Trở về Mái Nhà Xưa nơi Thư Viện Quốc Hội Mỹ

Trở về Mái Nhà Xưa nơi Thư Viện Quốc Hội Mỹ

Bút ký của Đoàn Thanh Liêm

*     *     * Năm 1960, hồi làm chuyên viên nghiên cứu luật pháp tại văn phòng Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa ở Saigon, thì tôi được cử đi học tập tu nghiệp và quan sát tại những cơ sở thuộc Quốc Hội Mỹ ở thủ đô Washington DC. Tại đây, tôi được hướng dẫn đến học tập trong thời gian dài với cơ sở gọi là “Legislative Reference Service” (LRS = Sở Tài Liệu Lập Pháp) nằm trong tòa nhà được gọi là Jefferson Building của Thư Viện Quốc Hội Mỹ (Library of Congress = LOC).

Vào năm 1960, dưới trào Tổng thống Eisenhower, thủ đô nước Mỹ thật là thanh bình êm ả, đường phố sạch sẽ xinh đẹp tươi vui hết chỗ nói. Và riêng đối với một thanh niên đã từng phải trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc nơi miền quê đất Bắc hồi đầu những năm 1950 – thì Washington có thể được coi như là một thứ bồng lai tiên cảnh, một thiên đường dưới thế gian này vậy.

Nhà tôi ở trọ nằm trong khu Tây Bắc gần với Tòa Bạch Ốc, nên ngày ngày phải đi xe bus để đến LOC tọa lạc tại phía Đông Nam của trụ sở Quốc Hội chiếm một khỏang diện tích khá rộng trong một khu đồi gọi là Capitol Hill. Vào những ngày mát mẻ đẹp trời, tôi có thể thả bộ đi hết chừng hơn một giờ qua nhiều dãy phố ở downtown, thì cũng đến được khu vực Điện Capitol. (Người Mỹ viết chữ “US Capitol” hay là “Capitol Building” là để chỉ Điện Capitol – Trụ sở của Quốc Hội Liên Bang)

Ở vào độ tuổi 25 – 26, vốn tính tò mò hiếu học tôi say mê quan sát học hỏi tìm kiếm theo sát với sự hướng dẫn của các vị đàn anh trong ngành nghiên cứu luật pháp của LOC. Và vào buổi chiều tối thì còn đi học thêm về chuyên môn luật pháp tại trường Luật của đại học George Washington University (GWU Law School) cũng ở gần nhà mình ở, nên có thể đi bộ mà tới lui dễ dàng được.

Nói chung thì sau thời gian 6 tháng du học tu nghiệp tại Washington DC, tôi thu thập được một số kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn thật là bổ ích cho việc nghiên cứu luật pháp của mình. Đàng khác, thành phố thủ đô Washington nói chung và Thư Viện Quốc Hội Mỹ nói riêng đã để lại trong tôi một kỷ niệm thật đẹp đẽ dễ thương, một ấn tượng sâu sắc kỳ thú và duyên dáng vô cùng. Đó là từ cái thời kỳ năm 1960 – 61 mà cách nay đã trên nửa thế kỷ.

Nhưng quả thật là tôi có cái duyên bền bỉ tái hồi với Washington và LOC rất nhiều lần – đặc biệt là kể từ năm 2000 cho đến nay là năm 2014. Dưới đây tôi xin lần lượt tường thuật chi tiết hơn về một ít công chuyện gần đây của riêng mình tại khu vực Đồi Capitol danh tiếng này.

I – Mái nhà LOC ngày trước thì nay đã gồm đến ba tòa nhà thật đồ sộ.

Hồi năm 1960, thì LOC chỉ gồm có mỗi một tòa nhà lớn gọi là Jefferson Building được xây cất từ thế kỷ XIX. Mà đến năm 2000, khi trở lại thăm viếng nơi đây, thì tôi thấy LOC đã có thêm 2 tòa nhà thật lớn lao đồ sộ và thật hiện đại nữa, nhà nào cũng cao đến 7 – 8 tầng lầu – đó là Madison Building và Adams Building cũng kề sát với Jefferson Building. Cả ba tòa nhà này đều có đường hầm ăn thông với nhau, nên việc di chuyển lui tới của các nhân viên với nhau thì thật là thuận tiện.

Vào buổi trưa, tôi thường tới dùng bữa tại phòng ăn rất rộng lớn chiếm cả một tầng lầu cao tại Madison Building. Nơi đây, thực khách có thể dễ dàng nhìn thấy máy bay lên xuống tại phi trường Reagan ở phía bên kia sông Potomac – quang cảnh trông thật nhộn nhịp và thóang đãng.

Cơ sở vật chất thì vĩ đại như vậy, còn về công trình do LOC đảm nhiệm thực hiện, thì thật là bao quát nhiều lãnh vực mà phải viết cả một cuốn sách họa may mới trình bày cho độc giả có được một khái niệm tương đối chính xác về cái định chế văn hóa lớn vào bậc nhất của thế giới và là niềm tự hào của nước Mỹ. Vì thế, ở đây tôi chỉ xin ghi lại một vài chuyện riêng tư của mình mà có liên hệ đến mấy người bạn là những chuyên viên sáng giá tại một bộ phận trong cơ sở này mà thôi.

LOC quá đông nhân viên, tổng cộng lên đến trên 4,000 người được phân bố ra thành hàng trăm đơn vị ban ngành chuyên biệt. Nhưng riêng tôi, thì gần đây vì nhu cầu nghiên cứu nhỏ nhoi hạn chế của mình, tôi chỉ lui tới có mấy phòng trong Madison Building để tham khảo tài liệu và thăm viếng chuyện trò trao đổi với một số chuyên viên gọi là Legal Analyst làm việc trong một bộ phận gọi là Law Library. Tôi đã có dịp viết về chuyện này trong mấy bài trước đây rồi, nên thấy không cần nhắc lại các chi tiết đó ở đây nữa.

II – Những người bạn thân thiết trong Trung Tâm Nghiên Cứu Luật Pháp Tòan Cầu (The Global Legal Research Center).

1 – Chị Elisabeth Moore phụ trách Kho Tài Liệu có tên gọi là : “The Global Legal Resource Room”.

Elisabeth ở vào độ tuổi 50, người tầm thước mà bặt thiệp. Chị là người rất tận tình hỗ trợ cho tôi trong việc tìm kiếm tài liệu chuyên môn về luật pháp. Phòng của chị chứa đựng khá nhiều tài liệu luật pháp của các nước trên thế giới. Chị có nhiệm vụ sưu tầm lưu trữ và cung ứng ưu tiên cho các chuyên viên của Legal Research Center trong Law Library. Elisabeth cho biết chị theo tôn chỉ xây dựng hòa bình của tôn giáo Quaker. Chị sống và làm việc nhiều năm với Thư viện ở New Orleans và góp phần mau chóng khôi phục sinh hoạt của ngành thư viện tại đây sau vụ bão Katrina.

Hiện chị sinh sống gần thành phố Annapolis Maryland để được gần gũi với con cháu, mà vì thế mỗi ngày phải đi chuyến xe bus riêng biệt mất đến cả giờ mới đến được sở làm. Mỗi lần ghé đến Madison Building, thì người tôi đến nhờ vả đầu tiên, thì chính là chị Elisabeth này đấy.

2 – Peter Roudik, Director of The Global Legal Research Center.

Peter Roudik cỡ ngòai 50 tuổi là người gốc Nga. Chúng tôi quen biết thân thiết với nhau dễ đến 7 – 8 năm nay. Peter cho tôi biết nhiều về hiện tình xã hội ở Nga và một số quốc gia mà đã tách rời khỏi Liên Xô từ vài chục năm nay. Peter là một luật gia chuyên nghiên cứu về ngành Luật pháp đối chiếu và đã làm việc tại Law Library từ trên 15 năm, được xếp vào ngạch Senior Legal Analyst. Và gần đây được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Luật pháp Tòan cầu.

Gặp lại Peter hồi đầu tháng Năm, tôi đùa bỡn hỏi anh : “Chuyện ở Ukraine bây giờ ra sao rồi?” Anh biết tôi đùa giỡn, nên chỉ cười trừ; và dĩ nhiên là tôi cũng không nói gì thêm về chuyện này nữa.

3 – Luật sư Sayuri Umeda là Senior Foreign Law Specialist.

Sayuri Umeda vào độ tuổi 40, chị học luật và làm luật sư ở Nhật một thời gian. Rồi qua Mỹ học tiếp bậc cao học về Luật tại GWU, nơi tôi đã theo học năm 1960. Ông xã của chị là một giáo sư người Mỹ hiện cũng dậy về môn luật tại GWU. Sayuri là một chuyên viên cao cấp về luật pháp của Nhật và một số quốc gia khác ở Á châu, trong đó có ba nước Đông Dương. Tôi đang đợi Sayuri gửi cho tôi các bài nghiên cứu của chị về luật pháp tại Việt nam hiện nay.

Dịp này, tôi gửi cho Sayuri bài tôi mới viết về vụ án chính trị của tôi ở Việt nam đầu thập niên 1990 và cả Bản Tường trình về Tình hình Nhân quyền ở Việt nam trong năm 2013 do Mạng Lưới Nhân Quyền VN vừa mới cho phổ biến. Sayuri tỏ vẻ chú ý đến những vấn đề được trình bày trong các tài liệu này.

4 – Luật sư Laney Zhang là Foreign Law Specialist.

Laney Zhang là người trẻ nhất so với 3 người trên đây, chỉ mới ngòai 30 tuổi. Cô học luật ở Trung quốc rồi sau được học bổng qua học bậc Cao học ở Mỹ. Với khả năng chuyên môn cao và tính tình năng động tháo vát, Laney đã hòan thành được nhiều bài nghiên cứu về các vấn đề luật pháp ở Trung quốc ngày nay. Các bài này đã được phổ biến rộng rãi trên các website và được sự phản hồi thuận lợi của giới thức giả trong ngành nghiên cứu luật pháp.

Tại Law Library này, tôi còn thấy mấy chuyên viên khác cũng là người Trung hoa, nhưng tôi chưa có dịp quen biết hay trao đổi chuyện trò với họ. Đối với tôi, Laney tỏ ra có mối thiện cảm như giữa những người hàng xóm láng giềng sống gần gũi nhau mà cụ thể là tôi hay nhắc đến cái chuyện ông nội của tôi xưa kia là một ông đồ dậy chữ Hán – mà rất tiếc là vì ông cụ mất sớm lúc tôi mới được 5 – 6 tuổi, nên đã không được học chữ Hán. Mà thay vào đó, tôi lại được học tiếng Pháp và tiếng La tinh. Laney cười nói : Ông học tiếng Pháp, La tinh rồi cả tiếng Anh, thì rất có lợi cho việc nghiên cứu luật pháp.

Nói chung, thì đây tòan là các chuyên viên đày tài năng, ai nấy đều say mê yêu thích cái nghề nghiên cứu luật pháp và họ được cơ quan cung ứng cho đủ thứ tài liệu tham khảo – mà ít có cơ sở nào khác lại có thể thu thập cho thật đày đủ nếu đem so sánh với kho tư liệu khổng lồ của LOC.

Khi nghe tôi nói là tôi đã từng đến học hỏi tại LOC từ năm 1960 – 61, thì ai nấy đều lác mắt, họ nói : “Năm đó, thì chúng tôi chưa được sinh ra trên cõi đời này!” Nhưng rõ rệt đây là những “hậu sinh khả úy, mà cũng khả ái nữa”. Và mỗi lần ghé thăm Law Library để tìm kiếm tài liệu nào, thì tôi thật phấn khởi vui mừng vì gặp lại được những đồng nghiệp Legal Analyst vừa trẻ tuổi, dễ thương mà cũng vừa rất tài ba nữa.

Về thăm lại Mái Nhà Xưa mà gặp được những con người dễ mến như thế ấy, thì quả thật đó là một niềm vui kỳ thú và sự an ủi rất lớn lao vậy./

Thành phố Baltimore Maryland ngày 15 tháng Năm 2014

Đoàn Thanh Liêm

Nam Hàn có thể trục xuất khoảng 20,000 người Việt

Nam Hàn có thể trục xuất khoảng 20,000 người Việt

Nguoi-viet.com

SEOUL (NV) – Giới hữu trách Nam Hàn và Việt Nam dự đoán chính quyền ở phía Nam bán đảo Triều Tiên có thể trục xuất khoảng 20,000 người Việt Nam, vì cư trú và làm việc bất hợp pháp.

Cảnh sát Nam Hàn tại phi trường quốc tế Seoul. (Hình minh họa: Won Dai-Yeon/AFP/Getty Images)

Bộ Tư Pháp Nam Hàn vừa tuyên bố, giảm tối đa số lượng người ngoại quốc cư trú và làm việc bất hợp pháp sẽ là một trong những mục tiêu chính của hệ thống tư pháp nước này.

Bộ này hy vọng đến cuối năm, việc gia tăng truy lùng, bắt giữ và trục xuất sẽ giúp giảm số lượng người ngoại quốc đang cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Nam Hàn xuống mức dưới 200,000.

Nam Hàn đã và đang thực hiện chương trình cấp giấy phép cho người ngoại quốc đến Nam Hàn làm việc (EPS). Khi giấy phép làm việc hạn, nhiều người ngoại quốc không chịu trở về nguyên quán. Họ trở thành những người cư trú và làm việc bất hợp pháp. Đáng lưu ý là con số này càng ngày càng lớn. Riêng số người Việt cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Nam Hàn đã là 20,000.

Bộ Lao Động và Việc Làm của Nam Hàn vừa cảnh báo, năm nay có thể sẽ có thêm nhiều người trong số 38,000 người ngoại quốc hết thời hạn được phép cư trú và làm việc tại Nam Hàn theo chương trình EPS không quay về nguyên quán. Trong số này có 5,000 người Việt.

Tổng số người Việt đang làm việc theo chương trình EPS tại Nam Hàn khoảng 47,000. Khoảng 32% người Việt đến Nam Hàn theo chương trình EPS không chịu trở về Việt Nam.

Ngoài những người ngoại quốc không chịu quay về nguyên quán khi giấy phép làm việc theo chương trình EPS hết hạn, còn có nhiều người ngoại quốc khác đến Nam Hàn du lịch rồi ở lại bất hợp pháp. Tháng trước, Nam Hàn từng tổ chức truy lùng 59 du khách Việt Nam đến Nam Hàn rồi không chịu quay về.

Theo Nam Hàn, số lượng người ngoại quốc cư trú và làm việc bất hợp pháp tại đây gia tăng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, kể cả gia tăng nguy cơ khủng bố. Hệ thống tư pháp Nam Hàn vừa phát giác và bắt giữ bảy người ngoại quốc đến Nam Hàn làm việc theo chương trình EPS là thành viên của tổ chức ISIS.

Bởi vì Nam Hàn đang được nhiều người Việt nhắm tới như “miền đất hứa,” đại sứ quán Việt Nam tại Seoul vừa lưu ý, cần cân nhắc việc tìm cách đến Nam Hàn cư trú và làm việc bất hợp pháp.

Theo cơ quan này thì từ năm ngoái đến nay, Bộ Tư Pháp Nam Hàn đang tăng thêm nhân lực cho các văn phòng kiểm soát xuất nhập cảnh, chuyên truy lùng người ngoại quốc cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Nam Hàn, đặc biệt là các văn phòng tọa lạc ở những khu vực mà người ngoại quốc tập trung đông như Suwon, Yeong Nam.

Ngoài nhân viên thuộc hệ thống tư pháp, tham gia các chiến dịch truy lùng người ngoại quốc cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Nam Hàn còn có sự phối hợp của nhân viên Bộ Lao Động và Việc Làm và thời gian thực hiện các chiến dịch truy lùng đã được nới rộng từ 18 tuần (theo dự kiến) thành 20 tuần.

Hệ thống tư pháp Nam Hàn cũng đã thành lập một đội điều tra đặc biệt để săn lùng những cá nhân chuyên môi giới nhập cảnh, môi giới việc làm bất hợp pháp. Tháng trước, lực lượng tư pháp Nam Hàn tổ chức bố ráp một nhà máy sản xuất phụ tùng xe hơi và bắt 147 người ngoại quốc đang làm việc bất hợp pháp tại đây. Sau đó, lực lượng tư pháp Nam Hàn bắt đầu tính đến việc bố ráp các nhà máy lớn để tìm người ngoại quốc đang làm việc bất hợp pháp tại đó, thay vì chỉ tìm đối tượng loại này tại những nhà máy loại vừa và nhỏ như trước.

Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Hàn nhấn mạnh, vì người Việt cư trú tại Nam Hàn gây ra nhiều chuyện lộn xộn, lực lượng tư pháp Nam Hàn đang dành cho cộng đồng Việt Nam tại Nam Hàn sự “quan tâm đặc biệt.” (G.Đ.)

Duy Hân giới thiệu sách / Slideshow Ước Mơ Của Thủy

Chúng tôi vừa nhận được bài viết Duy Hân giới thiệu sách và Slideshow Ước mơ của Thủy

Xin mời độc giả bỏ chút thì giờ xem Slideshow này không uổng công đâu.

Ban biên tập Kẻ đi tìm

Duy Hân giới thiệu sách / Slideshow Ước Mơ Của Thủy

Các bạn mến,

Chúng ta ai chắc cũng đã từng ấp ủ nhiều mơ ước và đọc qua những câu danh ngôn hay về giấc mơ.

Bài diễn văn “Tôi Có Một Ước Mơ” có lẽ là bài diễn văn ý nghĩa nhất của Mục sư Martin Luther King.

Nói về sách thì đã có Duyên Anh với câu chuyện “Mơ Thành Người Quang Trung”. Phạm Duy trong bài hát Kỷ niệm cũng đã chia sẻ “Tôi mơ thành triệu phú cứu vớt gái bơ vơ“, hoặc “Tôi đang mơ giấc mộng dài, đừng lay tôi nhé, cho tôi mơ mòng.”  ban nhạc ABBA rất nổi tiếng khi hát bài “I have a dream“… Có khi ước mơ hơi viễn vông, có khi rất thực tế, nhưng ước ao xây mộng thì ta cứ đắp bồi, coi như không tốn tiền dù Eleanor Roosevelt nói “Ước mơ cũng tốn nhiều năng lượng như lên kế hoạch”
Gần đây một nữ tác giả trẻ với tên Lê Việt Kỳ Nhi đã tốn nhiều năng lượng để viết cuốn sách Uớc Mơ Của Thủy, mà tôi vừa có duyên may đọc qua. Ngoài tấm lòng với đất nước, Kỳ Nhi viết hay, vẽ giỏi và đặc biệt sinh hoạt trong nhóm Bước Chân Lạc Hồng – một phong trào cho giới trẻ Việt Nam, với chủ trương khơi dậy lòng tự hào về nguồn gốc Lạc Hồng, quay về giá trị Nhân Bản để phục hưng đất nước và chấn chỉnh đạo con người, cùng nhau phát huy trí tuệ Việt & văn hiến Việt.

Kỳ Nhi viết “Đã đến lúc dân tộc Việt góp phần làm cho thế giới tươi đẹp hơn lấy châm ngôn sống là “Sống để làm đẹp thế giới“. Vâng, quả thật đọc xong Ước Mơ Của Thủy tôi thấy niềm tin rực sáng hơn, tình yêu đất nước dân tộc khơi dậy cao hơn và mơ ước một đời sống tốt đẹp hơn, đặc biệt về tinh thần.

Cuốn sách này do Nguyễn Phương Uyên viết lời tựa và vì thế đã bị công an bắt câu lưu cùng với người chủ tiệm cà-phê dám chứa sách là cô Chiêu Anh, cũng may cuối cùng hai cô đã được thả.

Sách chỉ dầy 100 trang, nhưng chuyên chở suy tư, lý luận và một giấc mơ lớn, giấc mơ mà có lẽ ai trong chúng ta cũng nặng lòng xây đắp, không chỉ cho riêng mình, mà cho người chung quanh, cho đất nước, cho thế giới để giá trị tinh thần và cuộc sống ngày càng hoàn mỹ, “diễm lệ” hơn.

Như tác giả đã chia sẻ, cô không có ý định viết một cuốn tham luận chính trị, không dạy đời, không đưa ra những điều hay ho mới lạ để mọi người phải làm theo, Kỳ Nhi chỉ viết về ước mơ của mình, của một cô gái trẻ với cái tên rất thông thường, rất Việt Nam, rất yêu nước: Thủy.

Thật vậy, những tâm tình chuyên chở trong cuốn sách có lẽ chúng ta đã từng biết qua, đọc qua, làm qua, nhưng không thiết tha và chân tình như thế. Triết lý về Trống Đồng, tinh thần Bách Việt, Lạc Việt, Lạc Hồng, kinh nghiệm với Cộng Sản… có thể nhiều người còn rõ hơn, thấm thía hơn, nhưng riêng tôi rất ngạc nhiên và thích thú đọc được sách này. Cũng như một bà mẹ hàng ngày phải vất vả nấu ăn cho gia đình, con cái, bỗng một hôm được ăn một bữa cơm đặc biệt do con gái tự động nấu cho cả nhà. Cũng với số gạo ấy, số mắm muối ấy, nhưng cô con gái đã uyển chuyển, dùng cả trái tim và khối óc để chuẩn bị được bữa cơm đầy ắp yêu thương, trình bày đẹp mắt, hương vị ngọt ngào, chua chát, thơm tho, cay đắng quyện vào nhau, để cả nhà phải tấm tắc ngạc nhiên, để bà mẹ rưng rưng nước mắt cảm động vì biết con gái mình đã lớn, đã trưởng thành, đã bắt đầu thực sự ý thức và làm được việc hữu hiệu để giúp đỡ gia đình.

Với sự đồng ý của Kỳ Nhi, Duy Hân đã chọn ra hơn 30 câu nói ý nghĩa nhất trong cuốn sách Ước Mơ Của Thủy để làm thành một slideshow Lời Hay Ý Đẹp, xin mời bạn bấm vào link dưới đây theo dõi:

https://www.youtube.com/watch?v=joTVN8tghog

Tôi tin bạn sẽ đồng ý rằng Lê Việt Kỳ Nhi đã rất khôn ngoan, sâu sắc và đầy ắp ước mơ của giới trẻ, của háo hức, chân thành và năng động khi viết sách này. Bạn ráng tìm đọc và cùng mơ với giấc mơ của Thủy nhé.

Chúc Kỳ Nhi, Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Viết Dũng, Nguyên Khang, Huỳnh Thục Vy, Đỗ Thị Minh Hạnh, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Bắc Truyển ….tất cả những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám viết cho Sự Thật và Tự Do Dân Chủ trên quê hương được luôn tràn đầy nghị lực để thực hiện giấc mơ của mình.

Nếu ở xa Toronto, quý bạn có thể mua trên Amazon Books hoặc gởi $15 Mỹ-kim về: 6433 Northanna Drive, Springfield, VA 22150-1335. ĐT: (703) 971-9178.

Có câu danh ngôn: Nếu bạn muốn biến những ước mơ của mình thành hiện thực, điều đầu tiên mà bạn cần phải làm là thức dậy. Vâng, xin chúc bạn luôn tỉnh thức và dù phải mở mắt đối đầu với một hiện thực Việt Nam còn nhiều khó khăn, tăm tối, nhưng bạn cũng sẽ luôn có những giấc mơ đẹp cho quê hương.

Tôi cũng riêng cảm ơn anh Lê Hữu Chính, người bạn luôn làm việc âm thầm nhưng rất đắc lực trong Ủy Ban Yểm Trợ Dân Chủ Quốc Nội, đã cho tôi cơ hội đọc và viết về cuốn sách này, cũng như đem sách về Toronto phổ biến.

Tôi xin mượn lời Kỳ Nhi để kết thúc bài giới thiệu này:

Tôi tên là Thủy …

Tôi mơ ước nước Việt Nam sẽ như thế đó!

Nước Việt đang cần những người con Việt xây dựng lại cơ đồ.

Không thể chần chờ thêm!

Hãy là con sư tử mang chính khí Việt…..

Nguyễn Ngọc Duy Hân

Lời Hay Ý Đẹp : Ước Mơ Của Thủy- Lê Việt Kỳ Nhi [TÌNH CA, Hòa Tấu] -DuyHan

Câu chuyện Nhân Quyền tại Washington Giữa Mùa Lễ Hội Hoa Anh Đào năm 2013.

Câu chuyện Nhân Quyền tại Washington Giữa Mùa Lễ Hội Hoa Anh Đào năm 2013.

Ghi nhận của Đoàn Thanh Liêm

 * * *

Sau một tuần lễ ở thành phố Baltimore tiểu bang Maryland, tôi đã trở lại

Washington vào hai ngày 10 và 11 tháng Tư – để tham dự vào công cuộc

vận động Nhân quyền cho Việt nam tại Quốc Hội Mỹ và tại Ủy Ban Tự

Do Tôn Giáo. Cuộc vận động thật quy mô này do tổ chức BPSOS (Boat

People SOS) với nhân vật chủ chốt là Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng phát

động và dự trù kéo dài trong hai năm 2013 – 2014.

Trời nắng đẹp, lại vào đúng lúc Hoa Anh Đào nở rộ, nên trên khắp các

nẻo đường thành phố chỗ nào cũng thấy các đòan khách thập phương tấp

nập lui tới ngắm cảnh, chụp hình – nét mặt người nào cũng vui tươi phấn

khởi. Nhân viên phụ trách cho biết Lễ Hội Mùa Hoa Anh Đào (The

National Cherry Blossom Festival) kéo dài từ giữa tháng Ba đến tháng

Tư có thể thu hút đến con số hàng triệu du khách đến thăm viếng thành

phố Washington lịch sử này.

So với mọi năm, thì vào giữa tháng Ba năm 2013 này trời trở lạnh bất

thường – nên hoa Anh Đào nở muộn. Vì thế mà phần đông các chị em

nữ sinh Trưng Vương từ xa về tham dự Đại Hội Tòan Cầu được tổ chức

trong ba ngày 22, 23 và 24 tháng Ba – đã không được ngắm hoa như

lòng ước ao mong muốn. Trong khi tôi, thì nhân cái vụ vận động Nhân

quyền nói trên lại được dịp thưởng ngọan cả một rừng hoa tưng bừng nở

rộ – tô điểm thêm khởi sắc cho khung cảnh vốn đã xinh tươi hài hòa êm

dịu của vùng thủ đô nước Mỹ. Xin mời bạn đọc cùng đi ngắm cảnh và

theo dõi chuyện vận động Nhân quyền tại Washington vào mùa Xuân

năm 2013 này.

 

I – Tại khu vực Tidal Basin và công viên trước Điện Capitol.

Vào ngày thứ Năm 11/4 lúc 6 giờ sáng, anh Nguyễn Quốc Khải đã chở

tôi đến khu vực Tidal Basin (Đầm Thủy Triều) nơi sát với Đài Tưởng

niệm Tổng thống Jefferson (Jefferson Memorial). Trời còn mờ tối, ấy thế

mà đã có rất nhiều xe đậu dọc theo bờ sông Potomac và bà con lũ lượt

kéo nhau đi với máy ảnh các lọai để chuẩn bị chụp phong cảnh cả một

rừng cây Anh Đào đang ở độ nở mãn khai – tập trung nhiều nhất trong

chu vi dài đến ba bốn dặm của cái Đầm ăn thông với con sông Potomac

là ranh giới giữa Washington với tiểu bang Virginia.

Tôi đã lững thửng thả bộ suốt 3 tiếng đồng hồ xung quanh Tidal Basin

này, luôn tiện còn ghé thăm Đài Tưởng niệm Tổng thống Franklin

Delano Roosevelt (FDR) cùng với Đệ Nhất Phu nhân Eleanor và Đài

Tưởng niệm Mục sư Martin Luther King. Các lời phát biểu lịch sử của

cả hai vị danh nhân này được khắc họa thật rõ nét trên các bức tường

quanh Đài Tưởng niệm – quả thật người Mỹ đã rất lấy làm tự hào và tỏ

lòng kính trọng đối với những nhân vật xuất chúng như vậy ngay trong

những năm vào giữa thế kỷ XX gần đây thôi.

Các người bạn ưa thích nghệ thuật chụp ảnh như chị Như Lan bà xã của

anh Chánh án Nguyễn Văn Thành hay anh Nguyễn Quốc Khải, thì cho

biết là phải tranh thủ mà chụp ảnh trước lúc mặt trời lên cao – như vậy

mới có thể có hình ảnh đẹp được. Dọc lối đi theo chu vi của Đầm, tôi

thấy các nhiếp ảnh gia tài tử bố trí la liệt những máy hình gắn chặt trên

chân đỡ máy để chụp liên tục nhiều tấm ảnh dưới những tàng cây chi

chít những hoa màu trắng tinh hay màu phớt hồng. Có người còn chụp

riêng một vài cánh hoa lẻ loi mọc từ trong thân cây nữa, có lẽ họ cho là

mấy cánh hoa hiếm hoi đó mới thật là độc đáo chăng?

Bữa hôm trước là cỡ 8 giờ sáng ngày thứ Tư 10/4, lúc vừa từ nhà ga

Union Station đi tới khu công viên ở hướng Bắc của Điện Capitol trụ sở

Quốc Hội – tôi đã thật ngây ngất trước những cụm cây Anh Đào đang rộ

nở những chùm hoa dày đặc với cánh mỏng như tơ lụa và màu hồng lạt.

Từng cụm cây xen kẽ với những cây thông xanh ngắt và cả với những

cây sồi, cây phong vẫn còn khẳng khiu trụi lá – cảnh tượng trái nghịch

đó lại càng làm tăng vẻ cao quý của lọai hoa được du nhập mãi từ nước

Nhật vào nơi đây đã trên một thế kỷ nay. Tính chất đa dạng sinh học thật

là rõ nét nơi vùng thủ đô này.

Sau không bao lâu, tôi lại gặp các anh Đỗ Như Điện, Hùynh Hữu Thuận

cũng mới từ thành phố San Diego California đến để tham dự cuộc Họp

Báo ngòai trời ngay dưới bậc thềm của Trụ sở Hạ Nghị Viện phía góc

đường Independence và First street khu Đông Nam của Capitol. Vì chưa

đến giờ khai mạc cuộc Họp báo, chúng tôi đã tranh thủ chụp một số hình

kỷ niệm nơi công viên kỳ thú này.

Anh Điện mang theo một số ấn bản tiếng Anh của “ Báo cáo về Tình

hình Nhân quyền tại Việt nam trong năm 2012” – mà Mạng Lưới Nhân

Quyền VN cho phổ biến vào ngày 11 tháng Tư trong một cuộc Họp Báo

ở California. Tài liệu này đã được trao tận tay cho một số Dân biểu và

giới báo chí truyền thông

 

II – Hai ngày Hội Họp liên miên.

Phái đòan do Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng tổ chức mời gọi gồm đến vài

chục người thuộc giới Tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành,

thuộc Sắc tộc Thiểu số như Hmong, Montagnard và Đại diện của Mạng

Lưới Nhân Quyền v.v… Phải nói ngay rằng trong hai ngày 10 và 11

tháng Tư này, phái đòan đã phải làm việc rất căng thẳng theo sự sắp xếp

thật sít sao của Ban Tổ chức với các văn phòng và cơ quan tiếp đón.

1 – Chỉ riêng trong một ngày 10/4 thôi, thì bà con trong phái đòan đi vận

động đã phải tham dự liền liền ba cuộc sinh họat như sau :

– Thứ nhất là cuộc Họp Báo ngòai trời trong công viên sát bậc thềm của

trụ sở Hạ Nghị Viện đã khai mạc vào đúng 10.45 AM. Dân biểu Chris

Smith là người chủ trì đã phát biểu khởi đầu và lần lượt giới thiệu với

giới truyền thông báo các diễn giả Việt nam là Cựu Dân biểu Cao Quang

Ánh, Hòa Thượng Thích Giác Đẳng, Hòa Thượng Thích Viên Lý, Mục

sư Nguyễn Minh Thắng, Kỹ sư Đỗ Như Điện, Tiến sĩ Nguyễn Đình

Thắng – để trình bày về tình trạng vi phạm Nhân quyền ở Việt nam hiện

nay. Trong vòng chưa đày một giờ, các diễn giả này đã thu hút được sự

chú ý của các ký giả đại diện những cơ sở truyền thông lớn ở Mỹ và chi

tiết của cuộc Họp Báo đã được phổ biến rộng rãi ngay vào buổi chiều tối

ngày hôm 10/4 đó.

– Tiếp theo là cuộc Trao đổi với các chuyên viên là Phụ tá của Tiểu ban

Nhân quyền thuộc Ủy ban Ngọai vụ diễn ra tại Tòa nhà Rayburn của Hạ

Nghị Viện. Buổi Sinh họat này kéo dài từ 12.00 đến 13.00 Giờ – để phía

đại biểu Việt nam thông báo chi tiết hơn về tình trạng vi phạm Nhân

quyền ở Việt nam – nhằm giúp cho việc chuẩn bị cho buổi Điều trần mở

rộng cho công chúng (Public Hearing) sẽ diễn ra tại phòng họp của Ủy

ban Ngọai vụ vào ngày hôm sau 11/4. Các chuyên viên của Quốc Hội

đều tỏ ra thông hiểu rành rẽ về tình hình chính trị xã hội ở Việt nam, nên

cuộc trao đổi đã diễn ra trong bàu không khí rất cởi mở thông cảm về cả

hai phía Việt và Mỹ.

– Phái đòan cùng nhau xuống ăn trưa tại Phòng ăn dưới tầng hầm của

Rayburn Building – ai nấy chọn đồ ăn và thanh tóan theo lối self-service

Và đến 3.00 PM, phái đòan lại di chuyển đến trụ sở của Ủy Ban Tự Do

Tôn Giáo (USCIRF = US Commission on International Religious

Freedom) để trao đổi với giới lãnh đạo của cơ quan này. Chủ tịch

USCIRF là Bà Katrina Lantos Swett và Tiến sĩ Scott Flipse là Phó Giám

Đốc đã trao đổi thảo luận với phái đòan trong hai giờ liền và các đại biểu

đã có dịp trình bày cặn kẽ hơn về khía cạnh đàn áp các tu sĩ, tín đồ cũng

như hạn chế sinh họat tôn giáo ở Việt nam. Lãnh đạo USCIRF đã tỏ ra

rất thông cảm với tình trạng khó khăn ngặt nghèo của các tổ chức tôn

giáo dưới chế độ độc tài khắc nghiệt của chính quyền cộng sản ở Việt

nam từ nhiều năm nay. Nhân tiện, cũng xin ghi là Bà Katrina chính là ái

nữ của Cố Dân biểu nổi danh Tom Lantos (1928 – 2008).

2 – Phiên Điều trần trước Tiểu Ban Nhân Quyền vào ngày 11/4.

Đây mới là buổi Điều trần có quy mô nhất trong lọat sinh họat của hai

ngày vận động này tại Quốc Hội Mỹ. Dân biểu Chris Smith, Chủ tịch

Tiểu ban Nhân quyền một lần nữa đã chủ trì phiên họp được diễn ra tại

văn phòng của Ủy ban Ngọai vụ – với sự tham dự của 6 Dân biểu trong

đó có cả Dân biểu Ed Royce Chủ tịch Ủy ban Ngọai vụ vốn là một nhân

vật quen thuộc của cộng đồng người Việt tại miền Nam California. Các

Dân biểu được vị chủ tọa mời phát biểu trước, rồi mới đến phần Điều

trần của đại diện phái đòan Việt nam.

Nói chung, các Dân biểu đều xác nhận tình trạng vi phạm Nhân quyền

do chính quyền Hanoi gây ra. Đặc biệt Nữ Dân biểu Karen Bass đại diện

đơn vị 37 California còn nhắc đến các báo cáo đáng tin cậy của các tổ

chức Amnesty International, Human Rights Watch và của Mạng Lưới

Nhân Quyền Việt nam đều ghi nhận rõ ràng các vi phạm này.

Tiếp theo là đến phần trình bày của phái đòan Việt nam với các đại diện

là Cựu Dân biểu Cao Quang Ánh, Giáo sư Võ Văn Ái, Tiến sĩ Nguyễn

Đình Thắng và đặc biệt là hai nhân chứng Danh Hui (về nạn Buôn

Người tại nước Nga) và Trần Thanh Tiến (về sự đàn áp tại giáo xứ Cồn

Dầu). Hai nhân chứng này phát biểu bằng tiếng Việt và được Tiến sĩ

Thắng dịch ra Anh ngữ rất chính xác. Cả hai người đều đưa ra được

những chứng từ cụ thể về sự đối xử tàn ác rất thương tâm đối với các

nạn nhân – đo đó mà có sức thuyết phục cao độ đối với cử tọa.

Hai bức ảnh phóng lớn về cảnh Linh mục Lý bị bịt miệng trước Tòa án

và về nạn nhân Nguyễn Thành Năm bị tra tấn đến chết ở Cồn Dầu – đã

được đưa ra để minh họa cho sự chà đạp nhân quyền ở Việt nam hiện

nay.

Người phát biểu cuối cùng trong buổi Điều trần này là ông John Sifton

đặc trách văn phòng Đông Nam Á của Human Rights Watch – ông

Sifton cũng xác nhận có sự vi phạm trầm trọng về nhân quyền ở Việt

nam trong những năm gần đây – chứng từ này có giá trị bổ túc rất vững

vàng cho lời trình bày của các nhân chứng Việt nam.

 

III – Để tóm lược lại.

 Đang là Mùa Xuân, khí hậu tại Washington thật mát mẻ dịu dàng với

nắng nhẹ chan hòa và hoa Anh đào đang độ nở mãn khai. Khắp công

viên trước điện Capitol lúc nào cũng tấp nập các nhóm du khách viếng

thăm – mà cũng còn là cử tri từ các địa phương đến thăm vị đại diện dân

cử của mình. Trước cửa các văn phòng của Hạ Nghị Viện, luôn luôn có

nhiều người như chúng tôi xếp hàng để được vào gặp gỡ thăm viếng hay

hội họp với các Dân biểu. Quang cảnh thật là sinh động phấn khích.

* Nói chung, cuộc vận động Nhân quyền của phái đòan Việt nam trong

hai ngày 10 – 11 tháng Tư năm 2013 tại Quốc Hội Mỹ đã gây được một

ấn tượng tốt nơi các vị Dân biểu. Và điều đáng ghi nhất là phát biểu của

vị Chủ tọa phiên Điều trần chính là Dân biểu Chris Smith, người có

thâm niên kỳ cựu – đại diện đơn vị 4 tiểu bang New Jersey liên tục từ

năm 1980 . Ông Chris Smith đã nói dứt khóat không úp mở rằng : “Cần

phải đặt Việt nam vào lại danh sách CPC” (đó là danh sách các quốc gia

cần quan tâm đặc biệt vì sự vi phạm trầm trọng về Nhân quyền =

Countries of Particular Concern).

* Tuy đây mới chỉ là bước đầu trong tiến trình vận động kéo dài suốt hai

năm 2013 – 2014, việc làm của phái đòan VN lần này đã tỏ ra được sự

chú ý thuận lợi của giới dân cử cũng như giới truyền thông báo chí.

Trong thành phần phái đòan kỳ này, thì giới am hiểu tình hình sinh họat

tại Quốc Hội Mỹ đã có sự ghi nhận rằng : Cựu Dân biểu Cao Quang Ánh

cùng với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng rõ ràng là hai nhân vật đã gây

được sự tin tưởng và mối thiện cảm đáng kể nơi một số Dân biểu – đặc

biệt là với Dân biểu Chris Smith vốn từ lâu đã từng được coi như là một

“người bạn tốt” của lớp người tỵ nạn chính trị Việt nam tại Hoa Kỳ.

* Với cái đà tiến triển trong công cuộc vận động rộng rãi như thế, chúng

ta có quyền tin tưởng được nơi sự thắng lợi tất yếu của chính nghĩa Tự

do, Dân chủ và Nhân quyền của tòan thể nhân dân Việt nam chúng ta

trong tương lai không bao xa nữa vậy./

Baltimore Maryland ngày 14 tháng Tư 2013

Đoàn Thanh Liêm

Ngày Quốc Tế Đồng Hành Cùng Dân Oan Việt Nam Tại Nam California

Ngày Quốc Tế Đồng Hành Cùng Dân Oan Việt Nam Tại Nam California

Garden Grove/ Tâm Nguyên-

Ngày “Đồng Hành Cùng Dân Oan Việt Nam” được tổ chức vào lúc 6.30 Pm-9.30 Pm ngày thứ Bảy 27-2-2016 tại Thư Viện Việt Nam, thuộc thành phố  Garden Grove, với lời chia sẻ của Ban Tổ Chức: “Ngày Quốc Tế Đồng Hành Cùng Dân Oan” được tổ chức để chúng ta cùng chia sẻ nỗi đau và đồng hành với dân oan trên toàn quốc đòi bạo quyền Cộng sản phải trả lại đất đai tài sản của đồng bào dân oan, phải trả lại quyền Sở hữu Đất đai cho người dân. Được tổ chức để công luận toàn thế giới biết đến và hiểu rõ hơn về thảm cảnh của đồng bào dân oan, nỗi đau oan nghiệt của người dân bị cường quyền đỏ, tư sản đỏ cướp đoạt đất đai ruộng vườn đang chịu cảnh màn trời chiếu đất trên quê hương khốn khó của chúng ta.

BAN TỔ CHỨC GỒM:- Phong Trào Diên Hồng Thời Đại: GS Nguyễn Thanh Liêm – Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam: Phạm Trần Anh- Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam: TS Nguyễn Bá Tùng- Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải- Khối 8406: Vũ Hoàng Hải- Liên Ủy Ban Chống Cộng và Tay Sai: Phan Kỳ Nhơn- Phong Trào Dân Chủ Cho Việt Nam: GS Nguyễn Bảo- Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali: KS Trương Ngãi Vinh- Ban Tù Ca Xuân Điềm- CLB Tình Nghệ Sĩ…

Sau nghi thức chào cờ Việt Mỹ & phút mặc niệm do CLBTNS, BTCXĐ & Ban Tổ Chức thực hiện. MC : Bích Ty, TS Nguyễn Bá Tùng, MLNQ thay mặt BTC  lên chào mừng & cám ơn quan khách  tham dự “…Hôm nay, ngày 27-2, dân oan trên ba miền đất nước VN đang xuống đường để đòi lại đất đai và ruộng vườn bị bạo quyền cộng sản cưỡng chiếm; và cũng chính hôm nay  đồng bào hải ngoại trên toàn thế giới tập họp ở 20 tụ điểm khác nhau để bày tõ tình liên đới với dân oan trong nước qua logo “Je suis Dân Oan” mà trong nước và các nơi cùng sử dụng. Cái biểu tượng đó vượt qua biên giới ngôn ngữ để nói lên cho thế giới thấy sự hiệp nhất và liên đới của người Việt khắp nơi. Buổi sinh hoạt hôm nay không mang tính cách diễn thuyết, mà là chứng từ của những dân oan như Lê Thị Kim Thu đang có mặt và Cấn Thị Thêu từ Việt Nam qua slide show chiếu ra từ trong nước ….”

Tiếp theo chị Lê Thị kim Thu, một dân oan, một chứng nhân đã sang Mỹ  chia sẻ những gì mà chị, gia đình và một số người dân oan mà chị đã tận mắt chứng kiến đã bị chế độ cộng sản đánh đập và tước đoạt qua slide show. Cá nhân của chị phải chịu cảnh lao tù khi đấu tranh đòi lại nhà và đất bị cộng sản cường hào cướp đoạt…

Nối tiếp, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải lên giới thiệu về Ngày Quốc Tế Đồng Hành Cùng Dân Oan Việt Nam 27-2-16…

Sau đó CT CĐ, Trương Ngãi Vinh lên chia sẻ cảm tưởng NQTĐH/Dân Oan VN…

Cuối cùng, ông Phạm Trần Anh thay mặt Ban Tổ Chức và các Hội Đoàn đọc những lời nhận định và lên án chế độ cộng sản Việt Nam với chính sách đàn áp và cướp đoạt sở hữu của người dân, biến họ trở thành những người dân oan, những nạn nhân bất hạnh của chế độ cộng sản “ác với dân, hèn với giặc”….Trả tự do cho các tù nhân lương tâm VN. Thực hiện những công ước quốc tế đã ký kết…

Xen kẻ chương trình là các bản nhạc tranh đấu hùng mạnh “ Dân Oan Tiến Về SG/Xuân Điềm-Việt Nam Ơi & Vì Sao/CLBTNS- Kết thúc CT nhạc là  những ngọn đuốc thắp sáng  thể hiện niềm tin đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền cho Việt Nam đã được các anh chị em trong Ban Hợp Ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ  cùng Ban Tổ Chức và quan khách tham dự giơ  cao qua bản nhạc  “Thắp Sáng Việt Nam”.

“Đốt nến lên! Đốt nến lên thắp sáng Việt Nam tiến theo nhân quyền. Một nắm tay, muôn vạn nắm tay, vượt như giông bão quét quân đê hèn!” …Rồi “ Quê Hương Ngạo Nghễ “ như một lời khẳng định cho một  VN sống trong tự do, nhân quyền…vang lên tiển đưa quan khách ra về…

10 sự thật của xã hội hiện đại

  10 sự thật của xã hội hiện đại

 Thời đại thông tin số có thể mang lại tác động tiêu cực tới cuộc sống và xã hội loài người. Dưới đây là 10 hình vẽ cho thấy những thay đổi tiêu cực của xã hội chúng ta.

Rõ ràng chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, và việc quay trở lại xã hội trước đây là điều không thể.

Một trong số những ảnh hưởng lớn nhất tới xã hội ngày nay một cách tiêu cực cũng như tích cực chính là truyền thông xã hội.

Truyền thông xã hội vốn được thiết kế để cho phép con người chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống của họ với bạn bè, nhưng giờ đây mọi chuyện không chỉ đơn giản như vậy.

Truyền thông xã hội giờ đây là con đường vận chuyển thông tin toàn cầu. Nhiều khi chúng ta biết về những sự kiện đang diễn ra thông qua Twitter hay Facebook trước khi biết về nó qua các nguồn tin chính thống.

Chúng ta cũng bắt đầu dựa vào các thiết bị công nghệ trong hầu hết mọi việc. Ngày nay con người dường như không thể đi bất kỳ đâu hay làm bất kỳ điều gì mà không mang theo điện thoại thông minh, máy tính bảng,máy tính xách tay

Họ cần có một mối liên lạc thường trực với nhau thông qua các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, kết nối quá nhiều với truyền thông xã hội và các thiết bị có liên quan cũng có mặt tiêu cực của nó.

Chúng ta có thể trở nên phụ thuộc quá mức, hoặc trở nên thờ ơ với những gì chúng ta đang làm với cuộc sống của chúng ta.

Thời đại thông tin số có thể mang lại tác động tiêu cực tới cuộc sống và xã hội loài người. Dưới đây là 10 hình vẽ cho thấy những thay đổi tiêu cực của xã hội chúng ta.

1. Facebook đang ngấu nghiến thời gian của bạn

10 sự thật đáng xấu hổ của xã hội hiện đại

Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian trên Facebook hoặc các trang mạng xã hội khác? Điều này có đang ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của bạn không? Bạn có thấy mình lãng phí thời gian tới mức bạn không hề nhận ra nó đã trôi nhanh thế nào không? Nếu bạn trả lời “có,” tôi tin chắc rằng bạn không phải là người duy nhất.

2. Chúng ta trở thành những kẻ ‘nghiện Like’

10 sự thật đáng xấu hổ của xã hội hiện đại

Nói tới Facebook, khi bạn đăng tải một thứ gì đó, bạn có làm vậy chỉ để xem sẽ có bao nhiêu bạn bè ấn ‘Thích’ không? Đối với một số người, những cái ‘Thích’ trên Facebook cũng như một loại chất gây nghiện họ cần bơm vào mạch máu của mình.

3. Các thiết bị điện tử còn quan trọng hơn mạng sống

10 sự thật đáng xấu hổ của xã hội hiện đại

Lựa chọn giữa việc điện thoại hết pin và mạng sống của bạn, bạn sẽ chọn thứ gì? Trong trường hợp này, người đàn ông trong hình vẽ đã chọn chiếc điện thoại thay vì thiết bị hỗ trợ sống của chính anh ta. Xã hội loài người cần đưa ra những lựa chọn đúng đắn hơn.

4. Các thiết bị đang hủy hoại sự thân mật

Bạn và những người thân yêu đã bao giờ dành thời gian bên nhau chỉ để mỗi người cầm một chiếc điện thoại nhắn tin, đăng tweet, Facebook hay lướt web thay vì giao tiếp với nhau chưa? Xã hội phải chăng đã tới mức chúng ta không thể dành thời gian cho nhau mà không cầm trên tay chiếc điện thoại?

5. Các gia đình không còn dành thời gian quây quần bên nhau

10 sự thật đáng xấu hổ của xã hội hiện đại

Đây là một bà mẹ đang nướng bánh quy cho cả gia đình. Nhưng những đưa con thì đang làm gì kia? Chúng không cùng làm bánh với mẹ, mà đứa con nào cũng đang dán mắt vào thiết bị của mình. Trước đây, các bậc cha mẹ dùng TV để trông con; giờ đây máy tính bảng, điện thoại, laptop hoặc trò chơi điện tử đang đảm nhận công việc đó.

6. Chúng ta thà quay video một ai đó còn hơn giúp đỡ họ

10 sự thật đáng xấu hổ của xã hội hiện đại

Một người đàn ông da màu đang đuối nước và giơ tay ra cầu xin sự giúp đỡ. Một kẻ đang chĩa súng, còn kẻ còn lại thì chĩa chiếc iPhone về phía người đàn ông- cả hai đều không có ý định giúp đỡ người bị nạn.

7. Xã hội đang lãng phí thời gian

10 sự thật đáng xấu hổ của xã hội hiện đại

Thời gian là tiền bạc. Khi chúng ta tiêu phí thời gian trên các phương tiện truyền thông xã hội, chúng ta đang đánh mất thứ quý giá nhất chúng ta có: thời gian.

8. Dù đã có công nghệ, chúng ta vẫn muốn thứ thuộc về người khác

10 sự thật đáng xấu hổ của xã hội hiện đại

“Đứng núi này trông núi nọ” là một câu tục ngữ đã có từ lâu đời. Dù đã có những gì ta có, nhưng ngay cả những người giàu vẫn cần tình yêu, gia đình, … để được hạnh phúc.

9. Chiêu giật gân vẫn câu kéo được khách

10 sự thật đáng xấu hổ của xã hội hiện đại

Với lượng thông tin tràn đầy như hiện nay, truyền thông vẫn luôn tìm kiếm yếu tố giật gân. Người phụ nữ này rõ ràng đang muốn nói lên điều gì đó quan trọng, nhưng liệu giới truyền thông có còn quan tâm tới cô nữa hay không nếu cô không còn trong tình trạng bán khỏa thân nữa?

10. Cuối cùng, chúng ta vẫn đang tàn phá trái đất

10 sự thật đáng xấu hổ của xã hội hiện đại

Dù đã có nhiều tiến bộ về công nghệ, song con người vẫn đang tàn phá trái đất tới mức chúng ta gần như đang chĩa súng vào “Mẹ Thiên nhiên”. Với những thành phố ngày càng lớn và mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, đến khi nào những gì chúng ta làm sẽ khiến chính chúng ta sụp đổ?

Những người không chịu lùi bước trước nghịch cảnh

Những người không chịu lùi bước trước nghịch cảnh

 Bút ký của Đoàn Thanh Liêm

* * *

Hồi đầu tháng 8 năm 2013 mới đây, tôi được nhà báo Thanh Thương Hoàng

dẫn đi tham dự một buổi trình diễn văn nghệ thật là đặc sắc diễn ra tại Trung

tâm Hội Nghị của thành phố Santa Clara gần với San Jose. Các nghệ sĩ trình

diễn đều là những người khuyết tật, người thì cụt hết cả cánh tay mặt như

nhạc sĩ Thế Vinh, người thì bị mù lòa như nhạc sĩ Hà Chương, người thì bị

câm ngọng từ hồi còn nhỏ tuổi như ca sĩ Thủy Tiên v.v… Cử tọa hôm đó gồm

đến 600 người ngồi chật kín cả cái sảnh đường được trang trí như là một rạp

hát và mọi người đều nhiều lần đứng lên vỗ tay tán thưởng các mục trình

diễn thật điêu luyện xuất sắc cùa những nghệ sĩ khuyết tật này – mà có người

mới từ trong nước qua, lại có người đã định cư lâu năm tại nước ngoài.

I – Từ chương trình văn nghệ “Ngọc Trong Tim” của Việt Nam đến các cuộc

thi đua thể thao “Special Olympics” của Mỹ.

 Buổi trình diễn văn nghệ nói trên là một trong những tiết mục sinh họat được

tổ chức lưu động tại nhiều địa điểm trên thế giới, nơi có đông bà con người

Việt sinh sống. Chương trình này nhằm giới thiệu tài năng và cố gắng luyện

tập hết sức công phu bền bỉ của những người khuyết tật hầu đạt tới trình độ

cao về nghệ thuật sáng tác và trình diễn âm nhạc cũng như trong một số bộ

môn khác. Chương trình có tên gọi là “Ngọc Trong Tim” ngụ ý diễn tả cái

kho tàng quý báu vẫn còn chứa chất trong trái tim con người – cụ thể như

tấm lòng trắc ẩn cảm thông trước nỗi khổ đau của người khác – mà đặc biệt là

sự quan tâm chăm sóc đến sự phát triển tài năng của lớp người bị thua thiệt

do số phận ngặt nghèo của tật nguyền gây ra. Điển hình là Trung tâm Hướng

Dương do nhạc sĩ Thế Vinh thiết lập ở Bình Dương để giúp nơi ăn chốn ở và

hướng dẫn việc học tập cho các em khuyết tật.

Chương trình “Ngọc Trong Tim” này làm chúng ta nhớ đến tổ chức “Special

Olympics” (Thế vận hội Đặc biệt) dành riêng cho người khuyết tật tham gia

thi đua tranh tài về thể thao tại nhiều thành phố trên đất Mỹ. Chương trình

này xuất phát là nhờ ở sáng kiến vận động và tổ chức khôn khéo của bà

Eunice Kennedy Shriver (1921 – 2009) là người em gái của Tổng Thồng

Kennedy – mà cũng là phu nhân của ông Sargent Shriver (19 15 – 2011)

người lãnh đạo tài ba tiên khởi của chương trình Peace Corps nổi tiếng của

chính phủ Mỹ bắt đầu từ năm 1961.

Khỡi sự từ năm 1968 – các cuộc tranh tài Special Olympics này đã được nâng

lên tầm mức quốc gia không những tại nước Mỹ, mà còn được nhiều nơi trên

thế giới mô phỏng theo nữa. Và hiện nay thì các người con của ông bà

Shriver cũng đang tiếp nối góp phần vào việc điều hành chương trình này.

Cố gắng vượt qua sự hạn chế của tật nguyền do các nghệ sĩ cũng như các

vận động viên thể thao nói trên mà thực hiện được – thì rõ rệt đã làm cho

chúng ta nhớ lại nhận xét thật sâu sắc của cụ Nguyễn Du qua câu thơ trong

Truyện Kiều, đó là :

Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.

 II – Chuyện về một số người “bất chấp bệnh tật”.

Trên đây là một số chương trình có tầm vóc lớn dành riêng cho số đông

người khuyết tật có thể tham gia trong lãnh vực văn nghệ cũng như thể thao.

Nhưng trong đời sống thường ngày của các cá nhân, ta vẫn thấy có rất nhiều

người đã có những cố gắng bền bỉ phi thường để vượt qua được những

nghịch cảnh trớ trêu của số phận – mà tôi xin ghi lại dưới đây một số trường

hợp của những người trong số thân quen gần gũi với mình.

Trong số những bạn hữu tôi quen biết, thì cũng có khá nhiều người có ý chí

vươn lên để vượt qua được nghịch cảnh do tuổi già hay do tật bệnh gây ra.

Bài viết này xin được ghi lại một số chuyện “người thật, việc thật” của vài ba

người mà tôi được biết từ bấy lâu nay. Và để công chúng được biết thêm về

các chuyện đáng chú ý này, tôi xin các bạn được nói đến trong bài cho phép

tôi được tiết lộ đôi chút trong cuộc sống riêng tư của mỗi người. Xin được

ghi trước ở đây lời cảm ơn chân thành đến các bạn.

1 – Tác giả Nguyễn Công Luận vẫn không ngừng công việc nghiên cứu biên

khảo, dù đã đau bệnh từ 25 năm nay.

Sau khi đi tù “cải tạo” về nhà ít lâu, thì Thiếu tá Nguyễn Công Luận mắc

chứng bệnh Parkinson run rảy chân tay, đi đứng khó khăn. Nhưng anh vẫn

kiên trì nhẫn nại theo đuổi công việc nghiên cứu sáng tác của mình – nhất là

từ khi qua định cư ở bên Mỹ anh được tự do viết lách và phổ biến công trình

biên sọan của mình. Anh được mời làm Phụ tá Chủ biên (Associate Editor)

cho bộ sách dày 1,200 trang có tên là “The Encyclopedia of the Vietnam

War” (Bách khoa Tòan thư về cuộc chiến tranh Việt nam) xuất bản năm 1998

– trong đó anh đã tham gia viết đến cả chục bài.

Và đặc biệt là cuốn Hồi ký do anh Luận viết trực tiếp bằng Anh ngữ trên 600

trang do nhà xuất bản Đại học Indiana ấn hành năm 2012. Cuốn sách này đã

được nhiều người Mỹ vốn am hiểu tình hình Việt nam và nhất là các sĩ quan

cao cấp trong Quận đội Mỹ ca ngợi nhiệt tình. Về phía người Việt, thì đã có

nhà văn Mặc Giao ở Canada và cả tôi cũng đã viết bài giới thiệu cuốn Hồi ký

này với độc giả trước đây nữa. Tác giả Nguyễn Công Luận sẽ giới thiệu cuốn

Hồi ký nhan đề “ Nationalist in the Vietnam Wars ” này với công chúng tại

San Jose vào đầu tháng 10 năm 2013 sắp tới.

2 – Nhà báo Trương Gia Vy vẫn lo điều hành tuần báo Viet Tribune và còn

tham gia công tác từ thiện nhân đạo, dù bị bệnh tật ngặt nghèo.

 Từ nhiều năm nay, dù bị bệnh phải thay lọc máu mỗi ngày, mà nhà báo

Trương Gia Vy vẫn sát cánh cùng với phu quân là nhà văn Nguyễn Xuân

Hòang trong việc điều hành tờ báo Viet Tribune ở San Jose. Vào đầu tháng 8

mới đây, khi được tin anh Hòang bị đau nặng, tôi đã tìm cách đến thăm anh

chị tại nhà riêng ở thành phố Milpitas – thì tôi thấy anh Hòang tuy đau yếu

gày còm, nhưng vẫn còn bình tĩnh tỉnh táo và chuyện trò vui vẻ với bạn hữu

đến thăm. Thế nhưng anh cho biết hiện lúc đó là vào 10 giờ sáng ngày thứ

Bảy mà bà xã Gia Vy vẫn còn đang phải lo việc lọc máu mỗi ngày.

Ấy thế mà vào chiều ngày Chủ nhật hôm sau, tôi lại thấy Gia Vy có mặt tham

gia với Ban Tổ chức chương trình “Ngọc Trong Tim” tại Santa Clara

Convention Center như đã ghi ở trên. Nhà báo Thanh Thương Hòang – là

người đã từng sinh sống nhiều năm ở San Jose – cho tôi biết : “Trương Gia

Vy là người phụ nữ rất năng nổ tích cực trong công tác từ thiện nhân đạo –

mặc dầu chị bị bệnh tật lâu ngày và lại rất bận rộn trong việc điều hành tờ

báo. Mà nay lại còn phải lo chăm sóc cho ông xã cũng đang bị chứng bệnh

nan y nữa. Đó quả thật là một con người có ý chí nhẫn nại và tấm lòng nhân

ái – đáng ca ngợi trong cộng đồng người Việt tại khu vực miền Bắc

California này…”

3 – Họa sĩ Trần Bản Anh đến khi về hưu ở tuổi 70 mới ghi tên đi học vẽ.

 Chị Bản Anh theo học ban Trung học tại trường Quốc Học ở Huế từ cuối thập

niên 1940 qua đầu những năm 1950. Sau khi lập gia đình, chị đi làm nhiều

năm tại Bộ Kinh tế ở Saigon. Qua Mỹ đầu năm 1990 với diện HO theo ông

xã là anh Dương Công Liêm trước 1975 là Đại tá ở Cục Công Binh. Anh chị

vẫn tiếp tục đi làm ở thành phố Los Angeles và sau năm 2000 mới về nghỉ

hưu và hiện định cư ở San Jose.

Chừng 7 – 8 năm nay, chị Bản Anh mới đi theo học về hội họa theo lối Tàu

với một giáo sư người Trung quốc. Nhận thấy chị có năng khiếu đặc biệt, nên

ông thày ra sức khuyến khích và tận tâm chỉ dẫn cho chị. Và từ vài ba năm

gần đây một số bức tranh của chị đã được ông thày tuyển chọn để gửi đi triển

lãm ở bên Đài Loan. Kết quả là họa sĩ Bản Anh của chúng tôi đã mấy lần

nhận được bằng khen của Ban Tổ chức cuộc triển lãm cũng như của chánh

quyền của một thành phố bên đó.

Vốn tính khiêm tốn, chị không để cho giới nhà báo phỏng vấn để viết bài ca

ngợi thành công của một họa sĩ nghiệp dư ở lứa tuổi đã cao. Mà chị chỉ để

cho các bạn hữu thân thiết đến thưởng thức tác phẩm hội họa của mình tại

nhà trong chỗ riêng tư, âm thầm kín đáo mà thôi. Vì thế, mặc dầu là chỗ quen

biết gần gũi với anh chị đã lâu, tôi cũng chưa được chị gửi cho ảnh chụp bức

tranh nào của chị để mà giới thiệu với công chúng bạn đọc được.

 III – Chính khí ngất trời của Tổng Đốc Hoàng Diệu (1828 – 1882).

Lịch sử nước ta đã ghi lại rất nhiều tấm gương đẹp đẽ tuyệt vời của những vị

anh hùng lẫm liệt đã hy sinh xả thân mình trong cuộc tranh đấu bảo vệ đất

nước trước sự xâm lăng của ngọai bang. Một trong những vị anh hùng đó là

Tổng Đốc Hòang Diệu – ông đã tự kết liễu đời mình khi quân Pháp xâm lược

đánh chiếm được thành Hanoi do ông trấn giữ vào năm 1882. Ông đã tuẫn

tiết bằng cách tự treo cổ mình trên một cành cây – để tránh không cho quân

giặc bắt được vị chỉ huy pháo đài thành lũy.

Vì thế mà sau này trong dân gian nhiều nơi bà con ta vẫn truyền tụng bài thơ

“Hà Thành Chính Khí Ca”- để ca ngợi tấm gương tiết tháo anh hùng của ông.

Chuyện của ông có chi tiết này mà chỉ gần đây tôi mới được biết đến – đó là

do một hậu duệ của cụ Phạm Phú Thứ thuật lại. Xin lược ghi lại như sau :

Khi được triều Huế cử ra nhậm chức Tổng Đốc Hà Thành ngòai miền Bắc, cụ

Hoàng Diệu đã đến thăm và vấn kế bậc đàn anh và cũng là người đồng hương

từ đất Quảng Nam với mình : đó là cụ Phạm Phú Thứ người đã cùng với cụ

Phan Thanh Giản đi sứ qua Pháp vào năm 1864 để bàn thảo chuyện thương

thảo ngọai giao giữa hai nước Việt và Pháp sau khi quân Pháp đánh chiếm đất

Nam Kỳ vào năm 1860 – 61. Cụ Phạm lúc đó đã nghỉ hưu, nhưng cũng giúp

cụ Hoàng bằng cách phân tích chi tiết về tương quan thế lực giữa bên Việt

nam và bên phía quân Pháp. Cụ Phạm kết luận là nhiệm vụ của vị Tổng Đốc

Hà Thành thật là nặng nề khó khăn lắm đấy.

Cuộc hội kiến giữa hai cụ Hòang và Phạm chấm dứt. Trước khi vị khách ra

về, hai vị chủ và khách đều “LạyTạ nhau” lúc từ biệt. Xin ghi rõ là hai cụ

Lạy Tạ nhau, chứ không phải là vái, là xá nhau theo như lối chào hỏi xã giao

thường lệ. Vì lý do là cả hai cụ đều biết rõ là vị Tổng Đốc Hà Thành sẽ phải

đi vào chỗ chết, vì không có cách nào mà chống trả nổi thế lực quá ư hùng

hậu mạnh mẽ của quân Pháp. Và đó là cử chỉ bày tỏ sự Vĩnh biệt giữa hai

người bạn thân thiết quý trọng lẫn nhau. Mà cũng đúng như lịch sử đã ghi lại

rành rành là : “Tổng Đốc Hòang Diệu đã phải tuẫn tiết sau khi Hà Thành thất

thủ về tay quân xâm lược – lúc ông mới có ngoài 50 tuổi.”

Thành ra cụ Hoàng Diệu, dù biết trước nỗi hiểm nguy của chức vụ trấn thủ

thành Hanoi, thì cụ cũng không hề nhát gan khiếp nhược để mà thóai thác cái

nhiệm vụ này. Mà trái lại cụ vẫn lên đường và sẵn sàng đi vào cõi chết để giữ

vững tiết tháo trung trinh của bản thân mình đối với đất nước – cũng như để

bảo tồn được danh dự cho giống nòi.

Vào năm 1928, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng Đốc Hoàng Diệu

(1828 – 1928), nhà báo Phan Khôi là người cháu ngọai của cụ đã cho phổ

biến rộng rãi trên báo chí nguyên văn bài hùng sử ca “Hà Thành Chính Khí

Ca” – mà trước đó chỉ mới được phổ hạn chế trong dân gian theo lối truyền

khẩu mà thôi.

Nhân tiện cũng xin ghi là khí phách rạng ngời của nhà báo kỳ cựu Phan Khôi

trong vụ đòi tự do dân chủ thời phong trào Nhân Văn Giai Phẩm hồi năm

1955 – 1957 ở miền Bắc – thì chắc chắn là phải bắt nguồn từ cái truyền thống

anh hùng bất khuất của Vị Tổng Đốc Hà Thành vốn là ông ngọai của nhà

báo. Quả thật Phan Khôi là một hậu duệ rất xứng đáng của Tổng Đốc Hòang

Diệu vậy/

Costa Mesa California, Mùa Vu Lan Quý Tỵ 2013

Đoàn Thanh Liêm

Nỗi Đau Tuổi Già –

Nỗi Đau Tuổi Già

Huy Phương

February 27, 2016 | by TVVN |

Nỗi Đau Tuổi Già – Huy Phương

Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường…nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm.

Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người Á Châu, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào?

Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người “đem cha bỏ chùa”.

Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có passport hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam.

Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có passport của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không “entry permit”. Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái “mời khéo” về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái. Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.

Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off (trả hết). Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá lớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi: – “Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?”. Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng: – “Bả đi khỏi rồi!”

Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.

Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồng đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái “mủng dừa”. Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó “thành thật khai báo” rằng “để dành cho cha mẹ lúc về già”.

Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện “trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa”.

Huy Phương

Có Những Người Chị Người Em Dễ Thương.

Có Những Người Chị Người Em Dễ Thương.

 Bút ký của : Đòan Thanh Liêm.

Tôi còn đang ở lại thành phố Denver Colorado, sau chuyến hành trình bằng xe lửa

dài trên 2,000 dặm kéo dài đúng 48 giờ liên tục, xuất phát từ thành phố Lancaster

Pennsylvania vào ngày 30 tháng Sáu, xuyên qua nhiều tiểu bang qua các thành phố

lớn như Philadelphia, Washington DC, Chicago để tới Denver vào sáng thứ Sáu

mồng 2 tháng Bảy. Đây có thể là chuyến xe lửa dài nhất mà tôi thực hiện trong

mấy năm gần đây. Tôi phải tranh thủ làm như vậy, thì mới kịp có mặt tại Denver để

tham dự đám cưới của hai người cháu gái tên là Việt Trâm và Việt Tiên gọi tôi là “

ông chú”, mà cùng được tổ chức trong cùng một ngày Thứ Bảy mồng 3 tháng Bảy.

Cha mẹ của các cháu, chính là anh chị Tống Đình Thỉnh là chủ nhân của hãng

Hương Duyên chuyên chế biến giò chả có tiếng ở Denver. Anh Thỉnh là trưởng

nam của người anh bà con của tôi. Đây cũng là một dịp Họp Mặt Đại Gia Đình của

dòng họ chúng tôi, gốc gác từ một thôn xã trong vùng đồng bằng sông Hồng, thuộc

tỉnh Nam Định Bắc phần.

Sau chuyến đi mệt nhọc này, tôi phải ở lại Denver một thời gian, vừa để gặp gỡ

hàn huyên tâm sự với bà con trong dòng họ từ nhiều nơi xa quy tụ về đây, vừa để

nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để phục hồi sức lực hầu đi tiếp thêm vài đọan đường nữa,

trước khi về lại California với gia đình. Bài viết này, tôi đã manh nha từ lâu, chủ ý

ghi lại cái sự chăm sóc rất ư là chân tình chu đáo, mà tôi nhận được từ nơi những

người chị, người em rất mực thân thương quý mến của mình, trong chuyến đi dài

ngày của tôi vào mùa xuân và mùa hè năm 2010 này. Để quý bạn đọc tiện bề theo

dõi, tôi xin viết về các chị em người Mỹ trước, rồi sau đó sẽ viết về các chị em

người Việt của mình.

I – Các Chị Em người Mỹ.

Tôi đã có dịp viết về gia đình của Sandy và Jim Foster tại thành phố Knoxville

Tennessee, là nơi tôi thường xuyên lui tới để tham dự các khóa hội thảo quốc tế

Xây dựng Hòa bình vào các mùa hè mỗi năm. Liên tiếp trong 3 năm gần đây, mỗi

lần đến Knoxville, thì tôi thường ở với gia đình Foster. Chị Sandy lúc nào cũng lo

lắng chăm sóc chu đáo cho tôi. Đặc biệt năm nay tôi ở lại nhà anh chị đến 10 ngày,

mà lại đúng vào lúc tôi bị bệnh gout hòanh hành nơi đầu gối, khiến cho việc đi

đứng rất khó khăn, thì Sandy tìm ngay lọai thuốc giảm đau cho tôi (pain relief).

Chị lại làm món ăn có nhiều rau dành riêng cho tôi. Thấy tôi không đem theo đủ áo

ấm, chị bèn kiếm ngay cho tôi một áo len để tăng cường bảo vệ sức khỏe cho tôi.

Chị còn luôn nhắc chừng tôi là : “ Anh không được say mê công việc quá đáng,

khiến làm hại đến sức khỏe đấy !” Khi tiễn tôi ra xe để đi Indiana, chị còn gửi theo

cả một túi đày đồ ăn và trái cây, thật là tươm tất.

Chị Marylou Matteson cũng vậy. Từ 2 năm nay, anh chị rời khỏi Knoxville để tới

làm việc cho tổ chức xã hội Mennonite Central Committee (MCC) tại nơi trụ sở

chính đặt tại thành phố Akron, gần với Lancaster thuộc tiểu bang Pennsylvania. Và

vào ngày 29 tháng 6 vừa đây, tôi đã từ Philadelphia ghé tới thăm anh chị trong một

ngày. Ngay buổi chiều hôm tôi đến, Marylou đã rủ tôi cùng với anh chị và một số

gia đình bạn để đi coi trận đấu base ball (bóng chày) tại Lancaster giữa đội chủ nhà

là Lancaster Barnstormers với đội khách là Southern Maryland Blue Crabs. Đây là

lần đầu tiên tôi đi coi một trận baseball như thế này, thật là hào hứng với rất đông

khán giả tòan là dân Mỹ ở địa phương. Marylou hỏi tôi : “Anh có dự định viết bài

báo nào về trận đấu này không?” Tôi lắc đầu, nói : người Việt nam thì hiện đang

mê say theo dõi World Cup ở Nam Phi, chứ họ không có quen với lọai baseball này

đâu. Marylou là con người đôn hậu dịu dàng và có đời sống đao đức tâm linh thật

là sâu sắc. Niềm vui lớn nhất của chị hiện đặt nơi đứa cháu nội tên là Mila mới

được chừng 3 tuổi. Marylou luôn gửi email cho các bạn bè cùng khắp để trao đổi

các suy nghĩ về sinh họat thường ngày của gia đình, cũng như của đại gia đình

MCC mà hai anh chị đã dấn thân nhập cuộc với mọi công tác từ thiện nhân đạo, từ

khi đã bắt đầu bước vào tuổi cao niên. Chị luôn khích lệ, cổ võ cho công việc

nghiên cứu tìm kiếm của tôi để hòan thành cuốn sách về sự phục hồi Xã hội Dân

sự tại Đông Âu, mà tôi đã theo đuổi từ 10 năm nay. Cũng giống như Sandy, chị gói

cho tôi ít đồ ăn khô và trái cây để cho tôi ăn trên xe lửa. Chị còn cho tôi cả một

cuốn sách về suy ngẫm tâm linh để tôi mang theo đọc trên xe. Anh Matt thì nói đùa

:’ Marylou sợ anh Liêm không có gì để đọc, nên đã gửi thêm cho cuốn sách đó

đấy’. Và chúng tôi đều cười ngất lúc chia tay.

Chị bạn khác nữa là Sherry Hall, người bạn đời của Dick Hughes ở New York. Hai

anh chị có người con gái là Tara Hughes-Hall, nay đã trưởng thành và đi ở riêng để

làm việc tại Buffalo. Lần nào đến New York, thì tôi cũng đều được Dick và Sherry

rủ đi dùng bữa và đi thăm viếng nơi này, chỗ nọ. Lần này hai người rủ tôi đi xem

triển lãm tranh ảnh của nhà báo ảnh nổi danh quốc tế là Henri-Cartier Bresson

(photo-journalist) tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA = Museum of Modern

Art), do sự hướng dẫn của một người bạn, đó là Adrian Kitzinger là một trong các

tác giả của cuộc triển lãm vĩ đại này.

Khi nghe tôi nói là tôi được cho ở free tại một khách sạn tại khu thị tứ nhất của

New York là Times Square, thì Sherry cười ngất, chị bảo chỉ có Mister Liêm mới

có được một sự đãi ngộ đặc biệt như vậy (such a special treatment!). Sherry có lần

còn kể là : Trong một dịp chở cháu Trực con trai tôi ra phi trường để về lại

California, thì luýnh quýnh thế nào mà chị lại chở đến một phi trường khác. Thế

nhưng may là nhờ đi sớm, nên vẫn còn kịp thì giờ để chị có thể trở lại cho đúng

với phi trường ghi trong vé máy bay. Sherry cười ngất : Thằng cháu Trực nó chắc

không thể nào quên được cái vụ tôi chở đi lộn phi trường này đấy nhỉ. Hồi trước,

lúc cháu học về Pharmacy ở Boston, thì Trực thường về New York và ở nhà với cô

chú Dick và Sherry. Là một cô giáo, Sherry thật là dịu hiền dễ thương đối với mọi

người.

Còn riêng với tổ chức Human Rights Watch (HRW), thì ngòai chị luật sư Dinah

Pokempner ra, tôi còn thân thiết với chị Sara Colm vẫn làm việc ở Phnom Penh.

Có lần tôi đến thăm Sara ở New Orleans vào dịp chị về nghỉ tại nhà, thì Sara cũng

dẫn tôi đi ăn trưa, xong còn dẫn tôi về nhà và gặp ông xã cũng chuyên họat động

về bảo vệ môi sinh và lọai động vật hiếm quý trên thế giới. Sara làm việc âm thầm,

mà rất hiệu quả, đặc biệt trong việc bênh vực người thiểu số ở vùng cao nguyên

Việt nam sát với ranh giới Cambodia. Ngòai ra, thì mỗi khi ở thủ đô Washington,

tôi đều gặp lại chị Sophie Richardson tại văn phòng HRW ở gần khu vực Dupont

Circle. Sophie mới ngòai 30 tuổi là một chuyên gia đặc trách về khu vực Á châu

của HRW. Chị được nhiều bà con trong cộng đồng người Việt tại Washington biết

đến và mến chuộng vì sự tích cực bảo vệ nhân quyền cho Việt nam. Chị thường

hẹn tôi đến gặp bàn chuyện và đi ăn trưa luôn thể, theo lối mà người Mỹ gọi là

“working lunch”. Nói chung, thì cả ba vị nữ lưu trí thức Dinah, Sara và Sophie này

của HRW đều rất mực duyên dáng dễ thương và đều hăng say với lý tưởng tranh

đấu cho phẩm giá và quyền con người tại khắp nơi trên thế giới ngày nay vậy

II – Các Chị Em người Việt.

Trong các bài bút ký trước đây, tôi đã viết nhiều về những gia đình tại các thành

phố tôi đã đi qua, mà đã cho tôi chỗ trú ngụ cũng như cho tôi mọi thứ cần thiết cho

sự sinh họat đi lại của tôi. Vì thế ở đây, tôi chỉ xin viết thật vắn tắt về những người

chị người em, tất cả đều dễ mến dễ thương đó thôi.

Tại thành phố Houston năm nay, thì tôi ngụ tại nhà của hai anh bạn, mà đều có tên

là Bằng cả. Đó là, anh Nguyễn Công Bằng với bà xã là chị Anh Trinh, rồi đến anh

Chu Bá Bằng với bà xã là chị Ánh. Chị Anh Trinh cũng như chị Ánh đều rất sung

mến Đạo Phật, mà cả hai chị đều lo lắng chăm sóc cho tôi rất chu đáo tận tình. Chị

Ánh gợi lại cho tôi những kỷ niệm rất đẹp về anh Nguyễn Xuân Nghiên là bạn ở

cùng lều vải trên khu Khám Lớn Saigon hồi xưa với anh Bác sĩ Bằng và tôi, khi

chúng tôi mới di cư vào miền Nam năm 1954. Anh Nghiên trước 1975 là một giáo

sư dậy môn Lý Hóa có tiếng ở Saigon, nhưng sau đó anh bị tai nạn xe trên xa lộ

Biên Hòa và mất vào khỏang năm 1977. Còn chị Anh Trinh thì hay dẫn tôi đi tham

dự các buổi sinh họat cộng đồng ở Houston, mà chị thường được mời ra làm công

việc giới thiệu chương trình ( MC = emcee).

Tại vùng thủ đô Washington, thì tôi được nhiều chị lo lắng chăm sóc cho việc ăn ở

rất chu đáo, gọn gàng. Cụ thể như trường hợp của chị Lệ bà xã của nhà báo Phạm

Bá Vinh, với chị Ngọc Lan bà xã của ký giả Nguyễn Văn Khanh của Đài Á châu

Tự Do RFA, của chị Như Lan bà xã của Thẩm phán Nguyễn Văn Thành (Thành

Em, để phân biệt với vị Thẩm phán Quân sự lớn tuổi hơn, mà cũng có tên là

Nguyễn Văn Thành hiện cũng định cư tại Virginia), và của chị Trương Anh Thụy

bà xã của anh Nguyễn Huy Long.

Đặc biệt là lần nào ở Washington, thì tôi cũng đều được chị Jackie Bông giúp đỡ

cho bất kỳ việc gì tôi cần đến, điển hình như vào chiều ngày 30 tháng Sáu, tôi phải

ở lại nhà ga Union Station đến 3 giờ trong khi chờ đổi tàu khác để đi Chicago, thì

chị Jackie đã đến nhà ga gặp gỡ chuyện trò và dẫn tôi đi ăn ở Mc Donald. Chúng

tôi cùng hợp tác với nhau trong Mạng Lưới Nhân Quyền Việt nam. Và các con tôi

vẫn gọi chị là Cô Út Jackie, vì tụi chúng đọc cuốn Hồi Ký “Autumn Cloud” (Thu

Vân = Mây Mùa Thu), thì biết được cô Jackie là con út trong gia đình nhà họ Lê

với tên đày đủ là Lê Thị Thu Vân.

  • Tại thành phố Rochester NY, thì chị Dung bà xã của anh Nguyễn Xuân Sơn – bào

đệ của họa sĩ Thái Tuấn – cũng lo lắng chăm sóc cái ăn cái uống cho tôi rất chu

đáo. Cái món xôi chị gói cho tôi mang lên xe lửa để ăn dọc đường, thì thật là tuyệt

vời, đến nỗi tôi chia bớt cho cô bạn người Đức cùng ngồi chung trong một băng

ghế, thì cô bạn này hết sức khen ngợi tài nấu nướng của các bà nội trợ Việt nam.

Rồi tại thành phố Worcester MA, anh chị suôi gia Võ Hồng Phước, cũng như anh

chị Nguyễn Hữu Sơn cũng đều ân cần chăm sóc cho tôi về mọi phương diện. Và

sau cùng, tại thành phố Philadelphia PA, cô Mỹ Linh con dâu của bác Nguyễn

Ngọc Chương lại còn cung cấp thêm cho tôi cả món quà đặc sản cô mới đem từ

Việt nam về Mỹ – để tôi đem tặng cho gia đình anh chị Marylou và Matt Matteson

ở Lancaster gần đó – như tôi đã ghi ở đọan trên đây nữa.

Thật là mọi bề chu đáo gọn gàng, nhờ bàn tay khéo léo và tấm lòng quý mến yêu

thương của các người chị, người em thật là tuyệt vời – dù là người Mỹ cũng như

người Việt của tôi vậy.

Bài viết đến đây đã khá dài rồi, tôi chỉ xin tóm lược lại trong một vài dòng thật

ngắn gọn như sau. Trên bước đường rong ruổi khắp nơi trên đất Mỹ suốt trên 3

tháng trong mùa hè năm 2010 vừa qua, nhiều lúc tôi cũng thấy mệt mỏi lắm đấy

chứ, vì một phần đường xa, xe cộ lắm khi bị trục trặc và trễ giờ, và nhất là vì phải

ngồi suốt cả nhiều đêm trên xe khiến làm mất ngủ.

Nhưng đi tới nhà nào, thì tôi cũng đều gặp được sự tiếp đón ân cần chu đáo, với

tất cả tình yêu thương đầm ấm chan hòa. Nhờ vậy mà mọi sự mệt nhọc thể xác đều

tan biến đi hết, và tinh thần tôi được vỗ về an ủi, trong trạng thái lâng lâng thanh

thóat vô cùng tuyệt diệu. Đó là lý do chính yếu đã giúp cho tôi luôn giữ được sự

lạc quan thanh thản – để mà có thể tiếp tục công việc hoạt động xã hội – với tấm

lòng yêu mến thiết tha đối với cuộc đời và với niềm yêu thương nồng thắm đối với

mọi con người trong xã hội vậy./

Sơ thảo tại Denver Colorado vào Tháng Bảy 2010

Bổ túc tại Costa Mesa California vào Tháng 12 – 2011

Đòan Thanh Liêm

44 tổng thống Mỹ lần đầu “hội ngộ”

44 tổng thống Mỹ lần đầu “hội ngộ”
Lần đầu tiên, tất cả 44 vị tổng thống của nước Mỹ bằng tượng sáp đã hội ngộ tại một phòng trưng bày mới khai trương ở thủ đô Washington.
Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds tại Washington ngày 17/2 đã chính thức mở cửa phòng trưng bày tổng thống với kinh phí đầu tư 2 triệu USD sau khi dành một năm nghiên cứu mắt, tóc và các đặc điểm khác của các ông chủ Nhà Trắng để bổ sung 28 vị vào bộ sưu tập.
Mỗi tượng sáp tổng thống có một bối cảnh lịch sử riêng. Vây quanh George W. Bush là các hình ảnh của vụ khủng bố 11/9, Ronald Reagan đứng cạnh bức tường Berlin, trong khi George Washington chèo thuyền trên sông Delaware, còn vị Tổng thống thứ 44 Barack Obama đứng gần mô hình phòng Bầu Dục.
Nước Mỹ có tổng cộng 44 tổng thống nhưng chỉ có 43 nhân vật. Grover Cleveland, người từng phục vụ 2 nhiệm kỳ không liên tiếp, được tính hai lần khi là tổng thống thứ 22 và 24.
Madame Tussauds là nơi đầu tiên trưng bày tượng sáp bằng người thật của tất cả các tổng thống Mỹ tại thủ đô.
Để có được tượng sáp của tất cả ông chủ Nhà Trắng, bảo tàng Madame Tussauds đã dựng 28 tượng sáp mới của các tổng thống Mỹ trong năm qua, nhiều trong số đó phải dựa vào các bức vẽ hoặc ghi chép lịch sử vì không có ảnh.
Madame Tussauds hy vọng phòng trưng bày mới sẽ tăng tính hấp dẫn đối với các du khách bằng việc tập trung vào tượng sáp của các tổng thống hơn là các ngôi sao nhạc pop, vốn không thu hút nhiều du khách như dự đoán kể từ khi mở cửa năm 2007.
Trong các cuộc thăm dò dư luận, du khách cho biết họ muốn hiểu hơn về lịch sử và chính trị trong chuyến thăm Washington, D.C. Madame Tussauds cũng hi vọng sẽ thu hút các nhóm trường học đến với trọng tâm mới của bảo tàng.
Tượng sáp các tổng thống Mỹ tại bảo tàng Madame Tussauds:


Tượng sáp của tổng cộng 43 vị tổng thống Mỹ tại bảo tàng.
Các tổng thống John Adams (trái) và Thomas Jefferson.


Các tổng thống Mỹ mỗi người một vẻ.


George Washington chèo thuyền trên sông Delaware.


Millard Fillmore, Zachary Taylor và James Polk trong cuộc vận động tranh cử.


Tượng sáp của Tướng Robert E. Lee và Tổng thống Ulysses S. Grant (phải).


Abraham Lincoln.


Theodore Roosevelt “tạo dáng” bên lối vào công viên Yellowstone.


Tuợng sáp Tổng thống Franklin D. Roosevelt


Dwight D. Eisenhower đứng gần một boongke thời thế chiến II.


John và Jackie Kennedy chuẩn bị bước lên chiếc Không lực Một.

Ronald Reagan đứng cạnh Bức tường Berlin.

Vợ chồng Bill Clinton vẫy tay chào đám đông.
Tượng sáp của George W. Bush.

Đương kim Tổng thống Barack Obama và phu nhân.

Hàng chục nữ sinh đánh đạp dã man một nữ sinh nhỏ bé – Thiên Đường XHCN Việt Nam

Hàng chục nữ sinh đánh đập dã man một nữ sinh nhỏ bé – Thiên Đường XHCN Việt Nam

Bọn tòa án VC coi đây mà học, để trị bọn mất dạy:

Ở Mỹ (luật pháp Mỹ) chớ không phải xứ Tàu xứ Việt … các du học sinh Việt nên lấy đó làm gương mà giữ mình …

Hôm qua, một tòa án ở Mỹ đã tuyên án 3 du học sinh Trung Quốc 29 năm tù vì tội đánh đập dã man 2 bạn học cùng lớp ở Mỹ. Chúng đã lột đồ, đánh đập và đốt thuốc dí vào các nạn nhân vốn là bạn cùng học ở một ngôi trường ở Nam California. Dù đứng trước tòa, cả ba đã khóc lóc xin lỗi nhưng không ai cảm thấy thương xót.

Đó là :
– Yunyao “Helen” Zhai, bị kết án 13 năm tù giam.
– Yuhan “Coco” Yang lãnh án 10 năm tù giam.
– Xinlei “John” Zhang 6 năm tù giam.
Cả ba đều lên tiếng xin lỗi tại tòa vì hành động ác ôn của mình.

“Tôi hi vọng các nạn nhân không phải mang những vết thương trong vụ án này trong suốt phần còn lại của cuộc đời họ” – Zhai viết cho nạn nhân trong văn bản được luật sư của nữ du học sinh 19 tuổi này đọc trước tòa.

Zhai bị buộc tội tấn công bạo lực một cô gái 16 tuổi. Cô ta đấm và tát nạn nhân trong vụ việc vào tháng 3-2015 tại một nhà hàng và công viên ở Rowland Heights, phía đông thành phố Los Angeles. Các công tố viên cho biết 2 ngày sau vụ việc, nhóm của Zhai bắt cóc một người bạn cùng lớp 18 tuổi. Họ đưa cô bạn này tới một công viên rồi lột đồ, đánh đập, đấm, đá, nhổ nước bọt, dùng thuốc lá đốt và bắt người này tự ăn tóc của mình suốt 5 giờ.

AP dẫn lời các điều tra viên cho biết Zhai đã tấn công cô gái 16 tuổi vì cho rằng cô bé không tôn trọng mình. Trong khi đó, nạn nhân 18 tuổi bị hành hung vì một cuộc cãi vã liên quan tới một chàng trai và không thanh toán hóa đơn nhà hàng.

Nhóm sinh viên này nằm trong số hàng ngàn du học sinh Trung Quốc đang theo học ở Mỹ. Nhiều người trong số đó sống với các gia đình địa phương. Một số kéo nhau về ở tại khu vực Thung lũng San Gabriel, ngoại ô Los Angeles.

Trong tuyên bố của mình, Zai còn lớn tiếng trách móc cha mẹ ở quê nhà chính là một phần nguyên nhân dẫn tới những hành động của cô ta. “Họ đưa tôi tới Mỹ để có cuộc sống tốt hơn và giáo dục đầy đủ hơn. Kèm với đó là sự tự do, thực ra là quá tự do. Ở đây, tôi cô đơn và lạc lối. Tôi không nói với họ vì sợ họ lo lắng” – nữ sinh viên này trần tình.

Trong khi đó Yang nói rằng vụ án này là tiếng gọi cảnh tỉnh cho “hội chứng trẻ ô dù (ý nói những đứa trẻ Trung Quốc đang được cha mẹ bảo bọc đột ngột phải ra nước ngoài du học)”.

“Các bậc cha mẹ ở Trung Quốc muốn con cái được hưởng những điều tốt nhất và cho chúng vượt ngàn dặm tới những mảnh đất xa xôi mà không được giám sát. Đó là công thức dẫn tới thảm họa” – Yang bày tỏ.

*   *  *   *

chuyển quý vị xem cảnh dã man, đạo đức xuống cấp nặng nề ở xã hội VN xã nghĩa: Không tình bạn- không tình người!

Chỉ sau nửa thế kỷ, nền giáo dục VN đã đạt đến thành công tột đỉnh của     “ đỉnh cao trí tuệ loài người”, mời xem chứng minh qua  youtube:

Hàng chục nữ sinh đánh đập dã man một nữ sinh nhỏ bé
                                  Thiên Đường XHCN Việt Nam:

httpv://www.youtube.com/watch?v=kfoKKeqtF0Y