Angelina Jolie cắt ngực phòng ung thư

Angelina Jolie cắt ngực phòng ung thư
Thứ ba, 14 tháng 5, 2013

nguồn:BBC

Angelina Jolie hy vọng câu chuyện của cô sẽ giúp ích cho các phụ nữ khác
Ngôi sao điện ảnh Hollywood Angelina Jolie đã phải trải qua đợt phẫu thuật nhằm giảm nguy cơ bị ung thư vú.
Người mẹ 37 tuổi của sáu đứa con giải thích trên New York Times lý do khiến cô phải phẫu thuật.
Cô nói các bác sỹ tiên liệu cô có 87% nguy cơ mắc ung thư vú và 50% nguy cơ mắc ung thư tử cung.
“Tôi quyết định là mình cần phải chủ động nhằm giảm thiểu các nguy cơ tới mức tối đa,” cô viết.
Cô nói tiến trình phẫu thuật được bắt đầu hồi tháng Hai và hoàn tất vào cuối tháng Tư.
Giảm nguy cơ
Trong một bài viết có tên Sự lựa chọn y tế của tôi (My Medical Choice), Angelina Jolie nói mẹ cô đã phải chiến đấu với bệnh ung thư trong gần một thập niên và qua đời khi mới 56 tuổi.
Cô nói cô đã chia sẻ với các con rằng căn bệnh tương tự sẽ không cướp cô ra khỏi cuộc đời của các con, “nhưng thực tế là tôi mang một gene ‘bị lỗi’, BRCA1, là loại gene khiên tôi có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tử cung rất cao”.
là tôi mang một gene ‘bị lỗi’, BRCA1, là loại gene khiên tôi có nguy cơ
mắc ung thư vú và ung thư tử cung rất cao”.
Angelina Jolie và Brad Pitt có chung với nhau ba con ruột và ba con nuôi
Cô nói một khi nhận thức được vấn đề, cô đã quyết định trải qua chín tuần phẫu thuật phức tạp, cắt bỏ cả hai bên ngực.
Nguy cơ mắc ung thư vú của cô nay giảm từ 87% xuống dưới 5%, cô nói.
Cô ca ngợi người tình Brat Pitt về tình yêu và sự ủng hộ của anh dành cho cô trong toàn bộ quá trình điều trị, và nói cô được đảm bảo rằng các con cô không cảm thấy có gì “khiến chúng cảm thấy khó chịu”.
“Tôi cảm thấy mình được tiếp thêm sức mạnh khi đưa ra một lựa chọn mạnh mẽ, một lựa chọn không hề làm giảm bớt sự nữ tính của mình,” cô nói.
“Với những phụ nữ nào đọc tin này, tôi hy vọng là nó sẽ giúp bạn hiểu rằng bạn có những lựa chọn.”
Nữ diễn viên và đạo diễn này từ lâu nay cũng là một người ủng hộ các hoạt động nhân đạo. Cô hiện đang là đặc phái viên của Liên hợp quốc.
Trong thời gian có đợt phẫu thuật cắt bỏ hai bên ngực, cô đã tới thăm Cộng hòa Dân chủ Congo cùng Ngoại trưởng Anh William Hague và tham dự hội nghị thượng đỉnh các ngoại trưởng G8 tại london, nhằm nâng cao nhận thức chung về bạo lực tình dục trong các cuộc xung đột.
Cô cũng hỗ trợ việc ra mắt một quỹ thiện nguyện nhằm giúp đỡ việc học hành của các bé gái, là quỹ do nữ sinh Malala Yousafzai người Pakistan, người bị Taliban bắn hồi tháng Mười năm ngoái, thành lập.
Cô Jolie có ba người con ruột và ba người con nuôi cùng với Brad Pitt.

Blogger Người Buôn Gió từ trời Tây nghĩ về Việt Nam

Blogger Người Buôn Gió từ trời Tây nghĩ về Việt Nam

Blogger Người Buôn Gió và Thị trưởng thành phố Weimar

Blogger Người Buôn Gió và Thị trưởng thành phố Weimar

nguồn:VOA

12.05.2013

Hôm nay tôi ở đây, tôi không phải chú ý xóa những gì mình viết trên máy tính, không phải lo ngày mai mình có thể bị bắt hay bị triệu tập vì chuyện viết blog. Đó là điểm khác biệt rất lớn. Những người viết blog trong nước ngày đêm mong ước có được điều khác biệt ấy để viết lên các tác phẩm đủ độ chính chắn. Tôi mong rằng những người viết báo tự do như tôi sẽ có môi trường tốt về báo chí về tự do để thỏa sức sáng tác.

Trà Mi kính chào quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên của đài VOA.

Vài mẫu chuyện ngắn thuật lại những ngày tháng bị giam giữ trong đồn công an vì các bài viết bị xem là “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích nhà nước và an ninh quốc gia” đã đưa một blogger tại Việt Nam sang tham quan và khám phá môi trường tự do báo chí, tự do thông tin ở tận trời Tây theo lời mời của Thị trưởng thành phố Weimar (Đức).
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay, anh Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió, sẽ kể cho chúng ta nghe những điều thú vị xung quanh chuyến đi 3 tháng được tài trợ toàn phần này và những gì ghi nhận được dưới 1 ngòi bút Việt Nam được mời sang tác nghiệp tại môi trường tự do báo chí Tây phương.

Bấm vào đây để nghe toàn bộ cuộc trao đổi với Blogger Người Buôn Gió

Blogger Người Buôn Gió: Học bổng mời tôi sang đây tham quan, tìm hiểu về thành phố này và sáng tác một tác phẩm nhỏ để kỷ niệm với thành phố.

Trà Mi: Vì sao bút danh Người Buôn Gió ở tận Việt Nam được người đứng đầu một thành phố ở tận trời Âu biết và để ý tới?

Blogger Người Buôn Gió, các tác phẩm điêu khắc trong hình là của nghệ sĩ Giắc (Sachs)

Blogger Người Buôn Gió, các tác phẩm điêu khắc trong hình là của nghệ sĩ Giắc (Sachs)


Blogger Người Buôn Gió: Cuối năm 2010, tôi sang Berlin dự giao lưu văn hóa Việt-Đức. Tôi được một tổ chức văn hóa mời sang cùng nhà thơ Bùi Chát và nhà văn Võ Thị Hảo. Hôm đó, mỗi người đọc một tác phẩm của mình và tác phẩm của tôi được một người Việt sống lâu năm ở Đức thích và dịch sang tiếng Đức. Câu chuyện đấy đến tai một nghệ sĩ điêu khắc lớn của thành phố tên là Giắc, người có nhiều tác phẩm lớn đặt ở các nơi công cộng ở thành phố Weimar. Sau khi đọc chuyện của tôi, ông ấy mời tôi sang đây. Ông Giắc và ông thị trưởng có quan hệ với nhau thường xuyên nên ông ấy nhờ ông thị trưởng Weimar mời tôi. Sang đến đây rồi tôi mới biết sở dĩ ông Giắc mời tôi vì ông ở Đông Đức này trước đây sống trong chế độ cộng sản cũng đã va chạm nhiều với an ninh như tôi. Câu chuyện tôi viết về việc tôi bị công an bắt vì viết blog. Tôi chỉ kể về những ngày tôi bị giam trong nhà tù. Ông Giắc đọc xong và đồng cảm, muốn gặp tôi và giúp đỡ tôi một cách nào đó.

Trà Mi: Một người đã từng trải muốn gặp gỡ người đang nếm trải những kinh nghiệm mà ông đã qua trước đây tại Đông Đức. Được biết đây là lời mời thứ nhì của thị trưởng thành phố Weimar sau lần đầu bất thành vì một lệnh cấm xuất cảnh của Việt Nam đối với anh. Khi gặp anh, ông thị trưởng có giải thích về sự kiên nhẫn của ông chăng?

Blogger Người Buôn Gió: Có, ông có giải thích rằng lần trước tôi bị cấm xuất cảnh, ông có báo lại ông Giắc. Sau đó, ông Giắc có trình bày với thị trưởng tôi là người thế nào và cho ông xem tác phẩm nhỏ của tôi. Sau khi xem xong, ông thị trưởng nói cần phải cố gắng giúp tôi bằng mọi cách. Thế là ông lại tiếp tục mời.

Trà Mi: Nghĩa là họ rất ấn tượng với tác phẩm của anh và những gì anh đã trải nghiệm tại Việt Nam.

Blogger Người Buôn Gió: Nói tác phẩm thì cao xa quá. Đó chỉ là một câu chuyện có thật và có sự đồng cảm với người đã trải qua như ông Giắc. Ngay người dịch câu chuyện này ra tiếng Đức, một Việt kiều, cũng đã từng bị tù ở Việt Nam và giờ định cư tại Đức. Anh ấy đọc câu chuyện đấy cũng đồng cảm và sửng sốt vì sự thật.

Blogger Người Buôn Gió và thị trưởng thành phố Weimar trong Tòa Thị chính

Blogger Người Buôn Gió và thị trưởng thành phố Weimar trong Tòa Thị chính


Trà Mi: Ba tháng tại Đức, họ tạo điều kiện cho anh sáng tác và tìm hiểu thêm về những khó khăn của một ngòi bút Việt Nam. Trong thời gian ở đây anh sẽ tham gia một khóa học nào chăng? Mọi chi phí trang trải họ có lo liệu cho anh?

Blogger Người Buôn Gió: Họ đối xử với tôi rất tốt. Tôi rất cảm động. Một dân tộc với những con người tốt như thế này mà trước kia từng xâm lược và tiêu diệt người Do Thái. Tôi ngẫm nghĩ rằng vẫn là con người đấy thôi nhưng cái tư tưởng, chủ nghĩa họ theo đuổi sẽ biến họ thành con người tồi tệ hay tốt đẹp. Đó là điều tôi cảm thấy rất sâu sắc. Ở đây, họ cấp cho tôi căn hộ riêng đầy đủ tiện nghi từ máy tính đến điện thọai. Họ mua bảo hiểm sức khỏe cho tôi và cả bảo hiểm cho tôi nếu tôi ra đường làm hỏng gì của ai thì bảo hiểm sẽ đền cho tôi. Họ chu đáo đến độ như vậy.

Trà Mi: Họ có cho anh tham dự khóa học nào để rèn luyện thêm?

Blogger Người Buôn Gió: Họ đang tìm cho tôi một khóa học như vậy vì thời gian tôi sang trễ. Họ mời đầu tháng tư nhưng đến cuối tháng tôi mới đi được cho nên đã bị lỡ một khóa học đã dự trù. Họ đang tìm cho tôi một khóa học tiếng Đức cơ bản.

Trà Mi: Trên Facebook, anh có chia sẻ rằng đến Đức rồi anh được nhận thêm một lời mời nữa có thể thay đổi cuộc đời của anh. Anh có thể cho biết một chút về đề nghị đó?

Blogger Người Buôn Gió: Ông thị trưởng nói tôi sẽ ở đây 6 tháng chứ không phải 3 tháng. Ông nói sau 6 tháng đó, có thể chúng ta sẽ gặp lại và bàn chuyện tiếp tục.

Trà Mi: Anh có suy nghĩ gì về lời đề nghị đó?

Blogger Người Buôn Gió: Tôi không bao giờ có dự định gì quá 10 ngày. Tôi cũng không trông mong một điều tốt đẹp đến với tôi trong tương lai và cũng không bất ngờ khi một ngày nào đó tự dưng mình bị bắt tù. Cho nên, lời của ông thị trưởng và tương lai sau 6 tháng ở đây đối với tôi hiện giờ còn quá xa xôi.

Trà Mi: Thế nhưng nếu họ đề nghị anh ở lại lâu hơn, liệu anh sẽ chấp nhận lời mời đó?

Blogger Người Buôn Gió: Tôi sẽ cân nhắc nhưng tôi nghĩ tôi đi vài tháng rồi trở về vì còn vợ con, mẹ già, anh em bạn bè ở nhà. Tôi vẫn muốn về hơn.

Trà Mi: Sang Đức theo một chương trình có nội dung về báo chí-văn học, anh quan sát ghi nhận thế nào về môi trường thông tin báo chí, môi trường ngôn luận tại đất khách?

Blogger Người Buôn Gió: Ông thị trưởng nói với tôi rằng ở đây tôi yên tâm có thể viết bất cứ điều gì tôi muốn, kể cả tôi viết rằng ông ta là một thằng khốn nạn hoặc chính sách của đất nước này là tồi tệ. Ông nói tôi cứ viết thoải mái, không ai làm khó khăn hay bắt bớ tôi vì chuyện đấy cả. Đến đây, vừa ngồi vào máy tính tôi cũng định thao tác vượt tường lửa, nhưng chợt nghĩ lại thấy buồn cười vì tôi đang ở một đất nước làm gì có tường lửa để mà vượt. Nó đã trở thành bản năng khi tôi ngồi vào máy. Lời nói của người lãnh đạo cao cấp nhất thành phố này và thực tế khi tôi ngồi vào máy tính ở đây không phải vựơt tường lửa đã nói lên tất cả về tự do ngôn luận, tự do thông tin ở đây.

Trà Mi: Quá trình lịch sử chính trị Đông Đức từng có sự hiện diện của chế độ cộng sản tương tự như Việt Nam. Vậy Đức ngày nay thế nào so với thời trước khi còn theo chế độ cộng sản? Anh có cơ hội tìm hiểu, hỏi han người dân tại đó?

Blogger Người Buôn Gió: Từ khi sang đây, tôi chưa nhìn thấy bóng cảnh sát hay tổ trưởng dân phố hay dân phòng nào đến cả. Còn ở bên Việt Nam, ngay trước cửa nhà tôi người ta dựng lên trạm dân phòng để quan sát và bắt khai báo. Ở đây người ta không có chuyện đấy.

Trà Mi: Có thể vì đối với Việt Nam, anh là “đối tượng đáng chú ý” chăng?

Blogger Người Buôn Gió: Không phải, bình thường ở khu phố nào cũng có một trạm như thế. Có điều là tình cờ ở khu phố tôi, họ đặt trước cửa nhà tôi thôi.

Trà Mi: Trong ánh mắt của anh, qua ngòi bút của blogger Người Buôn Gió, một nước Đức đã giã từ chế độ cộng sản và một nước Việt Nam duy trì cộng sản có những điểm nào khác biệt đáng chú ý, những ưu-nhược điểm mà anh muốn chia sẻ với các độc giả ở Việt Nam?

Blogger Người Buôn Gió: Có rất nhiều khác biệt khó trả lời hết được bây giờ. Có lẽ tôi phải viết thành truyện.

Trà Mi: Một vài đặc điểm đơn cử qua cái nhìn hằng ngày của anh đối với đời sống ở hai nơi chẳng hạn?

Blogger Người Buôn Gió: Đi trên đường, nhìn gương mặt của người Đức và người Việt Nam khác nhau rất nhiều. Gương mặt người dân ở đây thoát lên sự thanh thản, không lo âu, toan tính hay nhọc nhằn, rất yên bình, vui vẻ. Họ không phải lo lắng, lo sợ hay sợ hãi. Còn ở Việt Nam, gương mặt người dân toát lên những lo âu, trằn trọc, trăn trở, những khó khăn. Tôi không nói về mặt vật chất vì khác biệt rất rõ ràng ai cũng thấy. Đời sống vật chất các thứ ở đây hơn hẳn đất nước Việt Nam đến bao nhiêu lần. Tôi nghĩ những gương mặt đó nói lên tất cả về đời sống, chính trị, kinh tế.

Trà Mi: Anh dự định sẽ ứng dụng những gì học hỏi được sau chuyến đi này khi trở về Việt Nam như thế nào?

Blogger Người Buôn Gió: Tôi nghĩ rất là khó ứng dụng tư duy và đời sống ở đây vào Việt Nam vì đất nước chúng ta là một đất nước kỳ quặc như trong tác phẩm tâm huyết nhất của tôi Đại Vệ Chí Dị đã viết, kỳ quặc, kỳ quái, một đất nước kỳ quái, không thể nào áp dụng một lối sống ở nơi văn minh vào đấy được. Nó có những luật lệ và ngoắc ngoéo, thông lệ ước ngầm riêng, hoàn toàn khác. Tôi sang đây, tôi thấy biểu tình mà không hề thấy bóng cảnh sát hay dân phòng. Ở Việt Nam, chúng tôi vừa chớm căng băng rôn thì lập tức công an đến hốt cổ về tội ‘gây rối trật tự công cộng. Tôi từng bị như thế. Ở đây, tôi thấy các quan chức nhà nước rất dễ dàng và thân thiện. Ở Việt Nam, dân không dễ dàng vào thăm trụ sở hội đồng nhân dân phường. Còn ở đây, tôi vào xem tòa nhà quốc hội dễ dàng. Họ rất thân thiện.

Trà Mi: Anh không thấy có sự ngăn cách giữa chính quyền với người dân?

Blogger Người Buôn Gió: Tôi chẳng thấy điều đó. Có hôm tôi gặp ông thị trưởng đi bộ trên phố, ông đến bắt tay, vỗ vai tôi rồi hòa vào dòng người đi bộ. Ở Việt Nam mấy khi nhìn thấy một ông quận trưởng. Chủ tịch một quận thôi thì cũng phải xe con đưa rước rồi.

Trà Mi: Liệu độc giả Việt Nam có thể mong chờ một Đại Vệ Chí Dị tập tiếp hay một Tây Du Ký từ blogger Người Buôn Gió sau chuyến đi này?

Blogger Người Buôn Gió: Có thể tôi sẽ viết những câu chuyện nhỏ khi về nước, viết về những cảm nghĩ của tôi trước những gì tôi nhìn thấy ở đây. Có thể đó sẽ là những câu chuyện hay với một số người, nhưng một số người khác lại cho rằng đó là những câu chuyện ‘tuyên truyền, bôi nhọ chế độ Việt Nam’. Họ nghĩ thế nào tôi cũng chịu thôi.

Trà Mi: Một ngòi bút Việt Nam được mời sang tác nghiệp tại một môi trường tự do báo chí Tây phương, anh chia sẻ điều gì với các bạn đồng nghiệp của mình ở Việt Nam và với người dân trong nước?

Blogger Người Buôn Gió: Tôi có một chia sẻ thế này. Hôm nay tôi ở đây, tôi không phải chú ý xóa những gì mình viết trên máy tính, không phải lo ngày mai mình có thể bị bắt hay bị triệu tập vì chuyện viết blog. Đó là điểm khác biệt rất lớn. Những người viết blog trong nước ngày đêm mong ước có được điều khác biệt ấy để viết lên các tác phẩm đủ độ chính chắn. Tôi mong rằng những người viết báo tự do như tôi sẽ có môi trường tốt về báo chí về tự do để thỏa sức sáng tác.

Trà Mi: Xin cảm ơn anh và chúc anh thành công trong chuyến đi. Hy vọng độc giả sẽ được đón nhận những tác phẩm hay từ Người Buôn Gío sau chuyến đi nảy.
Blogger Người Buôn Gió: Cảm ơn chị. Xin gửi lời chào đến thính giả đài VOA.

Trà Mi: Tạp chí Thanh Niên vừa gửi đến quý vị câu chuyện của blogger Người Buôn Gío về xuất học bổng của anh theo lời mời của thị trưởng thành phố Weimar, Đức. Trà Mi hẹn mang đến quý vị một câu chuyện mới vào trong buổi phát thanh trực tiếp lúc 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật tuần sau trên trang web voatiengviet.com. Mong quý vị nhớ đón nghe.

Người phụ nữ trẻ Africa bò 2.5 dặm trên đường đi dự lễ Chúa Nhật.

Người phụ nữ trẻ Africa bò 2.5 dặm trên đường đi dự lễ Chúa Nhật.

Hội các chị em hèn mọn của những người già bị bỏ rơi tại Chissano, nước Mô-Dăm-Bích đã đón về nhà của họ một phụ nữ 25 tuổi tên là Olivia. Chị tuy chưa được rửa tội vào lúc đó và không có đôi chân để đi, nhưng đã bò 2.5 dặm mỗi ngày Chúa Nhật để tới dự thánh lễ.

Theo cơ quan truyền thông ở Phi Châu, các nữ tu nói rằng, một ngày kia, họ nhìn thấy từ phương xa có cái gì di động ở trên mặt đất, và họ đã tới gần để nhìn xem. Trước sự vô cùng ngạc nhiên của họ, đó là một phụ nữ trẻ tuổi tàn tật đang bò trên đường đi dự lễ.

Các nữ tu nói: Chúng tôi có thể nói chuyện với chị Olivia nhờ một người phụ nữ đi đường, và thông dịch qua  ngôn ngữ Bồ Đào Nha, người phụ nữ này nói với chúng tôi trong tiếng thổ âm địa phương. Mặc dù cát trên đường nóng cháy lòng bàn tay của chị vào thời gian nóng nhất trong năm (ở nước Châu Phi khi hậu sa mạc rất nóng), nhưng người phụ nữ này đã bò lết trên đường tới tham dự thánh lễ, chứng minh lòng trung thành và đức tin sắt son của chị.

(Chị Olivia bò đi lễ. Hình của cơ quan truyền thông Avân)

Người phụ nữ trẻ này đã nhận phép rửa tội nhờ một người dạy giáo lý thường xuyên tới viếng nhà của chị. Sau khi chị được rửa tội, một người ân nnhân của các nữ tu hèn mọn đã dâng tặng một chiếc xe lăn cho chị Olivia.

Lời  bàn:

Chúng ta đang sống trong năm đức tin, khi mà nền văn minh thời đại a-còng @ với các tiện nghi của xe hơi, điện tử, điện thoại thông minh, máy IPAD v.v… đã dần lối kéo con người rời xa Thiên Chúa. Thật cảm phục vẫn còn có những người như chị Olivia với niềm tin tuyệt đối vào cho Chúa và nhất là niềm tin vào Thánh Lễ. Chị không có đôi chân, nhưng trái tim đức tin của chị thật lớn lao dành cho Chúa Giêsu Thánh Thể. Xin Chúa chúc lành cho chị.

Thu Linh (dịch)

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Lễ rửa tội trong đêm Vọng Phục Sinh

Lễ rửa tội trong đêm Vọng Phục Sinh
ngày 30 tháng 03 năm 2013,
tại Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời nhập thể Houston, Texas
22 tân tòng được làm con cái Chúa..
ORANGE, California (NV) – Đức Giám Mục Kevin Vann, giám mục Giáo Phận Orange, sẽ rửa tội cho 972 người Công Giáo tân tòng tại Nhà Thờ Chánh Toà, 566 South Glassell St., Orange, CA 92866, trong buổi tối lễ vọng Phục Sinh, 30 Tháng Ba, tới đây, thông cáo báo chí của giáo phận cho biết.
Đây là số người được rửa tội tại lễ Phục Sinh đông nhất trong 36 năm lịch sử giáo phận.
Đức Giám Mục Kevin Vann sẽ lãm lễ rửa tội cho gần
1,000 giáo dân Công Giáo tân tòng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Đa số vì muốn lập gia đình với anh chị em có đạo công giáo nên đi học lớp giáo lý tân tòng để rửa tội và sẽ làm phép hôn phối ở nhà thờ.
Nhưng không ít trường hợp” đi tìm Chúa” trong các lớp tân tòng để tìm hiểu đạo công giáo tìm hiểu Chúa Giêsu và giáo lý của Ngài giảng dạy. Hành trình đức tin không đơn giản chút nào. Từ lúc không biết gì về Chúa Giêsu, về Đức Mẹ Maria, làm sao trong 8, 9 tháng học hỏi, tìm hiểu Thánh Kinh mà tin và yêu mến Chúa Giêsu được, nếu người đó không có “ơn Chúa” đánh động trước, nghĩa là các tân tòng đã có ý niệm một phần nào tin có Thiên Chúa toàn năng, có đấng tối cao, đấng vô hình hướng dẫn cuộc đời mình. Người đó cũng muốn tìm chỗ dựa của đời sống tâm linh trước, dựa vào sức Chúa chứ không cậy vào sức mình,cậy vào tài năng riêng của mình.
Nhà thờ La vang ở Houston cũng ban bí tích thanh tẩy cho 12 tân tòng . Thông thường các nhà thờ khác cũng làm lễ rửa tội cho người lớn, các tân tòng nhân mùa lễ Phục sinh hằng năm.
* Nghi thức chào đón và tiếp nhận dự tòng:
Đức Ông hỏi: Anh chị muốn xin gì ở Hội Thánh?
Dự tòng trả lời: Thưa Cha chúng con xin đức tin.
Đức Ông tiếp tục hỏi: Đức tin làm gì cho anh chị?
Dự tòng: Đức tin đưa chúng con đến sự sống đời đời.
Đức Ông cũng như cộng đồng dân Chúa cầu nguyện cho các tân tòng:
“Hãy quyết phó thác đời sống hàng ngày của anh chị vào sự chăm sóc của Ngài để anh chị có được niềm tin nơi Ngài với tất cả tâm hồn của anh chị. Đây là đường lối Đức tin mà Chúa Kitô sẽ hướng dẫn anh chị trong tình yêu tới sự sống đời đời.”
Xin đức tin là xin Thiên Chúa ban ơn để chúng ta có đức tin, tin có Thiên Chúa toàn năng,
tin Chúa Kitô là con Thiên Chúa , tin có đời sống vĩnh cửu.
Trong đêm rửa tội các tân tòng được mặc áo trắng, trao nến trắng và nhận phép thêm sức luôn
Đức Ông xức dầu trên trán các tân tòng và nói: ‘Anh (chị) hãy nhận lảnh ấn tín ơn Chúa Thánh Thần’.
Hành trình đi tìm Chúa.
Từ cuối tháng 08 năm 2013 gần 30 người lớn tìm đến nhà thờ để tìm hiểu về đạo Chúa. Trong quá trình học đạo, các anh chị em tân tòng trong những tháng đầu theo học, khi học hỏi Thánh Kinh, thảo luận về Chúa, các anh chị thường không phát biểu. Có lẽ còn e dè, ngại ngùng cũng có thể chưa hiểu biết về Thánh Kinh hay chưa tin tưởng vào Thiên Chúa .?
Tuy nhiên, trải nghiệm suốt 5 tháng thảo luận, học hỏi cũng như sau khi tham dự khóa tĩnh tâm ở Palacios vào đầu tháng 02 năm nay, trong đêm thứ bảy có nghi thức rửa chân cho tân tòng, ngồi thinh lặng, nghiêm trang, chung quanh nến thánh giá, mỗi người đốt nhúm trầm hương, đốt ngọn nến của mình và cầu nguyện cùng Thiên Chúa.
Trong ba ngày tĩnh tâm ở Palacios, anh chị em tân tòng bắt đầu phát biểu nhiều hơn, có cảm nghiệm về Thiên Chúa và Đức Mẹ nhiều hơn.
Tân tòng diễn kịch trong ngày tĩnh tâm
Một hình ảnh sinh hoạt của Tân tòng.
Ngày Tết Quý Tỵ vừa qua, anh chị em tân tòng đi đến Nursing home để thăm các cụ già tàn tật, bịnh hoạn để thực thi đức bác ái .
Tân tòng đi thăm người già cả tàn tật ở Nursing home
Đêm thứ sáu ngày Chúa chịu nạn, anh chị em tân tòng diễn lại 14 chặng đường thương khó. Anh chị em mặc y phục của người Do thái xưa cách nay hai ngàn năm giống như thời Chúa Kitô. Cũng có quan Philatô, có lính La mã, có Đức Mẹ, có thánh Gioan, Simon đỡ thánh giá cho Chúa, Giuda ph ản bội Chúa, Madalena, Veronica, Pharisêu, Satan..
Chuẩn bị diễn 14 chặng đường thương khó
Các tân tòng đi gặp Đức Giám Mục
Giá trị của cầu nguyện.
Năm 1991 tôi rửa tội nhân ngày lễ Đức Mẹ hồn xác về trời 15 tháng 8 tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn với Cha Bạch văn Lộc. Năm 1992 hai con gái cũng rửa tội tại nhà thờ này để được gia nhập Hội Thánh Chúa.
Năm nay, 2013 tôi đã làm con cái Chúa được 22 năm.
Năm 2000 tôi có tham gia Khóa căn bản của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình do Cha Chu Quang Minh giảng, và sau đó tôi sinh hoạt trong chương trình này. Tôi vẫn nhớ câu nhắc nhở của Cha Chu Quang Minh như sau: “Mọi sự đều phải cầu nguyện và cầu nguyện trong mọi sự”.
Sự cầu nguyện liên lỉ của tôi, cũng như các nhà dòng Đa Minh, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Đồng Công ở Missouri cầu nguyện giúp, bạn bè cầu nguyện thay nay Thiên Chúa đã nhậm lời. Kỳ này bà xã tôi đã đồng ý học đạo để tìm hiểu Chúa , tìm hiểu giáo lý Giáo Hội Công giáo hơn 7 tháng qua và đã chịu phép thanh tẩy vào ngày 30 tháng 03, lễ vọng Phục sinh vừa qua. Người nhận đỡ đầu là Sơ Lucy Nguyễn Lương dòng Nữ Đa Minh Việt nam .Tôi vẫn luôn luôn tự nhắc nhủ :”Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho”. (Mt 7, câu 7) cũng như tôi luôn luôn cố gắng ca ngợi Chúa trong mọi hoàn cảnh vì tôi biết “quyền năng của tâm hồn biết ca ngợi”(1) Chúa sẽ nhậm lời khi ta ca ngợi hơn là ta than vãn, trách móc, lo âu.
Tạ ơn Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh vì đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Giêsu
Kitô (1TX 5, 18).

Những sự kiện lịch sử trên, theo cá nhân tôi luôn luôn có bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, Đấng tối cao đầy quyền năng là Thiên Chúa, đã tác động vào những biến chuyển lịch sử đó để thế giới không còn sự đối đầu giữa Mỹ và Liên sô, có thể đưa đến chiến tranh hạt nhân sẽ hủy diệt nhân loại.
Không có ơn Chúa thì con người không thể làm gì đuợc.
Hình ảnh lễ rửa tội trong đêm Vọng Phục Sinh tại Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập thể. ngày 30 tháng 03 năm 2013.
(1)Sách ” Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi” LM Nguyễn Đức Mầu dịch.
Tác giả: Phùng văn Phụng

Nạn Nhân Cuối Cùng Về Nhà: Cuộc Giải Cứu Hoàn Tất 15/15

Nạn Nhân Cuối Cùng Về Nhà: Cuộc Giải Cứu Hoàn Tất 15/15

(04/20/2013)

Tác giả : Mạch Sống

nguồn:  vietbao.com

Chiều hôm 19.4.2013, nạn nhân cuối cùng trong số 15 cô gái Việt bị lừa bán vào ổ mãi dâm ở Nga đã về đến phi trường Tân Sơn Nhứt.

Cô Trang Thị Diệu, 25 tuổi, đã gọi điện về báo cho gia đình ở Kiên Giang. Vì đã chiều tối, sáng mai Cô mới lấy xe đò về nhà.

“Chúng tôi đã gọi điện thoại chia mừng với gia đình”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA, nói. “Họ rất nôn nóng khi thấy các cô gái khác đã lần lượt được giải thoát và hồi hương trong khi con gái vẫn còn kẹt ở Nga.”

Sự chậm trễ này là do bọn buôn người đã tịch thu và đánh mất sổ thông hành của Cô Diệu. Cách đây 2 tuần gia đình đã gởi một sổ thông hành thay thế sang Nga.

Tại buổi điều trần trước Quốc Hội ngày hôm trước, 18 tháng 4, Ts. Thắng đã nhắc lại hồ sơ 15 nạn nhân trong đường dây buôn người của Bà chủ nhà chứa Nguyễn Thuý An. Phần lớn các vị dân biểu dự buổi điều trần đều đã biết đến hồ sơ này qua lời điều trần đầy cảm động của Cô Danh Hui, chị ruột của một trong số 15 nạn nhân, tuần trước đó.

“Chúng tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều đồng hương ở hải ngoại đã quan tâm theo dõi và yểm trợ trong suốt một tháng rưỡi qua,” Ts. Thắng chia sẻ.

Ông đặc biệt cảm ơn giới truyền thông Việt ngữ và quốc tế đã nhập cuộc trong vụ giải cứu này: “Các bản tin trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, trang blog… đã giúp bảo vệ an toàn tính mạng cho các nạn nhân trong thời gian họ đang chờ để được giải thoát.”

Theo các nạn nhân đã hồi hương cho biết, Bà An đã ngưng đánh đập và tra tấn họ sau khi vụ việc được đưa ra công luận quốc tế.

Ts Thắng cho biết Ông cũng đã gửi lời cảm ơn các vị dân biểu đã lên tiếng can thiệp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chính quyền Liên Bang Nga và chính quyền Việt Nam.

“Hôm qua khi ở Quốc Hội tôi đã gặp riêng một số vị dân biểu để cảm ơn họ”, Ts Thắng nói.

Ts. Thắng nhắc đến vị nhân viên Toà Đại Sứ Hoa Kỳ đặc trách theo dõi nạn buôn người ở Nga, đã rất tích cực trong việc chuyển thông tin từ Liên Minh CAMSA đến cảnh sát liên bang Nga.

“Sau cùng, chúng tôi cảm ơn các thân nhân ở Hoa Kỳ và Canada của một số nạn nhân đã cùng chúng tôi lên tiếng với báo chí và các giới chức dân cử trong cuộc giải cứu cam go và kéo dài này”, Ts Thắng nói.

Ngay khi được tin bốn nạn nhân trốn thoát đã bị bọn buôn người bắt lại làm con tin, Liên Minh CAMSA đề ra kế hoạch giải cứu gồm 3 mũi: vận dụng truyền thông để bảo vệ an toàn cho các nạn nhân còn đang bị giam giữ, vận động áp lực của chính phủ Hoa Kỳ để tách lìa sự bao che của một số giới chức Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga cho ổ buôn người, và cung cấp thông tin cho cảnh sát liên bang Nga để truy bắt các thủ phạm.

“Đây là cuộc giải cứu nạn nhân buôn người rất hãn hữu vì tính công khai của nó”, Ts. Thắng nhận xét. “Giới truyền thông không chỉ đưa tin mà đã góp phần đắc lực cho cuộc giải cứu từng nạn nhân một.”

Không những vậy, từng giai đoạn giải cứu đã được tường trình tại các buổi điều trần công khai ở Quốc Hội và được đưa vào hồ sơ Quốc Hội.

Trên 60 hồ sơ giải cứu do Liên Minh CAMSA thực hiện trong 4 năm qua đều diễn ra trong âm thầm.

Theo kế hoạch từ đầu của Liên Minh CAMSA, cuộc giải cứu cho 15 cô gái từ ổ mãi dâm của Bà An dự trù sẽ hoàn tất nội trong tháng 4.

Ts. Thắng thừa nhận rằng kế hoạch này khá phức tạp và gay go vì kẻ buôn người rất lộng hành do có sự che chở của nhiều giới chức của Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga.

“Chúng tôi tri ân rất nhiều người đã tiếp tay để cuộc giải cứu được hoàn tất đúng theo dự kiến”, Ông nói.

Ts. Thắng cho biết là sau buổi điều trần ngày hôm trước, Ông đã bàn với Dân Biểu Christopher Smith, vị chủ toạ buổi điều trần, bước kế tiếp: đôn đốc chính quyền Nga bắt và truy tố Bà An cùng với toàn bộ đường dây buôn người của bà ta.

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia liên hệ.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA

Bài liên quan:

Quốc Hội Hoa Kỳ Tổ Chức Điều Trần Về Nhân Quyền Ở Việt Nam:

Phát biểu của cô Danh Hui
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2643

Việt Nam Phải Thuộc Hạng 3 Về Buôn Người, DB Chris Smith
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2654

Nạn Buôn Người: Đề Phòng Để Không Thành Nạn Nhân
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2650

Cuộc Hội Ngộ của Sĩ Quan TQLC/VNCH và Em Bé Gái Mà Ông Đã Cứu 41 Năm Trước…

Cuộc Hội Ngộ của Sĩ Quan TQLC/VNCH
và Em Bé Gái Mà Ông Đã Cứu  41 Năm Trước…
Nay là Trung Tá của Hải Quân Hoa Kỳ..

(VienDongDaily.Com – 04/04/2013)

Bài và hình: Thanh Phong/Viễn Đông

WESTMINSTER. Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Thiếu úy TQLC Trần Khắc Báo và Hải Quân Trung Tá Kimberly Mitchell
hội ngộ sau 41 năm bặt vô âm tín.

(ảnh TP chụp lại từ gia đình).

Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.
Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.
Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:
“Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”
Ông cố nài nỉ:
“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:
“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”
Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo:
“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”
Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo.
Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:
“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’ nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: ‘Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.’”
Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:
“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
Ông này nhìn ông Báo cười và nói:
“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”
Ông Báo thanh minh:
“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:
“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:
“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”
Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.
Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico…


Em bé Mồ Côi Gặp May Mắn

Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.
Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.
Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
“Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
Bố nuôi James giải thích cho cô:
“Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”
Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:
“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.

Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong hình, gia đình ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn hình Quốc kỳ VNCH )-

ảnh TP/VĐ chụp lại.

Gặp Lại Cố Nhân


Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:
“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”
Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.
Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.
Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.

Giây phút đầy xúc động

Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:
“Cô đến đây tìm ai?”
Cô trả lời:
“Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
“Đây là ông Trần Khắc Báo.”
Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
“Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”
Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi:
“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”
Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.
Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi . Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”
Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.
Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết. (TP)

Thanh Phong/Viễn Đông

**********************************
Tài liệu bổ túc
do BMH sưu tập

** Hình ảnh khi Cô còn mang cấp bậc Hải Quân Thiếu Tá (LCDR)

Tiểu sử Kimberly M. Mitchell

Mitchell

Lieutenant Commander Kimberly M. Mitchell, US Navy

LCDR Mitchell was born in 1971 in DaNang, South Vietnam. She was adopted and brought to the United States in September 1972. Raised in Solon Springs, Wisconsin, she was active in sports, church, 4-H and other community activities.

Upon graduation from high school, LCDR Mitchell was accepted into the United States Naval Academy and graduated in 1996 with a Bachelor of Science degree in Ocean Engineering. Selecting the Surface Warfare Community, she was assigned to USS STUMP (DD 978) as the Damage Control Assistant. Following that tour, she was assigned to Assault Craft Unit 4 as a Detachment Officer-In-Charge (OIC) for a detachment of Landing Craft Air Cushion (LCAC). Her first shore duty brought her to Washington DC as part of the Washington Navy Intern Program where she completed her Masters of Arts degree in Organizational Management from The George Washington University as well as completing three internships in the office of the Chief of Naval Operations, the State Department and on the Joint Staff.

Following shore duty, LCDR Mitchell reported to USS CROMMELIN (FFG 37) as the Operations Officer and then reported to Commander Destroyer Squadron 50 home ported in the Kingdom of Bahrain as the Future Operations Officer and Maritime Security Operations Officer.

LCDR Mitchell’s second shore duty again brought her to Washington DC as a Country Program Director assigned to the Navy International Programs Office (NIPO) doing Foreign Military Sales. Following her tour at NIPO, she was selected to be the Military Assistant in the Office of Wounded Warrior Care and Transition Policy in the Office of the Secretary of Defense. Following a year in that job, she transferred to the Office of the Chairman of the Joint Chiefs of Staff where she is currently the Deputy Director for the Office of Warrior and Family Support.

LCDR Mitchell’s personal awards include Joint Commendation Medal, Navy Commendation Medal, Joint Service Achievement Medal, Navy Achievement Medal, as well as other unit awards. She has also received recognition from the Assistant Secretary of State for her work in Humanitarian and Peacekeeping Operations as well as the Director of the Defense Security Cooperation Agency for her work in Foreign Military Sales.

http://presence.mail.aol.com/mailsig/?sn=amsfv

** Cuộc hành trình tìm về quê hương của cha, mẹ ruột…

Adopted U.S. Navy Officer Makes First Return to Vietnam

Lieutenant Commander Kim Mitchell with Sister Mary (left) and Sister Vincent in Danang.

Lieutenant Commander Kim Mitchell with Sister Mary (left)
and Sister Vincent in Danang.

HANOI, August 26, 2011 – She was once known only as Baby #899, an abandoned infant in Danang’s Sacred Heart Orphanage.  With more than a bit of luck, as she now acknowledges, Baby #899 was eventually adopted by a U.S. Air Force Tech Sergeant and his wife in 1972, and brought up on a farm in rural Wisconsin.

U.S. Navy Lieutenant Commander Kimberly M. Mitchell now works at the Pentagon, as Deputy Director for the Office of Warrior and Family Support, and recently made her first trip back to Vietnam.  “I wanted to try to reconnect with the unknown of my past,” said LCDR Mitchell after meeting with officials at the U.S. Embassy in Hanoi. “I’ve been talking about coming back for years, but it was like a soccer ball that I kept kicking down the field.”

LCDR Mitchell returned to Vietnam and visited Ho Chi Minh City and Hanoi—but the most moving part of her week-long homecoming was in Danang, where she found the Sacred Heart Orphanage (now a monastery) and tracked down one of the nuns, Sister Mary, who worked in the orphanage four decades ago at the time that Baby 899 was adopted.

“Sister Mary was able to tell me about the name they gave me, Tran Thi Ngoc Bich—and that it meant precious pearl,” said LCDR Mitchell. “It was the trip of a lifetime. I certainly won’t wait another 40 years to return.”http://presence.mail.aol.com/mailsig/?sn=amsfv

BMH

Washington, D.C

Giáo Phận Orange có thêm 1,000 tân tòng dịp Phục Sinh

Giáo Phận Orange có thêm 1,000 tân tòng dịp Phục Sinh
March 27, 2013

nguồn:nguoi-viet.com

ORANGE, California (NV) – Đức Giám Mục Kevin Vann, giám mục Giáo Phận Orange, sẽ rửa tội cho 972 người Công Giáo tân tòng tại Nhà Thờ Chánh Toà, 566 South Glassell St., Orange, CA 92866, trong buổi tối lễ vọng Phục Sinh, 30 Tháng Ba, tới đây, thông cáo báo chí của giáo phận cho biết.

Đức Giám Mục Kevin Vann sẽ lãm lễ rửa tội cho gần 1,000 giáo dân Công Giáo tân tòng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Đây là số người được rửa tội tại lễ Phục Sinh đông nhất trong 36 năm lịch sử giáo phận.

“Giáo phận chúng ta vinh dự rửa tội được cho nhiều người vào thời điểm quan trọng này. Đây là dịp quan trọng nhất trong năm của giáo phận chúng ta,” thông báo trích lời Đức Giám Mục Kevin Vann nói.
Niềm tin của giáo dân tại Orange County, tương đương 40% dân số của quận hạt, là lý do có nhiều người xin rửa tội vào dịp Tuần Thánh, một tuần quan trọng nhất trong năm của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu.

Lễ Vọng Phục Sinh bao gồm bốn phần theo quy định, với những nghi thức rất nghiêm trang.

Giáo Phận Orange do cố Giáo Hoàng Paul VI thành lập năm 1976, rộng 782 dặm vuông, dài 42 dặm dọc bờ biển miền Nam California. Giáo phận hiện có 57 giáo xứ và 247 linh mục, phục vụ 1.2 triệu giáo dân.

Chương trình Tuần Thánh tại Nhà Thờ Chánh Toà

1-Thứ Năm, 28 Tháng Ba
Thánh Lễ: 8:15 AM (Đức Giám Mục Kevin Vann chủ tế); 6 PM (song ngữ)

2-Thứ Sáu, 29 Tháng Ba
Thánh Lễ: 1:15 PM

3-Thứ Bảy, 30 Tháng Ba
Vọng Phục Sinh: 8 PM

4-Chủ Nhật, 31 Tháng Ba
Lễ Phục Sinh: 8 AM; 11 AM; 1 PM (tiếng Tây Ban Nha)

Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home

Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home

(Ai còn muốn sống lâu nữa không?).
Theo một thống kê của Cơ quan an sinh xã hội bang California, Mỹ, trong tổng số 400 nghìn người Việt hiện đang sinh sống ở miền Nam California, có khoảng 15 nghìn người trên 65 tuổi. 1/3 ở chung với con cháu. Số còn lại, ở trong các viện dưỡng lão (nursing home). Vẫn theo thống kê này, những người Việt già trên đất Mỹ rất sợ bị đưa vào nursing home!


Một nhóm thiện nguyện thăm viện dưỡng lão.

1. Xế chiều 29 tháng Chạp, tôi lái xe đến Viện Dưỡng lão thành phố Westminster , Orange County . Đây là cơ sở được xem như khá nhất trong số những viện dưỡng lão tại miền Nam Cali. Vì là ngày giáp tết nên quang cảnh khá lặng lẽ. Ở các lối đi trong khu vực dành cho người Việt, trên những băng ghế đặt rải rác dưới những tàn cây, không có cụ nào tản bộ hay ngồi nghỉ chân, trò chuyện. Bãi đậu xe cũng chỉ thấy lác đác vài chiếc của nhân viên trực. Nhìn qua khu dành cho người Mỹ, người Hàn Quốc và khu dành cho người Mexico thì đông người hơn. Có lẽ họ không biết hôm nay là giao thừa của người Việt.

Vào trong, tất cả đều vắng vẻ. Một lát, tôi mới thấy một y tá đẩy chiếc xe lăn, trên đó là một cụ ngoẹo đầu, mắt nhắm nghiền, rớt dãi chảy dài xuống khóe miệng. Trước cửa phòng số 6, một bà ngồi im lìm trên chiếc ghế nhựa, nét mặt thẫn thờ. Tôi hỏi: “Bà có con cháu vào thăm chưa?”. Nhìn tôi một lát, bà lắc đầu kèm theo tiếng thở dài mệt mỏi.

Tên bà là Trần Thị Nghị, 74 tuổi. Bà sang đây theo diện bảo lãnh của đứa con trai. Bà kể: “Hồi đầu, mọi sự tốt đẹp lắm. Nhưng được vài năm, con dâu tôi nói tôi ở dơ vì lúc đứa cháu nội bị sổ mũi, tôi lấy tay bóp mũi, vắt nước mũi cho nó. Bực mình quá, tôi nói hồi nhỏ tao cũng hay vắt nước mũi cho chồng mày vậy, mà có sao đâu! Thế là nó cấm tôi không được đụng đến con nó nữa. 3 tháng sau, chồng nó nghe lời nó, đưa tôi vào đây”.

Ở một phòng khác, cụ ông Nguyễn Văn Đức, 71 tuổi, nằm co quắp trên giường. Hỏi ra mới biết cụ bị bệnh suyễn. Đưa tay chỉ một hộp bánh, 2 hộp mứt, 2 hộp kẹo nằm chỏng chơ trên bàn, cụ phều phào: “Cái này con tôi cho, cái kia là của hội thiện nguyện, còn hộp đó là quà tặng của nhà chùa”.

Theo tập quán người Việt, một gia đình mà 2, 3 thế hệ gồm ông bà, cha mẹ, con cháu cùng ở chung với nhau thì được xem như gia đình hạnh phúc, ăn ở có đức, có hiếu. Nhưng người Mỹ nói riêng và người phương Tây nói chung, với bản tính thực tế thì họ lại không nghĩ vậy bởi lẽ ngay từ khi còn trẻ, họ đã được học tính tự lập – và điều này đã tác động rất lớn đến thế hệ người Việt thứ 2, thứ 3 – là những người sang Mỹ từ khi còn bé, hoặc sinh ra trên đất Mỹ. Họ hầu như ít nói tiếng Việt mà chỉ dùng tiếng Mỹ – ngay cả khi về nhà.

Phần lớn họ chịu ảnh hưởng nặng của lối sống Mỹ: 18 tuổi là ra ở riêng, cha mẹ già thì đưa vào viện dưỡng lão. Sự thành công về mặt học vấn, tài chính đã khiến họ chẳng còn quan tâm nhiều đến quá khứ của cha ông. Nếu như ở Việt Nam, con cái thường ngồi im nghe cha mẹ giáo huấn – dù ngồi một cách miễn cưỡng – thì ở Mỹ, phần lớn người Việt thế hệ thứ 2, thứ 3 lại chọn cách bỏ đi ra ngoài, không cần quan tâm đến những gì cha mẹ mình đang nói, dẫn đến xung đột… Sự xung đột lắm khi chỉ bắt nguồn từ một nguyên nhân nhỏ nhoi nhưng không được giải quyết thấu đáo, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng trầm trọng.

Bà Lý Thị Vân, 69 tuổi, nằm tại phòng số 3, nói: “Có những điều ở Việt Nam coi là bình thường thì qua đây lại trở thành bất bình thường. Trong một bữa ăn chẳng hạn, lúc tôi dùng cái muỗng của tôi để múc canh trong tô canh thì thằng con rể tôi trợn mắt nhìn tôi rồi từ đó đến cuối bữa, nó không đụng vào tô canh đó nữa!”.

Vì vậy, với những người Việt cao tuổi ở miền Nam Cali, ba chữ “viện dưỡng lão” từ lâu đã là cơn ác mộng. Nó đánh thốc vào tim tạo thành những cơn kinh hãi, đến độ đã có một cụ quỳ sụp xuống ngay trước cổng vào viện dưỡng lão, chắp tay vái con ruột mình: “Ba lạy con, con cho ba về nhà, ba trải ghế bố nằm trong gara cũng được chứ con đừng bắt ba vô đây”. Ông Trần Ngọc Lâm chẳng hạn, khi tôi hỏi vợ con ông ra sao, có thường xuyên vào thăm ông không thì ông bực bội: “Làm ơn đừng nhắc đến vợ, đến con tôi nữa. Vợ, con mà để tôi sống như thế này à?”.

Ông Lê Cẩm, ở phòng số 9 trong viện dưỡng lão, kể: “Năm tui 68 tuổi, đi đứng bắt đầu yếu, mắt mờ, tay run, con trai tui nói mai đưa ba vô nursing home. Tưởng nó giỡn chơi, ai dè sáng hôm sau nó đưa tui vô thiệt. Tui hỏi nó sao con nỡ lòng nào mà làm vậy. Nó nói tỉnh bơ: Già rồi thì vô viện dưỡng lão chứ làm vậy là làm sao!”. Hỏi ông có biết mai là tết âm lịch cổ truyền không? Ông nói biết vì ba bữa trước, con ông vô thăm, có đem cho mấy hộp mứt. Trên gò má nhăn nheo của ông bỗng lăn dài những giọt nước mắt: “Tết nhất là ngày sum họp gia đình. Vậy mà…”.

2. Công bằng mà nói, sự sợ hãi viện dưỡng lão của các cụ cao niên người Việt – ngoài việc bị tách ra khỏi môi trường gia đình quen thuộc – mà hầu hết các cụ đều nghĩ rằng mình bị bỏ rơi, bị con cháu hắt hủi, thì còn một nguyên nhân nữa. Đó là khi tuổi tác đã cao, sức khỏe các cụ cũng sẽ xuống và bệnh tật ắt phải tới. Chuyện không thể tự chăm sóc cho mình là lẽ đương nhiên khi bệnh trạng các cụ tới thời kỳ nghiêm trọng, và cách giải quyết duy nhất là đưa các cụ vào viện dưỡng lão.

Anh Kevin Nguyen, có người mẹ 72 tuổi, hiện đã ở viện dưỡng lão, nói: “Tôi và vợ tôi đều phải đi làm, hai đứa con đi học nên không lấy đâu ra thời giờ chăm sóc mẹ tôi. Còn nếu mướn y tá hay điều dưỡng đến nhà ăn ở, nấu nướng và chăm sóc mẹ tôi thì tôi không đủ tiền”.

Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến việc các cụ buộc phải vào viện dưỡng lão. Đó là về già, các cụ thường bị lẫn, mất trí nhớ, thậm chí không nhận ra vợ (hoặc chồng) hay con cái, không cho họ tới gần. Anh Kevin Nguyen, nói tiếp: “Mẹ tôi đổi tính, trở nên khó chịu. Cụ luôn gắt gỏng, nghi ngờ tất cả mọi người”.

Chị Lam Hương, có mẹ cũng ở viện dưỡng lão tâm sự: “Cụ nhà tôi lúc nào cũng nghi ngờ có người ăn cắp tiền của cụ mặc dù tiền đó là của con, cháu cho. Ngày nào cũng vậy, cụ lôi túi tiền ra đếm vài chục lần rồi cũng không dưới chục lần, cụ chửi um lên, bỏ ăn, thậm chí cuốn quần cuốn áo đòi ra khỏi nhà vì “nhà này toàn quân ăn cắp”. Riết rồi không ai chịu nổi nữa, chúng tôi đành đưa cụ vào viện”.

Nỗi sợ phải vào viện dưỡng lão còn có một lý do khác: Đó là nhân viên của nhiều viện dưỡng lão thiếu khả năng chuyên môn, thiếu sự nhiệt tâm và không được huấn luyện kỹ lưỡng, cộng với sự cắt giảm tài trợ của chính quyền do thiếu hụt ngân quỹ dẫn đến số người bị ngược đãi, bị bỏ mặc trên cả hai phương diện sinh lý lẫn tâm lý càng ngày càng tăng, chưa kể có cụ còn bị bắt phải nín lặng, không được phép than phiền, kêu cứu khi lên cơn đau dạ dày hay đau khớp.

Cụ ông Trần Văn Sinh, trước khi sang Mỹ là y tá ở Bệnh viện Bình Dân, TP HCM, nói: “Một thời gian dài, tôi bị trầm cảm vì tuyệt vọng, và tôi được cho uống thuốc an thần một cách rất thản nhiên. Khi tôi báo cáo việc này với ban quản trị, thì con tôi lúc vào thăm đã bị ngăn chặn với lý do là làm trở ngại việc điều hành”.

Theo tìm hiểu của tôi, Viện Dưỡng lão thành phố Westminster có khoảng 90% là người già trên 65 tuổi. Số còn lại là từ 80 tuổi trở lên. Cũng xin nói thêm là ở Orange County , các viện dưỡng lão đều do người Mỹ làm chủ và điều hành. Nó thường được chia làm hai khu chính là nội trú và bán trú cùng nhiều khu phụ. Khu nội trú dành cho các cụ ở thường trực. Khu bán trú dành cho những bệnh nhân sau khi điều trị ở bệnh viện nhưng không đủ tiền để nằm lại vì viện phí rất cao, nên phải chuyển vào viện dưỡng lão để nằm chờ, lúc bình phục họ sẽ về nhà.

Thường thì nhân viên quản lý sắp xếp các khu theo sắc tộc, như khu dành cho người da trắng, khu cho người Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan v.v… Nếu thiếu phòng, các cụ phải nằm bất cứ khu nào còn trống. Chả thế mà cụ bà Lê Thị Lài, 67 tuổi, sau hơn 2 tháng ở chung với khu người Mỹ da đen rồi lúc được chuyển sang khu người Việt, cụ ngơ ngác như người tâm thần, hỏi gì cũng ú ớ. Nếu người Việt vào đông, các cụ được nhà bếp nấu riêng món ăn Việt nhưng chỉ vào buổi trưa và buổi tối, còn bữa sáng vẫn phải ăn món ăn Mỹ. Hầu hết những trường hợp được đưa vào đây là do bệnh lý, đòi hỏi phải có sự trợ giúp thường trực của nhân viên y tế cùng các thiết bị mà chỉ các viện dưỡng lão mới có khả năng cung cấp. Những người này thường mắc phải những bệnh gây mất năng lực về thể chất lẫn tinh thần, hoặc họ yếu đến nỗi không thể di chuyển, tự tắm rửa hay tự ăn uống được.

Trao đổi với tôi, phóng viên Vince Gonzales thuộc Đài CBS, người đã làm những phóng sự về vấn đề ngược đãi người già ở các viện dưỡng lão cho biết: “Nhiều người trong số họ cần có sự chăm sóc suốt đời vì họ không bao giờ có thể hồi phục để có thể tự chăm sóc cho mình, chứ đừng nói là cho về nhà. Tương lai của họ một là sẽ chết trong viện dưỡng lão, hai là chuyển vào bệnh viện nếu bệnh nặng rồi chết ở đó và ba là bệnh viện trả về để chờ chết…”.

Nỗi cô đơn chiều 29 tết.
3. Đã đến bữa cơm chiều. Những cụ còn khỏe thì chậm chạp lê bước, hoặc tự mình lăn xe xuống nhà ăn. Yếu quá thì nằm trong phòng, chờ điều dưỡng mang thức ăn đến. Cô Jenny Pham, một điều dưỡng người Việt ở đây, cho biết: “Viện có rất ít điều dưỡng Việt Nam nên tụi em thường bị điều đi phục vụ toàn khu, chứ không cứ gì khu người Việt”. Theo luật riêng của tiểu bang California, mỗi viện dưỡng lão phải có đủ nhân viên săn sóc cho bệnh nhân, nhất là các dịch vụ khẩn cấp, mỗi bệnh nhân phải được y tá săn sóc ít nhất 3 hoặc 2 tiếng mỗi ngày.

Jenny Pham nói tiếp: “Khi có đoàn kiểm tra, viện dưỡng lão thuê mướn thêm điều dưỡng cho đông đủ, đồng thời sắp xếp cứ 1 điều dưỡng chăm sóc cho 10 người theo luật định để che mắt. Khi đoàn kiểm tra đi, mỗi đứa tụi em lại phải chăm sóc cho 19, 20 người…”. Tôi hỏi: “Mấy hôm nay, gia đình các cụ vào thăm có nhiều không?”. Jenny Pham đáp: “Cũng ít thôi, chủ yếu là các hội đoàn thiện nguyện. Em biết có 26 cụ từ ngày vào đây, có cụ ở đã 5 năm nhưng chưa thấy ai đến thăm lần nào”.

Tôi hỏi: “Đêm giao thừa có tổ chức gì không?”. Jenny Pham lắc đầu: “Dạ không, mấy cụ còn khỏe, còn minh mẫn thì tụ họp nhau lại uống trà, nói chuyện hồi xưa. Còn hầu hết đều nằm trên giường. Nhiều cụ khi em hỏi ngày mai là mùng 1 tết rồi, biết không? Có cụ nhe răng cười, chẳng biết gì hết”.

Tôi ra về và lúc bước ngang phòng số 7, một đôi vợ chồng trẻ cùng hai đứa con đang đứng cạnh một cụ già ngồi trên xe lăn. Người phụ nữ nói: “Chào ông nội đi rồi về con”. Ông cụ miệng méo xệch: “Bay cho nó ở chơi thêm chút nữa, vừa mới vô mà”. Anh con trai đỡ lời: “Con đưa các cháu vào chúc tết ba, bây giờ dẫn tụi nó đi coi xiếc cá heo. Vé mua rồi, sắp tới giờ diễn rồi…”.

Dẫu biết ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao lòng vì ở quê nhà giờ này, gia đình nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…

Nguồn: Quyên Ca

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Nỗi trăn trở của Chúa

Nỗi trăn trở của Chúa

TRẦM THIÊN THU

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (15.03.2013) – Lâm Đồng – Thánh Faustina cầu nguyện: “Lạy Chúa, niềm hy vọng duy nhất của con, con xin đặt trọn niềm tín thác vào Ngài, và con biết con sẽ không thất vọng” (Nhật Ký, số 317).

Ngày 11 và 12-3-2013, Cộng đoàn LCTX Giáo hạt Gia Định đã tổ chức chuyến bác ái mùa Chay tại Trung tâm Tâm thần Trọng Đức (1), cũng gọi là Cơ sở Tình thương Trọng Đức, thuộc Gx Thanh Bình, Giáo hạt Đức Trọng, GP Đà-lạt, tọa lạc tại ấp Thánh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Tôi chỉ là “khách mời” được cùng tham dự.

Khởi hành từ Nhà thờ Hàng Xanh lúc 6 giờ 30, chúng tôi đến Cơ sở Tình thương Trọng Đức lúc 12 giờ 30. Được biết, Trại tâm thần Trọng Đức được thành lập năm 2006, được chia thành 2 khu – khu nam và khu nữ. Số bệnh nhân 2 khu có tới gần 400 người, độ tuổi từ 14-70, đủ hoàn cảnh éo le, kể cả thất tình, và đủ dạng bệnh từ nhẹ tới nặng. Các bệnh nhân được “quy tụ” từ khắp miền trên Việt Nam, đa số là ngoại giáo, tỷ lệ bệnh nhân Công giáo chỉ chiếm 5% mà thôi. Trong số bệnh nhân tâm thần có 2 tu sĩ Công giáo và 1 ni cô. Hiện có 2 tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đang thực tập tại đây, các Dòng và các Tu hội thường xuyên thay phiên nhau cử các tu sĩ đến đây thực tập “sống” với người điên.

Trước đây, hai vợ chồng anh Phanxicô Bùi Văn Thu và chị Maria Trần Thị Tươi, cả hai vợ chồng mới ngoài 50 tuổi, đã băn khoăn “nỗi trăn trở của Chúa” nên tự nguyện làm “chuyện bao đồng”. Thấy người tâm thần lang thang không nơi nương tựa, dù gia cảnh nghèo khó, nhưng anh chị Thu-Tươi động lòng trắc ẩn nên đã bàn nhau đưa họ về nuôi. Mới đầu chỉ vài người, số bệnh nhân cứ tỷ lệ thuận tăng dần theo thời gian. Một số ít bệnh nhân nặng phải “biệt giam” vì “quậy” quá!

Khi chúng ta tới thăm, chỉ gặp được chị Tươi. Chị cho biết anh Thu bận đi Đaklak để nhận một số xe lăn của các nhà hảo tâm trao tặng. Thật tiếc vì không gặp được anh vào lúc này! Chị tâm sự rằng LM NS Gioan Nguyễn Văn Minh (Gx Hiển Linh, Giáo hạt Gia Định, TGP Saigon) là linh hướng của anh chị.

Tục ngữ Việt Nam nói: “Đồng vợ, đồng chồng, tát bể Đông cũng cạn”. Thật là đúng quá! Anh chị Thu-Tươi đã có trái tim của Chúa khi “chạnh lòng thương” những người điên sống vất vưởng, và họ đang cố gắng cùng nhau “tát cạn bể khổ” để có thể bơm vào đó đầy “nước yêu thương”. Đó là thực hiện một trong Tám Mối Phúc: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Chúa Trời xót thương” (Mt 5:7).

Đặc biệt là trong số những người phục vụ có cô ruột, chị ruột, vài người con và cháu của chị Tươi. Nhìn họ thì biết họ có vẻ lam lũ, chắc chắn không là đại gia, nhưng họ có trái tim của Chúa. Tôi cảm thấy họ là những vị thánh đang sống giữa cuộc đời trần gian này. Xin Chúa luôn chúc lành cho họ!

Khu bệnh nhân nam có hơn 10 người phục vụ, khu bệnh nhân nữ cũng vậy. Gần 30 người phục vụ đều tự nguyện, không một đồng lương. Mà “phục vụ là tôn vinh Thiên Chúa, vâng phục và tuyên xưng Tin Mừng của Đức Kitô” (2 Cr 9:13). Trò chuyện với họ, tôi thấy “nổi gai ốc” và khâm phục họ, vì họ thực sự can đảm, có lẽ tôi không đủ can đảm như họ. Tôi thấy mình còn dở lắm!

Những người phục vụ cho biết rằng, mỗi sáng đều phải dọn và rửa phòng vì “xú uế” được “xả” ra tứ tung, ngày nào cũng phải giặt mùng, mền, chiếu, quần áo,… Mỗi tối họ phải tắm rửa và giặt giũ cho các bệnh nhân. Một ngày như mọi ngày, những người phục vụ phải làm đủ thứ việc, nhất là phải “chịu đựng” mùi tanh tưởi và hôi thối của những “chất thải từ trong ra”. Cứ tưởng tượng cũng đủ phải khâm phục sức chịu đựng dẻo dai của những người phục vụ ở đây. Không yêu Chúa thì không thể làm được như vậy. Yêu người bình thường đã khó, yêu người điên lại càng khó gấp bội. Không khó sao được vì người điên “nóng, lạnh” thất thường hơn mưa, nắng thì tất nhiên phải chịu đựng lắm mới có thể dịu dàng với những người lúc “hiền” lúc “dữ”. Không tức giận họ cũng là một nhân đức rồi. Bạn có chịu nổi không? Tình “mến Chúa, yêu người” của những người phục vụ tại trại tâm thần này hẳn là phải là vượt trội!

Hoàng hôn buông dần. Nắng vàng võ cuối trời. Đà-lạt dần phủ sương tím lam chứa đầy mộng mơ, nhưng là mơ ước thánh thiện, và mang sắc tím của mùa Chay Thánh. Hoa cà-phê nở rộ màu trắng tinh khiết và tỏa hương thơm ngào ngạt, đó là sự thanh khiết của tình yêu thương, nhưng bên cạnh đó lại có sắc Phượng tím trầm tư khiến lòng người trăn trở về cuộc đời, về số phận con người, nhất là về cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, và sắc tím hoa Pensée cũng khiến người ta không thể không suy tư về một điều gì đó cao thượng, vượt lên khỏi tầm thấp của trần tục.

Xe bon nhẹ nhàng lăn bánh nhưng lại trĩu nặng nỗi niềm mùa Chay và cái lạnh của tâm hồn mới thấm hơn cái lạnh của khí hậu Đà-lạt.

Chúng tôi nghỉ đêm tại Gx Thiện Lâm (Giáo hạt Đà-lạt, GP Đà-lạt), tọa lạc trên đường Nguyên Tử Lực, P. 8, Đà-lat, Lâm Đồng (hướng từ Vườn Hoa Đà-lạt vào Thung Lũng Tình Yêu). Quản xứ là LM Giuse Trần Minh Tiến (khoảng gần 70 tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh), từ 31-5-1975 tới nay. LM Tiến đã chọn khẩu hiệu “Phục Vụ Trong Tin Yêu” làm kim chỉ nam theo tinh thần phục vụ của Chúa Kitô, Vị Mục Tử Tối Cao. LM Tiến luôn nêu gương trong việc xả thân phục vụ hết mình theo tinh thần công đồng Vatican II. Trò chuyện với ngài, tôi thấy có nét chân chất, cởi mở và hòa đồng.

Hôm sau, 12-3-2013, sau khi tham dự Thánh lễ, chúng tôi tới thăm các em mồ côi tại Dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm (gần Nhà thờ Dân tộc Camly – 1A Nguyễn Khuyến, P. 5, Đà-lạt). Hiện có 55 em mồ côi, 75% các em bị cha mẹ bỏ rơi, không nhìn nhận, nhưng các em vẫn được các Nữ tu chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo. Buổi sáng, hầu hết các em đi học ở trường (cấp II và cấp III) của nhà nước nên chúng tôi không gặp được.

Nhà thờ Camly có kiến trúc nhà Rông, được xây dựng năm 1960, thời ĐGM Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền (*), với cấu trúc mái ngói đặc trưng. Đặc biệt trong nhà thờ có một tượng Đức Mẹ được đưa từ Pháp qua từ năm 1875.

Sau đó, chúng tôi về lại Trại tâm thần Trọng Đức để tham dự Thánh lễ lúc 10 giờ 30. Dâng lễ hôm nay là LM Phaolô Nguyễn Thanh Sơn (sinh 1974), phó xứ An Hòa (chính xứ là LM Giuse Nguyễn Văn Bảo). Cuối lễ có lãnh ơn toàn xá, vì Trại tâm thần Trọng Đức là nơi lãnh ơn toàn xá của GP Đà-lạt mỗi khi có Thánh lễ.

Dù đại đa số các bệnh nhân tâm thần không là Công giáo, nhưng họ vẫn tham dự Thánh lễ có thể nói là khá “nghiêm túc”, chỉ có vài bệnh nhân “đi ra, đi vô”. Cả nam và nữ, các bệnh nhân đều biết làm dấu, thuộc lòng nhiều kinh và nhiều bài thánh ca, đặc biệt là họ đọc Kinh Lạy cha rất “sành điệu”.

Chị Tươi cho biết giờ sinh hoạt của trại: Hằng ngày, các bệnh nhân đọc kinh 4 lần. Sáng dậy lúc 4 giờ 30, sau đó lần Chuỗi Mân Côi mùa Vui rồi ăn sáng, 10 giờ lần Chuỗi Mân Côi mùa Thương; buổi trưa ăn rồi đi ngủ; 14 giờ lần Chuỗi LCTX, 17 giờ lần Chuỗi Mân Côi mùa Mừng; sau đó tắm rửa và ăn, 20 giờ đi ngủ.

Năm nào cũng có những bệnh nhân xuất trại, nhiều người khỏi hẳn, chỉ một số ít phải trở lại để được “điều trị”. Thuốc men nào có là bao, chẳng đáng gì, chủ yếu là “thuốc thánh” mà thôi.

Phúc Âm của Thánh lễ ngày thứ Ba sau Chúa nhật IV mùa Chay là trình thuật Tin Mừng theo Thánh sử Gioan, nói về một người đau ốm đã 38 năm được Chúa Giêsu chữa lành.

Gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đó, chờ cho nước động, vì thỉnh thoảng có thiên thần Chúa xuống hồ khuấy nước lên. Khi nước khuấy lên, ai xuống trước, thì dù mắc bệnh gì đi nữa, cũng được khỏi. Có một người đau ốm đã 38 năm. Đức Giêsu thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, Ngài lại gần và hỏi: “Anh có muốn khỏi bệnh không?” (Mt 5:6). Nghe vậy, chắc hẳn anh sướng rơn nên đáp ngay, nhưng với giọng buồn buồn: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!” (Mt 5:7). Thật tội nghiệp! Đức Giêsu bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!” (Mt 5:8). Khỏe re, khỏi phải lết xuống hồ. Thế là anh ta liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi ngon lành.

Chắc chắn những bệnh nhân tâm thần kia cũng muốn được lành, nhưng họ điên nên chẳng phân biệt được điều gì. Chúa cũng hỏi chính mỗi chúng ta, và hẳn là chúng ta cũng muốn khỏi bệnh – tinh thần và thể lý. Nhưng vấn đề là chúng ta có thành tâm và cố gắng hay không, như nhà ngụ ngôn La Fontaine (La Phông-ten) nói: “Hãy tự giúp mình trước, rồi trời sẽ giúp sau”. Thiên Chúa muốn tạo cơ hội cho chúng ta lập công, chứ Ngài chữa thì được ngay, chỉ là “chuyện nhỏ”.

Chúng ta không điên khùng theo nghĩa bệnh thể lý, nhưng đôi khi chúng ta lại điên khùng về nghĩa bệnh tâm linh, bệnh linh hồn. Người Do-thái thấy Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sa-bát, họ tìm cách bắt bẻ và muốn hại Ngài. Nhưng Ngài đã lánh đi. Tình trạng ghen ghét vì thấy người khác hơn mình cũng thường xảy ra trong chúng ta, ngay trong các hội đoàn và giáo xứ. Hãy cẩn trọng!

Sau đó, Đức Giêsu gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!” (5:15). Đó cũng là lời cảnh báo với mỗi chúng ta, không trừ ai. Quả thật, trong mỗi chúng ta vẫn còn những “núi đồi” kiêu ngạo, những “thung lũng” tham lam, những “hố sâu” ghen ghét,… Đó là những thứ khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa và không thể đến với tha nhân.

Xin mở ngoặc: Khi ở bên khu nam, chúng tôi thấy có một số Phật tử cũ góp chung tiền của để cho các bệnh nhân mỗi người một tô lớn đầy bún chay. Các bệnh nhân vừa ăn vừa trò chuyện rất vui vẻ, có em còn ca cải lương rất “mùi”, xuống xề rất điệu nghệ, giọng ca khỏe và khá hay.

Cũng nên nói thêm, trong chuyến đi bác ái mùa Chay lần này có 2 nữ Phật tử cùng đồng hành với Cộng đoàn LCTX Giáo hạt Gia Định. Họ tâm sự: “Tôi không có đạo, nhưng tôi tin có Chúa ngự trên cao. Tôi làm việc bác ái vì những người nghèo và bệnh nhân là hiện thân của Chúa, giúp họ là giúp Chúa, mai mốt Chúa sẽ rước tôi về”. Những lời chia sẻ thật thâm thúy, chắc chắn Chúa rất hài lòng và chúc lành cho họ.

Luật Chúa rất đơn giản và ngắn gọn: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15:12). Chữ “nhịn nhục” của Công giáo hay thật. Khi “nhịn” thì “nhục” lắm, nhưng là “cái nhục thánh thiện”, chính Chúa Giêsu đã “nhịn” và bị “nhục” đến tột cùng. Luật yêu xem chừng đơn giản mà thực hành lại quá nhiêu khê và khó khăn lắm! Do đó mới cần phải không ngừng nỗ lực, và “xé lòng chứng đừng xé áo” (Ge 2:13). Yêu tha nhân là yêu Chúa, đến với tha nhân là đến với Chúa. Đó cũng là sống đức tin và sống mùa Chay vậy!

TRẦM THIÊN THU

(1) Quý vị hảo tâm có thể liên lạc qua email: [email protected]

(2) ĐGM Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền (1906-1973), giám mục tiên khởi của GP Đà-lạt, thụ phong linh mục tại Rôma ngày 21-12-1935, tấn phong giám mục ngày 30-11-1955, giám mục chính tòa Đà-lạt ngày 24-11-1960.

Người ăn xin và chiếc nhẫn kim cương

Người ăn xin và chiếc nhẫn kim cương

07/03/2013

nguồn:thanhlinh.net

Người ăn xin trả lại chiếc nhẫn cưới kim cương tính đến nay ngày 6/3/2013 được ủng hộ 177.860 USD

Các nhà hảo tâm khắp thế giới đang mở bóp góp tiền ủng hộ một người ăn xin vô gia cư chân thật – người đã trả chiếc nhẫn đính hôn kim cương cho chủ nhân của nó, khi người phụ nữ này vô tình đánh rơi trong cái ly xin tiền của ông.

Chia sẻ trên đài CNN, bà Sarah Darling cho biết: “Tôi thật sự cảm thấy may mắn ngay lúc này khi tôi có chiếc nhẫn này. Tôi đã yêu mến chiếc nhẫn trước đây, Tôi yêu mến nó nhiều và giờ đây tôi càng yêu nó nhiều hơn nữa.”. Darling, sống tại thành phố Kansas, Missouri, nói bà rất buồn rầu khi phát hiện mình đã làm mất chiếc nhẫn. Bà hầu như chưa bao giờ tháo nhẫn ra, nhưng khi bị hơi ngứa khiến bà tháo nhẫn ra và bỏ vào trong bóp nhỏ đựng tiền lẻ và kéo khoá lại.

Sau đó, bà đã vô tình trút hết những gì trong bóp ấy vào chiếc ly xin tiền của ông Billy Ray Harris – một người ăn xin vô gia cư thường sống ẩn náu dưới một cây cầu ở quê nhà của bà. Cho đến hôm sau, bà mới phát hiện ra chiếc nhẫn của mình đã không còn nữa.

“Thật là thê thảm. Đó là một cảm giác mất mát lớn lao. Nó rất có ý nghĩa đối với tôi vượt trên cả giá trị về vật chất”.

Darling quay lại tìm ông Harris, nhưng ông không còn ở đó. Ngày tiếp theo, bà quay trở lại và đã gặp ông. Cô nói, tôi đã hỏi liệu ông ấy còn nhớ tôi không, nhưng tôi nghĩ là tôi đã cho ông một vật rất quý đối với tôi.

Ông trả lời: “Có phải chiếc nhẫn không?. Tôi có nó và giữ nó cho bà đây”. Bà rất đổi kinh ngạc.

Để tỏ lòng biết ơn với người ăn xin tốt bụng và ngay thật này, Darling và chồng đã lập ra một trang mạng để quyên góp tiền ủng hộ cho ông. Quỹ từ thiện này sau đó đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi và tấm lòng hảo tâm đóng góp của nhiều người.

Chris và Mel từ Brentwood, nước Anh, đã ủng hộ 20 USD. Viết trên trang giveforward.com – trang web quyên góp tiền ủng hộ, họ chia sẻ: “Trong cuộc sống những gì ta cho đi sẽ quay trở lại. Này Billy, hành động tử tế của ông cho dù ông đang ở trong tình cảnh hết sức khó khăn đã chứng minh rằng vẫn còn có sự khiêm tốn trong thế giới này.

Ophelia Wong Zen-na, đóng góp 10 USD và viết: “Tôi ở Singapore và thật sự rất cảm phục sự chân thật của ông”. Brian Paul cũng cho 10 USD và nói: “Nếu tôi không bị thất nghiệp, tôi đã cho nhiều hơn, thế nhưng tôi cảm thấy thách đố phải làm một điều gì. Billy Harris đã làm tốt nhất có thể để trở nên điều mà ông ước mơ mình sẽ là. Không bao giờ trễ cả. Xin Chúa chúc phúc cho ông, và cám ơn ông đã không bao giờ đánh mất phẩm chất của mình cho dù trong hoàn cảnh khó khăn”.

Đến nay, một tuần sau khi phát động chiến dịch quyên góp, đã có hơn 3400 sự đóng góp với tổng số tiền lên tới gần 95.000 USD (ngày loan tin cách đây hơn 1 tuần). Toàn bộ số tiền mà các nhà hảo tâm đóng góp sẽ được trao trực tiếp cho ông Billy Ray Harris sau chiến dịch từ thiện dài 90 ngày. Chồng của Darling, Bill Krejci gọi đó là “điều không tưởng” nhưng có thật.

Krejci đã gặp gỡ Harris để thông báo về khoản từ thiện đó và tìm hiểu về cuộc sống của ông. Họ đã cùng nhau sửa chiếc xe đạp của Harris.

Tâm sự trên trang web, Krejci viết: “Chúng tôi đã nói nhiều về những kỷ niệm liên quan đến chiếc nhẫn của gia đình tôi và những đóng góp. Tôi nói một ngày không xa trong tương lai, vợ chồng tôi sẽ trao chiếc nhẫn đó cho con gái. Chúng tôi cũng đã nói tới sự phản hồi tích cực rất cuồng nhiệt về sự kiện này”. Harris nói với Krejci là ông đã tìm được chỗ ở an toàn và ổn định.

Phóng viên CNN hỏi về sự nổi tiếng sau khi trả lại chiếc nhẫn kim cương, Harris cho biết: “Tôi thích điều đó nhưng tôi không nghĩ là tôi xứng đáng. Điều tôi thực sự cảm thấy thích là thế giới này sẽ hành sử ra sao khi một người trả lại cái mà không phải là của họ và tất cả những điều ấy đã xảy ra”.

Về phần mình, Darling nói: “Tôi rất biết ơn những gì ông ấy đã làm. Với nhiều người khác có lẽ họ đã giữ chiếc nhẫn ấy rồi hay cũng có thể đã bán đi lấy tiền. Tôi thật sự hy vọng sự bất cẩn của tôi lúc đó sẽ mang đến điều thật tốt đẹp cho cuộc sống của Billy”.

Bạn thân mến,

Mùa Chay đọc câu chuyện của ông Billy Harris vô gia cư nghèo nàn trả lại chiếc nhẫn cưới kim cương cho chủ nhân của nó, tôi thầm đấm ngực ăn năn (đấm 3 lần), vì tôi thường có thành kiến không mấy tốt về những người ăn xin, nhất là người da đen nghèo nàn. Thành kiến này bắt nguồn từ những tệ nạn xã hội do người da đen gây ra loan tải trên các cơ quan truyền thông. Đi qua những khu cư dân da đen tồi tệ, tim tôi đập thình thịch và tôi chỉ muốn mau mau thoát ra khỏi khu ấy thì mới an tâm. Quả thật, da ông Billy đen nhưng lòng ông không đen chút nào, mà còn trắng hơn lòng của tôi, người có làn da trắng hơn ông, có đầy đủ vật chất hơn ông. Tôi thật khâm phục sự công chính của ông khi ông đang ở trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, và có lẽ cả đời của ông cũng không sao mua được chiếc nhẫn mà ông đang có; thế nhưng ông đã không giữ lấy cho mình.

Nếu là Billy trong hoàn cảnh khốn khổ như thế, không biết đã có mấy ai tốt bụng như ông. Ông còn để lại bài học về sự khiêm nhường khi ông nói ông không xứng đáng được dư luận chú ý tới về việc làm cao quý của ông.

Tính đến hôm nay, số tiền người từ khắp nơi trên thế giới đóng góp ủng hộ ông đã lên tới $177860 USD (gần 2 trăm ngàn đô la). Đây quả là phần thưởng rất lớn về vật chất cho tấm lòng ngay thật hiếm có của ông. Hành động của ông còn để lại một ấn tượng tốt có ảnh hưởng về tâm linh cho những người đang sống chỉ mong chiếm đoạt những gì không thuộc về mình. Đọc tin tức về ông, tôi ngậm ngùi cho tình trạng xã hội bất ổn tại Việt Nam, nơi đang xảy ra nhiều những vụ cướp bóc của cải gây chấn thương, lấy đi sinh mạng của nhiều người.

Câu chuyện của Billy trả lại chiếc nhẫn làm cho tôi nhớ lại câu chuyện của Ladarô trong Thánh Kinh Luca 16:19-31:

“Có một nhà phú hộ kia mặc toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình.   Lại có một người hành khất tên là Lazarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những vụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho.  Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy.  Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên lòng Abraham.  Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn.  Trong hỏa ngục phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đàng xa có Abraham và Lazarô trong lòng Ngài.  Liền cất tiếng kêu la rằng:  “Lạy cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Lazarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này.”  Abraham nói lại:  “Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Lazarô gặp toàn sự khốn khổ.  Vậy bây giờ Lazarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ.  Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được.”  Người đó lại nói:  “Đã vậy, tôi nài xin cha sai Lazarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này.”  Abraham đáp rằng:  “Chúng đã có Môisen và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài.”  Người đó thưa:  “Không đâu, lạy cha Abraham!  Nhưng nếu có ai trong cõi chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải.”  Nhưng Abraham bảo người ấy:  “Nếu chúng không chịu nghe Môisen và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu.”

Câu chuyện dụ ngôn Lazarô và người phú hộ không chỉ phản ảnh thực trạng xã hội vào thời đại của Chúa Giêsu, mà còn cả trong xã hội chúng ta đang sống ở thế kỷ thứ 21. Thời đại của nền văn minh vượt bực, thời đại của phát minh điện toán a-còng @, nhưng vẫn còn đó hai giai cấp giàu sang và nghèo nàn. Người giàu thì lại giàu thêm, giàu quá mức, đến cả cái phôn cũng được mạ vàng để cầm nói chuyện cho sướng. Và ngược lại, người nghèo thì lại nghèo quá nghèo, cái gì cũng không có, đến nỗi chết không có hòm mà chôn. Sự bình đẳng giữa hai gia cấp giàu nghèo chỉ được tìm thấy nơi nấm mộ sâu trong lòng đất, và công lý chỉ được tìm thấy ở bên kia ngưỡng cửa cuộc đời.

Câu chuyện của Billy và Darling xảy ra trong Mùa Chay 2013 là tấm gương sống Mùa Chay ý nghĩa và hấp dẫn hơn bao giờ hết, một hành động bác ái tuyệt vời. “Bóp bác ái” của bà Darling mở ra dốc hết những gì có vào “cái ly chân thật” của Billy đã đánh động và làm thức tỉnh hàng ngàn trái tim trên thế giới. Câu nói của Thánh Phaolô “Cho thì có phúc hơn là nhận” thật có ý nghĩa khi một trái tim sống ngay thật và một tấm lòng biết mở rộng để cho đi.

Lạy Chúa, xin cho con một trái tim khiêm nhường và biết cho đi.

Minh Châu

Trước khi chết Tổng Thống Chavez làm hoà với Giáo Hội và trở về với Chúa

Trước khi chết Tổng Thống Chavez làm hoà với Giáo Hội và trở về với Chúa
Nguyễn Long Thao

3/7/2013                                                  nguồn:Vietcatholic.net
Caracas, Venezuela, Thông tấn xã CNA của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ trích dẫn một nguồn tin đáng tin cậy ở Venezuela cho biết Tổng thống Hugo Chavez trước khi chết vì bệnh ung thư đã sám hối trở về với Giáo Hội Công Giáo và đã được chịu các phép bí tích sau cùng.

Khi thông báo cho quốc dân biết về cái chết của Tổng Thống Chavez vào ngày 5 tháng 3, Phó Tổng thống Nicolas Maduro nói Tổng Thống đã trở về với Chúa và ông đã dùng cụm từ “bám lấy Chúa Kitô (Clinging to Christ) để chỉ hành động của Tổng Thống Chavez trong những tuần lễ cuối đời. Vào lúc lâm chung Tổng Thống đã yêu cầu được phó linh hồn và xin nhận bí tích xức dầu.

Kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 1999, Tổng thống Chavez là một người hung hăng chống đối Giáo Hội Công Giáo. Ông chống lại chính sách công bằng xã hội của Kitô Giáo và muốn thiết lập một chính sách xã hội chủ nghĩa theo ý mình. Năm 2002, Tổng thống Chavez đã gọi các Giám Mục Venezuela là “khối ung nhọt” phá hoại các mục tiêu cách mạng của mình. Đồng thời ông nêu đích danh Tòa Thánh Vatican đừng can thiệp vào công việc nội bộ đất nước của ông.

Trong những năm gần đây, Tổng thống Chavez đôi khi tham dự nghi thức tôn giáo tại các nhà thờ của giáo phái khác. Rồi vào tháng Tư năm 2012, giới truyền thông rất ngạc nhiên khi ông xuất hiện tại một nhà thờ Công giáo ở quê hương minh là vùng Barinas để tham dự nghi thức Tuần Thánh. Ông đeo tràng hạt quanh cổ của mình và cầu nguyện xin cho được lành bệnh. Các ống kính truyền hình ngoại quốc thường chiếu hình ông Chavez cầm thánh giá hôn trước mặt các ký giả. Tháng Bảy năm ngoái, Tổng thống Chavez đã yêu cầu được gặp Hội Đồng Giám Mục Venezuela

Sau cái chết của Tổng thống Chavez, Đức Hồng Y Jorge Urosa của tổng giáo phận Caracas đang ở tại Rome tham dự bầu Giáo hoàng đã gửi lời chia buồn tới chính quyền Venezuela và yêu chính quyền áp dụng các điều khoản trong Hiến pháp để duy trì trật tự công cộng, hòa bình và đoàn kết nhân dân.

Nguyễn Long Thao

TU VIỆN SUMELA, THỔ NHĨ KỲ –

TU VIỆN SUMELA, THỔ NHĨ KỲ –
Di sản văn hóa thế giới

Huyền bí tu viện cheo leo vách núi ở Thổ Nhĩ Kỳ

Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, tu viện Sumela là một công trình chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, tôn giáo và kiến trúc của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Tu viện nằm cheo leo trên vách núi trong màn sương mờ ảo.

Tu viện Sumela nằm tại Trabzon, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen. Tu viện được xây dựng trên một vách núi cheo leo cao 1.200m. Do thời tiết quanh năm ẩm ướt cộng với sương mù thường xuất hiện nên tu viện cổ kính này luôn khoác trên mình vẻ âm u, huyền bí.

Để leo lên tu viện Sumela, du khách có hai sự lựa chọn. Một con đường hiện đại được xây dựng xuyên từ sườn bên kia của ngọn núi sang tu viện. Còn nếu bạn không ngại đi bộ, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm và đồng hành với một con đường xuyên rừng, leo lên sườn dốc để lên tu viện.

Lên một chiếc cầu thang chênh vênh bên sườn núi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hệ thống dẫn nước được đặt trên những mái vòm nối tiếp nhau phía tay trái. Đây chính là nguồn nước duy nhất của những người sống trong tu viện. Ngày nay, các mái vòm đã được phục dựng khá hoàn thiện.

Cầu thang men theo sườn núi vào tu viện, bên trái là đường ống dẫn nước đặt trên những cột trụ cổng vòm.
Bao quát toàn cảnh những dãy nhà nguyện.
Phần kiến trúc bằng gạch trong lòng hang đá.
Nhà nguyện đá.

Leo hết cầu thang, bạn sẽ bắt gặp khung cảnh những dãy nhà nguyện cổ kính chen nhau dưới mái vòm hang động. Tu viện Sumela có tổng cộng 72 căn phòng, bao gồm nhà thờ đá, các nhà nguyện, bếp, phòng học, phòng tiếp khách và một thư viện lớn. Phần trung tâm của tu viện được đào sâu vào lòng núi và có thêm phần hậu cung xây bằng gạch. Các bức tường gạch và đá đều mang trên mình những bức tranh tường mang chủ đề tôn giáo.

Truyện kể rằng Thánh Luke, một tông đồ của Chúa Jesus đã tạc một bức tượng gỗ màu đen Đức Mẹ Đồng trinh Maria. Sau khi ông qua đời, thánh vật này được chuyển đến Athens, Hy Lạp. Tương truyền, các thiên thần đã mang bức tượng đến một hang đá cất giấu để đến năm 386, hai tu sĩ người Athens là Barnabas và Sophronius đã phát hiện ra nó. Họ đã xây dựng nên tu viện Sumela ngay tại hang đá này. Từ Sumela bắt nguồn từ tên tiếng Hy Lạp của Đức mẹ Đồng trinh – Panaghia.

Tranh tường theo chủ đề tôn giáo, khắc họa các cảnh trong Kinh Thánh.

Đức Mẹ Đồng trinh Maria.
Chúa Jesus.
Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp quanh tu viện.

Tu viện Sumela là một tu viện Chính thống giáo Hy Lạp, một nhánh của Kitô giáo. Các hoàng đế của đế chế Trebizond đã không tiếc tiền của xây dựng tu viện này. Khi vương triều này sụp đổ và bị thay thế bởi đế chế Ottoman của người Hồi giáo, tu viện Sumela vẫn được duy trì. Cả người theo Cơ đốc giáo và Hồi giáo đều tin rằng, phép màu của Đức Mẹ Maria sẽ mang đến sức khỏe dồi dào cho những người hành hương.

Đầu thế kỷ 20, cùng với sự thành lập của nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, người Hy Lạp buộc phải rời khỏi Sumela và tu viện chính thức bị bỏ hoang từ năm 1923. Các tu sĩ đã chuyển các báu vật sang Hy Lạp, và nhiều công trình bằng gỗ đã bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn năm 1930. Ngày nay, tu viện Sumela đã được phục dựng và trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn.

Chữ cổ trên tường tu viện.

Hình ảnh tu viện trên một tấm bưu thiếp gửi năm 1903.

Tu viện Sumela là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trên thế giới.