15 công dân Trung Quốc gian lận để vào đại học Mỹ

15 công dân Trung Quốc gian lận để vào đại học Mỹ

Nguoi-viet.com

WASHINGTON, DC (NV) Mười lăm công dân Trung Quốc vừa bị truy tố tội mưu đồ một kế hoạch gian lận, trong đó họ trả tiền cho người khác, rồi dùng tên của họ để thi SAT, kể cả thi vào các trường đại học danh tiếng của Mỹ, Reuters trích thuật lời của Bộ Tư Pháp Mỹ đưa ra hôm Thứ Năm.


(Hình minh họa: Mark Ralston/AFP/Getty Images)

Những người đồng mưu được trả lên đến $600 mỗi lần họ dùng sổ thông hành giả của Trung Quốc để qua mặt ban tổ chức thi, tưởng rằng họ là người thi thật.

Sự việc xảy ra phần lớn ở Pennsylvania vào giữa các năm 2011 và 2015.

Trong thời gian này, các bị cáo trả cho người thi thế để họ thi các kỳ thi SAT, TOEFL, và GRE.

Kết quả là cả người thi thế lẫn người trả tiền để họ thi thế đều bị bắt.

Ông David Hickton, biện lý liên bang khu vực miền Tây tiểu bang Pennsylvania, nói rằng, người bỏ tiền ra thuê đương nhiên được vào học chương trình cử nhân và cao học tại “các định chế giáo dục ưu tú nhất của chúng ta.”

Ông Hickton không nêu đích danh tên các trường nhưng cho biết tất cả đều ở Mỹ.

Theo ông, các sinh viên còn dùng cả chiếu khán du học giả khi dùng giấy thông hành giả của Trung Quốc.

Các bị cáo gồm cả nam lẫn nữ tuổi từ 19 đến 26, hiện đang sống tại các thành phố nơi có các trường đại học họ muốn theo học.

Ông John Kelleghan, nhân viên điều tra đặc biệt Bộ Nội An vùng Philadelphia, nói: “Những sinh viên này không những gian lận để vào các trường đại học mà còn gian manh để luồn lách qua hệ thống di trú của chúng ta.”

Nếu xét thấy có tội, các bị cáo phải trực diện với bản án tối đa 20 năm tù, $250,000 tiền phạt, hoặc cả hai.

Người chủ mưu còn bị phạt thêm tối đa 5 năm tù giam. (TP)

Trương Duy Nhất bị ném ra lề đường Hồ Chí Minh, cách trại 4km

Trương Duy Nhất bị ném ra lề đường Hồ Chí Minh, cách trại 4km

Huy Đức

Giờ này, nhà báo Trương Duy Nhất đã ở trên máy bay để về Đà Nẵng. An ninh “tiễn” anh ra tận sân bay, giờ chót mới xuất vé. Tôi không hiểu tại sao người ta sợ anh đến thế. Đón anh chỉ có 4 người phụ nữ – vợ, Cao Thị Xuân Phượng, con gái, Trương Thục Đoan, hai mẹ con người bạn lâu năm – và tôi (có việc đi qua Nghệ An, rất muốn anh nhìn thấy một người bạn trong giờ phút tự do) mà lực lượng canh chừng lên tới hàng chục người. Khi tới trại, 6:30, trực ban cho chị Phượng biết 9:00 anh Nhất sẽ ra. Thế nhưng, 8:00 thì anh Nhất bị áp tải bởi 8 người mặc thường phục và 2 người cảnh phục trên một xe 12 chỗ. Hơn chục công an xã lập tức lao theo. Nhất nhao ra gọi vợ con thì bị khoá tay, ghì xuống. Thay vì nhẹ nhàng bước ra cổng nhà tù, Trương Duy Nhất bị ném ra lề đường Hồ Chí Minh, cách trại 4km.

Từ Thanh Chương, Trương Duy Nhất phải về Đà Nẵng ngay để chịu tang bà nội vợ. Anh bị bắt chỉ vì muốn có Một Góc Nhìn khác, đã rất kiên cường trong tù; vừa lên xe, anh nói: Tôi có sau lưng 3 người anh hùng là mẹ, vợ và con gái.

Có mặt ở trại giam từ 6:00 sáng, không ăn uống gì, chỉ vợ mong chồng, con ngóng cha.

Vậy nhưng, nhà báo Trương Duy Nhất không được đối xử như một người tự do.

Không có một cái ôm chờ đợi, hơn 20 kẻ mặc thường phục đứng hằm hè, chĩa camera vào cuộc hội ngộ sau hai năm của hai vợ chồng một nhà báo chỉ mong đất nước tốt đẹp.

Sân bay Vinh.


Sau vừa đúng 2 năm.

H. Đ.

Nguồn: FB Truong Huy San

Texas mưa, lụt nặng, hàng ngàn người di tản, giao thông hỗn loạn

Texas mưa, lụt nặng, hàng ngàn người di tản, giao thông hỗn loạn

Nguoi-viet.com

Nhất Anh/Người Việt

HOUSTON (NV) – Thay vì được tận hưởng ngày lễ Memorial Day vui vẻ và trọn vẹn, trong hai ngày 25 và 26 tháng Năm, người dân tiểu bang Texas phải đối mặt với trận mưa bão gây ngập lụt lớn nhất từ trước đến nay.

Trận mưa bắt đầu từ hôm Chủ Nhật, qua đến ngày Thứ Hai thì to hơn và gây ra trận lụt lớn ở nhiều nơi thuộc Texas, trong số đó khu vực Hay County và Harris County bị ảnh hưởng nặng nề.

Xe cộ bị dồn cục và ngập trên xa lộ 45, gần downtown Houston. (Hình: David Phillip/ AP Photo)

Theo CNN,  đã có 12 người mất tích tại Wimberley, một thị trấn nhỏ thuộc Hay County, nằm giữa Austin và San Antonio. Nước dâng cao vào hôm Chủ Nhật, biến đường sá thành những con sông nhỏ, xe cộ khó khăn di chuyển và buộc hơn 1,000 người phải di tản.

“Mưa bắt đầu vào khoảng 2 giờ rưỡi chiều, đến 5 giờ thì to hơn, gây lụt nhanh, nước thoát không kịp”, cô Hồng Nguyễn, một người Việt cư ngụ tại thành phố Bhluggerville, Austin cho báo Người Việt biết.

Cô Hồng Nguyễn nói thêm: “Mình nghe những người hàng xóm nói đây là trận lụt lớn nhất trong vòng 35 năm qua. Nhà mình đến chiều là nước ngập lụt cả basement, đến sáng hôm nay mới rút. Ở giao lộ Dessau và Howland ngập lụt đến nỗi cảnh sát phải đóng đường không cho xe chạy đến gần 10 giờ tối.”

Theo nhật báo Houston Chronicle, thẩm phán Harris County, ông Ed Emmett, cho biết nước ngập cả tầng hầm của toà án ở trung tâm thành phố. Các toà nhà công sở hành chánh ở downtown Houston đã phải thông báo đóng cửa, cho các nhân viên nghỉ ở nhà hôm Thứ Ba.

Phía sau ngôi nhà của cô Hồng Nguyễn bị ngập lụt ở thành phố Bhluggerville. (Ảnh: cô Hồng Nguyễn cung cấp)

Nói với Người Việt, ông Tim Nguyễn, một cư dân đang cư ngụ tại thành phố Cypress, phía Tây Bắc Houston, hiện đang làm việc tại công ty Chemical Trading MIB, cho biết ông nhận được thông cáo từ công ty đóng cửa và không làm việc vào sáng sớm sau trận lụt suốt đêm hôm Thứ Hai.

“Mặc dù ở khu vực tôi ở không bị ảnh hưởng lụt lội, nhưng công ty đang làm việc lại toạ lạc ngay ở downtown Houston, không có cách nào có thể đi xuống đó do mưa to lụt cao trên đường. Các xa lộ để đi vào downtown đều bị cảnh sát đóng cửa”.

Cũng theo nhật báo Houston Chronicle, có hơn 59,000 căn nhà ở khu vực Houston bị mất điện.

Ngoài ra, đã có rất nhiều người lái xe tìm cách né tránh các khu vực ngập nước để kiếm đường về nhà. Tuy nhiên, một số người lại không may mắn, bị mắc kẹt trong vùng nước lụt hơn nhiều giờ đồng hồ.

Cô Du Hạ, cư dân ở thành phố Missouri, cách downtown Houston khoảng 23 miles về phía Đông Nam, cho hay, các kênh thoát nước ở các xa lộ như I-10, 59 hay 45 hướng về phía downtown không kịp thoát nước vì mưa to, nước dâng quá nhanh.

“Các đồng nghiệp của tôi sinh sống ở khu vực Downtown nói với tôi rằng nơi họ ở bị lụt nặng nề. Có người thì mắc kẹt trên xa lộ hơn mấy tiếng đồng hồ vẫn chưa về được tới nhà. Có người có nhà bị ngập lên đến bàn ăn. Coi tin tức trên tivi thấy xe nằm trên đường nước ngập lên đến nóc, trông mà sợ”.

“Vì Downtown Houston là nơi vùng trũng, nên việc ngập lụt nặng nề nhất cũng là điều dễ hiểu. Các trường học xung quanh đều đóng cửa hết toàn bộ. Mặc dù sáng hôm nay nước đã rút bớt, nhưng cứ mưa rả riết như thế này, có khi mai lại được công ty thông báo cho nghỉ thêm một ngày”, cô Du Hạ chia sẻ.

Cũng vẫn tại Houston, đến tối Thứ Ba, 26 tháng Năm, một số xa lộ đã mở đường trở lại. Ở khu vực đường 288, một số làn xe đã mở trong khi xa lộ I-10 vẫn còn đóng.

Blogger Trương Duy Nhất mãn hạn tù

Blogger Trương Duy Nhất mãn hạn tù

Thân nhân blogger Trương Duy Nhất đã đến đón ông

Ông Trương Duy Nhất, chủ nhân trang blog ‘Một góc nhìn khác’, vừa được ra tù sau đúng hai năm thi hành bản án về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự.

Ông Nhất được trả tự do vào lúc 8h sáng thứ Ba ngày 26/5 từ trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ngay sau đó ông Nhất cùng vợ và con gái đã đáp máy bay từ Vinh trở về nhà ở Đà Nẵng.

BBC đã tìm cách liên lạc với ông và thân nhân nhưng chưa được.

‘Bị ném ra đường’

Đúng hai năm trước, vào ngày 26/5/2013, ông Nhất bị Cơ quan An ninh điều tra bắt giam tại nhà riêng. Gần một năm sau, Tòa án Đà Nẵng đã tuyên án ông Nhất hai năm tù giam theo Điều 258.

Trên trang Facebook của mình, nhà báo Huy Đức, người đã cùng vợ con ông Nhất đến đón ông tại nhà giam, cho biết ông Nhất ‘bị áp tải bởi 8 người mặc thường phục và 2 người cảnh phục trên một xe 12 chỗ’.

“Nhất nhao ra gọi vợ con thì bị khóa tay, ghì xuống,” ông Huy Đức thuật lại và cho biết ông Nhất ‘bị ném ra lề đường Hồ Chí Minh, cách trại 4km.”

Có những loại tù mà người ta cảm thấy ân hận hay xấu hổ, nhưng trường hợp của tôi thì tôi thấy tự hào.Lời cuối cùng của Trương Duy Nhất nói trước Tòa

Ông Nhất bị kết tội do đã viết 11 bài đăng trên trang blog của ông trong đó ông đã ‘chấm điểm thủ tướng’ và yêu cầu ‘tổng bí thư phải ra đi’.

Cáo trạng được đưa ra tại phiên xử ông Nhất cho rằng các bài viết này của ông ‘đã làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam’.

Ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa cho ông Nhất, từng thuật lại với BBC sau phiên tòa rằng ông Nhất cho rằng ông ‘chỉ chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng với hy vọng lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh nghiệm’.

“Có những loại tù mà người ta cảm thấy ân hận hay xấu hổ, nhưng trường hợp của tôi thì tôi thấy tự hào,” luật sư Hải dẫn lại lời cuối cùng của ông Nhất nói trước Tòa trong phiên xử.

Xem thêm:

Nhà báo Trương Duy Nhất mãn hạn tù (Nguoi-viet.com)

Ông Trương Duy Nhất phản ứng lại công an sau khi
ông bị thả giữa đường. (Hình: Facebook Phạm Xuân Nguyên)

Blogger Trương Duy Nhất mãn hạn 2 năm tù (RFA)

” Tôi mong khi Trương Duy Nhất vừa bước chân ra khỏi tù thì những thằng ích kỷ ăn tàn phá hoại đất nước những thằng đang bắt dân vô tội thì nó phải vào tù thay tôi.
-Blogger Trương Duy Nhất”

12 người mất tích vì lụt ở Texas và Oklahoma

12 người mất tích vì lụt ở Texas và Oklahoma

Nguoi-viet.com

WIMBERLEY, Texas (NV) – Bão lốc và giông tố gây đe dọa cho hai tiểu bang Texas và Oklahoma hôm Thứ Hai, trong khi nhân viên cấp cứu đang tìm kiếm 12 người, gồm ít nhất 3 trẻ em, bị mất tích trong trận lụt lịch sử hồi cuối tuần qua.

Dân chúng tần ngần đứng nhìn những “cabin” dọc theo bờ dòng
Blanco River ở Wimberley, Texas. Lụt ở hai tiểu bang Texas đã khiến
người dân phải di tản. (Hình: Jay Janner/Austin American-Stateman /AP Photo)

12 người được biết mất tích tại Wimberley, một thị trấn nhỏ thuộc tiểu bang Texas, nằm giữa Austin và San Antonio.

Họ là người thuộc hai gia đình đang cùng đi nghỉ hè với nhau. Căn nhà họ cùng ở chung bị nước lũ cuốn trôi hôm Chủ Nhật.

Trong số nạn nhân có bà Laura McComb và hai con nhỏ. Ông Jonathan chồng bà phải nhập viện vì suy phổi, gãy nhiều xương sườn, một xương ức.

Tại Wimberley, khoảng 72 nhà cửa bị nước cuốn trôi, 1,200 nhà cửa khác bị hư hại.

Nước dâng cao quá nhanh hôm Chủ Nhật, biến đường sá thành những dòng nước lũ và 1,000 người buộc phải di tản.

Việc tìm kiếm người mất tích gặp khó khăn hơn do thời tiết tiếp tục hết sức khắc nghiệt. Ít nhất tám bão lốc được báo cáo ở Texas hôm Thứ Hai.

Ít nhất bốn người được xác nhận bị chết do bão lụt vào hôm Chủ Nhật, gồm một em trai 14 tuổi ở Texas, được tìm thấy trong một kênh thoát nước.

Bên kia biên giới ở Mexico, gió xoáy gây thiệt mạng thêm 13 người khác.

Báo động đề phòng bão lốc công bố ở nhiều nơi trên tiểu bang Texas và Oklahoma, gồm Oklahoma City, Dallas và Waco.

Báo động nước lũ áp dụng từ biên giới Texas-Mexico đến miền Tây Tennessee và Bắc Missouri, kể cả hầu hết tiểu bang Oklahoma. (TP)

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

ZING NEWS

Không chỉ viết, gắp thức ăn, Hạnh còn có thể cầm dao gọt hoa quả, nhắn tin điện thoại, giúp bố mẹ việc nhà. Năm 11 tuổi, em đoạt huy chương đồng đại hội thể thao tỉnh Đồng Nai.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai) khuyết tật bẩm sinh, không tay. Tuy nhiên, với đôi chân dẻo dai, cậu có thể cầm nắm mọi vật dụng, làm việc như người bình thường.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Bà Đỗ Thị Hợp, mẹ của Hạnh kể: “Khi mới chào đời, cháu không có tay nên gia đình rất buồn. Nhiều người cho rằng tôi sinh ra quái thai và kỳ thị, xa lánh”.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Tuy nhiên, lên 3 tuổi, cậu bé đã có thể dùng chân cầm nắm được những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi… “Đến 6 tuổi, tôi đưa Hạnh đến trường, xin nhập học nhưng các giáo viên từ chối vì cho rằng em không có khả năng viết chữ”, bố cậu bé kể.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Sau nhiều lần xin nhập học, cậu bé cũng được nhận vào trường. Hạnh thổ lộ, mới đầu, em phải kẹp bút vào giữa hai ngón chân và tập cách điều khiển, viết nét chữ liên tục trong nhiều tháng liền. “Năm lớp 1, chữ em rất xấu và khó đọc nhưng khi bước sang lớp 2, em đoạt giải vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức”, Hạnh tự hào chia sẻ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Càng lớn, cậu học trò không tay càng tập cho đôi chân nhiều động tác khó. Hiện, Hạnh có thể làm mọi việc như người bình thường. Hàng ngày, em còn phụ giúp cha mẹ nấu ăn, giặt quần áo, rửa chén…

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Bà Hợp cho biết, con trai mình là người cá tính, năng động và luôn muốn thử sức với việc khó. Lên 5 tuổi, Hạnh tập lái xe đạp bằng cằm và học bơi lội. “Nhiều lần em nó phải nhập viện cấp cứu vì ngã xe. Vậy nhưng khi bình phục, Hạnh lại mang xe ra tập”, người mẹ tâm sự.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Chàng trai không tay cho biết, ngoài việc gọt hoa quả, em có thể dùng chân cầm dao chặt cây, phát quang bụi rậm.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Hạnh còn có biệt tài tạo hình, nặn tượng bằng chân. “Em dùng các ngón chân để nặn đất dẻo thành những hình thù yêu thích. Những sản phẩm em làm chủ yếu là cây cảnh”, Hạnh thổ lộ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Ngón chân của chàng học trò làm được những động tác khó như bấm bàn phím máy tính, bấm số trên thiết bị điều khiển tivi.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Hạnh bấm phím, soạn tin nhắn văn bản trên điện thoại một cách thuần thục, dù chiếc máy là có bàn phím cứng hay cảm ứng.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Gia đình và hàng xóm chia sẻ, Hạnh có tinh thần lạc quan, sống tự lập, luôn cố gắng cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Ngoài việc học và phụ giúp cha mẹ việc nhà, cậu thiếu niên luôn quan tâm, chăm sóc các em nhỏ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Hồ Hữu Hạnh hiện là học sinh lớp 9 tại một trường cấp 2 ở huyện Định Quán (Đồng Nai). Thông minh, chăm chỉ nên suốt 9 năm ngồi trên ghế nhà trường, cậu luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện cấp trường.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Hạnh dùng cằm và vai kẹp ống nước tưới vườn phụ giúp cha mẹ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Năm 2010, cậu tham dự Đại hội thể dục thể thao tỉnh Đồng Nai và đoạt huy chương đồng môn bơi lội. “Em mơ ước trở thành kỹ sư điện tử”, Hạnh chia sẻ.

10 lý do vì sao du khách một đi không trở lại Việt Nam!

10 lý do vì sao du khách một đi không trở lại Việt Nam!

Lời giới thiệu

Bài viết này được dựa trên những lời phê bình của các du khách trong và ngoài nước về trải nghiệm của họ khi đi du lịch ở Việt Nam. Hiện tại 80 đến 90% du khách quốc tế nói sẽ không trở lại Việt Nam sau khi đến đây du lịch. Trên các diễn đàn du lịch luôn tràn ngập những phàn nàn, cái nhìn thiếu thiện cảm và sự không hài lòng về ngành du lịch Việt Nam. Đây là điều không bất ngờ vì báo chí đã lên án quá nhiều lần. Nhưng bài viết này sẽ nói lên những thứ báo chí thường không nhắc đến, hoặc khi dịch sang tiếng Việt các nhà báo cố tình xóa đi vì nó quá nhạy cảm.

Việt Nam được tạo hóa ban tặng cho những danh lam thắng cảnh hiếm nơi nào có thể sánh được. Nhưng trong ngành du lịch yếu tố đó chỉ chiếm một phần trong sự hài lòng của du khách. Yếu tố quan trọng nhất là dịch vụ và thái độ của những người làm trong ngành. Ngành du lịch Việt Nam đến nay vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của phục vụ. Chúng ta, những doanh nghiệp lớn và các nhà kinh doanh nhỏ lẻ chưa làm tốt để xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam và để cho các nước khác lấy đi những gì đáng lẽ là của mình. Muốn thay đổi phải can đảm nhìn vào sự thật, dù sự thật mất lòng.

Sau đây là 10 lý do vì sao du lịch Việt Nam bị chê và vì sao 80% du khách một đi không trở lại.

Lý do số 1: Phí xin thị thực (visa) khi đến Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước yêu cầu các cá nhân mang quốc tịch ngoài Việt Nam (trừ các công dân khối Đông Nam Á) phải xin thị thực nếu muốn nhập cảnh vào Việt Nam.

– Chi phí cho mỗi lần xin là $28 đến $50 (500,000 VND đến 1 triệu VND) tùy vào loại thị thực và phải chờ 3 ngày đến 1 tuần.

– So sánh với Thái Lan thì đây là một điều làm du khách rất khó chịu. Nếu một công dân Úc, Mỹ, Châu Âu đến Thái Lan du lịch thì không cần phải làm như vậy, họ sẽ được cấp thị thực khi nhập cảnh, với điều kiện là đi không quá 60 ngày.

– Du lịch Việt Nam đã kém vị thế cạnh tranh từ lúc du khách đặt vé.

– Hãy tưởng tưởng bạn là một thanh niên Mỹ hay Châu Âu đang chuẩn bị 1 chuyến khám phá Châu Á. Bạn Google, đọc sách, rồi quyết định sẽ đến Việt Nam. Bạn phải tới Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam, đưa hộ chiếu cho nhân viên, chờ vài ngày rồi tới nhận sau khi trả phí. Đây là 1 điều vô cùng khó chịu. Nếu bạn đi Thái Lan, Singapore, Mã Lai thì chỉ cần mua vé máy bay. Tới cửa khẩu xuất nhập cảnh bạn sẽ được cấp giấy thông hành/thị thực/phép lưu trú mà không phải tốn 1 xu nào. Nếu bạn là một khách du lịch thì bạn có chọn Việt Nam không? Đây là một cách thu tiền nhỏ mọn và nông cạn.

Lý do số 2: Giá cả và chi phí du lịch ở Việt Nam cao hơn các nước lân cận

– Giá phòng khách sạn 3-5 sao ở Việt Nam mắc hơn các nước lân cận hơn 20-30%. Nếu bạn không tin thì có thể lên Agoda xem xét.

– Giá tour đi du lịch Thái Lan từ Sài Gòn 4 ngày rẻ hơn giá tour đi Hà Nội (Miền Bắc) tính luốn giá vé máy bay. (4-5 triệu). Nếu bạn là một du khách thì chẳng có lý do gì để chọn đi du lịch xa trong nước khi giá cả ngang hoặc hơn đi ngoài nước.

– Chỉ là giá mắc hơn chứ chưa nói đến chất lượng dịch vụ.

Lý do số 3: Sự thiếu vắng của giá cả, phân biệt đối xử và nói thách

– Đa số các cửa hàng ở Việt Nam đều không để giá, đây là một điều làm cho du khách vô cùng khó chịu vì họ cảm thấy có gì đó thiếu trung thực.

– Giá cả sẽ lên xuống tùy vào cảm tính của người bán, đây là một điều rất khó chấp nhận nhất là đối với các du khách đến từ các nền kinh tế công nghiệp.

– Người bán hàng sẽ ra 1 giá với dân địa phương và giá khác với người ngoài. Đây là một sự phân biệt rõ rệt. Du khách quốc tế thường bị chặt chém với giá cả gấp 2-10 lần giá bình thường. Chẳng khác gì lừa dối.

– Không chỉ các cửa hàng nhỏ lẻ mà các nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch cũng có chính sách khó hiểu này. Ví dụ, một tour đi xuyên Việt Nam của một công ty lớn kia có 3 giá như sau: Việt Nam 21,890,000 VND, Việt Kiều 21,890,000 và Nước Ngoài 22,490,000. Phụ thu phòng đơn: Việt Nam 3,400,000, Việt Kiều 3,400,000 và Nước Ngoài 4,500,000. Đây là một điều vô cùng vô lý và làm cho du khách rất khó hiểu và búc xúc. Tôi thật sự không hiểu, cũng là con người, cũng nhiêu đó túi tiền thì tại sao lại có điều lệ vô lý như vậy?

Lý do số 4: Tác phong và thái độ phục vụ kém chuyên nghiệp

– Kém chuyên nghiệp là một từ quá nhẹ, phải dùng từ “hổn”, “vô cảm”, “bất lịch sự” và nếu cực đoan hơn thì “mất dạy”.

– Các nhân viên hiếm khi nào cười với khách và khi cười, nụ cười không tự nhiên và không gây thiện cảm.

– Nhân viên thường tỏ vẻ khó chịu khi khách yêu cầu một điều gì đó, một điều không thể chấp nhận được từ những người làm trong ngành du lịch và phục vụ.

– Từ “cảm ơn” và “xin lỗi” gần như không có hoặc hiếm khi nào nghe ở Việt Nam.

– Đa số các khách sạn thường không có thông tin gì về địa phương để du khách khám phá. Nếu có thì thường là đại lý bán tour du lịch với giá cao hơn giá bên ngoài vài lần.

– Ngoại ngữ kém. Du khách không yêu cầu nhân viên phải có trình độ cao, chỉ cần để chỉ dẫn những thứ căn bản khi du khách cần. Điều này quan trọng hơn ở các khách sạn 3-5 sao, nơi du khách phải trả hơn 1-2 triệu VND cho 1 ngày ở.

– Nếu làm du lịch mà không biết phục vụ những thứ căn bản nhất cho du khách thì không có lý do gì để họ trở lại.

– Thái độ và chất lượng phục vụ ở miền Bắc tệ hơn miền Nam rất nhiều.

– Trình độ và chất lượng không được tiêu chuẩn hóa, kể cả ở các khách sạn 3-5 sao.

Lý do số 5: Toilet, vệ sinh và ý thức cộng đồng

– Người Việt Nam rất thích xả rác, đi đâu cũng thấy rác. Nếu bạn đến từ một nơi văn minh thì điều này làm bạn rất khó chịu. Xả rác là một điều đại đa số người Việt Nam coi như hiển nhiên nhưng là một điều rất khó chấp nhận trong một xã hội văn minh.

– Phun nước miếng, rất khó chấp nhận.

– Đại đa số người Việt không xếp hàng, không tôn trọng lẫn nhau.

– Các quán ăn nhà hàng thường không coi trọng cái toilet và vệ sinh. Cái toilet là nơi quan trọng nhất trong quán ăn vì nếu bạn vô 1 cái toilet dơ thì bạn sẽ mất hứng với thức ăn.

– Các toilet ở các bến xe thường rất dơ và hôi. Còn các toilet dọc đường khi đi xe giường nằm thì xuống cấp quá trầm trọng.

– Toilet là một biểu tưởng của sự văn mình và trình độ nhân văn của một đất nước, chúng ta phải nên chú trọng nhiều hơn. Các toilet ở trường học và những nơi công cộng cũng quá tệ.

– Có quá nhiều người chửi hoặc nói tục. Những từ như “đụ má, đụ mẹ, địt mẹ, mẹ, má, lồn, cặc, vãi lồn, vãi” được dùng quá nhiều. Cứ 2-3 là một từ chửi. Đừng nghĩ du khách không biết bạn nói gì. Khi bạn dùng một từ nào đó quá nhiều lần, thì người ta sẽ thắc mắc, và khi hỏi ra sẽ biết. Nên các bạn, nhất là các bạn trẻ nên bớt chửi lại.

Lý do số 6: Xâm phạm đời tư cá nhân, khác biệt về văn hóa

– Người Việt khi gặp nhau hoặc mới gặp vài lần sẽ hỏi những câu như: bạn tên gì, nhà bao nhiêu người, làm nghề gì, lương bao nhiêu, vợ con chưa, ở đây bao lâu, sẽ đi đâu nữa, v.v.

– Đối với người phương Tây, những thứ như: tiền lương, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp và gia đình và những thứ cá nhân. Họ chỉ nói về những thứ đó với những người thân. Khi làm vậy, chúng ta nghĩ là bình thường, nhưng với họ thì không. Nên tôn trọng đời tư cá nhân.

Lý do số 7: Sự thiếu hiểu biết về văn hóa và lịch sử địa phương

– Đa số các bạn trẻ không hề biết hoặc biết quá ít về lịch sử và văn hóa của chính đất nước họ.

– Đa số các bạn trẻ khi đi chơi sẽ nói nhảm (nói nhảm thiệt), không có đề tài cụ thể. Điều này làm du khách rất thất vọng.

Lý do số 8: thu phí vặt ở các địa điểm tham quan

– Điều làm tôi và các du khách cực kỳ khó chịu là phải trả tiền phí cho mỗi điểm tham quan, dù chỗ đó có chút xíu.

– Đền Ngọc Sơn ở Hồ Gươm có chút xíu mà cũng phải mua vé vô, vô rồi không hiểu nó có cái gì để đáng bán vé nữa.

Lý do số 9: hệ thống vận chuyển công cộng kém

– Ở những nước khác, có thể nói là ngang hàng với Việt Nam, tuy hơn một chút. Nếu bạn muốn đi từ một thành phố này tới 1 thành phố kia thì chỉ cần hỏi vài người, Google vài phút là ra.

– Nhưng ở Việt Nam thì phức tạp hơn một chút. Hệ thống vận chuyển thì vô vùng rối bời. Bạn phải có xe máy hoặc đi taxi chứ đứng đó mà mò đường chờ xe buýt thì cả ngày cũng chưa tới.

– Vấn đề vận chuyển công cộng là một vấn đề nhà quản lý đô thị Việt Nam chưa thực sự quan tâm.

– Nếu so với các thành phố như Bangkok, Kuala Lumpur thì Sài Gòn với Hà Nội của Việt Nam y chang như một cái chợ.

Lý do số 10: Người Việt xấu xí

– Tiếng Việt bây giờ nổi tiếng gần ngang hàng với tiếng Anh rồi.

– Ở Nhật thì chuyện du học sinh, công nhân Việt Nam ăn sắp vặt đã thành một tệ nạn.

– Ở Singapore và Mã Lai thì rất nhiều người lạm dụng thị thực du lịch để sang đó bán dâm.

– Ở chỗ buffet thì có bảng ghi chữ Việt“lấy vừa đủ ăn” mà không có ghi tiếng khác.

– Dạo này ở Campuchia có vài nơi ghi “cấm đái bậy”.

– Người Việt đi đâu cũng mang tiếng xấu nên mấy bạn quốc tế không có thiện cảm là phải. Hình ảnh của Việt Nam cũng vì thế mà giảm theo. Biết nói gì đây.

14 trong vô số câu chuyện muốn quên về du lịch Việt Nam

Nói tới những câu chuyện xấu khi đi du lịch Việt Nam thì có thể viết thành 1 cuốn sách. Nhưng ở đây tôi chỉ viết 14 cái,14 câu chuyện nghe rất quen.

1. Một đoàn thể thao miền nam đi thi đấu ở Thanh Hóa. Thi đấu xong cả nhóm đi Sầm Sơn chơi. Một anh kia với vài người bạn thấy người ta bán dừa nên qua mua. Anh ta hỏi giá thì người bán nói 20,000 VND. Anh ta kêu mua 4 trái. Người bán trả lời “hai trăm ngàn”. Ủa 4 trái là 80,000 mà sao 200,000 được? Người bán trả lời với vẻ mặt giang hồ “thì anh mua trái kia là hai mươi nghìn, còn 3 trái kia thì sáu mươi nghìn một trái“. Anh kia và 3 người bạn kia liền móc tiền trả vì biết đã đụng phải giang hồ Sầm Sơn.

2. Anh kia người Vũng Tàu ra Hà Nội chơi với người yêu. Khi chọn taxi vô Phố Cổ thì đi Taxi Mai Linh để tránh bị chém. Trên xe có cái bảng giá ghi rõ ràng ‘Chuyến Nội Bài – Hà Nội dưới 33km 220,000 VND/tuyến’. Nhưng khi tới khách sạn thì tài xế bắt tính theo km, tổng cộng phải trả 330,000 VND. Cái này thì hình như là luật ngầm, lệnh vua (Mai Linh) không bằng lệ làng.

3. 1 cặp vợ chồng kia đi du lịch Hà Nội. Sáng bắt taxi từ Phố Cổ đi Lăng Bác. Cô vợ ra hỏi taxi bao nhiêu, taxi nói 50,000 VND. Tới nơi thì đồng hồ tính tiền chỉ 20,000 VND.

4. Ở Nội Thành Huế, một chị bán hàng rong chửi một chị kia khi chị ấy không chịu mua hàng “mẹ, Việt Kiều thế mà keo kiệt.”

5. Mình lên Đà Lạt chơi, tối ngồi uống sữa đậu nành, có 10,000 VND/ly thôi. Nhưng khi một anh Tây kia uống xong kêu tính tiền thì chị bán hàng nói “pho ti thao sèn” (fourty thousands/40,000 VND).

6. Mình có thằng bạn làm ở một khách sạn nhỏ ở Vũng Tàu. Vào dịp 30/4 năm ngoái khách sạn nó còn phòng nhưng ông bà chủ bắt nói với khách là hết phòng, đúng ngày 30/4 sẽ lên giá. Thằng đó vì không hiểu nên mới ý kiến với ông chủ là không sợ mất khách hả, ổng trả lời “sợ gì mày ơi, người ta cần tao chứ tao đâu cần người ta.”

7. Kỳ trước mình với tụi bạn đi Nha Trang chơi. Đang ăn thì cô bạn trong nhóm bị đau bao tử, thế là mình chạy đi mua vài viên thuốc. Mình tới tiệm thuốc tây kêu: “chú ơi, bạn con bị đau bao tử, chú bán con 2 viên”, ông chủ tiệm trả lời “ba chục em nhé”. 1 viên thực tế có vài ngàn thôi mà lúc đó gấp quá nên mình trả luôn không nói gì.

8. Mấy cái em lễ tân khách sạn hình như hay thích phân biệt đối xử với khách nội và ngoại hay sao á. Nó thấy người Việt vô là mặt tỉnh bơ, còn thấy khách Tây với trai đẹp là cái mặt sáng lên tươm tướp tới chào hỏi.

9. Tháng vừa rồi mình đi Hà Nội, thuê xe máy chạy vòng vòng. Đi gửi xe gần Hồ Gươm để tham quan, thấy cái bảng ghi 5,000. Nhưng khi ra tính tiền thằng giữ xe hét 20,000 VND. Tởn tới già.

10. Một anh người Mỹ mua một tour du lịch Hạ Long, ngủ qua đêm trên thuyền. Đã đặt phòng đơn trước và trả tiền, nhưng lúc nhận phòng thì mới biết phải ngủ với 1 người lạ khác, và người này cũng đã đặt phòng đơn. Mấy chuyện này quá nhiều trên các diễn đàn du lịch.

11. Mình với gia đình lái xe đi Nha Trang, dự định qua đêm ở biển Tuy Phong. Đã gọi điện đặt 2 phòng là 800,000 VND. Nhưng tới lúc nhận phòng người ta tự nhiên tăng lên 1.4 triệu. Bực bội.

12. Một đoàn khách Nhật đi Vũng Tàu du lịch. Tới quán kia ở đường Hoàng Hoa Thắm bị chém 16.6 triệu cho một buổi ăn. Chắc phải ngon hơn ở khách sạn 5 sao.

13. Một anh và 2 người bạn kia đi du lịch Vũng Tàu. Vào ngày thứ 2 đi ăn bánh canh ở cái quan vỉa hè, trả 300,000 VND cho 3 tổ nhỏ xíu. Một kỷ niệm thật đẹp với Vũng Tàu.

14. Bà dì mình năm rồi đi Vịnh Hạ Long, bả về bả nói một câu mình không biết nói gì luôn “đi Hạ Long rồi về Sài Gòn tao mới biết tao còn sống, đi làm gì mày ơi.”

Có quá nhiều điều để nói nhưng báo chí đã viết quá nhiều nên bài viết này sẽ tạm ngưng ở đây.

Nguồn: thanhnientudo

Tác giả: Ku Búa @ Triết Học Đường Phố

Tác giả: Ku Búa

Mê Tín Dị Đoan .

Mê Tín Dị Đoan .

Mê Tín là tin vào những gì không có ích cho sự phát triển cho khối óc. Mê tín sẽ làm ta yếu hèn, nhờ đỡ, thần kinh yếu dần rồi gây ra đủ loại bịnh tật. Việt Nam đã và đang lan tràn những hiện tượng đồng bóng, lên cốt, ‘ngoai cảm’, bói toán, bùa chú, tử vi tướng số, cầu cơ, gọi hồn, đốt vàng mã, coi phong thủy… Những việc này là mê tín và chúng ta nên tránh xa.

Trời đã ban cho mỗi người một báu vật đó là thể xác và tâm linh. Khi sanh ra làm người, là đã có đầy đủ hết không cần gì thêm nữa. Với Tâm linh sẵn có, mình có thể tự phát triển đến ngang hàng hoặc cao hơn bất kỳ ai cõi nào. Họ còn thua chúng ta mà, họ đâu có cái xác, đâu có ngũ hành như chúng ta. Vì không có cho nên nhiều phần bất chánh trong vũ trụ mới chiếm xác và điều khiển mình. Chúng ta có khối óc huyền vi siêu diệu sao không biết xử dụng mà lại chấp nhận sự lệ thuộc, làm nô lệ cho các giới đó? Cái gì thanh sạch là đưa các bạn đi lên là đúng, cái gì ác trược xâm chiếm và làm suy yếu thể xác hay thần kinh của mình là tà đạo.

Thời đại này sẽ không chấp nhận bất cứ sự mê tín nào trong xã hội. Tiện đây, xin đóng góp chút ý kiến về tất cả những hiện tượng trên để giúp xã hội chúng ta sống văn minh hơn.

alt

1) Cúng khai trương:

Hầu như người Việt nào khi khai trương gian hàng hay cửa tiệm đều bày ra cúng heo quay hay thổ địa. Có 4 điều chúng ta phải suy nghĩ:
thứ nhất, bạn căn cứ vào đâu và hiểu gì khi làm việc này?
Thứ nhì, tôi thấy 100% các công ty nước ngoài và người ngoại quốc đâu có làm chuyện này nhưng tại sao họ luôn luôn thành công? ví dụ Hoa Kỳ, họ không bao giờ làm chuyện này nhưng đất nước họ giàu mạnh nhất thế giới! còn chúng ta thì lúc nào cũng làm nhưng không khá chút nào.
Thứ ba, nếu như có thật là cúng kiểu đó có linh thiệt, thì té ra mình nương nhờ thần thánh đễ làm ăn? bạn định lợi dụng thần thánh?
Thứ tư, ai nói với bạn là có thổ địa và sao bạn biết ông ta thích ăn… heo quay?

2) Đốt vàng mã

alt

Mỗi lần khai trương hay cúng cô hồn hay cúng gì đó, người Việt ta lại bày ra đốt tiền giả hay vật giả. Bạn nghĩ sao mà làm vậy? tôi không nghĩ ra. Té ra khi tôi dùng lửa đễ tiêu huỷ giấy tờ thì ai đó dưới âm phủ sẽ nhận được toàn hồ sơ…. mật của tôi? Tội ai làm nấy chịu, ví dụ ông bà mình đang bị hành hình dưới địa ngục, bạn có nghĩ là mấy thứ bạn đốt đó sẽ đến tay họ không? Bạn có thể dùng kim ngân để phá luật đời nhưng sẽ không thể dùng mớ giấy lộn và hình nộm để phá luật Trời.

3) Bói toán:

alt

Không ai có thể biết tương lai của bạn! Tôi biết khoa Tử Vi là một môn khoa thiên văn cổ, nó dựa trên thiên văn, sự vận chuyễn của các hành tinh mà đúc kết nên đời người. Vấn đề là mình biết để làm gì? Tại sao chính mình có khả năng thay đổi đời mình qua cách sống hàng ngày mà không làm, lại đem đời mình phó thác cho số phận. Mà bạn muốn biết để làm gì chứ? Tôi hỏi thật đó. Biết rồi mình sẽ làm gì? Mình né được không? Bạn đã đọc phần 4 của bài, tốt hơn theo đó mà làm thì đời bạn sẽ khá hơn.

4) Phong Thủy:

alt

Phong Thủy không phải là bộ môn xấu nhưng chính vì chúng ta làm nó xấu.

Nó là nghệ thuật thiết kế chứ chẳng có gì bí mật hết. Ví dụ: phòng khách mình sắp đặt nhìn “chướng mắt” như giữa phòng khách kê cái giường ngủ, tranh treo ngay cửa sổ, đồng hồ treo sau cửa ra vào, bàn ăn kê trong phòng ngủ…. khi bạn mời sếp đến nhà chơi, bước vô là người ta thấy khó chịu rồi. Cái khó chịu này sẽ làm bạn thất bại sau này. Tôi chỉ lấy 1 ví dụ rất nhỏ để các bạn thấy, con người mình ra sao, mình sẽ an bài nội thất y như vậy. Bạn đạo đức, sống tốt, sức khoẻ dồi dào… bạn sẽ thiết kế khác người bên trên. Đó chính là phong thủy đã an bài rồi. Nó an bài ngay trong tâm tánh mình. Người Pháp, người Nhật, nhà cửa trang trí họ khác nhau là vì cái tánh họ khác nhau. Cho nên không thể dùng Phong Thuỷ để thay đổi cuộc sống, mà phải thay đổi tánh tình trước. Dùng phong thuỷ táng huyệt chỗ này chỗ kia, đó là đại tội vì cướp đi phần âm đức đã an bài cho người khác. Thiếu gì người dành mua cho được căn nhà “hạp” với tuổi mình nhưng rồi cũng tán gia bại sản.

5) Nhà “Ngoại Cảm”:

Hiện nay tại VN, rất nhiều người tin theo cái này. Mình là người, có trí óc, có cái tâm vô cùng siêu diệu mà sao lại chạy theo mấy cái này? Tôi hỏi nè, bạn có biết bên trong cái xác nhà ‘ngoại cảm’ đó là gì không? Nếu bạn biết ai đam mê cái này, nên khuyên họ rời xa ngay lập tức. Toàn là làm những chuyện nghịch thiên phá luật.

6) Lên Đồng, Nhập Xác:

alt

Nguồn: vnphoto.net

Việc này có chứ không thể phủ nhận. Khoa học cũng nghiên cứu, phân tích đủ thứ mà vẫn không giải thích được. Cái đó chứng minh là có linh hồn. Bạn là chủ của 1 tiểu vũ trụ, là vua một cõi trong bản thể, bạn phải xử dụng chủ quyền của mình. Trong bản thể nó lớn lắm, như là ngoài vũ trụ. Chúng ta không nên giao tiếp hoặc trực tiếp tham gia những việc này. Ngoài đời nhiều giới bất chánh lắm, thì bên kia cũng vậy! Bạn thử ra đường mời giang hồ vô gia cư vô nhà mình ở một thời gian rồi sẽ biết chuyện gì sẽ xãy ra. Tất cả là duyên nghiệp ân oán với nhau thôi.

7) Bùa Chú:

alt

Người bạn tôi đi xe đường xa, trên xe đò có 1 nhóm người ngồi chơi bài, thấy anh ta có vẻ thích thú, họ mời anh ta chơi. Lúc say mê chơi, họ bảo anh đặt tiền bao nhiêu là anh ta cứ lấy mà đặt. Khi xe tới nơi, anh bước xuống và như chợt tỉnh lại thì số tiền lớn trong túi mất sạch. Ai ai đều nói là anh bị bỏ bùa. Vậy Bùa Ngãi là gì?

Tất cả chỉ là hoá chất (chemical) thôi, không gì khác. Họ lấy tinh dầu của một số cây, lấy tinh chất rồi phóng ý vô đó. Tâm con người là sức mạnh vạn năng, có nghe Tâm Điển bao giờ chưa? Tâm bạn là điển quang, có ánh sáng, có sức rung động có thể tạo ra sự sống. Vì chính nó là nguồn sống. Cứ bơm sự sống với tà tâm vô mấy cái hũ đó lâu ngày nó thành thuốc. Nó có thể hại người ít đức chứ không động được người đức cao, vì sao? vì người đức cao họ có điển tâm mạnh hơn, khó hại lắm. Quỷ Thần còn phải trọng, mấy cái cây đó làm được gì, cùng lắm là hoá chất làm họ tê chút thôi.

Tin và dùng bùa ngãi là thứ tà đạo tồi nhất mà làm người phải tránh. Xử dụng mấy thứ này hại người  trước sau gì cũng bị quả báo lúc lâm chung. Tại sao không dùng điển tâm của mình khai phá huyền bí mầu nhiệm chơn tâm để đi đường lớn mà cứ chui đầu vào làm chuyện lắc nhắc?

8) Đánh Đề:
Tệ nạn này ngày càng nhiều ở VN. Người ta tối nằm ngủ, thấy con này, vật nọ, liền ngày hôm sau là dựa vào đó mà mua số đề để mong được có số tiền. Thậm chí còn quá lố hơn nữa là canh nơi nào có người vừa bị tại nạn xe cộ chết là xúm ra cúng kiến cầu người mới chết phù hộ cho may mắn.

Tại sao chúng ta lại mê muội đến mức này? Điều gì khiến con người trở nên thấp trí đến nỗi đi cầu người chết để giúp ta làm giàu? Người chết do tai nạn đều là bất đắc kỳ tử. Thần hồn họ hốt hoảng, hồn phách tán loạn, đau khổ, bối rối,…. họ còn lo cho họ chưa xong thì làm gì giúp cho mình! Mà họ lấy tư cách gì mà biết tương lai chưa xảy ra? Họ còn chưa tin là mình đã chết và không biết trước mình sẽ chết thì làm gì họ biết được gì khác mà giúp chúng ta.

9) Xin Ấn:

alt

“…Lễ hội đền Trần diễn ra vào rằm tháng giêng và mở đầu bằng lễ khai ấn đêm 14 tháng giêng. Gần đây, ngày càng nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội để xin được tờ ấn với mong ước thăng tiến trong nghề nghiệp…”

Đây là một hiện tượng vô cùng phản khoa học, phản tôn giáo, nghịch lại mọi đạo đức căn bản của dân tộc. Chen đua nhau, giẫm lên nhau, đạp nhau để xin thần thánh ban cho thăng quan tiến chức qua vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng.

alt

Trời ơi người Việt chúng ta đó sao? tại sao chúng ta lại mê muội đến mức này? Tài lộc và phước đức do một cá nhân phải do công năng tu tập đạo đức bao kiếp có thể mua với giá vài chục ngàn đồng? Chúng ta hãy mở to con mắt ra mà nhìn tấm gương phát triển đất nước ở các quốc gia văn minh tiến bộ xem họ có ‘mua ấn’ để được giàu có thăng quan không, hay họ đã vận dụng trí tuệ chính họ đưa họ lên tột đỉnh giàu sang? Bill Gate, Steve Jobs, Warren Buffet có ông nào cần mua ấn không?

Nếu có thần thánh thì ‘thần’ và ‘thánh’ nào dám cả gan ban cho phước lộc giàu sang kiểu này hả? Dùng tiền mà mua chuộc cả thần thánh thì mình mang tội trước rồi mấy ông thần thánh đó mang tội sau.

10) Xông Đất & Giải Hạn Sao:

Đây cũng là một hình thức mê tín rất sai lầm của người Việt ta. Không ai trên thế gian có tư cách giải dùm ai bất cứ nạn nào trừ ra chính mình. Tội và nghiệp lực của ta phải do chính ta giải bằng cách sống đạo đức hơn chứ không phải bằng cúng kiến. Mà… người đi giải hạn sao xấu biết gì về…tinh tú trên trời? và người giải hạn hiểu gì không huyền bí trong vủ trụ? Giải cho cố vào rồi có gì thay đổi đâu: nghèo vẫn nghèo, ngu vẫn ngu, xui vẫn xui. Tôi biết có cách giải đó! Đó là… tu tâm dưỡng tánh. Thay đổi khối óc, làm sạch ngũ tạng. Ngũ tạng mình chính là ‘Sao’, là  Tinh tú đó. Bạn có nghe từ ‘Hành tinh cơ tạng’ bao giờ chưa? Nó đó, nhắm vào đó mà giải thì cuộc đời thay đổi toàn diện. Sửa tâm sửa tánh chính là giải hạn giải sao tận gốc đó bạn, vì nạn là do chính tánh tình của mình mà nên. Giải đi bạn, giải nó hằng ngày hằng giờ, khỏi cần đầu năm, khỏi tốn tiền!

Còn tục Xông Đất đầu năm nữa, thật không hiểu nổi. Bao tỷ người Việt và Tàu cứ xông đất đi rồi đời mình cũng không khá nổi. À… tôi đề nghị nếu đầu năm có người ăn xin đến nhà bạn xin tiền, bạn hãy ban tặng cho họ tiền bạc, hãy mời họ vào nhà dùng buổi cơm đầu năm đi. Bạn sẽ động lòng Trời đó. Bạn đuổi họ đi vì sợ xui thì bạn sẽ xui mạt kiếp đến chết thôi. Tâm xấu xí thế kia thần thánh nào mà chứng.

11) Sừng Tê Và Rượu Thuốc:

À, tại sao tôi lại liệt thứ này vào mê tín? Mê tín là tin những gì vô căn cứ đúng không? Nếu 10 mục mê tín trên có hại cho tâm linh và làm bại hoại xã hội thì vụ này thuộc loại mê tín làm thiệt hại vật chất. Chúng đã góp phần rất lớn làm hư hại môi sinh trái đất, phá trật tự thiên nhiên.

sừng tê giác

Sừng tê giác giả ( Ảnh http://vtc.vn/)

Cái giống Hán tộc ngu muội  nó bày ra biết bao điều bại họai ngu si làm tổn thương con người từ việc ăn óc khỉ, cúng bái, đốt vàng mã, phong thuỷ, ăn ngầu pín, vi cá, vân vân…Nó tai hại đến nổi người Việt ta bây giờ bị tiêm nhiễm hết thuốc chữa. Nó đã lan tràn khắp đất nước đến mức từ trên xuống dưới cứ làm theo, tin theo mà bất chấp hậu quả. Một con Tê Giác vài ba năm mới đẻ 1 con, rồi nhiều năm mới lớn và mọc sừng, rồi cũng vì mê tín dốt nát mà giết nó đi chỉ vì cái sừng! nếu như muốn tăng cường sinh lý thì thiếu gì cách, như tập thể dục, ăn uống điều độ, tập yoga, tiết dục,…nếu sống đúng như vậy thì chúng ta sẽ khoẻ mạnh, cần gì phải giết đi một con vật hiền lành để thỏa mãn thú tính của mình.

Đến bây giờ Y học cũng chưa chứng minh được sừng Tê, rượu Rắn có thể giúp con người chuyện đó.

Nếu biết suy nghĩ thì phải hiểu là dùng bất cứ thứ gì để trợ dâm kích dục điều phản thiên nhiên, trước sau gì cũng bị bịnh. Có thấy lịch sử Trung Hoa và Việt nam là cái gương không? Có ông Vua nào sống thọ hơn 40 tuổi đâu !!! Ông nào cũng tẩm bổ bằng sừng Tê, sâm Nhung, canh Yến, Hổ cốt, rượu Kỳ Đà, Rắn,…. nhưng đều chết trẻ. Tuổi thọ bị giảm cũng vì sống trái tự nhiên. Làm biếng, lười vận động mà dùng mấy thứ này là chết sớm thôi. Xe cũ thì chấp nhận chạy ỳ ạch đi, chứ còn muốn làm xe đua đổ xăng máy bay vào để vọt qua mặt nguời ta là banh máy. Luật Trời đã ấn định rỏ mà, bạn tham dục quá độ thì chết sớm hoặc bại liệt lúc về già. Suy yếu vì đã lạm dụng nó quá mức thì hãy lo tập luyện sức khoẻ chứ dùng mấy thứ này là hư nó thêm, càng chết sớm. Chết rồi là mất hết, 100 sừng Tê cũng vô dụng. (đọc tin này)

12) Đi Chùa Khấn Vái:

alt

Tâm chúng ta làm ra ngôi chùa, người ta không đến đó là nó thành hoang phế đâu có linh nữa. Vì vậy tâm chúng ta mới thật là linh ứng, không phải ngôi chùa hay những hình tượng băng gỗ hay đất sét nắn thành. Người ta tu hành rất gian nan mới thành công rồi mình đến van xin họ là lợi dụng buôn thần bán thánh. Tại sao ta không hành như họ để giải khổ mà lại cầu xin để giải khổ? Chùa Miễu không phải là chổ để cầu xin vì chư vị đã thành đạo thoát tục, chư Phật đã đi trong sự khổ hạnh bần hèn, buông xã hết của cải danh lợi mới thành đạo, vì vậy họ không thể ban sự giàu sang phúc đức cho bất cứ ai vì đó là đi ngược lại con đường giải thoát. Bước vào đó, chúng ta không nên cầu khấn mà hãy nghĩ đến…Bill Gate. Anh ta không hề đến chùa cầu xin điều gì nhưng là tỷ phú. Cho nên chúng ta đến đó là để suy gẫm đạo lý và luật nhân quả, chứ cầu xin không bao giờ được đâu. Bước vào Chùa hay Nhà Thờ là hãy nhớ đến …Bill, để tu tỉnh sống đúng hơn trong kiếp này và dọn con đường thiện lành cho mai sau.

Tưởng Nhớ H.O. Nguyễn Tấn Thành, “Ông Nha Sĩ H.O.11″(*)

Tưởng Nhớ H.O. Nguyễn Tấn Thành, “Ông Nha Sĩ H.O.11″(*)

Nguoi-viet.com

Huy Phương

Vị Nha Sĩ QL/VNCH bị lao cột sống, mắt mờ, liệt hai chân, sang Mỹ theo danh  sách H.O.11, đã phấn đấu trong 8 năm dài  để lấy bằng hành nghề trở lại.

Tôi chú ý tới cái danh hiệu H.O.11 của một phòng mạch nha sĩ đăng trên báo hơn một năm nay. Trong thời gian này, phong trào H.O. hình như đã bị quên lãng, kể từ ngày người H.O. đầu tiên đến đất Mỹ nay đã gần mười lăm năm. Những cựu tù nhân chính trị hình như đã hòa hợp tan biến vào trong dòng đời thác lũ trên quê người. Trong số anh em định cư ở đây cũng có người thành công vượt bực, con cái thành đạt và bản thân họ cũng ăn nên làm ra, nhưng cũng có những hoàn cảnh kém may mắn đã chấp nhận một đời sống tạm bợ cho qua ngày đoạn tháng, trong cậy vào tương lai của đàn con lớn lên trên đất Mỹ.

Trong tất cả hoàn cảnh, ngoài một số ít có chút vốn liếng và trong tay đã có được cơ hội may mắn thành công sớm sủa, thì hầu hết sức lực đã mòn mỏi trong những trại tù, con cái đã quá tuổi ngồi trên ghế nhà trường trung học, lại làm thân “trâu chậm uống nước đục” nên họ đã phải phấn đấu tích cực trong quãng đời còn lại để được sống còn. Sang đây trong vòng trên dưới mười năm, nhiều anh em H.O. đã cầm sách đi học lại, và rất nhiều người đã lấy được bằng Ph.D. và không thiếu người có Master. Nhưng những anh em trong nghề y, được sang Mỹ sau năm 1992 rất khó trở lại nghề cũ, nhiều bác sĩ quân y “đổi đời“ đã phải đi bỏ báo hay vào cắt chỉ trong những shop may. Vì vậy Nguyễn Tấn Thành, một nha sĩ quân y, cựu tù nhân chính trị đã ngồi tù ba năm một tháng, mới đặt chân đến Mỹ tháng 4-1992, phấn đấu trong một khoảng thời gian dài 8 năm để lấy lại cái bằng hành nghề nha sĩ trên đất Mỹ, hãnh diện trương bảng hiệu H.O.11, là một tấm gương nỗ lực và thành công đáng cho chúng ta khen ngợi.

Nguyễn Tấn Thành tốt nghiệp Đại Học Nha Khoa Saigon năm 1972 giữa lúc chiến cuộc bắt đầu trở nên dữ dội, anh đã tình nguyện vào quân y và được thuyên chuyển về Quân Y Viện Pleiku. Quân đội bỏ Pleiku rồi tan hàng vào cuối mùa Xuân 1975, Nguyễn Tấn Thành đã ở tù qua các trại Hốc Môn, Kà Tum, Suối Máu. Trong vai trò một nha sĩ đi tù, anh đã có cơ hội chăm sóc cho các bạn tù, vượt qua thời gian ba năm để đủ tiêu chuẩn được Hoa Kỳ chấp nhận cho định cư.

Tuy vậy, trước khi nhận tấm giấy xuất cảnh diện H.O. lên đường sang Mỹ, Nguyễn Tấn Thành đã bị lao cột sống, liệt hai chân, mắt mờ đã được các bệnh viện ở Việt Nam mổ cắt đi một “xương sườn để chống xương sống”. Từ cuối năm 1978 cho đến 1985, Nguyễn Tấn Thành phải nằm nhà, uống thuốc Bắc và phấn đấu để sống còn, không hy vọng gì tới một tương lai sáng sủa. Khi có nguồn tin cho những người cựu tù nhân chính trị đủ ba năm có thể nộp đơn xin xuất cảnh, Thành le lói một hy vọng qua Mỹ để chữa bệnh, chứ không bao giờ có tham vong trở lại nhà trường Mỹ để sau này có thể trở lại nghề cũ.

Vì trục trặc giấy tờ do một thân nhân đứng ra bảo lãnh cho chuyến ra đi, gia đình Nguyễn Tấn Thành tuy được vào danh sách H11, nhưng không được xếp vào diện tỵ nạn và mãi cho tới mãi năm 1997, gia đình ông mới nhận được thẻ xanh. Vì vậy, gia đình người cựu tù nhân này không nhận được một món trợ cấp nào ngoài tấm medi-cal vì có hai con còn nhỏ. Đứng trước một tương lai khá mờ mịt vì phải làm những nghề tay chân để kiếm sống, chị Thành đã khuyến khích và thúc giục chồng trở lại trường. Những ngày đầu đến định cư, hai vợ chồng đã phải vào cắt chỉ trong shop may, sau khi chồng quyết định “dùi mài kinh sử“, chị Thành đã chuyển qua đi học nghề “nail“để xoay xở đủ chi dụng trong gia đình cho anh Thành rảnh rang lo việc học.

Nhờ vào tấm giấy chứng nhận của hội đồng y khoa lưu vong mà bác sĩ Nguyễn Văn Thơ là Chủ Tịch, Nguyễn Tấn Thành mới được ghi danh theo các kỳ thi của Đại Học Nha Khoa Loma Linda. Sau khi đậu xong phần 1, trong hoàn cảnh một H.O. có gánh nặng gia đình mới đến Mỹ anh không có khả năng và phương tiện thi và cắp sách đến trường như những lớp trẻ tuổi. Cuộc thi có bốn phần mà anh Thành phải kéo dài trong 8 năm dài. Tiền đóng học phí cho khóa luyện thi tại trường này cũng đã lên tới $6,000.00, anh phải đi mượn bạn bè trong đó có những người là bạn tù cũ. Ngay trong phần 2 là phần thi lý thuyết, anh Thành thú nhận ngay cả danh từ bằng tiếng Anh của các dụng cụ trong phòng mạch anh cũng không thể nào biết nổi, nên nhiều lần thi hỏng, anh đã rất chán nản, ngã lòng và phải mất ba năm, sáu lần thi cho phần lý thuyết. Cuối cùng thì mục đích cũng đã đạt, Nguyễn Tấn Thành tốt nghiệp nha sĩ Hoa Kỳ tại Loma Linda và bằng hành nghề California vào năm 2002.

Nhờ chuyển tiếp được một phòng mạch của Nha Sĩ Nguyễn Văn Huỳnh trước khi nha sĩ này về hưu tại ngay khu Bolsa, cạnh nhà hàng Song Long, ngày nay H.O.11 Nguyễn Tấn Thành đã có một số đông khách hàng, không thiếu những bạn tù cũ ngày xưa, anh đã từng lo đám “răng cỏ” cho họ, trong hoàn cảnh thiếu thốn phương tiện của những trại tù khắc nghiệt như Kà Tum, Suối Máu.

Anh Nguyễn Tấn Thành xem diện H.O. như một hãnh diện, chính thân sinh của anh, nguyên là sĩ quan an ninh tại Bộ Nội Vụ VNCH, cũng đã đi tù ra Bắc. Sang đây anh gặp lại Võ Sư Trương Văn Hai cũng là bạn tù, đã góp ý với anh ghi hai chữ H.O.11 như là một sự biết ơn và hy vọng gặp lại một số bạn bè cũ. Mừng là vì ước mơ đã toại nguyện, anh cũng cho rằng phần lớn là nhờ sự may mắn, chịu khó hơn là tài giỏi. Nguyễn Tấn Thành cũng ghi nhận công lao của người vợ trong những ngày anh bị teo, liệt hai chân, tưởng như đã vô vọng trước cuộc sống và sang đây đã chịu khó khăn để nuôi chồng ăn học trong tám năm, tám năm anh không làm được ra một đô la nào.

Tôi cho rằng H.O.11 Nguyễn Tấn Thành là một biểu tượng cho sự phấn đấu cho những người cựu tù nhân chính trị muộn màng khi đặt chân đến nơi đây, tuy thành công không có gì lớn lao, nhưng đầy ý nghĩa, có thể làm gương cho những người trẻ của thế hệ nối tiếp trên đất Mỹ. (Bài viết năm 2005)

(Trích trong CHÂN  DUNG H.O. & Những Cuộc Đổi Đời)

* Ông Nguyễn Tấn Thành qua đời tại Bệnh Viện Western Medical, Santa Ana, California vào ngày 14-4-2015, hưởng thọ 71 tuổi.

Gia đình Mỹ-Việt bán Pizza ở Lạc Dương, Đà Lạt

Gia đình Mỹ-Việt bán Pizza ở Lạc Dương, Đà Lạt

Nguoi-viet.com

Trần Tiến Dũng/Người Việt

ĐÀ LẠT (NV) Trong tình trạng ham thích một cách hỗn độn các loại ẩm thực du nhập từ Âu Mỹ ở Việt Nam hiện nay, đến người Sài Gòn cũng cảm thấy bất ngờ khi biết rằng ở kề bên ngọn núi Lang Bian, thị trấn Lạc Dương heo hút lại có một lò bánh pizza đúng khẩu vị Mỹ gốc Ý.

Gia đình Mỹ-Việt mở lò bánh pizza ở thị trấn Lạc Dương- Đà Lạt.
(Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Khi ông chủ làng du lịch Cù Lần, Văn Tuấn Anh nói rằng sẽ mời chúng tôi ăn trưa bằng bánh pizza, chúng tôi tưởng mình nghe lầm, có người còn cho rằng chắc là món bánh xèo miền Trung thay tên đổi họ cho thêm phần vui lạ.

Nhưng khi cô gái người K’ Ho tên là RoLăn đưa chúng tôi đi dọc theo con đường lớn của thị trấn, trước mặt chúng tôi cái lò bánh pizza hiện ra với hình dáng không khác gì mọi cái quán hủ tiếu hay bún bò.

Giữa trưa, trong cái nắng nhưng lạnh của xứ Lạc Dương-Đà Lạt, lò bánh pizza không có một người khách nào. Phải một lúc sau người phụ nữ trung niên mặc tạp đề đầu bếp mới bước ra chào khách từ trong cái nhà lợp tôn có từ thời Đà Lạt trước 1975.

Chúng tôi chưa kịp biết bà là chủ hay chỉ là người thợ làm bánh thì đã bị cái bếp nướng bánh pizza xây bằng gạch thô, ống khói làm bằng mấy miếng tôn thiếc hút mất cái nhìn.

Bánh pizza được làm từ các nguyên liêu tươi sạch của cao nguyên
Đà Lạt. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Nhưng ấn tượng nhất vẫn là nguyên cái đầu trâu treo trang trí ngay trên lò bánh rất ư đúng kiểu quán trong một thị trấn của phim cao bồi miền Viễn Tây Hoa Kỳ.

Cả đoàn chúng tôi ngồi vào cái bàn được làm bằng miếng gỗ thông thô. Người đàn bà nướng bánh không nói không rằng gì với khách, bà tiếp tục làm cái việc nhồi bột bánh. Khi miếng bánh pizza với đầy đủ các phụ phẩm cần thiết, bà tiến lại mở cửa lò nướng bánh, lúc đó bà mới hỏi bằng giọng của người xứ Quảng. “Các anh mua mấy cái?”

Chúng tôi nhìn ánh lửa củi bừng cháy khi gió lùa vào trong lò, không cần tốn công sức thổi lửa cực nhọc thì đoán biết người xây lò nướng bánh này đúng là tay làm bánh có hạng.

Một lúc sau, chúng tôi được dịp tiếp xúc với ông chủ lò bánh. Người đàn ông trung niên này là một công dân Hoa Kỳ chính hiệu. Ông tên James Reelick, sinh ra và lớn lên ở Connecticut.

Ông cho biết, ông học ngành thảo mộc, ở Mỹ ông làm việc trong một công ty trồng hoa của gia đình. Ông đến Đà Lạt năm 2007 và chọn gắn bó với núi rừng Lang Bian-Lạc Dương từ đó.

Có không một ngày nào đó nông dân Lạc Dương ăn bánh pizza
của ông Mỹ thay cơm? (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Khi được hỏi vì sao ông đưa một thứ bánh đặc thù văn hóa Âu Mỹ đến một cái nơi mà món bánh mì du nhập có tuổi hơn trăm năm còn “khó sống” cạnh tranh bún, cơm và rau. Ông thành thật cho biết. Để tồn tại ở cao nguyên Lâm Viên tuyệt đẹp này, ông đã làm nhiều nghề nhưng khi rơi vào thế bí thì cái lò bánh pizza này lại cứu ông.

Người dân ở Lạc Dương gọi ông với cái tên thân mật là ông Tây Pizza. Ông giới thiệu cho chúng tôi biết người thợ phụ đang nướng bánh là vợ ông, một người phụ nữ quê Quảng Nam, bà có 2 đứa con riêng và hiện giờ có chung với ông một bé gái ba tuổi.

Ông cho biết, ông hiểu “hoàn cảnh khó” của cái bánh pizza rất Mỹ khi xuất hiện ở thị trấn miền núi này và ông cũng không ngờ sức sống của cái bánh pizza này lại vượt qua mọi trở ngại về văn hóa, chính trị… để trở thành quen thuộc với người dân Lạc Dương, khách du lịch và các du khách nước ngoài đến thành phố Đà Lạt.

Cái lò nướng bánh pizza trang trí đầu trâu cũng ra phong cách
miền Viễn Tây Mỹ. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Hiện tại nguồn thu nhập chính nuôi sống gia đình Mỹ-Việt của ông là lò bánh pizza và trong ông đang ấp ủ một số dự án du lịch nghỉ dưỡng khác mà ông tin rằng sẽ góp phần biến Lạc Dương- Đà Lạt thành một thị trấn đa văn hóa, bởi không đâu ở Việt Nam có phong cách văn hóa Tây phương bằng Đà Lạt.

Chúng tôi được mời ăn bánh, miếng bánh được nướng và cắt ngay trên một miếng gạch tàu của người Việt. Người đàn bà Việt được chồng Mỹ truyền nghề làm bánh pizza này tuy ít nói nhưng vẫn hỏi chúng tôi cho ra cái điều mà chị thắc mắc rằng: Bánh chị làm có ngon không, so với pizza ở Sài Gòn có bằng không?”

Chúng tôi trả lời cho chị yên lòng là bánh rất ngon. Rồi chị phân bua, trong các loại nguyên liệu làm bánh chỉ trừ dầu ô liu là đồ nhập, mọi thứ khác như cà chua, trứng, thịt, hải sản đều được chọn từ nguyên liệu tươi sạch của Đà Lạt.

Đoàn chúng tôi 6 người, ăn tất cả 3 cái bánh pizza của ông Tây, cảm giác lạ miệng, no; và rõ ràng thật thú vị khi nghĩ tới viễn cảnh một ngày nào đó các nông dân Đà Lạt gốc Bắc-Trung-Nam cùng bà con người dân tộc thiểu số ở vùng núi Lang Bian, Lạc Dương này mà chọn ăn bữa trưa bằng thức ăn nhanh pizza Mỹ.

Báo cáo về Tình Hình Nhân Quyền tại Việt Nam năm 2014.

Báo cáo về Tình Hình Nhân Quyền tại Việt Nam năm 2014.

*      *     *

Cũng như mọi năm, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam có trụ sở chính tại miền Nam California vừa cho công bố vào đầu tháng 5/2015 Bản Báo Cáo về Tình Hình Nhân Quyền tại Việt Nam trong năm 2014. Bản Báo Cáo năm 2014 được trình bày khá chi tiết trải dài trong 90 trang kèm theo nhiều hình ảnh về các nhân vật đã tích cực tham gia tranh đấu cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền ở trong nước – với 2 ấn bản Việt ngữ và Anh ngữ.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ XXI Ngày Nhân Quyền Việt Nam được tổ chức tại Thủ đô Washington DC vào đúng ngày 11 tháng 5 vừa qua, ấn bản tiếng Anh của Bản Báo Cáo này đã được phổ biến rộng rãi đến tận tay các Dân biểu, Nghị sĩ và các giới chức hàng đầu trong chính phủ Hoa Kỳ cũng như đại diện các cơ quan tranh đấu nhân quyền, giới truyền thông báo chí v.v…

Đặc biệt, trong Phần Phụ Lục một danh sách ghi rõ tên tuổi của hàng mấy trăm các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Việt nam – cũng như của những tù nhân mới được trả tự do nhưng vẫn còn bị quản chế theo dõi ngặt nghèo ở Việt Nam.

Quí bạn đọc có thể tìm kiếm đày đủ các chi tiết của Bản Báo Cáo này trên địa chỉ website của Mạng Lưới Nhân Quyền VN như sau đây : www.vietnamhumanrights.net

Giới thiệu sách: Hồng phúc nước Mỹ

Giới thiệu sách: Hồng   phúc   nước   Mỹ

Nguyên tác tiếng Anh  :  American Grace

Tác giả : Robert D. Putnam & David E. Campbell

Nhà xuất bản : Simon & Schuster ấn hành năm 2010

Người giới thiệu : Đòan Thanh Liêm

Đây là một cuốn sách biên sọan rất công phu của hai nhà nghiên cứu xã hội học nổi danh hiện nay tại Mỹ. Cuốn sách trình bày những nhận định thật sâu sắc về sự biến chuyển trong đời sống tâm linh và văn hóa của người dân Mỹ, đặc biệt trong vòng 50 năm vào cuối thế kỷ XX gần đây.  Các tác giả đã dựa trên những thống kê, điều tra (survey), phỏng vấn gần đây nhất, và đã tham khảo đủ thứ tư liệu có giá trị trong suốt quá trình tìm hiểu cân nhắc, để rồi đi tới được những nhận định tổng hợp rành mạch về một trong những vấn đề rất quan trọng và phong phú của khu vực xã hội dân sự hiện nay tại nước Mỹ.

Tác giả thứ nhất, Robert Putnam là giáo sư kỳ cựu tại đại học Harvard, từng là khoa trưởng của Kennedy School of Government và là chủ tịch Hiệp hội Khoa học Chính trị Hoa kỳ. Ông cũng là tác giả của khá nhiều cuốn sách, trong đó cuốn “Bowling Alone : The Collapse and Revival of American Community” xuất bản năm 2000 thuộc lọai sách bán chạy nhất (bestseller). Trong cuốn này, tác giả cảnh báo về sự giảm sút nghiêm trọng về nguồn vốn xã hội (social capital) trong xã hội nước Mỹ vào cuối thế kỷ XX.

Tác giả khác, David Campbell cũng là một giáo sư tại đại học Notre Dame danh tiếng ở Indiana và là một chuyên gia về tôn giáo, chính trị và chính sách công cộng. Ông này cũng là tác giả của một số cuốn sách, trong đó có cuốn được nhiều người chú ý : “Why we vote : How Schools and Communities Shape Our Civic Life ?”

Ngay nhan đề tòan bộ của cuốn sách dài tổng cộng trên 680 trang cũng đã cho người đọc hình dung được giá trị của công trình nghiên cứu khoa học rất công phu, đồ sộ và nghiêm túc của hai tác giả lừng danh này, nhan đề đó ghi chi tiết như sau :

American Grace

How Religion Divides and Unites Us

(Hồng phúc nước Mỹ : Tôn giáo chia rẽ và kết hợp giữa chúng ta như thế nào).

Cuốn sách được phân bố chủ yếu trong 15 chương dài 550 trang, kèm theo 2 phần phụ lục và phần ghi chú xuất xứ dài khỏang 100 trang. Xin ghi tiêu đề của một số chương đáng chú ý như sau :

*Chương 1 : Sự Phân cực và Đa nguyên tôn giáo ở Mỹ (Religious Polarization and Pluralism).

*Chương 6 : Những sáng kiến đổi mới trong Tôn giáo  (Innovations in Religion).

*Chương 7 & 10 : Những đỏan văn minh họa : Sắc tộc, Giới tính và Tôn giáo  –  Tôn giáo và Chính trị đan kẽ với nhau ra sao? (Vignettes)

*Chương 11 : Tôn giáo trong Đời sống Chính trị nước Mỹ (Religion in American Politics).

*Chương 15 cuối cùng : Hồng phúc nước Mỹ : Một dân tộc bao dung nối kết những chia cách tôn giáo như thế nào (America ‘s Grace : How a Tolerant Nation Bridges Its Religious Divides)

A – Mấy nét chính yếu trong cuốn sách.

Nhìn qua cuốn sách, ta có thể ghi nhận một số điểm như sau :

–          Từ lâu, người Mỹ vẫn có niềm tin tôn giáo sâu sắc, nhưng cũng rất khác nhau trong cách hành đạo. Mà họ lại có tinh thần bao dung đặc biệt về tôn giáo. Trong mấy thập niên gần đây, bối cảnh sinh họat tôn giáo đã thay đổi rõ rệt.

–          Từ đầu thập niên 1960, nước Mỹ đã trải qua 3 cuộc chấn động thật mạnh mẽ về mặt tôn giáo. Trước hết, trong thập niên 1960 việc hành đạo bắt đầu giảm sút nhiều. Rồi vào thập niên 1970 và 1980, đã xảy ra phong trào phản ứng bảo thủ với sự phát triển mạnh mẽ của phái hữu, thường được gọi là truyền thống “ Tin Lành Evangelical”. Và từ thập niên 1990, thì giới trẻ bắt đầu tách khỏi sự liên kết giữa tôn giáo với chủ trương chính trị bảo thủ, họ xa rời các giáo hội, nhưng lại không nhất thiết từ bỏ niềm tin tôn giáo.

–           Hậu quả là đang có sự phân cực mỗi ngày một lớn rộng – hàng ngũ bảo thủ và thế tục phóng khóang mỗi bên đều có sự gia tăng về số lượng người theo, cùng lúc với số người ôn hòa ở vào phía giữa hai bên. Số người tự xếp mình không sinh họat với một nhà thờ nào – được tác giả gọi là “nones”- đã gia tăng trong vài chục năm gần đây từ 5% lên đến trên 25%, nhất là trong lớp người trẻ.

–          Với nhiều hôn nhân kết hợp giữa người theo tôn giáo khác nhau (Interfaith marriage), trong các gia đình đã có sự chấp thuận dễ dàng về sự khác biệt trong nếp sống tôn giáo. Tác giả nêu ra mô hình “Nguyên lý Dì Susan” (Aunt Susan Principle) để diễn tả hiện tượng trong nhà có một bà dì đạo đức, thánh thiện, nhưng mà lại có niềm tin tôn giáo khác biệt với đa số trong gia đình.

–          Trong suốt cuốn sách, người đọc có thể dễ dàng nhận ra những khám phá thật lý thú đến ngạc nhiên của các tác giả, điển hình như : * Có đến khỏang 40% các gia đình kết hôn giữa người thuộc tôn giáo khác nhau – * Có đến một phần ba dân Mỹ đã thay đổi tôn giáo cách này hay cách khác – * Cả những người sùng đạo cũng tin tưởng rằng người theo tôn giáo khác vẫn được lên thiên đàng – * Người theo đạo thường cũng là người láng giềng tốt và tham gia nhiều hơn vào các việc từ thiện nhân đạo…

–          Trong nhiều thập niên sắp tới, đây có thể coi như là cuốn sách quan trọng nhất trình bày về đời sống tôn giáo ở nước Mỹ, và cũng là một tài liệu thiết yếu cho sự tìm hiểu về văn hóa trong xã hội Mỹ hiện nay vậy.

B – Giới thiệu một vài chương điển hình.

Chương 9 : Tính Đa dạng, Sắc tộc và Tôn giáo (trang 260-319)

(Diversity, Ethnicity, and Religion)

Là một dân tộc gồm nhiều thế hệ người di dân từ các địa phương khác nhau trên thế giới tới lập nghiệp tại nước Mỹ, nên quốc gia này có tính chất đa dạng nổi bật về mặt chủng tộc, cũng như về truyền thống tôn giáo và văn hóa. Nói chung, thì người Mỹ có tinh thần tôn giáo cao độ (high religiosity) kết hợp với sự đa dạng về sắc tộc và chủng tộc (ethno-racial diversity). Người Tin Lành Da đen và người Do Thái đều có sự liên kết chặt chẽ về mặt chủng tộc và tôn giáo; mà hơn nữa, họ cũng thường có sự đồng nhất trong họat động chính trị.

Người Mỹ gốc Latinh hiện đang góp phần làm gia tăng ảnh hưởng của đạo Công giáo La mã trong xã hội Mỹ. Người di dân gốc từ miền Bắc Âu châu và nước Đức vẫn giữ được truyền thống của Tin Lành theo giáo phái Lutheran.

Và trong số người da trắng, thì từ ba chục năm nay, tỉ lệ chống hôn nhân dị chủng, cũng như nạn kỳ thị đánh giá thấp đối với người da đen đã giảm bớt đáng kể, hiện chỉ còn chừng 5% vẫn giữ thành kiến kỳ thị này.

Chương 13 – Tôn giáo và tính cách Láng giềng tốt (trang 442-492)

(Religion and Good Neighborliness)

Cuộc điều tra rất quy mô lấy tên là “Faith Matters Survey” thực hiện năm 2006 cho ta thấy rằng : người sùng đạo thì tham gia công việc thiện nguyện nhiều hơn và lại đóng góp vào các dự án từ thiện nhân đạo hơn là người không có niềm tin tôn giáo. Người ngoan đạo lại còn tham gia tích cực vào công tác phục vụ cộng đồng tại lối xóm địa phương nơi họ sinh sống.

Bằng nhiều biểu đồ thiết lập rất công phu, tác giả chứng minh sự đóng góp cho xã hội dưới nhiều hình thức như tiền bạc, thời gian công tác thiện nguyện do lớp người sùng đạo thực hiện thường xuyên. Tác giả còn nêu ra sự tín nhiệm của quần chúng thì thường ở mức cao đối với những người có lòng sùng đạo.

Các tác giả cũng xác nhận sự quan sát của nhà nghiên cứu thời danh Alexis de Tocqueville thực hiện vào hồi đầu thế kỷ XIX tại Mỹ rằng : “Tôn giáo đóng góp nhiều cho nền dân chủ ở nước Mỹ”. Bởi vì thông thường người Mỹ ngoan đạo nào thì cũng là một láng giềng tốt và là người công dân tích cực nữa. Lý do chính yếu là do sự gắn bó mật thiết với sinh họat trong cộng đòan tín hữu, nên người sùng đạo dễ dàng hưởng ứng với họat động từ thiện xã hội, thêm vào với công tác thuần túy tôn giáo.

Chương 15 –Nhận định tổng kết : Hồng phúc nước Mỹ (trang 516 -550)

(America’s Grace: How a Tolerant Nation Bridges Its Religious Divides)

Nước Mỹ chia rẽ về phương diện tôn giáo, nhưng so với các lãnh vực khác như chủng tộc, giai cấp hay chính trị, thì sự chia rẽ này cũng lại nhỏ hơn nhiều. Đa số người Mỹ vẫn coi Tôn giáo là một chất keo (glue) gắn liền các thành phần dân tộc lại với nhau. Và các nhà lãnh đạo quốc gia từ Tổng thống Jefferson hồi xưa cho đến Obama ngày nay, thì đều nói tới Thiên chúa, mỗi khi phải lên tiếng kêu gọi sự đòan kết của dân tộc trước những biến cố nghiêm trọng nào. Tu chính án số 1 vẫn được tôn trọng để bảo đảm tính chất đa nguyên về tôn giáo trong xã hội Mỹ. Thống kê mới nhất năm 2006 cho ta thấy có đến 80% người Mỹ coi trọng sự đa dạng về tôn giáo (religious diversity).

Trong nội bộ mỗi gia đình, thì đang có những người có niềm tin tôn giáo khác nhau, mà vẫn thuận thảo chấp nhận sự khác biệt đó. Mà trong số mấy bạn bè thân thiết nhất, thì cũng luôn có người bạn lại có niềm tin khác với mình. Tác giả còn nêu ra mô hình “Nguyên lý Bạn Al của tôi” (My Friend Al Principle) – cũng tương tự như “Nguyên lý Dì Susan” đã ghi ở trên – để làm nổi bật sự thân thiết trong mối quan hệ giữa bạn hữu, mặc dầu họ có niềm tin tôn giáo khác nhau.

Rõ ràng là Tôn giáo được coi như lãnh vực riêng tư của mỗi cá nhân (privacy), mà mọi người khác đều phải tôn trọng. Và đa số người Mỹ ngày nay đều công nhận rằng : “ Cũng có những chân lý căn bản ở trong nhiều tôn giáo khác ”,  chứ không phải chỉ duy nhất trong tôn giáo riêng của mình, thì mới có chân lý mà thôi.

Nói vắn tắt lại, các tác giả lạc quan trước sự kiện là nhờ mạng lưới các mối liên hệ thân thiết giữa các cá nhân đan kết chặt chẽ dày đặc với nhau, mà xã hội nước Mỹ ngày nay đang bảo đảm được tình trạng đa nguyên về tôn giáo. Các mối liên hệ thân thiết trong gia đình, cũng như giữa bạn hữu ngòai xã hội đã giúp cho sự kết hợp được tính cách đa dạng tôn giáo với lòng sùng đạo của các tín đồ theo đuổi các niềm tin tôn giáo khác nhau. Và đó mới chính là “Hồng phúc của nước Mỹ” ở vào đầu thế kỷ XXI vậy.

C – Một công trình nghiên cứu được đánh giá cao.

Cuốn sách American Grace vừa mới ra mắt công chúng chưa đày một năm, mà đã được nhiều thức giả và giới phê bình đánh giá rất cao.  Cụ thể như sử gia Doris Kearns Goodwin, thì bà ghi rằng : “Đây là một công trình vĩ đại, một mô tả dựa trên nền móng của sự nghiên cứu đồ sộ… Rõ rệt, đó là một chiến thắng.”

Học giả Cornel West thuộc Trung tâm Nghiên cứu  người Mỹ gốc Phi châu, Đại học Princeton, thì viết : “ American Grace tức thời đã trở thành một văn bản đúng tiêu chuẩn. Cuốn sách rất cần thiết cho sự tìm hiểu về nền văn hóa tôn giáo đa nguyên của chúng ta. Và sách này cũng gợi hứng cho chúng ta phải đào sâu thêm nữa nền dân chủ đại kết của chúng ta” (our ecumenical democracy).

Giáo sư Jim Cullen dậy tại Trường Fieldston, New York, thì viết : “ Bức thông điệp chính yếu của American Grace  là :” Những chia rẽ xã hội vì lý do tôn giáo trong lối sống ở Mỹ thì rõ rệt là không quan trọng bằng vai trò của Tôn giáo như là một thứ chất keo dính có khả năng gắn chặt trong xã hội “.

Vào đầu năm 2011, trong một cuộc phỏng vấn khá dài với chương trình “Faith and Leadership” (Niềm Tin và Lãnh đạo), tác giả Robert Putnam đã có dịp nhấn mạnh thêm rằng : “ Tác giả David Campbell và tôi đều có ấn tượng sâu sắc về mức độ các tôn giáo ở Mỹ đã luôn cố gắng thích nghi và rất sáng tạo từ nhiều thế kỷ nay. Đó là khía cạnh độc đáo gần như duy nhất của nước Mỹ, nếu so sánh với những nơi khác trên thế giới…” Giáo sư Putnam cũng lại cảnh giác rằng : “ Những tôn giáo mà không chịu thích nghi đổi mới, những tôn giáo mà quá dính líu với chính trị, thì nhất định là không thể tồn tại lâu bền được”.

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, giáo sư Putnam còn giải thích rõ ràng thêm :  “Người Thiên chúa giáo da đen (Black Christians) có thái độ khá là khoan dung, hơn là người Thiên chúa giáo da trắng, đối với người Muslim. Tại sao vậy? Đó là do có người Muslim da đen ở Mỹ. Nhiều người da đen có Dì Susan theo đạo Muslim (Muslim Aunt Susan). Và tại nhiều nơi trong nước Mỹ mà vẫn còn sót lại nạn bất khoan dung về tôn giáo, cụ thể như đối với người theo đạo Mormon hay đạo Phật. Đó là vì chúng ta chưa có nhiều những Dì Susan theo đạo Mormon hay theo đạo Phật…” (Mormon Aunt Susan, Buddhist Aunt Susan).

Để tóm tắt lại, người viết xin nhắc thêm một lần nữa rằng : Đây là một cuốn sách nghiên cứu rất có giá trị về sinh họat tôn giáo trong xã hội Mỹ ngày nay ở vào đầu thế kỷ XXI. Các tác giả đã dày công sưu tầm nghiên cứu, và nghiêm túc phân tích nhận định tòan diện vấn đề theo đúng với phương pháp khoa học, khách quan và vô tư.

Và xin trân trọng giới thiệu cuốn sách quý báu này đến với quý bạn đọc muốn tìm hiểu sâu xa hơn về sinh họat của dòng chính trong xã hội nước Mỹ hiện nay vậy./

California, tháng Bảy năm 2011

Đòan Thanh Liêm