Hành động của một người mẹ ở tiệm ăn nhanh đã khiến mọi người đều sững sờ

Hành động của một người mẹ ở tiệm ăn nhanh đã khiến mọi người đều sững sờ

bua_sang_mcdonald
Tôi là một bà mẹ ba con (14, 12 và 3 tuổi), vừa hoàn tất chương trình đại học và bộ môn cuối cùng là xã hội học.

Giảng viên bộ môn này đã hoàn toàn truyền cảm hứng cho sinh viên với những phẩm chất mà tôi ước gì người nào cũng được như thế.

Đề tài cuối cùng cô đặt ra cho chúng tôi mang tên “nụ cười”. Cả lớp được yêu cầu ra ngoài và cười với ba người đồng thời ghi lại phản ứng của họ.

Tôi thuộc tuýp người thận thiện, luôn mỉm cười và chào hỏi mọi người xung quanh. Vì vậy, đề tài này đối với tôi mà nói thật dễ như ăn bánh.

Ngay sau khi được giao đề tài, một buổi sáng đẹp trời tháng Ba, tôi cùng chồng và con trai nhỏ đến tiệm thức ăn nhanh McDonald’s. Đó cũng là cách vợ chồng tôi dành thời gian chơi đùa cùng con mình.

Khi chúng tôi đang xếp hàng đợi đến lượt mình gọi thức ăn thì đột nhiên tất cả mọi người đều lùi lại, ngay cả chồng tôi cũng làm thế.

Tôi đứng yên không nhúc nhích dẫu chỉ một chút. Một cảm giác hoang mang tràn ngập khi tôi quay đầu nhìn xem vì sao mọi người lùi lại.

Khi quay đầu lại, tôi ngửi thấy một mùi hôi cơ thể kinh khủng và đứng sau tôi là hai người đàn ông vô gia cư nghèo khổ.

Khi tôi nhìn xuống một người đàn ông thấp bé đứng gần mình, ông ta mỉm cười. Đôi mắt xanh tuyệt đẹp của ông ngập tràn ánh sáng thiên thần và ông đang tìm kiếm sự chấp nhận.

Ông nói “Một ngày tốt lành nhé!” khi đếm những đồng xu lẻ đang nắm chặt trong tay.

Người đàn ông thứ hai đang mò mẫm tay mình khi đứng sau lưng bạn. Tôi nhận ra rằng người đàn ông này có vấn đề về thần kinh và người mắt xanh ‘lịch sự’ kia là người giúp đỡ ông ấy.

Tôi cố cầm nước mắt khi đứng đó cùng họ.

Cô gái trẻ tại quầy hỏi họ muốn mua gì.

Ông mắt xanh nói “Cô cho chúng tôi cà phê cả nhé.” (Nếu họ muốn ngồi trong cửa hàng và sưởi ấm, họ phải mua gì đó. Họ chỉ muốn được ấm áp một chút, và cà phê là những gì họ có đủ khả năng chi trả.)

Lúc đó một động lực thôi thúc mãnh liệt khiến tôi dang tay ra và ôm lấy người đàn ông mắt xanh ấy.

Cũng trong khoảnh khắc đó, tôi nhận thấy mọi cặp mắt đang đổ dồn về phía mình và dò xét từng cử chỉ của tôi.

Tôi mỉm cười và gọi thêm hai phần ăn sáng đặt trên một khay riêng.

Sau đó, tôi đi vòng qua góc bàn mà hai người đàn ông chọn ngồi, để khay thức ăn lên bàn và đặt tay mình lên bàn tay đang lạnh cóng của người đàn ông mắt xanh.

Ông ngước nhìn tôi mắt ngấn nước và nói “Cám ơn cô.”

Tôi cúi xuống, vỗ vào tay ông ấy và nói “Tôi làm việc này không phải vì ông. Chúa thông qua tôi để ban tặng ông niềm hy vọng.”

Tôi bắt đầu khóc khi quay lại bàn với chồng và con trai mình. Khi ngồi xuống, chồng tôi mỉm cười và nói “Đó là lý do vì sao Chúa ban em cho anh, là để mang hy vọng đến cho anh, em yêu!”

Chúng tôi nắm lấy tay nhau một lúc lâu và biết rằng, bởi vì được nhận phước lành mà chúng tôi có thể lại cho đi những gì được nhận.

Vợ chồng tôi không phải là những ‘con chiên’, nhưng chúng tôi có niềm tin. Ngày hôm đó, ánh sáng thuần khiết của tình yêu Chúa trời đã soi rọi tôi.

Tôi quay lại trường vào buổi tối cuối cùng của lớp học với câu chuyện của mình trong tay. Tôi nộp bài và người hướng dẫn bộ môn đã đọc nó.

Sau đó cô ấy ngước lên nhìn tôi và nói “Tôi có thể chia sẻ câu chuyện này được chứ?”

Tôi nhẹ nhàng gật đầu khi cô yêu cầu cả lớp chú ý.

Và khi cô ấy bắt đầu đọc, tôi chợt nhận ra rằng, chúng ta là những sinh mệnh riêng lẻ và là một phần trong chỉnh thể vũ trụ, chia sẻ là điều cần thiết để hàn gắn và để được hàn gắn.

Bằng cách của mình, tôi đã làm những người tại cửa hàng McDonald’s, chồng tôi, con trai tôi, giáo viên bộ môn và tất cả mọi người tham dự ngày cuối cùng ở lớp học tối hôm đó xúc động.

Tôi tốt nghiệp với một bài học lớn nhất trong đời, đó là: Chấp nhận người khác một cách vô điều kiện.

Nguồn: inspire21
Biên dịch: Hướng Dương

Chú chó dũng cảm xông vào biển lửa cứu mèo con.

Chú chó dũng cảm xông vào biển lửa cứu mèo con.

DAM CHAY

Một vụ nổ xảy ra tại Donetsk, Ukraine, ngày 20/10/2014

Căn nhà bốc cháy, người chủ trước lúc chạy thoát thân đã nhớ và tháo bỏ dây xích của chú chó trong nhà, hy vọng nó cũng mau theo chủ bỏ chạy ra ngoài. Nhưng không …. con chó này đã không làm như thế mà quay đầu xông vào căn nhđ đang cháy.

Đây là điều người chủ không ngờ tới, nhưng lửa mỗi lúc một lớn, họ không tài nào quay trở lại để cứu con chó của mình. Khi người chủ còn đang lo âu nôn nóng, thì con chó từ trong biển lửa xông ra, miệng đang ngậm một chú mèo con.

Con mèo này cũng là thú nuôi của gia đình, cả hai vẫn đùa giỡn với nhau, vậy nên khi ngọn lửa bùng cháy, phản ứng đầu tiên của chú chó chính là đi cứu bạn.

Hành động dũng cảm của chú chó này đã khiến người chung quanh cảm động. Con mèo con thân thể gầy yếu, bị mắc kẹt trong biển lửa, không biết lối nao mà chạy; nếu chú chó không quay lại cứu, mèo con chắc hẳn sẽ chết trong biển lửa.

CHU CHO CUU MEO

Trong lúc nguy cấp đó, chú chó không một chút do dự, lao vào biển lửa để cứu người bạn thân. Tình bạn có hậu của nó rất đáng cho chúng ta thán phục.

Chính chúng ta đây, ngay tại thời khắc giữa sự sống và sự chết, sẽ có người chỉ lo cho mạng sống của riêng mình, nhưng chú chó này hoàn toàn ngược lại. Chú không ngại tình huống sống hay chết.

Câu chuyện cho chúng ta thấy rằng hãy trân quý cuộc sống, ngay cả của những con vật, và tất cả mọi thứ xung quanh bạn, bởi chúng đều có linh tính và tình cảm.

Xin chuyển cho mọi người để càng nhiều người hơn nữa biết được câu chuyện cảm động này.

Cảnh sát viên ‘dùng bạo lực với học sinh’ bị sa thải

Cảnh sát viên ‘dùng bạo lực với học sinh’ bị sa thải

Nguoi-viet.com

COLUMBIA, South Carolina (AP) –  Sau khi kiểm tra lại băng video ghi hình, hôm Thứ Tư, sở cảnh sát địa phương đã quyết định sa thải viên cảnh sát quăng một nữ sinh ra ngoài cửa lớp học ở trường Spring Valley High School  tại Columbia, South Carolina.

Ba hình trích trong băng video cho thấy cảnh sát viên Ben Fields trấn áp và lôi một nữ sinh từ ghế ngồi trong lớp học ra ngoài. (Hình AP)

Cảnh Sát Trưởng Leon Lott của Richland County nói là cảnh sát viên Ben Fields hành động một cách tàn bạo không đúng thủ tục đã được huấn luyện và gây phẫn nộ trong dư luận công chúng..

Đoạn video cho thấy ông Ben Fields đứng phía trên cô học sinh đang ngồi ở ghế, quàng cánh tay gần cổ em rồi kéo giật về phía sau. Ghế em ngồi đổ xuống và em té nhào xuống đất. Sau đó, ông nhấc bổng cô nữ sinh và khi cô vùng vẫy chống cự, kéo lết cô ra ngoài cửa khiến cô trượt dài nhiều foot trên sàn nhà.

Sự việc bắt đầu khi cô nữ sinh 16 tuổi dùng điện thoại di động trong giờ học toán, không nghe lời giáo viên yêu cầu bỏ máy xuống, và giáo viên đã gọi cảnh sát. Theo ông Lott, một trong những đoạn video cho thấy học sinh này chống cự lại.

Ông nói: “Mới đầu khi cảnh sát viên đặt tay lên người em học sinh, em chồm người, tống về phía người này một nắm đấm.”

Cô nữ học sinh được trả về với cha mẹ và đang trực diện với tội quấy rối trong trường. Cảnh sát nói không có báo cáo về việc có ai bị thương hay không, nhưng luật sư của nữ học sinh này nói em bị gãy xương cánh tay và bị nhiều vết trầy trên mặt.

Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết FBI và văn phòng biện lý liên bang mở cuộc điều tra dân sự để xem có vi phạm luât dân quyền trong việc bắt  nữ sinh này hay không.

Ông Harry Houck, phân tích viên của CNN, nói rằng khi có một học sinh gây rối trong lớp  giáo viên đừng nên gọi ngay cảnh sát bởi vì đó không phải là nhiệm vụ của họ. Thế nhưng, tiểu bang South Carolina có luật bắt giữ học sinh gây xáo trộn ở trường học. (HC)

Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế?

Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế?

– Từ năm 2006 – 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011, chúng ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký.

Không bằng sáng chế là chuyện… bình thường?!

 
Việt Nam không có bất cứ bằng sáng chế nào được đăng ký tại Mỹ trong năm 2011. Ảnh minh họa.

Một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước là số bằng sáng chế. Số bằng sáng chế không chỉ phản ánh hiệu quả thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn cho biết tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những nước có nhiều bằng sáng chế thì thường xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao và thu được nhiều lợi nhuận.

Bằng sáng chế là hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh, hoặc nhận chuyển nhượng của họ trong một khoảng thời gian giới hạn để đổi lấy việc công bố công khai một kết quả sáng chế. Trong bài viết này, người viết chỉ đề cập bằng sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó.

Để bảo đảm tính “khách quan”, người viết không thống kê số bằng sáng chế Mỹ của chính nước Mỹ. Bài viết chỉ đề cập số bằng sáng chế Mỹ trong năm 2011, và được trích lục từ Văn phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ (USPTO). Dữ liệu về dân số và thu nhập được lấy từ BBC.

Theo thống kê, Nhật Bản là nước đứng đầu với 46139 bằng sáng chế, kế đến là Hàn Quốc với 12262 bằng sáng chế. Điều đáng lưu ý là Trung Quốc được xếp thứ 8 với 3174 bằng sáng chế; trong năm 2010, Trung Quốc cũng được xếp thứ 8 với 2657 bằng sáng chế.

Bảng 1: Nhóm 10 nước dẫn đầu (trừ Mỹ):

Hạng  Nước Dân số (triệu)  Số bằng sáng chế 2011
 1  Nhật Bản 126.9  46139
 2  Hàn Quốc  48.9  12262
 3  Đức 82.1  11920
 4  Đài Loan 23 8781
 5  Canada  34.3  5012
 6 Pháp  62.6  4531
 7 Vương Quốc Anh 62.4 4307
 8 Trung Quốc 1,350  3174
 9 Israel 7.3  1981
 10 Úc 21.5 1919

(Trung Quốc: không tính Hồng Kông và Ma Cao)

Trong khu vực Đông Nam Á, đất nước nhỏ bé Singapore với 4.8 triệu dân có 647 bằng sáng chế (một đất nước xa xôi ở Bắc Âu với dân số tương đương, Phần Lan với 5.3 triệu dân cũng có 951 bằng sáng chế). Đứng thứ hai là Malaysia với 161 bằng sáng chế. Trong khi đó, Việt Nam không có bằng sáng chế nào đăng kí ở Mỹ trong năm 2011.

Bảng 2: Nhóm vài nước Đông Nam Á:

Hạng Nước Dân số (triệu) Số bằng sáng chế 2011
 1 Singapore 4.8  647
 2 Malaysia 27.9  161
 3 Thái Lan 68.1  53
 4 Philippines 93.6 27
 5 Indonesia 232 7
 6 Brunei 0.407  1
 7 Việt Nam 89  0

Trong bối cảnh Việt Nam phải hội nhập với thế giới bên ngoài về mọi mặt, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, kết quả thống kê trên thật sự đáng ngại cho khoa học Việt Nam. Chia sẽ vấn đề này, PGS. Phạm Đức Chính (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết: “Nghiên cứu cơ bản của Việt Nam chúng ta so sánh trong khu vực, trên cơ sở thống kê công bố quốc tế ISI, thua kém khá xa so với Singapore, Malaysia và Thái Lan. Về mặt công nghệ, ứng dụng thì tình hình còn tệ hơn, như theo một chỉ số quan trọng mà thống kê này cho thấy. Nếu như cứ cho rằng tiềm năng thực của chúng ta không tệ tới mức như vậy, thì năng lực hội nhập của chúng ta lại còn yếu hơn nữa. Mà yếu tố sống còn và đi lên của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh mọi mặt hiện nay, là chúng ta phải hội nhập được với thế giới.

Tuy nhiên, một thực tế là vấn đề tác quyền ở Việt Nam chưa được xem trọng một cách đúng mức. GS. Nguyễn Đăng Hưng (nguyên Trưởng khoa Cơ học phá hủy, Đại học Liège, Bỉ) chia sẻ: “Tôi không ngạc nhiên về những con số thống kê mà các tác giả đã có công tra cứu tham khảo. Bằng sáng chế là thước đo đẳng cấp công nghệ kỹ thuật của một nước. Việt Nam kém cỏi về công bố quốc tế về khoa học. Nhưng tụt hậu về khâu công nghệ kỹ thuật, không có bằng sáng chế đăng ký thì quả là trầm trọng hơn”.

Nhà dưỡng lão ở Mỹ

Nhà dưỡng lão ở Mỹ

Tác giả: BS Trần Công Bảo đã từng là giám đóc y tế của nhiều viện dưỡng lão với bài viết dưới đây, Ông trình bày ngọn nguồn rất thực tế , cơ quan mà người già hay người tàn tật đã có lần nghĩ thoáng qua ,nhưng dĩ nhiên lờ mờ chua rõ …

                Người già ở hải ngoại: sự am hiểu về VDL là nên ! ,vì không ai  biết đươc tương lai ..!?

Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người “bán thời gian” (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ…

Nursing Home – Viện Dưỡng Lão

Bs Trần Công Bảo

Cổ nhân có câu: “sinh, bệnh, lão, tử”. Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.

Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về “Viện Dưỡng Lão” (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là “Giám Đốc Y Tế” (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.

Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home… Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ…  nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu… hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.

Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người “trẻ” nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?

VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau:

1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu… Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.

2- Intermediate care facility (ICF) : cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).

3- Assisted living facility (ALF): Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào “độc lập”.

4-  VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility):có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là “locked facilty”, cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài. Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.

NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL : Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:

1- Phòng ngủ.

2- Ăn uống

3 – Theo dõi thuốc men

4- Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân…

5- 24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.

6- Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo…

7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:

a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã…

b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống… Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.

c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)… Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.

AI TRẢ TIỀN CHO VDL? Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:

1- Medicare

2- Medicaid (ở California là Medi-Cal).

3- Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.

4- Tiền để dành của người bệnh (personal funds).

MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một skilled nursing facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương…  cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.

MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang.  Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.

BẢO HIỂM TƯ  thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.

Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL.  Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này. Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.

Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL. Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL. Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là “không muốn vào VDL”. Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái “bất hiếu”, bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa!  Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì “cũng tốt thôi”.

NHỮNG “BỆNH” CÓ THỂ DO VDL GÂY RA:

1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào! Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen “nước mắm, thịt kho”…, làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!

2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:

a- Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón… Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.

b- Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.

c- Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.

3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay…). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.

4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.

5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu…nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…

6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác “ngon miệng (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.

VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG? Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:

1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người “bán thời gian” (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ…

2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.

3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ…Thường thì rẻ hơn tùy từng group.

4- Nếu “chẳng đặng đừng” phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc “tốt nhất”?

                a- Làm sao để lựa chọn VDL:

* Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C…)

* Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.

* Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.

* Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.

* Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.

                b- Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?

 * Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà con cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.

* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào…

* Nên làm một cuốn sổ “thông tin” (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân…

* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa…

* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.

* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.

* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu quả: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:

– Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống …  để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: “Có qua có lại mới toại lòng nhau”).

– Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.

Bs. Trần Công Bảo

Niagara Fall : Đẹp tuyệt vời!

Niagara Fall : Đẹp tuyệt vời!

Nhờ những kỹ thuật mới của khoa học tân tiến nên chúng ta mới có dịp thưởng ngoạn

những cảnh đẹp mà ở dưới đất không thể nào nhìn bao quát toàn khu vực như vậy được.

Cảm ơn những quý vị thân hữu đã email chia xẻ với mọi người để chúng ta mở rộng thêm tầm mắt và kiến thức.

http://www.airpano.ru/files/Niagara-Falls-USA-Canada/2-3-2

Giáo sư TQ: Đàn ông nghèo nên cho đàn ông ế ‘dùng chung vợ’

Giáo sư TQ: Đàn ông nghèo nên cho đàn ông ế ‘dùng chung vợ’

VOA

Trong những năm gần đây, hàng ngàn cô dâu được đưa vào Trung Quốc mỗi năm từ các nước láng giềng, như Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Miến Điện và Bắc Triều Tiên để thỏa mãn nhu cầu của những nông dân ế vợ.

Trong những năm gần đây, hàng ngàn cô dâu được đưa vào Trung Quốc mỗi năm từ các nước láng giềng, như Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Miến Điện và Bắc Triều Tiên để thỏa mãn nhu cầu của những nông dân ế vợ.

26.10.2015

Một vị giáo sư kinh tế học ở Trung Quốc mới đây đã gây một vụ tranh luận lớn trên mạng sau khi ông đề nghị những người chồng nghèo nên để cho những người đàn ông ế vợ “dùng chung” vợ của mình. Thông tín viên Saibal Dasgupta của đài VOA tường thuật từ Bắc Kinh.

Ông Tạ Tác Thi, giáo sư kinh tế của Đại học Kinh tế Tài chánh Chiết Giang, cho rằng việc dùng chung vợ có thể là một giải pháp cho tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng ở Trung Quốc.

Các dữ liệu thống kê cho thấy sự mất cân bằng này làm cho khoảng 30 triệu đàn ông Trung Quốc bị ế vợ.

Giáo sư Tạ nói với đài VOA “Nếu chúng ta cứ bám lấy nguyên tắc đạo đức một vợ một chồng, chúng ta làm cho 30 triệu người đàn ông phải sống một cuộc sống khôn khổ, không vợ không con.”

Xúc phạm, vô đạo đức

Hàng vạn người dùng internet đã bày tỏ sự chống đối kịch liệt đối với đề nghị đó, và một số người cho rằng ý tưởng đó xúc phạm phẩm giá phụ nữ và vô đạo đức.

Ông Dư Bảo Vũ, một nhà giáo ở Bắc Kinh, nói “Ông giáo sư này xem phụ nữ như một món hàng hoặc một tài sản mà người chồng có thể chia sẻ hoặc mang đi cho thuê. Tôi ngạc nhiên vì sự táo tợn của ông ấy khi công khai nói ra những điều như vậy.”

Một số người sử dụng trang mạng xã hội Weibo nói rằng nếu giáo sư Tạ Tác Thi nghĩ rằng ý tưởng đó là “một mô hình kinh tế khả thi” thì ông nên đi đầu bằng cách mang vợ ông cho người khác “dùng chung”. Một số người khác đe dọa sẽ thực hiện những hành động kịch liệt hơn, như không theo học tại những trường mà ông Tạ dạy. Một số người cho biết họ muốn ném đất vào nhà ông tạ cho hả giận.

Giáo sư Tạ Tác Thi nêu ra rằng những người đàn ông ế vợ phần lớn là những người có thu nhập thấp. Ông nói qua việc lấy chung một người vợ những người này có thể giải quyết vấn đề ế vợ và giảm bớt chi phí sinh hoạt gia đình.

Một người sử dụng Weibo nói “Hại nhiều hơn lợi. Có những cái giá phải trả cho việc giao dịch và vấn đề pháp lý vì đa phu là bất hợp pháp. Còn có những vấn đề khác nữa, như vấn đề ứng phó với gia tộc của hai ông chồng và vấn đề thừa kế tài sản.”

Mất cân bằng giới tính

Chính sách một con áp dụng trong nhiều thập niên qua cộng với văn hoá trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc đã làm cho nhiều gia đình quyết định phá thai khi biết được thai nhi đó là thai nhi nữ.

Chính sách một con áp dụng trong nhiều thập niên qua cộng với văn hoá trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc đã làm cho nhiều gia đình quyết định phá thai khi biết được thai nhi đó là thai nhi nữ.

Chính sách một con áp dụng trong nhiều thập niên qua cộng với văn hoá trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc đã làm cho nhiều gia đình quyết định phá thai khi biết được thai nhi đó là thai nhi nữ. Tệ nạn này tạo ra tình trạng nữ thiếu nam thừa và khiến cho nhiều đàn ông Trung Quốc kiếm không ra vợ.

Trong những năm gần đây, hàng ngàn cô dâu được đưa vào Trung Quốc mỗi năm từ các nước láng giềng, như Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Miến Điện và Bắc Triều Tiên để thỏa mãn nhu cầu của những nông dân ế vợ.

Giáo sư Tạ Tác Thi cho rằng nhập khẩu cô dâu không giải quyết được vấn đề. Ông nói “Nhập khẩu cô dâu từ các nước láng giềng chỉ chuyển mâu thuẫn ra bên ngoài mà không giải quyết được vấn đề.”

Ông không nao núng trước sự phẫn nộ mà nhiều người cảm thấy đối với ông. Ông nói “Những người chửi bới tôi họ không hiểu được luận điểm tinh tế về đạo đức khi tôi nói tới số phận của 30 triệu người đàn ông ế vợ.”

Giáo sư Tạ cho biết bài viết của ông đã được chia sẻ với các đồng nghiệp trong giới học thuật. Ông nói rằng hầu hết những nhà kinh tế học thuộc trường phái tự do tán đồng quan điểm của ông, nhưng những học giả thuộc các ngành khác thì chống đối. Ông chưa nhận được phản ứng nào từ phía chính phủ hay Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Đa phumột vợ một chồng

Ông nói “Luật lệ phải được sửa đổi để cho những người đàn ông đàn bà muốn theo chế độ đa phu được quyền làm như vậy. Trong thâm tâm, tôi không thích chế độ đa phu, nhưng một vợ một chồng là vô đạo đức nếu chúng ta nghĩ tới số phận của 30 triệu đàn ông côi cút.”

Giáo sư Tạ cho biết chế độ đa phu được áp dụng ở Trung Quốc trong quá khứ; và hiện nay, mặc dù chính phủ không muốn thừa nhận, nhưng chế độ này vẫn được áp dụng tại một số khu vực thôn quê, hẻo lánh.

Hai thiếu nữ đâm chết thanh niên vì va quẹt xe

Hai thiếu nữ đâm chết thanh niên vì va quẹt xe
Nguoi-viet.com

SÀI GÒN (NV) – Va chạm xe trên đường dẫn đến cự cãi, bất ngờ thiếu nữ rút dao đâm chết thanh niên giữa vòng xoay đông đúc ở ngay trung tâm thành phố Sài Gòn. Vụ án gây chấn động dư luận.

Hiện trường xảy vụ án mạng va quẹt xe dẫn đến giết người. (Hình: Tiền Phong)

Truyền thông Việt Nam loan tin, tối 24 Tháng Mười, một vụ án mạng đã xảy ra sau vụ va quẹt xe tại vòng xoay Dân Chủ, quận 3. Nạn nhân là anh Võ Thanh Quang (24 tuổi), quê ở Kon Tum.

Theo tin tờ Thanh Niên, vào khoảng 19 giờ 30, anh Quang lái xe máy đi trên đường Cách Mạng Tháng Tám hướng từ trung tâm thành phố về quận Tân Bình, khi đến vòng xoay Dân Chủ thì xảy ra va chạm với xe máy của hai thiếu nữ trẻ (chưa rõ danh tính) khiến cả hai xe cùng ngã xuống đường.

Sau đó, hai bên dắt xe vào bên lề đường nói chuyện thì xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc cự cãi, một trong hai cô gái đã rút dao đâm anh Quang. Gây án xong, hai thiếu nữ lên xe tháo chạy để lại nạn nhân nằm giữa vòng xoay. Người đi đường vội đưa nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu nhưng không kịp.

“Sống tại giao lộ này mấy chục năm qua, không ngày nào tôi không chứng kiến các vụ va chạm xe máy. Bị nặng phải nhập viện cũng có, cự cãi nhau cũng có… nhưng rồi mọi việc đều êm đẹp. Ai ngờ đâu lại xảy ra án mạng mà người gây án lại là 2 thiếu nữ còn khá trẻ,” bà Mai (60 tuổi), một người buôn bán tại góc đường Cách Mạng Tháng Tám – ngay vòng xoay Dân Chủ, nói.

Còn anh Nam, một người sửa xe gần trường trung học cơ sở Lê Lợi, cũng gần đó, cho biết: “Thấy họ đứng nói qua nói lại ai cũng nghĩ như bao vụ va chạm thông thường nên ít ai quan tâm. Vậy mà chỉ trong tích tắc 2 cô gái dùng dao đâm chết thanh niên này rồi nhanh như cắt phóng xe tháo chạy, khiến không ai có thể nhìn kịp biển số xe hay nhận dạng,” anh Nam kể lại.

Nói với tờ Tiền Phong, một cán bộ điều tra công an quận 3 cho biết, hiện công an quận đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ thành phố để điều tra, truy xét hung thủ gây án nên chưa thể cung cấp thông tin. Song, bước đầu không loại trừ khả năng giữa nạn nhân và 2 hung thủ có quen biết, xảy ra mâu thuẫn trước đó chứ không hẳn là va chạm giao thông dẫn đến án mạng.

Tin cho hay, nạn nhân là một thanh niên khá hiền lành, sống hòa đồng, hàng ngày dạy nhạc cho một số trung tâm và chơi đàn, đi hát cho một số nhóm nhạc tại các điểm ca nhạc ở Sài Gòn. Anh Quang đang trên đường đi gặp bạn bè để “rửa” xe mới vừa mua mấy ngày trước khi bị đâm chết. (Tr.N)

 

Hồng Y Dòng Tên từng nhặt rác và tù đày dưới thời cộng sản đã về với Chúa

Hồng Y Dòng Tên từng nhặt rác và tù đày dưới thời cộng sản đã về với Chúa

http://dongten.net/wp-noidung/uploads/2015/10/RV10442_Articolo.jpg

NITRA. Đức Hồng Y Dòng Tên Ján Chryzostom Korec đã từ trần vào lúc 13h30 ngày 24.10.2015, hưởng thọ 91 tuổi. Ngài nguyên là Giám mục Nitra, thuộc Cộng Hoà Slô-va-ki-a, và là nhân vật thuộc giai đoạn tiên khởi của công cuộc đấu tranh của Giáo Hội Công Giáo cho sự tự do và chế độ dân chủ ở Tiệp Khắc cũ trong suốt thời gian của chế độ cộng sản. Đây là ai tín được Phòng báo chí của Hội đồng giám mục Slô-va-ki-a phát đi hôm 24.10.2015.

ĐHY Korec sinh tại Bosany, thuộc giáo phận Nitra, ngày 22.01.1924. Ngài gia nhập Dòng Tên ngày 15.09.1939, rồi bị ngắt quãng việc học triết học năm 1950, do chế độ cộng sản tiến hành giải tán các dòng tu tại nước này. Ngài thụ phong linh mục ngày 01.10.1950, và rồi ngày 24.08.1951, ở tuổi 27, được truyền chức giám mục trong âm thầm dưới sự chủ phong của Đức Cha Pavel Hnilica. Nơi nhà máy trong 9 năm liên tục, ĐHY đã thi hành cách âm thầm thừa tác vụ linh mục và giám mục của mình mà không bị phát giác, mãi cho đến lúc bị bắt và bị kết án 12 năm tù vì bị gán ghép tội phản bội, vào ngày 11.03.1960. Trong tù, ĐHY đã gặp gỡ cỡ chừng 200 linh mục và 6 giám mục.

Ngài được phóng thích năm 1968 trong thời kỳ “Mùa xuân Prague” khi đang mắc bệnh nặng. Cùng năm đó, lần đầu tiên, ngài cử hành thánh lễ công khai. Ngài được phục chức năm 1969, và cầm hộ chiếu đi Roma để gặp gỡ Đức Thánh Cha Phaolô VI. Cũng trong dịp đó, ngài đã lãnh nhận chính thức huy hiệu giám mục của mình, 18 năm sau ngày chịu chức giám mục, nhưng ngài chỉ có thể mặc phẩm phục Giám mục trong năm 1989. Sau khi được phóng thích Ngài đã làm việc như người nhặt rác ở Bratislava, rồi làm việc như một công nhân trong ngành công nghiệp hoá chất. Sự phục chức cho Ngài bị huỷ bỏ vào năm 1974 và rồi Ngài lại bị kết án thêm bốn năm tù giam. Sau đó Ngài lại được phóng thích vì lý do sức khoẻ, nhưng không thể tiếp tục công việc nhặt rác nên từ đó ngài thất nghiệp. Sau đó, ngài quay trở lại làm trong ngành công nghiệp hoá chất mãi cho đến năm 1984. Dưới chế độ cộng sản, Đức Cha Ján Chryzostom Korec đã truyền chức âm thầm cho khoảng 120 linh mục.

Ngài làm giám mục Nitra từ 06.02.1990 đến 09.06.2005 và là chủ tịch Hội Đồng Giám mục Slô-va-ki-a từ 1990-1993. Ngài được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vinh thăng Hồng Y trong Công nghị Hồng y ngày 28.06.1991, với hiệu toà nhà thờ Thánh Fabiano và Thánh Venanzio ở Villa Fiorelli. Ngài là tác giả của rất nhiều tác phẩm, trong số đó nổi tiếng nhất là tác phẩm “Đêm tối của những kẻ Barbarians” (Tập Hồi ký ghi lại những bách hại của chế độ cộng sản đối với Đức Hồng Y Slô-va-ki-a) đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Bất kể tuổi già và những vấn đề về sức khoẻ, ĐHY vẫn tiếp tục xem là một trong số những nhân vật có uy thế và thẩm quyền luân lý trong xã hội Slô-va-ki-a. Năm 2014, nhân dịp 90 năm sinh nhật của ĐHY, ngành bưu chính Slô-va-ki-a đã cho ra đời một con tem có in hình ngài.

Với sự qua đời của ĐHY Kocec, Hồng y đoàn chỉ còn 218 vị, trong đó có 118 vị Hồng Y cử tri.

Jos. Nguyễn Huy Mai

‘Ngưng phá’ cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm

‘Ngưng phá’ cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm

FacebookTinMungChoNguoiNgheo 
Các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm căng băng rôn và cầu nguyện

Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm nói Ủy ban Nhân dân Quận 2, TP Hồ Chí Minh vừa ‘tạm ngưng tháo dỡ’ trường học của nhà dòng.

Được biết kể từ hôm 22/10, các lực lượng của Quận 2 tiến hành đập phá một cơ sở giáo dục vốn được các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xây dựng từ thời thập niên 1960.

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy chính quyền huy động lực lượng an ninh, dân quân tự phát, chở dù bạt, ghế đá ra án ngữ lối đi nhằm ngăn cản giáo dân đến cầu nguyện cùng các nữ tu.

Hôm 24/10, soeur Đặng Thị Mỹ Hạnh cho BBC Tiếng Việt biết sau cuộc họp giữa đại diện nhà dòng và Ủy ban Nhân dân Quận 2 vào sáng cùng ngày, chính quyền ‘tạm ngưng tháo dỡ’ và các nữ tu trở vào tu viện.

“Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tiếp tục làm đơn gửi thành phố yêu cầu bồi thường thỏa đáng vụ này,” soeur Hạnh nói.

‘Biến chuyển tích cực’

Linh mục Đinh Hữu Thoại, Phòng Công lý-Hòa bình Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, cho biết thêm: “Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã làm đơn yêu cầu chính quyền trở lại cơ sở bị sử dụng trái mục đích từ bốn năm nay nhưng không có kết quả.”

“Trong việc đấu tranh đòi lại quyền sở hữu cơ sở của nhà dòng, các nữ tu chỉ biết cầu nguyện, làm đơn cầu cứu và kêu gọi mọi người chia sẻ thông tin rộng rãi.”

Linh mục Thoại nhấn mạnh rằng chừng nào chính quyền chưa thay đổi Luật Đất đai và Luật Tôn giáo thì những vụ việc tương tự khó được xử lý ổn thỏa.

Ông cũng nhận định rằng từ vụ đòi đất ở giáo xứ Thái Hà, Hà Nội năm 2011 đến nay, các vụ đòi lại cơ sở tôn giáo tại Việt Nam đã có biến chuyển tích cực là tin tức lan nhanh hơn trên mạng xã hội và nhận được quan tâm từ các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Hôm 24/10, Linh mục Thoại đã cùng các chức sắc tôn giáo khác trong Hội đồng Liên tôn Việt Nam cùng ký tên vào Thư ‘Hiệp thông với Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm’ gửi đến các cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam và các cơ quan nhân quyền quốc tế.

Cùng ngày, BBC Tiếng Việt đã cố gắng liên hệ với Ủy ban Nhân dân Quận 2 nhưng không nhận được phản hồi.

  TinMungChoNguoiNgheo 
Các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tiếp tục giữ phương thức đấu tranh ôn hòa thông qua việc cầu nguyện

‘Hiến tặng trường cho mục đích giáo dục’

Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm là nhà dòng Mến Thánh Giá đầu tiên của giáo phận Sài Gòn, được thành hình từ khoảng năm 1840.

Các nữ tu đến thập niên 1960 đã xây dựng lên ba trường học gồm trường Nữ Thủ Thiêm, trường Nam Thủ Thiêm và trường Nữ thánh Anna với tổng diện tích 4000 mét vuông.

Sau 4/1975, việc hiến trường diễn ra với việc Giáo hội Sài Gòn cam kết “sẵn sàng để nhà nước sử dụng các cơ sở tư thục Công Giáo trong Giáo phận Sài Gòn vào công tác giáo dục”, theo nội dung một văn bản của Tổng Giám mục Sài Gòn Phaolo Nguyễn Văn Bình ký.

Kể từ cuối 2011, với dự án ‘xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm’ của Quận 2, ba ngôi trường này đã ngưng hoạt động, không còn được sử dụng cho mục đích giáo dục nữa, và do đó Nhà dòng viết đơn yêu cầu trả lại.

Tuy nhiên, yêu cầu này đến nay chưa được đáp ứng.

Được biết trường Nam Thủ Thiêm đã bị đập bỏ hồi 11/2012, hiện chỉ còn là một bãi đất trống.

Những năm gần đây, khiếu nại đòi nhà đất tôn giáo tăng lên ở một số tỉnh phía Nam và Hà Nội. Hầu hết đều liên quan đến nhà đất có nguồn gốc tôn giáo bị chính quyền trưng thu, trưng dụng hoặc mượn không trả lại.

Thủ Thiêm nằm ở vị trí chiến lược bên trong vành đai tăng trưởng Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2011, báo chí nhà nước gọi vụ đòi đất ở Thái Hà là ‘âm mưu chống chính quyền’ và cáo buộc các giáo sĩ Thái Hà ‘kích động gây rối’.