MẸ ƠI! NÀO CON BIẾT TÌM MẸ Ở ĐÂU BÂY GIỜ

Thưa quý thân hữu:​

​ Sau khi đọc đề tài viết tiếng Việt của tôi được gửi qua email đến quý thân hữu, có người gọi điện thoại, có người gửi email yêu cầu tôi nên dịch đề tài này sang Anh Ngữ, để cho họ đưa cho con cháu của họ đọc, vì các cháu không đọc được tiếng Việt, như thế sẽ giúp cho các cháu hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của tình Mẫu Tử như thế nào? Để đáp lại lời yêu cầu này của quý thân hữu, tôi xin gửi bài dịch sang Anh Ngữ kèm theo dưới đây. Thực ra, mục đích của tôi viết đề tài này là tôi muốn gửi một thông điệp nhắn nhủ giới trẻ phải biết hiếu thảo với cha mẹ, là những bậc sinh thành dưỡng dục mình nên người hữu dụng mai sau. Hơn nữa, lý do sâu xa tôi chọn viết đề tài này, là vì cách đây hơn 2 năm, tôi cùng một người bạn đang ngồi ăn trong một quán ăn nhỏ, trong khu trung tâm thương mại Phước Lộc Thọ, tại thành phố Little Saigon thuộc Quân Cam, California, bất tình lình bạn tôi dơ tay lên cao, chỉ vào một bà cụ cao niên, trông còn rất tráng kiện, đang đi gần tới chỗ chúng tôi ngồi, nói cho tôi biết là cách đây vài năm, bà cụ này cùng chồng sống chung với nhau trong một căn nhà khá khang trang rộng rãi, căn nhà này vào lúc đó trị giá khoảng trên 5 trăm ngàn đồng và đã trả hết nợ tiền nhà ngân hàng. Ít lâu sau, cụ ông qua đời vì mắc bệnh nan y, 2 người con cụ đề nghị mẹ hãy bán căn nhà này đi, sẽ mua căn nhà nhỏ cho mẹ ở, sau khi mua căn nhà nhỏ rồi, số tiền còn dư lại sẽ chia đồng đều cho 2 con. Cụ thấy đề nghi này hữu lý nên bằng lòng ngay. Nhưng cụ đâu có ngờ mưu mô gian dối của hai đứa con mình, nên sau khi bán nhà được gần 6 trăm ngàn đồng, chúng chia chác số tiền này cho nhau xong, chúng đưa cụ vào ở viện dưỡng lão và mỗi tháng chúng thay phiên nhau đến thăm cụ được một lần, trong khi chúng cư ngụ cùng một thành phố với cụ, cụ buồn rầu đau khổ vì bị con cái lừa đảo, tước đoạt nhà cửa của cụ, là nơi cụ cự ngụ nhiều năm, có nhiều kỷ niệm êm đềm với cụ ông và để tìm cách giải thoát nỗi niềm buồn rầu đau khổ trong lòng cụ, mỗi ngày cụ đi xe buýt lên trung tâm thương mại Phước Lộc Thọ, để đi bộ lang thang trong trung tâm, hễ có ai tò mò hỏi chuyện cụ là tại sao ngày nào cũng thấy cụ đi như vậy, thì cụ dốc hết bầu tâm sự của cụ cho họ nghe câu chuyện đau thương của cụ, nào là vừa mất chồng lại vừa mất nhà, rồi bị con cái tống vào trong viện dưỡng lão, trong khi trí óc cụ vẫn cón sáng suốt, khỏe mạnh bình thường và bất cứ ai nghe xong câu chuyện cụ kể, cũng cảm thấy bất bình, tội nghiệp cho cụ, là sao trên đời này lại có những đứa con bất hiếu và bất nhân với mẹ của mình như thế nhỉ? 

 NMSan.

MẸ ƠI! NÀO CON BIẾT TÌM MẸ Ở ĐÂU BÂY GIỜ

     (Where Is My Mom Now?)

  1. Nguyễn Mạnh San

Chỉ còn ít ngày nữa là toàn dân Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ ăn mừng Ngày Tạ Ơn Thượng Đế hay Tạ Ơn Thiên Chúa (Thanksgiving Day), đã ban cho mọi người có một đời sống ấm no hạnh phúc, trên vùng đất Dân Chủ, Tự Do, Công Bằng, Bác Ái và đặc biệt về Quyền Sống, Quyền Bình Đẳng của mỗi con người đang sinh sống trong xã hội này, bất kể những ai trước kia thuộc sắc tộc nào đi chăng nữa, đã đến đây tìm tự do sinh sống, đều được pháp luật Hoa Kỳ bảo vệ một cách triệt để, bất khả xâm phạm cá nhân, đoàn thể hay tín ngưỡng, mà hầu như hiếm thấy có một quốc gia nào khác trên thế giới được pháp luật bảo vệ như luật pháp Hoa Kỳ.

Trong dịp toàn dân cả nước ăn mừng Lễ Tạ Ơn sắp đến này, cũng là một dịp cho tất cả mọi người trong gia đình tụ họp lại với nhau để tỏ lòng thành kính tạ ơn Ông Bà, Cha Mẹ chúng ta, là những bậc sinh thành, hy sinh nhiều gian khổ để nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta trở nên những người hữu ích cho xã hội, mà chúng ta đang có cuộc sống ấm no hạnh phúc nơi đây. Người ta vẫn thường nói: Chết chồng chết vợ vẫn có thể có chồng khác vợ khác hoặc con cái chết vẫn có thể có con cái khác, nhưng Bố hay Mẹ chết không thể nào có Bố hay Mẹ khác, nếu có là chỉ có Bố Dượng hay Mẹ Ghẻ mà thôi. Do đó, những người trung tuổi trở lên còn sống cho đến nay hay những học sinh từ bậc tiểu học trở lên trong thời Quốc Gia VNCH, đều thuộc lòng câu ca dao: Công Cha Như Núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ Như Nước Trong Nguồn Chảy Ra, Một Lòng Thờ Mẹ Kính Cha, Cho Tròn Chữ Hiếu Mới Là Đạo Con.

Hôm nay, chúng tôi xin trình bầy cùng quý đọc giả dưới đây một số dữ kiện mới lạ xẩy ra rất hiếm thấy, được trích ra từ trong bài viết của tác giả Daikynguyenvn/NTDTV do cô Tuý Phượng chuyển đến cho chúng tôi đọc, về một câu chuyện hết sức thương tâm, đã làm cho không biết bao nhiêu người trên thế giới phải rơi lệ đầm đìa, về một cậu bé người Đức sống trong cô nhi viện, tên cậu là Derby, quyết tâm đi tìm Mẹ cậu dù không biết Mẹ mình ở đâu và tiếp theo câu chuyện này, là niềm tâm sự của tác giả, về lòng báo hiếu đối với người Mẹ yêu quí nhất đời của mình, đang phải nằm trên giường gần cả chục năm nay, bị bệnh mất trí, trong một viện dưỡng lão thuộc vùng ngoại ô thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Tháng 2 năm 1994, có một em bé bị bỏ rơi trong một lùm cây, nằm ngoài cổng trại trẻ mồ côi Yite Luo, ở phía bắc nước Đức và em bé này may mắn đã được một nữ tu sĩ tên là Terri, 50 tuổi, đang phục vụ tại đây, đi ra ngoài cổng trại, tình cờ nhìn thấy đứa bé đang khóc, bà liền đem đứa bé này vào nuôi dưỡng Lớn lên trong trại cô nhi được hơn 9 tuổi, cậu bé Derby luôn luôn mơ ước được tìm thấy Mẹ và trong lòng cậu lúc nào cũng ấp ủ câu nói: Mẹ ơi! con đã tìm Mẹ từ lâu lắm rồi, con xin Mẹ đừng bỏ con nữa, được không Mẹ? Rồi vào một ngày nắng ấm, các nữ tu sĩ đã dẫn bọn trẻ mồ côi đi đến một đồng cỏ xanh ở ven bờ sông dạo chơi, thì có một vài người cư dân tại đây, dang tay chỉ vào những đứa trẻ này và nói với con mình: Những đứa trẻ này đã bị cha mẹ bỏ rơi, nếu con mà không nghe lời, mẹ cũng bỏ con vào cô nhi viện đấy. Nghe thấy những lời nói này, Derby cảm thấy vô cùng đau lòng và cậu liền hỏi vị nữ tu sĩ: Tại sao cha mẹ con lại không cần con? Có phải là cha mẹ ghét con không? Giọng nói của Derby tràn đầy bi thương, không hề giống với lời nói của những đứa trẻ khác cùng độ tuổi. Nữ tu sĩ nghe xong giật mình, hỏi Derby: Tại sao con lại nghĩ như vậy? Derby trả lời: Tại vì con nghe mọi người đều nói như vậy, chúng con đều là những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi. Nữ tu sĩ an ủi cậu bé: Mặc dầu dì phước chưa hề gặp mẹ của con, nhưng dì phước tin rằng nhất định mẹ của con rất yêu thương con. Trên đời này không có người mẹ nào là không yếu thương con của mình cả. Năm đó mẹ của con để con lại, chắc chắn là vì một lý do bất đắc dĩ nào đó thôi. Derby nghe xong lặng im, không hỏi thêm lời nào, nhưng từ đó trở đi thái độ cậu thay đổi rất nhiều, cậu thường xuyên đứng bên cửa sổ của cô nhi viện, nhìn ra dòng sông Rhine, cậu hy vọng những giòng nước đang chảy trên sông Rhine với ánh mắt khát khao tìm thấy mẹ, mà dòng nước này sẽ có thể đem tình cảm yêu thương của cậu đến với mẹ.

Ngày Của Mẹ (Mother’s Day) vào năm 2003, không khí ấm áp của ngày Lễ Hội tụ họp các bà mẹ, làm dấy lên lòng khao khát mãnh liệt, hy vọng được gặp mẹ của Derby, vì các đài vô tuyến truyền hình hôm ấy chiếu lên những hình ảnh sinh hoạt ăn mừng về tình mẫu tử, mà trong đó có chiếu lên một cậu bé 6 tuổi, mồ hôi chẩy đầm đìa trên người đang phụ giúp mẹ cắt cỏ, trong khi mẹ cậu bé nhìn con vất vả cắt cỏ, không cầm được nước mắt. Derby nhìn thấy hình ảnh này, cậu nói với nữ tu sĩ: Con cũng muốn được làm việc giúp mẹ con. Dì phước ơi! Dì có biết cha mẹ con hiện đang ở đâu không ạ? Nữ tu sĩ trầm tư, không trả lời được lời nào vì từ ngày mang cậu bé Derby về nuôi trong cô nhi viện cho đến nay, không hề có tin tức gì về cha mẹ cậu bé cả. Ít lâu sau, khi Derby lên 9 tuổi, cậu bé rời khỏi cô nhi viện để đến học tập ở một ngôi trường gần đó và mỗi lần cậu giúp đỡ một người nào, nếu người đó tỏ lời cảm ơn cậu, cậu liền yêu cầu người đó hãy giúp đỡ 10 người khác vì đó là cách cảm ơn lớn nhất dành cho cậu. Những người này khi nghe xong lời yêu cầu của cậu, đều vô cùng cảm kích tấm lòng nhân ái vị tha của cậu và họ hứa sẽ thực hiện lời yêu cầu này của cậu. Rồi một hôm, có một người điều khiển chương trình nổi tiếng trên đài truyền hình của Đức là ông Rick, ông đang đi dạo chơi trên bờ sông Rhine gần nơi Derby cư ngụ, thì bệnh tim của ông đột nhiên tái phát, ông chưa kịp lấy thuốc từ trong túi ra uống, thì đã ngã ngất xỉu trên mặt đất, cậu bé Derby lúc ấy đang câu cá trên bờ sông phát hiện ra ông bị ngất xỉu, nên đã gọi điện thoại cho xe cứu thương đến chở ông vào nhà thương cấp cứu, nhờ được cấp cứu kịp thời, ông Rick đã hồi phục, ông nắm lấy đôi tay của Derby và nói: Cháu bé ơi, ông phải làm gì để cám ơn cháu đây? Nếu cháu cần tiền, ông có thể cho cháu rất nhiều tiền. Derby nghe xong lắc đầu nói: Nếu như ông có thể giúp đỡ 10 ngưới khác khi họ cần sự giúp đỡ, như vậy chính là ông đã cám ơn cháu rồi ạ. Từ đó về sau, ông Rick cảm thấy sống vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn và nhận thấy đời sống của ông có ý nghĩa hơn, cứ mỗi lần ông giúp được một người. Sau một thời gian nghỉ việc dưỡng sức, ông quay trở lại đài truyền hình làm việc, ông kể lại câu chuyện cậu bé Derby cứu ông sống cho khán thính giả trên toàn thể nước Đức nghe. Cuối cùng ông nói: Có lẽ không ai tin đây là câu chuyện thật 100%, nhưng chuyện này đã bồi bổ cho tôi thêm rất nhiều mãnh lưc sống, xin quý bạn hãy giúp đỡ 10 người khác khi họ cần giúp và tôi tin rằng quý bạn cũng sẽ cảm nhận được loại cảm giác kỳ diệu này.

Thông qua chương trình của ông Rick được truyền hình đi khắp nước Đức vừa kể trên, mọi người đều xúc động về câu chuyện này và đã có nhiều người gọi cho ông Rick nói rằng họ sẵn lòng làm việc bác ái giúp đỡ cho 10 người nếu được yêu cầu, đồng thời có rất nhiều khán giả yêu cầu muốn được nghe Derby nói chuyện trên đài truyền hình, bởi vì họ muốn được thấy mặt cậu bé có đầy lòng bác ái này.

Tháng Giêng năm 2004, cậu Derby đã xuất hiện trên đài truyền hình đế chia sẻ về câu chuyện của cậu và khi mọi người nghe xong, có người đã đặt câu hỏi cậu: Lý do nào mà cậu lại có sự suy nghĩ như vậy? Cậu cố nén niềm xúc động để kể rõ chi tiết cuộc đời mình và có rất nhiều người xúc động phải bật khóc trước tình yêu vô bờ bến của cậu dành cho mẹ mình. Liền sau đó ông Rick ôm chặt tấm thân gầy yếu của Derby và nói: Mẹ của cháu nhất định yêu cháu vô cùng và nhất định cháu sẽ tìm được mẹ. Sau câu chuyện tình yêu mẹ của Derby, dân chúng nước Đức đều nhớ câu chuyện thương tâm này, họ đề ra chiến dịch làm 10 việc bác ái. Trước dây nhiều người dân đều thờ ơ với nhau, thì giờ đây họ đối xử với nhau đầy tình người và mọi người đều mong rằng người mà mình đang giúp đỡ, sẽ chính là mẹ của cậu bé Derby. Cậu Derby trở nên nổi tiếng và đài truyền hình cũng cố gắng bằng mọi cách giúp cậu tìm mẹ, nhưng mẹ của Derby mãi mãi vẫn biệt tăm tích.

Tháng 2 năm 2004, một sự việc bất hạnh và đau lòng đã xẩy ra với Derby, nơi Derby sinh sống là một khu phố nghèo. Sau khi Derby nổi tiếng, các tay xã hội đen nghĩ rằng cậu bé có nhiều tiền, đêm ngày 16/02/204, trên đường trở về trường học, Derby đã bị một nhóm lưu manh vây quanh, nhưng bọn chúng không tìm thấy tiền trong người cậu bé, nên đã tức giận đâm trọng thương cậu bé, cậu bị đâm thủng bụng và gan, cậu nằm trên vũng máu, mãi đến 2 tiếng đồng hồ sau mới được cảnh sát tuần tra phát hiện, họ đưa cậu vào bệnh viện cấp cứu, tại bệnh viện trong lúc hôn mê, Derby một mực gọi: Mẹ! Mẹ! Me!… mãi không thôi. Đài truyền hình trực tiếp phát sóng tình trạng của Derby, tất cả dân chúng đều cầu nguyện cho cậu. Mấy chục sinh viên đến sân trường đại học Alexanderplatz, nắm tay nhau thành một vòng tròn và kêu gọi: Mẹ! Mẹ!…….Những tiếng gọi này làm cảm động những người qua đường và họ nhập vào nhóm, đứng xếp hàng thành hình trái tim, số người tham gia càng lúc càng đông lên, hình trái tim cũng càng lúc càng lớn hơn. Điều cảm động hơn nữa la có hàng trăm người mẹ gọi điện thoại vào đài truyền hình xin được giả làm mẹ của Derby. Cô Rita , một giáo sư tại trường đại học Munich đã khóc nức nở và nói: Derby là một đứa bé tốt lành thánh thiện như vậy, nếu được giả làm mẹ của cậu bé, tôi cảm thấy vô cùng vinh dự. Vì Derby chỉ có một mẹ, trong khi có hàng trăm người mẹ gọi đện thoại để xin được giả làm mẹ của cậu, nên đài truyền hình đã thảo luận và chọn cô Judy giả làm mẹ của Derby, bởi vì cố ấy sống cùng thành phố với cậu bé, hơn nữa giọng nói của cố ấy cũng giống giọng nói của cậu bé, như vậy sẽ tạo ra cảm giác mật thiết hơn.

Sáng ngày 17/02/2004, sau một thời gian dài bị hôn mê, cậu bé Derby đã mở mắt, cô Judy đã ôm một bó hoa loa kèn tuyệt đẹp, xuất hiện ở đầu giường của Derby, cô nắm lấy bàn tay nhỏ bé của Derby và nói: Con trai yêu quý, Mẹ chính là mẹ của con đây. Đôi mắt cậu đột nhiên sáng rực lên, tỏ vẻ ngạc nhiên và hỏi: Mẹ thực sự là mẹ của con sao? Cô Judy cố ngăn nước mắt và gật đầu và hai dòng nước mắt nóng chảy ra từ đôi mắt của Derby: Mẹ ơi, con đã tìm mẹ từ lâu lắm rồi, con xin mẹ đừng bỏ con nữa, được không mẹ? Cô Judy gật đầu và nghẹn ngào nói: Con trai yêu quý của mẹ, con hãy yên tâm, mẹ sẽ không bao giờ rời xa con nữa. Trên khuân mặt tái nhợt của Derby nở một nụ cười và đây là giờ phút cuối cùng của Derby ở trên cõi đời này, cậu bé từ từ nhắm mắt lại, vĩnh viễn rời xa thế gian, nhưng đôi bàn tay của cậu bé vẫn còn nắm chặt bàn tay của mẹ.

Trong khi ghi lại câu chuyện trên đây cho đến hết phần cuối câu chuyện, tôi đã không kìm hãm được những giọt nước mắt cứ tuân tràn trên đôi má, làm tôi đã phải ngừng viết nhiều lần để lau khô những giọt lệ. Vì có những tình tiết trong câu chuyện này phản ảnh lại tình yêu thương của Mẹ tôi đối với các con, nhất là Mẹ tôi dành nhiều tình cảm cho riêng tôi trong thời niên thiếu của tôi, được sống bên cạnh Mẹ cùng với 3 cô em gái, trong cô nhi viện Dục Anh Nguyễn Tri Phương, Sàigòn trong nhiều năm, khác hẳn với em Derby phải sống mồ côi cha mẹ, một mình sống cô đơn trong cô nhi viện, vả lại có những tình tiết mô tả nỗi lòng của em Derby thương yêu mẹ đến như thế nào, làm cho tôi băn khoăn trong tâm tư, đôi lúc tôi tự hỏi lòng mình, là không biết mình đã có hành động cụ thể nào, có thể tiêu biểu cho lòng hiếu thảo của người con đối với người mẹ, đã hy sinh cả cuộc đời góa phụ son trẻ cho mình chưa? Đây là một điều thắc mắc thầm kín trong lòng tôi từ nhiều năm nay, trong tư thế là một người con trai trưởng duy nhất trong gia đình, cộng với 3 cô em gái, mà mỗi khi tôi vào thăm mẹ tôi, nhìn cụ nằm trên giường bệnh trong viện dưỡng lão và cũng là một dịp để tôi được bón cơm cho mẹ ăn, lòng tôi lại cảm thấy bồi hồi, thương xót cho số phận tuổi già sức yếu của mẹ tôi và cho đến nay tôi vẫn chưa tìm thấy câu trả lời minh bạch cho điều thắc mắc này của tôi, nhưng chỉ có một điều tôi tự cảm thấy niềm an ủi cho riêng tôi, là tôi biết rõ mẹ tôi rất hãnh diện có đứa con trai duy nhất là tôi, có tấm lòng bác ái, biết thương người nghèo khổ, đau yếu, hoạn nạn, luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người khi được yêu cầu và hiểu ngầm theo khoa học, thì đó là dòng máu di truyền của Bố tôi và của Mẹ tôi truền lại cho tôi. Tôi vẫn còn nhớ lại khi Bố tôi qua đời, thì Mẹ tôi mới khoảng 26 tuổi, trẻ đẹp, biết bao nhiêu người có địa vị trong xã hội thời ấy, muốn cưới mẹ tôi về làm vợ, nhưng mẹ tôi một mực khước từ, quyết tâm ở vậy, làm việc lao động vất vả để nuôi 4 đứa con còn thơ dại, cho đến ngày các con trưởng thành lập gia thất. Tôi không bao giờ có thể quyên được những ngày còn ở Hànội trước năm 1954, sau khi Bố tôi qua đời và lúc đó tôi mới 10 tuổi, Mẹ tôi hàng ngày làm bánh chiên Caravat, đem bỏ mối cho một số cửa tiệm bán lẻ bánh kẹo và vào những ngày cuối tuần, từ 7 giờ 30 chiều cho đến 1 giờ khuya, hai tay tôi ôm thùng bánh chiên Caravat để đi theo người Cậu ruột của tôi là nhạc sĩ Hoàng An, em ruột của nhạc sĩ Hoàng Trọng, chơi đàn Accordion và thổi kèn Saxo cho một vũ trường, chỉ dành riêng cho những người Pháp, để bán cho các ông tây bà đầm ở đây ăn, kiếm thêm tiền hàng tuần cho mẹ tôi nuôi 4 anh em chúng tôi và có những đêm tôi run sợ muốn chết, vì có một vài ông tây say rượu, tranh giành gái nhẩy, đánh nhau ngay trong vũ trường. Rồi năm 1954 di cư vào Miền Nam, Mẹ tôi làm Quản Lý Cô Nhi Viện Dục Anh, Nguyễn Tri Phương, Sàigòn, trông năm săn sóc gần 200 trẻ mồ côi con trai, gồm các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi cho đến những em trai lớn không nhà cửa, những em đã đủ tuổi đi học, ban ngày cho các em đến trường, những em lớn tuổi được gửi đi học nghề, Mẹ tôi kiếm việc làm cho các em và gả vợ cho các em. 4 anh em tôi cùng sống chung hòa mình với các em mồ côi trong nhiều năm, chẳng khác nào như anh em ruột trong một đại gia đình trong cô nhi viện này. Cũng trong suốt thời gian này, để góp phần gây quỹ cho Cô Nhi Viện Dục Anh có thêm tiền nuôi trẻ mồ côi, tôi đã thành lập ban nhạc, củng với 3 cô em gái tôi là Ban Vũ Tuyết Lê, Tuyết Lan, Tuyết Loan, trình diễn văn nghệ nhiều lần ở rạp Thống Nhất Sàigòn và ở một số tỉnh thuộc miền tây, như Cần Thơ, Vĩnh Long, Châu Đốc, Mỹ Tho. Chính vì nhờ sống chung với các trẻ mồ côi trong cô nhi viện, nên giúp tôi thấu hiểu được những nỗi bất hạnh của những đứa con mất cha mất mẹ, mà sau này, khi tôi khởi sự bước chân ra ngoài xã hội để tự lập sự nghiệp, tôi rất ưa thích làm việc từ thiện, say mê giúp đỡ tha nhân trong khả năng Chúa ban cho tôi, mỗi khi tôi được người ta yêu cầu giúp đỡ họ, thì tôi không bao giờ biết từ chối, mà lại mừng rỡ trong lòng, quên hết thời gian hay mọi sự khó nhọc để đáp lại lời yêu cầu của họ, vì hình như đó là món ăn di truyền quí giá nhất do cha mẹ truyền lại cho tôi, đã hòa lẫn vào trong máu tôi. Còn một việc làm thiện nguyện khác nữa của tôi, là trrong những năm tôi dạy lớp đàm thoại Anh Ngữ tại trường Taberd Sàigòn, vào những ngày cuối tuần, tôi tình nguyện lái xe Van của nhà trường cùng với Frère Algibert Nguyễn Văn Cách, chở các bác sĩ và những chị em tình nguyện viên thuộc Ủy Ban Y Tế (COMITA) của nhà trường, đến những khu xóm lao động, nằm xa xôi vùng ngoại ô Sàigòn, để khám bệnh miễn phí, phát thuốc miễn phí, hớt tóc cho những người nghèo tại đây. Như tôi vừa mới đề cập ở trên, tôi có một điều thắc mắc là sự đối xử của tôi hiện nay với Me tôi đang trên giường bệnh, không biết có hành động nào của tôi, có thể được tạm coi là sự báo hiếu một phần nhỏ nào đối với lòng hy sinh cao cả của Mẹ tôi dành cho tôi không? Chứ đối với những công việc làm bác ái của tôi, cho một số những người khác trong quá khứ cho đến hiện tại, qua ân sủng của Chúa ban cho tôi, thì tôi cảm thấy hài lòng, là mình đã đem hết khả năng sức lực của riêng tôi, để phục vụ tha nhân, trong suốt hơn 60 năm qua, từ khi tôi mới 15 tuổi còn đang cắp sách đến trường.

Đôi lúc ngồi thầm lặng một mình, để suy nghĩ lại trường hợp của cậu bé Derby, mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống trong cô nhi viện, qua câu chuyện thương tâm vừa kể trên, tôi thấy cuộc đời của cậu Derby sao quá bất hạnh, đầy những tang thương, đau khổ kéo dài cho đến ngày cậu nhắm mắt vĩnh viễn ra đi, thoát khỏi cuộc đời ô trọc trên trần gian này.Trái lại, tôi chỉ mồ côi Cha khi còn trẻ thơ, nhưng vẫn còn Mẹ cho đến hôm nay và tôi cũng sống nhiều năm trong cô nhi viện như cậu Derby, nhưng sao tôi lại nhận được quá nhiều điều may mắn, ngoài sự mong đợi của tôi. Quả thật, đây là một sự huyền bí, chỉ có Thượng Đế hay Thiên Chúa mới biết được mà thôi. Con xin quỳ gối cúi đầu cảm tạ Thiên Chúa muôn đời, về những hồng ân mà Ngài đã ban cho con và cho gia đình con. Amen.

Lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ có nguồn gốc Công Giáo.

Lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ có nguồn gốc Công Giáo.
Trần Mạnh Trác

Lễ Tạ Ơn cuả Hoa Kỳ là một lễ Công Giáo ư?

Đó là một ngày lễ chỉ có ở Hoa Kỳ, không được ghi trên niên lịch Phụng Vụ cuả Công Giáo, và ngày lễ được thiết lập do một nghị định cuả chính phủ Hoa Kỳ chứ không do Giáo Hội.

Không có một sách giáo khoa nào ghi rằng ngày lễ có nguồn gốc Công Giáo cả, ngay từ cấp vỡ lòng, các em đã được dạy rằng nguồn gốc cuả ngày lễ là do những người di dân gọi là Pilgrim (hành hương) đến định cư ở vùng Plymouth, Massachusett, trên một con tầu có tên là Mayflower, đã có một bữa tiệc gà tây với dân bản xứ (Da Đỏ ) để cảm tạ Thượng Đế đã cho họ sống sót qua một muà đông, trồng xong một vụ muà ngô bắp, và do đó có lương thực để cầm cự cho muà đông kế tiếp. Người ta gọi đó là ngày lễ tạ ơn đầu tiên.

Nhưng đó chỉ là một câu chuyện không đầy đủ và có pha lẫn huyền thoại, theo nhận xét cuả ông Dale Ahlquist, văn học, chủ tịch hội American Chesterton Society, một hiệp hội nghiên cứu văn học sử cuả Hoa Kỳ, đặc biệt cổ võ cho những tư tưởng cuả cố văn hào Chesterton cuả Anh quốc.

Ông cho biết, ngay cái tên “Pilgrim” cũng đã sai rồi, đó là tên mà người ta đặt cho nhóm người này khoảng 200 năm sau. Lúc đó họ được gọi là người Thanh giáo (Puritan), thuộc một giáo phái “bình dân” cuả Anh, rất cực đoan, chống đối với loại “Giáo Hội quí phái” cuả nước Anh đang được các vua chuá ủng hộ.

Trong thực tế, khoảng 30 năm sau khi người Thanh giáo đến Mỹ, thì những người Thanh giáo còn lại ở bên Anh đã toa rập trong một vụ nổi loạn và chặt đầu vua Charles I.

Một điểm huyền hoặc nữa là, những người ‘Pilgrim’ không phải là những người đầu tiên. Có ít nhất chín cuộc định cư khác từ nước Anh đã tới trước khi thuộc địa Plymouth được thành lập. Trong chín nhóm đó thì cũng đã có một nhóm ở Plymouth rồi. Tất cả các nhóm di dân trước đều thất bại và bị chết hết, kể cả nhóm đã từng ở Plymouth. Số người ‘Pilgrim’ (Thanh giáo) nói trên đã đến Plymouth vào năm 1620, cũng bị chết thảm thiết, một nửa qua đời vì mùa đông lạnh. Số còn lại, may mắn thay, đã được tiếp cứu bởi một người Mỹ bản địa tên là Squanto, ông đã dạy cho họ cách săn cá và trồng ngô.

Nhưng đây là một điều thú vị: Squanto là một người Công Giáo La Mã.

Câu chuyện cuả Squanto bắt đầu với năm 1614, lúc đó ông là một cậu bé thổ dân đã bị một thuyền trưởng cuà Anh tên là John Smith bắt (có liên hệ tới câu chuyên Pocahontas nổi tiếng) và đưa đến Tây Ban Nha, bán làm nô lệ. Squanto được các cha dòng Đaminh cứu và dạy cho đức tin Công Giáo. Kỳ vọng của Squanto là có thể trở về Mỹ để giúp dân của mình. Cho nên ông đã được đưa qua nước Anh và được một người tên là John Slaney dạy tiếng Anh và sắp xếp cho trở về vùng Newfoundland. Squanto đã làm nghề thông dịch cho người Anh và đã vượt Đại Tây Dương cả thảy sáu lần. Ông không bao giờ tìm lại được bộ tộc của mình, bởi vì họ đã bị tiêu diệt hết trong một cơn bệnh dịch hạch.

Sau khi Squanto đến giúp những người định cư ở Plymouth và dạy họ phương cách phát triển lương thực, thì ông dàn xếp để tổ chức một bữa tiệc ăn mừng muà gặt với bộ lạc Wampanoag ở địa phương. Và đó là những chứng cớ sử liệu cuả Lễ Tạ Ơn.

(Squanto sau này đã bị bộ lạc Wampanoag nghi ngờ, bắt giữ nhưng được người Anh cứu thoát. Sau cùng thì ông cũng chết vào năm 1622 vì bị đầu độc, người ta nghi ngờ là người Da Đỏ đã giết ông.)

Sách giáo khoa cuả Mỹ tiếp tục ca tụng những người Pilgrim là những người đã thiết lập ra nền tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ. Thật ra họ không hề làm điều đó, theo lời ông Chesterton, cố văn hào người Anh, những chính quyền mà người Thanh giáo thành lập sau này thực sự đã đi trái với những gì mà họ mong ước về một thế giới mới không có đàn áp khi còn ở bên Anh. Họ cho rằng dòng vua Stuarts đã không lập ra một Giáo Hội thệ phản ‘tinh tuyền’ đủ vì vẫn còn có nhiều yếu tố Công Giáo như có chức linh mục (do đó mà họ tự nhận là Puritan, nghiã là thanh luyện cho ra tinh tuyền). Họ chém đầu vua Charles vì vợ ông là người Công Giáo. Và ở bên Mỹ, thành phố Salem mà họ thành lập đã từng dựng nên dàn hoả để thiêu sống tất cả những ai không ‘Puritan’ đủ, họ buộc tội những người này là phù thủy.

“Họ không tin linh mục, nhưng họ lại tin có phù thủy” ông Chesterton đã giễu như vậy.

Vậy thì ai đã chủ trương tự do tôn giáo? Trong năm 1621, một năm sau khi những người Thanh giáo đến Plymouth, thì một nhóm di cư Công Giáo từ Anh quốc đã đến Ferry, Newfoundland để định cư trong vùng đất cuả Bá Tước Baltimore là George Calvert, những người di dân này sau đó lại đi theo con trai của Calvert là Cecilius khi ông này được cấp thêm một vùng đất mới vào năm 1832. Ông đặt tên nó là Maryland.

Maryland, tên được đặt để vinh danh nữ hoàng Henrietta Maria người Pháp, vợ vua Charles đã bị chặt đầu như đã nói ở trên, là khu định cư Công Giáo đầu tiên cuả thế giới mới, và nguyên tắc sáng lập của nó là. .. tự do tôn giáo.

Đó là lý do tại sao mà văn hào G.K. Chesterton cuả Anh đã từng phiếm luận rằng nước Anh cũng nên mừng Lễ Tạ Ơn mới phải…bởi vì nhờ đó mà những người Puritan cực đoan đã rời khỏi nước Anh!

Lịch sử Ngày Lễ Tạ ơn

Lịch sử Ngày Lễ Tạ ơn

Vietsciences-Võ Thị Diệu Hằng    
  • 1/ Lễ Tạ Ơn thời xa xưa
  • 2/ Nguyên nhân cuộc du hành sang châu Mỹ – Tàu Mayflower
  • 3/ Nơi đến không định trước
  • 4/ Khó khăn lúc đầu
  • 5/ Định ngày lễ Tạ Ơn
  • a) Lễ Tạ Ơn tại Mỹ
  • b/ Lễ tạ ơn tại Canada
  • 6/ Các món ăn
  • 7/ Tem cho lễ Thanksgiving
  • 7/Hình ảnh của Mayflower

1/ Lễ Tạ Ơn thời xa xưa

Trong nhiều thế kỷ, lễ tạ ơn bên Âu châu  do  những  nguyên do khác  nhau như ăn mừng thắng trận, mừng mùa gặt hái thành công lớn hay mừng vua vừa được làm bịnh… Nghi lễ Thanksgiving  được tổ chức lần đầu tại miền Bắc nước  Mỹ, năm 1578, khi  nhà  thám hiểm Martin Frobisher đến tân Thế giới. Ông đã tổ chức  lễ này để tạ ơn Trời đã bảo vệ ông và các thủy thủ trong cuộc hành trình nguy hiểm trên biển cả.

Có tám quốc gia trên thế giới chính thức tổ chức lễ Tạ ơn: Argentina, Brazil, Canada, Nhật, Đại Hàn, Liberia, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ

Truyền thống lấy một ngày hay một mùa để cảm tạ ơn trên đã có từ thời xa xưa mà tổ tiên chúng ta muốn chứng tỏ lòng biết ơn  của họ , để làm các vị thần bớt nóng giận.  Từ đó nghi lễ cứ tiếp tục..

Tại Hy lạp thời cổ đại, hàng  năm có tổ chức  lễ hội để cúng dường Demeter,  nữ thần chăm nom mùa bắp, làm tiệc tùng và nhiều hội để cùng vui với nhau.

Mỗi năm, người La Mã tổ chức một kỳ lễ hội cho mùa gặt lớn, tên là Cerelia để thờ lạy Ceres với những trò chơi, diễn hành và  lễ lạc

Lễ gặt hái Sukkoth vào mùa Thu của người  Do Thái vẫn còn tồn  tại từ ba ngàn năm đến nay

Nhà thám hiÃm Martin Frobisher

Một trong những biểu tượng của sự tạ ơn, là cái sừng dê biểu hiệu sự phồn thịnh. Cái sừng tượng trưng  múa màng tốt, là do chuyện thần thoại Hy Lạp: Zeus tặng cho Amalthea cái tù và bằng sừng dê như một cử chi biết ơn bà đã nuôi ông  bằng sữa dê lúc ông còn nhỏ, rằng sừng này sẽ mang  lại sự phồn thịnh cho những ai bà  muốn ban phước.

Trong nhiều thế kỷ, lễ tạ ơn bên Âu châu  có  những  lý do khác  nhau như thắng trận, mùa gặt hái thành công lớn, vua vừa được làm bịnh…

Nghi lễ Thanksgiving  được tổ chức lần đầu tại miền Bắc nước  Mỹ, năm 1578, khi  nhà  thám hiểm Martin Frobisher đến tân Thế giới. Ông đã tổ chức  lễ này để tạ ơn Trời đã bảo vệ ông và các thủy thủ trong cuộc hành trình nguy hiểm trên biển cả.

2/ Nguyên nhân cuộc du hành sang châu Mỹ – Tàu Mayflower

Cho đến nửa thế kỷ sau, ngày 26/11/1620, khi một nhóm người di dân Pilgrims từ Âu châu sang Hoa kỳ bằng tàu Mayflower. Họ gồm  102 thực dân người Anh trong số đó có một người đàn bà có mang, một số thủy thủ khoảng 25-30 người và 35 người  rất sùng  đạo Tin lành đã bị  vua Jacques đệ nhất  đuổi ra khỏi xứ . Họ đặt tên là nhóm Các Cha hành hương Pilgrim (Pilgrim Fathers hay Pères Pèlerins) .  Đầu tiên , họ thử đến Leyde, Hòa Lan nhưng nhà nước Âu châu làm họ thất vọng.  Tại Anh, có những  cuộc nổi loạn tôn giáo làm lộ ra sự xuống dốc của nền quân chủ và chế độ độc tài Cromwell. Anh quốc bị nạn chiến tranh 30 năm. Bên Pháp, cũng  không hơn gì với sự nhiếp chính của Marie de Médicis sau khi vua Henri IV bị ám sát… Do đó nhóm người này quyết định sáng tạo một “Jérusalem mới” ở Mỹ. Lúc đó nữ hoàng  Elizabeth đệ nhất khuyến khích cho dân đến  vùng Virginia (tên của nữ hoàng), do người Anh đô hộ.

3/ Nơi đến không định trước


Các Pilgrims  lên tàu vào tháng  9 năm 1620 , trên chiếc Mayflower, một thuyền buồm trọng tải 180 tấn. Cuộc hành trình náo động, lạnh và nguy hiểm. Nước đá lạnh tràn vô tàu khiến mọi người sợ hãi, rồi nơi sàn tàu bằng gỗ xảy ra  tai nạn về lửa nên  người ta phải ăn thức  ăn  lạnh. Nhiều hành khác  đau bịnh.  Trong khi còn trên biển, bà Elizabeth Hopkins sinh một con trai mà bà đặt tên là Oceanus. Và sau khi tàu cập bến tại hải cảng Provincetown, thì Susanna White cũng cho ra đời một bé trai, đặt tên là Peregrine (nghĩa là “người đã làm một chuyến du hành”). Chỉ một thủy thủ và một hành khách chết. Sau  65 ngày trên biển lạnh, , vào ngày 21 tháng 11 năm 1620 (theo lịch Julien là ngày 11/11, lúc đó Anh quốc  đang dùng) tàu đến Cape Cod, sau cuộc hành trình dài 2750 hải lý (1 mile = 1,852 km). Cap Cod là một bờ biển chưa ai đặt chân tới (sau này là Massachusetts. Tuy  biết là đã đi sai đường, nhưng họ phải xuống tàu, và ký ngay ngày hôm đó một hiệp ước  sống  hòa hợp với dân bản xứ. Đó là Maryflower Compact Act, trong đó ghi những gì phải làm khi định cư. Họ lập một nền dân chủ địa phương hữu hiệu để sau này sẽ mở ra một đại hội, lấy tên là General Court, để bầu những tổng đốc, những  viên chức  hành chánh, lập ra luật lệ, điều hành thuế má và thành lập các tòa án. Từ năm 1639, thuộc địa càng  ngày càng rộng  lớn  ra, không thể mời tất cả các  trại chủ hội họp, nên họ phải bầu người đại diện đi họp thay họ.

4/ Khó khăn lúc đầu

Le premier repas de Thanksgiving (novembre 1621)

Họ tới Plymouth Rock ngày 11 tháng 12 năm 1620.  Vừa xuống tàu là họ ký bản hiệp ước  hòa bình với người dân da đỏ khi vực  láng giềng  (Narranganset và  Wampanoag) . Có nhiều cuộc chạm trán nho nhỏ, nhưng  không  quan trọng  lắm. Họ phải đi tìm chỗ ở khá hơn bởi vì lúc đó là mùa đông đầu tiên của họ, một mùa đông quá lạnh và đầy giông bão .

Sau 6 tháng lên đất liền, thời tiết khắc khe và thiếu thốn, cùng với bệnh dịch  đã làm cho 46 người trong số 102 người tới nơi chết trước mùa Xuân, trong đó có 14 người vợ (trong số  18 người cả thảy), 13 người chồng (trong số 24 người) . Những người sống sót nhờ ăn thịt gà tây hoang và bắp do người dân da đỏ cung cấp.   May mắn thay mùa gặt năm 1621  thành công giúp những  người di dân sống sót nên họ quyết định làm lễ  Tạ Ơn Trời. William Bradford đã tổ chức  lễ Thansgiving đấu tiên, tháng 11 năm 1621. Họ mời 91 người Mỹ bản xứ (thổ dân da đỏ) đã giúp họ sống còn cho năm đầu tiên của họ trên đất Mỹ vì đã cung cấp lương thực và dạy họ trồng bắp và săn thú rừng.

Vài tuần sau, người Da đỏ bắt đầu lo lắng vì biết là người da trắng sẽ ở lại đó, nên  họ cho một nhóm 50 binh sĩ mang  một nắm mũi tên gắn với nhau bằng da rắn để tỏ lòng hiếu khách. Bradford đáp lại thịnh tình đó bằng cách gởi đến người Da đỏ một da rắn dồn thuốc súng  và đạn. Và hoà bình thành lập giữa hai cộng đồng.

5/ Định ngày lễ Tạ Ơn

a) L ễTạ Ơn tại Mỹ

Truyền thống kể rằng nhà cầm quyền Massachussets William Bradford đã định ngày lễ này lần đầu tiên vào năm 1621, khi làm bữa tiệc chung chia giữa những di dân Mỹ và những người thổ dân da đỏ khi họ giúp những thực dân sống sót vào những ngày đầu Ðông
Lễ Tạ Ơn đã được cử hành trên khắp nước Mỹ, nhưng mỗi nơi mỗi khác, tùy phong tục của những người di dân nên  ngày lễ không đồng nhất. Nhưng khi các di dân Mỹ bắt đầu đứng lên chống lại đế quốc Anh để giành độc  lập và khi George Washington  thoát khỏi cuộc bao vây ở  Valley Forge, ông đã  tuyên bố ngày lễ quốc gia Thanksgiving đầu tiên vào ngày 26 tháng 11 năm 1789.

 

Đến năm 1830 dân tộc bắt đầu chia rẽ, các tiểu bang miền Bắc  thành lập ngày lễ Tạ Ơn  và sau đó bà Sarah Josepha  Hale đi cổ động trên khắp nước Mỹ để có được một ngày lễ Tạ Ơn đồng nhất cho tất cả các tiểu bang.

Đến khi  Nam Bắc nước Mỹ phân tranh, các tiểu bang miền Nam đòi ly khai, tổng thống Abraham Lincoln lấy ngày lễ Thanksgiving để nhắc đến công ơn của các di dân Pilgrims đầu tiên đã dựng nên nước Mỹ. Ông làm tăng thêm ý nghĩa của lễ năm 1863 và định ngày cho lễ này hàng năm vào thứ Năm cuối cùng của tháng 11

Trong nhiệm kỳ của tổng thống Franklin Delano Roosevelt, vào những năm 1940, là thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến,  Quốc Hội Mỹ đang trong thời kỳ chiến tranh, đã biểu quyết ngày lễ Tạ Ơn là ngày quốc lễ của toàn thể liên bang để tưởng nhớ tới những công  lao những người đã hy sinh và ông Franklin Delano Roosevelt quy định lấy ngày thứ Năm của tuần lễ thứ 4 của tháng 11.

b/ Lễ tạ ơn tại Canada:

Thứ Hai của tuần lễ thứ 2 của tháng  10

Lễ thanksgiving của Canada đầu tiên khoảng 43 năm trước khi những người Pilgrim tới Plymouth Rock năm 1620. Khoảng 1576, một nhà hàng hải người Anh Martin Frobisher cập bến tại Baffin Island và tính định cư tại đó. Ông làm lễ tạ ơn tại một nơi mà ngày nay có tên là Newfoundland vì đã  sống sót sau chuyến hành trình dài trên đại dương. Sau đó những người định cư khác đến và những  buổi lễ cho những người tới nơi bình yên tại đây cũng được tổ chức  tại Âu Châu trong mùa gặt hái. Về chuyện  mùa gặt làm lễ tạ ơn thì bên Âu châu đã có từ hai ngàn năm trước

6/ Các món ăn:

Ngày xưa, lễ Tạ ơn kéo dài ba ngày. Tuy nhiên họ không  thực sự chỉ ăn gà tây (turkey, dindon) bởi vì chữ “turkey” lúc  bấy giờ dùng để chỉ gà tây, gà, chim cút, chim trĩ … Chắc chắn là họ không làm bánh nướng  nhân bí ngô bởi vì họ không có bột và đường; và phần đông  không  ăn  khoai tây vì họ cho khoai tây độc (khoai tây khi nẩy mầm rất độc , đó là khả năng tự vệ của khoai tây chống  lại các côn trùng, nên  đừng ăn phần khoai ở chỗ mầm đang nhú).

Ngày nay, trong dịp lễ này gia đình đoàn tụ. Khách có thể mang theo món ăn cho lễ nhưng nhất là không có quà cáp

Gà tây: Cho dù những người hành hương có ăn gà tây hay không cho lễ Thanksgiving đầu tiên, thịt gà tây  luôn luôn được gắn liền với lễ này

Bí đỏ: Là loại rau đã cứu sống  những người hành hương trong mùa lạnh kinh khủng đầu tiên ấy, đã trở thành món ăn quan trọng gần như thịt gà tây.

7/ Tem cho lễ Thanksgiving

Năm 2000  được tuyên bố là năm quốc tế cho lễ Thanksgiving, và ngày đầu năm này, 01/01/2000, ba văn phòng của Liên Hiệp Quốc ngụ tại Gabrielle Loire (Pháp) và Rorie Katz (Hoa Kỳ)

 8/ Hình ảnh của Mayflower

Sau khi rời Plymouth, những  ngày đầu tiên, gió tốt yên lành. Nhưng sau đó mây đen ùn ùn kéo tới từ phía Bắc..  Cơn giông bão bắt đầu. Một trong những hành khách tên William Bradford bị ngọn khổng  lồ sóng quét ra khỏi khoang tàu và được cứu như một phép lạ. Ông  là người thứ 13 ký tờ  Mayflower Compact Act và cũng có mặt trong buổi lễ Tạ Ơn  lần đầu. Ông sinh 10 con  và  82 cháu. Tưởng tượng  nếu như ông  buông tay và không được cứu sống thì sẽ không có hai ông tổng thống Bush và Roosevelt và Humphrey Bogart bởi vì các vị này là cháu chắt của John Howland và Elizabeth Tilley

http://www.mikehaywoodart.co.uk

Dr Mike Haywood họa sĩ chuyên vẽ tranh và chân dung về biển

Bài đọc thêm:

George Washington

Abraham Lincoln

Franklin Delano Roosevelt

Chuyện về những hậu duệ và truyền thống gia tộc.

Chuyện về những hậu duệ và truyền thống gia tộc.

 Đoàn Thanh Liêm

* * *

Từ xa xưa cha ông chúng ta vẫn thường nói: “Cha mẹ hiền lành để đức cho

con”. Và trong dân gian, người ta cũng hay nhắc đến câu “Phúc đức ông bà”,

hay câu “Nhờ âm đức tổ tiên” v.v… Những câu nói thông dụng này đều mang

một ý nghĩa nòng cốt là: Lớp hậu sinh tức là người đến sau thì thường được

thụ hưởng những điều tốt lành do cha mẹ, ông bà để lại cho thế hệ của mình.

Vì thế mà có nhiều gia đình đã có những đóng góp lớn lao tích cực cho xã hội

và được người đời xưng tụng là “danh gia vọng tộc”.

Ngược lại, cũng có trường hợp mà cha mẹ lại là người ăn ở bất lương thất

đức, thì con cái sẽ phải gánh chịu những hậu quả xấu xa, tệ hại – như được

diễn tả trong câu tục ngữ “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Nhiều gia thế

lâm vào cảnh lụn bại thảm thương, mất hết uy tín trong xã hôi bởi vì có

những người con gây ra những điều tàn bạo độc ác đối với bà con lối xóm.

Do đó mà họ bị người đời khinh chê ghét bỏ và gọi đó là những thứ “nghịch

tử”, “phá gia chi tử”.

Nhân dịp đầu xuân Bính Thân 2016 năm nay, tôi xin được góp phần trình bày

về chuyện liên hệ giữa lớp hậu duệ với truyền thống gia tộc – dựa vào những

tài liệu cụ thể qua những sách báo đã được phổ biến xưa nay.

Trước hết, xin kể chuyện về vài gia tộc đã định cư lập nghiệp lâu đời qua

nhiều thế hệ trên đất Mỹ. Sau đó sẽ trình bày về một gia tộc ở Việt nam.

I – Về gia tộc của hai người Mỹ sinh sống cùng thời là ông Jonathan Edwards

và ông Max Jukes

 Jonathan Edwards (1703 – 1758) là một vị mục sư, học giả tinh thông cả

khoa học, triết học lẫn thần học mà lại có một đời sống tâm linh đạo hạnh rất

sâu xa vững chắc. Ông được sự quý trọng của giới trí thức đương thời ở Mỹ

vào nửa đầu của thế kỷ XVIII. Qua đến thế kỷ XX, ảnh hưởng tinh thần đạo

đức của ông vẫn còn có sức lôi cuốn đặc biệt đối với phong trào canh tân

Thiên chúa giáo theo truyền thống Tin lành ở nước Mỹ.

Cha của ông là Timothy Edwards cũng là một vị mục sư ở Connecticut và mẹ

của ông là Esther Stoddard cũng là con gái của vị mục sư Solomon Stoddard

ở Massachusetts.

Bà vợ của ông là Sarah Pierpont thì là con của ông James Pierpont là người

sáng lập Đại học Yale. Bà Sarah cũng còn được tiếng là một người rất đạo

đức lành thánh. Ông bà Edwards có tất cả 11 người con.

  • Đặc biệt là ông bà để lại cho xã hội nước Mỹ một lớp hậu duệ gồm nhiều

người vừa có tài năng nổi trội, vừa có đức hạnh đáng quý. Xin ghi chi tiết

như sau đây.

1(1) – Hậu duệ của ông bà Jonathan Edwards

Vào năm 1900, tức là sau gần 150 năm kể từ ngày ông Edwards qua đời, thì

một tác giả tên là Albert E Winship cho ấn hành một cuốn sách có nhan đề là:

“Jukes-Edwards: A Study in Education and Heredity”.

Trong cuốn sách này, tác giả cho biết đã tra cứu tìm hiểu đến 1,400 hậu duệ

của ông bà Edwards và tìm thấy có đến hàng mấy chục vị là giáo sĩ, 13 vị

làm Viện trưởng Đại học, 65 vị là giáo sư cùng nhiều vị có thành tích nổi trội

khác nữa.

Xin kê khai một vài danh tính: Aaron Burr cháu ngọai là vị Phó Tổng Thống

thứ ba của nước Mỹ phụ tá cho Tổng thống Thomas Jefferson, các nhà văn O.

Henry và Robert Lowell, Đệ nhất Phu nhân Edith Roosevelt của Tổng thống

Ted Roosevelt, các Viện trưởng Đại học Timothy Dwight, Jonathan Edwards

Jr, và Merrill Edwards Gates v.v…

1(2) – Hậu duệ của ông bà Max Jukes.

Trái lại, tác giả cũng tìm hiểu 1,200 hậu duệ của một “nhân vật phản diện” là

người cùng thời với ông Jonathan Edwards, đó là ông Max Jukes người gốc

Hòa Lan ở New York. Xin chú ý: Cái tên “Max Jukes” này do tác giả đặt ra

để thay thế cho tên thật của một người thuộc lọai xấu xa “tội lỗi” (guilty) –

nhằm tránh gây bối rối phiền muộn cho gia tộc của chính đương sự. Và cũng

vì thế mà tác giả đã không hề nêu rõ danh tính của bất kỳ người nào trong gia

tộc của nhân vật “Max Jukes” này nữa. Tác giả chỉ ghi rõ bằng tiếng Anh thế

này: “Max Jukes, a New York Dutchman”

Trong số hậu duệ của ông “Max Jukes” này, thì có đến trên 300 người thuộc

lọai “nghèo khó chuyên nghiệp” (professional paupers), 50 phụ nữ xấu xa

trắc nết (women of ill repute), 7 kẻ sát nhân (murderers), 60 trộm cắp thường

xuyên (habitual thieves) và 130 tội phạm bị kết án khác nữa (convicted

criminals) v.v…

Để bạn đọc có thêm ý niệm nhằm so sánh với các nhân vật có danh tiếng

khác mà cũng sinh sống vào thế kỷ XVIII như Jonathan Edwards – tức là

cách nay đã đến 3 thế kỉ – thì tại Việt nam phải kể đến nữ sĩ Đoàn Thị Điểm,

học giả Lê Quí Đôn; tại Pháp có những văn hào Rousseau, Voltaire,

Montesquieu; tại Anh có triết gia David Hume, kinh tế gia Adam Smith v.v…

Sau 300 năm, thì số hậu duệ dàn trải trong 15 thế hệ (bình quân mỗi thế hệ

cách nhau là 20 năm) của mỗi người trong các nhân vật này có thể lên đến

hàng nhiều ngàn người. Nếu các nhà nghiên cứu mà ra công sức tìm kiếm các

chi tiết về hậu duệ của những nhân vật xuất chúng đó, thì chắc chắn sẽ tìm ra

được nhiều điều rất bổ ích lý thú vậy.

Tiếp theo, xin trình bày về một gia tộc ở Việt nam chúng ta.

II – Về ba thế hệ trong gia đình của nhà ái quốc Phan Châu Trinh tại Việt

nam (1872-1926).

Vào đầu thế kỉ XX, lúc nước ta còn bị thực dân Pháp đô hộ, thì có hai nhà ái

quốc rất nổi tiếng và được tòan dân kính phục mến chuộng, đó là các cụ Phan

Bội Châu gốc ở Nghệ An và Phan Châu Trinh gốc ở Quảng Nam. Đã có rất

nhiều tài liệu sách báo viết về hai nhân vật kiệt xuất này rồi, nên trong bài

này, tôi chỉ viết riêng về ba thế hệ trong gia đình của cụ Phan Châu Trinh mà

thôi.

2(1) – Thế hệ thứ nhất: Ông Bà Phan Châu Trinh và Lê Thị Tỵ.

Hai ông bà cưới nhau vào năm 1896 và sinh hạ được ba người con gồm một

con trai và hai con gái. Bà Lê Thị Tỵ sinh năm 1877 thua ông 5 tuổi, nhưng

bà mất sớm vào năm 1914 ở tuổi chưa đến 40 – giữa lúc đó thì ông và người

con trai lớn đang ở bên Pháp, còn hai người con gái thì hãy còn nhỏ tuổi.

Được tin bà mất, ông Phan Châu Trinh vô cùng xúc động và làm một câu đối

khóc bà bằng chữ Hán được dịch nghĩa như sau:

“Hai mươi năm cầm sắt vắng teo, dãi gió dầm mưa, nhìn ảnh làm chồng,

một mực nuôi con lau lệ nóng.

Dưới chín suối bạn bè han hỏi, dời non lấp biển có ai giúp tớ, nhìn lo mình

lão múa tay không”.

Ông cũng làm một câu đối thay cho con trai đang ở với ông để “khóc mẹ”

giọng điệu thật là lâm ly thống thiết nguyên văn như sau:

“Con tưởng mẹ, mẹ ơi! Mẹ đau con chẳng biết, mẹ mất con chẳng hay, biển

rộng trời cao, nghìn dặm luôn trông tin mẹ mạnh;

Mẹ thương con, con rõ! Con ở mẹ nhọc lo, con đi mẹ nhọc nhớ, ơn dày nghĩa

nặng, trăm năm đành để nợ con mang”.

Một người cháu trong gia đình có kể lại rằng: “Hồi cụ Phan còn đang làm

quan trong triều đình tại Huế, thì đã có ý định cưới thêm một bà vợ khác theo

như tập tục đa thê vẫn còn thịnh hành vào thời kỳ đó. Thế nhưng có lần ông

cụ về thăm gia đình vẫn còn sinh sống tại miền quê ở Quảng Nam, thì thấy cụ

bà đi làm ruộng về rất trễ, mà quần áo thì lấm lem xộc xệch, coi bộ thật lam

lũ tất bật vất vả. Thấy vậy, ông cụ đâm ra cảm thương, mủi lòng và nhất

quyết từ bỏ cái chuyện đi cưới thêm một bà vợ lẽ nữa. Vì thế mà ông cụ chỉ

có một dòng con duy nhất mà thôi…”

2(2) – Thế hệ thứ hai: Những người con của ông bà Phan Châu Trinh.

Ông bà có tất cả ba người con gồm một con trai và hai con gái. Xin ghi chi

tiết về từng người con như sau

A – Con trai đầu Phan Châu Dật (1897 – 1921)

Vào năm 1911, ở tuổi 14 cậu Dật theo cha sang bên Pháp. Tại đây, cậu được

đi học và nhờ siêng năng nên học hành tiến bộ, đã thi đậu văn bằng Tú Tài và

còn chịu khó đi làm việc thêm để giúp cha nữa. Nhưng không may, cậu bị lao

phổi và tuân theo lời cha vào năm 1919 thì về lại Việt nam để chữa bệnh và

qua đời tại đây năm 1921. Cậu Dật chưa kịp lập gia đình, nên ông bà Phan

Châu Trinh đã không có cháu nội.

B – Con gái lớn là Phan Thị Châu Liên (1901 – 1996)

 Trong gia đình, bà Châu Liên còn có tên là Cô Đậu. Bà lập gia đình với giáo

sư Lê Ấm là vị thày giáo nổi tiếng dạy học lâu năm tại Huế và Quy Nhơn. Bà

là người sống thọ nhất (95 tuổi) trong số 3 người con của cụ Phan.

Vào năm 1914 khi bà cụ Phan Châu Trinh mất, mà ông cụ và anh trai Châu

Dật còn ở bên Pháp, thì cô Đậu mới được 13 tuổi, ấy thế mà sau ít năm cô

Đậu đã có thể lấy được tấm chồng danh giá là vị giáo sư được nhiều người

tôn vinh là ông Đốc Ấm. Ông bà Lê Ấm sinh được nhiều người con, tất cả

đều được học hành tươm tất.

Suốt thời kỳ của chính quyền quốc gia, ông bà vẫn ở miền Nam và không ai

nói gia đình bà Châu Liên có gặp khó khăn gì với cơ quan an ninh cả – mặc

dầu trong nhà ông bà lại có mấy người con lớn đi ra miền Bắc họat động cho

cộng sản. Ông Lê Ấm mất ở Đà nẵng năm 1976 vào tuổi 80.

C – Con gái út là Phan Thị Châu Lan (1904 – 1944).

Bà con gái út Châu Lan này còn có tên là Cô Mè. Bà lập gia đình với ông

Nguyễn Đồng Hợi gốc cũng ở Quảng Nam và là một tham tá công chánh

(agent technique). Cũng giống người chị Châu Liên, bà Châu Lan mới được

10 tuổi khi mẹ mất vào năm 1914 và cha thì ở mãi bên nước Pháp – ấy thế

mà sau này bà cưới được người chồng có trình độ chuyên môn và nghề

nghiệp danh giá như ông Hợi – với việc làm bảo đảm trong cơ quan chính

quyền Pháp ở Nam kỳ và Cambodia cho đến năm 1945. Ông bà có đông con

mà sau năm 1954, thì hầu hết các con đi theo cha tập kết ra miền Bắc. Không

may bà Châu Lan mất sớm vì bệnh vào năm 1944 lúc mới có 40 tuổi.

Còn ông Hợi, thì có tài liệu ghi là ông được kết nạp vào đảng cộng sản năm

1947 lúc còn ở miền Nam. Ông mất ở Hà nội năm 1969 vào tuổi 70.

2(3) – Thế hệ thứ ba: Các người cháu của ông bà Phan Châu Trinh.

Cụ Phan chỉ có 3 người con, nhưng mà lại có đến tất cả là 13 cháu ngọai là

con của 2 người con gái Châu Liên và Châu Lan. Xin ghi ra những chi tiết về

các người cháu ngọai này như sau.

A – Những người con của bà Phan Thị Châu Liên và ông Lê Ấm.

Ông bà Lê Ấm có tất cả 7 người con gồm 1 trai và 6 gái với tên theo thứ tự

lớn nhỏ như sau đây: Lê Thị Khoách, Lê Thị Kinh, Lê Thị Lộc, Lê Khâm, Lê

Thị Sương, Lê Thị Chi và Lê Thị Trang.

Trong số này, có 3 người tập kết ra miền Bắc mà đặc biệt 2 người được nhiều

người biết đến qua những việc làm và tác phẩm để lại. Ba người đó là bà Lê

Thị Khoách, Lê Thị Kinh và Lê Khâm.

*Bà Khoách chị cả là giáo sư sinh ngữ ở Đà nẵng sau năm 1954. Do họat

động theo cộng sản bị bại lộ, nên phải chạy ra ngòai Bắc và sau năm 1975 thì

về làm trong ngành giáo dục ở Quảng Nam. Bà đã qua đời từ ít lâu nay.

*Bà Kinh sinh năm 1925, còn lấy tên là Phan Thị Minh đã giữ chức vụ Đại

sứ tại Italia vào thời gian 1982 – 1990. Hiện nay đã nghỉ hưu. Bà được nhiều

người biết đến gần đây vì là tác giả bộ sách lớn với nhan đề “Tuyển tập Phan

Châu Trinh qua những tài liệu mới” xuất bản vào năm 2000 – 2002.

*Ông Lê Khâm người con trai độc nhất, sinh năm 1930 là một nhà văn với

bút hiệu là Phan Tứ. Ông lấy tên Tứ, vì hồi nhỏ trong nhà vẫn gọi ông là Bốn

tức là người con thứ tư sau ba người chị. Nhà văn này được biết đến qua

nhiều tác phẩm đã được xuất bản ở Hà nội. Ông qua đời năm 1995 ở Đà

nẵng.

Còn lại 4 người con gái khác, thì họ vẫn ở miền Nam với cha mẹ và sinh họat

làm ăn bình thường, tất cả đều phục vụ trong ngành Y tế của chánh phủ Việt

nam Cộng hòa – mà không nghe nói có họat động gì liên hệ với cộng sản cả.

Trong số này, hiện có bà Lê Thị Sương cùng gia đình định cư tại Mỹ theo

người chồng là cựu sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

B – Những người con của bà Phan Thị Châu Lan và ông Nguyễn Đồng Hợi.

Ông bà Nguyễn Đồng Hợi có tất cả 6 người con gồm 2 con gái và 4 con trai

với danh tính theo thứ tự lớn nhỏ như sau: Nguyễn Châu Sa, Nguyễn Đông

Hà, Nguyễn Đông Hải, Nguyễn Châu Loan, Nguyễn Đông Hồ và Nguyễn

Đông Hào.

Châu Sa sinh năm 1927, tên Sa là vì sinh ra ở Sa Đéc. Đông Hà, tên là Hà vì

sinh ra ở Hà Tiên. Còn lại, thì tất cả đều sinh ở Cambodia. Hai người con lớn

đều là cán bộ cộng sản có tên tuổi thường được khen tụng trong các sách báo

tuyên truyền của chế độ cộng sản.

Đặc biệt là bà Nguyễn Châu Sa sau này đổi tên là Nguyễn Thị Bình với nhiều

chức vụ lớn như Bộ Trưởng Ngọai Giao, Bộ Trưởng Giáo Dục và Phó Chủ

Tịch Nhà Nước. Bà Châu Sa thành hôn với ông Đinh Khang cũng là một sĩ

quan cán bộ cộng sản cao cấp trong quân đội (1923 – 1989). Hai vợ chồng có

hai người con nay đều đã trưởng thành.

Còn Nguyễn Đông Hà nằm vùng ở miền Nam và bị bắt giam ở Côn Đảo cho

đến ngày 30/4/1975. Đông Hà đã qua đời ít lâu nay trong thập niên 1990.

Còn lại những người con khác trẻ hơn, thì họ đều theo cha ra ngòai Bắc và có

người còn được đi du học ở ngọai quốc nữa.

Vào năm 1995, bà Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Bình có đến thăm trại tù

Z30D ở Hàm Tân, Phan Thiết. Nhưng cán bộ ở đó đã bố trí không đưa bà đến

chỗ giam giữ tù nhân chính trị chúng tôi – mà chỉ đưa bà đến khu dành riêng

cho các tù nhân phụ nữ mà thôi. Đó là lần duy nhất mà tôi trông thấy rõ mặt

bà Bình từ khỏang cách chừng 30 mét.

Một nhà báo kỳ cựu có thuật lại rằng: Khi nói chuyện riêng với bà Bình, thì

bà tỏ ra có tinh thần cởi mở, phóng khóang. Nhưng đến khi đưa micro ra để

ghi lời phát biểu của bà, thì bà lại nói y chang như lập trường quan điểm

chính thức của đảng cộng sản. Thật đúng là người cán bộ cộng sản nào thì

cũng làm cái trò “chuyên môn đóng kịch” như vậy thôi. Họ luôn có “lối sống

hai mặt” – che dấu suy nghĩ và tình cảm riêng của mình trước công chúng.

Bà Bình đã nghỉ hưu từ lâu và năm 2012 bà có cho xuất bản cuốn Hồi ký với

nhan đề “Gia Đình, Bạn Bè, Đất Nước” – kèm theo rất nhiều hình ảnh vừa

đen trắng, vừa có màu. Cuốn sách này mới được dịch sang tiếng Anh và được

ấn hành ở Việt nam vào giữa năm 2015.

III – Để tóm lược lại.

1 – Vì khuôn khổ của bài báo có giới hạn, người viết chỉ cố gắng trình bày sơ

lược ngắn gọn về ba thế hệ của nhà ái quốc Phan Châu Trinh mà thôi. Tác giả

không tìm hiểu đến thế hệ thứ tư, thứ năm trong gia tộc cụ Phan (tức là lớp

con, lớp cháu của thế hệ thứ ba là cháu ngọai của cụ). Mặc dầu qua đến thế

kỷ XXI hiện nay, thì lớp người này cũng đã trưởng thành và có người đã ở

vào lứa tuổi 50 – 60 và đã có thành tích sự nghiệp nào đó nữa rồi.

2 – Như đã ghi ở trên, trong gia tộc cụ Phan thì có người con rể là ông Hợi và

nhiều người cháu đều họat động theo cộng sản. Những người này về mặt

khách quan mà xét, thì rõ ràng là họ đã ra sức tiếp tay góp phần vun đắp cho

cái chế độ độc tài toàn trị hủ lậu hiện nay. Đúng là mấy hậu duệ đó đã không

tiếp nối cái lý tưởng Dân quyền nhân bản và Dân chủ khai phóng của cụ

Phan Châu Trinh. Đó là một điều thật đáng tiếc lắm lắm vậy.

Dầu sao, thì cái thực tế khách quan phũ phàng như thế đó đã là một chuyện

dĩ lỡ của lịch sử, đã vuột khỏi tầm tay của chính các đương sự đó rồi.

Bây giờ, thì chỉ còn lại hy vọng ở lớp người thuôc thế hệ thứ tư, thứ năm và

sau nữa – với tinh thần cởi mở tiến bộ và tấm lòng nhân ái đôn hậu – thì họ có

thể có những đóng góp tích cực tốt đẹp hơn cho đất nước và dân tộc Việt nam

chúng ta mà thôi.

3 – Về mặt tài liệu tham khảo, thì ngòai các tư liệu có sẵn trên Internet, còn

có hai cuốn sách đáng chú ý sau đây:

A – Jonathan Edwards – A Life

By George M. Marsden

Yale University Press ấn hành năm 2003

Sách dày trên 600 trang, bìa cứng.

B – Nguyễn Thị Bình – Hồi Ký

Gia Đình – Bạn Bè – Đất Nước

Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành năm 2012

Sách dày trên 400 trang, bìa giấy.

Costa Mesa California cuối năm Ất Mùi 2015

Đoàn Thanh Liêm

Trộm cắp từ sân bay đến thành phố

Trộm cắp từ sân bay đến thành phố

 Văn Quang

Có hai nguyên nhân “đáng sợ” nhất của thời đại kinh tế suy thoái và đạo đức băng hoại cùng bọn quan lại tham nhũng, đó là nạn mại dâm và trộm cướp hoành hành ở khắp nơi. Kỳ trước tôi đã tường thuật với bạn đọc về tệ nạn mại dâm ở TP Sài Gòn. Kỳ này tôi tường thuật về nạn trộm cắp ngay tại Sân bay Tân Sơn Nhất và giữa Thành phố Sài Gòn.

Đã hơn một lần tôi kể với bạn đọc về những điều trái tai gai mắt ở sân bay Tân Sơn Nhất, một sân bay lớn nhất nước và lưu ý du khách nào đến Sài Gòn cũng phải đề phòng tệ nạn này. Nhất là chuyện tham nhũng, chuyện vòi tiền của các “quan chức” làm việc trực tiếp với khách. Thế nhưng vở kịch nhơ bẩn đó vẫn cứ diễn ra hàng ngày, hàng giờ trước mắt  thiên hạ, rồi đến chuyện ăn cắp hành lý của khách đi máy bay.

Cho đến nay cũng chẳng thay đổi được gì. Cho nên sân bay này, năm nay vẫn được “vinh dự” xếp vào loại Tệ Nhất Châu Á.

Khi đến sân bay TSN phải cẩn thận giữ tài sản có giá trị

 Theo bảng xếp hạng năm 2015 của trang web The Guide to Sleeping in Airports, Tân Sơn Nhất được xếp hạng đứng thứ 4 trong danh sách sân bay tệ nhất châu Á. Năm 2014, sân bay này cũng bị liệt vào danh sách tệ nhất do trang web trên bình chọn. Tức là 2 năm liền đều tệ như nhau.

alt

       Sân bay Tân Sơn Nhất tuy đã được nâng cấp cuối năm 2014 song vẫn bị xếp hạng tệ nhất châu Á

Ngoài ra, hành khách còn phàn nàn tín hiệu wifi kém, phòng vệ sinh bẩn và hạn chế lựa chọn trong các nhà hàng.

Lời khuyên được trang web đưa ra là “Nếu ghé qua Tân Sơn Nhất, hành khách nên cẩn thận giữ tài sản có giá trị và cầm một số tiền nhỏ trên tay”.

Người VN nào chẳng xấu hổ khi đọc bản tin này được loan truyền khắp thế giới.

Thật ra đã nhiều lần từ ông Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải họp các quan chức đầu ngành tại sân bay để “dắn mặt” và điều chỉnh tình trạng này. Quan nào cũng nhận một tí khuyết điểm, xin cấp tốc chấn chỉnh ngay.

Lần này cũng vậy, khi nhận được bản tin đáng xấu hổ kia, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất Đặng Tuấn Tú thừa nhận một số đánh giá của website về chất lượng phục vụ ở sân bay này là đúng, chẳng hạn như chất lượng wifi, đặc biệt là ở ga quốc tế. Ông hứa: “Chúng tôi sẽ chọn nhà cung cấp khác và chắc chắn từ đây đến cuối năm vấn đề này sẽ được khắc phục”.

8 năm nữa mới khắc phục được

 Ngoài ra, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng thừa nhận một số dịch vụ tại sân bay còn chưa tốt như: dịch vụ taxi vẫn còn lộn xộn; bãi giữ xe máy nhiều lúc phải ngưng nhận; thái độ của nhân viên sân bay, nhân viên các hãng chưa đúng mực.

Ông Tú cũng cho biết thêm, từ đầu năm đến nay sân bay Tân Sơn Nhất đã đón hơn 21,7 triệu lượt hành khách. Dự tính đến cuối năm, số lượt khách đạt 26 triệu lượt, vượt quá quy hoạch của nhà ga. Với tốc độ tăng trưởng này, chỉ 2 năm nữa Tân Sơn Nhất sẽ đón trên 30 triệu lượt khách. Ông nói:

“Sẽ phải tiếp tục chịu đựng cảnh quá tải này ít nhất 8 năm nữa trước khi sân bay Long Thành đưa vào sử dụng. Với điều kiện như thế này, chúng tôi cố gắng duy trì chất lượng dịch vụ ở mức có thể đáp ứng nhu cầu. Ưu tiên hàng đầu là bảo đảm an ninh an toàn, dành những tiện ích cộng cộng theo tiêu chí cho phép”.

Về nạn tham nhũng, phiền hà hành khách để kiếm tiền cũng vậy. Mười năm trước đã đặt ra và các quan cũng hứa khắc phục. Nhưng mọi chuyện vẫn êm ru bà rù, bởi tệ nạn này có cả một đường dây từ dưới lên trên, ai “khắc phục” ai đây?! Lại cái bài ca muôn thuở ở đâu cũng gặp “chúng tôi sẽ cho điều tra và xử lý nghiêm, không dung túng cho tiêu cực”.

Vậy xin hỏi các quan ở sân bay Tân Sơn Nhất từ bao năm nay, các ông đã điều tra được những vụ tham nhũng và nhũng nhiễu khách hàng nào? Chẳng thấy các ông báo cáo cho nhân dân được biết.

Ngay trong thành phố tình trạng trộm cướp càng trầm trọng

 Cũng đã hơn một lần tôi tường thuật những vụ “Cướp Sài Gòn”. Nhưng cho đến nay tình trạng cướp giật trở nên tinh vi và liều lĩnh hơn. Thậm chí tiền của cất trong két sắt cũng bị kẻ trộm phá két lấy hết.

alt

                       Trộm phá toang két sắt để lấy tiền

Nhất là các vụ trộm cướp ngày nay lại có những đứa trẻ mới 12- 13 tuổi và có cả những ông bà già sáu bảy chục tuổi cũng dàn cảnh để ăn cướp. Tình hình quả thật đáng báo động đỏ khiến người dân khiếp sợ. Ở đâu cũng mất an ninh. Tính mạng và tài sản có thể mất bất cứ lúc nào.

Băng cướp 10-15 tuổi sẵn sàng đâm, chém du khách ở trung tâm Sài -Gòn

Nhóm cướp quy tụ gần chục người, có tuổi đời chỉ từ 10 đến 15 tuổi, gồm: H.H.L (14 tuổi), P.N.T (13 tuổi), N.H.T (12 tuổi), N.C.T, V.T.K, L.V.T.H (đều 15 tuổi)… Ngoài ra, còn có các tên “nhí” khác đã bỏ trốn và đang bị công an truy lùng.

alt

                  Băng cướp “nhí” Sài Gòn vừa bị bắt

Trong băng cướp nhí này, tỏ ra  “lì lợm” nhất đám là N.H.T. Nghi can này nói với phóng viên khi đang bị giữ ở trụ sở công an rằng “có sức chơi thì có sức chịu chứ sợ gì”!

 Nhóm cướp này bị Công an Q.1 (TP. Sài Gòn) bắt quả tang vào rạng sáng 27.10 khi vừa dùng dao tấn công một cặp tình nhân đang ngồi hóng mát ở khu vực bờ kè kênh Tàu Hủ trên đại lộ Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1 để cướp 1 ĐTDĐ và 2 triệu đồng. Công an Q.1 cho biết thêm:

Đây cũng là nhóm cướp đã chém trọng thương một du khách người Đức, anh Sepastian Gretz tại bờ kè kênh Tàu Hủ, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, cướp 600.000 đồng, 1 ĐTDĐ và 1 ống kính máy ảnh vào rạng 19.10. May mà CA điều tra ra, trả lại tiền tài vật dụng cho du khách.

Ra tay tàn bạo, không hề sợ hãi

 CA cho biết thêm chi tiết rợn người: Anh Sepastian Gretz bị nhóm cướp đâm chém gần chục nhát chưa kể phải chịu thêm nhiều cú đập chí mạng bằng gậy và gạch ở đầu.

Anh này sau đó được người dân và công an chuyển vào bệnh viện cấp cứu kịp thời, hiện đã xuất viện.

Kẻ ra tay tàn bạo nhất trong vụ này cũng chính là N.H.T. mới 12 tuổi khai nhận chính mình là kẻ trực tiếp dùng dao kề vào cổ của nam du khách, sau đó đâm nạn nhân gần chục nhát trước khi đồng bọn bồi thêm những khúc cây, cục gạch vào đầu cho đến khi anh Sepastian Gretz bất tỉnh mới buông tay.

Khi cả nhóm bị bắt vào buồng giam, chúng không hề sợ hãi. Buổi ngày 28.10 phóng viên báo Thanh Niên ghé trụ sở Công an P.Nguyễn Thái Bình – nơi đang giữ các nghi can trong băng cướp nhí. Anh kể: Tại đây, chúng tôi nhìn thấy có 6 thiếu niên, trong đó có 1 bé gái hơn 10 tuổi liên quan đến vụ việc cũng bị giữ để lấy lời khai.

Cả 6 em, đứa nằm dưới nền nhà, đứa ngồi tựa lưng vào tường trong căn phòng chừng 10 mét vuông đã được chốt chặt bởi một ổ khoá. Trông mặt mày các em hốc hác nhưng tất cả đều vui vẻ, cả băng vô tư cười nói huyên thuyên và chẳng màng để ý đến mọi thứ xung quanh hay có chút biểu hiện gì bày tỏ sự ăn năn, sợ sệt về tội lỗi mà chính mình gây ra cách đó vài giờ.

Cả 6 em cho biết tất cả đều đã nghỉ học, trong đó có hai em học đến lớp 5, một em học lớp 4, một em học lớp 3 và số còn lại chưa một lần được đến trường. Các em cho biết trước khi đi cướp, cả chúng lang bạt khắp nơi và làm đủ mọi việc để kiếm sống nhưng không có được nhiều tiền lại vất vả nên quy tụ bạn bè thành lập băng nhóm chuyển sang “nghề cướp”.

Vợ chồng già 70 tuổi dàn cảnh ăn vạ chàng trai đi xe SH

 Một bạn đọc kể lại câu chuyện hi hữu giữa thành phố: Những chiêu lừa ngoạn mục mà tôi gặp ở thành phố này không hiếm, nhưng có những điều nếu không chứng kiến, có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ tin là nó có thật.

Câu chuyện tôi kể ra đây có lẽ sẽ khiến các bạn lắc đầu ngao ngán vì không ngờ, bất kể tuổi tác nào người ta cũng đều có những thủ đoạn lừa đảo khác nhau.

Hôm ấy, khoảng 7h tối tôi mới đi làm về. Trên đoạn đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn siêu thị Lotte, Quận 7), trời hơi mưa lất phất, người cũng thưa thớt hơn, tôi đã chứng kiến một cảnh tượng khiến tôi thật sự cảm thấy xấu hổ thay cho họ – những con người đáng lẽ ra phải được người khác tôn trọng về phương diện tuổi tác.

Đi phía trước tôi là một anh chàng chạy chiếc xe SH khá sành điệu, bảnh trai. Không như những cậu thanh niên choai choai phóng nhanh, rú ga, nẹt pô âm ĩ, anh ta đi rất từ tốn và luôn đi sát vào trong lề đường.

Đi cách anh chàng kia không xa là một đôi vợ chồng già chạy chiếc xe honda Dream. Nhìn qua, tôi nghĩ họ khoảng tầm chưa tới 70 tuổi, họ đi rất nhanh và luôn cố vượt mặt tôi để leo đến gần vị trí chiếc xe SH kia.

 

Thủ đoạn ăn vạ bất ngờ

 Thế rồi, cứ thế cụ ông lao lên phía trên. Ông quay lại dặn cụ bà rằng: “Ôm cho chặt”. Vừa dứt lời, cụ ông tông vào đuôi chiếc SH kia, loạng choạng, họ ngã nhào xuống đất. Ngay lập tức, cụ bà la lối om sòm, cụ ông hét toáng lên: “Ối bà con ơi, tôi bị xe tông gần chết rồi”.

Chứng kiến cảnh ấy, tôi biết ngay là dàn cảnh anh vạ. Rõ ràng, cú va chạm kia, người đi xe SH không hề có lỗi, anh ta đi trước rất từ tốn, hai vợ chồng cụ ông kia cố tình đâm vào đuôi xe của anh ta.

Khi họ vừa ngã xuống, một người đàn ông đi chiếc Sirius vượt lên, dừng xe lại túm cổ áo anh chàng đi xe SH kia định đánh và bắt anh ta đền tiền vì gây tai nạn. Anh chàng kia không kịp nói gì đã bị anh ta chặn họng, cụ ông cụ bà kia thì cứ rên la như thể nặng lắm. Thấy vậy, anh chàng kia đành phải đưa cho cặp vợ chồng già kia một số tiền, tôi không biết bao nhiêu, tuy nhiên, tôi vừa lên tiếng định nói thì ngay lập tức đằng sau có kẻ đánh mạnh vào xe tôi và nói: “Đi đi, giang hồ đấy, lo chuyện bao đồng nó đánh cho”. Tên túm cổ anh SH kia chỉ vào mặt tôi và dằn mặt, đồng thời mấy kẻ khác cố đẩy tôi đi thật nhanh.

Thật không ngờ, một cặp vợ chồng đã vào cái tuổi gần 70 lại có thể nghĩ ra những kiểu ăn vạ, đòi tiền trắng trợn một cách đáng xấu hổ như vậy. Đúng là cuộc sống này thật khó lường, chuyện lừa đảo nào cũng có thể xảy ra và có lẽ ra đường bây giờ trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người chúng ta.

Những cảnh ăn cắp vặt

 Tôi chỉ tường thuật vài chuyện lớn, còn ăn cắp, ăn cướp vặt diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên tất cả các các đường phố, dù là phố đông người. Chẳng thiếu gì những cô gái đang phóng xe gắn máy bị bọn cướp bám theo xà vào cướp dây chuyền, cướp điện thoại, cướp bất cứ thứ gì đeo trên xe.

alt

Cảnh giật sách tay, cướp dây chuyền xảy ra thường xuyên giữa ban ngày

Ngay ở cổng bệnh viện giữa quận 5, một bà cũng bị 10 tên dàn cảnh cướp mất chiếc dây chuyền bạch kim, trị giá khoảng 5 triệu đồng.

alt

              Tại Hà Nội, cầu dẫn xe máy lên hè một cửa hàng thời trang trên phố Điện Biên Phủ được khóa vào nắp cống. Hầu hết các cửa hàng khác cũng phải khóa kỹ như vậy.  

alt

       Những chiếc biển báo của phường Phố Huế cũng phải khóa vào cột điện.

Còn ở ngay giữa TP Hà Nội, bạn hãy nhìn bất kỳ cái gì để trước cửa cũng phải khóa chặt, ngay cả tấm sắt nhỏ dùng làm lối dẫn xe máy lên hiên cũng phải khóa, tấm bảng hiệu của nhà nước cũng được khóa cẩn thận.

 Bạn đã thấy tình hình an ninh ở VN ngày nay như thế nào. – Hết thuốc chữa!

Văn Quang

‘Cướp’ cơm từ thiện ở Sài Gòn

‘Cướp’ cơm từ thiện ở Sài Gòn

Thanh Niên

Cảnh bát nháo trong buổi phát cơm từ thiện ở trước BV Ung bướu - Ảnh: Đức Tiến

Cảnh bát nháo trong buổi phát cơm từ thiện ở trước BV Ung bướu – Ảnh: Đức Tiến

Hằng ngày, các nhà hảo tâm tổ chức mang cơm đến trước Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để phát miễn phí. Tuy nhiên, số cơm này chưa đến được tay người nghèo thì đã bị một nhóm người bên ngoài “cướp” mất!

“Cướp” cơm để lấy mồi nhậu !

Phần lớn người bệnh điều trị ở Bệnh viện (BV) Ung bướu TP.HCM là người nghèo đến từ các tỉnh nên các nhà hảo tâm thường tập trung đem cơm đến đây phát miễn phí làm từ thiện. Tuy nhiên, điều đáng nói là số cơm từ thiện đó lại bị những người lành lặn, thành phần bất hảo bên ngoài “cướp” mất, không chỉ để ăn mà còn đem bán, đem cho heo ăn!

Sáng 30.10, chúng tôi có mặt trước cổng BV Ung bướu, ghi nhận cả trăm lượt cơm từ thiện được đem đến đây phát đã bị một nhóm khoảng 30 người “cướp”. Nhóm này có cả đàn ông, phụ nữ, thanh niên trai, gái lành lặn, khỏe mạnh. Khi xe chở cơm từ thiện vừa dừng lại trước BV thì hàng chục người ngồi trên vỉa hè bên ngoài BV chờ sẵn xộc tới giành lấy, dù những người này đã có cả bao tải cơm chất thành đống.

Sau khi lấy những hộp cơm, họ rút thức ăn, còn cơm thì vứt bỏ hàng chục hộp nằm vương vãi dọc bức tường BV. Cả nhóm dồn đồ ăn vào một hộp chứa lớn rồi làm mồi nhậu ngay trên vỉa hè trước BV, chờ đợt phát cơm từ thiện của những người hảo tâm khác. Trong khi đó, người nhà bệnh nhân từ trong BV chạy ra nhận cơm thì không còn hộp nào.

Hôm sau, vì là ngày cuối tuần nên có hàng chục lượt phát cơm từ thiện cả ngày, và “đội quân” chuyên “cướp” cơm xuất hiện gấp đôi so với ngày thường. Thậm chí, nhiều người còn mang theo cả xe máy để gom cơm từ thiện. Có khoảng 50 người đua nhau chạy đến giành giật, la ó khiến nhiều hộp cơm bị rách, văng tung tóe dưới mặt đường. Đang tranh giành, có người hét lớn “Là cơm mặn. Cơm mặn anh em ơi”, người này vừa dứt lời thì cả chục người khác chạy lại hai chiếc taxi chở cơm để vồ vập tranh giành cơm có thức ăn mặn. Họ bỏ lại sau lưng những hộp cơm chay ăn chưa hết. Sau buổi phát cơm, quanh khu vực BV Ung bướu như bãi rác, hộp cơm, bịch ni lông, đồ ăn vương vãi tứ tung; một số hộp cơm được treo lủng lẳng trên các song sắt ở tường BV gây nhếch nhác.

Trong lúc ghi nhận ở đây, chúng tôi thường xuyên thấy rất đông người nhà bệnh nhân đứng lặng lẽ thành một dãy dài tựa vào bờ tường BV vì không dám tranh giành cơm với đám người chuyên “cướp” từ bên ngoài BV.

Đa phần các xe chở cơm từ thiện đều đậu ở khu vực đối diện cổng BV nên người nhà các bệnh nhân phải băng qua đường để lấy cơm. Còn nhóm người bên ngoài chuyên “cướp” cơm thì chờ sẵn, khi xe chở cơm vừa tới là họ lao vào giành giật trước sự bất lực của các nhà hảo tâm.

Đem đi bán, cho heo ăn

Trong số những người giành giật cơm từ thiện trước BV Ung bướu, có người chuẩn bị sẵn cả bao bố để đựng. Trưa 1.11, mỗi khi có một nhóm đến phát cơm, một người phụ nữ xô đẩy giành lấy 3 – 4 hộp cơm/đợt. Cơm giành được bà chất lên chiếc xe đạp dựng tựa bức tường bên ngoài BV. Chúng tôi hỏi: “Lấy cơm nhiều như vậy thì ăn làm sao hết?”.

Người này nói tỉnh bơ: “Ăn không hết thì mang về cho heo. Ngày nào tui cũng ra đây lấy cơm về bán lại cho người quen nuôi heo, kiếm vài chục ngàn đồng. Đâu phải mình tui, một số người khác cũng ra đây giành giật cơm từ thiện rồi chất lên xe đạp, xe máy chở đi”!

“Thấy chưa, mới đứng chút xíu mà 60 – 70 hộp rồi đó. Không ít đâu”, một người đàn ông khoảng 40 tuổi chỉ vào hai bao chứa đầy cơm từ thiện mà anh ta vừa lấy.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Huỳnh – thành viên của Hội Từ thiện Tâm Đức (Q.4, TP.HCM) cho biết: “Nhiều nhóm từ thiện khi mang cơm tới trước BV Ung bướu chưa kịp phát cho người nghèo thì bị người ngoài BV giành giật hết. Có người còn lấy cơm từ thiện rồi đem vô BV bán lại cho người nhà bệnh nhân 10.000 đồng/hộp”.

No cơm từ thiện thì chích ma túy
Trong số nhóm người chuyên “cướp” cơm từ thiện trước BV Ung bướu có cả những con nghiện ma túy. Nhóm này sẵn sàng chửi bới các nhà hảo tâm nếu không đưa cơm cho chúng. Lúc 12 giờ ngày 31.10, khi cả nhóm chuyên “cướp” cơm đang ngồi nhậu thì một thanh niên khuôn mặt lờ đờ đứng dậy chạy tới gần xe máy của hai cô gái đang chuẩn bị phát cơm. Hai cô gái nói: “Anh có thẻ bệnh nhân thì em mới phát cơm”. Thanh niên này liền trừng trợn, quát: “Đ.M. Đi phát cơm từ thiện mà cũng đòi thẻ bệnh nhân. Tụi mày mang cơm về nhà mà ăn luôn đi, ăn cho hết đi!”, khiến hai cô gái tái xanh mặt mũi. Ngay sau đó nhóm người của anh ta hùa theo chửi bới om sòm, rồi cười ha hả, tỏ vẻ đắc ý.
'Cướp' cơm từ thiện ở Sài Gòn - ảnh 1

Ảnh: Đức Tiến

Ngày 8.11, chúng tôi tiếp tục đến trước BV Ung bướu ghi nhận và phát hiện, những người trong nhóm “cướp” cơm ngang nhiên chích ma túy giữa chốn đông người (ảnh). Lúc 11 giờ 30 cùng ngày, sau khi đã no nê với cơm từ thiện, 2 nam thanh niên lên cầu thang bộ bắc qua đường trước BV để chích ma túy trước nhiều người qua lại. Thỏa cơn ghiền, hai người này tiếp tục ngồi đợi trước cổng BV để chờ đợt phát cơm tiếp theo.

Đức Tiến

Nụ hôn của Đức Giáo Hoàng đã giúp teo u não bé gái 1 tuổi

Nụ hôn của Đức Giáo Hoàng đã giúp teo u não bé gái 1 tuổi

Bé gái Gianna ở Pennsylvania (Mỹ) có một khối u não ở vị trí không thể phẫu thuật được. Sau khi Giáo Hoàng Phanxico hôn lên đầu bé, kì diệu thay khối u đã teo nhỏ đi trông thấy.

 

Bấm xem Video Thánh Ca

Giáo Hoàng Francis hôn lên đầu bé gái Gianna 1 tuổi hồi tháng 9 vừa qua, trong chuyến thăm của ông tới vùng Philadelphia. Chị Kristen Masciantonio, mẹ bé trả lời trên truyền hình địa phương: “Con bé đang khỏe lên và khá hơn trước. Nó đã biết hôn gió và chỉ trỏ vào các đồ vật”.

Joey và Kristen Masciantonio nói rằng nụ hôn của Giáo hoàng thực sự là “một phép màu”. So sánh phim chụp khối u giữa tháng 8 và tháng 11 cho thấy một sự chuyển biến rõ rệt. Nhà Masciantonio coi đây là một “sự can thiệp thần thánh”.

 Kết quả giữa tháng 8 và tháng 11 phim chụp não cho thấy kết quả khác biệt hoàn toàn.

Anh Joey Masciantonio trả lời trên truyền hình: “Năm ngoái thực sự là ác mộng của con bé. Tôi tin rằng phép màu này là do Chúa ban phước. Tôi chắc chắn Giáo hoàng là một sứ giả của Chúa trời”.

Theo Quang Minh – Daily Mail (danviet.vn)

httpv://www.youtube.com/watch?v=RiXWkF02sh8

Kinh Hòa Bình – Lm.JB.Nguyễn Sang

Chống lại công an cưỡng chế đất thiếu niên 15 tuổi bị 4 năm rưỡi tù

Chống lại công an cưỡng chế đất thiếu niên 15 tuổi bị 4 năm rưỡi tù

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

RFA

Sáng nay, 24/11/2015 em Mai Trung Tuấn – 15 tuổi bị tòa tuyên án 4 năm 6 tháng tù giam. Ngoài ra còn bồi thường 42 triệu 600 ngàn đồng

Sáng nay, 24/11/2015 em Mai Trung Tuấn – 15 tuổi bị tòa tuyên án 4 năm 6 tháng tù giam. Ngoài ra còn bồi thường 42 triệu 600 ngàn đồng

Photo: RFA

Thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, hôm nay 22/11 bị đưa ra tòa ở Thạnh Hóa, Long An xét xử về tội danh ‘cố ý gây thương tích’ theo khoản 3 điều 104 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Kết thúc phiên xử vào đầu giờ chiều cùng ngày, tòa tuyên  Nguyễn Mai Trung Tuấn 4 năm 6 tháng tù giam. Ngoài ra còn bồi thường 42 triệu 600 ngàn đồng.

Ngay sau khi bản án được tuyên, Nguyễn Mai Thảo Vy, em gái của Nguyễn Mai Trung Tuấn có ý kiến về bản án:

“ Cháu thấy bản án bất công đối với anh cháu, tại vì hành vi của anh cháu là hành vi bảo vệ gia đình, tự vệ. Khi cưỡng chế có hai chiếc xe tải chở từ 100 đến 200 cảnh sát cơ động đến ập vào nhà. Họ uy hiếp, đánh đập gia đình rất dã man. Anh Hai thấy họ bắt mẹ và đập đầu xuống đường nên anh Hai, với tư cách người con phải cứu mẹ. Hành động mà anh Hai tạt acid ông công an là để cứu mẹ thôi.”

Cả cha mẹ của em Nguyễn Mai Trung Tuấn là hai ông bà Nguyễn Trung Can và Mai thị Kim Hương hiện đang phải thụ án tù. Họ bị buộc tội ‘chống người thi hành công vụ’ khi phản ứng lại đoàn cưỡng chế tấn công vào nhà của hai ông bả hồi ngày 14 tháng 4 năm nay.

Nguyễn Mai Trung Tuấn bị bắt ngày 6 tháng 8 theo lệnh truy nã của cơ quan chức năng khi đang chữa trị bệnh suy nhược thần kinh tại nhà một người quen ở Ninh Thuận.

Trong ngày xử thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn tại tòa án huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, một số nhà hoạt động đến dự phiên xử. Họ không được vào bên trong phòng xử án và theo dõi qua loa phóng thanh.

Sau phiên xử, chị Nguyễn Hoàng Vi, một nhà hoạt động từ Sài Gòn đến Long An dự phiên xử cho biết một số diễn tiến ngoài phiên tòa và ý kiến về bản án đối với thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn như sau:

“ Nói chung mọi người tỏ thái độ không đồng ý với phiên tòa- một phiên tòa oan sai, bất công đối với một em bé 15 tuổi, có lúc mọi người viết giấy giơ biểu ngữ lên thì bị các anh công an và dân phòng nhào đến giật xé. Hành động giựt của họ như của cướp vậy; cứ thấy đưa giấy lên là chụp giựt.

Mọi người rất bất mãn với kết quả phiên tòa hôm nay. Hoàn toàn tất cả những điều mà em Tuấn và luật sư đưa ra mà có lợi đều bị thẩm phán tòa bỏ qua, gạt ngang hết. Ví dụ như khi luật sư trích dẫn công ước quốc tế thì thẩm phán nói công ước đó không phù hợp luật pháp Việt Nam. Còn những lời kể của em Tuấn về sự việc, khi em kể đúng sự thật thì họ lái qua những câu hỏi ‘gài’ để có thể ghép em vào tội.”

Xin được nhắc lại Nguyễn Mai Trung Tuấn sinh ngày 31/3/2000.  Khi gia đình bị cưỡng chế em đang học lớp 9; sau khi cha mẹ bị bắt em phải nghỉ học.

Gia đình Nguyễn Mai Trung Tuấn phản đối việc cưỡng chế đất vì việc bồi thường quá bất công. Theo đó thì đất bị thu hồi chỉ được bồi thường 300 ngàn đồng một mét vuông, trong khi đất tại khu liền kề được bán với giá 25 triệu đồng một mét vuông.

Phiên sơ thẩm diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng 9 vừa qua đưa 12 người thuộc hai hộ dân chống đoàn cưỡng chế ra xét xử. Tất cả bị tuyên tổng cộng 27 năm tù giam, và 6 năm, 6 tháng tù treo. Bà Mai thị Kim Hương, mẹ của Nguyễn Mai Trung Tuấn, bị tuyên 3 năm 6 tháng tù giam, và người cha Nguyễn Trung Can là 3 năm tù giam.

Tin cho biết vào ngày mai 25 tháng 11 sẽ diễn ra phiên phúc thẩm đối với hai vợ chồng Mai thị Kim Hương- Nguyễn Trung Can

Cô Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức đã được trả tự do sau khi bị đánh dã man

Cô Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức đã được trả tự do sau khi bị đánh dã man

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-11-23

Công an đã đánh cô Minh Hạnh và anh Minh Đức dã man, cô Hạnh bị tổn thương vùng đầu và khắp người đến mức không đi nổi, anh em phải dìu ra xe

Ảnh: Huỳnh Ngọc Chênh

Hai nhà hoạt động vì quyền lợi công nhân Việt Nam- cô Đỗ thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức, hôm qua 22 tháng 11 bị công an bắt, hành hung và đưa về giam giữ tại đồn Công an phường Long Bình, Đồng Nai.

Sau khi ra khỏi đồn công an và qua một đêm tại Bệnh viện Hoàn Mỹ ở Sài Gòn, ông Trương Minh Đức cho Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do biết một số thông tin liên quan việc hai người đến Đồng Nai giúp cho công nhân rồi bị công an truy bắt.

Trước hết là việc ông bị áp giải về công an phường Long Bình

Ông Trương Minh Đức: Họa áp giải tôi bằng cách dùng bạo lực xô đẩy, không cho tôi lấy những vật dụng cá nhân, cả xe Honda của tôi cũng phải để ở đó. Họ đưa tôi đi người không. Đến chiều tối họ mới đưa giỏ đồ của tôi và của cô Đỗ Thị Minh Hạnh ra. Họ yêu cầu tôi ký vào để niêm phong, lập biên bản và trong vài ngày tới họ sẽ khai thác máy tính. Tôi không đồng ý và nói rằng làm như thế là sai qui trình của luật pháp. Nếu muốn niên phong và khai thác tài sản cá nhân thì trước hết tôi phải là một nghi can; chứ không thể khai thác thông tin trong máy cá nhân của tôi. Nếu chúng tôi phạm pháp cũng phải có qui trình. Việc áp giải người và đồ phải đi chung nhau và người ta phải thấy đồ của mình. Trong khi đó tôi bị đưa đi một nơi, đồ đi một ngả cách mười mấy tiếng đồng hồ- từ 12 giờ trưa đến 24 giờ tối mới bắt tôi ký để niêm phong. Không biết trong khoảng thời gian mười mấy tiếng đồng hồ đó, các anh đã làm gì trong máy của tôi. Các anh có thể cài đặt những nội dung bất lợi cho tôi trong máy, nên tôi không đồng ý.

Khoảng hơn 8 giờ có một số anh em thuộc các tổ chức xã hội dân sự, cũng như thuộc Hội Anh em Dân chủ, và những anh em bên truyền thông có đến khoảng mười mấy người vào đồn để hỏi người. Lúc đầu họ trả lời một cách lúng túng; sau đó họ dùng một lực lượng côn đồ rất lớn giăng hàng ngang cản những anh em này, đẩy lui ra cổng. Họ cũng có thái độ muốn giật điện thoại của những người đi đón chúng tôi về.

Đến 1 giờ 45 phút họ mới thả tôi và Đỗ thị Minh Hạnh ra khỏi đồn.

Gia Minh: Tiếp theo cả hai được đưa đi đến đâu?

Ông Trương Minh Đức: Sau đó tất cả chúng tôi đi bằng 2 xe taxi và một số Honda về Sài Gòn. Trên đường về thì sức khỏe của Đỗ thị Minh Hạnh rất yếu và đã được đưa cấp cứu ngay tại Bệnh viện Hoàn Mỹ trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh. Tôi cũng bị cao huyết áp và nằm tại bệnh viện một đêm. Sáng nay tôi trở về nhà để lo một số công việc cần thiết.

Gia Minh: Tất cả những tài liệu bị tịch thu là tài liệu gì và mức độ quan trọng ra sao?

Ông Trương Minh Đức: Họ tịch thu máy móc của chúng tôi kèm theo những tờ rơi của Lao Động Việt quảng bá về TPP, về quyền lợi của người công nhân. Chúng tôi cũng có một lá thư gửi cho 4 khách hàng của Yupoong yêu cầu xem xét lại việc sa thải công nhân một cách trái pháp luật Việt Nam; mong những khách hàng này có khuyến cáo đối với Yupoong.

Họ cho rằng những tài liệu đó là tài liệu không có thực. Tôi nói những tài liệu đó được chúng tôi in ra. Chúng tôi đã hỏi khách hành của Yupoong. Chứng cứ do công nhân cung cấp. Sự việc mà chúng tôi điều tra là công ty Yupoong không thu hẹp sản xuất như Luật Lao động qui định để công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trái lại công ty Yupoong còn mở rộng sản xuất lớn hơn nhiều lần. Như vậy công ty Yupoong đơn phương chấm dứt hợp đồng là vi phạm luật pháp Việt Nam và gây thiệt hại cho công nhân.

Gia Minh: Qua làm việc với công nhân công ty Yupoong trong thời gian qua, ông nhận thấy tâm tư tình cảm của họ ra sao và đến nay sự hiểu biết về quyền lợi sau khi có tuyên bố của Việt Nam về công đoàn độc lập theo TPP ra sao?

Ông Trương Minh Đức: Trong thời gian qua với sự bức xúc của 2000 công nhân công ty Yupoong, họ rất tin tưởng ở Lao Động Việt có thể lên tiếng cho những công nhân mất việc tại công ty.

Vì lẽ đó mà có thể công an Đồng Nai dùng bạo lực đàn áp để trấn áp tinh thần của công nhân. Theo tôi nghĩ đây là hành động không đúng.

Công nhân tiếp xúc được với Lao Động Việt thì họ mong mỏi Lao Động Việt giúp họ trong thời gia sắp tới cũng như việc thành lập công đoàn độc lập. Theo tôi nghĩ từ chỗ đó công an Đồng Nai sợ sệt vấn đề này.

Tôi thấy vụ cháy công ty Yupoong có những bất hợp lý mà các cơ quan chức năng cần phải xem xét lại về thời điểm cũng nhưng phát biểu của công nhân trong những video clip mà Lao Động Việt cung cấp trên truyền thôn.

Gia Minh: Qua sự việc hôm ngày chủ nhật 22 tháng 11, ông thấy sắp đến việc đi hỗ trợ cho công nhân hẳn nhiên có nhiều trở ngại, vậy cần có những gì để vượt qua trở ngại để giúp công nhân đạt được những điều theo TPP mà Việt Nam đã ký kết với 11 nước khác?

Ông Trương Minh Đức: Hành xử của công an Đồng Nai trong ngày 22 tháng 11 là hành động đối với những thành viên của Lao Động Việt đang giúp đỡ công nhân Việt Nam thành lập công đoàn độc lập. Tôi nghĩ trong tiến trình sắp tới chúng tôi còn gặp nhiều gian nan; mặc dù ông Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 18 tháng 11 vừa qua nói trước quốc hội rằng Việt Nam trong tiến trình hội nhập TPP phải có công đoàn độc lập ngoài công đoàn nhà nước để bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

Công an Đồng Nai hành xử như vừa qua là đã phủ nhận lời nói của ông Nguyễn Tấn Dũng trước quốc hội. Lãnh đạo Đồng Nai nghĩ gì? Ông Nguyễn tấn Dũng nghĩ gì khi mà lãnh đạo Đồng Nai phản bác lại những gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng mong muốn.

Tôi mong những tổ chức lao động trên toàn thế giới và trong 11 nước ký kết TPP với VN có những biện pháp chế tài đối với hoạt động đi ngược lại với TPP đã được ký kết.

Gia Minh: Cám ơn ông Trương Minh Đức.

Trên ngàn người tiễn đưa nhạc sĩ Anh Bằng đi xa

Trên ngàn người tiễn đưa nhạc sĩ Anh Bằng đi xa
Đức Tuấn/Người Việt

HUNGTINGTON BEACH (NV) – Từng chiếc hoa hồng được đặt xuống nắp quan tài nhạc sĩ Anh Bằng, như lời chia tay, cũng là lời chúc lên đường bình an.

Quan cảnh trước lúc hạ huyệt. (Hình: Đức Tuấn/Người Việt)

Trên một ngàn người đã đến tham dự tang lễ, tiễn đưa nhạc sĩ Anh Bằng đến nơi an nghỉ cuối cùng vào chiều 21 tháng 11 tại nghĩa trang Good Shepherd, thành phố Huntington Beach, California.

Lễ động quan bắt đầu khoảng trưa tại nhà quàn thuộc nghĩa trang Peek Family, sau đó di quan đến nhà thờ Santa Barbara, thành phố Santa Ana.

Ngày Thứ Bảy nhưng có rất đông quan khách, bao gồm khán giả yêu thích các chương trình của trung tâm Asia, những người hâm mộ dòng nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng, và rất nhiều khuôn mặt ca nghệ sĩ, nhạc sĩ, các trung tâm ca nhạc lớn tại hải ngoại… từ khắp nơi hội tụ về đây, để nhìn mặt ông lần cuối.

Trong số này, có thể kể đến đại diện trung tâm Thúy Nga, ca sĩ Khánh Ly, ca sĩ Lê Uyên, ca sĩ Thanh Tuyền, ca sĩ Trúc Mai, chị Thái Xuân (trung tâm Diễm Xưa), ca sĩ Mai Thanh Sơn, ca sĩ Hoàng Anh Thư, ca sĩ Nguyên Khang, ca sĩ Ngọc Huyền, ca sĩ Mỹ Huyền, ca sĩ Lan Ngọc, nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh, nhạc sĩ Nam Lộc, nhạc sĩ Trúc Hồ, MC Diệu Quyên, bà Thúy Uyển (Kịch đoàn Dân Nam Thúy Uyển), ca sĩ Quang Thành, ca sĩ Lâm Nhật Tiến…

Nhạc sĩ Lam Phương và ca sĩ Phương Hồng Quế tại nghĩa trang Good Shepher
đưa tiễn nhạc sĩ Anh Bằng lần cuối. (Hình: Đức Tuấn/Người Việt)

Về phía các linh mục tham dự, có khoảng 14 linh mục tại quận Cam cũng như các nhà thờ ở những tiểu bang xa, hoặc những quốc gia như Canada, Việt Nam, và Âu Châu…

Đức giám mục Dominico Mai Thanh Lương là chủ tế Thánh Lễ an táng nhạc sĩ Anh Bằng.

Bên cạnh đó còn có ca đoàn giáo xứ Santa Barbara tham dự.

Chương trình thánh lễ gồm phần cầu nguyện cho nhạc sĩ Anh Bằng, và ôn lại tiểu sử cùng những hoạt động nghệ thuật rất xúc động, tinh tế, do linh mục Joseph Nguyễn Thái rao giảng.

Chương trình Thánh Lễ an táng tại nhà thờ Santa Barbara chấm dứt khoảng 2 giờ 30, sau đó di quan đến nghĩa trang Good Shepherd.

Nhạc sĩ Anh Bằng tên thật Trần An Bường, sinh ngày 5 Tháng Năm, tại Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ông từng là chủng sinh tiểu chủng viện Ba Làng, trước những năm đất nước chia đôi.

Ông từng bị kết án tử hình, bị giam giữ tại trại tù số 5, Lý Bá Sơ, Thanh Hóa, sau khi người anh ruột là chỉ huy trưởng tự vệ, Đại Uy Trần An Lạc, bị Việt Minh hạ sát ở Phát Diệm.

Nhạc sĩ Anh Bằng ra đi để lại gia tài âm nhạc đồ sộ với trên 650 ca khúc, trong đó có trên 200 ca khúc đã được trình làng và có rất nhiều nhạc phẩm tình ca được nhiều người yêu chuộng, như Anh Còn Nợ Em, Anh Còn Yêu Em, Mai Em Đi, Đêm Nguyện Cầu, Nỗi Lòng Người Đi…

Ca sĩ Khánh Ly, ca sĩ Thiên Trang, ca sĩ Thanh Thúy và một thân hữu, tại
tang lễ nhạc sĩ Anh Bằng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Trả lời nhật báo Người Việt về cảm nhận khi tham dự Thánh Lễ an táng nhạc sĩ Anh Bằng, ca sĩ Khánh Ly nói: “Có những mất mát trong cuộc đời mà tôi nghĩ không có gì có thể bù đắp được, như ngày hôm nay sự ra đi của nhạc sĩ Anh Bằng là một sự kiện rất lớn, đối với chúng tôi, tất cả những anh chị em ca nghệ sĩ sống với nhau như một gia đình, và chúng tôi hướng về nhạc sĩ Anh Bằng như cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, hay như người cha chung. Ông là tấm gương trong sáng soi chiếu trong cuộc sống này, và chúng tôi soi vào đó để đi tới những điều thánh thiện, đối xử tử tế…”

Cũng buổi trưa hôm nay, trong Thánh Lễ an táng, ca sĩ Nguyên Khang, ca sĩ Mai Thanh Sơn, ca sĩ Lâm Nhật Tiến cùng nhạc sĩ Trúc Hồ trình bày các ca khúc Nỗi Lòng Người Đi, Đêm Nguyện Cầu, Mai Tôi Đi, thật xúc động.

Ca sĩ Nguyên Khang cho biết: “Có thể nói đây là giờ phút chót để đưa tiễn người thầy, người cha đến nơi an nghĩ cuối cùng. Thật sự đó cũng không phải là điểm cuối cùng của ông, mà tôi vẫn nghĩ ông đang đi đến một nơi chốn nào đó thật tốt đẹp, nơi đó không còn những đau đớn về thể xác như ông đã từng chịu đựng trong suốt tám năm qua với căn bệnh hiểm nghèo. Mọi người trong trung tâm đều rất buồn, tuy nhiên với gia tài ông để lại trên sáu trăm mấy chục bài, trong đó có trên 40 bài chưa được phổ biến, và hi vọng là ca sĩ chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để trình bày những sáng tác mới ấy. Mong ông được mau sớm về chốn thiên đàng, về với Chúa.”

Ca sĩ Thanh Tuyền tâm tình: “Đối với chú Anh bằng, tôi rất được chú yêu mến, lúc còn khỏe mạnh, có lần chú nói chừng nào chú ra đi, Thanh Tuyền phải có mặt để tiễn chú nhé, và hôm nay để thực hiện ước nguyện đó của chú, tôi bay sang đây để đến viếng chú lần cuối, cũng như tham dự lễ an táng.”

Khán giả Phạm Trọng Hiệp, cư dân Fountain Valley, cũng là bạn thân của anh Trần An Thanh, con trai nhạc sĩ Anh Bằng, cho biết: “Tôi rất xúc động trước sự chung thủy, tình cảm của đồng hương, khán giả tại hải ngoại dành cho bác Anh Bằng. Đó là sự trân quý, nói lên được sự đôn hậu, tính tình hiền hòa, và tài hoa của người nhạc sĩ, lúc nào cũng được mọi người kính nể, hâm mộ.”

Quan tài di chuyển đến địa điểm làm lễ an táng tại nghĩa trang Good
Shepherd. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Tương tự tại nhà thờ Santa Barbara, tại nghĩa trang Good Shepherd, rất đông người chờ đợi từ lúc xe tang chưa đến, đến khi buổi lễ hạ huyệt được hoàn tất và mọi người xếp hàng dài để lần lượt đi vào đặt những cánh hoa hồng lên nắp quan tài, thay cho lời chia tay cuối cùng giữa người ở lại và người ra đi.

Hình ảnh gây nhiều xúc động nhất là nhạc sĩ Lam Phương, sức khỏe kém, ngồi xe lăn, hai lần được người em rể đẩy xe đến thăm viếng người bạn vong niên, cũng là đồng nghiệp.

Nói với chúng tôi, nhạc sĩ Lam Phương cho hay: “Đây là mất mát rất lớn cho nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại, tuy biết rằng ngày này ai cũng sẽ có một lần, thế nhưng mình vẫn ngậm ngùi, thương cảm… Rồi cũng sẽ đến ngày của mình thôi.”

Ngồi nhớ ân cần

                                  Ngồi nhớ ân cần
Buổi sáng nọ, nơi góc đổ rác chung của cả khu nhà tự dưng xuất hiện một đôi giày cũ còn khá tốt. Giày được đặt trong một cái hộp với tờ giấy ghi chú, nét chữ nắn nót “đồ còn tốt, ai cần xin cứ tự nhiên”.
Ở mấy nước tư bản giãy chết, việc đem bỏ đi đồ dùng còn xài tốt không lạ, nhưng cách nhường lại cho người khác sử dụng với tất cả sự ân cần là một cung cách đáng ngưỡng mộ.

Đôi giày cũ khi đặt vào hộp, gửi tặng mơ hồ vào cõi nhân gian, được chủ nhân ân cần đi đánh xi lại, mới và đẹp, ai nhìn cũng thú vị. Vậy mà mấy ngày sau mới có anh Mễ làm nghề đổ rác đến lấy, rồi để lại chữ “cám ơn”. Đôi giày nằm liên tục mấy ngày, vì những người trong khu nhà không ai muốn giành lấy phần của người có thể khó khăn hơn mình.
Thỉnh thoảng thấy trong đời có sự ân cần làm lay động, lại chợt nhớ Sài Gòn với tất cả không gian từng rất ân cần của nó, một không gian mà giờ đây nhắc lại như một thứ của quý đang mất dần, phai dần, dư niệm của nhiều thế hệ.
Sài Gòn ân cần trong trí nhớ đơn giản lạ. Đôi khi chỉ là chuyện người qua đường trú mưa được chủ nhà mời vào ngồi vì sợ kẻ lạ bị ướt. Đôi khi vì một thùng trà đá để trước cửa để giúp bá tánh lỡ đường giải khát trưa hè. Có đi đến tận những thành phố, hỏi đường đi bị tính tiền, mới biết Sài Gòn đã từng ân cần thế nào. Sài Gòn ân cần và vô tư đến mức từng thấy người say nắng ngất xỉu bên đường, không ai biết ai cứ xúm vô cạo gió, lấy thuốc cho uống để giúp khách qua đường có sức đi tiếp.
Mới hôm rồi, may mắn đọc được một câu chuyện của người Sài Gòn mà lòng mát dịu. Lại thấy thương người đất miền Nam không quen nói trôi chữ, chỉ có tấm lòng. Một anh trên facebook kể rằng anh đi làm thêm kiếm tiền đi học, chạy bàn rửa chén cho một đôi vợ chồng ở Sài Gòn.

Một hôm lỡ tay làm bể hết nguyên chồng tô dĩa, anh lính quýnh không biết làm sao thì bất chợt bà chủ chạy vô nhìn thấy. Bà sững người, chưa kịp la, đã dặn “nếu chồng cô có xuống thấy thì nói tại cô làm bể, chứ không ổng chửi chết”. Vừa quay lưng thì ông chủ chạy từ trên lầu xuống, nhìn đống tô dĩa nát bấy mà thất thần, rồi dặn “nếu vợ chú vô hỏi, thì nói chú làm bể nghe, chứ không bả chửi chết”.

Người làm công đó mang kỷ niệm ngọt ngào và xúc động đó kể lại trên nhật ký của mình, làm không biết bao người đọc rưng rưng, trìu mến.
Sự ân cần là cách mà con người thấu hiểu đời sống, đối đãi bằng lòng chân thành của mình. Bước đi vài dặm trong một đất nước, có thể thấy sự ân cần cho con người đang ở mức nào. Việt Nam hôm nay có những thành phố lớn hơn, con người cao sang hơn, đại lộ đi bộ to rộng hơn… nhưng sự xua đuổi người nghèo khó cũng quyết liệt hơn. Sự ân cần như chỉ còn trú ngụ loanh quanh với giai cấp dưới, ở những thị dân ít học được thói cao sang. Nhiều cao ốc được dựng lên, nhưng không mấy cái có lối đi của người khuyết tật. Nhà vệ sinh công cộng phải xây đắt tiền như tượng đài, nhưng hầu như không có cái nào dành cho phụ nữ có thai hay cho người già yếu. Trong sự rực rỡ của đất nước này hôm nay, đã nhàn nhạt ân cần của người với người. Sự chói lọi chỉ số phát triển vẫn kèm theo khoảng tối đen mù lòa sau lưng nó.
Thường dân hay bọn con buôn lạnh nhạt ân cần trong đời thì đã đành, đến phận Tỳ kheo cũng la liếm vuốt ve thế tục, mất cả ân cần với thế nhân thì chúng sinh chỉ còn biết thở dài. Nghe lời ông Thích Thanh Quyết, đại biểu quốc hội, ngợi ca các mức oan khiên trong xã hội là “hợp lý” đã lắm chối tai, lại còn nghe ông nhấn mạnh sao không ca ngợi các cơ quan điều tra tố tụng đã kiểm soát giỏi mức oan sai “hợp lý” này.
Uống một ly nước, Đức Phật còn dạy rằng đừng quên có đến 84.000 sinh linh trong ly nước đó đã phải hy sinh cho người đời thụ hưởng. Và dù những sinh linh đó nhỏ bé vô hình đến mức nào, lời Phật dạy cũng chưa bao giờ cho rằng “hợp lý”. Lẽ nào mũ ni của ông Quyết đã kéo quá sâu vào thế tục, che kín tai để không còn nghe được tiếng khóc ngất của cha mẹ già và của tử tù Hồ Duy Hải (1985), hay lời trăn trối của cả gia đình tù nhân Nguyễn Văn Tràng (1988) xin được tự thiêu để tòa án phải công tâm xét lại, minh oan. Sự ân cần với từng chúng sinh là tâm đức không thể thiếu với đệ tử của Phật, bằng không chỉ đáng gọi là kẻ giả danh, mua bán niềm tin.
Sự ân cần hôm nay cũng có thể được nhìn thấy, nhưng là thứ chiêng trống mua vui lạ lẫm. Tỉnh Vĩnh Phúc hôm nay “ân cần” bỏ ra 300 tỉ đồng để xây một khu Văn miếu thờ và tôn vinh Khổng Tử bằng tiền thuế của nhân dân – như tiền nhà của lũ quan lại.

Khổng tử chỉ có thể mang trái tim kẻ ác mới đành lòng bệ vệ xưng danh nơi mà cả vùng có đến gần 12.000 gia đình nghèo khốn khó. Thậm chí chỉ có 24% trong số 14.000 gia đình thuộc loại chính sách của chế độ là có được nước sạch để dùng. Cả tỉnh cũng có gần 20.000 gia đình không có nhà vệ sinh tiêu chuẩn và nước sạch để sinh hoạt.

Vậy mà sự ân cần thì được dâng cho tượng gỗ và bộ mặt trơ cứng của chính quyền. Còn nhân dân thì chỉ được quyền xao xác lặng im nghe diễn văn.

Chợt nhớ Sài Gòn ghê. Nhớ Sài Gòn qua tiếng rao bán xôi giản dị của bà cụ đội khăn đi bộ từ quận 8 tới tận quận 5, với những gói xôi bán chỉ 5000 đồng, mắt lạc thần khi thấy bóng dân phòng. Nhớ ánh mắt bà hấp háy cười, hỏi có muốn cho thêm đường không, có vừa miệng không. Trái tim ân cần đó, đáng để xây cả miếu đền để thương nhớ và tôn vinh những con người cần lao đất Việt, mà chẳng cần phải tìm kiếm, cống nạp xa xôi.

(Không ghi tên tác giả)

Sau GPS (định vị toàn cầu),nay đến WiFi Internet cho toàn thế giới

Sau GPS (định vị toàn cầu),nay đến WiFi Internet cho toàn thế giới 

Facebook hoàn tất máy bay phát sóng mạng toàn cầu.

Hôm 31/7, CEO của Facebook là ông Mark Zuckerberg đã công bố việc công ty hoàn thành chiếc máy bay với đầy đủ các khả năng truyền tải dữ liệu mang tên Aquila trong dự án phát  sóng Wi-fi toàn cầu.
Facebook, Mark Zuckerberg, Aquila, Internet toàn cầu
Trước đó, Facebook từng nói về Aquila là một máy bay không người lái chạy bằng năng lượng Mặt trời dùng tia laser để truyền dữ liệu xuống mặt đất.

Theo Zuckerberg, Aquila có cánh như một máy bay Boeing 737 (khoảng 42 mét) nhưng nó còn nhẹ hơn 1 chiếc ô tô và có thể bay trong không gian nhiều tháng.

Đây là một nỗ lực của Facebook cho dự án Internet.org với mục tiêu mang lại Internet cho mọi người tại những vùng sâu xa với mức giá thấp hoặc miễn phí.

Theo Zuckerberg, đó là khoảng 10% dân số thế giới sống ở các khu vực chưa có hạ tầng Internet. Cách mà Facebook thực hiện là sử dụng kỹ thuật mới để mọi người có thể kết nối Internet với chi phí thấp.

Ngoài việc thiết kế thành công chiếc máy bay năng lượng Mặt trời đủ nhẹ, Facebook cũng đi tiên phong trong một số kỹ thuật truyền dữ liệu bằng  laser. Theo Zuckerberg, Facebook đã thử nghiệm thành công việc truyền dữ liệu bằng laser 10 gigabits mỗi giây (gbps). Tốc độ này được cho là nhanh hơn bất kỳ các hệ thống truyền dữ liệu bằng laser đã có từ trước đó đến 10 lần và độ chính xác của nó là có thể kết nối với một điểm có kích thước của một đồng xu từ khoảng cách 10 dặm.

Truyền dữ liệu bằng laser không phải là một kỹ thuật  mới. NASA đã dùng kỹ thuật  này để gửi dữ liệu từ Trái đất lên Mặt trăng vào năm 2013 với tốc độ đến 622 Mbps ở khoảng cách 384.630 km. Tốc độ truyền tải của Facebook như Zuckerberg công bố là rất khích lệ.