? Mẹ đi về đâu, hỡi Mẹ? Những đứa con của mẹ giờ chắc đang vui vầy…” (Chu Tất Tiến – trích gia đình NAZARETH) 

Cuối cùng thì, có “ru hồn người” cách êm ả thế nào đi nữa, thì hồn người/lòng người vẫn “tỉnh như sáo sậu”, đến khôn nguôi.

Cuối cùng thì, “ru hồn người” theo cách nào đi nữa, cũng chỉ ru bằng những câu ca rất ư êm ả qua các hát ở trên, vẫn thêm thắt một đoạn kết, những hát rằng:

“Chiều thơm, ru hồn người bồng bềnh”
“Chiều không, im gọi người đợi mong
Chiều trông cho mềm mây ươm nắng
Nắng đợi chiều nắng say
Nắng nhuộm chiều hây hây.

Ngày đi qua vài lần buồn phiền.
Người quen với cuộc tình đảo điên.
Người quên một vòng tay ôm nhớ.
Có buồn nhưng vẫn chưa bao giờ bằng hôm nay.
Vắng nhau một đêm, càng xa thêm nghìn trùng.
Tiếc nhau một đêm, rồi mai thêm ngại ngùng.
Mai sau rồi tiếc, những ngày còn ấu thơ.
Lần tìm trong nụ hôn lời nguyện xưa mặn đắng.
Về đâu, tâm hồn này bềnh bồng.
Về đâu, thân này mòn mỏi không.
Về sau và nhiều năm sau nữa.
Có buồn nhưng vẫn chưa bao giờ bằng hôm nay”.

(Vũ Thành An – bđd)

Và, dù tôi/dù bạn có hát những lời ru miên-man như thể bảo: “Về sau và nhiều năm sau nữa, có buồn nhưng vẫn chưa bao giờ bằng hôm nay”, câu hát này vẫn không thể nào sánh kịp lời đấng thánh hiền từng bảo ban, như sau:

“Nhưng Chúa là Đấng trung tín:

Ngài sẽ làm cho anh chị em được vững mạnh,

và bảo vệ anh chị em khỏi ác thần.

Trong Chúa, chúng tôi tin tưởng vào anh chị em:

anh chị em đang làm

và sẽ làm những gì chúng tôi truyền.

Xin Chúa hướng dẫn tâm hồn anh chị em,

để anh chị em biết yêu mến Thiên Chúa

và biết chịu đựng như Đức Kitô.”

(2Thess 3: 3)

Xem thế thì, niềm tin của tôi và của bạn cũng sẽ chắc-nịch hơn “lời buồn thánh” những hát lên câu “Chiều thơm, ru hồn người bềnh bồng”… mỏi mòn, mãi về sau. 

 Trần Ngọc Mười Hai

Và những điệu ru hơi buồn

về cuộc đời người.

Rất hôm nay.

Tình Yêu

Tình Yêu

Lần kia, có một thanh niên nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Vì thế, anh ta đến thăm viếng một tu sĩ nổi tiếng là thánh thiện. Anh hỏi vị tu sĩ:

“Thầy có tin tưởng vào Thiên Chúa không?”.

Vị tu sĩ đáp:

“có chứ”.

Người thanh niên hỏi:

“Dựa vào chứng cứ nào mà thầy tin được?

Vị tu sĩ đáp:

“Ta tin tưởng vào Thiên Chúa, bởi vì ta biết Người. Mỗi ngày, ta đều cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong tâm hồn ta”.

Người thanh niên hỏi:

“nhưng làm thế nào điều đó có thể xảy ra được?

Vị tu sĩ trả lời:

“Khi biết sống yêu thương, thì chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa, và nỗi nghi ngờ tan biến, giống như làn sương buổi sáng bị tan biến trước ánh nắng mặt trời vậy”.

Người thanh niên suy nghĩ về câu nói này trong giây lát, rồi thắc mắc:

“Làm thế nào để con có thể đạt được niềm tin chắc chắn này?”.

Vị tu sĩ đáp

“Bằng cách hành động theo tình yêu. Con hãy cố gắng yêu thương những người đồng loại; yêu thương họ một cách tích cực và không ngừng. Trong khi con học hỏi được cách càng ngày càng yêu thương hơn, thì con sẽ càng ngày càng trở nên tin tưởng vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, và sự bất tử của linh hồn. Ðiều này đã được thử nghiệm. Ðây là đường lối đúng đắn”.

***

Vị tu sĩ chỉ phản ánh lại những lời nói của thánh Gioan “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu”. (1Ga 4:7-8)

Tình yêu là điều kiện đầu tiên, để thực sự hiểu biết về cuộc sống, và đặc biệt là hiểu biết về Thiên Chúa. Như cha Zosima nói trong cuốn sách Anh em nhà Karamazov của Dostoevsky “Bạn phải yêu thương tất cả những gì mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên, toàn bộ thế giới của Người, và mỗi hạt cát trong đó. Nếu bạn yêu thương tất cả mọi sự, thì bạn cũng sẽ nắm bắt được mầu nhiệm có trong tất cả mọi sự”. Van Gogh đã nói một câu tương tự :Cách thức tốt nhất để nhận biết Thiên Chúa là yêu thương nhiều thứ. Hãy yêu thương bạn bè, vợ con., và bạn sẽ được đi trên đường lối đúng đắn trong việc nhận biết Thiên Chúa”.

Tình yêu là người giáo viên tốt nhất mà chúng ta có. Nhưng tình yêu không đạt được sự hòa hợp riêng của nó. Người ta phải trả giá đắt cho tình yêu. Tình yêu thường đòi hỏi nhiều năm tháng kiên trì, qua những công việc lặt vặt, trước khi người ta có thể đạt được khả năng biết yêu thương.

Có một khoảng cách lớn, giữa việc nhận biết Thiên Chúa và yêu mến Người. Không biết yêu mến, có nghĩa là không biết Thiên Chúa. Nhưng khi chúng ta biết yêu mến, thì khoảng cách này được lắp đầy. Biết yêu mến, có nghĩa là biết Thiên Chúa. Ở đâu có tình yêu, ở đó có Thiên Chúa; ở đâu có Thiên Chúa, ở đó có tình yêu. Sự nhận biết không phải là chứng tỏ hoặc giải nghĩa.

Ghen ghét là một điều tồi tệ. Ghét bất cứ thứ gì cũng đều là xấu xa cả. Thật là điều tốt đẹp, khi yêu mến tất cả mọi sự, ngay cả một bụi hoa hồng. “Ðối với tôi, tôi hài lòng được trở thành một người làm vườn, một người biết yêu quí những cây cỏ của mình” (Van gogh).

Bởi vì chúng ta được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, cho nên ngay từ bẩm sinh, mỗi người chúng ta đều có khả năng biết yêu thương. Tuy nhiên, để được như vậy, trái tim phải ngay thẳng. Nếu chỉ có được một trái tim ngay thẳng, thì chúng ta có thể hiến tặng nhiều hơn nữa. Nhưng than ôi ! Nhiều khi trái tim con người lại thờ ơ lạnh lẻo, đôi khi còn trống rỗng, tan vỡ nữa. Chúng ta không nên ngạc nhiên về điều này. Tất cả điều đó nói lên rằng chúng ta có một trái tim bằng máu thịt, chứ không phải là bằng đá. Nhưng chúng ta phải chữa lành những vết thương của trái tim, để có khả năng tạo ra được những hoa quả của tình yêu.

Khi chúng ta biết yêu thương, thì hình ảnh của Thiên Chúa đạt mức độ tươi đẹp nhất và rạng ngời nhất nơi chúng ta.

***

Lạy Thiên Chúa Tình Yêu, con biết tình yêu Ngài đòi hỏi không chỉ dừng lại nơi gia đình, bạn bè, những người thân quen hiền lành dễ thương mà trải rộng ra thế giới bên ngoài đến những người xa lạ, nghèo khó, những người cau có khó ưa, những kẻ thương không dễ, và hơn nữa là yêu chính kẻ thù mình.. Thật không dễ để thực hiện điều này trong cuộc sống. “Yêu thì khổ, không yêu thì không biết Thiên Chúa.” Xin cho con sự khôn ngoan để biết chọn lựa, thà khổ, thà lỗ còn hơn sự thiệt thòi không biết Thiên Chúa. Con sẽ không làm được điều đó nếu không có sự trợ giúp của Thiên Chúa, xin hãy ở bên con để dạy con học một chữ YÊU!

From: ngocnga_12 & NguyenNThu

KHÔN NGOAN

KHÔN NGOAN

Câu chuyện chàng thanh niên giàu có tốt lành có một khởi đầu tốt đẹp.  Đẹp cho đến nỗi Chúa nhìn và đem lòng yêu thương anh.  Nhưng lại có một kết thúc đáng buồn.  Anh thanh niên bỏ đi buồn bã vì không thể theo Chúa.  Chúa Giêsu cũng buồn vì anh gắn bó với tiền bạc hơn yêu mến Chúa.

Câu chuyện người thanh niên có thể là câu chuyện của mỗi người.  Cũng như chàng thanh niên, bình thường ta giữ đạo rất dễ dàng.  Sáng đi lễ, chiều đọc kinh, không làm điều gì gian ác, không bất công tham lam của người khác.  Nhưng khi gặp mâu thuẫn giữa cuộc sống với việc đạo, phải chọn lựa giữa Thiên Chúa và những giá trị trần gian, nhiều khi ta nao núng và rất nhiều người đã vì những giá trị trần gian mà bỏ Chúa.  Có những người khi còn nghèo túng thì giữ đạo rất tốt.  Nhưng khi đứng trước những cám dỗ của cải thì vì ham mê tiền bạc mà sống gian dối, đánh mất lương tâm Công giáo.  Có những người khi còn nhỏ thì rất ngoan ngoãn đạo đức, nhưng khi đến tuổi trưởng thành thì vì thú vui mà bỏ quên việc đạo.  Nhưng nhất là có những người vốn con nhà đạo gốc rất sốt sắng, nhưng khi gặp cám dỗ về chức quyền thì vì một chút danh vọng, đành bỏ Chúa, bỏ đạo.

Theo suy nghĩ của người đời, những ai tìm được tiền của, đạt được danh vọng, nay lên chức mai lên quyền, là những người tài khéo khôn ngoan.  Nhưng đó chỉ là khôn ngoan nhất thời kiểu trần gian.  Vì cuộc sống trần gian có hạn.  Con người ai cũng phải chết.  Chết rồi có ai mang theo được của cải, danh vọng, chức quyền vào thế giới bên kia đâu.  Thế mà cuộc sống sau cái chết mới là quan trọng, vì là cuộc sống vĩnh cửu không bao giờ phai tàn.

Chúa muốn ta đừng gắn bó với của cải nhưng phải gắn bó với Chúa, không phải vì Chúa muốn con cái phải khổ sở, hèn hạ.  Nhưng vì Chúa muốn cho ta chọn con đường khôn ngoan, để đạt tới hạnh phúc đích thực, vĩnh cửu.

Ta đi đạo để chọn Chúa.  Vì chọn Chúa ta phải từ bỏ tất cả những gì ngăn cản ta đến với Chúa.  Những cản trở có thể là tiền bạc, danh vọng, chức quyền.  Những cản trở cũng có thể là một người mà ta gắn bó, một nơi mà ta không thể dứt bỏ.  Những cản trở đó cũng có thể là một lòng tự ái, một sự ghen ghét, bất mãn.

Nếu ta biết bỏ tất cả những gì cản trở để đến với Chúa ta sẽ đạt được chính Chúa.  Được Chúa là được tất cả.  Vì Chúa là hạnh phúc viên mãn.  Được Chúa rồi ta sẽ không còn khao khát gì khác nữa.

Vì thế khi thánh Phêrô hỏi Chúa: Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Chúa, chúng con sẽ được gì.  Chúa đã trả lời: ai bỏ mọi sự mà theo Chúa, sẽ được gấp trăm và được sự sống vĩnh cửu.

Người khôn ngoan thì phải biết nhìn xa trông rộng.  Biết bỏ những mối lợi trước mắt để tìm những giá trị vĩnh cửu.

Như thế yêu mến Chúa là chìa khóa của sự khôn ngoan.  Chọn Chúa là chọn giá trị tuyệt đối, vĩnh cửu không gì có thể so sánh được.

Lạy Chúa, xin dạy con biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự.  Vì Chúa chính là hạnh phúc của con. Amen.

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

From Langthangchieutim

SUY NGẪM

Các môn đệ thật may mắn vì được Chúa vừa dạy vừa chia sẻ cảm nghĩ cũng như LẼ SỐNG trong thâm tâm đối với Cha của mình là Chúa Cha. Thương lắm mới chia sẻ.
Thương lắm mới text “ sáng nay tiễn con đi chưa bao giờ buồn thế…”

Chúa chia sẻ nội tâm cho các môn đệ, nội tâm sao mà ai thấy ai mà hiểu được.

Trong thân phận con người, Chúa cho thấy Ngài luôn lệ thuộc và thi hành Ý CHA. Cuộc sống cứa con cũng xin nói gương và được như Chúa, nhất là THA THỨ.

Con nghĩ THA THỨ là không chỉ mang bình an cho nhau mà chính là làm SÁNG DANH Cha và để Cha được VINH HIỂN trong con, vì tự Cha đã vinh hiển rồi, đâu cần con Cha mới vinh hiển.

Mẹ Teresa nói rằng:”Cầu nguyện sẽ mở rộng hơn tấm lòng của bạn, tới mức lòng bạn lớn đủ để chứa cả món quà tặng là chính Thiên Chúa. Cầu nguyện dẫn tới đức tin. Đức tin dẫn tới tình yêu, tình yêu đưa tới phục vụ vì lợi ích người nghèo”

Cha Charles De Foucault mạnh mẽ cho con hay:” CẦU NGUYỆN LÀ LẼ SỐNG.

Lạy Chúa, con tin.

Thầy Bạch gởi

29 TÍN HỮU BỊ GIẾT VÌ KHÔNG CHỊU CHỐI BỎ CHÚA.

Hoa Do shared a post.

CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG

NHỮNG NGƯỜI DŨNG CẢM DÁM CHẾT CHO ĐỨC TIN

Image may contain: 2 people, crowd
Image may contain: 5 people
Image may contain: 2 people, people sitting
Image may contain: 3 people, people smiling, closeup

Phong SươngFollow

29 TÍN HỮU BỊ GIẾT VÌ KHÔNG CHỊU CHỐI BỎ CHÚA.

Oneway.vn – Vụ thảm sát xảy ra hôm thứ sáu tại Ai Cập, khi 29 tín hữu đang trên đường đến nhà thờ thì những người Hồi giáo cực đoan đã chặn bắt họ xuống xe và yêu cầu họ chối bỏ Chúa…

Ông Rashed, một Giáo sĩ trả lời tờ Breitbart News hôm Chúa Nhật, ông cho biết 10 tay súng Hồi giáo đeo mặt nạ dùng hỏa lực tấn công xe buýt trên đường tới nhà thờ Saint Samuel Confessor đã chặn đường yêu cầu các nạn nhân, từng người một ra khỏi xe và tra vấn từng người, bao gồm cả trẻ em. “Họ được yêu cầu từ bỏ đức tin, cải giáo sang đạo Hồi, nhưng tất cả – kể cả trẻ em – đều từ chối, và rồi mỗi người bị giết chết bằng một viên đạn vào đầu hoặc cổ họng” – Giáo sĩ Rashed kể lại.

Gerges Morkous, cháu của nạn nhân Mohsen Morkou, 60 tuổi, chia sẻ: “Họ tiếp tục hỏi những người trên xe có chịu từ bỏ đức tin không, nhưng mọi người đều nói ‘Không’, và rồi họ bắn tất cả… Tổng cộng 29 người. Giờ này họ đang ở trên Thiên Đàng. Tôi tin như vậy”.

Được biết, cuộc tấn công hôm thứ sáu nhằm vào thời điểm đầu tháng thánh Ramadan của người Hồi giáo. Trong năm vừa qua, người Ai Cập đã phải chịu đựng không ít cuộc thảm sát từ các nhóm Hồi giáo cực đoan, trong đó có vụ đánh bom nhà thờ Palm Sunday làm 46 người thiệt mạng.

Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah el-Sissi đã rất cố gắng đảm bảo với người dân rằng những kẻ tấn công rồi sẽ bị trừng phạt.

Mặc dù với các nỗ lực cảnh báo của chính phủ, nhưng các phần tử Hồi giáo cực đoan vẫn tiếp tục gây tội ác. “Họ vừa nhận trách nhiệm cho cuộc tấn công hôm thứ bảy vừa qua; họ thực sự làm thiệt hại hình ảnh đất nước Ai Cập, gây rất nhiều đau đớn cho người dân Ai cập” – vị Tổng thống thừa nhận.

Trong một diễn biến khác, Đức Cha Francis của Vatican cũng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình tại quảng trường Saint Pedro hôm Chúa Nhật vừa qua, rằng các tín hữu bị giết chỉ vì giữ vững niềm tin vào Chúa. Một nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã cũng chia sẻ: “Các nạn nhân, kể cả trẻ em, bị giết vì không chối bỏ đức tin”. Được biết, Cha Francis vừa mới viếng thăm Ai Cập hồi tháng trước để cầu nguyện kêu gọi hòa bình và mong Chúa ‘lay động’ trái tim của những kẻ khủng bố.

Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump, người thề “sẽ tiêu diệt IS” trong chiến dịch tranh cử của ông cũng đã lên án cuộc tàn sát tàn nhẫn nhằm vào các tín hữu ở Ai Cập hôm thứ sáu, ông nói “sự việc xảy ra làm tan nát tâm hồn của tất cả chúng ta”.

“Bất cứ khi nào máu người vô tội còn đổ ra, thì những thương tích sẽ còn lại mãi trên nhân loại” – ông Trump tuyên bố. “Cuộc tấn công này càng củng cố quyết tâm của chúng ta, nhằm đưa các quốc gia xích lại gần nhau vì một mục đích chung: triệt hạ các tổ chức khủng bố, phơi bày sự suy đồi và những tư tưởng đáng sợ của họ” – ông Trump thêm.

IS đã giết các tín hữu khắp đất nước Ai Cập, Iraq, Syria… chỉ vì đức tin của họ vào Chúa Jesus. Mục sư Edward từ Syria nói với The Christian Post đầu năm nay: “đất nước Syria đang bị xâu xé, cùng với cái ác đang rình rập xung quanh”. “Một tín hữu tên George đã không chịu lẩn trốn khi bị những kẻ cực đoan săn lùng. Anh ta nói với mẹ mình: “Chúa Jesus phán: Nếu các ngươi chối bỏ ta, ta cũng sẽ chối bỏ các ngươi”. Anh ta bị giết ngay sau đó. Và mẹ anh thậm chí còn không được phép chôn xác anh” – Mục sư Edward kể.

Tác giả Stoyan Zaimov – Diệu Trang dịch