Tiếng hát liêu trai Thanh Thuý – 40 mùa xuân chưa quay về cố hương

Tiếng hát liêu trai Thanh Thuý – 40 mùa xuân chưa quay về cố hương

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-01-31

  • RFA

Pic01.jpg

Nữ danh ca Thanh Thúy

Courtesy of www.thanhthuy.me

Your browser does not support the audio element.

Mời quí vị cùng Cát Linh nghe những ca khúc xuân và tâm tình của người nghệ sĩ đã trải qua 40 mùa xuân ở xứ người. Những ca khúc xuân bà đã từng hát luôn vang lên ở khắp nơi trong những ngày đón năm mới, dù là ở Việt Nam hay hải ngoại.

Tiếng hát liêu trai Thanh Thuý và 40 mùa xuân chưa quay về cố hương.

” Mình hát ra là mình rơi nước mắt, mình khóc. Mà ở dưới khán giả cũng khóc. Khi mình hát những bài về thân phận của người mất nước, người lưu vong. Cái cảnh đó rất là xúc động. Không bao giờ quên được những ngày đầu ở xứ người.”

“Trong thế gian đang vui mừng đón Xuân

Chắc nàng xuân năm nay đẹp bội phần

………………………………………….

Để cho đất nước vui trọn mùa xuân thắm xinh” (Tâm sự ngày Xuân)

“Cái cảm giác lúc đó nó quá buồn. Tại vì là ngày xuân nhưng đâu có ai thấy xuân đâu. Đi hát là ngày xuân đầu tiên của ngày tôi di tản qua Mỹ, nhưng thật sự những người dưới sân khấu nghe tôi hát cũng như tôi đứng hát trên sân khấu, nhưng mà cùng một tâm trạng là quá buồn. Đến nỗi mình hát ra là mình rơi nước mắt, mình khóc. Mà ở dưới khán giả cũng khóc. Khi mình hát những bài về thân phận của người mất nước, người lưu vong. Cái cảnh đó rất là xúc động. Không bao giờ quên được những ngày đầu ở xứ người.”

Xuân đầu tiên 1976, tha hương ngộ cố tri

Quý vị vừa nghe những lời tâm tình của nữ danh ca, Tiếng hát liêu trai Thanh Thuý khi nhắc nhớ lại ngày đầu tiên bà trình diễn cho khán giả của mình trên đất Mỹ, mùa xuân năm 1976.

Sau 40 mùa xuân xa quê, kể từ tháng Tư năm 1975, bà chưa một lần quay về quê hương. Cho dù, như lời bà kể, đã rất nhiều lần người ca sĩ rơi nước mắt khi đọc được, hay nghe được một lời nhắn gửi của khán thính giả yêu thương gọi mình quay về đứng hát trên quê nhà.

Nữ danh ca nhớ lại ngày đầu tiên hát cho khán giả của mình, ở một nơi không phải là quê hương, và lại là những ngày đầu năm mới, bà kể lại thế mà “lúc đó không có hát Xuân nhiều, chỉ hát bài Tâm sự ngày xuân, Chuyện buồn ngày Xuân. Sau đó là những bài như Vĩnh biệt Sài Gòn, gần như là những bài xa quê thôi.”

“Buồn lắm. Những ngày đó bên Seattle cũng có tuyết, lạnh lắm. Không một chút gì giống Việt Nam hết. Ở Việt Nam, những ngày Tết mình đi mua hoa, đi chợ Tết, mua sắm trái cây, mứt bánh để cúng giao thừa. những ngày tết cũng đi hát nhưng gần gũi với gia đình… Buồn lắm, không thể nào là nói giống được hết. Nó quá đau thương, chỉ có khóc. Không thấy mùa xuân là gì hết. Không có gì vui hết.”

“Sao anh đành bỏ em/Để ra đi một mình/ Giữa đêm sương lạnh lùng/ Chim xa bầy còn thương tổ ấm/ Huống chi người tội lắm anh ơi/ Xuân năm nào có nhau/ Mình chung ly rượu đào/ Mùi quê hương ngọt ngào…” (Chuyện buồn ngày xuân)

“Năm đó là năm đầu tiên, nên những người nhạc sĩ đặt những bài rất đúng tâm trạng, buồn lắm. Bữa đó hát cũng nhiều bài, mà phần nhiều là những bài xa quê hương, Sài Gòn niềm nhớ không tên, Quê hương bỏ lại…”

IMG_5796.JPG

Nữ danh ca Thanh Thuý và sáng tác của cố nhạc sĩ Anh Bằng

Có lẽ không phải chỉ riêng nữ danh ca Thanh Thuý, mà tất cả những người phải rời quê hương, đón Tết nơi đất khách năm đó cũng đều có chung một nỗi niềm. Sài Gòn những ngày cận Tết vẫn còn mới nguyên trong tâm trí của họ… nhưng thật ra là đã rất xa.

Xa từ tiếng pháo đì đùng khắp phố phường, đến xác pháo rơi vãi trong từng ngõ hẹp. Xa cả hình ảnh những cô thiếu nữ trong tà áo dài khoe sắc trong nắng xuân. Người nghệ sĩ, trong nỗi niềm nhớ cố hương khôn cùng, cố gắng mang lại cho khán giả của mình hơi ấm mùa xuân ngày cũ trên đất khách.

“Mùa Xuân mang cho thế gian giấc mơ thần tiên nhất đời

Đường xa thăm viếng nhau lời chúc Xuân tha thiết nghe tuyệt vời

Giàu sang đón mùa Xuân lâu

Nghèo không có mùa Xuân đâu

Hai kiếp đời người thì đỉnh núi kẻ thì vực sâu đớn đau…” (Mùa xuân hoa đào)

Khán giả là gia đình trong ngày xuân

“Sau đó tôi cũng đi hát nhiều lắm. Gần như Xuân nào cũng đi hết. Thành ra mình thấy ra đi là đi vậy thôi. Ở bên này có thấy gì là tết đâu. Vì Tết năm nào cũng phải rời xa gia đình để đi đến nơi khác chỗ mình ở là California. Năm nào cũng vậy, hát cho đồng bào mình nghe, hát cho khán thính giả mình nghe. Khán thính giả cũng cùng một tâm trạng với mình lúc đó. Lúc đó, người nào cũng đau buồn, nhớ nhà, nhớ những ngày xuân ở Sài Gòn, nó vui như thế nào. Tôi rất tiếc những ngày vui đó không còn nữa…”

“Nhặt cánh hoa vàng tim ngẩn ngơ

Ngoài hiên tin xuân đến bao giờ

Lòng thấy bồi hồi trong trí nhớ

Nàng Xuân sao vội đến

Không chờ không đợi một ai

Nào có vui gì để đón xuân

Mùa xuân năm nay thiếu ân tình

Từng cánh mai vàng trong xác pháo

Giờ đây đâu còn nữa

Những mùa xuân đẹp ngày xưa…” (Ngày về có tin xuân)

“Ngày về có tin xuân”, sáng tác của cố nhạc sĩ Anh Bằng là ca khúc xuân mà nữ danh ca Thanh Thuý đã thực hiện trong album nhạc đầu tiên sau khi đặt chân đến hải ngoại.

Rồi cứ từng mùa xuân trôi qua, người nghệ sĩ cùng với khán giả của mình nơi quê người mỗi năm “cùng nhau đón thêm mùa xuân”. Dẫu cho “xuân dù thay đổi biết bao lần” nhưng những hình ảnh yêu thương truyền thống của ngày Tết nơi quê nhà vẫn không phai mờ.

Thanh Thuý nói rằng những ngày xuân lưu diễn xa nhà, dù có buồn vì xa gia đình, người thân nhưng bà luôn thấy ấm cúng vì lúc đó, khán giả là tình thân.

“Tất cả những mùa xuân đó phải nói buồn thì buồn thật. Nhưng, phải nói là khán giả đến với mình rất dễ thương và đầm ấm. Coi như khán giả là những người trong gia đình của mình. Họ săn sóc từ những giọt nước mắt cho đến những cái bắt tay, những cái ôm, rồi an ủi nhau. Đó là hạnh phúc của mình đó. Tuy là buồn không được gần gia đình nhưng đó là những cái an ủi mình rất lớn.”

“Trên đường đi lễ xuân đầu năm

Qua một năm ruột rối tơ tằm

Năm mới nhiều ước vọng chờ mong

May nhiều rủi ít ngóng trông

Vui cùng pháo đỏ rượu hồng….” (Câu chuyện đầu năm)

40 mùa xuân trên đất khách

” Tôi cầu trời Phật, Thượng đế cho Việt Nam mình sống trong thanh bình, không còn những gì bất công, không vui nữa. Thiệt tình mà nói ai lại không muốn về. Nhưng bây giờ thì chưa được. Một ngày nào không còn vấn đề mất tự do như bây giờ thì tôi sẽ về. Nhưng ngày đó không biết mình còn sống hay không để về gặp những người thân thương của mình, khán thính giả của mình.”

Thế rồi sau bao nhiêu năm tự nhận là đã bôn ba rất nhiều, giờ đây, bà dành trọn những ngày Tết thiêng liêng cho gia đình, tình thân. Bà nói rằng mình đã có thể cúng ông bà và đón giao thừa với gia đình, nhưng điều mà mấy mươi năm qua, bà đã không có được trong những ngày đầu xuân. Nỗi đau buồn làm người ly hương trong mùa xuân đầu tiên đã nguôi ngoai được phần nào, mặc dù không thể nói là hết được.

“Khoảng 10 năm nay gần như không có Tết nào tôi nhận lời ở đâu hết. Trước đó, mình còn đi hát nhiều, nên mình phải đi. Bây giờ, sau 10 năm nay, tôi từ chối tất cả những show mời Tết, ngay cả những hội từ thiện, hay chùa, hay nhà thờ, tôi đều từ chối hết. Sau thời gian hết bôn ba, tôi thấy rằng mình phải ở nhà những ngày Tết.”

“Thứ nhất là tôi muốn ở nhà để lo sửa soạn đón giao thừa, lo cúng Phật. Đó là điều tôi rất cần. Vì cuộc đời của tôi, tôi nghĩ là Phật đã cho tôi rất nhiều phước lành. Cho nên tôi không đi hát những ngày xuân nữa để 30 là tôi lo cúng Phật, cúng giao thừa, ông bà cha mẹ. Mình phải cúng 3 ngày liền như vậy, từ mùng 1, mùng 2, mùng 3 đến mùng 4 mình mới đưa ông bà đi về trời. Gần 10 năm nay là như vậy rồi.”

Với người ca sĩ, âm nhạc là cuộc đời, là hơi thở, là nghiệp dĩ. Cho dù ở hoàn cảnh đau buồn nhất, là khi quê hương đã nghìn trùng xa cách; hay trong khoảnh khắc làm cho người xa quê nhớ về cố hương nhất là khi mùa Xuân về, thì người ca sĩ đã mang những âm thanh kỳ diệu đầy hoài niệm để xoa dịu nỗi niềm nhớ thương. Thanh Thuý đã mang tiếng hát liêu trai ma mị của bà đến với người Việt ly hương khắp nơi trên thế giới trong mấy mươi năm qua.

Dù thương nhớ, nhưng chưa một lần bà quay về để tìm lại hơi thở của mùa xuân trên mảnh đất chất chứa rất nhiều kỷ niệm, kỷ niệm của Sài Gòn và tiếng hát liêu trai.

“Tôi cầu trời Phật, Thượng đế cho Việt Nam mình sống trong thanh bình, không còn những gì bất công, không vui nữa. Thiệt tình mà nói ai lại không muốn về. Nhưng bây giờ thì chưa được. Một ngày nào không còn vấn đề mất tự do như bây giờ thì tôi sẽ về. Nhưng ngày đó không biết mình còn sống hay không để về gặp những người thân thương của mình, khán thính giả của mình.”

40 năm, một thời gian gần nửa đời người. Nhưng dù thêm 40 năm nữa cũng không thể làm phai nhoà hình ảnh của mùa xuân Sài Gòn trong tâm trí của người Việt Nam. Trong mùa xuân đó, giữa hoa mai, hoa đào, giữa những tiếng pháo mà chỉ còn là hoài niệm, có một tiếng hát liêu trai sẽ mãi vang lên, đưa ký ức người nghe quay về Sài Gòn khi có tin Xuân.

“Vật đổi sao dời ai có hay

Mùa xuân tha hương đất khách này

Nặng trĩu tâm hồn tôi mới nhớ

Tình xuân đâu còn ấm

Để mà nâng rượu mừng xuân”

Đặc nhiệm Ukraine đột nhập khu người Việt

Đặc nhiệm Ukraine đột nhập khu người Việt

Hàng trăm đặc nhiệm Ukraine tham gia vụ lục soát

Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) nói vụ đặc nhiệm nước này lục soát khu dân cư người Việt ở Odessa là để ‘tìm các băng buôn người’.

Hôm 28/1, một nhóm lính đặc nhiệm, nhiều người bị mặt đã tràn vào khu Lotos (người Việt gọi là Làng Sen), khám nhà và tịch thu tiền của người Việt sống tại đây.

Ngày 31/1, người phát ngôn của SBU, bà Elena Gitlyanskaya, nói trên truyền thông Ukraine rằng cuộc khám xét tại khu Làng Sen là nhằm mục đích “tìm kiếm và phát hiện các kênh chuyển người bất hợp pháp vào Ukraine”.

Bà Gitlyanskaya cho hay SBU đã thực hiện 14 vụ lục soát trong chiến dịch đặc biệt truy quét những đường dây buôn người và di trú bất hợp pháp.

Vụ lục soát ở Làng Sen được cho là lớn nhất từ trước tới nay nhằm vào khu dân cư của người Việt.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đã cử người tới Odessa để tìm hiểu về vụ này.

‘Đập cửa xông vào’

Website Người Việt Ukraina của cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc tại Ukraine đưa tin rằng vào khoảng 5 giờ sáng 28/1, hàng trăm cảnh sát đặc nhiệm cùng xe đặc chủng đã bắt đầu tới khu Làng Sen để tiến hành vụ khám xét.

Họ đã bao vây khu nhà và vào khám xét một số căn hộ.

Truyền hình Ukraine chiếu cảnh một số cửa ra vào đã bị đập vỡ khi các lính đặc nhiệm dùng vũ lực để vào bên trong.

Một số người Việt cáo buộc bị đánh đập và bắt giữ. Họ cũng nói đã bị tịch thu tiền.

Dư luận người Việt sống ở đây cho rằng vụ lục soát này liên quan tới buôn bán ngoại tệ nhiều hơn là di trú trái phép.

Hiện chưa rõ số tiền bị tịch thu ở đây là bao nhiêu.

Các khu dân cư của người Việt tại Nga và Ukraine không chỉ là nơi sinh sống mà còn là nơi sinh hoạt, buôn bán của cộng đồng.

Khoảng 700 trong số 3.000 người Việt ở Odessa làm công việc buôn bán hàng tiêu dùng và kinh doanh ở khu chợ có tên Chợ Cây số 7.

Phi trường Nội Bài bao che cán bộ đòi hối lộ?

Phi trường Nội Bài bao che cán bộ đòi hối lộ?
Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) – Chưa tìm thấy chứng cứ xác thực việc khách “bị vòi tiền uống nước.” Trang Facebook của Cảng Hàng Không Quốc Tế Nội Bài phản hồi như vậy về vụ “xin tiền uống nước” đang gây xôn xao trên mạng xã hội.

Hình ảnh sự việc trên Facebook Chồng Tây Vợ Đông và hình camera trích xuất của phi trường Nội Bài. (Hình: Dân Việt)

Truyền thông Việt Nam loan tin, trước đó ngày 19 tháng 1, trang Facebook “Chồng Tây Vợ Đông” dẫn câu chuyện của một phụ nữ đưa con từ Pháp về đón Tết ở Hà Nội. Vì con gái 2 tuổi chỉ có hộ chiếu Pháp, nên bố đã đặt làm giấy tờ cho con trên mạng Internet, lấy visa ngay tại cửa khẩu Nội Bài.

Đến Nội Bài, “Hai mẹ con gặp một chú công an hải quan cửa khẩu, họ nói rằng, “Xin cháu mấy chục đồng để uống nước thì sẽ được cấp visa ngay, còn không thì xin mời xếp hàng đợi.”

Người mẹ không đồng ý nên hai mẹ con phải xếp hàng. Con muốn đi vệ sinh nhưng vẫn xếp hàng… đứa con mệt nằm dựa vào hai chiếc vali kiên nhẫn chờ tới lượt. Câu chuyện trên đã thu hút 180,000 lượt thích và 100,000 lượt chia sẻ.

Sau câu chuyện trên, ngày 26 tháng 1, trên trang Facebook “Noibai International Airport – Customer Satisfaction” – Facebook chính thức của Cảng Hàng Không Quốc Tế Nội Bài (CHKQT) chia sẻ, bài viết được cho là phản hồi lại thông tin vụ việc trên.

Thông tin cho biết, theo hình ảnh camera ghi lại vào ngày 13 tháng 1 cho thấy: “Hình ảnh một bà mẹ trẻ với hai tay kéo hai vali khá to, tác phong nhanh nhẹn và bên cạnh là cô con gái nhỏ mặc áo dạ màu tím hồng, lưng đeo ba lô nhỏ, chạy tung tăng quanh mẹ.

Quá trình cấp thị thực của hai mẹ con diễn ra từ 5 giờ 51 đến 6 giờ 26 “trong cả quá trình cấp thị thực, khách không tiếp xúc với bất kỳ cán bộ, nhân viên hàng không nào khác ngoài thời điểm nộp hồ sơ và trả tiền lệ phí, và cũng cho thấy không có sự trao đổi thông tin gì.

Như vậy, về việc khách phản ánh “bị vòi tiền uống nước,” chúng tôi chưa tìm thấy chứng cứ xác thực. Và tổng thời gian khách chờ lấy thị thực 35 phút là hoàn toàn bình thường.

Thêm nữa, chuyện cô bé áo tím hiếu động, sau một hồi chạy nhảy khám phá sân bay thì nghịch ngợm ngồi nghỉ, gối đầu lên va li, trong lúc cả dãy hàng ghế trống phía sau phục vụ không được cô bé sử dụng. Lúc đó là thời điểm 6 giờ 26, đây cũng là thời khắc mà bà mẹ đã nhanh tay ghi lại hình ảnh và post trên bài viết.”

Nói với Tuổi Trẻ, ngày 27 tháng 1, một lãnh đạo phi trường Nội Bài cho biết, không nhận được phản ánh chính thức từ hành khách về sự việc trên. Nhưng sau khi có thông tin về sự việc trên Facebook, Cảng đã đề nghị công an cửa khẩu xác minh. Bước đầu bên công an đã trích xuất hình ảnh camera đăng thông tin lên trang Facebook Noibai International Airport – Customer Satisfaction và sẽ làm rõ thêm sự việc.

Tuy nhiên, nhiều người sau đó bày tỏ ý kiến hoài nghi những hình ảnh mà phi trường Nội Bài công bố kèm theo bài viết đã bị xử lý chỉnh sửa thời gian bằng phần mềm kỹ thuật. Song, nơi này khẳng định “Những hình ảnh trên được cắt ra từ đoạn video, nhưng vì hình ảnh video có hình ảnh nhiều hành khách (có mặt trong clip) nên để đảm bảo bí mật riêng tư, Cảng tạm thời không đăng tải clip.” (Tr.N)

 

Xin gởi đến người bạn trên mạng

Xin gởi đến người bạn trên mạng

Hởi người nơi chốn xa xôi

Từ khi quen biết, xa xôi cũng gần

Đêm đêm trên mạng bâng khuâng

Chờ mong tin bạn hồi âm đôi dòng

Để tôi vững dạ yên lòng

Biết ai vẫn khỏe vẫn còn đâu đây

Để tôi còn được ngày ngày

Có người ưu ái gởi đầy e-mail

Chuyện vui chuyện lạ hằng ngày

Năm châu bốn biển gom vào một trang

Một mai người ảo biến tan

Để người trên mạng băn khoăn đợi chờ

Hay làm di chúc để hờ

Lỡ như bất trắc hãy nhờ báo tin

Hữu duyên chẳng lẽ vô tình

Một lời thăm hỏi chân tình ủi an

Biết ai gặp chuyện chẳng lành

Tôi người trước nhứt chúc lành bình an

Nếu ai đau khổ lầm than

Tôi xin chúc phúc muôn vàn hồng ân

Nếu ai hết kiếp mãn phần

Hương lòng tưởng niệm tiễn chân người 

” Tất cả đều tàn phai theo năm, tháng, chỉ có tình thương ở lại đời.”

    Đời sống không thể thiếu tình bạn – Bỡi tình bạn chính là những cung, bậc tình-cảm của con người !

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

HOA DEP

Trộm đột nhập biệt thự cắt cổ hai người ở Tiền Giang

Trộm đột nhập biệt thự cắt cổ hai người ở Tiền Giang
Nguoi-viet.com

TIỀN GIANG (NV) Vụ án 2 người bị cắt cổ khi đang ngủ trong ngôi biệt thự kiên cố đã gây rúng động tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trong những ngày qua.

Truyền thông Việt Nam dẫn tin, ngày 25 tháng 1, ông Phan Văn Trảng, phó giám đốc công an tỉnh Tiền Giang cho biết, các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường vụ 2 người bị cắt cổ trong căn biệt thự của cơ sở chế biến cà phê Hữu Khánh, ở phường 2, thị xã Cai Lậy cho thấy đây có thể là vụ giết người, cướp tài sản.


Căn biệt thự nơi xảy ra vụ án mạng. (Hình: Người Lao Ðộng)

Qua việc xem lại camera tại biệt thự, vào lúc 1 giờ 45 phút sáng 24 tháng 1, một thanh niên cao khoảng 1.8 mét bịt khẩu trang, mang giày kín, găng tay trông rất chuyên nghiệp đột nhập vào phòng ông Lương Văn Ðấu (66 tuổi) và vợ là bà Nguyễn Thị Năm (62 tuổi) dùng dao đâm rồi cắt cổ cả 2 người ngay trong phòng ngủ ở lầu 2. Hiện trường cũng có dấu hiệu bị lục soát. Két sắt bị phá không thành, tủ bị cạy và có thể đã mất một lượng tiền chưa xác định.

Tin Người Lao Ðộng cho biết, sáng 24 tháng 1, một người làm công đến căn biệt thự trên để dọn dẹp như mọi ngày. Khi đến nơi, ông này thấy cổng ngoài khóa nhưng cửa biệt thự mở, liền lên lầu 2 kiểm tra thì hoảng hốt khi phát hiện cả cha và mẹ của ông ông Lương Văn Triêm, chủ cơ sở chế biến cà phê Hữu Khánh đã chết trên giường nên vội trình báo với công an địa phương.

Trong căn biệt thự trên, ngoài 2 nạn nhân còn có con trai của ông Triêm là cháu Lương Hữu Khánh (15 tuổi). Khánh ngủ ở phòng riêng, cửa khóa nên có thể nhờ vậy mà thoát chết. Ðến sáng, khi người làm công tới căn biệt thự này thì Khánh vẫn chưa dậy.

Theo mô tả của phóng viên Người Lao Ðộng, căn biệt thự này được xây trong khuôn viên rộng cả ngàn mét vuông, xung quanh có tường cao hơn 2 mét, phía trước xây cổng rất kiên cố. Hai bên biệt thự trồng nhiều cây kiểng quý giá có dấu hiệu bị xáo trộn.

Người dân ở khu vực này cho biết trong đêm xảy ra án mạng, họ không nghe thấy dấu hiệu gì lạ ở căn biệt thự. Trong khi đó, vợ chồng ông Triêm đi Sài Gòn nên thoát nạn. (Tr.N)

 

Bắt giữ trộm, con bị tù, cha tự vẫn!

Bắt giữ trộm, con bị tù, cha tự vẫn!

(VienDongDaily.Com – 16/01/2016)

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Vào dịp cuối năm, các cụ nhà ta xưa đã gọi là “tháng củ mật” tức là dạy con cháu phải hết sức đề phòng nạn trộm cướp. Ngày nay thì phải gọi là “tháng đại củ mật” vì trộm cướp mỗi ngày một gia tăng. Và theo cơ quan an ninh của VN thì tệ nạn này mỗi ngày một tinh vi và manh động. Trộm cướp hiện nay chia ra nhiều loại, loại quá đói rách nghiện hút ma túy, ngáo đá, thất nghiệp thì gặp gì trộm nấy, trộm cướp giữa ban ngày. Xông vào nhà cướp laptop, kề dao vào cổ cả bà già dù chỉ kiếm được vài trăm. Có tên còn liều lĩnh hơn, ngày 7 tháng Một vừa qua, tên trộm Vũ Văn An còn vào giữa bến xe trung tâm TP Thái Bình trộm luôn chiếc xe giường nằm 46 chỗ ngồi rồi ung dung lái ra khỏi bến. Còn loại “chuyên nghiệp” kiểu đàn anh đàn chị thì có băng đảng, có tổ chức, có điều tra nghiên cứu đàng hoàng trước khi trộm cướp và nếu cần thì cứ giết phăng chủ nhà để phi tang bằng chứng.

Anh Nguyễn Văn Trình, ngụ xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre người bị xử hình sự vì bắt trộm.

Mới đây nhất, ngày 6 tháng Một, ngay ở Sài Gòn, chỉ vì trộm không được xe SH, mà hai tên trộm sẵn sàng cầm mã tấu quay lại để chém những người đã rượt bắt chúng. Một người dân kể lại: “Bọn cướp tìm chém, chém loạn xạ không cần biết ai là ai. Trước khi bỏ đi bọn chúng còn hăm dọa tụi bây nhớ mặt tao nha.” Và không thiếu những vụ cướp nổ súng, vung dao… cướp tiệm vàng giữa ban ngày cướp hàng trăm cây vàng ở những tiệm vàng xảy ra giữa các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hà Nam…

Mọi nơi đều có khuyến cáo người dân đề phòng củ mật

Người dân Việt có tí máu mặt hoặc chỉ cần là cuộc sống trung lưu, vào thời gian cận tết này hầu như vẫn lo ngày lo đêm. Vì thế ngay cả công an Sài Gòn cũng đã ra thông báo khuyến cáo mọi người dân hãy đề phòng trộm cướp. Công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 phát tờ rơi cho khách du lịch cảnh báo về nạn cướp giật, trộm cắp tài sản. Infonet có trích dẫn một cảnh báo: “Tội phạm bạo lực rất hay xảy ra tại TP. Sài Gòn. Hãy giữ túi xách của bạn luôn bên người, không đeo các các đồ trang sức quý và cố gắng không để lộ liễu máy ảnh và điện thoại di động.”

Ngoài ra, trong tờ rơi còn có in số đường dây nóng để du khách có thể liên lạc hỗ trợ thông tin, đồng thời trình báo về các vụ cướp giật, trộm cắp tài sản.

Theo dự báo của phòng Cảnh sát Hình sự, trong thời gian cuối năm vào dịp “tháng củ mật”, tình hình tội phạm đột nhập để trộm cắp tài sản sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, liều lĩnh hơn; xuất hiện các nhóm tội phạm trộm cắp có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tội phạm mới sử dụng công nghệ cao để trộm cắp; hậu quả, tài sản thiệt hại sẽ ngày càng lớn hơn, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội.

Cảnh báo cũng không quên yêu cầu người dân đề phòng các loại hàng giả, hàng không nhãn mác, không có nơi cung cấp. Nhất là loại hạt hướng dương, hạt dưa nhuộm phẩm màu, hạt dẻ cũ, ô mai xí muội ngâm hóa chất… thường có chữ Trung Quốc.

Ngay cả khu phố tôi ở, tối 7-1-2016 vừa qua cũng đã mời các gia đình đến họp tổ dân phố, mục đích chỉ để phổ biến những lời cảnh báo này. Những cảnh báo trên cho thấy tình hình trộm cắp tại VN lúc này nghiêm trọng như thế nào.

Thế nhưng có một chuyện rất khôi hài vừa xảy ra khiến người dân không còn biết đối phó mấy chú ăn trộm ra sao nữa khi người bắt trộm lại bị tòa xử hình sự. Luật pháp VN thế mới “lọa”.

Cha tự vẫn, con bị xử lý hình sự vì bắt trộm

Ngày 4/1, Tòa Án Nhân Dân (TAND) tỉnh Bến Tre đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử và tuyên y án sơ thẩm sáu tháng cải tạo không giam giữ đối với bị cáo Nguyễn Văn Trình (ngụ xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) về tội bắt giữ người trái pháp luật- bắt kẻ trộm đột nhập vào nhà mình.

Tôi chỉ tường thuật tóm tắt nội dung vụ án kỳ quái này như sau: Anh Nguyễn Văn Trình cùng cha là ông Nguyễn Văn Tập giữa khuya bắt quả tang một người trộm tiền trong tiệm tạp hóa nhà mình. Anh đã nhiều lần gọi báo cho trưởng ấp nhưng trưởng ấp không nghe máy. Do đêm khuya không có phà, không có ghe đưa tên trộm qua sông lên xã trình báo nên anh Trình trói người này lại.

Kết luận cơ quan điều tra cho biết trong thời gian bắt trộm anh Trình có trói và đánh tên trộm vài cái, dùng dây vắt qua cây, kéo tên trộm lên xuống vài cái để tra hỏi tên gì, con ai, ở đâu. Đến khi tên trộm khai rõ con ai thì anh Trình ngưng, không đánh nữa. Đến 4 giờ 40 sáng trưởng ấp mới nghe điện thoại và cùng công an ấp đến nhà anh giải quyết.

Sau khi anh Trình bị khởi tố tội bắt giữ người trái pháp luật, cha anh cũng bị xem là đồng phạm. Vì quá uất ức nên trong khi điều tra bố anh Trình đã treo cổ tự vẫn và để lại bức thư tuyệt mệnh…
Còn không nghe nói gì đến hình phạt đối với tên trộm?!

Câu chuyện này đã thu hút sự bàn luận của cộng đồng, trong đó có nhiều ý kiến phẫn nộ. Nhiều người cho rằng việc tuyên án như vậy sẽ “cổ súy cho ăn trộm” và làm cho người dân ngần ngại không dám… bắt trộm.

Bắt trộm đúng hay sai?

Nếu theo đúng luật VN, điều 82, Bộ luật Tố Tụng Hình Sự quy định: “Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công An, Viện Kiểm Sát hoặc Ủy Ban Nhân Dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền; Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.”

“Tuy nhiên, bắt phải kèm theo bắt giữ, khống chế… trong đó trói lại, nhốt lại cũng là một hành vi giữ hợp pháp. Hành vi này nhằm mục đích để người phạm tội không chống trả, không bỏ trốn…”.

Một điều đáng chú ý là kẻ ăn trộn tên K. trộm khai trước tòa: “Đã bốn lần đột nhập vào quán anh Trình lấy tiền thành công, hôm xảy ra vụ việc là lần thứ 5. Nếu không bị chú Trình phát hiện thì tôi đã lấy được tiền rồi.”

Như vậy, việc bắt người của bố con anh Trình là phù hợp với quy định pháp luật nên hành vi này không bị xử lý. Rõ ràng tòa án được gọi là Tòa Án Nhân Dân đã sai hoàn toàn. Chẳng lẽ các quan tòa không thuộc luật hay có sự mờ ám nào khác?

Chính vì cách xử án kỳ lạ của ba tòa quan lớn nên người dân trở nên hoang mang, không biết đối phó như thế nào với chú trộm đây. Bắt thì ở tù, không bắt thì hóa ra ngu ngốc trong khi có thể bắt được trộm. Cho nên dư luận lại bàn nhau hãy im lặng.

Tốt nhất là hãy nằm im để trộm lấy đồ và ra về

Đó là câu chuyện của bà Hà Thị Hòa (53 tuổi, ngụ tổ 4, KP5, P.Trảng Dài). Vào khoảng 2h30 ngày 8/12, bà Hòa đang nằm ngủ với mẹ ở trong phòng thì phát giác có một tên lẻn vào phòng bà lục lọi đồ đạc để trộm tài sản.

Tuy nhiên bà Hòa chọn cách nằm im giả vờ ngủ chứ không dám la hét cầu cứu vì sợ nguy hiểm đến tính mạng, thời điểm đó trong nhà còn có một người con gái của bà đang ngủ trên lầu.

Khi kiểm soát lại tài sản, bà khám phá mình bị trộm một két sắt bên trong chứa nhiều vòng, lắc, dây chuyền bằng vàng cùng một số lượng lớn tiền USD và bạc thái cùng 12 triệu đồng.

Sau khi trình báo cơ quan công an, tên trộm đột nhập vào nhà bà Hòa cũng bị bắt. Tuy nhiên, số tiền trộm được kẻ gian đã tiêu xài gần hết. Coi như mất trắng.

Truy đuổi trộm có thể phải bỏ mạng, bắt giữ trộm có thể phải ngồi tù. Nằm im cho trộm lấy đồ thì thoát thân nhưng mất của. Điều bi hài đó lại đang xảy ra và chắc hẳn sẽ khiến nhiều người phải trăn trở, suy nghĩ.

Không lẽ cứ mặc kẻ trộm ngang nhiên vào nhà mình muốn làm gì thì làm, muốn lấy gì thì lấy. Và dĩ nhiên, không phải ai cũng đủ bình tĩnh và chấp nhận “mất của” theo cách mà bà Hòa đã làm. Hành vi đột nhập vào nhà để trộm cắp là trái pháp luật. Gia chủ muốn bảo vệ tài sản của mình thì phải tự vệ, truy đuổi và bắt trộm.

Người dân bảo nhau tốt nhất là hãy nằm im… để kẻ trộm lấy đồ và ra về, không trình báo gì cả cho đỡ phải hầu tòa.

Trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự, trách nhiệm phòng chống tội phạm và duy trì kỷ cương pháp luật thuộc về những người quản lý. Thế nhưng, dường như nhiều người dân vẫn đang phải gồng mình “lựa chọn” cách đối phó với trộm để bảo vệ tài sản, tính mạng của chính họ, không tin vào cái gì khác.

Viện trưởng Việm Kiểm Sát Nhân Dân làm gì khi bị trộm vào nhà

Trả lời Phóng viên (PV) báo Pháp Luật TP. Sài Gòn, chính ông Huỳnh Văn Toàn (Viện trưởng VKSND huyện Chợ Lách) từng thừa nhận: Bắt người phạm tội quả tang thì người bắt phải đem liền tên trộm đến cơ quan chức năng nhưng luật không ghi rõ “liền” là ngay tức khắc hay là mấy tiếng đồng hồ sau. PV hỏi: “Dân bắt trộm quả tang giữa đêm khuya vắng người nhưng không được trói, lỡ tên trộm chạy thoát thì sao?” Ông Toàn trả lời: “Cái này phải suy nghĩ thêm, theo quy định thì chỉ có lực lượng chức năng mới được còng, người dân không được còng. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, người dân khi bắt trộm thì cũng phải như thế.”

Như vậy chính ông Viện trưởng VKS cũng đã thừa nhận nếu gặp trường hợp đó ông cũng làm như gia đình anh Nguyễn Văn Trình mà thôi. Cớ sao tòa lại xử tù (dù không giam giữ) cũng là một bản án hình sự. Vậy thì luật pháp trong trường hợp này bảo vệ ai, người dân bắt trộm hay bảo vệ tên trộm?!
Nhiều lời bình trên các trang báo rất tức cười nhưng không phải là không có lý. Mời bạn đọc vài ý kiến dưới đây:

– Bạn có nick name là Ba viết:
“Vậy từ nay đừng ai bắt trộm nữa nha, khi phát hiện trộm vào nhà thì tự nguyện kêu cả nhà ra quỳ trước mặt tên trộm hô to: Mày trộm thoải mái đi chứ đừng bắt chủ nhà vào tù mà tội nghiệp.”
– Bạn nguyen manh dan khuyên:

“Nếu không muốn vi phạm pháp luật thì gặp kẻ trộm hãy nói: Anh đứng nguyên đó để tôi đi taxi gọi chính quyền đến nhé.”

Người dân đã khuyên nhau như thế tôi không phải bình luận gì thêm cho tình trạng oái oăm này nữa bởi ngay chính tôi nếu bị kẻ trộm vào nhà cũng không biết phải phản ứng ra sao. Chắc là tôi cũng im lặng chịu đựng cho khỏe cái thân già, chắc vô số người dân khác cũng như vậy mà thôi. Tin vào công lý có khi bị tù oan, vậy tin vào cái gì bây giờ thưa các bạn?

Văn Quang

(6-1-2015)

Về Việt Nam ăn Tết – Tại sao về? Tại sao không?

Về Việt Nam ăn Tết – Tại sao về? Tại sao không?
Nguoi-viet.com

Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER, Calif. (NV) – Mỗi năm, khi tiết trời Calif. bắt đầu trở nên bớt lạnh, đêm về muộn hơn một tí, và đặc biệt, nhìn thấy chợ hoa Phước Lộc Thọ khai trương, là lòng người xa xứ dường như lại mênh mang một cảm xúc, có thể vui, có thể buồn, bởi Xuân đang sắp chạm ngõ sân nhà.

Bên cạnh những người vẫn trôi theo vòng quay hối hả của cuộc sống nơi đây, không còn thời gian nghĩ đến chuyện Ông Táo về trời, không có nỗi xôn xao khi biết Tết đang rất gần, thì lại có nhiều người mang tâm trạng đầy háo hức chuẩn bị hành trang về quê ăn Tết sau một năm hay nhiều năm trông ngóng khoảnh khắc này.

Ăn Tết ngay tại quê người, hay bằng mọi cách phải về quê nhà đón Giao Thừa, tất cả đều có lý do rất riêng, với mỗi người.

 
Một góc chợ Tết tại Little Saigon (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

“Mua vé về Việt Nam ăn Tết mỗi ngày một đông”

“Dựa vào thông tin trên hệ thống bán vé máy bay thì thời điểm này không còn vé về Việt Nam trong dịp Tết nữa. Nếu có cũng phải trên $2,000, hoặc không thì sau Tết hai tuần mới có vé,” chị Mỹ Tiên, nhân viên công ty du lịch ATNT ở thành phố Fountain Valley, gần Little Saigon, cho biết.

Theo chị Mỹ Tiên, “thông thường mùa Tết số người về Việt Nam đông lắm. Lượng khách mua vé tại ATNT mỗi năm mỗi nhiều lên.”

“Vé năm nay rẻ hơn những năm trước, dù rơi vào mùa nào. Ví dụ mùa Tết năm nay có khách mua vé khứ hồi chỉ khoảng hơn $600, chưa có visa, trong khi những năm trước giá rẻ nhất phải từ $750-$800. Năm nay hầu hết các hãng máy bay đều có giá vé rẻ hơn những năm trước. Có thể do giá xăng rẻ,” đại diện công ty ATNT giải thích thêm.

Dĩ nhiên, đó là giá vé cho những ai đã có sẵn chương trình về Việt Nam ăn Tết từ lâu, và mua vé từ ba, bốn tháng trước.

Cô Kiều Nguyễn, đại diện cho Kiều Nguyễn Travel ở Austin, Texas, cũng nhận thấy “lượng người đi Việt Nam dịp Tết này tăng gần gấp đôi.”

“Cách đây ba tháng, giá vé khứ hồi từ Austin về Sài Gòn chỉ vào khoảng $600-$700, rất rẻ, cho nên có nhiều người không có ý định về Việt Nam dịp Tết này, nhưng vì thấy giá vé rẻ quá nên sắp xếp công việc về chơi, có gia đình đó rủ nhau đi hơn 20 người luôn,” cô Kiều nói.

Nhận xét của chị Mỹ Tiên là “khách về Việt Nam mùa Tết hầu như là người lớn tuổi, vì người trẻ thì có gia đình con cái, bận đi làm đi học nên cũng khó đi. Tuy nhiên cũng có gia đình thu xếp được thì họ cũng đi bốn, năm người cùng lúc.”

Với cô Kiều Nguyễn thì “người lớn tuổi và người làm nail” là số người về Việt Nam ăn Tết đông nhất, bởi “người già thì về thăm con cháu, người làm nail thì mùa này luôn là mùa vắng khách nên tranh thủ đi chơi.”

Tết Mỹ nhạt? Tết Việt Nam ấm áp tình thân?

 
Bà Đỗ Tú Nhạn (trái), cư dân quận Cam, “Năm nào cũng về Việt Nam ăn Tết để có chút thời gian gắn bó với người thân.” (Hình: Nhân vật cung cấp)

Ông Ngọc Huỳnh, cư dân thành phố Garden Grove, về Sài Gòn ăn Tết lần đầu tiên sau bốn năm định cư tại Mỹ để “được sống trong tình cảm ấm áp của gia đình.”

“Sự có mặt của mình trong gia đình vào thời khắc ấy xúc động và thiêng liêng lắm,” ông Ngọc nói.

Ông kể, “Năm đầu tiên đến Mỹ đón Tết thấy lạt lẽo quá. Buồn vì nhớ Sài Gòn, buồn khi thấy ngày Tết mà không có cha mẹ, anh em ở bên cạnh như mấy chục năm qua, dù rằng ở đây thì có gia đình vợ, nhưng thiếu vẫn thiếu.”

“Muốn nói gì nói, Tết ở đây không thể nào vui bằng Tết ở Việt Nam. Tết ở đây, tôi được nghỉ có một ngày, nên coi như cũng chẳng có Tết, trong khi ở Việt Nam thì nghỉ Tết cả một thời gian dài, mình mới hưởng trọn cái Tết,” ông Ngọc tâm sự.

Ông nhận xét thêm, “Về Sài Gòn ăn Tết thấy ngộ lắm. Bối cảnh xung quanh rất vui, khiến mình xôn xao lạ lắm. Còn ở đây thì bình thường. Sau mấy năm ở đây, tôi vẫn thấy Tết ở Mỹ nhạt nhẽo, giả giả làm sao đó, như có một cái gì gán vào trong đời sống thường ngày của mình chứ không phải là Tết của mình.”

Bà Đỗ Tú Nhạn, hiện sống ở Westminster, thì “năm nào cũng về Việt Nam ăn Tết.”

“Lúc trước con gái tôi còn ở bển, năm nào tôi cũng về. Nay thì nó đã sang Mỹ rồi nhưng tôi còn chị chồng, anh chồng bên đó cũng cô đơn quạnh quẽ nên tôi về để có chút thời gian gắn bó với gia đình,” bà Nhạn cho biết.

Bà chia sẻ, “Tôi qua Mỹ đã mười mấy năm, chỉ có một năm ăn Tết ở Mỹ thôi, thấy vô vị quá! Lúc đó tôi còn đi làm ở Santa Monica, Tết vẫn phải đi làm, chẳng thấy không khí Tết gì hết, mọi chuyện đều bình thường. Trong khi về Việt Nam ăn Tết thì tâm trạng khác lắm, nôn nao chờ đợi và chuẩn bị cả… nửa năm trước.”

Một lý do nữa mà bà Nhạn vẫn thường về Đà Nẵng đón Xuân là “để đi tìm lại kỷ niệm xưa của chính mình.”

“Chồng tôi chết trước khi tôi đi Mỹ định cư. Mỗi lần về quê, tôi thích đi lang thang trên biển một mình, để nhớ về chồng, nhớ những câu thơ ông từng viết cho tôi. Tôi về để đi tìm lại kỷ niệm xưa của chính mình,” bà trầm giọng.

Với bà Jennifer Nguyễn, một cư dân Garden Grove, thì “về quê ăn Tết có được cái không khí Tết, nhất là trước Tết vui, nhộn nhịp, có người này người kia đi ra đi vào, cùng gói bánh tét, dọn dẹp nhà cửa. Còn ở Mỹ thì chỉ nhà nào có người lớn mới còn có sự chuẩn bị cho Tết, chứ không thì mọi thứ đều bình thường.”

Về Việt Nam ‘tốn kém và căng thẳng thần kinh’

 
Bà Jennifer Nguyễn, “về quê có không khí Tết nhưng luôn luôn bị ‘chém đẹp’ và tốn tiền lì xì.” (Hình: FB Jennifer Nguyễn)

Về Sài Gòn ăn Tết là điều ông Ngọc cảm thấy vui vì được trở lại trong vòng tay ấm áp của gia đình. Tuy nhiên, ông Ngọc cũng không ngần ngại “tiết lộ,” “lần tới có về thì tôi không chọn đi dịp Tết nữa, trừ khi tôi trúng số.”

Tại sao? “Vì về dịp Tết tốn tiền nhiều quá!”

“Lần về thăm nhà dịp Tết, tôi đem theo gần $10,000 mà coi như sạch túi luôn, thấy không thấm vô đâu hết. Bao nhiêu cũng không đủ. Tốn tiền rất nhiều, vì gặp ai cũng phải lì xì hết,” ông Ngọc vừa kể vừa cười một cách đau khổ vì quan niệm “ai cũng nghĩ mình là Việt Kiều nên mình phải cư xử cho … giống Việt Kiều.”

Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân khiến ông “tốn tiền” nữa là “sau mấy năm sống ở Mỹ trở về, nhìn thấy nhiều người khổ quá, thấy tội nghiệp quá, nhất là mấy người bán vé số, đạp xích lô, chạy xe ôm, ăn xin, mà nhất là dịp Tết nữa nên càng thấy thương họ, nên cứ gặp là cho tiền.”

Ông giải thích, “Ngày còn ở Việt Nam, khi thấy mấy anh em bà con Việt kiều về hay cho người nghèo tiền, tôi thường cản, nói không cần phải cho nhiều như vậy. Không dè đến khi chính mình trở về, tôi lại có cảm xúc y chang, mới hiểu vì sao ngày trước họ làm như thế.”

Bà Jennifer dù đang chuẩn bị hành trang để ra sân bay về Đà Lạt ăn Tết, dù cho rằng “Tết ở quê có không khí hơn” nhưng cũng thẳng thắn nói “không thích về dịp Tết vì về dịp này luôn bị ‘chém đẹp’, lại tốn tiền lì xì cho con cháu dưới quê.”

Đó là kinh nghiệm bà có được trong lần đầu về Việt Nam ăn Tết sau gần 20 năm không đón Xuân tại quê nhà. Giờ là lần thứ hai bà lại về vào dịp Tết nhưng chẳng qua “phải đi vì có công việc.”

Với bà Nhạn, dù đều đặn về quê mỗi dịp cuối năm, chuyện luôn phải chuẩn bị tinh thần đối phó với “hải quan sân bay hay công an cửa khẩu” vẫn là điều bà phải bận tâm.

“Tôi vẫn căng thẳng thần kinh để đối đầu với tụi nó, nhưng may là tôi đối đầu được, tức là cách hành xử của họ vẫn làm cho mình mệt mỏi, nhưng tôi vẫn cứ đi,” người phụ nữ nhỏ nhắn nói bằng giọng chắc nịch.

 
Bà Lê Ngô ở Westminster, “Tôi thấy Tết ở Bolsa này là nhất thế giới, không ham đi đâu nữa cả.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Những chuyện “bực bội” mà bà Nhạn từng phải đối diện khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất, và sau này là sân bay Đà Nẵng, là sự vòi vĩnh, hạch sách của nhân viên hải quan khi làm thủ tục nhập cảnh. Đây cũng chính là một trong những lý do mà nhiều người không muốn về quê. Bởi, như ông Phú Nguyễn ở quận Cam, người đã đôi lần trở về Sài Gòn sau 25 năm sống ở Mỹ, nhận xét, “chẳng đặng đừng khi có chuyện cần thì tôi mới phải bay về, chứ vừa xuống máy bay, nhìn thấy thái độ của hải quan Việt Nam là tôi muốn quay ngược về Mỹ liền lập tức.”

“Thiệt là ngán ngẩm. Tôi phải đối đầu từ khi bước xuống sân bay Sài Gòn ra tới Đà Nẵng, khi thì bắt đóng thuế thùng hàng dư ra, mặc dù mình đã đóng tại sân bay LAX rồi, khi thì họ hỏi trắng trợn ‘chị về có mang quà gì cho em không?’ rồi lật tới lật lui coi mình có kẹp tiền vào passport không… Ui chao mệt là mệt,” bà Nhạn nhớ lại.

Nói thì nói vậy, nhưng người phụ nữ ngoài 60 này vẫn về mỗi khi Tết đến, và chưa bao giờ cảm thấy “tốn kém” bởi vì “khi tôi có kế hoạch về thì tôi đã phải chuẩn bị từ nửa năm trước, muốn mua quà cáp gì cho ai, cái quần cái áo cái giỏ tôi đều tính trước và tha lần tha lần cho đến ngày đi nên không thấy tốn kém. Mà có tốn thì cũng xứng đáng vì nó mang lại cho tôi một mùa Xuân rất ấm áp trong tình gia đình người thân.”

Lần này bà Nhạn về quê ăn Tết cùng con dâu, 2 cháu nội và người chị ruột.

Không về, vì chẳng còn ai và Tết chẳng như xưa

Chị Châu Diệp, chủ một gian hàng bán hoa đào hoa mai giả trong chợ Tết Phước Lộc Thọ, cho biết, “Mình ở đây từ năm 79 đến giờ, chưa bao giờ về Việt Nam ăn Tết. Nhưng nghe nói Tết ở đây vui hơn vì ở đây được đốt pháo.”

“Lý do chính mà mình không về Việt Nam ăn Tết là vì gia đình bà con mình đều ở Mỹ. Tết là sum họp mà cả gia đình đã sum họp tụ tập ở đây hết rồi thì còn đi đâu nữa,” chị nói thêm.

Bà Lê Ngô ở Westminster tâm sự, “tôi ở California này 20 năm là 20 năm tôi đều đi chợ Tết Phước Lộc Thọ, nghĩa là tôi không về Việt Nam ăn Tết. Tôi thấy Tết ở Bolsa này là nhất thế giới, không ham đi đâu nữa cả. Vừa ấm áp vừa vui vẻ. Đi ra đi vào thấy người Việt mình chào nhau, hỏi thăm nhau là vui rồi.”

Ông Nam Đặng, chủ nhân một gian hàng bán cây quýt, tắc, bưởi trong chợ Tết Phước Lộc Thọ cho biết khoảng 10 năm trước ông có về Việt Nam ăn Tết một lần, vì “mấy đứa em kêu về.”

Nhưng theo ông thì “Tết ở Mỹ vui hơn, còn ở Việt Nam thì mình không được tự do nên đâu bằng bên này được.”

Với ông Nam, “Tết đến, chỉ cần thấy có thịt kho dưa giá, dưa hấu, là thấy y như Tết ở Việt Nam mình thôi.”

Cô Kiều Lưu, cư dân Fountain Valley, lại nghĩ khác, “Thật ra Tết Việt Nam bây giờ cũng đâu giống ngày xưa nữa! Tết bây giờ là thời gian người ta nghỉ ngơi, đưa gia đình đi chơi xa, thậm chí là đi chơi nước ngoài chứ đâu còn cảnh ‘Mùng Một Tết cha, Mùng Hai Tết bạn, Mùng Ba Tết thầy’ như xưa nữa, không thấy còn gì là truyền thống hết. Cũng chẳng mấy ai tụ tập gói bánh chưng bánh tét gì nữa đâu.”

Cô Kiều từ Áo sang Mỹ định cư cách đây 5 năm, “lúc còn ở Áo thì năm nào cũng về Việt Nam ăn Tết. Từ lúc sang Mỹ thì chưa về bao giờ.”

 
Cô Kiều Lưu, Fountain Valley, “Tết ở đây cũng như ngày thường, không có gì rộn rã như ngày xưa, ngày càng thấy thờ ơ.” (Hình: Kiều Lưu cung cấp)

Lý do chị Kiều không về vì “Tết rơi vào thời gian các con bận đi học, không nghỉ được.”

“Nếu nghĩ chuyện Tết về Việt Nam thì tôi muốn chồng tôi về ăn Tết với ba mẹ chồng vì ông bà còn ở bên đấy. Riêng tôi thì thấy chuyện về không quan trọng vì cả nhà tôi ở đây hết rồi.”

Nói về cảm xúc sau khi trải qua năm cái Tết tại Mỹ, Kiều cho rằng, “năm đầu tiên tôi có tham gia gói bánh chưng với bạn, thấy cũng vui. Nhưng rồi nhạt dần, thấy cũng bình thường. Tết ở đây cũng như ngày thường, không có gì rộn rã như ngày xưa, ngày càng thấy thờ ơ. Không biết tại sao, có thể do mình già rồi. Thêm nữa, Tết ở đây cũng đâu có được nghỉ, cũng như ngày thường thôi.”

***

Về hay không về, ở Mỹ hay ở Việt Nam, cuối cùng điều quan trọng là nơi đâu cho mình cảm giác ấm áp của sự sum vầy, của tình yêu thương gia đình thì nơi đó mang ý nghĩa Tết trọn vẹn.

Liên lạc tác giả: [email protected]

ALEXANDRA HUỲNH – THẦN ĐỒNG NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT Ở TUỔI 17

 Alexandria Huynh ra trường với bằng cử nhân sinh học hạng ưu vào tuổi 17 tại Cal State LA Nam California.

 

ALEX HUYNH 2

HONOR in Little Saigon!

 

ALEX HUYNH

ALEXANDRA HUỲNH – THẦN ĐỒNG NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT Ở TUỔI 17 VÀO HỌC TIẾN SĨ Ở ĐẠI HỌC HARVARD MỸ, CÔ LÀ NIỀM HÃNH DIỆN CHO CỘNG ĐỒNG VNCH HẢI NGOẠI

Trường Đại Học Cal State L.A. Tại miền Nam California loan tin em Alexandria Huynh, một sinh viên người Mỹ gốc Việt được trường đại học danh tiếng Harvard nhận vào học chương trình tiến sĩ y khoa với học bổng toàn phần ở tuồi 17.

Em Alexandria Huynh vào đại học lúc mới tuổi 13 qua chương trình dành cho các sinh viên vào đại học sớm trước tuổi (University’s Early Entrance Program), em Alexandria Huynh ra trường với bắng cử nhân sinh học hạng ưu. Cal State L.A. còn cho biết Alexandria Huynh là một sinh viên ra trường với bằng cử nhân trẻ nhất từ xưa đến nay của trường.

Em Alexandria Huynh không chỉ được trường Harvard chấp nhận vào học chương trình tiến sĩ mà còn có các trường danh tiếng khác như Đại học Yale và Đại học Pennsylvania cũng chấp nhận em.

Em Alexandria Huỳnh đã vào học ở Harvard với một học bổng toàn phần. Đây là niềm hãnh diện và tự hào của người Việt khắp nơi.

“Đại gia” cũng khóc

“Đại gia” cũng khóc

Đoàn Dự ghi chép

Bước sang năm mới 2016, đại gia Lê Ân cũng vừa tròn 78 cái xuân xanh. Thế nhưng không ai nghĩ ông là một cụ già, bởi lẽ ông vẫn còn khẩu khí ngút trời và luôn có những hành động khó đoán. Sau một thời gian dài theo đuổi vụ kiện về căn nhà với người con trai cả cùng máu mủ, đại gia Lê Ân đã giành phần thắng trong phiên tòa ngày 23-12-2015. Tuy nhiên, kết quả ấy đồng nghĩa với nụ cười hay nước mắt? Bởi vì ông cực kỳ giàu có, sở hữu các tài sản hàng ngàn tỷ đồng, chỉ riêng chiếc xe Rolls Royce rước dâu ông “mua chơi” khi làm đám cưới với cô vợ thứ 5 mới 20 tuổi đã là 26 tỷ đồng, tức cỡ 1,5 triệu đo-la lúc ấy (2011), vậy thì căn nhà đối với ông đâu có nhằm nhò gì. Dù khỏe ông cũng không thể sống tới vài trăm tuổi được. Các tài sản lớn như núi ông sẽ để lại cho ai ngoài cô vợ trẻ? Cha con lôi nhau ra tòa, nếu suy nghĩ kỹ “đại gia” sẽ thấy ngậm ngùi và cái đó người ta kêu là… đại gia cũng khóc!

Trong số những đại gia vẫn hãnh diện khoe số tài sản hơn một ngàn tỷ của mình tại Việt Nam hiện nay, Lê Ân là trường hợp không dễ hiểu chút nào. Cuộc đời ông nhiều thăng trầm, nhiều ngang trái mà cũng nhiều… ngông nghênh. Vì vậy chuyện ông kiện tụng người con cả ruột thịt không hẳn bởi một căn nhà, mà chủ yếu là để chứng minh công lý phải thuộc về phía ông.

Người con trai tranh chấp tài sản với đại gia Lê Ân có cái tên khá đặc biệt do chính ông đặt: Lê Đa Ni En. Đó là con trai lớn nhất ông có với bà vợ đầu tiên tên Lê Thị Ngọc Lan, đã gắn bó với ông từ thuở hàn vi. Để hiểu rõ vụ kiện một cách đơn giản, chúng ta có thể tóm tắt như sau:

Căn nhà số 408 ngoài mặt đường Cách Mạng Tháng 8 được vợ chồng ông Lê Ân mua và sinh sống từ năm 1970, diện tích 76m2. Năm 1984, Lê Ân ly dị bà Ngọc Lan, để lại căn nhà này cho vợ cùng 5 người con ở và buôn bán.
Ông “làm lại cuộc đời” với người vợ thứ hai lai Mỹ, cô này có một đứa con, bỏ lại cho ông nuôi rồi đi mất. Ông hàn gắn với người thứ ba tên Kim Thu, đồng thời năm 1970, để gần gũi với máu mủ ruột rà, ông mua căn nhà ở ngay phía sau sát sau sát với căn nhà 408 Cách Mạng Tháng 8, có diện tích 149,7m2.

Từ năm 1990, Lê Ân chuyển ra Vũng Tàu, mua nhà ở Vũng Tàu, căn nhà 149,7m2 (tức căn phía trong) khóa cửa bỏ không.

Bẵng đi một dạo, Lê Ân phát hiện ra Lê Đa Ni En đứng tên chủ quyền căn nhà 408 Cách Mạng Tháng 8 với diện tích lên đến 225,7m2, tức bao gồm luôn cả căn bỏ không phía trong, điều đó có nghĩa Đa Ni En đã gộp hai căn làm một và điều lạ lùng là cơ quan hành chánh quận Tân Bình Sài Gòn vẫn làm giấy tờ cho Đa Ni En làm chủ trong khi cả hai căn đều đứng tên Lê Ân. Ông Lê Ân điên tiết, bèn khởi kiện con trai ra tòa để đòi lại tài sản của mình.
Sau 25 năm kiện tụng, ngày 23-12-2015 đại gia Lê Ân đã thắng con trai mình về mặt pháp lý. Còn về mặt đạo đức thì thật ê chề khi hai cha con coi nhau như thù địch. Thậm chí trước tòa họ không xưng hô với nhau có chút tình nghĩa, mà ông Lê Ân gọi con trai mình là “ông Đa Ni En”, còn Đa Ni En gọi ông là “đại gia Lê Ân”. Ông Lê Ân biện giải với tòa rằng ông muốn lấy lại căn nhà để sẽ bán đi, chia đều cho các con.

Tuy nhiên, mọi thứ dường như đã bị đẩy đi quá xa khi, cũng trước tòa, ông nói về con trai: “Con cả của tôi không có cái tâm. Tôi nhìn mặt nó không phải mặt người mà là mặt quỷ. Mấy chục năm qua nó định đánh tôi nhưng tôi đều chạy. Chả lẽ tôi đánh lại nó thì bằng với nó hay sao? Là một người cha mà có đứa con ngỗ nghịch như vậy thì tôi đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Cay đắng lắm nhưng tôi không biết làm thế nào”. Ối trời cao đất dầy, cha con mà cạn tàu tráo máng như thế thì đúng là cay đắng thật!

Dai gia cung khoc - H.2
Thẳng thắn mà nói, ông Lê Ân là một người rất sòng phẳng. Ông luôn quyết liệt kiểu ăn miếng trả miếng, ơn thì đền, oán thì trả. Trước khi cưới cô Mai Thị Mai (báo chí thường gọi là cô Mai Mai) nhỏ hơn ông 55 tuổi làm vợ thứ 5, đại gia rất hận ba người vợ trước đó, nhân lúc mình nguy khốn đã phụ bạc mình. Để thỏa cơn uất hận, ông cho tạc ba bức tượng của ba bà vợ cũ và trưng bày ngay trước khuôn viên Khu du lịch Chí Linh của ông ở Vũng Tàu. Đến nay ông vẫn bộc bạch với báo chí hầu như chưa nguôi cơn giận: “Tui cho tạc tượng mấy bả để khắc cốt ghi tâm những gì mấy bả đã đối xử với tui. Mỗi lần nhìn tượng mấy bả, tui càng có thêm nghị lực để vươn lên, nhắc nhở mình rằng không nên sa lầy vào những cuộc hôn nhân không tốt đẹp như vậy nữa!”

Dĩ nhiên yếu tố để được gọi là đại gia là tiền bạc chứ không ai đòi hỏi đại gia phải có phẩm chất của bậc đại trượng phu, bao dung, độ lượng!

Tuổi thơ nghèo khó
Ông Lê Ân sinh năm 1938 (Mậu Dần) trong một gia đình đông anh em ở Quảng Nam. Ông là người con thứ 5.
Lê Ân có tuổi thơ nghèo khó, túng thiếu. Biến cố đầu tiên của cuộc đời ông chỉ xuất hiện khi, năm 1958, 20 tuổi, ông trốn quân dịch, vào thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long (nay là tỉnh Bình Phước) dưới chế độ TT Ngô Đình Diệm.
Vào An Lộc, Lê Ân mưu sinh bằng cách thuê một chiếc máy may hiệu Singer đã cũ – loại máy sử dụng bàn đạp bằng chân – rồi đặt trước doanh trại quân đội An Lộc, phía trên vỉa hè để sửa thuê quần áo lính. Ông sửa rẻ, lại đẹp nên lính đem ra sửa rất đông, nhiều khi làm không hở tay.

Hơn năm sau, Lê Ân đã có đủ tiền mua lại cái máy may đã thuê đồng thời mua thêm 2 cái máy may khác để mướn thợ làm phụ với mình.

Một lần, Lê Ân có một vị khách lạ. Ông cụ này từ Bắc vào Nam từ năm 1948. Khách bảo “Thấy cậu khéo tay, lại cần mẫn làm ăn. Nếu muốn học may áo vest thì tôi truyền cho”. Như hạn hán gặp cơn mưa, Lê Ân nhận lời ngay lập tức và trở thành đệ tử của vị khách.

Sau khi đã học hết nghề, với một tấm giấy hoãn dịch giả mua được của một sĩ quan ở An Lộc, Lê Ân gom hết vốn liếng, về Sài Gòn thuê một căn nhà trên đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần, quận 3) rồi mở một tiệm chuyên may đồ vest với tên gọi Chiến’s Tailor.

Chỉ một thời gian ngắn, Chiến’s Tailor trở thành một trong những tiệm may đồ vest hàng đầu của Sài Gòn với cách thức do ông đặt ra: vải tốt, may đẹp, giá hạ và đúng hẹn. Tiền vào như nước nên chẳng bao lâu sau Chiến’s Tailor trở thành một trung tâm Âu phục danh tiếng. Ông nói: “Để quảng cáo cho mình, cứ hễ bước ra đường là tôi mặc đồ vest và là đồ do chính tôi may”. Cái thói quen ấy Lê Ân vẫn còn giữ mãi tới ngày nay, áo vest ông mặc phải nói là rất đẹp.

Có tiền, Lê Ân bắt đầu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh khác, như thành lập xưởng sản xuất giày dép da hiệu Italy; kinh doanh xe lam, xe buýt chạy đường Sài Gòn – Bảy Hiền – Bà Chiểu; thành lập công ty kinh doanh địa ốc; mua trái phiếu người cày có ruộng của nhà nước và công khố phiếu quốc gia..vv.

Tiếp theo đó, Lê Ân dồn toàn bộ vốn liếng thành lập một ngân hàng tư nhân của riêng mình. Tuy nhiên, ngân hàng này chưa kịp kinh doanh có lời thì Sài Gòn “giải phóng”. Toàn bộ trái phiếu, công khố phiếu quốc gia và các chứng từ có giá trị lớn của ông dưới chế độ cũ đều biến thành… giấy lộn!

Cái đáng quý nhất còn sót lại của Lê Ân sau khi ngân hàng của ông bị “đứt bóng” là uy tín. Chính vì có uy tín nên mặc dầu trắng tay nhưng ông vẫn có những người bạn cho mượn vốn. Ông kể: “Tôi bắt đầu lại bằng cách xin đấu thầu thu gom sắt thép phế liệu thời hậu chiến. Thời đó, đây chính là một nguồn lợi khổng lồ”.

Ngoài việc kinh doanh phế liệu, Lê Ân còn lao vào một lãnh vực hoàn toàn mới mẻ đối với ông. Thời điểm này, người Việt ở các nước ngoài đã bắt đầu gửi quà về cho gia đình, mà quà đa số là những thùng thuốc tây. Hợp tác với một dược sĩ tên Gia, ông lập một hệ thống tư nhân thu mua thuốc tây – trong đó đặc biệt là các loại thuốc “ngậm” – tức những thứ thuốc đặc trị các bệnh ít gặp. Ông nói: “Chính vì là thuốc “ngậm” rất ít người mua nên khi thu vào giá rất rẻ, nhưng nếu có ai cần đến thì lại bán được với giá rất cao. Mới nghe qua người ta thấy phi đạo đức, nhưng cứ thử nghĩ, tôi bỏ ra một cây vàng chẳng hạn để mua một thùng thuốc “ngậm”, rồi một năm sau, không bán được cho ai, thuốc hết “đát” phải vứt bỏ là tôi mất luôn cả một cây vàng”.

Với việc dám mua bán các loại thuốc đặc trị, Lê Ân thu được những khoản lời khổng lồ. Đặc biệt nhất là sau 2 năm kinh doanh thuốc tây, hầu như ông thuộc lòng các mặt hàng thuốc, từ tên gọi cho tới công dụng, liều dùng, giá cả v.v…

Từ những khoản lợi nhuận này, ông tiếp tục đầu tư làm xưởng sản xuất xe đạp và nhà máy chế biến xà bông, đồng thời thành lập tiệm vàng Chiến Thành với giấy phép kinh doanh là gia công vàng bạc nữ trang. Tuy nhiên, mỗi đêm Lê Ân lại âm thầm phân kim hàng chục lượng vàng đã mua được từ nhiều nguồn khác nhau, thêm bạc vào đó (gọi là vàng “xanh”, kém chất lượng) để bán lại cho những người muốn đi vượt biên. Chính vì hành vi này mà Lê Ân bị bắt và bị đi cải tạo một thời gian khá dài về tội giúp đỡ phương tiện cho người vượt biên.

Bị đi kinh tế mới 
Sau khi ra tù, Lê Ân bị cú sốc thứ hai khi nhà nước CSVN thực hiện chủ trương đánh tư sản mại bản, gia đình ông thuộc thành phần bị đuổi đi kinh tế mới.

Một người như Lê Ân đâu có chịu ở nơi rừng rú, khỉ ho cò gáy, thiếu thốn đủ mọi thứ. Từ kinh tế mới, ông đem gia đình trốn về Nha Trang để không ai biết gốc tích của mình, rồi mua nhà, lập cửa hàng bán đồ phụ tùng xe đạp, sản xuất khung xe đạp và mua bán vải tại Chợ Đầm Nha Trang.

Tuy nhiên, sai lầm lớn nhất của ông là giao toàn bộ tài sản, tiền bạc, vàng và kim cương hột xoàn cho người vợ đầu gối tay ấp đã có với mình 5 mặt con, tức bà Lê Thị Ngọc Lan. Năm 1984, bà này làm đơn ra tòa xin ly dị với lý do là ông luôn luôn mèo chuột, có nhân tình nhân ngãi hà rầm bà không chịu nổi. Ông không có giấy tờ gì chứng minh mình là chủ các tài sản đã giao cho vợ nên lại một lần nữa trắng tay.

Quá thất vọng, Lê Ân bỏ Nha Trang trở về Sài Gòn. Ông “làm lại cuộc đời” bằng cách mở một shop nhỏ buôn bán quần áo thời trang tại quận 3 Sài Gòn. Bàn tay Lê Ân dường như có ma thuật, shop tuy nhỏ nhưng buôn bán hết sức thành công. Sau đó ông mở thêm một chuỗi các cửa hàng tại nhiều quận khác tại Sài Gòn. Có tiền, ông lập thêm các tiệm thuốc tây tại các quận 1, 3 và quận 10.

Khi có nhiều tiền, ông thành lập Qũy tín dụng Hòa Hưng (đây là tên do ông đặt ra với ý nghĩa vừa an hòa vừa hưng thịnh chứ không phải Hòa Hưng ở khu Ngã ba Ông Tạ). Ông mua đồng rúp và lập thêm nhiều chi nhánh kinh doanh vàng bạc. Ngoài ra ông còn có cổ phần lớn tại nhiều trung tâm tín dụng khác.

Đối diện với án tử hình 
Như một quy luật phát triển, Quỹ tín dụng Hòa Hưng được chấp thuận cho phép nâng cấp thành Ngân hàng cổ phần Đại Nam. Tuy nhiên, lúc có giấy phép thì tên của ông không có trong hội đồng quản trị.

Sau khi bị loại khỏi cuộc chơi này, Lê Ân trở thành thành viên của các tổ chức tín dụng nằm trong một khối liên kết mà trước đó ông được bầu làm chủ tịch.

Ông đề xuất sáp nhập Qũy tín dụng Phú Đông với Quỹ tín dụng Thống Nhất vì hai quỹ này đang làm ăn lỗ lã, rồi ông bỏ vốn ra cứu nó sống lại và được các thành viên bầu làm chủ tịch. Ông cũng “cứu sống” Quỹ tín dụng Phụ nữ Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và nâng cấp nó thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB). Ngân hàng này chính thức được khai trương tại Vũng Tàu ngày 9/10/1991 do Lê Ân đứng đầu Hội đồng quản trị.

Tiếp đến, Lê Ân thành lập Công ty Lê Hoàng để lập Khu du lịch Chí Linh. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không cho phép VCSB lập khu du lịch bởi vì ngân hàng không có chức năng làm du lịch. VCSB chuyển toàn bộ dự án kinh doanh khu du lịch Chí Linh cho Công ty Lê Hoàng. Chính vì vậy có dư luận cho rằng Lê Ân lạm quyền, chi 82 tỉ đồng lấy từ VCSB cho Công ty Lê Hoàng nơi Lê Ân làm chủ tịch Hội đồng quản trị..

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước khởi tố vụ án. Ngày 11/2/2000, Lê Ân cùng 6 thành viên trong Ban lãnh đạo VCSB bị bắt, và ngày 28/5/2001, ông bị tuyên án tử hình về tội lừa đảo, chiếm dụng vốn liếng của VCSB, còn 6 thành viên kia thì bị các mức án tù khác nhau.

Lê Ân làm đơn kháng cáo và giao nộp toàn bộ các chứng từ của VCSB cho cơ quan điều tra để chứng minh mình vô tội. Toàn là tiền vốn do ông đã bỏ ra cho VCSB hoạt động mà thôi, nếu ông chuyển một số vốn “của mình” sang Công ty Lê Hoàng thì đâu có gì là trái? Ông đã thành công và được giảm án từ tử hình xuống 12 năm tù.
Trong thời gian thụ án, do cải tạo tốt nên Lê Ân được cho ra ở nhà phía ngoài, không bị nhốt chung với các tội nhân khác. Và ngày 31/8/2005, Lê Ân được thả sau hơn 5,5 năm bị giam giữ (tính cả 1 năm bị bắt giữ và ra tòa trước khi tuyên án).

Ông ra tù thì tài sản phải trả lại cho ông. Bởi vậy hiện nay Lê Ân rất giàu, ngoài Trung tâm Du lịch Chí Linh ông còn làm chủ một bãi tắm tại Vũng Tàu thuê của nhà nước, có bán vé để chuyên đón tiếp khách du lịch nước ngoài, và nhiều cơ sở kinh doanh lớn khác.

Các bà vợ của Lê Ân
Người vợ đầu tiên của đại gia Lê Ân là bà Lê Thị Ngọc Lan (năm nay 72 tuổi tức kém ông 6 tuổi). Hai người đã có với nhau 5 mặt con. Tuy nhiên, trong thời gian ông ở tù, bà này làm đơn xin ly dị, đem vào trong tù cho ông ký và chiếm hết tài sản của ông. (Tượng phía bên trái, hình người đàn bà mặc áo dài miền Trung, bưng bình nước đổ đi coi như đã dứt hết tình nghĩa).

Dai gia cung khoc - H.3
Người vợ thứ hai là một phụ nữ Việt lai Mỹ, ở với ông được một năm thì bỏ đi làm ăn xa và mất tích, để lại cho ông một con trai. (Người này không bị “lên tượng” vì ông không căm hờn).

Người vợ thứ ba tên Nguyễn Kim Thu (khi cưới mới 20 tuổi), là một cô gái xinh đẹp, có học thức, người gốc Bắc. Đám cưới của hai người diễn ra hoành tráng nổi tiếng ở Sài Gòn lúc đó. Tuy nhiên, chỉ được mấy tháng, cô này đã bộc lộ nhiều thủ đoạn, trong đó có cả việc uống thuốc ngừa thai để không có con với ông. Cưới nhau chưa đầy 6 tháng, cô ôm toàn bộ tiền và vàng của ông bỏ trốn. (Tượng thứ ba phía bên phải, mặc áo tứ thân miền Bắc, tay cầm nón quai thao cho biết gốc Bắc chứ cô không liên quan gì tới nghệ sĩ Quan Họ Bắc Ninh).
Người vợ thứ 4, tên Khanh, gốc Phan Thiết. Rất tin vợ, ông đặt cô vào vị trí Phó chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Lê Hoàng. Khi Ngân hàng VCSB “đứt bóng” và ông lâm cảnh tù tội, việc điều hành công ty được ông giao lại cho cô này. Tuy nhiên, trong thời gian ông ở tù, cô âm thầm chuyển giao toàn bộ tài sản lẫn quyền lực của ông cho “người tình” là một trưởng phòng trong công ty của ông. Kết cục của cuộc hôn nhân thứ 4 này cũng là một cuộc ly dị trước tòa. (Tượng giữa).

Người vợ thứ 5 hiện nay, tên Mai Thị Mai. Cô là một cô gái khá đẹp, kém đại gia Lê Ân 55 tuổi. Ông làm đám cưới cực kỳ hoành tráng với cô cách đây 3 năm, khi ông 75 tuổi còn cô 20 tuổi.
Mai Mai thuộc một gia đình “thường thường bậc trung” ở huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sau khi tốt nghiệp trung học đã xin được vào làm thư ký trong Khu du lịch Chí Linh của đại gia Lê Ân năm cô 19 tuổi. Không để ý tới khoảng cách tuổi tác, đại gia yêu cô, cầu hôn với cô và dùng siêu xe Rolls Royce Phantom trị giá hơn 1 triệu đô để … rước nàng về dinh, mời tất cả mọi người ở Bà Rịa ai đi đám cưới thì có xe đưa rước và ăn uống hoàn toàn miễn phí theo kiểu buffet trong 3 ngày tại Khu Du lịch Chí Linh.

Dai gia cung khoc - H.4

Muốn bày tỏ sự cưng chiều cô vợ trẻ, ông còn mua cho cô một chiếc xe hơn 500 ngàn đô la và bỏ ra 6 tỷ đồng đặt mua chiếc giường đẳng cấp Hoàng gia Anh để mỹ nhân 20 tuổi ngả lưng khi mỏi mệt. Ông lớn hơn bố mẹ vợ hơn chục tuổi nên gọi bố mẹ vợ là “cậu, mợ”, xưng “tôi”, còn bố mẹ vợ gọi ông bằng “anh”, xưng “cậu, mợ”.

Mai Mai là người như thế nào? Vị đại gia nay 78 tuổi này cho biết: “Cuộc sống hiện tại của tôi rất hạnh phúc. Mai Mai có cái tâm tu, tâm tiên chứ không phải tâm con người. Tâm của con người thì đâu có được như thế. Cô ấy chăm sóc tôi rất chu đáo. Mặc dầu đã hơn 3 năm rồi mà chúng tôi không có con nhưng cô ấy vẫn làm tròn trách nhiệm của một người vợ, không hề có điều tiếng gì. Sáng nào chúng tôi cũng cùng nhau dậy sớm, tập thể dục xong tôi đưa vợ đi ăn sáng rồi mới về làm việc. Ngày nào ăn thức ăn còn dư cô ấy cũng không để tôi ăn lại vào ngày hôm sau vì sợ tôi tuổi cao, sức đề kháng cơ thể không tốt, nên chính cô ấy ăn thức ăn cũ còn tôi ăn thức ăn mới. Khi nào mua đồ ăn lạ về, người giúp việc làm xong, cô ấy đều ăn thử trước xem thế nào rồi mới đưa tôi ăn. Thật sự nhiều khi tôi rớt nước vì có được người vợ như vậy”.

Ông Ân kể tiếp: “Tiền bạc của cải tôi làm ra nhiều nhưng kiếm được một người vợ như vợ tôi không phải chuyện dễ. Quê vợ tôi ở cách chỗ chúng tôi chỉ khoảng 30 phút lái xe thôi, nhưng cả tháng hay 3 – 4 tháng cô ấy mới về một lần, còn thì chỉ quanh quẩn ở nhà giúp tôi làm việc và chăm sóc tôi. Ban đêm tôi làm hồ sơ, vợ tôi nhập máy vi tính. Thử hỏi người đàn ông nào nếu có người vợ như vậy thì họ có cảm thấy mãn nguyện không?”. (Không, tui không mãn nguyện bởi vì ban đêm ngồi viết bài, tui mần thẳng trên máy vi tính, nếu có người ngồi bên cạnh thì tui chịu không nổi dù đó là “người yêu quý gần 40 năm trước” của tui!- ĐD).

Nói thêm về đức độ của người vợ trẻ, đại gia Lê Ân cho biết: “Hiện tại, vợ tôi đang muốn tôi làm một quán cơm từ thiện nhưng tôi chưa có thời gian. Người ta làm quán cơm từ thiện 1.000$, 2.000$/bữa, 3 món canh, xào, mặn; còn cô ấy muốn quán cơm của chúng tôi phải hoàn toàn miễn phí. Một ngày gần đây tôi sẽ thu xếp thời gian để làm một quán cơm như vậy cho cô ấy vừa lòng. Tiền bạc đối với tôi không thiếu nhưng tôi chỉ thiếu thời gian mà thôi”.

“Đại gia” và con trai tại tòa 
Nói tóm lại, tổng cộng ông Lê Ân có 5 người vợ và 6 người con (kể cả 1 người là con của bà thứ 2 Việt lai Mỹ). Tuy nhiên, trở lại quá khứ, thậm chí cả trong hiện tại, ông có mối quan hệ không lấy gì làm tốt đẹp nếu không muốn nói là hết sức tồi tệ với bà vợ đầu tiên đã ly dị Lê Thị Ngọc Lan và người con cả Lê Đa Ni En.
Đa Ni En là con trai lớn của ông Lê Ân với bà Ngọc Lan. Sau khi ly dị với bà Lan, ông Ân đã nhiều lần kiện tụng, đòi mẹ con bà phải trả lại ngôi nhà 3 tầng ở số 408 đường CMT8, quận Tân Bình, Sài Gòn. Cũng chính vì căn nhà này mà mối quan hệ cha con của ông hết sức căng thẳng.

Ông Lê Ân cho biết: “Thằng trưởng nam (trong Nam kêu là “anh Hai”) của tôi đối xử với tôi không ra gì. Tôi nói thiệt, nói ra thấy quá phũ phàng chứ sự thiệt tôi không dám về căn nhà số 408 Cách Mạng Tháng 8 vì sợ bị cậu “quý tử” này đánh. Nó khăng khăng là căn nhà đó của má nó, nó dùng võ lực cấm tôi bước chân vô. Khi tôi kiện má nó để đòi lại căn nhà này, nó lên báo chửi tôi rất nhiều. Mọi người nói với tôi: “Anh đã mất một đứa con rồi…”. Tôi nói: “Tôi biết là đã mất nó lâu rồi”. Trong di chúc tôi viết rất rõ: “Tôi dứt khoát khai trừ đứa con này. Tôi còn sống cũng như tôi chết, nó không phải là máu mủ, ruột rà với tui…”.

Mới đây, ông Lê Ân lại tiếp tục đưa đơn kiện đòi bà Lê Ngọc Lan và anh Lê Đa Ni En để đỏi lại nhà. Báo Một thế giới thông tin: “Tại Tòa án Nhân dân quận Tân Bình Sài Gòn vào chiều 23.12.2015, hai người đàn ông có mối quan hệ ruột thịt đã xem nhau như người xa lạ. Trước hội đồng xét xử, ông Lê Ân gọi anh Đa Ni En là “ông Lê Đa Ni En”. Ngược lại, anh Đa Ni En gọi ông Lê Ân là “đại gia Lê Ân”. Và trong suốt phiên tòa, hai người đàn ông gần như không một lần nhìn mặt nhau”.

Phiên tòa kết thúc, phần thắng thuộc về ông Lê Ân và hội đồng xét xử bác đơn kiện của anh Lê Đa Ni En.
Sau khi rời tòa, ông Lê Ân và anh Lê Đa Ni-En bước nhanh ra khỏi TAND Q.Tân Bình, tránh nhìn mặt nhau. Chỉ khi đi chung chiếc cầu thang, lối đi duy nhất để ra xe, có cơ hội nhìn nhau nhưng anh Đa Ni En dấn bước đi rất nhanh, còn ông Lê Ân lặng lẽ đi phía sau, cố tình làm bộ chăm chú vào các bậc thang, coi như không thấy đứa con đang tranh giành tài sản với mình.

Ông Lê Ân nói: “Khi đối diện với chính con đẻ của mình trước tòa, trông thấy mặt nó tôi không thể nào bình tĩnh nữa. Tôi đã đeo đuổi vụ kiện vợ phản chồng, con phản cha trong hơn 25 năm nay, quyết tâm đòi lại căn nhà cho bằng được”.

Thế đấy, “đại gia cũng khóc” là ở chỗ đó.

Đoàn Dự

VN xôn xao tin ‘cụ rùa qua đời’

VN xôn xao tin ‘cụ rùa qua đời’

Tin cụ rùa hồ Gươm qua đời trở thành tâm điểm bàn luận tại Việt Nam trong lúc sắp diễn ra Đại hội Đảng XII.

Một số trang báo ở Việt Nam gỡ tin rồi lại đăng tin ‘cụ rùa hồ Gươm qua đời’, trong lúc người dùng Facebook ở Việt Nam tiếp tục bàn tán tin này hôm 19/1.

Image captionHình chụp rùa Hồ Gươm hồi 2011

Báo Tuổi Trẻ là một trong các báo đưa tin cụ rùa hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) đã chết vào khoảng 16g30 chiều cùng ngày.

Báo Tuổi Trẻ viết “lực lượng quản lý hồ Gươm đã phát hiện cụ rùa hồ Gươm chết và nổi ở trong hồ gần khu vực đường Lê Thái Tổ”.

Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội, cũng đã đến hiện trường, theo báo.

Tối cùng ngày, bản tin Tuổi Trẻ đã bị xóa.

Nhưng sau đó vài giờ, báo Tuổi Trẻ lại đăng tin này.

Một số báo khác tại Việt Nam đã xóa tin này.

Ảnh chụp hôm 8/3/2011 khi thành phố Hà Nội định ‘vây bắt’ cụ rùa hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) để tiến hành chữa trị.

Và cũng có báo như tờ Thanh Niên vẫn đăng tin này.

Bản tin của Thanh Niên khẳng định cụ rùa đã chết và “nhiều người dân Hà Nội đã bất ngờ và tỏ ý buồn với thông tin này”.

Một phóng viên bình luận trên Facebook rằng “báo chí giờ đến khổ” trong lúc có tin đồn rằng chính phủ Việt Nam không cho báo trong nước đăng tin này.

Xem the^m: 

Rùa Hồ Gươm chết, truyền thông Việt Nam rối loạn (Nguoi-viet.com)

Tuy các báo ở Việt Nam đều đã loan tin trở lại về sự kiện rùa Hồ Gươm đã chết, nhưng trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, nhiều người cho rằng việc “cụ” rùa chết trước ngày khai mạc đại hội đảng CSVN là một điềm gở và cách mà Ban Tuyên Giáo Trung Ương muốn báo chí hạn chế loan tin này là sự mê tín của giới lãnh đạo Cộng Sản ở Việt Nam tuy nói là “vô thần.”

Mạng xã hội Việt Nam ‘nóng’ vì rùa Hồ Gươm qua đời (VOA)

'Cụ Rùa' nổi lên ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, ngày 3/4/2011. Cái chết của 'cụ Rùa' được xem là linh thiêng 1 ngày trước khi Đại hội Đảng khai mạc khiến nhiều người sử dụng Facebook coi đây là "điềm xấu".

  ‘Cụ Rùa’ nổi lên ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, ngày 3/4/2011. Cái chết của ‘cụ Rùa’ được xem là linh thiêng 1 ngày trước khi Đại hội Đảng khai mạc khiến nhiều người sử dụng Facebook coi đây là “điềm xấu”.

Tháng chạp của những người già neo đơn

 Tháng chạp của những người già neo đơn

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2016-01-17

000_Hkg9914181-630.jpg

Các cụ già hàng ngày phải vào rừng hái rau dại. (Minh họa)

AFP PHOTO

Your browser does not support the audio element.

Cuối năm, với những người già neo đơn, thiếu vắng bóng dáng con cái và người thân, thời khắc này bao giờ cũng lạnh và buồn hơn rất nhiều so với những người có đầy đủ con cháu và so với thời gian khác trong năm. Đặc biệt, với những người cao tuổi nghèo khổ, cái Tết đến với họ như những hạt muối rơi chạm vết thương. Sự nghèo khổ của những người già sống trên đất Hướng Hóa, Quảng Trị là một dấu lặng tháng Chạp.

Lo từng bữa ăn, thiếu thốn mọi bề

Cụ bà Hồ Thị Lữ, 75 tuổi, người xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, chia sẻ: “Năm nay mệ (bà) 79 tuổi, sang năm mới được 80 tuổi. Khi được 80 tuổi thì hàng tháng mệ được cho một trăm mấy ngàn, chừ thì chưa, mệ chưa đủ tuổi, 80 mới đủ tuổi. Mệ chuẩn bị đi hái măng rừng với mấy đứa trong xóm, đi sớm, nó dậy rồi nó đợi mệ cùng đi, mệ hái được nhiều, ra sớm thì mệ lên chợ bán cũng được mấy chục.”

Theo cụ Lữ, suốt nhiều năm không có con cái, cụ sống một mình dưới mái nhà xập xệ do cha mẹ để lại. Nơi nào dột thì cụ mua tôn về lợp. Số tiền tích lũy được do bán rau rừng cũng đủ để vài năm mua một tấm tôn lợp dặm vào những chỗ nhìn thấy trời, mà che mưa che nắng.

Hằng ngày, cụ thức dậy lúc ba giờ sáng để quét dọn nhà cửa. Nói là quét dọn nhà cửa nhưng thực sự cũng chẳng có gì để quét dọn, chỉ làm việc giết thời gian đợi trời sáng vì không thể nào ngủ được. Đến khi trời hừng sáng, ăn vội miếng cơm nguội để lại từ tối qua với nước mắm kho quẹt hoặc chút cá kho khô để lâu ngày. Ăn xong lại lên đường vào rừng hái rau dại mang xuống chợ bán.

Mưa hay nắng, trừ những khi đau ốm không thể nhấc mình khỏi giường thì ở nhà, những ngày còn lại cụ đều đặn vào rừng hái rau rừng. Hái rau vừa giúp cho cụ có cái để ăn qua ngày, có cái để dành phòng khi đau ốm và giết ngày dài buồn tủi, cô đơn lúc tuổi già.

000_Hkg8227378-420.jpg

Sau khi vào rừng hái rau dại, các cụ phải mang xuống chợ bán. (Minh họa)

Trung bình mỗi ngày, đi từ lúc năm giờ sáng và về nhà lúc năm giờ chiều, cụ Lữ kiếm được từ mười ngàn đồng đến ba chục ngàn đồng. Bữa nào kiếm được mười ngàn đồng thì bỏ ra hai ngàn để mua gạo, hai ngàn mua gói mì ăn liền loại rẻ và cất dành sáu ngàn đồng bỏ ống.

Bữa nào kiếm được nhiều rau, kiếm thêm được măng rừng hay bắp chuối rừng, bán được từ hai lăm đến ba chục ngàn đồng, cụ Lữ tự thưởng cho mình một dĩa cơm mười ngàn đồng ở hàng cơm trong chợ. Với cụ, đó là bữa tiệc trọng đại trong tháng bởi vì có khi suốt cả tháng ròng mới có được ngày bán rau thu vào ba chục ngàn đồng.

Khi chúng tôi hỏi thăm về chế độ bảo hiểm dành cho người nghèo cũng như các khoản hỗ trợ người nghèo từ phía nhà nước. Cụ Lữ buồn bã nói rằng các khoản này không phải ai cũng có được, có thể người nghèo không bao giờ có nhưng nhưng người không nghèo lại hưởng được nhiều khoản trợ cấp của người nghèo. Cụ Lữ cho rằng nghèo là cái tội, và cụ mang tội rất lớn với tổ tiên, với đất nước bởi sự nghèo của cụ.

Giải thích về cái tội nghèo, cụ Lữ nói rằng nghèo thì không đóng góp được gì cho bà con, thậm chí làm cho bà con thấy ái ngại mỗi khi mình xuất hiện. Nhưng cái tội lớn nhất là tiếp tay cho tội ác. Bởi nhiều kẻ quyền thế đã lợi dụng cái nghèo để lấy tiền của nhà nước, của nhân dân. Nếu không còn những người nghèo như cụ thì những kẻ kia lấy đâu ra cái cớ để lợi dụng lòng thương, dựa vào nhà nước để ăn tiền.

Nhưng đó chỉ là câu nói đùa của cụ Lữ, cụ nói rằng trong sâu thẳm lòng mình, cụ vẫn thấy nghèo, cô đơn là một vết thương mà mỗi dịp Tết về, nhìn mọi gia đình khác đoàn viên, sum họp, cụ chỉ biết khóc thầm một mình. Ba ngày Tết cụ cũng không dám đến nhà ai vì sợ mình mang cái nghèo, cái neo đơn của mình đến nhà người khác đầu năm. Đã mấy mươi cái Tết như vậy đi qua cuộc đời cụ Lữ và gần như cụ đã quen với nỗi buồn hằng Tết.

Chứ cũng ứa nước mắt, mỗi ngày bán ngoài chợ được cỡ tám ngàn thôi, ăn hàng (ăn sáng) hai ngàn bạc cháo, hai ngàn tiền dù che mưa che nắng là bốn ngàn, một ngàn tiền thuế chợ là năm. Mà có ngày bán được chục ngàn, có ngày bán được có năm ngàn, lời không được năm ngàn bạc nữa, khổ ơi!

Chờ để được già

Cụ Dương, 79 tuổi, làm dâu trên đất Hướng Hóa, Quảng Trị gần sáu chục năm nay, buồn bã chia sẻ: “Chứ cũng ứa nước mắt, mỗi ngày bán ngoài chợ được cỡ tám ngàn thôi, ăn hàng (ăn sáng) hai ngàn bạc cháo, hai ngàn tiền dù che mưa che nắng là bốn ngàn, một ngàn tiền thuế chợ là năm. Mà có ngày bán được chục ngàn, có ngày bán được có năm ngàn, lời không được năm ngàn bạc nữa, khổ ơi!”

Theo cụ, phần đông người cao tuổi neo đơn ở đây không có đủ cơm để ăn và hằng ngày phải bươn bả đủ mọi việc để kiếm sống. Thu nhập trung bình của những người như cụ sẽ dao động từ mười ngàn đồng đến hai mươi ngàn đồng trên mỗi ngày, không thể nhiều hơn. Và hầu như không có ai được hưởng bất kì chế độ đãi ngộ nào từ phía nhà nước.

Bởi nếu muốn hưởng tiêu chuẩn của người cao tuổi, cụ phải đợi thêm sáu năm nữa, khi đó đủ tám mươi lăm tuổi thì sẽ hưởng được mỗi tháng một trăm tám mươi ngàn đồng trợ cấp của nhà nước. Và với số tiền một trăm tám mươi ngàn đồng đó, theo cụ Dương là không đủ để làm bất cứ việc gì. Nếu trong làng có đám cưới, có thiệp mời thì nhận xong một trăm tám mươi ngàn đồng của nhà nước, các cụ phải đi vay thêm hai mươi ngàn đồng nữa để bỏ phong bì tặng quà cưới. Bởi vì mức giá chung cho phong bì quà cưới hiện tại là hai trăm ngàn đồng.

Và cũng theo cụ Dương, với khoản tiền một trăm tám mươi ngàn đồng trên một tháng, cụ vẫn phải bươn bả ra rừng hái rau lên chợ bán hay mua củ quả của nhà vườn ra chợ ngồi bán. Bởi vì số tiền này nếu mua gạo thì thiếu mắm thiếu muối, nếu mua mắm muối thì thiếu gạo. Cụ nói rằng dù có thắt lưng buộc bụng gì đi nữa thì cũng không thể nào sống một tháng với một trăm tám mươi ngàn đồng.

Nhưng đó là chuyện của sáu năm nữa, còn hiện tại, cũng như nhiều người già neo đơn, không con không cháu khác, cụ Dương phải ra chợ eo sèo mua bán hoặc lên rừng lục lọi từng ngọn cỏ, lùm cây để theo mùa mà hái rau rừng về bán dưới chợ. Cũng may rau rừng bây giờ có giá nhưng người hái lại quá nhiều.

Thêm một cái Tết nữa đang về, hoàn cảnh của nhiều người già neo đơn vẫn chưa có gì thay đổi ngoài những bữa cơm hẩm hiu tự mình biết riêng mình. Và mỗi cái Tết như một lời thách thức của cái nghèo, sự cô đơn, cô độc và tuổi già trước thời gian, trước sự hờ hững của cuộc đời!

Chủ đề: Giấc mơ nước Mỹ

Chủ đề: Giấc mơ nước Mỹ

Tác giả : Nguyên Giang

Bài dự thi viết về nước Mỹ gửi từ Sài Gòn bằng email, được đăng nguyên văn, không thêm bớt. Bài viết ngắn, tác giả 30 tuổi, cho biết đây là những câu hỏi mong được các chú bác anh em ở Mỹ trả lời.

Tôi muốn được đặt chân tới Mỹ!

Đó là điều mơ ước cháy bỏng của tôi từ khi biết nhận thức sau khi rời Trung Học để bước vào đời. Vì sao ư? Để tôi tìm hiểu về nền văn hóa, chính trị, giáo dục, kinh tế của nước này. Để tôi tự trả lời cho nhiều câu hỏi cứ thôi thúc trong đầu mình bao nhiêu năm qua từ khi tôi biết nhận thức về đời sống.

Tôi muốn đến Mỹ, để tôi hỏi vì sao đồng bào tôi có mặt ở đây, và sự ra đi này kéo dài hơn một thế hệ rồi, mà đến bây giờ hằng ngày đi ngang Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn vẫn còn lũ lượt người chờ đợi một tấm vé đặt chân vào Mỹ, dù đất nước Việt tôi đã im tiếng súng đã lâu, từ khi tôi chưa chào đời.

Tôi muốn đến Mỹ xem coi có phải đó là Thiên Đường không mà đồng bào tôi, bạn bè tôi sau khi định cư vài năm có trở về thăm quê họ như một con người khác, lịch sự nhã nhặn, có kiến thức giỏi giang hơn rất nhiều. Tôi tự hỏi điều gì đã làm nên đôi hia bảy dăm đó?

Tôi muốn đi để hỏi các cô gái lấy chồng “Việt Kiều Mỹ” niềm vui rạng ngời hơn các cô gái phải bán thân đi Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia?

Tôi muốn đi để thấy, để biết Tổng Thống Mỹ có phải ông Trời không mà sao cả thế giới phải nghe ngóng, chờ đợi mỗi mùa bầu cử Tổng Thống Mỹ?

Và tôi muốn đi để hỏi các Chú Bác những chiến hữu của Ba tôi ngày xưa được chìa khóa HO để đến thiên đường nước Mỹ, có còn nhớ đến bạn bè chiến hữu, quê hương hay không. Mà sao ai cũng chen chân bỏ lại “chùm khế ngọt” mà hân hoan làm kẻ lưu vong?

Tôi muốn gặp những người cùng lứa tuổi tôi là Người Mỹ Gốc Việt để thử xem cách xa hai nửa bán cầu, tuổi trẻ có gì giống và khác nhau.

Cuối cùng tôi muốn đi để xem vì sao, hấp lực gì mà hàng triệu người miền Nam đổ xô ra biển không định hướng những năm sau 1975 đến những năm 1990 và tiếp tục đến bây giờ bằng nhiều cách.

Nhưng đường đến nước Mỹ với mình chắc xa diệu vợi. Thôi thì các Chú, Bác anh em đồng bào ở Mỹ có ai còn tâm tình với những người bên này vui lòng trả lời dùm tôi, một thanh niên 30 tuổi những câu hỏi vừa nêu, để tôi khỏi khắc khoải về một nước Mỹ vô cùng lạ lẫm, và thần kỳ. Nếu vậy thì âu cũng là một niềm vui lớn rồi, chứ chưa dám nghĩ ngày nào đó mình đạt chân đến Mỹ quốc!

Mong lắm thay!

Nguyên Giang